1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT ĐA DẠNG LOÀI CÁ NƯỚC NGỌT THEO KIỂU SỬ DỤNG ĐẤT

90 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 12,03 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I..........................................................................................................1 (16)
    • 1.1 Đặt vấn đề (16)
    • 1.2 Mục tiêu của đề tài (16)
      • 1.2.1 Mục tiêu tổng quát (16)
      • 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (17)
    • 1.3 Giới hạn đề tài (17)
    • 1.4 Nội dung nghiên cứu (17)
  • CHƯƠNG II........................................................................................................3 (18)
    • 2.1 Tình hình nghiên cứu cá nước ngọt (18)
    • 2.2 Tổng quan về thành phố Cần Thơ (20)
      • 2.2.1 Vị trí địa lí (20)
      • 2.2.2 Địa hình (20)
      • 2.2.3 Hệ thống sông rạch chính tại Cần Thơ gồm có (21)
      • 2.2.4 Chế độ thủy văn (21)
    • 2.3 Giới thiệu về phần mềm ArcGIS (21)
    • 2.4 Giới thiệu về phần mềm chuyển đổi định dạng bản đồ FME (23)
      • 2.4.1 Dễ sử dụng (24)
      • 2.4.2 Tiết kiệm thời gian (25)
      • 2.4.3 FME Desktop (25)
      • 2.4.4 FME giám sát dữ liệu (26)
      • 2.4.5 Chuyển đổi nhanh chóng (26)
  • CHƯƠNG III.....................................................................................................12 (27)
    • 3.1 Phương tiện (27)
    • 3.2 Phương pháp (27)
      • 3.2.1 Phương pháp kế thừa (27)
      • 3.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa (27)
      • 3.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu (33)
  • CHƯƠNG IV.....................................................................................................18 (34)
    • 4.1 Xây dựng bản đồ tiềm năng đa dạng sinh học cá (34)
    • 4.2 Độ tuổi người được phỏng vấn (38)
    • 4.3 Số loài cá ở thành phố Cần Thơ (38)
      • 4.3.1 Loài cá xuất hiên trên các sinh cảnh (38)
      • 4.3.2 Loài cá xuất hiện trên từng kiểu sử dụng đất (41)
      • 4.3.3 Loài cá tăng giảm so với trước đây (42)
      • 4.3.4 Phân bố đa dạng loài cá trên từng kiểu sử dụng đất tại Tp Cần Thơ. .32 (49)
    • 4.4 Thảo luận một số tác nhân có khả năng gây ảnh hưởng đến sự biến động loài cá ở Tp Cần Thơ (55)
      • 4.4.1 Thâm canh tăng vụ (55)
      • 4.4.2 Chuyển mục đích sử dụng đất (57)
      • 4.4.3 Công nghiệp hóa, đô thị hóa (60)
      • 4.4.4 Khai thác quá mức (60)
    • 4.5 Đề xuất giải pháp bảo vệ đa dạng cá Tp. Cần Thơ (62)
  • CHƯƠNG V.......................................................................................................47 (0)
    • 5.1 Kết luận (64)
    • 5.2 Kiến nghị (65)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (66)
  • PHỤ LỤC (70)

Nội dung

KHẢO SÁT ĐA DẠNG LOÀI CÁ NƯỚC NGỌT THEO KIỂU SỬ DỤNG ĐẤT TẠI CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HỌC NGÀNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Đặt vấn đề

Trong đời sống hàng ngày, dễ dàng thấy được ít nhất một món ăn được chế biến từ các loài cá nước ngọt điển hình như cá Phi, cá Trê, cá Rô, cá He, cá Lóc Điều này cho thấy rằng loài cá nước ngọt có giá trị rất lớn đối với đời sống chúng ta Bên cạnh đó nguồn nước mặt ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) khá dồi dào với khoảng 2.500 km sông rạch tự nhiên, khoảng 3.000 km kênh đào và khoảng 1 triệu ha bề mặt ngập nước theo mùa, góp phần hình thành nhiều hệ sinh thái đa dạng, là nơi sinh trưởng và cư trú của nhiều hệ động, thực vật thích nghi với cả môi trường nước ngọt và mặn (IUCN.

Từ khi trở thành đô thị loại I, Cần Thơ đặt ra mục tiêu phát triển của Thành Phố đến năm 2020 là: Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng dần tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, hội nhập kinh tế với vùng và khu vực; biến tiềm năng thành lợi thế so sánh để thu hút đầu tư; phát triển công nghệ hiện đại, sản xuất hàng hóa có sức cạnh tranh cao; giữ vững và nâng cao vai trò, vị trí của Thành Phố như là trung tâm để tạo ra động lực cho phát triển toàn vùng ĐBSCL

Chính những áp lực chuyển dịch đó đã làm cho trữ lượng thủy sản tại Cần Thơ giảm đáng kể Qua số liệu Niên Giám Thống Kê, (2010) cho thấy trữ lượng đã giảm từ 7.255 tấn năm 2001 xuống còn 5.935 tấn năm 2010 Điều này chứng tỏ rằng để có được những thành tựu như hôm nay thì Cần Thơ đã phải đánh đổi nguồn tài nguyên mà cụ thể ở đây là tài nguyên thủy sản. Đề ra kế hoạch phát triển hợp lí, hài hòa giữa phát triển kinh tế vùng nhưng vẫn giữ được đa dạng sinh học theo Luật Đa Dạng Sinh Học và cácNghị Định của Chính Phủ đang gặp nhiều khó khăn Hiện nay chưa có nhiều tài liệu về lĩnh vực nghiên cứu đa dạng loài cá Khu vực nào cần được ưu tiên bảo vệ thì cần phải có nghiên cứu cụ thể và đề tài “KHẢO SÁT ĐA DẠNGLOÀI CÁ NƯỚC NGỌT THEO KIỂU SỬ DỤNG ĐẤT TẠI CẦN THƠ” là rất cần thiết để giải quyết khó khăn hiện tại.

Mục tiêu của đề tài

Tìm hiểu sự tương quan giữa sự đa dạng loài cá nước ngọt với kiểu sử dụng đất tại Tp Cần Thơ

- Khảo sát hiện trạng phân bố loài cá nước ngọt theo kiểu sử dụng đất của Tp Cần Thơ;

- Xác định tác động của các kiểu sử dụng đất đến thành phần loài cá;

- Đề xuất phương pháp bảo tồn các loài cá có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Giới hạn đề tài

Đề tài nghiên cứu chỉ giới hạn ở Tp Cần Thơ

Nội dung nghiên cứu

- Thu thập, phân tích và đánh giá số liệu, danh mục các loài cá có ở Tp Cần Thơ;

- Thu thập các loại bản đồ:

+ Bản đồ đa dạng sinh học tiềm năng của Tp Cần Thơ

+ Bản đồ qui hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của Tp Cần Thơ

+ Bản đồ qui hoạch xây dựng chung của Tp Cần Thơ đến năm 2025

- Xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn và xác định vị trí phỏng vấn;

- Tổ chức phỏng vấn thu thập số liệu;

- Hiệu chỉnh bản đồ đa dạng cá cho phù hợp;

- Thống kê khoanh vùng đa dạng cá cao nhất và phân tích rủi ro;

- Đề xuất phương pháp bảo tồn.

Tình hình nghiên cứu cá nước ngọt

Theo các nghiên cứu trước đây, tỉnh Hậu Giang cũ từ năm 1992 (chia thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng) có 152 loài thủy sản (Khoa Thủy sản, ĐHCT, 1984); tỉnh Cần Thơ cũ (từ năm 2004 chia thành tỉnh Hậu Giang và Tp Cần Thơ) có 145 loài cá tự nhiên tập trung ở 12 bộ Trong đó có 3 bộ với số lượng loài chiếm nhiều nhất là bộ cá Chép có 41 loài, chiếm 28,28%, bộ cá Vược có 39 loài chiếm 26,89% và bộ cá trơn có 30 loài chiếm 20,69% (Sở Nông nghiệp & PTNT Cần Thơ, 1996) Cần Thơ có 133 loài cá và thủy sinh (Sở Tài nguyên - Môi trường Tp Cần Thơ, 2006).

Theo Lê Ngọc Diện & ctv (2011), Thành phố Cần Thơ gồm 120 loài cá thuộc 33 Họ 72 Giống trong 11 Bộ, trong đó Bộ cá Chép (Cypriniformes) có số lượng loài nhiều nhất, với 39 loài (chiếm 32,50%) Xếp thứ hai là bộ cá Vược (Perciformes) với 29 loài (chiếm 24,17%) Thứ ba là bộ cá Nheo (Silurif ormes) có 25 loài (chiếm 0,83%) Kế đến là bộ cá Bơn (Pleuronectiformes) có

11 loài (9,17%) Bộ cá Trích (Clupeiformes) và bộ cá Mang Liền (Synbranchif ormes) mỗi bộ có 5 loài (4,17%) Bộ cá Kìm (Beloniformes) có 2 loài (chiếm

1,67%) Bộ cá Thát Lát (Osteoglossiformes), bộ cá Chình (Anguilliformes), bộ cá Characiformes và bộ cá Nóc (Tetraodontiformes) mỗi bộ có 1 loài (chiếm 0,83%)

Nhiều nghiên cứu đã phát hiện loài cá: Ở An Giang có 134 loài tôm cá nước ngọt hiện diện trong các thủy vực

(130 loài cá và 4 loài tôm) Trong đó có 51 loài có giá trị kinh tế, 7 loài có nguy cơ biến mất và 2 loài du nhập có khả năng ảnh hưởng đến các loài thủy sản tự nhiên (Nguyễn Thanh Tùng & ctv, 2007).

Theo Nguyễn Thanh Tùng & ctv (2006), ở Vĩnh Long có 152 loài cá và

12 loài tôm Trong đó có 70 loài cá và 4 loài tôm có giá trị kinh tế Có 35 loài cá và 1 loài tôm đã được người dân nuôi.

Cho các tổng quan về loài cá:

Theo Trần Đắc Định & ctv (2013), toàn vùng ĐBSCL có 77 họ và 322 loài, bao gồm cả loài cá kinh tế và những loài không có giá trị kinh tế Trong tất cả số loài cá thu được thì có 312 loài cá nước ngọt và lợ, 10 loài còn lại được thu tại các cửa sông So với cả vùng ĐBSCL thì Cần Thơ chiếm tới 37% tổng số loài xuất hiện ở ĐBSCL Trong khi Đồng Tháp Mười gồm 3 tỉnh

(Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An) chỉ phát hiện được 159 loài tương đương 49% (báo cáo của Sở NN&PT Nông thôn tỉnh Đồng Tháp, kết quả thu thập được từ trước đến 2011) Như vậy, cá ở khu vực Cần Thơ có mức độ đa dạng khá cao trong vùng. ĐBSCL có 172 loài tôm cá (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương ,1993); theo Đoàn Văn Tiến và Mai Thị Trúc Chi (2005) đã khảo sát được 193 loài thuộc 40 họ và 13 bộ Poulsen và ctv (2005) cũng đã công bố công trình nghiên cứu về phân bố và sinh thái của 40 loài cá sông quan trọng ở hạ lưu sông Mê Công Trong đó có 8 loài đặc hữu của sông Mê Công và 3 loài liệt vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng Các kết quả nghiên cứu cho thấy ở khu vực ĐBSCL được đánh giá là rất đa dạng về thành phần loài cũng như phong phú về sản lượng (Đoàn Văn Tiến và Mai Thị Trúc Chi, 2005 Trần Kim Hằng, 2005) Thành phần loài xuất hiện ở vùng cửa sông phong phú hơn so với khu vực nội đồng (Đào Văn Tự, 2003), trong đó khu vực nội đồng có

260 loài và chúng biến động lớn theo mùa vụ trong năm (Phân viện Kinh tế về Qui hoạch thủy sản, 2001).

Những năm gần đây có nhiều nghiên cứu:

Nghiên cứu của Khoa Thủy Sản, Đại Học Cần Thơ và tổ chức bảo vệ tài nguyên môi trường được tổ chức Nagao – Nhật Bản tài trợ cho thấy có hơn

283 loài cá đã được tìm thấy, trong đó họ cá bống (Gobiidae) 54 loài chiếm 19%, họ cá Chép (Cyprinidae) 46 loài chiếm 16% Chúng phân bố ở nhiều loại hình thủy vực khác nhau như sông, kênh rạch, ao đầm, ruộng lúa, vùng ngập lũ Do đó, ngư cụ khai thác nước ngọt ở đây cũng rất đa dạng Theo Ủy Ban sông Mê Công, khu vực hạ lưu sông Mê Công có khoảng 120 loài cá kinh tế, trong đó chỉ có 10 - 20 loài ảnh hưởng quyết định đến sản lượng khai thác.

Nhìn lại các đề tài nghiên cứu trước, tất cả đều có điểm chung chỉ dừng ở mức xác định số loài cá xuất hiện trong vùng nghiên cứu, tuy nhiên trên vùng đất rộng lớn hơn 1.409 km 2 của thành phố Cần Thơ thì không thể xác định được các loài cá tập trung xuất hiện ở khu vực nào và thời gian cũng như mục đích xuất hiện của chúng (tìm thức ăn hay bãi đẻ) Chính vì thế, các kết quả trên chỉ cung cấp được các thông tin nền về số loài, đặc điểm hình thái Đề tài nghiên cứu đa dạng cá trên từng kiểu sử dụng đất này kế thừa các kết quả về số loài cá có ở Cần Thơ, trên cơ sở đó, tiến hành điều tra những loài cá nào thường xuyên xuất hiện trên kiểu sử dụng đất nào và thời gian chúng xuất hiện trên kiểu sử dụng đất đó.

Tổng quan về thành phố Cần Thơ

Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung – hạ lưu và ở vị trí trung tâm châu thổ đồng bằng sông Cửu Long, trải dài trên 55km dọc bờ Tây sông Hậu, tổng diện tích tự nhiên 140.096,38 ha chiếm 3,49% diện tích toàn vùng, trong đó có 115.069,12 ha đất nông nghiệp, 24.706,90 ha đất phi nông nghiệp, 320,36 ha đất chưa sử đụng Thành phố Cần Thơ có tọa độ địa lý 105 0 013’38” – 105 0 050’35” kinh độ Đông và 90 0 55’08” – 10 0 019’38” vĩ độ Bắc Phía Bắc giáp tỉnh An Giang; phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long; phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang; phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang

Hình 2.1 Bản đồ hành chính thành phố Cần Thơ

Mặt đất bằng phẳng, chênh lệch cao độ không quá hai mét Cao trình phổ biến từ 0,8-1,0m, thấp dần từ Đông Bắc sang Tây Nam Địa bàn được hình thành chủ yếu từ quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long.

2.2.3 Hệ thống sông rạch chính tại Cần Thơ gồm có

Thành phố Cần Thơ có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 2.500 km Mật độ sông rạch khá lớn: 1,8 km/km 2 , vùng ven sông Hậu thuộc quận Ninh Kiều, Ô Môn, Cái Răng và huyện Thốt Nốt lên tới trên 2 km/km 2

Tại sông Hậu đỉnh triều cao nhất có mực nước 206cm, chân triều thấp nhất là âm 133cm Đỉnh triều trung bình dao động từ 104-161cm Chân triều trung bình dao động từ 57-62cm (so mốc cao độ Hòn Dấu) Mùa lũ ở TP Cần Thơ bắt đầu vào tháng 7 và kết thúc vào tháng 12 Lũ đạt mức cao nhất vào tháng 9 và 10 Mùa nước kiệt ở Cần Thơ bắt đầu từ tháng 1 kết thúc vào tháng

6 Nhìn chung, điều kiện tự nhiên ở Cần Thơ rất phù hợp cho sự sinh trưởng,phát triển của các giống loài thủy sản trong các thủy vực.

Giới thiệu về phần mềm ArcGIS

ArcGIS là dòng sản phẩm hỗ trợ trong hệ thống thông tin địa lý (GIS) của ESRI, cung cấp một giải pháp toàn diện từ thu thập/nhập số liệu, chỉnh lý, phân tích và phân phối thông tin trên mạng Internet tới các cấp độ khác nhau như CSDL địa lý cá nhân hay CSDL của các doanh nghiệp Về mặt công nghệ, hiện nay công nghệ ESRI là một giải pháp mang tính chất mở, tổng thể và hoàn chỉnh, có khả năng khai thác hết các chức năng của GIS trên các ứng dụng khác nhau như: desktop (ArcGIS Desktop), máy chủ (ArcGIS Server), các ứng dụng Web (ArcIMS, ArcGIS Online), hoặc hệ thống thiết bị di động (ArcPAD) và có khả năng tương thích cao đối với nhiều loại sản phẩm của nhiều hãng khác nhau.

ArcGIS Destop là một bộ phần mềm ứng dụng gồm: ArcMap, ArcCatalog, ArcToolbox, ModelBuilder, ArcScene và ArcGlobe Sử dụng các ứng dụng này đồng thời, người sử dụng có thể thực hiện được các bài toán ứng dụng GIS bất kỳ, từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm cả thành lập bản đồ, phân tích địa lý, chỉnh sửa và biên tập dữ liệu, quản lý dữ liệu, hiển thị và xử lý dữ liệu

- ArcMap là ứng dụng thực hiện tất cả các nhiệm vụ về bản đồ bao gồm trình bày, hiển thị bản đồ, phân tích bản đồ và sửa chữa dữ liệu.

- ArcCatalog là ứng dụng cho phép người sử dụng tổ chức và quản lý tất shape, coverage) ArcCatalog cung cấp các công cụ để hiển thị, tra cứu, tìm kiếm thông tin, ghi nhận và hiển thị thông tin metadata, định nghĩa lược đồ cấu trúc của các lớp thông tin địa lý.

- ArcToolBox là ứng dụng cung cấp các công cụ Gis dùng cho phân tích và xử lý dữ liệu bản đồ như: Định nghĩa và chuyển hệ tọa độ.

Phân tích, xử lý bản đồ: chồng xếp, thực hiện các phép toán đại số về bản đồ.

Chuyển đổi khuôn dạng dữ liệu.

ArcMap để xây dựng, hiển thị, xử lý và phân tích các bản đồ.

ArcCatalog để quản lý, theo dõi các dữ liệu đã có hoặc tạo mới và môi tả các dữ liệu mới.

ArcToolbox cung cấp các công cụ để xử lý, xuất – nhập dữ liệu từ ArcView sang các định dạng khác như MapInfo, MicroStation, AutoCAD,…

Phần mềm ArcGIS Desktop cung cấp cho người dùng ở 1 trong 3 cấp bậc với mức độ chuyên sâu khác nhau là ArcView, ArcEditor, ArcInfo:

ArcView: Cung cấp đầy đủ chức năng cho phép biểu diễn, quản lý, xây dựng và phân tích dữ liệu địa lý, các công cụ phân tích không gian cùng với việc biên tập và phân tích thông tin từ các lớp bản đồ khác nhau đồng thời thể hiện các mối quan hệ và nhận dạng các mô hình Với ArcView, cho phép:

- Ra các quyết định chuẩn xác hơn dựa trên các dữ liệu địa lý;

- Xem và phân tích các dữ liệu không gian bằng nhiều phương pháp;

- Xây dựng đơn giản và dễ dàng các dữ liệu địa lý;

- Tạo ra các bản đồ có chất lượng cao;

- Quản lý tất cả các file, CSDL và các nguồn dữ liệu.

ArcEditor: Là bộ sản phẩm có nhiều chức năng hơn, dùng để chỉnh sửa và quản lý dữ liệu địa lý ArcEditor bao gồm các tính năng của ArcView và thêm vào đó là một số các công cụ chỉnh sửa, biên tập Với ArcEditor, cho phép:

- Dùng các công cụ CAD để tạo và chỉnh sửa các đặc tính GIS.

- Tạo ra các CSDL địa lý thông minh.

- Tạo quy trình công việc một cách chuyên nghiệp cho 1 nhóm và cho phép nhiều người biên tập.

- Xây dựng và giữ được tính toàn vẹn của không gian bao gồm các quan hệ hình học topo giữa các đặc tính địa lý.

- Quản lý và mở rộng mạng lưới hình học.

- Làm tăng năng suất biên tập.

- Quản lý môi trường thiết kế đa người dùng với versioning.

- Duy trì tính toàn vẹn giữa các lớp chủ đề và thúc đẩy tư duy logic của người dùng.

- Cho phép chỉnh sửa dữ liệu độc lập (khi tạm ngừng kết nối với CSDL).

ArcInfo: Là bộ sản phẩm ArcGIS đầy đủ nhất ArcInfo bao gồm tất cả các chức năng của ArcView lẫn ArcEditor Cung cấp các chức năng tạo và quản lý một hệ GIS, xử lý dữ liệu không gian và khả năng chuyển đổi dữ liệu, xây dựng dữ liệu, mô hình hóa, phân tích, hiển thị bản đồ trên màn hình máy tính và xuất bản bản đồ ra các phương tiện khác nhau Với ArcInfo, cho phép:

- Xây dựng một mô hình xử lý không gian rất hữu dụng cho việc tìm ra các mối quan hệ, phân tích dữ liệu và tích hợp dữ liệu.

- Thực hiện chồng lớp các lớp vector, nội suy và phân tích thống kê.

- Tạo ra các đặc tính cho sự kiện và chồng xếp các đặc tính của các sự kiện đó

- Chuyển đổi dữ liệu và các định dạng của dữ liệu theo rất nhiều loại định dạng.

- Xây dựng những bộ dữ liệu phức tạp, các mô hình phân tích và các đoạn mã để tự động hóa các quá trình GIS (nguồn http://www.geoviet.vn)

Giới thiệu về phần mềm chuyển đổi định dạng bản đồ FME

Một trong những khó khăn của việc sử dụng dữ liệu ngành GIS, đó là sự thống nhất về sử dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia chuẩn cũng như cần một phần mềm quản lí các dữ liệu không gian và thuộc tính Trong thời gian qua, hầu hết các dữ liệu sử dụng hệ quy chiếu Gauss hoặc UTM, dẫn đến các dữ liệu sai về hệ tọa độ, độ chính xác giảm gây nên sự sai sót rất lớn trong ngành GIS.

Phần mềm FME® của Safe là một nền tảng ETL (trích xuất, biến đổi và nạp) không gian đúng nghĩa mà có thể giúp giải quyết trọn vẹn một cách dễ dàng những thách thức về tính hoạt động giữa các dữ liệu (interoperability) gồm quyền quản lý và phát triển khuôn dạng dữ liệu, những tiêu chuẩn không có và truy xuất hiệu chỉnh thành một giản đồ mới, tái cấu trúc, tích hợp và phân phối dữ liệu.

Với sự hỗ trợ trên 250 khuôn dạng của GIS, CAD, tập tin Raster và cơ sở dữ liệu, FME cho phép chuyển (translate), biến đổi (transform), tích hợp (integrate) và sử dụng (distribute) số liệu không gian dưới hàng trăm định dạng, tạo hiệu quả, giảm chi phí và hạ thấp rủi ro.

Với sự linh động và mạnh mẽ của FME, có thể sử dụng dễ dàng và nhanh chóng bởi những ưu điểm:

Qui trình chuyển đổi chỉ trong một phút, thậm chí vài giây với giao diện trực quan.

 Thao tác nhanh chóng bằng việc đánh dấu và nhấp chuột trực tiếp trên cửa sổ làm việc;

 Xử lý mọi dữ liệu với các công cụ tùy biến linh hoạt;

 Với tài liệu hướng dẫn có sẳn thì không có gì khó để hiểu về qui trình là việc.

Hình 2.2 Không gian làm việc của FME

Quá trình làm việc với dữ liệu được khởi động với một cái nhấp chuột trong không gian làm việc, qui trình sẽ tự động làm việc mà không cần sự can thiệp.

Qui trình làm việc với dữ liệu độc lập, tái sử dụng không gian làm việc và xây dựng lại không gian làm việc được thiết kế sẳn sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian

Hình 2.3 Các mẫu lệnh chuyển đổi có sẳn của FME

2.4.2.3 Không yêu cầu viết đoạn mã

FME được thiết kế cho cả những người không chuyên về lập trình cũng có thể sử dụng được vì thế nó không đòi hỏi phải viết các đoạn mã để sử dụng.

Tất cả mọi thứ FME, từ FME Desktop hay FME Server đều bắt đầu làm việc trong môi trường biên soạn, sử dụng nó để thiết lập và chạy qui trình chuyển đổi.

Hình 2.4 Trình biên soạn qui trình chuyển đổi của FME

2.4.4 FME giám sát dữ liệu

Giám sát dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian Công cụ này giúp dễ dàng hiểu được cấu trúc dữ liệu trước và sau đó thực hiện quá trình chuyển đổi.

Một giao diện chuyển đổi vô cùng đơn giản cho từng định dạng một.

Hình 2.5 Cửa sổ nhập từng định dạng chuyển đổi

Phương tiện

- Phần mềm: ArcGIS 10.2, AutoCAD, MicroStation, FME Desktop.

- Máy ảnh ghi lại hình ảnh dùng để đưa vào thông tin thuộc tính

- Các bản đồ giấy vị trí phỏng vấn

Phương pháp

Sử dụng phương pháp kế thừa những tài liệu về hiện trạng nguồn cá tại

Tp Cần Thơ từ các sở ban ngành của Tp Cần Thơ, các Khoa, Viện đại học Cần Thơ

● Kế thừa các dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ qui hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và bản đồ qui hoạch xây dựng chung đến năm 2025

● Kế thừa các chính sách về phát triển kinh tế xã hội Tp Cần Thơ trong quá khứ, hiện tại và ở tương lai

3.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa

3.2.2.1 Chọn địa điểm a Từ bản đồ đa dạng sinh học tiềm năng Tp Cần Thơ năm 2012, kẻ các tuyến dọc theo sông Hậu với khoảng cách hai tuyến là 1km, tương tự kẻ các tuyến vuông góc với sông Hậu với khoảng cách hai tuyến cũng là 1km Kết quả sau khi kẻ các tuyến là mạng lưới các ô vuông (gọi là điểm điều tra) phủ lên toàn vùng Tp Cần Thơ và mỗi điểm điều tra có diện tích 1km 2 (hình 3.1)

Hình 3.1 Bản đồ mạng lưới ô vuông trên nền bản đồ đa dạng sinh học tiềm năng Tp Cần Thơ 2012 b Để chọn vị trí điều tra tương ứng với 4 mức độ đa dạng sinh học tiềm năng, tiến hành loại hết tất cả các lớp, để lại lớp đa dạng tiềm năng cần lấy mẫu.

Ví dụ chọn điểm cho vị trí có đa dạng sinh học cao

Hình 3.2 Đánh dấu chọn vị trí phỏng vấn trên vùng có mức độ đa dạng sinh học cao c Trên các tuyến dọc và tuyến ngang chọn những tuyến nào có trên 70% số điểm có tiềm năng đa dạng sinh học cao trong tổng số điểm điều tra trên tuyến đó. d Đánh số thứ tự cho các tuyến vừa chọn. e Chọn ngẫu nhiên 3 tuyến dọc và 3 tuyến ngang trong các tuyến đã chọn (bước d). f Trên mỗi tuyến đã chọn (bước e) loại bỏ các điểm điều tra không có tiềm năng đa dạng sinh học cao, đánh số thứ tự các điểm điều tra còn lại. g Bốc thăm chọn ngẫu nhiên 1 điểm điều tra trên mỗi tuyến, như vậy có 6 điểm điều tra được chọn.

● Thực hiện tương tự các bước từ b đến g cho các lớp đa dạng sinh học tiềm năng trung bình, thấp và rất thấp Sau khi thực hiện các bước trên, có tổng cộng 24 điểm điều tra với mỗi mức độ đa dạng sinh học tiềm năng sẽ có 6 điểm

Hình 3.3 Bản đồ vị trí phỏng vấn

Tổ chức điều tra cộng đồng tại tất cả các điểm, trên tất cả kiểu sử dụng đất (dựa vào phiếu điều tra: phiếu điều tra nhắm đến việc phát hiện càng nhiều loài), điều tra người trực tiếp canh tác, người sống tại chỗ, người đánh bắt cá thường xuyên (phục lục 3).

Sử dụng danh sách hình các loài cá trong quá trình phỏng vấn nhằm tránh sự sai sót trong quá trình người được phỏng vấn định danh, nhận dạng các loài cá, vì có thể một loài cá có nhiều tên địa phương khác nhau giữa các vùng Trong đề tài này, hình ảnh cá được lấy từ trang web của worldfish, đây là cơ sở dữ liệu về cá đáng tin cậy Bên cạnh đó, hình ảnh cá cũng được so sánh với nhiều kết quả nghiên cứu trước để kiểm tra độ tin cậy

Chọn mỗi điểm nghiên cứu 5 hộ để phỏng vấn, nên chọn các hộ có vị trí sinh sống (vị trí đất canh tác hoặc nơi thường xuyên đánh bắt cá) trải đều trên tất cả các sinh cảnh có trong điểm phỏng vấn đó.

Hình 3.4 Thể hiện cẩm nang phân loại cá cho người được phỏng vấn xem Đề tài nghiên cứu đa dạng loài cá thành phố Cần Thơ do Lê Ngọc Diện chủ nhiệm đã nghiên cứu rất chi tiết về các loài cá có ở thành phố Cần Thơ bằng phương pháp thu mẫu thực tế và phỏng vấn nông hộ về tình trạng khai thác cá trong vùng Chính vì thế, trong giới hạn luận văn này không sử dụng lại phương pháp thu mẫu cá thực địa, chỉ tập trung phỏng vấn nông hộ, dựa vào kiến thức bản địa về cá của người dân, những người có thời gian sinh sống nơi đây tương đối lâu trên 20 năm Trong 28 vị trí phỏng vấn, có 8 vị trí phỏng vấn được thực hiện PRA qui mô nhỏ, tức là tập trung từ 3 đến 4 người dân lại với nhau và cho họ thảo luận về các loài cá xuất hiện trên từng kiểu sử dụng đất và một vị trí được thực hiện PRA với 20 hộ dân tham gia thảo luận

Hình 3.5 Người dân cùng nhau thảo luận về loài cá trên từng kiểu sử dụng đất

Trong quá trình phỏng vấn, nhóm nghiên cứu có sử dụng bản đồ vị trí phỏng vấn và cho người dân tự xác định vị trí nhà họ trên bản đồ này

Hình 3.6 Người dân đang xác định vị trí nhà trên bản đồ vị trí thu mẫu

Khi người dân xác định được vị trí của họ trên bản đồ, điều này có nghĩa là người dân có thể xác định được vị trí các loài cá xuất hiện gần khu vực họ sinh sống và như thế mức độ tin cậy càng cao hơn

3.2.2.3 Điều tra sử dụng đất

Khảo sát kỹ thuật canh tác của tất cả các kiểu sử dụng đất có trong điểm thu mẫu bao gồm phương pháp lấy nước, hạ tầng bờ bao, quá trình thay đổi kiểu sử dụng Vị trí khảo sát trải đều trên tất cả các kiểu sử dụng đất có tiềm năng xuất hiện cá (phụ lụ 3).

Hình 3.7 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất Tp Cần Thơ

3.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Số liệu được nhập bằng Microsoft Excel Các loài cá nằm trên các cột, tên người phỏng vấn nằm trên các hàng Chuyển các số liệu đã mã hóa bằng Microsoft Excel vào phần mềm SPSS để phân tích thống kê và so sánh sự khác biệt loài cá xuất hiện giữa các sinh cảnh, các kiểu sử dụng đất bằng Sử dụng các công cụ phân tích có sẳn trong SPSS như phân tích phương sai Oneway Anova với kiểm định Duncan

Xây dựng bản đồ tiềm năng đa dạng sinh học cá

Hiện tại Cần Thơ có 31 kiểu sử dụng đất khác nhau, nhưng có 5 kiểu sử dụng đất chính chiếm tỉ lệ cao nhất là đất trồng lúa (91987.91 ha), đất trồng cây lâu năm (20596.70 ha), đất trồng cây hàng năm (1451.28 ha), đất ở (6304.43 ha), đất sông suối và mặt nước chuyên dùng (10683.32 ha) Để đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu mức độ đa dạng loài cá trên từng kiểu sử dụng đất thì cần phải chọn vị trí điều tra trên 5 kiểu sử dụng đất chính trên Xây dựng bản đồ tiềm năng đa dạng loài cá sẽ giúp cách chọn vị trí điều tra không bỏ sót bất cứ kiểu sử dụng đất nào

Hiện trạng sử dụng đất Cần Thơ được chia thành 4 mức độ đa dạng sinh học tiềm năng cao, trung bình, thấp và rất thấp (Phạm Hoàng Dũng, 2012) như sau:

Bảng 3.2 Diện tích các nhóm kiểu sử dụng đất theo đơn vị ĐDSH (nguồn: Phạm

Mức độ tiềm năng ĐDSH

Tỷ lệ (% ) Đất trồng cây lâu năm Đất có rừng trồng sản xuất

6 15 Đất có di tích, danh thắng Đất tôn giáo, tín ngưỡng Đất nghĩa trang, nghĩa địa

2 469,96 0,33 Đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi Đất trồng cây hàng năm khác

8 10 Đất thủy lợi Đất sông, ngòi, rạch, kênh, suối Đất có mặt nước chuyên dùng Đất bằng chưa sử dụng

4 12.281,17 8,73 Đất chuyên NTTS nước ngọt Đất nông nghiệp khác

C 3.823,42 3 Đất ở tại nông thôn 6 2.488,18 1,77 Đất chuyên trồng lúa nước Đất trồng lúa nước còn lại

72 Đất ở tại đô thị Đất chuyên dùng Đất phi nông nghiệp khác

Cách chia mức độ đa dạng sinh học (bảng 3.2) dựa theo mức độ xáo trộn của đất và hệ sinh thái đặc trưng của vùng Cần Thơ Tuy cách phân chia này còn mang tính chủ quan chưa được kiểm chứng thực tế về mức độ hợp lý nhưng góp phần quan trọng trong việc xác định tính thống nhất giữa các kiểu sử dụng đất như là cơ sở nền quan trọng cho việc cập nhật các số liệu điều tra thực tế Bản đồ đa dạng cá tiềm năng xây dựng mang tính kế thừa từ qui trình xây dựng bản đồ tiềm năng đa dạng sinh học Cần Thơ 2012 Tuy nhiên có sự khác biệt về qui trình chuyển đổi định dạng bản đồ và qui trình điều tra dữ liệu thực địa cũng như phương thức cập nhật dữ liệu cho bản đồ Bên cạnh đó, cơ sở nền được xây dựng để có thể chia sẽ dễ dàng cho cộng đồng (phục lục 1)

Bản đồ tiềm năng này tổng hợp tất cả các kiểu sử dụng đất với nhiều thông tin thuộc tính như diện tích từng kiểu sử dụng đất Bên cạnh đó, lớp tính chất đất như đất phèn đang hoạt động, phèn chưa hoạt động cũng được thêm vào bản đồ tiềm năng.

Nhìn vào bản đồ đa dạng cá tiềm năng (hình 3.8) có thể phân biệt rõ ràng sự khác biệt giữa các khu vực Khu vực có cùng mã màu đồng nhất về mức độ xáo trộn đất Qua đó, khi tiến hành chọn vị trí phỏng vấn phải trải đều trên tất cả các khu vực có mã màu (màu hồng nhạc, màu xanh lá cây, màu vàng, màu xanh da trời) khác nhau

Hình 3.8 Bản đồ đa dạng cá tiềm năng bốn cấp (cao, trung bình, thấp, rất thấp)

Độ tuổi người được phỏng vấn

Bảng 4.1 Độ tuổi người dân được phỏng vấn

Tuổi Tần suất Phần trăm

Nhìn bảng 4.1 thấy rằng, độ tuổi từ 41-55 là chiếm tỉ lệ cao nhất (50,2%), độ tuổi từ 56 – 70 chiếm 29,8 %, độ tuổi trên 70 chiếm 12,9 % và thấp nhất là độ tuổi từ 25-40 chiếm chỉ 7,1% Tỉ lệ này cho thấy, phương pháp phỏng vấn muốn tập trung vào đối tượng người cao tuổi Người cao tuổi có thời gian dài định cư tại Cần Thơ và họ biết được sự thay đổi của điều kiện xung quanh như kinh tế, xã hội và môi trường trong suốt những năm vừa qua Đặc biệt, họ là những người tham gia đánh bắt cá từ rất lâu nên họ hiểu được các loài cá nước ngọt như đặc điểm hình thái, thời gian di cư của cá, mùa sinh sản.

Số loài cá ở thành phố Cần Thơ

4.3.1 Loài cá xuất hiên trên các sinh cảnh

Hình 4.1 Loài cá xuất hiện trên từng sinh cảnh

Loài cá xuất hiện trên từng sinh cảnh

Kết quả phỏng vấn trên 28 điểm tại Tp Cần Thơ cho thấy trên sinh cảnh sông có kiểu đa dạng loài cao nhất với 76 loài được ghi nhận xuất hiện trên sinh cảnh này Ở sinh cảnh kênh, rạch có 68 loài, trên ruộng có 55 loài, sinh cảnh vườn 46 loài và thấp nhất là sinh cảnh ao hồ với 30 loài được ghi nhận được.

Sử dụng phương pháp so sánh hai trung bình độc lập Anova với mức sai số ý nghĩa là 5% để so sánh sự khác nhau có ý nghĩa về sự xuất hiện của từng họ cá trên các sinh cảnh khác nhau.

Bảng 4.2 So sánh sự khác biệt sự xuất hiện của các loài cá trên từng sinh cảnh

Nhìn vào bảng 4.2 thấy rằng, ở mức sai số ý nghĩa 5% thì giá trị sig giữa sinh cảnh ao, hồ với vườn là 0,06>0,05, giữa sinh cảnh ruộng và kênh, rạch có giá trị sig là 0,12>0,05 và giữa sinh cảnh kênh rạch với sông có giá trị sig là 0,22>0,05 Do đó, loài cá xuất hiện không có sự khác nhau giữa sinh cảnh ao hồ với vườn, ruộng với kênh rạch và giữa kênh rạch với sông Tuy nhiên, có sự khác biệt số loài xuất hiện giữa các sinh cảnh ở cột 1, cột 2 và cột 3 (bảng 4.2) Sông, kênh, rạch có mức độ đa dạng loài cao nhất với giá trị trung bình số lần xuất hiện lần lượt là 26,54 và 23,85 Mức độ đa dạng loài cá ở sinh cảnh ruộng thấp hơn với giá trị trung bình xuất hiện là 20,42 Ở sinh cảnh vườn và ao, hồ có mức đa dạng thấp nhất, chỉ có giá trị trung bình xuất hiện tương ứng là 6,96 và 2,84 Đây là kết quả chung cho tất cả các loài cá, nhưng nếu xét riêng lẽ theo từng họ cá thì mức độ đa dạng của từng sinh cảnh sẽ có sự khác biệt bởi mỗi họ cá đã chọn cho riêng chúng một môi trường sống thích hợp khác nhau.

8 họ cá sơn họ cá lăng họ cá quả họ cá chim trắng họ cá rô phi vằn họ cá trê họ cá trích họ cá bơn cát họ cá chép họ cá bống đen họ cá bống cát trắng họ cá lìm kìm họ cá lau kiếng họ cá chạch sông họ cá sặc vện họ cá thát lát họ cá tai tượng họ cá tra họ cát ngát họ cá phèn họ cá đù họ cá nheo họ cá chiên họ cá nóc họ cá măng rổ

Giá trị trung bình số lần xuất hiện

Loài cá trên từng sinh cảnh

Sông kênh, rạch ruộng ao, hồ vườn

Hình 4.2 Loài cá xuất hiện trên từng sinh cảnh

Hình 4.2 thể hiện giá trị trung bình của từng họ cá xuất hiện trên từng sinh cảnh Trên sinh cảnh sông tập trung nhiều cá hơn so với các sinh cảnh còn lại, đó là họ cá Lăng (chiếm 38.5%), họ cá Bơn Cát (68%), họ cá Trích (60,5%), họ cá Chép (34,5%), họ cá Bống Đen (43%), họ cá Chạch Sông (36%), họ cá Tra (54%), họ cá Ngát (80%), họ cá Phèn (80%), họ cá Đù (91%), họ cá Chiên (53%) và họ cá Nheo (71%) so với các sinh cảnh còn lại Đây là nhóm cá thích kiếm ăn cũng như tìm bãi đẻ trên sông, một vài họ trong số đó sẽ di chuyển lên đồng ruộng vào mùa nước nỗi để tìm thức ăn Tuy nhiên, nhóm cá khác lại thích chọn sinh cảnh ruộng là môi trường sinh sống chính của chúng, đó là các họ cá Quả (42,6%), họ cá Rô Phi Vằn (33,2%), họ cá Trê (40,7%), họ cá Tai Tượng (44,8). Nhóm cá Chép xuất hiện trên các sinh cảnh có số lượng nhiều nhất, trong họ này gồm có 33 loài, chủ yếu di cư đến Cần Thơ vào mùa lũ để sinh trưởng và sẽ quay lại các vực sâu ở phía thượng nguồn để sinh sản vào mùa khô Đây là nhóm cá mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân trong vùng, điển hình như cá Linh.

4.3.2 Loài cá xuất hiện trên từng kiểu sử dụng đất

Nhìn chung các loài cá tập trung chủ yếu trên 5 kiểu sử dụng đất chính ở Cần Thơ gồm có đất ở nông thôn, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm, đất ruộng và đất thủy lợi (sông ngòi, kênh rạch) Sử dụng công cụ One way Anova với phương pháp so sánh Duncan ở mức sai số cho phép 5%, kết quả (bảng 4.3) cho thấy có sự khác biệt về số loài cá xuất hiện giữa đất ở nông thôn với đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm, đất ruộng và đất thủy lợi Tuy nhiên, giữa 3 kiểu sử dụng đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm và đất ruộng có số loài cá xuất hiện giống nhau Như vậy, mức độ đa dạng loài cá trên từng kiểu sử dụng đất ở Tp Cần Thơ có thể được chia thành 4 mức độ như sau:

+ Mức đa dạng cao: bảng 4.3 cho thấy rằng giá trị trung bình số lần xuất hiện của cá trên kiểu sử dụng đất thủy lợi bao gồm các dòng sông, kênh rạch có giá trị cao nhất, 0,97 Vì thế nhóm đất thủy lợi được xếp vào nhóm có đa dạng loài cá cao;

+ Mức đa dạng trung bình: bao gồm ba nhóm đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm và đất ruộng với giá trị trung bình số lần xuất hiện tương ứng là 0.59, 0.67 và 0.71;

+ Mức đa dạng thấp: đất ở nông thôn có sự xuất hiện của cá ít nhất 0.38 so với các nhóm còn lại.

+ Mức đa dạng rất thấp: Các nhóm đất còn lại như đất ở đô thị, đất khu công nghiệp, đất quốc phòng…

Bảng 4.3 So sánh sự khác biệt về sự xuất hiện loài cá trên từng loại đất bằng phương pháp Duncan

Kiểu sử dụng đất 1 2 3 Đất ở nông thôn 0.38

4.3.3 Loài cá tăng giảm so với trước đây

Bảng 4.4 cho cái nhìn tổng quan về sự phân bố của cá đối với 5 kiểu sử dụng đất chính ở Cần Thơ Qua khảo sát thực địa, loài cá được ghi nhận có giảm so với các kết quả nghiên cứu năm 2011 và giai đoạn 1994 – 1996

Bảng 4.4 Loài cá trên từng kiểu sử dụng đất

Cây hàng năm Đất thủy lợi Đất ở nông thôn

So sánh với kết quả năm

Cá sơn bầu (Chanda wolffii) x

Cá rô đồng (Anabas testudineus) x x x x x

Cá chốt sọc (Mystus vittatus ) x x x x x

Cá lăng tối (Bagrichthys obscurus) x x

Cá lăng đỏ (Hemibagrus wyckii) x x

Cá lăng nha (Mytus wolffi) x

Cá chốt bông (Pseudomystus siamensis) x

Cá heo eo (Yusuhicotakia eos) x

Cá lóc bông (Chana micropeltes

Cá lóc đồng (Chana striata) x x x x x x

Cá chành dục (Chana gachua) x

Cá chim trắng (Colossoma brachypomum) x x x x x x

Cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) x x x x x x

Cá trê trắng (Clarias batrachus) x x x x x x

Cá trê vàng (Clarias macrocephalus) x

Cá trê phi (Clarias gariepinus) x x x x x

Cá cháy bẹ nam (Tenualosa thibaudeaui) x x

Cá lưỡi mèo hay cá lưỡi trâu

Cá lòng tong (Rasbora aurotaenia) x x x x x x

Cá he vàng (Barbonymus altus) x

Cá linh ống (Cirrhinus siamensis) x x x

Cá chép (Cyprinus carpio carpio) x x x x x

Cá he vàng (Hypsibarbus malcolmi) x x

Cá ét mọi/mè hôi (Labeo chrysophekadion) x

Cá mè lúi (Osteochilus hasseltii) x

Cá dảnh trắng (Puntioplites proctozystron) x x x x x x

Cá mè hôi (Osteochilus melanopleurus) x

Cá trà sóc (Probarbus jullieni) x

Cá đỏ mang (Puntius orphoides) x x x x x

Cá mè hoa (Hypophthamichthys nobilis) x x x x

Cá mè trắng (Hypophthalmichthys molitrix) x x x x

Cá ngựa sông (Hampala macrolepidota) x

Cá Duồng bay (Cirrhinus microlepis) x

Cá đong chấm (Puntius aurotaeniatus

Cá ngựa xám (Hampala dispar) x

Cá thiểu nam chuẩn (Paralaubuca typus) x

Cá linh thùy (Cirrhimus lobatus) x

Cá bống tượng (Oxyeleotris marmorata) x x x x x x

Cá bống dừa (Oxyeleotris urophthalmus) x x x x x

Cá bống trân (Butis butis) x x x x x

Cá bống cát (Glossogobius giuris) x x x x x x

Cá lìm kìm (Zenarchopterus sp) x

Cá lau kiếng (Hypostomus plecostomus) x x x x x x

Cá chạch rằn (Macrognathus semiocellatus) x

Cá chạch cơm (Macrognathus siamensis) x x x x x x

Cá chạch lấu (Mastacembelus armatus) x

Cá rô biển (Pristolepis fasciata) x

Cá thát lát (Derus otopterus) x

Cá còm Cá Nàng Hai (Chitala ornata) x x x x x

Cá tai tượng (Osphoronemus gouramy) x x x x x x

Cá sặc bướm (Trichogaster trichopterus) x x x x x x

Cá sặc điệp (Trichogaster microlepis) x x x x x x

Cá sặc rằn (Trichogaster pectorali s) x

Cá bãy trầu (Trichopsis vittatus) x x x x x x

Cá lia thia (Betta taeniata) x x x x x

Cá tra nuôi (Pangasianodon hypophthalmus) x x x x x

Cá vồ đém (Pangasius larnaudii) x x x x

Cá vồ cờ (Pangasius sanitwongsei) x x

Cá sát bầu (Pangasius pleurotaenia) x x x

Cá bông lao (Pangasius krempfi) x

Cá phèn vàng (Polynemus melanochir) x

Cá trèn mỡ (Kryptopterus cheveyi) x

Cá trèn đá (Kryptopterus kryptopterus) x

Cá mang rổ (Toxotos chatareus) x

Ghi chú: (1) - Lê Ngọc Diện & ctv, 2011

Sau quá trình phỏng vấn đã ghi nhận có tới 32 loài cá mà người dân không còn thấy trong thời gian khá lâu, trên 5 năm (Hình 4.3) Số lượng loài giảm đáng kể (hơn 39 %) so với các nghiên cứu trước đây Từ khi lúa vụ ba được triển khai trên diện rộng năm 1990, người dân đã không còn thấy sự xuất hiện của các loài cá trên (hình 4.3) nữa Đáng chú ý trong nhóm này là các loài cá Lóc Bông

(Chana micropeltes Cuvier) chiếm 70% số câu trả lời, cá Chành Dục (Chana gachua) chiếm 75%, cá Trê Vàng (Clarias macrocephalus) chiếm 52,5%, cá

Nhái (Xenentodon cancila) chiếm 51%, cá Rô Biển (Pristolepis fasciata) chiếm67% và cá Nóc (Tetraodon sb) chiếm 74%.

Hình 4.3 Loài cá không còn xuất hiện

Song song với nhiều loài cá mất đi, một loài cá ngoại lai mới lại xuất hiện với số lượng đáng kể Trong những năm gần đây, loài cá Lau Kiếng

(Hypostomus plecostomus) đã xuất hiện khá nhiều ở khu vực thành phố Cần Thơ.

Bảng 4.5 Sự xuất hiện Cá Lau Kiếng (Hypostomus plecostomus) qua các giai đoạn

Số câu trả lời Giai đoạn Cá Lau Kiếng (Hypostomus plecostomus) Tổng

Kết quả phỏng vấn (bảng 4.5) có 61% câu trả lời cho rằng loài cá Lau Kiếng (Hypostomus plecostomus) chỉ mới xuất hiện sau năm 1990, trước đó thì hoàn toàn không thấy loài này xuất hiện ngoài môi trường Cá Lau Kiếng là loài ngoại lai, có xuất xứ từ Nam Mỹ, được người dân nuôi trong các hồ cá cảnh. Hiện tại, loài cá này có mặt hầu như khắp các kiểu sử dụng đất, từ trên ruộng, ao, vườn, kênh rạch hay sông.

Bảng 4.6 Cá Lau Kiếng (Hypostomus plecostomus) trên từng sinh cảnh

Sinh cảnh Số lần trả lời Phần trăm

Nhìn vào bảng 4.6 thấy rằng cá Lau Kiếng (Hypostomus plecostomus) xuất hiện nhiều nhất trên ruộng chiếm 34%, tiếp đến là trên các con kênh, mương nhỏ 32%, trên sinh cảnh sông là 21%, trong các vườn cây ăn trái, vườn tạp là 7% và thấp nhất là trong các ao, hồ quanh nhà chiếm 6% Đây là loại ăn tạp và sinh sản rất nhanh Tuy loài cá này không hung dữ nhưng để cạnh tranh môi trường sống, chúng sẽ xâm chiếm địa bàn của nhiều loài thủy sinh khác và phá hủy môi trường sinh thái nơi chúng sống Hiện tại chưa có nghiên cứu nào nói về tác hại của loài cá này đến môi trường Tuy nhiên sự xuất hiện một cách nhanh chóng bất thường

4.3.4 Phân bố đa dạng loài cá trên từng kiểu sử dụng đất tại Tp Cần Thơ

Bảng 4.7 Sự thay đổi mức độ đa dạng cá của từng kiểu sử dụng đất

Stt Kiểu sử dụng đất Đa dạng sinh học tiềm năng Đa dạng sinh học cá

1 Đất trồng cây lâu năm

B Đất có rừng trồng sản xuất

D 2 Đất có di tích, danh thắng Đất tôn giáo, tín ngưỡng Đất nghĩa trang, nghĩa địa

3 Đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi

B Đất trồng cây hàng năm khác B

4 Đất thủy lợi Đất sông, ngòi, rạch, kênh, suối A Đất có mặt nước chuyên dùng Đất bằng chưa sử dụng

5 Đất chuyên NTTS nước ngọt Đất nông nghiệp khác C

7 Đất chuyên trồng lúa nước Đất trồng lúa nước còn lại

8 Đất ở tại đô thị Đất chuyên dùng Đất phi nông nghiệp khác

Từ kết quả trên (bảng 4.7) bản đồ đa dạng cá được hiệu chỉnh như sau

Hình 4.4 Bản đồ đa dạng loài cá Tp Cần Thơ

Dựa vào số loài có trên từng sinh cảnh, kết quả điều tra của những nghiên cứu trước và những tác động đến cá của từng kiểu sử dụng đất để tính mức độ đa dạng loài cá của từng kiểu sử dụng đất Thay đổi mã màu của từng lớp kiểu sử dụng đất (bảng 4.7) sao cho phù hợp với mức độ đa dạng sinh học tương ứng. Kết quả sau khi thực hiện chồng lắp các lớp bản đồ kiểu sử dụng đất đã hiệu chỉnh được thể hiện trên bản đồ đa dạng loài cá (hình 4.4)

Nhìn vào bản đồ ta thấy rằng quận Ninh Kiều có mức đa dạng loài cá rất thấp, đây là khu vực đô thị dân cư tập trung mật độ cao, nhiều khu công nghiệp và khu dân cư, vì thế kiểu sử dụng đất không thuận lợi cho các loài cá phát triển, chưa kể đến các nguồn ô nhiễm từ rác thải đô thị, nước thải từ khu công nghiệp sẽ ảnh hưởng đến loài cá rất nhiều, chính những điều kiện bất lợi như thế đã gây ra sự đa dạng cá rất thấp ở khu vực quận Ninh Kiều

Thảo luận một số tác nhân có khả năng gây ảnh hưởng đến sự biến động loài cá ở Tp Cần Thơ

Các đê bao khép kín được xây dựng ven các con sông, các đê này cô lập hoàn toàn môi trường bên trong và ngoài đê

Hình 4.7 Bản đồ ngập lũ tỉnh Cần Thơ có sự kiểm soát lũ (nguồn: trung tâm nghiên cứu và phát triển ĐBSCL, 2004)

Theo Trung tâm nghiên cứu và phát triển ĐBSCL (2004), Các công trình kiểm soát lũ Cần Thơ bao gồm: Vùng Bắc Cái Sắn có cao trình 2,7 m, ngăn chặn nguồn nước lũ từ phía Tứ Giác Long Xuyên đổ về; vùng Tây Sông Hậu chiếm 95% diện tích tỉnh Cần Thơ (tỉnh Cần Thơ củ chưa chia tách với Hậu Giang) với mục đích kiểm soát lũ cã năm và được chia thành 5 tiểu vùng thủy lợi:

+ Tiểu vùng ven sông Hậu: 58.700 ha, bao thành 35 ô thủy lợi

+ Tiểu vùng Cái Sắn – Thốt Nốt: 30.100 ha, kiểm soát lũ theo vùng lớn + Tiểu vùng Thốt Nốt – Ô Môn: 34.800 ha, kiểm soát lũ theo vùng lớn + Tiểu vùng Ô Môn - Xà No: 33.400 ha, kiểm soát lũ theo vùng lớn

+ Tiểu vùng Cần Thơ – Long Mỹ: 115.900 ha, kiểm soát lũ theo vùng lớn kết hợp với các ô Các công trình đê bao, cống đập như vậy đã ngăn chặn các loài thủy sản đi vào bên trong đê, vì thế lưu vực sinh sống chính của chúng chỉ ở trên sông Nhiều loài cá cần tìm vùng ngập rộng lớn để sinh sản hay những loài cá trắng tìm kiếm thức ăn bị mất môi trường cần thiết cho chúng Vì vùng ngập là vùng làm tăng sản lượng chủ yếu của cá nên khi vùng này mất đi thì loài cá cũng mất đi

4.4.1.2 Sử dụng quá mức chất hóa học Áp lực của lương thực, phát triển kinh tế xã hội nên người dân phải thâm canh tăng vụ trong nông nghiệp, đồng nghĩa với việc dịch bệnh ngày càng phát triển nhiều hơn Chính vì thế, các loài cá nước ngọt đang phải đối mặt với nhiều tác động từ việc sử dụng thuốc trừ sâu quá mức Khi chưa có đê bao, hàng năm lũ về mang phù sa bồi lắng trên đồng ruộng, đồng thời nước lũ cuốn đi những chất thải trên ruộng giúp cánh đồng sạch hơn tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các loài cá sinh sống

4.4.2 Chuyển mục đích sử dụng đất

4.4.2.1 Sự thay đổi đa dạng cá qua các giai đoạn

Hình 4.8 Hiện trạng cá qua các giai đoạn

Sự thay đổi kiểu sử dụng đất đã tác động đến nguồn lợi cá tự nhiên tại thành phố Cần Thơ, theo hình 4.8 trữ lượng cá đã rất cao trước năm 1990, nhưng sau năm 1990 thì nguồn cá đã giảm đáng kể Sự xáo trộn kiểu sử dụng đất là nguyên nhân làm mất môi trường sống cũng như bãi đẻ của các loài cá Bên cạnh sử dụng quá mức thuốc trừ sâu, phân hóa học đã gây ra cái chết của nhiều loài cá hoặc ảnh hưởng đến sự di truyền cho các thế hệ sau.

Trung bình số lần xuất hiện

Bảng 4.8 Hiện trạng sử dụng đất qua các giai đoạn

Số lần trả lời % Số lần trả lời % Số lần trả lời % Đất ở nông 0 0 1 0,7 2 1,4 Đất trồng cây 0 0 0 0 1 0,7 Đất trồng cây 1 0,7 12 8,5 4 2,8

Theo kết quả phỏng vấn (bảng 4.8), trước năm 1975 đa số người dân canh tác lúa một vụ do giai đoạn này chưa có nhiều hệ thống thủy lợi thủy nông nội đồng kiểm soát lũ, rửa chua, rửa phèn Bên canh đó, giống lúa truyền thống dài ngày không đáp ứng được nhu cầu thâm canh tăng vụ Canh tác lúa một vụ tạo điều kiện cho lũ tràn lên đồng mang theo nguồn cá vô cùng phong phú về đây kiếm ăn, tìm bãi đẻ Nhiều loài cá như cá Lóc Đồng (Chana striata), cá Rô Đồng

(Anabas testudineus), cá Rô Phi Vằn (Oreochromis niloticus), cá Chép (Cyprinus carpio carpio), cá Sặc Rằn (Trichogaster pectoralis), cá Trê Vàng (Clarias macrocephalus) chọn đồng ruộng là bãi đẻ chính Vì thế, việc cho lũ tràn vào đồng mang một ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ các loài này

Tuy nhiên do nhu cầu lương thực ngày càng tăng, khoa học kỹ thuật phát triển đã cho ra đời giống lúa ngắn ngày với thời gian tăng trưởng chỉ 105 ngày đã tạo tiền đề cho việc áp dụng mở rộng chuyển đổi canh tác lúa một vụ sang hai vụ. Giai đoạn 1975 đến 1990 là giai đoạn mở rộng trồng lúa hai vụ, nhiều công trình đê kè thấp được thiết kế xây dựng ngăn lũ đến khi thu hoạch lúa xong thì lũ vẫn có thể tràn vào đồng Nhờ có những đê bao đa chức năng như thế này, nước lũ vẫn có thể vào nội đồng và thời gian nước ở trên ruộng cũng lâu hơn Chính vì thế, nguồn cá tự nhiên bao gồm nhóm cá trắng và nhóm cá đen vẫn đi vào nội đồng tìm thức ăn và bãi đẻ, không những thế, thời gian lưu trú của chúng cũng lâu hơn Tuy canh tác lúa hai vụ cần phải có phân hóa học và thuốc trừ rầy nâu,nhưng số lượng ít không đến mức gây hại môi trường nghiêm trọng. Đến sau năm 1990, đê bao khép kín triệt để được xây dựng kết hợp các cống ngăn lũ ở các cửa sông nhánh đã tạo điều kiện thuận lợi cho canh tác lúa vụ ba Bên cạnh đó, trước áp lực phát triển kinh tế của một nước hầu như dựa hoàn toàn vào nông nghiệp, toàn bộ diện tích canh tác lúa vụ hai đã chuyển sang lúa ba vụ Những vùng lúc trước còn bỏ hoang thì bấy giờ được khai hoang để canh tác. Chính điều đó là nguyên nhân tăng diện tích đất canh tác lúa lên 54% so với giai đoạn canh tác lúa hai vụ Canh tác lúa ba vụ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bởi sử dụng thuốc hóa học quá mức; dòng nước lũ bị ngăn chặn hoàn toàn bởi đê bao khép kín đồng nghĩa với việc không cho cá một môi trường thuận lợi để sinh sản và phát triển.

4.4.2.2 Hiện trạng sử dụng đất

Hình 4.9 Diện tích các kiểu sử dụng đất năm 2005 và 2010 (nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ, 2012)

Theo số liệu đo đạc của Sở Tài Nguyên Môi Trường thì diện tích đất trồng lúa năm 2010 đã giảm đáng kể so với năm 2005, cụ thể chỉ trong 5 năm nhưng diện tích đã giảm 13326,1 ha tương đương mất đi 12,65% diện tích đất trồng lúa.Nguyên nhân giảm diện tích đất canh tác lúa là do sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất như sự phát triển các công trình giao thông nông thôn, các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp hay các khu đô thị Các công trình này gây những tác động nghiêm trọng đến đa dạng sinh học cá Hầu như các kiểu sử dụng đất mới đều không hội đủ điều kiện thuận lợi cho cá sinh trưởng và phát triển như thiếu nguồn nước, không gian sống bị chia cắt, môi trường sống bị ô nhiễm, thiếu thức ăn.

4.4.3 Công nghiệp hóa, đô thị hóa

Hình 4.10 Bản đồ đa dạng sinh học cá bị ảnh hưởng quy hoạch sử dụng đất Tp

Chồng lớp bản đồ qui hoạch sử dụng đất năm 2020 lên bản đồ đa dạng sinh học cá, sau đó sử dụng công cụ trong ArcGIS tính toán diện tích chồng lớp Kết quả tính toán cho thấy qui hoạch sử dụng đất đến năm 2020 đã tác động đến gần 2,4 nghìn ha diện tích có mức độ đa dạng loài cá cao, tác động đến 18 nghìn ha đất có mức độ cá trung bình, 921 ha đất có mức đa dạng thấp và 5,5 nghìn ha đất có mức đa dạng rất thấp bị tác động Số liệu cho thấy rằng, trên kiểu sử dụng đất có mức đa dạng cá thấp và rất thấp thì có diện tích nằm trong quy hoạch lại thấp hơn so với diện tích bị tác động của đất có mức đa dạng trung bình

4.4.4.1 Khai thác cá ở thượng nguồn

Theo Pengbun and Chanthoeun (2001), Trong hơn năm năm từ 1995 đến

2000, tổng sản lượng nghề đánh bắt cá đáy hàng năm dao động trong khoảng9.000 – 15.500 tấn Tại An Giang sản lượng của nghề khai thác cá là 195.000 tấn(RIA2/MRC, chưa công bố) Khoảng 70% sản lượng này là cá di cư (xuyên biên giới), tương đương với sản lượng hàng năm là 136.000 tấn Ngoài ra còn nhiều khu vực khai thác cá trên lưu vực sông Mê Công nhưng chưa có số liệu cụ thể.Với việc khai thác sản lượng lớn ở thượng nguồn sông Mê Công đã làm giảm hoặc biến mất của nhiều loài cá trắng, đặc biệt nghề khai thác cá ở Campuchia thường diễn ra vào tháng 1-4, đây là giai đoạn cá trắng tâp trung tại các vực sâu để cư trú và sinh sản nên chúng rất dễ bị tổn thương trong giai đoạn này (Sam,

1999) Bên cạnh đó, việc ngăn chặn lũ tràn vào đồng ruộng đã làm mất đi không gian ngập đủ rộng để nhóm cá Đen tìm bãi đẻ lý tưởng, do đó, chúng phải di cư đến vùng khác hoặc đã bị biến mất hoàn toàn

4.4.4.2 Khai thác tại Tp Cần Thơ

Tại Thành phố Cần Thơ sử dụng khá đa dạng ngư cụ khai thác thủy sản, hiện tại có 30 ngư cụ được người dân sử dụng khai thác Tùy từng khu vực, mùa vụ mà từng loại ngư cụ khác nhau được người dân sử dụng để khai thác thủy sản phù hợp Trên kênh rạch có 25 ngư cụ được sử dụng khai thác cá, mật độ khai thác cá tương đối dày Nhiều loại ngư cụ được sử dụng xuyên suốt trong năm như lợp cá bống, lợp tép, chài quăng, dớn.

Ngư cụ khai thác trên ruộng được sử dụng đa dạng hơn trên sông rạch, có

30 loại ngư cụ được tìm thấy trên ruộng (Lê Ngọc Diện, 2011) Nhìn chung các loại ngư cụ được sử dụng tập trung chủ yếu từ khoảng tháng 6 đến tháng 11, đây là giai đoạn lũ về, cá lên ruộng tìm thức ăn và bãi đẻ Ngoài tập trung nhiều loại ngư cụ vào thời gian lũ về thì mật độ khai thác cũng tương đối cao, hầu như sử dụng trên 20 ngày trên tháng Đây là giai đoạn để các loài các sinh sản và phát triển, nếu các loại ngư cụ có mắc lưới quá nhỏ sẽ có khả năng bắt luôn những loại cá con, cá mới sinh Ngoài 30 loại ngư cụ được tìm thấy, xuyệt điện được nhiều người dân phản ánh nhất Nhiều đối tượng đánh bắt cá đến từ địa phương khác sử dụng xuyệt điện khai thác trên cả sinh cảnh ruộng và sông, ao, hồ Loại ngư cụ này gây chết cả cá lớn và cá bé, trong khi đó họ chỉ bắt các con cá lớn.

Mối đe dọa đến loài quí: Theo Lê Ngọc Diện (2011) Tp Cần Thơ còn xuất hiện loài Cá Măng Rổ (Toxotos chatareus) là loài nằm trong sách đỏ với phân hạng VU A1a,c,d Đây là phân hạng nguy cấp bởi sự đánh bắt quá mức hay mất môi trường sinh sống của chúng Cá Măng Rổ có tập tính bắt mồi rất đặc sắc Khi phát hiện con mồi (như côn trùng) đang đậu ở cây cỏ ven bờ gần mặt nước, cá phóng một tia nước trúng con mồi rơi xuống để đớp Do đặc tính kiếm ăn như vậy, nếu môi trường sống của chúng không còn các nhánh cây ven các bờ sông, kênh hay ven các bờ ruộng thì chúng không thể bắt mồi được Các công trình đê kè bằng bê tông có thể là mối nguy hại rất lớn đối với loài này

Hình 4.11 Cá măng rổ (Toxotos chatareus) (nguồn: Baird, I.G, 1996)

Bảng 4.9 Cá Măng Rổ trên từng sinh cảnh

Sinh cảnh Số câu trả lời Phần trăm (%)

Đề xuất giải pháp bảo vệ đa dạng cá Tp Cần Thơ

Trong nhiều năm qua, các cơ quan chức năng của Tp Cần Thơ đã đề ra nhiều phương pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản địa phương thông qua các chính sách về phát triển nguồn lợi thủy sản, các qui định khai thác thủy sản như qui định về mắc lưới, thời gian khai thác, khu vực và ngư cụ khai thác Tuy nhiên để thực thi các chính sách, qui định đó vẫn còn là công việc khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian và nhân lực Trên cương vị là nhà nghiên cứu, tác giả muốn đề xuất một giải pháp khác mang tính hỗ trợ cho các biện pháp đã được đề xuất trước đây thực hiện khả thi hơn.

Giải pháp nghiên cứu, thu thập dữ liệu

Quản lí cơ sở dữ liệu hiệu quả cũng là một trong những biện pháp quản lí, bảo vệ đa dạng cá thành phố Cần Thơ Số liệu về loài cá, vị trí đánh bắt, thay đổi kiểu sử dụng đất cần được cập nhật liên tục và cần thiết có sự chia sẽ, kết hợp giữa các đơn vị khác nhau để có kết quả chính xác nhất Nghiên cứu này trình bày một phương pháp quản lí số liệu về cá có sự kết hợp giữa dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian (hệ thống GIS) Với mô hình quản lí dữ liệu này, công việc chia sẽ dữ liệu cũng như cập nhật dữ liệu thật sự dễ dàng, đơn giản và nhanh chóng (phụ lục 2) Tất cả các dữ liệu số được chia sẻ trên trang WebGis http://bit.ly/1CYaV0H

Kết luận

Đề tài sử dụng phần mềm ArcGIS Desktop kết hợp với phương pháp phỏng vấn đã xây dựng được bản đồ phân bố đa dạng loài cá nước ngọt trên địa bàn Thành phố Cần Thơ với bốn mức độ đa dạng sinh học cao (chiếm 8,1%), trung bình (chiếm 82,5%), thấp ( chiếm 2,4%) và rất thấp (chiếm 7%) được thiết lập dựa trên sự xuất hiện của số loài cá trên các kiểu sử dụng đất ở Cần Thơ

Mức độ đa dạng sinh học trên các con sông, kênh rạch cao nhất (76 loài), mức đa dạng trung bình ở kiểu sử dụng đất ruộng (55 loài), đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm (46 loài) và mức độ đa dạng thấp thuộc về đất ở nông thôn (30 loài) Vào mùa nước nổi, kiểu sử dụng đất ruộng rất quan trọng đối với sự phát triển của loài cá, đây là khu vực ngập rộng rất cần thiết cho cá tìm kiếm thức ăn và bãi đẻ Đề tài ghi nhận được người dân không nhận thấy sự xuất hiện của 32 loài cá, chủ yếu là do việc chuyển đổi cách sử dụng đất lúa từ hai vụ sang ba vụ. Đề tài ghi nhận được loài cá Măng rổ (Toxotos chatareus) là loài nằm trong sách đỏ Việt nam, tuy nhiên chưa được sự quan tâm nhiều từ cộng đồng Các công trình đê kè có thể tác động lớn nhất đối với biến mất của loài cá này.

Kiến nghị

Cần thực hiện nhiều nghiên cứu sâu hơn tại 28 vị trí điều tra trong luận văn này để bổ sung, cập nhật số liệu thường xuyên về cá và có sự hiệu chỉnh sự phân bố các loài cá trên từng kiểu sử dụng đất hợp lí.

Khuyến khích nhà khoa học nghiên cứu thêm về các yếu tố môi trường như chất lượng đất, nước tác động đến sự biến động của cá

Cân nhắc cẩn thận việc chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là chuyển từ lúa 2 vụ sang lúa 3 vụ Thiết kế, xây dựng đê bao hợp lí, tạo điều kiện cho cá đi vào nội đồng vào mùa lũ, đồng thời làm sạch đồng ruộng sau mỗi mùa vụ. Đưa thông tin về các loài cá nằm trong sách đỏ, loài quí, hiếm đến cộng đồng thông qua nhiều kênh truyền thông khác nhau như băng rôn, kênh truyền hình địa phương, phát thanh.

Ngày đăng: 21/05/2023, 16:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w