1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

cán cân thanh toán quốc tế việt nam và các nhân tố ảnh hưởng

45 2,7K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 190,1 KB

Nội dung

Trong nền kinh tế mở và hội nhập quốc tế, mối quan hệ giữa các quốc gia là rất phong phú và đa dạng, bao gồm: thương mại, đầu tư, du lich, văn hóa, quân sự, chính trị,… Những mối quan hệ

Trang 1

Lời mở đầu

Kinh tế học là môn học nghiên cứu cách thức sử dụng các nguồn lựckhan hiếm nhằm thỏa mãn các nhu cầu không có giới hạn của chúng ta một cáchtốt nhất có thể Kinh tế học vĩ mô là một phân ngành của kinh tế học, nghiên cứu

về cách ứng xử nói chung của mọi thành phần kinh tế, cùng với kết quả cộnghưởng của các quyết định cá nhân trong nền kinh tế đó Những vấn đề then chốtđược kinh tế học vĩ mô quan tâm nghiên cứu bao gồm mức sản xuất, lạm phát, thấtnghiệp, mức giá chung và cán cân thương mại của một nền kinh tế

Trong nền kinh tế mở và hội nhập quốc tế, mối quan hệ giữa các quốc gia

là rất phong phú và đa dạng, bao gồm: thương mại, đầu tư, du lich, văn hóa, quân

sự, chính trị,… Những mối quan hệ này tạo nên nguồn thu, chi ngoại tệ cho mộtquốc gia và được phản ánh chặt chẽ trên cán cân thanh toán Chính vì vậy, việctheo dõi các luồng ngoại tệ ra vào là hết sức quan trọng để có được những chínhsách đúng đắn, hiệu quả cho nền kinh tế, điều này khiến cho vai trò của cán cânthanh toán trở nên hết sức quan trọng Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế pháttriển quá nóng và đang gặp nhiều khó khăn, môi trường kinh tế quốc tế diễn biếntiêu cực, cán cân thanh toán phản ánh những diễn biến xấu của nền kinh tế

Trong xu thế đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã diễn

ra từ lâu, kể từ khi Việt Nam khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nướcvào năm 1986 Việt Nam đã gia nhập khối ASEAN năm 1995; tham gia vào khuvực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1996; ký Hiệp định thương mại songphương Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000 và ký kết các hiệp định thúc đẩy quan hệthương mại, đầu tư song và đa phương khác Đặc biệt từ năm 2007, Việt Namchính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO),

là mốc son quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước,đánh dấu cho việc hội nhập ngày càng sâu rộng với thị trường quốc tế nói chung và

Trang 2

trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng Để nắm bắt được những cơ hội cũngnhư chủ động đối phó với các thách thức trong quá trình hội nhập, Việt Nam đã vàđang tiến hành cải thiện cán cân thanh toán quốc tế

Để tìm hiểu sâu hơn, trong bài tập lớn này, em xin đề cập đến vấn đề

:cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam thời kì 2007 – 2012.

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng bài tập lớn của em không thể tránh

khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định Kính mong cô giáo góp ý và giúp đỡ đểbài tập lớn của em được hoàn thiện hơn

Bài tập lớn này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của cô giáo:

Ts Nguyễn Hồng Vân.

Em xin chân thành cám ơn cô!

Hải Phòng, ngày 3/12/2012 Sinh viên

NGUYỄN TIẾN HIỆP

Trang 3

Nội dung chínhCHƯƠNG 1.Cán cân thanh toán quốc tế và các nhân tố ảnh hưởng 1.1 Giới thiệu môn học, vị trí của môn học trong chương trình học đại học.

1.1.1 Giới thiệu môn học

 Đối tượng nghiên cứu môn học

Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu xem xã hội sử dụng như thế nàonguồn tài nguyên khan hiếm để sản xuất hàng hoá và dịch vụ thoả mãn nhu cầu của

cá nhân và toàn xã hội

Kinh tế học vĩ mô – một phân ngành của kinh tế học – nghiên cứu sự vậnđộng và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trên bình diện toàn

bộ nền kinh tế quốc dân

Kinh tế học vĩ mô là một môn học nghiên cứu nền kinh tế trên bình diệntổng thể, bao gồm việc mô tả và đo lường các biến số kinh tế vĩ mô như tổng sảnphẩm quốc nội, giá cả và lạm phát, việc làm và tình trạng thất nghiệp, tổng tiêudùng đầu tư, chi tiêu của chính phủ và thuế, cung cầu tiền tệ, lãi suất, cán cân thanhtoán thương mại, cán cân thanh toán và tỷ giá…Việc xây dựng các mô hình kinh tếđơn giản sẽ giúp cho chúng ta giải thích các mối quan hệ giữa các biến số này.Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ nghiên cứu những biến động kinh tế trong ngắn gạn, cácvấn đề của chu kì kinh tế, các cú sốc phía cung và phía cầu và vai trò của các chínhsách ổn định hóa như chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ

Các vấn đề kinh tế vĩ mô ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.Chúng bao gồm các liên hệ mang tính toàn cầu và khu vực chứ không chỉ giới hạntrong phạm vi hạn hẹp của một nền kinh tế riêng lẻ và đóng vai trò quan trọngtrong đời sống của các cá nhân, doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, các quá trìnhchính trị và quan hệ quốc tế Do vậy, kinh tế vĩ mô của nền kinh tế mở sẽ được giới

Trang 4

thiệu đến chúng ta bao gồm cán cân thanh toán quốc tế, các cơ chế tỷ giá và vấn đề

lưu chuyển dòng vốn quốc tế

Môn học này cũng giúp chúng ta tìm hiểu về tăng trưởng kinh tế và phântích các nguồn tăng trưởng kinh tế và bài học kinh nghiệm của các nước và các khuvực khác nhau trên thế giới

 Phương pháp nghiên cứu kinh tế học vĩ mô gồm:

Mỗi quốc gia có thể những lựa chọn khác nhau tùy thuộc vào các ràng buộccủa họ về các nguồn lực kinh tế và hệ thống chính trị - xã hội Song, sự lựa chọnđúng đắn nào cũng cần đến những hiểu biết sâu sắc về hoạt động mang tính kháchquan của hệ thống kinh tế Kinh tế học vĩ mô sẽ cung cấp những kiến thức và công

cụ phân tích kinh tế đó Những kiến thức và công cụ phân tích này được đúc kết từnhiều công trình nghiên cứu và tư tưởng của nhiều nhà khoa học kinh tế thuộcnhiều thế hệ khác nhau Ngày nay, chúng càng được hoàn thiện thâm để có thể mô

tả chính xác hơn đời sống kinh tế vô cùng phức tạp của chúng ta

Trong khi phân tích các hiện tượng và mối quan hệ kinh tế quốc dân, kinh

tế học vĩ mô sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích cân bằng tổng hợp, tức làxem xét sự cân bằng đồng thời tất cả các thị trường hàng hóa và các nhân tố xemxét đồng thời khả năng cung cấp và sản lượng của toàn bộ của nền kinh tế, từ đóxác định đồng thời giá cả và sản lượng cân bằng Ngoài ra, kinh tế học vĩ mô cũng

sử dụng những phương pháp nghiên cứu phổ biến như: tư duy trừu tượng, phươngpháp phân tích thống kê số lớn, mô hình hóa kinh tế, Đặc biệt những năm gầnđây và tương lai, các mô hình kinh tế lượng, kinh tế vĩ mô sẽ chiếm vị trí đặc biệtquan trọng trong các lý thuyết kinh tế vĩ mô hiện đại

1.1.2. Vị trí của môn học trong chương trình Đại học.

Kinh tế học vĩ mô là một trong hai bộ phận hợp thành kinh tế học

Trang 5

Trong chương trình học đại học kinh tế học vĩ mô có vai trò quan trọngtrong việc tiếp tục bổ sung cho kinh tế học vi mô, đồng thời trang bị cho sinh viêntầm nhìn kinh tế sâu rộng hơn trên phạm vi kinh tế quốc gia với vai trò của mộtnhà hoạch định kinh tế cho đất nước Vì vậy, việc học tập và nghiên cứu kinh tế vĩ

mô là cần thiết với tất cả sinh viên nói chung, đặc biệt hơn là với sinh viên họckinh tế, để có một kiến thức và tầm nhin tổng quát về kinh tế trong điều kiện kinh

tế hội nhập hiện nay

Kinh tế học vĩ mô là một trong những chủ đề quan trọng nhất đối với sinhviên vì tình hình kinh tế có ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống của sinh viên Mứcviệc làm và mức thất nghiệp chung sẽ quyết định khả năng tìm kiếm việc làm saucủa chúng ta sau khi tốt nghiệp, khả năng thay đổi công việc và khả năng thăngtiến trong tương lai Mức lạm phát sẽ ảnh hưởng đến lãi suất mà chúng ta có thểnhận được từ khoản tiết kiệm của chúng ta trong tương lai

Trong bối cảnh nền kinh tế Viêt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thếgiới, đã là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO, trong đótất cả hàng hóa và dịch vụ được lưu chuyển qua biên giới các quốc gia.Lần đàutiên mọi người đều chơi theo một luật chơi chung “ Luật chơi của kinh tế thịtrường toàn cầu “ Đây là một thách thức rất lớn Người thắng sẽ có lợi nhuận ,thunhập cao, thành đạt trong cuộc sống và kẻ thua cuộc sẽ tụt lại đằng sau nhiều khicòn dẫn đến phá sản Vì vậy , vị trí bộ môn kinh tế trong các trường đại học có một

ý nghĩa vô cùng quan trọng Nó trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản,giúp sinh viên hiểu được những vấn đề kinh tế đang diễn ra hàng ngày cũng nhưhiểu được lý do về sự ứng xử trước những vấn đề đó của nhà nước Đồng thời mônhọc này cũng góp phần tạo nền móng kiến thức cho sinh viên có khả năng lĩnh hộikiến thức chuyên ngành, kiến thức bộ môn kinh tế học

1.2 Trình bày kết cấu của cán cân thanh toán quốc tế và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tê.

Trang 6

1.2.1 Kết cấu của cán cân thanh toán quốc tê.

Cán cân thanh toán quốc tế (balance of payment) được hiểu là bảng kế toántổng hợp các luồng vận động về hàng hoá dịch vụ , tư bản… của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong từng thời kỳ nhất định Những giao dịch này có thể được tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay chính phủ của quốc gia đó Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực, tài sản tài chính, và một số chuyển khoản Cán cân thanh toán quốc tế là một bản đối chiếu giữa các khoán tiền thu được từ nước ngoài với các khoản tiền trả cho nước ngoài của một quốc gia một thời kì nhất định

.Các khoản thu như xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ được ghi có,làm phát sinh cung ngoại tệ; các khoản chi như nhập khẩu hàng hóa, dịch

vụ được ghi nợ, làm phát sinh cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối

Các bút toán ghi có (+) phản ánh cung ngoại tệ

Các bút toán ghi nợ (-) phản ánh cầu ngoại tệ

Bảng 1: Kết cấu cán cân thanh toán quốc tế Kí

hiệu

số thu (+)

Doanh số chi (-)

Cán cân (ròng)

Cán cân thương mại

- Xuất khẩu hàng hóa (FOB)

- Nhập khẩu hàng hóa (FOB) Cán cân dịch vụ

- Thu từ xuất khẩu dịch vụ

- Chi cho nhập khẩu dịch vụ Cán cân thu nhập

-40

+10

Trang 7

- Chi Chuyển giao vãng lai 1 chiều

- Chảy vào

- Chảy ra Chuyển giao vốn 1 chiều

-35

+5 -10

+20 +15 +5 +0

Theo quy tắc mới về biên soạn biểu cán cân thanh toán do IMF đề ra năm

1993, cán cân thanh toán của một quốc gia bao gồm các thành phần sau:

1.2.1.1 Tài khoản vãng lai

Tài khoản vãng lai ( cán cân vãng lai) trong cán cân thanh toán ghi chép

những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữa người cư trú trong nước với người cưtrú ngoài nước Những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú trong nướccho người cư trú ngoài nước được ghi vào bên "nợ".Còn những giao dịch dẫn tới

sự thanh toán của người cư trú ngoài nước cho người cư trú trong nước ghi vào bên

"có" Thặng dư tài khoản vãng lai xảy ra khi bên có > bên nợ

Trang 8

Theo quy tắc mới về biên soạn báo cáo cán cân thanh toán quốc gia do IMFsoạn năm 1993, tài khoản vãng lai bao gồm:

 Cán cân thương mại hàng hóa

tư có thể chiếm tỷ lệ lớn Vì cán cân thương mại là thành phần chính của tài khoảnvãng lai, và xuất khẩu ròng thì bằng chênh lệch giữa tiết kiệm trong nước và đầu tưtrong nước, nên tài khoản vãng lai còn được thể hiện bằng chênh lệch này

Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cânthanh toán quốc tế Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và

nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm)cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng Khi mức chênhlệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư Ngược lại, khi mức chênh

Trang 9

lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt Khi mức chênh lệch đúngbằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại

- Nhập khẩu: có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanhhơn Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên

(MPZ) Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuấttrong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài Nếu giá cả trong nước tăng tươngđối so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại

- Xuất khẩu: chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc giakhác vì xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác Do vậy nó chủyếu phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bạn hàng Chính vì thếtrong các mô hình kinh tế người ta thường coi xuất khẩu là yếu tố tự định

- Tỷ giá hối đoái: là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnhhưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thịtrường quốc tế Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả củahàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt

đỏ hơn đối với người nước ngoài Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bấtlợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu rònggiảm Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trongkhi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên

Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thươngmại Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mạimang giá trị dương Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dưthương mại mang giá trị âm Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại Cùngvới tài khoản vốn, và thay đổi trong dự trữ ngoại hối, nó hợp thành cán cân thanhtoán

Trang 10

Tài khoản vãng lai thặng dư khi quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu,hay khi tiết kiệm nhiều hơn đầu tư Ngược lại, tài khoản vãng lai thâm hụt khi quốcgia nhập nhiều hơn hay đầu tư nhiều hơn Mức thâm hụt tài khoản vãng lai lớnhàm ý quốc gia gặp hạn chế trong tìm nguồn tài chính để thực hiện nhập khẩu vàđầu tư một cách bền vững.

ở nước ngoài, thì quốc gia có thặng dư tài khoản vốn (hay dòng vốn vào ròng) Theoquy ước, dòng vốn vào ròng phải bằng thâm hụt tài khoản vãng lai

Tài khoản vốn và lãi suất

Giả sử ban đầu tài khoản vốn cân bằng tương ứng với mức lãi suất trong nước r Khi lãi suất tăng lên mức r', tài khoản vốn trở nên thặng dư Nếu lãi suất hạ xuống mức r, tài khoản vốn trở nên thâm hụt.

Vì vốn có quan hệ mật thiết với lãi suất Vì thế, cân đối tài khoản vốn cũng

có quan hệ mật thiết với lãi suất

Trang 11

Khi lãi suất trong nước tăng lên, đầu tư vào trở nên hấp dẫn hơn, vì thếdòng vốn vào sẽ gia tăng, trong khi đó dòng vốn ra giảm bớt Cán cân tài khoảnvốn, nhờ đó, được cải thiện Ngược lại, nếu lãi suất trong nước hạ xuống, cán cânvốn sẽ bị xấu đi.

Khi lãi suất ở nước ngoài tăng lên, cán cân tài khoản vốn sẽ bị xấu đi Và,khi lãi suất ở nước ngoài hạ xuống, cán cân vốn sẽ được cải thiện

Tài khoản vốn và tỷ giá hối đoái

Khi đồng tiền trong nước lên giá so với ngoại tệ, cũng có nghĩa là tỷ giá hối đoái danh nghĩa giảm, dòng vốn vào sẽ giảm đi, trong khi dòng vốn ra tăng lên Hậuquả là, tài khoản vốn xấu đi Ngược lại, khi đồng tiền trong nước mất giá (tỷ giátăng), tài khoản vốn sẽ được cải thiện

- Thay đổi trong dự trữ ngoại hối nhà nước

Dự trữ ngoại hối nhà nước, thường gọi tắt là dự trữ ngoại hối hoặc dự trữngoại tệ là lượng ngoại tệ mà ngân hàng trung ương hoặc cơ quan hữu trách tiền tệ của một

quốc gia hay lãnh thổ nắm giữ Đây là một loại tài sản của Nhà nước được cất giữdưới dạng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh như: Dollar Mỹ, Euro, Yên Nhật,v.v ) nhằm mục đích thanh toán quốc tế hoặc hỗ trợ giá trị đồng tiền quốc gia

Mức tăng hay giảm trong dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương Dotổng của tài khoản vãng lai và tài khoản vốn bằng 0 và do mục sai số nhỏ, nên gầnnhư tăng giảm cán cân thanh toán là do tăng giảm dự trữ ngoại hối tạo nên

1.2.1.3 Cán cân tổng thể - OB

Nếu công tác thống kê đạt độ chính xác tuyệt đối thì cán cân tổng thểbằng tổng của cán cân vãng lai và cán cân vốn Tuy nhiên, trong thực tế, do córất nhiều vấn đề phức tạp trong quá trình thu thập số liệu và lập cán cânthanh toán nên thường phát sinh nhầm lẫn và sai sót, do vây:

Cán cân tổng thể = cán cân vãng lai + cán cân vốn + nhầm lẫn, sai sót

1.2.1.4 Cán cân bù đắp chính thức – OFB

Trang 12

Cán cân bù đắp chính thức bao gồm các hạng mục:

Dự trữ ngoại hối của quốc gia -R

Quan hệ với IMF và các NHTW khác

Thay đổi dự trữ của các NHTW khác bằng đồng tiền của quốc gia lập cáncân thanh toán

Khi cán cân tổng thể thặng dư thì cán cân bù đắp chính thức là âm

Điều này là do NHTW tiến hành mua ngoại tệ vào, nghĩa là tăng cầungoại tệ đối với nền kinh tế, nên OFB phải ghi âm, đồng thời làm cho dự trữngoại hối tăng

Khi cán cân tổng thể thâm hụt, thì cán cân bù đắp chính thức là dương.Điều này là do NHTW tiến hành bán ngoại tệ ra, nghĩa là tăng cung ngoại tệ

ra cho nền kinh tế, nên OFB phải ghi dương đồng thời làm dự trữ ngoại hốigiảm

1.2.1.5 Sai số

Do khó có thể ghi chép đầy đủ toàn bộ các giao dịch trong thực tế, nên giữaphần ghi chép được và thực tế có thể có những khoảng cách Khoảng cách nàyđược ghi trong cán cân thanh toán như là mục sai số

 Các nước thường sử dụng các biện pháp sau đây để cải thiện cán cânthanh toán quốc tế khi bi thâm hụt:

 Vay nợ nước ngoài: Đây là biện pháp truyền thống và phổ biến Biệnpháp này thông qua các nghiệp vụ qua lại với các ngân hàng đại lý ở nước ngoài đểvay ngoại tệ cần thiết nhằm bổ sung thêm lượng ngoại hối cung cấp cho thị trường

 Thu hút tư bản ngắn hạn từ nước ngoài: Ngân hàng Trung ương củacác nước thường áp dụng những chính sách tiền tệ, tín dụng cần thiết thích hợp đểthu hút được nhiều tư bản ngắn hạn từ các thị trường nước ngoài di chuyển đếnnước mình, làm tăng thêm phần thu nhập ngoại tệ của cán cân thanh toán, thu hẹp

Trang 13

khoản cách về sự thiếu hụt giữa thu và chi trong cán cân thanh toán đó Thế nhưngbiện pháp này chỉ góp phần tạo ra sự cân bằng cho cán cân thanh toán trong trườnghợp bội chi không lớn lắm và cũng chỉ giải quyết nhu cầu tạm thời

 Phá giá tiền tệ: Phá giá tiền tệ là sự công bố của Nhà nước về sựgiảm giá đồng tiền của nước mình so với vàng hay so với một hoặc nhiều đồng tiềnnước khác Phá giá tiên tệ để tạo đk đẩy mạnh XK và hạn chế NK từ đó cải thiện

đk cán cân thanh toán

1.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế.

1.2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân vãng lai

 Tăng trưởng kinh tế

Quốc gia nào có mức tăng trưởng kinh tế cao thường trải qua thời kỳ thâm hụt cán cân thương mại

 Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá gây tác động lên hoạt động xuất nhập khẩu Trong điều kiện hệ số

co giãn của cầu hàng hóa xuất khẩu và cầu hàng hóa nhập khẩu tương đối cao thìkhi tỷ giá hối đoái tăng sẽ làm tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu Điều này có thểdẫn đến việc cải thiện cán cân vãng lai

 Lạm phát

Một quốc gia có mức lạm phát cao hơn các đối tác thương mại thường trải qua thời kì thậm hụt cán cân vãng lai

 Rào cản thương mại

Nhiều quốc gia sử dụng các rào cản thương mại để bảo vệ cán cân vãng lai Tuynhiên biện pháp này không thích hợp trong bối cảnh tự do hóa thương mại

Khi bỏ rào cản thương mại

+ Không bảo hộ được mậu dịch và quota như trước dẫn đến thuế xuất nhậpkhẩu giảm → thất thu

Trang 14

+ Đầu tư trong nước giảm vì hàng nhập khẩu giá rẻ hơn, dẫn đến sản lượng nộiđịa sẽ giảm, đưa đến giảm thu thuế.

+ Suất sinh lời kỳ vọng trong nước sẽ giảm đưa đến xu hướng đầu tư ra nướcngoài, cầu ngoại tệ gia tăng, giá ngoại tệ tăng ảnh hưởng đến quỹ dự trữ ngoại tệ.+ Hàng nhập khẩu tràn vào dẫn đến nhập siêu, cầu ngoại tệ gia tăng dẫn đếnthâm hụt mậu dịch và cán cân thanh toán

 Phá giá tiền tệ

Phá giá (hay nâng giá) là làm giảm bớt (hay tăng) tỷ giá hối đoái mà được chínhphủ cam kết ủng hộ Phá giá đưa đến tăng giá hàng nhập khẩu và giảm giá hàngxuất khẩu của quốc gia Do đó cải thiện được sức cạnh tranh quốc tế và xuất khẩuròng tăng lên tạo ra một khoản thặng dư trong tài khoản vãng lai của cán cân thanhtoán

1.2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân vốn

 Lãi suất

Lãi suất ở một quốc gia tăng sẽ làm cho các tài sản tài chính của quốc gia

đó hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài làm cho cán cân vốn có thể được cải thiệntrong ngắn hạn

Khi lãi suất trong nước tăng lên, đầu tư vào trở nên hấp dẫn hơn, vì thếdòng vốn vào sẽ gia tăng, trong khi đó dòng vốn ra giảm bớt Cán cân tài khoảnvốn, nhờ đó, được cải thiện Ngược lại, nếu lãi suất trong nước hạ xuống, cán cânvốn sẽ bị xấu đi Khi lãi suất ở nước ngoài tăng lên, cán cân tài khoản vốn sẽ bịxấu đi Và, khi lãi suất ở nước ngoài hạ xuống, cán cân vốn sẽ được cải thiện

 Các loại thuế

Áp dụng các loại thuế đánh trên lãi vốn hoặc đánh trên các khoản thu nhậpđầu tư ( cổ tức và lãi cho vay) sẽ làm cho các chứng khoán không còn hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài làm cho cán cân vốn có thể bị xấu đi

Trang 15

Thuế quan và hạn ngạch ở nước ngoài: Khi thuế quan cao sẽ làm cho giá trị xuấtkhẩu giảm, hạn nghạch nhập khẩu thấp cũng như các hàng rào phi thuế quan như:yêu cầu về chất lượng hàng hóa và tệ nạn quan liêu làm giảm cầu nội tệ.

 Các biện pháp về kiểm soát vốn

- Nhiều quốc gia sử dụng các biện pháp mang tính hành chính để hạn chếnguồn vốn lưu chuyển ra nước ngoài

- Các biện pháp đó không còn thích hợp trong xu thế tự do hóa ngày càng tăng

 Các kỳ vọng về sự thay đổi tỷ giá

Khi đồng tiền trong nước lên giá so với ngoại tệ, cũng có nghĩa là tỷ giá hối đoái danh nghĩa giảm, dòng vốn vào sẽ giảm đi, trong khi dòng vốn ra tăng lên Hậuquả là, tài khoản vốn xấu đi.Ngược lại, khi đồng tiền trong nước mất giá (tỷ giátăng), tài khoản vốn sẽ được cải thiện

Khi một đồng tiền đưuọc kỳ vọng là tăng giá thì các chứng khoán ghi bằngđồng tiền đó sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.Vì thế cán cân vốn của mộtquốc gia có thể được cải thiện nếu đồng tiền của quốc gia đó được kỳ vọng là tănggiá

CHƯƠNG 2 Đánh giá cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam

thời kì 2007- 20122.1.Nhận xét chung tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam.

Từ ngàn năm nay, Việt Nam là một nước nông nghiệp Trước năm 1986,Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế kế hoạch tương tự nền kinh tế của các nước

xã hội chủ nghĩa Chính sách Đổi Mới năm 1986 thiết lập mô hình kinh tế mà ViệtNam gọi là "Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" Các thành phần kinh tếđược mở rộng nhưng các ngành kinh tế then chốt vẫn dưới sự điều hành của Nhànước Sau năm 1986, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn và đạt

Trang 16

được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 9% hàng năm Việt Nam đã nỗlực tự do hóa nền kinh tế và thi hành các chính sách cải cách, xây dựng cơ sở

Hạ tầng cần thiết để đổi mới kinh tế và tạo ra các ngành công nghiệp xuất khẩu cótính cạnh tranh hơn Mặc dù có tốc độ phát triển kinh tế cao trong 1 thời gian dàinhưng do tình trạng tham nhũng không được cải thiện và luôn bị xếp hạng ở mức độcao của thế giới cộng với các khó khăn về vốn, đào tạo lao động, đất đai, cải cáchhành chính, cơ sở hạ tầng gây ra cho việc kinh doanh với hàng chục ngàn thủ tục từ

20 năm trước đang tồn tại và không phù hợp với nền kinh tế thị trường Việt Namchính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO ngày 11 tháng 1 năm

2007

Thời kỳ bắt đầu bằng đợt "suy thoái" của nền kinh tế Việt Nam năm 2008,được cho bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có khủng hoảng kinh tế toàncầu 2007-2009 Tuy nhiên, từ năm 2007, nền kinh tế đã có dấu hiệu lạm phát rấtcao Đặc trưng giai đoạn này là tốc độ tăng trưởng kinh tế chững lại (chỉ đat 5-6%/năm so với 7-8% giai đoạn trước) 2008 là một năm không vui với tăng trưởngGDP của Việt Nam khi tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt ~ 6,23%, thấp nhất kể từnăm 1999 Quý I/2008 lạm phát tăng 16,37% so với cùng kỳ năm trước Các năm2007-2008, lạm phát tăng tốc và hàng năm đều ở mức 2 chữ số

Năm 2009, tốc độ tăng trưởng GDP tụt xuống còn 5.3%, trong đó tốc độtăng trưởng của 3 quý đầu năm lần lượt đạt 3,14% trong quý I - thấp nhất trongnhiều năm gần đây, sau đó là 4,46% và 6,04% Xếp hạng về môi trường kinhdoanh của Ngân hàng Thế giới và về năng lực cạnh tranh công bố năm 2009 đềughi nhận sự tụt hạng, đặc biệt là tụt hạng sâu về môi trường kinh tế vĩ mô của ViệtNam, tụt hạng sâu 42 bậc, từ 70 xuống 112 Việt Nam liên tục tụt hạng năng lựccạnh tranh từ năm 2007

Tháng 5 năm 2009, Chính phủ tung ra gói kích cầu có giá trị 143.000 tỷđồng (tương đương 8 tỷ USD), sau đó tăng lên 160 nghìn tỷ đồng (tương đương 9

Trang 17

tỷ USD) Gói kích cầu có ảnh hưởng tốt nhất định (kích thích nhu cầu tăng, dẫn tớităng GDP), tuy nhiên cũng để lại nhiều hệ lụy sau này: tạo bong bóng đầu cơ bongbóng chứng khoán và bất động sản, lạm phát tăng cao, thâm hụt ngân sách nặngdẫn tới nợ nhà nước tăng cao, gây bất ổn định tỷ giá[36] và bất ổn định kinh tế vĩ mô.Ngày 25/11/2009 VND bị phá giá khoảng 5% và đến tháng 12, Chính phủ phảituyên bố dừng gói kích cầu.

Năm 2011, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước(GDP) năm 2011 ước tính tăng 5,89% so với năm 2010 Về tài chính, tiền tệ, tổngthu ngân sách nhà nước năm 2011 ước tính đạt 674,5 nghìn tỷ đồng, bằng 113,4%

dự toán năm và tăng 20,6% so với năm 2010 (vượt mục tiêu đề ra trong Nghị quyết

số 11 của Chính phủ là tăng 7-8%) Tổng chi ngân sách nhà nước năm 2011 ướctính 796 nghìn tỷ đồng Bội chi ngân sách nhà nước bằng 4,9% GDP (thấp hơn kếhoạch đề ra, là 5,3%) Tổng phương tiện thanh toán năm 2011 ước tính tăng 10%

so với tháng 12/2010 (kế hoạch là 15-16%); tổng dư nợ tín dụng tăng 12% (kếhoạch là dưới 20%) Về xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, kim ngạch hàng hóaxuất khẩu năm 2011 ước tính đạt 96,3 tỷ USD, tăng 33,3% so với năm 2010 Trongnăm 2011, có 14 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD Kim ngạch

Trang 18

hàng hóa nhập khẩu năm 2011 đạt 105,8 tỷ USD, tăng 24,7% so với năm trước.Nhìn chung, tốc độ tăng cao của kim ngạch hàng hóa xuất, nhập khẩu năm 2011 cóphần đóng góp khá lớn của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với mức tăng xuấtkhẩu là 39,3% và mức tăng nhập khẩu là 29,2% Kim ngạch xuất khẩu của khu vựcnày (kể cả dầu thô) chiếm 56,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước Kim ngạchnhập khẩu chiếm 45,2% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước Nhập siêu hàng hóanăm 2011 ước tính 9,5 tỷ USD, bằng 9,9% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.Mức nhập siêu của năm 2011 là mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua và là năm có

tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu thấp nhất kể từ năm 2002

Trong giai đoạn này, lạm phát Việt Nam tăng rất cao Nghị quyết số 11được Chính phủ đưa rắt thắt chặt tiền tệ, nhằm mục tiêu giảm lạm phát Theo đó,lãi suất ngân hàng tăng rất cao, các doanh nghiệp bị hạn chế cho vay Trong năm

2011, nhiều phân tích kinh tế trong nước cho rằng Nghị định 11 đã phát huy tácdụng, là liều thuốc chữa lạm phát hữu hiệu Tuy nhiên, sang năm 2012, do ảnhhưởng của nhiều nguyên nhân, trong đó có một phần từ Nghị định 11, nền kinh tếViệt Nam trở nên đình đốn, trong đó nổi bật là nợ xấu ngân hàng và hàng tồn khotăng cao, thị trường Bất động sản và Chứng khoán suy thoái, đặc biệt là thị trườngbất động sản suy thoái nghiêm trọng, trong khi dư nợ lĩnh vực này có thể tới 1 triệu

tỷ đồng

Năm 2011-2012, kinh tế Việt Nam lâm vào tình thế rất khó khăn Kinh tế

Vĩ mô bất ổn định, lạm phát năm 2011 lên tới trên 20% Sản xuất đình đốn trongkhi tồn kho của các doanh nghiệp tăng cao Một số lượng lớn các doanh nghiệpphá sản Nhiều tập đoàn lớn, đa số là các tập đoàn nhà nước đầu ngành lỗ hàngnghìn tỷ, nợ xấu hằng trăm tỷ Nợ xấu của toàn nền kinh tế tăng cao và tăng với tốc

độ nhanh đe dọa sự ổn định của nền kinh tế

Báo chí nước ngoài ví nền kinh tế Việt Nam: "con hổ đã mất giọng", "con

hổ sa lưới", "từ con hổ trở thành con mèo"

Trang 19

2.2 Số liệu về các khoản mục trong cán cân thanh toán quốc tế 2007-2012 2.2.1 Cán cân vãng lai

Bảng 3: Cán cân vãng lai VN 2007-2011

Năm 20

07

2008

2009

2010

2011

Cán cân vãng

lai

(tỷ USD)

6.99

10.79

6,1

4,3

0,7

-% GDP

-9.8

11,9

6,6

4,1

0,5

-Nguồn IMF Country Report VN N03/382, 06/423, 07/386,09/110,12/165

Theo thống kê của NHNN ta có các số liệu về cán cân thanh toán quý 1,quý 2 năm 2012

Bảng 4: Cán cân vãng lai Việt Nam quý 1, quý 2 năm 2012

Q1-2012 Q2-2012

2.2.1.1 Cán cân thương mại

Bảng 5: :Số liệu xuất nhập khẩu 2007-2011

Trang 20

Trị giá XNK (triệu

USD)

Mức nhập siêu (triệu USD)

Lượng tăng tuyệt đối (triệu USD)

Tốc độ tăng (%) Tỉ lệ nhập

Gía trị (TỷUSD)

Tăngtrưởng

2

011

Bảng 6: Cán cân thương mại VN quý 1, quý 2 năm 2012

Bảng 7 Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam phân theo nhóm hàng

Trang 21

0,02,71,14,0

9,3 8,8

-1,5-

-7,6 - - - -

(Đ/vị :%) _(Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cổng thông tin điện tử Chính phủ) .

2.2.1.2 Cán cân dịch vụ

Bảng 8 Cán cân dịch vụ của Việt Nam giai đoạn 2007-2011

(Đơn vị: Triệu USD)

Trang 22

2.2.1.4 Cán cân chuyển giao vãng lai 1 chiều.

Bảng 10 Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều của Việt Nam 2000-2011

Ngày đăng: 19/05/2014, 13:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Kết cấu cán cân thanh toán quốc tế - cán cân thanh toán quốc tế việt nam và các nhân tố ảnh hưởng
Bảng 1 Kết cấu cán cân thanh toán quốc tế (Trang 6)
Bảng 6: Cán cân thương mại VN quý 1, quý 2 năm 2012 - cán cân thanh toán quốc tế việt nam và các nhân tố ảnh hưởng
Bảng 6 Cán cân thương mại VN quý 1, quý 2 năm 2012 (Trang 20)
Bảng 8. Cán cân dịch vụ của Việt Nam giai đoạn 2007-2011 - cán cân thanh toán quốc tế việt nam và các nhân tố ảnh hưởng
Bảng 8. Cán cân dịch vụ của Việt Nam giai đoạn 2007-2011 (Trang 21)
Bảng 3: Trị giá nhập khẩu hàng hóa phân theo nhóm - cán cân thanh toán quốc tế việt nam và các nhân tố ảnh hưởng
Bảng 3 Trị giá nhập khẩu hàng hóa phân theo nhóm (Trang 27)
Bảng 12 :Đầu tư trực tiếp vào Việt Nam (FDI) - cán cân thanh toán quốc tế việt nam và các nhân tố ảnh hưởng
Bảng 12 Đầu tư trực tiếp vào Việt Nam (FDI) (Trang 28)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w