1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khảo sát chất lượng môi trường nước mặt tại rừng tràm mỹ phước tỉnh sóc trăng

98 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU (13)
    • 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ (13)
    • 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (14)
      • 1.2.1 Mục tiêu tổng quát (14)
      • 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (14)
    • 1.3 NỘI DUNG THỰC HIỆN (14)
    • 1.4 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (15)
  • CHƯƠNG 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU (16)
    • 2.1 SƠ LƢỢC VỀ TỈNH SÓC TRĂNG (16)
      • 2.1.1 Vị trí địa lý (16)
      • 2.1.2 Đặc điểm địa hình (17)
      • 2.1.3 Khí hậu (18)
      • 2.1.4 Tài nguyên (18)
      • 2.1.5 Sông ngòi (18)
      • 2.1.6 Đất đai (19)
    • 2.2 SƠ LƯỢC VỀ RỪNG TRÀM MỸ PHƯỚC TỈNH SÓC TRĂNG (19)
      • 2.2.1 Vị trí địa lý (19)
      • 2.2.2 Địa hình (20)
      • 2.2.3 Khí hậu (20)
      • 2.2.4 Tài nguyên động, thực vật rừng (20)
      • 2.2.5 Tổng quan về điều kiện kinh tế-xã hội của xã Mỹ Phước (21)
    • 2.3 TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC (23)
      • 2.3.1 Ô nhiễm môi trường nước (25)
      • 2.3.2 Các nguồn gây ô nhiễm (27)
      • 2.3.3 Các dấu hiệu nhận biết nguồn nước bị ô nhiễm (28)
      • 2.3.4 Ý nghĩa của nước đối với sinh vật (28)
      • 2.3.5 Quá trình tự làm sạch của nguồn nước (30)
    • 2.4 CÁC THÔNG SỐ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC (32)
      • 2.4.1 Giá trị pH (32)
      • 2.4.2 Độ dẫn điện (EC) (33)
      • 2.4.3 Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) (34)
      • 2.4.4 Nhu cầu oxy hóa học (COD) (35)
      • 2.4.5 Oxy hòa tan (DO) (36)
      • 2.4.6 Phosphate (P – PO 4 3- ) (37)
      • 2.4.7 Nitrate (N – NO 3 - ) (38)
      • 2.4.8 Chất rắn lơ lửng (TSS) (39)
      • 2.4.9 Amoni (N - NH 4 + ) (40)
      • 2.4.10 Nhiệt độ (41)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (42)
    • 3.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU (42)
    • 3.2 PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN (42)
    • 3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (43)
      • 3.3.1 Phương pháp chọn vị trí thu mẫu (43)
      • 3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp (44)
      • 3.3.3 Phương pháp phân tích mẫu nước (45)
      • 3.3.4 Phương pháp xử lý số liệu (46)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (48)
    • 4.1 CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI RỪNG TRÀM MỸ PHƯỚC (48)
      • 4.1.1 Chỉ tiêu pH (49)
      • 4.1.2 Độ dẫn điện (EC) (52)
      • 4.1.3 Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO) (54)
      • 4.1.4 Nhu cầu oxy hóa học (COD) (56)
      • 4.1.5 Hàm lƣợng Nitrate (NO 3 - ) (58)
      • 4.1.6 Hàm lƣợng Phosphate (PO 4 3- ) (60)
      • 4.1.7 Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) (63)
      • 4.1.8 Tổng hàm lƣợng chất rắn lơ lửng (TSS) (65)
      • 4.1.9 Amoni (NH 4 + ) (68)
      • 4.1.10 Nhiệt độ (70)
    • 4.3 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC TẠI CÁC KHU VỰC NGHIÊN CỨU (72)
    • 4.4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TẠI RỪNG TRÀM MỸ PHƯỚC (73)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (75)
    • 5.1 KẾT LUẬN (75)
    • 5.2 KIẾN NGHỊ (76)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (77)

Nội dung

Bảng 2.2 Các chất gây ô nhiễm nước quan trọng Chất gây ô nhiễm Nguyên nhân được xem là quan trọng Chất rắn lơ lửng Tạo nên bùn lắng và môi trường yếm khí khi nước thải chưa được xử lý đ

GIỚI THIỆU

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, môi trường toàn cầu đang bị biến đổi nhanh chóng

Người ta có thể đoán và biết trước được những biến đổi về môi trường trong tương lai

Song song với sự phát triển dân số cùng với sự tiến bộ khoa học kĩ thuật thì sự ô nhiễm nguồn nước ngày càng gia tăng Nước rất cần thiết cho sự sống và sự phát triển của con người trên toàn thế giới, như cho sinh hoạt của con người, cho nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông vận tải và các ngành kinh tế… mỗi đối tượng dùng nước đều có yêu cầu chất lượng nước khác nhau Vì vậy có thể nói, nước là thành phần không thể thiếu trong sinh quyển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đƣợc biết đến nhƣ một vùng đất có tính đa dạng sinh học đặc thù, thể hiện qua các sinh cảnh rừng ngập nước theo mùa, sinh cảnh rừng ngập mặn cửa sông ven biển, sinh cảnh đồng cỏ ngập nước và sinh cảnh rừng trên núi Tính đặc thù và sự phong phú của các sinh cảnh tạo cho ĐBSCL có nhiều loài động thực vật quý, hiếm có giá trị kinh tế và bảo tồn Tuy nhiên, theo cảnh báo của các chuyên gia IUCN (Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế), ĐBSCL là 1 trong 3 đồng bằng trên thế giới bị ảnh hưởng biến đổi khí hậu nặng nề nhất Điều này là mối đe dọa lớn dẫn đến làm suy giảm đa dạng sinh học cho ĐBSCL nói chung và các tỉnh ven biển Sóc Trăng nói riêng

Rừng tràm Mỹ Phước thuộc ấp An B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng là nơi có Di tích Khu căn cứ Tỉnh ủy thu hút khách du lịch về tham quan các di tích và tìm hiểu về lịch sử kháng chiến của tỉnh Sóc Trăng Rừng tràm Mỹ Phước với hệ sinh thái đặc trƣng, có nhiều loài động vật quý hiếm, thực vật phong phú và nhiều chủng loại: 127 loài thực vật bậc cao trên cạn, 8 loài thú, 70 loài chim, 15 loài lƣỡng cƣ và bò sát, 25 loài cá, trong đó có nhiều loài quý hiếm như cốc đế, cầy hương, rái cá

(http://baosoctrang.org.vn) Rừng tràm Mỹ Phước bao gồm 4 sinh cảnh chính: sinh cảnh rừng tràm ở khu vực phân trường Mỹ Phước I, ranh giới giữa phân trường Mỹ Phước I và II và phân trường Mỹ Phước II; Sinh cảnh rừng dừa nước gồm nhiều sinh

Luận văn tốt nghiệp Ngành QLTN&MT

TẤT THỦY TIÊN - B1508954 2 cảnh nhỏ nằm rải rác trong rừng tràm; Lung nằm phía Tây Bắc phân trường Mỹ Phước và gần khu căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng; Rừng đặc dụng

Khu rừng tràm Mỹ Phước tỉnh Sóc Trăng nằm trong dự án bảo tồn loài, sinh cảnh của Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Sóc Trăng nên cần phải được nghiên cứu và bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường nước Nếu môi trường nước trong các kênh rạch bị ô nhiễm sẽ làm cho các loài động vật, thực vật tại đây không có môi trường sống phù hợp, điều đó đồng nghĩa với việc đa dạng sinh học nơi đây bị thay đổi

Vậy nên đề tài: “Khảo sát chất lượng môi trường nước mặt tại rừng tràm Mỹ Phước, tỉnh Sóc Trăng” đƣợc thực hiện nhằm khảo sát về hiện trạng chất lƣợng môi trường nước mặt và đề xuất giải pháp quản lý chất lượng nước mặt tại vùng nghiên cứu phục vụ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học cho khu vực này đƣợc tốt hơn.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu tổng quát Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt tại các kênh dẫn bên trong và bên ngoài rừng tràm Mỹ Phước tỉnh Sóc Trăng và đề xuất giải pháp quản lý phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học

- Khảo sát hiện trạng môi trường nước tại các kênh dẫn bên trong và bên ngoài rừng tràm Mỹ Phước tỉnh Sóc Trăng

- Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước tại rừng tràm Mỹ Phước

- Đề xuất một số giải pháp quản lý và kiểm soát tác động từ yếu tố bên ngoài đến chất lượng nước bên trong tại khu vực nghiên cứu.

NỘI DUNG THỰC HIỆN

- Thu thập thông tin về hiện trạng rừng, diện tích và bản đồ nền tại KBT

- Xác định tọa độ các điểm thu mẫu ngẫu nhiên phân bố đều trên các kênh dẫn trên bản đồ bằng công cụ GPS và phần mềm QGIS

Luận văn tốt nghiệp Ngành QLTN&MT

- Tiến hành thu mẫu, phân tích một số chỉ tiêu chất lượng nước pH, EC, DO, COD, BOD 5 , TSS, NH 4 + , NO 3 - , PO 4 3-

- Đánh giá ảnh hưởng của chất lượng nước trên các kênh dẫn bên ngoài rừng tràm Mỹ Phước đến môi trường sống của sinh vật tại khu vực nghiên cứu

- Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng nước mặt tại rừng tràm Mỹ Phước, tỉnh Sóc Trăng.

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tƣợng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tại khu vực rừng tràm Mỹ Phước, tỉnh Sóc Trăng

- Phạm vi nghiên cứu: Nguồn nước mặt vào mùa khô và mùa mưa tại rừng tràm Mỹ Phước

Luận văn tốt nghiệp Ngành QLTN&MT

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

SƠ LƢỢC VỀ TỈNH SÓC TRĂNG

Sóc Trăng là tỉnh thuộc vùng châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long, vùng cung cấp sản lượng lương thực quan trọng của cả nước, nơi có sản phẩm xuất khẩu dồi dào và đa dạng, đặc biệt là gạo và hàng thủy sản, nông sản thực phẩm chế biến Đây là vùng có nhiều tiềm năng kinh tế để phát triển sản xuất, đồng thời cũng là nơi tiêu thụ hàng hóa và cung cấp dịch vụ lớn cho khu vực và cả nước (Cổng thông tin điện tử tỉnh Sóc

Trăng, 2010) 2.1.1 Vị trí địa lý

- Sóc Trăng là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở cửa Nam của sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh 231km, cách Cần Thơ 62km, có diện tích 3,311,7629 km 2 , dân số 1,289,411 người, là nơi có đông người Khmer và người Hoa sinh sống

- Sóc Trăng có địa giới hành chính tiếp giáp 3 tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long

 Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang

 Phía Tây Nam giáp Bạc Liêu

 Phía Đông Bắc giáp Trà Vinh và giáp biển Đông ở phía Đông và Đông Nam

- Vị trí tọa độ: 9 độ 12’ – 9 độ 56’ độ vĩ Bắc và 105 độ 33’ – 106 độ 23’ độ kinh Đông

- Tỉnh Sóc Trăng có 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 01 thành phố, 02 thị xã, 08 huyện, trong đó có 17 phường, 12 thị trấn và 80 xã

Luận văn tốt nghiệp Ngành QLTN&MT

Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng

(soctrang.gov.vn) 2.1.2 Đặc điểm địa hình Địa hình trong tỉnh Sóc Trăng thấp và tương đối bằng phẳng, có dạng lòng chảo, cao ở phía sông Hậu và biển Đông thấp dần vào trong, vùng thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc, với Độ cao cốt đất tuyệt đối từ 0,4 - 1,5 mét, độ dốc trung bình khoảng 1,5 cm/km chiều dài Tiểu địa hình có dạng gợn sóng không đều, xen kẽ là những giồng cát địa hình tương đối cao và những vùng thấp trũng nhiễm mặn, phèn

Sóc Trăng có hệ thống kênh rạch chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều ngày lên xuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4 m đến 1 m Thủy triều vùng biển gắn liền

Luận văn tốt nghiệp Ngành QLTN&MT

TẤT THỦY TIÊN - B1508954 6 với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cư dân địa phương, đồng thời còn mang lại nhiều điều kỳ thú cho du khách khi đến tham quan, du lịch và tìm hiểu hệ sinh thái rừng tự nhiên (Cổng thông tin điện tử tỉnh Sóc Trăng, 2010)

Tỉnh Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng gió mùa, được chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mƣa và mùa khô, trong đó mùa mƣa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 27 0 C, ít khi bão lũ Lƣợng mƣa trung bình trong năm là

1,864 mm/năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 8,9,10, trong mùa mƣa lƣợng mƣa tập trung lên đến 90% tổng lượng mưa cả năm, nhưng gần như năm nào cũng thường xảy ra hạn, tuy không nghiêm trọng nhƣng nó có thể làm tăng chi phí sản xuất, giảm chất lƣợng đối với cây trồng Độ ẩm trung bình là 83%, thuận lợi cho cây lúa và các loại hoa màu phát triển, cho năng suất và chất lƣợng sản phẩm cao (Cổng thông tin điện tử tỉnh Sóc Trăng, 2010)

Sóc Trăng còn có nguồn tài nguyên rừng với các loại cây chính như Tràm, bần, giá, vẹt, đước, dừa nước Rừng của Sóc Trăng thuộc hệ rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ở khu vực đất nhiễm phèn Sóc Trăng còn có 72 km bờ biển với 02 cửa sông lớn là sông Hậu và sông Mỹ Thanh, có nguồn hải sản đáng kể bao gồm cá đáy, cá nổi và tôm Sóc Trăng có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế biển tổng hợp, thuỷ hải sản, nông- lâm nghiệp biển, công nghiệp hướng biển, thương cảng, cảng cá, dịch vụcảng biển, xuất nhập khẩu, du lịch và vận tải biển

(Cổng thông tin điện tử tỉnh Sóc Trăng, 2010)

Sóc Trăng có hệ thống kênh rạch chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều ngày lên xuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4m đến 1m Thủy triều vùng biển không những gắn liền với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cư dân địa phương,

Luận văn tốt nghiệp Ngành QLTN&MT

TẤT THỦY TIÊN - B1508954 7 mà còn mang lại nhiều điều kỳ thú cho du khách khi đến tham quan, du lịch và tìm hiểu hệ sinh thái rừng tự nhiên

Nhờ vào địa thế đặc biệt, nơi dòng sông Hậu đổ ra biển Đông, vùng có nhiều trữ lƣợng tôm cá, Sóc Trăng có đủ điều kiện thuận lợi để cũng nhƣ phát triển kinh tế biển tổng hợp (Cổng thông tin điện tử tỉnh Sóc Trăng, 2010)

2.1.6 Đất đai Đất đai của Sóc Trăng có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc phát triển cây lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày như mía, đậu nành, bắp, các loại rau màu như hành, tới và các loại cây ăn trái như bưởi, xoài, Hiện đất nông nghiệp chiếm 82,89%, trong đó, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 62,13%, đất lâm nghiệp có rừng 11356 ha chiếm 3,43%, đất nuôi trồng thủy sản 54373 ha chiếm 16,42%, đất làm muối và đất nông nghiệp khác chiếm 0.97% Đất nông nghiệp trong địa bàn tỉnh chủ yếu sử dụng cho canh tác lúa, cây hàng năm khác và diện tích còn lại dùng trồng cây lâu năm và cây ăn trái, ngoài ra cũng có nhiều diện tích đất tự nhiên chƣa đƣợc sử dụng Đất đai tại Sóc Trăng có thể chia thành 4 nhóm chính là nhóm đất cát, nhóm đất phù sa, nhóm đất mặn, nhóm đất nhân tác (Cổng thông tin điện tử tỉnh Sóc Trăng, 2010)

SƠ LƯỢC VỀ RỪNG TRÀM MỸ PHƯỚC TỈNH SÓC TRĂNG

Hiện nay rừng tràm Mỹ Phước có tổng diện tích 387,37 ha, thuộc ấp An B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, cách thành phố Sóc Trăng khoảng 30km về phía Đông Bắc

- Phía Nam giáp huyện Thạnh Trị - Phía Tây Nam giáp huyện Ngã Năm - Phía Đông Bắc giáp huyện Mỹ Tú

Luận văn tốt nghiệp Ngành QLTN&MT

Rừng tràm Mỹ Phước là khu vực đất bãi bồi ven biển Mỹ Thanh lúc trước, đất đai màu mỡ tự nhiên nhƣng lại bị chua, phèn, độ mặn rất cao vào mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

Rừng tràm Mỹ Phước có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo và chia thành hai mùa rõ rệt Mùa mƣa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình trong những năm dao động từ 26,5 – 27,2 0 C

2.2.4 Tài nguyên động, thực vật rừng

- Khu vực rừng tràm Mỹ Phước có 127 loài thực vật bậc cao trên cạn thuộc 58 họ;

70 loài chim, thuộc 32 họ và 13 bộ; 8 loài thú, thuộc 6 họ và 3 bộ; 15 loài lƣỡng cƣ và bò sát, thuộc 10 họ và 2 bộ; 50 loài côn trùng trên cạn, thuộc 10 họ 2 bộ; 31 loài côn trùng nước, thuộc 19 họ và 6 bộ; 15 loài thực vật thủy sinh bậc cao (Macrophytes), thuộc 14 họ và 13 bộ; 100 loài phiêu sinh thực vật, thuộc 4 ngành; 79 loài động vật nổi, thuộc 5 ngành; 9 loài động vật đáy, thuộc 3 lớp; và 25 loài tôm cá, thuộc 16 họ và 6 bộ Trong đó, có 1 loài chim nằm trong danh mục sách đỏ Việt Nam (Phalacrocorax carbo sinensis: Cốc Đế); 4 loài thú (cầy hương, cầy giông Tây Nguyên, Mèo Cá và Rái Cá thường) được xếp trong sách đỏ Việt Nam cần được bảo tồn

- Rừng tràm Mỹ Phước bao gồm 4 sinh cảnh chính: Sinh cảnh rừng tràm ở khu vực phân trường Mỹ Phước I, ranh giới giữa phân trường Mỹ Phước I và II và phân trường Mỹ Phước II; Sinh cảnh rừng dừa nước gồm nhiều sinh cảnh nhỏ nằm rãi rác trong rừng tràm; Lung nằm phía Tây Bắc phân trường Mỹ Phước và gần khu căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng; Rừng đặc dụng (Đề cương dự án-thành lập khu bảo tồn loài, sinh cảnh rừng tràm Mỹ Phước)

Luận văn tốt nghiệp Ngành QLTN&MT

2.2.5 Tổng quan về điều kiện kinh tế-xã hội của xã Mỹ Phước

Dựa theo báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, xây dựng hệ thống chính trị năm 2016 của Đảng ủy xã Mỹ Phước, cho thấy tình hình kinh tế xã hội vùng dự án nhƣ sau: a) Về tình hình kinh tế

Về nông nghiệp toàn xã thực hiện tốt đề án tái cơ cấu sản xuất: diện tích gieo trồng cả năm 15,045 ha, năng suất 68,67 tạ/ha, sản lƣợng 88,264 tấn Năm 2016, diện tích toàn xã có 1.500 ha lúa đặc sản; Vụ lúa Đông Xuân 2016-2017 người dân tiếp tục sản xuất lúa chất lƣợng cao, bên cạnh đó đã ký bao tiêu với doanh nghiệp đƣợc 1.200 ha với giống RVT Diện tích cây mía của xã 160/195 ha, đến nay đã thu hoạch đƣợc

85/160 ha Ký bao tiêu với Công ty Long Mỹ Phát với diện tích 60/160 ha Diện tích màu lương thực trồng được 93 ha, màu thực phẩm trồng được 286 ha, cây ăn trái trồng đƣợc 352 ha, cải tạo nâng chất 26 ha, trồng cây có giá trị kinh tế cao đƣợc 52 ha (chủ yếu là cây có múi); Trồng cây phân tán đƣợc 153 ngàn cây

Chăn nuôi, qua khảo sát toàn xã có 6,097 con heo; đàn trâu 36 con; đàn bò 58 con; đàn gia cầm 216 ngàn con; Thủy sản thả nuôi đƣợc 810 ha Hỗ trợ phát triển sản xuất 135 cho 42 hộ dân với tổng số tiền là 300 triệu (mô hình chăn nuôi heo) đến nay heo đang phát triển tốt

Ban chỉ đạo giao thông thủy lợi triển khai kế hoạch năm 2016 với tổng số 05 công trình, khối lƣợng 17,202 m 3 , đến nay đã thực hiện xong 5 công trình với khối lƣợng 18,960 m 3 , kinh phí vận động nhân dân đóng góp trên 152 triệu đồng

Ngành điện, kéo mới đƣợc 90 hộ, trong đó: kéo mới đƣợc 05 hộ khmer, nâng tổng số hộ có điện toàn xã lên 4,361/4,460 hộ chiếm 97,78% Tổng số hộ câu đuôi trên toàn xã là 742/4,460 hộ chiếm 16,64% tổng số hộ toàn xã Khảo sát và đang chuẩn bị hạ thế điện tuyến kênh 8 Tỉnh ấp Phước Ninh và kênh Mới ấp Phước Thuận

Ngành cấp thoát nước kéo nước sinh hoạt cho 665 hộ dân sử dụng nước sạch ở 3 ấp Phước Thọ A, B, C, nâng tổng số toàn xã có 4,397 hộ sử dụng nước sạch và nước

Luận văn tốt nghiệp Ngành QLTN&MT

TẤT THỦY TIÊN - B1508954 10 hợp vệ sinh chiếm 98,59% tổng số hộ (trong đó số hộ sử dụng nước máy toàn xã là 1.830/4.460 hộ, chiếm 41,03%)

Toàn xã có 373 cơ sở dịch vụ mua bán nhỏ lẻ, có 2 câu lạc bộ trầm lá, bó chổi với 63 thành viên, thành lập mới đƣợc 01 tổ hợp tác với 15 thành viên nâng tổng số toàn xã có 7 tổ hợp tác với 208 thành viên (05 tổ hợp tác trồng lúa, 01 tổ hợp tác trồng mía, 01 tổ hợp tác chăn nuôi), các cơ sở và tổ hợp tác đều hoạt động tốt b) Về tình hình xã hội Ngành giáo dục, năm học 2016-2017 các điểm trường vận động học sinh ra lớp đƣợc 3,028/3,179 em học sinh (trong đó: Mẫu giáo 555/604 em; Tiểu học 1,619/1,708 em, THCS 854/867 em) Trường THCS Mỹ Phước A được Huyện ra quyết định công nhận đạt chuẩn quốc gia, từ đó xã có 1/8 trường đạt chuẩn quốc gia đạt 100% NQ Ben cạnh đó ngành còn mở đƣợc 01 lớp PCGD Tiểu học với 9/9 em PCTHCS đƣợc 01 lớp 22/21 em; XMC đƣợc 9/9 em

Ngành Y tế, Khám và điều trị được 2.921 lượt người nâng tổng số 31,677 lượt người, trong đó khám BHYT 19,645 lượt người Công tác bảo vệ chăm sóc bà mẹ - KHHGĐ: có 2,087 lƣợt bà mẹ khám đƣợc chăm sóc; Công tác chăm sóc trẻ em đƣợc:

Khám trẻ < 5 tuổi 2,008 lƣợt, tiêm chủng mở rộng 220/287 em; tỷ lệ suy dinh dƣỡng còn 13,26% Tỷ lệ người dân tham gia BHYT là 100% tổng số dân

Thực hiện tốt việc tuyên truyền các ngày lễ lớn, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 Công nhận đƣợc 3,562/4,460 hộ gia đình đạt chuẩn “gia đình văn hóa” chiếm 89,13%; đƣợc huyện công nhận và công nhận lại 10/13 ấp văn hóa chiếm 76,92%

TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC

Theo Nguyễn Khắc Cường (2002), nước là một tài nguyên vô cùng quý giá Nhờ nước mà trên Trái Đất tồn tại sự sống Nước là yếu tố chủ yếu chi phối mọi hoạt động của xã hội con người Nước sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt Nước có vai trò quan trọng trong tất cả các quá trình trao đổi chất, các phản ứng sinh hóa trong cơ thể sinh vật Nếu thiếu nước sự sống sẽ chấm dứt Nhu cầu cuộc sống càng cao, mức độ sử dụng nước trong sinh hoạt càng cao Nước là một nguyên liệu không thể thay thế được Nước ngọt đóng vai trò qua trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người

Nước là yếu tố chủ yếu của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống trên trái đất và cần cho các hoạt động kinh tế - xã hội của loài người Cùng với các dạng tài nguyên thiên nhiên khác, tài nguyên nước là một trong bốn nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội Các nguồn nước hầu hết là tài nguyên tái tạo, nằm trong chu trình tuần hoàn của nước dưới các dạng: mây, mưa, trong các vật thể chứa nước: sông, suối, đầm, ao, hồ,… nước dưới đất có áp và không có áp, ở tầng nông hay tầng sâu của đất đá và nước ở các vùng biển và đại dương thế giới Mặc dù nước trên trái đất là

Luận văn tốt nghiệp Ngành QLTN&MT

TẤT THỦY TIÊN - B1508954 12 khổng lồ, song lượng nước ngọt cho phép con người sử dụng chỉ chiếm một phần rất nhỏ bé

Nước trên hành tinh tồn tại ở ba thể khí, lỏng và rắn dưới nhiều dạng khác nhau: nước trên mặt đất, ngoài đại dương, ở các sông suối, hồ ao, các hồ nhân tạo, nước ngầm, nước trong khí quyển Lượng nước nhiều nhưng phân bố không đều theo không gian và thời gian (Nguyễn Võ Châu Ngân, 2004) Hơn 70% diện tích Trái Đất đƣợc bao phủ bởi nước Lượng nước trên Trái Đất khoảng 1,38 tỉ km 3 Trong đó 97% là nước mặn trong các đại dương trên thế giới có hàm lượng muối cao, không thích hợp cho nhu cầu sinh hoạt của con người Khoảng 2% nước thuộc dạng băng nằm ở hai cực của Trái Đất Chỉ 1% nước được con người sử dụng cho các hoạt động sống, trong đó 30% dùng cho mục đích tưới tiêu, 50% dùng cho các nhà máy sản xuất năng lượng, 7% dùng cho sinh hoạt và 12% dùng cho sản xuất công nghiệp (Bùi Thị Nga, 2000)

Bảng 2.1 Phân bố và dạng của nước trên Trái Đất Địa điểm Diện tích (km 2 ) Tổng thể tích nước

Các đại dương và biển (nước mặn)

Nước ngầm (đến độ sâu 0.8 km)

Tảng băng và băng hà

Luận văn tốt nghiệp Ngành QLTN&MT

Nguồn nước tự nhiên dồi dào đảm bảo cho Trái Đất luôn được cân bằng về khí hậu Nước là dung môi lý tưởng để hòa tan, phân bố các hợp chất vô cơ và hữu cơ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thế giới thủy sinh, phát triển các loài thủy sản và các loài động thực vật trên cạn Nước cũng là môi trường thuận lợi cho giao thông đường thủy, nghỉ ngơi, thể thao, giải trí (Nguyễn Võ Châu Ngân, 2004) Tuy nhiên, do tốc độ gia tăng dân số và sự phát triển của các KCN, các chất thải đƣợc thải trực tiếp ra sông rạch làm cho khả năng tự làm sạch của thủy vực bị giới hạn, người dân hàng ngày phải sống chung với chất thải trên sông rạch, nước từ các thủy vực này bóc mùi hôi thối, lƣợng chất thải sinh hoạt ngày càng tăng tỉ lệ thuận với tốc độ gia tăng dân số và phát triển công nghiệp Điều này đã đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, nhất là trên rạch quanh đô thị (Bùi Thị Nga, 2006) Theo số liệu báo động của Liên Hiệp Quốc, hiện nay có trên 50 quốc gia trên thế giới đang lâm vào cảnh thiếu nước, đặc biệt nghiêm trọng ở các vùng Châu Phi, vùng Trung Đông, vùng Trung Á, Châu Úc và cả các quốc gia phát triển nhƣ Mỹ, Pháp, Nhật, Đức, Singapore Mỗi ngày trên thế giới có hàng trăm người chết vì những nguyên nhân liên quan đến nước như đói khát, dịch bệnh (Lê Anh Tuấn, 2008) Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) cảnh báo trong 15 năm tới sẽ có gần 2 tỷ người phải sống tại khu vực khan hiếm nguồn nước và 2/3 cư dân trên Trái Đất có thể thiếu nước

- Sự ô nhiễm nước là sự có mặt của một hay nhiều chất lạ trong môi trường, dù chất đó có hại hay không Khi vƣợt quá ngƣỡng chịu đựng của cơ thể sinh vật thì chất đó sẽ trở nên độc hại (Lê Văn Khoa, 1995)

- Theo hiến chương Châu Âu:“ Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã”

- Theo Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam (2014), ô nhiễm nước là việc đưa vào nguồn nước các tác nhân lí, hóa, sinh học và nhiệt không đặc trưng về thành phần hoặc

Luận văn tốt nghiệp Ngành QLTN&MT

TẤT THỦY TIÊN - B1508954 14 hàm lượng đối với môi trường ban đầu đến mức có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường của một loài sinh vật nào đó hoặc thay đổi tính chất trong lành của môi trường ban đầu

Bảng 2.2 Các chất gây ô nhiễm nước quan trọng

Chất gây ô nhiễm Nguyên nhân đƣợc xem là quan trọng

Chất rắn lơ lửng Tạo nên bùn lắng và môi trường yếm khí khi nước thải chưa được xử lý được đưa vào môi trường

Các chất hữu cơ có thể phân hủy bằng con đường sinh học Thường được đo bằng chỉ tiêu COD và BOD; nếu thải thẳng vào nguồn nước, quá trình phân hủy sinh học sẽ làm suy kiệt oxy hòa tan của nguồn nước

Các mầm bệnh Các bệnh truyền nhiễm có thể lây nhiễm từ các vi sinh vật gây bệnh trong nước thải

Các dưỡng chất Nitơ và phốtpho cần thiết cho sự phát triển của các vi sinh vật; khi được thải vào nguồn nước nó có thể làm gia tăng sự phát triển của các loài không mong đợi; khi thải ra với số lƣợng lớn trên mặt đất nó có thể gây ô nhiễm nước ngầm

Các chất ô nhiễm nguy hại Các hợp chất hữu cơ hay vô cơ có khả năng gây ung thƣ, biến dị, thai dị dạng hoặc gây độc cấp tính

Các chất hữu cơ khó phân hủy Không thể xử lý bằng các biện pháp thông thường, ví dụ các nông dƣợc, các hợp chất phenol,…

Kim loại nặng Có trong nước thải thương mại và công nghiệp và cần loại bỏ khi tái sử dụng nước thải Một số ion kim loại ức chế các quá trình xử lý sinh học

Chất vô cơ hòa tan Hạn chế việc sử dụng nước cho các mục đích nông, công nghiệp

Nhiệt năng Làm giảm khả năng bảo hòa oxy trong nước và thúc đẩy sự phát triển của thủy sinh vật

Ion hyđrô (pH) Có khả năng gây nguy hại cho thủy sinh vật

(Tổng hợp từ Metcalf & Eddy 1991 và Rich, 1980)

Luận văn tốt nghiệp Ngành QLTN&MT

2.3.2 Các nguồn gây ô nhiễm Ô nhiễm do các yếu tố tự nhiên, ô nhiễm do hoạt động của con người, ô nhiễm từ nước thải khu công nghiệp và chế biến, ô nhiễm do nước thải từ hoạt động nông nghiệp a) Ô nhiễm do các yếu tố tự nhiên Ô nhiễm tự nhiên là do quá trình phát triển và chết đi của các loài thực vật, động vật có trong nguồn nước hoặc do nước mưa rửa trôi các chất gây ô nhiễm từ trên mặt đất chảy vào nguồn nước (Lê Hoàng Việt, 2003) b) Ô nhiễm do hoạt động của con người

 Nước thải từ khu dân cư, khu đô thị tập trung

Nước thải sinh hoạt là nước đã sử dụng cho các mục đích ăn uống, sinh hoạt, tắm rửa, vệ sinh nhà cửa, các khu dân cư, công trình công cộng, cơ sở dịch vụ, nước thải sinh hoạt được hình thành trong quá trình sinh hoạt của con người Đặc điểm nước thải sinh hoạt là hàm lƣợng các chất hữu cơ không bền vững cao, dễ bị phân hủy sinh học như cacbon hydrat, protein, chất dinh dưỡng, nước ô nhiễm có hàm lượng chất hữu cơ cao nên nước có màu đen Tuy nhiên, trong thực tế khối lượng trung bình của các tác nhân này do con người là khác nhau Hàm lượng các tác nhân gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt còn phụ thuộc nhiều yếu tố: chất lượng bữa ăn, lượng nước sử dụng và hệ thống tiếp nhận nước thải Khi nước thải chưa được xử lý đưa vào kênh rạch sẽ gây ô nhiễm nước chủ yếu có các biểu hiện chính là: gia tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng, gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa dẫn tới ảnh hưởng tiêu cực trong việc cấp nước cho các mục đích khác nhau, gia tăng mùi hôi, nhiều vi trùng (Bùi Thị Nga,

 Nước thải từ khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm chứa nhiều chất hữu cơ với hàm lượng cao, nước thải các xí nghiệp thuộc da ngoài chất hữu cơ còn có kim loại nặng, nước thải của xí nghiệp ắc quy có nồng độ acid, độ chì cao, khi nước thải công

Luận văn tốt nghiệp Ngành QLTN&MT

TẤT THỦY TIÊN - B1508954 16 nghiệp đƣợc xả vào các ao hồ nhƣ là một biện pháp xử lý thì các chất ô nhiễm có thể thấm qua đất vào nguồn nước (Nguyễn Võ Châu Ngân, 2003)

 Nước thải từ hoạt động nông nghiệp

CÁC THÔNG SỐ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC

2.4.1 Giá trị pH pH là nồng độ phân tử gam của ion hydro (H + ) trong dung dịch, pH là giá trị logarit (pH=log[H + ]) nên sự khác nhau một đơn vị pH thì độ axit khác nhau 10 lần

Giá trị pH biểu thị mức độ mạnh yếu của một dung dịch axit hoặc dung dịch kiềm

Sự thay đổi giá trị pH trong nước có thể dẫn đến những thay đổi về thành phần các chất trong nước do quá trình hòa tan và kết tủa, hoặc thúc đẩy hay ngăn chặn những phản ứng hóa học, sinh học xảy ra trong nước

Trong nguồn nước tự nhiên pH thường trong khoảng 5-8 Giá trị thấp hoặc cao hơn chứng tỏ nguồn nước bị tác động do con người hoặc do điều kiện tự nhiên làm cho nguồn nước mang tính axit hoặc bazơ, pH trong nước phụ thuộc vào:

- Quá trình hô hấp của thủy sinh, quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ: quá trình này giải phóng ra nhiều CO 2 , CO 2 phản ứng với nước tạo ra H + và bicarbonate làm giảm pH của nước Trong các ao giàu dinh dưỡng, thực vật phù du phát triển mạnh – vào lúc sáng sơm pH nước khoảng 6,5, sau bổi trưa khi quá trình quang hợp xảy ra mạnh pH nước có thể lên đến 9-10

- Quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh: quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh hấp thụ CO 2 làm pH tăng dần Khi CO 2 tự do hòa tan trong nước bị hấp thụ hoàn toàn thì pH tăng lên 8,34 Do thực vật quang hợp hấp thụ CO 2 nhanh hơn lƣợng

CO 2 tạo ra từ quá trình hô hấp của thủy sinh vật nên thực vật phải lấy CO 2 từ sự chuyển hóa HCO 3 - và sinh ra nhiều carbonate làm tăng pH của nước lên trên 8,34

Do quá trình quang hợp diễn ra theo chu kỳ ngày đêm nên dẫn tới sự biến động pH theo ngày đêm Ban ngày có ánh sáng, thực vật quang hợp làm pH trong nước tăng dần, pH đạt giá trị cao nhất vào lúc 14:00 – 16:00 giờ, vì lúc này cường độ ánh sáng

Luận văn tốt nghiệp Ngành QLTN&MT

TẤT THỦY TIÊN - B1508954 21 cao nhất Ban đêm chỉ có quá trình hô hấp xảy ra làm tăng lƣợng CO 2 làm giảm pH, pH giảm đến mức thấp nhất vào lúc bình minh 6:00 giờ Biên độ biến động pH theo ngày đêm còn phụ thuộc vào mức độ dinh dưỡng của môi trường nước vì dinh dưỡng quyết định đến mật độ của thực vật (Đặng Kim Chi, 1998) pH là một trong các yếu tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của thực vật thủy sinh Nếu pH trong môi trường quá thấp hay quá cao đều không có lợi cho đời sống của thủy sinh vật, pH nước thấp vi sinh vật sẽ hoạt động yếu và làm cho các quá trình chuyển hóa các hợp chất hữu cơ thành vô cơ hay các chất ít độc hơn bị cản trở

Theo QCVN 08:2015/BTNMT, chất lượng nước có trị số pH nằm trong giới hạn cột A1 (6 – 8,5) sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác; nằm trong giới hạn cột A2 (6 – 8,5) chất lượng nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhƣng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp, bảo tồn động thực vật thủy sinh hoặc có mục đích sử dụng khác; nằm trong giới hạn cột B1 (5,5 - 9) dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự; nằm trong giới hạn cột B2 (5,5 - 9) chỉ dùng cho giao thông thủy và mục đích sử dụng khác với yêu cầu nước chất lượng thấp

2.4.2 Độ dẫn điện (EC) Độ dẫn điện EC (Electrical Conductivity) là đại lƣợng biểu thị nồng độ cation và anion hòa tan trong nước Qua độ dẫn điện có thể đánh giá tổng số muối tan trong nước Độ dẫn điện phản ánh khả năng dẫn điện của dung dịch nước Độ dẫn điện phụ thuộc vào sự có mặt của các ion, nồng độ, độ linh động, hóa trị của chúng và nhiệt độ của dung dịch nước

Mối tương quan giữa lượng chất rắn như muối trong phân bón tỷ lệ trực tiếp với độ dẫn điện của nó, vì vậy lƣợng chất rắn cao gây độ dẫn cao Vì khi phân bón hòa tan trong nước chúng trở thành các “ion”, có mang điện tích âm hoặc dương, nên chúng sinh ra dòng điện Chỉ số EC chỉ diễn tả nồng độ ion hòa tan trong nước chứ không thể hiện đƣợc nồng độ của từng thành phần riêng biệt (Huỳnh Trâm Anh, 2017)

Luận văn tốt nghiệp Ngành QLTN&MT

Nước chứa nhiều hợp chất vô cơ hòa tan sẽ có độ dẫn điện cao Hay EC là thước đo gần đúng các chất vô cơ trong nước Các ion này thường là muối kim loại như NaCl, KCl,… Tác động ô nhiễm của nước có EC cao thường liên quan đến tính độc hại của các ion trong nước (Lê Trình, 1997)

2.4.3 Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD)

Nhu cầu oxy sinh hóa là lƣợng oxy cần thiết để vi sinh vật tiêu thụ trong quá trình oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước ( đặc biệt là nước thải) Chỉ tiêu này thường đƣợc biểu diễn bằng BOD5 có nghĩa là lƣợng oxy hòa tan đã bị vi sinh vật sử dụng để oxy hóa các hợp chất hữu cơ trong vòng 5 ngày ở nhiệt độ 20 o C Chỉ tiêu này phản ánh lượng cacbon hữu cơ có thể phân hủy bằng con đường sinh học nước sạch thường có giá trị nhỏ hơn 1mg/L Các con sông được coi là ô nhiễm khí trong nước sông có hàm lƣợng BOD 5 lớn hơn 5mg/L (Lê Hoàng Việt, 2000)

Thời gian cần thiết để các vi sinh vật oxy hóa hoàn toàn các chất hữu cơ có thể kéo dài đến vài chục ngày tùy thuộc vào tính chất của nước thải, nhiệt độ và khả năng phân hủy các chất hữu cơ của hệ vi sinh vật trong nước thải Đối với nước thải sinh hoạt và một số nước thải ngành công nghiệp có thành phần gần giống nước thải sinh hoạt thì lƣợng oxy tiêu hao để oxy hóa các chất hữu cơ trong vài ngày đầu chiếm 21%, cách qua 5 ngày đêm chiếm 87% và qua 20 ngày đêm chiếm 99%, để kiểm tra khả năng làm việc của các công trình xử lý nước thải người ta thường dùng chỉ tiêu BOD5 (Lê

BOD là một chỉ tiêu dùng để xác định mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước BOD là lƣợng oxy cần thiết để vi khuẩn phân hủy các chất hữu cơ ở điều kiện yếm khí Trong môi trường nước, khi quá trình oxi hóa sinh học xảy ra thì các vi khuẩn sử dụng oxi hòa tan Phản ứng xảy ra nhƣ sau:

Chất hữu cơ + O 2 -> CO 2 + H 2 O Vận tốc của quá trình oxi hóa nói trên phụ thuộc vào số vi khuẩn có trong nước và nhiệt độ của nước

Luận văn tốt nghiệp Ngành QLTN&MT

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 08/2018 - 12/2018 - Địa điểm nghiên cứu: Rừng tràm Mỹ Phước, tỉnh Sóc Trăng

- Thời điểm thu mẫu: vào mùa mƣa và mùa khô Mùa khô (đợt 1): mẫu đƣợc thu vào khoảng cuối tháng 3 và đầu tháng 5 âm lịch

- Lần 1: 09/05/2018 - Lần 2: 11/05/2018 - Lần 3: 22/06/2018 Mùa mƣa (đợt 2): 17/08/2018 (đƣợc thu vào đầu tháng 7 âm lịch)

Vùng nghiên cứu có hệ thống đê bao khép kín nên mực nước của các kênh dẫn không bị ảnh hưởng bởi chế độ triều mà ảnh hưởng chủ yếu bởi nước mưa Việc đóng hay mở cống tùy vào mực nước trong kênh dẫn Tuy nhiên, vào thời gian thu mẫu nước tại khu vực nghiên cứu không mở cống nên không ảnh hưởng đến sự biến động của dòng chảy trong kênh.

PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

- Xuồng - Máy định vị GPS - Chai nhựa 1000ml để chứa mẫu nước đem về phân tích - Thùng xốp để bảo quản mẫu

- Các dụng cụ văn phòng phẩm và hóa chất phòng thí nghiệm - Máy đo pH, DO, EC

Luận văn tốt nghiệp Ngành QLTN&MT

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mẫu nước mặt được thu tại các kênh dẫn tại rừng tràm Mỹ Phước theo 2 đợt thu mẫu Sau khi thu, mẫu đƣợc bảo quản trong thùng trữ mẫu ở 4 0 C Sau đó, mẫu đƣợc đem phân tích ngay tại phòng thí nghiệm Chất lượng môi trường, thuộc bộ môn Khoa học môi trường, khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên

3.3.1 Phương pháp chọn vị trí thu mẫu

Các vị trí thu mẫu tại rừng tràm Mỹ Phước gồm 28 vị trí:

- Vị trí thu mẫu bên trong bao gồm 12 vị trí: VT 1, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 20, 21 Tại các kênh dẫn bên trong rừng tràm chủ yếu trồng cây tràm, dừa nước và bình bát Nước trong kênh không trao đổi, nếu có trao đổi chủ yếu với nước mưa, mặt nước tương đối tĩnh, đa số tại các vị trí nước có màu nâu đen, bốc mùi

- Vị trí thu mẫu bên ngoài bao gồm 16 vị trí: VT 2, 3, 4, 5, 15, 16, 17, 18, 19, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 Các vị trí bên ngoài rừng tràm giáp với khu lâm trường, chủ yếu trồng tràm và cây keo lai, nước ít lưu thông, tích tụ nhiều chất hữu cơ làm nước có mùi hôi

Hình 3.1 Bản đồ vị trí thu mẫu tại rừng tràm Mỹ Phước, tỉnh Sóc Trăng

Luận văn tốt nghiệp Ngành QLTN&MT

Dựa vào thông tin thu thập đƣợc từ BQL KBT và bản đồ hiện trạng, tiến hành chấm điểm ngẫu nhiên trên các kênh chính, kênh phụ ở khu vực trong và ngoài KBT

Tổng cộng có 28 vị trí thu mẫu, mẫu đƣợc thu vào 2 đợt mùa mƣa và mùa khô

Chọn vị trí thu mẫu: chấm điểm trước trên bản đồ, sau đó đến vị trí thu mẫu quan sát thực địa, thu những điểm gần vị trí đã chọn trước đó, dùng GPS xác định tọa độ

Cuối cùng nhập tọa độ tại vị trí thu mẫu lên bản đồ

3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Tổng hợp các tài liệu về tài nguyên nước mặt từ các đề tài nghiên cứu, báo cáo khoa học, tham khảo nghiên cứu những luận văn tốt nghiệp ở Trung tâm học liệu, thƣ viện khoa trước đây và các phương tiện truyền thông có liên quan

Thu thập thông tin về diện tích, hiện trạng rừng, bản đồ nền tại khu vực nghiên cứu từ BQL Khu bảo tồn rừng tràm Mỹ Phước

* Các bước thu mẫu nước tại hiện trường :

- Đầu tiên dùng chai nhựa 01 lít để thu mẫu

- Tiếp theo đến giữa dòng nước để thu mẫu, trước khi thu mẫu chai phải được rửa thật sạch, tráng lại bằng nước của kênh sẽ thu mẫu

- Tiếp đến đậy nắp chai lại, ấn sâu vào nước khoảng 20 – 30 cm, mở nắp cho nước tràn vào đầy chai và đậy nắp lại, cố định bảo quản mẫu tùy theo chỉ tiêu phân tích

- Sau khi thu mẫu xong dùng băng keo dán lên chai nhựa đã thu mẫu ghi lại các chi tiết về địa điểm, ngày giờ thu mẫu

- Cuối cùng đem mẫu bỏ vào thùng xốp đã có nước đá để bảo quản mẫu, mẫu phải đƣợc bảo quản ở nhiệt độ là 4 o C

- Lấy máy đo pH, máy đo EC, máy đo DO để tiến hành đo mẫu ngay tại hiện trường và ghi kết quả đo trực tiếp tại hiện trường

- Đem mẫu từ hiện trường về phòng thí nghiệm để phân tích các chỉ tiêu còn lại

Luận văn tốt nghiệp Ngành QLTN&MT

3.3.3 Phương pháp phân tích mẫu nước

- pH, EC, DO: bằng máy đo tại hiện trường

- COD, BOD 5 , TSS, NH 4 + , NO 3 - , PO 4 3- : thu mẫu mang về phòng thí nghiệm phân tích

Bảng 3.1 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước mặt

STT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Phương pháp phân tích

1 pH - Đo bằng máy đo tại hiện trường Máy đo pH cầm tay pH5+ Eutech Instruments

2 EC mS/cm Đo bằng máy đo tại hiện trường Máy đo EC

3 DO mg/L Đo bằng máy đo tại hiện trường Máy đo

4 COD mg/L Phương pháp chuẩn độ Dicromate

5 TSS mg/L Phân tích trong PTN theo TCVN 6625:2000

(ISO 11923-1997) – bằng cách lọc qua sợi lọc bằng thủy tinh, sấy ở nhiệt độ 150 0 C trong 1-2 giờ Cân trọng lượng giấy trước và sau khi lọc – sấy để tính toán kết quả TSS

6 NH 4 + mg/L Phân tích trong PTN, đo bằng máy so màu

UV-VIS 1800-bước sóng = 425nm, chiều dài cuvet L = 50mm, tính toán kết quả

7 NO 3 - mg/L Phương pháp salycylate sodium

8 PO 4 3- mg/L Phân tích trong PTN theo TCVN 6202:1996- phương pháp trắc phổ dùng amoni molipdat

Xây dựng đường chuẩn với dung dịch chuẩn, phân tích mẫu và so màu bằng máy quang phổ DR 500, dựa vào đường chuẩn để tính toán kết quả

9 BOD 5 mg/L Phân tích trong PTN theo phương pháp APHA

Luận văn tốt nghiệp Ngành QLTN&MT

5210-1999, đo DO 0 trước khi ủ và đo DO 5 sau khi ủ 5 ngày ở nhiệt độ 20 0 C, sau đó tính toán kết quả BOD 5 (20 0 C)

3.3.4 Phương pháp xử lý số liệu

- Tổng hợp số liệu, so sánh, đánh giá: từ kết quả phân tích so sánh các chỉ tiêu với quy chuẩn nước mặt QCVN 08:2015/BTNMT loại A1 tiến hành đánh giá chất lượng nước mặt Sau khi đánh giá sẽ xác định đƣợc các chỉ tiêu trong các kênh dẫn có bị ô nhiễm hay không

Bảng 3.2 Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt

TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn (A1)

4 Oxy hòa tan (DO) mg/L

5 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/L 20

- Sử dụng Microsoft Excel để nhập, xử lý số liệu và vẽ đồ thị biến động các thông số nước mặt: pH, DO, EC, COD, BOD, TSS, NO3 -

, PO 4 3- , NH 4 + - Kết hợp MapInfo thể hiện lên bản đồ các điểm thu mẫu tại rừng tràm Mỹ Phước

Luận văn tốt nghiệp Ngành QLTN&MT

- Dùng phần mềm IBM SPSS statistics for Windows, Version 20.0 (IBM Corp, Armonk, NY, USA) để so sánh biến động số liệu chất lượng nước theo mùa và theo kênh dẫn

- Sử dụng Microsolf Word để viết báo cáo

Luận văn tốt nghiệp Ngành QLTN&MT

Ngày đăng: 26/05/2024, 18:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng - khảo sát chất lượng môi trường nước mặt tại rừng tràm mỹ phước tỉnh sóc trăng
Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng (Trang 17)
Hình 3.1 Bản đồ vị trí thu mẫu tại rừng tràm Mỹ Phước, tỉnh Sóc Trăng - khảo sát chất lượng môi trường nước mặt tại rừng tràm mỹ phước tỉnh sóc trăng
Hình 3.1 Bản đồ vị trí thu mẫu tại rừng tràm Mỹ Phước, tỉnh Sóc Trăng (Trang 43)
Hình 4.1 Giá trị pH theo mùa tại các vị trí thu mẫu - khảo sát chất lượng môi trường nước mặt tại rừng tràm mỹ phước tỉnh sóc trăng
Hình 4.1 Giá trị pH theo mùa tại các vị trí thu mẫu (Trang 49)
Hình 4.2 Giá trị pH trung bình giữa mùa và kênh dẫn - khảo sát chất lượng môi trường nước mặt tại rừng tràm mỹ phước tỉnh sóc trăng
Hình 4.2 Giá trị pH trung bình giữa mùa và kênh dẫn (Trang 50)
Bảng 4.2 Giá trị trung bình pH của kênh dẫn bên ngoài và bên trong - khảo sát chất lượng môi trường nước mặt tại rừng tràm mỹ phước tỉnh sóc trăng
Bảng 4.2 Giá trị trung bình pH của kênh dẫn bên ngoài và bên trong (Trang 51)
Hình 4.4 Giá trị EC theo mùa tại các vị trí thu mẫu - khảo sát chất lượng môi trường nước mặt tại rừng tràm mỹ phước tỉnh sóc trăng
Hình 4.4 Giá trị EC theo mùa tại các vị trí thu mẫu (Trang 52)
Hình 4.5 Giá trị EC trung bình giữa mùa và kênh dẫn - khảo sát chất lượng môi trường nước mặt tại rừng tràm mỹ phước tỉnh sóc trăng
Hình 4.5 Giá trị EC trung bình giữa mùa và kênh dẫn (Trang 53)
Hình 4.7 Giá trị DO theo mùa tại các vị trí thu mẫu - khảo sát chất lượng môi trường nước mặt tại rừng tràm mỹ phước tỉnh sóc trăng
Hình 4.7 Giá trị DO theo mùa tại các vị trí thu mẫu (Trang 54)
Hình 4.8 Giá trị DO trung bình giữa mùa và kênh dẫn - khảo sát chất lượng môi trường nước mặt tại rừng tràm mỹ phước tỉnh sóc trăng
Hình 4.8 Giá trị DO trung bình giữa mùa và kênh dẫn (Trang 55)
Hình 4.9 Giá trị COD theo mùa tại các vị trí thu mẫu - khảo sát chất lượng môi trường nước mặt tại rừng tràm mỹ phước tỉnh sóc trăng
Hình 4.9 Giá trị COD theo mùa tại các vị trí thu mẫu (Trang 56)
Hình 4.10 Giá trị COD trung bình giữa mùa và kênh dẫn - khảo sát chất lượng môi trường nước mặt tại rừng tràm mỹ phước tỉnh sóc trăng
Hình 4.10 Giá trị COD trung bình giữa mùa và kênh dẫn (Trang 57)
Hình 4.11 Giá trị NO 3 -  theo mùa tại các vị trí thu mẫu - khảo sát chất lượng môi trường nước mặt tại rừng tràm mỹ phước tỉnh sóc trăng
Hình 4.11 Giá trị NO 3 - theo mùa tại các vị trí thu mẫu (Trang 58)
Hình 4.12 Giá trị NO 3 -  trung bình giữa mùa và kênh dẫn - khảo sát chất lượng môi trường nước mặt tại rừng tràm mỹ phước tỉnh sóc trăng
Hình 4.12 Giá trị NO 3 - trung bình giữa mùa và kênh dẫn (Trang 59)
Hình 4.13 Vị trí thu mẫu 21 - khảo sát chất lượng môi trường nước mặt tại rừng tràm mỹ phước tỉnh sóc trăng
Hình 4.13 Vị trí thu mẫu 21 (Trang 59)
Hình 4.15 Giá trị trung bình PO 4 3-  của kênh dẫn bên ngoài và bên trong - khảo sát chất lượng môi trường nước mặt tại rừng tràm mỹ phước tỉnh sóc trăng
Hình 4.15 Giá trị trung bình PO 4 3- của kênh dẫn bên ngoài và bên trong (Trang 61)
Hình 4.16 Giá trị PO 4 3- - khảo sát chất lượng môi trường nước mặt tại rừng tràm mỹ phước tỉnh sóc trăng
Hình 4.16 Giá trị PO 4 3- (Trang 61)
Hình 4.17 Vị trí thu mẫu 13 và 19 - khảo sát chất lượng môi trường nước mặt tại rừng tràm mỹ phước tỉnh sóc trăng
Hình 4.17 Vị trí thu mẫu 13 và 19 (Trang 62)
Hình 4.18 Giá trị BOD 5  theo mùa tại các vị trí thu mẫu - khảo sát chất lượng môi trường nước mặt tại rừng tràm mỹ phước tỉnh sóc trăng
Hình 4.18 Giá trị BOD 5 theo mùa tại các vị trí thu mẫu (Trang 63)
Hình 4.21 Giá trị TSS theo mùa tại các vị trí thu mẫu - khảo sát chất lượng môi trường nước mặt tại rừng tràm mỹ phước tỉnh sóc trăng
Hình 4.21 Giá trị TSS theo mùa tại các vị trí thu mẫu (Trang 65)
Hình 4.20 Vị trí thu mẫu 20 và 21  4.1.8 Tổng hàm lƣợng chất rắn lơ lửng (TSS) - khảo sát chất lượng môi trường nước mặt tại rừng tràm mỹ phước tỉnh sóc trăng
Hình 4.20 Vị trí thu mẫu 20 và 21 4.1.8 Tổng hàm lƣợng chất rắn lơ lửng (TSS) (Trang 65)
Hình 4.22 Giá trị TSS trung bình giữa mùa và kênh dẫn - khảo sát chất lượng môi trường nước mặt tại rừng tràm mỹ phước tỉnh sóc trăng
Hình 4.22 Giá trị TSS trung bình giữa mùa và kênh dẫn (Trang 66)
Hình 4.23 Giá trị trung bình TSS của kênh dẫn bên ngoài và bên trong - khảo sát chất lượng môi trường nước mặt tại rừng tràm mỹ phước tỉnh sóc trăng
Hình 4.23 Giá trị trung bình TSS của kênh dẫn bên ngoài và bên trong (Trang 67)
Hình 4.24 Vị trí thu mẫu 6 và 10 - khảo sát chất lượng môi trường nước mặt tại rừng tràm mỹ phước tỉnh sóc trăng
Hình 4.24 Vị trí thu mẫu 6 và 10 (Trang 67)
Hình 4.25 Giá trị NH 4 + - khảo sát chất lượng môi trường nước mặt tại rừng tràm mỹ phước tỉnh sóc trăng
Hình 4.25 Giá trị NH 4 + (Trang 68)
Hình 4.26 Giá trị NH 4 +  trung bình giữa mùa và kênh dẫn - khảo sát chất lượng môi trường nước mặt tại rừng tràm mỹ phước tỉnh sóc trăng
Hình 4.26 Giá trị NH 4 + trung bình giữa mùa và kênh dẫn (Trang 69)
Hình 4.27 Vị trí thu mẫu 24 và 27 - khảo sát chất lượng môi trường nước mặt tại rừng tràm mỹ phước tỉnh sóc trăng
Hình 4.27 Vị trí thu mẫu 24 và 27 (Trang 69)
Hình 4.28 Nhiệt độ theo mùa tại các vị trí thu mẫu - khảo sát chất lượng môi trường nước mặt tại rừng tràm mỹ phước tỉnh sóc trăng
Hình 4.28 Nhiệt độ theo mùa tại các vị trí thu mẫu (Trang 70)
Bảng tổng hợp phân tích kết quả các chỉ tiêu đợt 1 (mùa khô) - khảo sát chất lượng môi trường nước mặt tại rừng tràm mỹ phước tỉnh sóc trăng
Bảng t ổng hợp phân tích kết quả các chỉ tiêu đợt 1 (mùa khô) (Trang 79)
Bảng tổng hợp phân tích kết quả các chỉ tiêu đợt 2 (mùa mƣa) - khảo sát chất lượng môi trường nước mặt tại rừng tràm mỹ phước tỉnh sóc trăng
Bảng t ổng hợp phân tích kết quả các chỉ tiêu đợt 2 (mùa mƣa) (Trang 81)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w