1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

[Tiểu luận] Tiến hành CNH-HĐH gắn liền với kinh tế tri thức trong thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN

21 7,3K 54

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 172 KB

Nội dung

[Tiểu luận] Tiến hành CNH-HĐH gắn liền với kinh tế tri thức trong thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN

Trang 1

A MỞ ĐẦU:

Đất nước Việt Nam chúng ta đã phải trải qua thời gian dài chiến tranh đểgiành độc lập, tự do Dân tộc Việt Nam đã phải chịu nhiều hi sinh, mất mát để giữvững quyền độc lập, tự do ấy! Ngày nay, đất nước đã hoà bình, nhân dân ta đangtrên con đường xây dựng, phát triển kinh tế đất nước ngày càng giàu mạnh hơn.Toàn cầu hoá kinh tế là một xu hướng nổi trội và đã trở thành môi trường của cáccuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nước trên thế giới Đứng trước thực trạng nhưvậy, phát triển đất nước theo đường lối đổi mới, Chính phủ Việt Nam ngày càngnhận thấy rõ hơn sự cần thiết phải tham gia vào quá trình đó!

Chúng ta đang sống trong một thời đại cách mạng công nghiệp Quanh ta khắpnơi trên thế giới đã và đang diễn ra quá trình chuyển đổi trong đời sống kinh tế.Quá trình cải cách kinh tế là thử thách lớn nhất đối với tất cả các dân tộc và các chế

độ muốn thay đổi mô hình hoạt động kinh tế của mình Có nhiều xu hướng khácnhau, song có một chủ đề chung là chuyển nền kinh tế sang định hướng thị trường.Với xu hướng phát triển tất yếu của thời đại, Việt Nam cũng chọn cho mình mộtcon đường phát triển kinh tế Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã chọn chođất nước của mình con đường phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lí củaNhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đó là con đường phát triển tất yếuphù hợp với những điều kiện khách quan vốn có

Nước ta thuộc vào nhóm nước đang phát triển, là một trong những nướcnghèo tr ên thế giới, nông nghiệp lạc hậu còn chưa thoát khỏi xã hội truyền thống

để sang “Xã hội văn mình công nghiệp” Do đó khách quan phải tiến hành côngnghiệp hoá - hiện đại hoá là nội dung, phương thức là con đường phát triển nhanh

có hiệu quả Đối với nước ta quá trình công nghiệp hoá còn gắn chặt với hiện đạihoá, nó làm cho xã hội chuyển từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại làm

Trang 2

biến đổi căn bản bộ mặt của xã hội trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chínhtrị

Từ Đại hội Đảng VI của Đảng xác định đây là thời kỳ phát triển mới - Thời

kỳ “Đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước” định hướng phát triểnnhằm mục tiêu “Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất

kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình

độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốcphòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ vănminh.”

Muốn thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, nâng cao đời sống nhândân thì không còn con đường nào khác là chúng ta phải đẩy mạnh quá trình côngnghiệp hóa -hiện đại hóa Để làm được như vậy thì một vấn đề cần được đặt lênhàng đầu đó là vấn đề phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao kỹ thuật, công nghệ,

và trong đó đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực Quan trọng hơn cả khi ph át triểnnguồn nhân lực, đó là tri thức, gắn với nền kinh tế tri thức! Đại hội lần thứ X củaĐảng đã khẳng định: “Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềmnăng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh

tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa”

Chính vì vậy, nhóm em lựa chọn đề tài: “Tiến hành công nghiệp hoá-hiện đạihoá gắn với phát triển kinh tế tri thức trong thể chế kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa.”

B.NỘI DUNG:

Trang 3

CHƯƠNG 1: TH Ể CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦNGHĨA

1.1Khái niệm nền kinh tế thị trường:

Kinh tế thị trường là hình thức phát triển cao của nền kinh tế hàng hoá trong

đó từ sản xuất đến tiêu dùng đều thông qua thị trường Nói một cách khác kinh tếthị trường phát triển trong đó mọi quan hệ kinh tế đều được tiền tệ hoá

1.2 Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:

1.2.1 Thể chế kinh tế thị trường:

Là một tổng thể bao gồm các quy tắc, luật lệ và hệ thống các thực thể, tổ chứckinh tế được tạo lập nhằm điều chỉnh hoạt động giao dịch, trao đổi trên thị trường

1.2.2 Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:

Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hiểu là thể chế kinh

tế thị trường , trong đó các thiết chế, công cụ và nguyên tắc vận hành được tự giáctạo lập và sử dụng để phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, vìmục tiêu dân giàu nước mạnh , xã hội công bằng ,dân chủ, văn minh

1.3 Định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một sự lựa chọn đúng đắn:

Trước đây trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa Liên Xô , Đông Âu hay ởViệt Nam cũng có quan điểm kinh tế cho rằng: Kinh tế hàng hoá là sản phẩm riêngcủa chủ nghĩa tư bản Từ đó nền kinh tế xã hội chủ nghĩa được vận hành theo cơchế tập trung quan liêu bao cấp Đây là một trong những nguyên nhân khủnghoảng của xã hội chủ nghĩa Theo quan điểm của đảng ta hiện nay xây dựng “sảnxuất hàng hoá không đối lập với chủ nghĩa xã hội , mà còn là thành tựu phát triểncủa nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng

Trang 4

xã hội chủ nghĩa và cả khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng (Văn kiện đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ VIII).

1.4 Những đặc điểm cơ bản của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta:

1.4.1 Nó vừa mang những đặc tính chung của kinh tế thị trường vừa mang những đặc thù riêng của chủ nghĩa xã hội

Những đặc tính chung thể hiện ở chỗ: Kinh tế thị trường ở nước ta vẫn chịu sựchi phối của những quy luật kinh tế vốn có của kinh tế hàng hoá như quy luật giátrị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ Các phạmtrù của kinh tế hàng hoá - kinh tế thị trường vốn có của nó vẫn còn phát huy tácdụng như giá trị, giá cả, lợi nhuận

Các đặc thù riêng của kinh tế thị trường Việt Nam:

Phát triển kinh tế thị trường có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế với

sự đa dạng hoá của các hình thức sở hữu các hình thức sản xuất kinh doanh trong

đó kinh tế nhà nước có vai trò chủ đạo

Kinh tế thị trường phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nướcđảm bảo thống nhất giữa sự phát triển, tăng trưởngkinh tế với công bằng xã hội Xây dựng kinh tế thị trường hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới vớinhiều hình thức quan hệ và liên kết phong phú

1.4.2 Mục tiêu phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam:

Đó là sự phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật chochủ nghĩa xã hội và thiết lập quan hệ sản xuất mới trên cả ba mặt : Quan hệ sở hữu,quan hệ quản lí, quan hệ phân phối Nói một cách khác là xây dựng nước ta thành

xã hội : dân giầu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ , văn minh

1.4.3 Thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:

1.4.3.1 Nếu nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa cũng dựa trên nhiều sự

sở hưũ khác về tư liệu sản xuất trong đó sở hữu tư nhân là nền tảng thì trái lại kinh

Trang 5

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cũng dựa trên nhiều quan

hệ sở hữu về tư liệu sản xuất nhưng sở hữu của nhà nước – sở hữu công cộng làmnền tảng Bởi vì sở hữu nhà nước là đại diện cho nhân dân sở hữu những tàinguyên , tài sản , những tư liệu sản xuất chủ yếu và những của cải của đất nước

1.4 3.2 Nhiều thành phần kinh tế cùng nhau phát triển

Trên cơ sở nhiều quan hệ sở hữu có nhiều thành phần kinh tế tham gia vàosản xuất và lưu thông hàng hoá trên thị trường tức là có nhiều chủ thể kinh tế vớinhiều nguồn lực như sức lao động, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lí tham gia vàosản xuất hàng hoá lưu thông trên thị trường Mỗi thành phần kinh tế chỉ là một bộphận cấu thành kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà trong đó kinh tếnhà nước giữ vai trò chủ đạo

1.4 3.3 Nhiều hình thức phân phối

Nếu kinh tế thị trường trong chủ nghĩa tư bản có nhiều hình thức phân phốitrong đó phân phối cho tư bản là chủ yếu thì trong nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam do có nhiêù quan hệ sở hữu khác nhau nêncũng có nhiều hình thức phân phối như phân phối theo lao động, phân phối ngoàithù lao lao động thông qua các quỹ phúc lợi xã hội và tập thể và phân phối theonguồn lực đóng góp Trong đó phân phối theo lao động là chủ yếu!

1.4.3.4 Sự tăng trưởng, phát triển kinh tế gắn liền với công bằng xã hội, vớiviệc phát triển văn hoá giáo dục để nâng cao dân trí, đào tạo nguồn lực xây dựngmột nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

1.4.3.5 Kinh tế thị trường ở Việt Nam phát triển theo hướng mở rộngquan hệ hợp tác kinh tế với nước.ngoài Đó là là tất yếu vì sản xuất hàng hoá vàtrao đổi hàng hoá tất yếu vượt khỏi phạm vi quốc gia mang tính chất quốc tế, đồngthời đó cũng là tất yếu của sự phát triển nhu cầu

Thông qua mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài để biến nguồn lực bênngoài thành nguồn lực bên trong tạo điều kiện cho phát triển phát triển rút ngắn Mởi rộng quan hệ dưới nhiều hình thức như hợp tác, liên doanh, liên kết nhưngphải dựa trên nguyên tắc giữ vững độc lập và tự chủ hai bên cùng có lợi

Trang 6

1.4.3.6 Nền kinh tế hàng hoá nước ta vận động theo cơ chế thị trường có sựquản lí của nhà nước Đó là sự kết hợp cả sự điều tiết của cả bàn tay vô hình lẫnbàn tay hữu hình nhằm tận dụng được ưu điểm của cả hai sự điều tiết Đồng thờikhắc phục được hạn chế của cả hai mô hình điều tiết

Nền kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường:

Trước đây chúng ta vận động theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp Đặctrưng của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp là: nhà nước giao kế hoạch cho cácdoanh nghiệp với một hệ thống chỉ tiêu mang tính pháp lệnh, nhà nước cấp phátvật tư, tiền vốn theo chỉ tiêu Như vậy, nhà nước cho phép phân bổ nguồn lao độngtheo kế hoạch Các cơ quan cấp trên quảnlý chỉ đạo kinh doanh nhưng không chịutrách nhiệm về các khuyết điểm của mình Cấp phát giao nộp theo quản lý, lãi nhànước thu, lỗ nhà nước bù Nhà nước thực hiện bao cấp qua giá và phân phối nềnkinh tế bằng hiện vật hoá, tức là quan hệ hàng hoá, tiền tệ bị xem thường, bộ máyquản lý cồng kềnh kém hiệu quả Tóm lại, nền kinh tế theo cơ chế này làm cho nềnkinh tế phát triển trì trệ, là nguyên nhân cho chủ nghĩa xã hội lâm vào khủnghoảng Vì thế phải xoá bỏ cơ chế quan liêu bao cấp, sử dụng cơ chế thị trường có

sự quản lí vĩ mô của nhà nước

Sự quản lý của nhà nước:

Nhà nước điều tiết thị trường thực hiện chức năng quản lí vĩ mô niền kinh tếcần phải: Tôn trọng tính khách quan của cơ chế thị trường và coi trọng tính tự chủ

về kinh tế cua các chủ thể kinh tế ,sự hình thành của giá cả thị trường

Nhà nước quản lý vĩ mô đó là một sự cần thiết vì cơ chế thị trường ngoài những

ưu điểm còn có những khuyết điểm sự quản lý của nhà nước nhằm phát huynhững mặt tích cực của kinh tế thị trường và khắc phục những mặt trái của nó Đây

là mục tiêu của nhà nước

1.4.3.7 Kinh tế thị trường nước ta từ một trình độ kinh tế kém phát triển Nước ta đi nên chủ nghĩa bỏ qua sự phát triển của chủ nghĩa tư bản , có nghĩa

là bỏ qua một cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, từ một nước nửa thuộc địa phongkiến lại bị ảnh hưởng của chiến tranh kéo dài

Trang 7

CHƯƠNG 2: CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ

2.1 Khái niệm công nghiệp hoá-hiện đại hoá:

Theo định nghĩa của Liên hiệp quốc (1993) công nghiệp hoá là một quá trìnhphát triển nền kinh tế Trong quá trình này nguồn của cải quốc dân được động viên

để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành trong nước với kỹ thuật hiện đại Đặcđiểm của cơ cấu kinh tế này là có một bộ phận luôn luôn thay đổi để sản xuất ranhững tư liệu sản xuất và hàng hoá tiêu dùng có khả năng đảm bảo cho toàn bộ nềnkinh tế phát triển với nhịp độ cao, đảm bảo đạt tới sự tiến bộ kinh tế xã hội Hiệnđại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinhdoanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ chỗ theo những quy trình công nghệ thủcông là chính sang chỗ sử dụng một cách phổ biến những quy trình công nghệ,phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển khoa học kỹthuật tạo ra năng suất lao động hiệu quả và trình độ văn minh kinh tế xã hội cao Trong văn kiện hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành trung ương khoá VII cónói: Quá trình CNH-HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt độngkinh tế - xã hội từ sử dụng lao động thủ công sang sử dụng một cách phổ biến sứclao động cùng công nghệ và phương tiện hiện đại tạo ra năng suất lao động cao.Đối với nước ta đó là một quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hộinhằm cải tiến một xã hội nông nghiệp lạc hậu thành một xã hội công nghiệp gắnvới việc hình thành từng bước quan hệ sản xuất tiến bộ Ngày càng thể hiện đầy đủhơn bản chất ưu việt của chế độ mới

2.2 Tính tất yếu phải tiến hành CNH-HĐH ở nước ta:

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhiều nước dù thắng hay bại đều trởthành nước kiệt quệ đã trở thanh một trong những nguyên nhân cho bước khởi

Trang 8

động của cuộc khoa học công nghệ hiện đại Có thể chia cuộc cách mạng khoa học

kỹ thuật hiện đại thành hai giai đoạn

- Giai đoạn thứ nhất bắt đầu từ những năm 40 đến giữa những năm 70 Giaiđoạn này sử dụng khoa học kỹ thuật để hiện đại hoá các công cụ sản xuất, pháttriển kinh tế theo hướng mở rộng và tăng thêm các yếu tố sản xuất Thực chất đây

là giai đoạn bắt đầu phát triển của lực lượng sản xuất cả về con người và công cụsản xuất

Bình quân tăng trưởng kinh tế hàng năm ở các nước kinh tế phát triển là5,6% Tốc độ tăng trưởng này được giữ nguyên trong vòng 20 năm kể từ năm 1950đến 1970

- Giai đoạn hai bắt đầu vào những năm 70 trở đi và cho đến nay vẫn đangtiếp tục rất mạnh mẽ Giai đoạn này là thực hiện cuộc cách mạng với qui mô lớn vàtoàn diện trên lực lượng sản xuất trên cơ sở áp dụng các thành tựu khoa học - kỹthuật, đổi mới toàn bộ bộ máy sản xuất hiện hành trên cơ sở sử dụng nhữngphương tiện kỹ thuật về công nghệ mới khác hẳn về nguyên tắc thay thế hàng loạtcác thiết bị lạc hậu bằng các thiết bị hiện đại làm cho năng suất và chất lượng sảnphẩm lên cao

Đây là giai đoạn biến đổi hẳn về chất của lực lượng sản xuất ở các nước tưbản chủ nghĩa thì đây cũng là thời kỳ mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan

hệ sản xuất lên cao tạo điều kiện cho sự ra đời của phương thức sản xuất mới

Quá trình diễn ra không đồng đều ở các nước do nhiều nguyên nhân dễ dẫnđến sự chênh lệch về kinh tế

Trên thế giới hình thành 3 nhóm nước đó là các cường quốc về kinh tế, cácnước phát triển và đang phát triển Sự phân chia này cũng hình thành nên các mâu

Trang 9

thuẫn cơ bản của xã hội, vấn đề cơ bản của các nước đang phát triển là đường lốiđấu tranh hoà bình giải quyết mâu thuẫn thông qua làm cuộc cách mạng về kinh tế.

Việt Nam là một nước có nền kinh tế nhỏ, lạc hậu về khoa học kỹ thuật, lựclượng sản xuất còn non nớt chưa phù hợp với quan hệ sản xuất của xã hội chủnghĩa Để có cơ sở kỹ thuật của nền sản xuất lớn, không còn con đường nào khác

là công nghiệp hoá, cơ khí hoá cân đối và hiện đại trên trình độ khoa học kỹ thuậtphát triển cao

Muốn vậy công nghiệp hoá, hiện đại hoá là phát triển tuần tự và phát triểnnhẩy vọt, cùng một lúc thực hiện hai cuộc cách mạng đó là chuyển lao động thô xơsang lao động bằng máy móc và chuyển lao động máy móc sang lao động tự độnghoá có sự chỉ đạo của Nhà nước theo định hướng XHCN

2.3 Mục tiêu CNH-HĐH ở nước ta:

Là cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuậthiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độphát triển của lực lượng sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng -

an ninh vững chắc, dân gìau, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh

Để thực hiện mục tiêu trên, ở mỗi thời kỳ phải đạt được những mục tiêu cụthể Đại hội X xác định mục tiêu đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tếtri thức để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng đến năm

2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại

CHƯƠNG 3: KINH TẾ TRI THỨC

3.1 Khái niệm tri thức:

Trang 10

Tri thức là sự hiểu biết, sang tạo và những khả năng, kỹ năng để ứng dụng

nó (hiểu biết, sang tạo) vào việc tạo ra cái mới nhằm mục đích phát triển kinh

tế-xã hội

Tri thức bao gồm tất cả những thông tin, số liệu, bản vẽ, tưởng tượng, khảnăng, kỹ năng quan niệm về giá trị và những sản phẩm mang tính tượng trưng xãhội khác Tri thức có vai trò rất lớn đối với đời sống xã hội

3.2 Khái niệm kinh tế tri thức:

Lịch sử xã hội loài người đã trải qua là nền kinh tế nông nghiệp, nền kinh tếcông nghiệp và đang bước vào nền kinh tế tri thức Khái niệm nền kinh tế tri thức

ra đời từ năm 1995 do Tổ chức OPDC nêu ra" Nền kinh tế tri thức là nền kinh tếtrong đó sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thức trở thành yếu tố quyết định nhấtđối với sự phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống"

Theo định nghĩa của WBI, kinh tế tri thức là: Nền kinh tế dựa vào tri thứcnhư động lực chính cho sự tăng trưởng kinh tế Có người cho rằng: Kinh tế tri thức

là hình thức phát triển cao nhất hiện nay của nền kinh tế hàng hoá, trong đó côngthức cơ bản Tiền - Hàng - Tiền được thay thế bằng Tiền - Tri thức - Tiền và vai tròquyết định của tri thức

Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và giữ vai tròquyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượngcuộc sống Kinh tế tri thức là biểu hiện hay xu hướng của nền kinh tế hiện đại,trong đó tri thức, lao động chất xám được phát huy khả năng sinh lợi của nó vàmang lại hiệu quả kinh tế lớn lao trong tất cả các ngành kinh tế: công nghiệp, nông

- lâm - ngư nghiệp và dịch vụ, phục vụ cho phát triển kinh tế

Kinh tế tri thức cũng được hiểu là nền kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở trithức, khoa học; dựa trên việc tạo ra và sử dụng tri thức, phản ánh sự phát triển củalực lượng sản xuất ở trình độ cao Hoặc cũng được hiểu, là một loại môi trườngkinh tế- kỹ thuật, văn hoá-xã hội mới, có những đặc tính phù hợp và tạo thuận lợinhất cho việc học hỏi, đổi mới và sáng tạo Trong môi trường đó, tri thức sẽ tất yếutrở thành nhân tố sản xuất quan trọng nhất, đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội

Ngày đăng: 18/05/2014, 18:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w