Trình bày quan điểm về thực trạng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam thời kì 2007 –

Một phần của tài liệu cán cân thanh toán quốc tế việt nam và các nhân tố ảnh hưởng (Trang 32 - 36)

Việt Nam thời kì 2007 – 2012

Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO cũng chính là năm kinh tế thế giới có nhiều biến động, tác động mạnh tới hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế của Việt Nam. Trước những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới, việc hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế mở rộng đã tác động tới cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam. Năm 2008 cán cân vãng lai của Việt Nam thâm hụt 11.100 triệu USD, tương đương 10,3 % GDP, vượt ngưỡng an toàn 2 lần, cao hơn nhiều so với con số cao kỉ lục của thâm hụt cán cân vãng lai 2007 (6,992 triệu USD), tất cả những con số này cho thấy thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam đã thật sự đáng báo động. Nguyên nhân do những ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới tới nền kinh tế Việt Nam., lạm phát trong nước tăng cao trong những tháng đầu năm 2008, giá xăng dầu trên thế giới tăng cao… Sang năm 2009, thâm hụt cán cân vãng lai tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao. Đặc biệt đến năm 2011, thâm hụt cán cân vãng lai giảm đáng kê. Cán cân vãng lai được cải thiện mạnh trong 2 quý đầu năm 2012 chủ yếu nhờ thu từ bán ra hàng hóa (cán cân thương mại thặng dư 4,12 tỷ USD

trong 6 tháng đầu năm) và chuyển tiền một chiều tư khu vực tư nhân, bao gồm chuyển tiền kiều hối (đạt 4,1 tỷ USD).

Sự thâm hụt lớn cán cân thương mại kể từ năm 2007 (sau khi gia nhập WTO) là một trong những nhân tố chủ yếu liên quan đến thâm hụt cán cân tổng thể. Nguyên nhân xuất phát từ việc mở cửa nền kinh tế sau khi gia nhập WTO, nên lượng hàng hóa nhập khẩu vào trong nước tăng đột biến làm gia tăng tỉ lệ nhập siêu. Tuy nhiên chúng ta cũng phải nhìn nhận sự bất cấp trong các ngành công nghiệp sản xuất, kỹ thuật chưa cao nên dẫn đến việc nhập khẩu nguyên nhiên liệu nhiều công đoạn, hơn nữa là chưa sản xuất được các nguyên nhiên liệu cần thiết hay công cụ máy móc để trực tiếp sử dụng trong sản xuất.

Trong 5 năm 2007 - 2011, kim ngạch xuất khẩu, nhìn chung, diễn biến theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản... bị ảnh hưởng nặng nề thì kim ngạch xuất khẩu đạt được trong những năm qua là rất đáng ghi nhận.Tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu hằng năm còn cao, năm 2009 là 10,12%, năm 2010 là 8,8% và năm 2011 ước là 11% (9 tháng đầu năm là 10%). Lạm phát cao: chỉ số CPI năm 2007 là 12,63%, năm 2008 là 19,89%, năm 2009 là 6,52%, năm 2010 là 11,72% và năm 2011 ước tăng 19%. Giá trị đồng tiền Việt Nam giảm, lãi suất ngân hàng cao, thị trường chứng khoán, bất động sản trầm lắng, giá vàng biến động lớn.

Cán cân chuyển giao vãng lai của Việt Nam tăng trưởng nhanh (bình quân tăng trưởng cả giai đoạn là 18,61%), trong đó năm 2007, mức chuyển giao vãng lai ròng tăng đột biến 58,8% so với năm 2006. Nguyên nhân lượng kiều hối tăng đột biến là do Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO cộng với sự ổn định về chính trị, tăng trưởng kinh tế đứng ở mức cao, sự sôi động của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản, sự cải thiện mạnh mẽ về môi trường đầu tư, thị trường xuất khẩu lao động khởi sắc và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế cao lên.

Khi trở thành thành viên của WTO là các nhà đầu tư nước ngoài, nhiều tập đoàn kinh tế lớn của các nước công nghiệp và dịch vụ phát triển yên tâm đầu tư vào Việt Nam những dự án lớn. Đầu tư mới và tăng vốn của các dự án cũ tại Việt Nam năm 2007 đạt 21,3 tỉ USD, tăng 75% so với năm 2006; năm 2008 đạt 64 tỉ USD, tăng gấp 3 lần năm 2007; năm 2009 đạt trên 21,6 tỉ USD; năm 2010 đạt 18,6 tỉ USD; năm 2011, ước đạt trên 15 tỉ USD. Vốn FDI thực hiện năm 2007 đạt 8 tỉ USD, gấp 2 lần năm 2006; năm 2008 đạt 11,6 tỉ USD, tăng 45% so với năm 2007; năm 2009 đạt 10 tỉ USD, bằng 47% vốn đăng ký; năm 2010 đạt 9,5 tỉ USD; và năm 2011 ước đạt 9 tỉ USD.Ngoài ra trong năm 2012 có những vấn đề mang tính thời sự trong việc thu hút vốn đầu tư từ các nước phát triển trong nội bộ ASEAN, châu Á, các nước khu vực EU và cả cường quốc như Mỹ. Bên cạnh đó, nhiều nước ký kêt ODA song phương với Việt Nam hơn, đồng thời lượng vốn ODA cam kết cũng tăng nhanh, từ 2007-2011 lượng ODA ký kết liên tục tăng (cao nhất là 8.34 tỷ USD- 2011). Cũng tương tự với lượng ODA giải ngân, năm 2012 với kỳ vọng lượng ODA giải ngân cả năm sẽ vượt mức 3.65 của 2011 (với ODA thực hiện 9 tháng là 2.88 tỷ USD). Tuy nhiên nếu xét trên phần trăm ODA được giải ngân thì ta nhận thấy rõ lượng ODA thực hiện tăng chậm hơn rất nhiều so với lượng ODA được cam kết trong từng năm.

Mặt khác, cán cân tổng thể của Việt Nam đã có sự chuyển vị thế quan trọng, từ bị thâm hụt trong 2 năm 2009, 2010 sang vị thế thặng dư trong năm 2011 và tiếp tục giữ vị thế thặng dư trong quý I (4282 triệu USD) và quý II (2169 triệu USD), tính chung 6 tháng 2012 đã thặng dư 6451 triệu USD. Đây là sự chuyển dịch vị thế rất quan trọng, làm cho dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã phục hồi dần trở lại, phục hồi sức mạnh tài chính của quốc gia, góp phần ổn định tỷ giá, góp phần giảm sức ép đối với tâm lý kỳ vọng lạm phát.

Báo cáo trên đã khảo sát những biến động của cán cân thanh toán ở Việt Nam trong giai đoạn 2007-2012 với mối quan hệ chặt chẽ đến một loạt những thay đổi trong môi trường kinh tế cũng như trong các chính sách kinh tế vĩ mô. Đồng thời, việc khảo sát các nghiên cứu về các nhân tố quyết định cán cân thanh toán nói chung và trường hợp Việt Nam nói riêng giúp hình thành một danh sách các nhân tố vĩ mô tiềm năng có thể quyếGt định sự biến động của cán cân thanh toán. Sau hai chương trên, hẳn chúng ta đã có một cái nhìn khá toàn diện về vấn đề cán cân thanh toán quốc tế từ lý thuyết nghiên cứu cho đến thực tiễn.

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, mặc dù có nhiều chuyển biến tích cực song vẫn còn nhiều mặt hạn chế như áp lực lạm phát tăng cao, sức cạnh tranh của doanh nghiệp VN hàng hóa xuất khẩu còn kém, mức tiết kiệm trong nước còn thấp, thiếu vốn đầu tư, thất nghiệp vẫn còn cao, nhập siêu vẫn kéo dài… Tuy cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam đã thặng dư và sẽ tiếp tục thặng dư song cán cân

thương mại ngày càng thâm hụt do nhập siêu. Sự thặng dư ở đây là do nguồn đầu tư vào trong nước ngày càng tăng và lượng kiều hối chuyển về nước cũng tăng mạnh. Mà đối với một nước luôn nhập siêu như Việt Nam hiện nay thì việc cán cân thanh toán thặng dư do thặng dư cán cân vốn bù đắp cho thiếu hụt cán cân vãng lai thì chưa chắc đã là một dấu hiệu tốt. Nếu Việt Nam sử dụng vốn đầu tư (vốn vay) kém hiệu quả thì nợ quốc gia sẽ nhanh chóng trở thành gánh nặng, gây áp lực phải trả nợ rất lớn đối với Ngân sách Nhà nước. Như vậy, mức thâm hụt cán cân vãng lai của Việt

Nam có thể tài trợ được nhưng chính phủ cũng nên có các biện pháp tích cực để cải thiện cán cân vãng lai nhằm đảm bảo

cân đối bên ngoài một cách vững chắc. Nhiệm vụ chính của các chính sách kinh tế Việt Nam hiện nay là phải đảm bảo thiết lập được cả cân đối bên trong và cân đối bên ngoài. Định hướng điều chỉnh cán cân thanh toán của Việt Nam trong giai đoạn này là :

Một phần của tài liệu cán cân thanh toán quốc tế việt nam và các nhân tố ảnh hưởng (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w