1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm vườn quốc gia phong nha kẻ bàng, quảng bình

260 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình
Tác giả Trần Thị Thu Thủy
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào, PGS.TS. Nguyễn Xuân Khoát
Trường học Đại học Huế
Chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 260
Dung lượng 1,16 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I. MỞ ĐẦU (13)
    • 1. Tính cấp thiết của đề tài (13)
    • 2. Mục tiêu nghiên cứu (15)
      • 2.1. Mục tiêu chung (15)
      • 2.2. Mục tiêu cụ thể (15)
    • 3. Câu hỏi nghiên cứu (16)
    • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (16)
      • 4.1. tượng Đối nghiên cứu (0)
      • 4.2. Phạm vi nghiên cứu (16)
    • 5. Đóng góp của luận án (17)
    • 6. Kết cấu của luận án (17)
  • PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (18)
    • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SINH KẾ BỀN VỮNG (18)
      • 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu sinh kế bền vững trên thế giới (18)
        • 1.1.1. Một số công trình nghiên cứu sinh kế bền vững dựa trên các lợi thế về nguồn lực sinh kế của địa phương (18)
        • 1.1.2. Một số công trình nghiên cứu sinh kế bền vững vùng đệm dựa trên việc sử dụng mô hình các nhân tố ảnh hưởng (20)
        • 1.1.3. Một số công trình nghiên cứu sinh kế bền vững dựa trên việc sử dụng chỉ số đo lường (23)
      • 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu sinh kế bền vững trong nước (27)
        • 1.2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở các địa phương trong nước (27)
        • 1.2.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu sinh kế ở Phong Nha - Kẻ Bàng (33)
      • 1.3. Khoảng trống cho nghiên cứu luận án (35)
    • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA CƯ DÂN VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA (37)
      • 2.1. Cơ sở lý luận (37)
        • 2.1.1. Quan điểm sinh kế bền vững, khung phân tích và tiêu chí đánh giá tính bền vững của sinh kế (37)
        • 2.1.2. Chỉ số sinh kế bền vững (50)
        • 2.1.3. Vùng đệm, vườn quốc gia và vùng đệm vườn quốc gia (60)
        • 2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm VQG (66)
      • 2.2. sở Cơ thực tiễn (0)
        • 2.2.1. Kinh nghiệm phát triển sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam (72)
        • 2.2.2. Bài học rút ra cho Vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (77)
    • CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (83)
      • 3.1. điểm Đặc địa bàn nghiên cứu (0)
        • 3.1.1. Điều kiện tự nhiên (83)
        • 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội (88)
      • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (92)
        • 3.2.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích (92)
        • 3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu, thông tin (95)
        • 3.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu, thông tin (101)
      • 3.3. thống Hệ chỉ tiêu nghiên cứu (0)
        • 3.3.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh các nguồn lực sinh kế (106)
        • 3.3.2. Hệ thống chỉ tiêu đo lường sinh kế bền vững (108)
    • CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA CƯ DÂN VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG, QUẢNG BÌNH (113)
      • 4.1. Thực trạng các nguồn lực cơ bản của vùng đệm tác động đến phát triển sinh kế (113)
        • 4.1.1. Cơ sở hạ tầng, vật chất của vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (113)
        • 4.1.2. Tình hình sản xuất của vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (115)
        • 4.1.3. Tình hình vệ sinh môi trường của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình (116)
        • 4.1.4. Thực hiện chương trình, chính sách đối với phát triển sinh kế của vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (117)
        • 4.1.5. Nguồn lực khác (119)
      • 4.2. Đánh giá guồn lực sinh kế, chiến lược sinh kế, kết quả sinh kế của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (122)
        • 4.2.1. Đặc điểm chung của các hộ cư dân vùng đệm Vườn quốc gia (122)
        • 4.2.2. Thực trạng các nguồn lực cơ bản tác động đến sinh kế bền vững của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (0)
        • 4.2.3. Kết quả thực hiện các chiến lược của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong (147)
      • 4.3. Đánh giá mức độ bền vững sinh kế của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong (155)
        • 4.3.1. Chỉ số sinh kế bền vững của các hộ cư dân vùng đệm (155)
        • 4.3.2. Chỉ số đo lường sinh kế bền vững theo hoạt động sinh kế (160)
        • 4.3.3. Chỉ số đo lường sinh kế bền vững của hộ (161)
        • 4.4.1. Một số hạn chế (163)
        • 4.4.2. Nguyên nhân (167)
    • CHƯƠNG 5. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỐI VỚI CƯ DÂN VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG, QUẢNG BÌNH (170)
      • 5.1.1. Bối cảnh thực hiện phát triển sinh kế bền vững của vùng đệm Vườn quốc gia Phong (170)
      • 5.1.2. Mục tiêu, chỉ tiêu phát triển sinh kế bền vững đối với cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình (171)
      • 5.1.3. Phương hướng phát triển sinh kế sinh kế bền vững đối với cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình (172)
      • 5.2. Giải pháp tăng cường sinh kế bền vững đối với cư dân vùng đệm Vườn quốc gia (174)
        • 5.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm tạo tiền đề thúc đẩy phát triển sinh kế bền vững đối với cư dân vùng đệm (174)
        • 5.2.2. Nhóm giải pháp phát huy và sử dụng hiệu quả các nguồn lực sinh kế của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình (179)
        • 5.2.3. Thực hiện các chiến lược sinh kế theo hướng bền vững đối với cư dân ở vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (184)
        • 5.2.4. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả chương trình phát triển nông thôn mới, chiến lược phát triển bền vững của địa phương là cơ sở để tăng cường sinh kế bền vững đối với cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (0)
        • 5.2.5. Kế thừa các kinh nghiệm phát triển bền vững trên thế giới và ở Việt Nam 137 (194)
  • PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (0)
    • 1. Kết luận (196)
    • 2. Kiến nghị (200)
      • 2.1. với Đối cơ quan quản lý Trung ương và cấp tỉnh (0)
      • 2.2. với Đối cơ quan quản lý địa phương (0)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (203)

Nội dung

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SINH KẾ BỀN VỮNG

Hầu hết các nghiên về sinh kế bền vững tiếp cận dựa trên 3 hướng cơ bản: (1) Dựa vào tài sản sinh kế và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sinh kế; (2) Dựa vào phân tích tính bền vững của sinh kế; (3) Phương pháp đo lường sinh kế bền vững.

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu sinh kế bền vững trên thế giới

1.1.1 Một số công trình nghiên cứu sinh kế bền vững dựa trên các lợi thế về nguồn lực sinh kế của địa phương

Dựa vào các lợi thế về nguồn lực sinh kế của địa phương để thực hiện cải thiện, chuyển đổi hay phát triển các hoạt động sinh kế, các nghiên cứu đã xây dựng hoặc sử dụng công cụ khung phân tích như một phương pháp nghiên cứu.

Teresa–Chang Hung Tao (2006), Fujun Shen (2009) [71], [75] nhận định hoạt động du lịch như là một chiến lược sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư sinh sống ở Đài Loan, Trung quốc Nghiên cứu cho rằng, lợi thế nguồn lực phát triển du lịch là cơ sở để thực hiện mục đích chuyển đổi sinh kế và cải thiện hoạt động sinh kế kém bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn Từ đó, địa phương cần thực hiện các chính sách hỗ trợ chuyển đổi sinh kế Nghiên cứu chỉ ra rằng, thực hiện sinh kế du lịch bền vững phải kết hợp sự giao thoa về “sinh kế nông thôn bền vững; Du lịch bền vững; Du lịch nông thôn” Trong đó, vốn thể chế được xem trọng như các nguồn vốn sinh kế khác, đây cũng là sự khác biệt lớn nhất của nghiên cứu so với DFID (1999) [71].

Muhammad Asiful Basar (2009) ở Bangladesh chú trọng đến nguồn lực đất đai, cho rằng năm nhóm đất đai với quy mô khác nhau sẽ có những lợi thế khác nhau để lựa chọn phát triển sinh kế, đồng thời thực hiện phân tích năm nguồn vốn sinh kế để nhận định điểm mạnh và điểm yếu theo mức sống của các địa phương Kết quả là có bốn mức thu nhập khác nhau [59].

Như vậy các nghiên cứu trên chú trọng đến việc phân tích lợi thế các hoạt động sinh kế trên cơ sở nguồn lực mặt nước, nguồn lực đất đai, địa danh thắng cảnh…để đánh giá những lợi thế và hạn chế của các hoạt động sinh kế, chỉ ra các kết quả sinh kế, từ đó đưa ra hàm ý chính sách và giải pháp nhằm phát triển sinh kế bền vững Tuy nhiên các nghiên cứu này chỉ đánh giá các hoạt động sinh kế riêng lẻ, bối cảnh nghiên cứu tập trung trên 70% người dân tham gia các hoạt động thủy sản, hoặc một số đối tượng là những người có đào tạo và khả năng đầu tư, thiếu tính cộng đồng (trừ người nghèo) [46], hoặc xem trọng nguồn lực tự nhiên [59].

1.1.2 Một số công trình nghiên cứu sinh kế bền vững vùng đệm dựa trên việc sử dụng mô hình các nhân tố ảnh hưởng

Các nghiên cứu này chú trọng việc sử dụng các mô hình nhân tố ảnh hưởng để đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến hoạt động sinh kế, mà chủ yếu là các sinh kế phụ thuộc nguồn lực tự nhiên của khu bảo tồn hoặc vườn quốc gia như:

Obong Linus Beba và cộng sự (2013) phân tích thực trạng sinh kế của vùng đệm tại Vườn quốc gia Cross River Nghiên cứu chỉ ra rằng, các hoạt động sinh kế của người dân vùng đệm ảnh hưởng đến vườn quốc gia, trong đó sản xuất nông nghiệp xâm lấn đất rừng chiếm 20%; săn trộm 15,2%; thu hoạch dược liệu 6,4%; khai thác gỗ 3,6% và hoạt động khác 12,8% Các hoạt động này bị ảnh hưởng của các nhân tố về quy mô khai thác, diện tích đất canh tác, trình độ giáo dục, giới tính của chủ hộ…[63].

Teija Reyes (2008) đã nhận định hoạt động nông, lâm truyền thống của người dân vùng đệm có thể có những thay đổi tích cực hơn nếu chính quyền địa phương có những chính sách hợp lý như: (1) Quản lý rừng có sự tham gia của người dân để nâng cao vai trò quản lý tài nguyên thiên nhiên; (2) Thay đổi ý thức của người dân thông qua sự hoàn chỉnh các thể chế chính trị của tổ chức trong việc nâng cao vai trò của nông nghiệp và lâm nghiệp trong giảm nghèo Các hoạt động sinh kế này có sự khác nhau giữa các địa phương do khoảng cách từ nơi ở đến khu bảo tồn, quy mô đất, thu nhập, lương thực…; Trong đó chỉ 6% số người được khảo sát cho là không có sự sụt giảm của năng suất; 65% ý kiến cho rằng sụt giảm do biến đổi khí hậu và 19% năng suất sụt giảm do suy thoái môi trường Nguyên nhân về những kết quả trên là do thiếu vốn (37%), thiếu thị trường (37%), thiếu đào tạo (37%), thiếu nhận thức (37%), thiếu phân bón (33%), thiếu nhân lực (28%), thiếu đất canh tác (12%) và độ tin cậy của việc giải thích này lên đến 73% [66].

Taruvinga A và Mushunje A (2015) đưa ra 4 mô hình hồi quy Tobit với 11 nhân tố ảnh hưởng xác suất mà người dân sẽ tham gia khai thác kết hợp các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ Kết quả 4 mô hình phản ánh sự kết hợp (số loài) lâm sản ngoài gỗ được khai thác sẽ ảnh hưởng đến tài nguyên rừng và khu bảo tồn khác nhau Trong đó nhân tố dân số và quy mô nhân khẩu hộ gia đình giải thích đến 73% [78].

Việc tiếp cận phân tích sự bền vững sinh kế của các nghiên cứu chỉ ra rằng: tính bền vững của sinh kế được phản ánh trên các phương diện về kinh tế, xã hội, môi trường và cấu trúc thể chế và quy trình chính sách Các tiêu chí này cho phép nhận định một cách toàn diện về tác động tiêu cực và tích cực đến sự bền vững của sinh kế.

Bruce K Downie (2015) sử dụng thuyết hành vi dự định để thăm dò hành vi của người dân vùng đệm Vườn quốc dân Saadani về khả năng mở rộng hay chuyển đổi sinh kế cũng như mục tiêu sản xuất lâu dài Từ đó đưa ra bốn khuyến nghị là nên thay đổi một phần, tăng cường nguồn lực, giữ nguyên hiện trạng hoặc nên thay thế sinh kế mới Bốn lĩnh vực sinh kế mà người dân vùng đệm tham gia gồm sinh kế phụ thuộc tài nguyên, thu nhập từ lương, từ các hoạt động kinh doanh và nguồn khác [38]. Lamsal và cộng sự (2015) chỉ ra rằng thu nhập từ hoạt động khai thác từ tài nguyên vùng bảo tồn chiếm 12,4% tổng thu nhập của hộ gia đình [56].

Winin Zakiah và cộng sự (2015) nghiên cứu sinh kế bền vững tại vùng đệm vườn quốc gia Sebangau, đó là một vùng đầm lầy than bùn Nghiên cứu đánh giá thực trạng của 5 nguồn vốn sinh kế và cho rằng 5 nguồn vốn sinh kế đều ảnh hưởng đến mọi hoạt động sinh kế của con người, năm nguồn vốn này cũng được phát triển thành chỉ số chính trong cách tiếp cận của khung phân tích sinh kế Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng tiếp cận các nguồn vốn đến phát triển kinh tế của ngư dân vùng đệm rất thấp cận dưới 50% Tác giả cũng nhận định, kích thước bền vững của sinh kế thực sự phải dựa các trên tiêu chí về bền vững về môi trường, về xã hội, về kinh tế và cấu trúc và quy trình thể chế diễn ra theo hướng tăng cường tính bền vững các hoạt động sinh kế [80] Đây được xem là nghiên cứu thực tiễn điển hình về sinh kế bền vững của người dân vùng đệm VQG.

Các nghiên cứu này chỉ tập trung phân tích mô hình nhân tố ảnh hưởng của các sinh kế truyền thống và chú trọng các sinh kế phụ thuộc nguồn lực tài nguyên Vườn quốc gia, các nhân tố ảnh hưởng chỉ phản ánh tính quy mô về vốn nhân lực, tự nhiên, xã hội, tài chính ở một số hoạt động sinh kế; hoặc xuất phát từ việc khai thác thiếu bền vững và quy trình thể chế chính sách chưa rõ ràng Mục tiêu của nghiên cứu làm rõ lợi thế hoạt động khai thác ít tác động tiêu cực đến tài nguyên vườn quốc gia [63].

Nghiên cứu cũng nhận định các nhân tố ảnh hưởng lớn đến quy mô khai thác và số loài khai thác [76] Phương pháp khảo sát về hành vi dự định được xem là phương pháp định tính có ý nghĩa cho việc quy hoạch, định hướng trong phát triển sinh kế theo hướng bền vững [38] Winin Zakiah và cộng sự (2015) làm rõ hơn về các tiêu chí đánh giá mức độ bền vững về sinh kế và xem vai trò của năm nguồn vốn sinh kế phản ánh đến mọi quá trình phát triển các hoạt động sinh kế, bên cạnh đó nghiên cứu cũng chỉ ra được kích thước đánh giá bền vững sinh kế dựa trên 4 tiêu chí đánh giá về bền vững môi trường, bền vững kinh tế, bền vững xã hội và bền vững về thể chế - chính sách [80].

Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chỉ tập trung phân tích các mô hình nhân tố ảnh hưởng một số hoạt động sinh kế truyền thống, chú trọng đến sinh kế phụ thuộc nguồn lực tài nguyên đối với một số các hoạt động sinh kế Bên cạnh đó, chưa có khung lý thuyết hoàn chỉnh làm cơ sở để đánh giá sinh kế bền vững ở vùng đệm, hệ thống chỉ tiêu về chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp đánh giá sinh kế bền vững chưa rõ ràng.

1.1.3 Một số công trình nghiên cứu sinh kế bền vững dựa trên việc sử dụng chỉ số đo lường sinh kế bền vững

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA CƯ DÂN VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA

CƠ SỞ Ý U N VÀ THỰC TIỄN VỀ SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA CƯ DÂN

VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA

2.1.1 Quan điểm sinh kế bền vững, khung phân tích và tiêu chí đánh giá tính bền vững của sinh kế

2.1.1.1 Khái niệm sinh kế bền vững Rober Champers và Godern Conway (1992) là những người đầu tiên đưa ra khái niệm khá rõ ràng, theo các tác giả “Sinh kế gồm năng lực, nguồn lực (nguồn dự trữ, nguồn tài nguyên, quyền được bảo vệ và tiếp cận) và các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống của con người” [37] Frank Ellis (2000) chỉ rõ một sinh kế bao gồm các tài sản (tự nhiên, phương tiện vật chất, con người, tài chính và vốn xã hội), các hoạt động và việc tiếp cận các tài sản này (thể chế và quan hệ xã hội), tất cả đều xác định sự sống mà cá nhân hoặc hộ gia đình nhận được [41] Scoones (1998) và Cơ quan phát triển Vương quốc Anh (DFID, 2001) đưa ra quan điểm về sinh kế bao gồm các khả năng, tài sản (cả nguồn lực vật chất và nguồn lực xã hội) cùng các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống [39] [69].

Tóm lại, sinh kế là những hoạt động cần thiết mà cá nhân hay hộ gia đình phải thực hiện để duy trì sự sống và đảm bảo nhu cầu sống dựa trên các khả năng và nguồn lực sinh kế của chính họ.

Quan điểm về sinh kế bền vững

Quan điểm về sinh kế bền vững dựa trên lý thuyết về phát triển bền vững, phát triển bền vững xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”[49] Báo cáo của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (nay là Ủy ban Brundtland), báo cáo ghi rõ “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” [36].

Khái niệm “Phát triển bền vững” xuất hiện trong phong trào “Bảo vệ môi trường” từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ XX, đến nay đã có nhiều định nghĩa về phát triển bền vững được đưa ra như: Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế – xã hội lành mạnh dựa trên việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường, nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng bất lợi cho các thế hệ mai sau Theo Trần Ngọc Ngoạn (2008) phát triển bền vững là sự phát triển thỏa mãn được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai” [20].

Chambers và Conway (1992) nhận định “một sinh kế được cho là bền vững khi mà sinh kế đó có thể đối phó và phục hồi từ những căng thẳng và các cú sốc, duy trì hoặc tăng cường khả năng các tài sản, cung cấp các cơ hội sinh kế bền vững cho các thế hệ tiếp theo; phân phối các phúc lợi ở cấp địa phương và cấp cộng đồng trong ngắn hạn và dài hạn” [37] Scoones (1998), quan điểm về sinh kế bền vững cơ bản giống với nhận định trên nhưng nhấn mạnh đến tính bền vững của nguồn lực tự nhiên, điều này liên quan đến thực hiện các chiến lược sinh kế của cộng đồng nông thôn [69]. Theo Pramod K Singh, B.N Hiremath (2010), khái niệm an ninh sinh kế bền vững (SLS) có phạm vi rộng hơn bao gồm các mối quan tâm và chính sách hiện tại yêu cầu liên quan đến phát triển bền vững (SD) Theo Swaminathan (1991a, b) an ninh sinh kế bền vững là các lựa chọn sinh kế an toàn về mặt sinh thái, hiệu quả kinh tế và xã hội công bằng [64].

Hanstad và cộng sự (2004) diễn giải rằng “Một sinh kế được coi là bền vững khi nó có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị các tác động, hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tương lai trong khi không làm xói mòn nền tảng của các nguồn lực tự nhiên” [45] Tác giả Koos Neefjes (2000) giải thích sinh kế bền vững là “Một sinh kế phải phụ thuộc vào các khả năng và của cải (cả nguồn lực vật chất và xã hội) và những hoạt động mà tất cả là cần thiết để mưu sinh. Sinh kế của một người hay một gia đình là bền vững khi họ có thể đương đầu và phục hồi trước các căng thẳng và chấn động, tồn tại được hoặc nâng cao thêm các khả năng và của cải của mình và cả trong tương lai mà không làm tổn hại đến các nguồn lực môi trường” [61].

Như vậy, chúng ta có thể hiểu sinh kế bền vững là việc sử dụng các nguồn lực cần thiết để thực hiện các chiến lược sinh kế nhằm đạt được các kết quả mong muốn Ở cấp hộ gia đình, sinh kế đó được coi là bền vững khi sinh kế đó có thể duy trì mức thu nhập ổn định và ít tác động đến các yếu tố môi trường, kinh tế và xã hội Các nguồn lực sinh kế

Bối cảnh Nguồn lực sinh kế Quy trình và cấu trúc Chiến lược sinh kế Kết quả sinh kế bao gồm: (1) Nguồn lực con người; (2) Nguồn lực vật chất; (3) Nguồn lực tự nhiên;

(4) Nguồn lực tài chính; (5) Nguồn lực xã hội Các nguồn lực sinh kế có quan hệ chặt chẽ với nhau, có tác động trực tiếp đến chiến lược sinh kế, kết quả sinh kế và mục tiêu sinh kế.

2.1.1.2 Khung phân tích sinh kế bền vững

Khung phân tích được xem là một công cụ hữu hiệu để nhận định các nhân tố cấu thành và các tiêu chí đánh giá sinh kế, những cú sốc, những căng thẳng, hoàn cảnh cần phải đối phó, những điểm mạnh và điểm yếu, từ đó lựa chọn phương pháp tác động đến sinh kế phù hợp để cải thiện, lựa chọn hoặc thay thế sinh kế.

- Các yếu tố cấu thành khung phân tích

Chương trình UNDP (1985), mô hình của CARE (1994) mô hình được cấu thành bởi 3 yếu tố cơ bản: Bối cảnh, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế Sau này các nghiên cứu xây dựng khung phân tích chi tiết hơn các thành phần liên quan trong việc phân tích một sinh kế bền vững như: Scoones (1998), Frank Ellis (2000), DFID

(2001) có 5 yếu tố cấu thành khung sinh kế [39]:

Hình 2.1 Các yếu tố cấu thành khung phân tích sinh kế bền vững [45]

+ Thứ nhất, bối cảnh bên ngoài

Bối cảnh sống là môi trường về kinh tế, xã hội, văn hóa, tự nhiên, thể chế, chính sách Bối cảnh tác động đến các sinh kế như: các cú sốc về mùa vụ, điều kiện thời tiết, dịch bệnh; các xu hướng kinh tế, định hướng phát triển kinh tế, dân số; điều kiện về cơ hội tiếp cận việc làm, thị trường, công nghệ, thông tin [39], [41], [70]. Ngoài ra, các hủ tục, luật tục của địa phương dẫn đến những xung đột về thể chế, chính sách…[13], [62].

+ Thứ hai, nguồn lực sinh kế (tài sản sinh kế)

Nguồn lực sinh kế là toàn bộ năng lực vật chất hoặc phi vật chất mà con người có thể sử dụng đế duy trì hay phát triển sinh kế của họ Mục tiêu sử dụng tối ưu các nguồn lực hiện có để tạo thu nhập cho nông hộ (Ellis, 2000) Tài sản gồm cả tài sản hữu hình và tài sản vô hình (Scoones, 1998) Theo DFID (2001), nguồn vốn hay tài sản sinh kế được coi là yếu tố trọng tâm trong quá trình phân tích sinh kế bền vững và chia làm 5 loại sau:

* Nguồn lực con người: Con người được xem là nhân tố trung tâm, nguồn lực con người thể hiện kỹ năng, kiến thức, năng lực và thể lực để theo đuổi các chiến lược sinh kế và đạt được các mục tiêu sinh kế đặt ra [39] Vốn nhân lực được phản ánh dưới dạng kiến thức, ý tưởng, sáng tạo, kỹ năng và năng suất lao động [80] Nguồn nhân lực có thể được đầu tư thông qua nhiều hình thức gồm giáo dục chính thức và không chính thức, việc làm, sức khỏe, kinh nghiệm…[79].

* Nguồn lực xã hội: Là các tiềm lực xã hội mà con người dựa vào để theo đuổi các chiến lược sinh kế như: mạng lưới xã hội (tham gia các hội, nhóm, đoàn thể…); các nhóm tổ chức đoàn thể (chính thức và không chính thức); quy tắc xã hội và cơ hội tham gia; nguồn hỗ trợ thông tin, khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin…[41]. Ngoài các vấn đề trên, vốn xã hội cũng phản ánh các giá trị và hành vi chung, các quy tắc và chế tài chung, đại diện tập thể, cơ chế tham gia vào việc ra quyết định [45]. Muhammad (2012) khi nghiên cứu trong bối cảnh vùng đệm đã nhận định, tài sản xã hội được đo bằng văn hóa truyền thống, duy trì các phong tục, bảo tồn giá trị dân tộc và đời sống của người dân Các chỉ số về vốn xã hội là các yếu tố thiết yếu hỗ trợ sinh kế bền vững của người dân vùng đệm Sebangau Tuy nhiên chỉ khoảng 10% dân số được hưởng các lợi ích để phát triển kinh tế [80].

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Vùng đệm vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có tổng diện tích tự nhiên là 342.570,89 ha, nằm về phía Tây – Bắc tỉnh Quảng Bình cách trung tâm thành phố Đồng Hới khoảng 50km Vùng đệm bao gồm 7 xã của huyện Bố trạch (Xuân Trạch, Thượng Trạch, Tân Trạch, Sơn Trạch, Hưng Trạch, Phú Định, Phúc Trạch), 5 xã của huyện Minh Hóa (Hóa Sơn, Trung Hóa, Dân Hóa, Trọng Hóa, Thượng Hóa) và 1 xã của huyện Quảng Ninh (Trường Sơn) Bản đồ vùng đệm ở hình 3.1 như sau:

Hình 3.1 Mô tả vùng đệm và vùng lõi 1

Vị trí địa lý: Từ 17 0 12’53” đến 17 0 53’7” vĩ độ Bắc và từ 105 0 38’26” đến

106 0 25’48” kinh độ Đông Ranh giới khu vực vùng đệm tiếp giáp với 4 phía như sau: Phía Bắc giáp 02 huyện Tuyên Hóa và Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình); phía Nam giáp huyện Lệ Thủy của tỉnh Quảng Bình; phía Đông giáp các xã Trường Xuân, Vĩnh Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình); phía Tây giáp tỉnh Bua La Pha và Nhom

Na Lạt nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào [37].

1 https://vi.wikipedia.org/wiki/VươnVườn_quốc_gia_Phong_Nha_-_Kẻ_Bàng

Vùng đệm trong là bản A Rem thuộc xã Tân Trạch được hình thành theo quyết định số 3605/QĐ-UBND năm 2014 nằm trong vùng phục hồi sinh thái, thuộc vùng lõi; Vùng đệm ngoài là thuộc các xã Xuân Trạch, Thượng Trạch, Tân Trạch, Sơn Trạch, Hưng Trạch, Phú Định, Phúc Trạch, Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Sơn, Thượng Hóa, Trung Hóa, Trường Sơn bao ngoài bìa rừng và vườn quốc gia.

Theo Quyết định số 1062/QĐ-TTg ngày 5/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Điều chỉnh ranh giới VQG Phong Nha – Kẻ Bàng thì vùng đệm trong theo Quy hoạch có tổng diện tích là 200 ha thuộc Bản Arem (xã Tân Trạch) trong đó đất thổ cư 25 ha; Đất nông nghiệp, rừng trồng cây bản địa và đất trồng cây bụi sau nương rẫy là 175 ha Bản Đoòng (xã Tân Trạch) chưa được định cư ổn định; với diện tích khoảng 20 ha và là nơi cư trú của dân tộc người Ma Coong, các hoạt động kinh tế là du canh và chăn thả gia súc đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến tính toàn vẹn của VQG.

3.1.1.2 Địa hình phân bố vùng đệm

Khu vực các xã vùng đệm VQG PNKB nằm ở sườn Đông của dãy Trường Sơn, có địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, chia thành 2 dạng chính sau [28]:

-Địa hình núi cao và trung bình: Kiểu địa hình này chiếm phần lớn diện tích của các xã như Thượng Trạch, Tân Trạch, Xuân Trạch (huyện Bố Trạch); Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Sơn, Trung Hóa, Thượng Hóa (Minh Hóa); xã Trường Sơn (Quảng Ninh). Địa hình núi cao có đặc điểm chia cắt rất mạnh, độ cao trung bình từ 300 – 500m, một số nơi cao trên 1000 m gồm: (1) Địa hình núi đá vôi gồm khối núi đá vôi liên tục từ Cha Lo (huyện Minh Hóa) kéo dài tới Hang Én, Rào Bụt, Cà Roòng (Huyện Bố Trạch); (2) Địa hình núi đất phân bố chủ yếu ở các xã Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Sơn, Thượng Trạch, Tân Trạch Đặc điểm sườn núi dốc thoải, ít bị chia cắt, lớp phủ thực vật còn khá, đất đai phì nhiêu, rất phù hợp với loại cây lâm nghiệp.

-Địa hình gò đồi đan xen đồng bằng: Đây là khu vực tiếp giáp địa hình núi cao, trung bình và chủ yếu phân bố ở các xã Phú Định, Phúc Trạch, Xuân Trạch (huyện Bố Trạch), xã Trung Hóa (Minh Hóa) Độ cao trung bình 100 – 200 m, sườn thoải, rất thuận tiện cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày đặc biệt là cây cao su, tiêu.

Vùng đồng bằng có diện tích chiếm khoảng 6,0% tổng diện tích, phân bố hẹp giữa các khối núi đá vôi và núi đất, độ cao trung bình từ 20 – 30 m, do địa hình vùng thấp trũng nên hàng năm thường bị ngập lụt và phù sa bồi đắp, đất có độ phì tự nhiên cao, thuận lợi cho việc phát triển cây lương thực.

Theo kết quả quan trắc nhiều năm của các trạm khí tượng xung quanh VQG Phong Nha – Kẻ Bàng (Trạm Tuyên Hoá, trạm Ba Đồn và trạm Đồng Hới) cho thấy điều kiện khí hậu các xã vùng đệm mang đậm đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng ven biển miền Bắc Trung bộ, mỗi năm được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8; mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau [27].

Về chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khá cao (24,8 0 C) Tuy nhiên, nhiệt độ trong năm cũng có sự khác nhau giữa các mùa Mùa khô thời thiết rất nóng nực nhiệt độ trung bình là 27,6 o C nhưng có khi lên tới 39 o C; mùa mưa nhiệt độ trung bình từ 21 đến 22 o C, thấp nhất vào khoảng tháng 01, có khi xuống 10 o C Tổng nhiệt độ trung bình năm 8500 o C đến 8600 o C.

Về chế độ mưa: Lượng mưa bình quân năm từ 2000 đến 2500 mm, phân bố không đều giữa các mùa Vào mùa mưa, lượng mưa chiếm từ 60 đến 70% tổng lượng mưa cả năm, cao nhất vào tháng 8, 9,10 hàng năm; do mưa lớn, địa hình chia cắt, nước lũ xuống chậm ở các xã Trung Hóa, Thượng Hóa bị ngập lụt nhiều ngày Mùa khô lượng mưa chỉ 30 – 40% tổng lượng mưa cả năm, mùa khô thường xuất hiện gió mùa Tây Nam, hạn hán kéo dài từ tháng 4 đến tháng 7, độ ẩm chỉ còn 66-68%, do vậy mùa này thường bị khô hạn thiếu nước và diễn ra cháy rừng.

Về chế độ gió: Khu vực vùng đệm thường chịu ảnh hưởng của 2 luồng gió chính: Gió mùa Đông Bắc thổi từ Trung Quốc và vùng vịnh Bắc Bộ từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Gió mùa Tây Nam thổi từ vịn Ben – gan tràn qua lục địa luồn qua các dãy núi phía tây Trường Sơn (gió lào) Gió lào xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm, trung bình mỗi năm có đến 18 đến 20 ngày có gió phơn Tây Nam khô nóng, nhiệt độ cao, độ ẩm thấp Đây là loại gió có ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của và phát triển của cây trồng, nguy cơ xảy ra cháy rừng cao.

Về chế độ bão: Theo thống kê của các trạm thủy văn, trung bình hàng năm có khoảng 4-5 trận bão tác động đến địa bàn các xã vùng đệm Sức gió của những cơn bão thường có tốc độ từ cấp 7 đến cấp 9, thậm chí có những trận bão lên đến cấp 12 và

13 Các cơn bão này thường kèm theo mưa lớn và gây ra ngập úng trên địa phận các xã vùng đệm, ảnh hưởng lớn đến sản xuất, sinh hoạt và đời sống kinh tế [28].

Nhìn chung đây là vùng có khí hậu rất khắc nghiệt, tình trạng hạn hán trong mùa khô, lũ lụt trong mùa mưa bão xảy ra thường xuyên; gây thiệt hại không nhỏ đến người và của cải, ảnh hưởng kinh tế xã hội và đời sống của nhân dân trong vùng Để giảm bớt thiệt hại do thiên tai gây ra hàng năm nhân dân các xã vùng đệm đã bỏ ra nguồn kinh phí khá lớn để phòng chống lụt bão và kiên cố cơ sở hạ tầng.

3.1.1.4 Về đất đai, thổ nhưỡng

Theo số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất khu vực các xã vùng đệm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng cho thấy, tổng diện tích tự nhiên là 342570,89 ha, hiện đang được khai thác sử dụng theo các mục đích khác nhau, bao gồm: Đất lâm nghiệp chiếm khoảng 93,3% (320403,51ha) tổng diện tích đất tự nhiên; Đất sản xuất nông nghiệp khoảng 10.337,4 ha chiếm tỷ lệ 3% (bình quân 0,50 ha/hộ gia đình); Đất chưa sử dụng (bao gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng và núi đá không có rừng cây) khoảng 7011.3 ha (2,04%); Đất phi nông nghiệp khoảng 5607,1 ha chiếm 1.63% (Đất ở, đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, đất tôn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng) 2 Vùng đệm gồm các loại đất như sau:

THỰC TRẠNG SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA CƯ DÂN VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG, QUẢNG BÌNH

GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG, QUẢNG BÌNH

4.1 Thực trạng các nguồn lực cơ bản của vùng đệm tác động đến phát triển sinh kế

4.1.1 Cơ sở hạ tầng, vật chất của vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng 4.1.1.1 Cơ sở hạ tầng của vùng đệm

Cơ sở vật chất, hạ tầng chủ yếu của vùng đệm có 7/9 chỉ tiêu chiếm tỷ lệ trên 50%, nhưng số chỉ tiêu có tỷ lệ cao từ 70% trở lên rất ít chỉ chiếm 33,3% (3 chỉ tiêu), tình hình cụ thể được phản ánh ở bảng như sau:

Bảng 4.1 Một số chỉ tiêu chủ yếu về cơ sở hạ tầng của vùng đệm năm 2018

Chỉ tiêu ĐVT Tổng số Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Xã có chợ 1: có; 0:không 13 8 61,5

2 Xã có nhà văn hóa 1: có; 0:không 13 4 30,8

3 Số km đường trục xã, thôn, ngõ, xóm được bê tông hóa hoặc rải đá Km 1268,6 511,4 40,3

4 Tỷ lệ chiều dài kênh mương được kiến cố hóa Km 123 65 52,8

5 Số xã có trạm y tế xây dựng kiên cố Xã 13 12 92,3

6 Số thôn, bản có đường xe ô tô tới xã Thôn 154 125 81,2

7 Số thôn có nhà văn hóa Thôn 154 119 77,3

8 Số thôn bản có trường, lớp mẫu giáo Thôn 154 83 53,9

9 Số thôn, bản có hệ thống loa truyền thanh Thôn 154 68 59,1

Nguồn: tính toán từ số liệu xã và niên giám thống kê huyện (chi tiết phụ lục8).

Số xã không có chợ tập trung chủ yếu là những xã vùng cao, vùng sâu có điều kiện sinh hoạt, đi lại khó khăn; dịch vụ thương mại kém phát triển; mật độ dân số thưa gồm các xã Hóa Sơn, Trọng Hóa, Tân Trạch, Thượng Trạch, Thượng Hóa Những xã có nhà văn hóa là những xã có điều kiện phát triển, năng lực đầu tư thường xuyên cho cơ sở hạ tầng cao; có nhu cầu phát triển tinh thần, thể dục thể thao, đây là chỉ tiêu thấp nhất trong 9 chỉ tiêu phát triển chủ yếu của vùng đệm Tỷ lệ số km của trục đường thôn, xã được bê tông hóa hoặc rải đá chiếm 40,3% và tỷ lệ kênh mương được kiên cố hóa chiếm 52,8% chủ yếu là các xã vùng núi có độ dốc thấp, gần đường giao thông như Trường Sơn, Thượng Hóa, Trung Hóa, Dân Hóa và một số xã có diện tích lúa nước cao Do vậy, cây trồng vào mùa khô thường xuyên thiếu nước dẫn đến năng suất thấp Số xã có trạm y tế xây dựng kiên cố và số thôn có đường ô tô đến xã chiếm tỷ lệ cao nhất trên 80%, do các xã vùng đệm được hỗ trợ từ Chương trình 135, Chương trình nông thôn mới, dự án Chính phủ và phi chính phủ (ICCO của Hà Lan; SNV ) Có 68 thôn có loa truyền thanh nối với xã (7/13 xã) chiếm 59,06%, những thôn có loa truyền thông nối với xã chủ yếu là những xã có điều kiện phát triển, 5 xã còn lại không có loa truyền thông là những xã có điều kiện đặc biệt khó khăn Điều này gây khó khăn trong việc phổ biến, tuyên truyền các thông tin pháp luật, chính sách và quy định của địa phương; giảm hiệu quả quản lý và tiến độ thực hiện các chính sách.

4.1.1.2 Tài sản vật chất của các hộ cư dân vùng đệm vườn quốc gia PNKB

Theo kết quả khảo sát hộ cho thấy, có 11 trên 13 loại tài sản và phương tiện sinh hoạt trong gia đình bình quân dưới 01 cái (chiếc) trên hộ, trong đó có 9 trên 13 loại tài sản bình quân dưới 0,5 cái (chiếc) Thấp nhất là phương tiện đi lại, phương tiện cập nhật thông tin và các loại phương tiện sinh hoạt gia đình, chỉ có hai loại phương tiện bình quân hộ trên 01 chiếc là ti vi và điện thoại di động Tình hình ở bảng 4.2 như sau:

Bảng 4.2 Một số tài sản và phương tiện sinh hoạt bình quân của cư dân Đvt: Cái (chiếc)/hộ

Radio, dàn âm thanh ĐT cố định ĐT di động Điều Hòa

Nguồn: Báo cáo các xã [29]

Với kết quả chỉ ra ở bảng 4.2 cho thấy, tài sản bình quân của các hộ vùng đệm thấp hơn giá trị tài sản và phương tiện sinh hoạt bình quân các huyện (Minh Hóa, BốTrạch, Quảng Ninh) Vùng đệm thiếu các loại tài sản sản xuất và phương tiện sinh hoạt nghiêm trọng, điều này đã chỉ ra những khó khăn về điều kiện sống của người dân vùng đệm Nguyên nhân dễ nhận thấy là có nhiều xã đặt biệt khó khăn, có 7/13 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, có trên 40 bản (làng) là người dân tộc thiểu số với nhiều nhóm dân tộc khác

LT bình quân LT có hạt BQGia súc BQGia cầm BQ Thu nhập BQ ngườingườihộhộngười nhau (Rục, Arem, Khùa, Trì, Macoong, Mường…), dân trí thấp, thiếu kiến thức xã hội và mức sống dưới nghèo, không có khả năng để mua sắm các loại tài sản.

4.1.2 Tình hình sản xuất của vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Kết quả sản xuất của vùng đệm phản ánh thông qua các chỉ tiêu chủ yếu như: lương thực bình quân người, lương thực có hạt bình quân người, gia súc bình quân hộ, gia cầm bình quân hộ và thu nhập bình quân hộ, các chỉ tiêu phản ánh cụ thể như sau:

Biểu đồ 4.1 Một số chỉ tiêu về kết quả phát triển sản xuất của vùng đệm năm 2018 10

Nguồn: tính toán từ số liệu xã và niên giám thống kê huyện (phụ lục A)

Sản lượng lương thực bao gồm sản lượng lương thực có hạt (lúa, ngô và các loại cây lương thực có hạt khác như kê, mì mạch, cao lương, ) và sản lượng các loại cây chất bột có củ (sắn, khoai các loại ) được sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định. Lương thực ở một số xã vùng đệm chưa đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của gia đình, diện tích đất sản xuất nông nghiệp thấp đặc biệt là lúa Lương thực bình quân đầu người của vùng đệm là 512 kg/người/năm thấp hơn bình quân chung của các huyện Quảng Ninh là 658kg/người, Bố Trạch là 697 kg/người, nhưng cao hơn huyện Minh Hóa (267 kg/người) Lương thực có hạt bình quân đầu người chỉ 204,5 kg/người chỉ bằng ẵ sản lượng lương thực bỡnh quõn Nguyờn nhõn là do sản lượng sắn khá cao, được xem là loại cây trồng rất phù hợp với vùng gò đồi, đặc biệt là giống sắn và ngô mới được hỗ trợ giống theo Chương trình Nông thôn mới, các xã Xuân Trạch, Phú Định, Sơn Trạch và Hưng Trạch với năng suất trên 220 tạ/ha.

10 Đơn vị tính: LT bình quân người (kg/người/năm); LT có hạt BQ người (kg/người/năm); GS bình quân hộ (con); GC bình quân hộ (con); Thu nhập bình quân người (triệu đồng/người/năm)

Số lượng gia súc bao gồm trâu, bò, lợn, dê hiện có tại thời điểm quan sát (gồm cả trâu, bò mới sinh sau 24 giờ); tổng số lượng lợn gồm lợn thịt, lợn nái và lợn đực giống Số gia súc bình quân của hộ ở vùng đệm là 3,0 con/hộ và gia cầm là 10 con/hộ Nhìn chung số gia súc bình quân hộ của vùng đệm bằng hoặc cao hơn số gia súc bình quân của các huyện (Quảng Ninh: 1,6 con; Bố Trạch: 2,7 con), tuy nhiên số gia cầm thấp hơn bình quân chung của các huyện (Quảng Ninh: 16 con; Bố Trạch: 19 con) Nguyên nhân hầu hết các xã vùng đệm là vùng gò đồi, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc cao nên việc sử dụng máy móc cho sản xuất khó khăn, trâu, bò là vật nuôi chủ yếu để làm sức cày, kéo; thói quen chăn nuôi thả rong và tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp nên số gia súc bình quân cao hơn so với bình quân toàn huyện Tuy nhiên, số gia cầm chăn nuôi nhỏ lẽ, trang trại chăn nuôi rất ít nên số gia cầm bình quân hộ thấp hơn bình quân chung toàn huyện.

4.1.3 Tình hình vệ sinh môi trường của cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình

Nhìn chung các chỉ tiêu về vệ sinh môi trường có tỷ lệ tương đối thấp, đặc biệt là các chỉ tiêu về số công trình nước sạch và thu gom, xử lý rác thải.

Bảng 4.3 Một số chỉ tiêu chủ yếu về vệ sinh môi trường

Chỉ tiêu ĐVT Tổng số Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Số xã có tổ chức thu gom rác thải Xã 154 5 38,5

2 Số thôn được tổ chức thu gom rác thải Thôn 154 56 36,4

3 Sô thôn có công trình nước sạch tập trung Thôn 154 24 15,1

4 Tỷ lệ che phủ rừng % 84,6

5 Số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh Hộ 18067 14284 79,1

Nguồn: tính toán từ số liệu xã và niên giám thống kê huyện (chi tiết phụ lục 8).

Thực trạng về vấn đề vệ sinh môi trường cho thấy: số thôn có công trình nước sinh hoạt tập trung chỉ chiếm 15%, chủ yếu là 1 số xã được hỗ trợ theo chương trình

135 Số thôn có tổ chức thu gom rác thải thuộc các xã có điều kiện phát triển, dân cư đông, các loại hình thương mại, dịch vụ phát triển gồm các xã Sơn Trạch, Hưng Trạch, Phúc Trạch, Xuân Trạch , tỷ lệ này chỉ chiếm dưới 40% Số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh chiếm 79%, nguồn nước mà người dân vùng đệm sử dụng khá đa dạng, nước từ giếng đào, giếng khoan và nước từ khe mó được sử dụng bể lọc cá nhân Chỉ tiêu này đạt kế hoạch đặt ra năm 2020, tuy nhiên số công trình cung cấp nước sạch tập trung rất thấp, chỉ chiếm 15% Mặc dù có nhiều chương trình, dự án quan tâm đến vấn đề vệ sinh môi trường nhưng thực hiện chưa hiệu quả, chưa rộng rãi, nguyên nhân là nhiều vùng dân cư sinh sống thưa thớt, việc thu gom rác thải khó khăn, thói quen và ý thức về sinh hoạt, vệ sinh môi trường của vùng nông thôn chưa cao.

4.1.4.Thực hiện chương trình, chính sách đối với phát triển sinh kế của vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Trong 5 năm gần đây, vùng đệm có gần 100 chương trình dự án lớn nhỏ, các chương trình chính sách và các dự án tác động đến mọi mặt của sản xuất, đời sống và sinh kế; các dự án, chương trình chính sách góp phần đáng kể vào việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập ổn định, giảm thiểu áp lực về sinh kế của người dân lên tài nguyên thiên nhiên của Di sản và đóng góp vào GDP của tỉnh Hầu hết các xã vùng đệm đều được hưởng chương trình, chính sách và dự án đầu tư chính thức và phi chính phủ.

Bảng 4.4 Tác động của chương trình, chính đến người dân vùng đệm

Chỉ tiêu ĐVT Tổng số Số lượng thực hiện Tỷ lệ (%)

1 Số người tham gia tập huấn CT, dự án Người 41021 1734 4,2

2 Số người tham gia đào tạo CT, dự án Người 41021 560 1,4

3 Số hộ được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở hộ 18083 359 2,0

Nguồn: tính toán từ số liệu xã và niên giám thống kê huyện (chi tiết phụ lục 8).

Chương trình 135, chương trình 134 đã hỗ trợ đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng bình quân 1 tỷ đồng/xã/năm, hỗ trợ đào tạo cán bộ xã, nước sinh hoạt, điện lưới, mô hình hỗ trợ sản xuất, đào tạo cán bộ Chương trình kiên cố hóa trường học, chương trình định canh định cho cư dân biên giới, hỗ trợ sản xuất; chương trình nông thôn mới; chương trình bảo vệ và phát triển rừng; chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững (30A) nhằm hỗ trợ nhà ở và mức sống cho 5 xã biên giới thuộc huyện Minh Hóa Số người được đào tạo nghề từ hỗ trợ của chương trình trong 3 năm gần đây là

560 người chiếm 1,4% tổng số lao động và 1734 người được tham gia tập huấn chiếm 4,2%; hỗ trợ xây dựng nhà ở 359 hộ chiếm 2,0% tổng số hộ toàn vùng đệm.

Nhiều chính sách phát triển vùng đệm gồm chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn; chính sách phát triển công nghiệp – TTCN - dịch vụ, du lịch; chính sách hỗ trợ phát triển các lĩnh vực văn hóa xã hội khác; chính sách về đất đai

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SINH KẾ BỀN VỮNG ĐỐI VỚI CƯ DÂN VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG, QUẢNG BÌNH

5.1 Phương hướng phát triển sinh kế bền vững đối với cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình

5.1.1 Bối cảnh thực hiện phát triển sinh kế bền vững của vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, Quảng Bình

Sinh kế bền vững được xem là vấn đề thời sự ở các vùng nông thôn, đặc biệt đối với cư dân nghèo ở vùng đệm Trên thế giới không ít nghiên cứu về sinh kế bền vững ở các vùng đệm Vườn quốc gia ở Châu Phi, Châu Á đều là những vùng có tỷ lệ người nghèo và dễ bị tổn thương trước những biến động của xã hội Mục tiêu sinh kế bền vững trước tiên là giảm nghèo bền vững trên cơ sở hỗ trợ các nguồn lực để họ thực hiện các cải thiện hoặc thúc đẩy các hoạt động sinh kế của chính họ Xuất phát từ việc giảm nghèo, DFID đã chỉ ra rằng chỉ hỗ trợ cách thức và nguồn lực để chính họ thực hiện cải thiện các hoạt động sinh kế, đây cũng là những kinh nghiệm mà nhiều nước trên thế giới thực hiện thành công Những năm gần đây, việc thực hiện các tiêu chí đánh giá chương trình nông thôn mới tạo động lực phấn đấu thực hiện nhằm hoàn thành mục tiêu nông thôn mới, đây là điều kiện để đẩy nhanh thực hiện sinh kế bền vững ở các vùng nông thôn.

Vùng đệm vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng với sứ mệnh là vành đai bảo vệ vùng lõi Vườn quốc gia, bảo tồn và duy trì tính Đa dạng sinh học Kinh tế - xã hội của cư dân còn nhiều khó khăn, tính chất xã hội phức tạp, nhiều tộc người có những đặc trưng sinh sống khác nhau, các tác động từ bên ngoài dễ dẫn đến tổn thương nhóm người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số Trước tình trạng có nhiều hộ cư dân đang có các hoạt động sinh kế phụ thuộc vào tài nguyên rừng, sống dựa vào rừng Việc thực hiện cải thiện hay các sinh kế thay thế là một vấn đề bức thiết, bối cảnh đặt ra là phải bảo tồn tài nguyên, duy trì đa dạng sinh học vừa phải thực hiện sinh kế bền vững. Đó là một vấn đề khó khăn đối với nhiệm vụ của các cấp chính quyền địa phương hiện nay.

5.1.2 Mục tiêu, chỉ tiêu phát triển sinh kế bền vững đối với cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình

Phấn đấu đưa các xã vùng đệm thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào năm

2020 và cơ bản trở thành vùng đệm phát triển ổn định vàn năm 2030; Đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân cơ bản được hoàn thiện, đảm bảo quốc phòng an ninh và trật tự toàn xã hội được giữ vững; nâng cao nhận thức cộng đồng vùng đệm trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại; Phát triển nguồn lực đáp ứng được yêu cầu phát triển mới; Bảo vệ tốt môi trường sinh thái vùng đệm và các giá trị bảo tồn tài nguyên thiên nhiên vùng lõi.

5.1.2.2 Mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể

Mục tiêu và các chỉ tiêu về kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất theo hướng tăng các ngành phi nông nghiệp Đến năm 2020, tỷ trọng nông lâm thủy sản giảm xuống còn 46%; dịch vụ tăng lên 37%; công nghiệp và dịch vụ tăng lên 17%. Định hướng 2030 là 32,5%, 45%, 22,5% Thu nhập bình quân theo giá hiện hành đến

2020 tăng lên 25 triệu đồng và 2030 tăng lên 110 triệu đồng.

Mục tiêu và các chỉ tiêu về xã hội: Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên đạt 1,1% vào năm 2020 và 1,05% vào năm 2030 Giải quyết việc làm bình quân thời kỳ đến

2020 là 4000 người, giai đoạn 2021 – 2030 là 4200 người Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân thời kỳ là 2,1% và thời kỳ 2021 – 2030 là 2% Đến năm 2020 tỷ lệ họ nghèo còn 23 – 25%.

Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm theo các mục tiêu, định hướng quy hoạch đặt ra Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ qua đào tạo đạt 45%, trong đó đào tạo nghề đạt khoảng 35% và 85% số xã đạt chuẩn Y tế.

Mục tiêu và các chỉ tiêu về môi trường: Tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2020 là 92,4% và 2030 là 93% Hộ gia đình có công trình nước sạch trên 80%, tỷ lệ thu gom và xử lý nước thải từ Phong Nha đến Cha Lo đạt 70%.

5.1.3 Phương hướng phát triển sinh kế sinh kế bền vững đối với cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình

5.1.3.1.Tăng cường sinh kế bền vững dựa vào quy hoạch phát triển vùng nhằm phát huy thế mạnh, tiềm năng tài nguyên của địa phương

- Đề án phát triển du lịch thuộc các xã Phúc Trạch, Sơn Trạch, Xuân Trạch, Hưng Trạch: Tiếp tục phát huy hiệu quả các dự án đầu tư phát triển các điểm du lịch nhằm tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đầu tư xây dựng các nhà hàng, khách sạn, nhà nghĩ đạt chuẩn đáp ứng cơ bản các nhu cầu của khách du lịch đến năm 2020 Bên cạnh đó bổ sung các khu vui chơi, giải trí, trung tâm mua sắm, trạm dừng chân để tăng thời gian lưu trú của du khách.

Trên cơ sở phát triển các điểm du lịch, khai thác các tour, tuyến du lịch tăng thời gian lưu trú của du khách, từ đó thu hút nhiều lao động địa phương tham gia và tăng thu nhập, giảm tính thời vụ.

- Đề án phát triển lâm nghiệp thuộc các xã vùng cao như: Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Sơn, Thượng Hóa, Thượng Trạch, Tân Trạch có diện tích đất lâm nghiệp trên 90%. Tập trung cải thiện nguồn lực đất đai vào trồng rừng, sử dụng các giống cây bản địa cho giá trị cao để tăng nguồn thu (mô hình cây lâm nghiệp gồm Keo, Huê, mô hình trồng các loài cây dược liệu, mô hình nuôi ong, đồng thời đa dạng hóa các loại rừng trồng nhằm hạn chế rủi ro do biến đổi khí hậu.

- Đề án phát triển nông nghiệp, chăn nuôi: Phát huy hiệu quả các giống cây trồng địa phương, tận dụng nguồn lực hỗ trợ từ dự án, chương trình chính sách về giống, vật tư, cải tạo đất để mở rộng quy mô sản xuất Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với đặc điểm đất đai và biến đổi khí hậu; đồng thời cải thiện diện tích đất có thể đưa vào trồng các loại cây ngắn ngày như ngô, sắn, khoai, lúa để bổ sung lương thực đáp ứng nhu cầu cơ bản Nhân rộng các mô hình cây trồng đang thực hiện thí điểm gồm cây ăn quả, cây dược liệu, cây lương thực và các loại cây ngắn ngày, chuyển đổi diện tích cây cao su bị gãy đổ sang các loài cây ăn quả, cây công nghiệp phù hợp [38].

+ Tận dụng lợi thế vùng gò đồi tạo nên các đặc sản như gà đồi, lợn máng, bò bản được người tiêu dùng ưa chuộng Đa dạng hóa các loại gia súc, gia cầm vật nuôi.

+ Tận dụng các dự án hỗ trợ con giống ban đầu để thực hiện hóa đàn gia súc, nhân rộng quy mô chăn nuôi tập trung thuận lợi cho việc chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, tiêm phòng, hạn chế dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và phá hoại cây trồng.

+ Chính sách chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi của UBND huyện là cơ sở để thúc đẩy hình thành các trang trại, gia trại chăn nuôi phát triển Áp dụng các giống gia súc, gia cầm cho hiệu quả cao vào các vùng gò đồi, cùng với đó là áp dụng các kỹ thuật chăn nuôi, thay đổi dần chăn nuôi quảng canh sang chăn nuôi thâm canh, tiếp thu các ứng dụng khoa học kỹ thuật.

5.1.3.2.Phát triển sinh kế bền vững gắn với duy trì tính đa dạng sinh học và bảo tồn nguồn tài nguyên Vườn quốc gia

Trên cơ sở hỗ trợ các chương trình chính sách về phát triển sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng, định canh định cư; chăm sóc và bảo vệ rừng; chương trình trồng rừng tăng độ che phủ… Tiếp tục phát huy những lợi thế hỗ trợ cho vùng đệm, sử dụng các nguồn lực xây dựng các mô hình trồng trọt các sản phẩm sạch, an toàn, tạo ra đặc sản riêng của vùng; nhân rộng các mô hình từ giống cây bản địa để hạn chế khai thác tự nhiên; Tuyên truyền, cảnh báo và cảnh giác, đề phòng việc đốt rừng, nương rẫy đối với nguy cơ cháy rừng, phòng chống bão, lụt.

Bảng 5.1 Một số chỉ tiêu quy hoạch về phát triển sinh kế của vùng đệm Vườn quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn 2030

Chỉ tiêu Giá trị thực hiện Quy hoạch Đánh giá ĐVT 2013 2018 2020

- Thu nhập BQ/người Tr.đ 8,7 22,5 25 Tốc độ cao hơn QH

- LT bình quân người Kg 186,6 212,1 216,48 Thấp hơn quy hoạch

- Số gia súc bình quân hộ Con 3,0 2,50 2,77 Giảm hơn so với QH

- Số gia cầm BQ hộ % 8,63 9,71 7,9 Cao hơn quy hoạch

- Lao động người 36919 39572 39915 Tốc độ tăng hợp lý

Tỷ lệ lao động NLTS % 84,6 76,5

- Dân số người 65558 73665 69175 Tăng nhiều hơn QH

Chỉ tiêu Giá trị thực hiện Quy hoạch Đánh giá ĐVT 2013 2018 2020

- Số hộ Hộ 15700 18186 19320 Tốc độ tăng hợp lý

- TL hộ nghèo % 40,5 23,6 20 Tốc độ giảm hợp lý

- TL hộ nghèo giảm hàng năm % 2,2 1,08 2,1

- TL hộ dùng điện % 73,7 93,0 85 Tốc độ tăng hơn so với quy hoạch

- TL hộ sử dụng nước HVS % 50,7 79,06 65 Đạt so với quy hoạch

- TL trạm y tế có bác sĩ % 77 100 100 Đạt quy hoạch

- Che phủ rừng % 91,8 84,61 92,4 Thấp hơn

- Về đất đai (ha) Ha 100 100 100 Đất nông nghiệp Ha 94,6 96,57 94,65 Cao hơn quy hoạch

+ Đất sản xuất nông nghiệp Ha 10421,4 8,635

Tỷ lệ thấp hơn quy hoạch

+ Đất lâm nghiệp Ha 90,7 93,53 90,7 Cao hơn quy hoạch

Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển vùng đệm và tính toán của tác giả [28].

5.2 Giải pháp tăng cường sinh kế bền vững đối với cư dân vùng đệm Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình

Ngày đăng: 06/05/2023, 18:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w