ĐẦU
Tính cấp thiết của luận án
Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới có nghề nuôi trồng thuỷ sản phát triển và cũng là nước có lịch sử nuôi trồng thuỷ sản lâu đời Nuôi trồng thủy sản đã trở thành một bộ phận quan trọng đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế quốc dân góp phần tăng tích luỹ vốn và xuất khẩu ra các thị trường lớn như Châu Âu, Mỹ, Nhật bản Nuôi trồng thủy sản của Việt Nam đang dần đi theo hướng hàng hóa, sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị Chính vì vậy, việc nâng cao sinh kế từ hoạt động nuôi trồng thủy sản ngày càng được chú trọng đầu tư nghiên cứu và áp dụng.
Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản [22] Điều này được thể hiện ở sự đa dạng sinh học khác nhau ở cả ba cấp độ sinh thái, loài và nguồn gien [33]; trong đó phải kể đến hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (TGCH) là hệ đầm phá ven biển lớn nhất ở nước ta và thuộc vào loại lớn trên thế giới, có chiều dài hơn 68 km dọc theo bờ biển, với tổng diện tích hơn gần 22 nghìn ha, chiếm 4,3% diện tích lãnh thổ, tương đương 17,2% diện tích đồng bằng của tỉnh Thừa Thiên Huế [30] Vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở phía Đông tỉnh Thừa Thiên Huế, bao gồm: 45 xã thuộc 5 huyện, thị xã (huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và thị xã Hương Trà) dân số trung bình năm 2020 là 240.608 người, bằng 21,22% dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế (1.133.713 người), chiếm 42,11% tổng dân số sống tại nông thôn (571.392 người) có vai trò rất quan trọng đối với phát triển dân sinh, kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế, khu vực miền Trung và cả nước Đối với phát triển kinh tế xã hội, vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là một không gian lớn chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên sinh học, đất đai, mặt nước và là môi trường sống của hơn 1/5 dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế [52] Do đó, nó có tầm quan trọng khu vực và quốc tế giữ vai trò đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội không chỉ của tỉnh Thừa Thiên Huế mà cả khu vực miền Trung và cả nước, nhất là đối với các ngành du lịch, nông nghiệp và thủy sản, có ý nghĩa lớn trong việc dự trữ sinh quyển, duy trì, bảo tồn đa dạng sinh học; đồng thời là vùng xung yếu về môi trường, nhạy cảm về sinh thái, cần được đặc biệt quan tâm [33]. Đã từ lâu, người dân nơi đây đã tận dụng diện tích mặt nước tự nhiên của đầm phá vây mùng, chắn sáo nuôi tôm và cá [53], đến đầu năm 2011, sau khi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ra quyết định số 621/QĐ-UBND ngày 18/03/2011 về việc phê
17 duyệt quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020,
18 hoạt động NTTS tỉnh nhà bắt đầu phát triển mạnh, với sự tham gia của đa số người dân vùng đầm phá góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và xóa đói giảm nghèo cho dân cư vùng này [49] Nếu như năm 2008, diện tích NTTS vùng đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế là 3.771 ha, chủ yếu là nuôi chuyên tôm thì đến năm 2018 tổng diện tích NTTS của toàn vùng đạt đến 4.693ha, nâng sản lượng từ 5.015 tấn năm 2008 lên 8.583 tấn năm 2018 góp phần làm thay đổi diện mạo toàn vùng, đời sống của người dân vùng đầm phá ngày càng được cải thiện [13] Hiện nay, NTTS là hướng chính trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các địa phương trong vùng.
Tuy nhiên, sự bùng nổ NTTS một cách tự phát và ồ ạt cũng đã dẫn đến nhiều bất cập, làm cho không gian của hệ thống đầm phá bị chia cắt manh mún, ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác; môi trường đầm phá bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguồn lợi thủy sản trong những năm gần đây bị suy giảm nhanh do tình trạng đánh bắt thiếu bền vững; dịch bệnh bùng phát dẫn đến năng suất thấp, giá cả thị trường bấp bênh, do đó thu nhập chưa cao mức sống vật chất thấp, chưa thực sự là nguồn thu ổn định cho người dân trong vùng [7] Mặt khác do sức ép tăng dân số đòi hỏi phải sử dụng đầm phá ở mức độ cao, dẫn đến mất cân bằng tự nhiên, sinh thái, huỷ hoại tài nguyên và ô nhiễm môi trường; xung đột lợi ích trong khai thác vùng đầm phá ngày càng tăng cao giữa lợi ích cá nhân có tính trước mắt để đảm bảo cuộc sống nghèo khó hàng ngày với lợi ích cộng đồng có tính lâu dài nhằm phát triển bền vững [33] Bên cạnh đó, so với mặt bằng chung của tỉnh thì đây là vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao; hệ thống hạ tầng còn nhiều hạn chế; giao thông đi lại khó khăn; trình độ dân trí thấp; tập quán sinh sống phụ thuộc nhiều vào khai thác trực tiếp tài nguyên nước; thị trường chậm phát triển [33] Thêm vào đó, tác động bất thường của thời tiết khí hậu như hạn hán, lũ lụt, nhiễm mặn xảy ra hàng năm; kể cả các tác động hủy hoại môi trường của con người như sự cố formosa năm 2016 đã tác động tiêu cực đến sinh kế của hộ nông dân NTTS ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế. Chính những vấn đề đó là cơ sở để nghiên cứu hệ thống lý luận, thực tiễn và đánh giá hiện trạng phát triển NTTS vùng đầm phá thông qua tiếp cận phân tích các mô hình sinh kế; xây dựng các chỉ số sinh kế bền vững nhằm tìm ra các giải pháp cải thiện và phát triển sinh kế bền vững thích ứng của hộ nông dân NTTS trong bối cảnh hiện nay đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều chương trình, dự án, tổ chức hỗ trợ cho cộng đồng để hướng đến mục tiêu phát triển ổn định và bền vững. Thực tế cho thấy việc lựa chọn những hoạt động sinh kế của người dân chịu ảnh hưởng rất lớn từ nhiều yếu tố: điều kiện tự nhiên, xã hội, yếu tố con người, vật chất, cơ sở hạ tầng Việc đánh giá hiệu quả các hoạt động sinh kế giúp chúng ta hiểu rõ được những phương thức sinh kế của người dân có phù hợp với các điều kiện của địa phương hay không, các hoạt động sinh kế đó có bền vững, phát triển lâu dài và ổn định. Thông qua việc tìm hiểu về các công bố trong và ngoài nước cho thấy điều kiện tại vùng đầm phá Tam Giang-Cầu Hai chưa được nghiên cứu về sinh kế của hộ nông dân NTTS một cách bài bản và toàn diện Các nghiên cứu chủ yếu sử dụng cách tiếp cận khung phân tích sinh kế bền vững đơn lẻ để đánh giá hiện trạng nguồn vốn sinh kế, tác động của nguồn vốn sinh kế đến sự lựa chọn chiến lược sinh kế và tính dễ bị tổn thương sinh kế dưới tác động của biến đối khí hậu Một số nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp phân tích định lượng và định tính để làm rõ nội dung và đạt được mục đích nghiên cứu Tuy nhiên, nội hàm lý luận nghiên cứu sinh kế bền vững của hộ nông dân NTTS là gì và việc vận dụng vào điều kiện thực tiễn ở một vùng sinh thái đặc thù như thế nào vẫn còn bỏ ngỏ hay vùng giao thoa về lý luận và thực tiễn cần được tiếp tục làm sáng tỏ, cụ thể.
Bên cạnh đó thực trạng sinh kế hộ gia đình chưa được tiếp cận phân tích một cách toàn diện và có hệ thống về 5 yếu tố cấu thành sinh kế hộ gia đình (nguồn vốn sinh kế, chiến lược sinh kế, kết quả sinh kế, thể chế-chính sách và tác động của các yếu tố bên ngoà) Trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn trong các nghiên cứu trước đây cho thấy tính đa khía cạnh của sinh kế bền vững là gì vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp thấu đáo và rõ ràng Khi đặt trong ngữ cảnh của hoạt động NTTS nói chung và trong điều kiện NTTS vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng thì vấn đề sinh kế bền vững cấp hộ gia đình đang là chủ đề chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện trên cả cấp độ vĩ mô (thể chế, chính sách) lẫn vi mô (sinh kế hộ nông dân).
Hàng loạt câu hỏi được đặt ra liên quan đến thực trạng sinh kế của hộ NTTS vùng đầm phá hiện nay như thế nào? Nguồn vốn sinh kế và tiếp cận các nguồn vốn sinh kế trong hoạt động NTTS ra sao? Các chính sách phát triển NTTS của nhà nước, của chính quyền địa phương đã thực sự phát huy được tính hiệu quả của nó hay chưa? Các chiến lược sinh kế mà của hộ nông dân NTTS đang thực hiện liệu có tạo ra các kết quả sinh kế bền vững? Những giải pháp cải thiện và phát triển sinh kế bền vững của hộ nông dân NTTS Từ các nhu cầu lý luận và thực tiễn đó, Tôi đã lựa chọn “ Nghiên cứu sinh kế bền vững của hộ nông dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận án tiến sĩ kinh tế với kỳ vọng sẽ giải đáp được một trong những câu hỏi trên đồng thời đề xuất được các giải pháp phát triển sinh kế bền vững của hộ nông dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá tỉnh ThừaThiên Huế.
Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Nghiên cứu, phân tích và đánh giá hiện trạng sinh kế và tính bền vững sinh kế của hộ nông dân NTTS vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế; trên cơ sở đó đề xuất giải pháp góp phần phát triển sinh kế theo hướng bền vững của hộ nông dân NTTS ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế.
(1) Hệ thống hóa và góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về sinh kế và sinh kế bền vững của hộ nông dân NTTS;
(2) Phân tích, đánh giá hiện trạng và đo lường tính bền vững sinh kế của hộ nông dân NTTS ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế;
(3) Phân tích các yếu tố nguồn lực sinh kế ảnh hưởng đến chiến lược sinh kế của hộ nông dân NTTS vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế;
(4) Đề xuất giải pháp phát triển sinh kế bền vững của hộ nông dân NTTS ở địa bàn nghiên cứu.
Câu hỏi nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá tình hình nghiên cứu và dựa vào những cơ sở lý luận, thực tiễn có liên quan đến chủ đề nghiên cứu luận án đưa ra những kết quả sát thực, toàn diện, những lập luận xác đáng và phù hợp cho việc phân tích và đánh giá hiện trạng sinh kế và tính bền vững sinh kế của hộ nông dân NTTS vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế Đồng thời, đề xuất được các giải pháp phát triển sinh kế theo hướng bền vững của hộ nông dân NTTS ở địa bàn nghiên cứu, luận án đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu chính cần được giải quyết như sau:
Câu hỏi 1: Thực trạng nguồn lực sinh kế và các hoạt động sinh kế đang được thực hiện của hộ nông dân NTTS ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế như thế nào?
Câu hỏi 2: Các hộ nông dân NTTS ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế đã sử dụng các nguồn lực sinh kế nào và mức độ bền vững của các nguồn lực đó đã ảnh hưởng đến các hoạt động sinh kế và kết quả đạt được như thế nào?
Câu hỏi 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững của các hoạt động sinh kế như điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đã ảnh hưởng như thế nào đến sinh kế của hộ nông dân NTTS ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế?
Câu hỏi 4: Những giải pháp và khuyến nghị có thể tăng cường sự bền vững sinh kế của hộ nông dân NTTS vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn về sinh kế bền vững của hộ nông dân NTTS, bao gồm các vấn đề liên quan đến nguồn vốn sinh kế, chiến lược sinh kế, kết quả sinh kế, thể chế chính sách; các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược sinh kế của hộ nông dân NTTS vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Nội dung nghiên cứu: nội dung nghiên cứu của luận án tập trung vào các vấn đề về cơ sở khoa học về sinh kế và sinh kế bền vững của nhóm hộ nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá và áp dụng các cơ sở khoa học này để phân tích thực trạng sinh kế bền vững của hộ nông dân NTTS vùng đầm phá; các phương pháp nghiên cứu và đo lường tính bền vững của sinh kế, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế của hộ nông dân NTTS và từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao kinh tế NTTS ở vùng nghiên cứu trong thời gian tới.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại 4 địa phương (thị xã Hương Trà, các huyện Quảng Điền, Phú Vang và Phú Lộc) thuộc vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập giai đoạn 2010 - 2020; số liệu sơ cấp thu thập trong năm 2019-2021.
Những đóng góp mới của luận án
- Luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về sinh kế, sinh kế bền vững (SKBV), SKBV của hộ nông dân NTTS, đưa ra khái niệm đầy đủ về sinh kế, SKBV phù hợp với tình hình thực tiễn, chỉ rỏ các đặc điểm sinh kế, SKBV đối với hộ nông dân NTTS vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Luận án đã xây dựng khung phân tích SKBV cho các hộ nông dân NTTS vùng đầm phá; xây dựng được hệ thống các chỉ số đo lường và phương pháp đo lường SKBV hộ nông dân NTTS vùng đầm phá Luận án đã áp dụng thành công phương pháp chỉ số đo lường tính bền vững và phương pháp phân tích thứ bậc các chỉ số đo lường tính bền vững sinh kế hộ nông dân NTTS vùng đầm phá Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 4 nhóm nhân tố quyết định tính bền vững của sinh kế hộ nông dân NTTS. Trong đó nhân tố xã hội được xem là một trong bốn nhân tố quan trọng nhất, bên cạnh nhân tố môi trường, kinh tế và thể chế chính sách.
- Kết quả của luận án đã làm sáng tỏ thực trạng nguồn lực sinh kế và kết quả hoạt động sinh kế điển hình của hộ nông dân NTTS vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế. Đo lường mức độ bền vững bằng phương pháp chỉ số có trọng số theo phương pháp phân hạng thứ bậc (AHP), chỉ ra được những kết quả đạt được, mặt hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.
- Luận án chỉ ra rằng, trong điều kiện tự nhiên với những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu và môi trường cũng như điều kiện kinh tế xã hội đặc trưng của vùng đầm phá và hộ nông dân NTTS, việc sử dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí về yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế, là phương pháp phân tích SKBV phù hợp nhất cho sinh kế của hộ nông dân NTTS.
- Luận án chỉ ra rằng, trong bối cảnh BĐKH và rủi ro môi trường (như dịch bệnh, ô nhiễm, sinh kế hộ nuôi trồng thủy sản cần lựa chọn mô hình nuôi xen ghép và đa dạng nguồn thu nhập từ hoạt động khác để thích ứng và giảm thiểu các rủi ro và thiệt hại do BĐKH và ô nhiễm môi trường gây ra.
- Sử dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí và các phương pháp phân tích định lượng, luận án đã đưa ra bộ tiêu chí đánh giá tính bền vững về kinh tế - xã hội - môi trường - thể chế và thích ứng với BĐKH của sinh kế.
- Kết quả đánh giá chỉ số đo lường sinh kế bền vững cho thấy, số hộ có chỉ số từ 0,4 đến 0,6 là cao nhất (chiếm 42,37%), tiếp theo là từ 0,2 đến 0,4 (chiếm 38,14%). Sinh kế của hộ nông dân NTTS vùng đầm phá thuộc khoảng “hơi bền vững đến tương đối bền vững” Chỉ số phản ánh mức độ đo lường sinh kế bền vững tại vùng đầm phá đạt 0,471, trong đó nhân tố kinh tế là 0,350; nhân tố xã hội là 0,608; nhân tố môi trường là 0,521; nhân tố thể chế là 0,443.
- Luận án đã đề xuất 8 giải pháp, đưa ra 8 kết luận và 11 kiến nghị chính sách cho sinh kế bền vững của hộ nông dân NTTS vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Các hoạt động sinh kế nuôi xen ghép tôm, cua, cá được đề xuất phát triển thành mô hình chủ lực trong việc đảm bảo bền vững sinh kế của hộ nông dân NTTS.
Kết cấu của luận án
Luận án được kết cấu gồm 3 phần:
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA HỘ NÔNG DÂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG ĐẦM PHÁ VEN BIỂN
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA HỘ NÔNG DÂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG ĐẦM PHÁ VEN BIỂN
2.1 Cơ sở lý luận về sinh kế bền vững
2.1.1 Khái niệm về sinh kế
Theo từ điển tiếng Việt, sinh kế (Livelihood) được hiểu là “việc làm để kiếm ăn, để mưu sống” [29] Tuy nhiên, về sau này thuật ngữ sinh kế đã được nhìn nhận với nghĩa rộng và có tính chất phức tạp kể từ khi các chính sách hỗ trợ từ phía chính phủ, của các tổ chức phi chính phủ, của tổ chức dân sự dành cho cộng đồng - là những người dễ bị tổn thương trước các cú sốc do thiên tai, rủi ro sản xuất Kể từ đây, có rất nhiều định nghĩa về sinh kế [76] Theo Chambers và Conway (1992), sinh kế bao gồm các khả năng, nguồn vốn (gồm vốn vật chất và vốn xã hội) và các hoạt động cần thiết cho một phương tiện sống [61].
Năm 1998, Viện nghiên cứu phát triển (IDS) và Bộ phát triển quốc tế (DFID), Vương Quốc Anh đã đưa ra khái niệm và cách tiếp cận sinh kế bền vững, trong đó phải kể đến tác giả Scoones đã định nghĩa sinh kế bao gồm các khả năng và nguồn vốn (gồm vốn vật chất và vốn xã hội) và các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống của con người [95] Khái niệm này về cơ bản cũng giống với khái niệm của Chambers và Conway, đây thực chất là được sửa đổi và hiệu chỉnh dựa trên khái niệm ban đầu được đưa ra bởi Chambers và Conway (1992) [61].
Nếu như cách định nghĩa về sinh kế của Chambers và Conway (1992) chỉ nhấn mạnh đến yếu tố quyền hoặc cơ hội được tiếp cận các loại nguồn vốn, thì Frank Ellis (200) cho rằng: Một sinh kế bao gồm các nguồn vốn (tự nhiên, vật chất, con người, tài chính và xã hội), các hoạt động và cơ hội tiếp cận các nguồn vốn đó thông qua các yếu tố trung gian như chính sách, thể chế và quan hệ xã hội, mà theo đó các quyết định về sinh kế đều thuộc về mỗi cá nhân hoặc mỗi hộ gia đình [65]. Theo Ellis (2000), sinh kế gồm 5 thành phần, cụ thể như sau:
- Nguồn vốn mà người nông dân đang có: Thể hiện mối quan hệ kinh tế giữa nguồn vốn sinh kế mà một hộ gia đình có hoặc có thể tiếp cận Nguồn vốn này gồm có 5 loại chính: (1) Vốn tự nhiên (tài nguyên như đất, nước, đa dạng sinh học, và các loại tài nguyên môi trường khác); (2) Vốn vật chất (gồm cơ sở hạ tầng như giao thông, nhà ở, thông tin liên lạc, năng lượng) và thiết bị sản xuất cho phép con người thực hiện các hoạt động sinh kế; (3) Vốn con người bao gồm các kỹ năng, kiến thức, lao động hoặc khả năng quản lý lao động, sức khỏe; (4) Vốn xã hội gồm nhóm, hội, các mối quan hệ xã hội; (5) Vốn tài chính gồm các khoản tiết kiệm, tín dụng, kiều hối hoặc lương hưu Các hoạt động mà cá nhân hoặc hộ gia đình đang tham gia và sử dụng các nguồn vốn như một phương tiện để kiếm sống Kết quả sinh kế: Là kết quả của cá nhân hoặc hộ gia đình (có thể là thành công hay thất bại) được biểu hiện dưới dạng sản lượng hoặc thu nhập Các mối quan hệ kinh tế được đặt trong mối quan hệ xã hội, chính trị (chính sách và thể chế).
- Bối cảnh dễ bị tổn thương sinh kế của người dân: Còn gọi là tính dễ bị tổn thương, được thể hiện bởi các cú sốc, tính thời vụ và xu hướng Theo Ellis, tính dễ bị tổn thương liên quan đến việc tiếp xúc với các tình huống bất ngờ, căng thẳng và khó khăn trong việc đối phó với chúng [65].
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, sinh kế được hiểu đó là toàn bộ các khả năng và nguồn lực của hộ NTTS được kết hợp để thực hiện các hoạt động NTTS nhằm đạt được kết quả sinh kế mong muốn.
2.1.2 Khái niệm về sinh kế bền vững Ý tưởng về sinh kế bền vững (Sustainable Livelihood) được bắt nguồn từ quan điểm phát triển bền vững được giới thiệu bởi Ủy ban Brundtland về Môi trường và Phát triển vào năm 1987, coi sinh kế bền vững như một cách thức để liên kết giữa yếu tố kinh tế xã hội và sinh thái với các chính sách và thể chế [68] Tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Môi trường và Phát triển (1992), khái niệm về sinh kế bền vững đã được định nghĩa với nội hàm rộng hơn, cụ thể: Sinh kế bền vững được xem là mục tiêu để giảm nghèo, tức là sinh kế bền vững có thể đóng vai trò là một yếu tố tích hợp cho phép các chính sách giải quyết đồng thời 3 vấn đề quan trọng, bao gồm: phát triển, quản lý tài nguyên bền vững và xóa đói giảm nghèo [43], [79].
Về sau này, chủ đề về sinh kế bền vững đã được thảo luận rất nhiều và phần lớn tập trung vào việc giải quyết những vấn đề ở khu vực nông thôn là địa bàn sinh sống của phần lớn người nông dân [44].
Robert Chambers và Gordon Conway (1992) đã đưa ra định nghĩa về sinh kế nông thôn bền vững: Một sinh kế được xem là bền vững khi nó có thể đối phó và phục hồi sau những căng thẳng và các cú sốc, duy trì hoặc nâng cao khả năng và nguồn vốn của mình, tạo ra cơ hội sinh kế bền vững cho thế hệ tiếp theo; đóng góp lợi ích ròng cho sinh kế khác ở cấp địa phương và toàn cầu và trong ngắn hạn và dài hạn [44] Trong khi đó sinh kế bền vững được Neefjes diễn giải rằng sinh kế tùy thuộc vào các khả năng và của cải (trong đó có nguồn lực vật chất và nguồn lực xã hội) và những hoạt động cần thiết để mưu sinh Sinh kế của hộ được gọi là bền vững khi họ có thể đương đầu và phục hồi trước các căng thẳng, chấn động và tồn tại được hoặc nâng cao thêm các khả năng và của cải của mình cả trong tương lai mà không làm tổn hại đến các nguồn lực môi trường [87] Các tác giả này cho rằng các nghiên cứu cũng như các chính sách phát triển trước đây chỉ tập trung giải quyết những vấn đề liên quan đến sản xuất, thu nhập và thiên về tính chất công nghiệp, trong khi không nắm bắt được thực tiễn về đời sống của cộng đồng ở khu vực nông thôn hết sức đa dạng và phức tạp [61] Theo cách tiếp cận của Robert Chambers và Gordon Conway, nội hàm sinh kế bền vững giải quyết 3 vấn đề cốt lõi như sau: Nâng cao khả năng - đối mặt với sự thay đổi và không thể đoán trước, con người có thể linh hoạt, nhanh chóng thích nghi và có thể khai thác các nguồn lực và cơ hội đa dạng; Cải thiện công bằng - ưu tiên cho khả năng, nguồn vốn và quyền tiếp cận của người nghèo, bao gồm cả dân tộc thiểu số và phụ nữ; Tăng tính bền vững xã hội - giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của người nghèo bằng cách giảm căng thẳng từ những tác động bên ngoài và những cú sốc có sự hỗ trợ của cộng đồng xã hội [61].
Kể từ khi khái niệm sinh kế bền vững do Chambers và Gordon Conway được đưa ra, đã có nhiều nghiên cứu đi sâu bình luận và diễn giải, trong đó họ nhấn mạnh đến tính chất tổng quát, chưa cụ thể của khái niệm này [61] Chính vì vậy, về sau này Ian Scoones (1998) đã đưa ra khái niệm về sinh kế bền vững trên cơ sở hiệu chỉnh và phát triển khái niệm sinh kế bền vững của Chambers và Gordon Conway như sau: Một sinh kế được xem là bền vững khi nó có thể đối phó và phục hồi sau những căng thẳng và các cú sốc, duy trì hoặc tăng cường khả năng và nguồn vốn, trong khi không làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên [95].
Theo Lasse Krantz, điểm mới trong khái niệm sinh kế bền vững do Scoones đưa ra so với khái niệm của Chambers và Gordon Conway đó chính là ít có sự đòi hỏi nhưng mang tính thực tiễn cao hơn [82].
2.1.3 Khung sinh kế bền vững
Khung phân tích sinh kế bền vững là một công cụ được xây dựng nhằm cải thiện sự hiểu biết về sinh kế, đặc biệt là sinh kế người nghèo Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi trình bày tổng quan nghiên cứu về 2 khung sinh kế bền vững đã được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu sinh kế hộ nông dân ở khu vực nông thôn, bao gồm khung sinh kế bền vững nông thôn do tác giả Scoones đề xuất năm 1998, [95] được xuất bản bởi IDS và khung sinh kế bền vững do tác giả Carney đề xuất năm 1998 và được xuất bản bởi DFID, cụ thể:
* Khung sinh kế nông thôn bền vững của IDS: Khung sinh kế nông thôn bền vững của IDS do tác giả Scoones đề xuất năm 1998 được sử dụng như một công cụ để phân tích sinh kế nông thôn bền vững, đồng thời đây được xem là tiền đề quan trọng để DFID và CARE (tổ chức nhân đạo và hỗ trợ quốc tế) thực hiện thiết kế và xây dựng khung sinh kế bền vững sau này [95].
Chính trị Điều kiện kinh tế vĩ mô Thương mại
Nhân khẩu học Sinh thái nôngVốn xã hội nghiệp Vốn vật chất
SINH KÊ THỂ CHẾ VÀ
KẾT QUẢ SINH KẾ BỀN VỮNG tích P h â n t í c h n g u ồ n l ự c s i n h k ế : s ự đ á n h đ ổ i , k ế t h ợ p , x u h ư ớ n g
P h â n tí c h ả n h h ư ở n g c ủ a th ể c h ế/ c hí n h sá c h đến việc tiếp cận nguồn lực sinh kế và chiến lược sinh kế
P hân tích các chiế n lư ợ c si n h k ế s i n h k ế
( n h ư đ ấ t , n ư ớ c , k h ô n g k h í , g e n d i truyền, ) và các dịch vụ môi trường (chu trình thủy văn). Đây chính là khởi nguồn cho việc thực hiện các sinh kế.
K hung sinh kế nông thôn bền vững củaIDS nhấn mạnh đến 3 thành phần(yếu tố) cốt lõi, bao gồm:
Chiế n lược sinh kế và
Thể chế và chính sách
Cấu trúc và quy trình)
Ngu ồn vốn sinh kế:
+ Vốn kinh tế (hay vốn tài chính): Được gọi là vốn cơ sở (như tiền mặt, tín dụng/các khoản vay, tiết kiệm và các tài sản kinh tế khác, bao gồm cả cơ sở hạ tầng cơ bản, trang thiết bị sản xuất và công nghệ), chúng rất cần thiết để thực hiện các chiến lược sinh kế.
+ Vốn con người: Là các kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và sức khỏe tốt và khả năng thể chất để thực hiện các chiến lược sinh kế khác nhau.
ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Điều kiện tự nhiên vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là một tỉnh duyên hải miền Trung nằm ở phía Bắc đèo Hải Vân có tọa độ địa lý là 16 - 16,8 o vĩ Bắc và 107,8 - 108,2 o kinh Đông, phía Đông giáp với biển Đông; phía Tây giáp với Cộng Hòa nhân dân Lào; phía nam giáp thành phố Đà Nẵng và phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị.
Thừa thiên Huế hiện có 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và 6 huyện (Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, A Lưới, Nam Đông) Trong đó, có 5 huyện, thị xã ven biển Theo số liệu năm 2020, tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng diện tích là 5.025,30 km 2 , dân số 1.133.713 người, chiếm khoảng 1,51 % về diện tích và 1,22% về dân số của Việt Nam [12] Thừa Thiên Huế nằm trên các trục đường giao thông quan trọng Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, trục đường hành lang Đông Tây nối Thái Lan, Lào, Việt Nam theo đường 9 đường Hồ Chí Minh, cảnh hàng không Phú Bài, Cảng biển Thuận An, cảng nước sâu chân Mây nối với hệ thống cảng của cả nước và Quốc Tế.
Vì thế, Thừa Thiên Huế có điều kiện hết sức thuận lợi để mở rộng sản xuất, giao lưu kinh tế với các tỉnh trong và ngoài nước.
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (TGCH) nằm cách cố đô Huế khoảng 7 km về phía Đông Bắc, ở tọa độ địa lí 16°42′ - 16°14′B và 107°22′ - 107°57′Đ, kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam dọc ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, bao gồm một chuỗi các đầm là phá Tam Giang - Đầm Sam - An Truyền - Hà Trung - Thuỷ
Tú - Cầu Hai được nối với nhau và dài gần 70km dọc vùng ven biển thuộc 5 huyện, thị xã gồm: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc [3] Phá Tam Giang có diện tích 52km 2 , dài 24km từ cửa sông Ô Lâu đến cửa biển Thuận An với chiều rộng trung bình 2,5km và độ sâu trung bình 1,5 - 2,0m Đầm Sam, An Truyền và Thủy Tú có tổng diện tích khoảng 60km 2 , dài khoảng 33km từ cửa biển Thuận An đến đầm Cầu Hai, chiều rộng trung bình 1km và độ sâu trung bình 1,5 - 2,5m Đầm Cầu Hai có dạng lòng chảo, hình bán nguyệt, có diện tích lớn nhất trong các đầm phá với 104km 2 , dài khoảng 13km từ cửa sông Truồi đến chân núi Vĩnh Phong, nơi rộng nhất đạt đến 10,5km (từ Đá Bạc đến Vinh Hiền) và độ sâu từ 1,0 - 1,5m [30].
Hệ đầm phá TGCH tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích thủy vực đạt 21.620 ha,chiếm khoảng 4,3% diện tích toàn tỉnh Thừa Thiên Huế Mặc dù có diện tích rộng, hình thái lạ kéo dài nhưng hệ đầm phá TGCH chỉ thông với biển qua một cửa chính là cửa Thuận An, còn cửa Tư Hiền thường đóng mở theo điều kiện địa động lực - thuỷ hải văn, thêm vào đó hệ đầm phá này nhận nguồn nước ngọt từ các sông như sông Ô Lâu, sông Hương, Sông Bồ, sông Bù Lu, sông Đại Giang và rất nhiều suối, lạch nhỏ khác bắt nguồn từ dãy núi Bạch Mã đổ ra Lưu lượng của các con sông, suối, lạch này mang tính mùa nên các yếu tố môi trường ở đây rất phức tạp Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến tính đa dạng sinh học và nguồn lợi động, thực vật của hệ đầm phá
[8] Địa hình khu vực đầm phá TGCH nhìn từ vệ tinh được thể hiện trên Hình 3.1.
Hình 3.1 Địa hình hệ đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế nhìn từ vệ tinh
(Nguồn: https://www.google.com/maps/, cập nhật 12/2020)
Vùng biển ven bờ tỉnh Thừa Thiên Huế mang những đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam, nhưng do ảnh hưởng của địa hình bờ biển chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam có các dãy núi cao tiến sát biển nên có những nét riêng biệt của một vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa hè khô nóng và mùa mưa muộn [36].
Khí hậu ven biển Thừa Thiên Huế thuộc miền khí hậu đông Trường Sơn, là vùng chuyển tiếp khí hậu phía Bắc và khí hậu phía Nam Nhiệt độ trung bình hằng năm cao từ 25,2-27,6 o C Các tháng có nhiệt độ cao là tháng 6, 7, 8; tháng có nhiệt độ thấp là tháng 12 và tháng 1, 2 năm sau Vùng đầm phá TGCH ở Thừa Thiên Huế có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Mùa mưa vào các tháng 9, 10, 11, 12,lượng mưa hàng năm rất lớn, trị số trung bình từ 2.636-2.867mm Mùa khô vào các tháng 3, 4, 5, 6, 7 và thường kết hợp với gió Tây Nam Trong thời gian này vẫn có những cơn giông nhưng lượng mưa vào mùa khô là không đáng kể [37]. Ở đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế, chế độ gió cũng có 2 mùa, gió mùa hạ và gió mùa mùa đông Gió Tây - Nam khô nóng hoạt động từ tháng 4 đến tháng 8, đây cũng là thời gian nắng nóng, nhiệt độ cao làm bốc hơi lớn, tác động mạnh mẽ đến vùng đầm phá Gió mùa Tây-Nam trùng với mùa nắng nóng nên thường gây hạn hán, thiếu nước, độ mặn tăng cao ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi nhất là NTTS.
Giông thường xuất hiện vào các tháng 4,5 và 9 Bão xuất hiện từ tháng 7 -
11 Bão, mưa lớn, lũ lụt thường hạy xảy ra vào các tháng 9, 10, 11 gây nhiều tai họa cho đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân và đặc biệt là gây thiệt hại trong hoạt động nuôi cá lồng [36].
- Bão: Vùng bờ biển Thừa Thiên Huế nói riêng hàng năm thường có từ 0 tới 4 cơn bão với tốc độ gió 20 - 40m/s Tính trung bình trong 98 năm gần đây thì đạt tới 0,8 trận bão/năm Bão thường kéo theo mưa lớn (với lượng mưa tới 260mm) và dài ngày (2 - 3 ngày; 5 - 6 ngày) nên rất dễ gây ra lũ, lụt nghiêm trọng toàn khu vực đầm phá Mùa bão thường từ tháng 6 tới tháng 11 hàng năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 7, tháng 8 và tháng 9, 10 với tần suất tương ứng 37 và 27% [37].
- Nắng, nhiệt độ không khí, bốc hơi, khô hạn: Tổng số giờ nắng trong năm thuộc loại cao, đạt 1.900 - 2.000 giờ do nhiệt độ trung bình năm cao (25,2°C) Về mùa hè, lượng mây thấp chiếm 4/10 bầu trời, đạt trung bình 170-240 giờ/tháng, số giờ nắng cao tập trung vào các tháng 5 - 8, tương ứng với thời kỳ có nhiệt độ cao, thậm chí có thể đạt đến 39°C hoặc 40°C Vào mùa đông do lượng mây nhiều và thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn nên số giờ nắng ít, trung bình 100-110 giờ/tháng, thấp nhất vào tháng 12 [37].
3.1.3 Chế độ thủy văn Đầm phá TGCH có các con sông như sông Ô Lâu, sông Bồ, sông Hương, sông Truồi đổ nước ngọt vào khá lớn, hòa vào vực nước rồi chảy ra biển Lưu lượng nước trao đổi lớn, lượng phù sa bồi lắng từ sông và vật liệu bồi tích từ biển cũng khá lớn, tạo khả năng bồi lấp nhanh.
Dao động triều trong đầm phá có nguyên nhân do cảm ứng triều ngoài biển thông qua các cửa biển Vùng cửa Thuận An và phá Tam Giang chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều đều, vùng đầm phá Cầu Hai chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều Do biên độ triều nhỏ (35-50cm tại cửa Thuận An và 50-100cm tại cửa Tư Hiền), các lạch cửa lại có hướng gần vuông góc với trục đầm nên năng lượng triều giảm mạnh khi vào đầm phá, động lực trong đầm phá vì thế rất yếu Mực nước biển động rất phức tạp theo thời gian và không gian do chịu sự chi phối của dao động mực nước biển, dòng nước sông và đặc biệt lũ trên các hệ thống sông vào mùa mưa Biên độ dao động mực nước tăng dần từ Tam Giang đến Cầu Hai Vào mùa khô, mực nước đầm phá luôn thấp hơn đỉnh triều ngoài biển, chẳng hạn ở Cầu Hai là 25-30cm và ở Tam Giang là 5-15cm Vào mùa lũ, mực nước đầm phá luôn cao hơn mực nước biển do ảnh hưởng mạnh của nước sông đổ ra Biên độ dao động thủy triều trong đầm phá luôn nhỏ hơn so với biển và trong sông Giá trị biên độ ở Tam Giang bằng 30-50cm, ở Cầu Hai bằng 10-20cm.
Hệ thống dòng chảy trong đầm phá rất phức tạp do sự tương tác của dòng triều, dòng chảy biển ven bờ, dòng nước sông, dòng chảy gió, địa hình đáy và hình dạng đường bờ…làm cho bức tranh dòng chảy tổng cộng rất khác nhau trên không gian vùng nước Tại cửa Thuận An, dòng triều toàn nhật khoảng 15-16cm/s, dòng triều bán nhật 20-26cm/s Ở cửa Tư Hiền dòng bán nhật khoảng 25-30cm/s, có lúc đạt tới 35cm/s Vào trong đầm phá, dòng chảy chủ yếu là dòng triều truyền qua các cửa và dòng chảy gió Ảnh hưởng của dòng chảy sông trong đầm phá không lớn và chỉ đáng kể trong mùa mưa Dòng chảy phát triển mạnh ở các cửa tạo điều kiện trao đổi nước giữa đầm phá và biển, tạo nên động lực di chuyển vật chất và các khối nước trong đầm phá Chế độ dòng chảy thay đổi theo mùa quy định đặc tính khối nước trong thủy từ lợ mặn vào mùa khô sang lợ vào mùa mưa Trong mùa lũ, dòng chảy rất mạnh ở các cửa quyết định đến việc thoát nước cho thủy vực, nhưng cũng gây ra biến đổi địa hình đáy và hình dáng các cửa [16], [36].
Bên cạnh đó, nồng độ muối và độ pH của nước cũng là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình NTTS, sự biến động của nồng độ muối và độ pH ở đầm phá mạnh nhất vào mùa mưa từ tháng 9-12 Những lúc mưa, lũ nồng độ muối giảm rất nhanh từ cửa sông ra cửa biển, từ tầng mặt xuống tầng đáy Những khu vực gần cửa sông thông ra với biển độ muối có khi 0% Tùy từng khu vực và thời gian, độ muối thường ở mức từ 5-15% [4] Nhìn chung, điều kiện môi trường và khí hậu ở đầm phá TGCH rất khắc nghiệt, thường biến động lớn theo thời gian và không gian Vì vậy, cần phải có những giải pháp, kế hoạch cụ thể để phát triển NTTS bền vững.
3.1.4 Đặc điểm nguồn nước nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá
Do ảnh hưởng của dòng nước lạnh từ bờ Tây vịnh Bắc Bộ, đường đẳng nhiệt trong khu hệ đầm phá song song với đường bờ và nhiệt độ nước tăng về phía biển. Các tháng 1 và 2 có nhiệt độ thấp nhất, tháng 8 có nhiệt độ cao nhất Kết quả quan trắc tháng 6/2008 ghi nhận khoảng dao động của nhiệt độ nước biển từ 30,5-33,5 o C, trung bình là 31,6 o C [44].
THỰC TRẠNG SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA HỘ NÔNG DÂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG ĐẦM PHÁ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
4.1 Tình hình kinh tế xã hội của hộ nông dân nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế
4.1.1 Điều kiện kinh tế xã hội vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế
4.1.1.1 Tình hình chung Đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế là một không gian lớn chứa đựng nhiều tài nguyên sinh học, đất đai, mặt nước và là môi trường sống của đa số người dân vùng ven biển Do đó, nó có tầm quan trọng khu vực và quốc tế, giữ vai trò đặc biệt trong chiến lược phát triển KT-XH của địa phương, nhất là đối với ngành NTTS, du lịch và nông nghiệp, có ý nghĩa lớn trong việc dự trữ sinh quyển, duy trì, bảo tồn đa dạng sinh học; đồng thời là vùng xung yếu về môi trường, nhạy cảm về sinh thái, cần được đặc biệt quan tâm.
Năm 2014, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định phê duyệt danh mục
Dự án do Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ Dự án “Bảo tồn các khu đất ngập nước quan trọng và sinh cảnh liên kết” từ nguồn viện trợ của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) Trên cơ sơ đó, Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế đã hỗ trợ và phối hợp với các nhóm chuyên gia và địa phương liên quan để nghiên cứu thực hiện các hoạt động lồng ghép như: Điều tra cơ bản, tổng quan và tư vấn các bên liên quan về nhu cầu thiết lập khu bảo tồn đất ngập nước tỉnh Thừa Thiên Huế; Đánh giá nhu cầu đào tạo và nâng cao năng lực về bảo tồn và quản lý đất ngập nước Phạm vi đánh giá và lượng giá giá trị dịch vụ hệ sinh thái khu vực đầm phá; Đánh giá các áp lực ảnh hưởng đến tính liên kết sinh thái và xác định các giải pháp sinh kế nhằm giảm nhẹ tác động lên các hệ sinh thái; Cơ cấu tổ chức và nguồn lực tài chính cần thiết cho việc vận hành khu bảo tồn đất ngập nước tỉnh Thừa Thiên Huế.
Năm 2017, nhận thấy hệ thống đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch thành lập và vận hành khu bảo tồn đất ngập nước mới tỉnh Thừa Thiên Huế; nhằm bảo tồn và phát triển bền vững, sử dụng khôn khéo vùng đất ngập nước này Trên tinh thần đó, tỉnh đã hỗ trợ xây dựng các mô hình sinh kế phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái góp phần tăng thu nhập ở 5 huyện trên đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế, giảm thiểu các nguy cơ đối với vùng bảo tồn đất ngập nước, đảm bảo giảm áp lực về đa dạng sinh học ở đầm phá và tăng thu nhập hộ gia đình từ các hoạt động sinh kế thân thiện với môi trường trong dài hạn.
Hiện tại tỉnh đang chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện “Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng khu vực đầm phá Tam Giang-Cầu Hai”, với mục tiêu cơ bản ban đầu là thúc đẩy vai trò quốc gia và quốc tế của vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế; phát triển vùng đầm phá dựa trên các chiến lược phát triển bền vững, tăng trưởng xanh và thích ứng biến đổi khí hậu Phấn đấu đến năm 2050, đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành vùng trọng điểm kinh tế miền Trung và tỉnh Thừa Thiên Huế về nông nghiệp và NTTS bền vững; một trung tâm quốc gia, quốc tế về du lịch sinh thái cảnh quan nước; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện mức sống và bảo vệ cảnh quan, môi trường đặc biệt vùng đầm phá.
4.1.1.2 Tình hình sử dụng đất đai
Bảng 4.1 Tình hình sử dụng đất đai của vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên
Huế giai đoạn 2016 – 2020 Đơn vị tính: ha
TT Mục đích sử dụng đất Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%)
1 Diện tích đất tự nhiên 29829,1 100 29807,2 100 29820,0 100 29826,0 100 29821,0 100
2 Nhóm đất nông nghiệp 20836,2 69,9 20751,1 69,6 20710,0 69,5 20680,0 69,3 20621,0 69,2 2.1 Đất trồng lúa 7375,3 35,4 7433,7 36,0 7482,3 36,1 7491,7 36,23 7487,9 36,3
2.2 Đất trồng cây hàng năm 7797,7 37,4 7765,2 37,0 7563,4 36,5 7495,9 36,25 7389,6 35,8
2.3 Đất trồng cây lâu năm 290,0 1,4 300,0 1,0 297,0 1,4 297,0 1,4 294,0 1,4
3 Nhóm đất phi nông nghiệp 6827,5 22,9 6879,5 23,08 6936,7 23,3 6983,7 23,4 7061,2 23,7
Nguồn: Cục thống kê Thừa Thiên Huế năm 2021 [12]
Bảng 4.1 cho thấy diện tích đất tự nhiên khu vực đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế đang ngày càng giảm dần, từ 29.829,1ha (năm 2016) đến năm 2020 diện tích còn lại 29.821,0ha Trong đó, diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (69,15% đến 69,9%), nhìn chung diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm dần, diện tích đất nuôi trồng thủy sản chiếm từ 22,5% (năm 2016) đã tăng lên 22,8% (năm 2020), điều này cho thấy khu vực đầm phá Thừa Thiên Huế có nghề nuôi trồng thủy sản chiếm cơ cấu diện tích lớn, chỉ sau diện tích đất trồng lúa (35,4% năm 2016 đến 36,3% năm 2020) Tài nguyên đất đai được sử dụng ngày càng triệt để hơn so với đánh giá của Nguyễn Hữu Ngữ năm 2012 [27].
Bảng 4.2 cho thấy thực trạng đầu tư về bê tông giao thông nông thôn ngày được cải thiện, số km đường giao thông ngày càng tăng, từ 439,1 (năm 2016) đến 550,6km (năm 2020), trục đường chính của cấp xã phường cũng tăng từ 380,9 km (năm 2016) đến 391,4 km (năm 2020) Các đầu tư về hệ thống thủy lợi, đê kè bờ phá, trạm bơm phục vụ thủy sản và nông nghiệp ngày càng tăng Điều này cho thấy tiềm lực để phát triển nuôi trồng thủy sản nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung ngày càng được đầu tư hoàn thiện.
Bảng 4.2 Thực trạng cơ sở hạ tầng của vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020
TT Hạng mục hạ tầng Đơn vị tính 2016 2017 2018 2019 2020
1.1 Bê tông giao thông nông thôn Km 439,1 465,0 496,0 523,1 550,6
2.1 Hệ thống kênh mương thủy lợi được kiên cố hóa Km 247 258 269 276 295
2.2 Hệ thống giao thông nội đồng Km 126 142 167 175 286
2.3 Hệ thống đê kè bờ phá Km 6 9 15 23 27
2.4 Số trạm bơm phục vụ sản xuất NTTS trạm 48 59 64 67 72
2.5 Số trạm bơm phục vụ sản xuất nông nghiệp trạm 128 132 141 148 159
Nguồn: Cục thống kê Thừa Thiên Huế năm 2021 [12]
4.1.1.4 Dân số và lao động
Bảng 4.3 cho thấy dân số vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế đạt 209.749 người (năm 2016) tăng lên 240.608 người (năm 2020), số hộ trong vùng đạt từ 42.806 hộ (năm 2016) tăng đến 47.178 hộ (năm 2020), nhân khẩu bình quân trong một gia đình đạt từ 4,9 người/hộ (năm 2016) tăng lên đến 5,21 người/hộ năm 2018 và đạt 5,10 người/hộ (năm 2020) Trong độ tuổi lao động đạt 106.594 lao động (năm 2016) tăng lên đến 123.577 lao động (năm 2020) Điều này cho thấy với sức tăng dân số, gia tăng số khẩu, đã tăng áp lực kinh tế lên khu vực đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế, diện tích đất phục vụ cho làm nhà ở rất áp lực, ngày càng tăng, từ đó gián tiếp làm tăng áp lực lên diện tích đất nuôi trồng thủy sản trong tương lai. Tuy nhiên với thực trạng số lao động tăng nhanh, đây là tiềm năng lớn để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản cũng như các ngành nghề khác tại khu vực.
Bảng 4.3 Tình hình lao động và dân số vùng đầm phá tỉnh Thừa thiên Huế giai đoạn 2016 -2020
Tổng số hộ vùng đầm phá (hộ) 42.806 43.481 44.965 46.503 47.178
Tổng dân số vùng đầm phá
Nhân khẩu bình quân hộ (người) 4,90 5,10 5,21 5,11 5,10
Dân số trong độ tuổi lao động
Nguồn: Cục thống kê Thừa Thiên Huế năm 2021 [12]
4.1.1.5 Cơ cấu ngành nghề và thu nhập của hộ nông dân vùng đầm phá Tam
Bảng 4.4 cho thấy vùng đầm phá có tỷ lệ tổng sản phẩm (GRDP) chiếm từ 6,20 đến 7,27%, điều này cho thấy giá trị GRDP đang ngày càng tăng dần, trong đó tỷ lệ từ ngành nông nghiệp đạt từ 4,7% (năm 2016) xuống còn 4,13% (năm 2020), điều này cho thấy ngành nông nghiệp đang ngày càng đóng góp ít cho GRDP toàn vùng, qua đó chúng ta thấy được ngành thủy sản nói riêng và nông nghiệp nói chung cần phải cải tiến kỹ thuật, đầu tư thâm canh và nâng cao năng suất, giá trị của ngành hàng mang lại.
Trong cơ cấu kinh tế, ngành nông nghiệp đang chiếm tỷ trọng lớn nhất của vùng (45,50% năm 2016) và giảm dần còn 32,10% (năm 2020) xếp thứ 2 sau thiểu thủ công nghiệp và xây dựng Điều này cho thấy sinh kế của người dân ở khu vực đầm phá đang chuyển đổi mạnh qua từng năm.
Bảng 4.4 Quy mô, cơ cấu giá trị sản xuất của vùng đầm phá qua giai đoạn 2016 - 2020 Đơn vị tính: %
1.3 Tiểu thủ công nghiệp- xây dựng 6,90 7,06 7,12 7,81 11,20 1.4 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 4,20 4,35 4,89 5,02 8,48
2 Cơ cấu các ngành kinh tế
2.3 Tiểu thủ công nghiệp - xây dựng 23,40 24,8 26,70 30,10 32,50
2.4 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 4,60 5,00 5,30 5,80 6,00
Nguồn: Cục thống kê Thừa Thiên Huế năm 2021 [12]
Bảng 4.5 Thu nhập bình quân của vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016 - 2020
Thu nhập bình quân đầu người
Tỷ lệ hộ cân nghèo 8,90 7,60 6,80 6,40 6,20
Nguồn: Cục thống kê Thừa Thiên Huế năm 2021 [12]
Bảng 4.5 cho thấy mức thu nhập bình quân của vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế còn thấp, chỉ đạt 2,414 triệu đồng/người/tháng (năm 2016) tăng lên đạt 3,423 triệu đồng/người/tháng (năm 2020), mức thu nhập này còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh Thừa Thiên Huế Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo chiếm từ 7,19% (năm 2016) xuống còn 4,04% (năm 2020), hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ 8,9% (năm
2016) xuống còn 6,2% (năm 2020) [12], điều này cho thấy sinh kế của người dân đã được cải thiện theo từng năm, tuy nhiên chưa phát huy được thế mạnh của vùng, giá trị thu nhập còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao Cần phải cải tiến tri thức cho người dân và hộ lân cận.
4.1.2 Tình hình nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế
Năm 2009, Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang -Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020” được Thủ tướng phê duyệt đã có rất nhiều chính sách tập trung cho vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế, cụ thể như sau:
(1) Các dự án đầu tư vào vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế được hưởng các cơ chế, chính sách ưu đãi ở mức cao áp dụng đối với địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn theo quy định của Luật Đầu tư và pháp luật liên quan; (2) Các dự án về năng lượng mặt trời, năng lượng gió và bảo tồn phát triển gien sinh vật thuỷ, hải sản đầu tư trên địa bàn vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong thời gian 30 năm; (3) Các doanh nghiệp trong nước thuộc các thành phần kinh tế có dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh tại vùng đầm phá TGCH thuộc đối tượng được hưởng các loại hình tín dụng ưu đãi theo quy định hiện hành về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước (Quyết định số 1955/QĐ-TTg ngày
27 tháng 11 năm 2009) Những cơ chế chính sách này đã mở ra hướng mới cho địa phương về phát triển KT-XH và là điều kiện thúc đẩy phát triển NTTS và kinh tế hộ vùng đầm phá TGCH [33]. Để khai thác tốt tiềm năng của vùng đầm phá, năm 2017 tỉnh Thừa Thiên Huế đã xác định ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản là chủ lực, hình thành vùng NTTS có sự kết hợp 04 nhà (nhà khoa học - quản lý - người nuôi - người tiêu thụ) và đầu tư dự án khu công nghiệp thủy hải sản ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế. Hiện nay, vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế đã được khai thác với diện tích trên 7 nghìn ha Trong đó, phát triển NTTS nước mặn lợ ven phá và trên phá (nuôi xen ghép) khoảng trên 4,7 nghìn ha, các loại thủy sản nuôi chủ yếu là tôm sú xen ghép với các loại cua, cá dìa, cá kình, cá đối, cá rô phi và nuôi cá lồng (cá mú, cá vẩu). Bước đầu hình thành các tour du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và dịch vụ phục vụ du lịch trên vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế Có thể nói, phát triển NTTS và du lịch trên vùng đầm phá đã tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho nhiều người dân ven đầm phá, mở ra hướng làm ăn đầy triển vọng cho công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn của tỉnh theo hướng tích cực [2].
Năm 2018, tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục xác định phát triển kinh tế biển và đầm phá, trọng tâm là phát triển vùng đầm phá, đầu tư tạo sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng du lịch - thủy sản - tiểu thủ công nghiệp - nông nghiệp sinh thái; tập trung khai thác thế mạnh về nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, gắn với đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp Định hướng này đã góp phần làm tăng sản lượng lĩnh vực thủy sản nói chung và thủy sản nuôi trồng nói riêng Cụ thể, năm 2019 sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 16.700 tấn/năm, tăng 4,57% so với năm 2018; khai thác biển đạt khoảng 41.100 tấn/năm, tăng 3,68% ở bảng 4.6; góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn vùng ven biển, đầm phá theo hướng tích cực; chuyển từ sản xuất nông nghiệp năng suất thấp sang NTTS có giá trị và hiệu quả cao; tạo việc làm và tăng thu nhập cho hơn 10.000 hộ gia đình với hơn 21.000 lao động.
Bảng 4.6 Sản lượng thủy sản ở Thừa Thiên Huế năm 2019
Tổng sản lượng thuỷ sản 55.614 57.800 103,93
Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng 15.970 16.700 104,57
Sản lượng thuỷ sản khai thác 39.641 41.100 103,68
(Nguồn: Chi cục Thủy sản – Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020) [8]