LỜI MỞ ĐẦU Báo cáo kiến tập GVHD TS Phạm Thị Thuỷ Báo cáo kiến tập GVHD TS Phạm Thị Thuỷ MỤC LỤC 1LỜI MỞ ĐẦU 3PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP TÁC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TDT 31 1 Lịch sử hì[.]
Giới thiệu chung về công ty
- Tên tiếng Việt chính thức của Công ty:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP TÁC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
- Tên giao dịch kinh doanh:
TDT CONSTRUCTION INVESTMENT COOPERARION JOINT
- Tên Công ty viết tắt: TDT CONS., JSC
- Địa chỉ: 8/198 - đường Thái Hà - phường Trung Liệt - quận Đống Đa
- Trụ sở chính: 1605 - Tầng 16 - Tòa nhà 17T2 - Hoàng Đạo Thúy - Hà Nội.
- Website: http://tdtco.com.vn/
- Email: tdtcons.jsc@gmail.com ; tdtcons@tdtco.com.vn;
- Số đăng ký kinh doanh: 0103016097
- Bởi: Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội
- Người đại diện pháp luật: PHẠM ANH TÚ (Chủ tịch HĐQT)
- Ngân hàng giao dịch chính: Ngân hàng ngoại thương Hà Nội
- Slogan: Build on us, Brighten your day!
- Sứ mệnh: “Mang các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt đến với mọi người thông qua các sản phẩm và dịch vụ chất lượng toàn cầu”
+ TDT là gia đình thứ hai, nơi nuôi dưỡng và chắp cánh cho những ước mơ;
+ Hơn cả mong đợi, TDT mang niềm tin tới cho khách hàng;
+ Con người TDT, tài sản quý nhất và duy nhất không thể thay thế; + Xuyên qua mọi thử thách;
+ Đóng góp đối với cộng đồng và xã hội;
Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Công ty được thành lập ngày 08 tháng 03 năm 2007 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103016097 của Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội với tên đầy đủ “Công ty cổ phần hợp tác đầu tư xây dựng công trình TDT”, hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng, quản lý dự án các công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng với ban đầu chỉ có 5 thạc sỹ, kỹ sư xây dựng Sau hơn ba năm hoạt động, TDT đã vượt qua những khó khăn thách thức để tự tin khẳng định mình trong thị trường xây dựng truyền thống cạnh tranh khốc liệt với một sức trẻ và niềm tin khát khao vươn lên Mỗi sản phẩm dịch vụ TDT cung cấp luôn đảm bảo yếu tố chất lượng và tiến độ cho dù gặp bất cứ trở ngại nào, TDT đã và đang tạo ra một hình ảnh mới, khác biệt trong lòng khách hàng và khẩu hiệu “Mang niềm tin tới cho khách hàng” đã trở thành một trong những giá trị cốt lõi quan trọng nhất được toàn thể nhân viên công ty cùng xây dựng và tuân thủ
Công ty đã có văn phòng đại diện tại miền Trung và miền Nam với lực lượng cán bộ nhân viên gần 100 người, 90% tốt nghiệp đại học và trên đại học, đội ngũ lãnh đạo gồm các thạc sỹ được đào tạo ở nước ngoài, các kỹ sư giỏi chuyên ngành xây dựng và công nghệ thông tin Kết thúc năm 2009, hoàn thành hơn 600 công trình tại 35 tỉnh thành trên cả nước với doanh thu đạt hơn
80 tỷ đồng, TDT tự hào là một trong những đơn vị đã góp phần phát triển hạ tầng nói chung và hạ tầng viễn thông nói riêng trên phạm vi toàn quốc.
Trước khi đến được thành công như ngày hôm nay Ban lãnh đạo công ty đã ý thức rất rõ cần phải có tầm nhìn rộng với con người là yếu tố then chốt – là tài sản quý nhất và duy nhất không thể thay thế, luôn luôn khơi dậy và củng cố trong toàn bộ nhân viên công ty một niềm tin và sự sáng tạo thông qua các chương trình đào tạo nội bộ, đào tạo chuyên môn chuyên sâu và đào tạo kỹ năng Song hành cùng sức mạnh tri thức, TDT đã và đang xây dựng cho mình một sức mạnh văn hóa doanh nghiệp, một môi trường làm việc chuyên nghiệp, một chế độ đãi ngộ hấp dẫn có thể cạnh tranh với các công ty nước ngoài tại Việt Nam Đó không chỉ là điều kiện giúp nhân viên công ty yên tâm và say mê trong công việc, cống hiến hết mình vì mục tiêu chung mà còn biến TDT thành nơi “Nuôi dưỡng và chắp cánh cho những ước mơ“.
“Táo bạo trong cách nghĩ, kiên quyết trong cách làm, vững vàng trong mọi khó khăn” là tôn chỉ và tinh thần làm việc của tập thể trẻ công ty TDT, với mục tiêu biến thách thức thành những cơ hội và từng bước khẳng định vị trí của mình trong thị trường xây dựng phát triển hạ tầng Việt Nam TDT quyết tâm tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của một thương hiệu mới, trở thành một trong những công ty có uy tín về tư vấn, quản lý dự án xây dựng với sứ mệnh “Mang các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt đến với mọi người thông qua các sản phẩm và dịch vụ chất lượng toàn cầu”.
Với nỗ lực không ngừng, TDT là một minh chứng sống động thể hiện khát vọng vươn lên và quyết tâm thực hiện hoài bão của thế hệ trẻ Việt Nam nhằm từng bước thực hiện sứ mệnh đã đề ra “Mang các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt đến với mọi người thông qua các sản phẩm và dịch vụ chất lượng toàn cầu” TDT mong muốn góp phần tạo thêm nhiều công ăn những công trình hạ tầng nhằm “Đóng góp đối với cộng đồng và xã hội”, tích cực chung sức cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước thời gian tới.
Trở thành công ty quản lý, triển khai dự án uy tín ở Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng, xây dựng hạ tầng với đội ngũ quản lý dự án chuyên nghiệp trình độ quốc tế;
Mô hình hoạt động công ty mẹ, các công ty con tại cả ba miền Bắc, Trung, Nam.
Trở thành một trong những công ty hàng đầu về quản lý, triển khai dự án ở Việt Nam, đủ sức đảm nhiệm các dự án tầm cỡ quốc tế trong lĩnh vực xây dựng, xây dựng hạ tầng trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam;
Đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động kinh doanh.
Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty 6 1 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
TDT có một vị thế trong thị trường dịch vụ Kỹ thuật Viễn thông tại Việt Nam Với kinh nghiệm và mối quan hệ tin cậy, TDT nhận được sự hỗ trợ tối đa về kỹ thuật chuyển giao công nghệ từ khách hàng và đối tác Với sự hỗ trợ và chuyển giao đó, TDT đã nỗ lực không ngừng, góp phần cho sự thành công của khách hàng, đối tác tại thị trường Viễn thông Việt Nam, điển hình như các công ty: Beeline - Công ty Cổ phần Viễn thông Di Động Toàn Cầu; Vietnammobile; NORTEL NETWORKS CORPORATION; Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật và hạ tầng mạng thông tin di động – MOBITECHS (MOBILE TELECOM INFRASTRUCTURE & TECHNICAL SERVICES CORPORATION); ERICSSON VIETNAM COMPANY LTD; Công ty cổ phần giấy Hải Tiến; Công ty TNHH Việt Hải Dưới đây là bảng các công trình, dự án thực hiện:
Bảng 1.1 Thống kê một số công trình và dự án đơn vị đang thi công
STT Tên dự án Chủ đầu tư
1 Vũng Áng Petro Việt Nam (PVN)
2 Viettinbank Chi nhánh ngân hàng TMCP Việt
3 Mobitechs Công ty Cổ phần Dịch vụ kỹ thuật và hạ tầng mạng thông tin di động
Công ty TNHH Hoàng Tùng
5 Văn phòng cho thuê Công ty TNHH Linh Giang
6 Dự án trung tâm thương mại điện tử
Công ty TNHH Việt Hải
7 Dự án xây dựng văn phòng cho thuê
Công ty TNHH Việt Hải
8 Dự án tòa nhà công ty BS Công ty TNHH BS
9 Dự án vận hành, ứng cứu thông tin cho mạng thông tin di động
Trung tâm 1, Công ty VMS
Nguồn: Phòng kế toán, công ty cổ phần hợp tác đầu tư xây dựng công trình TDT
- Công ty thành lập vào tháng 07/2007 theo quyết định của Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội, giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103016097 với số vốn điều lệ là 12,500,000,000 VND và giao dịch chính tại Ngân hàng ngoại thương Hà Nội, mã số thuế của Công ty là 0102181612.
- Tình hình lao động của Công ty:
Về trình độ học vấn
( Nguồn: phòng Hành chính/ Nhân sự)
Cán bộ kỹ thuật chuyên môn:
Bảng 1.2 Danh sách cán bộ kỹ thuật chuyên môn
Stt Lĩnh vực Số lượng
Sau đại học Đại học
5 Kỹ sư điện tử viễn thông 5 1 4
6 Kỹ sư ATLĐ và VSMT 2 2
7 Cử nhân luật và kinh tế 7+1 1 7
Stt Lĩnh vực Số lượng
Sau đại học Đại học
( Nguồn: phòng Hành chính/ Nhân sự)
Trụ sở tại Miền Bắc: 126
Bảng 1.3 Danh sách công nhân kỹ thuật
Stt Lĩnh vực Số lượng
7 Gia công vật tư-vật liệu 24 12 9 3
( Nguồn: phòng Hành chính/ Nhân sự)
Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty
Các sản phẩm công nghệ tại công ty có quy trình như sau:
Sơ đồ 1.1 Quy trình tổ chức, chế tạo, lắp đặt Đấu thầu, thương thảo và ký kết hợp đồng
Phân giao nhiệm vụ, thành lập công trường
Bóc tách bản vẽ, lập dự toán biện pháp thi công an toàn
Mua vật tư, điều động thiết bị, vật tư
Thi công, chế tạo và lắp đặt
Giám sát kỹ thuật, kiểm tra chất lượng, nghiệm thu công trình
Quyết toán, thanh lý hợp đồng
Sơ đồ 1.2 Quy trình thi công
Do đặc thù về ngành nghề sản xuất kinh doanh trên, nên trong việc thực hiện kết quả sản xuất kinh doanh đơn vị gặp một số khó khăn và thuận lợi như sau:
Công ty có đội ngũ công nhân viên chức trẻ, năng động, sáng tạo, kỹ thuật lành nghề có nhiều kinh nghiệm, có khả năng thực hiện được các công việc phức tạp Hàng năm Công ty còn trúng thầu nhiều công trình Đơn vị luôn nỗ lực thực hiện tốt các công việc do đó đã khẳng định được vai trò và uy tín của mình.
- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, giải tỏa mặt bằng
- Tổng kết nguyên vật liệu, thuê nhân công tại chỗ
- Xử lý phần móng và thi công
- Hoàn thiện hệ thống điện nước phụ trợ sơn
- Tiến hành bàn giao nghiệm thu công trình
Việc cạnh tranh với các đơn bạn thông qua đấu thầu để tìm kiếm công việc diễn ra vô cùng gay gắt để giải quyết đủ việc làm cho số lao động của Công ty thực sự là vấn đề nan giải.
Mặt khác các công trình thi công trải khắp nước và chủ yếu ở các vùng xa xôi, nên việc điều động nhân lực, di chuyển máy móc thiết bị cũng như vận chuyển vật tư đến các công trình khó khăn và tốn kém
Ngoài ra do nhu cầu kinh doanh ngày càng lớn trong khi vốn tự có lại hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu nên Công ty phải vay Ngân hàng, dẫn đến chi phí lãi vay là lớn chiếm tỷ trọng cao trong chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty nên cũng làm ảnh đáng kể đến kết quả kinh doanh.
Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần hợp tác đầu tư xây dựng công trình TDT 14 1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn từng bộ phận phòng ban
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty giữa 2 kỳ đại hội cổ đông, là cơ quan quản trị cao nhất của Công ty do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh Công ty quyết định các vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty phù hợp với pháp luật, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông; quyết định một số công việc kinh doanh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị theo đề nghị của giám đốc; quyết định các phương án đầu tư; phê duyệt phương án trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quản trị công ty theo điều lệ, nghị quyết của đại hội đồng cổ đông và tuân thủ pháp luật; trình đại hội đồng cổ đông quyết định kế hoạch phát triển lâu dài của công ty, tăng giảm vốn điều lệ, huy động vốn hoặc chuyển nhượng vốn cổ phần; trình đại hội đồng cổ đông các báo cáo của hội đồng quản trị, kết quả sản xuất kinh doanh, quyết toán tài chính hàng năm, phương án phân phối lợi nhuận và chia cổ tức
- Giám đốc Công ty: Do Hội đồng quản trị Tổng Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Tổng Giám đốc Giám đốc Công ty là đại diện pháp nhân của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc và pháp luật về điều hành hoạt động của Công ty Giám đốc có quyền hạn cao nhất trong Công ty như: tổ chức điều hành hoạt động của Công ty, xây dựng các phương án, kế hoạch, đầu tư mở rộng liên doanh, liên kết
- Phó Giám đốc Công ty: Giúp Giám đốc Công ty theo sự phân công và uỷ quyền của Giám đốc Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và pháp luật về nhiệm vụ được phân công và uỷ quyền.
- Kế toán trưởng Công ty : Giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo, tổ chức việc thực hiện phân công công tác kế toán, thống kê của Công ty và có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
- Các phòng ban chức năng: Với nhiệm vụ tham mưu giúp việc Giám đốc trong sản xuất kinh doanh phải chịu trách nhiệm và tuân thủ theo chức năng nhiệm vụ đã được phân cấp và cụ thể hoá:
* Phòng kinh tế - kế hoạch - tiếp thị:
+ Là đầu mối trong công tác tiếp thị tìm kiếm công việc và chuẩn bị hồ sơ dự thầu và đấu thầu.
+ Nhận hồ sơ thiết kế, dự toán và các tài liệu có liên quan để giao lại cho đơn vị nhận thi công, là đầu mối giao tài liệu thanh quyết toán trước khi trình Giám đốc ký duyệt, nhận tài liệu khi đã được chủ đầu tư và đơn vị chủ quản phê duyệt để sao gửi cho các đơn vị và phòng ban có liên quan.
+ Tham gia cùng đơn vị tính toán điều chỉnh bổ sung đơn giá, xây dựng đơn giá đối với những công việc khác biệt, kiểm tra dự toán, quyết toán của các công trình trước khi trình Giám đốc.
+ Chuẩn bị mọi thủ tục giao nhiệm vụ cho đơn vị thi công sau khi đã được Giám đốc Công ty giao việc.
+ Soạn thảo các hợp đồng kinh tế, giao nhận thầu với bên A, theo dõi đơn vị thi công trong quá trình thực hiện hợp đồng để điều chỉnh hoặc bổ sung ( nếu có thay đổi thiết kế hoặc khối lượng phát sinh)
+ Kết hợp với đơn vị trực thuộc tiến hành thanh lý hợp đồng giữa Công ty với bên A sau khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.
+ Kiểm tra, tính toán xác nhận khối lượng thực tế thực hiện của các đơn vị hàng tháng để Giám đốc Công ty ký duyệt ( tạm ứng) tiền mua vật tư, (tạm ứng ) tiền lương và các chi phí khác khi chưa có quyết toán A - B và làm cơ sở cho một quyết toán chính thức
+ Lập với kết hợp với đơn vị trực thuộc để lập biện pháp tổ chức thi công, kèm theo biện pháp an toàn lao động cho các công trình.
* Phòng Hành chính-Nhân sự:
+ Bộ phận tổ chức: Kiểm tra và tính lương cho khối Công ty và các Công ty, đội, công trình
Thực hiện các chính sách đối với người lao động: chính sách về lương hưu, các khoản trợ cấp, BHXH, BHYT
Quản lý cán bộ, lao động, nhân công: tiếp nhận và điều động, bổ nhiệm.
+ Bộ phận hành chính: Làm công tác phục vụ các phòng ban Công ty, đời sống người lao động.
Quản lý và cấp phát văn phòng phẩm.
* Phòng Kế toán-Tài chính:
+ Hàng tháng căn cứ vào khối lượng các đơn vị thực hiện đã được phòng Kinh tế kế hoạch tiếp thị kiểm tra xác nhận từng công trình để cho vay vốn theo quy chế sau khi được Giám đốc phê duyệt.
+ Kiểm tra việc sử dụng vốn vay của các đơn vị để đảm bảo chi đúng mục đích và nâng cao hiệu quả đồng vốn.
+ Kiểm tra việc báo cáo hạch toán thu chi của các đơn vị theo mẫu biểu Công ty hướng dẫn, các chứng từ vật tư, tiền lương và chứng từ chi khác theo các thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính, nếu phát hiện có sai sót hoặc chưa hợp lý yêu cầu đơn vị sửa ngay để đảm bảo tính chính xác của số liệu.
+ Kết hợp với phòng Kinh tế kế hoạch tiếp thị và các đơn vị để lập kế hoạch thu hồi vốn, đôn đốc và cùng đơn vị trực thuộc thu hồi vốn hàng tháng.
+ Hạch toán giá thành, phân tích hoạt động kinh tế của Công ty trên cơ sở các thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính và chế độ chính sách của Nhà nước.
* Trung tâm tư vấn và công nghệ:
+ Theo dõi giám sát quá trình thi công trên các công trình của các đội,Công ty, các công trình trực thuộc Công ty : nghiệm thu, bàn giao công trình.
Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 19 PHẦN II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ TÌNH HÌNH VẬN DỤNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP TÁC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TDT 21 2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 21 2.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận
- Mỗi cá nhân trong Phòng phải có trách nhiệm nghiên cứu chế độ chính sách kế toán-tài chính, chương trình phần mềm quảnlý liên quan đến công việc được phân công Đồng thời nắm chắc về nội dung và các bước tổ chức thực hiện công việc.
- Công việc được phân công liên quan đến cá nhân nào thì cá nhân đó phải có trách nhiệm bảo quản, lưu chứng từ cho đến khi chứng từ đó được lưu vào kho.
- Việc kê khai thuế đầu vào: Cá nhân có phục trách tài khoản nào thì phải có trách nhiệm kê khai thuế đầu vào, đầu ra liên quan đến tài khoản đó.
Nội dung công việc phân công:
1 Ông Đặng Xuân Ánh (Trưởng phòng)
- Phụ trách và chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo công ty về công việc chung của Phòng Tài chính – Kế toán.
- Tổ chức bộ máy kế toán, phân công công việc cho các nhân viên trong phòng.
- Triển khai và phân công thực hiện các chủ trương, chế độ mới liên quan đến kế hoạch kinh doanh của Công ty.
- Phối hợp với Phòng dự án, Văn phòng đại diện và các Phòng khác để triển khai những chủ trương mới nhằm thúc đầy phát triển kinh doanh.
- Xây dựng phần mềm quản lý của Công ty
- Xây dựng cơ chế Doanh thu, chi phí cho các Phòng dự án, Văn phòng đại diện.
- Lập các báo cáo tài chính, các báo cáo tổng hợp theo quy định củaNhà nước và yêu cầu của Ban Giám đốc Công ty.
- Ký chứng từ gốc liên quan đến hoạt động thu, chi phát sinh tại Công ty.
- Ký phiếu thu, chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
- Ký báo cáo quyết toán tháng (nếu có),báo cáo tài chính năm.
- Ký chứng từ hạch toán Kế toán Tổng hợp,Sổ cái, Biên bản kiểm quỹ.
- Ký chứng từ thuế, báo cáo thuế.
- Quản lý và quyết toán các khoản chi phítheo kế hoạch của Công ty.
- Hướng dẫn Bà Vân làm Kế toán Tổng hợp Công ty.
2 Bà Nguyễn Thị Vân (Kế toán Tổng hợp Công ty)
- Lập kế hoạch chi Ngân hàng
- Kế toán thanh toán với nhà thầu phụ - Khu vực Miền Bắc (từ Nghệ An trở ra)
- Kế toán doanh thu, công nợ phải thu
- Kế toán thuế (Đôn đốc các cá nhân khác trong việc kê khai thuế GTGT đầu vào, đầu ra ở các phần hành họ phụ trách).
- Kế toán các khoản phải thu, phải trả khác.
- Kế toán tổng hợp Công ty (Ông Ánh hướng dẫn)
3 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành:
- Tập hợp và kết chuyển các chi phí công nhân, nguyên vật liệu trực tiếp, các chi phí khác.
- Tổng hợp biểu chi phí giá thành công trình của các đơn vị trực thuộc.
- Kết chuyển giá thành và tính lãi lỗ từng công trình.
4 Kế toán thuế và tiền lương:
- Hàng tháng tổng hợp bảng kê thuế GTGT đầu vào của các đơn vị khoán để lập bảng kê thuế GTGT với cục thuế Hà Nội, lập bảng kê GTGT đầu ra.
- Xác định thuế GTGT phải nộp và được khấu trừ hàng tháng.
- Lập báo cáo chi tiết tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước.
- Căn cứ bảng kê phân bổ tiền lương hàng tháng để báo cáo danh sách cán bộ công nhân viên của đơn vị làm việc tại các công trình về phòng tổ chức lao động tiền lương theo mẫu quy định tại công ty.
5 Kế toán TSCĐ và vật tư:
- Vào sổ chi tiết tăng, giảm TSCĐ của khối cơ quan Công ty.
- Trích khấu hao TSCĐ hàng tháng, hàng quý của khối cơ quan Công ty.
- Vào sổ tổng hợp vật tư, công cụ dụng cụ.
- Lên bảng kê và hạch toán, vào sổ chi tiết theo dõi nhập, xuất, tồn vật tư.
- Lập bảng quyết toán hạch toán chi phí và báo nợ cho các đơn vị.
6 Kế toán quỹ, công nợ:
- Theo dõi cấp phát chi phí cho 4 xí nghiệp và các tổ đội, lập báo cáo chi tiết công nợ giữa Công ty với đơn vị hàng tháng, quy, năm.
- Kiểm tra, đối chiếu các chứng từ thu, chi và chứng từ ngân hàng.
7 Bà Phạm Thị Kim Hoa:
- Kế toán theo dõi Văn phòng đại diện miền Nam
- Kế toán tạm ứng nội bộ
- Kế toán thanh toán với nhà thầu phụ - Khu vực miền Nam (ĐôngNam Bộ và Tây Nam Bộ)
- Nhập số liệu các Hợp đồng kinh tế TDT – Chủ đầu tư, TDT – Nhà thầu (cho từng công trình) Quản lý, theo dõi, tổng hợp sốliệu các Hợp đồng kinh tế này.
- Lập các đơn hàng cho các nhà thầu
- Kế toán hoạt động đầu tư (nếu có)
8 Bà Lê Thị Thanh Hương:
- Kế toán theo dõi Văn phòng đại diện miềnTrung.
- Kế toán chi phí quản lý
- Kế toán thanh toán với nhà thầu phụ - Khu vực miền Trung, Tây Nguyên (từ Hà Tĩnh – Bình Thuận)
- Kế toán Chi phí vật liệu trực tiếp, Nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung
- Kế toán giá thành công trình
- Kế toán CCDC, TSCĐ, chi phí trả trước dài hạn
- Chấm công CBCNV toàn Công ty
- Tính lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có)
- Lưu các văn bản đi, đến của Phòng, của Công ty.
- Lưu kho chứng từ Kế toán của Phòng Khi nhận chứng từ, Sổ sách của các nhân viên khác, yêu cầu phải kèm theo giấy giao nhận.
(Không bao gồm các phần công việc hành chính, tổ chức lao động tiền lương)
- Kế toán thu hồi công nợ phải thu
- Lập các dự án vay vốn kinh doanh
10 Nhân viên kế toán của các đơn vị trực thuộc: Do không tổ chức bộ toán làm nhiệm vụ thu thập chứng từ liên quan đến chi phí sản xuất (nguyên vật liệu, lao động, các chi phí khác…) Định kỳ hàng tháng, hàng quay các nhân viên kế toán phải gửi về Công ty để đối chiếu, so sánh với nhân viên của phòng kế toán.
- Nhân viên khi vắng mặt phải báo cáo Trưởng phòng và có lý do chính đáng, các trưởng hợp vắng mặt không xin phép sẽ bị trừ điểm vào hệ số lương hàng tháng.
- Cá nhân được phân công phải chịu trách nhiệm hoàn thành công việc được giao đúng tiến độ quy định và phải chịu trách nhiệm về số liệu báo cáo của mình trước lãnh đạo Phòng.
- Trong quá trình thực hiện công việc có liên quan đến người khác thì người chịu trách nhiệm công việc chính có quyền yêu cầu người có liên quan phối hợp thực hiện công việc để hoàn thành công việc được giao
- Trong quá trình giải quyết công việc, nếu có vướng mắc về chế độ kế toán, tài chính và hạch toán Kế toán, yêu cầu làm việctrực tiếp với Lãnh đạo phòng để giải quyết.
- Trong quá trình thực hiện công việc, nếu thấy quy trình giải quyết công việc có điểm nào chưa hợp lý cẩn sửa đổi thì đề xuất với Lãnh đạo phòng cùng nghiên cứu, xem xét để quy trình ngày càng hoànthiện hơn.
- Ngoài các công việc được phân công thường xuyên, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các công việc đột xuất theo phân công của Lãnh đạo phòng.
Trách nhiệm Kế toán viên với một số đầu công việc:
- Kế toán theo dõi tài khoản tiền mặt,ngân hàng, tạm ứng, doanh thu có trách nhiệm kiểm soát chứng từ gốc, nhập vào chương trình phần mềm các chứng từ phát sinh liên quan đến tài khoản mình phụtrách.
- Kế toán phần hành nào thì có trách nhiệm Lập báo cáo với phần hành công việc đó.
Đặc điểm vận dụng chế độ, chính sách kế toán 27 1 Các chính sách kế toán chung
Đặc điểm vận dụng chế độ chứng từ kế toán
Công ty đã vận dụng chế độ chứng từ kế toán được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 vào việc tổ chức hệ thống chứng từ Công ty có quy mô khá lớn, do đó hiện tại công ty đang sử dụng hầu hết các chứng từ quy định tại quyết định 15, cụ thể như sau:
- Tiền: Phiếu thu, phiếu chi, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán, biên lai thu tiền, bảng kiểm kê quỹ, bảng kê chi tiền.
- TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ, thẻ TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
- Tiền lương: Bảng chấm công và chia lương, bảng thanh toán lương chi tiết, bảng tổng hợp thanh toán lương, bảng phân bổ lương, hợp đồng giao khoán.
- Chi phí: Bảng kê chi phí vật liệu, bảng kê chi phí nhân công, bảng kê chi phí máy thi công, bảng kê chi phí khác, bảng kê chứng từ chi phí.
Hiện tại Công ty đang tổ chức và quản lý chứng từ như sau: Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, chứng từ được lập bằng máy tính do các cán bộ chịu trách nhiệm lập, chứng từ đảm bảo tuân thủ các chế độ về chứng từ do nhà nước ban hành Chứng từ đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ, hợp lý sẽ được phép luân chuyển để ghi sổ kế toán Chứng từ sẽ được lưu trữ tại các phần hành kế toán sau đó đến cuối tháng chứng từ sẽ được chuyển cho kế toán tổng hợp để nhập máy tính, cuối cùng kế toán tổng hợp chuyển chứng từ vào lưu trữ, bảo quản tại phòng kế toán.
Công ty cổ phần hợp tác đầu tư xây dựng công trình TDT hiện nay chưa tổ chức tiêu hủy chứng từ kế toán, các chứng từ kế toán được lưu trữ,bảo quản vĩnh viễn.
Đặc điểm vận dụng chế độ tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản kế toán và chứng từ kế toán mà Công ty đang sử dụng được ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009. Để phục vụ cho nhu cầu quản lý, kế toán, kiểm tra…tại Công ty có chi tiết một số tài khoản, tùy vào yêu cầu cảu công tác quản lý, kế toán mà các tài khoản này được chi tiết đến cấp 3, 4.
Đặc điểm vận dụng chế độ sổ sách kế toán
Công ty sử dụng hình thức ghi sổ là hình thức nhật ký chung, đồng thời sử dụng phần mềm kế toán FAST ACCOUNTING (đã được chỉnh sửa để phù hợp với thực tế) để theo dõi tình hình hoạt động tài chính tại Công ty, nhờ đó việc ghi chép ít bị trùng lặp nhiều, nên việc lập báo cáo không bị chậm như phương pháp thủ công.
Hình thức nhật ký chung: là hình thức phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thứ tự thời gian vào một quyển sổ gọi là nhật ký chung, lấy số liệu để ghi sổ cái Mỗi bút toán phản ánh trong sổ nhật ký chung được chuyển vào sổ cái ít nhất cho hai tài khoản liên quan.
Sơ đồ 2.2 Tổ chức hệ thống sổ kế toán của Công ty
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng cân đối phát sinh
Sổ nhật ký chuyên dùng
Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi cuối tháng Đối Chiếu
Hàng ngày, khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ vào các chứng từ gốc hợp lệ, hợp lý kế toán nhập dữ liệu vào máy, chương trình tự động thực hiện vào sổ kế toán chi tiết hoặc vào nhật ký chung Cuối tháng, chương trình tự động ghi sổ và lên các báo cáo, biểu tổng hợp, lập các bút toán kết chuyển, phần bổ chương trình kế toán tự động chuyển số liệu từ sổ kế toán chi tiết vào bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh, chuyển dữ liệu từ sổ nhật ký chung vào sổ cái tài khoản gửi vào bảng cân đối số phát sinh (đồng thời, kế toán tổng hợp phải đối chiếu giữa sổ trên máy và sổ kế toán chi tiết) Từ bảng cân đối tài khoản và bảng tổng hợp chi tiết số phát sinh là căn cứ để lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo kế toán (báo cáo kết quả kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính). Đối với các đối tượng cần phát sinh nhiều cần quản lý riêng, căn cứ vào các chứng từ ghi vào sổ chi tiết liên quan Cuối tháng, căn cứ vào sổ chi tiết để lập bảng tổng hợp chi tiết.
Sơ đồ 2.3 Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán máy vi tính tại Công ty cổ phần hợp tác đầu tu xây dựng công trình TDT
TRÌNH TỰ KẾ TOÁN TRÊN MÁY
+ Bước 1: “Các phân hệ nghiệp vụ” thể hiện các nghiệp vụ kế toán sử dụng và quản lý.
+ Bước 2: Phân chia các nhóm danh mục khi sử dụng các nghiệp vụ kế toán hoặc quản lý ở trên ô “Các phân hệ nghiệp vụ”
Nhập dữ liệu vào máy tính
Khai báo các thông tin cần khai thác
Mãy tính tự động xử lý theo nội dung phần mềm kế toán
Sổ kế toán chi tiết
- Sổ Nhật ký chuyên dùng
- Sổ, thẻ kế toán chi tiết
+ Bước 3: Thực hiện tiếp các thao tác trên phần mềm và in các mẫu biểu, bảng.
Căn cứ chứng từ gốc, hàng ngày kế toán nhập dữ liệu lưu vào máy Kế toán hai báo các thông tin cần khai thác Máy tự động xử lý theo nội dung phần mềm kế toán đã được cài đặt và cho phép xem, in sổ, báo cáo cần thiết.
Đặc điểm vận dụng chế độ Báo cáo kế toán - Hệ thống Báo cáo tài chính
Theo chế độ kế toán hiện hành, tại Công ty cổ phần hợp tác đầu tư xây dựng công trình TDT, định kỳ mỗi quý Kế toán tổng hợp tiến hành khóa sổ các tài khoản, ghi các bút toán điều chỉnh, tính ra các số dư cuối kỳ của các tài khoản, dựa vào đó lập các khoản mục trên các báo cáo tài chính để cung cấp cho các đối tượng quan tâm như Giám đốc công ty, cục thuế, nhà đầu tư, khách hàng…về thực trạng hoạt động tài chính của Công ty Các báo cáo tài chính mà Công ty phát hành bao gồm:
+ Bảng cân đối kế toán (BCĐKT): Là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình tài chính hiện có và nguồn hình thành tài sản của Công ty tại thời điểm lập báo cáo Cơ sở số liệu căn cứ vào các số liệu kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết của các chỉ tiêu kinh tế kỳ kế toán và chỉ tiêu kinh tế của bảng Cân đối kế toán cuối năm trước Cuối kỳ kế toán phải khóa sổ, tính toán và rút số dư của các tài khoản thuộc bảng cân đối sao cho đảm bảo tổng số tài sản luôn bằng tổng nguồn vốn.
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD): Trên báo cáo phải thể hiện rõ các chỉ tiêu: Tổng doanh thu, chi phí, kết quả của từng hoạt động từ đó xác định lợi tức sau thuế.
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT): được lập để trình bày sự lưu chuyển tiền tệ từ ba hoạt động của Công ty, từ đó xác định lượng tiền tồn cuối kỳ, sự luân chuyển tiền tệ và đưa ra kế hoạch cho kỳ tới.
+ Thuyết minh báo cáo tài chính (TMBCTC): Được lập nhằm thuyết minh và giải thích bằng lời các số liệu chỉ tiêu kinh tế tài chính về nguồn vốn chủ sở hữu, tài sản và các khoản phải thu, phải trả.
Các BCĐKT, BCLCTT, TMBCTC được lập theo biểu mẫu thông dụng do chế độ ban hành.
Riêng BCKQHĐKD thì có sự khác biệt vì ngoài 3 phần: Phần I là Lãi – Lỗ; Phần II là Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước; Phần III: thuế GTGT được khấu trừ, được giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa) còn có thêm phần IV: Báo cáo giá thành, doanh thu công trình, hạng mục công trình. Đây là biểu mẫu được dùng phục vụ cho mục đích quản trị doanh nghiệp áp dụng bắt buộc đối với từng đơn vị xây lắp Trong đó cung cấp cho người sử dụng các thông tin về giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp và giá thành toàn bộ (bao gồm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp).
2.2 Đặc điểm tổ chức một số phần hành kế toán chủ yếu tại Công ty cổ phần hợp tác đầu tư xây dựng công trình TDT Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều phải tổ chức rất nhiều phần hành kế toán khác nhau Do khuôn khổ báo cáo có hạn em chỉ xin trình bày một số phần hành kế toán cơ bản của Công ty là đặc trưng đối với ngành nghề kinh doanh của Công ty là ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp Cụ thể như sau:
Phần hành Kế toán tài sản cố định
Do đặc điểm vốn có của ngành xây dựng các tài sản cố định của Công ty ngoài trụ sở làm việc, các thiết bị quản lý, nhà ở phục vụ cho cán bộ công nhân viên, chủ yếu là máy móc thiết bị thi công các công trình đặc trưng cho tính chất công việc mà Công ty thực hiện như: máy khoan, máy tiện, máy hàn, cần trục, máy lu, máy trộn bê tông, các loại phương tiện vận chuyển,…
Các tài sản cố định mà Công ty đang sử dụng đều là tài sản cố định tự là tương đối lớn Thêm vào đó, Công ty cũng không ngừng đổi mới trang thiết bị hiện đại có công suất lớn, kỹ thuật cao, nâng cao hiệu quả sản xuất của Tài sản cố định nhằm giảm bớt được giá thành sản xuất của mỗi công trình, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Công ty.
Sau đây là các bảng thể hiện danh sách tài sản cố định hiện có tại Công ty:
Thiết bị và máy móc:
Bảng 2.1 Danh sách thiết bị máy móc
Stt Tên Xuất xứ Số lượng
1 Máy trộn bê tông VIET NAM 9
2 Máy cắt, uốn thép VIET NAM 15
3 Máy duỗi kim loại VIET NAM 10
4 Máy đầm bê tông CHINA 15
6 Máy ép cọc bê tông HOME MADE 5
Thiết bị dự ứng lực (Cho công tác dự ứng lực)
9 Máy bơm và trộn vữa VIET NAM 3
10 Dụng cụ đo lường cáp VIET NAM 3
11 Kích đánh rối củ hành China 5
Thiết bị lắp dựng và vận chuyển:
Bảng 2.2 Danh sách thiết bị lắp dựng và vận chuyển
Stt Tên Năng lực Xuất xứ Số lượng
2 Truck 12 Ton/Xe tải 12T Hyundai KOREA 1
3 Truck 1.5 Ton/ Xe tải 1.5T Hyundai KOREA 2
4 Steel Scaffolding/Giàn giáo thép 100 m 2 /set VIET NAM 50
5 Formwork/Ván khuôn 100 m 2 /set VIET NAM 50
6 Hydraulic support/ Chân chống thủy lực 10Ton CHINA 2
8 Pa-lăng 0,5 to 3,5 Ton USA 10
9 Máy phát điện 120KVA JAPAN 3
10 Trạm điện tổng Nikon JAPAN 5
Thiết bị sản xuất và lắp đặt kết cấu thép:
Bảng 2.3 Danh sách thiết bị sản xuất và lắp đặt kết cấu thép
St t Tên Nhãn hiệu Xuất xứ
Machine shears depth 16mm; long
Máy cắt tôn độ dầy 16mm; dài 6m
3 Hand welding/ Máy hàn tay (300
4 Bracket - drilling machine 60- NIPPONKOK Japan 2
5 Magnetic Drill 30/ Máy khoan từ
6 Auger 16/ Máy khoan tay 16 KANETSU Japan 2
8 Swing cutoff saw 8725/ Máy cưa cần 8725 KCTIO Russia 1
11 Stone cutting machine 350/ Máy cắt đá 350 BOSCH Germa n 2
12 Gas cutter/ Máy cắt hơi KOIKE Japan 2
13 Lacquering machine/ Máy phun sơn Korea 2
14 Abrasive cleaner/ Máy mài MAKITRI Japan 2
Trang thiết bị văn phòng chính:
Bảng 2.4 Danh sách trang thiết bị văn phòng chính
Stt Tên Số lượng Ghi chú
1 Laptop / Máy tính xách tay 55
2 PC / Máy tính để bàn 10
6 Colour Printer / Máy in màu 3
Sau đây là đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại Công ty về: a Tài khoản sử dụng:
Trong kế toán TSCĐ, công ty phản ánh sự biến động tăng, giảm của TSCĐ và công tác trích khấu hao bằng cách sử dụng các tài khoản sau:
TK 211: Tài sản cố định hữu hình
TK 214: Hao mòn tài sản cố định
TK 211 có các tài khoản cấp 2 sau:
TK 2111: Nhà cửa, vật kiến trúc
TK 2112: Máy móc thiết bị
TK 2113: Phương tiện thiết bị truyền dẫn
TK 2114: Thiết bị dụng cụ quản lý
TK 2118: TSCĐ hữu hình khác
Và chi tiết thành các tài khoản cấp 3 theo yêu cầu sử dụng, bao gồm:
- TK 2112: máy móc thiết bị
TK 211222: máy mài, máy cưa…
- TK 2118: các loại Tài sản cố định hữu hình khác
TK 211803: các loại dàn giáo chống
TK 211804: cốp pha định hình
Ngoài ra còn sử dụng một số TK khác như: TK111, 112, 411, 331… b Hệ thống chứng từ sử dụng: Hạch toán kế toán chi tiết ở Công ty căn cứ vào các chứng từ tăng, giảm Tài sản cố định và các chứng từ gốc có liên quan Công ty sử dụng các loại chứng từ cơ bản sau, gồm chứng từ tài sản cố định và các chứng từ khấu hao tài sản cố định, như sau:
Chứng từ tài sản cố định gồm:
- Biên bản giao nhận tài sản cố định Mẫu số 01 - TSCĐ
- Thẻ tài sản cố định
- Biên bản thanh lý tài sản cố định Mẫu số 03 - TSCĐ
- Biên bản đánh giá lại tài sản cố định Mẫu số 05 - TSCĐ
Chứng từ khấu hao tài sản cố định gồm:
- Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định
- Thẻ TSCĐ c Tổ chức hạch toán chi tiết Tài sản cố định tại Công ty: Đối với những công trình do Công ty đảm nhận đòi hỏi phải trang bị thêm trang thiết bị, máy móc phương tiện thi công mới, bộ phận thi công công trình phải lập thuyết minh trình giám đốc phê duyệt, sau khi được phê duyệt Công ty mới tiến hành mua sắm Tài sản cố định mới.
Công tác hạch toán chi tiết được thực hiện cả ở ban kế toán-tài chính và nơi sử dụng Tài sản cố định theo từng đối tượng Tài sản cố định Kế toán sử dụng các loại sổ thẻ: thẻ Tài sản cố định, sổ Tài sản cố định, sổ tăng giảm Tài sản cố định để theo dõi hạch toán chi tiết Tài sản cố định Trong các sổ theo dõi Tài sản cố định, Tài sản cố định được ghi sổ theo nguồn hình thành và cụ thể theo từng nhóm đặc trưng kỹ thuật Các Tài sản cố định được phản ánh trên sổ Tài sản cố định theo số hiệu để tiện cho việc kiểm tra theo dõi và quản lý Cuối tháng, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán đó để tập hợp số liệu, trích và phân bổ khấu hao Tài sản cố định chi tiết cho từng công trình.
Kế toán căn cứ vào hồ sơ lý lịch của từng Tài sản cố định do ban kinh tế kỹ thuật quản lý để mở thẻ Tài sản cố định hạch toán chi tiết cho từng đối tượng Tài sản cố định theo mẫu quy định Thẻ Tài sản cố định được lập thành một bản do ban kế toán-tài chính giữ để theo dõi ghi chép diễn biến phát sinh trong quá trình sử dụng Trước đó, Tài sản cố định đã được kiểm tra về tình trạng kỹ thuật và năng lực phục vụ, nghiệm thu lập biên bản giao nhận và gửi toàn bộ hồ sơ vê ban kế toán-tài chính Kế toán sao cho mỗi đối tượng một bản để lưu hồ sơ riêng và giữ lại bản gốc để làm căn cứ hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết Tài sản cố định Định kỳ, Kế toán tiến hành trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng và phân bổ khấu hao vào các chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty chi tiết cho từng công trình và hạng mục công trình tham gia thi công. d Việc luân chuyển chứng từ và ghi sổ về Tài sản cố định được thực hiện theo các sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.4 Sơ đồ quy trình lập và luân chuyển chứng từ tăng, giảm TSCĐ
Sơ đồ 2.5 Sơ đồ lập và luân chuyển bảng tính và phân bổ khấu hao
Chế độ tài chính của Nhà nước (QĐ số 206/2003/QĐ-
Lựa chọn phương pháp, thời gian khấu hao
Thẻ TSCĐ TSCĐ đã khấu hao hết
Chứng từ giảm TSCĐ, sửa chữa nâng cấp
Bảng tính và phân bổ khấu hao kỳ trước
Bảng tính và phân bổ khấu hao kỳ này
Nghiệp vụ bảo quản, tăng, giảm, lưu giữ
Chủ sở hữu Hội đồng giao nhận, thanh lý
Lập hoặc hủy thẻ TSCĐ
TS và lập biên bản
Quyết định tăng, giảm, thanh lý TSCĐ
Diễn giải quy trình lập và luân chuyển bảng tính và phân bổ khấu hao:
Căn cứ vào chế độ tài chính của Nhà nước là QĐ số 206/2003/QĐ- BTC Hiện nay, Công ty cổ phần hợp tác đầu tư xây dựng công trình TDT đang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng Công ty tiến hành kê toán và phân bổ khấu hao TSCĐ theo quý Kế toán TSCĐ căn cứ vào các chứng từ tăng, giảm, nâng cấp TSCĐ và bảng tính-phân bổ hấu hao kỳ trước để tính số khấu hao kỳ này Số khấu hào kỳ này được tính như sau:
Số khấu hao = số khấu hao + số khấu hao tăng + số khấu hao giảm kỳ này kỳ trước trong kỳ này trong kỳ này
Sơ đồ 2.6 Sơ đồ ghi sổ Tài sản cố định
Phần hành Kế toán vật tư, nguyên vật liệu
Trong các công trình xây dựng thì vật tư , nguyên vật liệu luôn chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong giá thành thực tế của các công trình, hạng
(Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ)
Bảng cân đối số phát sinh
(Báo cáo cuối quý, báo cáo năm
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
(Thẻ TSCĐ, sổ tăng giảm TSCĐ)
Bảng tổng hợp chi tiết (sổ TSCĐ ) mục công trình Khi thi công các công trình, Công ty phải sử dung nhiều loại vật tư, nguyên vật liệu, nhiều chủng loại, kích cỡ vì vậy việc tổ chức quản lý, lưu trữ, cung cấp và bảo quản đối với phần hành Kế toán vật tư, nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất được liên tục đảm bảo đúng tiến độ thi công là việc rất phức tạp, đòi hỏi phương pháp quản lý chặt chẽ, trình độ nghiệp vụ của nhân viên thực hiện phải thuần thục về chuyên môn, đảm bảo cung cấp đủ về vật tư khối lượng, chất lượng, để ỵảo mãn nhu cầu thi công, thực hiện rõ ràng và hợp lý hoạt động nhập xuất, sử dụng vật tư tánh gây nhầm lẫn thất thoát, lãng phí ảnh hưởng tới chất lượng và giá thành sản phẩm.
Vật tư, nguyên vật liệu của Công ty được phân thành các loại sau:
- Nguyên vật liệu chính: sắt, thép, xi măng, đá, cát, sỏi,tôn,…
- Nguyên vật liệu phụ: các loại hoá chất
- Công cụ dụng cụ: đá mài, đá cắt, lưỡi cưa,…
- Các loại vật tư khác a Tài khoản sử dụng: Để phục vụ cho việc hạch toán tình hình biến động và sử dụng vật tư – nguyên vật liệu, Kế toán tại Công ty sử dụng các tài khoản sau:
Chi tiết thành: TK 152 - xi măng và TK 152 - sắt thép
- TK 151: Hàng mua đang đi đường – để phản ánh các loại vật tư, nguyên vật liệu đang trên đường về nhập kho hoặc đang vận chuyển đến công trình.
- TK 621: Chi phí nguyên vật liệu ở các đội, xí nghiệp
Và các tài khoản có liên quan tới việc mua sắm nguyên vật liệu như TK 111,
112, 331… b Hệ thống chứng từ sử dụng:
Vật tư - nguyên vật liệu là đối tượng lao động của Công ty, thường xuyên có biến động tăng giảm và phát sinh các nghiệp vụ liên quan, bởi vậy việc ghi chép, sao chụp lại các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến nguyên vật liệu là rất quan trong, làm cơ sở pháp lý để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, Công ty sử dụng các loại chứng từ sau:
- Phiếu nhập kho: Mẫu số 01-VT
- Phiếu xuất kho: Mẫu số 02-VT
- Biên bản kiểm nghiệm: Mẫu số 05-VT
- Thẻ kho: Mẫu số 06-VT
- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá Mẫu số 08- VT c Hạch toán chi tiết vật tư - nguyên vật liệu Để tiện cho việc theo dõi quản lý phù hợp với đặc điểm bộ máy tổ chức, Công ty sử dụng phương pháp “Đối chiếu luân chuyển chứng từ” để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu Theo phương pháp này, nhiệm vụ của từng bộ phận như sau:
- Tại kho, thủ kho căn cứ vào chứng từ nhập xuất nguyên vật liệu để ghi thẻ kho chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu định kỳ, sau khi đã ghi chép đầy đủ Thủ kho chuyển thẻ kho cho kế toán nguyên vật liệu để đối chiếu với sổ đối chiếu luân chuyển nguyên vật liệu.
- Tại phòng kế toán, cuối tháng, kế toán nguyên vật liệu trên cơ sở phân loại chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu theo từng nguyên vật liệu, và theo từng kho để lập bảng kê nhập nguyên vật liệu, bảng kê xuất nguyên vật liệu.
Kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển nguyên vật liệu theo từng kho, và dựa vào các bảng kê nhập, xuất nguyên vật liệu để cuối tháng ghi vào sổ này.Khi nhận được thẻ kho, Kế toán tiến hành đối chiếu tổng lượng nhập, xuất của từng thẻ kho với sổ luân chuyển nguyên vật liệu, đồng thời từ sổ này lập bảng tổng hơp nhập - xuất - tồn kho nguyên vật liệu để đối chiếu với sổ Kế toán tổng hợp.
Phương pháp hạch toán này phù hợp với Công ty vì Công ty có nhiều danh mục nguyên vật liệu nhưng chứng từ nhập xuất không nhiều, phần lớn nguyên vật liệu được chuyển trực tiếp tới công trình d Tổ chức luân chuyển chứng từ trong hạch toán nguyên vật liệu
Theo quy định, Công ty hạch toán tổng hợp vật tư nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên, theo dõi phản ánh thường xuyên liên tục có hệ thống nhập xuất tồn kho vật tư - nguyên vật liệu trên sổ kê toán
Sơ đồ 2.5 Quy trình lập, luân chuyển phiếu nhập kho ngườ i giao hàng
KT vật tư Đề ngh ị
Lập biên bản kiểm nhận
Ký PN K kiểm nhận hàng, ghi thẻ kho ghi sổ
Lưu bảo Nhậ quản p vật tư
Sơ đồ 2.6 Trình tự ghi sổ các nghiệp vụ tăng giảm nguyên vật liệu.
Công ty tính giá xuất vật tư - nguyên vật liệu theo giá bình quân cả kỳ dự trữ Công ty tiến hành bảo quản riêng từng lô hàng nhập kho, khi xuất kho lô hàng nào thì tính giá lô hàng đó theo giá bình quân cả kỳ dự trữ.
Phần hành kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Do đặc thù ngành nghề kinh doanh, điều kiện kinh doanh và sản xuất mang tính cơ động cao, đặc biệt là về địa lý nên lực lượng lao động của Công ty có sự dao động Mặt tích cực của lực lượng lao động không ổn định là Công ty giảm được lãng phí nhân lực khi công việc không nhiều, tuy nhiên lại gây khó khăn trong việc quản lý về số lượng lao động Nhìn chung Công ty sử dụng lao động và sắp xếp cơ cấu lao động khá hợp lý và hiệu quả, nhân viên quản lý không nhiều, tránh lãng phí lao động, bộ máy quản lý gọn nhẹ, phân công rõ ràng
Chứng từ gốc( Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho)
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính( Báo cáo cuối quý, Báo cáo cuối năm)
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
(Bảng kê nhập vật liệu, Bảng kê xuất vật liệu)
Sổ đối chiếu luân chuyển
Bảng tổng hợp chi tiết
(Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn kho vật tư – nguyên vật liệu)
Thẻ kho a Hệ thống tài khoản sử dụng: Tại phòng kế toán Công ty, kế toán sử dụng tài khoản 334, 338, 622, 642, 627 để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. b Hệ thống chứng từ sử dụng: Đối với các tổ chức hạch toán lao động, tiền lương trong quy chế quản lý nội bộ quy định khá rõ: Hợp đồng giao khoán, bảng chấm công thời gian phải ghi đầy đủ các điều kiện theo mẫu biể, có chữ ký của người chấm công, người giao khoán, nhận khoán, kỹ thuậ xác định chất lượng công việc, hợp đồng làm khoán phải được chấm công và bảng chấm lương phải có chữ ký của từng người trong tổ. c Hạch toán tiền lương tại công ty:
- Hạch toán số lượng lao động.
Hạch toán số lượng lao động nhằm giúp cho bộ phận quản lý lao động của Công ty thường xuyên nắm chắc số lượng lao động hiện có của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp, sự biến động về số lượng theo từng loại lao động từ đó xây dựng kế hoạch sử dụng lao động hợp lý Việc quản lý lao động tại Công ty được thực hiện ở ban hành chính-nhân sự thông qua hệ thống sổ danh sách lao động Sổ danh sách lao động còn được lập cả ở các đội xây dựng để theo dõi Cuối kỳ, bộ phận lao động tiền lương ở các đội xây dựng sẽ báo cáo tình hình sử dụng lao động về ban kế toán để có thể nắm rõ tình hình và tính lương cho người lao động.
- Hạch toán thời gian lao động.
Hạch toán thời gian lao động đảm bảo ghi chép chính xác kịp thời số ngày công, giờ làm việc thực tế hoặc ngừng nghỉ của từng người lao động,từng đội xây dựng, các ban trong Công ty Hạch toán thời gian lao động nhằm quản lý lao động, kiểm tra việc chấp hành kỷ luật lao động, là căn cứ tính lương thưởng cho từng người lao động Chứng từ hạch toán thời gian lao động là bảng chấm công được lập hàng tháng cho từng đội công trình, các ban phản ánh số ngày làm việc thực tế trong tháng của người lao động Hàng ngày, đội trưởng các đội xây dựng hoặc trưởng các ban trong Công ty sẽ tiến hành chấm công cho từng người lao động thuộc quản lý của mình căn cứ vào số lượng có mặt, vắng mặt, nghỉ theo chế độ như : ốm đau, thai sản bảng chấm công phải được để ở nơi mà mọi người đều có thể kiểm tra đảm bảo quyền lợi cho từng người lao động Cuồi tháng, Người chấm công sẽ tập hợp và gửi bảng này về ban kế toán, kế toán tiền lương sẽ tiến hành tập hợp và tính ra lương của từng người lao động cụ thể Riêng ở các đội xây dựng phải tiến hành bình bầu công loại A, B, C và tiến hành tính ra số công quy đổi.
Tổ trưởng sản xuất Đội trưởng công trình (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Nguồn phòng kế toán – Công ty
- Hạch toán kết quả lao động
Hạch toán kết quả lao động phải chính xác hợp lý để đảm bảo quyền lợi của người lao động Căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc của người lao động từ đó tính ra lương và thưởng có chính sách khen thưởng hợp lý kịp thời để từ đó khuyến kích người người lao động tăng hiệu quả làm việc Khoản thu nhập mà mỗi công nhân nhận được trong tháng sẽ bao gồm tiền lương chính,tiền lương phụ, các khoản phụ cấp theo quy định trừ đi các khoản phải nộp lại theo quy định Các khoản phụ cấp lương theo quy định mà cán bộ công nhân viên của Công ty có thể nhận được bao gồm:
+ Phụ cấp khu vực do đặc điểm kinh doanh của Công ty các công trình thường rải rác ở nhiều nơi do đó những công nhân viên của Công ty làm việc ở các khu vực vùng sâu, vùng xa thì nhận được thêm một khoản phụ cấp khu vực Số tiền phụ cấp nhận được tính theo tỷ lệ phần trăm/ lương cơ bản Ví dụ: hệ số phụ cấp khu vực tại thị xã Cao Bằng là 0.3, tại huyện Na Dương tỉnh Lạng Sơn là 0.3.
+ Phụ cấp trách nhiệm : đối với cán bộ công nhân viên là đội trưởng, trưởng ban thì ngoài tiền lương chính và tiền lương phụ còn có một khoản phụ cấp trách nhiệm số tiền phụ cấp này cũng được tính theo tỷ lệ phần trăm/ lương cơ bản Ví dụ:hệ số phụ cấp trách nhiệm của đội trưởng là 0.3, của trưởng ban là 0.5.
+ Công ty tiến hành tính lương cho cán bộ công nhân viên theo hai hình thức trả theo lương thời gian và lương khoán Đối với công nhân trực tiếp sản xuất, thì lương được tính theo hình thức lương khoán Việc tính lương trước hết phải dựa vào hợp đồng giao khoán, đội xây dựng căn cứ vào hợp đồng này để thực hiện khối lượng công việc được giao Hàng ngày, các đội công trình chấm công cho từng công nhân trong đội Cuối tháng, đội trưởng các đội xây dựng tiến hành tổng hợp số công thực hiện trong tháng của từng công nhân và tiến hành bình bầu công rồi tính ra số công quy đổi Sau khi tính ra số công quy đổi, Đội trưởng các đội xây dựng trình nộp các chứng từ trên về ban kế hoạch tài chính để duyệt công cho từng người, đồng thời cuối tháng đội trưởng phải lập các chứng từ phản ánh khối lượng công việc cho ban kinh tế kỹ thuật duyệt Thông qua khối lượng công việc hoàn thành Ban kinh tế kỹ thuật sẽ tính ra tổng lương cho từng đội xây dựng được hưởng tháng đó.
Tổng lương khoán đội = Khối lượng công việc x Đơn giá tiền lương công trình được hưởng hoàn thành
Sau khi ban kinh tế kỹ thuật duyệt tổng lương và ban hành chính-nhân sự duyệt công của đội xây dựng thì đội trưởng hoặc kế toán tiền lương sẽ tính đơn giá của một công mà mỗi công nhân được hưởng. Đơn giá một công = Tổng lương khoán/ Tổng số công quy đổi.
Tiền lương chính của công nhân = Đơn giá một công x số công quy đổi của một công nhân
Tiền lương được hưởng của một công nhân sẽ bao gồm tiền lương chính cộng với phụ cấp lưu động nếu có Nếu công nhân nghỉ phép nhưng theo quy định vẫn được hưởng lương, thì tiền lương được hưởng sẽ được cộng thêm vào số lương phép được hưởng
Số lương phép = (lương cơ bản + phụ cấp lương)/ 24 ngày x số ngày nghỉ hưởng lương
Số lương mà công nhân được lĩnh trong tháng = tiền lương được hưởng trừ đi các khoản phải nộp theo quy định
Các khoản phải nộp theo quy định bao gồm:
- Bảo hiểm xã hội = 6% X Lương Cơ bản
- Bảo hiểm y tế = 1,5% X Lương cơ bản
- Bảo hiểm thất nghiệp = 1% X Tổng lương công nhân được hưởng
- Quỹ từ thiện (theo quy định của công ty) = 1% X Tổng lương công nhân được hưởng. Đối với mỗi công nhân viên ở khối gián tiếp điều hành như: Công nhân viên hỗ trợ sản xuất, nhân viên kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ, cán bộ lãnh đạo thì Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian kết hợp với lương khoán Hàng ngày tại các phòng ban tiến hành chấm công cho các công nhân viên trong phòng Cuối tháng, Các ban tổng hợp số công lao động để tính ra tổng lương khoán rồi trình lên giám đốc phê duyệt Căn cứ vào quỹ lương cho các nhân viên theo đặc trưng công việc, trách nhiệm công việc, hiệu suất công tác của mỗi người Tuy có số ngày công làm việc như nhau nhưng việc phân chia lương cho nhân viên trong các phòng ban đều được bình bầu và việc phân chia lương do trưởng ban quyết định và chịu trách nhiệm Sau đó các phòng ban chuyển chứng từ liên quan đến việc tính lương sang ban kế toán để kế toán tiền lương tính ra lương của mỗi công nhân viên.
Số lương mà mỗi công nhân viên được hưởng cũng phải trừ đi các khoản phải nộp theo quy định. d Hạch toán các khoản trích theo lương
Các khoản trích theo lương của Công ty bao gồm:
Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn, Bảo hiểm thất nghiệp, Quỹ từ thiện trong đó các khoản trích theo lương do nhà nước quy định bao gồm:
Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn, Bảo hiểm thất nghiệp được Công ty tiến hành trích theo quy định của nhà nước
Quỹ bảo hiểm xã hội dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong trường hợp họ bị mất khả năng lao động Quỹ BHXH được hình thành bằng cách tính theo tỷ lệ 22% trên tổng quỹ lương của Doanh nghiệp Trong đó Doanh nghiệp phải nộp 16% trên tổng quỹ lương và tình vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ Công nhân viên phải nộp 6% trên tổng quỹ lương và trừ vào số tiền lương của họ Khi công nhân viên của doanh nghiệp được nghỉ hưởng trợ cấp BHXH kế toán phải lập phiếu nghỉ hưởng BHXH cho từng người và lập bảng thanh toán BHXH để là cơ sở thanh toán với cấp trên.
Qũy BHYT sử dụng để trợ cấp cho công nhân viên của doanh nghiệp để tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám chữa bệnh Công ty phải thực hiện trích qũy BHYT bằng 4,5% tổng quỹ lương trong đó doanh nghiệp phải nộp 3% trên tổng quỹ lương và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ Công nhân viên phải nộp 1,5% trên tổng quỹ lương và trừ vào thu nhập của họ.
Kinh phí công đoàn là nguồn tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp Doanh nghiệp phải thực hiện trích phí công đoàn theo tỷ lệ 2% trên tổng quỹ lương Số tiền này các doanh nghiệp hoàn toàn phải đóng và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
Phần hành kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành .52 PHẦN III: MỘT SỐ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP TÁC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TDT 59
Đặc điểm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất tại Công ty là toàn bộ những chi phí về lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất và cấu thành nên giá thành sản phẩm xây lắp Cũng như các đơn vị xây lắp khác, chi phí sản xuất của công ty là khá đa dạng và phức tạp bao gồm những khoản mục sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung.
(Bảng chấm công, bảng bình bầu, phiếu nghỉ hưởng
Bảng cân đối số phát sinh
Sổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp Chi tiết
Các sản phẩm mà Công ty sản xuất, lắp đặt thường có chi phí của mỗi sản phẩm là rất lớn Vì vậy để tính giá thành cho mỗi sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh Công ty tiến hành tập hợp chi phí theo đối tượng là các công trình hạng mục công trình mà Công ty xây dựng và lắp đặt Công ty tập hợp chi phí theo phương pháp trực tiếp, các chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến công trình nào thì tập hợp vào công trình đó nếu các chi phí phức tạp liên quan đến nhiều công trình không thể tập hợp được vào một công trình cụ thể thì tập hợp theo từng nhóm đối tượng Cuối kỳ, kế toán tiến hành phân bổ một cách hợp lý (thường căn cứ vào sản lượng của từng công trình).
Các công trình trước khi thi công phải tập hợp chi phí dự toán chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình và phân tích theo từng khoản mục chi phí Trên cơ sở đó ban giám đốc Công ty và hội đồng giao khoán sẽ xét duyệt và đi đến ký kết hợp đồng nhận thầu Khi Công ty nhận thầu được công trình tiến hành thi công, kế toán sẽ tập hợp chi phí sản xuất theo công trình và các khoản mục chi phí cụ thể sau.
Nội dung và trình tự hạch toán các khoản mục chi phí sản xuất ở Công ty a Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí thực tế liên quan đến khoản mục nguyên vật liệu cần thiết được sử dụng cho việc chế tạo lắp đặt các công trình, hạng mục công trình Giá trị nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: vật liệu chính, vật liệu phụ, vật kết cấu, giá trị kèm theo vật kiến trúc…
Tại công trình, bằng các phương pháp thủ công kế toán công trình theo dõi trực tiếp các quá trình xuất nhập vật tư - nguyên vật liệu, tiến hành ghi sổ chi tiết phản ánh chính xác các nghiệp vụ phát sinh, các loại vật tư đã nhập xuất tại công trình Định kỳ kế toán công trình sẽ tập hợp các chứng từ gốc và sổ kế toán có liên quan rồi gửi về ban kế toán của Công ty để Kế toán nhập dữ
Cuối kỳ, kế toán Công ty theo dõi tình hình sử dụng vật tư - nguyên vật liệu rồi tổng hợp lập bảng kê phiếu xuất kho, bảng tổng hợp vật tư được dùng để theo dõi cho từng công trình Bảng này lập xong phải đối chiếu khớp với sổ chi tiết vật tư. Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Công ty sử dụng tài khoản
621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, được mở chi tiết cho từng công trình, từng hạng mục công trình.
Sơ đồ 2.8 Trình tự luân chuyển chứng từ và ghi sổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tại Công ty máy thi công đựoc tổ chức hạch toán riêng vào TK 623 – chi phí sử dụng máy thi công, được mở chi tiết cho từng công trình Tài khoản
623 được dùng để tập hợp chi phí bằng tiền liên quan đến việc sử dụng máy thi công của Công ty bao gồm: chi phí vật tư, lao động, chi phí khấu hao máy thi công, chi phí sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên máy thi công, chi phí
Chứng từ gốc (phiếu nhập, xuất NVL tại công trình)
Sổ cái TK 621(Theo dõi chi tiết theo công trình, hạng mục công trình) tiền lương của công nhân phục vụ máy và điều khiển máy, nhiên liệu động lực dùng cho máy thi công và chi phí bằng tiền khác.
Các tài khoản chi tiết:
- TK 6231: chi phí nhân công.
- TK 6233: chi phí dụng cụ sản xuất.
- TK 6234: chi phí sử dụng máy thi công. b Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp theo lương của công nhân trực tiếp tham gia thi công công trình hạng mục công trình,không bao gồm các khoản trích theo lương như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế Đối với Công ty trong nhiều trường hợp phải thuê thêm nhiều nhân công bên ngoài để đảm bảo tiến độ công trình, khi đó chi phí nhân công trực tiếp bao gồm cả tiền lương trả cho nhân công thuê ngoài, ngoài ra còn có phj cấp làm thêm giờ theo chế độ hiện hành.
Cũng giống như các Công ty xây lắp khác, đối với Công ty thì khoản mục chi phí nhân công là khoản mục lớn thứ hai sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, đòi hỏi phải được hạch toán cẩn thận và chính xác Việc quản lý lao động phức tạp, nên việc quản lý chi phí nhân công cũng rất phức tạp. Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, Công ty sử dụng tài khoản 622 – chi phí nhân công trực tiếp, tài khoản được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình mà Công ty tham gia thi công Các chứng từ gốc làm căn cứ cho việc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp là: bảng thanh toán tiền lương, biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán, bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
Từ các chứng từ này, kế toán nhập dữ liệu vào máy tính, chương trình tự động vào các sổ: sổ nhật ký chung, sổ cái tìa khoản 622 chi tiết cho từng công trình,hạng mục công trình.
Sơ đồ 2.9 Trình tự lưu chuyển chứng từ và ghi sổ chi phí nhân công trực tiếp c Hạch toán chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung tại Công ty gồm rất nhiều khoản mục: chi phí cho bộ máy điều hành của đội thi công, các khoản trích theo lương, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí bằng tiền khác,… Chi phí sản xuất chung phát sinh tại công trình nào thì được tập hợp trực tiếp cho công trình đó, theo chi phí trực tiếp phát sinh Còn với các chih phí phát sinh cho toàn bộ Công ty hoặc cùng một lúc cho nhiều đội công trình không thể hạch toán riêng thì sẽ được phân bổ vào chi phí sản xuất chung cho từng công trình Căn cứ vào tổng giá trị khối lượng công việc hoàn thành trong kỳ của cả Công ty và giá trị khối lưọng hoàn thành của từng đối tượng, được phân bổ chi phí, chi phí sản xuất chung được phân loại như sau:
Chứng từ gốc (phiếu nhập, xuất NVL tại công trình)
Sổ cái TK 621(Theo dõi chi tiết theo công trình, hạng mục công trình)
- Chi phí nhân viên đội: gồm tiền lương, phụ cấp theo lương của nhân viên quản lý đội, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý đội và công nhân trực tiếp sản xuất thuộc biên chế Công ty.
- Chi phí vật liệu, dụng cụ: gồm chi phí về các loại nguyên liệu, công cụ… dùng để bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên máy móc thiết bị, các loại vật tư phục vụ cho quản lý công trình như quần áo bảo hộ lao động, văn phòng phẩm, giấy, mực in,…