1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ HIỆP ĐỊNH EVFTA VÀ NHỮNG CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VỚI EU

99 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hiệp Định Evfta Và Những Cơ Hội, Thách Thức Đối Với Việt Nam Trong Quan Hệ Thương Mại Với Eu
Người hướng dẫn TS. Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 283,71 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO - FTA. .6 1.1. Khái niệm Hiệp định thương m ại tự do (FTA) (16)
    • 1.1.1. Định nghĩa (16)
    • 1.1.2. Đặc điểm (17)
    • 1.2. Phân loại các FTA (18)
      • 1.2.1. Căn cứ theo quy mô, số lượng thành viên tham gia (18)
      • 1.2.2. Căn cứ vào mức độ tự do hóa (19)
    • 1.3. Nội dung chính trong các Hiệp định FTA (20)
      • 1.3.1. Tự do hóa thương mại hàng hóa (20)
      • 1.3.2. Tự do hóa thương mại dịch vụ (21)
      • 1.3.3. Tự do hóa đầu tư (21)
      • 1.3.4. Thúc đẩy hợp tác giữa các nước tham gia kí kết hiệp định (21)
      • 1.3.5. Một số cam kết khác (21)
    • 1.4. Vai trò của FTA (22)
      • 1.4.1 Tác động của FTA đối với các bên tham gia (22)
      • 1.4.2. Tác động đến quá trình đa phương hóa (26)
  • CHƯƠNG 2: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO EVFTA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI VỚI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - EU (31)
    • 2.1. Tổng quan thị trường EU và lịch sử mối quan hệ Việt Nam – EU (31)
      • 2.1.1. Tổng quan thị trường EU (31)
      • 2.1.2. Lịch sử mối quan hệ Việt Nam – EU (32)
    • 2.2 Thực trạng quan hệ thương ại Việt Nam – EU (0)
      • 2.2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu (33)
      • 2.2.3. Cơ cấu nhập khẩu và các mặt hàng nhập khẩu chính từ EU vào Việt (36)
  • Nam 26 2.3. Quá trình hình thành và nội dung chính của EVFTA (0)
    • 2.3.1. Bối cảnh hình thành và những mốc thời gian chính (37)
    • 2.3.2. Kỳ vọng của Việt Nam và EU khi ký kết EVFTA (40)
    • 2.3.3. Nội dung chính của EVFTA (42)
    • 2.4. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam (51)
      • 2.4.1. Cơ hội (51)
      • 2.4.2. Thách thức (54)
      • 2.4.3. Tiềm năng thương mại tại một số thị trường chính trong EU (56)
  • CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – EU TRONG THỜI GIAN TỚI (72)
    • 3.1. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà Nước CHXHCN Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, thực thi các Hiệp định thương mại tự do (72)
    • 3.2. Những giải pháp đề xuất vĩ mô (75)
      • 3.2.1. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường (75)
      • 3.2.2. Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hoàn thiện tái cấu trúc và chuyển đổi mô hình tăng trưởng tại các khu vực kinh tế trọng điểm trong cả nước (79)
      • 3.2.3. Định hướng xây dựng ngành kinh tế mũi nhọn nhằm tận dụng cơ hội của FTA với EU (81)
      • 3.2.4. Đẩy nhanh việc hoàn thiện cơ chế quản lý và giám sát các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, bảo hộ quyền SHTT mà Việt nam đã cam kết trong hiệp định (82)
      • 3.2.5. Tập trung nguồn lực, cơ chế chính sách nhằm phát triển công nghiệp phụ trợ (85)
    • 3.3. Những giải pháp đề xuất vi mô cho doanh nghiệp (87)
      • 3.3.1. Trang bị kiến thức cần thiết về EVFTA và quy định nhập khẩu (87)
      • 3.3.2. Phân tích nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng (88)

Nội dung

LUẬN VĂN THẠC SĨ HIỆP ĐỊNH EVFTA VÀ NHỮNG CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VỚI EU Ngành KINH TẾ QUỐC TẾ ( BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TR Ư ỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI TH Ư ƠNG ) Hà Nộ.LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của khoa học của TS.Nội dung của luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Kinh tế quốc tế xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.Tôi xin chân thành cảm ơn LỜI CẢM ƠNTrong thời gian làm luận văn, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè.Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến TS trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình làm luận văn.Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học Ngoại thương Hà Nội nói chung, các thầy cô giảng dạy chuyên ngành Kinh tế quốc tế nói riêng đã dạy dỗ cho tôi kiến thức về các môn đại cương cũng như các môn chuyên ngành, giúp tôi có được cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã luôn tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOANiLỜI CẢM ƠNiiDANH MỤC BẢNGviDANH MỤC BIỂU ĐỒviDANH MỤC TỪ VIẾT TẮTviiTÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂNviiiPHẦN MỞ ĐẦU1CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO FTA61.1.Khái niệm Hiệp định thương mại tự do (FTA)61.1.1.Định nghĩa61.1.2.Đặc điểm71.2.Phân loại các FTA81.2.1.Căn cứ theo quy mô, số lượng thành viên tham gia81.2.2.Căn cứ vào mức độ tự do hóa91.3.Nội dung chính trong các Hiệp định FTA101.3.1.Tự do hóa thương mại hàng hóa101.3.2.Tự do hóa thương mại dịch vụ111.3.3.Tự do hóa đầu tư111.3.4.Thúc đẩy hợp tác giữa các nước tham gia kí kết hiệp định111.3.5.Một số cam kết khác111.4.Vai trò của FTA121.4.1 Tác động của FTA đối với các bên tham gia121.4.2. Tác động đến quá trình đa phương hóa16CHƯƠNG 2: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO EVFTA VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI VỚI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM EU212.1.Tổng quan thị trƣờng EU và lịch sử mối quan hệ Việt Nam – EU212.1.1.Tổng quan thị trường EU212.1.2.Lịch sử mối quan hệ Việt Nam – EU222.2Thực trạng quan hệ thƣơng ại Việt Nam – EU232.2.1.Kim ngạch xuất nhập khẩu232.2.2.Cơ cấu xuất khẩu và các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU252.2.3.Cơ cấu nhập khẩu và các mặt hàng nhập khẩu chính từ EU vào Việt Nam262.3.Quá trình hình thành và nội dung chính của EVFTA272.3.1.Bối cảnh hình thành và những mốc thời gian chính272.3.2.Kỳ vọng của Việt Nam và EU khi ký kết EVFTA302.3.3.Nội dung chính của EVFTA322.4.Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam412.4.1.Cơ hội412.4.2.Thách thức442.4.3.Tiềm năng thương mại tại một số thị trường chính trong EU46CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – EU TRONG THỜI GIAN TỚI623.1.Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà Nước CHXHCN Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, thực thi các Hiệp định thƣơng mại tự do623.2.Những giải pháp đề xuất vĩ mô653.2.1.Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường653.2.2.Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hoàn thiện tái cấu trúc và chuyển đổi mô hình tăng trưởng tại các khu vực kinh tế trọng điểm trong cả nước693.2.3.Định hướng xây dựng ngành kinh tế mũi nhọn nhằm tận dụng cơ hội của FTA với EU713.2.4.Đẩy nhanh việc hoàn thiện cơ chế quản lý và giám sát các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, bảo hộ quyền SHTT mà Việt nam đã cam kết trong hiệp định723.2.5.Tập trung nguồn lực, cơ chế chính sách nhằm phát triển công nghiệp phụ trợ753.3.Những giải pháp đề xuất vi mô cho doanh nghiệp773.3.1.Trang bị kiến thức cần thiết về EVFTA và quy định nhập khẩu773.3.2.Phân tích nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng783.3.3.Thay đổi, cải tổ để nâng cao năng lực cạnh tranh803.3.4.Xây dựng chiến lược xuất khẩu813.3.5.Xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam83KẾT LUẬN85 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC BẢNGBảng 2.1: Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam EU24trong giai đoạn 2007 – 2019 (Số liệu bao gồm cả Vương quốc Anh)24Bảng 2.2: Tổng hợp cam kết mở cửa của EU đối với một số nhóm hàng hóa quan trọng của Việt Nam33Bảng 2.3: Tổng hợp cam kết mở cửa của Việt Nam đối với một số nhóm hàng quan trọng của EU35DANH MỤC BIỂU ĐỒBiểu đồ 2.1: Tỷ trọng giữa các nước EU trong trao đổi thương mại với Việt Nam năm 201925Biểu đồ 2.2: Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu sang EU năm 201926Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng các mặt hàng nhập khẩu từ EU về Việt Nam năm 201927 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTChữ viếttắtTừ đầy đủÝ nghĩaCHXHCNCộng hòa Xã hội Chủ nghĩaCộng hòa Xã hội Chủ nghĩaEVFTAVietnam – Eu Free TradeAgreementHiệp định Thương mại tự do Việt Nam Liên minh Châu ÂuEUEuropean UnionLiên minh Châu ÂuFTAFree Trade AgreementHiệp định thương mại tự doGATTGeneral Agreement onTariffs and TradeHiệp ước chung về thuế quan và mậudịchMFNMost Favoured NationNguyên tắc Tối huệ quốcNTNational TreatmentNguyên tắc đối xử quốc giaSPSSanitary and PhytosanitaryMeasureBiện pháp vệ sinh an toàn thực phẩmvà kiểm dịch động, thực vậtTBTTechnical Barriers to TradeHàng rào kỹ thuật đối với thương mạiXKXuất khẩuXuất khẩuNKNhập khẩuNhập khẩuXNKXuất nhập khẩuXuất nhập khẩuWTOWorld Trade OrganizationTổ chức thương mại thế giới TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂNCó thể nói, tham gia các FTA là một hoạt động quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của bất cứ quốc gia nào. Ký kết và thực thi EVFTA là một đòn bẩy cho quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu, là động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tếxã hội. Đứng trước cơ hội cần phải biết tận dụng, đứng trước thách thức cần phải có những nhận định và giải pháp để đẩy mạnh trao đổi thương mại, đưa hàng hóa Việt Nam thâm nhập sâu vào thị trường các quốc gia có nền kinh tế phát triển, đến với tay người tiêu dùng trên toàn thế giới. Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đạt được những kết quả như sau:Thứ nhất, tác giả đã hệ thống hóa lý thuyết về Hiệp định thương mại tự do (khái niệm, đặc điểm, phân loại, các nội dung chính), đồng thời chỉ ra những tác động chung của Hiệp định FTA đối với các bên tham gia và đối với quá trình đa phương hóa. Tác giả cũng tổng hợp ngắn gọn quá trình hình thành và phát triển các FTA tại các khu vực khác nhau trên thế giới.Thứ hai, tác giả đã nêu lên một cách tổng quát thực trạng mối quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam và EU hiện nay, tóm tắt quá trình các nội dung cam kết trong EVFTA. Thông qua việc tổng hợp, phân tích, suy luận, tác giả đã chỉ ra các cơ hội và thách thức đối với thương mại hàng hóa của Việt Nam khi EVFTA đi vào hiệu lực. Tác giả cũng đã phân tích các thuận lợi và khó khăn tại một số thị trường chính trong khối EU.Thứ ba, từ bối cảnh thực trạng cũng như cơ hội, thách thức gặp phải được đề cập trong Chương II, tác giả đã đề xuất kiến nghị đối với Nhà nước, đưa ra các giải pháp cho doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, nắm bắt cơ hội mà EVFTA mang lại. PHẦN MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tàiSự phát triển nhanh chóng cả về bề rộng và bề sâu trong thương mại giữa Việt Nam và EU đã đặt ra yêu cầu xây dựng một khuôn khổ hợp tác mới giữa hai bên. Do đó, vào tháng 062012, Việt Nam và EU đã chính thức khởi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam EU (EVFTA). Trải qua 14 vòng đàm phán, hai bên đã cùng nhau ký kết Tuyên bố kết thúc đàm phán vào tháng 122015 và đến ngày 122016, văn bản hiệp định đã được công bố. Ngày 3062019, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) chính thức được ký kết tại Hà Nội sau hành trình 9 năm đàm phán. Đây được coi là sự kiện đi vào lịch sử của mối quan hệ giữa Việt Nam và EU và mở ra những lợi ích chưa từng có cho các công ty, người tiêu dùng và người lao động ở châu Âu và Việt Nam.Với nội dung bao phủ sâu và rộng, EVFTA sẽ là một trong những Hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng nhất đối với Việt Nam hiện nay và mang lại không chỉ các lợi ích, cơ hội mà còn cả các mất mát, thách thức song hành với Chính phủ, doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại. Do đó, trước thềm hội nhập EVFTA, việc phân tích tác động của EVFTA đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU, từ đó nhận diện những lợi ích, cơ hội cũng như những khó khăn, thách thức khi EVFTA chính thức được hiện thực hoá, góp phần hỗ trợ Chính phủ cũng như các doanh nghiệp chủ động chuẩn bị cho việc hội nhập với EU có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn đối với Việt Nam, đòi hỏi cần được đánh giá dựa trên cơ sở những nghiên cứu và bằng chứng khoa học.

TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO - FTA .6 1.1 Khái niệm Hiệp định thương m ại tự do (FTA)

Định nghĩa

Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement gọi tắt là FTA) là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều chủ thể luật quốc tế về việc thực hiện chính sách thương mại tự do.

Thương mại tự do là nền thương mại quốc tế trong đó các hoạt động thương mại diễn ra mà không vấp phải bất kỳ hàng rào cản trở nào như thuế quan, hạn ngạch hoặc các biện pháp kiểm soát hối đoái được đặt ra để cản trở sự di chuyển tự do của hàng hóa và dịch vụ giữa các nước.

Chính sách thương mại tự do là một hình thức của chính sách thương mại quốc tế, trong đó Chính phủ nước chủ nhà không phân biệt hàng hoá nước ngoài với hàng hoá nội địa trên thị trường nước mình, do đó không thực hiện các biện pháp cản trở hàng hoá nước ngoài xâm nhập thị trường nước mình.

Trên thực tế có một số quan niệm khác nhau về FTA Cụ thể:

- Khái niệm truyền thống về FTA:

Quan điểm về một Khu vực thương mại tự do (Free Trade Area) lần đầu tiên được đưa ra tại GATT 1947 trong Điều XXIV - điểm 8b như sau: “Một Khu vực Thương mại tự do được hiểu là một nhóm gồm hai hoặc nhiều các lãnh thổ thuế quan trong đó thuế và các quy định thương mại khác sẽ bị dỡ bỏ đối với phần lớn các mặt hàng có xuất xứ từ các lãnh thổ đó và được trao đổi thương mại giữa các lãnh thổ thuế quan đó.”

Ngoài ra tại điều XXIV-khoản 5 của hiệp định này cũng đã nêu rõ: “khu vực mậu dịch tự do được hình thành thông qua một hiệp định quá độ [interim agreement]” Như vậy có thể thấy GATT 1947 mới chỉ nêu ra khái niệm về Khu vực Thương mại tự do tuy nhiên khi phân tích khái niệm này ta có thể thấy được tư tưởng của GATT về Hiệp định Thương mại tự do Trong khái niệm này có những điểm chú ý:

+ Thứ nhất, trong một Khu vực Thương mại tự do thì các nước thành viên cam kết giảm thuế và các quy định thương mại khác.

+ Thứ hai, đối tượng cắt giảm thuế và giảm các quy định thương mại khác là với các mặt hàng có xuất xứ từ các nước thành viên trong Khu vực Thương mại tự do.

+ Thứ ba, khái niệm này cho thấy GATT mới chủ yếu quan tâm đến thương mại hàng hóa Đây cũng là điều dễ hiểu vì theo tiến trình lịch sử, quan hệ thương mại giữa các nước thời kỳ này chủ yếu tập trung vào trao đổi mua bán hàng hóa hữu hình.

Qua đó có thể thấy quan niệm truyền thống về FTA mới chỉ dừng lại ở phạm vi thương mại hàng hóa hữu hình và mức độ cam kết tự do hóa mới chỉ dừng ở cắt giảm thuế quan và giảm thiểu một số quy định thương mại khác.

- Quan niệm hiện đại về FTA:

Ngày nay, FTA hiện đại hay FTA thế hệ mới thường đi xa hơn phạm vi loại bỏ thuế quan, hàng rào phi thuế quan và bao gồm nhiều vấn đề rộng hơn cả cam kết trong khuôn khổ GATT/WTO cũng như một loạt vấn đề thương mại mới mà WTO chưa có quy định Phạm vi cam kết của các FTA thế hệ mới còn bao gồm những lĩnh vực như thuận lợi hóa thương mại, sở hữu trí tuệ, hợp tác hải quan, mua sắm chính phủ, chính sách cạnh tranh, lao động, môi trường, thậm chí còn gắn với những vấn đề như dân chủ hay chống khủng bố… Khái niệm FTA được sử dụng rộng rãi ngày nay không còn được hiểu trong phạm vi hạn hẹp của những thỏa thuận hội nhập khu vực và song phương có cấp độ liên kết kinh tế “nông” của giai đoạn trước, mà đã được dùng để chỉ các thỏa thuận hội nhập kinh tế “sâu” giữa hai hay một nhóm nước với nhau Ngoài ra trong một số trường hợp Hiệp định thương mại tự do có thể được gọi dưới một số tên gọi khác nhau như EPA (Hiệp định đối tác kinh tế) nhưng về bản chất vẫn không thay đổi.

Đặc điểm

- Thúc đẩy việc mở rộng xuất khẩu qua việc bãi bỏ thuế xuất khẩu hoặc thực hiện các biện pháp khuyến khích khác.

- Mở rộng thị trường nội địa cho hàng hoá nước ngoài tự do xâm nhập thông qua việc xoá bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan.

- Các hiệp định thương mại có thể được thực hiện giữa hai nước riêng lẻ hoặc có thể đạt được giữa một khối thương mại và một quốc gia như Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Singapore.

Phân loại các FTA

Tùy vào mục đích nghiên cứu khác nhau các tổ chức, các nhà kinh tế lại dựa vào các tiêu chí khác nhau để phân loại các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), tuy nhiên có hai cách phân loại phổ biến nhất, đó là phân loại dựa vào quy mô, số lượng các thành viên tham gia và phân loại dựa vào mức độ tự do hóa.

1.2.1 Căn cứ theo quy mô, số lượng thành viên tham gia

Nếu căn cứ theo quy mô, số lượng các thành viên tham gia thì FTA được chia thành FTA song phương (BFTA), FTA khu vực, FTA hỗn hợp và FTA đa phương. BFTA là loại FTA chỉ có hai nước tham gia ký kết, và hiệp định này cũng chỉ có giá trị ràng buộc đối với hai quốc gia này mà thôi Do chỉ gồm 2 thành viên nên quá trình đàm phán và việc đạt được thỏa thuận BFTA cũng trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn so với các loại FTA khác Trong làn sóng ký kết FTA toàn cầu hiện nay thì BFTA là loại FTA được ký kết nhiều nhất, phát triển mạnh cả về số lượng cũng như chất lượng cam kết.

FTA khu vực là Hiệp định Thương mại tự do có sự tham gia của từ ba nước thành viên trở lên, thông thường các nước này có vị trí địa lý gần nhau Những nước này tham gia FTA khu vực thường với mục đích tận dụng ưu thế về vị trí địa lý để tăng cường trao đổi thương mại, thắt chặt mối quan hệ láng giềng cũng như nâng cao vị thế của mỗi quốc gia trên trường quốc tế Một số FTA khu vực điển hình nhất đó là Khu vực Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA).

FTA hỗn hợp là FTA được ký kết giữa một khu vực tự do thương mại (FTA khu vực) với một nước, một số nước hoặc một khu vực tự do thương mại khác Bất chấp sự phức tạp trong việc đàm phán, hiện nay loại FTA này cũng đang phát triển và tăng lên nhanh chóng về mặt số lượng Một số FTA hỗn hợp điển hình như: FTA

EU – Canada (CETA), FTA ASEAN – Nhật Bản (AJFTA), FTA ASEAN-

Australia-New Zealand (AANZFTA), FTA EU – MERCOSUR, …

FTA đa phương là Hiệp định Thương mại tự do được ký kết giữa nhiều quốc gia khác nhau, không nhất thiết phải có vị trí địa lý gần nhau như FTA khu vực, ví dụ: CPTPP.

1.2.2 Căn cứ vào mức độ tự do hóa Đây là cách phân loại được Ngân hàng Thế giới (WB) sử dụng FTA theo tiêu chí này được chia thành FTA kiểu Mỹ, FTA kiểu châu Âu và FTA kiểu các nước đang phát triển.

FTA kiểu Mỹ là loại FTA có mức độ tự do hóa cao nhất, đòi hỏi các nước thành viên phải mở cửa tất cả các lĩnh vực, kể cả các lĩnh vực thuộc ngành dịch vụ. Một khi đã tham gia các FTA kiểu này thì chỉ có con đường là mở cửa thị trường hơn nữa hoặc giảm thiểu nhiều rào cản thương mại hơn nữa, chứ việc thay đổi hiệp định hoặc việc đảo ngược lại các điều khoản trong hiệp định là rất khó khăn Trong hiệp định này áp dụng quy chế MFN và NT và tất cả các ngành đều phải mở cửa, trừ khi các bên có quy định khác và phải được ghi rõ trong hiệp định Điều này khiến người ta cho rằng FTA kiểu Mỹ có xu hướng làm giảm sự tham gia của chính phủ trong việc bảo vệ môi trường sinh thái hoặc các ngành dịch vụ công Ví dụ về FTA kiểu Mỹ điển hình là Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).

Xếp thứ hai sau Mỹ là FTA kiểu châu Âu Đây cũng là dạng FTA có mức độ tự do hóa khá cao, thậm chí gần bằng FTA kiểu Mỹ Điểm khác biệt của 2 loại FTA này là FTA kiểu châu Âu chỉ quy định mở cửa những lĩnh vực mà các nước cam kết hoặc thống nhất riêng với nhau Ví dụ điển hình của FTA kiểu này là cam kết về tự do hóa thương mại của Liên minh châu Âu (EU) Trong cam kết tự do hóa thương mại, các nước EU đã không đưa vào lĩnh vực nông nghiệp - lĩnh vực vốn rất nhạy cảm và được hầu hết các nước thành viên EU bảo hộ Các thành viên EU đều có những chính sách nông nghiệp riêng phù hợp điều chỉnh với những đặc thù của ngành nông nghiệp nước mình Việc đưa nông nghiệp vào FTA sẽ làm ảnh hưởng lớn đến nền an ninh lương thực của các quốc gia cũng như đời sống của những người làm nông nghiệp mỗi nước.

Xét về mức độ tự do hoá thì FTA kiểu các nước đang phát triển kém hơn hẳn so với hai dạng FTA ở trên FTA kiểu này thường chú trọng nhiều hơn đến tự do hóa thương mại hàng hóa và ít khi bao gồm các điều khoản quy định mở cửa cho nhau trong các lĩnh vực dịch vụ, đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) là những ví dụ điển hình cho kiểu FTA này Có thể nói trong khi FTA kiểu Mỹ được xem là hội nhập một cách sâu rộng nhất thì FTA kiểu các nước đang phát triển được xem là mang lại ít ảnh hưởng nhất.

Nội dung chính trong các Hiệp định FTA

1.3.1 Tự do hóa thương mại hàng hóa

Về thuế và các rào cản thương mại phi thuế: Nội dung phổ biến nhất trong các

FTA đó là cam kết dỡ bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế đối với hàng hóa Các bên cam kết dần dần xóa bỏ thuế quan, áp dụng mức thuế suất 0% đối với hầu hết các mặt hàng và thường quy định cụ thể các danh mục như: Danh mục hàng hóa dỡ bỏ thuế ngay, Danh mục hàng hóa cắt giảm thuế dần dần với lộ trình cắt giảm thuế, Danh mục hàng nhạy cảm, Danh mục loại trừ không đưa vào cắt giảm Hiện nay ngày càng có ít mặt hàng nằm trong danh sách loại trừ hơn, các mặt hàng trong danh sách loại trừ thường là nhóm hàng nông phẩm, những hàng hóa liên quan đến an ninh, văn hóa, phong tục tập quán của quốc gia… Còn lại hầu hết các mặt hàng thông thường đều nằm trong danh mục cắt giảm thuế.

Bên cạnh đưa ra các danh mục cắt giảm thuế cụ thể, FTA còn xây dựng lộ trình cụ thể cho việc thực hiện các cam kết trên của các nước thành viên Lộ trình này được đàm phán dựa trên tiềm lực, khả năng tự do hóa của mỗi quốc gia và thậm chí là tính chất riêng của một số mặt hàng.

Trong các FTA hiện nay, các cam kết không chỉ dừng lại ở việc quy định dỡ bỏ các hàng rào thuế mà còn quy định cả về các biện pháp hạn chế định lượng và các rào cản kỹ thuật thương mại khác.

Về xuất xứ hàng hóa: Một FTA thường bao gồm quy chế về xuất xứ hàng hóa.

Nội dung của quy chế này là quy định một hàm lượng nội địa nhất định Hàng hóa nhập khẩu vào nước đối tác phải đáp ứng được tỷ lệ nội địa đó mới được hưởng những ưu đãi về thuế hơn so với hàng hóa từ nước thứ ba.

Ngoài ra, FTA còn có thể có những quy định về mặt thủ tục hải quan nhằm đơn giản hóa thủ tục, hài hòa với những tiêu chuẩn quốc tế và từ đó tạo thuận lợi cho thông thương hàng hóa FTA còn có thể đưa ra điều khoản về Thương mại không qua giấy tờ với mục đích khuyến khích phát triển thương mại điện tử giữa các bên.

1.3.2 Tự do hóa thương mại dịch vụ

Các FTA gần đây thường bao gồm cả nội dung tự do hóa thương mại dịch vụ, có nghĩa là các nước tham gia hiệp định cam kết mở cửa thị trường dịch vụ cho nhau, tuy nhiên phạm vi và mức độ mở cửa lớn hay nhỏ trong các FTA còn tùy thuộc vào quốc gia tham gia ký kết Các nước đang phát triển ký kết với nhau thì mức độ tự do hóa trong thương mại dịch vụ thường không cao bằng trong thương mại hàng hóa Nhưng nếu FTA có sự tham gia của Hoa Kỳ hay một số nước phát triển khác thì thường đòi hỏi mức độ tự do hóa dịch vụ rất cao, thậm chí là đòi hỏi mở cửa tuyệt đối.

1.3.3 Tự do hóa đầu tư

Các cam kết hướng tới tự do hóa đầu tư ngày càng xuất hiện nhiều trong các FTA, đặc biệt là các FTA có sự tham gia của các nước phát triển Nội dung của các cam kết này thường là quy định dỡ bỏ các rào cản đối với nhà đầu tư của nước đối tác, tạo điều kiện thuận lợi cho họ ký kết đầu tư, ví dụ: bảo vệ các nhà đầu tư và hoạt động đầu tư, áp dụng quy chế đối xử quốc gia đối với các chủ đầu tư và hoạt động đầu tư, cấm các biện pháp cản trở đầu tư, đảm bảo bồi thường thỏa đáng trong trường hợp quốc hữu hóa, đảm bảo tự do lưu chuyển thanh khoản…

1.3.4 Thúc đẩy hợp tác giữa các nước tham gia kí kết hiệp định

Trong một FTA, một nội dung thường thấy nữa đó là các thỏa thuận hợp tác trong nhiều lĩnh vực nhằm thúc đẩy quan hệ và hợp tác kinh tế giữa các nước đối tác Có thể kể ra đây một số lĩnh vực thường được cam kết hợp tác như: phát triển nguồn nhân lực, du lịch, nghiên cứu khoa học công nghệ, dịch vụ tài chính, công nghệ thông tin và viễn thông, xúc tiến thương mại và đầu tư, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát thanh truyền hình và các lĩnh vực chia sẻ thông tin khác.

1.3.5 Một số cam kết khác Điều khoản về sở hữu trí tuệ cũng được đưa vào trong nhiều “FTA thế hệ mới” Các bên thường cam kết tiến hành các biện pháp thích hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng cơ sở dữ liệu về quyền sở hữu trí tuệ của họ một cách rộng rãi đối với công chúng và thuận lợi hóa quy trình cấp bằng sáng chế Một số lĩnh vực hay được nhắc đến như: vấn đề tiếp cận thị trường dược phẩm, các sản phẩm sinh học, bí mật, bản quyền về việc tiếp cận thông tin, phát thanh truyền hình…

Ngoài ra, Hoa Kỳ hay một số nước phát triển khác còn đưa vào trong các FTA của mình các vấn đề như mua sắm chính phủ, cạnh tranh, môi trường và lao động. Đây là những FTA có phạm vi và mức độ cam kết tự do hóa rất sâu rộng và đòi hỏi mở cửa rất lớn thị trường nên các nước đang phát triển muốn tham gia các FTA này thường gặp khá nhiều khó khăn, bất lợi và thường phải chịu thiệt thòi.

Vai trò của FTA

1.4.1 Tác động của FTA đối với các bên tham gia

1.4.1.1 Tác đ ng tích cực a Các tác đ ng về kinh tế

- Hiệu ứng tạo thêm thương mại:

Nhờ vào việc cam kết dỡ bỏ các rào cản thương mại, doanh nghiệp các nước thành viên được phép tự do trao đổi mua bán hàng hóa, không bị đánh thuế, không bị áp hạn ngạch hoặc phải thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu phức tạp khác Kim ngạch thương mại từ đó cũng tăng lên kéo theo sự tăng trưởng về thu nhập và GDP của các nước tham gia Hiệp định thương mại tự do FTA tạo ra một thị trường rộng lớn hơn với những cơ hội kinh doanh, thúc đẩy gia tăng sản xuất và mua bán trao đổi giữa các nền kinh tế thành viên.

- Hiệu ứng thúc đẩy cạnh tranh:

Với việc xóa bỏ các rào cản thương mại, một thị trường rộng lớn hơn được mở ra đồng thời các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn từ cả trong và ngoài nước Thị trường rộng lớn hơn một mặt thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng quy mô, mặt khác làm tăng số lượng doanh nghiệp tham gia thị trường Ngoài ra, về nguyên tắc, khi một FTA hình thành, sẽ hợp nhất nhiều thị trường lại với nhau dẫn đến làm giảm mức độ độc quyền do có nhiều doanh nghiệp từ các nước thành viên khác nhau phải cạnh tranh với nhau Sự gia tăng cạnh tranh trong nền kinh tế có thể là mối đe dọa đối với những doanh nghiệp trong nước làm ăn kém hiệu quả nhưng đối với cả nền kinh tế lại là một hiệu ứng tích cực, đặc biệt đối với những quốc gia đang hướng tới một nền kinh tế thị trường phát triển.

Lợi ích từ sự gia tăng cạnh tranh mang đến cho nền kinh tế có thể là: Thứ nhất, cạnh tranh buộc các doanh nghiệp cắt giảm chi phí và tăng doanh thu, điều này làm giảm các méo mó trên thị trường và có lợi cho người tiêu dùng Thứ hai, quy mô thị trường lớn hơn cho phép doanh nghiệp khai thác hiệu quả kinh tế từ quy mô tốt hơn Thứ ba, cạnh tranh khiến các hãng phải đa dạng hóa sản phẩm, nghĩa là người tiêu dùng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn sau khi FTA hình thành Thứ tư, môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn buộc các hãng phải loại bỏ bớt những hoạt động kém hiệu quả trong nội tại của mình và gia tăng năng suất đồng thời người lao động cũng phải nâng cao hiệu suất công việc để thích nghi với điều kiện làm việc cạnh tranh hơn, dễ bị mất việc làm hơn Cuối cùng, hiệu ứng cạnh tranh còn buộc các nước thành viên phải cải cách hệ thống pháp luật liên quan nhằm đạt được một khung pháp lý hoàn thiện và hợp lý, phù hợp với tiến trình tự do hóa.

- Hiệu ứng thúc đẩy đầu tư:

Hiệu ứng thúc đẩy đầu tư do FTA tạo ra thể hiện ở việc tạo ra những tác động tích cực đối với môi trường đầu tư và hành vi của nhà đầu tư Một FTA khi hình thành có thể thúc đẩy cả dòng đầu tư nội địa và đầu tư nước ngoài, dòng đầu tư giữa các thành viên FTA cũng như với bên ngoài FTA đó.

Thứ nhất, FTA thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư về mặt chất thông qua việc nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh và giảm thiểu các méo mó của môi trường đầu tư.

Thứ ba, dòng FDI lưu chuyển giữa các thành viên FTA còn nhắm vào mục tiêu tận dụng lợi thế về chi phí các nhân tố đầu vào sản xuất, chẳng hạn như chi phí lao động rẻ từ một nước thành viên khác trong FTA.

Cuối cùng, dòng FDI từ bên ngoài vào một khu vực thương mại tự do, đặc biệt là các liên minh thuế quan có một mức thuế quan đối ngoại chung, thường tận dụng điều kiện tiếp cận thị trường mới để vượt qua các hàng rào thuế quan không đồng nhất giữa các thành viên FTA đó.

- Hiệu ứng học hỏi, chuyển giao tri thức, công nghệ và thông tin:

FTA còn tạo ra cơ hội cho các nước thành viên chia sẻ và chuyển giao công nghệ cho nhau thuận lợi hơn, đặc biệt là giữa các thành viên có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế Ngoài ra, thông qua việc trở thành đối tác với nước phát triển hơn, một quốc gia có thể học hỏi từ chính sách, kinh nghiệm quản lý, thông lệ tốt trong quá trình phát triển của nước đi trước, từ đó xây dựng và hoàn thiện thể chế chính sách và phát triển của mình Hơn nữa, thông qua các FTA bản thân mỗi doanh nghiệp cũng học hỏi được từ nhau và từ chính quá trình liên kết kinh tế sâu rộng này Cụ thể, bằng việc quan sát đối thủ cạnh tranh, hợp tác với các nhà cung ứng và giao tiếp với khách hàng, các hãng có thể vận dụng những bài học thực tiễn trong quan hệ thương mại và đầu tư để nâng cao hiệu quả, năng suất và lợi nhuận. b Các tác đ ng phi kinh tế

- Hiệu ứng hòa bình và an ninh:

Nhiều ý kiến cho rằng các sáng kiến hình thành FTA ngày nay không đơn thuần xuất phát từ những mục tiêu kinh tế, mà còn từ những động cơ, kỳ vọng về chính trị và an ninh Khi hai đối tác có quan hệ kinh tế, thương mại gần gũi hơn có thể làm gia tăng lòng tin giữa các bên từ đó làm giảm những bất trắc trong quan hệ đối ngoại, xác suất xung đột sẽ giảm tương ứng đồng thời củng cố quan hệ chính trị. Hơn nữa, việc hình thành FTA còn tạo ra cơ chế hợp tác và phối hợp về chính sách giữa các nhà nước, nhờ đó củng cố sự ổn định và an ninh của một nhóm nước hay một khu vực, thậm chí toàn cầu.

- Hiệu ứng cam kết cải cách:

Hiệu ứng này là việc hình thành FTA cho phép các quốc gia thành viên có thể duy trì sự nhất quán trong chính sách của mình cho dù các thế hệ lãnh đạo hay nhiệm kỳ Chính phủ có thể thay đổi theo thời gian Nếu không có các cam kết quốc tế trong FTA, chính quyền mới của một quốc gia rất có thể đảo ngược chính sách kinh tế đối ngoại của chính quyền tiền nhiệm, hoặc không đủ cơ sở pháp lý để duy trì quá trình cải cách chính sách trong nước của chính quyền tiền nhiệm Trong khi đó, những thay đổi chính sách bất ngờ và không tiên liệu được khiến các nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư nước ngoài, rụt rè hơn trong đầu tư thậm chí không rót vốn trong nhiệm kỳ chính quyền đó.

Do vậy, việc hình thành các FTA sẽ cho phép một nước thành viên có các cam kết quốc tế lâu dài và nhất quán hơn, do đó làm tăng mức độ tín nhiệm của môi trường kinh doanh quốc gia trong mắt giới đầu tư Có thể lấy ra đây ví dụ vềMexico, một trong những mục đích chính của quốc gia này khi tham gia NAFTA chính là làm tăng niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài đối với các cải cách trong nước.

- Hiệu ứng bảo hiểm chủ quyền:

Hiệu ứng này cũng là một trong những lí do chính khiến các nước nhỏ và yếu hơn tìm kiếm tư cách đối tác trong các FTA với các cường quốc hay các nền kinh tế có ảnh hưởng Những nền kinh tế nhỏ dựa vào xuất khẩu phải tìm cách đảm bảo điều kiện tiếp cận thị trường xuất khẩu chiến lược của mình, do đó thường tìm cách có được các cam kết pháp lý cao nhất từ các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản Việc hình thành FTA với các đối tác thương mại lớn chính là xây dựng cho mình một cơ chế bảo hiểm trước nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại với các nền kinh tế lớn ấy Đó là chưa kể việc có được những cam kết pháp lý về tiếp cận thị trường của các đối tác đó Như vậy hiệu ứng bảo hiểm chủ quyền sẽ lớn đối với các FTA Bắc-Nam (FTA giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển) và ở mức độ thấp hơn đối với các FTA Nam-Nam (FTA giữa các nước đang phát triển với nhau).

- Hiệu ứng gia tăng vị thế mặc cả:

Các FTA giúp các nước thành viên nâng cao vị thế chính trị của mình trên trường quốc tế Hiệu ứng này lớn hơn đối với các nước tham gia FTA đa phương hay các hiệp định thương mại tự do khu vực (RTA) Các quốc gia riêng lẻ có thể sẽ không có tiếng nói về chính trị trên trường quốc tế nhưng nhiều quốc gia cùng hợp tác lại thì sẽ tạo nên một tập thể lớn mạnh, có uy thế và ảnh hưởng lớn hơn đối với quốc tế Nhờ đó, các thành viên nhỏ có thể có được vị thế mặc cả lớn hơn thay vì các cá thể đơn lẻ, đồng thời các nước thành viên thông qua chia sẻ và hợp tác sẽ có được chính sách, cơ chế phối hợp hiệu quả, thống nhất hơn trước các đối tác lớn Ví dụ rất rõ ràng cho hiệu ứng này là trường hợp ASEAN/AFTA.

- Hiệu ứng chệch hướng thương mại

Hiệu ứng này xuất hiện khi nhà cung ứng không phải là thành viên của FTA có mức giá thấp hơn lại bị nước thành viên FTA thay thế bằng một nhà cung ứng trong FTA mặc dù có chi phí cao hơn Như vậy nhà cung ứng kém hiệu quả hơn(thành viên FTA) lại thay thế nhà cung ứng hiệu quả hơn (không phải thành viên

FTA) vì được hưởng các ưu đãi thuế quan do việc tham gia FTA mang lại Do đó, hiệu ứng này làm chệch dòng thương mại của một thành viên FTA từ nhà cung ứng hiệu quả sang nhà cung ứng kém hiệu quả hơn và thành viên đó phải chịu thêm một khoản chi phí do phải trả giá nhập khẩu cao hơn Hệ quả này còn làm nhà cung ứng ngoài FTA mất thị phần xuất khẩu và có thể buộc họ phải giảm giá xuất khẩu Hiện tượng này đặc biệt hay xuất hiện ở các FTA giữa các nước đang phát triển.

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO EVFTA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI VỚI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - EU

Tổng quan thị trường EU và lịch sử mối quan hệ Việt Nam – EU

2.1.1 Tổng quan thị trường EU

Liên minh Châu Âu (EU) là một đối tác kinh tế và chính trị độc đáo gồm 27 nước Châu Âu và chiếm phần lớn diện tích của lục địa.

Liên minh châu Âu được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày 1 tháng

11 năm 1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC) Với hơn 500 triệu dân, Liên minh châu Âu chiếm khoảng 5,8% dân số thế giới, tạo ra 21% (18,3 nghìn tỷ đô la Mỹ năm 2019) GDP danh nghĩa và khoảng 16% (19,7 nghìn tỷ đô la Mỹ năm 2019) GDP sức mua tương đương của thế giới (theo số liệu IMF) Tuy nhiên kể từ 31/01/2020, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland đã trở thành quốc gia thành viên đầu tiên rời khỏi EU Sau cuộc trưng cầu dân ý năm 2016, Vương quốc Anh đã biểu thị ý định rời đi và đàm phán một thỏa thuận rút lui Vương quốc Anh đang trong giai đoạn chuyển tiếp cho đến ít nhất ngày 31/12/2020, trong thời gian đó, Anh vẫn tuân theo luật pháp EU và một phần của thị trường đơn nhất và liên minh hải quan EU.

Liên minh châu Âu đã phát triển thị trường chung thông qua hệ thống luật pháp tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các nước thành viên nhằm đảm bảo sự lưu thông tự do của con người, hàng hóa, dịch vụ và vốn EU duy trì các chính sách chung về thương mại, nông nghiệp, ngư nghiệp và phát triển địa phương 19 nước thành viên đã chấp nhận đồng tiền chung (đồng Euro), tạo nên khu vực đồng Euro Liên minh châu Âu đã phát triển vai trò nhất định trong chính sách đối ngoại, có đại diện trong

Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, G7, G20 và Liên Hiệp Quốc Liên minh châu Âu đã thông qua việc bãi bỏ kiểm tra hộ chiếu bằng Hiệp ước Schengen giữa các quốc gia thành viên và một số quốc gia không phải là thành viên Liên minh châu Âu.

Là tổ chức quốc tế, Liên minh châu Âu hoạt động thông qua hệ thống chính trị siêu quốc gia và liên chính phủ hỗn hợp Những thể chế chính trị quan trọng củaLiên minh châu Âu bao gồm Ủy ban châu Âu, Nghị viện châu Âu, Hội đồng Liên minh châu Âu (Hội đồng Bộ trưởng), Hội đồng châu Âu, Tòa án Công lý Liên minh châu Âu và Ngân hàng Trung ương châu Âu.

EU có quan hệ ngoại giao với gần như tất cả các nước trên thế giới Liên minh có quan hệ đối tác chiến lược với các đối tác quốc tế chủ chốt, có cam kết sâu sắc với các cường quốc đang nổi lên trên toàn cầu, và đã ký các Hiệp định Liên kết song phương với một số quốc gia lân cận Ở nước ngoài, Liên minh được đại diện bởi các Phái đoàn EU có chức năng tương tự như của một Đại Sứ quán Cơ quan Đối Ngoại Châu Âu (EEAS) trợ giúp Đại diện Cấp Cao của Liên minh Châu Âu về Đối Ngoại và Chính sách An ninh, người chủ tọa Hội đồng Đối Ngoại của Bộ trưởng Ngoại giao Các Nước Thành viên và thực hiện chính sách ngoại giao và an ninh chung, đảm bảo tính nhất quán và sự phối hợp trong hoạt động đối ngoại của EU.

2.1.2 Lịch sử mối quan hệ Việt Nam – EU

2.1.2.1 Quá trình phát triển hợp tác

Việt Nam và Cộng đồng châu Âu EC (tiền thân của EU) chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 22 tháng 10 năm 1990.

Năm 1992: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu ký Hiệp định dệt may.

Ngày 17/7/1995: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu ký Hiệp định Khung Hợp tác Việt Nam - EC.

Hiệp định cụ thể hóa 4 mục tiêu: i) đảm bảo các điều kiện và thúc đẩy sự phát triển của thương mại – đầu tư song phương, ii) hỗ trợ sự phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam, iii) tăng cường hợp tác kinh tế, trong đó có bao gồm việc hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam nhằm hướng tới nền kinh tế thị trường, và iv) hỗ trợ Việt Nam trong công tác bảo vệ môi trường và quản trị bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Năm 1996: Ủy ban châu Âu thành lập Phái đoàn Đại diện thường trực tại Việt

Năm 1997: Việt Nam tham gia Hiệp định hợp tác ASEAN – EU.

Năm 2003: Việt Nam và EU chính thức tiến hành đối thoại nhân quyền.

Năm 2004: Hội nghị Cấp cao Việt Nam - EU lần thứ I tại Hà Nội.

Thực trạng quan hệ thương ại Việt Nam – EU

Năm 2007: Tuyên bố chính thức khởi động đàm phán Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện Việt Nam - EU (PCA).

Năm 2008: Đàm phán Hiệp định PCA Việt Nam - EU

Năm 2010: Ký tắt Hiệp định PCA Việt Nam - EU.

Ngày 27 tháng 6 năm 2012, Hiệp Định Đối Tác và Hợp Tác Toàn Diện EU- Việt Nam (PCA), được ký kết, thể hiện cam kết của Liên minh châu Âu trong việc tiến tới mối quan hệ hiện đại, trên diện rộng và cùng có lợi với Việt Nam Hiệp định PCA mở rộng hơn nữa phạm vi hợp tác EU-Việt Nam trên các lĩnh vực như thương mại, môi trường, năng lượng, khoa học và kỹ thuật, quản trị công hiệu quả, cũng như du lịch, văn hóa, di cư và cuộc chiến chống tham nhũng và tội phạm có tổ chức. Năm 2012: Tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu – Việt Nam (EVFTA)

Giai đoạn 2012-2015: Đàm phán Hiệp định EVFTA

Năm 2019: Việt Nam và EU chính thức ký kết Hiệp định thương mại tự do EVFTA và Hiệp định Bảo hộ đầu tư EVIPA.

Có thể nói bước ngoặt quan trọng nhất trong sự phát triển quan hệ Việt Nam –

EU là việc hai bên kí kết“Hiệp định hợp tác giữa Cộng đồng Châu Âu và CHXHCN Việt Nam” Đây là Hiệp định khung điều chỉnh toàn diện quan hệ hợp tác Việt Nam – EU trên nhiều lĩnh vực Về thương mại, hai bên dành cho nhau quy chế đối xử tối huệ quốc và EU cho phép Việt Nam hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập Quan hệ đầu tư được thúc đẩy theo hướng tạo ra môi trường thuận lợi để tăng cường đầu tư giữa hai bên Về hợp tác kinh tế, phía EU tạo điều kiện giúp đỡ Việt Nam trong việc chuyển đổi kinh tế thị trường, xóa đói giảm nghèo và hội nhập kinh tế quốc tế. Hiệp định khung cũng như các hiệp định khác được kí kết tạo ra những cơ sở pháp lý hết sức quan trọng cho việc triển khai chiến lược hợp tác lâu dài giữa hai bên.

2.2 Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – EU

2.2.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu

Liên minh châu Âu - EU (bao gồm cả nước Anh) là khu vực chiếm tỷ trọng lớn trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và châu Âu, chiếm gần 90% kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với châu Âu Không chỉ là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam, EU còn là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Hoa Kỳ và trên Trung Quốc, các nước ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Bảng 2.1: Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - EU trong giai đoạn 2007 – 2019 (Số liệu bao gồm cả Vương quốc

Xuất khẩu Nhập khẩu Thương mại hai chiều

Nguồn: Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống kê

Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và EU tăng trưởng không ngừng qua các năm Trải qua cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu năm 2008, kim ngạch thương mại giữa hai bên phục hồi mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2010-2018 đạt từ 15-20%/năm Đặc biệt trong năm 2011, tổng giá trị thương mại tăng 36,9%, trong đó riêng xuất khẩu tăng 45,2% Xuất khẩu từ Việt Nam sang

EU luôn cao hơn nhập khẩu, cả về kim ngạch lẫn tốc độ tăng trưởng Do đó trong

6% 12% Đức Hà Lan Vương quốc Anh Pháp I-ta-li-a Áo Tây Ban Nha Bỉ Các quốc gia còn lại

9% 10% quan hệ thương mại với EU, Việt Nam luôn ở vị thế xuất siêu Tuy nhiên bước sang năm 2019, mặc dù tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn tăng nhưng xuất khẩu có sự sụt giảm nhẹ do nhiều nguyên nhân khác nhau như: tác động mạnh từ giá cả thế giới do nguồn cung tăng cao, hàng rào kĩ thuật với các quy định nghiêm ngặt của EU,…

Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng giữa các nước EU trong trao đổi thương mại với Việt

Nguồn: Tổng cục hải quan

Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam tại khu vực EU với kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD bao gồm: Hà Lan, Đức, Vương quốc Anh (trước khi Brexit), Pháp, Italia, Áo, Tây Ban Nha, Bỉ Nhóm các nước này chiếm 84% tỷ trọng xuất khẩu sang EU.

Các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam tại khu vực EU với kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD bao gồm: Đức, Ireland, Italia, Pháp, chiếm gần 70% tỷ trọng nhập khẩu từ EU.

2.2.2 Cơ cấu xuất khẩu và các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU Điện thoại các loại và linh kiện Máy vi tính và linh kiện

Máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác Hải sản

Túi xách, ví, vaili, mũ & ô dù Hạt điều

Gỗ và sản phẩm gỗ Sản phẩm khác

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu sang EU năm 2019

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU bao gồm: Điện thoại các loại, máy vi tính và linh kiện, giày dép, dệt may, máy móc thiết bị, hải sản, cà phê, gỗ, túi xách, ví vali,… Trong đó, nhóm mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện chiếm gần 1/3 giá trị xuất khẩu sang thị trường EU.

2.2.3 Cơ cấu nhập khẩu và các mặt hàng nhập khẩu chính từ EU vào Việt Nam

Các mặt hàng nhập khẩu chính từ EU vê Việt Nam bao gồm: máy móc thiết bị,dược phẩm, hóa chất và sản phẩm hóa chất, chất dẻo, … Trong đó, chiếm tỷ trọng cao nhất là nhóm mặt hàng nháy móc thiết bị, trung bình khoảng 25-30% giá trị nhập khẩu từ EU trong những năm gần đây.

2.3 Quá trình hình thành và nội dung chính của EVFTA

Bối cảnh hình thành và những mốc thời gian chính

Trong bức tranh tổng thể ở cả ba cấp độ quốc tế, khu vực và quốc gia, EVFTA cùng với EVIPA được khởi động và kết thúc đàm phán trong bối cảnh sau:

Thứ nhất, thế giới đang trong quá trình quá độ chuyển sang một trật tự mới, đa cực hóa, quyền lực phân tán không chỉ từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam mà còn từ nhà nước sang các chủ thể phi nhà nước Trong thế giới đang chuyển đổi, hầu hết các quốc gia đều tìm kiếm vị trí tối ưu cho mình, tránh bị lệ thuộc quá mức vào một hay số ít các đối tác Toàn cầu hóa vẫn tiếp diễn song tâm lý và hành động phản toàn cầu hóa đang diễn biến đáng ngại, thể hiện qua chủ nghĩa dân túy hay xu thế bảo hộ.

Thứ hai, ở cấp độ khu vực, với tư cách là một trong những khu vực hội nhập sâu rộng nhất và có nhiều mặt nhất thể hóa, nhưng EU không phải không có những vấn đề, như việc nước Anh rời EU (Brexit), vấn đề nhập cư, tăng trưởng kinh tế chậm lại, đòi hỏi EU phải tiếp tục củng cố nội khối, đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác thực chất với bên ngoài Trong khi đó, khu vực Đông Nam Á và rộng hơn là Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương phát triển năng động, trở thành trung tâm liên kết kinh tế và động lực tăng trưởng của thế giới Các nước đều điều chỉnh chiến lược ưu tiên khu vực như Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương với các phiên bản khác nhau của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia Trung Quốc thúc đẩy Sáng kiến “Vành đai, Con đường”, trong đó lấy khu vực trên làm địa bàn trọng tâm. Thứ ba, ở cấp độ quốc gia, nhiều nước thành viên EU thấy rõ lợi ích của tự do hóa thương mại và thuận lợi hóa đầu tư, cũng như tiềm năng lớn của Việt Nam. Trong những năm qua, Việt Nam là một trong những quốc gia tích cực nhất trong việc thúc đẩy các FTA thế hệ mới Thế và lực của Việt Nam ngày càng tăng lên. PwC - một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới (có trụ sở tại Anh) - dự báo Việt Nam sẽ nằm trong số 30 nền kinh tế lớn nhất thế giới sau năm 2030 Viện Lowy - Trung tâm nghiên cứu chính sách đối ngoại độc lập của Australia, nằm trong danh sách 30 trung tâm hàng đầu thế giới - hai năm liên tiếp (2018 và 2019) xếp Việt Nam trong nhóm các nước tầm trung mới nổi.

Bên cạnh đó, quan hệ song phương Việt Nam - EU ngày càng phát triển tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế - thương mại EU hiện đang là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch hai chiều năm 2019 đạt56,45 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 41,55 tỷ USD, nhập khẩu từ EU đạt 14,90 tỷUSD Các cấp độ phân tích trên cho thấy, việc thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế - thương mại có nhiều nhân tố thuận có thể giúp hai bên đáp ứng tốt lợi ích của nhau.EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU, trong đó cũng đã lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai bên Nếu được đưa vào thực thi, EVFTA sẽ là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản cũng như những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh Những cam kết dành đối xử công bằng, bình đẳng, bảo hộ an toàn và đầy đủ cho các khoản đầu tư và nhà đầu tư của nhau trong Hiệp định IPA cũng sẽ góp phần tích cực vào việc xây dựng môi trường pháp lý và đầu tư minh bạch, từ đóViệt Nam sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư hơn đến từ EU và các nước khác.

Về mặt chiến lược, việc đàm phán và thực thi các Hiệp định này cũng gửi đi một thông điệp tích cực về quyết tâm của Việt Nam trong việc thúc đẩy sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới trong bối cảnh tình hình kinh tế địa chính trị đang có nhiều diễn biến phức tạp và khó đoán định.

Những mốc thời gian chính

Tháng 10 năm 2010: Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch EU đã đồng ý khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA.

Tháng 6 năm 2012: Bộ trưởng Công Thương Việt Nam và Cao ủy Thương mại EU đã chính thức tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA.

Tháng 12 năm 2015: Sau 14 vòng đàm phán, Hai bên đã tuyên bố kết thúc đàm phán và bắt đầu rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định.

Tháng 6 năm 2017: Hoàn thành rà soát pháp lý ở cấp kỹ thuật.

Tháng 9 năm 2017: EU chính thức đề nghị Việt Nam tách riêng nội dung bảo hộ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu tư (ISDS) ra khỏi Hiệp định EVFTA thành một hiệp định riêng do phát sinh một số vấn đề mới liên quan đến thẩm quyền phê chuẩn các hiệp định thương mại tự do của EU hay từng nước thành viên Theo đề xuất này, EVFTA sẽ được tách thành hai hiệp định riêng biệt, bao gồm:

- Hiệp định Thương mại tự do bao gồm toàn bộ nội dung EVFTA hiện nay nhưng phần đầu tư sẽ chỉ bao gồm tự do hóa đầu tư trực tiếp nước ngoài Với Hiệp định này, EU có quyền phê chuẩn và đưa vào thực thi tạm thời.

- Hiệp định Bảo hộ đầu tư (Hiệp định IPA) bao gồm nội dung bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư Hiệp định IPA này phải được sự phê chuẩn của cả Nghị viện Châu Âu và của Nghị viện các nước thành viên thì mới có thể thực thi. Tháng 6 năm 2018: Việt Nam và EU đã chính thức thống nhất việc tách riêng EVFTA thành hai hiệp định gồm Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA); chính thức kết thúc toàn bộ quá trình rà soát pháp lý Hiệp định EVFTA; và thống nhất toàn bộ các nội dung của Hiệp định IPA.

Tháng 8 năm 2018: Hoàn tất rà soát pháp lý Hiệp định IPA.

Ngày 17 tháng 10 năm 2018: Ủy ban châu Âu đã chính thức thông qua EVFTA và IPA.

Ngày 25 tháng 6 năm 2019: Hội đồng châu Âu đã phê duyệt cho phép ký Hiệp định.

IPA Ngày 30 tháng 6 năm 2019: Việt Nam và EU chính thức ký kết EVFTA và

Ngày 21 tháng 1 năm 2020: Ủy ban Thương mại Quốc tế Liên minh châu Âu thông qua khuyến nghị phê chuẩn EVFTA.

Ngày 12/2/2020: Nghị viện châu Âu chính thức thông qua EVFTA và EVIPA.Trong tiến trình phê chuẩn 2 Hiệp định này, về thủ tục nội bộ của EU, sau khi đượcNghị viện châu Âu phê chuẩn, Hiệp định EVFTA cần được Hội đồng châu Âu phê duyệt để có hiệu lực Về phía Việt Nam, sau khi được Quốc hội Việt Nam thông qua, EVFTA sẽ ngay lập tức có hiệu lực Còn Hiệp định EVIPA phải được sự phê chuẩn của cả Nghị viện châu Âu và Nghị viện của tất cả 27 nước thành viên EU(sau khi Vương quốc Anh hoàn tất Brexit) mới có hiệu lực.

Kỳ vọng của Việt Nam và EU khi ký kết EVFTA

EU - một thị trường rộng lớn với 27 quốc gia thành viên là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam Cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa có một FTA nào với các quốc gia trong khu vực này Trên thực tế, EU cũng đã từng khởi động đàm phán FTA với ASEAN từ năm 2007 Tuy nhiên, vì nhiều lí do khác nhau, đàm phán đã bị dừng lại vào năm 2009 Đây cũng có thể là một lí do khiến EU bắt đầu tìm kiếm các FTA song phương với các nước riêng lẻ trong ASEAN EU đã ký kết FTA với Singapore (có hiệu lực từ 21/11/2019), đã ký kết và chuẩn bị phê chuẩn FTA với Việt Nam, đang đàm phán với Thái Lan, Malaysia, Philippines và Indonesia Với tham vọng đàm phán một hiệp định toàn diện bao gồm không chỉ các cam kết về mở cửa thị trường mà cả các vấn đề đầu tư, môi trường, cạnh tranh, phát triển bền vững… FTA VN-EU khi được thông qua sẽ có tác động rất lớn đến từng ngành và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam.

Về phía Việt Nam, Hiệp định EVFTA là một trong những Hiệp định Thương mại tự do lớn nhất Việt Nam từng tham gia, được kỳ vọng sẽ làm thay đổi thể chế chính sách và phát triển nền kinh tế Việt Nam lên một tầm cao mới khi chính thức được thực thi.

Các chuyên gia nhận định rằng EVFTA cùng với EVIPA được ký kết sẽ hứa hẹn nhiều điểm tích cực Một là, Hiệp định được ký kết chắc chắn sẽ tạo cho nền kinh tế Việt Nam không gian về mặt thị trường rộng lớn hơn, chất lượng cao hơn. Đó là thị trường EU EVFTA không chỉ tạo điều kiện để nâng cao kim ngạch hai chiều mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, giúp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị mới, chuỗi giá trị toàn cầu ở mức cao nhất Trong đó, tăng về xuất khẩu của Việt Nam sẽ nhanh hơn tăng về nhập khẩu Hai là khi Hiệp định được thực thi là Việt Nam sẽ tranh thủ được nguồn vốn, khoa học kỹ thuật cao của thị trường

EU Đối với thế giới đang ngày càng hội nhập và thúc đẩy tự do hóa thương mại, chúng ta tham gia được vào các chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng cao hơn sẽ tạo được chất lượng cao hơn cho nền kinh tế.

Vừa tăng cường hội nhập, vừa tranh thủ được thị trường phát triển kinh tế sẽ tạo đà cho cải cách và đổi mới ở Việt Nam tăng lên Tất cả những điều này sẽ làm cho vị thế và sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam được nhân lên nhiều lần. Đối với EU, Hiệp định EVFTA mang tính bước ngoặt đối với chính sách thương mại của khối này, bởi lần đầu tiên khối thực hiện những hiệp định thương mại toàn diện với một quốc gia đang phát triển Đây sẽ là bước đệm hướng tới sự hội nhập kinh tế sâu hơn giữa EU và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), mở ra cơ hội xây dựng một hiệp thương mại giữa hai khối này – sáng kiến vốn bị đã bị đình trệ từ năm 2009 Các hiệp định cũng sẽ giúp doanh nghiệp châu Âu củng cố sự hiện diện tại một trong những khu vực phát triển nhanh nhất thế giới và đạt được sự cân bằng với các đối thủ từ những quốc gia đã có hiệp định với Việt Nam.

EVFTA hứa hẹn sẽ mở cửa thị trường mua sắm công tại Việt Nam cho tất cả các doanh nghiệp EU Bên cạnh đó, hiệp định cũng tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn đối với thị trường bưu chính, ngân hàng và bảo hiểm, cũng như những dịch vụ liên quan đến vận tải biển Ba Lan - quốc gia có cộng đồng người Việt khá đông đảo, được kỳ vọng sẽ là cầu nối thương mại quan trọng giữa hai bên.

Hiệp định cũng là bước tiến quan trọng của EU trong việc mở cửa thị trường,chống lại ảnh hưởng ngày càng gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ thương mại, đặc biệt là từ chính quyền Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump Việc hiệp định được thông qua cũng sẽ chỉ ra những cách thức hữu ích, giúp EU sớm làm được điều tương tự với một hiệp định thương mại lớn hơn giữa châu Âu và Cộng đồng thị trường Nam

Mỹ Mercosur, hiện đang phải đối mặt với nhiều trở ngại.

Nội dung chính của EVFTA

EVFTA là một FTA thế hệ mới toàn diện, với phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao Hiệp định gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ Các lĩnh vực cam kết chính trong EVFTA bao gồm:

- Thương mại hàng hóa, bao gồm:

+ các quy định chung (gọi là cam kết lời văn);

+ các biểu cam kết thuế quan cụ thể (gọi là cam kết mở cửa thị trường)

- Quy tắc xuất xứ, bao gồm:

+ các nguyên tắc xác định xuất xứ chung

+ các quy tắc xuất xứ riêng cho những loại hàng hóa nhất định

- Hải quan và thuận lợi hóa thương mại

- Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS)

- Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT)

- Phòng vệ thương mại (TR)

- Thương mại dịch vụ (lời văn về quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), bao gồm:

+ Các quy định chung (gọi là cam kết lời văn);

+ Các biểu cam kết mở cửa dịch vụ cụ thể (gọi là cam kết mở cửa thị trường)

+ Các nguyên tắc chung về đối xử với nhà đầu tư

+ Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư nước ngoài

- Mua sắm của Chính phủ

- Thương mại và Phát triển bền vững (bao gồm cả môi trường, lao động),

- Các vấn đề pháp lý – thể chế

- Hợp tác và xây dựng năng lực

Liên quan đến từng nội dung cụ thể, Hiệp định quy định các vấn đề như sau:

2.3.3.1 Thương mại hàng hóa: a Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của EU

EU cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi EVFTA có hiệu lực đối với hàng hóa của Việt Nam thuộc 85,6% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU Trong vòng 7 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ 99,2% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU Đối với 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại (bao gồm: 1 số sản phẩm gạo, ngô ngọt, tỏi, nấm, đường, và các sản phẩm chứa hàm lượng đường cao, tinh bột sắn, cá ngừ đóng hộp), EU cam kết mở cửa cho Việt Nam theo hạn ngạch thuế quan (TRQs) với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.

Bảng 2.2: Tổng hợp cam kết mở cửa của EU đối với một số nhóm hàng hóa quan trọng của Việt Nam Cam kết Cam kết thuế quan của EU dành cho Việt Nam

Nhóm hàng Nông – thủy sản Thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên)

Xóa bỏ ngay khoảng 50% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

50% số dòng thuế còn lại được xóa bỏ theo lộ trình từ 3 đến 7 năm.

Riêng với cá ngừ đóng hộp và cá viên áp dụng hạn ngạch thuế quan lần lượt là 11.500 tấn và 500 tấn.

Gạo Áp dụng cơ chế hạn ngạch thuế quan, lượng nhập khẩu trong hạn ngạch được hưởng mức thuế 0%.

Tổng hạn ngạch là 80.000 tấn, cụ thể:

- Gạo chưa xay xát: lượng hạn ngạch là 20.000 tấn

- Gạo xay xát: lượng hạn ngạch là 30.000 tấn

- Gạo thơm: lượng hạn ngạch là 30.000 tấnXóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu đối với gạo tấm sau 5 năm, và các sản phẩm từ gạo sau 3-5 năm

Cà phê Xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Đường Áp dụng hạn ngạch thuế quan với mức là 10.000 tấn đường trắng và 10.000 tấn sản phẩm chứa trên 80% đường.

Mật ong tự nhiên Xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

Sản phẩm rau củ quả tươi và chế biến, nước hoa quả, hoa tươi

Xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

Các hàng nông sản khác

Một số sản phẩm được áp dụng cam kết về hạn ngạch thuế quan của EU dành cho Việt Nam:

- Trứng gia cầm đã qua chế biến: 500 tấn

- Một số sản phẩm hóa chất (manitol, sorbitol, dextrins,…): 2.000 tấn

Nhóm hàng công nghiệp Dệt may 42,5% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

Số còn lại sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình từ 3 đến 7 năm.

Giày dép 37% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi

Hiệp định có hiệu lực.

Số còn lại sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình từ 3 đến 7 năm.

Gỗ và sản phẩm gỗ

Khoảng 83% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực

Khoảng 17% còn lại (gồm ván dăm, ván sợi và gỗ dán…) sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình từ 3 đến 5 năm.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

74% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

Các sản phẩm còn lại sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình từ 3 đến 5 năm.

Một số sản phẩm khác

Một số mặt hàng sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực ví dụ như sản phẩm nhữa, điện thoại các loại và linh kiện, túi xách, ví, vali, mũ, ô dù…

Nguồn: B Công Thương b Cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam

Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan ngay sau khi EVFTA có hiệu lực cho hàng hóa của EU thuộc 48,5% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 64,5% kim ngạch xuất khẩu của EU sang Việt Nam.

Trong vòng 7 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam cam kết xóa bỏ 91,8% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 97,1% kim ngạch xuât khẩu của

Trong vòng 10 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ khoảng 98,3% số dòng thuế trong biểu thuế, chiếm 99,8% kim ngạch xuất khẩu của EU sang Việt Nam. Đối với khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của EU, Việt Nam cam kết dành hạn ngạch thuế quan như cam kết WTO, hoặc áp dụng lộ trình xóa bỏ đặc biệt (như thuốc lá, xăng dầu, bia, linh kiện ô tô, xe máy)

Bảng 2.3: Tổng hợp cam kết mở cửa của Việt Nam đối với một số nhóm hàng quan trọng của EU Cam kết Cam kết thuế quan của Việt Nam dành cho EU

- 61% dòng thuế sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay Hiệp định có hiệu lực.

- Thuế nhập khẩu của số còn lại sẽ được đưa về 0% sau lộ trình tối đa 10 năm. Ô tô nguyên chiếc và linh kiện, phụ tùng ô tô, xe máy

- Ô tô phân phối lớn (trên 2500 cm3 với xe chạy dầu diesel, trên

3000 cm3 đối với xe chạy xăng) sẽ có thuế nhập khẩu về 0% sau 9 năm.

- Các loại ô tô khác được áp dụng lộ trình cam kết giảm thuế trong vòng 10 năm.

- Các loại phụ tùng ô tô sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau 7 năm.

Xe máy thường và xe máy trên 150 cm3 sẽ có thuế nhập khẩu 0% sau lần lượt là 10 năm và 7 năm. Đồ uống có cồn

- Rượu vang và rượu mạnh sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau 7 năm

- Lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu với bia là 10 năm

- Thuế nhập khẩu thịt lợn động lạnh sẽ về 0% sau 7 năm; thuế nhập khẩu các loại thịt lợn khác sẽ về 0% sau 9 năm

- Thịt gà sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau 10 năm

- Thịt bò sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau 3 năm

Dƣợc phẩm - Khoảng 71% các sản phẩm dược từ EU sẽ có thuế nhập khẩu

0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

- Phần còn lại sẽ được xóa bỏ thuế quan theo lộ trình từ 5 đến 7 năm.

Hóa chất và sản phẩm hóa chất

Khoảng 70% nhóm sản phẩm này sẽ được xóa bỏ thuế ngày khi Hiệp định có Hiệu lực.

Phần còn lại sẽ có thuế suất 0% sau lộ trình tối đa là 7 năm.

Nguyên phụ liệu dệt may, da giày

Khoảng 80% nhóm hàng này sẽ được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

Phần còn lại sẽ được xóa bỏ thuế sau từ 3 đến 5 năm.

Sữa và sản phẩm từ sữa

Khoảng 44% nhóm sản phẩm này sẽ có mức thuế 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc sau 3 năm.

Phần còn lại sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau 5 năm.

Xăng dầu Thuế nhập khẩu sẽ được xóa bỏ sau 10 năm

Nguồn: B Công Thương c Cam kết về thuế xuất khẩu:

Việt Nam và EU cam kết không áp dụng bất kỳ loại thuế, phí xuất khẩu nào trừ các trường hợp được bảo lưu rõ (theo kết quả cam kết thì chỉ có Việt Nam có bảo lưu về vấn đề này, EU không có bảo lưu nào) Theo nguyên tắc này, trừ các trường hợp có bảo lưu (của Việt Nam), Việt Nam và EU sẽ không áp dụng loại thuế, phí nào riêng đối với hàng xuất khẩu mà không áp dụng cho hàng tiêu thụ nội địa, không áp dụng mức thuế, phí đối với hàng xuất khẩu cao hơn mức áp dụng cho hàng tiêu thụ nội địa.

Bảo lưu của Việt Nam về các thuế xuất khẩu được nêu trong Phụ lục 2d Chương 2 EVFTA, áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang EU với các nội dung chủ yếu như sau:

+ Việt Nam duy trì đánh thuế xuất khẩu đối với 57 dòng thuế, gồm các sản phẩm như cát, đá phiến, đá granit, một số loại quặng và tinh quặng, dầu thô, than đá, than cốc, vàng Trong số này, các dòng thuế hiện nay đang có mức thuế xuất khẩu cao sẽ được đưa về mức 20% trong thời gian tối đa là 5 năm (riêng quặng măng-gan sẽ được giảm về 10%); các sản phẩm còn lại duy trì mức thuế xuất khẩu hiện hành;

+ Với toàn bộ các sản phẩm khác, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế xuất khẩu theo lộ trình tối đa là 15 năm. d Hàng rào phi thuế quan

- Rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT):

+ Hai Bên thỏa thuận tăng cường thực hiện các quy tắc của Hiệp định về các Rào cản kỹ thuật đối với thương mại của WTO (Hiệp định TBT), trong đó Việt Nam cam kết tăng cường sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong ban hành các quy định về TBT của mình.

+ Hiệp định có 01 Phụ lục riêng quy định về các hàng rào phi thuế đối với lĩnh vực ô tô, trong đó Việt Nam cam kết công nhận toàn bộ chứng nhận phù hợp về kỹ thuật đối với ô tô của EU theo các nguyên tắc của Hiệp định UNECE 1958 (hệ thống tiêu chuẩn Liên Hợp Quốc) sau 5 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực;

+ Việt Nam cam kết chấp nhận nhãn “Sản xuất tại EU” (Made in EU) cho các sản phẩm phi nông sản (trừ dược phẩm) đồng thời vẫn chấp nhận nhãn xuất xứ cụ thể ở một nước EU.

- Các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS):

Việt Nam và EU đạt được thỏa thuận về một số nguyên tắc về SPS nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thương mại đối với các sản phẩm động vật, thực vật Đặc biệt, đối với hàng hóa xuất nhập khẩu với Việt Nam, chủ thể quản lý phía EU là cơ quan có thẩm quyền của từng nước thành viên EU cụ thể (nơi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa Việt Nam) chứ không phải là cơ quan chung cấp liên minh của EU Ủy ban châu Âu chỉ chịu trách nhiệm về phối hợp chung, kiểm tra/thanh tra hệ thống kiểm soát và hệ thống pháp luật liên quan của các nước thành viên nhằm bảo đảm việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong toàn thị trường EU

- Các biện pháp phi thuế quan khác

Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam

EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam (sau Trung Quốc, Hoa

Kỳ và Hàn Quốc) Đặc điểm nổi bật trong cơ cấu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và

EU là tính bổ sung rất lớn, ít mang tính cạnh tranh đối đầu trực tiếp Bên cạnh đó, các nhà đầu tư EU đã có mặt tại hầu hết các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, tập trung nhiều nhất vào công nghiệp, xây dựng và một số ngành dịch vụ Do đó, việc ký kết hiệp định EVFTA sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho Việt Nam.

Về xuất khẩu, mặc dù hiện tại EU là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam thị phần hàng hóa của Việt Nam tại khu vực này vẫn còn rất khiêm tốn, bởi năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam (đặc biệt là năng lực cạnh tranh về giá) còn hạn chế Vì vậy, nếu được xóa bỏ tới trên 99% thuế quan theoEVFTA, các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tăng khả năng cạnh tranh về giá của hàng hóa khi nhập khẩu vào khu vực thị trường quan trọng này Các ngành dự kiến sẽ được hưởng lợi nhiều nhất là những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam mà hiện EU vẫn đang duy trì thuế quan cao như dệt may, giày dép và hàng nông sản.

Về nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ được lợi từ nguồn hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu với chất lượng tốt và ổn định với mức giá hợp lý hơn từ

EU Đặc biệt, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội được tiếp cận với nguồn máy móc, thiết bị, công nghệ/kỹ thuật cao từ các nước EU, qua đó để nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm của mình Đồng thời, hàng hóa, dịch vụ từ EU nhập khẩu vào Việt Nam sẽ tạo ra một sức ép cạnh tranh để doanh nghiệp Việt Nam nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh của mình.

Về phát triển ngành: Các ngành thủy sản, dệt may, da giày – túi xách sẽ được cắt giảm thuế tới gần 90%, trong đó có những dòng thuế được xóa bỏ hoàn toàn Thủy sản là một trong những ngành tiềm năng và chủ lực của Việt Nam sẽ là ngành được hưởng lợi nhiều nhất từ EVFTA Mặt hàng thủy sản từ mức thuế vào khoảng 35% sẽ giảm về 0% Đây sẽ là lợi thế tạo thuận lợi cho ngành thủy sản Việt Nam vươn lên phát triển mạnh và có đủ sức cạnh tranh với sản phẩm của các nước khác EU cũng sẽ cho phép nhập khẩu có hạn ngạch một số sản phẩm nông nghiệp nhạy cảm của Việt Nam vào thị trường nội địa thông qua việc miễn thuế theo hạn ngạch (gạo, cá ngừ đóng hộp, cá viên, ngô ngọt). Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp tự hoàn thiện quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng các quy định của EU Những cam kết trong các lĩnh vực như phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBTs), các biện pháp kiểm dịch động thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm (SPSs)… đã có những tác động nhất định tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian vừa qua được cho là sẽ có những tác động tích cực hơn, đem lại những lợi ích đáng kể cho xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới Với nội dung chủ yếu không cam kết các quy định cụ thể về những vấn đề chi tiết mà tập trung vào việc thiết lập cơ chế hợp tác nhằm minh bạch hóa và xử lý nhanh những tranh chấp phát sinh, EVFTA sẽ góp phần cải thiện quá trình thực thi các quy định liên quan (cơ hội để bình luận nhiều hơn vào việc ban hành hay sửa đổi các quy định của EU, cơ hội để giải quyết ôn hòa những khúc mắc phát sinh trong quá trình áp dụng…) Bản thân các doanh nghiệp cũng có cơ hội để được tìm hiểu, tiếp cận, bày tỏ quan điểm của mình liên quan đến những quy định này của EU Đây cũng là cơ hội tốt cho Việt Nam khi tham gia hiệp định này.

- Về Đầu tư: Môi trường đầu tư cởi mở và thuận lợi hơn, triển vọng xuất khẩu hấp dẫn hơn sẽ thu hút đầu tư FDI từ EU vào Việt Nam nhiều hơn, góp phần tăng cường hợp tác đầu tư thương mại song phương Hiện Việt Nam đang điều chỉnh chiến lược thu hút vốn FDI (vốn đầu tư nước ngoài), chú trọng chất lượng nhà đầu tư với khả năng chuyển giao công nghệ mới EU là đối tác hoàn toàn có khả năng đáp ứng được những yêu cầu đó EU cũng là nhà cung cấp quan trọng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam trong nhiều năm qua Với việc ký kết thành công Hiệp định này, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận thị trường châu Âu, tiếp cận các nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU, tạo thêm công ăn việc làm cho Việt Nam Đồng thời, người tiêu dùng Việt Nam sẽ có cơ hội được sử dụng hàng hóa chất lượng tốt từ EU với giá cả hợp lý hơn Về phía EU, qua EVFTA, các thành viên liên minh này có thể mở rộng thị trường sang Việt Nam và kích thích nền kinh tế của mình tăng trưởng Hơn nữa, đây có thể xem là bàn đạp để

EU mở rộng các cuộc đàm phán hiệp định thương mại tự do với các quốc gia thành viên ASEAN khác.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có cơ hội tiếp cận được nguồn vốn đầu tư, công nghệ hiện đại, mở rộng cơ hội kinh doanh từ thị trường EU Ngày càng có nhiều công ty của EU chọn Việt Nam làm điểm đến để đầu tư Các công ty của Việt Nam thường thiếu bí quyết, công nghệ và vốn Trong khi đó, nhưng yếu tố này lại tương đối có sẵn ở các công ty châu Âu Bên cạnh đó, chi phí lao động ở châu Âu là khá cao, khác nhiều so với chi phí lao động của Việt Nam Chính điều này khiến cho khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp châu Âu là không cao.Ngược lại, cơ cấu chi phí của các doanh nghiệp Việt Nam lại khá hấp dẫn, các lợi thế của Việt Nam khá đa dạng, chất lượng lao động tốt hơn cũng như việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tốt hơn so với những nước khác trong khu vực Do vậy, hợp tác giữa châu Âu và Việt Nam là một quan hệ mang lại nhiều lợi ích, giúp các công ty

Việt Nam tiếp cận tri thức, công nghệ của châu Âu đồng thời đem lại cho các công ty châu Âu một cơ sở sản xuất đáng tin cậy, hiệu quả về mặt chi phí tại châu Á.

- Về lợi thế cạnh tranh: EVFTA cũng tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn trong thời gian ngắn hạn và trung hạn cho Việt Nam so với các nước ASEAN tại thị trường

EU EU cũng là đối tác thương mại lớn với nhiều nước ASEAN Tuy nhiên đến nay, mới chỉ có Việt Nam và Singapore đã kí kết FTA với EU Thực tế, lĩnh vực thương mại hàng hóa, mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam và Singapore sang EU là khác nhau Đối với các nước ASEAN khác, tiến trình đàm phán FTA với EU hiện đang tạm dừng hoặc bắt đầu chậm hơn Việt Nam Như vậy, trong giai đoạn 10 đến 15 năm tới, với việc được hưởng mức thuế nhập khẩu thấp hơn, các cơ chế tạo thuận lợi thương mại ưu đãi hơn từ EVFTA, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có lợi thế hơn hẳn so với các nước ASEAN khi tiếp cận thị trường EU.

- Về Môi trường kinh doanh: Với việc thực thi các cam kết trong EVFTA về các vấn đề thể chế, chính sách pháp luật sau đường biên giới, môi trường kinh doanh và chính sách, pháp luật Việt Nam sẽ có những thay đổi, cải thiện theo hướng minh bạch hơn, thuận lợi và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.

Bên cạnh những cơ hội to lớn mà EVFTA mang lại, thương mại hàng hóa của Việt Nam cũng không tránh khỏi những thách thức trong thiết lập, vận hành và thực thi các cam kết trong tương lai, cả từ góc độ bảo đảm các nghĩa vụ theo cam kết được triển khai đồng bộ, đầy đủ lẫn góc độ bảo đảm tận dụng hiệu quả các quyền theo cam kết này.

- Các yêu cầu về quy tắc xuất xứ có thể khó đáp ứng: Thông thường hàng hóa muốn được hưởng ưu đãi thuế quan theo FTA thì nguyên liệu phải đáp ứng được một tỷ lệ về hàm lượng nội khối nhất định (nguyên liệu có xuất xứ tại EU và/hoặc Việt Nam) Đây là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam bởi nguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu hiện nay chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc ASEAN và các nước không thuộc khối, không thuộc các đối tác có FTA với Việt Nam Ví dụ trong ngành hàng điều, EU có quy định tương đối chặt chẽ về nguồn gốc xuất xứ với hạt điều khi coi công đoạn gia công bóc vỏ hạt điều là chế biến giản đơn nên bắt buộc mặt hàng điều nhân của Việt Nam muốn đạt nguồn gốc xuất xứ phải chế biến từ nguồn điều nguyên liệu sản xuất trong nước. Trong khi đó Việt Nam đang nhập khẩu rất nhiều điều nguyên liệu (63% nhu cầu chế biến) từ Bờ Biển Ngà, Ghana, Nigeria để sản xuất chế biến Với ngành gỗ, Việt Nam đang nhập khẩu gỗ nguyên liệu chủ yếu từ Lào và Campuchia (chiếm gần 40% kim ngạch nhập khẩu gỗ) là các nước ngoại khối và thường không có chứng chỉ nguồn gốc hợp pháp, do đó Việt Nam cũng khó khăn trong việc đáp ứng cam kết này Điều này đặt ra yêu cầu cho Việt Nam phải tìm kiếm nguồn hàng nhập khẩu nguyên liệu mới như thị trường EU hoặc phát triển vùng nguyên liệu nội địa.

- Các rào cản TBT, SPS và yêu cầu của khách hàng: EU là một thị trường khó tính Khách hàng có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm Các yêu cầu bắt buộc về vệ sinh an toàn thực phẩm, dán nhãn, môi trường của EU rất khắt khe và không dễ đáp ứng Vì vậy, dù có được hưởng lợi về thuế quan thì hàng hóa của Việt Nam cũng phải hoàn thiện rất nhiều về chất lượng để có thể vượt qua được các rào cản này.

- Nguy cơ về các biện pháp phòng vệ thương mại: Thông thường khi rào cản thuế quan không còn là công cụ hữu hiệu để bảo vệ nữa, doanh nghiệp ở thị trường nhập khẩu có xu hướng sử dụng nhiều hơn các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp hay tự vệ để bảo vệ ngành sản xuất nội địa Và EU cũng là một trong những thị trường có “truyền thống” sử dụng các công cụ này nên doanh nghiệp Việt nam có thể bị lúng túng về mặt pháp lý.

CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – EU TRONG THỜI GIAN TỚI

Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà Nước CHXHCN Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, thực thi các Hiệp định thương mại tự do

Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng coi “hội nhập quốc tế là định hướng lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”, trong 5 năm qua, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã đạt được những kết quả vững chắc Việt Nam hiện có quan hệ thương mại với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ Là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã được 71 đối tác công nhận là nền kinh tế thị trường, nhiều sản phẩm dần có chỗ đứng và khả năng cạnh tranh trên nhiều thị trường có yêu cầu cao về chất lượng, như Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Mỹ Đặc biệt thông qua việc đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã đưa Việt Nam trở thành một

“mắt xích” quan trọng trong mạng lưới các liên kết kinh tế với các nền kinh tế hàng đầu thế giới mới Chúng ta đã chủ động, linh hoạt thực hiện thành công việc ký kết và thực thi có hiệu quả các FTA với các đối tác thương mại quan trọng (cũng là đối tác chiến lược) của Việt Nam, như Hàn Quốc, Liên minh Kinh tế Á - Âu (mà trọng tâm là Nga), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) Trong đó, CPTPP và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) là các FTA thế hệ mới, cấp độ tiêu chuẩn cao hơn, cân bằng lợi ích, toàn diện với những nội dung thương mại phi truyền thống, như di chuyển thể nhân, lao động, công đoàn, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ, doanh nghiệp nhà nước, bảo vệ môi trường

Việc thực thi các FTA trong thời gian qua đã góp phần mang lại những tác động tích cực cho sự phát triển kinh tế và quá trình hiện đại hóa đất nước, giúp mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa và sản phẩm của Việt Nam; giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị, mạng lưới sản xuất toàn cầu; nâng cao giá trị xuất khẩu các mặt hàng chủ lực; cơ cấu kinh tế từ đó cũng được chuyển đổi theo hướng tích cực; cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng đơn giản, minh bạch và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp; doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội để mở rộng phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh; tranh thủ được khối lượng lớn vốn đầu tư, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý; tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người dân, ổn định an sinh-xã hội; người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao, giá cả cạnh tranh… Bên cạnh đó, về mặt chính trị, việc tham gia và thực hiện các FTA trong thời gian qua cũng góp phần nâng cao vị thế đối ngoại của đất nước, tăng cường đan xen lợi ích với các đối tác chủ chốt, góp phần bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định phục vụ phát triển đất nước Các bộ ngành cũng đã và đang nỗ lực triển khai những công việc cần thiết để thực thi hiệp định và hỗ trợ doanh nghiệp khai thác lợi ích của các FTA này như nội luật hóa các cam kết; tuyên truyền về tiến trình hội nhập và giải thích các cam kết; nghiên cứu, đánh giá tác động của các FTA …

Tuy nhiên, công tác thực thi các FTA nói trên vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Nhận thức của các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt của các doanh nghiệp, chưa thực sự đầy đủ và thống nhất; công tác phối hợp triển khai chưa nhịp nhàng, chặt chẽ; chưa thực hiện hiệu quả việc phổ biến chính sách thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp trong triển khai các FTA nhằm tận dụng đầy đủ các cơ hội và đối phó với các thách thức của việc gia nhập các FTA; việc nội luật hóa để thực hiện các cam kết quốc tế cũng như sự chuẩn bị trong nước, nhất là với doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân còn chậm và thiếu chủ động; vẫn còn tồn tại tình trạng phụ thuộc vào một số ngành hàng, một số thị trường; cơ chế phòng ngừa, giải quyết tranh chấp đầu tư, thương mại quốc tế còn bất cập … Để tiếp tục thực hiện đồng bộ và khai thác hiệu quả các FTA đã có hiệu lực, đồng thời tích cực chuẩn bị trong nước cho việc thực thi hiệu quả các FTA thế hệ mới mà Việt Nam sẽ tham gia trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 19/10/2017 về “Tăng cường thực hiện và khai thác hiệu quả các Hiệp định Thương mại Tự do đã có hiệu lực”, trong đó đề ra các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách cần thực hiện trong thời gian tới đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cụ thể như sau:

- Dành nguồn lực và ưu tiên thỏa đáng cho việc thực thi các FTA, đồng thời hỗ trợ các bên liên quan khai thác hiệu quả các FTA đã có hiệu lực trong các lĩnh vực thuộc phạm vi phụ trách.

- Đơn giản hóa thủ tục và quy trình giải quyết thủ tục hành chính, tạo cơ chế một cửa nhằm cải cách công tác cấp các loại giấy phép liên quan cho doanh nghiệp, rút ngắn thời gian cấp giấy phép, giảm chi phí xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và xuất nhập khẩu hàng hóa.

- Phối hợp chặt chẽ, tích cực với Bộ Công Thương khi cần rà soát, đánh giá tình hình, đề xuất giải pháp thực hiện và tận dụng các FTA đã có hiệu lực cũng như nghiên cứu, đánh giá khả năng tận dụng ưu đãi của các nhóm ngành hàng cụ thể.

- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách liên quan để thực hiện đầy đủ các cam kết FTA theo lộ trình đã đề ra Trong việc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp quy hiện hành, cần cố gắng đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả, và duy trì ổn định môi trường đầu tư, kinh doanh.

- Thường xuyên, kịp thời rà soát, sửa đổi, điều chỉnh, xóa bỏ các quy định không phù hợp với các cam kết FTA nhằm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong các điều ước quốc tế song phương, khu vực và đa phương mà Việt Nam là thành viên.

- Chủ động đề xuất với Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ những biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam trong trường hợp FTA bị vi phạm.

- Tăng cường chế tài và áp dụng xử phạt hành chính đối với các trường hợp vi phạm Chú trọng hơn đến việc kiểm tra giám sát quá trình thực hiện chính sách.

- Phối hợp với Bộ Công Thương trong việc hướng dẫn, giải thích cách hiểu và áp dụng thống nhất quy định của FTA trong lĩnh vực, ngành mình phụ trách trong trường hợp có sự khác nhau về cách hiểu và áp dụng các quy định đó.

- Chủ động đẩy mạnh việc phổ biến, hướng dẫn, tuyên truyền nâng cao nhận thức và kiến thức cho các đơn vị, cán bộ chuyên ngành, các địa phương và doanh nghiệp về những cam kết quốc tế có liên quan để bảo đảm việc thực thi được đầy đủ, kịp thời, cần có chủ trương, cơ chế nhằm khuyến khích đội ngũ tri thức, chuyên gia tham gia vào quá trình nghiên cứu, phân tích và đánh giá tác động của hội nhập quốc tế đối với Việt Nam trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

- Xây dựng chính sách và cụ thể hóa các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các FTA, phù hợp với các nhiệm vụ và giải pháp nêu tại “Nghị quyết về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020” (Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16 tháng

- Tăng cường sự tham gia của người dân và đặc biệt là doanh nghiệp vào quá trình làm luật để vừa phù hợp cam kết về hội nhập kinh tế quốc tế và cũng đảm bảo lợi ích trong nước.

Những giải pháp đề xuất vĩ mô

3.2.1 Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường

Kể từ khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007 đến nay, Việt Nam đã tích cực vận động và đã được 71 quốc gia và vùng lãnh thổ công nhận có nền kinh tế thị trường (MES) Tuy nhiên, EU và Hoa Kỳ, hai đối tác lớn và quan trọng bậc nhất vẫn chưa công nhận MES cho Việt Nam GATT và Hiệp ước Chống bán phá giá của WTO không đưa ra các tiêu chuẩn rõ ràng về việc một quốc gia phải như thế nào để được công nhận là nền kinh tế thị trường Các thành viên của WTO như EU và Hoa Kỳ cũng không đưa ra những tiêu chuẩn thống nhất về vấn đề này Lý do mà EU đưa ra khi chưa công nhận MES cho Việt Nam là chúng ta mới chỉ đáp ứng được 1 trong số 5 tiêu chí của kinh tế thị trường theo Luật chống bán phá giá của họ, đó là mức độ ảnh hưởng của chính phủ trong việc phân bổ nguồn lực và quyết định của doanh nghiệp, còn lại 4 tiêu chí khác bao gồm: 1) Không có sự can thiệp của nhà nước làm biến dạng hoạt động hằng ngày của doanh nghiệp; 2)Quản trị doanh nghiệp, kế toán và kiểm toán; 3) Sự tồn tại và thực thi một chế độ pháp lý, tôn trọng các quyền sở hữu trí tuệ, phá sản và cạnh tranh cũng như các hệ thống tư pháp; 4) Minh bạch trong lĩnh vực tài chính … thì vẫn bị đánh giá là chưa đạt.

Việc đạt được MES từ EU rõ ràng sẽ tạo thuận lợi cho Việt Nam trong việc loại trừ những thiệt hại từ các tranh chấp thương mại với đối tác này Tuy rằng việc ký kết EVFTA không có nghĩa là EU sẽ tự động công nhận MES như nhiều người nhận định nhưng hiệp định này lại mang đến cho Việt Nam một định hướng khá rõ ràng trong việc cải thiện tình hình của mình Chẳng hạn Điều 3 và Điều 10.1 trong chương về Cạnh tranh khuyến khích mỗi bên tuân thủ luật cạnh tranh của chính mình với điều kiện áp dụng là không có sự phân biệt đối xử và hạn chế những hành vi có thể làm méo mó thị trường Tương tự, trong chương về Thương mại Dịch vụ và Đầu tư, sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh doanh của khu vực tư nhân cũng bị cấm Đặc biệt, trong chương về các DNNN và các doanh nghiệp đặc quyền, quy tắc “cân nhắc thương mại” được áp dụng rộng rãi trong nhiều trường hợp và điều này góp phần hạn chế sự can thiệp của chính phủ vào thị trường Để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, tạo điều kiện tốt nhất để phát huy tính hiệu quả của Hiệp định EVFTA, tôi xin đưa ra một số khuyến nghị như sau:

3.2.1.1 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và hệ thống luật pháp

Cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam cho phù hợp luật chơi quốc tế và thể chế kinh tế thị trường Bao gồm các bộ luật chủ yếu như: Luật Chính quyền địa phương; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý vốn Nhà nước; Luật Chống độc quyền; Luật Tổ chức Chính phủ; Luật Ngân sách, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Doanh nghiệp (sửa đổi); Luật Đầu tư (sửa đổi); Luật Cạnh tranh (sửa đổi)… Việc sửa đổi các bộ luật đã nêu ở trên cần để đảm bảo nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, thực thi vai trò can thiệp và điều tiết của chính phủ mà không cản trở, bóp méo sự phát triển của thị trường. Đẩy mạnh việc sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản, quy phạm pháp luật phục vụ cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trên cơ sở đối chiếu, so sánh với các cam kết, chuẩn mực trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, tạo sự phù hợp giữa pháp luật trong nước và quốc tế, đảm bảo thực hiện đúng các cam kết quốc tế trong hội nhập Khẩn trương rà soát các văn bản hướng dẫn thi hành luật để loại bỏ những văn bản chồng chéo, trùng lắp, trái ngược nhau,không phù hợp với thực tế và thiếu tính khả thi, đồng thời nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật để có thể có hiệu lực tương đối ổn định trong một thời gian nhất định.

3.2.1.2 Hoàn thiện thể chế, phát triển đầy đủ thị trường các yếu tố sản xuất

Thực hiện đa dạng hóa các hình thức sở hữu, mở cửa, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh những ngành, lĩnh vực mà Nhà nước không cấm Thay việc Nhà nước đầu tư toàn bộ bằng cách Nhà nước quy hoạch, thiết kế, xây dựng phương án và kêu gọi đầu tư cả trong và ngoài nước; tạo điều kiện cho nhân dân đầu tư, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, tạo luật chơi để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cạnh tranh một cách lành mạnh. Bên cạnh đó, cần đổi mới thể chế phân bổ, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư nhà nước Nâng cao chất lượng xây dựng, quản lý thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành, các vùng kinh tế, các sản phẩm quan trọng Việc lựa chọn các dự án đầu tư, thời điểm đầu tư cần phải đánh giá đầy đủ hiệu quả kinh tế và xã hội, tác động môi trường của dự án, chỉ chọn và phê duyệt các dự án có hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất phù hợp với số vốn cân đối được trong kế hoạch đầu tư; chống tư duy nhiệm kỳ, bệnh thành tích, lợi ích nhóm Việc lựa chọn doanh nghiệp thực hiện dự án phải qua đấu thầu công khai, minh bạch, có sự tham gia của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; kiểm tra, giám sát chặt chẽ thực hiện dự án, chống tham nhũng, lãng phí Thiết lập hệ thống thông tin quản lý thống nhất trong cả nước về đầu tư công; công khai và minh bạch hóa thông tin về đầu tư nhà nước nói chung và từng dự án đầu tư nhà nước nói riêng cho cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân.

3.2.1.3 Thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường Để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, chúng ta cần quan tâm đến các thị trường quan trọng như thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ; phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng và nâng cao sức mua của thị trường trong nước, mở rộng thêm thị trường mới ở nước ngoài; xác định thời hạn bảo hộ hợp lý và có điều kiện với một số sản phẩm quan trọng; tích cực hội nhập thị trường quốc tế; thực hiện mở rộng thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu lao động; hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách để tạo cơ hội bình đẳng về việc làm cho người lao động tự tìm việc làm, nâng cao trình độ, đào tạo lại; sớm tổ chức thị trường khoa học và công nghệ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; đẩy mạnh phát triển các dịch vụ về thông tin, chuyển giao công nghệ; phát triển nhanh thị trường vốn, nhất là vốn trung hạn và dài hạn; vận hành thị trường chứng khoán an toàn và hiệu quả; hình thành đồng bộ cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, khắc phục những yếu kém hiện nay, gỡ bỏ những vướng mắc cản trở sự phát triển.

3.2.1.4 Tiếp tục mở r ng và đảm bảo quyền tự do kinh doanh, nâng cao tính cạnh tranh thị trường và đảm bảo cạnh tranh công bằng, bình đẳng

Các cấp, các ngành cần thực hiện đầy đủ và nhất quán quy định của Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”; bảo đảm tính minh bạch, tính nhất quán, dự đoán được của pháp luật; tăng việc áp dụng trực tiếp các quy định của Hiến pháp, luật; xem xét bãi bỏ những rào cản đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh dưới hình thức quy hoạch phát triển ngành; giảm số ngành nghề kinh doanh có điều kiện; giảm điều kiện kinh doanh đối với từng ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; đổi mới phương thức quản lý nhà nước từ tiền kiểm sang hậu kiểm các cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng quản lý; thực hiện cơ chế giá thị trường đối với các yếu tố sản xuất và một số dịch vụ công thiết yếu; tự do hóa và thị trường hóa sản xuất và cung ứng dịch vụ công ích; thực hiện đầy đủ quyền tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.

3.2.1.5 Tiếp tục sắp xếp, đổi mới để DNNN hoạt đ ng theo cơ chế thị trường, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt đ ng Đổi mới tư duy, nhận thức về vai trò, chức năng của DNNN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN DNNN đầu tư và kinh doanh ở những ngành, lĩnh vực mà tư nhân trong nước chưa làm được, hoặc chưa muốn làm nhưng quan trọng,cần thiết đối với đất nước; tập trung vào những khâu, công đoạn then chốt của các lĩnh vực: an ninh, quốc phòng, độc quyền tự nhiên, cung cấp dịch vụ hàng hóa công thiết yếu; và một số ngành công nghiệp nền tảng, công nghệ cao có sức lan tỏa lớn;đẩy mạnh sắp xếp lại, cổ phần hóa, đồng thời, đổi mới chế độ quản trị đối với cácDNNN phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; thành lập cơ quan chuyên trách thuộc Chính phủ đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp; ban hành luật về tổ chức và hoạt động của cơ quan này để thực hiện vai trò đầu tư, cổ đông trong các doanh nghiệp có vốn nhà nước; công khai, minh bạch hóa thông tin về hoạt động của DNNN, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, theo các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, tương tự như đối với các công ty cổ phần niêm yết.

Nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác để phát triển, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, điều tiết thu nhập, kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.

3.2.1.6 Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý kinh tế của Nhà nước Đổi mới vai trò và chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước Nhà nước tập trung vào mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô; ổn định giá trị Việt Nam đồng, ổn định giá cả, duy trì các cân đối lớn của nền kinh tế; xây dựng Chính phủ kiến tạo, quản lý theo yêu cầu phát triển, phục vụ phát triển và vì phát triển; hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế, chính sách, thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển, vận hành thông suốt, hiệu quả, đồng bộ và khả thi các loại thị trường và đảm bảo cạnh tranh bình đẳng, minh bạch; nâng cao chất lượng xây dựng và quản lý thực hiện luật pháp, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển để huy động, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực; tạo môi trường thuận lợi, hỗ trợ phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế; khắc phục những khiếm khuyết của thị trường, nhất là thu hẹp khoảng cách phân hóa xã hội và bảo vệ môi trường; đổi mới tổ chức bộ máy của Nhà nước, tách chức năng làm chính sách và hành chính công với chức năng quản lý, điều tiết thị trường và cơ quan chuyên trách đại diện chủ sở hữu; đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, phát huy những yếu tố tích cực của cơ chế thị trường, triệt để xóa bỏ bao cấp trong kinh doanh.

3.2.2 Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hoàn thiện tái cấu trúc và chuyển đổi mô hình tăng trưởng tại các khu vực kinh tế trọng điểm trong cả nước

Tận dụng được tối ưu những tác động tích cực từ Hiệp định thương mại FTAEU- Việt Nam, Chính phủ với vai trò quản lý và điều tiết các hoạt động kinh tế mỗi một vùng miền cần nhanh chóng rà soát và xây dựng định hướng, các chương trình phát triển mục tiêu kinh tế xã hội và môi trường trong đó có tính đến các tác động và thách thức đặt ra của các hiệp định FTA nói chung và FTA với EU nói riêng Cụ thể, tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn gắn với các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, cần dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, trong đó cần phát huy sức mạnh nhóm ngành dịch vụ chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn, có lợi thế cạnh tranh trước các doanh nghiệp châu Âu như: Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch, bưu chính viễn thông, vận tải, cảng kho bãi, khoa học công nghệ, giáo dục và y tế Theo đó, các nhóm chính sách cụ thể thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế là:

Xây dựng và hoàn thiện hơn chức năng quản lý kinh tế của nhà nước thông qua việc lập kế hoạch phù hợp với sự vận hành của cơ chế thị trường Trong đó xác định rõ vai trò của nhà nước trong công tác kế hoạch và quy hoạch; Thực thi các chính sách hỗ trợ theo nguyên tắc, sử dụng các chính sách, biện pháp và công cụ để tác động vào thị trường theo định hướng của nhà nước; Coi thị trường là tác nhân chính phân bổ nguồn lực, tác động và định hướng đầu tư của doanh nghiệp, xác định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc sử dụng các công cụ hỗ trợ thị trường.

Sử dụng hiệu quả công cụ chính sách kinh tế - tài chính để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tái cấu trúc nội bộ các ngành kinh tế Trong đó hoàn thiện các chính sách về thuế, phí, đất đai, đầu tư công, cung ứng dịch vụ công nhằm khuyến khích có điều kiện, thúc đẩy các doanh nghiệp tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm và hình thành những ''cụm liên kết sản xuất”, góp phần giúp chuyển nền công nghiệp từ gia công sang sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao, phát triển công nghiệp phụ trợ Đồng thời, đẩy nhanh việc tái cơ cấu và cổ phần hóa các DNNN để tập trung nguồn lực, vốn vào các ngành nghề có lợi thế.

Chuyển từ cơ cấu kinh tế địa phương sang cơ cấu kinh tế vùng: Chính phủ cần xác định thế mạnh mỗi vùng khu vực để có một chính sách hợp lý trong việc thực thi phát triển cơ cấu vùng, qua đó tập trung được nguồn lực sản xuất quốc gia, đầu tư công.

Chuyển dịch cơ cấu cần triển khai một cách đồng bộ trong một chỉnh thể thống nhất, vừa gắn kết về qui mô giữa trung ương và địa phương, giữa các tỉnh với vùng, giữa các vùng với toàn quốc và đặt trong hội nhập khu vực và quốc tế bao gồm hội nhập ASEAN cũng như thực thi hàng loạt các FTA với Trung Quốc, Mỹ, Nga v.v

Những giải pháp đề xuất vi mô cho doanh nghiệp

3.3.1 Trang bị kiến thức cần thiết về EVFTA và quy định nhập khẩu

3.3.1.1 Tìm hiểu kỹ n i dung cam kết để tận dụng các lợi ích từ EVFTA Để có thể tận dụng các cơ hội từ EVFTA, điều đầu tiên và tiên quyết là doanh nghiệp phải hiểu nội dung của Hiệp định, đặc biệt là những điều khoản liên quan đến sản phẩm hàng hóa của mình Chẳng hạn như đối với doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường EU thì cần tìm hiểu mức thuế quan ưu đãi mà EU dành cho Việt Nam trong EVFTA, quy tắc xuất xứ áp dụng đối với hàng hóa đó để được hưởng ưu đãi thuế, và các quy định khác về hải quan, SPS, TBT… liên quan.

Do EVFTA là một văn kiện pháp lý với nhiều nội dung phức tạp với trình độ hiểu biết thông thường của doanh nghiệp, để hiểu được chính xác nội dung của EVFTA, doanh nghiệp cần có một bộ phận pháp lý để nghiên cứu về các điều khoản của Hiệp định này hoặc thuê luật sư tư vấn Đối với những doanh nghiệp không có đủ nguồn lực để xây dựng bộ phận pháp lý hoặc thuê luật sư, thì có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ các cơ quan, tổ chức có chức năng hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập như BộCông Thương, VCCI, các hiệp hội doanh nghiệp… Ngoài ra, doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thông tin, hướng dẫn về EVFTA trên website chính thức của các tổ chức này, đồng thời tích cực tham gia các hội thảo, đào tạo, tham khảo các sách hướng dẫn, cẩm nang về EVFTA do các tổ chức này tổ chức và biên soạn…

3.3.1.2 Nghiên cứu chi tiết các quy định nhập khẩu của các nước EU

Bên cạnh việc tìm hiểu nội dung của EVFTA, doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu các quy định pháp lý nội địa của từng nước nhập khẩu mà không được giải quyết, đề cập tới trong EVFTA Chẳng hạn như các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, quy định về ghi nhãn hàng hóa, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa, quy định về giấy phép nhập khẩu, các quy định về các khoản thuế phí nội địa… Mỗi loại hàng hóa khác nhau sẽ có những quy định và yêu cầu về nhập khẩu cụ thể khác nhau, hàng hóa nhập khẩu muốn tiếp cận thị trường EU thì phải đáp ứng được đầy đủ các quy định và yêu cầu này nếu không sẽ bị trả về hoặc tiêu hủy tại các cảng hải quan của EU Đáng lưu ý là các quy định nhập khẩu của từng nước có thể thay đổi thường xuyên và doanh nghiệp cần liên tục cập nhật để có thể đáp ứng được các yêu cầu mới. Để làm được điều này doanh nghiệp cần thiết lập một bộ phận pháp lý hoặc thuê tư vấn để thường xuyên, liên tục cập nhật quy định pháp lý của các thị trường xuất khẩu Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tìm hiểu các quy định thị trường nhập khẩu qua đối tác nhập khẩu vì các đối tác này thường xuyên nhập khẩu và sẽ tường tận nhất về các quy định pháp lý của nước họ Do đó, thường xuyên trao đổi, hợp tác với các nhà nhập khẩu EU sẽ giúp doanh nghiệp thông hiểu và cập nhật hơn về các yêu cầu nhập khẩu của thị trường Một kênh thông tin khá hữu hiệu khác là Thương vụ Việt Nam tại các nước EU Thương vụ này thường xuyên cập nhật các thông tin thị trường nước sở tại, tổ chức các hoạt động xúc tiến, kết nối doanh nghiệp Việt Nam và nước sở tại, và chia sẻ nhiều thông tin, hướng dẫn về thị trường.

3.3.2 Phân tích nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng

Hàng hóa xuất khẩu, dù vượt qua các rào cản nhập khẩu để tiếp cận thị trường nước nhập khẩu, nhưng không tiếp cận được các kênh phân phối, không được ưa chuộng bởi người tiêu dùng thì cũng không thể tồn tại lâu dài Vì vậy, việc nghiên cứu sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng, thói quen mua sắm của họ (qua chợ, siêu thị, hay qua mạng), các nhà bán lẻ (kênh phân phối) lớn và phổ biến ở các nước EU, các đối thủ cạnh tranh hiện tại trên thị trường… là rất quan trọng.

Chẳng hạn như đối với các sản phẩm thủy hải sản, Việt Nam xuất khẩu vào

EU chủ yếu vẫn là hàng thô, sơ chế, những mặt hàng chế biến sâu và hàng giá trị gia tăng còn ít Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa đa dạng, chủ yếu tập trung ở một số mặt hàng: Tôm, cá tra, cá ba sa, mực, cá ngừ Mẫu mã kiểu dáng còn đơn điệu chưa hấp dẫn khách hàng Người tiêu dùng EU cũng ngày càng quan tâm nhiều hơn về nguồn gốc sản phẩm, phương pháp đánh bắt, hậu quả môi trường và xã hội của việc đánh bắt đó, muốn sản phẩm thủy sản của họ phải được khai thác từ những nguồn lợi bền vững Vấn đề quan tâm này đã khiến các nhà bán lẻ và các nhà nhập khẩu phải đảm bảo rằng các nhà cung cấp chứng minh được nguồn gốc xuất xứ các sản phẩm do họ sản xuất.

Bên cạnh nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu của người tiêu dùng, các doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến các đối thủ cạnh tranh hiện tại trên thị trường Do thị trường

EU là một thị trường có giá trị gia tăng cao nên rất nhiều nhà xuất khẩu trên thế giới quan tâm đến thị trường này Hơn nữa, EU có rất nhiều đối tác FTA và những đối tác này đang cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa của Việt Nam Do đó, áp lực cạnh tranh hiện tại ở thị trường EU là rất lớn, khiến cho nhiều nhà xuất khẩu mới của Việt Nam khó có thể tiếp cận được Tuy nhiên, bên cạnh các thị trường truyền thống, có nhiều thị trường ngách mà ở đó nhu cầu thị trường có thể không cao nhưng đang gia tăng và chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh.

Ví dụ thị trường một số loại hoa quả nhiệt đối như vải, nhãn, sầu riêng, thanh long…có thể được coi là các thị trường ngách mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể thâm nhập được bởi đây là các loại quả đặc trưng chỉ một số nước có thể trồng được với chất lượng cao như Việt Nam Hơn nữa, một bộ phận người Việt và người dân châu Á đang gia tăng ở châu Âu có nhu cầu đối với các sản phẩm này Bản thân người dân các quốc gia châu Âu cũng ngày càng muốn thử nghiệm nhiều loại hoa quả mới, đặc biệt là các hoa quả trái mùa Do đó đây là các thị trường ngách tiềm năng mà doanh nghiệp Việt có thể khai thác ở thị trường các nước EU.

3.3.3 Thay đổi, cải tổ để nâng cao năng lực cạnh tranh

Sau khi đã tìm hiểu kỹ nội dung EVFTA, nghiên cứu chi tiết các quy định pháp lý khác của thị trường các nước EU cũng như thông hiểu nhu cầu của người tiêu dùng, thì việc quan trọng nhất nhưng dường như cũng là khó nhất của doanh nghiệp là làm sao để sản phẩm của mình đáp ứng được các yêu cầu được hưởng ưu đãi thuế quan của EVFTA, để vượt qua các quy định nhập khẩu, và cuối cùng là được chấp nhận bởi người tiêu dùng các nước EU Cách duy nhất có lẽ là doanh nghiệp cần phải thay đổi, cải tổ để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Thứ nhất, doanh nghiệp cần thay đổi quy trình sản xuất và nguồn cung ứng nguyên liệu để có thể đáp ứng được các quy tắc xuất xứ của EVFTA Hiện tại các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc và một số nước không phải là thành viên của EVFTA Điều này khiến cho hàng hóa khó đáp ứng được yêu cầu xuất xứ của EVFTA và như vậy sẽ không được hưởng ưu đãi thuế quan từ Hiệp định Mặc dù việc thực hiện EVFTA sẽ tạo ra cơ hội cho các ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam phát triển trong thời gian tới, nhưng việc này khó có thể thực hiện được trong ngắn hạn Vì vậy ngay từ bây giờ doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm các doanh nghiệp phụ trợ tiềm năng để tự xây dựng chuỗi cung ứng trong nước cho mình, hoặc tìm kiếm các nguồn nhập khẩu từ các nước đối tác EVFTA Đối với các nguyên liệu nhập khẩu, các doanh nghiệp cũng cần chú ý xin chứng nhận xuất xứ của nguyên liệu ngay từ đầu để phục vụ cho việc chứng minh xuất xứ của sản phẩm sau này khi xuất khẩu sang EU.

Thứ hai, doanh nghiệp cần cải thiện tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm để đáp ứng được các quy định pháp lý của thị trường nhập khẩu cũng như nhu cầu của người tiêu dùng nước nhập khẩu Chẳng hạn như đối với các sản phẩm rau quả khi xuất khẩu sang EU phải đáp ứng được các yêu cầu về dư lượng thuốc bảo vệ thực phẩm, phải được chiếu xạ để khử trùng, bao bì phải được làm từ các vật liệu đảm bảo, nhãn mác phải ghi đầy đủ các thông tin như yêu cầu của EU… Để đáp ứng được các yêu cầu này, toàn bộ quy trình sản xuất rau quả của Việt Nam từ khâu trồng trọt, thu hoạch đến chế biến, đóng gói, xuất khẩu… phải đáp ứng được các tiêu chuẩn của EU Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu cải thiện chất lượng giống, quy trình trồng trọt, chế biến sản phẩm để có các sản phẩm có mẫu mã đẹp, chất lượng cao thì mới được người tiêu dùng EU lựa chọn.

Thứ ba, doanh nghiệp cần chú ý tập trung tiếp cận hệ thống nhập khẩu và phân phối hàng hóa của EU Thông thường, hàng hóa được nhập khẩu vào EU qua hai kênh chính là những nhà chuyên nhập khẩu và các chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn mua hàng thông qua các đại lý của họ ở nước ngoài Hàng hóa sau đó được phân phối cho các kênh bán buôn hoặc bán lẻ Các kênh bán lẻ của EU chủ yếu thông qua các siêu thị lớn và cửa hàng bán lẻ Đáng chú ý, ngày càng có nhiều trung tâm thương mại, chợ châu Á hình thành ở các quốc gia EU nhằm phục vụ các cộng đồng châu Á ở nơi đây như: Siêu thị Kam-Yuen tại Bỉ, Trung tâm thương mại Á Âu (EACC) ở

Ba Lan, Trung tâm thương mại Đồng Xuân ở Đức,… Đây là một kênh phân phối quan trọng và dễ tiếp cận hơn cho hàng hóa của Việt Nam Tuy nhiên, do tính cạnh tranh lớn trên thị trường EU, các nhà nhập khẩu và phân phối EU thường đòi hỏi sản phẩm phải giá cả cạnh tranh và chất lượng tốt Nhiều nhà nhập khẩu đề nghị nhà cung cấp nước ngoài chỉ bán hàng độc quyền cho họ, toàn bộ hoặc ít nhất một số mẫu sản phẩm Với những đặc thù riêng này của thị trường EU, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần tìm nhà nhập khẩu và kênh phân phối cho phù hợp với khả năng đáp ứng của mình.

Nói chung, để nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp cần đầu tư lớn và bài bản Đối với các doanh nghiệp nhỏ, để huy động một nguồn lực lớn như vậy là một bài toàn khó Tuy nhiên, doanh nghiệp cần cân nhắc và tính toán đến lợi ích lâu dài, đầu tư lớn trong hiện tại để thu lợi nhuận cao trong tương lai Hơn thế nữa, nếu vượt qua được một thị trường khó tính như EU, thì doanh nghiệp cũng đáp ứng được các thị trường khó tính tương tự như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada Do đó việc đầu tư này có thể giúp cho doanh nghiệp tiếp cận được cùng lúc nhiều thị trường lớn và có giá trị gia tăng cao.

3.3.4 Xây dựng chiến lược xuất khẩu

Như đã trình bày ở chương 2, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hiện đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khi EVFTA có hiệu lực, như vấn đề về quy tắc xuất xứ, vấn đề về các vệ sinh an toàn thực phẩm, các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại TBT để có thể có sự chuẩn bị tốt nhất khi tham gia thương mại trên thị trường hàng hóa vô cùng đa dạng phong phú của EU, doanh nghiệp cần chủ động trong việc nghiên cứu và đưa ra những chiến lược xuất khẩu vào thị trường này. Thứ nhất, đối với thị trường yêu cầu tiêu chuẩn cao như EU, cần có những nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đồng nghĩa với việc phải xây dựng một danh mục hàng hóa xuất khẩu Những sản phẩm nào của Việt Nam đang có lợi thế so sánh như dễ nuôi trồng, chế biến, phù hợp với điều kiện tự nhiên và trình độ năng lực sản xuất của Việt Nam, các sản phẩm ở các quốc gia khác còn chưa có hoặc chưa chú trọng sản xuất nhằm giảm bớt áp lực cạnh tranh, và đặc biệt có thể thị trường tiêu thụ ở EU Đối với các sản phẩm nằm trong danh mục xuất khẩu này, cần có sự chú trọng về chất lượng, sử dụng các giống tốt, áp dụng các phương pháp nuôi trồng tiên tiến ngay từ ban đầu.

Ngày đăng: 09/05/2023, 16:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Phạm Thanh Nga, Các hiệp định thương mại tự do (FTA) và tác đ ng của chúng đối Việt Nam, Luận vǎn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các hiệp định thương mại tự do (FTA) và tác đ ng của chúngđối Việt Nam, Luận vǎn Thạc sĩ Luật học
9. Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam, Kiến nghị của Hiệp h i doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam, Hà Nội 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến nghị của Hiệp h i doanh nghiệpchâu Âu tại Việt Nam
10. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI, Rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU về Sở hữu trí tuệ, Hà Nội 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rà soát pháp luật ViệtNam với các cam kết của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU về Sở hữu trítuệ
11. Trần Ngọc Quân, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU: cơ h i và thách thức cho các doanh nghiệp, Tạp chí thông tin đối ngoại số T10/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU: cơ h i vàthách thức cho các doanh nghiệp
12. Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI, Tóm lược Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA), Hà Nội 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tóm lược Hiệp định thương mại tự doViệt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA)
13. Ủy ban Tư vấn Chính sách Thương mại Quốc tế - VCCI, Khuyến nghị Chính sách của C ng đồng Doanh nghiệp Việt Nam về triển vọng Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU, Hà Nội 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khuyến nghị Chínhsách của C ng đồng Doanh nghiệp Việt Nam về triển vọng Hiệp định Thương mạiTự do Việt Nam - EU

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w