1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của tính cách, giáo dục và kinh nghiệm đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội

271 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của tính cách, giáo dục và kinh nghiệm đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội
Tác giả Phan Tấn Lực
Người hướng dẫn PGS. TS. Phạm Xuân Lan, PGS. TS. Bùi Thanh Tráng
Trường học Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 271
Dung lượng 0,97 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (17)
    • 1.1 Nền tảng nghiên cứu (17)
    • 1.2 Khoảng trống nghiên cứu (29)
    • 1.3 Mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu (31)
    • 1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu (32)
    • 1.5 Phương pháp nghiên cứu (34)
    • 1.6 Ý nghĩa luận án (35)
    • 1.7 Kết cấu của luận án (38)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (40)
    • 2.1 Khởi sự kinh doanh xã hội (40)
    • 2.2 Ý định khởi sự kinh doanh xã hội (41)
    • 2.3 Lược khảo các lý thuyết nền về ý định khởi sự kinh doanh (43)
      • 2.3.2 Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (Theory of planned behavior - TPB) (44)
      • 2.3.3 Lý thuyết tiềm năng khởi sự kinh doanh (entrepreneurial potential model) (45)
      • 2.3.4 Mô hình nghiên cứu của Mair và Noboa (2006) (46)
      • 2.3.5 Mô hình nghiên cứu ý định của Nga và Shamuganathan (2010) (0)
      • 2.3.6 Lý thuyết nhận thức xã hội nghề nghiệp (Social cognitive career theory).31 (47)
      • 2.3.7 Lược khảo về các lý thuyết đã được sử dụng trong nghiên cứu về ý định khởi sự (48)
    • 2.4 Nghiên cứu thứ nhất về tác động của tính cách đến ý định khởi sự kinh (56)
      • 2.4.1 Lược khảo nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính cách và ý định khởi sự kinh (56)
      • 2.4.2 Khoảng trống nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính cách và ý định khởi sự kinh (0)
      • 2.4.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết về mối quan hệ giữa tính cách và ý định khởi sự kinh doanh xã hội (63)
    • 2.5 Nghiên cứu thứ hai về tác động của kinh nghiệm và giáo dục đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội (76)
      • 2.5.1 Lược khảo nghiên cứu về mối quan hệ giữa kinh nghiệm, giáo dục và ý định khởi sự kinh doanh xã hội (77)
      • 2.5.2 Các khoảng trống nghiên cứu về mối quan hệ giữa giáo dục, kinh nghiệm và ý định khởi sự kinh doanh xã hội (0)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (94)
    • 3.1 Quy trình nghiên cứu (94)
    • 3.2 Nghiên cứu sơ bộ (94)
      • 3.2.1 Thang đo nháp thứ nhất trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính cách và ý định khởi sự kinh doanh xã hội (96)
      • 3.2.2 Thang đo nháp trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa kinh nghiệm với các tổ chức xã hội, giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội và ý định khởi sự kinh doanh xã hội 85 (102)
      • 3.2.3 Kết quả nghiên thảo luận nhóm (104)
      • 3.2.4 Quy trình phân tích sơ bộ định lượng (112)
      • 3.2.5 Kết quả nghiên cứu sơ bộ định lượng (113)
    • 3.3 Nghiên cứu chính thức (117)
      • 3.3.1 Đối tượng khảo sát và phương pháp thu thập dữ liệu (118)
      • 3.3.2 Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu (119)
      • 3.3.3 Kết quả nghiên cứu sơ bộ định lượng (0)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (125)
    • 4.1 Thông tin mẫu (125)
      • 4.2.1 Kiểm định mô hình đo lường (126)
      • 4.2.2 Kiểm định mô hình cấu trúc (132)
      • 4.2.3 Kiểm tra tác động trung gian (134)
      • 4.2.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu thứ nhất về mối quan hệ giữa tính cách và ý định khởi sự kinh doanh xã hội (138)
    • 4.3 Kết quả nghiên cứu thứ hai về tác động của giáo dục khởi sự kinh (143)
      • 4.3.1 Kiểm định mô hình đo lường (143)
      • 4.3.2 Kiểm định mô hình cấu trúc (146)
      • 4.3.3 Kiểm tra tác động trung gian (148)
      • 4.3.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu thứ hai về mối quan hệ giữa giáo dục, kinh nghiệm và ý định khởi sự kinh doanh xã hội (151)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ (0)
    • 5.1 Đóng góp về mặt lý thuyết (155)
      • 5.1.1 Đóng góp lý thuyết từ hai lược khảo về khởi sự kinh doanh xã hội và ý định khởi sự kinh doanh xã hội (0)
      • 5.1.2 Đóng góp về lý thuyết của nghiên cứu thứ nhất về mối quan hệ giữa tính cách và ý định khởi sự kinh doanh xã hội (155)
    • 5.2 Đóng góp chung về mặt thực tiễn của luận án (157)
    • 5.3 Hàm ý chính sách cho các bên liên quan (159)
    • 5.4 Kết luận và hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai (163)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)

Nội dung

GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Nền tảng nghiên cứu

Kinh doanh xã hội đang giữ một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cung cấp các giải pháp cho những vấn đề xã hội (Ellis, 2010; Dees, 2017) Kinh doanh xã hội được xem như hình thức kinh doanh có lợi cho toàn xã hội vì nó nhắm đến giải quyết các vấn đề xã hội mà chính phủ hay doanh nghiệp thương mại thông thường không giải quyết hoặc không đáp ứng được thông qua các giải pháp sáng tạo hướng đến việc tạo ra các giá trị xã hội hơn là các giá trị kinh tế (Alvord và cộng sự, 2004). Hình thức kinh doanh xã hội phổ biến nhất là các doanh nghiệp xã hội (DNXH). Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam, DNXH được hiểu là những doanh nghiệp hoạt động không vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận mà hướng tới mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội và cam kết tái đầu tư 51% lợi nhuận hàng năm vào các mục tiêu xã hội đã cam kết ban đầu Mặc dù nguồn lực vẫn còn hạn chế nhưng có thể thấy được trong những năm qua kinh doanh xã hội đã góp phần chia sẻ trách nhiệm và các gánh nặng với Nhà nước, đồng thời đã khắc phục được sự vận hành bởi động cơ lợi nhuận trong cơ chế thị trường hiện nay (Pham và cộng sự, 2016) Với việc luật hóa DNXH trong Luật Doanh nghiệp 2014 đã tạo nên tiền đề quan trọng cho việc hình thành môi trường pháp lý và những chính sách phù hợp khuyến khích cho sự phát triển của DNXH Có thể nói Luật Doanh nghiệp sửa đổi ban hành tháng 11/2014 đã đi vào lịch sử, mở ra một chương mới cho cộng đồng doanh nghiệp Việt khi lần đầu tiên khai sinh khái niệm DNXH chính thức trong hệ thống pháp lý.

Tháng 8/2018 kỷ niệm 10 năm phát triển DNXH Việt Nam và châu Á Theo thống kê của Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP - Centre for Social Initiatives Promotion) - đơn vị đi đầu trong việc hỗ trợ giúp đỡ khởi sự các DNXH tại Việt Nam, số lượng doanh nghiệp hoạt động như DNXH hiện nay tại Việt Nam khoảng 200, trong đó gần 100 DNXH đã đăng ký chính thức Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng tiềm năng và vai trò của các DNXH trong bối cảnh Việt Nam vẫn còn rất lớn Những doanh nghiệp này giúp cải thiện cuộc sống cho hơn 600,000 người, đa số là người dân ở vùng sâu, những lao động khuyết tật, dân tộc thiểu số và tạo việc làm cho hơn 100,000 người ở nhiều lĩnh vực khác nhau (CSIP, 2018). Ngoài ra, tinh thần khởi sự kinh doanh xã hội cũng bắt đầu được lan rộng trong cộng đồng Các khái niệm về DNXH, khởi sự kinh doanh xã hội cũng bắt đầu nhận được nhiều sự quan tâm của giới trẻ, các doanh nhân thương mại, các nhà tài trợ… nhưng có một thực tế là số lượng DNXH tại Việt Nam vẫn còn ít mặc dù tiềm năng của loại hình này là rất lớn và các nhà hoạch định chính sách vẫn đang tìm cách để làm tăng số lượng DNXH và doanh nhân xã hội.

Về mặt học thuật, tác giả thực hiện tìm kiếm cụm từ social entrepreneurship trong trường chủ đề (tiêu đề /tóm tắt/ từ khóa) trên các cơ sở dữ liệu uy tín Kết quả tìm kiếm ban đầu có 1,670 ấn phẩm Trong số này, có 392 ấn phẩm bị loại trùng lắp nội dung hoặc chúng không liên quan đến khởi sự kinh doanh xã hội Kết quả là, còn lại 1,278 ấn phẩm được chọn để phân tích các chủ đề trong khởi sự kinh doanh xã hội bằng phương pháp đồng trích dẫn Đồng trích dẫn (co-citation) được định nghĩa là tần suất hai ấn phẩm được trích dẫn cùng nhau bởi các ấn phẩm khác (Small, 1973) Nói cách khác, đồng trích dẫn xảy ra khi hai tài liệu tham khảo, A và

B, được trích dẫn bởi nghiên cứu C, cho thấy mối quan hệ đồng trích dẫn giữa hai tài liệu A và B Hai tài liệu thường xuyên được trích dẫn cùng nhau (được trích dẫn bởi C, D và E), sức mạnh đồng trích dẫn của chúng càng cao và càng có nhiều khả năng chúng có liên quan với nhau (Ferreira, 2018) Tác giả sử dụng phần mềmVOSViewer (van Eck và Waltman, 2009; Waltman, 2017) để phân tích đồng trích dẫn 1,278 ấn phẩm này Kết quả phân tích đồng trích dẫn cho thấy các ấn phẩm về khởi sự kinh doanh xã hội

Bối cảnh trong khởi sự kinh doanh xã hội

Sự đổi mới xã hội trong khởi sự kinh doanh xã hội

Sự nhận thức cơ hội, động lực và ý định khởi sự kinh doanh xã hộiNhóm 2.

Bricolage và các vấn đề liên quan đến quản lý trong kinh doanh xã hộiNhóm 1.

Sự phát triển khái niệm khởi sự kinh doanh xã hội và DNXH

KHỞI SỰ KINH DOANH XÃ HỘI hình thành năm nhóm chủ đề (Hình 1.1) Các chủ đề này được đặt tên dựa trên nội dung những ấn phẩm có số lượng trích dẫn nhiều trong chủ đề đó (Bảng 1.1).

(Nguồn: kết quả phân tích đồng trích dẫn của tác giả)

Hình 1.1 Các nhóm nghiên cứu trong chủ đề khởi sự kinh doanh xã hội

Bảng 1.1 Các nhóm nghiên cứu trong khởi sự kinh doanh xã hội từ phân tích đồng trích dẫn

Nhóm Nghiên cứu tiêu biểu

Nhóm 1 Sự phát triển khái niệm khởi sự kinh doanh xã hội và DNXH

Mair và Marti (2006), Austin và cộng sự (2006), Chell (2007), Sharir và Lerner (2006), Thompson và cộng sự (2000), Nicholls (2006), Dees (1998).

Nhóm 2 Bricolage và các vấn đề liên quan đến quản lý trong kinh doanh xã hội

Datta và Gailey (2012), Granovetter (1985), Doherty và cộng sự (2014), Desa (2012), Desa và Basu (2013), Haugh (2007), Pache và Santos

Nhóm 3 Sự nhận thức cơ hội, động lực và ý định khởi sự kinh doanh xã hội

Shapero và Sokol (1982), Krueger và cộng sự

(2000), Mair và Marti (2006), Liủỏn và Chen

Nhóm Nghiên cứu tiêu biểu

Nhóm 4 Sự đổi mới xã hội trong khởi sự kinh doanh xã hội

Chell và cộng sự (2010), Nicholls (2008), Nicholls (2009), Perrini và cộng sự (2010), Shaw và de Bruin (2013), Smith và Stevens (2010). Nhóm 5 Bối cảnh trong khởi sự kinh doanh xã hội

Lepoutre và cộng sự (2013), Zahra và cộng sự

(2009), Bacq và cộng sự (2013), Stephan và cộng sự (2015), Estrin và cộng sự (2013), McMullen (2011).

(nguồn: tác giả tổng hợp)

Nhóm nghiên cứu đầu tiên là sự phát triển khái niệm khởi sự kinh doanh xã hội và DNXH, tập trung vào xây dựng các khái niệm và các cách tiếp cận khác nhau về khởi sự kinh doanh xã hội và DNXH Nhóm nghiên cứu thứ hai đề cập đến bricolage và các vấn đề liên quan đến quản lý trong khởi sự kinh doanh xã hội. Bricolage trong khởi sự kinh doanh xã hội bao gồm các hoạt động được thúc đẩy bởi việc theo đuổi các nguồn lực khan hiếm để tạo ra các giải pháp sáng tạo và có giá trị, tạo ra các giá trị xã hội (Bacq và cộng sự, 2015) Các khía cạnh khác nhau của bricolage được xem xét trong nhóm nghiên cứu này Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến quản trị trong DNXH cũng được xem xét như chiến lược, sự hợp tác, huy động nguồn lực, công nghệ, quản lý tài chính, định hướng thị trường Nhóm nghiên cứu thứ ba bao gồm các nghiên cứu về nhận thức cơ hội và ý định khởi sự kinh doanh xã hội, giải thích quá trình xác định cơ hội và hình thành ý định khởi sự kinh doanh xã hội Ngoài ra, các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội cũng là hướng nghiên cứu chính trong nhóm nghiên cứu này Nhóm nghiên cứu thứ tư giải thích cách thức DNXH tác động đến xã hội để tạo ra đổi mới xã hội,thay đổi xã hội và giá trị xã hội Nhóm nghiên cứu cuối cùng đề cập đến vai trò của các yếu tố thuộc về bối cảnh, thể chế, thảo luận về các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến khởi sự kinh doanh xã hội.

Từ lược khảo về khởi sự kinh doanh xã hội đã thực hiện ở trên, có thể thấy nhóm nghiên cứu về sự nhận thức cơ hội, động lực và ý định khởi sự kinh doanh xã hội (nhóm 3) là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm từ giới học thuật minh chứng thông qua số lượng lớn các nghiên cứu trong nhóm này Tuy nhiên, hiện nay có một vấn đề đang được báo động là mức độ kinh doanh xã hội vẫn rất thấp ở các nước trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam mặc dù tiềm năng của hình thức kinh doanh này tại Việt Nam vẫn là rất lớn Krueger (2003) giải thích rằng kinh doanh chỉ có thể phát triển nếu chất lượng và số lượng doanh nhân tăng lên Chính vì vậy tăng số lượng DNXH là mong muốn cấp bách để phát triển kinh doanh xã hội tại Việt Nam. Ý định kinh doanh là một trong những chỉ báo tốt nhất cho hành vi kinh doanh (Ajzen và Fishbein, 1980) Do đó, để có thể có chiến lược phát triển kinh doanh xã hội, thì việc nghiên cứu ý định khởi sự kinh doanh xã hội là vô cùng cần thiết Hiện nay, tại Việt Nam đang có sự gia tăng về số lượng của các tổ chức hỗ trợ phát triển DNXH với nhiều loại hình hỗ trợ khác nhau như cung cấp miễn phí các khóa học, đào tạo và dịch vụ tư vấn, gọi vốn Các tổ chức có nhiều kinh nghiệm trong khởi sự kinh doanh xã hội tại Việt Nam như Cộng đồng DNXH Việt Nam (SSEC), Seed Planters, Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP), HATCH! và Evergreen Labs Ngoài ra, một số cơ sở ươm tạo DNXH cũng được chính phủ thành lập như trung tâm đổi mới Sài Gòn (SiHUB), Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp cho thanh niên (sYs), BKHUP và Chương trình Quốc gia khởi nghiệp cũng góp phần phát triển khởi sự kinh doanh xã hội tại Việt Nam Những đặc điểm này đã khiến Việt Nam trở thành một khu vực phù hợp để thực hiện nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội.

Về mặt học thuật, tác giả cũng thực hiện tìm kiếm những ấn phẩm bằng tiếng Anh trên các cơ sở dữ liệu uy tín với cụm từ social, entrep* and intent* để lược khảo các nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội Tác giả đọc kỹ các tiêu đề, tóm tắt và từ để loại bỏ các bài báo trùng lặp và nghiên cứu không liên quan đến chủ đề nghiên cứu.

Kết quả cuối cùng, có tổng cộng 36 nghiên cứu nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội Kỹ thuật phân tích nội dung được sử dụng để phân tích 36 bài báo, vì kỹ thuật này có khả năng xác định các lĩnh vực chính của chủ đề nghiên cứu (Elo và Kyngọs, 2008; Krippendorff, 2004) Trong phõn tớch nội dung theo chủ đề, các bài viết được tác giả phân loại và mã hóa các đặc điểm của các bài viết này Sau khi phân tích 36 bài, các đặc điểm của những bài viết được liên kết với nhau để hình thành các nhóm danh mục và các nhóm chủ đề trong từng danh mục.

Kết quả phân tích lược khảo về ý định khởi sự kinh doanh xã hội dẫn đến hình thành bốn danh mục nghiên cứu chính: Mô hình nghiên cứu, các vấn đề liên quan đến phương pháp luận và cách tiếp cận (gồm 12 nghiên cứu); Các yếu tố thuộc về cá nhân (gồm 19 nghiên cứu); Bối cảnh và thể chế (gồm 4 nghiên cứu); Quá trình từ ý định đến quyết định (gồm 1 nghiên cứu) (bảng 1.2).

Bảng 1.2 Danh mục và các chủ đề trong ý định khởi sự kinh doanh xã hội

Danh mục Chủ đề trong từng danh mục

Danh mục 1 Mô hình nghiên cứu, các vấn đề liên quan đến phương pháp luận và cách tiếp cận (12)

- Kiểm tra/mở rộng mô hình cổ điển (7)

Danh mục 2 Các yếu tố thuộc về cá nhân (19)

- Các vấn đề liên quan đến giới tính (2)

Danh mục 3 Bối cảnh và thể chế (4)

- Các nghiên cứu về đa văn hóa (2)

- Các yếu tố thuộc về thể chế (1)

Danh mục 4 Quá trình từ ý định đến quyết định (1)

*số lượng nghiên cứu được thể hiện trong ngoặc đơn

(nguồn: tác giả tổng hợp)

Danh mục 1 Mô hình nghiên cứu, các vấn đề liên quan đến phương pháp luận và cách tiếp cận (12 nghiên cứu)

Các nghiên cứu trong danh mục này kiểm tra các mô hình ý định khởi sự kinh doanh xã hội, giải quyết các vấn đề lý thuyết hoặc sử dụng các cách tiếp cận và phương pháp mới Tác giả đã tìm thấy ba chủ đề trong danh mục này, bao gồm: Kiểm tra/mở rộng mô hình cổ điển, cách tiếp cận mới và phương pháp mới.

Về chủ đề đầu tiên - kiểm tra/mở rộng mô hình cổ điển - bảy nghiên cứu được phân loại vào chủ đề này Cụ thể, dựa trên mô hình doanh nhân tiềm năng của Kruger và Brazeal (1994), Noorseha (2013) nghiên cứu ý định khởi sự kinh doanh xã hội với hai biến bổ sung là sự đồng cảm và sự tiếp xúc với hoạt động kinh doanh xã hội Hockerts (2017) và Forster và Grichnik (2013) kiểm tra mô hình ý định khởi sự kinh doanh xã hội của Mair và Noboa (2006) Trong khi Hockerts (2017) bổ sung biến kinh nghiệm với các vấn đề xã hội, Forster và Grichnik (2013) đề xuất một mô hình mới kết hợp các biến như sự đồng cảm, nhận thức của xã hội, khả năng của bản thân và nhận thức khả năng thành công khi khởi sự kinh doanh xã hội Hai nghiên cứu tiếp theo kế thừa mô hình của Hockerts (2017) và kiểm tra tại Hồng Kong (Ip và cộng sự, 2017) và Philippines (Aure, 2018) Tiwari và cộng sự (2017a) khám phá vai trò của phong cách nhận thức và niềm tin vào năng lực tác động như thế nào đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội thông qua ba yếu tố thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi Gần đây nhất, để kiểm tra khả năng áp dụng của thuyết hành vi có kế hoạch (theory of planned behavior), Zaremohzzabieh và cộng sự (2019) thực hiện một phân tích tổng hợp (meta- analysis) để đề xuất hai mô hình mở rộng thay thế mô hình truyền thống.

Trong chủ đề nghiên cứu thứ hai cách tiếp cận mới với ba bài nghiên cứu Tran và Von Korflesch (2016) đóng góp vào sự hiểu biết về ý định khởi sự kinh doanh xã hội bằng cách giới thiệu lý thuyết nhận thức xã hội nghề nghiệp (SCCT - Social cognitive career theory) Trong khi Beugré (2014) tiếp cận dựa trên lý thuyết về sự gắn kết đạo đức để giải thích động lực thúc đẩy việc thành lập DNXH, Rivera và cộng sự (2018) thực hiện nghiên cứu bằng cách sử dụng cách tiếp cận lãnh đạo phục tùng

(servant leadership approach) và lý thuyết về phong cách sống (lifestyles theory) để đo lường ý định khởi sự kinh doanh xã hội Tóm lại, những cách tiếp cận này cho thấy sự tiềm năng trong đo lường ý định khởi sự kinh doanh xã hội, mặc dù vậy, những cách tiếp cận này cần phải được kiểm tra, so sánh và đối chiếu để hoàn thiện hơn về khả năng áp dụng trong tương lai.

Chủ đề nghiên cứu cuối cùng trong danh mục 1 là phương pháp nghiên cứu. Baierl và cộng sự (2014) sử dụng một thiết kế thử nghiệm dựa trên bảng câu hỏi để cho thấy ảnh hưởng tích cực của đánh giá xã hội đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội Để phác họa về một doanh nhân xã hội, Bacq và cộng sự (2016) đã thực hiện bốn bộ hồi quy nhị phân để tìm sự khác nhau giữa các doanh nhân xã hội và doanh nhân thương mại dựa bộ dữ liệu khảo sát của GEM (Global Entrepreneurship Monitor) năm 2009.

Khoảng trống nghiên cứu

Từ các lược khảo đã được thực hiện, luận án chỉ ra khe hổng nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, ý định khởi sự kinh doanh xã hội là một nhánh nghiên cứu quan trọng trong khởi sự kinh doanh xã hội và cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm, nhưng chưa có một nghiên cứu nào thực hiện lược khảo các các nghiên cứu ý định khởi sự kinh doanh xã hội, xác định các danh mục, các hướng nghiên cứu trong chủ đề này.

Thứ hai, đa phần các nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội sử dụng các lý thuyết ý định từ khởi sự kinh doanh thương mại như mô hình sự kiện doanh nhân của Shapero (Shapero và Sokol, 1982) hay TPB (Ajzen, 1991), việc đánh giá lại, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của các lý thuyết để áp dụng vào từng trường hợp cụ thể là cần thiết Ngoài ra, với sự phát triển của các lý thuyết mới như mô hình ý định khởi sự kinh doanh xã hội đầu tiên của Mair và Noboa (2006) hay cách tiếp cận mới từ lựa chọn nghề nghiệp với SCCT (Social Cognitive Career Theory) (Lent và cộng sự, 1994) thì việc sử dụng các mô hình lý thuyết mới cũng nên được quan tâm và đánh giá khả năng áp dụng trong bối cảnh khởi sự kinh doanh xã hội.

Thứ ba, với mục đích hoạt động khác nhau, ý định khởi sự kinh doanh thương mại truyền thống và ý định khởi sự kinh doanh xã hội chắc chắn sẽ có sự khác biệt và cần nghiên cứu lại Các tính cách từng được nghiên cứu đa phần là những tính cách chung thường xuất hiện ở doanh nhân thương mại truyền thống, do đó chưa làm nổi bật những tính cách nào là đặc trưng của doanh nhân xã hội Ngoài ra, mối quan hệ giữa tính cách và ý định khởi sự kinh doanh xã hội đa số tìm hiểu mối quan hệ trực tiếp (Nga và Shamuganathan, 2010; Ip và cộng sự, 2018a; Hsu và Wang, 2018; Preethi và Priyadarshini, 2018), trong khi có nhiều bằng chứng cho rằng tính cách được xem là có tác động trung gian đến ý định khởi sự kinh doanh nói chung và ý định khởi sự kinh doanh xã hội nói riêng.

Thứ tư, ở những nghiên cứu trước, hai yếu tố trong vốn con người nhận thức là kinh nghiệm và giáo dục đa phần được xem xét những biến kiểm soát trong quá trình hình thành ý định khởi sự kinh doanh xã hội và chưa có sự quan tâm đến ảnh hưởng của những biến này lên các tiền đề của ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Ngoài ra, việc đánh giá giáo dục qua trình độ hay kinh nghiệm qua thời gian công việc cũng chưa làm rõ tác động của những biến này đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội.

Thứ năm, mối quan hệ giữa các yếu tố thuộc vốn con người và khởi sự kinh doanh xã hội đa phần được nghiên cứu ở các nền kinh tế phát triển trong khi đó các bằng chứng nghiên cứu tại các nước đang phát triển - nơi mà những vấn đề xã hội ngày càng trở nên đa dạng – vẫn còn ít Với những đặc điểm như kinh doanh xã hội đang ở giai đoạn đầu và khởi sự kinh doanh xã hội đang bắt đầu nhận được sự quan tâm của xã hội, nhà nước và nhiều tổ chức phi chính phủ hỗ trợ tối đa về nhiều mặt cho các cá nhân khởi sự kinh doanh xã hội khiến Việt Nam trở thành một khu vực phù hợp để thực hiện nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội.

Từ những lí do trên, tác giả thực hiện đề tài tác động của tính cách, giáo dục và kinh nghiệm đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội nhằm kiểm tra vài trò của các khía cạnh vốn con người (tính cách, giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội và kinh nghiệm với các tổ chức xã hội) tác động đến quá trình hình thành ý định khởi sự kinh doanh xã hội.

Mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu

1.3.1 Mục tiêu chung của nghiên cứu

Luận án này xây dựng và kiểm định mô hình về vai trò tác động của từng nhóm yếu tố vốn con người bao gồm vốn con người không nhận thức (các đặc điểm tính cách) và vốn con người nhận thức (kinh nghiệm và giáo dục) ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội Các đặc điểm tính cách sẽ được xem xét là sự tổng hợp của các tính cách truyền thống và các tính cách xã hội đến ý định ý định khởi sự kinh doanh xã hội thông qua mô hình của Mair và Noboa (2006) trong khi đó tác động của kinh nghiệm làm việc với các tổ chức xã hội và giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội thông qua lý thuyết nhận thức xã hội về nghề nghiệp.

1.3.2 Mục tiêu cụ thể và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu thứ nhất: Tác động của các tính cách (vốn con người không nhận thức) đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội được xem xét thông qua hai tiền đề trong mô hình ý định khởi sự kinh doanh xã hội của Mair và Noboa (2006) Để thực hiện mục tiêu này, tác giả đi sâu vào các câu hỏi nghiên cứu:

 Câu hỏi nghiên cứu 1: Các tính cách nào có ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội?

 Câu hỏi nghiên cứu 2: Các tính cách trên ảnh hưởng như thế nào đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội thông qua thông qua cảm nhận về sự mong muốn và cảm nhận về tính khả thi?

 Câu hỏi nghiên cứu 3: Cảm nhận về sự mong muốn và cảm nhận về tính khả thi trung gian như thế nào trong mối quan hệ từ các tính cách đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội?

Mục tiêu thứ hai: Luận án sẽ xem xét tác động của kinh nghiệm làm việc với các tổ chức xã hội và giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội thông qua lý thuyết nhận thức xã hội về nghề nghiệp (social cognitive career theory - SCCT) Để thực hiện mục tiêu này, tác giả đi sâu vào các câu hỏi nghiên cứu:

 Câu hỏi nghiên cứu 4: Giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội và kinh nghiệm với các tổ chức xã hội tác động như thế nào đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội thông qua SCCT (với hai tiền đề niềm tin vào năng lực khởi sự kinh doanh xã hội và kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội)?

 Câu hỏi nghiên cứu 5: Niềm tin vào năng lực khởi sự kinh doanh xã hội và kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội trung gian như thế nào trong mối quan hệ từ giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội và kinh nghiệm với các tổ chức xã hội đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội?

Mục tiêu thứ ba: Đề xuất các hàm ý chính sách giúp làm tăng ý định khởi sự kinh doanh xã hội nói riêng và khởi sự kinh doanh xã hội nói chung dựa trên các khía cạnh của vốn con người Để thực hiện mục tiêu này, tác giả đi sâu vào câu hỏi nghiên cứu:

 Câu hỏi nghiên cứu 6: Các hàm ý chính sách nào cho các bên liên quan nhằm tăng ý định của các cá nhân khởi sự kinh doanh xã hội cũng như số lượng DNXH tại Việt Nam?

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của nghiên cứu này là hai nhóm yếu tố của vốn con người bao gồm các đặc điểm tính cách (vốn con người không nhận thức), kinh nghiệm và giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội (vốn con người nhận thức) và ý định khởi sự kinh doanh xã hội.

1.4.2 Đối tượng khảo sát và phương pháp thu thập dữ liệu

Do đặc thù của kinh doanh xã hội còn rất mới tại Việt Nam, tổng thể trong nghiên cứu này sẽ là những cá nhân có tiềm năng trở thành các doanh nhân xã hội mà cụ thể trong nghiên cứu này xác định là những cá nhân có sự quan tâm và kiến thức nhất định về kinh doanh xã hội Chính vì vậy, trong luận án này, tác giả phối hợp với Cộng đồng DNXH Việt Nam (SSEC) để thu thập dữ liệu từ những cá nhân có tham gia các hoạt động liên quan đến kinh doanh xã hội tại đây Khung chọn mẫu bao gồm những cá nhân đã tham gia các khóa học khác nhau trong các chương trình như Gọi vốn dành cho doanh nhân xã hội ở Việt Nam, Green our World, Xây dựng môi trường gắn kết tích cực (Building a Positive Public Engagement Environment), Chương trình hòa nhập xã hội (Social Immersion Program), Phát triển quan điểm trở thành doanh nhân xã hội (Developing Perspectives as social entrepreneurs: training program), Quản lý chất lượng cho dự án phát triển cộng đồng (Quality Management for Community Development Project), Hội thảo đổi mới xã hội và doanh nghiệp (Workshop Social Innovation and Enterprise), Đào tạo Khởi nghiệp Tạo tác động NEUrON, Đào tạo Khởi nghiệp tạo tác động khu vực đồng bằng Sông Hồng, Impact Space - Không gian khởi nghiệp tạo tác động, tọa đàm Sáng kiến Kinh doanh vì Cộng đồng – Én xanh HCMC, Đào tạo kỹ năng điều phối, hỗ trợ đổi mới sáng tạo khởi nghiệp xã hội Các chương trình này được tổ chức bởi Cộng đồng DNXH Việt Nam (SSEC), Seed Planters, Saigon Innovation Hub và CSIP.

Mẫu trong nghiên cứu này được chọn theo phương pháp thuận tiện Để thu thập dữ liệu, tác giả phối hợp với cộng đồng hỗ trợ DNXH (SSEC - SupportingSocial Enterprise Community), đường link khảo sát bảng câu hỏi được tạo trênGoogle Form được gửi đến những cá nhân có tham gia các hoạt động mà SSEC tổ chức.

 Giới hạn nội dung nghiên cứu:

Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội, trong luận án này, tác giả chỉ giới hạn các yếu tố thuộc về vốn con người bao gồm các đặc điểm tính cách (vốn con người không nhận thức), kinh nghiệm và giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội (vốn con người nhận thức) và xem xét tác động của chúng đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội.

 Giới hạn không gian : Kinh doanh xã hội nói chung và khởi sự kinh doanh xã hội nói riêng còn rất mới ở Việt Nam do đó để đảm bảo những cá nhân tham gia có đủ kiến thức và hiểu biết để hoàn thành bảng khảo sát về khởi sự kinh doanh xã hội, nghiên cứu này sẽ tập trung vào những cá nhân đã tham gia các khóa học/chương trình được tổ chức bởi Cộng đồng DNXH Việt Nam (SSEC), Seed Planters, Saigon Innovation Hub và CSIP Những cá nhân này đa số sinh sống tại khu vực TPHCM và các vùng lân cận.

Phương pháp nghiên cứu

Từ những khe hổng nghiên cứu xác định được trong quá trình thực hiện lược khảo tài liệu Mô hình nghiên cứu và thang đo nháp được hình thành Sau đó, tác giả thực hiện thảo luận nhóm các chuyên gia là những doanh nhân xã hội hoặc những người có kinh nghiệm trong khởi sự kinh doanh xã hội để hoàn thiện mô hình, khám phá các yếu tố mới, điều chỉnh thang đo cho rõ ràng, phù hợp bối cảnh Việt Nam Từ đó, thang đo nháp thứ hai được hình thành để phục vụ cho nghiên cứu sơ bộ định lượng. Định lượng sơ bộ (n = 100) Thang đo nháp thứ hai được dùng để phỏng vấn thử với mẫu gồm 100 cá nhân theo phương pháp thuận tiện khi họ tham gia các hoạt động do cộng đồng hỗ trợ DNXH (SSEC - Supporting Social EnterpriseCommunity) tổ chức Phương pháp đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’sAlpha và phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để đánh giá các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu Kết quả, các thang đo được hoàn chỉnh. Định lượng chính thức (nP3) Bảng hỏi được gửi thông qua email cho các đối tượng được chọn khảo sát Mô hình đo lường và mô hình cấu trúc tuyến tính thông qua phần mềm hỗ trợ PLS-SEM được sử dụng để đánh giá các thang đo Kỹ thuật PLS Bootstrapping với kích thước mẫu là 5,000 được sử dụng để kiểm định các giả thuyết và mô hình nghiên cứu Cuối cùng, các tác động trung gian trong mô hình cũng được kiểm tra thông qua quy trình 4 bước của Baron và Kenny (1986).

Ý nghĩa luận án

1.6.1 Đóng góp về mặt lý thuyết

- Tác giả thực hiện lược khảo một cách có hệ thống về chủ đề ý định khởi sự kinh doanh xã hội Với sự phát triển nhanh chóng của ý định khởi sự kinh doanh xã hội, một nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu về chủ đề này là cần thiết và đây là nghiên cứu đầu tiên thực hiện lược khảo về ý định khởi sự kinh doanh xã hội Lược khảo này giúp khám phá những danh mục và những chủ đề đã được nghiên cứu trong ý định khởi sự kinh doanh xã hội.

- Đối với lý thuyết nền, trong nghiên cứu này mở rộng mô hình ý định khởi sự kinh doanh xã hội đầu tiên của Mair và Noboa (2006) cho nghiên cứu thứ nhất (nghiên cứu về tính cách) và lý thuyết nhận thức xã hội về nghề nghiệp (social cognitive career theory - SCCT) cho nghiên cứu thứ hai Dựa trên phân tích những điểm mạnh riêng của hai lý thuyết này, luận án này đã xây dựng các mô hình riêng biệt phù hợp để tìm hiểu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội trong từng trường hợp cụ thể tùy thuộc vào biến độc lập Ngoài ra, đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên áp dụng lý thuyết nhận thức xã hội về nghề nghiệp trong bối cảnh nghiên cứu ý định khởi sự kinh doanh xã hội.

- Các yếu tố chính trong mô hình ý định khởi sự kinh doanh xã hội đầu tiên củaMair và Noboa (2006) và lý thuyết nhận thức xã hội về nghề nghiệp cũng được kiểm tra tác động trung gian Cụ thể, cảm nhận về tính khả thi và cảm nhận về sự mong muốn được kiểm tra tác động trung gian trong mối quan hệ từ tính cách đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội (nghiên cứu thứ nhất) và niềm tin vào năng lực bản thân và kết quả mong đợi cũng được kiểm tra tác động trung gian trong mối quan hệ từ tính cách đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội (nghiên cứu thứ hai).

- Luận án này xét xem ý định khởi sự kinh doanh xã hội dưới góc độ cá nhân với các yếu tố vốn con người của mỗi cá nhân (tính cách, giáo dục, kinh nghiệm) Từ kết quả lược khảo cho thấy vai trò của các yếu tố tính cách, kinh nghiệm, giáo dục vẫn còn hạn chế trong nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội Luận án này sẽ góp phần giải quyết những khe hổng nghiên cứu còn tồn tại trong từng nhóm yếu tố và làm tăng những hiểu biết về ý định khởi sự kinh doanh xã hội Cụ thể:

 Về mối quan hệ giữa tính cách và ý định khởi sự kinh doanh xã hội, luận án này sẽ nghiên cứu một cách toàn diện tính cách của doanh nhân xã hội bằng cách xem xét tính cách của các doanh nhân xã hội tiềm năng là sự kết hợp giữa các tính cách thông thường xuất hiện ở doanh nhân thương mại kết hợp với các tính cách xã hội đặc trưng chỉ có ở doanh nhân xã hội Luận án sẽ kiểm tra cùng lúc tác động của các tính cách này chỉ ra đâu là những tính cách mà doanh nhân xã hội giống với doanh nhân thương mại và đâu là những tính cách đặc trưng chỉ có ở các doanh nhân xã hội.

 Nghiên cứu này xem xét tác động đồng thời của giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội và kinh nghiệm với cách tiếp cận mới Luận án này sẽ đánh giá giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội theo cảm nhận của những cá nhân đã được trải nghiệm và học tập về khởi sự kinh doanh xã hội, ngoài ra kinh nghiệm sẽ được xem xét là kinh nghiệm làm việc với các tổ chức xã hội.

- Luận án này tập trung vào bối cảnh tại Việt Nam được đặc trưng bởi các kỹ năng và giáo dục về khởi sự kinh doanh xã hội đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, mức độ hoạt động kinh doanh xã hội thấp, nhiều tiềm năng nhưng thiếu nguồn lực để khai thác (CSIP, 2016) Kết quả từ nghiên cứu này có thể đóng góp vào cơ sở lý thuyết bằng cách cung cấp những hiểu biết về khởi sự kinh doanh xã hội tại những nước đang phát triển Ngoài ra, đối tượng khảo sát trước đây đều là sinh viên (Tiwari và cộng sự, 2017b; Ernst, 2011; Hockerts, 2017; Nga vàShamuganathan, 2010; Kirby và Ibrahim, 2011) trong khi đó tại Việt Nam khái niệm DNXH còn rất mới trong khi chương trình đào tạo cũng không đề cập đi sâu vào kinh doanh xã hội.

Nghiên cứu này sẽ tập trung vào những người có sự quan tâm nhất định cho kinh doanh xã hội, có trình độ, được đào tạo do đó những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm mà họ có được sẽ hỗ trợ tốt cho việc khởi sự kinh doanh Đây được xem là những đối tượng tiềm năng nhất để trở thành doanh nhân xã hội tại Việt Nam.

Luận án thực hiện lược khảo ý định khởi sự kinh doanh xã hội, lược khảo này giúp những nhà nghiên cứu mới khi tìm hiểu về các chủ đề này sẽ có được cái nhìn tổng quát về những cấu trúc chính, những hướng nghiên cứu chính trong ý định khởi sự kinh doanh xã hội Các nhà hoạch định chính sách, những người vốn rất ít tiếp xúc với các vấn đề học thuật cũng có thể tiếp cận chủ đề về khởi sự kinh doanh xã hội một cách dễ dàng hơn để tìm hiểu và xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh xã hội Ví dụ, các công cụ để đo lường và phát hiện những cá nhân tiềm năng để tập trung nguồn lực giúp họ trở thành doanh nhân xã hội thay vì đầu tư đại trà gây tổn thất và lãng phí.

Việc gia tăng số lượng DNXH tại Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung luôn là vấn đề được quan tâm Việc tìm hiểu ý định khởi sự kinh doanh xã hội sẽ giúp chính phủ xây dựng các chiến lược phù hợp để phát triển kinh doanh xã hội nói chung và DNXH nói riêng Ví dụ, dựa trên những tính cách, kinh nghiệm và giáo dục, các nhà hoạch định chính sách và những nhà giáo dục có thể xây dựng một chương trình học để phát triển những tính cách cần thiết cho một doanh nhân xã hội hay thiết kế những chương trình giáo dục làm tăng sự tự tin vào năng lực bản thân cho người học trong việc trở thành doanh nhân xã hội, kết hợp điều này với những hoạt động trải nghiệm thực tế như thế nào để gia tăng kinh nghiệm với các vấn đề xã hội hay tìm hiểu về những động lực và mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội để thúc đẩy nó… Việc này mang đến nhiều lợi ích trong thực tiễn Thứ nhất, việc tiếp cận từ những người đã có sẵn định hướng xã hội sẽ có nhiều cơ hội làm tăng số lượng DNXH một cách nhanh chóng Phát triển DNXH đang là một trong những mục tiêu quan trọng và ưu tiên hàng đầu của Chính phủ,bằng chứng là hàng loạt chính sách có lợi cho các DNXH được ban hành để khuyến khích việc thành lập, xây dựng và phát triển cộng đồng DNXH Việc phát triển được một cộng đồng DNXH vững mạnh sẽ giúp các chính phủ giảm những gánh nặng từ các vấn đề xã hội Những mục tiêu mà những DNXH theo đuổi sẽ góp phần giải quyết các vấn đề xã hội còn tồn đọng, phục vụ cộng đồng và tạo ra các giá trị xã hội Thứ hai, việc có thể giúp các cá nhân khởi sự kinh doanh xã hội thành công sẽ hướng đến sự phát triển bền vững kinh doanh xã hội Khi các cá nhân khởi sự kinh doanh xã hội thành công xuất hiện nhiều hơn sẽ ảnh hưởng đến cách suy nghĩ của giới trẻ về khởi sự kinh doanh xã hội Những người xung quanh có ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ (Broadhead- Fearn và White, 2006; Greenslade và White, 2005; Liủỏn và Chen, 2009), do đó những DNXH thành công sẽ thay đổi nhận thức của xã hội về khởi sự kinh doanh xã hội từ đó có thể phát triển khởi sự kinh doanh xã hội thành một phong trào cho giới trẻ tương tự như phong trào khởi sự kinh doanh thương mại truyền thống.

Các đại học lớn trên thế giới đều có những chương trình giảng dạy về khởi sự kinh doanh xã hội Tại Việt Nam, các chương trình giáo dục vẫn chưa có sự quan tâm dành cho khởi sự kinh doanh xã hội Do đó, từ những yếu tố dưới góc độ cá nhân mà nghiên cứu xác định được như tính cách, giáo dục, kinh nghiệm… sẽ là cơ sở để các trường Đại học xây dựng và phát triển chương trình đào tạo về khởi sự kinh doanh xã hội.

Kết cấu của luận án

Chương 1 giới thiệu về luận án Chương này sẽ tập trung vào nền tảng nghiên cứu, các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, sơ lược về phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của luận án.

Chương 2 sẽ trình bày các lý thuyết nền được sử dụng trong nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội, từng điểm mạnh, điểm yếu của các lý thuyết này sẽ được trình bày để dẫn đến kết quả là việc lựa chọn lý thuyết nền cho từng nghiên cứu thực nghiệm Sau đó, những khoảng trống nghiên cứu trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa các đặc điểm tính cách, giáo dục và kinh nghiệm với ý định khởi sự kinh doanh xã hội được chỉ ra Từ đó, là cơ sở cho việc xây dựng mô hình và các giả thuyết cho hai nghiên cứu thực nghiệm.

Chương 3 sẽ giới thiệu các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong hai nghiên cứu thực nghiệm Quy trình định tính bằng thảo luận nhóm, định lượng sơ bộ và định lượng chính thức là những nội dung chính được trình bày trong chương này. Chương 4 sẽ trình bày kết quả nghiên cứu của hai nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tính cách đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội và tác động của kinh nghiệm và giáo dục đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội.

Chương 5 sẽ tóm tắt kết quả chính của nghiên cứu và đưa ra kết luận về những đóng góp của nghiên cứu về mặt lý thuyết những đóng góp về mặt thực tiễn.Cuối cùng là những hàm ý chính sách cho các bên liên quan, những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Khởi sự kinh doanh xã hội

Kinh doanh xã hội là một lĩnh vực mới với mục tiêu để đáp ứng các nhu cầu của xã hội (Urban và Kujinga, 2017b; Arroyo-López và Carcamo-Solis, 2011) và là một hoạt động bao gồm sự kết hợp của hai yếu tố xã hội và khởi sự kinh doanh (Steyaert và Hjorth, 2006; Peredo và McLean, 2006).

Khái niệm về khởi sự kinh doanh xã hội lần đầu xuất hiện vào những năm

1950 (Bowen, 1953) Đóng góp ban đầu khác cho lĩnh vực này là một bài báo ngắn của Waddock và Post (1991) Thuật ngữ khởi sự kinh doanh xã hội xuất hiện trong thế giới học thuật vào cuối những năm 1990 ở Mỹ (Boschee, 1995; Dees, 1998) và ở Anh (Leadbeater, 1997) Boschee (1995) định nghĩa khởi sự kinh doanh xã hội là hoạt động phi lợi nhuận nhằm cân bằng các sứ mệnh đạo đức và động cơ lợi nhuận. Leadbeater (1997) cho rằng khởi sự kinh doanh xã hội là một hoạt động kinh tế trung gian ở giữa các các hoạt động kinh doanh của lĩnh vực công, tư nhân và hoạt động tự nguyện, tình nguyện Dees (1998) định nghĩa rằng đó là sự kết hợp giữa đam mê giải quyết các vấn đề xã hội và hoạt động kinh doanh Anderson và Jack

(2002) cho rằng khởi sự kinh doanh xã hội là hình thức mới để tạo và duy trì giá trị xã hội Robinson (2006) định nghĩa khởi sự kinh doanh xã hội là một quá trình bao gồm: xác định một vấn đề xã hội với những giải pháp cụ thể để giải quyết nó; đánh giá các tác động xã hội, xây dựng mô hình kinh doanh; tạo ra một sứ mệnh xã hội để phát triển theo định hướng hướng đến tính bền vững Mair và Noboa (2006) xác định khởi sự kinh doanh xã hội liên quan đến cách tiếp cận sáng tạo để giải quyết các vấn đề trong các lĩnh vực giáo dục, môi trường, y tế, nhân quyền và được coi là một chiến lược quan trọng hướng đến sự phát triển bền vững của các quốc gia Theo Nicholls (2008), khởi sự kinh doanh xã hội là một tập hợp các hoạt động sáng tạo và hiệu quả, tập trung chiến lược vào việc giải quyết các thất bại của thị trường và tạo ra các cơ hội mới để tăng giá trị xã hội một cách có hệ thống.

Mặc dù có nhiều định nghĩa và cách giải thích khác nhau, nhưng nhìn chung khởi sự kinh doanh xã hội được xác định là một quá trình bắt đầu với việc hình thành ý tưởng xã hội, nhận dạng các cơ hội, xây dựng các giải pháp hướng đến phát triển bền vững (Salamzadeh và cộng sự, 2013; Shane, 2003) Tạo ra giá trị xã hội hoặc giải quyết các vấn đề xã hội bằng các giải pháp đổi mới sáng tạo là mục tiêu trọng tâm của kinh doanh xã hội và đó là sự khác biệt giữa kinh doanh xã hội với các hình thức kinh doanh khác (Martin và Osberg, 2007; Zahra và cộng sự, 2008;Alvord và cộng sự, 2004).

Ý định khởi sự kinh doanh xã hội

Bird (1988) định nghĩa ý định là trạng thái nhận thức ngay trước khi thực hiện hành vi, hướng tới mục tiêu cụ thể Ý định thể hiện niềm tin cá nhân để thực hiện một hành vi tương lai (Krueger và cộng sự, 2000) Davidsson và Honig (2003) định nghĩa ý định khởi sự kinh doanh liên quan đến định hướng thành lập một doanh nghiệp trong tương lai Ý định khởi sự kinh doanh được cho là tiền đề cho mối liên hệ giữa cá nhân và việc thành lập các doanh nghiệp mới (Ozyilmaz, 2011; DeGeorge và Fayolle, 2008) ý định khởi sự kinh doanh xã hội đề cập đến ý định thành lập một DNXH (Mair và Noboa, 2006) ý định khởi sự kinh doanh xã hội được coi là hành vi tâm lý của một cá nhân, thuyết phục họ tiếp thu tri thức, nhận thức ý tưởng và thực hiện kế hoạch kinh doanh xã hội để trở thành một doanh nhân xã hội (Mair và cộng sự, 2006) Ý định khởi sự kinh doanh xã hội có thể được định nghĩa là mong muốn và quyết tâm của một người để thành lập một DNXH mới(Tran và cộng sự, 2016). Ý định khởi sự kinh doanh xã hội được xem là một nhánh trong chủ đề về ý định khởi sự kinh doanh thương mại do đó đa số là sự kế thừa các mô hình truyền thống như mô hình sự kiện khởi sự kinh doanh của Shapero và Soko (1982) (Shapero’s Entrepreneurial Event), lý thuyết tiềm năng khởi sự kinh doanh (entrepreneurial potential model) của Krueger và Brazeal (1994) và nổi bật nhất chính là Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (Theory of planned behavior - TPB) của Ajzen (1991).

Nỗ lực đầu tiên để xây dựng một mô hình lý thuyết riêng cho sự hình thành ý định khởi sự kinh doanh xã hội là của Mair và Noboa (2006) Dựa trên các lý thuyết và mô hình truyền thống, mô hình ý định khởi sự kinh doanh xã hội đầu tiên được phát triển Trong mô hình này, nhận thức mong muốn (perceived desirability) và cảm nhận về tính khả thi (perceived feasibility) được đề xuất là hai yếu tố quyết định của ý định khởi sự kinh doanh xã hội Ngoài ra, cảm nhận về tính khả thi được xác định bằng niềm tin vào năng lực bản thân và sự hỗ trợ của xã hội, trong khi sự đồng cảm và đánh giá đạo đức có tác động tích cực đến sự mong muốn.

Một nghiên cứu nổi bật khác về ý định khởi sự kinh doanh xã hội là của Nga và Shamuganathan (2010), họ đã tiến hành kiểm tra tác động trực tiếp của năm tính cách lớn – Big Five Model (gồm sự tận tâm, sự ổn định trong tâm lý, sẵn sàng trải nghiệm, hướng ngoại và sự dễ chịu) tác động trực tiếp đến năm khía cạnh của ý định khởi sự kinh doanh xã hội: tầm nhìn xã hội, tính bền vững, mạng xã hội, tính sáng tạo và lợi nhuận tài chính Đây cũng là một trong những nghiên cứu đầu tiên xem xét đến vai trò của tính cách (Ip và cộng sự, 2018a; Hsu và Wang, 2018;Preethi và Priyadarshini, 2018; İrengün và Arıkboğa, 2015) Sau đó là sự xuất hiện của nhiều nghiên cứu thực nghiệm khác như của Forster và Grichnik (2013),Hockerts (2017) và Aure (2018) Song song với đó là sự xuất hiện của các nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội dựa trên nghiên cứu định tính (Dacin và cộng sự, 2011; Datta và Gailey, 2012; Hockerts, 2015; Kautonen và cộng sự, 2010;Kautonen và cộng sự, 2015) Trong những năm gần đây, số lượng nghiên cứu thực nghiệm về ý định khởi sự kinh doanh xã hội đã tăng mạnh (Desa, 2012; Teasdale và cộng sự, 2011; Kedmenec và cộng sự, 2015; Yang và cộng sự, 2015b; Shahverdi và cộng sự, 2018; Hockerts, 2017)

Lược khảo các lý thuyết nền về ý định khởi sự kinh doanh

Do đặc trưng là sự khác nhau trong các tiền đề, trong phần này, tác giả sẽ lược khảo các lý thuyết nền về thường được sử dụng để đo lường ý định khởi sự kinh doanh xã hội, từ đó các điểm mạnh của từng lý thuyết sẽ được chỉ ra và là cơ sở cho việc áp dụng vào hai nghiên cứu thực nghiệm.

2.3.1 Lý thuyết sự kiện khởi sự kinh doanh của Shapero và Sokol (1982) (Shapero’s Entrepreneurial Event - SEE) Đây là mô hình đầu tiên về ý định khởi sự kinh doanh Theo lý thuyết này, khởi sự kinh doanh được bắt đầu bởi một số loại sự kiện có thể trung lập, tiêu cực hoặc tích cực Các sự kiện trung lập có thể kể đến như việc tốt nghiệp đại học Các sự kiện tiêu cực có thể bao gồm mất việc hoặc cuộc sống khó khăn Các sự kiện tích cực có thể bao gồm nhận một khoản tiền nhận được từ thừa kế hoặc nhận được sự đầu tư mạo hiểm từ các bên liên quan (Shapero và Sokol, 1982; Krueger Jr và cộng sự, 2000) Những thái độ và niềm tin về khởi sự kinh doanh có thể được hình thành thông qua các yếu tố khác nhau, ví dụ, giáo dục khởi sự kinh doanh hay truyền thống của gia đình (Gorman và cộng sự, 1997) Ngoài ra, những hình mẫu về những doanh nhân thành công cũng có thể tăng sức hấp dẫn của khởi sự kinh doanh nếu những cá nhân này truyền cảm hứng cho người khác thông qua kiến thức, sự chia sẻ kinh nghiệm hay đơn giản chỉ là sự thành công và công nhận của xã hội (Wilson và cộng sự, 2004) Cuối cùng, xu hướng hành động (Propensity to act) được xác định là một tính cách chính của các doanh nhân trước khi cảm nhận về tính khả thi và sự mong muốn được xem xét.

Cảm nhận về sự mong muốn

Cảm nhận về tính khả thi Ý định khởi sự kinh doanh Hành vi khởi sự kinh doanh

Xu hướng hành động Sự kiện

Hình 2.1 Mô hình sự kiện khởi sự kinh doanh của Shapero và Sokol (1982)

2.3.2 Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (Theory of planned behavior - TPB)

Một trong những mô hình được sử dụng nhiều nhất là TPB của Ajzen (1991) (Engle và cộng sự, 2010) Lý thuyết này dựa trên ý tưởng rằng ý định thực hiện hành vi cụ thể được định hình theo thái độ, sự ủng hộ của những người xung quanh và khả năng thực hiện hành vi đó (Ajzen, 1991) Các yếu tố này được chuẩn hóa thành ba yếu tố cốt lõi bao gồm thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức về kiểm soát hành vi Thái độ đối với hành vi là cảm xúc tích cực hay tiêu cực của một cá nhân bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý và tình huống nhất định khi thực hiện hành vi (Ajzen và Fishbein, 1980) Ajzen (1991) định nghĩa chuẩn mực chủ quan là nhận thức của một cá nhân về áp lực xã hội để thực hiện hoặc không thực hiện hành vi đang được xem xét Chuẩn mực chủ quan đề cập đến những áp lực của gia đình, bạn bè và những người quan trọng khác Nhận thức về kiểm soát hành vi phản ánh sự cảm nhận dễ dàng hay khó khăn của cá nhân khi thực hiện hành vi.

Thái độ đối với hành vi

Chuẩn mực chủ quan Ý định kinh doanh Quyết định khởi sự kinh doanh

Mức độ kiểm soát hành vi

Hình 2.2 Mô hình lý thuyết về hành vi có kế hoạch

2.3.3 Lý thuyết tiềm năng khởi sự kinh doanh (entrepreneurial potential model)

Krueger và Brazeal (1994) đã giới thiệu mô hình tiềm năng khởi sự kinh doanh tích hợp các khái niệm trong mô hình sự kiện doanh nhân của Shapero và Sokol

(1982) và lý thuyết về TPB của Ajzen (1991) Krueger và Brazeal (1994) tin rằng mọi người tham gia vào khởi sự kinh doanh là kết quả của hành vi có kế hoạch được chỉ định bởi ý định Do đó, mô hình này đại diện cho hành vi khởi sự kinh doanh bằng cách thể hiện ý định chịu ảnh hưởng lớn từ sự tin cậy và niềm tin, hướng sự tập trung vào hành vi, những sự tin cậy và niềm tin này dựa trên nhận thức xuất phát từ cảm nhận về sự mong muốn và cảm nhận về tính khả thi (Krueger và Brazeal

1994) Mô hình tiềm năng khởi sự kinh doanh đơn giản hóa các mô hình trước đó bằng cách kết hợp thái độ đối với hành vi và chuẩn mực chủ quan thành cảm nhận về sự mong muốn, và cảm nhận về tính khả thi tương đương với mức độ kiểm soát hành vi (Krueger và cộng sự, 2000).

Cảm nhận về sự mong muốn

Sự tin cậy Tiềm năng Ý định

Cảm nhận về tính khả thi Xu hướng hành động Sự kiện

Hình 2.3 Mô hình tiềm năng tiềm năng khởi sự kinh doanh

2.3.4 Mô hình nghiên cứu của Mair và Noboa (2006)

Dựa vào TPB và lý thuyết sự kiện khởi sự kinh doanh, Mair và Noboa (2006) phát triển mô hình ý định khởi sự kinh doanh xã hội đầu tiên với những sự sửa đổi cho phù hợp với bối cảnh kinh doanh xã hội Mair và Noboa (2006) cũng đồng ý rằng ý định khởi sự kinh doanh xã hội được hình thành bởi cảm nhận về sự mong muốn (perceived desirability) và cảm nhận về tính khả thi (perceived feasibility). Nghiên cứu đã mở rộng các mô hình cổ điển bằng cách đề xuất các tiền đề cho hai cấu trúc trên Họ cho rằng cảm nhận về tính khả thi bị ảnh hưởng bởi niềm tin và sự hỗ trợ xã hội Tương tự, sự đồng cảm và sự phán xét đạo đức tác động đến cảm nhận về sự mong muốn Mair và Noboa (2006) lập luận rằng việc xác định và giải quyết các vấn đề xã hội quy mô lớn đòi hỏi những cá nhân có khả năng đồng cảm. Trong kinh doanh xã hội, hành vi giúp đỡ có thể được bắt đầu khi chúng ta cảm nhận và hiểu được những gì mà người khác đang trải qua Mặt khác, quan điểm về mặt đạo đức được thể hiện bằng sự trung thành với các nguyên tắc riêng của doanh nhân và có trách nhiệm với xã hội Liên quan đến tính khả thi, Mair và Noboa

(2003) đề xuất các yếu tố sự Đồng cảm

Nhận thức về mong muốn Quan điểm về đạo đức Ý định hành vi Quyết định DNXH

Cảm nhận về tính khả

Sự hỗ trợ của xã hội hỗ trợ của xã hội như là tiền đề, họ khẳng định cảm nhận về tính khả thi bị ảnh hưởng bởi niềm tin và vốn xã hội của người đó.

Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu của Mair và Noboa (2006)

2.3.5 Mô hình nghiên cứu ý định của Nga và Shamuganathan (2010)

Nga và Shamuganathan (2010) đã tiến hành xem xét tác động trực tiếp của năm tính cách (gồm sự tận tâm, sự ổn định trong tâm lý, sẵn sàng trải nghiệm, hướng ngoại và sự dễ chịu) tác động trực tiếp đến năm khía cạnh của ý định khởi sự kinh doanh xã hội: tầm nhìn xã hội, tính bền vững, mạng xã hội, tính sáng tạo và lợi nhuận tài chính Đây là những tính cách cơ bản, phổ biến và đơn giản để đo lường ý định khởi sự kinh doanh xã hội (Ip và cộng sự, 2018b; Hsu và Wang, 2018; Preethi và Priyadarshini, 2018; İrengün và Arıkboğa, 2015).

2.3.6 Lý thuyết nhận thức xã hội nghề nghiệp (Social cognitive career theory)

Lý thuyết nhận thức xã hội về nghề nghiệp (SCCT) (Lent và cộng sự, 1994) được phát triển từ lý thuyết nhận thức xã hội của Bandura (Bandura, 1982) SCCT thường được sử dụng để tìm hiểu những vấn đề liên quan đến lựa chọn nghề nghiệp.

Lý thuyết này cho thấy rằng ý định thực hiện một hành vi của một cá nhân bị tác động bởi niềm tin vào năng lực và sự kỳ vọng vào kết quả Niềm tin vào năng lực bản thân là năng lực đánh giá khả năng bản thân để thực hiện một hành động đạt được mục tiêu (Tôi biết tôi có thể làm được) Sự kỳ vọng vào kết quả là niềm tin cá nhân vào kết quả mà hành động sẽ mang lại (Hành vi này sẽ mang lại gì cho tôi). Các nhóm yếu tố thuộc về bối cảnh có thể liên kết đến ý định thông qua niềm tin vào năng lực và sự kỳ vọng vào kết quả (Tran và cộng sự, 2016).

Các yếu tố thuộc về hoàn cảnh như giáo dục, sự ủng hộ của xã hội

Niềm tin vào năng lực khi khởi sự kinh doanh xã hội

Kết quả kỳ vọng từ khởi sự kinh doanh xã hội Ý định khởi sự kinh doanh xã hội

Nguồn: Lent và cộng sự, 1994

Hình 2.5 Mô hình lý thuyết nhận thức xã hội nghề nghiệp

2.3.7 Lược khảo về các lý thuyết đã được sử dụng trong nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội

Trong phần này, tác giả thống kê các nghiên cứu thực nghiệm với các biến độc lập và các lý thuyết nền đã được sử dụng trong khởi sự kinh doanh xã hội Sau đó, tác giả đánh giá lược khảo các điểm mạnh, điểm yếu tương ứng với các lý thuyết. Bảng 2.1 thể hiện tất cả các nghiên cứu có sử dụng các lý thuyết liên quan đến ý định để dự báo ý định khởi sự kinh doanh xã hội.

Qua tổng kết những nghiên cứu trên, có thể thấy được các nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội sử dụng các lý thuyết nền theo ba hướng chính.

Hướng thứ nhất kế thừa và sử dụng các lý thuyết từ các nghiên cứu về khởi sự kinh doanh thương mại truyền thống như mô hình sự kiện khởi sự kinh doanh của Shapero và Sokol (1982), lý thuyết tiềm năng khởi sự kinh doanh của Krueger và Brazeal (1994) và nổi bật nhất chính là lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB) của Ajzen (1991).

Hướng thứ hai sử dụng các mô hình được xây dựng hoàn toàn mới và được thiết kế chuyên biệt cho khởi sự kinh doanh xã hội điển hình là mô hình của mô hình của Mair và Noboa (2006) và Nga và Shamuganathan (2010).

Nghiên cứu thứ nhất về tác động của tính cách đến ý định khởi sự kinh

- Nghiên cứu thứ hai kiểm tra tác động của kinh nghiệm làm việc với các tổ chức xã hội và giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội sẽ sử dụng SCCT với hai tiền đề niềm tin vào năng lực trong khởi sự kinh doanh xã hội và kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội.

2.4 Nghiên cứu thứ nhất về tác động của tính cách đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội

Từ lược khảo nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội đã thực hiện phía trên, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính cách và ý định khởi sự kinh doanh xã hội được sử dụng để lược khảo chuyên sâu để tìm những khe hổng nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu về tác động của tính cách đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội.

2.4.1 Lược khảo nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính cách và ý định khởi sự kinh doanh xã hội

Tính cách được định nghĩa là sự phản ánh của các yếu tố ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của một cá nhân (İrengün và Arıkboğa, 2015) Tính cách chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài như trí tuệ, tinh thần,bản năng, cảm xúc, ham muốn, thói quen và cách suy nghĩ Điều này có nghĩa khi cá tính của một người được đánh giá, có thể nói rằng tính cách đó không chỉ phản ánh những đặc điểm của cá nhân đó mà còn là những đặc điểm của một nhóm người

Các hướng nghiên cứu chính

Xem xét Năm tính cách lớn (Big Five personality)

Xem xét các tính cách cụ thể

Dựa trên quan điểm tính cách của doanh nhân xã hội là một nhánh trong tính cách của các doanh nhân thương mại Dựa trên quan điểm doanh nhân xã hội là một cấu trúc rộng hơn so với doanh nhân thương mại có cùng tính cách ở một mức độ nhất định (İrengün và Arıkboğa, 2015) Những tính cách tạo nên ý định và do đó ảnh hưởng đến hành vi kinh doanh (İrengün và Arıkboğa, 2015) Tính cách giữ vai trò quan trọng trong sự thành công của một doanh nhân (Zhao và Seibert, 2006) Các nghiên cứu trước đây cho rằng những tính cách có thể được xây dựng, rèn luyện, nuôi dưỡng và quyết định sự thành công hoặc thất bại của một cá nhân trong khởi sự kinh doanh (Nga và Shamuganathan, 2010).

Nguồn: tác giả tổng hợp

Hình 2.6 Các hướng nghiên cứu chính trong nghiên cứu về tính cách kinh doanh xã hội

Cách tiếp cận ý định khởi sự kinh doanh từ tính cách được tiên phong bởi McClelland (1965) trong khi đó các nghiên cứu tiếp cận ý định khởi sự kinh doanh xã hội xuất hiện từ những năm 2005 cùng với sự phát triển của DNXH.

Trong khi Duncan Jr (2007) cho rằng các doanh nhân xã hội có tính cách hoàn toàn khác biệt với doanh nhân thương mại thì Austin và cộng sự (2006) cho rằng hai nhóm này có sự tương đồng trong tính cách Các nghiên cứu về tính cách của doanh nhân thương mại nói chung và doanh nhân xã hội nói riêng được chia thành hai hướng nghiên cứu chính.

Hướng nghiên cứu thứ nhất, dựa trên quan điểm của thuyết Năm tính cách lớn (Big Five personality) của McCrae và Costa (1987) Mô hình này cho rằng các tính cách đều có điểm chung nhất định, Mccrae và Costa (1987) đã chia các tính cách thành năm tính cách phổ biến và chung nhất bao gồm sự tận tâm (conscientiousness), sẵn sàng trải nghiệm ( openness), sự ổn định trong tâm lý (emotional stability or neuroticism in reverse), hướng ngoại (extraversion) và sự dễ chịu (agreeableness) Ở hướng nghiên cứu này, các nghiên cứu cho thấy tính cách của doanh nhân xã hội cho các kết quả tương tự như ở nghiên cứu về tính cách của doanh nhân thông thường (Zhao và Seibert, 2006; Zhao và cộng sự, 2010; John và Srivastava, 1999).

Bảng 2.2 Các nghiên cứu theo quan điểm sử dụng quan điểm Năm tính cách lớn

Nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Tính cách tác động đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội

Sinh viên tại Malaysia Sự dễ chịu, sự tận tâm và sẵn sàng trải nghiệm İrengün và

Sinh viên tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kì.

Hướng ngoại, sự tận tâm và tính ổn định trong tâm lý

Sinh viên đại học tại Đài Loan và Hồng Kông

Sự hướng ngoại, sự tận tâm và sự dễ chịu

Nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Tính cách tác động đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội

Sinh viên Ấn Độ Sự tận tâm, sẵn sàng trải nghiệm, sự ổn định trong tâm lý, hướng ngoại và sự dễ chịu Ip và cộng sự

Sinh viên Hồng Kông Sự tận tâm, sự ổn định trong tâm lý, hướng ngoại và sự dễ chịu

Aure (2018) Sinh viên Philippines Sự dễ chịu, sự tận tâm, sẵn sàng trải nghiệm

(Nguồn: tác giả tổng hợp)

Mặc dù thừa nhận sự đa dạng trong tính cách của những người khởi sự kinh doanh tuy nhiên vì sự xem xét các tính cách thành năm nhóm chính do đó cách tiếp cận này không làm nổi bật những tính cách cụ thể và rất khó trong việc so sánh những tính cách giữa doanh nhân thương mại và doanh nhân xã hội So với hướng tiếp cận thứ hai được trình bày dưới đây, hướng tiếp cận này không thực sự hiệu quả.

Hướng tiếp cận thứ hai là xem xét những tính cách cụ thể ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội Trong hướng tiếp cận này có hai nhóm nghiên cứu chính:

 Nhóm thứ nhất, dựa trên quan điểm tính cách của doanh nhân xã hội là một nhánh trong tính cách của các doanh nhân thương mại, các nghiên cứu thuộc hướng này sử dụng các tính cách đã được nghiên cứu ở doanh nhân thương mại để kiểm tra đối chiếu với tính cách của các doanh nhân xã hội Kết quả cho thấy tính cách của doanh nhân xã hội có sự liên hệ với tính cách của doanh nhân thương mại ví dụ như khả năng chấp nhận rủi ro, sự sáng tạo, nhu cầu thành tích, sự chủ động, nhu cầu tự do trong công việc, sự kiểm soát (Martin và Osberg, 2007; Perrini và Vurro, 2006; Cools và den Broeck, 2007).

Bảng 2.3 Các tính cách chung được sử dụng để nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh và khởi sự kinh doanh xã hội

Các tính cách Các nghiên cứu

Chấp nhận rủi ro Chipeta và Surujlal (2017); Jilinskaya-Pandey và

Wade (2019); Lumpkin và cộng sự (2013); Sullivan Mort và cộng sự (2003); Seiz và Schwab Jr (1992); Shaw và Carter (2007)

Sự quyết tâm Akar và Ustuner, 2017; Sengupta và cộng sự, 2018

Sự sáng tạo Leadbeater, 1997; Kedmenec và cộng sự (2015);

Politis và cộng sự (2016); Jilinskaya-Pandey và Wade (2019), Lumpkin và cộng sự (2013), Sullivan Mort và cộng sự (2003)

Nhu cầu thành tích Thompson và cộng sự (2000); Leadbeater (1997);

Frances (2008); Jilinskaya-Pandey và Wade (2019), Bargsted và cộng sự, 2013; Dacin và cộng sự, 2010; Praszkier và cộng sự, 2009;

Nhu cầu độc lập Barendsen và Gardner (2004); Bornstein và Davis

Tính chủ động Sullivan Mort và cộng sự (2003); Peredo và

McLean (2006); Chipeta và Surujlal (2017); Kedmenec và cộng sự (2015); Prieto (2011); Lumpkin và cộng sự (2013); Sullivan Mort và cộng sự

Các tính cách Các nghiên cứu

Niềm tin Tiwari và cộng sự (2017c); Barendsen và Gardner

(2004); Akar và Ustuner, 2017; Sengupta và cộng sự,

(Nguồn: tác giả tổng hợp)

Nhóm nghiên cứu thứ hai dựa trên quan điểm doanh nhân xã hội là một cấu trúc rộng hơn so với doanh nhân thương mại của Light (2010), hướng tiếp cận này tập trung vào tìm hiểu các tính cách nổi trội chỉ có ở những doanh nhân xã hội được gọi là tính cách xã hội (the prosocial personality) Khái niệm tính cách xã hội lần đầu tiên được giới thiệu bởi Penner và cộng sự (2005) tuy nhiên nó chỉ được áp dụng vào các nghiên cứu tính cách của những cá nhân tham gia vào các công việc tình nguyện Tính cách xã hội được tạo nên từ những đặc điểm khiến mọi người hành động theo cách có lợi cho người khác hơn là chính họ (Penner và cộng sự, 2005) Tính cách xã hội liên quan đến việc giúp đỡ, trách nhiệm xã hội và sự cảm thông (Eisenberg và cộng sự, 2002) Các tính cách xã hội được nghiên cứu nhiều nhất trong mối quan hệ với các hoạt động xã hội bao gồm sự đồng cảm và nghĩa vụ đạo đức Với sự phát triển của DNXH, các tính cách xã hội cần được phát triển nhiều hơn và được cho là những tính cách quan trọng của doanh nhân xã hội tuy việc tìm hiểu vai trò của chúng vẫn còn hạn chế (Bacq và Alt, 2018; Ayob và cộng sự, 2013; Hockerts, 2015b; Hockerts, 2017; Lacap và cộng sự, 2018; Mendoza và Lacap, 2015; Yu và Wang, 2019)

2.4.2 Khe hổng nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính cách và ý định khởi sự kinh doanh xã hội

Thứ nhất, các nghiên cứu tiếp cận theo Năm tính cách lớn (hướng thứ nhất) cho thấy những kết quả tương tự trong tính cách giữa doanh nhân thương mại và doanh nhân xã hội Tuy nhiên do chỉ xem xét năm tính cách lớn (sự tận tâm, sẵn sàng trải nghiệm, sự ổn định trong tâm lý, hướng ngoại và sự dễ chịu) do đó rất khó để phân biệt đâu là tính cách của doanh nhân thương mại và của doanh nhân xã hội.

Thứ hai, các nghiên cứu về tính cách cụ thể đa số vẫn dựa trên các tính cách thường thấy ở các doanh nhân thương mại Rõ ràng, vì những mục tiêu khác nhau trong quá trình hoạt động do đó những tính cách của doanh nhân xã hội sẽ khác so với doanh nhân thương mại Do đó nếu chỉ xem xét tính cách của doanh nhân xã hội giống như tính cách của doanh nhân thương mại thì sẽ thiếu đi sự xem xét các tính cách xã hội của doanh nhân xã hội.

Thứ ba, tính cách xã hội mới chỉ được phát triển để xem xét nhiều ở ý định tham gia các hoạt động xã hội và tình nguyện Thành lập và duy trì hoạt động DNXH cũng là một hoạt động hướng đến xã hội nhưng ở mức độ rộng lớn hơn, tác động của tính cách xã hội trong khởi sự kinh doanh xã hội chắc chắn sẽ phức tạp và đa dạng hơn so với các cá nhân tham gia các hoạt động xã hội thông thường nên việc khám phá các tính cách xã hội của doanh nhân xã hội là vô cùng cần thiết Thứ tư, nếu chỉ xem xét những tính cách xã hội ở doanh nhân xã hội mà không xem xét đến những tính cách thông thường của doanh nhân thì sẽ là sự thiếu sót lớn vì doanh nhân xã hội là một nhánh trong doanh nhân và cũng hoạt động điều hành kinh doanh do đó chắc chắn sẽ có những tính cách giống nhau giữa doanh nhân thương mại và doanh nhân xã hội Chính vì vậy, ngoài việc tìm ra những tính cách xã hội riêng biệt của doanh nhân xã hội thì việc xem xét đồng thời vai trò của các tính cách kinh doanh thương mại và tính cách xã hội cũng là vô cùng cần thiết khi tìm hiểu những tính cách chung giữa doanh nhân xã hội và doanh nhân thương mại vì những nghiên cứu so sánh như thế này vẫn còn rất hạn chế (Smith và cộng sự, 2014).

Thứ năm, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính cách và ý định khởi sự kinh doanh xã hội đa phần nghiên cứu tác động trực tiếp của tính cách đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội trong khi có nhiều bằng chứng cho rằng tính cách được xem là tác động đến ý định khởi sự kinh doanh nói chung và ý định khởi sự kinh doanh xã hội nói riêng thông qua các tiền đề của ý định Do đó, nghiên cứu này sẽ sử dụng hai tiền đề của Mair và Noboa (2006) bao gồm cảm nhận về sự mong muốn và cảm nhận về tính khả thi làm trung gian tác động giữa tính cách và ý định khởi sự kinh doanh xã hội.

Nghiên cứu thứ hai về tác động của kinh nghiệm và giáo dục đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội

2.5 Nghiên cứu thứ hai về tác động của kinh nghiệm và giáo dục đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội

Từ lược khảo nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội đã thực hiện phía trên, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa kinh nghiệm và giáo dục và ý định khởi sự kinh doanh xã hội được sử dụng để lược khảo chuyên sâu để tìm những khe hổng nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu về tác động của kinh nghiệm và giáo dục đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội.

2.5.1 Lược khảo nghiên cứu về mối quan hệ giữa kinh nghiệm, giáo dục và ý định khởi sự kinh doanh xã hội

Sự quan tâm dành cho mối quan hệ giữa giáo dục, kinh nghiệm và khởi sự kinh doanh xuất hiện từ những năm 2000, lúc này kinh nghiệm và giáo dục được xem xét dưới hình thức là hai trong các nguồn vốn con người (Marvel và cộng sự, 2016) Các nghiên cứu đều cho thấy mối quan hệ tích cực giữa vốn con người và khởi sự kinh doanh (Davidsson và Honig, 2003; Mitchell và Shepherd, 2010). Vốn con người giúp cá nhân khám phá và tạo ra các cơ hội kinh doanh (Alvarez và Barney, 2007; Marvel và cộng sự, 2016) Ngoài ra, vốn con người còn hỗ trợ trong việc tích lũy kiến thức mới và tạo ra lợi thế cho các công ty mới (Bradley và cộng sự, 2012).

Trong giai đoạn đầu của hướng nghiên cứu về vốn con người và ý định khởi sự kinh doanh, các học giả chủ yếu xem xét giáo dục thông qua kiến thức và kỹ năng ảnh hưởng như thế nào đến nhận thức khởi sự kinh doanh Kiến thức và kỹ năng từ giáo dục là những yếu tố góp phần gia tăng nhận thức ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh (Shane và cộng sự, 2003) Kiến thức được thiết lập như một yếu tố ảnh hưởng đến sự nhận thức cơ hội (Ardichvili và cộng sự, 2003; Companys và McMullen, 2007; McMullen và Shepherd, 2006) còn kỹ năng là năng lực cốt lõi của các doanh nhân để khởi sự thành công (Baum và Locke,

2004) Các nghiên cứu chủ yếu cho thấy mối liên hệ giữa giáo dục và nhận thức cơ hội hoặc ý tưởng sáng tạo (Davidsson và Honig, 2003; Shane, 2000) Nhận thức cơ hội và ý tưởng sáng tạo được coi là một bước đầu của việc hình thành ý định khởi sự kinh doanh (Shane và Venkataraman, 2000; Dimov, 2007).

Với sự phát triển của nghiên cứu về vốn con người, các khía cạnh khác được xem xét ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh bao gồm: kinh nghiệm làm việc hay kinh nghiệm kinh doanh (Kolvereid và Isaksen, 2006; Entrialgo và Iglesias, 2016) Các doanh nhân thường bắt đầu các doanh nghiệp trong lĩnh vực có liên quan đến những điều họ đã làm trước đây, điều này là do sự nhận ra các cơ hội từ các kinh nghiệm trước đây mang lại (Shane, 2000) Kinh nghiệm trong một lĩnh vực làm tăng khả năng nhận thức cụ thể liên quan đến lĩnh vực này, nó dẫn đến sự nhận thức cơ hội để khởi sự kinh doanh Nghiên cứu của Davidsson và Honig

(2003) về các doanh nhân mới cho thấy vai trò quan trọng của kinh nghiệm và giáo dục khởi sự kinh doanh trong việc khám phá các cơ hội kinh doanh.

Bảng 2.4 Các nghiên cứu về kinh nghiệm và giáo dục với ý định khởi sự kinh doanh

Chủ đề nghiên cứu Các nghiên cứu

Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa kinh nghiệm và ý định khởi sự kinh doanh

Davidsson và Honig (2003), Kolvereid và Isaksen

(2006), Souitaris và cộng sự (2007), (Oosterbeek và cộng sự, 2010), Slavtchev và cộng sự (2012), Martin và cộng sự (2013), Zhang và cộng sự (2014) Entrialgo và Iglesias (2016)

Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa giáo dục và ý định khởi sự kinh doanh

Autio và cộng sự (2001), Dimov (2007), Fatoki

(2014) Hockerts (2017), Ip và cộng sự (2017), Miralles và cộng sự (2016)

(nguồn: tác giả tổng hợp)

Trong giai đoạn này, các yếu tố của vốn con người được nghiên cứu riêng lẻ và các nghiên cứu chưa có một cách giải thích rõ ràng cho cấu trúc của vốn con người cũng như xem xét đồng thời các yếu tố trong vốn con người. Để giải quyết vấn đề trên, giai đoạn từ những năm 2010 trở về sau, các nghiên cứu tập trung vào xây dựng một cấu trúc chuẩn cho vốn con người Điển hình là hai quan điểm của vốn con người trong mối quan hệ với công việc và kết quả đầu tư của Unger và cộng sự (2011) và Marvel và cộng sự (2016) và quan điểm vốn con người theo cách tiếp cận nhận thức của Ployhart và Moliterno (2011).

Ployhart và Moliterno (2011) chia vốn con người thành hai loại: vốn con người nhận thức (những gì mọi người có thể làm) và vốn con người không nhận thức (những gì mọi người sẽ làm) Trong đó, vốn con người nhận thức bao gồm giáo dục và kinh nghiệm còn vốn con người không nhận thức bao gồm tính cách và động lực Theo đó, vốn con người nhận thức có xu hướng nhìn thấy và phát triển, trong khi vốn con người không nhận thức có xu hướng ẩn và khó phát triển. Trong nghiên cứu thực nghiệm thứ hai này, tác giả sẽ xem xét hai loại hình vốn đầu tư quan trọng trong vốn con người bao gồm giáo dục khởi sự kinh doanh và kinh nghiệm trong quá trình hình thành ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Trong những nghiên cứu trước về ý định khởi sự kinh doanh xã hội, các nghiên cứu đa số xem xét kinh nghiệm và giáo dục là các biến kiểm soát, mà ít các nghiên cứu kiểm tra tác động của kinh nghiệm và giáo dục trong quá trình hình thành ý định khởi sự kinh doanh xã hội Các nghiên cứu này đều cho kết quả những người có kinh nghiệm và trình độ học vấn khác nhau sẽ ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội của một cá nhân

Bảng 2.5 Các nghiên cứu ý định khởi sự kinh doanh xã hội xem xét kinh nghiệm và giáo dục là biến kiểm soát

Chủ đề nghiên cứu Các nghiên cứu

Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa kinh nghiệm và ý định khởi sự kinh doanh xã hội

Carr và Sequeira (2007), Ernst (2011), Chipeta và Surujlal (2017).

Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa giáo dục và ý định khởi sự kinh doanh xã hội

Salamzadeh và cộng sự (2013), Preethi và Priyadarshini (2018), Chipeta và Surujlal (2017), Hockerts (2017), Nga và Shamuganathan (2010).

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Xét riêng các nghiên cứu đánh giá tác động chính của kinh nghiệm và ý định khởi sự kinh doanh xã hội, trong phạm vi nghiên cứu của tác giả, chỉ có bốn nghiên cứu xem xét tác động của kinh nghiệm đến quá trình hình thành ý định khởi sự kinh doanh xã hội Nghiên cứu đầu tiên do D’Orazio và cộng sự (2012) thực hiện khi xem xét kinh nghiệm là vốn con người của một cá nhân bao gồm hai khía cạnh kinh nghiệm khởi sự kinh doanh và kinh nghiệm làm việc tác động như thế nào đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội Kết quả chỉ có kinh nghiệm làm việc đó ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội thông qua sự mong muốn khởi sự kinh doanh xã hội Nghiên cứu thứ hai của Hockerts (2017) bắt nguồn cho các nghiên cứu sâu hơn về kinh nghiệm khi tìm hiểu các yếu tố đóng vai trò trung gian cho mối quan hệ giữa kinh nghiệm và ý định khởi sự kinh doanh xã hội Kết quả nghiên cứu cho thấy niềm tin vào năng lực bản thân giữ vai trò trung gian cho mối quan hệ giữa kinh nghiệm và ý định khởi sự kinh doanh xã hội Các nghiên cứu tiếp theo sau đó kiểm tra lại mô hình của Hockerts (2017) Ngoài tác động trực tiếp của yếu tố kinh nghiệm đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội, các nghiên cứu này còn mở rộng thêm biến trung gian trong mối quan hệ giữa kinh nghiệm và ý định khởi sự kinh doanh xã hội như sự đồng cảm, nghĩa vụ đạo đức, niềm tin vào năng lực bản thân, nhận thức về sự hỗ trợ xã hội (Ip và cộng sự, 2018a; Aure, 2018).

Về mối quan hệ giữa giáo dục và ý định khởi sự kinh doanh xã hội, trong phạm vi tìm kiếm của tác giả chỉ có hai nghiên cứu xem xét tác động của giáo dục trong quá trình hình thành ý định khởi sự kinh doanh xã hội Shahverdi và cộng sự (2018) kiểm tra tác động điều tiết của giáo dục trong mối quan hệ giữa những rào cản và ý định khởi sự kinh doanh xã hội của sinh viên Malaysia Kết quả cho thấy rằng thiếu năng lực, thiếu tự tin và thiếu nguồn lực là những rào cản ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội Kết quả cũng cho thấy rằng giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội có tác động điều tiết mối quan hệ giữa các rào cản nhận thức và ý định khởi sự kinh doanh xã hội Điều này ngụ ý rằng việc giảng dạy về khởi sự kinh doanh xã hội có thể giúp giảm bớt các rào cản nhận thức và hướng đến phát triển kinh doanh xã hội nhiều hơn Nghiên cứu còn lại của Preethi và Priyadarshini (2018) nghiên cứu tác động của giáo dục đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội Bằng việc so sánh tác động của từng nhóm yếu tố, Preethi và Priyadarshini (2018) đã kết luận rằng việc trở thành một doanh nhân xã hội trong tương lai phụ thuộc nhiều vào chất lượng những khóa học về kinh doanh xã hội.

2.5.2 Các khe hổng nghiên cứu về mối quan hệ giữa giáo dục, kinh nghiệm và ý định khởi sự kinh doanh xã hội

Thứ nhất, mặc dù vai trò của giáo dục kinh doanh, kinh nghiệm trong việc tạo ra hành vi kinh doanh ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu (Bae và cộng sự, 2014; Fayolle và Gailly, 2015; Martin và cộng sự,

2013) tuy nhiên điều này vẫn mới mẻ trong kinh doanh xã hội và vẫn tồn tại những mâu thuẫn trong các nghiên cứu đi trước Điển hình như Varghese và Hassan (2012) cho rằng một cá nhân ít có khả năng trở thành doanh nhân nếu họ có trình độ học vấn hạn chế trong khi nếu họ được cung cấp kiến thức và kỹ năng để bắt đầu kinh doanh, họ sẽ có động lực và nhiều khả năng để trở thành một doanh nhân tương lai Tuy nhiên thực tế trong Điển hình Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam (Hội đồng Anh, 2016) những cá nhân trở thành doanh nhân xã hội đa phần đều là những người có hoàn cảnh khó khăn và họ nhận ra cơ hội từ những khó khăn trong cuộc sống và quyết định khởi sự kinh doanh xã hội Do đó, cần có những nghiên cứu khám phá những mối quan hệ giữa kinh nghiệm, giáo dục và ý định khởi sự trong bối cảnh kinh doanh xã hội.

Thứ hai, các nghiên cứu trước chỉ xem kinh nghiệm và giáo dục là biến kiểm soát trong nhóm biến nhân khẩu học nên việc đo lường chủ yếu đo bằng số năm học, ngành học, hay các kinh nghiệm làm việc và tìm hiểu sự hình thành ý định khác nhau như thế nào giữa những người có nền tảng kinh nghiệm và giáo dục làm việc khác nhau chứ chưa tìm hiểu mối quan hệ của kinh nghiệm và giáo dục đến quá trình hình thành ý định khởi sự kinh doanh xã hội.

Thứ ba, giáo dục và kinh nghiệm là hai cấu trúc quan trọng trong nguồn vốn con người nhận thức Tuy nhiên, các yếu tố này lại được nghiên cứu riêng lẻ mà chưa có sự tích hợp chung với nhau để xem xét tác động đồng thời Hai cấu trúc này là hai cấu trúc quan trọng cùng tạo nên kiến thức và kỹ năng cho những doanh nhân xã hội tiềm năng do đó việc xem xét cùng lúc là cần thiết và cấp bách.

Thứ tư, như trong phần lược khảo về các nghiên cứu tìm hiểu vai trò của kinh nghiệm và giáo dục trong khởi sự kinh doanh xã hội, một số nghiên cứu gần đây đã bắt đầu tìm hiểu vai trò của kinh nghiệm và giáo dục tác động đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội tuy nhiên tương tự như các mô hình truyền thống, những tác động gián tiếp thông qua các tiền đề của ý định chưa nhận được nhiều sự quan tâm so với những tác động trực tiếp Do đó, trong luận án này, hai tiền đề của nhận thức xã hội nghề nghiệp (sự mong muốn từ khởi sự kinh doanh xã hội và niềm tin vào năng lực khởi sự kinh doanh xã hội) lần đầu được kiểm tra tác động trung gian trong mối quan hệ giữa giáo dục, kinh nghiệm và ý định khởi sự kinh doanh xã hội.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Từ các khe hổng nghiên cứu được xác định từ việc thực hiện lược khảo Hai nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành theo hai giai đoạn chính: (1) nghiên cứu sơ bộ, (2) nghiên cứu chính thức Quy trình hai nghiên cứu thực nghiệm được thể hiện trong hình 3.1.

Nghiên cứu sơ bộ

Từ lược khảo về ý định khởi sự kinh doanh xã hội, mô hình nghiên cứu và thang đo nháp thứ nhất cho từng nghiên cứu được hình thành Mô hình nghiên cứu và các thang đo nghiên cứu nháp được xây dựng trên cơ sở lý thuyết và bối cảnh quốc tế Bên cạnh đó, những khái niệm về kinh doanh xã hội vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam do đó việc đánh giá lại mô hình và các thang đo là cần thiết để xem mức độ phù hợp với bối cảnh nghiên cứu.

Bảng câu hỏi được chuyển thể theo quy trình back-translation từ tiếng Anh sang tiếng Việt và dịch ngược lại từ tiếng Việt sang tiếng Anh để đối chiếu và điều chỉnh Mục tiêu của quy trình này để giải thích rõ các khái niệm và diễn giải các biến trong thang đo từ góc độ quan điểm của người được khảo sát Từ đó, các biến quan sát được điều chỉnh, diễn giải để người được phỏng vấn hiểu rõ các câu hỏi và làm tăng giá trị thang đo.

Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Thang đo nháp lần 1

Thang đo nháp lần 2 Phỏng vấn chuyên gia Đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Thang đo chính thức Địnhlượngchính thức (n = 500) Đánh giá mô hình đo lường, mô hình cấu trúc và tác động trung gian

Kết luận và hàm ý chính sách

Nguồn: tác giả đề xuất

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu thực nghiệm

3.2.1 Thang đo nháp thứ nhất trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính cách và ý định khởi sự kinh doanh xã hội

Các thang đo trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính cách và ý định khởi sự kinh doanh xã hội bao gồm các thang đo cảm nhận về sự mong muốn và cảm nhận về tính khả thi trong mô hình ý định khởi sự kinh doanh xã hội đầu tiên của Mair và Noboa (2006), các thang đo về tính cách kinh doanh thương mại truyền thống (xu hướng mạo hiểm, nhu cầu thành tích, tính chủ động và tính sáng tạo) và các thang đo về tính cách xã hội (nghĩa vụ đạo đức, sự đồng cảm).

 Thang đo cảm nhận về sự mong muốn (perceived desirability - PD) và cảm nhận về tính khả thi (perceived feasibility - PF)

Thang đo cho cảm nhận về sự mong muốn và cảm nhận về tính khả thi của việc khởi sự kinh doanh xã hội đã được áp dụng từ nghiên cứu của Ayob và cộng sự (2013), điều chỉnh từ thang đo của Krueger (1994).

Bảng 3.1 Thang cảm nhận về sự mong muốn và cảm nhận về tính khả thi

Mã hóa Yếu tố Nguồn

PD Cảm nhận về mong muốn khởi sự kinh doanh xã hội

PD1 Cảm giác của bạn như thế nào đối việc khởi sự kinh doanh xã hội (1-hoàn toàn không thích, 7-hoàn toàn rất thích)

PD2 Sự căng thẳng của việc trở thành doanh nhân xã hội (1- hoàn toàn rất căng thẳng, 7-hoàn toàn không căng thẳng gì cả) Ayob và cộng sự

Sự nhiệt tình như thế nào với việc trở thành doanh nhân xã (2013) và PD3 hội? (1- hoàn toàn rất không nhiệt tình, 7-hoàn toàn rất nhiệt Krueger tình) (1994).

PF Cảm nhận về tính khả thi khi khởi sự kinh doanh xã hội Đánh giá về cảm nhận của anh/chị về việc thành lập DNXH:

Mã hóa Yếu tố Nguồn

PF1 Việc khởi sự kinh doanh xã hội là khó khăn với tôi

PF2 Tôi chắc chắn về sự thành công của việc khởi sự kinh doanh xã hội

PF3 Khởi sự kinh doanh xã hội vượt quá khả năng của tôi

PF4 Tôi tự tin khi khởi sự kinh doanh xã hội

PF5 Tôi đủ kiến thức để khởi sự kinh doanh xã hội

Nguồn: tác giả tổng hợp

 Thang đo ý định khởi sự kinh doanh xã hội

Liủỏn và Chen (2009) đó phỏt triển một thang đo hoàn chỉnh cho cỏc yếu tố trong TPB để đo lường ý định khởi sự kinh doanh Các yếu này có thể được điều chỉnh để áp dụng cho ý định khởi sự kinh doanh xã hội (Ernst, 2011).

Bảng 3.2 Thang đo ý định khởi sự kinh doanh xã hội

Mã hóa Yếu tố Nguồn

SEI Ý định khởi sự kinh doanh xã hội

SEI1 Tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì để trở thành một doanh nhân xã hội

SEI2 Nghề nghiệp tương lai của tôi là một doanh nhân xã hội

SEI3 Tôi sẽ cố gắng hết sức để bắt đầu và điều hành DNXH của riêng mình

SEI4 Tôi quyết tâm khởi sự kinh doanh xã hội trong tương lai

SEI5 Tôi đã rất nghiêm túc với ý định khởi sự kinh doanh xã hội

SEI6 Tôi có ý định bắt đầu một DNXH trong tương lai

Nguồn: tác giả tổng hợp

 Thang đo tính cách kinh doanh thương mại truyền thống

Các tính cách của doanh nhân thương mại truyền thống trong luận án này được xác định bao gồm xu hướng mạo hiểm, nhu cầu thành tích, tính chủ động và tính sáng tạo.

Thang đo xu hướng rủi ro

Xu hướng rủi ro đo lường xu hướng của một cá nhân trong việc né tránh rủi ro có thể phát sinh Một trong những thang đo được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tâm lý học là bộ câu hỏi đo lường định hướng rủi ro của Rohrmann (2002). Dựa trên những nghiên cứu của Rohrmann (2002), Meertens và Lion (2008) phát triển một bộ câu hỏi đo lường khía cạnh xu hướng rủi ro của một cá nhân (Risk Propensity Scale) gồm 7 câu hỏi.

Bảng 3.3 Thang đo xu hướng rủi ro

Mã hóa Yếu tố Nguồn

RP Xu hướng rủi ro

RP1 Tôi luôn đặt an toàn lên đầu tiên

RP2 Tôi sẽ không mạo hiểm với những gì mình đang có

RP3 Tôi thích né tránh rủi ro khi có thể

RP4 Tôi thường xuyên mạo hiểm và chấp nhận rủi ro

RP5 Tôi thực sự không an tâm khi không biết chuyện gì sẽ xảy ra

RP6 Tôi thường xem rủi ro là một thách thức mà mình phải vượt qua

RP7 Tôi đánh giá mình là một người (1 - Đi tìm tránh rủi ro, 7 - Né tránh rủi ro)

Nguồn: tác giả tổng hợp

Thang đo nhu cầu thành tích

Thang đo nhu cầu thành tích đầu tiên được phát triển bởi McClelland

(1965) sau đó có nhiều phiên bản khác được cải tiến vào các năm tiếp theo (McClelland, 1967; McClelland, 1987) Trong luận án này, thang đo nhu cầu thành tích bao gồm năm câu hỏi được Zeffane (2013) phát triển để ứng dụng vào đo lường ý định khởi sự kinh doanh dựa trên các thang đo gốc của McClelland

Bảng 3.4 Thang đo nhu cầu thành tích

Mã hóa Yếu tố Nguồn

NA Nhu cầu thành tích

NA1 Tôi luôn làm hết sức mình dù tôi thực hiện công việc một mình hay với ai khác

NA2 Tôi luôn cố gắng hết sức để cải thiện hiệu suất làm việc của mình

NA3 Tôi thích làm những công việc nhiều thử thách hướng tới mục tiêu rõ ràng

NA4 Tôi luôn cố gắng làm việc để đạt được mục tiêu của mình NA5 Tôi thường tự đặt áp lực lên bản thân mình để đạt được điều tôi mong muốn

Nguồn: tác giả tổng hợp

Thang đo tính chủ động

Thang đo tính chủ động (PPS - Proactive Personality Scale) đầu tiên được xây dựng và phát triển bởi Crant (1996) với 17 câu hỏi Sau đó, bộ thang đo này được điều chỉnh và hoàn thiện dần trong các nghiên cứu thuộc tâm lý học Trong khởi sự kinh doanh, Seibert và cộng sự (1999) rút gọn thang đo với 10 câu hỏi có hệ số tải cao nhất thông qua các nghiên cứu trước Trong luận án này, tác giả sử dụng bộ thang đo đã được rút gọn của Satar và Natasha (2019).

Bảng 3.5 Thang đo tính chủ động

Mã hóa Yếu tố Nguồn

PRO1 Tôi thường dự đoán các vấn đề hoặc những thay đổi có thể xảy ra trong tương lai

PRO2 Tôi có xu hướng lên kế hoạch trước cho các công việc trong tương lai

Tôi thích tiến lên phía trước và tìm hiểu mọi thứ đang diễn ra trong công việc hơn là ngồi và chờ đợi cho người khác làm điều đó

Nguồn: tác giả tổng hợp

Thang đo sự sáng tạo

Tính sáng tạo được đo lường phổ biến bằng thang đo Jackson Personality Inventory (JPI) của Jackson (2004) Nghiên cứu này sử dụng bốn câu hỏi được Satar và Natasha (2019) điều chỉnh từ bộ thang đo (JPI).

Bảng 3.6 Thang đo tính sáng tạo

Mã hóa Yếu tố Nguồn

CRE1 Tôi thường thích thử các điều mới.

CRE2 Tôi thích thực hiện các công việc có cách tiếp cận độc đáo, hơn là xem xét dùng lại những cách tiếp cận trước đó lại

CRE3 Tôi thích thử cách độc đáo của riêng mình khi học những điều mới hơn là làm nó giống như mọi người khác

CRE4 Tôi ủng hộ việc thử nghiệm các cách giải quyết khác nhau trong giải quyết một công việc

Nguồn: tác giả tổng hợp

 Thang đo tính cách xã hội

Các tính cách của doanh nhân xã hội trong luận án này được xác định bao gồm nghĩa vụ đạo đức và sự đồng cảm.

Thang đo nghĩa vụ đạo đức

Nghĩa vụ đạo đức được xem là tính cách xuất hiện giữa hành động phán xét đạo đức và ý định đạo đức (Haines và cộng sự, 2008) Thang đo gồm 4 câu hỏi đo lường mức độ mong muốn giúp đỡ những người thiệt thòi trong xã hội (Hockerts, 2017).

Bảng 3.7 Thang đo nghĩa vụ đạo đức

Mã hóa Yếu tố Nguồn

MO Nghĩa vụ đạo đức

MO1 Tôi cảm thấy có trách nhiệm để giúp mọi người kém may mắn hơn mình

MO2 Tôi có nghĩa vụ giúp những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội

MO3 Công bằng xã hội đòi hỏi chúng ta giúp đỡ những người kém may mắn hơn chính chúng ta

MO4 Theo tôi giúp những người có hoàn cảnh khó khăn là một nguyên tắc của xã hội

Nguồn: tác giả tổng hợp

Thang đo sự đồng cảm

Sự đồng cảm đo lường khả năng của một cá nhân có thể hiểu được cảm giác của người khác (Preston và cộng sự, 2007) và xu hướng phản ứng với trạng thái cảm xúc của người khác (Mehrabian và Epstein, 1972) Thang đo gồm 3 câu hỏi đo lường sự đồng cảm của một cá nhân.

Bảng 3.8 Thang đo sự đồng cảm

Mã hóa Yếu tố Nguồn

EMP1 Tôi cảm thấy đồng cảm đối với những người bị thiệt thòi

Mã hóa Yếu tố Nguồn

EMP2 Khi nghĩ về những người có hoàn cảnh khó khăn, tôi cố gắng đặt mình vào vị trí của họ.

EMP3 Thấy những người có hoàn cảnh khó khăn khiến tôi cảm thấy muốn giúp đỡ họ

Nguồn: tác giả tổng hợp 3.2.2 Thang đo nháp trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa kinh nghiệm với các tổ chức xã hội, giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội và ý định khởi sự kinh doanh xã hội

Các thang đo trong nghiên cứu thực nghiệm 2 bao gồm các thang đo trong SCCT (niềm tin vào năng lực bản thân trong kinh doanh xã hội, kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội), thang đo giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội, kinh nghiệm với các tổ chức xã hội

 Thang đo niềm tin vào năng lực bản thân trong kinh doanh xã hội (SESE)

Nghiên cứu chính thức

Sau khi kiểm định sơ bộ định lượng, chỉ có biến quan sát RP1 (Tôi quan niệm an toàn là trên hết) của thang đo xu hướng rủi ro bị loại Các biến quan sát còn lại được giữ lại và hình thành bảng câu hỏi chính thức sử dụng cho phỏng vấn định lượng chính thức.

Bảng câu hỏi chính thức được gửi cho các đối tượng được chọn khảo sát thông qua email Các thang đo sẽ được đánh giá bằng phân tích mô hình đo lường và mô hình cấu trúc tuyến tính thông qua phần mềm hỗ trợ SMARTPLS3.0 Kết quả phân tích thu được không chỉ cho phép đánh giá độ tin cậy và giá trị phân biệt và hội tụ của các thang đo mà còn ước tính được các hệ số hồi quy chuẩn hóa cho các mối quan hệ nghiên cứu trong mô hình Đánh giá mô hình cấu trúc với

Bootstrapping (N = 5000) thông qua hệ số xác định (R 2 ), độ tương thích dự báo (Q 2 ) Cuối cùng, các tác động trung gian trong mô hình cũng được kiểm tra thông qua quy trình 4 bước của Baron và Kenny (1986).

3.3.1 Đối tượng khảo sát và phương pháp thu thập dữ liệu

Trong thập kỷ qua, sự quan tâm đến các DNXH và tinh thần khởi sự kinh doanh xã hội đã tăng lên đáng kể tại Việt Nam (Hội đồng Anh, 2019) Năm 2014, DNXH chính thức được công nhận là một loại hình tổ chức riêng biệt trong Luật Doanh nghiệp Việt Nam Đây là một cột mốc quan trọng, cho phép các DNXH phát triển hơn nữa với sự hỗ trợ của một loạt các bên liên quan Theo thống kê của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (Hội đồng Anh, 2019), số DNXH Việt Nam khoảng 200, đăng ký chính thức với chính phủ là 80 Các DNXH này đã giúp hơn 100.000 người có hoàn cảnh đặc biệt và cải thiện sinh kế của hơn 600.000 người, chủ yếu là phụ nữ, trẻ em, dân tộc thiểu số, lao động khuyết tật và lao động thu nhập thấp trong các lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, giáo dục, môi trường, y tế và công nghệ Tại Việt Nam, đã hình thành một số tổ chức trung gian chuyên hỗ trợ phát triển DNXH Các tổ chức có nhiều kinh nghiệm trong khởi sự kinh doanh xã hội tại Việt Nam như Cộng đồng DNXH Việt Nam (SSEC), Seed Planters, Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP), HATCH! và Evergreen Labs Ngoài ra, một số cơ sở ươm tạo DNXH cũng được chính phủ thành lập như Trung tâm đổi mới Sài Gòn (SiHUB), Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp cho thanh niên (sYs), BKHUP và Chương trình Quốc gia khởi nghiệp cũng góp phần phát triển tinh thần kinh khởi sự kinh doanh xã hội tại Việt Nam Những đặc điểm này đã khiến Việt Nam trở thành một khu vực phù hợp để thực hiện nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội.

Do đặc thù của kinh doanh xã hội còn rất mới tại Việt Nam, tổng thể trong nghiên cứu này sẽ là những cá nhân có tiềm năng trở thành các doanh nhân xã hội mà cụ thể trong nghiên cứu này xác định là những cá nhân có sự quan tâm và kiến thức nhất định về kinh doanh xã hội Chính vì vậy, trong luận án này, tác giả phối hợp với Cộng đồng DNXH Việt Nam (SSEC) để thu thập dữ liệu từ những cá nhân có tham gia các hoạt động liên quan đến kinh doanh xã hội tại đây Khung chọn mẫu bao gồm những cá nhân đã tham gia các khóa học khác nhau trong các chương trình như Gọi vốn dành cho doanh nhân xã hội ở Việt Nam, Green our World, Xây dựng môi trường gắn kết tích cực (Building a Positive Public Engagement Environment), Chương trình hòa nhập xã hội (Social Immersion Program), Phát triển quan điểm trở thành doanh nhân xã hội (Developing Perspectives as social entrepreneurs: training program), Quản lý chất lượng cho dự án phát triển cộng đồng (Quality Management for Community Development Project), Hội thảo đổi mới xã hội và doanh nghiệp (Workshop Social Innovation and Enterprise), Đào tạo Khởi nghiệp Tạo tác động NEUrON, Đào tạo Khởi nghiệp tạo tác động khu vực đồng bằng Sông Hồng, Impact Space - Không gian khởi nghiệp tạo tác động, tọa đàm Sáng kiến Kinh doanh vì Cộng đồng – Én xanh HCMC, Đào tạo kỹ năng điều phối, hỗ trợ đổi mới sáng tạo khởi nghiệp xã hội Các chương trình này được tổ chức bởi Cộng đồng DNXH Việt Nam (SSEC), Seed Planters, Saigon Innovation Hub và CSIP Để thu thập dữ liệu, một bảng câu hỏi được tạo trên Google Form được gửi cho các cá nhân đã tham gia ít nhất hai khóa học trên Thời gian khảo sát từ tháng 01/2020 đến tháng 03/2020.

3.3.2 Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu

Như đã trình bày về sự hạn chế của kinh doanh xã hội tại Việt Nam, nghiên cứu này chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện cho nghiên cứu chính thức Mẫu dự kiến cho nghiên cứu chính thức trong luận này là 500: Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) đòi hỏi cỡ mẫu lớn để đảm bảo ước lượng độ tin cậy cần thiết của mô hình (Raykov và Widaman, 1995) Hair và cộng sự (2010), cho rằng tỷ lệ cần thiết để thiết kế cỡ mẫu nghĩa là tối thiểu phải có năm quan sát trên mỗi thông số ước lượng (tỷ lệ 5:1) Tuy nhiên, cỡ mẫu càng lớn hơn mức tối thiểu yêu cầu thì độ tin cậy của nghiên cứu càng cao (giảm những sai lệch do lấy mẫu) Ngoài ra,phương pháp điều tra trong nghiên cứu này là khảo sát online do đó để đạt được mục tiêu kỳ vọng 500 phiếu khảo sát, tác giả dự kiến gửi đi 800 phiếu điều tra.

3.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp tiếp cận hồi quy từng phần (Partial Least Square - PLS) để phân tích dữ liệu Theo tác giả Garson (2012), hiện tại PLS là cách tiếp cận phổ biến và hiệu quả nhất trong việc phân tích các mô hình cấu trúc tuyến tính gồm các biến ẩn (latent variables) Kết quả phân tích thu được không chỉ cho phép đánh giá độ tin cậy (reliability), giá trị phân biệt và hội tụ (discriminant and convergent validity) của các thang đo mà còn ước tính các hệ số hồi quy được tiêu chuẩn hóa cho các mối quan hệ nghiên cứu trong mô hình. PLS có thể phân tích mô hình phức tạp, với nhiều biến tiềm ẩn được đo lường bằng nhiều thông số khác nhau cùng một lúc Với PLS, cả mô hình đo lường (measuremen model) và mô hình phương trình cấu trúc (structural equation modeling) được ước lượng cùng một lúc, cho phép tránh được các phần lệch hoặc không phù hợp cho ước lượng Phần mềm Smart PLS 3.0 được sử dụng để phân tích dữ liệu Mức ý nghĩa của các hệ số hồi quy được tính toán bằng boothstrapping với mức boothstrapping được áp dụng là 5,000 Ngoài ra, tác động trung gian của các biến trong mô hình được kiểm tra theo kỹ thuật được đề xuất bởi Baron và Kenny (1986) ( Bảng 3.15)

Cụ thể, tác giả thực hiện trình tự theo các bước sau:

Bước 1 Kiểm định mô hình đo lường Mô hình đo lường được kiểm định thông qua các tiêu chí độ tin cậy tổng hợp (Composite Reliability - CR), phương sai trích (Average Variance Extract - AVE), so sánh căn bậc hai của phương sai trích (AVE) với hệ số tương quan để đánh giá độ phân biệt, hệ số tải nhân tố (FactorLoading) và hệ số tải chéo (Cross Loading) và Heterotrait-Monotrait ratio(HTMT).

Bảng 3.13 Các tiêu chí kiểm định mô hình đo lường

Tiêu chí Điều kiện Nguồn

1 Độ tin cậy tổng hợp

Composite Reliability (CR) ≥ 0.7 Hair và cộng sự (2016)

3 So sánh căn bậc hai của phương sai trích (AVE) với hệ số tương quan để đánh giá độ phân biệt

Căn bậc hai của phương sai trích (AVE) phải lớn hơn hệ số tương quan

4 Hệ số tải nhân tố

(Factor Loading) và hệ số tải chéo (Cross Loading)

Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) >

0.5 và hệ số tải nhân tố (Factor Loading) lớn hơn hệ số tải chéo (Cross Loading)

Giá trị HTMT thấp hơn giá trị ngưỡng yêu cầu của HTMT là 0.90

Nguồn: tác giả tổng hợp Bước 2 Kiểm tra mô hình cấu trúc Mô hình cấu trúc được kiểm định thông qua các tiêu chí hệ số xác định (R 2 ) và mức độ phù hợp (Q 2 ): Sử dụng Blindfolding Bảng 3.14 Các tiêu chí kiểm định mô hình cấu trúc

Tiêu chí Điều kiện Nguồn

1 Hệ số xác định (R 2 ) - Dự đoán rất yếu: R 2 = 0.02

Tiêu chí Điều kiện Nguồn

Nguồn: tác giả tổng hợp Bước 3 Kiểm tra tác động trực tiếp của các biến trong mô hình Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật PLS Bootstrapping với cỡ mẫu lặp lại là 5000 được khuyến nghị bởi Henseler và cộng sự (2015) để kiểm định các giả thuyết.

Bước 4 Kiểm tra tác động trung gian (mediating effect) Tác động trung gian được kiểm định theo quy trình 4 bước được đề xuất bởi Baron và Kenny

(1986) được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.15 Quy trình kiểm tra tác động trung gian theo Baron và Kenny (1986)

Mô hình cần kiểm định X M Y

Bước 1 Hồi quy dự báo Y (biến phụ thuộc) theo X (biến độc lập) để kiểm tra đường dẫn c

Bước 2 Hồi quy dự báo M (biến trung gian) theo X (biến độc lập) để kiểm tra đường dẫn a

Bước 3 Đồng thời kiểm tra mối quan hệ trực tiếp từ M (biến trung gian) đến

Y Bước 4 Thực hiện hồi quy dự báo Y theo cả X (biến độc lập) và M (biến trung gian) X a M c’ b Y

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Mục tiêu của bước 1, bước 2 và bước 3 là để kiểm tra mối quan hệ không có thứ tự (zero-order relationship) của các biến trong mô hình Nếu một trong những mối quan hệ tại 3 bước này không có ý nghĩa thì có thể kết luận rằng không có tác động trung gian trong mô hình Tại bước 4, kết quả xem xét loại tác động đồng thời của các biến độc lập (X) và biến trung gian (M) đến biến phụ thuộc (Y) Nếu tác động của X đến Y không có ý nghĩa nghĩa là X tác động đến

Y hoàn toàn thông qua M hay nói cách khác đây là tác động trung gian hoàn toàn (full mediation) Nếu tác động của X đến Y có ý nghĩa (cả tác động của X và M đến Y đều có ý nghĩa) thì X tác động đến Y một phần thông qua M hay nói cách khác đây là tác động trung gian một phần (partial mediation).

Bước 5 là Kiểm tra lại kết quả tác động trung gian Các kết quả về tác động trung gian đã được khẳng định tại bước 4 sẽ được kiểm tra lại thông qua hai giá trị: chỉ số CI (Confidence interval) thông qua quy trình bootstrapp với số mẫu là 5.000 và chỉ số Variance accounted for (VAF).

Bảng 3.16 Điều kiện cho các tiêu chí CI và VAF

Tiêu chí Điều kiện Nguồn

Tồn tại tác động gián tiếp nếu khoảng CI không bao gồm số 0

- VAF > 80%: trung gian hoàn toàn (full mediation)

- 20% ≤ VAF ≤ 80%: trung gian một phần (partial mediation)

- VAF < 20%: không có tác động trung gian (no mediation)

Nguồn: tác giả tổng hợp

Chương 3 đã trình bày các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án Từ kết thang đo nháp thứ nhất, thảo luận nhóm được sử dụng để hoàn thiện thành thang đo nháp thứ hai Quy trình định lượng sơ bộ giúp hình thành bảng câu hỏi chính thức cho khảo sát và phân tích định lượng chính thức Cuối cùng, đối tượng khảo sát, phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu và phương pháp phân tích dữ liệu đã được giới thiệu.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thông tin mẫu

Tổng cộng có 850 bảng câu hỏi đã được gửi đi Dữ liệu thu thập được từ

503 bảng trả lời phản hồi hợp lệ, đại diện cho tỷ lệ phản hồi là 59.17% Thông tin về mẫu được mô tả trong Bảng 4.1.

Bảng 4.1 Thông tin mẫu khảo sát (nP3)

Trung cấp, cao đẳng 25 (4.97%) Đại học 425 (84.49%)

Nguồn: tính toán của tác giả

4.2 Kết quả nghiên cứu thứ nhất về tác động của tính cách đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội

4.2.1 Kiểm định mô hình đo lường Độ tin cậy được đo lường thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và độ tin cậy tổng hợp Kết quả trong Bảng 4.2 cho thấy các giá trị Cronbach’s Alpha nằm trong khoảng 0.639 (sự đồng cảm) đến 0.93 (nhu cầu thành tích) Các giá trị của độ tin cậy tổng hợp dao động trong khoảng 0.648 (sự đồng cảm) đến 0.73 (nhu cầu thành tích) Các giá trị Cronbach’s alpha và độ tin cậy tổng hợp đều rất gần hoặc trên ngưỡng 0.7 (Nunnally và Bernstein, 1978) cho thấy độ tin cậy của các cấu trúc trong mô hình Giá trị phương sai trích (Average Variance Extracted - AVE) cho mỗi cấu trúc cũng được hiển thị trong Bảng 4.2, giá trị của AVE cho tất cả các cấu trúc trong mô hình này đều lớn hơn 0.5, cho thấy sự phù hợp về tính hội tụ của từng cấu trúc trong mô hình (Fornell và Larcker, 1981).

Bảng 4.2 Kết qua đo lường độ tin cậy thang đo và giá trị hội tụ

Giá trị phương sai trích (AVE) Độ tin cậy tổng hợp (CR)

Giá trị phương sai trích (AVE) Độ tin cậy tổng hợp (CR)

Cảm nhận về sự mong muốn 0.796 0.560 0.792

Cảm nhận về tính khả thi 0.906 0.660 0.906 Ý định khởi sự kinh doanh xã hội 0.882 0.559 0.882

Nguồn: tính toán của tác giả

Giá trị phân biệt (discriminant validity) là mức độ mà các yếu tố khác biệt với nhau và không tương quan với nhau (Fornell và Larcker, 1981) Nghiên cứu này sử dụng ba công cụ để đánh giá giá trị phân biệt bao gồm so sánh căn bậc hai của AVE với hệ số tương quan giữa các cấu trúc (Fornell và Larcker, 1981), hệ số tải chéo (cross loading) của các biến quan sát và chỉ số Heterotrait-Monotrait Ratio (HTMT) (Henseler và cộng sự, 2015) Theo Fornell và Larcker (1981), hệ số tương quan giữa các cấu trúc được so sánh với căn bậc hai của AVE Kết quả từ bảng 4.3 cho thấy căn bậc hai của tất cả các AVE (từ 0.725 đến 0.854) đều lớn hơn các hệ số trong cùng một cột Do đó, các thang đo đều đạt giá trị phân biệt.

Bảng 4.3 AVE và tương quan giữa các cấu trúc

EMP CRE MO NA PD PF PRO RT SEI

Ghi chú: SEI: ý định khởi sự KDXD, RT: xu hướng rủi ro, NA: nhu cầu thành tích, PRO: tính chủ động, CRE: tính sáng tạo, EMP: sự đồng cảm, MO: nghĩa vụ đạo đức.

Nguồn: tính toán của tác giả Đối với hệ số tải chéo (cross loading), Chin (2010) cho rằng mỗi hệ số tải phải lớn hơn tất cả các hệ số tải chéo của nó Trong mô hình này, các hệ số tải nhân tố (phần tô đậm trong bảng 4.4) đều lớn hơn 0.5 (từ 0.502 đến 0.980) và lớn hơn hệ số tải chéo (phần không tô đậm trong bảng 4.4) Tóm lại, hệ số tải và hệ số tải chéo đều xác nhận các thang đo đều đạt giá trị phân biệt.

Bảng 4.4 Hệ số tải và hệ số tải chéo các cấu trúc

EMP INN MO NA PD PF PRO RT SEI

EMP INN MO NA PD PF PRO RT SEI

SEI1 0.171 0.119 0.177 -0.044 0.183 0.264 0.133 -0.050 0.728 SEI2 0.191 0.153 0.132 0.001 0.147 0.250 0.152 -0.003 0.694 SEI3 0.246 0.139 0.165 0.023 0.202 0.254 0.134 -0.023 0.771 SEI4 0.211 0.110 0.207 -0.006 0.116 0.273 0.185 -0.048 0.758 SEI5 0.188 0.097 0.162 0.000 0.143 0.213 0.094 -0.027 0.617 SEI6 0.187 0.166 0.233 -0.040 0.243 0.274 0.237 -0.007 0.889

Nguồn: tính toán của tác giả

Bảng 4.5 Giá trị Heterotrait-Monotrait ratio

EMP INN MO NA PD PF PRO RT

SEI: ý định khởi sự KDXD, RT: xu hướng rủi ro, NA: nhu cầu thành tích, PRO: tính chủ động, CRE: tính sáng tạo, EMP: sự đồng cảm,

MO: nghĩa vụ đạo đức.

* Số trong ngoặc đơn là CI 0.9

Nguồn: tính toán của tác giả

Cuối cùng, chỉ số Heterotrait-Monotrait ratio of correlations (HTMT) là một phương pháp mới để đánh giá tính phân biệt trong PLS-SEM và được coi là vượt trội hơn so với các phương pháp đánh giá tính phân biệt truyền thống như của Fornell và Larcker (1981) hay sử dụng hệ số tải chéo (Henseler và cộng sự, 2015). Kết quả cho thấy rằng không có giá trị nào thấp hơn hay cao hơn khoảng tin cậy (CI0.9) hay bao gồm giá trị 1, cho thấy các thang đo cho nghiên cứu này đều đạt giá trị phân biệt (Bảng 4.5) Như vậy, các cấu trúc trong nghiên cứu này đều đạt được giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.

4.2.2 Kiểm định mô hình cấu trúc

Giá trị R 2 (the coefficient of determination) cho biến cảm nhận về sự mong muốn khởi sự kinh doanh xã hội, cảm nhận về tính khả thi khởi sự kinh doanh xã hội và ý định khởi sự kinh doanh xã hội lần lượt là 0.201, 0.187 và 0.226 được coi là có khả năng dự đoán vừa và chấp nhận được (Cohen, 2013) Ngoài ra, tác giả đã sử dụng Q 2 (cross-validated redundancy) để đánh giá mức độ phù hợp mô hình (Chin, 2010) Dựa trên kỹ thuật Blindfolding, Q 2 về cảm nhận về sự mong muốn khởi sự kinh doanh xã hội, cảm nhận về tính khả thi khởi sự kinh doanh xã hội và ý định khởi sự kinh doanh xã hội lần lượt là 0.084, 0.092 và 0.060, cho thấy các mô hình nghiên cứu khả năng dự đoán ở mức vừa và phù hợp để đự đoán ý định khởi sự kinh doanh xã hội (Chin, 2010) T-test với kỹ thuật Bootstrapping (N = 5000) được áp dụng để kiểm tra các tác động trực tiếp Giả thuyết H1 (β = 0.122, p < 0.05) và H2 (β = 0.295, p < 0.001) kiểm tra tác động trực tiếp của cảm nhận về sự mong muốn khởi sự kinh doanh xã hội và cảm nhận về tính khả thi khởi sự kinh doanh xã hội đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội Kết quả cho thấy giả thuyết H1 và H2 đều có ý nghĩa Các giả thuyết còn lại trong mô hình nghiên cứu xem xét tác động trực tiếp từ các tính cách (xu hướng rủi ro, nhu cầu thành tích, tính chủ động, tính sáng tạo, sự đồng cảm và nghĩa vụ đạo đức) đến cảm nhận về sự mong muốn khởi sự kinh doanh xã hội và cảm nhận về tính khả thi khởi sự kinh doanh xã hội Kết quả kiểm định các giả thuyết được trình bày trong bảng 4.6 và hình 4.1 Các giả thuyết H3a ,

H7b , H8b , H8b được chấp nhận và các giả thuyết còn lại như H4b , H6a , H7a bị bác bỏ.

Bảng 4.6 Kết quả kiểm định các giả thuyết

Giả thuyết Mối quan hệ Hệ số Độ lệch chuẩn t-value p-value Kết quả

SEI: ý định khởi sự KDXD, RT: xu hướng rủi ro, NA: nhu cầu thành tích, PRO: tính chủ động, CRE: tính sáng tạo, EMP: sự đồng cảm, MO: nghĩa vụ đạo đức.

Nguồn: tính toán của tác giả

Nguồn: tính toán của tác giả

Hình 4.1 Kết quả kiểm định các tác động trực tiếp

4.2.3 Kiểm tra tác động trung gian

Quy trình 4 bước của Baron và Kenny (1986) được áp dụng để kiểm tra tác động trung gian của cảm nhận về tính khả thi và cảm nhận về sự mong muốn trong mối quan hệ từ các tính cách (xu hướng rủi ro - RT, nhu cầu thành tích - NA, tính chủ động - PRO, tính sáng tạo - INN, sự đồng cảm - EMP và nghĩa vụ đạo đức - MO) đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội.

Tại bước 1, các biến độc lập (sáu tính cách bao gồm: xu hướng rủi ro, nhu cầu thành tích, tính chủ động, tính sáng tạo, sự đồng cảm và nghĩa vụ đạo đức) được kiểm tra tác động trực tiếp đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội Kết quả, chỉ có bốn tính cách gồm tính chủ động, tính sáng tạo, sự đồng cảm và nghĩa vụ đạo đức có tác động đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội Vì xu hướng rủi ro và nhu cầu thành tích không có tác động đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội nên hai tính cách này bị loại trong quá trình kiểm tra tác động trung gian trong các bước tiếp theo.

Tại bước 2, bốn tính cách có ý nghĩa tại bước 1 bao gồm tính chủ động, tính sáng tạo, sự đồng cảm và nghĩa vụ đạo đức được kiểm tra tác động đến hai biến trung gian là cảm nhận về sự mong muốn và cảm nhận về tính khả thi Kết quả cho thấy, ngoại trừ mối quan hệ từ tính sáng tạo và sự đồng cảm đến cảm nhận về sự mong muốn và mối quan hệ từ sự đồng cảm đến cảm nhận về sự mong muốn là không có ý nghĩa, các mối quan hệ còn lại đều có ý nghĩa Hai mối quan hệ không có ý nghĩa kể trên sẽ bị loại khỏi quy trình kiểm tra tác động trung gian trong các bước tiếp theo.

Bước 3 kiểm tra tác động từ hai biến trung gian là cảm nhận về sự mong muốn và cảm nhận về tính khả thi đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội Kết quả cho thấy các mối quan hệ này đều có ý nghĩa.

Tại bước 4, khi kiểm tra đồng thời tác động của các tính cách (tính chủ động, tính sáng tạo, sự đồng cảm và nghĩa vụ đạo đức) và hai biến trung gian (cảm nhận về sự mong muốn và cảm nhận về tính khả thi) đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội, kết qua cho thấy tất cả những mối quan hệ đã có ý nghĩa tại bước 2 và bước 3 đều có ý nghĩa tại bước 4 này, đồng thời khi xem xét lại những mối quan hệ trực tiếp tại bước 1 (các tính cách đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội) cho thấy chỉ có sự đồng cảm và nghĩa vụ đạo đức là còn ý nghĩa, trong khi những mối quan hệ từ tính chủ động và tính sáng tạo đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội lại không còn ý nghĩa Vì vậy, có thể kết luận rằng, hai biến trung gian (cảm nhận về sự mong muốn và cảm nhận về tính khả thi) trung gian hoàn toàn mối quan hệ từ tính chủ động đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội và trung gian một phần mối quan hệ từ nghĩa vụ đạo đức đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội Ngoài ra, chỉ có cảm nhận về tính khả thi trung gian hoàn toàn tác động từ tính sáng tạo đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội và trung gian một phần mối quan hệ từ sự đồng cảm đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội Kết quả này cho thấy các giả thuyết H9d được chấp nhận trong khi H9a , H9b và H9c bị bác bỏ.

Bảng 4.7 Kết quả kiểm tra tác động trung gian

Các bước phân tích Biến nghiên cứu Trung gian Biến phụ thuộc

Ghi chú SEI: ý định khởi sự KDXD, RT: xu hướng rủi ro, NA: nhu cầu thành tích, PRO: tính chủ động, CRE: tính sáng tạo, EMP: sự đồng cảm, MO: nghĩa vụ đạo đức.

Nguồn: tính toán của tác giả

Chỉ số khoảng tin cậy - CI (Confidence interval) thông qua quy trình Bootstrapping với số mẫu là 5,000 được tính toán để xác nhận các hiệu ứng trung gian đã được kiểm tra thông qua 4 bước của Baron và Kenny (1986) Quy trình bootstrapping với 5.000 mẫu cho thấy tính chủ động, tính sáng tạo, sự đồng cảm và nghĩa vụ đạo đức có ảnh hưởng gián tiếp đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội Ước lượng điểm (Point of estimate) của các mối quan hệ có tác động trung gian luôn nằm trong khoảng độ tin cậy (Confidence interval) và không bao gồm giá trị 0 (Bảng 4.8) Tóm lại, hai biến trung gian (cảm nhận về sự mong muốn và cảm nhận về tính khả thi) trung gian mối quan hệ từ tính chủ động đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội và trung gian một phần mối quan hệ từ nghĩa vụ đạo đức đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội Ngoài ra, chỉ có cảm nhận về tính khả thi trung gian hoàn toàn tác động từ tính sáng tạo đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội và trung gian một phần mối quan hệ từ sự đồng cảm đến ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Kết quả này khẳng định lại lần nữa các giả thuyết và H9d được chấp nhận trong khi

Bảng 4.8 Kiểm định bổ sung để kiểm tra tác động trung gian

Biến độc lập ‐ biến trung gian ‐ biến phụ thuộc

Tác động ở mức ý nghĩa 95% Ước lượng điểm (Point of estimate)

Khoảng tin cậy (Confidence interval)

Ghi chú SEI: ý định khởi sự KDXD, RT: xu hướng rủi ro, NA: nhu cầu thành tích, PRO: tính chủ động, CRE: tính sáng tạo, EMP: sự đồng cảm, MO: nghĩa vụ đạo đức.

Nguồn: tính toán của tác giả

4.2.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu thứ nhất về mối quan hệ giữa tính cách và ý định khởi sự kinh doanh xã hội

Kết quả nghiên cứu thứ hai về tác động của giáo dục khởi sự kinh

4.3.1 Kiểm định mô hình đo lường

Giá trị hội tụ của mô hình đo lường được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s alpha, giá trị phương sai trích (Average Variance Extracted - AVE) và độ tin cậy tổng hợp (Composite Reliability - CR) Kết quả của các hệ số trên được thể hiện trong bảng 4.9 Cronbach’s alpha và CR của các biến đều lớn hơn 0.7, cho thấy mô hình thỏa mãn độ tin cậy (Nunnally và Bernstein, 1978) Giá trị của AVE đều trên 0.5, điều này cho thấy tính hợp lệ của từng cấu trúc trong mô hình (Fornell và Larcker, 1981).

Bảng 4.9 Kết qua đo lường độ tin cậy thang đo và giá trị hội tụ

Cấu trúc Độ tin cậy tổng hợp (CR)

Giá trị phương sai trích (AVE)

Giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội 0.881 0.599 0.878 Kinh nghiệm với các tổ chức xã hội 0.801 0.576 0.798 Niềm tin vào năng lực trong kinh doanh xã hội 0.903 0.652 0.902

Kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội 0.788 0.555 0.788 Ý định khởi sự kinh doanh xã hội 0.882 0.559 0.882

Nguồn: tính toán của tác giả

Giá trị phân biệt là mức độ mà các yếu tố khác biệt với nhau và không tương quan với nhau (Fornell và Larcker, 1981) Giá trị phân biệt được đánh giá bằng cách so sánh căn bậc hai của giá trị phương sai trích (AVE) với hệ số tương quan giữa các cấu trúc (Fornell và Larcker, 1981) Trong bảng 4.10, căn bậc hai của giá trị phương sai trích (tô đậm) đều lớn hơn các hệ số trong cùng một cột Do đó, các thang đo đều đạt giá trị phân biệt.

Bảng 4.10 AVE và tương quan giữa các cấu trúc

Mean SD EDU EXP SEOE SESE SEI

Ghi chú: EDU: giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội, EXP: kinh nghiệm với các tổ chức xã hội, SEOE: kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội, SESE: niềm tin vào năng lực khởi sự kinh doanh xã hội, SEI: ý định khởi sự kinh doanh xã hội

Nguồn: tính toán của tác giả

Ngoài ra, giá trị phân biệt còn được đo lường bằng cách đánh giá hệ số tải chéo (cross loading) của các biến quan sát và chỉ số Heterotrait-Monotrait Ratio (HTMT) (Henseler và cộng sự, 2015) Trong mô hình này, các hệ số tải nhân tố (phần tô đậm trong bảng 4.11 ) đều lớn hơn 0.5 (từ 0.609 đến 0.917) và lớn hơn hệ số tải chéo (phần không tô đậm trong bảng 4.11 ) Tóm lại, hệ số tải và hệ số tải chéo đều xác nhận các biến trong mô hình đều đạt giá trị phân biệt.

Bảng 4.11 Hệ số tải nhân tố vá hệ số tải chéo

EDU EXP SEOE SESE SEI

EDU EXP SEOE SESE SEI

Ghi chú: EDU: giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội, EXP: kinh nghiệm với các tổ chức xã hội, SEOE: kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội, SESE: niềm tin vào năng lực khởi sự kinh doanh xã hội, SEI: ý định khởi sự kinh doanh xã hội

Nguồn: tính toán của tác giả

Dựa trên kết quả tại bảng 4.12, tất cả các giá trị HTMT đều nhỏ hơn giá trị ngưỡng yêu cầu của HTMT là 0.90, cho thấy các thang đo cho nghiên cứu này đều đạt giá trị phân biệt Hơn nữa, kết quả cho thấy rằng không có giá trị nào thấp hơn hay cao hơn khoảng tin cậy (CI) bao gồm giá trị 1 Như vậy, các cấu trúc trong nghiên cứu này đều đạt được giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.

Bảng 4.12 Giá trị Heterotrait-Monotrait ratio

Yếu tố EDU EXP SEOE SESE

Nguồn: tính toán của tác giả

4.3.2 Kiểm định mô hình cấu trúc

Giá trị R 2 cho biến niềm tin vào năng lực bản thân trong khởi sự kinh doanh xã hội, kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội và ý định khởi sự kinh doanh xã hội lần lượt là 0.195; 0.717 và 0.229 được coi là chấp nhận được (Cohen, 2013). Ngoài ra, tác giả đã sử dụng Q 2 để đánh giá mức độ phù hợp mô hình (Chin, 2010). Dựa trên kỹ thuật Blindfolding, Q 2 về năng lực bản thân doanh nhân xã hội, kỳ vọng kết quả kinh doanh xã hội và ý định kinh doanh xã hội lần lượt là 0.044; 0.336 và 0.125, cho thấy các mô hình nghiên cứu khả năng dự đoán vừa và mô hình phù hợp để đự đoán ý định khởi sự kinh doanh xã hội (Hair và cộng sự, 2016).

T-test với kỹ thuật Bootstrapping (N = 5000) được áp dụng để kiểm tra các tác động trực tiếp Kết quả chi tiết được thể hiện trong bảng 4.13 Các giả thuyết H1 , H2 và H3 kiểm tra các mối quan hệ trực tiếp trong mô hình SCCT (từ SESE, SEOE đến SEI và từ SESE đến SEOE) Kết quả cho thấy các tác động trực tiếp này tích cực và có ý nghĩa, do đó, H1 (β = 0.429, p < 0.000), H2 (β = 0.135, p < 0.000) và H3 (β 0.829, p < 0.000) được chấp nhận Ngoài ra, giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội có liên quan tích cực với niềm tin vào năng lực trong kinh doanh xã hội, nhưng mối quan hệ giữa giáo dục khởi sự kinh doanh xã hội và kết quả mong đợi không có ý nghĩa, nghĩa là H4 (β = 0.208, p < 0.000) được chấp nhận trong khi H5 (β = -0.010, p > 0.05) bị bác bỏ Kinh nghiệm trước đây với các tổ chức xã hội cũng liên quan tích cực với niềm tin vào năng lực trong kinh doanh xã hội và kết quả mong đợi từ khởi sự kinh doanh xã hội, do đó giả thuyết H6 (β = 0.161, p < 0.001) và H7 (β 0.073, p

Bảng 4.13 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết Mối quan hệ Hệ số Độ lệch chuẩn t-value p-value Kết quả

Nguồn: tính toán của tác giả

Nguồn: tính toán của tác giả

Hình 4.2 Kết quả kiểm định các giả thuyết (H1 – H7)

4.3.3 Kiểm tra tác động trung gian

Tác giả đã sử dụng quy trình bốn bước được đề xuất bởi Baron và Kenny

(1986) để kiểm tra các hiệu ứng trung gian (Kết quả được thể hiện trong Bảng 4.14 ) Bảng 4.14 Kết quả kiểm định tác động trung gian

Tác động trung gian của SESE và SEOE

Các bước phân tích Biến nghiên cứu Trung gian Biến phụ thuộc

Bước 2 và bước 3 Biến độc lập EDU 0.209 c 0.163 c

Tác động trung gian của SESE và SEOE

Các bước phân tích Biến nghiên cứu Trung gian Biến phụ thuộc

SEOE 0.123 b a

Ngày đăng: 06/05/2023, 18:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w