PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN SẢN XUẤT XUẤT NHẬP KHẨU DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
Giới thiệu về Công ty
1.1.1 Quỏ trỡnh hình thành và phát triển Công ty
Công ty Xuất Nhập khẩu Dệt May trước đây là Ban Xuất nhập khẩu của Tổng Công ty Dệt – May Việt Nam thành lập năm 1978 Đến năm 2000, Công ty Xuất Nhập khẩu Dệt May được tách ra trên cơ sở tổ chức lại Ban Xuất Nhập khẩu của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam, và đến năm 2006 Công ty Xuất Nhập khẩu Dệt May sát nhập với Công ty dịch vụ Thương mại số 1 thuộc Tổng Công ty Dệt – May Việt Nam thành lập Công ty Sản xuất Xuất nhập khẩu dệt may là doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam Đến tháng 07 năm 2007 theo Quyết định số 2414/QĐ-BCN của Bộ Công Nghiệp về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty Sản xuất – Xuất Nhập khẩu Dệt May thành Công ty Cổ phần Sản xuất- Xuất nhập khẩu Dệt may Đến ngày 17/10/2007 Công ty được cấp lại đăng ký kinh doanh số
0103020072 với tên Công ty Cổ phần Sản xuất- Xuất nhập khẩu dệt may.
Công ty có tên giao dịch quốc tế là Textile – Garment Import – Export and Production joint stock corporation ( Vinateximex )
Trụ sở chính đặt tại: Số 20, Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội
Chi nhánh đặt tại thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh.Công ty là thành viên của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, có tư cách pháp nhân, có tài sản riêng và chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động kinh doanh Chính thức tự đi vào kinh doanh từ năm 2007 nhưng Công ty đó tớch lũy được những kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực xuất khẩu cũng như trình độ chuyên môn quản lý đội ngũ nhân viên Do đó, tổng doanh thu và lợi nhuận hàng năm tăng nhanh Năm 2008 tổng doanh thu đạt 914 tỷ đồng. Năm 2009 ước đạt tổng doanh thu gần 1.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế năm 2009 ước đạt 5.600 triệu Số tiền mà Công ty nộp ngân sách nhà nước qua các năm đều tăng: năm 2007 là 21.9 32 triệu đồng và năm và năm 2008 là 36.945 triệu đồng Thương hiệu của Công ty đã tạo được niềm tin cho đối tác khách hàng trong nước và ngoài nước Thị trường xuất khẩu của Công ty là Nhật Bản, Mỹ, châu Âu và đang tiếp tục phát triển thị trường trên nhiều khu vực trên thế giới.
1.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ m áy
Bộ máy cấp cao bao gồm: Hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc
Công ty chia làm 3 khối chuyên hoạt động các lĩnh vực riêng : khối văn phòng quản lý, khối kinh doanh, khối sản xuất
Khối văn phòng quản lý bao gồm: phòng khách hàng thị trường, phòng tài chính hành chính, phòng tài chính kế toán.
Khối kinh doanh bao gồm: phòng kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, phòng kinh doanh nội địa, phòng xúc tiến và phát triển dự án.
Khối sản xuất: trung tâm thiết kế thời trang, trung tâm sản xuất và kinh doanh Chi
Trụ sở chính của Công ty đặt tại Hà Nội và có 2 chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và Hài Phòng.
Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty
1.1.3 Chức năng của cỏc phũng ban
Ban giỏm đốc: là đại diện pháp nhân do Tổng công ty bổ nhiệm và bãi nhiệm, chịu trách nhiệm hoạt động kinh doanh của Công ty trước Tổng giám đốc.
Phòng tổ chức hành chính :
Quan tâm đến đời sống nhân viên thông qua các hình thức như lương, thưởng, các chương trình giải trí;
Truyền đạt thông tin nội bộ tới cán bộ nhân viên trong Công ty;
Chính sách đào tạo cán bộ nhân viên nâng cao trình độ nghiệp vụ và chuyên môn.
Phòng tài chính kế toán :
Xây dựng và thực hiện các kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn của Công ty.
Lập dự toán, tổ chức công tác kế toán, báo cáo quyết toán các nguồn kinh phí cho cơ quan chủ quản.
Thực hiện các quy định về công tác tài chính của Nhà nước.
Phòng khách hàng thị trường :
Thực hiện các công tác tìm hiểu thị trường, khách hàng, xúc tiến hợp tác với các đối tác nước ngoài.
Tham mưu, xõy dựng và kiểm tra, giám sát các hoạt động thâm nhập thị trường.
Phòng kinh doanh nội địa, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, phòng xuất nhập khẩu dệt may I, phòng xuất nhập khẩu dệt may II trực tiếp quản lý đối tượng hoạt động Mỗi phòng sẽ tự chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về tình hình hoạt động của mình.
Phòng xúc tiến và phát triển dự án : Cung cấp thiết bị dệt cho các đơn vị, ủy thác các dự án của Tổng công ty giao
1.1.4 Chức năng, nhiệm vụ chính của Công ty
Chịu trách nhiệm hoạt động kinh doanh của Công ty trước Tổng công ty.
Tiến hành hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghê kinh doanh đã đăng ký.
Đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp với mục tiêu phát triển và định hướng của Tổng công ty.
Báo cáo tình hình hoạt động, tình hình tài chính của Công ty cho Tổng giám đốc và đảm bảo tính chính xác của nó.
Có chế độ và chính sách với người lao động theo quy định của luật lao động, luật Công đoàn.
Chịu trách nhiệm nộp thuế cho Nhà nước theo quy định của pháp luật
1.1.5 Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty
Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu: nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, hoá chất, thuốc nhuộm, bông, xơ, tơ, sợi các loại, vải, hàng may mặc, dệt kim, khăn bông, len, thảm, đay tơ, tơ tằm và các sản phẩm của ngành dệt may;
Kiểm nghiệm chất lượng bông xơ phục vụ cho sản xuất kinh doanh và nguyên cứu khoa học
Sản xuất, kinh doanh sửa chữa, lắp đặt các sản phẩm cơ khí và máy móc thiệt bị công nghiệp; thi công, lắp đặt hệ thống điện dân dụng, công nghiệp, hệ thống điện lạnh, hệ thống cẩu, thang nâng hạ, thang máy; Tư vấn, thiết kế qui trình công nghệ cho ngành dệt may, da giầy;
Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp quy định của pháp luật.
Phân tích các yếu tố bên trong Công ty tác động đến hoạt động xuất khẩu
1.2.1 Nguồn lực vốn của Công ty
Vốn điều lệ của Công ty là 35,000,000,000 đồng (ba mươi lăm tỷ đồng).
Cổ phiếu phát lần đầu là 35,000,000,000 đồng, tương ứng với 3,500,000 cổ phần Trong đó, Tập đoàn dệt may nắm giữ 2,275,000 cổ phần, chiếm 65% vốn điều lệ; cổ phần ưu đãi cho người lao động của doanh nghiệp là 278100 cổ phần; 946900 cổ phần bán đấu giá công khai Đây là cơ sở bắt đầu hoạt động kinh doanh của Công ty
Qua quỏ trình hoạt động, tổng nguồn vốn của Công ty đã lên tới 298.58 tỷ đồng; hoạt động kinh doanh sinh lợi nhuận hàng năm, tạo vốn quay vòng cho những năm sau Cụ thể, tỡnh hình kinh doanh của Công ty được thể hiện ở Bảng 1.1.
Bảng 1.1 Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần sản xuất Xuất Nhập khẩu dệt may ( 2007- 2009) Đơn vị tính: tỷ VND
Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán (Vinateximex)
Tổng nguồn vốn tăng hàng năm Trong giai đoạn 2007-2009, trung bình mỗi năm nguồn vốn tăng thêm 20 tỷ đồng Ngoài nguồn vốn tự kinh doanh, Công ty cũn cú thờm cỏc nguồn vốn đi vay khác như ngân hàng, Chính phủ Do mối quan hệ tốt, mức độ tăng trường hàng năm của Công ty đã tạo uy tín, bảo đảm khả năng thanh toán Nhờ đó, Công ty luôn duy trì được các nguồn vay Tổng nợ phải trả hàng năm của Công ty tăng; năm 2009 tăng 8.21 tỷ đồng so với năm 2008 Vì vậy, Công ty luôn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh
Vốn cố định ngày càng tăng theo số liệu thống kê qua các năm 2007, 2008,
2009 lần lượt như sau: 217.07 tỷ đồng; 237.64 tỷ đồng; 250.85 tỷ đồng Thị trường nhập khẩu của Công ty chủ yếu là những thị trường lớn có yêu cầu cao về chất lượng, với các đối thủ cạnh tranh mạnh Do vậy, để có sức cạnh tranh, Công ty đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc để tạo ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn về chất lượng và mẫu mã
Mặc dù các nước vừa trải qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, người tiờu dùng cắt giảm chi tiêu đặc biệt là hàng dệt may, song, doanh thu của Công ty vẫn tăng hàng năm Năm 2008 doanh thu đạt 918.12 tỷ đồng Lợi nhuận hàng năm tăng Năm 2008, lợi nhuận sau thuế đạt 3.62 tỷ đồng, gấp 3 lần năm 2007 Theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2010, doanh thu đạt 419.11 tỷ đồng Dự đoán doanh thu năm 2010 sẽ lớn hơn năm 2009 do Công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng vào cuối năm Lợi nhuận sau thuế năm 2010 của Công ty sẽ được quyết toán và báo cáo vào đầu năm 2011 Lợi nhuận sau thuế hàng năm dùng để tạo vốn quay vòng cho những năm sau Với mức tăng trường hàng năm, tạo tiền đề cho chiến lược mở rộng quy mô thị trường. Yêu cầu đặt ra đối với các nhà lãnh đạo của Công ty: sử dụng nguồn vốn hợp lý, luân chuyển nguồn vốn để duy trì hoạt động sản xuất và phát triển quy mô; Tạo quỹ dự phòng cho hoạt động kinh doanh, tạo mối quan hệ tốt với ngân hàng Từ đó, Công ty có thể huy động vốn nhanh, nhằm nắm bắt cơ hội kinh doanh.
1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy
Nhìn vào cơ cấu tổ chức bộ máy, dễ nhận thấy, lĩnh vực kinh doanh của Công ty là chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu dệt may Công ty có 9 phòng ban, trong đó, có 6 phòng ban hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu :
Về thống kê, tìm hiểu các công tác thị trường, tìm hiểu khách hàng, xúc tiến quan hệ đối ngoại: phòng thị trường và khách hàng, phòng xúc tiến và phát triển dự án.
Về lĩnh vực kinh doanh : phòng kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, phòng xuất nhập khẩu dệt may I, phòng xuất nhập khẩu dệt may II.
Mỗi phòng ban có nhiệm vụ và chức năng hoạt động trong một lĩnh vực riêng Việc tách các mảng kinh doanh ra thành từng phòng riêng giúp công tác theo dõi, kiểm soát hoạt động kinh doanh xuất khẩu dễ dàng Các mệnh lệnh, nhiệm vụ và thông báo từ lãnh đạo được truyền tới cấp cuối cùng kịp thời Khi hoạt động kinh doanh của một phòng ban không hiệu quả, Công ty đưa ra các giải pháp thúc đẩy hoạt động mà không ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của các lĩnh vực khác
Giữa cỏc phũng ban có mối liên hệ: mức độ hiệu quả của các phòng kinh doanh còn phụ thuộc vào công tác tìm hiểu thị trường, tiếp xúc khách hàng, xúc tiến quan hệ đối ngoại… Sự phối hợp giữa các phòng ban cũng có tác động thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty
1.2.3 Nguồn nhân lực- trình độ
Yếu tố con người luôn đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động kinh doanh Để phát triển được doanh nghiệp, Công ty phải có sự tuyển chọn đội ngũ lao động phù hợp với hoạt động sản xuất của mình Số lượng lao động nhiều hay ít cũn phụ thuộc vào quy mô và mức độ tăng trưởng Theo số liệu báo cáo, tình hình sử dụng lao động của Vinateximex có xu hướng giảm theo các năm Số lao động và thu nhập bình quân trên đầu người của Công ty được thể hiện ở Bảng 1.2.
Bảng 1.2 Bảng tăng giảm quân số lao động và thu nhập (2007 – 2009) Đơn vị: VND
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Thu nhập bình quân/ người/tháng Đồng 1,587,241 1,654,894 2,274,267
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính (Vinateximex)
Năm 2007, số lượng lao động là 5,317 lao động Những năm tiếp theo
2008, 2009, lượng lao động giảm xuống còn 4,481 lao động Số lượng lao động của Công ty có biến động theo tình hình phát triển kinh tế của thế giới.
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, số lượng đơn đặt hàng giảm sút, quy mô thị trường xuất khẩu bị thu hẹp Để giảm chi phí hoạt động, Công ty đã giảm biờn chế lao động tại một số cơ sở Điều này cũng ảnh hưởng tới thu nhập của người lao động Thu nhập bình quân theo đầu người tăng từ 1,587,241 đồng năm 2007 đến 2,274,267 đồng năm 2009 Nhưng, mức độ tăng không lớn.
Lao động của Công ty bao gồm: cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lao động Tình hình sự dụng lao động của Công ty qua các năm có đặc điểm là cán bộ lónh đạo quản lý và cán bộ khoa học kỹ thuật tăng lên còn công nhõn lao động có xu hướng giảm Số lượng lao động ở mỗi cấp được thống kê ở bảng 1.3.
Bảng 1.3 Tình hình lao động của Công ty (2007-2009) Đơn vị : người
Tổng số cán bộ CNV 5,317 4,210 4,481
1 Cán bộ lãnh đạo quản lý 231 242 257
2 Cán bộ khoa học kỹ thuật 228 236 348
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính (Vinateximex)
Người lao động ở độ tuổi từ 18, có trình độ lao động ở mức phổ thông.Vì hoạt động sản xuất được chuyên môn hóa nên yêu cầu của công việc không cao, làm việc theo ca, nên số lao động nữ lớn hơn lao động nam Năm 2007 số công nhân là 4,838 lao động, năm 2008 là 3,732 lao động, năm 2009 là 3,876 lao động Công ty đã sử dụng nguồn lao động dồi dào trong nước, không tốn chi phí đào tạo nghề cũng như xây dựng chỗ ăn, chỗ ở cho công nhân Nhờ đó,Vinateximex giảm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm Điều này làm tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu của Công ty trên trường quốc tế
Cán bộ nhân viên bao gồm: cán bộ lãnh đạo quản lý và cán bộ khoa học kỹ thuật.
Cán bộ lãnh đạo quản lý: năm 2007 là 231 người, năm 2008 là 242 người, năm 2009 là 257 người.Cỏn bộ khoa học kỹ thuật: năm 2007 là 228 người, năm 236 người, năm 2009 là 348 người Năm 2008 khủng hoảng kinh tế, Công ty giảm số người lao động nhưng lại tiến hành tuyển thêm cán bộ quản lý và kỹ thuật với mục đích đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu Công ty tiến hành tuyển chọn nhân viên qua 3 vòng: sơ tuyển hồ sơ, thi chuyên môn và phỏng vấn Công ty tuyển chọn những người có năng lực, có kinh nghiệm làm việc, và có tinh thần trách nhiệm cao.Trước khi bắt đầu vào công việc, nhân viên mới đều được đào tạo thêm về nghiệp vụ chuyên môn Do vậy, đội ngũ nhân viên là cơ sở vững chắc cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
1.2.4 Kinh nghiệm kinh doanh xuất nhập khẩu
Phân tích các yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động xuất khẩu của Công ty sang thị trường Nhật Bản
1.3.1 Đặc điểm của thị trường Nhật Bản
Nhật Bản là thị trường lớn nhất châu Á, đứng thứ hai trên thế giới về nhập khẩu hàng may mặc phục vụ cho nhu cầu nội địa Theo Vitas, trong vòng năm năm gần đây, kể từ năm 2004, kim ngạch xuất khẩu dệt may VN sang Nhật tăng trên 1,5 lần, mức tăng trung bình trên 11%, từ 530 triệu USD
(2004) lên 820 triệu USD (2008) Quý 1-2009, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật đạt khoảng 210 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái 7 tháng đầu năm 2010 đạt 4,1 tỷ USD, chiếm 10,78% trong tổng kim ngạch.
1.3.1.1 Các quy định của Nhật Bản về hàng dệt may
Quy định về hạn ngạch nhập khẩu
Quy định hạn ngạch nhập khẩu là quy định của một nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay một nhóm hàng được phép xuất hoặc nhập từ một thị trường trong một thời gian nhất định thông qua hình thức cấp giấy phép Để xúc tiến mở cửa, mở rộng quan hệ với thế giới, Nhật Bản đã bãi bỏ một số loại thuế nhập khẩu, nới lỏng các chính sách hạn chế số lượng Các mặt hàng nhập khẩu cần hạn ngạch được thông báo đầu và giữa năm tài chính, đăng trên Bản tin chính thức của Bộ kinh tế Nhật Bản và Nhật Báo. Hạn ngạch xuất khẩu chỉ áp dụng đối với: mặt hàng thương mại thuộc kiểm soát của nhà nước, bao gồm vũ khí, rượu, chất nổ, …; 5 loại hải sản: cá trích, cá mòi, sò, và các loại hải sản khỏc; cỏc loại thực vật và động vật có tên trong Bản phụ lục I của Công ước về thương mại quốc tế về các loài động vật có nguy cơ tiệt chủng trong hệ động thực vật (CITES). Đối với mặt hàng dệt may, Nhật Bản không áp dụng hạn ngạch nhập khẩu Đây là thị trường phi hạn ngạch, hàng năm nhập khẩu dệt may số lượng lớn đứng thứ 3 trên thế giới sau Mỹ và EU Việc gỡ bỏ hạn ngạch nhập khẩu của Nhật Bản đã tạo ra những cơ hội và thách thức cho hoạt động xuất nhập khẩu của Vinateximex nói riêng và các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung.
Cơ hội: Nhật Bản là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn trên thế giới. Hàng năm, Nhật Bản nhập khẩu hàng dệt may lên tới 200 tỷ USD Do vậy, việc bãi bỏ thuế quan đã mở ra cơ hội thị trường cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sang thị trường lớn.
Thách thức: Mức độ cạnh tranh của Công ty trên thị trường Nhật Bản tăng: Chính sách áp dụng phi hạn ngạch nhập khẩu đối với mặt hàng dệt may làm tăng số lượng các doanh nghiệp trên thế giới đẩy mạnh xuất khẩu sang Nhật như Trung Quốc,
Quy định về nhón mác và xuất xứ hàng hóa :
Hầu hết sản phẩm trong nước và sản phẩm nhập khẩu của Nhật đều phải chịu kiểm tra hàng hoá và không thể tiêu thụ tại thị trường này nếu không được cấp những giấy chứng nhận sản phẩm đã tuân theo những tiêu chuẩn
Các chính sách nhập khẩu của Nhật Bản về hàng dệt may tương đối khắt khe, nhất là với các nước đang phát triển Những quy định về nhón mỏc và xuất xứ hàng hóa được ghi rõ trong điều luật Hàng hóa lưu thông tại thị trường Nhật Bản phải được gắn nhãn mác và ghi rõ các thông tin sau: loại sợi dệt, tỷ lệ sợi pha; cách giặt và sử dụng; loại da được sử dụng; ghi rõ tên quốc gia sản xuất hay gia công, số điện thoại, địa chỉ để liên hệ Ngoài ra, luật cũng quy định chi tiết về nhãn hàng hoá, cách thức gắn vị trí của nhãn hàng hoỏ trờn sản phẩm và bao bì Vì vậy, các nhà xuất khẩu nên tìm hiểu kỹ để không vi phạm về nhãn hàng hoá.
Các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu sang thị trường Nhật phải có chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), đáp ứng đượchai yêu cầu là hàng hóa phải được sản xuất, gia công tại Việt Nam và nguồn gốc xuất xứ nguyên vật liệu phải từ Việt Nam, Nhật, ASEAN, trừ 3 nước Indonesia, Philippine, Campuchia.Quy định này tạo ra cơ hội và thách thức cho hoạt động xuất khẩu của Công ty.
Cơ hội: Những quy định khắt khe của Nhật Bản về chất lượng hàng nhập khẩu làm giảm số lượng đối thủ cạnh tranh về giá cả với Công ty, nhất là hàng dệt may giá rẻ từ thị trường Trung Quốc.
Thách thức: Công ty phải đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất khẩu Vì vậy, Công ty phải đưa ra một quy trình sản xuất khép kín từ khâu nguyên vật liệu đến khâu hoàn thành sản phẩm Trong khi đó, Công ty chưa thực sự chủ động trong nguồn nguyên liệu.
Campuchia là quốc gia có nguồn nhân công cũng như nguyên vật liệu rẻ Nhưng, Công ty không tận dụng được điều này cho những mặt hàng xuất khẩu Vì điều đó không phù hợp với quy định về hàng nhập khẩu của Nhật Bản
Nguồn nguyên liệu để tạo ra sản phẳm xuất sang Nhật của Công ty bị bó hẹp ở một số quốc gia Nhiều khi Công ty gặp khó khăn do không cung cấp được giấy chứng nhận C/O từ Việt Nam, ASEAN, Nhật
Quy định về giấy phép nhập khẩu
Hầu hết các hàng hoá được tự do nhập khẩu và không phải chịu một yêu cầu nào về giấy phép nhập khẩu Nhật Bản chỉ yêu cầu giấy phép đối với các mặt hàng sau :
Hàng thuộc 66 mặt hàng liệt kê trong thông báo nhập khẩu thuộc diện có hạn ngạch nhập khẩu.
Hàng hoá sản xuất hay vận chuyển từ các quốc gia, khu vực qui định trong thông báo nhập khẩu đòi hỏi phải có giấy phép nhập khẩu.
Hàng hoá đòi hỏi phương thức thanh toán đặc biệt.
Dệt may không thuộc những mặt hàng phải xin cấp giấy phép nhập khẩu Điều này tạo ra cơ hội và thách thức cho hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty
Cơ hội: Công ty tránh được các thủ tục hành chính về mặt pháp lý Điều này làm cho hoạt động xuất nhập khẩu vào Nhật Bản diễn ra nhanh hơn Giảm thiểu các thiệt hại do hệ thống cấp phép như chậm thời gian giao hàng, khiến Công ty phải bồi thường hoặc chậm về thời gian đưa mặt hàng ra thị trường…
Tình hình xuất khẩu chung của Công ty
2.1.1 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty
Hàng dệt may của Công ty đã được xuất khẩu sang 20 quốc gia trên thế giới Nhưng, thị trường chính Công ty xuất khẩu sang là Nhật Bản, EU, Mỹ. Trong đó, Nhật Bản luôn là thị trường chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu Giỏ trị kim ngạch của các thị trường xuất khẩu được thể hiện trong Bảng 2.1.
Bảng 2.1 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty Vinateximex
Nguồn: Phòng kế hoạch- Thị trường ( Vinateximex). Đứng đầu kim ngạch xuất khẩu của Công ty là thị trường Nhật Bản.Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt mức 3,141 nghìn USD (chiếm 38.02% tỷ trọng xuất khẩu) Nhưng đến năm 2008, kim ngạch xuất khẩu sang thị trườngNhật giảm xuống còn 2,747 nghìn USD (chiếm 38.34% tỷ trọng xuất khẩu).Điều này được lý giải do Nhật Bản chịu ảnh hưởng của cuộc khùng hoảng tài chính thế giới năm 2008 Đến năm 2009, thị trường Nhật Bản vẫn chưa ổn định, kim ngạch xuất khẩu của Công ty tiếp tục giảm, chỉ còn 1,781 nghìn USD Nhật Bản là thị trường chính trong hoạt động xuất khẩu của Công ty Vì vậy, mọi định hướng của Công ty đều tập trung phát triển thị trường này Do vậy, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Nhật Bản luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Đứng thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu của Công ty là thị trường EU Năm
2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,109 nghìn USD (tương ứng chiếm 25.53 tỷ trọng xuất khẩu) Năm 2008, thị trường EU vẫn giữ được ở mức tăng trưởng ồn định, kim ngạch đạt mức 2,192 nghìn USD (tương ứng với 30.59 % tỷ trọng xuất khẩu) Năm 2009 là năm giảm sút nhập khẩu hàng dệt may của Công ty trên thị trường EU, kim ngạch là 893 nghìn USD (giảm 1,298 nghìn USD so với năm 2008), chiếm 20.09% tỷ trọng.
Mỹ là thị trường có mức độ tăng trưởng không ổn định Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu ở mức 90 nghìn USD (chiếm 1.09 tỷ trọng xuất khẩu ) Năm 2008, kim ngạch ở mức 100 nghìn USD (chiếm 1.4% tỷ trọng xuất khẩu) Đến cuối năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của Công ty tăng gấp 3 lần so với năm 2008 đạt mức 309 nghìn USD Để đạt được mức tăng trường như vậy, Công ty đã đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Công ty không chỉ tập trung xuất khẩu hàng sang 3 thị trường trên mà còn xuất sang các thị trường khác như Ai Cập… và mở rộng thị trường ở châu Á, châu Mỹ…Tổng kim ngạch trờn cỏc thị trường này cũng chiếm tỷ trọng lớn Công ty tích cực tìm đối tác trên những thị trường đó cú mà cũn trờn những thị trường mới với các hình thức xuất khẩu khác nhau Sự đa dạng hóa thị trường giúp Công ty tránh được các rủi ro về phụ thuộc vào thị trường.
Tuy nhiên, Công ty vẫn tập trung xuất khẩu vào các thị trường truyền thống, tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động xuất nhập khẩu lâu dài.
Giá trị xuất khẩu trên các thị trường giảm sút, do đó, tổng kim ngạch xuất khẩu giảm theo Công ty có tốc độ tăng trưởng õm Năm 2009, tổng giá trị xuất khẩu của Công ty chỉ bằng ẵ tổng giá trị xuất khẩu năm 2007 Đề ra biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty đang là vấn đề cấp thiết
2.1.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Công ty xuất khẩu chủ yếu là hàng may mặc như: quần, ỏo sơ mi, áo jacket và hàng dệt kim và khăn bông, ngoài ra cũn cú một số mặt hàng khác như: thủ công mỹ nghệ, cà phê, vải mộc, mắc treo…Kim ngạch xuất khẩu theo các mặt hàng trong giai đoạn 2007-2009 được thể hiện trong Bảng 2.2
Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của Công ty (2007-2009)
Nguồn: Phòng kế hoạch- Thị trường( Vinateximex) Đứng đầu kim ngạch xuất khẩu của Công ty là khăn bông Mặt hàng này chủ yếu được xuất sang Nhật Bản Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu là 2,652 nghìn USD(chiếm 32.1 % tỷ trọng xuất khẩu) Năm 2008 và năm 2009, kim ngạch xuất khẩu đều đạt ở trên mức 2 triệu USD, tương ứng là 2,938 nghìn USD và 2,097 nghìn USD Đứng vị trí thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu là mặt hàng may mặc Năm
2007, mặt hàng này có sự tăng trưởng, song năm 2008 và năm 2009 có sự giảm sút Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu năm 2007 là 2,761 nghìn USD, năm
2008 và năm 2009, kim ngạch xuất khẩu tương ứng là 1,353 nghìn USD và
610 nghìn USD Hàng may mặc chủ yếu được xuất sang thị trường Mỹ vì đây là thị trường dễ tính, phong cách ăn mặc thoải mái.
Dệt kim là mặt hàng có mức độ tăng trưởng không ổn định Trong giai đoạn 2007-2009, năm 2007 là năm đạt được kim ngạch xuất khẩu lớn nhất ở mức 130 nghìn USD ( chiếm 1.57% tỷ trọng xuất khẩu ) Dệt kim cũng là mặt hàng chủ yếu được xuất sang Mỹ Tuy nhiên, mặt hàng này yêu cầu của người tiêu dùng Mỹ khắt khe hơn so với mặt hàng may mặc.
Bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu chính cũn có một bộ phận sản phẩm khác như thủ công mỹ nghệ, vải mộc… tuy không phải là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo nhưng cũng góp phần làm đa dạng hoỏ cỏc sản phẩm của Công ty và đóng góp một khoản ngoại tệ không nhỏ hàng năm trong tổng kim ngạch xuất khẩu Đây là chiến lược đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu nhằm nâng cao uy tín thương hiệu của Công ty trên thị trường thế giới Tuy nhiên mức độ thâm nhập của các mặt hàng này vào các thị trường chưa cao, chưa trở thành mặt hàng chủ lực.
Thực trạng xuất khẩu của Công ty sang thị trường Nhật Bản
2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty, luôn chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu Do vậy, mức độ tăng trưởng của thị trường này có ảnh hưởng lớn đến tổng kim ngạch xuất khẩu của Vinateximex. Bảng 2.3 thể hiện tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản với tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty.
Bảng 2.3 Kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang thị trường Nhật Bản
Nguồn: Phòng kế hoạch - Thị trường (Vinateximex)
Bảng 2.3 cho thấy trong năm 2007, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của Công ty là 3,141 nghìn USD (chiếm 38.03 % tỷ trọng xuất khẩu) Đây là năm đầu tiên Công ty Cổ phần Sản xuất Xuất Nhập khẩu dệt may chính thức đi vào hoạt động, nhưng kinh nghiệm từ khi còn là Ban Xuất Nhập khẩu đã giúp Công ty đạt được kim ngạch xuất khẩu ở mức cao. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu là 2,747 nghìn USD(chiếm 38.34% tỷ trọng xuất khẩu) giảm 12.54% so với năm 2007 Năm 2009, kim ngạch tiếp tục theo chiều hướng giảm, chỉ đạt ở mức 1,781 nghìn USD, giảm 35.17% so với năm
2008 Sự sụt giảm tiêu dùng hàng dệt may trờn cỏc thị trường được giải thích là do chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế năm 2008 3 thị trường chủ yếu của Công ty là Nhật Bản, EU, Mỹ đều là những thị trường chịu ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng
Do Nhật Bản là thị trường chủ yếu của Công ty nên sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này kéo theo sụt giảm tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty Năm 2008, kim ngạch thị trường Nhật giảm 12.54% so với năm trước thì tổng kim ngạch giảm 13.26% so với năm 2007 Năm 2009, kim ngạch xuất sang Nhật giảm 35.17% so với năm 2008 thì kéo theo tổng kim ngạch giảm 37.96% Qua bảng 2.3 ta thấy, kim ngạch xuất khẩu tại Nhật sụt giảm càng lớn thì tổng kim ngạch sụt giảm ở một tỷ lệ phần trăm tương đương.
Năm 2010 nền kinh tế Nhật Bản đang dần phục hồi Theo báo cáo tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt 1,210 nghìn USD
2.2.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
Hàng dệt may Công ty xuất khẩu sang Nhật Bản chủ yếu đáp ứng nhu cầu tầng lớp bình dân, còn đối với tầng lớp trung lưu và thượng lưu thì chưa đáp ứng được nhu cầu về kiểu dáng, mẫu mã Mặt hàng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản bao gồm: khăn bông, dệt kim và các sản phẩm may mặc. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của Công ty được thể hiện trong Bảng 2.4
Bảng 2.4 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của
Nguồn: Phòng kế hoạch - Thị trường (Vinateximex)
Khăn bông là mặt hàng chủ lực Công ty xuất khẩu vào Nhật Bản Sản phẩm có các tính năng sau: hút ẩm tốt, thấm nước cao, ít bị đổ lông, bền màu, có khả năng kháng khuẩn, chống ẩm mốc cao Công nghệ sản xuất khép kín,theo tiêu chuẩn của Đức, Hàn Quốc Mặt hàng này yêu cầu cao về chất lượng còn về kiểu dỏng thỡ đơn giản, do vậy, Công ty đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng ở đây Doanh thu hàng năm của mặt hàng này trên thị trườngNhật Bản lớn Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu là 1,971 nghìn USD (chiếm
62.75% tỷ trọng xuất khẩu) Kim ngạch của mặt hàng này theo xu hướng giảm; ở mức 1,845 nghìn USD đối với năm 2008; 1,257 nghìn USD đối với năm 2009 Nguyên nhân của việc sụt giảm là do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới tác động đến chi tiêu của người tiêu dùng Thêm nữa, chi phí sản xuất bị đẩy cao do giá nguyên liệu bông tăng caođạt mức kỷ lục 1,305 USD/lb
Dệt kim là mặt hàng có tỷ trọng xuất khẩu lớn thứ hai trong các mặt hàng được xuất sang Nhật Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu là 700 nghìn USD (chiếm 22.3% tỷ trọng xuất khẩu) Cũng như đối với mặt hàng khăn bông, kim ngạch của mặt hàng này cũng giảm vào năm 2008 và năm 2009. Năm 2008 đạt 600 nghìn USD (chiếm 21.84% tỷ trọng xuất khẩu) Năm 2009 chỉ ở mức 300 nghìn USD (chiếm 16.85% tỷ trọng xuất khẩu).
Sản phẩm may mặc bao gồm: quần âu, ỏo sơ mi, áo jacket Trong 3 năm (2007-2009) thì năm 2007, may mặc đạt kim ngạch lớn nhõt, ở mức 370 nghìn USD (chiếm 14.97% tỷ trọng) 2 năm tiếp theo, kim ngạch giảm xuống còn mức 223 nghìn USD Đối với mặt hàng này, người tiêu dùng Nhật Bản có thị hiếu hay đổi theo xu hướng thời trang thế giới Do bộ phận thiết kế của Công ty hoạt động chưa hiệu quả, nên chưa đáp ứng được nhu cầu về kiểu dáng, mẫu mã của thị trường này.
Cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế tác động đến hoạt động xuất khẩu, làm giảm tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty trên thị trường Nhật Bản. Nhưng đến năm 2010, dự báo tình hình xuất khẩu sang thị trường này theo chiều hướng tăng trưởng Do nền kinh tế Nhật bắt đầu phục hồi, hơn nữa, hiệp định Việt – Nhật được ký kết, hàng dệt may không phải chịu thuế suất nhập khẩu.
Công ty tiến hành xuất khẩu hàng dệt may thông qua hai hình thức là trực tiếp và ủy thác Trong hoạt động xuất nhập khẩu, phương thức giao dịch trên thị trường quốc tế của Công ty chủ yếu là giao dịch mua bán thông thường trực tiếp Đây là phương thức giao dịch mà người bán và người mua trực tiếp thiết lập quan hệ mua bán Công ty có kinh nghiệm kinh doanh nên chủ động trong quan hệ giao dịch mua bán thông thường trực tiếp Mỗi thị trường, Công ty áp dụng các hình thức xuất khẩu khác nhau Đối với thị trường truyền thống, làm ăn lâu dài, Công ty áp dụng xuất khẩu trực tiếp Còn đối với các thị trường mới, không có điều kiện xuất khẩu trực tiếp, Công ty áp dụng xuất khẩu theo hình thức ủy thác Tỷ trọng xuất khẩu qua 2 phương thức được thể hiện ở Bảng 2.5.
Bảng 2.5 Hình thức xuất khẩu của Vinateximex (2007-2009) Đơn vị : %
Nguồn : Phòng Kế hoạch – Thị trường (Vinateximex)
Trước đây, tỷ trọng xuất khẩu gián tiếp của Tổng Công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn Tỷ trọng xuất khẩu gián tiếp qua các năm 2004, 2005, 2006 lần lượt như sau: 72.64% ; 68.98% ; 67.03% Phương thức này được áp dụng phổ biến là do doanh nghiệp chưa thực sự chủ động trong nguồn nguyên liệu,chưa đảm bảo mẫu mã và chất lượng sản phẩm Do vậy, hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty phụ thuộc vào các đơn đặt hàng gia công Đứng trước tình hình đó, Tổng công ty đã đề ra phương hướng hoạt động nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu là tập trung vào xuất khẩu trực tiếp Đây cũng là phương thức xuất khẩu chiến lược mà ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam đang hướng tới. Ưu điểm của phương thức này là doanh nghiệp có thể chủ động trong sản xuất và xuất khẩu.
Căn cứ vào các điều kiện bên trong và bên ngoài, Công ty đi theo đúng hướng của Tổng công ty đề ra nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty sang Nhật Bản Phương thức xuất khẩu trực tiếp của Công ty chiếm tỷ trọng lớn Trong 3 năm (2007, 2008, 2009) tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp lần lượt là 97.74% ; 97.58% ; 97.12% Tuy mới được thành lập nhưng Công ty đã tích lũy được kinh nghiệm kinh doanh khi còn là Ban xuất nhập khẩu của Tổng công ty Do vậy, trong hoạt động xuất khẩu trực tiếp Công ty có khả năng đối đầu với những thử thách Hơn nữa, Công ty là công ty con của Tổng công ty dệt may Việt Nam, do vậy, Công ty được sự chỉ đạo hướng dẫn của công ty mẹ Nên Công ty được hưởng nhiều chính sách ưu đãi, nắm bắt thông tin nhanh, được đầu tư vốn sản xuất kinh doanh lớn Thêm nữa, chính sách mở cửa của Nhật Bản giúp cho hoạt động nhập khẩu vào thị trường này không gặp nhiều khó khăn Trong 3 năm gần đây (2007-2009), Công ty đã mạnh dạn chào hàng các công ty lớn, đưa thông tin về sản phẩm và chất lượng, uy tín của Công ty Do đó, số lượng các đơn đặt hàng ngày càng tăng lên Ban đầu chỉ là các đơn hàng nhỏ lẻ, nhưng sau đó, giá trị đơn hàng ngày càng lớn dẫn đến kim ngạch xuất khẩu tăng
2.2.4 Tình hình thực hiện quy trình xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
Công ty thực hiện nhiều hoạt động để giới thiệu sản phẩm của mình ra thị trường thế giới như: tham gia hội chợ thương mại, trên trang web củaCông ty, trên kênh truyền hình quốc tế, hoặc thông qua các ấn phẩm bỏo chớ…Qua cỏc thông tin đó, khách hàng Nhật Bản muốn thực hiện giao dịch kinh doanh với Công ty sẽ trao đổi thông tin qua điện tử (Email), sau đó tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương Sau khi hợp đồng được ký kết, Vinateximex sẽ tiến hành thực hiện hợp đồng.
Đánh giá hoạt động xuất khẩu của Công ty sang thị trường Nhật Bản
2.3.1 Ưu điểm trong hoạt động xuất khẩu của Công ty sang thị trường Nhật Bản
Vinateximex có những ưu điểm trong hoạt động xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản như sau:
Thứ nhất, Vinateximex lựa chọn hình thức xuất khẩu hợp lý Công ty sử dụng hai hình thức xuất khẩu là trực tiếp và ủy thác, tuy nhiên hình thức trực tiếp vẫn là chủ yếu Lý do: Công ty có khả năng, kinh nghiệm và chủ động trong quan hệ giao dịch Ưu điểm của hình thức này là chủ thể tham gia không cần phải thông qua người khác để thiết lập quan hệ như tư vấn, dịch vụ xuất nhập khẩu, thanh toỏn…Doanh nghiệp trực tiếp tìm hiểu thị trường, tiếp xúc với khách hàng; từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh lâu dài cho doanh nghiệp mà không phụ thuộc vào chủ thể khác Đây cũng là phương thức xuất khẩu chiến lược mà ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam đang hướng tới. Ngoài ra, Vinateximex còn áp dụng hình thức ủy thác Công ty chỉ áp dụng hình thức này cho những thị trường mới hoặc Công ty không có khả năng kiểm soát hoạt động Chính việc lựa chọn hình thức xuất khẩu đúng đắn, doanh thu hàng năm từ hoạt động xuất khẩu đạt ở mức cao
Thứ hai, chất lượng sản phẩm của Công ty luôn đảm bảo chất lượng. Nguyên liệu sản xuất đều là bông, sợi tự nhiên, không pha chế tạp chất, phù hợp với thời tiết khí hậu, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Các sản phẩm được thực hiện trên dây chuyền khép kín, mọi công đoạn xử lý nguyên liệu, hóa chất đều đảm bảo tiêu chuẩn.
Thứ ba, Công ty đa dạng các mặt hàng xuất khẩu Ngoài các mặt hàng chủ đạo là dệt may, Công ty còn tiến hành xuất khẩu thờm cỏc loại hàng húa khỏc như cà phê, vải mộc, móc treo, thủ công mỹ nghệ…Lý do để Công ty đưa ra chiến lược đa dạng hoá mặt hàng là mở rộng thị trường xuất khẩu, khai thác các thị trường cũ trên khía cạnh khác Hàng năm, các mặt hàng này đóng góp lượng ngoại tệ đáng kể cho kim ngạch xuất khẩu Đạt được những thành công bước đầu là nhờ cơ cấu bộ máy tổ chức hợp lý, phù hợp với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, các phòng ban độc lập nhưng có mối liên hệ, hỗ trợ nhau trong hoạt động; đội ngũ cán bộ có chuyên môn, trình độ kỹ thuật cao, người lao động có tinh thần trách nhiệm; máy móc hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ cao, đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng.
2.3.2 Những mặt tồn tại trong hoạt động xuất khẩu của Công ty sang thị trường Nhật Bản
Bên cạnh những ưu điểm, Công ty cũn cú những mặt tồn tại trong hoạt động xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản:
Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng thấp, kim ngạch xuất khẩu giảm qua các năm.Năm 2008, tốc độ tăng trưởng giảm 12.54% so với năm 2007
Thứ hai, quy mô xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản nhỏ Sản lượng xuất khẩu hàng năm vào thị trường có xu hướng giảm
Thứ ba, hạn chế đáp ứng các lô hàng lớn do giá của sản phẩm vẫn ở mức cao. Thứ tư, mẫu mó cỏc sản phẩm nhất là sản phẩm may mặc đơn giản, chưa theo kịp xu hướng thời trang quốc tế, chưa có sản phẩm độc đáo về kiểu dáng để thu hút khách
Thứ năm, cụng tác nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng chưa đạt hiệu quả Mức độ tham gia các hội chợ, triển lãm chưa nhiều Thông tin về thị trường Nhật Bản chủ yếu là thông tin thứ cấp, độ chính xác của các đánh giá về thị trường không cao.
Thứ sỏu, có những lô hàng xuất khẩu phải bồi thường do thời gian cập cảng đến chậm hơn so với thời gian quy định trong hợp đồng Trong năm 2007, Công ty đã phải bồi thường 2 vụ vi phạm hợp đồng với công ty Yuriata và công ty Nagaka
Thứ bảy, nguồn nhân lực trong nước cho ngành dệt may đang thiếu về cả trình độ chuyên môn lẫn tay nghề Do vậy, việc tuyển chọn thêm lao động lành nghề của Công ty còn gặp nhiều khó khăn.
2.3.3 Nguyên nhân của những mặt tồn tại
Nguyên nhân dẫn đến hạn chế đáp ứng các lô hàng lớn, chưa chủ động về giá cả là do nguồn nguyên liệu còn phụ thuộc vào các nhà cung ứng ở nhiều quốc gia Nguồn nguyên liệu trong nước không đủ để sản xuất những lô hàng lớn Giá cả nguồn nguyên liệu có biến động thì có tác động làm tăng hoặc giảm giá của sản phẩm Khi giá cả nguyên liệu nhập khẩu tăng sẽ làm giá thành sản xuất của Công ty tăng Hiện nay, giá bông trên thế giới đang tăng ở mức kỷ lục kể từ năm 2007 Năm 2010, giỏ bông đó tăng 23% trong tháng 10 và tăng66% trong 10 tháng đầu năm do nguồn cung toàn cầu không bắt kịp nhu cầu.
Ngoài ra, giá xăng dầu dùng cho chi phí vận chuyển tăng làm giá thành giá sản phẩm cũng theo đó tăng lên Do đó, Công ty không có khả năng cạnh tranh về giá so với các đối thủ
Nguyên nhõn sản lượng xuất khẩu nhỏ không chỉ do cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế tác động làm giảm các đơn đặt hàng mà cũn do yếu tố bên trong Công ty Trong khi gớa cả nguyên liệu tăng cao, chi phí sản xuất tăng mà Công ty không huy động được nguồn vốn Vốn lưu động từ hoạt động kinh doanh để quay vòng hàng năm không đủ cho hoạt động sản xuất
Tuy có một bộ phận chuyên thiết kế nhưng mẫu mã sản phẩm vẫn chưa có tính sáng tạo, vẫn chỉ tập trung vào một số mẫu mã truyền thống Đội ngũ nhõn viên thiết kế đều là người Việt Nam, do vậy các thiết kế vẫn mang phong cách của người dõn Việt, chưa theo xu hướng thời trang quốc tế Các thông tin về thời trang chỉ được cập nhật qua ấn phẩm, trang báo điện tử của ngành thời trang Các khoá cử nhõn viên đi học thiết kế ở nước ngoài chưa nhiều Do vậy, bộ phận thiết kế không có những ý tưởng mới cho sản phẩm
Hàng năm Công ty tổ chức các đợt tập huấn cho cán bộ ra nước ngoài, song chi phí cho các khóa đào tạo này lớn, thời gian đào tạo ngắn hạn. Công ty mới chỉ có một số biện pháp quảng bá như tham gia hội chợ, trên ấn phẩm bỏo chớ…Công ty chưa tận dụng được phương tiện truyền thông là công nghệ thông tin Công ty lập riêng trang web nhưng nội dung chưa thực sự nhiều, không được cập nhật thường xuyên Do đó, đây chưa trở thành nguồn để đối tác tìm hiểu về hình ảnh, thương hiệu Công ty.
Thủ tục hải quan ở Việt Nam còn nhiều bất cập, nhiều thủ tục hành chính Theo quy định không đầy đủ các chứng từ thì sẽ bị tạm giữ hàng hóa.Điều này dẫn đến chậm trễ thời gian giao hàng, do đó phải bồi thường theo quy định trong hợp đồng Thêm nữa, Nhật Bản có đặc thù là làm việc rất đúng hẹn Vì vậy, việc chậm trễ tại cơ quan hải quan sẽ làm mất uy tín làm việc của Công ty Điển hình như lô hàng khăn bông xuất sang Nhật Bản cho đối tác Yuriata theo điều kiện CIF, theo điều kiện này, Công ty phải tiến hành thông quan cho hàng hóa xuất khẩu Nhưng Công ty gặp rắc rồi với một số thủ tục hành chính, hàng hóa được thông quan chậm 2 ngày như dự kiến Do vậy, hàng hóa bị giao chậm 2 ngày so với trong hợp đồng quy định Bên đối tác đã yêu cầu Công ty phải bồi thường thiệt hại do việc giao hàng chậm trễ đã làm đối tác bị mất hợp đồng kinh doanh với bạn hàng.
Ngoài ra, các văn bản hướng dẫn thực thi luật thuế không rõ ràng Các ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may chưa thực sự được thi hành ở cấp dưới, nếu có cơ hội thì hải quan sẽ áp mức thuế cao hơn.
Nguồn nhân lực trong nước cho ngành dệt may đang thiếu về cả trình độ chuyên môn lẫn tay nghề Hàng năm Công ty vẫn cần tuyển thêm lao động, song phải tập huấn lại từ đầu để có thể sử dụng được công nghệ hiện đại Thời gian đào tạo lâu trong khi chi phí đào tạo lớn Hiện tại, Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may về đào tạo nguồn lao động.
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT XUẤT NHẬP KHẨU DỆT
Định hướng hoạt động xuất khẩu của Công ty đến năm 2020
3.1.1 Định hướng xuất khẩu của Công ty
Công ty xuất thõn từ Ban xuất khẩu của Tổng công ty dệt may ViệtNam, nay được tách ra hoạt động độc lập trên lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu Trong thời gian qua, hoạt động kinh doanh của Công ty đã đạt được mức kim ngạch xuất khẩu lớn, doanh thu và lợi nhuận sau thuế hàng năm cao.Hoạt động kinh doanh đang trên đà phát triển Mới đầu, Công ty chỉ tập trung vào sản xuất một số hàng như: quần, áo, dệt kim, nay, Công ty đa dạng hoỏ sản phẩm, xuất khẩu thêm các mặt hàng như cà phê, vải mộc, mắc treo…Hiện nay, các mặt hàng của Công ty đã được xuất khẩu sang hơn 20 nước trên thế giới và tiếp tục mở rộng Công ty vẫn chú trọng xuất khẩu sang 3 thị trường Mỹ, Nhật Bản, EU Trong các thị trường này, Công ty muốn thõm nhập sõu thông qua các hình thức xuất khẩu trực tiếp Cũn các thị trường khác như chõu Úc, châu Phi , Công ty áp dụng hình thức xuất khẩu gián tiếp thông quan uỷ thác, nhằm chiếm thị phần tại các thị trường này, thu lợi nhuận hàng năm, tạo đà mục tiêu phát triển quy mô thị trường xuất khẩu Mục tiêu của Công ty đến năm 2015 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 10 triệu USD và đến năm 2020 đạt 15 triệu USD Định hướng của Công ty đến năm 2020 là: Hiện đại công nghệ để đa dạng hoá sản phẩm, tạo ra mẫu mã hợp thời trang; Chiếm thị phần tại châu Úc.
3.1.2 Định hướng xuất khẩu hàng dệt may của Công ty sang thị trường Nhật Bản Định hướng xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản phù hợp với định hướng chung cho hoạt động xuất khẩu của Công ty Sau khi phân tích thị trường, đặc điểm tiêu dùng của người dân Nhật, Công ty nhận thấy đây là thị trường tiềm năng Do vậy, Nhật Bản là thị trường truyền thống, Công ty tiến hành xuất khẩu sang thị trường này từ khi mới hoạt động kinh doanh Hiện tại ỏ Việt Nam có hơn 10 công ty đang kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng dệt may sang thị trường Việt Nam, điển hình như công ty may 10, công ty may Nhà Bè Số lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường lớn Vì vậy, với mục tiêu đạt được mức tăng trưởng 10%/năm là điều khó khăn, nhất là khi Nhật Bản vừa trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Công ty đưa ra các định hướng cơ bản đạt mục tiờu lợi nhuận sau thuế năm 2015 là: 15 tỷ đồng và đến năm 2020 lợi nhuận sau thuế là 20 tỷ đồng Để đạt được mục tiêu đó, Công ty phải đề ra chiến lược kinh doanh nhằm thu được lợi nhuận cao.
Thứ nhất: đa dạng hoá sản phẩm Hiện tại, Công ty xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản các mặt hàng quần, áo sơ mi, khăn bông Và trong thời gian tới, Công ty muốn thõm nhập nhiều mặt hàng hơn vào thị trường Nhật Bản như mặt hàng thủ công mỹ nghệ Do đặc điểm tiêu dùng của Nhật Bản là ưu thớch các sản phẩm thủ công, có tính thẩm mỹ và nghệ thuật cao Do đó, mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam có cơ hội chiếm thị phần tại thị trường này.
Thứ hai: Đối tượng mà Công ty muốn hướng tới là tầng lớp thượng lưu tại Nhật Bản Mức sống của người dân ở đây cao, phân chia rõ ràng tầng lớp thượng lưu, trung lưu và tầng lớp bình dân Do vậy, Công ty dễ dàng xác định đối tượng hướng tới để đưa ra sản phẩm phù hợp Hiện tại, các sản phẩm của
Công ty đảm bảo về chất lượng nhưng về mẫu mã sản phẩm thì chưa thực sự thu hút đối tượng thuộc tầng lớp thượng lưu Do vậy, hầu hết các sản phẩm xuất sang thị trường này chỉ đáp ứng nhu cầu của tầng lớp trung lưu và bình dân Trong khi đó, trên lĩnh vực giá rẻ thỡ cỏc doanh nghiệp Trung Quốc luôn chiếm ưu thế Vì vậy, định hướng của Công ty đến năm 2020 là chiếm thị phần thời trang dành cho tầng lớp thượng lưu.
Trên đây là việc xác định đích mà Công ty hướng tới Vậy Công ty sẽ phải đưa ra các giải pháp kết hợp cựng cỏc chính sách hỗ trợ của Nhà nước để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Công ty cổ phần sản xuất Xuất nhập khẩu dệt may sang thị trường Nhật Bản giai đoạn
Nhật Bản là thị trường trọng điểm của Công ty trong hoạt động xuất khẩu Vì vậy, để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật, Công ty cần có các giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, khắc phục mặt tồn tại, khai thác tốt các cơ hội mà thị trường mang lại.
3.2.1 Nâng cao hoạt động nghiên cứu, tìm hiều, mở rộng thị trường
Do nhu cầu của thị trường kinh doanh luôn thay đổi, tình hình kinh tế biến động nên công tác nghiên cứu và tỡm hiểu thị trường phải được tiến hành thường xuyên Một số giải pháp để nâng cao hoạt động nghiên cứu tìm hiểu mở rộng thị trường:
Công ty phải thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ của bộ phận chuyên nghiên cứu và tìm hiểu thị trường, tuyển thêm nhân viên mới có kinh nghiệm làm việc.
Hoạt động nghiên cứu có thể thông qua các đại diện của Công ty tại nước sở tại.
Hàng năm, tổ chức các chuyến đi khảo sát thực tế để đánh giá được phản ứng của người tiêu dùng với sản phẩm của Công ty, xác định mức giá phù hợp, lựa chọn kênh phân phối , xác định đối thủ cạnh tranh…
Thu thập thông tin từ các nguồn như: Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, các công ty tư vấn luật, phòng Thương Mại, Hiệp hội dệt may Việt Nam, Hiệp hội dệt may Nhật Bản, các ấn phẩm trong nước và quốc tế và qua mạng internet để xác định mức độ cạnh tranh, xu hướng thời trang của thị trường, nhận định được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Vinateximex trên thị trường Nhật Bản.
3.2.2 Tăng cường quảng bá thương hiệu, hình ảnh Công ty
Hiện nay, Công tác quảng bá thương hiệu, hình ảnh của Công ty được đánh giá là một khõu quan trọng Khoản chi phí để quảng bá thương hiệu công ty ngày càng lớn Thương hiệu Công ty có uy tín thì mới tạo được lòng tin, xõy dựng mối quan hệ lõu dài với đối tác; đi vào thói quen tiêu dùng của người dõn, nhất là đối với tầng lớp thượng lưu Các biện pháp để tăng cường quảng bá thương hiệu, hình ảnh công ty là:
Tớch cực tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế Tại đõy, các nhà kinh doanh thường gặp gỡ, tìm hiểu và trao đổi các thông tin Qua các cuộc hội chợ, Công ty quảng bá được hình ảnh đồng thời biết được các đối thủ cạnh tranh với mặt hàng kinh doanh của mình Đây cũng là giải pháp hữu hiệu nhất trong việc chủ động tìm bạn hàng.
Mở các văn phòng đại diện ở nước sở tại nhằm truyền thông hình ảnh của Công ty
Ra đời các ấn phẩm riêng mang đậm bản chất và màu sắc của Công ty.
Quảng bá hình ảnh của Công ty trên cỏc kênh thông tin đại chúng như:truyền hình quốc tế, báo chí kinh tế, thời sự, các chương trình tài trợ
Trang web riêng của Công ty phải được cập nhật thông tin thường xuyên các hoạt động, tình hình xuất khẩu, và các hình ảnh quảng bá thương hiệu
3.2.3 Đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu
Vì không chủ động được nguồn nguyên liệu nên số lượng sản phẩm Công ty tạo ra còn phụ thuộc rất lớn vào nhà cung ứng Dưới đây là một số giải pháp đảm bảo nguồn hàng:
Công ty cần tạo mối quan hệ tốt với nhà cung ứng nguyên vật liệu như tổ chức các chuyến thăm cơ sở thu mua, giúp đỡ nghiên cứu giống cây trồng… Đồng thời, Công ty phải tạo mối liên hệ, ràng buộc với nhà cung ứng Nhờ đó, Công ty có khả năng đàm phán về giá cả khi nguyên liệu trên thị trường đang tăng cao.
Đồng thời, tìm các nguồn cung cõp nguyên liệu khác để thay thế, tránh tình trạng quá phụ thuộc vào một nhà cung ứng
Tăng nguồn cung nguyên liệu trong nước: có những chương tình hỗ trợ cho người nông dân, thu mua ngay tại cơ sơ, phải đảm bảo đầu ra cho người nông dân…
3.2.4 Nâng cao trình độ nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực bao gồm người lao động và cán bộ nhân viên có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu
Đối với người lao động: định hướng của Công ty là đầu tư vào công nghệ hiện đại để tạo ra các sản phẩm mới, đa dạng Do vậy, Công ty phải tổ chức lớp đào tạo để tiếp thu công nghệ mới, nâng cao trình độ lao động.Ngoài ra, cũn cú thờm cỏc chương trình như văn nghệ, khen thường, trợ giúp gia đình khó khăn…, khuyến khích người lao động sản xuất, tạo không khí làm việc vui vẻ, gắn bó hoạt động sản xuất với Công ty
Đối với cán bộ nhân viên: đây là bộ phận nòng cốt của Công ty Trình độ của cán bộ nhân viên cao thì mới có thể thúc đẩy hoạt động sản xuất xuất khẩu Sau đây là một số giải pháp nâng cao trình độ cán bộ nhân viên:
Tổ chức các đợt đào tạo cán bộ nhân viên ở nước ngoài ngắn hạn và dài hạn tùy thuộc và chi phí đào tạo hoặc sự cần thiết của công việc.
Cú các chính sách khen thường khuyến khích cán bộ nhân viên tự nâng cao trình độ chuyên môn như tự học các chứng chỉ về chuyên môn hay chứng chỉ về tiếng anh…
Tuyển cỏc thờm cỏc nhân viên có trình độ nghiệp vụ ngoại thương, chuyên môn ngoại ngữ, marketing …
Ngoài ra còn phải có chế độ đãi ngộ tốt cũng như cơ hội thăng tiến để giữ được nhân tài.
3.2.5 Đẩy mạnh công tác thiết kế sản phẩm
Kiến nghị đối với Nhà nước
Cùng với những giải pháp của Công ty Để việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản đạt hiệu quả cao nhất, cần sự hỗ trợ củaNhà Nước trong việc tạo ra môi trường ngành và các chính sách thuận lợi
3.3.1 Phát triển vùng nguyên liệu cho ngành dệt may
Thực trạng cho thấy Việt Nam chưa đảm bảo được nguồn nguyên liệu cho ngành dệt may Diện tích cỏc vựng nguyên liệu ngày càng giảm đi rõ rệt. Nguyên nhân là trồng bông, sợi không tạo ra được nhiều lợi nhuận cho người nông dân, hơn nữa, thời gian thu hoạch lâu hơn các nông sản khác Hiện nay, Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ cho người nông dân duy trì trồng các loại bông, sợi…Do vậy, hiện tượng tự chuyển đổi cây trồng xảy ra ở nhiều vùng.
Vì thế, sự phụ thuộc nguyên liệu của các doanh nghiệp Việt Nam vào bên ngoài ngày càng lớn
Với thực trạng trên, Nhà nước cần phải có chiến lược quy hoạch vùng trồng cây nguyên liệu, tăng diện tích trồng bông, sợi…Để làm được điều này, Nhà nước phải cú cỏc chính sách tác động đến người nông dân như hỗ trợ về vốn, phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thu mua nguyên liệu ngay tại nơi sản xuất… Để tăng sản lượng bông, sợi, Nhà nước mời các chuyên gia nước ngoài về tư vấn, chọn giống, phương thức trồng, chăm sóc cây đồng thời giám sát quá trình thực hiện kỹ thuật.
3.3.2 Đào tạo nguồn nhân lực
Hiện nay, nhân lực của Việt Nam trong lĩnh vực dệt may còn thiếu về cả số lượng lẫn trình độ Vì vậy, Nhà nước cần có các chính sách đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo đội ngũ lao động lành nghề, đội ngũ thiết kế, quản lý có trình độ
Tổ chức các cuộc thi thời trang chuyên nghiệp, tạo cơ hội cho các nhà thiết kế thử sức.
Đầu tư cho các trường đại học hoạt động trong lĩnh vực thời trang, kỹ thuật như khoa thiết kế thời trang của đại học kiến trúc Đồng thời cú cỏc chương trình gắn với thực tiễn cho sinh viên thực hành.
Mở các lớp đào tạo kiến thức, thao tác sử dụng máy móc ngành dệt may cho công nhân.
Tạo điều kiện cho các sinh viên học các trường kinh tế, mỹ thuật có cơ hội tiếp xúc với thực tế để tớch luỹ kinh nghiệm.
3.3.3 Giúp đỡ các doanh nghiệp trong công tác nghhiên cứu thị trường, xúc tiến và quảng bá sản phẩm Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp chuẩn bị tốt hành trang, nâng cao năng lực cạnh tranh với các công ty nước ngoài, tạo điều kiện cho dệt may Việt Nam thâm nhập thị trường Nhật Bản, Chính Phủ và Bộ Thương Mại tạo điều kiện cần thiết cho các doanh nghiệp những vấn đề sau:
Chính phủ cần cung cấp về thị trường như mở website và tiếp cận các nguồn thông tin có giá trị thương mại ở nước ngoài Đề nghị Bộ Thương mại cho mở website riêng của thương vụ để giỳp cỏc công ty tiếp cận thị trường và quảng cáo cho hàng dệt may của Việt Nam.
Thành lập các trung tâm triển lãm, trưng bày các sản phẩm; thường xuyên tổ chức các hội chợ thương mại hàng dệt may ở các trung tâm kinh tế của Nhật Bản như Tokyo, Osaka, Nagoya, Yokohama cho các doanh nghiệp tham gia, mở thêm văn phòng và chi nhánh tại các địa bàn cần thiết
Bộ Thương Mại nên tăng cường liên hệ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ chuyên ngành dệt may, hội chợ hàng tiêu dùng ở Nhật Bản và hỗ trợ chi phí tham gia hội chợ cho các doanh nghiệp.
Thương vụ Việt Nam ở Nhật Bản cung cấp các thông tin chung về thị trường Nhật Bản như quy mô, tốc độ tăng trưởng, những biến đổi trong xu hướng tiêu dùng, …đối với hàng dệt may và cập nhật thông tin về đối thủ cạnh tranh hay quan trọng hơn là thông tin về các nhà nhập khẩu ở Nhật Bản.
Các cơ quan thuộc Chính Phủ là cầu nối giữa các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam với các nhà nhập khẩu Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam Việc gắn kết này sẽ giỳp cỏc doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giảm được các chi phí tìm kiếm bạn hàng và có được thông tin xác thực về nhu cầu nhập khẩu hàng của các nhà nhập khẩu Nhật Bản.
Tư vấn cho các doanh nghiệp về cách tìm kiếm thông tin hiệu quả nhất.
3.3.4 Giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc làm thủ tục để thông quan
Hiện nay, các thủ tục thông quan còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho các doanh nghiệp; vẫn còn nhiều vụ doanh nghiệp Việt Nam phải bồi thường thiệt hại cho đối tác vì giao hàng chậm do thời gian làm thủ tục thông quan lâu, hay thiếu giấy tờ các loại giấy tờ Vì vậy, để hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, Nhà nước cần cắt giảm bớt các loại giấy tờ thông quan, giảm thời gian chờ đợi cấp giấy thông quan
3.3.5 Chính sách ưu đãi về thuế
Thuế quan là một trong những yếu tố có tác động đến giá cả của sản phẩm nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về thuế đối với tất cả các ngành nhất là với ngành dệt may:
Giảm thuế suất nhập khẩu nguyên liệu cũng như thuế VAT cho các hàng dệt may xuất khẩu
Hiện nay, quy định về thuế còn nhiều thủ tục hành chính Vì vậy, để tạo điều kiện cho các nhà doanh nghiệp kinh doanh, Nhà nước cắt giảm các thủ tục khai thuế, nộp thuế…
Xây dựng quỹ hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Hoàn thiện các quy định về thuế giỳp cỏc doanh nghiệp dễ dàng khi khai thuế và nộp thuế.
Cập nhật cho các doanh nghiệp Việt Nam các thông tin luật pháp, chính trị xã hội của Nhật bản đối với hàng dệt may
Dệt may là một trong những ngành xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam và Nhật Bản là thị trường trọng điểm mà Việt Nam hướng tới Do, sức tiêu dùng của thị trường Nhật Bản đối với hàng dệt may lớn Hàng năm, thị trường này tiêu thụ khoảng 98 tỷ USD hàng dệt may Hơn nữa, hiệp định song phương giữa hai quốc gia Việt- Nhật được ký kết tạo điều kiện thuận lợi cho hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này Vì vậy, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu dệt may sang thị trường Nhật Bản là chiến lược ưu tiên hàng đầu của ngành dệt may.