Phương pháp tính Phương pháp đo lường năng suất: Năng suất đa yếu tố Năng suất vốn Năng suất lao động chỉ tiêu quan trọng Năng suất lao động NSLĐ phản ánh năng lực tạo ra của cải,
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
CHỦ ĐỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT
NAM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
DANH SÁCH NHÓM
1 Quách Thùy Trang
2 Trần Minh Nguyệt
4 Bùi Thị Hồng Hà
5 Dương Vân Lan Anh
6 Đặng Thị Hương Ly
7 Tạ Thị Liên
8 Lê Thị Thùy Linh
9 Nguyễn Thị Thùy Linh
10 Đỗ Nhã Linh
Trang 2I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
1 Khái niệm
Năng suất là thước đo mức độ hiệu quả do con người và các đơn vị sản xuất chuyển đổi nguồn lực sản xuất để tạo ra sản phẩm là hàng hóa và dịch vụ cho xã hội
2 Phương pháp tính
Phương pháp đo lường năng suất:
Năng suất đa yếu tố
Năng suất vốn
Năng suất lao động (chỉ tiêu quan trọng)
Năng suất lao động (NSLĐ) phản ánh năng lực tạo ra của cải, hiệu suất của lao động cụ thể trong quá trình sản xuất, đo bằng số sản phẩm hay lượng giá trị tạo
ra trong một đơn vị thời gian, hay lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm
NSLĐ thể hiện tính chất và trình độ tiến bộ của một tổ chức, đơn vị sản xuất, hay của một phương thức sản xuất; là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sức cạnh tranh của doanh nghiệp và của nền kinh tế
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), NSLĐ được tính bằng
số sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra cho một đơn vị lao động tham gia vào hoạt động sản xuất Hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của nền kinh tế là tổng sản phẩm trong nước (GDP) Lao động tham gia vào hoạt động sản xuất tạo ra GDP phản ánh thời gian, công sức và kỹ năng của lực lượng lao động và thường được tính bằng lao động đang làm việc, giờ công lao động, hay lực lượng lao động được điều chỉnh theo chất lượng
Ở Việt Nam, NSLĐ tiêu phản ánh hiệu suất làm việc của lao động, được đo bằng GDP tính bình quân một lao động trong thời kỳ tham chiếu, thường là một năm
NSLĐ xã hội được tính theo công thức sau:
Năng suất lao động xã hội = Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
Tổng số người làm việc bình quân
Chỉ tiêu NSLĐ thường được phân tổ theo ngành kinh tế (hoặc khu vực kinh tế)
Trang 3và loại hình kinh tế Nguồn số liệu tính NSLĐ được lấy từ: (i) Số liệu GDP hàng năm; (ii) Số lao động đang làm việc bình quân (số lao động có việc làm) Cả hai chỉ tiêu này được thu thập, tính toán theo tiêu chuẩn quốc tế, trong đó chỉ tiêu GDP được Tổng cục Thống kê áp dụng các khái niệm, nguyên tắc, nguồn thông tin và phương pháp tính theo đúng quy định trong hệ thống tài khoản quốc gia của Liên hợp quốc; chỉ tiêu lao động đang làm việc (lao động có việc làm) được tính theo khuyến nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)
II THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VIỆT NAM
1 Thực trạng năng suất lao động Việt Nam
1.1 Năng suất lao động của toàn nền kinh tế
NSLĐ của toàn nền kinh tế năm 2015 đạt 79,3 triệu đồng/lao động (tương đương khoảng 3.657 USD/lao động) tăng 6,4% so với năm 2014, bình quân giai đoạn 2006-2015 tăng 3,9%/năm, trong đó giai đoạn 2006-2010 tăng 3,4%/năm; giai đoạn 2011-2015 tăng 4,3%/năm
NSLĐ của Việt Nam thời gian qua đã có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm, khoảng cách tương đối về NSLĐ với các nước ASEAN được thu hẹp dần Cụ thể, nếu năm 1994 NSLĐ của Singapore, Malaysia, Thái Lan,
Trang 4Philippines và Indonesia lần lượt gấp 29,2 lần; 10,6; 4,6; 3,1 và 2,9 lần NSLĐ của
Việt Nam thì năm 2013 khoảng cách tương đối này giảm xuống tương ứng còn 18
lần; 6,6; 2,7; 1,8 và 1,8 lần
Tuy nhiên, năng suất lao động của nước ta hiện nay vẫn còn ở mức thấp so
với các nước trong khu vực Điều này cho thấy khoảng cách và thách thức nền kinh
tế Việt Nam phải đối mặt trong việc bắt kịp mức năng suất của các nước
Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là do:
- Quy mô kinh tế của nước ta còn nhỏ, xuất phát điểm thấp;
- Cơ cấu kinh tế chậm chuyển dịch;
- Lao động trong nông nghiệp và lao động khu vực phi chính thức còn chiếm
tỷ lệ cao, trong khi NSLĐ ngành nông nghiệp và khu vực phi chính thức ở nước ta
thấp
- Máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu; chất lượng, cơ cấu và
hiệu quả sử dụng lao động chưa đáp ứng yêu cầu
- Trình độ tổ chức, quản lý và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn nhiều bất
cập, tăng trưởng chủ yếu dựa vào đóng góp của yếu tố vốn và lao động, đóng góp
của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) còn thấp
- Ngoài ra, còn một số “điểm nghẽn” và “rào cản” về cải cách thể chế và thủ
tục hành chính chậm được khắc phục
1.2 Năng suất lao động theo khu vực kinh tế và ngành kinh tế
NSLĐ của các khu vực kinh tế theo giá hiện hành
Đơn vị : Triệu đồng
Khu vực nông
lâm nghiệp và
thủy sản
nghiệp và xây
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Ngành khai khoáng có NSLĐ cao nhất với mức bình quân một lao động năm
2015 theo giá hiện hành đạt 1,74 tỷ đồng , gấp 21,9 lần mức NSLĐ chung của toàn
nền kinh tế;
Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa
Trang 5không khí đạt 1,15 tỷ đồng, gấp 14,5 lần
Một số ngành có NSLĐ đạt trên 100 triệu đồng như: Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chủ yếu là gia công lắp ráp nên NSLĐ cũng như tốc độ tăng năng suất không cao, đạt 68,8 triệu đồng/lao động, bằng khoảng 87% NSLĐ chung toàn xã hội
Riêng ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có NSLĐ khá cao (632,3 triệu đồng/lao động), nhưng từ năm 2008 đến nay, tăng trưởng NSLĐ rất thấp, thậm chí liên tục giảm sút trong 3 năm 2009-2011
Ngành kinh doanh bất động sản (không kể khấu hao nhà ở dân cư) đạt khoảng 407,4 triệu đồng/lao động, nhưng nếu tính theo giá so sánh 2010, NSLĐ của ngành này năm 2015 chỉ bằng 70% mức NSLĐ của năm 2010 do sự phát triển thiếu
ổn định của thị trường bất động sản thời gian qua
1.3 Năng suất lao động theo thành phần kinh tế
NSLĐ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài luôn dẫn đầu, năm 2015 đạt 368 triệu đồng (theo giá hiện hành), gấp 1,4 lần khu vực Nhà nước (258,9 triệu đồng) và 8,3 lần khu vực ngoài Nhà nước (44,5 triệu đồng)
1.4 Năng suất lao động trong khu vực doanh nghiệp
NSLĐ bình quân toàn bộ khu vực doanh nghiệp 9 năm 2014 theo giá hiện hành ước tính đạt 281,4 triệu đồng/lao động, trong đó doanh nghiệp Nhà nước đạt 732,5 triệu đồng/lao động; doanh nghiệp ngoài Nhà nước đạt 168,2 triệu đồng/lao động; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 317,4 triệu đồng/lao động Theo ngành kinh tế, NSLĐ bình quân các doanh nghiệp trong khu vực dịch vụ đạt mức cao nhất với 349,6 triệu đồng/lao động, doanh nghiệp khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 253,5 triệu đồng/lao động
NSLĐ trong khu vực doanh nghiệp (Theo giá hiện hành)
Đơn vị : Triệu đồng
Chia theo loại hình doanh
nghiệp
Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 32,2 86,5 174,6 171,9 153,9 168,2
Trang 6Chia theo khu vực kinh tế
Nông, lâm nghiệp và thủy sản 18,1 60,8 157,9 138,4 142,1 148,5 Công nghiệp và xây dựng 49,8 104,2 200,2 214,1 247,2 253,5
Nguồn: Điều tra doanh nghiệp - Tổng cục Thống kê
Theo giá hiện hành, giai đoạn 2007 - 2013 tiền lương bình quân một lao động khu vực doanh nghiệp tăng 16,9%/năm, trong khi NSLĐ bình quân khu vực này chỉ tăng 12,9%/năm Điều này cho thấy, tăng tiền lương chưa phản ánh tăng NSLĐ; tiền lương tăng nhanh và cao hơn so với tăng NSLĐ chủ yếu do tác động của chính sách điều chỉnh mức lương tối thiểu
Phân theo ngành kinh tế, các doanh nghiệp ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm có NSLĐ cao nhất với 1,68 tỷ đồng/lao động trong năm 2013; ngành sản xuất
và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí đạt 1,6 tỷ đồng/lao động; ngành khai khoáng 1,14 tỷ đồng/lao động; thông tin và truyền thông đạt 862 triệu đồng/lao động; nghệ thuật, vui chơi giải trí 668 triệu đồng/lao động Những ngành có mức NSLĐ thấp nhất là: Xây dựng 115 triệu đồng/lao động; dịch
vụ lưu trú ăn uống 135 triệu đồng/lao động; nông, lâm nghiệp và thủy sản 142 triệu đồng/lao động; riêng ngành bán buôn, bán lẻ và sửa chữa ô tô, xe máy đạt khoảng
80 triệu đồng/lao động;
1.5 Năng suất lao động theo giờ
Theo kết quả Điều tra lao động việc làm, số giờ làm việc trung bình mỗi tuần của một lao động đang làm việc ở Việt Nam đã giảm dần từ 47 giờ trong năm 2009 xuống 45,2 giờ năm 2012 và còn 43,5 giờ trong năm 2014
NSLĐ trên mỗi giờ làm việc của Việt Nam năm 2014 theo giá hiện hành đạt
33 nghìn đồng, cao hơn 3,2 nghìn đồng so với năm 2013 Theo giá so sánh 2010, NSLĐ theo giờ năm 2014 tăng 6,8% so với năm 2013 (cao hơn mức tăng 4,9% của NSLĐ tính theo lao động), bình quân giai đoạn 2010-2014 tăng 5,4% (bình quân tốc
độ tăng NSLĐ tính theo lao động giai đoạn 2010-2014 là 3,8%) Điều này cho thấy, NSLĐ trên mỗi giờ làm việc của Việt Nam có sự gia tăng đáng kể
So với một số nước trong khu vực, số giờ làm việc trung bình mỗi tuần của một lao động Việt Nam tương đương với Malaysia (trung bình 44,9 giờ/tuần); cao hơn Thái Lan (42,7 giờ/tuần), nhưng thấp hơn nhiều mức bình quân 51,7 giờ/tuần của Singapore Do số giờ làm việc của một lao động ở Singapore cao hơn so với ở Việt Nam, nên khoảng cách giữa năng suất tính theo mỗi giờ làm việc giữa Singapore và Việt Nam năm 2012 tuy vẫn lớn (15,7 lần)
Trang 7Số giờ làm việc trung bình một tuần (giờ)
NSLĐ trên một giờ làm việc (USD-PPP2005)
Singapore 51.2 51.7 51.7 51.7 33.4 36.2 36.7 36.0 Malaysia 42.4 44.4 44.4 44.9 14.5 14.4 14.7 15.0
Nguồn: TCTK và tính toán số liệu của Các chỉ số phát triển thế giới World Development Indicators -Worldbank
2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của Việt Nam
Xuất phát điểm và quy mô nền kinh tế
Mặc dù quy mô kinh tế Việt Nam đã tăng gấp 29 lần trong vòng 24 năm (1990-2014) và khoảng cách về GDP với các nước được thu hẹp dần, nhưng so với một số nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philipines thì quy mô kinh tế Việt Nam vẫn còn nhỏ Tại thời điểm năm 2014, GDP của Indonesia gấp 4,8 lần GDP của Việt Nam; Thái Lan gấp 2 lần; Malaysia gấp 1,8 lần; Singapore gấp 1,7 lần và Philipines gấp 1,5 lần Với xuất phát điểm thấp , quy
mô kinh tế nhỏ, việc thu hẹp khoảng cách tương đối về thu nhập bình quân và NSLĐ của Việt Nam với các nước trong thời gian qua là thành tựu đáng ghi nhận, nhưng vẫn chưa đủ để thu hẹp khoảng cách tuyệt đối về giá trị NSLĐ so với các nước trong khu vực
Chất lượng lao động, cơ cấu nhân lực và hiệu quả sử dụng lao động qua đào tạo
Năm 2015, cả nước có hơn 10,5 triệu lao động được đào tạo trong tổng số 52,9 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm, chiếm 19,9% Như vậy, cả nước hiện có trên 42,4 triệu người (chiếm 80,1% tổng số lao động) chưa được đào tạo để đạt trình độ chuyên môn kỹ thuật nào đó Chất lượng lao động có sự chênh lệch rõ nhất giữa khu vực nông thôn và thành thị Ở thành thị lao động đã được đào tạo chiếm 36,3%, trong khi ở nông thôn chỉ có 12,6% Đây chính là rào cản lớn cho việc cải thiện năng suất lao động
Cơ cấu nguồn nhân lực chưa phù hợp với nhu cầu thực tế, chưa cân đối giữa các ngành đào tạo Nhân lực được đào tạo trong các ngành kỹ thuật-công nghệ còn chiếm tỷ trọng thấp Lao động có trình độ kỹ thuật cao, công nhân lành nghề, đặc biệt là các ngành trọng điểm như cơ khí, điện tử, kỹ thuật điện, cũng như nhân lực trình độ cao làm việc trong các ngành, các lĩnh vực tác động mạnh tới tốc độ tăng trưởng cao và bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế còn thiếu hụt như: Chuyên gia dự báo, tư vấn pháp luật quốc tế, chuyên gia cấp cao về quản trị doanh
Trang 8nghiệp, tài chính, ngân hàng, thương mại quốc tế; các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ thông tin, điều khiển và tự động hoá, công nghệ sinh học, năng lượng nguyên tử
Trình độ tổ chức, quản lý trong sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng các nguồn lực
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010 chủ yếu dựa vào đóng góp của vốn và lao động, trong đó yếu tố vốn đóng góp tới 72,03% và yếu tố lao động đóng góp 23,69% Việc huy động được nguồn vốn lớn mặc dù đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế-xã hội nhưng hiệu quả đầu tư vẫn còn thấp, thể hiện qua hệ số ICOR của Việt Nam ở mức cao và tăng lên qua các thời kỳ: Trong giai đoạn 2001-2005, để tạo ra 1 đồng GDP Việt Nam phải đầu tư 4,88 đồng; giai đoạn 2006- 2010 cần 6,96 đồng; giai đoạn 2011-2015 tiếp tục ở mức 6,91 đồng
Quá trình đô thị hóa, tích tụ công nghiệp
Quá trình đô thị hóa là kênh có tác động mạnh làm chuyển đổi cơ cấu lao động của các ngành kinh tế từ lao động có trình độ thấp sang các ngành sử dụng công nghệ hiện đại, nâng cao NSLĐ Nhìn chung quá trình đô thị hóa của Việt Nam diễn ra chậm (tỷ lệ dân số thành thị năm 2015 mới đạt 34,3%), đồng nghĩa với lượng cung về lao động cho khu vực công nghiệp và dịch vụ thấp; lao động chủ yếu làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, khó có điều kiện để thúc đẩy tăng NSLĐ như khu vực công nghiệp và dịch vụ
Các nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ ở cấp độ doanh nghiệp
Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao NSLĐ
và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Có nhiều nhân tố tác động đến NSLĐ ở cấp
độ doanh nghiệp như: Trình độ và kỹ năng của người lao động; tài sản, khả năng tổ chức, quản lý và đổi mới; vị trí địa lý, mức độ tập trung doanh nghiệp, đô thị hóa
III CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM
1 Giải pháp nâng cao NSLĐ cho toàn nền kinh tế
1.1 Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô
Thực hiện hiệu quả các đột phá chiến lược, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp, của nền kinh tế Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị nhà nước đối với phát triển kinh tế - xã hội Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý Nhà nước Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức thực thi công vụ
Trang 91.2 Đẩy nhanh tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô, vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, Thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế nhanh và bền vững; phát triển hài hòa, cân đối giữa các vùng/ miền Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực
có NSLĐ thấp sang khu vực NSLĐ cao
1.3 Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động đầu tư cho khoa học công nghệ (KHCN), thu hút các thành phần xã hội tham gia hoạt động KHCN
Tăng cường sự gắn kết chặt chẽ giữa KHCN với sản xuất, gắn kết các viện nghiên cứu, các trường đại học với doanh nghiệp nhằm thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu Phát triển mạnh, đầy đủ thị trường khoa học và công nghệ Cần nghiên cứu xây dựng hệ thống các tổ chức hỗ trợ trung gian hiệu quả nhằm gắn kết hai bên cung - cầu của thị trường KHCN, đẩy mạnh quá trình thương mại hóa sản phẩm, gia tăng sản phẩm KHCN trên thị trường và tăng cường đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Tăng cường hiệu quả của các chợ công nghệ, trong đó cần định hướng phát triển một số loại hình chợ theo hướng công nghệ ưu tiên, công nghệ mũi nhọn, công nghệ cần phổ biến đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước theo từng thời kỳ
1.4 Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành
Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành dựa vào lợi thế, tiềm năng phát triển các vùng, các ngành kinh tế và gắn với khía cạnh đóng góp của chuyển dịch cơ cấu vùng, ngành vào NSLĐ ngành và NSLĐ toàn nền kinh tế Chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ có giá trị cao; đồng thời chú trọng chuyển dịch
cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp từ sản xuất dựa vào lao động sang dựa vào công nghệ và từ sản xuất hàng có giá trị gia tăng thấp sang hàng có giá trị gia tăng cao Chuyển dịch lao động từ khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức có NSLĐ cao hơn
1.5 Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng gắn kết hơn với đổi mới kinh tế-xã hội trong nước để nâng cao hiệu quả và tăng cường hợp tác hỗ trợ giữa Việt Nam với các nước vì mục tiêu phát triển chung của đất nước Tập trung khai thác hiệu quả các Hiệp định, cam kết thương mại cho phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hóa; mở rộng thị trường; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tranh thủ các nguồn vốn, công nghệ,
Trang 101.6 Đổi mới giáo dục, đào tạo và dạy nghề theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu
của xã hội và hội nhập quốc tế
- Đổi mới toàn diện nền giáo dục quốc dân theo hướng hội nhập quốc tế cả về
nội dung, phương pháp giảng dạy, thi cử sát hạch và quản lý giáo dục
- Tổ chức tốt công tác phân luồng, định hướng nghề nghiệp cho học sinh
ngay trên ghế nhà trường
- Nhanh chóng hoàn thành việc xây dựng và triển khai hệ thống trung tâm
thông tin, dự báo cung cầu nhân lực quốc gia; làm tốt công tác dự báo về nhu cầu
nhân lực đến từng ngành/lĩnh vực của nền kinh tế theo từng giai đoạn,
- Tiến hành đào tạo nhân lực một cách bài bản, nghiêm túc, trang bị cho
người học đầy đủ kiến thức từ lý thuyết đến thực hành, kỹ năng đáp ứng tối đa nhu
cầu sử dụng lao động của DN, cơ quan, tổ chức
1.7 Nghiên cứu cải cách chính sách tiền lương, tiền công theo nguyên tắc thị
trường, phù hợp giữa tăng tiền lương và tăng NSLĐ.
- Thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu theo lộ trình
phù hợp, bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động Xây dựng và vận hành hệ
thống thông tin thị trường lao động; nâng cao năng lực dự báo, kế hoạch hóa nguồn
nhân lực
- Điều chỉnh nhanh hơn mức lương tối thiểu khu vực DN
- Điều chỉnh mức lương tối thiểu khu vực hưởng lương từ ngân sách nhà
nước theo lộ trình tiến tới bảo đảm nhu cầu tối thiểu của người hưởng lương gắn với
đổi mới hoạt động sự nghiệp công và phù hợp với khả năng của nền kinh tế
- Đối với khu vực hành chính nhà nước, đảng, đoàn thể, cần tiếp tục đẩy
mạnh cải cách hành chính, thu gọn đầu mối và tinh giản biên chế, khoán kinh phí
quản lý hành chính
- Đối với khu vực sự nghiệp công, cầm đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài
chính và tiền lương gắn với kết quả hoạt động của đơn vị
- Thiết kế thang lương, bảng lương đảm bảo bản chất là thước đo giá trị lao
động xã hội, phản ánh mức độ phức tạp của công việc mà người lao động đảm nhận
2 Giải pháp nâng cao NSLĐ cho khu vực doanh nghiệp
2.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Tiến hành đào tạo nhân lực một cách bài bản, nghiêm túc, trang bị cho người