1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp việt nam

241 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp Việt Nam
Tác giả Đỗ Hương Giang
Người hướng dẫn PGS.TS. Lê Thái Phong
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Luận án Tiến sỹ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 241
Dung lượng 2,08 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu (14)
  • 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu (16)
    • 2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu (16)
    • 2.2. Câu hỏi nghiên cứu (17)
  • 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu (17)
    • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (17)
    • 3.2. Phạm vi nghiên cứu (17)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (18)
  • 5. Những đóng góp mới của luận án (19)
    • 5.1. nghĩa Ý về lý luận (0)
    • 5.2. nghĩa Ý thực tiễn (0)
  • 6. Kết cấu của luận án (21)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU (22)
    • 1.1. Nghiên cứu về hoạt động mua sắm của doanh nghiệp (22)
    • 1.2. Nghiên cứu về hoạt động mua sắm xanh của doanh nghiệp (26)
    • 1.3. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động mua sắm xanh của doanh nghiệp (30)
    • 1.4. Khoảng trống nghiên cứu (35)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA SẮM XANH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO CỦA DOANH NGHIỆP (37)
    • 2.1. Lý luận chung về hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp (37)
      • 2.1.1. Khái niệm về các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp (37)
      • 2.1.2. Khái niệm về mua sắm và mua sắm xanh trong doanh nghiệp (38)
      • 2.1.3. Vai trò của hoạt động mua sắm xanh đối với các doanh nghiệp (47)
      • 2.1.4. Lịch sử phát triển hoạt động mua sắm xanh (49)
      • 2.2.1. thuyết Lý thể chế (Institutional theory) (0)
      • 2.2.2. thuyết Lý quản trị dựa trên nguồn lực (Resource based view) (0)
      • 2.2.3. thuyết Lý các bên liên quan (Stakeholder theory) (0)
    • 2.3. Nội dung hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp (57)
      • 2.3.1. Quy trình mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp (57)
      • 2.3.2. nguyên Các tắc để thực hiện hoạt động mua sắm xanh (0)
      • 2.3.3. hoạt Các động mua sắm xanh cơ bản (0)
    • 2.4. Một số quan điểm về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mua sắm xanh của doanh nghiệp (62)
      • 2.4.1. Các nhân tố thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện hoạt động mua sắm (63)
    • 2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp và giả thuyết nghiên cứu trong luận án (68)
      • 2.5.1. Các quy định môi trường (69)
      • 2.5.2. Áp lực từ phía khách hàng (72)
      • 2.5.3. Áp lực cạnh tranh (73)
      • 2.5.4. Rào cản từ phía nhà cung cấp (75)
      • 2.5.5. Trách nhiệm xã hội (CSR) của doanh nghiệp (76)
      • 2.5.6. Cam kết của ban lãnh đạo (77)
      • 2.5.7. Lợi ích kỳ vọng (78)
      • 2.5.8. Rào cản về chi phí (80)
      • 2.5.9. Rào cản về nhân lực (80)
      • 2.5.10. Các biến kiểm soát (81)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (83)
    • 3.1. Quy trình nghiên cứu (83)
      • 3.1.1. chức Tổ nghiên cứu (0)
      • 3.1.2. Quy trình nghiên cứu (83)
    • 3.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu (86)
      • 3.2.1. hình Mô nghiên cứu (0)
      • 3.2.2. thuyết Giả nghiên cứu (0)
    • 3.3. Phương pháp nghiên cứu (88)
      • 3.3.1. Nghiên cứu định tính (88)
      • 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng sơ bộ (90)
      • 3.3.3. Nghiên cứu định lượng chính thức (91)
    • 3.4. Xây dựng thang đo lần 1 và thang đo lần 2 (92)
      • 3.4.1. Thang đo hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp . 80 3.4.2. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp (93)
    • 3.5. Thiết kế bảng hỏi (98)
    • 3.6. Chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu nghiên cứu (98)
      • 3.6.1. Chọn điểm nghiên cứu (98)
      • 3.6.2. Chọn mẫu nghiên cứu (98)
    • 3.7. Kiểm định thang đo sơ bộ (99)
      • 3.7.1. Kết quả kiểm định thang đo (100)
      • 3.7.2. Kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo (101)
    • 3.8. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu chính thức (105)
    • 3.9. Nghiên cứu chính thức (107)
      • 3.9.1. Mẫu và phương pháp chọn mẫu (107)
      • 3.9.2. Phương pháp khảo sát và thu thập số liệu (107)
      • 3.9.3. tượng Đối khảo sát (0)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (109)
    • 4.1. Bối cảnh chung về hoạt động mua sắm xanh và vai trò của chính phủ trong việc thúc đẩy hoạt động mua sắm xanh tại Việt Nam (109)
    • 4.2. Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu (112)
    • 4.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo (114)
    • 4.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA (115)
    • 4.5. Phân tích nhân tố khẳng định CFA (117)
      • 4.5.1. Kiểm định sự phù hợp của mô hình (117)
      • 4.5.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo (118)
    • 4.6. Kiểm định độ phù hợp của mô hình lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu (123)
      • 4.6.1. Kiểm định độ phù hợp của mô hình lý thuyết (123)
      • 4.6.2. Kiểm định ước lượng mô hình lý thuyết (126)
    • 4.7. Thực trạng hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của các (127)
    • 4.8. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp Việt Nam (138)
      • 4.8.1. quy Các định môi trường (0)
      • 4.8.2. lực Áp từ phía khách hàng (0)
      • 4.8.3. lực Áp cạnh tranh (0)
      • 4.8.4. cản Rào từ phía nhà cung cấp (0)
      • 4.8.5. Cam kết của ban lãnh đạo (142)
      • 4.8.6. Trách nhiệm xã hội của DN (143)
      • 4.8.7. ích Lợi kỳ vọng (0)
      • 4.8.8. Rào cản về chi phí (145)
      • 4.8.9. cản Rào về nhân lực (0)
    • 4.9. Sự khác biệt về mua sắm xanh các yếu tố đầu vào theo đặc điểm của doanh nghiệp (147)
  • CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG MUA SẮM XANH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI137 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu (150)
    • 5.2. Kết quả và đóng góp chính của nghiên cứu (151)
      • 5.2.1. Đóng góp về mặt lý thuyết (151)
      • 5.2.2. nghĩa Ý thực tiễn (0)
    • 5.3. Hàm ý và đề xuất giải pháp đối với các doanh nghiệp để thúc đẩy hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào (153)

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Theo đánh giá của Liên hợp quốc, ô nhiễm môi trường là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người thế kỉ XXI Sự nóng lên của toàn cầu, biến đổi khí hậu và suy giảm hệ sinh thái đã và đang tác động trực tiếp tới mọi quốc gia, mọi vùng lãnh thổ và đặc biệt là các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam.

Khí thải từ các phương tiện giao thông, các ngành công nghiệp sản xuất cũng như từ cháy rừng và nhiệt điện là nguyên nhân gây ra cái chết của 7 triệu người hàng năm 1 Có khả năng đến năm 2050 hàng triệu người tại Châu Á, Trung Đông và Châu Phi có nguy cơ chết sớm vì những vấn đề ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước. Cuộc khủng hoảng an ninh năng lượng, khủng hoảng môi trường đã đặt con người trước sự lựa chọn Tiếp tục tăng trưởng bằng mọi giá, bất chấp những hệ lụy và nhanh chóng đẩy nền kinh tế thế giới đến điểm tới hạn cùng kiệt; hay tìm kiếm cách thức tăng trưởng khác, vừa đảm bảo có tăng trưởng nhanh, vừa đảm bảo hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường trong phạm vi nguồn lực có hạn Và, cách thức lựa chọn đúng đắn là phát triển bền vững.

Việt Nam cũng chịu tác động to lớn của ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đến hầu hết các trụ cột của phát triển bền vững Tính trung bình trong 20 năm qua, Việt Nam nằm trong nhóm sáu nước chịu thiệt hại nặng nề nhất thế giới do biến đổi khí hậu theo nghiên cứu và khảo sát của tổ chức phi chính phủ về môi trường Germanwatch (Đức) Năm 2018, Việt Nam có 71.000 người chịu tác động của ô nhiễm môi trường, trong đó 50.000 người tử vong vì ảnh hưởng bởi không khí độc hại Thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí ở thời điểm này ước tính 10,82-16,63 tỷ USD, tương đương 240.000 tỷ đồng, chiếm 4,45-5,64% GDP cả nước 2 Tháng 9 năm 2019, tổ chức Airvisual toàn cầu nhận xét, Hà nội là một trong 10 thành phố hàng đầu có chất lượng không khí kém với chỉ số AQI luôn trên mức trên 200 Nồng độ bụi PM2.5 trong không khí tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là từ 28 đến trên 50,5 vượt mức cho phép từ hai đến ba lần theo khuyến nghị của WHO và có xu hướng duy trì ở ngưỡng cao.

1 https://asianngo.org/upload/e-magazine/pdf/279/premature.html

2 https://moitruong.net.vn/viet-nam-thiet-hai-khoang-12-ty-usd-moi-nam-do-o-nhiem-khong-khi/

Một trong những nguyên nhân chính của hiện tượng này đã được Liên hợp quốc chỉ ra là do sự gia tăng quá mức hoạt động của con người, trong đó có hoạt động sản xuất và tiêu dùng tạo ra chất thải gây ô nhiễm môi trường dẫn đến nhiệt độ bề mặt trái đất nóng dần lên Đặc biệt là các hoạt động của doanh nghiệp (DN) như khai thác tài nguyên thiên nhiên, tìm kiếm, mua sắm nguyên liệu đầu vào, hoạt động sản xuất và hoạt động logistics đã gây tác động tiêu cực đến môi trường Các nguồn tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo (như: than đá, dầu mỏ), tài nguyên đất, nước và khoáng sản (như: sắt, thép, nhôm, cacbon, silic, kẽm và đồng) dần bị cạn kiệt do quản lý thiếu đồng bộ, công nghệ khai thác lạc hậu, khai thác quá mức và sử dụng chưa hợp lý Lượng nước thải, rác thải (đặc biệt là rác thải nhựa) và khí thải (như khí CO2, CO, SO2,NOx ) từ các nhà máy, các khu công nghiệp và từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày nếu không được xử lý tốt cũng gây ô nhiễm nặng nề tới đất, nước và không khí Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2018, tại Việt Nam, một số lưu vực sông bị ô nhiễm khá nghiêm trọng, nhiều đoạn sông chất lượng nước ở mức kém và rất kém, điển hình là lưu vực sông Nhuệ - Đáy Hầu hết các lưu vực sông trên lãnh thổ Việt Nam đều có giá trị TSS và độ đục trong nước khá cao, ở mức vượt QCVN 08- MT:2015/BTNMT (A2), nhiều khu vực còn vượt mức B1 của QCVN nhiều lần, đặc biệt là vào mùa lũ.

Cùng với sự gia tăng dân số và sự gia tăng về tiêu dùng của xã hội, Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đang đứng trước những thách thức to lớn về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Vì vậy, việc triển khai và áp dụng các chính sách tiêu dùng xanh, mua sắm xanh (MSX) ở Việt Nam nhằm khuyến khích sản xuất và tiêu dùng bền vững là một nhu cầu bức thiết Việt Nam cần thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế, thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu và thực hiện xanh hóa nền kinh tế, bao gồm xanh hóa sản xuất, xanh hóa tiêu dùng và xanh hóa lối sống để đảm bảo phát triển bền vững Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệtChương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020,tầm nhìn đến năm 2030 Mục tiêu của Chương trình là từng bước thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên và năng lượng; tăng cường sử dụng các nguyên vật liệu (NVL), sản phẩm thân thiện môi trường; giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải; duy trì tính bền vững của hệ sinh thái tại tất cả các khâu trong vòng đời sản phẩm từ khai thác, cung ứng nguyên liệu đến sản xuất, chế biến, phân phối, tiêu dùng và thải bỏ sản phẩm (Lê Minh Ánh, 2016). Nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã và đang tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh gắn liền với việc bảo vệ môi trường và coi đó là chiến lược trọng tâm quyết định đến sự phát triển bền vững của họ trong những năm gần đây Các kết quả nghiên cứu tại các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Nhật Bản và các nước đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan và Malaysia cho thấy doanh nghiệp đã bắt đầu tích hợp nhiều loại chiến lược phát triển bền vững vào hệ thống quản lý của công ty Điển hình là một số doanh nghiệp đã thực hiện các hoạt động nghiên cứu về tái chế và tái sử dụng, một số doanh nghiệp khác lại cố gắng giải quyết các vấn đề trọng tâm xuất phát từ khâu đầu tiên của vòng đời sản phẩm như tiêu thụ năng lượng sạch hoặc sử dụng nguyên vật liệu xanh.

Tại Việt Nam, có một số nghiên cứu về hoạt động mua sắm thân thiện với môi trường của các cá nhân; hoạt động mua sắm công xanh, hoạt động quản lý chuỗi cung ứng xanh và logistics xanh của các doanh nghiệp Tuy nhiên, những nghiên cứu này còn rất hạn chế và chưa có tác giả nào nghiên cứu về hoạt động mua sắm xanh, đặc biệt là hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào Vì vậy, nghiên cứu hoạt động mua sắm xanh với mục tiêu phát hiện thực trạng, đưa ra các biện pháp nhằm tăng cường hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp trong cuộc sống hiện đại có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức quan trọng.

Xuất phát từ các vấn đề nêu trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài nghiên cứu

“Hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp Việt Nam” để có thể đem lại một cái nhìn tổng quát, đánh giá thực trạng, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp Việt Nam;đồng thời, đưa ra một số đề xuất nhằm thúc đẩy hoạt động mua sắm xanh của doanh nghiệp, góp phần hướng tới mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.

Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu của luận án là nghiên cứu về hoạt động MSX yếu tố đầu vào của các DN, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động MSX yếu tố đầu vào của các DN sản xuất Việt

Nam, đánh giá thực trạng hoạt động MSX và đưa ra một số đề xuất nhằm thúc đẩy hoạt động MSX các yếu tố đầu vào cho các DN.

- Hệ thống hóa và xây dựng khung lý thuyết về hoạt động MSX và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN

- Hoàn thiện thang đo hoạt động MSX và thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động MSX của DN

- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và bên ngoài DN tới hoạt động MSX.

- Đánh giá thực trạng hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN sản xuất Việt Nam và sự khác biệt về hoạt động MSX theo đặc điểm DN.

- Đưa ra một số đề xuất cho DN và hàm ý cho các cơ quan quản lý nhằm thúc đẩy hoạt động MSX các yếu tố đầu vào cho các DN Việt Nam.

Câu hỏi nghiên cứu

Luận án cần làm rõ được các câu hỏi nghiên cứu sau đây:

(1) Nội hàm của hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN là gì? Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN sản xuất Việt Nam? Nhân tố nào có ảnh hưởng tích cực, nhân tố nào có ảnh hưởng tiêu cực? Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó như thế nào?

(2) Mức độ tham gia của các DN sản xuất Việt Nam vào hoạt động MSX các yếu tố đầu vào hiện nay như thế nào? Có sự khác biệt về hoạt động MSX các yếu tố đầu vào theo đặc điểm của DN hay không?

(3) Những giải pháp nào có thể thúc đẩy hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của các DNViệt Nam?

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận án là hoạt động mua sắm xanh và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động MSX yếu tố đầu vào của các DN sản xuất Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Tác giả đi sâu phân tích hoạt động MSX của DN và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động MSX yếu tố đầu vào của DN sản xuất Việt Nam.

- Phạm vi về yếu tố đầu vào: Để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, một DN cần có rất nhiều yếu tố đầu vào, như: vốn, công nghệ, nguồn nhân lực, nguyên vật liệu và thông tin Tuy nhiên, trong Luận án, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các yếu tố đầu vào, đó là: (1) các nguyên liệu, vật liệu chính phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của từng DN; (2) các nguyên liệu, vật liệu phụ như: chất phụ gia, sản phẩm dùng để đóng gói (bao bì, túi, thùng carton).

- Về không gian: Luận án nghiên cứu trên các DN sản xuất Việt Nam Theo Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014: “Doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam” Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam được nghiên cứu trong luận án bao gồm các DN nhà nước, DN tư nhân và DN FDI bởi các DN này có đăng lý thành lập theo pháp luật Việt Nam, hoạt động theo luật pháp tại Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam 3

DN sản xuất và DN thương mại đều cần có các yếu tố đầu vào trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, DN sản xuất có sử dụng các yếu tố đầu vào đặc trưng như: nguyên liệu, vật liệu, trang thiết bị… có thể dự trữ 4 và hoạt động dựa trên một chuỗi kết hợp giữa NVL, nhân công và các trang thiết bị để tạo nên sản phẩm Do vậy, để nội dung của luận án được tập trung và các nhận định đủ sâu, luận án chỉ nghiên cứu tại các DN sản xuất Việt Nam Các DN được nghiên cứu chủ yếu là các DN trong một số ngành phổ biến trong lĩnh vực sản xuất, ví dụ như: ngành dệt may, da giày, sản xuất giấy, và sản xuất linh kiện điện tử.

- Về thời gian: Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian của Luận án là trong giai đoạn 2017– 2020, thời gian điều tra là năm 2019.

Phương pháp nghiên cứu

Với mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, Luận án sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu, đó là: phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng Bên cạnh đó, Luận án cũng sử dụng các phương pháp tổng hợp, hệ thống hóa, thống kê, phân tích, so sánh và đối chiếu Tác giả nghiên cứu tổng quan về hoạt động MSX qua các tài liệu trong nước và quốc tế Từ các kết quả phân tích tài liệu sẽ hình thành khung lý thuyết, các giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và thang đo lần 1.

3 Ví dụ: Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam có trụ sở chính tại KCN Yên Phong 1, xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

4 https://www.bravo.com.vn/vi/Tin-tuc/Quan-tri-doanh-nghiep/Su-khac-nhau-cua-doanh-nghiep-san-xuat-va- doanh-nghiep-thuong-mai

- Phương pháp nghiên cứu định tính: tác giả tiến hành phỏng vấn sâu chuyên gia để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của các doanh nghiệp vào hoạt động MSX. Đối tượng được phỏng vấn là các giám đốc/ phó giám đốc doanh nghiệp, trưởng/ phó phòng mua hàng - họ là những người am hiểu và/ hoặc thực làm các hoạt động mua sắm NVL đầu vào của DN, biết được bản chất của công việc, do đó sẽ có những đánh giá chính xác về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động MSX Sau đó, dựa vào kết quả thu được, tác giả tiến hành hiệu chỉnh thang đo lần 1, bổ sung các biến quan sát và phát triển thang đo hoàn chỉnh cho các yếu tố này.

- Phương pháp nghiên cứu định lượng: tác giả thực hiện phát phiếu khảo sát để nhận diện và kiểm định tác động của các yếu tố thông qua đánh giá độ tin cậy và mức độ phù hợp của các thang đo, kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, xác định mức độ tham gia và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của các doanh nghiệp vào hoạt động MSX Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu định lượng cũng được thực hiện nhằm kiểm định có hay không sự khác biệt về sự tham gia của các doanh nghiệp và hoạt động MSX theo đặc điểm của doanh nghiệp.

Ngoài ra, tác giả kết hợp với phương pháp nghiên cứu tình huống (case study) để nghiên cứu thực trạng hoạt động MSX của các DN tại Việt Nam.

Những đóng góp mới của luận án

nghĩa Ý thực tiễn

DN sản xuất sản phẩm xanh cần đẩy mạnh sự sẵn có của sản phẩm thông qua các kênh bán hàng (như thông qua sự tăng cường hiện diện, quảng cáo, trưng bày, gắn nhãn sinh thái, thiết lập các kênh bán hàng ở các cửa hàng nhỏ, tiện ích…) để dễ dàng tiếp cận với các DN cần tìm mua Các cơ quan quản lý cần có chính sách hỗ trợ (VD: ưu đãi tài chính, giảm thuế, tài trợ,…) để thúc đẩy các DN MSX các yếu tố đầu vào.

Kết cấu của luận án

Luận án bao gồm 5 chương và được trình bày theo những nội dung sau đây: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Đánh giá kết quả nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu về hoạt động mua sắm của doanh nghiệp

Hoạt động mua sắm của DN được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu từ những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX và mô tả thông qua các thuật ngữ là

“buying”, “procurement” hoặc “purchasing” Tổng hợp lại, có năm giai đoạn nghiên cứu về hoạt động mua sắm của DN như sau:

Giai đoạn 1 (trước 1945, bao gồm chiến tranh thế giới lần thứ II): Trước những năm 1900, hoạt động mua sắm chưa nhận được nhiều sự chú ý Hầu hết các nghiên cứu bằng tiếng Đức vào đầu thế kỷ XX đều liên quan đến các vấn đề pháp lý của hoạt động mua, thảo luận về cách tổ chức quy trình đặt hàng và bộ phận mua hàng, cùng những đặc điểm cần thiết của DN mua sắm thành công (Kaufmann, 2002) Năm 1910, Redtmann tuyên bố “Sẽ là sai lầm lớn nếu bỏ qua những lợi ích đáng kể của việc tổ chức một bộ phận mua hàng tốt Kinh nghiệm cho thấy điều này tác động tiêu cực đến sự thành công của một tổ chức Các DN có kinh nghiệm sẽ thành lập bộ phận mua hàng trong công ty” Sau đó, Nicklisch là nhà nghiên cứu đầu tiên sử dụng thuật ngữ quản lý mua và cung ứng vào năm 1912 và cung cấp một danh sách đầy đủ các bước trong quy trình mua sắm Đến năm 1924, Findeisen đã đưa ra khái niệm hoàn chỉnh đầu tiên về quản lý cung ứng Ông đã phân tích sự khác biệt giữa hoạt động mua bị động và mua chủ động, đồng thời chỉ ra tầm quan trọng của các khía cạnh khu vực trong việc tổ chức các hoạt động mua sắm trong DN Trong các bài báo của tạp chí học thuật “Die Betriebswirtschaft” năm 1935, Sandig là nhà nghiên cứu đầu tiên phân chia các nhiệm vụ mua sắm thành các nhiệm vụ nội bộ của công ty và các nhiệm vụ định hướng thị trường cung ứng Do đó, ông đã phát triển cách tiếp cận mới đối với hoạt động mua, đó là phân tích thị trường đầu vào Sandig đã mở rộng định nghĩa mua cho các đối tượng như nhân sự, tài sản và vốn.

Nghiên cứu của Fearon (1968) đã chỉ ra trong cuốn sách “Nền kinh tế của máy móc và sản xuất” của Charles Babbage xuất bản năm 1832, mua sắm được mô tả là một chức năng quan trọng trong DN Ông cũng viết rằng vào năm 1866, công ty đường sắt Pennsylvania đã thiết lập bộ phận mua hàng dưới tên gọi là bộ phận cung ứng, và cuốn sách đầu tiên về chức năng mua sắm được viết bởi công ty Comptroller (Chicago) và công ty đường sắt Northwestern Sách được xuất bản năm 1887 và có tên gọi “Xử lý vật tư đường sắt – Mua sắm và thanh lý” Cuốn sách thứ hai về chủ đề này được xuất bản năm 1905, mang tên “Cuốn sách về mua sắm”, đã mô tả những hướng dẫn cơ bản và đưa ra bằng chứng về các hình thức và quy trình mua sắm được sử dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau Đáng chú ý nhất trong giai đoạn này là hai bài báo của Lewis đăng trên tạp chí Harvard Business Review vào năm 1932 và 1936, cùng hai cuốn sách của ông năm 1933 và 1935, ông cho rằng mua sắm có vai trò tích cực trong việc phản ánh doanh số bán hàng và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đo lường hiệu quả mua sắm Trong giai đoạn này, việc mua sắm thường được cho là không quan trọng với DN.

Giai đoạn 2 (từ năm 1946 đến những năm 1960s): Sự kết thúc của Thế chiến II và cuộc cải cách tiền tệ khiến nhu cầu tìm NCC của các DN trên thế giới tăng cao Khi phần lớn nền kinh tế trong nước bị phá hủy, các công ty trong nhiều trường hợp đã phải bắt đầu các hoạt động mua bán quốc tế Vào cuối những năm 1950, Sundhoff là người đầu tiên tách biệt các hoạt động mua sắm hàng ngày ngắn hạn và các chính sách mua sắm dài hạn Beste đã có một phân tích chuyên sâu về cách tính toán các quyết định mua sắm từ góc độ kế toán chi phí vào năm 1956, cùng năm khi Grochla nhấn mạnh tầm quan trọng của cấu trúc tổ chức theo định hướng thị trường cung ứng đối với việc mua sắm Đầu những năm 1960, Mellerowicz đã chỉ ra ba vấn đề thực tế quan trọng của việc mua sắm, đó là: thứ nhất, sự tham gia của việc mua sắm trong các quyết định mua hoặc bán trong toàn DN; thứ hai, cần phải chủ động định hình mối quan hệ với các NCC và thứ ba, cần phải xử lý rủi ro cụ thể khi giao dịch với các NCC quốc tế.

Năm 1946, Lewis đã tuyên bố rằng mua sắm có một vị trí cực kỳ chiến lược trong DN Ông cũng chứng minh làm thế nào chức năng mua có thể đóng góp cho việc phân tích giá trị của một DN Năm 1958, Bergqvist đã phát triển các biện pháp để đánh giá hiệu quả của việc mua sắm, trong đó có sử dụng thẻ điểm cân bằng trong khi mua.Thời gian sau chiến tranh là thời kỳ tăng trưởng chưa từng có trong thế giới phươngTây.

Trong giai đoạn này, hoạt động mua sắm bị mất đi sự công nhận có được trong những năm chiến tranh vì các chức năng khác trở nên quan trọng hơn (ví dụ: việc làm hài lòng khách hàng hay quản lý tài chính là ưu tiên hàng đầu của các DN trong thời điểm đó).

Giai đoạn 3 (từ năm cuối 1960s đến 1980s): Dấu mốc quan trọng trong giai đoạn này là cuốn sách “Quản trị nguyên vật liệu” của tác giả Ammer Ông không chỉ đưa ra những vai trò đặc trưng của hoạt động mua sắm trong quản lý nguyên vật liệu mà còn có những khái niệm về sự phát triển của NCC, hàm ý về sự tham gia sớm của các NCC trong giai đoạn phát triển sản phẩm và quy trình (Ammer, 1968) Ammer cũng là người đầu tiên chỉ ra khả năng vận hành chức năng mua sắm là trung tâm lợi nhuận của DN vào cuối những năm 1960 (Ammer, 1969) Trong thập niên 1960 và

1970, hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP – Material Requirements Planning) và hệ thống hoạch định nguồn lực sản xuất (MRPII – Manufacturing Resource Planning) được phát triển Những hệ thống này cho phép các DN nhận thấy được tầm quan trọng của quản trị NVL Họ có thể đánh giá được mức độ tồn kho trong sản xuất, lưu giữ và vận chuyển Chức năng mua sắm dần được công nhận khi các công ty thực hiện quản lý NVL thiết lập một bộ phận chịu trách nhiệm cho tất cả các quyết định liên quan đến việc xử lý NVL sản xuất (ví dụ: mua sắm, kiểm soát hàng tổn kho, giao nhận và lưu kho) Khái niệm quản lý NVL phần lớn phổ biến trong những năm đầu 1980s bởi các cách tiếp cận về hoạt động logistics và các chiến lược tìm nguồn cung ứng khác nhau.

Giai đoạn 4 (1980s đến giữa 1990s): Trong giai đoạn này, hoạt động mua sắm được nhiều nhà nghiên cứu nhìn nhận như một nguồn của lợi thế cạnh tranh trong DN khi cạnh tranh toàn cầu ngày càng tăng cao (Pearson, 1990) Cuối những năm 1980, các công ty bắt đầu tập trung nỗ lực thực hiện những hoạt động mà họ làm tốt nhất, hay nói cách khác là tập trung vào năng lực cốt lõi Hầu hết các công ty thu hẹp hoạt động của mình và thuê ngoài những hoạt động khác trong chuỗi giá trị (Porter, 1985) Điều này dẫn đến việc phân chia lao động và tái cấu trúc trong các ngành công nghiệp Đặc biệt trong ngành công nghiệp ô tô và máy tính, việc thực hiện các chiến lược tìm nguồn cung ứng và thực hiện JIT (just in time: mua sắm hàng hóa sao cho lượng hàng hóa đó được sử dụng một cách tức thời, tránh tồn đọng không cần thiết, đảm bảo đúng sản phẩm - đúng số lượng - đúng nơi - đúng thời điểm) rất phát triển Nhiều DN thiết lập mối quan hệ hợp tác tìm nguồn cung ứng NVL và dịch vụ có tầm quan trọng chiến lược cho DN của họ Các đối tác phải có chung mục tiêu và cùng làm việc với DN để cải thiện các khía cạnh thiết kế, chất lượng, giao hàng và sản xuất các sản phẩm nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh (Akacum và Dale, 1995) Xu hướng này hướng tới hợp tác nhiều người mua và NCC hơn, và có tác động đáng kể đến việc: thay đổi cơ cấu cơ sở cung ứng, thông tin liên lạc của bên mua và NCC, NCC tham gia thiết kế sản phẩm và phát triển các NCC Các DN vận dụng JIT và chiến lược quản trị chất lượng toàn diện (TQM) nhằm cải tiến chất lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất và thời gian giao hàng.

Mô hình tái cấu trúc cơ sở cung ứng và tích hợp NCC của Nhật Bản được coi là một chuẩn mực thực hành tốt nhất và được áp dụng trong hầu hết các DN giai đoạn này (Wildemann, 1990).

Giai đoạn 5 (giữa 1990s đến nay): Hầu hết các nghiên cứu trong giai đoạn này đều tập trung làm rõ định nghĩa, quy trình thực hiện các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng cũng như hoạt động mua sắm của DN; đồng thời, nhấn mạnh vai trò chiến lược của hoạt động mua sắm cũng như tầm quan trọng của việc thiết lập mối quan hệ giữa DN và các NCC Cụ thể, trong cuốn “Mua sắm và quản lý chuỗi cung ứng” xuất bản năm

1998 của Monczka và cộng sự (tr.11), các tác giả cho rằng hoạt động mua sắm là hoạt động đầu tiên trong quản lý chuỗi cung ứng của DN, bao gồm: việc lựa chọn nhà cung cấp, mua, đàm phán và ký kết hợp đồng, nghiên cứu thị trường cung cấp, đo lường và cải thiện hiệu suất của NCC, phát triển hệ thống mua sắm Mua sắm được đề cập như là các hoạt động để có được 5 điều sau: đúng số lượng, đúng chất lượng, đúng thời gian, đúng nguồn và đúng giá Mua sắm là một chức năng mở rộng ranh giới quan trọng giúp kết nối DN với các NCC hàng hóa và dịch vụ cần thiết cho quy trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ của công ty mua hàng (Zsidisin và Siferd, 2000) Bên cạnh đó, trong những năm đầu thể kỷ XXI, xu hướng nghiên cứu về hoạt động mua sắm trực tuyến (e- procurement hay e-purchasing) trở nên phổ biến hơn nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và an ninh mạng Đến năm 2016, nghiên cứu “Tác động của cuộc CMCN 4.0 tới hoạt động mua sắm và quản lý cung ứng: khái niệm và phân tích định tính” của Glas và Kleemann đã chỉ ra rằng CMCN 4.0 cho phép tự động hóa toàn bộ quy trình mua sắm và hợp tác mua bán hàng hóa, dịch vụ tự do, vượt qua biên giới của các tổ chức Mua sắm không chỉ giới hạn ở nội dung cách tiếp cận là mua sắm trực tuyến mà xuất hiện khái niệm mới là mua sắm 4.0 và quản lý cung ứng 4.0 Ngoài ra,trong giai đoạn này, nhiều nhà khoa học cũng có những nghiên cứu nổi bật về hoạt động quản lý chuỗi cung ứng và mua sắm của DN có quan tâm đến yếu tố môi trường hay còn gọi là quản lý chuỗi cung ứng xanh và MSX.

Nghiên cứu về hoạt động mua sắm xanh của doanh nghiệp

Trên thế giới, các nghiên cứu về hoạt động MSX của DN xuất hiện trong những năm cuối thể kỷ XX, đầu thế kỷ XXI Trong các nghiên cứu này, MSX được mô tả thông qua các thuật ngữ khác nhau như: mua sắm bền vững, mua sắm thân thiện với môi trường, thực hành mua sắm có trách nhiệm xã hội hay chuỗi cung ứng khép kín. Kết quả đánh giá và điều tra của Lamming và Hanson (1996) với năm công ty lớn tại Vương quốc Anh trong nghiên cứu “Môi trường: vấn đề của quản lý chuỗi cung ứng” đã chỉ ra 5 loại chiến lược cơ bản mà các công ty sử dụng để mua xanh đó là: (i) sử dụng bảng hỏi đối với NCC, (ii) sử dụng hệ thống quản lý môi trường (EMS), (iii) đánh giá vòng đời sản phẩm, (iv) quản lý sản phẩm và (v) các mối quan hệ và hợp tác.

Nghiên cứu “Mua sắm có liên quan đến môi trường: quan điểm đa quốc gia” của Zsidisin và Hendrick (1998) cũng kết luận có năm yếu tố chính khi DN thực hành MSX, bao gồm: (i) Cung cấp thông số kỹ thuật thiết kế cho NCC bao gồm các yêu cầu về môi trường cho các mặt hàng cần mua, (ii) Yêu cầu chứng nhận môi trường ISO

14001 của NCC, (iii) Hợp tác với các NCC vì mục tiêu môi trường, (iv) Kiểm toán môi trường toàn DN và (v) Kiểm toán môi trường của các NCC.

Dựa trên khảo sát 24 đơn vị kinh doanh tại Vương quốc Anh, Bowen và cộng sự

(2006) đã phân loại chi tiết hơn về các hoạt động MSX, đó là: (i) Cung ứng xanh dựa trên sản phẩm: DN tham gia vào các sáng kiến tái chế có yêu cầu hợp tác với NCC,phối hợp với các NCC để giảm thiểu việc sử dụng bao bì, nỗ lực cùng với các NCC để giảm thiểu rác thải; (ii) Xanh hóa quy trình cung ứng: DN xây dựng tiêu chí môi trường vào quy trình đánh giá NCC, sử dụng hệ thống tính điểm để xếp hạng các NCC về hiệu suất môi trường của họ, sử dụng bảng hỏi đối với các NCC, sử dụng các tiêu chí môi trường trong việc lựa chọn NCC chiến lược, trao các giải thưởng về môi trường cho cácNCC, yêu cầu các NCC phải có hệ thống quản lý môi trường (EMS) và (iii) Cung ứng xanh tiên tiến: DN sử dụng các tiêu chí môi trường để đánh giá hiệu suất của người mua, sử dụng các tiêu chí môi trường trong các thỏa thuận chia sẻ rủi ro và chia sẻ phần thưởng, tham gia vào chương trình công nghệ sạch cùng với NCC.

Cũng trong thời gian đó, Hamner (2006) thực hiện nghiên cứu “Ảnh hưởng của chiến lược mua sắm xanh tới hành vi của nhà cung cấp” và chỉ ra các hoạt động MSX cơ bản của DN, bao gồm:

(1) Những yêu cầu về nội dung sản phẩm: Bên mua chỉ định rằng những sản phẩm được mua phải có các thuộc tính xanh như là những sản phẩm đã được tái chế hoặc tái sử dụng.

(2) Những giới hạn về nội dung sản phẩm: Bên mua chỉ định rằng những sản phẩm được mua không được chứa các thuộc tính gây hại cho môi trường như: chì, CFCs, bọt nhựa…trong các nguyên vật liệu đóng gói.

(3) Dán nhãn hoặc thông báo về nội dung sản phẩm: Bên mua yêu cầu được thông báo về thuộc tính môi trường hoặc thuộc tính an toàn của những sản phẩm được mua Việc này bên bán có thể thực hiện bằng cách dán nhãn màu xanh lá cây lên sản phẩm và sử dụng các chỉ số về tác động môi trường có liên quan được chứng nhận bởi các tổ chức thương mại.

(4) Sử dụng bảng hỏi: Bên mua gửi bảng hỏi tới NCC để hỏi về những thông tin liên quan đến HTQLMT và/hoặc hoạt động bảo vệ môi trường của họ.

(5) Nhà cung cấp có EMS 5 s (Environmental Management System – hệ thống quản lý môi trường): Bên mua yêu cầu NCC phát triển và duy trì các chương trình EMS Tuy nhiên, bên mua không yêu cầu nhà cung cấp chứng nhận chương trình đó.

(6) Chứng nhận: Bên mua yêu cầu NCC có HTQLMT được chứng nhận là hoàn toàn phù hợp với một trong những tiêu chuẩn quốc tế được công nhận như British Standard 7750 (BS7750), ISO 14001 từ Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, và Chương trình đánh giá, kiểm toán và quản lý môi trường của Ủy ban châu Âu (EMAS) 6

5 EMS là một hệ thống và cơ sở dữ liệu kết hợp các quy trình và quy trình đào tạo nhân sự, giám sát, tổng hợp và báo cáo thông tin về hiệu suất hoạt động về môi trường cho các bên liên quan bên trong và bên ngoài của một công ty.

6 The EU Eco-Management and Audit Scheme (EMAS) là một công cụ quản lý cho các công ty và các tổ chức để đánh giá, báo cáo và cải thiện môi trường, hiệu quả hoạt động của họ Các chương trình đã có sẵn cho các công ty bằng cách tham gia từ năm 1995 và được giới hạn ban đầu cho các công ty trong ngành công nghiệp Tuy nhiên, từ năm 2001 EMAS đã được mở cho tất cả các ngành kinh tế, bao gồm cả các dịch vụ công cộng và tư nhân.

(7) Kiểm tra sự tuân thủ của NCC: Bên mua tiến hành kiểm tra NCC để xác định mức độ tuân thủ những cam kết về môi trường của NCC.

(8) Giáo dục và hợp tác: Bên mua đào tạo NCC về các vấn đề môi trường và chiến lược quản lý môi trường, làm việc chặt chẽ với các NCC để giải quyết các vấn đề môi trường Trọng tâm chính của việc giáo dục các NCC là lợi ích kinh tế của việc cải thiện hiệu quả môi trường.

Năm 2008, Hosogai và cộng sự nghiên cứu “Các hoạt động mua sắm xanh của tập đoàn Fujitsu, Nhật Bản” và chỉ ra rằng, trong giai đoạn IV (FY2004-FY2006), DN đã đẩy mạnh việc thiết lập Hệ thống quản lý môi trường (EMS) trong từng NCC, với mục đích giảm thiểu gánh nặng môi trường Trong giai đoạn này, những NCC được yêu cầu thiết lập hệ thống EMS có thể bao gồm những nhà NCC liên quan tới dịch vụ phần mềm, cung cấp trang thiết bị và công trình xây dựng Tiếp đó, đến giai đoạn V (FY2007 – FY2009), nhằm củng cố các hoạt động bảo vệ môi trường của toàn bộ chuỗi cung ứng, công ty đã đặt ra 2 mục tiêu chính cho hoạt động này Đó là, (i) giúp các NCC đạt được chứng nhận EMS với mức độ phức tạp hơn và (ii) hỗ trợ các NCC thiết lập hệ thống quản lý các chất hóa học (CMS – Chemical substances Management System).

Blome và cộng sự (2013) kết luận rằng hoạt động MSX của các DN được chia làm 3 loại như sau: (i) DN điều chỉnh nhu cầu của mình đối với các sản phẩm xanh hơn (ví dụ: thiết kế những sản phẩm có thể tái chế, tái sử dụng), (ii) DN cố gắng tăng hiệu suất môi trường bằng cách lựa chọn NCC sản phẩm xanh, hoặc nhà phân phối sản phẩm xanh hơn (ví dụ: lựa chọn những NCC có chứng chỉ ISO) hoặc (iii) DN hợp tác với NCC để cải thiện hiệu suất môi trường (ví dụ: các hoạt động lập kế hoạch chung, phát triển NCC dưới sự hỗ trợ của các DN mua hàng).

Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động mua sắm xanh của doanh nghiệp

Những nghiên cứu về hoạt động mua sắm thân thiện với môi trường của các DN bắt đầu được thực hiện từ những năm cuối của thế kỷ XX Green và cộng sự (1996) đã thực hiện phỏng vấn sáu DN lớn tại Anh về những kế hoạch và hoạt động mà các DN này đang làm để xanh hóa chuỗi cung ứng của họ Nhóm tác giả cũng tiến hành kiểm tra thêm chín công ty là NCC chính cho sáu DN này Những NCC này không phải là lựa chọn ngẫu nhiên, mà là những công ty chấp nhận thiết lập các tiêu chí xanh trong giao dịch mua bán hàng hóa với sáu công ty đang được khảo sát Kết quả nghiên cứu cho thấy có rất nhiều nhân tố thúc đẩy DN áp dụng chuỗi cung ứng xanh, trong đó có hai nhân tố tạo động lực chính, đó là việc tuân thủ pháp luật và mong muốn giảm thiểu chi phí Bên cạnh đó, các DN có phương pháp tiếp cận, lựa chọn và đánh giá nhà cung cấp tốt sẽ dễ dàng tích hợp các yếu tố môi trường trong quá trình mua bán hơn các DN còn lại Hơn nữa, hoạt động mua sắm và phát triển mạng lưới cung ứng thân thiện với môi trường là một khía cạnh của quản lý chuỗi cung ứng xanh Do đó, sự tham gia và đánh giá của khách hàng đối với các sáng kiến và hoạt động vì môi trường của DN là rất cần thiết.

Năm 1997, Min và Galle đã nghiên cứu “Chiến lược mua sắm xanh: xu hướng và hàm ý đối với các doanh nghiệp” dựa trên việc khảo sát ngẫu nghiên 3000 DN là thành viên Hiệp hội quản lý mua hàng quốc gia (NAPM – National Association of Purchasing Management) Nghiên cứu chỉ ra rằng các chuyên gia mua hàng ngày càng chú ý đến các luật về môi trường của các tiểu bang và liên bang Các DN chủ yếu thực hiện chiến lược MSX để đảm bảo thực hiện trách nhiệm pháp lý và tránh vi phạm các quy định môi trường này, thay vì chủ động thiết lập các mục tiêu về môi trường trong chiến lược dài hạn của họ Các DN đã bắt đầu thực hiện chương trình kiểm toán môi trường để xem xét các quy định hiện hành và xác định những hạn chế, đánh giá những sáng kiến mới giúp công ty của họ tuân thủ theo các hướng dẫn và quy định về môi trường. Nghiên cứu “Các yếu tố quyết định tới mua sắm môi trường: minh chứng ban đầu từ ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng” của Carter và Carter (1998) được thực hiện với mục đích kiểm tra xem các đối tượng khác nhau trong chuỗi cung ứng ảnh hưởng như thế nào tới DN trong quá trình thực hiện MSX Kết quả cho thấy tác động từ phía khách hàng là động lực chính để các DN thực hiện mua sắm có trách nhiệm với môi trường Các quy định và chính sách bảo vệ môi trường có ảnh hưởng không đáng kể tới hoạt động này Ngoài ra, liên kết dọc giữa các DN mua hàng và nhà cung cấp cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các công nghệ và quy trình mới trong hoạt động MSX Những DN càng phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu đầu vào thân thiện với môi trường thì càng có xu hướng tăng mức độ liên kết với NCC các nguyên vật liệu này.

Nghiên cứu của Carter và cộng sự (1998) về “Mua sắm môi trường: nghiên cứu tại các doanh nghiệp ở Đức” kết luận rằng sự hỗ trợ của nhà quản lý cấp trung trong quá trình mua sắm và việc thiết lập các mục tiêu rõ ràng trong quá trình mua hàng có ảnh hưởng thuận chiều tới hoạt động MSX của các DN ở cả Đức và Hoa Kỳ Tuy nhiên, yếu tố thể hiện mức độ nhân viên được đào tạo để mua các yếu tố đầu vào thân thiện với môi trường chỉ có tác động tích cực tới hoạt động MSX của các DN ở Hoa Kỳ mà không có tác động tới các DN ở Đức Bởi lẽ, công dân Đức nói chung, hầu hết đã được đào tạo bài bản về các vấn đề môi trường như giảm thiểu và phân loại rác thải trước khi gia nhập lực lượng lao động Điểm đáng chú ý là các DN Đức tham gia vào hoạt động MSX nhiều hơn các DN tại Hoa Kỳ.

Năm 2001, Min và Galle thực hiện nghiên cứu trên 3000 DN thuộc Hiệp hội quản lý mua hàng quốc gia (NAPM – National Association of Purchasing Management) với đề tài “Hoạt động mua sắm xanh của các doanh nghiệp tại Hoa Kỳ”. Các DN này chủ yếu là DN tham gia vào những ngành sản xuất có sử dụng hóa chất như: sản xuất và chế biến thực phẩm, sản xuất đồ nội thất, sản xuất các sản phẩm từ gỗ, sản xuất sản phẩm may mặc, in ấn, khai thác và lọc dầu Sau khi thu thập và phân tích

527 phiếu khảo sát hợp lệ, nhóm tác giả đưa ra bốn nhận định Thứ nhất, những DN có khối lượng mua lớn tham gia vào hoạt động MSX nhiều hơn những DN có khối lượng mua nhỏ Thứ hai, các DN có mối lo ngại về vấn đề pháp lý liên quan tới môi trường càng lớn thì có xu hướng càng chủ động tham gia vào hoạt động MSX Thứ ba, DN áp dụng chiến lược tái chế, tái sử dụng, và yêu cầu nhân viên của họ thực hiện tái chế hoặc tái sử dụng khi họ nhận thấy được các cơ hội tiết kiệm chi phí từ hoạt động này Cuối cùng, sự thiếu cam kết của nhà quản trị cấp cao đối với các vấn đề môi trường và những quan ngại về chi phí đầu tư để bảo vệ môi trường là trở ngại lớn nhất để các DN thực hiện MSX, đặc biệt là với các DN nhỏ (quy mô dưới 500 nhân viên).

Nghiên cứu của Carter và Jenning (2004) về “Vai trò của hoạt động mua sắm với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” được thực hiện với ngẫu nhiên 1000 DN sản xuất sản phẩm tiêu dùng tại Mỹ, thuộc Viện quản lý cung ứng (ISM – Institute for Supply Management) là nghiên cứu đầu tiên chỉ ra tính đa chiều của hoạt động mua sắm có trách nhiệm xã hội Đó là hoạt động mua sắm thông qua các sáng kiến về môi trường, mua sắm từ các NCC thuộc sở hữu của người dân tộc thiểu số/ phụ nữ (MWBE

- minority/women-owned business enterprises), mua sắm liên quan đến bảo vệ quyền con người và liên quan đến hoạt động từ thiện Như vậy, mua sắm có trách nhiệm xã hội là khái niệm bao hàm hoạt động MSX, mua sắm thân thiện với môi trường Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng văn hóa DN, phong cách lãnh đạo của nhà lãnh đạo cấp cao, sáng kiến của nhân viên và áp lực từ phía khách hàng những động lực thúc đẩy DN thực hiện hoạt động mua sắm có trách nhiệm xã hội.

Tại châu Á, Tarig Khidir ElTayeb và cộng sự đã xem xét “Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động mua sắm xanh của các công ty có chứng nhận EMS 14001 ở Malaysia” (2009) và chỉ ra ba nhân tố có tác động thuận chiều đến hoạt động MSX của

569 DN tại Malaysia là các quy định bảo vệ môi trường, sức ép từ phía khách hàng và lợi ích kinh tế kỳ vọng Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các DN có chứng nhận EMS

14001 tại Malaysia quan tâm nhiều hơn đến việc mua sắm các sản phẩm xanh khi phải chịu áp lực từ bên ngoài như: áp lực về thực thi các chính sách và pháp luật tại Malaysia cũng như áp lực từ phía khách hàng.

Ngoài ra, Yu-Xiang Yen và Shang – Yung Yen (2011) cũng tiến hành nghiên cứu vai trò của nhà quản trị cấp cao trong việc thực hiện các tiêu chuẩn mua xanh tại các

DN sản xuất sản phẩm công nghệ ở Đài Loan Với 239 phiếu khảo sát hợp lệ, thu thập được từ 863 DN, nghiên cứu đã chỉ ra sự hợp tác về môi trường với các NCC, sự cam kết của nhà quản trị cấp cao và áp lực từ phía khách hàng có ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ tới hoạt động mua xanh của các DN Bên cạnh ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động MSX, cam kết của các nhà quản trị cấp cao còn ảnh hưởng gián tiếp tới hoạt động này thông qua sự hợp tác về môi trường với NCC Nhìn chung, nhóm yếu tố thuộc môi trường bên trong DN tạo động lực lớn hơn nhóm yếu tố thuộc môi trường bên ngoài

DN (áp lực từ phía khách hàng và áp lực pháp lý) trong quá trình thực hiện mua xanh. Đặc biệt, cam kết của các nhà quản trị đứng đầu DN là động lực chính để DN đó áp dụng thành công các tiêu chuẩn MSX.

Các giảng viên trường đại học Karatina, Kenya đã nghiên cứu “Ứng dụng và thực hành mua sắm bền vững tại Kenya” (2015) và làm rõ các bước thực hiện hoạt động mua sắm bền vững tại Kenya; những lợi ích, cơ hội và thách thức đối với các DN cam kết thực hiện hoạt động MSX tại Kenya Nghiên cứu tập trung vào 3 ngành công nghiệp tại Kenya đó là ngành công nghiệp sản xuất đường, ống nước và sản xuất thực phẩm Kết quả nghiên cứu cho thấy các DN tại Kenya gặp phải một số khó khăn khi thực hiện MSX, đó là: tồn tại những quan điểm khác nhau về “sản phẩm thân thiện với môi trường”, sự sẵn có của những sản phẩm này và chi phí để mua sản phẩm là rất lớn.

Cũng tại Kenya, nghiên cứu của Langat Evans Kipkori và Daniel M Wanyoike

(2015) về “Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động mua sắm xanh của các công ty chè tại huyện Kericho”đã được thực hiện bằng việc phân tích các dữ liệu thu thập qua khảo sát

Khoảng trống nghiên cứu

Tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng nghiên cứu về hoạt động MSX của các DN và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động MSX không phải là điều mới Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu chỉ thể hiện được một số áp lực buộc DN phải thực hiện MSX như: Min và Galle (1997) chỉ ra nhân tố áp lực pháp lý; Carter và cộng sự (1998) chỉ thể hiện được sự hỗ trợ từ quản lý cấp trung; Wong và cộng sự (2016) xác định được áp lực từ phía chính phủ, áp lực từ khách hàng và các tổ chức phi chính phủ… Thực tế cho thấy, tập hợp các áp lực tới hoạt động MSX của DN có thể xuất phát từ cả bên trong và bên ngoài DN và cần thiết phải có một nghiên cứu tổng quan về các nhân tố này.

Hơn nữa, các công trình trước đây thường được thực hiện tại các nước phát triển, với thể chế chính trị, trình độ xã hội đã được xác lập rõ ràng và tốc độ tiêu dùng, tốc độ sản xuất của DN ở mức độ cao Các nghiên cứu đối với các bối cảnh có trình độ thấp hơn đa phần xuất phát từ Trung Quốc, Hồng Kông hoặc Malaysia Các công trình

7 Theo Schienstock (2009), năng lực vận hành của doanh nghiêp phản ánh khả năng doanh nghiệp đối phó với các vấn đề thông thường, trong khi năng lực động liên quan đến khả năng doanh nghiệp đó đạt được những lợi thế cạnh tranh mới và sáng tạo trong môi trường luôn biến động. nghiên cứu tại Việt Nam còn hạn chế, chủ yếu là nghiên cứu về hành vi mua sắm của đối tượng là người tiêu dùng và hoạt động mua sắm công xanh chứ chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu một cách toàn diện, có tính hệ thống và cụ thể về hoạt động MSX của các DN Đây là một khoảng trống lớn khi Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Do đó, tác giả mong muốn đây chính là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tổng thể, tích hợp các khía cạnh nêu trên, phân tích thực trạng hoạt động MSX và tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN Việt Nam, so sánh sự khác nhau trong việc thực hiện hoạt động MSX giữa các loại hình DN, đồng thời đưa ra các giải pháp và khuyến nghị có giá trị nhằm thúc đẩy hoạt động MSX của các DN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, định hướng phát triển bền vững như hiện nay Đây chính là căn cứ quan trọng để tác giả lựa chọn đề tài của luận án: “Hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp Việt Nam” Nghiên cứu không có sự trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đó.

Các yếu tố đầu vào Nguyên vật liệu Nguồn nhân lực Vốn

Sản phẩm/ dịch vụ Kết quả tài chính Thông tin Kết quả nhân sự

Quá trình biến đổi Hoạt động của nhân viên

Hoạt động quản trị Công nghệ và phương pháp vận hành

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA SẮM XANH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO CỦA DOANH NGHIỆP

Lý luận chung về hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp

2.1.1 Khái niệm về các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp

Theo từ điển Cambridge, các yếu tố đầu vào (inputs) trong kinh tế được định nghĩa là những nguồn tài nguyên như lao động hoặc nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất, có phát sinh chi phí và ảnh hưởng đến lợi nhuận Ngoài ra, các yếu tố đầu vào cũng được hiểu là những yếu tố được đưa vào trong hệ thống, trong tổ chức hoặc máy móc để nó có thể hoạt động (ví dụ: tiền, thông tin, năng lượng )

Theo Robbins và cộng sự (2016), tổ chức là một hệ thống mở và luôn tương tác với môi trường xung quanh (Hình 2.1) Các yếu tố đầu vào của một tổ chức bao gồm: nguyên vật liệu, nguồn nhân lực, vốn, công nghệ và thông tin Quá trình biến đổi sẽ biến những yếu tố đầu vào thành sản phẩm hay dịch vụ hoàn chỉnh nhờ vào các hoạt động của nhân viên, hoạt động quản trị, công nghệ và các phương pháp vận hành của tổ chức.

Hình 2.1: Tổ chức là một hệ thống mở

Nguồn: Robbins và Coulter, Management, tái bản lần thứ 13, tr.67

Như đã trình bày ở phạm vi nghiên cứu về yếu tố đầu vào của DN, Luận án sẽ tập trung nghiên cứu (1) các nguyên liệu, vật liệu chính phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của từng DN; (2) các nguyên liệu, vật liệu phụ như: chất phụ gia, sản phẩm dùng để đóng gói (bao bì, túi, thùng carton).

Nguyên vật liệu là các yếu tố đầu vào cơ bản phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN Đây được coi là nguồn tài nguyên được sử dụng nhiều nhất kể cả về mặt số lượng lẫn chi phí trong hầu hết các DN sản xuất Vị trí và vai trò của NVL đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của DN đã được khẳng định từ rất lâu; trong đó, sự sẵn sàng của NVL với chất lượng và số lượng phù hợp sẽ quyết định mức độ phù hợp, tính kịp thời, chất lượng và số lượng của sản phẩm đầu ra.

Theo Điều 25 của Thông tư 200/2014/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày

22 tháng 12 năm 2014: Nguyên liệu, vật liệu của DN là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của DN.

- Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm Vì vậy khái niệm nguyên liệu, vật liệu chính gắn liền với từng DN sản xuất cụ thể Trong các DN kinh doanh thương mại, dịch vụ không đặt ra khái niệm vật liệu chính, vật liệu phụ. Nguyên liệu, vật liệu chính cũng bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất, chế tạo ra thành phẩm.

- Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài, tăng thêm chất lượng của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường, hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, bảo quản đóng gói; phục vụ cho quá trình lao động.

Fischer (2010) đã chỉ ra rằng NVL được sử dụng trong một sản phẩm có thể đóng góp đáng kể vào dấu chân môi trường của sản phẩm đó Việc lựa chọn và sử dụng NVL có thể tác động đến sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường và sức khỏe cộng đồng.

2.1.2 Khái niệm về mua sắm và mua sắm xanh trong doanh nghiệp

Nhận thức về bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng và ứng phó với biến đổi khí hậu trên toàn thế giới ngày càng được nâng cao Do đó, xu hướng MSX để bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường đã và đang gây áp lực cho các công ty, các DN trên toàn thế giới (Salam, 2008), thúc đẩy các tổ chức phải cải thiện hiệu quả môi trường (Zhu và Sarkis, 2006) Sự quan tâm đến môi trường đang dần trở thành một phần của văn hoá DN và trở thành vấn đề cốt lõi trong chiến lược kinh doanh của các công ty (Salam, 2008).

Có thể nói thương mại quốc tế bắt nguồn từ quan hệ đối tác mua bán giữa Hy Lạp cổ đại và Trung Quốc hơn 3.000 năm trước, điều đó cho thấy hoạt động mua sắm và chuỗi cung ứng được hình thành từ rất sớm Nhiều tác giả đã và đang nghiên cứu về hoạt động mua sắm của các tổ chức và có những cách tiếp cận khác nhau về hoạt động này thông qua hai thuật ngữ là purchasing và procurement.

Cụ thể, Dobler và Burt (1996) định nghĩa: mua sắm (purchasing) là những hoạt động thiết yếu như việc mua NVL, bán thành phẩm, dịch vụ và trang thiết bị được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một tổ chức Tương tự, Arrowsmith, Linarelli và Wallace (2000) cũng cho rằng: mua sắm là hoạt động khi một công ty có được những hàng hóa và dịch vụ cần thiết bằng cách ký hợp đồng với một công ty khác Nhiệm vụ chính của mua là làm sao có được các nguồn lực đạt tiêu chuẩn nhất định phù hợp với các mức độ chất lượng và thời gian giao hàng theo yêu cầu với mức giá rẻ nhất (Cousins và Spekman, 2003) Khi đó, mua sắm (purchasing) được tiếp cận theo hướng là hoạt động quản lý đầu vào của DN như nguyên vật liệu, dịch vụ, phụ kiện (Lysons và cộng sự, 2006).

Trong nhiều tài liệu, thuật ngữ purchasing và procurement đôi khi được hoán đổi cho nhau, và đều mang ý nghĩa là mua sắm hoặc thu mua Tuy nhiên, Ellram và Carr (1994); Monczka và cộng sự (1998); Lysons và Farrington (2006); Miemczyk và cộng sự (2012) đã nghiên cứu và chỉ ra sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này Các tác giả này cho rằng procurement là hoạt động phát triển hơn so với purchasing Trong khi, purchasing chỉ đơn giản là việc mua hàng làm sao để giảm thiểu tối đa chi phí mua thì procurement còn bao gồm các hoạt động lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá và kiểm soát các quyết định mua (Szwejczewski và cộng sự, 2005; Paulraj và Chen, 2007); đồng thời, cũng bao gồm việc quản lý các nguồn lực và NCC (Ellram và Carr, 1994; Lindgreen và cộng sự, 2013) Đối tượng của hoạt động mua (procurement) ở đây có thể là các NVL hoặc dịch vụ cần cho quá trình sản xuất thành phẩm, hoặc trang thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất, hoặc là những hàng hoá hoặc dịch vụ cần thiết để duy trì hoạt động của công ty Tương tự, Trường Hậu cần và Hàng hải Việt Nam (2017) cũng chỉ ra một số điểm khác biệt giữa “purchasing” và “procurement” được thể hiện trong Bảng 2.1 như sau:

Bảng 2.1: Phân biệt “purchasing” và “procurement”

Purchasing Procurement Đề cấp đến việc hàng hóa hoặc dịch vụ được đặt hàng ra sao Đề cập đến lý do hàng hóa hoặc dịch vụ được đặt, và đến từ đâu

Mang tính giao dịch hơn là chiến thuật Mang tính chiến thuật hơn là giao dịch

Thường làm việc với các NCC đang có Tìm kiếm các NCC mới và phát triển các mối quan hệ giao dịch hiện tại Ít liên kết chặt chẽ với các bên hữu quan

Xây mối quan hệ với các bên hữu quan trong công ty

Mức độ thành công được đo bằng việc có đúng hàng hóa, đúng thời điểm với mức giá rẻ

Mức độ thành công được đo bằng mức tiết kiệm chi phí, giảm rủi ro và các yếu tố khác Tập trung nhiều hơn về yếu tố giá cả và chi phí thấp nhất trên một đơn vị

Tập trung nhiều hơn về giá trị và tổng chi phí sở hữu (TCO)

Nguồn: Trường Hậu cần và Hàng hải Việt Nam (2017)

Nội dung hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp

2.3.1 Quy trình mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp

Chiến lược của DN trong hoạt động MSX các yếu tố đầu vào đa dạng, tùy theo loại hình, quy mô, kinh nghiệm và mối quan hệ của trừng DN Tuy nhiên, tựu trung lại, có thể mô tả quy trình MSX các yếu tố đầu vào của DN như Hình 2.5:

Xây dựng chiến lược, chính sách MSX Tuân thủ yêu cầu của công ty mẹ Đánh giá năng lực (chất lượng, giá, hoạt động bảo vệ môi trường…) của NCC

Lựa chọn NCC các yếu tố đầu vào

Xác nhận đặt hàng/ ký hợp đồng Không

Hình 2.5: Quy trình mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Đối với các DN FDI hoặc các DN nằm trong chuỗi giá trị toàn cầu, DN thường phải thực hiện hoạt động MSX các yếu tố đầu vào tuân thủ theo các yêu cầu của tập đoàn và của các công ty mẹ từ các nước phát triển Đặc biệt là ở Châu Âu (Bắc Âu), châu Mỹ và Nhật Bản thì các quy định này là nghiêm ngặt nhất. Đối với các DN chủ động thực hiện hoạt động MSX các yếu tố đầu vào, họ thường thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Xây dựng chiến lược và chính sách MSX Ban lãnh đạo của DN xây dựng chiến lược và chính sách MSX để thể hiện sứ mệnh, tầm nhìn của DN và các nguyên tắc cơ bản áp dụng đối với hoạt động mua sắm các yếu tố đầu vào của DN, giúp các nhân viên phụ trách, đảm nhận hoạt động mua hàng có thể hiểu rõ hơn về những điểm căn bản trong hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN như: phương châm môi trường của DN, các triết lý cơ bản, tôn chỉ hành động, mục đích và phạm vi áp dụng đối với các yếu tố đầu vào của DN, các yêu cầu đối với NCC, các tiêu chuẩn về chất hóa học hàm chứa trong sản phẩm, quản lý và phát triển NCC, đánh giá và kiểm soát hoạt động của NCC.

- Bước 2: Lựa chọn NCC các yếu tố đầu vào Quy trình lựa chọn NCC các yếu tố đầu vào được tuân thủ theo các quy định trong chiến lược và chính sách MSX của DN Bộ phận mua hàng sẽ thực hiện thu thập thông tin và sơ tuyển các đối tác cung cấp bằng việc thiết lập ra một danh sách các NCC tiềm năng, có thể cung ứng các yếu tố đầu vào của DN đảm bảo cam kết tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường (bên cạnh yêu cầu về giá cả, chất lượng và thời gian giao hàng) Chỉ có các NCC trong danh sách sơ tuyển sẽ được mời tham gia vào quá trình báo giá hoặc yêu cầu lập đề xuất.

- Bước 3: Đánh giá năng lực của NCC Các NCC có tiềm năng sẽ được đánh giá thêm về các tiêu chí như hoạt động bảo vệ môi trường, HTQLMT, chứng nhận HTQLMT, chính sách môi trường, sự ổn định tài chính, an toàn và chất lượng, các điều kiện về giá, các điều kiện về dịch vụ, khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm Việc đánh giá này sẽ đem lại kết quả là một quyết định về việc cuối cùng có thể hoặc không thể sử dụng NCC để cung cấp yếu tố đầu vào cho DN.

- Bước 4: Xác nhận đặt hàng/ ký hợp đồng Nếu sau khi đánh giá năng lực của NCC, DN phê duyệt và lựa chọn NCC đó để cung cấp các yếu tố đầu vào thì DN và NCC sẽ tiến hành ký kết hợp đồng mua bán NVL, hàng hóa theo các điều khoản đã thỏa thuận và thương lượng Nếu sau khi đánh giá năng lực của NCC, DN thấy NCC đó chưa phù hợp, DN sẽ tiến hành lựa chọn lại NCC theo bước 2 và bước 3.

2.3.2 Các nguyên tắc để thực hiện hoạt động mua sắm xanh

Theo tổ chức mạng lưới MSX quốc tế (IGPN), có bốn nguyên tắc để thực hiện hoạt động MSX, đó là:

(1) Xem xét liệu sản phẩm hoặc dịch vụ cần mua có thực sự cần thiết hay không? Việc sửa chữa hay thay đổi cũng nên được cân nhắc đối với các sản phẩm đang được sử dụng. Bên cạnh đó, giải pháp thuê hoặc cho thuê cũng nên được xem xét hoặc mua các sản phẩm mới với số lượng vừa đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng.

(2) Xem xét những tác động tới môi trường của sản phẩm, dịch vụ đó trong suốt vòng đời của chúng – từ khi còn là NVL thô cho đến khi vứt bỏ sản phẩm, dịch vụ Cân nhắc đến một số đặc tính như sau:

- Giảm thiểu các chất độc hại DN mua hàng có thể góp phần giảm thiểu phát sinh các chất có hại bằng cách lựa chọn các sản phẩm thân thiện môi trường hay những sản phẩm chứa ít các chất độc hại Điều này sẽ khuyến khích các nhà sản xuất loại bỏ việc sử dụng các chất gây hại đến môi trường và sức khỏe con người trong quá trình sản xuất sản phẩm hay dịch vụ.

- Sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng Khuyến khích các DN và người tiêu dùng mua các sản phẩm tiết kiệm tài nguyên và năng lượng.

- Sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên DN và người tiêu dùng nên chọn những sản phẩm sử dụng tài nguyên thiên nhiên tái tạo một cách bền vững, theo đó các tài nguyên tái tạo phải được sử dụng hiệu quả để giảm thiếu tối đa các tác động xấu đến môi trường.

- Tăng độ bền: nên lựa chọn các sản phẩm có tuổi thọ sử dụng lâu dài Ngoài ra, trước khi mua sản phẩm, DN và người tiêu dùng cũng nên cân nhắc đến việc sử dụng các bộ phận thay thế, khả năng sửa chữa và thời gian bảo trì Nên tránh mua sản phẩm có yêu cầu thay thế các bộ phận quá thường xuyên.

- Thiết kế để tái sử dụng DN và người tiêu dùng nên lựa chọn những sản phẩm có thể tái sử dụng mà không cần phải sản xuất lại cho cùng mục đích sử dụng Điều này sẽ làm giảm đáng kể gánh nặng cho môi trường.

- Thiết kế để tái chế Giải pháp tốt nhất cho những sản phẩm khi không thể sử dụng tiếp là tái chế Trước khi quyết định mua một sản phẩm, DN và người tiêu dùng cũng nên cân nhắc hệ thống thu hồi và tái chế sẵn có cho những vật liệu đó.

- Sản phẩm có chứa vật liệu tái chế Sản phẩm có chứa các vật liệu tái chế hoặc những bộ phận có thể tái sử dụng sẽ góp phần tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu phát sinh chất thải.

Một số quan điểm về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mua sắm xanh của doanh nghiệp

Nhiều nghiên cứu về hoạt động quản lý chuỗi cung ứng xanh và hoạt động mua xanh đã xác định được các nhân tố thúc đẩy DN phát triển các sáng kiến và thực hành quản lý môi trường Nguyên nhân có thể do áp lực từ các bên liên quan của DN, hoặc do mong muốn tuân thủ các quy định môi trường của DN hoặc thậm chí có thể do các nhân tố bên trong của DN liên quan đến kỳ vọng về lợi ích kinh doanh hay do cam kết về môi trường của ban lãnh đạo Bên cạnh đó, cũng có những nghiên cứu liên quan tới các nhân tố là rào cản, tác động ngược chiều đến hoạt động MSX của DN Tuy nhiên, số lượng của các nghiên cứu này không nhiều bởi theo Walker và cộng sự (2008), các nhà nghiên cứu đơn giản có xu hướng chú trọng nhiều vào các nhân tố để thúc đẩy DN thực hiện mua xanh hơn.

9 EMS là một hệ thống và cơ sở dữ liệu kết hợp các quy trình và quy trình đào tạo nhân sự, giám sát, tổng hợp và báo cáo thông tin về hiệu suất hoạt động về môi trường cho các bên liên quan bên trong và bên ngoài của một công ty.

10 The EU Eco-Management and Audit Scheme (EMAS) là một công cụ quản lý cho các công ty và các tổ chức để đánh giá, báo cáo và cải thiện môi trường, hiệu quả hoạt động của họ Các chương trình đã có sẵn cho các công ty bằng cách tham gia từ năm 1995 và được giới hạn ban đầu cho các công ty trong ngành công nghiệp Tuy nhiên, từ năm 2001 EMAS đã được mở cho tất cả các ngành kinh tế, bao gồm cả các dịch vụ công cộng và tư nhân.

2.4.1 Các nhân tố thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện hoạt động mua sắm xanh

Tổng hợp một số nghiên cứu trên thế giới từ năm 1996 đến nay, nhóm các nhân tố chính thúc đẩy DN thực hiện hoạt động MSX được tóm tắt trong bảng sau:

Bảng 2.2: Tổng hợp nghiên cứu của các tác giả/ nhóm tác giả chỉ ra các nhân tố thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện hoạt động mua sắm xanh

STT Tác giả Nhân tố bên trong Nhân tố bên ngoài

DN Các quy định Khách hàng Cạnh tranh Trách nhiệm xã hội

26 El Tayeb và cộng sự (2010) X X

Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2020

Dựa trên việc khảo sát ngẫu nhiên 3000 DN là thành viên của Hiệp hội quản lý mua hàng quốc gia (NAPM – National Association Purchasing Management), Min và

Lợi ích kinh tế kỳ vọng

Trách nhiệm xã hội Mua sắm xanh Áp lực từ phía khách hàng

Các quy định về môi trường

Galle (1997) đã nghiên cứu và chỉ ra rằng các chuyên gia mua hàng ngày càng chú ý đến các luật về bảo vệ môi trường của các tiểu bang và liên bang Các DN chủ yếu thực hiện MSX để đảm bảo thực hiện trách nhiệm pháp lý và tránh vi phạm các quy định môi trường, thay vì chủ động thiết lập các mục tiêu về môi trường trong chiến lược dài hạn của họ Nghiên cứu của Carter và Carter (1998) cho rằng tác động từ phía khách hàng là động lực chính để các DN thực hiện mua sắm có trách nhiệm với môi trường. Các quy định và chính sách bảo vệ môi trường có ảnh hưởng nhưng ảnh hưởng không đáng kể đến hoạt động này Đặc biệt, những DN nhỏ phải chịu áp lực lớn hơn từ khách hàng của họ (Walker và cộng sự, 2008).

Tại châu Á, ElTayeb và cộng sự (2009) đã xem xét “Những nhân tố thúc đẩy việc thực hiện hoạt động mua sắm xanh của các công ty có chứng nhận EMS14001 tại Malaysia” và chỉ ra có ba nhân tố có tác động thuận chiều đến hoạt động MSX của 569

DN tại Malaysia đó là: các yếu tố về quy định môi trường, áp lực từ phía khách hàng và lợi ích kỳ vọng Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các DN có chứng nhận EMS14001 tại Malaysia quan tâm nhiều hơn đến việc MSX khi phải chịu áp lực từ các nhân tố bên ngoài đó là áp lực phải thực thi các chính sách và pháp luật tại Malaysia cũng như áp lực từ phía khách hàng.

Hình 2.6: Mô hình phân tích các nhân tố thúc đẩy các doanh nghiệp có chứng nhận EMS14001 tại Malaysia thực hiện hoạt động mua sắm xanh

Nguồn: ElTayeb và cộng sự (2009)

Ngoài ra, Yu-Xiang Yen và Shang-Yung Yen (2011) cũng tiến hành nghiên cứu với 239 DN sản xuất sản phẩm công nghệ ở Đài Loan và chỉ ra rằng, sự hợp tác về môi trường với NCC, cam kết của nhà lãnh đạo cấp cao và áp lực từ phía khách hàng có ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ tới hoạt động MSX của các DN Bên cạnh ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động MSX, cam kết của nhà lãnh đạo cấp cao còn ảnh hưởng gián tiếp tới hoạt động này thông qua sự hợp tác về môi trường với các NCC Nhìn chung, theo kết luận của các tác giả này thì nhóm nhân tố thuộc môi trường bên trong DN tạo động lực

Mua sắm thân thiện với môi trường Đánh giá

Mục tiêu của các phòng, ban

Hỗ trợ của lãnh đạo cấp trung

Hỗ trợ của lãnh đạo cấp cao lớn hơn nhóm nhân tố bên ngoài DN trong quá trình thực hiện mua xanh Đặc biệt, cam kết của các nhà lãnh đạo đứng đầu DN là động lực chính để DN áp dụng thành công các tiêu chuẩn MSX.

Hình 2.7: Mô hình phân tích các nhân tố thúc đẩy các doanh nghiệp tại Đài

Loan thực hiện hoạt động mua sắm xanh

Nguồn: Yu-Xiang Yen và Shang-Yung Yen (2011) Đối với nhóm các nhân tố bên trong DN, Carter và cộng sự (1998) cũng thực hiện nghiên cứu hoạt động mua sắm thân thiện với môi trường tại các DN và kết luận rằng sự hỗ trợ của các nhà quản lý cấp trung trong quá trình mua hàng và việc thiết lập các mục tiêu rõ ràng trong quá trình mua hàng có ảnh hưởng thuận chiều đến hoạt động MSX ở cả Đức và Hoa Kỳ Tuy nhiên, nhân tố thể hiện múc độ nhân viên được đào tạo để mua xanh chỉ có tác động tích cực tới các DN ở Hoa Kỳ mà không có tác động tới các DN ở Đức Bởi lẽ, công dân Đức nói chung, hầu hết đã được đào tạo bài bản về các vấn đề môi trường như giảm thiểu và phân loại rác trước khi gia nhập lực lượng lao động.

Hình 2.8: Mô hình phân tích các nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động tới hoạt động mua sắm thân thiện với môi trường

Nguồn: Carter và cộng sự (1998)

2.4.2 Các rào cản đối với doanh nghiệp thực hiện hoạt động mua sắm xanh

Các DN thường gặp khó khăn khi thay đổi phương án thực hiện chiến lược và tiếp cận hướng mới trong hoạt động quản trị nói chung Điều này cũng đúng khi các

DN thực hiện chiến lược phát triển bền vững, trong đó có hoạt động ứng dụng MSX vào thực tế Bởi vậy, việc nhận định các rào cản đối với việc thực hiện hoạt động MSX là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra đối với mỗi DN Tổng hợp các nghiên cứu trên thế giới từ năm 1996 đến nay, nhóm các nhân tố là rào cản đối với

DN khi thực hiện hoạt động MSX, hoặc quản lý chuỗi cung ứng xanh được tóm tắt trong Bảng 2.3 như sau:

Bảng 2.3: Tổng hợp nghiên cứu của các tác giả/ nhóm tác giả chỉ ra các nhân tố là rào cản đối với doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động mua sắm xanh

STT Tác giả Rào cản bên trong DN Rào cản bên ngoài DN

Thiếu sự cam kết và đồng thuận

Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao

Thiếu cam kết từ phía nhà cung cấp

Nguồn: Do tác giả tổng hợp

Dựa trên phân tích thực nghiệm của 178 DN tại Pháp, Ageron và cộng sự (2012) cho thấy, hầu hết các DN đều có hai mối bận tâm lớn nhất về tài chính khi thực hiện quản lý cung ứng bền vững đó là: khó khăn trong việc đánh giá số tiền đầu tư và tính toán tỷ suất doanh thu trên chi phí Hơn nữa, những thách thức còn phát sinh khi các

DN cho rằng tính bền vững là điều tương đối mới với họ, điều này đòi hỏi sự phụ thuộc ngày càng tăng giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng và rất khó để phân phối chi phí và lợi ích giữa các đối tác với nhau Do vậy, các tác giả này đã lập luận rằng so với các

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp và giả thuyết nghiên cứu trong luận án

Theo các nghiên cứu của Lee và Klassen (2008), Walker và cộng sự (2008), Haake và Seuring (2009), Ageron và cộng sự (2012) thì những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động MSX của DN có thể chia làm hai loại: nhân tố thuộc môi trường bên trong

DN và nhân tố thuộc môi trường bên ngoài DN Dựa vào một số quan điểm đã phân tích ở trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu các nhân tố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động MSX yếu tố đầu vào của DN như sau (Bảng 2.4):

Bảng 2.4: Các nhân tố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động mua sắm xanh yếu tố đầu vào của doanh nghiệp

STT Nhân tố Tác giả

Nhân tố bên ngoài DN

1 Các quy định môi trường

ElTayeb và cộng sự (2010); Yu-Xiang Yen và cộng sự (2011), Zhu, Sarkis và cộng sự (2004, 2006, 2007); Darnall (2006); Carter và Carter (1998); Hsu và cộng sự (2013)

2 Áp lực từ phía khách hàng ElTayeb và cộng sự (2010); Yu-Xiang Yen và cộng sự (2011); Vachon và

3 Áp lực cạnh tranh Hsu và cộng sự (2013), Holt và cộng sự (2009), Giunipero và cộng sự

4 Rào cản từ phía NCC

Ojo và cộng sự (2014), Balasubramanian (2012), Sajjad và cộng sự

(2015), Tam và cộng sự (2012), Shi và cộng sự (2013), Majumdar và cộng sự (2018)

N 5 Trách nhiệm xã hội của DN Hsu và cộng sự (2013); Huang và cộng sự (2010); ElTayeb và cộng sự

6 Cam kết của ban lãnh đạo Yu-Xiang Yen và cộng sự (2011); Carter và Ellram (1998); Carter và

7 Lợi ích kỳ vọng ElTayeb và cộng sự (2010); Giunipero và cộng sự (2012); Min và

8 Rào cản về chi phí

Blair và Wrigh (2012), Zhang và cộng sự (2011), Liu và cộng sự (2012); Walker và Brammer (2009), Govindan và cộng sự (2014), Al Zaabi và cộng sự (2013)

9 Rào cản về nhân lực Dashore và Sohani (2013), Abdullah và cộng sự (2015), Javad

Mehrabi và cộng sự (2012), Varinder Kumar Mittal và cộng sự (2013)

Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2020

Bên cạnh nghiên cứu các nhân tố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động MSX của DN, tác giả còn tiến hành nghiên cứu một số nhân tố có thể ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động này thông qua nhân tố trung gian là trách nhiệm xã hội (CSR) của DN. Theo các nghiên cứu của Fineman và Clarke (1996); Miao, Cai, và Xu (2012), các bên liên quan như: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhân viên, cổ đông, chính phủ và các tổ chức phi chính phủ có ảnh hưởng đến các hoạt động trách nhiệm xã hội (CSR) của DN. Ngoài ra, cam kết của ban lãnh đạo cũng có ảnh hưởng đến hoạt động này (Hawkins, 2006; Mellé, 2007; Rivera và Munoz, 2010) Do đó, tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu thêm các mối quan hệ này trong luận án (Bảng 2.5).

Bảng 2.5: Các nhân tố có thể ảnh hưởng tới hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

STT Nhân tố Tác giả

1 Các quy định môi trường

Zhu và Zhang (2015), Lichtenstein và cộng sự (2013), Lu và cộng sự (2016), Aguilera và cộng sự (2007)

2 Áp lực từ phía khách hàng

Wang và Juslin (2011), Yu và cộng sự (2016), Lu và cộng sự (2016)

Christmann và Taylor (2001); Fisman, Heal và Nair (2008); Declerck và M”Zali (2012)

4 Cam kết của ban lãnh đạo

Mellé (2007); Rivera và Munoz (2010); Weaver, Trevino và Cochran (1999); Mamic (2005); Pedersen (2006a); Williams và Schaefer (2012)

Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2020 2.5.1 Các quy định môi trường

2.5.1.1 Ảnh hưởng của các quy định môi trường tới hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp

Phần lớn các nghiên cứu chỉ ra rằng các chính sách và luật ban hành của chính phủ là những nhân tố chính tác động đến những hoạt động xanh của DN (Green và cộng sự, 1996; Handfield và cộng sự, 1997) Quy định môi trường đóng vai trò quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện công tác quản lý môi trường trong các DN Sự hỗ trợ và khuyến khích của chính phủ đối với sản xuất và tiêu dùng bền vững ảnh hưởng đến hành vi của con người trong việc sử dụng các công nghệ sạch hơn (Luthra và cộng sự, 2017) Những áp lực và quy định của chính phủ có thể thay đổi hành vi của mọi người với sản xuất và tiêu dùng bền vững (Dubey và cộng sự, 2016) Theo Zhu và Sarkis (2006), Hall (2000) và Sarkis (1998), quy định môi trường bao gồm các quy định môi trường trong nước, chính sách môi trường của chính phủ và các hiệp định môi trường quốc tế.

Các quy định môi trường trong nước thúc đẩy các DN áp dụng chiến lược và các biện pháp thực hành có liên quan để nâng cao hiệu quả môi trường Quy định trong nước và các nhiệm vụ về môi trường của các DN là hai nguồn áp lực chính (Zhu và Sakis, 2006) Hơn nữa, các quy định của chính phủ đang ngày càng có vai trò quan trọng giúp gia tăng nhận thức về môi trường của DN (Handfield và cộng sự, 1997) Các yêu cầu bắt buộc từ chính sách của chính phủ, các quy định và áp lực từ các bên liên quan là những yếu tố khiến các DN hướng tới việc áp dụng sản xuất xanh hoặc áp dụng các HTQLMT Bên cạnh đó, nhiều DN và chính phủ cũng đang bị ảnh hưởng bởi hiệp định môi trường quốc tế, chẳng hạn như các Thỏa thuận Kyoto, Hiệp ước biến đổi khí hậu và Nghị định thư Montreal (EIC, 2005) Tại liên minh châu Âu, Chỉ thị về hạn chế các chất nguy hiểm trong các thiết bị điện và điện tử hay Chỉ thị RoHS (Restriction of hazardous substances directive in electrical and electronic equipment 2002/95/EC) đã được thông qua vào tháng 2 năm 2003 và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 7 năm 2006, và được yêu cầu để được thi hành và trở thành luật ở mỗi nước thành viên Chỉ thị này được đưa ra nhằm cố gắng giải quyết số lượng chất thải từ các thiết bị điện tử ngày càng tăng bằng cách làm cho các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm về chi phí thu gom và tái chế các sản phẩm của họ vào giai đoạn cuối của chu kỳ sử dụng (Gottberg và cộng sự, 2006).

Tuy nhiên, các quy định hoặc chính sách không rõ ràng có thể trở thành rào cản đối với hoạt động mua sắm bền vững (Morgan, 2008) Các quy định môi trường không linh hoạt cũng sẽ hạn chế sự chủ động thực hiện các hoạt động vì môi trường của DN (Porter và van der Linde, 1995) Các công ty chỉ được yêu cầu đáp ứng các tiêu chí quy định tối thiểu, làm giảm khả năng phát triển các công nghệ và giải pháp sáng tạo để cải thiện hiệu suất môi trường ngoài các tiêu chuẩn quy định Piatier

(1984), Runhaar và cộng sự (2008) chỉ ra rằng việc thiếu sự hỗ trợ của chính phủ là yếu tố cản trở các tổ chức thực hiện các sáng kiến đổi mới Tại Trung Quốc, chính phủ không cung cấp những hỗ trợ về chính sách đầy đủ để thu hút các DN áp dụng MSX

(Shen và cộng sự, 2016) Báo cáo “Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng năm 2013 và triển vọng” do Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc (2013) ban hành cũng cho thấy thực trạng thiếu các chính sách công thúc đẩy việc mua sắm và sử dụng NVL xây dựng xanh tại Trung Quốc Nghiên cứu được thực hiện bởi Demirbas (2010) tại các DN vừa và nhỏ ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng chỉ ra việc thiếu chính sách nghiên cứu và phát triển (R&D) và chính sách về công nghệ của chính phủ là một rào cản lớn đối với xu hướng đổi mới của các DN Bên cạnh đó, Runhaar và cộng sự (2008), Eltayeb và cộng sự (2011) cho rằng chính phủ đặt ra các quy định và khuyến khích khiến các tổ chức thực hiện các sáng kiến xanh nhưng sự kiểm soát và áp lực buộc DN phải thực thi các quy định đó vẫn còn yếu Tại Malaysia, mặc dù chính phủ đã có những chính sách khuyến khích và hỗ trợ tài chính cho các DN tham gia và các sáng kiến đổi mới xanh nhưng sự hỗ trợ này vẫn còn thiếu để nuôi dưỡng và phát triển các sáng kiến đó trong

DN (Abdullah và cộng sự, 2015) Do đó tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu:

Giả thuyết H1a: Các quy định môi trường ảnh hưởng thuận chiều đến hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của DN

2.5.1.2 Ảnh hưởng của quy định môi trường tới việc thực hiện trách nhiệm xã hội

CSR là hành vi tự nguyện nhưng có thể bao gồm một số biện pháp kiểm soát bắt buộc (Barthorpe, 2010; Cambra-Fierro và cộng sự, 2013; Jankovichova, 2012) Với nhiều vấn đề gia tăng song song với thành tựu kinh tế của một quốc gia, các chính phủ đã nhận ra tầm quan trọng của CSR và đưa ra một số quy định, đặc biệt là về các khía cạnh CSR trong bảo vệ môi trường, lợi ích của nhân viên và hạnh phúc của cộng đồng địa phương (Duman và cộng sự, 2016; Xiong và cộng sự, 2016; Zhu và Zhang, 2015) Trên thế giới, một số DN buộc phải hành động một cách có trách nhiệm với xã hội dưới áp lực từ các chính sách, các quy định bắt buộc và các hướng dẫn của chính phủ (Barthorpe, 2010; Bevan và Yung, 2015; Duman và cộng sự, 2016; Othman và Mia,

2008) Cụ thể, vào tháng 3 năm 2005, chính phủ Anh đã đưa ra “Khuôn khổ chiến lược quốc tế vào CSR”, để mô tả các mục tiêu, ưu tiên chung và các chiến lược chính của cách tiếp cận của chính phủ đối với CSR (Barthorpe, 2010) Khuôn khổ này yêu cầu các công ty niêm yết công khai ở Anh phải liệt kê các hoạt động CSR liên quan đến các khía cạnh môi trường, nhân viên, xã hội và cộng đồng trong báo cáo của họ (Zhu và

Zhang, 2015) Áp lực chính sách cũng đóng vai trò là động lực quan trọng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển Ví dụ, chính phủ Ghana đã chủ động tán thành một số hoạt động CSR bằng cách thúc đẩy luật pháp xác định các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội tối thiểu (ví dụ: bảo vệ môi trường, bảo tồn nước, cải thiện sức khỏe và cung cấp phương tiện để sinh kế tốt hơn) (Lichtenstein và cộng sự, 2013) Do vậy, hành động của chính phủ trong việc ban hành và thực thi pháp luật đóng vai trò quan trọng thúc đẩy việc thực hiện các sáng kiến trách nhiệm xã hội của DN (Aguilera và cộng sự, 2007).

Giả thuyết H1b: Các quy định môi trường ảnh hưởng thuận chiều đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của DN

2.5.2 Áp lực từ phía khách hàng

2.5.2.1 Ảnh hưởng của áp lực từ phía khách hàng đến hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp

Khách hàng là một trong những bên liên quan có ảnh hưởng nhất đối với bất kỳ công ty nào Họ có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động của DN bằng cách mua hoặc tẩy chay một sản phẩm hoặc một DN cụ thể (Collins và cộng sự, 2007). Nghiên cứu của nhiều tác giả cũng chỉ ra rằng khách hàng đóng một vai trò quan trọng và là một trong những động lực thúc đẩy việc thực hiện MSX Cụ thể, Carter và Carter

(1998) nhận định khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động mua xanh của DN. Các yêu cầu về môi trường và phi môi trường (non-environmental) do khách hàng đặt ra được mô tả như là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động mua sắm thân thiện với môi trường của DN (Min và Galle, 1997; Carter và Carter, 1998; Carter và Dresner, 2001; Walker và cộng sự, 2008; Bjorklund, 2011) Đặc biệt, những DN nhỏ thường chịu những áp lực rẩt lớn từ khách hàng của họ (Walker và cộng sự, 2008) Ý thức môi trường của khách hàng ngày càng tăng lên do môi trường suy thoái nhanh (Min và Galle, 1997) Nhiều khách hàng đã bắt đầu ủng hộ sản phẩm xanh hơn, sử dụng ít bao bì hơn và ít tiêu thụ năng lượng hơn Vì vậy, nhận thức của khách hàng về bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng có thể làm tăng nhận thức về các vấn đề xanh của toàn xã hội, và trở thành một trong những yếu tố có ảnh hưởng nhất đối với các DN bắt đầu thực hiện quản lý chuỗi cung ứng xanh Để đáp ứng nhu cầu này, các

DN nên cung cấp nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường hơn, và đây có thể được coi là một cơ hội để các DN giành được phân khúc khách hàng mới Những cân nhắc về môi trường của các DN Đông Nam Á không chỉ do áp lực từ các quy định trong khu vực mà còn từ áp lực của người tiêu dùng (Rao, 2006) Bern và cộng sự (2009) nhận thấy rằng mối quan tâm của khách hàng về sự bền vững có ảnh hưởng đáng kể và có thể làm thay đổi thái độ và hành vi của DN Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu:

Giả thuyết H2a: Áp lực từ phía khách hàng ảnh hưởng thuận chiều đến hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của DN

2.5.2.2 Ảnh hưởng của áp lực từ phía khách hàng đến hoạt động trách nhiệm xã hội

Theo Waddock và cộng sự (2002), quyết định mua sắm của một số khách hàng được thực hiện dựa trên nhận thức của họ về hoạt động trách nhiệm xã hội của các DN. Tương tự, nghiên cứu của hai công ty marketing Cone/ Roper và Walker Research cũng đều chỉ ra rằng khách hàng có nhiều khả năng mua sản phẩm từ các công ty hành động có trách nhiệm hơn Người tiêu dùng Trung Quốc, đặc biệt là người tiêu dùng trẻ tuổi, đã chú ý đến các hoạt động trách nhiệm xã hội ngày càng tăng của các công ty (Đặng, 2012; Wang và Juslin, 2011), và nhận thức như vậy của các bên liên quan cũng có thể gây áp lực tới các DN Một số DN mua hàng, được gọi là “khách hàng xanh”, đã trực tiếp yêu cầu các đối tác trong chuỗi cung ứng của họ tuân theo các tiêu chuẩn môi trường như ISO 14000 (Yu và cộng sự, 2016) Đạt được hiệu suất CSR tốt để thu hút khách hàng tiềm năng là một vấn đề quan trọng mà DN có thể cần xem xét Các DN như vậy thường được gọi là các DN chủ động và có định hướng thị trường (Lu và cộng sự, 2016) Do vậy, tác giả đề xuất giả thuyết:

Giả thuyết H2b: Áp lực từ phía khách hàng ảnh hưởng thuận chiều đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của DN

2.5.3.1 Ảnh hưởng của áp lực cạnh tranh đến hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Luận án sử dụng kết hợp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn sâu 9 DN sản xuất tại Việt Nam, trong đó có: 3 DN nhà nước, 3 DN tư nhân và 3 DN FDI Kết quả phỏng vấn sâu giúp tác giả tiến hành điều chỉnh lại mô hình, thang đo và điều chỉnh lại các câu hỏi trong bảng hỏi trước khi triển khai nghiên cứu định lượng và kiểm định chính thức mô hình Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện với 223 DN sản xuất tại Việt Nam thông qua phương pháp khảo sát Các dữ liệu thu thập được được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của thang đo trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức trên diện rộng. Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện với 427 DN sản xuất thông qua phương pháp khảo sát Dữ liệu thu thập được dùng để đánh giá lại thang đo, phân tích nhân tố, phân tích tương quan và kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình cấu trúc tuyến tính với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS và AMOS phiên bản 22.0.

Bảng 3.1: Tổ chức nghiên cứu

TT Giai đoạn nghiên cứu Phương pháp Kỹ thuật

1 Sơ bộ Định tính Phỏng vấn sâu với 9 DN Định lượng Khảo sát ý kiến của 223 DN

2 Chính thức Định lượng Khảo sát ý kiến của 427 DN

Nguồn: Tổng hợp của tác giả 3.1.2 Quy trình nghiên cứu Để nghiên cứu về hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN Việt Nam, các bước tiến hành nghiên cứu của luận án được thể hiện trong hình 3.1.

Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Trọng số nhân tố Phương sai trích Phân tích nhân tố khám phá EFA

Tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha Đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha

Nghiên cứu định lượng chính thức

Kết quả nghiên cứu và hàm ý quản trị

Kiểm định sự khác biệt theo đặc điểm DN Phân tích ANOVA

Kiểm định tính tin cậy của ước lượng

Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM

Phân tích nhân tố khẳng định CFA Độ phù hợp mô hình Độ tin cậy tổng hợp Phương sai trích Tính đơn hướng

Giá trị hội tụ và phân biệt

Thảo luận nhóm Thảo luận tay đôi Nghiên cứu tài liệu

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN

Mục tiêu và kết quả thu được: (i) Khái niệm các yếu tố đầu vào của DN; (ii) Khái niệm, nguyên tắc, vai trò và lịch sử của hoạt động MSX; (iii) Đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động MSX của DN Đây sẽ là khung lý luận chung cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu cũng như đưa ra kết quả nghiên cứu sau này.

Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tài liệu (sách, chuyên đề, tạp chí) trong và ngoài nước

Bước 2: Xây dựng mô hình, giả thuyết nghiên cứu và thang đo lần 1 để đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN Đây là bước quan trọng và là công cụ để tác giả thực hiện được mục tiêu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu của luận án Mục tiêu và kết quả thu được: (i) Mô hình và giả thuyết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN; (ii) Xây dựng thang đo lần 1.

Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tài liệu (sách, chuyên đề, tạp chí) trong và ngoài nước để xây dựng mô hình, các giả thuyết nghiên cứu của luận án và thang đo lần

1 cho các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN.

Bước 3: Xây dựng thang đo lần 2 và bảng hỏi nghiên cứu định lượng sơ bộ Để kiểm định các khái niệm về MSX và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN tại Việt Nam; đồng thời, kiểm định sự phù hợp của các thang đo này, tác giả thực hiện phỏng vấn sâu chuyên gia và sau đó điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát và phát triển thang đo sao cho phù hợp với môi trường đặc thù của Việt Nam Từ đó, tác giả tiến hành thiết lập bảng hỏi nghiên cứu để chuẩn bị điều tra nghiên cứu định lượng sơ bộ.

Mục tiêu và kết quả thu được: (i) Xây dựng thang đo lần 2; (ii) Bảng hỏi nghiên cứu định lượng sơ bộ.

Phương pháp nghiên cứu: phỏng vấn sâu chuyên gia là các nhà quản lý DN (giám đốc/ phó giám đốc DN, trưởng phòng thu mua…)

Bước 4: Thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ và đưa ra thang đo chính thức

Tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng sơ bộ để đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo trước khi kiểm định giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu Sau đó,dựa trên kết quả phân tích dữ liệu, tác giả đưa ra thang đo và bảng hỏi nghiên cứu định lượng chính thức

Mục tiêu và kết quả thu được: (i) Thang đo chính thức, (ii) Bảng hỏi nghiên cứu định lượng chính thức.

Phương pháp nghiên cứu định lượng sơ bộ: khảo sát qua bảng hỏi (đã xây dựng ở bước 3), phân tích các dữ liệu thu được sử dụng phương pháp đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.

Bước 5: Thực hiện nghiên cứu định lượng chính thức và đưa ra kết quả của mô hình nghiên cứu

Sau khi có bảng hỏi chính thức, tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức nhằm kiểm định giá trị của thang đo, kiểm định sự phù hợp của thang đo và kiểm định sự phù hợp của mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu Từ đó, tác giả trình bày kết quả của mô hình nghiên cứu

Mục tiêu và kết quả thu được: (i) kiểm định sự phủ hợp của thang đo, của mô hình và các giả thuyết nghiên cứu, (ii) đưa ra kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới sự tham gia của các DN vào hoạt động MSX.

Phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh và đối chiếu.

Phương pháp nghiên cứu định lượng chính thức: điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi chính thức (đã xây dựng ở bước 4), phân tích nhân tố khẳng định CFA, phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, phân tích ANOVA.

Bước 6: Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp tại Việt Nam

Các kết quả nghiên cứu ở bước 5 sẽ là cơ sở để tác giả đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động MSX các yếu tố đầu vào cho DN Việt Nam Quy trình nghiên cứu được thực hiện theo sơ đồ Hình 3.1.

Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Căn cứ vào mối quan hệ của các lý thuyết và kết quả tổng quan nghiên cứu đã phân tích ở Chương 2, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN Việt Nam như sau:

Quy mô DN Loại hình DN Thị trường của DN

Cam kết của ban lãnh đạo H6a

20 10 0 oạt độnEagst mua sắm nh c c W y e s ế t u tố đầu của d N o o a r t n h h nghiệp

1st Qtr 2nd Qtr 3rh

Rào cản về chi phí H6b Trách nhiệm xã hội của DN

Rào cản về nhân lực

Rào cản từ phía nhà cung cấp Áp lực cạnh tranh Áp lực từ phía khách hàng Các quy định môi trường

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp Việt Nam

Nguồn: Tổng hợp của tác giả 3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu

3.2.2.1 Nhóm giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của

- Giả thuyết H1a: Các quy định môi trường ảnh hưởng thuận chiều đến hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN

- Giả thuyết H2a: Áp lực từ phía khách hàng ảnh hưởng thuận chiều đến hoạt động

MSX các yếu tố đầu vào của DN

- Giả thuyết H3a: Áp lực cạnh tranh ảnh hưởng thuận chiều đến hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN

- Giả thuyết H4: Rào cản từ phía nhà cung cấp ảnh hưởng ngược chiều đến hoạt động

MSX các yếu tố đầu vào của DN vào

Nh ó m cá c yế u tố bê n ng

Nh óm các yếu tố bên tron g

- Giả thuyết H5: Trách nhiệm xã hội của DN ảnh hưởng thuận chiều đến hoạt động

MSX các yếu tố đầu vào của DN

- Giả thuyết H6a: Cam kết của ban lãnh đạo ảnh hưởng thuận chiều đến hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN

- Giả thuyết H7: Lợi ích kỳ vọng ảnh hưởng thuận chiều đến hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN

- Giả thuyết H8: Rào cản về chi phí ảnh hưởng ngược chiều đến hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN

- Giả thuyết H9: Rào cản về nhân lực ảnh hưởng ngược chiều đến hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN

3.2.2.2 Nhóm giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của

- Giả thuyết H1b: Các quy định môi trường ảnh hưởng thuận chiều đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của DN

- Giả thuyết H2b: Áp lực từ phía khách hàng ảnh hưởng thuận chiều đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của DN

- Giả thuyết H3b: Áp lực cạnh tranh ảnh hưởng thuận chiều đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của DN

- Giả thuyết H6b: Cam kết của ban lãnh đạo ảnh hưởng thuận chiều đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của DN

3.2.2.3 Nhóm giả thuyết về sự khác biệt trong hoạt động MSX theo đặc điểm DN

- Giả thuyết H10: Có sự khác biệt về hoạt động MSX của DN theo quy mô DN

- Giả thuyết H11: Có sự khác biệt về hoạt động MSX của DN theo loại hình DN

- Giả thuyết H12: Có sự khác biệt về hoạt động MSX của DN theo thị trường của DN

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua nghiên cứu tài liệu, xây dựng mô hình nghiên cứu và thiết kế bảng hỏi điều tra sơ bộ Bước đầu tiên của quá trình nghiên cứu bao gồm (i) nghiên cứu tài liệu, (ii) thảo luận tay đôi, (iii) thiết lập bảng hỏi lần 1, (iv) sắp đặt lại mục tiêu nghiên cứu và (v) thiết lập bảng hỏi lần 2 Nghiên cứu tài liệu là bước khởi đầu của quá trình nghiên cứu nhằm tìm hiểu và nghiên cứu những tài liệu trước đó về chủ đề liên quan đến đề tài nghiên cứu Từ đó, đề xuất mô hình nghiên cứu. Những khái niệm đưa vào mô hình nghiên cứu này đều đã được nghiên cứu và kiểm định ở các nước phát triển Tuy nhiên, để kiểm định các khái niệm này ở một quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam, phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện nhằm sửa đổi các thang đo cho phù hợp với môi trường đặc thù của Việt Nam và sau đó thiết lập bảng câu hỏi nghiên cứu, sắp đặt lại mục tiêu điều tra và từ đó làm cơ sở để tiến hành điều tra nghiên cứu sơ bộ.

Cụ thể, nghiên cứu định tính được sử dụng trong nghiên cứu này là kỹ thuật phỏng vấn sâu 9 nhà quản lý của 9 DN sản xuất tại Việt Nam để tìm hiểu các khái niệm và các đặc điểm hoạt động MSX của các DN và xây dựng thang đo lần 1 Mục đích của phỏng vấn sâu là nhằm khám phá các nhân tố có ảnh hưởng hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN Các biến quan sát đo lường các nhân tố này theo mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của các DN vào hoạt động MSX Kết quả phân tích được tổng hợp trên cơ sở đó điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát và phát triển thang đo các nhân tố này Mục tiêu đầu tiên của phỏng vấn sâu là kiểm tra và sàng lọc các biến độc lập trong mô hình lý thuyết mà tác giả đã đề xuất và xác định sơ bộ mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Các cuộc phỏng vấn sâu này giúp tác giả khẳng định được những yếu tố phù hợp với bối cảnh Việt Nam và sơ bộ về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN Mục tiêu thứ hai của phỏng vấn sâu còn nhằm kiểm tra sự phù hợp của thang đo Thang đo được tác giả đưa ra trong nghiên cứu là những thang đo đã được kiểm định và sử dụng trong các nghiên cứu trên thế giới Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam, những thang đo này được xem xét để điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp Bên cạnh đó trong quá trình phỏng vấn sâu này, tác giả cũng lấy ý kiến từ đối tượng phỏng vấn về cấu trúc câu và từ ngữ được sử dụng trong phiếu điều tra Tác giả đã thực hiện phỏng vấn 9 DN theo phương pháp phi xác suất Kết quả nghiên cứu định tính được trình bày trong Bảng 3.2. Trong đó: DN 1 là “Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam”; DN 2 là “Tổng công ty giấy Việt Nam”; DN 3 là “Tập đoàn công nghiệp hóa chất Việt Nam”; DN 4 là “Công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt”; DN 5 là “Doanh nghiệp tư nhân bao bì Minh Dũng”; DN 6 là “Công ty cổ phần May 2 Hưng Yên”; DN 7 là “Công ty TNHH Samsung ElectronicsViệt Nam”; DN 8 là “Công ty TNHH Nestlé Việt Nam”; DN 9 là “Công ty TNHH dệt nhuộm Jasan Việt Nam”.

Bảng 3.2: Kết quả nghiên cứu định tính

1 Các quy định môi trường √ √ √ √ √ √ √ √ √ 9/9

2 Áp lực từ phía khách hàng √ √ √ √ √ √ √ 7/9

4 Rào cản từ phía NCC √ √ √ √ √ √ 6/9

6 Cam kết của ban lãnh đạo √ √ √ √ √ √ √ 7/9

8 Rào cản về chi phí √ √ √ √ √ √ √ 7/9

9 Rào cản về nhân lực √ √ √ √ 4/9

Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2019) 3.3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng sơ bộ

Phương pháp nghiên cứu định lượng sơ bộ bao gồm điều tra sơ bộ, đánh giá sơ bộ độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá và sau đó thiết lập bảng câu hỏi chính thức Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), mục đích của nghiên cứu định lượng sơ bộ là nhằm đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo trước khi kiểm định giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu Qua việc đánh giá độ tin cậy của các thang đo, các thang đo có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng > 0,3 được chấp nhận (Nunnally và Bernstein, 1994) Sau khi loại bỏ các biến đo lường có hệ số tin cậy và hệ số tương quan biến tổng không phù hợp, thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA để xác định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo Theo đó, những biến có độ tải nhân tố < 0,4 bị loại bỏ (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha Đánh giá sơ bộ độ tin cậy của thang đo thông qua phần mềm xử lý SPSS bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nhằm loại bỏ các biến quan sát không đạt độ tin cậy đồng thời tái cấu trúc các biến quan sát còn lại, làm cơ sở hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên từ 0 đến

1 Về mặt lý thuyết, hệ số Cronbach’s Alpha càng lớn thì thang đo có độ tin cậy càng cao (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007) Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong đoạn [0,1] Về lý thuyết, hệ số này càng cao càng tốt (thang đo càng có độ tin cậy cao) Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác Hệ sốCronbach’s Alpha quá lớn (khoảng từ 0,95 trở lên) cho thấy có nhiều biến trong thang đo không có khác biệt gì nhau, hiện tượng này gọi là trùng lặp trong thang đo Theo Hair và cộng sự (1998) thì hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể chấp nhận.

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để rút gọn nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết thông tin của tập biến ban đầu Để đánh giá mức ý nghĩa của phân tích nhân tố khám phá EFA, hệ số tải nhân tố (Factor loadings) thể hiện tương quan đơn giữa các biến với các nhân tố sẽ được sử dụng Theo Hair và cộng sự

(1998), hệ số tải nhân tố > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn Ngoài ra, cần xem xét hệ số KMO > 0,5 và kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê Số lượng nhân tố được xác định ở nhân tố dừng có Eigenvalue tối thiểu bằng 1 (>= 1) (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Tổng phương sai trích: Thể hiện các nhân tố trích được bao nhiêu phần trăm của các biến đo lường Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), nếu tổng này đạt từ 50% trở lên là chấp nhận được, tức là phần chung lớn hơn phần riêng và sai số Theo đó, từ 60% trở lên được coi là tốt Đạt được những điều kiện này, có thể kết luận mô hình EFA là phù hợp.

3.3.3 Nghiên cứu định lượng chính thức

Mục tiêu nghiên cứu định lượng chính thức nhằm kiểm định giá trị của thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố EFA, đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khẳng định CFA Trong đó, phân tích nhân tố khẳng định CFA được thực hiện với mục đích kiểm định sự phù hợp của thang đo thông qua độ tin cậy tổng hợp, phương sai trích, tính đơn hướng, hội tụ và phân biệt. Khi phân tích CFA đạt kết quả tốt, bước tiếp theo là kiểm định những giả thuyết được đề nghị trong mô hình lý thuyết bằng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM nhằm kiểm định độ phù hợp mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu Ngoài ra, phương pháp bootstrap sẽ được sử dụng để ước lượng lại các tham số của mô hình đã được ước lượng bằng phương pháp ước lượng tối ưu ML.

Phân tích nhân tố khẳng định CFA

Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA được sử dụng để kiểm định mức độ phù hợp của mô hình lý thuyết với dữ liệu nghiên cứu sau khi đã đánh giá sơ bộ bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA Có 05 chỉ tiêu trong quá trình kiểm định bộ thang đo, bao gồm:

- Đánh giá sự phù hợp của mô hình với dữ liệu thực tế: Mô hình được xem là thích hợp với dữ liệu thị trường nếu kiểm định Chi-square có P-value < 0,05; CMIN/df

=< 2, một số trường hợp CMIN/df có thể =< 3; GFI, TLI, CFI >= 0,9 và RMSEA

== 0,5 và có ý nghĩa thống kê với P < 0,05 Phương sai trích trung bình (AVE) có giá trị >= 0,5 Giá trị của hệ số tin cậy (Reliability) từ 0,6 - 0,7 là chấp nhận được.

- Tính đơn hướng (Unidimensionality): Tiêu chuẩn đánh giá mức độ phù hợp của mô hình bởi độ tin cậy của thang đo là Pc > 0,5 hoặc Pvc > 0,5 hoặc α ≥ 0,6 Theo Steenkamp và Van Trijp (1991), mức độ phù hợp của mô hình do lường với dữ liệu nghiên cứu cho chúng ta điều kiện cần và đủ để kết luận tập các biến quan sát đạt được tính đơn hướng, trừ khi các sai số của tập các biến quan sát có tương quan với nhau.

- Giá trị phân biệt (Discriminant validity): Có hai cấp độ kiểm định giá trị phân biệt: (i)

Kiểm định giá trị phân biệt giữa các thành phần trong một khái niệm thuộc mô hình (within construct); (ii) Kiểm định giá trị phân biệt chéo (across -construct), tức là kiểm định mô hình đo lường tới hạn (saturated model), là mô hình mà các khái niệm nghiên cứu được tự do quan hệ với nhau Giá trị phân biệt đạt được khi tương quan giữa hai thành phần của khái niệm (within construct) hoặc hai khái niệm (across - construct) thực sự khác biệt so với 1 và khi đó, mô hình đạt được độ phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.

- Đánh giá độ tin cậy của thang đo: Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua:

(i) Hệ số Cronbach’s Alpha, (ii) Hệ số tin cậy tổng hợp (Composite reliability) và (iii)Tổng phương sai trích (Variance extracted).

Xây dựng thang đo lần 1 và thang đo lần 2

Dựa trên tổng quan lý thuyết và kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước đây có liên quan, tác giả xây dựng thang đo lần 1 Sau đó, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu chuyên gia và ban lãnh đạo của 9 DN để điều chỉnh và phát triển thang đo lần 2 Các thang đo lần 1 và thang đo lần 2 về hoạt động MSX và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN được thể hiện ở Bảng 3.3, Bảng 3.4 và Bảng 3.5.

3.4.1 Thang đo hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp

Thang đo lần 1 về hoạt động MSX của các DN được tác giả kế thừa từ thang đo của ElTayeb và cộng sự (2010), Yu-Xiang Yen và cộng sự (2011) và Zsidisin và Hendrick (1998) Sau đó, thang đo lần 2 được phát triển và điều chỉnh dựa trên kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia (Bảng 3.3).

Bảng 3.3: Thang đo hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp (thang đo lần 1 và thang đo lần 2)

Mã Thang đo lần 1 Nguồn Thang đo lần 2 Nguồn

MX1 Đảm bảo rằng các sản phẩm đã mua phải chứa các thuộc tính xanh như các mặt hàng tái chế hoặc tái sử dụng

ElTayeb và cộng sự (2010), Yu- Xiang Yen và cộng sự (2011), Zsidisin và Hendrick (1998)

Công ty mua các sản phẩm có chứa thuộc tính xanh/ hoặc sản phẩm có thể tái chế hoặc tái sử dụng (ví dụ: bao bì tự phân hủy sinh học, túi vải,

Tác giả điều chỉnh và phát triển dựa trên kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia

MX2 Đảm bảo rằng các sản phẩm đã mua không chứa các vật liệu không mong muốn với môi trường như chì hoặc các vật liệu độc hại khác

Công ty không mua những sản phẩm có chứa các chất độc hại với môi trường (ví dụ: nhựa, chì, thủy ngân…)

MX3 Hợp tác với các NCC vì mục tiêu môi trường

Công ty hợp tác với các NCC vì mục tiêu môi trường (cùng nhau giảm thiểu ô nhiễm, đánh giá tác động môi trường…)

Cung cấp các tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế cho các NCC, trong đó có các tiêu chuẩn về môi trường

Công ty gửi các tiêu chuẩn kỹ thuật thiết kế sản phẩm đầu vào cho các NCC, trong đó có tiêu chuẩn về môi trường

MX5 Đánh giá NCC cấp hai về thực hành thân thiện môi trường Công ty đánh giá NCC cấp hai về thực hành thân thiện môi trường MX6 Yêu cầu NCC phát triển và duy trì hệ thống quản lý môi trường (EMS)

Công ty yêu cầu NCC của mình phải có hệ thống quản lý môi trường (EMS)

MX7 Yêu cầu NCC phải có chứng nhận EMS như ISO 140001

Công ty yêu cầu NCC của mình phải có chứng nhận hệ thống quản lý môi trường (EMS), như ISO 14001 MX8

Sử dụng bảng hỏi để thu thập thông tin về các khía cạnh, các hoạt động và/ hoặc hệ thống quản lý môi trường của NCC

Công ty khảo sát trực tiếp (hoặc gián tiếp) về các khía cạnh môi trường và hoạt động môi trường của NCC

MX9 Đánh giá NCC dựa trên các tiêu chí môi trường cụ thể Công ty đánh giá, lựa chọn NCC dựa trên các tiêu chí môi trường cụ thể

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.4.2 Thang đo các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp 3.4.2.1 Nhóm các nhân tố bên ngoài DN

Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài có ảnh hưởng tới hoạt động MSX của

DN được tác giả nghiên cứu trong luận án bao gồm: (1) các quy định môi trường, (2) áp lực từ phía khách hàng, (3) áp lực cạnh tranh và (4) rào cản từ phía nhà cung cấp.

Thang đo lần 1 của các yếu tố này được tác giả kế thừa từ các nghiên cứu trước đây. Sau đó, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu chuyên gia và ban lãnh đạo của 9 DN để điều chỉnh và phát triển thang đo lần 2 (Bảng 3.4).

Bảng 3.4: Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp (thang đo lần 1 và thang đo lần 2)

Biến Mã Thang đo lần 1 Nguồn Thang đo lần 2 Nguồn

C ác q uy đ ịn h m ôi tr ườ ng

DN nỗ lực giảm thiểu hoặc tránh vi phạm các quy định của nhà nước về môi trường hiện tại và trong tương lai

Yu-Xiang Yen và cộng sự (2011), Zhu, Sarkis và cộng sự (2004, 2006, 2007);

Mua sắm xanh giúp công ty chúng tôi giảm thiểu hoặc tránh vi phạm các quy định về môi trường của Nhà nước trong hiện tại và tương lai

Tác giả điều chỉnh và phát triển dựa trên kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia

Chính phủ thường xuyên thanh tra, kiểm tra để đảm bảo DN tuân thủ luật pháp và các quy định về môi trường

Các cơ quan quản lý thường xuyên thanh tra, kiểm tra để đảm bảo công ty chúng tôi tuân thủ luật pháp và các quy định về môi trường

Chính phủ có nhiều chính sách và quy định về môi trường bắt buộc chúng tôi tuân thủ

Công ty thực hiện mua xanh vì Nhà nước có nhiều chính sách bắt buộc chúng tôi tuân thủ

QD4 Chính phủ có những hướng dẫn

DN mua xanh rất cụ thể

Công ty thực hiện mua xanh vì Nhà nước có những thông tư hướng dẫn chúng tôi thực hiện rất cụ thể QD5 Các chính sách ưu đãi về tài chính như tài trợ hoặc giảm thuế là động lực chính để DN áp dụng MSX

Công ty thực hiện mua xanh vì được Nhà nước hỗ trợ (VD: giảm thuế, tài trợ…)

Các chính sách ưu đãi tài chính của các tổ chức quốc tế, như liên hiệp quốc, là động lực chính thúc đẩy

DN áp dụng mua sắm xanh

Công ty mua xanh vì đang được nhận ưu đãi tài chính từ các tổ chức quốc tế (VD: liên hợp quốc, WB, WTO, tổ chức phi chính phủ…) khi thực hiện QD7

Hiện tại, trong lĩnh vực hoạt động của công ty, có nhiều quy định về bảo vệ môi trường do Nhà nước ban hành Á p lự c từ p hí a kh ác h hà ng KH1 Khách hàng luôn cân nhắc về vấn đề môi trường khi lựa chọn sản phẩm của công ty

Yu-Xiang Yen và cộng sự (2011);

Khách hàng luôn cân nhắc về vấn đề môi trường khi lựa chọn sản phẩm của công ty Tác giả điều chỉnh dựa trên kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia

KH2 Khách hàng quan tâm đến các hoạt động môi trường của công ty Khách hàng quan tâm đến các hoạt động môi trường của công ty KH3

Các khách hàng lớn của công ty thường yêu cầu DN áp dụng chuỗi cung ứng xanh

Các khách hàng lớn của công ty thường yêu cầu công ty áp dụng quản lý chuỗi cung ứng xanh KH4 Các khách hàng lớn của công ty thường khuyến khích DN áp dụng chuỗi cung ứng xanh

Các khách hàng lớn của công ty thường khuyến khích công ty áp dụng quản lý chuỗi cung ứng xanh

Các khách hàng lớn của công ty sẽ từ chối hợp đồng cung cấp nếu công ty của tôi không đáp ứng yêu cầu về hiệu quả môi trường của họ

Các khách hàng lớn của công ty sẽ từ chối hợp đồng cung cấp nếu công ty không đáp ứng yêu cầu về hiệu quả môi trường của họ

Các khách hàng lớn của công ty luôn luôn từ chối sản phẩm nếu chúng không bao gồm các yếu tố có thể tái chế hoặc tái sử dụng

Các khách hàng lớn của công ty luôn luôn từ chối sản phẩm nếu chúng không bao gồm các yếu tố có thể tái chế hoặc tái sử dụng

Các khách hàng lớn của công ty luôn luôn từ chối mua sản phẩm nếu chúng có bao gồm các nguyên tố hoặc vật liệu nguy hiểm

Các khách hàng lớn của công ty luôn luôn từ chối mua sản phẩm nếu chúng có bao gồm các nguyên tố hoặc vật liệu nguy hiểm như chì, thủy ngân KH8

Các khách hàng lớn của công ty thường xuyên cung cấp các ưu đãi tài chính cho công ty của tôi để áp dụng chuỗi cung ứng xanh

Các khách hàng lớn của công ty thường xuyên cung cấp các ưu đãi tài chính cho công ty áp dụng chuỗi cung ứng xanh

Công ty nhận được yêu cầu từ phía hiệp hội khách hàng để trở thành công ty có ý thức môi trường hơn

Công ty nhận được yêu cầu từ các khách hàng để trở thành công ty có ý thức môi trường hơn

KH10 Các khách hàng lớn của công ty có tuyên bố chính sách rõ ràng về cam kết với môi trường

Các khách hàng lớn của công ty chúng tôi có tuyên bố chính sách rõ ràng trong việc bảo vệ môi trường KH11

Công ty hy vọng sẽ nhận được sự công nhận đặc biệt hoặc giải thưởng từ những khách hàng lớn vì áp dụng chuỗi cung ứng xanh

Công ty hy vọng sẽ nhận được sự công nhận đặc biệt hoặc giải thưởng từ những khách hàng lớn vì áp dụng chuỗi cung ứng xanh Á p lự c cạ nh tr an h

CT1 Để thể hiện tốt hơn đối thủ cạnh tranh hoặc các DN khác trong ngành (cải thiện hiệu suất, cải thiện chất lượng sản phẩm )

Hsu và cộng sự (2013), Giunipero và cộng sự (2012);

Công ty chúng tôi thực hiện MSX để thể hiện tốt hơn các đối thủ cạnh tranh trong ngành

Tác giả điều chỉnh dựa trên kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia

CT2 Để chiếm lĩnh được cơ hội thị trường/ phân khúc khách hàng mới

Công ty chúng tôi thực hiện MSX để chiếm lĩnh được cơ hội thị trường/phân phúc khách hàng mới

CT3 Đối thủ cạnh tranh của DN đã thực hiện mua xanh Đối thủ cạnh tranh của chúng tôi đã và đang thực hiện mua xanh

R ào c ản từ p hí a nh à cu ng c ấpRCC1 Thiếu nhà cung cấp các sản phẩm xanh tại địa phương

Ojo và cộng sự (2014), Balasubra manian (2012), Sajjad (2015), Tam và cộng sự (2012), Shi và cộng sự (2013)

Thiếu nhà cung cấp sản phẩm xanh tại địa phương

Tác giả điều chỉnh và phát triển dựa trên kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia

RCC2 Thiếu nguyên vật liệu, sản phẩm xanh tại địa phương Thiếu nguyên vật liệu, sản phẩm xanh tại địa phương

Nhà cung cấp không có chứng nhận là nhà cung cấp xanh (ví dụ: chứng nhận ISO14001)

Nhiều nhà cung cấp không có chứng nhận là nhà cung cấp xanh (ví dụ: chứng nhận ISO14001)

Chất lượng của nguyên vật liệu và sản phẩm xanh không đáp ứng được yêu cầu của công ty

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.4.2.2 Nhóm các nhân tố bên trong DN

Các nhân tố thuộc môi trường bên trong có ảnh hưởng tới hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN được tác giả nghiên cứu trong luận án bao gồm: (1) trách nhiệm xã hội, (2) cam kết của ban lãnh đạo, (3) lợi ích kỳ vọng, (4) rào cản về chi phí và (5) rào cản về nhân lực Thang đo lần 1 của các nhân tố này được tác giả kế thừa từ các nghiên cứu trước đây Sau đó, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu chuyên gia và ban lãnh đạo của 9

DN để điều chỉnh và phát triển thang đo lần 2 (Bảng 3.5).

Bảng 3.5: Các nhân tố bên trong ảnh hưởng tới hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp (thang đo lần 1 và thang đo lần 2)

Biến Mã Thang đo lần 1 Thang đo lần 2 Nguồn

T rá ch n hi ệm x ã hộ i TN1 DN có trách nhiệm giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường tự nhiên trong mọi hoạt động

Công ty có trách nhiệm giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường tự nhiên trong mọi hoạt động

Tác giả điều chỉnh dựa trên kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia

Thiết kế bảng hỏi

Bảng hỏi sơ bộ được thiết kế dựa vào các nội dung đã được trình bày ở mục 3.4.Bảng hỏi trước khi sử dụng để điều tra được gửi cho 03 chuyên gia trong lĩnh vựcMSX, sản xuất và tiêu dung bền vững, tiết kiệm năng lượng và 9 DN để xin ý kiến và chỉnh sửa về ngôn ngữ cho phù hợp Nội dung bảng hỏi chia làm 3 phần Phần 1 bao gồm các câu hỏi cho thang đo hoạt động MSX và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt độngMSX các yếu tố đầu vào của DN; thước đo Likert với 5 mức độ (mức 1: hoàn toàn không đồng ý, mức 5: hoàn toàn đồng ý) Phần 2 bao gồm các thông tin của DN như:quy mô, loại hình DN, tổng số lao động, lĩnh vực hoạt động, số năm thành lập và doanh thu bình quân trong 3 năm gần đây của công ty Phần 3 là thông tin cá nhân của người trả lời bảng hỏi Chi tiết bảng hỏi sơ bộ như trong Phụ lục 2 Bố cục của bảng hỏi mẫu lớn giống như bảng hỏi sơ bộ.

Chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu nghiên cứu

3.6.1 Chọn điểm nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài, trong điều kiện khả năng và nguồn lực có hạn, tác giả thực hiện khảo sát với các DN sản xuất tại Hà Nội, TP.HCM và một số tỉnh lân cận Các tỉnh/ thành phố được lựa chọn trong nghiên cứu đều là các trung tâm kinh tế lớn của cả nước Đó là các địa phương tập trung nhiều DN, có số DN đang hoạt động năm 2019 cao, cụ thể: Thành phố Hồ Chí Minh có 239.623 DN (chiếm 31,6% số DN đang hoạt động của cả nước); Hà Nội có 155.940 DN (chiếm 20,6%); Bình Dương có 31.599 DN (chiếm 4,2%) (theo Sách trắng doanh nghiệp năm 2020).

Quy trình chọn mẫu được chia thành các bước như sau (Nguyễn Đình Thọ, 2013):

(1) Xác định đám đông nghiên cứu: Đám đông nghiên cứu là quá trình xác định nguồn dữ liệu (đối tượng cần thu thập dữ liệu) Đối tượng chọn mẫu trong nghiên cứu về hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN Việt Nam là các nhà quản lý DN, có chức danh như: Giám đốc/ Phó giám đốc DN, Giám đốc/ phó giám đốc điều hành, Trưởng/ Phó phòng mua hàng hoặc Trưởng/ Phó phòng cung ứng vật tư.

(2) Xác định khung mẫu: Khung mẫu là toàn bộ các DN đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm các DN nhà nước, DN tư nhân và DN có vốn đầu tư nước ngoài.

(3) Xác định kích thước mẫu: Để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất, theo

Tabachnick và Fidell (2001), kích thước mẫu phải đảm bảo theo công thức: n>=8m+50 (n là cỡ mẫu, m là số biến độc lập trong mô hình); trong khi đó, theo Harris RJ: n>4+m (n là cỡ mẫu, m là số biến độc lập và phụ thuộc trong mô hình) hoặc n>P+m nếu m 0,6 Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết (Bảng 3.7).

- Thang đo Các quy định môi trường: được cấu thành bởi 07 biến quan sát từ QD1 đến QD7 Phân tích độ tin cậy ban đầu cho thấy hệ số tương quan biến tổng của biến QD6

“Công ty mua xanh vì đang được nhận ưu đãi tài chính từ các tổ chức quốc tế (VD: liên hợp quốc, WB, WTO, tổ chức phi chính phủ ) khi thực hiện” < 0,3 (Phụ lục 4) Do đó,tác giả tiến hành loại bỏ biến này Sau khi chạy lại lần 2, nhận thấy tất cả các biến thành phần đều có tương quan với tổng lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha 0,836 > 0,6 đạt yêu cầu Như vậy thang đo nhân tố QD với các biến quan sát QD1, QD2, QD3, QD4, QD5 và QD7 đạt độ tin cậy (Bảng 3.7).

- Thang đo Áp lực khách hàng được cấu thành bởi 11 biến quan sát từ KH1 đến KH11. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy tương quan biến tổng của biến KH8 và KH9 < 0,3 (Phụ lục 4) nên tác giả loại biến này Sau khi loại biến KH8 và KH9, tương quan biến tổng của các biến quan sát còn lại đều lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha = 0,897 > 0,6 Vậy thang đo đạt độ tin cậy cần thiết (Bảng 3.7).

- Các thang đo còn lại đều cho kết quả hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6 và tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3 (trong lần 1) nên không cần loại biến quan sát nào và các biến quan sát này đều đạt độ tin cậy cần thiết (Bảng 3.7).

Bảng 3.7: Độ tin cậy của các thang đo (nghiên cứu sơ bộ)

STT Nhân tố Hệ số Cronbach’s Alpha

2 QD: Các quy định môi trường 0,802 0,836

3 KH: Áp lực từ phía khách hàng 0,857 0,897

4 CT: Áp lực cạnh tranh 0,791

5 RCC: Rào cản từ phía NCC 0,834

6 CK: Cam kết của ban lãnh đạo 0,872

7 TN: Trách nhiệm xã hội 0,827

8 KV: Lợi ích kỳ vọng 0,890

9 RCC: Rào cản về chi phí 0,798

10 RNL: Rào cản về nhân lực 0,853

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả 3.7.2 Kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo

Sau khi đánh giá độ tin cậy của các thang đo, tác giả tiến hành phân tích khám phá nhân tố (Exploreatory Factor Analysis – EFA).

3.7.2.1 Giá trị thang đo hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN

Kết quả phân tích EFA lần 1 cho thấy: với 7 biến quan sát MX3 đến MX9 thì tất cả các biến đều có hệ số tải nhân tố > 0,5; hệ số KMO = 0,902 nằm trong khoảng 0,5 ≤KMO ≤ 1, tổng phương sai trích 56,756% (>50%); mức ý nghĩa kiểm định của Bartlett là 0,000 < 0,05 Do đó, kết quả phân tích EFA này cho phép rút trích ra một nhân tố đặt tên là mua xanh (MX) với 07 biến quan sát từ MX3 đến MX9 (Bảng 3.8).

Bảng 3.8: Kết quả phân tích EFA cho thang đo hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,902

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả 3.7.2.2 Giá trị thang đo các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp

Kết quả phân tích EFA lần thứ nhất (Bảng 3.9) thì 47 biến quan sát của 9 nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động MSX của DN được chia thành 9 nhóm (dưa vào ma trận xoay nhân tố) Hệ số KMO = 0,795 > 0,5 và Sig = 0,000 (< 0,05) thể hiện mức ý nghĩa cao. Như vậy phù hợp thực hiện EFA cho các nhân tố này Phương sai trích đạt 63,477% thể hiện 09 nhóm nhân tố giải thích được hơn 63% biến thiên của dữ liệu, do vậy các thang đo rút ra chấp nhận được Điểm dừng trích các yếu tố tại nhân tố thứ 09 với Eigenvalue

= 1,931 Các biến quan sát có tương quan với nhau Tất cả các giá trị tải nhân tố của từng biến đều lớn hơn 0,5 Do đó, kết quả EFA đã thỏa mãn các điều kiện để thực hiện các bước tiếp theo của quy trình nghiên cứu.

Bảng 3.9: Kết quả phân tích EFA cho thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

KMO and Bartlett’s Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,795 Bartlett’s Test of Sphericity

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Cụ thể, trong 9 nhân tố được rút trích ra từ 9 nhân tố ban đầu, không xuất hiện thêm nhân tố mới Số biến quan sát là 47 biến Cụ thể như sau (Bảng 3.10):

Bảng 3.10: Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp

STT Mã Nhân tố Số biến quan sát

1 QD Các quy định môi trường 06

2 KH Áp lực từ phía khách hàng 09

3 CT Áp lực cạnh tranh 03

4 TN Trách nhiệm xã hội của DN 04

5 CK Cam kết của ban lãnh đạo 06

6 KV Lợi ích kỳ vọng 06

7 RCC Rào cản từ phía nhà cung cấp 04

8 RCP Rào cản về chi phí 04

9 RNL Rào cản về nhân lực 05

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả

Quy mô DN Loại hình DN Thị trường của DN

30 20 10 0 oạt độnEagst mua sắm nh các No y rt ế h u tố đầu của doanh nghiệp

Cam kết của ban lãnh đạo H6a 1st Qtr 2nd Qtr 3rd Qtr 4th Qtr

Rào cản về chi phí H6b

Trách nhiệm xã hội của DN

Rào cản về nhân lực

Rào cản từ phía nhà cung cấp Áp lực cạnh tranh Áp lực từ phía khách hàng

Các quy định môi trường

Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu định lượng sơ bộ cho thấy, kết quả kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s

Alpha đã loại đi các biến quan sát có độ tin cậy không đảm bảo là: MX1, MX2, QD6,

KH8 và KH9 Sau đó, thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA, không loại thêm biến quan sát nào.

Mô hình nghiên cứu chính thức bao gồm 9 nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động

MSX các yếu tố đầu vào của các DN, đó là: (1) các quy định môi trường, (2) áp lực từ phía khách hàng, (3) áp lực cạnh tranh, (4) rào cản từ phía nhà cung cấp, (5) trách nhiệm xã hội của DN, (6) cam kết của ban lãnh đạo, (7) lợi ích kỳ vọng, (8) rào cản về chi phí và (9) rào cản về nhân lực.

Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu chính thức

Nguồn: Tổng hợp của tác giả vào xa H

Nhóm giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia vào hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN Việt Nam:

- Giả thuyết H1a: Các quy định môi trường ảnh hưởng thuận chiều đến hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN

- Giả thuyết H2a: Áp lực từ phía khách hàng ảnh hưởng thuận chiều đến hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN

- Giả thuyết H3a: Áp lực cạnh tranh ảnh hưởng thuận chiều đến hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN

- Giả thuyết H4: Rào cản từ phía nhà cung cấp ảnh hưởng ngược chiều đến hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN

- Giả thuyết H5: Trách nhiệm xã hội của DN ảnh hưởng thuận chiều đến hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN

- Giả thuyết H6a: Cam kết của ban lãnh đạo ảnh hưởng thuận chiều đến hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN

- Giả thuyết H7: Lợi ích kỳ vọng ảnh hưởng thuận chiều đến hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN

- Giả thuyết H8: Rào cản về chi phí ảnh hưởng ngược chiều đến hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN

- Giả thuyết H9: Rào cản về nhân lực ảnh hưởng ngược chiều đến hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN

Nhóm giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của DN:

- Giả thuyết H1b: Các quy định môi trường ảnh hưởng thuận chiều đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của DN

- Giả thuyết H2b: Áp lực từ phía khách hàng ảnh hưởng thuận chiều đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của DN

- Giả thuyết H3b: Áp lực cạnh tranh ảnh hưởng thuận chiều đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của DN

- Giả thuyết H6b: Cam kết của ban lãnh đạo ảnh hưởng thuận chiều đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của DN

Nhóm giả thuyết về sự khác biệt trong hoạt động MSX theo đặc điểm DN:

- Giả thuyết H10: Có sự khác biệt về hoạt động MSX theo quy mô DN

- Giả thuyết H11: Có sự khác biệt về hoạt động MSX theo loại hình DN

- Giả thuyết H12: Có sự khác biệt về hoạt động MSX theo thị trường của DN

Nghiên cứu chính thức

3.9.1 Mẫu và phương pháp chọn mẫu

Tổng thể nghiên cứu là toàn bộ các DN sản xuất tại Việt Nam, bao gồm các DN nhà nước, các DN tư nhân và các DN có vốn đầu tư nước ngoài Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài, trong điều kiện khả năng và nguồn lực có hạn, tác giả lựa chọn phương pháp chọn mẫu theo nhóm kết hợp với phương pháp chọn mẫu thuận tiện và kết quả sổ mẫu thu về được với kích thước là n = 427 Theo Hair và cộng sự (1998) thì quy luật tổng quát cho cỡ mẫu tối thiểu trong phân tích nhân tố khám phá là gấp 5 lần số biến quan sát và số lượng mẫu phù hợp cho phân tích cũng là gấp 5 lần số biến quan sát Mô hình nghiên cứu này có 54 biến quan sát vì vậy kích thước mẫu tối thiểu là 54 x

5 = 270, do vậy n = 427 > 270 là phù hợp.

3.9.2 Phương pháp khảo sát và thu thập số liệu

Tác giả thực hiện thu thập số liệu bằng phương pháp chọn mẫu theo nhóm kết hợp với phương pháp chọn mẫu thuận tiện dựa trên tính dễ tiếp cận đối với các DN và tiến hành khảo sát qua hai hình thức là khảo sát trực tiếp và khảo sát gián tiếp Thời gian khảo sát từ tháng 12/2018 đến tháng 6/2019.

Khảo sát trực tiếp: Tác giả tiến hành khảo sát trực tiếp với các DN sản xuất nằm trong KCN Phố Nối A, KCN Thăng Long II, KCN Bắc Thăng Long, KCN Hiệp Phước, KCN Tân Bình, KCN Bình Dương… tại Hà Nội, TP.HCM và một số tỉnh thành lân cận: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương và Nam Định Cụ thể, tác giả phát ra 500 phiếu, thu về được 406 phiếu Trong đó, có 12 phiếu không hợp lệ do không trả lời hết các câu hỏi.

Khảo sát gián tiếp: Tác giả tiến hành khảo sát gián tiếp bằng phương pháp khảo sát trực tuyến qua ứng dụng Google Forms Tác giả gửi yêu cầu khảo sát và liên kết bảng hỏi đến các DN sản xuất qua email Phương pháp khảo sát trực tuyến dễ thực hiện, tốn ít công sức nhưng tỷ lệ phiếu trả lời thu được thấp Cụ thể, tác giả và nhóm khảo sát gửi đi 150 phiếu cho 150 DN sản xuất, thu về được 33 phiếu hợp lệ, đạt tỷ lệ22%.

Phiếu khảo sát: Phiếu khảo sát được phát triển dựa trên các nghiên cứu của Hsu

(2013), Lee (2012), ElTayeb và cộng sự (2011), Huang (2010), Zhu & Sarkis (2004,

2005), Min & Galle (2001), Carter & Ellram (1998) và các nghiên cứu khác, trong đó tập trung vào tìm hiểu đánh giá về hoạt động MSX và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động MSX của các DN Cụ thể, phiếu khảo sát được thiết kế gồm ba phần. Phần thứ nhất bao gồm các câu hỏi về các hoạt động MSX và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động MSX của DN, sử dụng thang đo Likert năm điểm Phần thứ hai bao gồm các câu hỏi thông tin về DN Phần thứ ba là thông tin cá nhân của người được phỏng vấn Để tránh nhầm lẫn các câu trả lời được thiết kế trên hai thang Likert năm điểm khác nhau, tác giả giải thích ngắn gọn hai nhóm câu hỏi ngay từ đầu mỗi phần khảo sát. Phiếu trả lời được coi là hợp lệ khi tất cả các câu hỏi đều được trả lời và không cho phép một câu hỏi có hai đáp án Tiếp theo tác giả nghiên cứu phân tích dữ liệu bằng cách tính điểm trung bình của từng câu hỏi, trong đó mỗi giá trị câu trả lời tương ứng với số điểm từ 1 đến 5.

3.9.3 Đối tượng khảo sát Đối tượng khảo sát cũng được xem là một trong những yếu tố quan trọng của công trình nghiên cứu Đối tượng khảo sát của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN Đối tượng khảo sát là các giám đốc điều hành,giám đốc công ty, trưởng và phó phòng cung ứng, phòng hậu cần, phòng mua hàng và nhân viên chuyên trách Họ được xem là những người trực tiếp tham gia vào các hoạt động quản lý và vận hành các hoạt động của DN, trong đó có hoạt động mua nguyên vật liệu đầu vào Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu chính là kiểm định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mua nguyên vật liệu đầu vào xanh của DN, đồng thời kiểm định sự khác biệt về hoạt động mua xanh theo đặc điểm của DN.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bối cảnh chung về hoạt động mua sắm xanh và vai trò của chính phủ trong việc thúc đẩy hoạt động mua sắm xanh tại Việt Nam

Tăng trưởng xanh nhằm đạt được một nền kinh tế xanh và hướng tới phát triển bền vững đang là xu hướng chung của nhiều quốc gia trên thế giới Tại Việt Nam, Chính phủ đã đưa ra các quy định liên quan đến tiêu dùng xanh, sản xuất và tiêu dùng bền vững vào các chiến lược, chương trình hành động quốc gia Thứ nhất, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, Chính phủ đã khẳng định yêu cầu cấp thiết của việc chuyển đổi phương thức tiêu dùng theo hướng bền vững nhằm bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu: “Nâng cao ý thức BVMT, gắn nhiệm vụ, mục tiêu BVMT với phát triển kinh tế - xã hội; chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; từng bước phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch” Thứ hai, Chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2011 -

2020 (QĐ 432/QĐ-TTG ngày 12/4/2012) cũng nêu rõ, để thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững, cần phải đẩy mạnh áp dụng rộng rãi sản xuất sạch hơn để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên vật liệu, năng lượng, nước, đồng thời giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, bảo vệ chất lượng môi trường, sức khỏe con người, đảm bảo phát triển bền vững; xây dựng văn hóa tiêu dùng văn minh, hài hòa và thân thiện với thiên nhiên Từng bước thực hiện dán nhãn sinh thái, MSX. Phát triển thị trường sản phẩm sinh thái và sáng kiến cộng đồng về sản xuất và tiêu dùng bền vững Thứ ba, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 (QĐ 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012) xác định hai nhiệm vụ chính đó là xanh hóa sản xuất và xanh hóa tiêu dùng Theo đó, xanh hóa sản xuất, thực hiện một chiến lược công nghiệp hóa sạch thông qua rà soát, điều chỉnh những quy hoạch ngành hiện có, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, khuyến khích phát triển công nghệ xanh, nông nghiệp xanh…; xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững, kết hợp nếp sống đẹp truyền thống với những phương tiện văn minh hiện đại để tạo nên đời sống tiện nghi Thứ tư, Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (QĐ 76/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 11/1/2016) đã xác định mục tiêu “từng bước thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên và năng lượng; tăng cường sử dụng các nguyên vật liệu, năng lượng tái tạo, sản phẩm thân thiện môi trường; giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải; duy trì tính bền vững của hệ sinh thái tại tất cả các khâu trong vòng đời sản phẩm từ khai thác, cung ứng nguyên vật liệu đến sản xuất chế biến, phân phối, tiêu dung và thải bỏ sản phẩm” Các văn bản trên đã khẳng định yêu cầu cấp thiết của việc đẩy mạnh áp dụng rộng rãi sản xuất sạch hơn để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên vật liệu, năng lượng, nước, đồng thời giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, bảo vệ chất lượng môi trường, sức khỏe con người, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của đất nước Bên cạnh đó, một số chính sách cụ thể hơn có tác dụng thúc đẩy xanh hóa tiêu dùng và xanh hóa sản xuất cũng đã được Nhà nước ban hành như:

4.1.1 Chính sách mua sắm công xanh

Trong những năm qua, hệ thống pháp luật quản lý hoạt động mua sắm công đã không ngừng hoàn thiện, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18/07/2006 v/v ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước ; Quyết định số

68/2011/QĐ-TTg ngày 12/12/2011 v/v Ban hành Danh mục phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng được trang bị, mua sắm đối với cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước Đây là cơ sở quan trọng để hình thành một nền kinh tế xanh, thúc đẩy tiêu dùng bền vững và xây dựng lối sống xanh.

4.1.2 Chính sách quy hoạch mạng lưới phân phối sản phẩm xanh để thay thế nhóm sản phẩm nâu

Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030 (QĐ 76/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11/01/2016), trong đó đã nhấn mạnh việc xanh hóa hệ thống phân phối và phát triển chuỗi cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường thông qua các hoạt động: (i) Áp dụng sản xuất sạch hơn, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động phân phối các sản phẩm, dịch vụ, giảm sử dụng các bao bì khó phân hủy tại các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ dân sinh, đẩy mạnh việc thay thế sử dụng các bao bì khó phân hủy bằng các loại bao bì thân thiện môi trường, (ii) Nghiên cứu, hỗ trợ triển khai thí điểm, tổ chức phổ biến, nhân rộng một số mô hình phân phối các sản phẩm và dịch vụ thân thiện môi trường, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn và thực hiện cấp chứng nhận mô hình phân phối xanh, thân thiện môi trường, (iii) Thúc đẩy liên kết bền vững giữa NCC nguyên liệu - nhà sản xuất - nhà phân phối - người tiêu dùng trong việc sản xuất, phân phối và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường, (iv)

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho các đối tượng tham gia vào hệ thống phân phối và chuỗi cung ứng các sản phẩm.

Nhóm các chính sách thuế và phí cũng được Việt Nam sử dụng làm đòn bẩy tích cực cho hoạt động MSX ở Việt Nam (Luật Thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12), theo đó áp dụng các ưu đãi về thuế đối với các Phương tiện, thiết bị, phụ tùng, vật tư phục vụ cho hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ tiết kiệm năng lượng, sản phẩm tiết kiệm năng lượng, các loại phương tiện giao thông tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng khí hoá lỏng, khí thiên nhiên, điện, nhiên liệu hỗn hợp, sinh học mà trong nước chưa sản xuất được, đồng thời tăng mức thuế phải chịu đối với các hàng hóa gây tác động xấu đến môi trường.

4.1.4 Chính sách giá xanh và tín dụng tiêu dùng xanh

Các chính sách giá xanh và tín dụng tiêu dùng xanh đã hỗ trợ cho BVMT và phát triển kinh tế xanh cũng đã được ban hành đặc biệt trong những năm gần đây Tín dụng ưu đãi được áp dụng cho các khoản vay cho các mục tiêu này thông qua một số quỹ hoặc các chương trình như Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam, Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Chương trình sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 Lãi suất thấp hơn đáng kể so với lãi suất vay thương mại góp phần kích thích đầu tư trong lĩnh vực cho BVMT và phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam Bên cạnh các chính sách tín dụng và giá cả, các chính sách tài chính khác hỗ trợ cho phát triển kinh tế xanh còn phải kể đến như chính sách tài chính đất đai hoặc các hỗ trợ tài chính cho các khoá đào tạo khác nhau phục vụ cho việc BVMT hay cho phát triển kinh tế xanh.

Mặc dù nhiều nội dung liên quan đến MSX, mua sắm bền vững, thân thiện với môi trường, tiêu dùng và sản xuất sạch hơn đã được lồng ghép, quy định trong nhiều văn bản pháp quy; song Việt Nam lại chưa có quy định riêng biệt hay hướng dẫn cụ thể nào về hoạt động MSX cho các DN So với các nước trong khu vực, yêu cầu về sản phẩm xanh (sản phẩm thân thiện với môi trường) trên thị trường Việt Nam cũng như nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam còn hạn chế Các sản phẩm dán nhãn môi trường cũng như cách nhận biết còn chưa rõ và phổ biến đối với các DN mua hàng và người tiêu dùng Xu huớng toàn cầu hóa, đòi hỏi các DN Việt Nam cần phải thay đổi.Các DN Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh và mất thị phần không chỉ trong nước mà còn trên thị trường quốc tế và yêu cầu của thị trường về sản phẩm xanh Do đó, chính phủ Việt Nam cần tiếp tục có các hoạt động thúc đẩy và hỗ trợ các DN nhanh chóng hội nhập và nâng cao ý thức của cán bộ mua hàng trong DN, của người tiêu dùng khi lựa chọn mua sản phẩm, đồng thời đưa ra các chính sách và quy định rõ ràng, cụ thể hơn nhằm tạo điều kiện để thực hiện xanh hóa sản xuất và xanh hóa tiêu dùng.

Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu

Điều tra nghiên cứu chính thức được thực hiện trong sáu tháng, từ tháng 12/2018 đến tháng 6/2019 Tổng số phiếu điều tra phát ra bằng phương pháp khảo sát trực tiếp và gián tiếp là 650 phiếu, số phiếu thu về là 439 phiếu trả lời ứng với tỷ lệ là 67,5%. Trong đó, có 12 phiếu bị loại do đối tượng khảo sát không trả lời hết thông tin trong bảng câu hỏi Kết quả có 427 phiếu hợp lệ được đưa vào phân tích Dữ liệu khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS và phần mềm AMOS Bộ dữ liệu đã làm sạch được sử dụng để thực hiện các phép thống kê để mô tả về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động MSX của DN (Bảng 4.1).

Bảng 4.1: Phân loại theo đặc điểm doanh nghiệp Đặc điểm Tần suất Tỷ lệ % Tỷ lệ % hợp lệ Tỷ lệ % tích lũy Loại hình DN

DN có vốn đầu tư nước ngoài 123 28,8 28,8 100,0

Từ 1001 nhân viên trở lên 12 2,8 2,8 100,0

Tổng 427 100,0 100,0 Đặc điểm Tần suất Tỷ lệ % Tỷ lệ % hợp lệ Tỷ lệ % tích lũy Doanh thu của DN

Doanh thu từ 11 tỷ - 100 tỷ 104 24,4 24,4 34,2

Doanh thu từ 300 tỷ trở lên 54 12,6 12,6 100,0

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả (2020)

- Về loại hình DN khảo sát: Số liệu thống kê cho thấy, loại hình DN nhà nước chiếm tỷ lệ 16,4%; DN tư nhân chiếm tỷ lệ 54,8 %; DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ 28,8%.

- Về quy mô DN khảo sát: Các DN quy mô lao động dưới 100 nhân viên chiếm tỷ lệ

20,4%; Các DN có quy mô từ 100 đến 300 lao động chiếm 55%; Các DN có quy mô lao động từ 301 đến 500 người chiếm 21,8%; Các DN có quy mô từ 501 đến 700 lao động chiếm 5,9% ; Các DN có quy mô từ 701 đến 100 lao động chiềm 4,2% và DN có trên 1001 lao động chiếm 2,8% Điều đó cho thấy các DN có quy mô vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ chủ yếu trong nghiên cứu này.

- Về thị trường của DN khảo sát : Các DN có thị trường trong nước chiếm 30,9%; Các

DN có thị trường nước ngoài chiếm 48% và các DN có cả 2 loại thị trường chiếm 21,1%.

- Về số năm thành lập của các DN khảo sát : Các DN thành lập dưới 3 năm chiếm 3,3%; các DN thành lập từ 3 đến 5 năm chiếm 41,7%; các DN thành lập từ 5 đến 10 năm chiếm 49,9% và các DN thành lập trên 10 năm chiếm 5,2% Điều này cho thấy, các DN khảo sát chủ yếu là các DN thành lập từ 3 đến 10 năm.

- Về doanh thu trong 3 năm gần đây của DN khảo sát: Các DN có doanh thu bình quân dưới 10 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 9,8%; Các DN có doanh thu từ 11 tỷ đến 100 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 24,4%; Các DN có doanh thu từ 101 tỷ đến 300 tỷ chiếm tỷ lệ 53,2% và các

DN có doanh thu bình quân từ 300 tỷ đồng trở lên chiếm 12,6% Số liệu thống kê cho thấy, các DN tham gia khảo sát chủ yếu là các DN vừa và nhỏ với doanh thu từ 11 tỷ đến 300 tỷ.

Ngoài ra, thông tin cá nhân của người trả lời khảo sát được trình bày trong Bảng

4.2 Cụ thể: 30,9% người trả lời khảo sát là các trưởng/ phó phòng mua hàng; 28,3% người trả lời khảo sát là giám đốc điều hàng/ giám đốc công ty; 24,4% người trả lời khảo sát là trưởng/ phó phòng cung ứng Về thâm niên công tác tại công ty: 50,1% người tham gia khảo sát đã làm việc tại công ty từ 5 đến 10 năm; 31,6% người đã làm việc tại công ty từ 3 đến 5 năm và 10,8% người đã làm việc trên 10 năm.

Bảng 4.2: Thông tin cá nhân của người trả lời khảo sát

Vị trí công tác Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Giám đốc điều hành/ giám đốc công ty 121 28,3

Trưởng/ phó phòng cung ứng/ hậu cần 104 24,4

Trưởng/ phó phòng mua hàng 132 30,9

Thâm niên công tác tại công ty Số lƣợng Tỷ lệ

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả (2020)

Đánh giá độ tin cậy của thang đo

- Thang đo hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN: Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy độ tin cậy của thang đo mua xanh bằng 0,885 > 0,6 đạt yêu cầu Tất cả các biến thành phần đều có tương quan với tổng lớn hơn 0.3 Như vậy thang đo nhân tố MX với các biến quan sát: MX1, MX2, MX3, MX4, MX5, MX6, MX7 đạt độ tin cậy (Phụ lục 5).

- Thang đo các quy định môi trường: Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy độ tin cậy của thang đo bằng 0,821 > 0,6 đạt yêu cầu Tất cả các biến thành phần đều có tương quan với tổng lớn hơn 0.3 Như vậy thang đo nhân tố QD với các biến quan sát: QD1, QD2, QD3, QD4, QD5, QD6 đạt độ tin cậy (Phụ lục 5).

- Thang đo áp lực khách hàng: Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy độ tin cậy của thang đo bằng 0,895 > 0,6 đạt yêu cầu Tất cả các biến thành phần đều có tương quan với tổng lớn hơn 0.3 Như vậy thang đo nhân tố KH với các biến quan sát: KH1, KH2, KH3, KH4, KH5, KH6, KH7, KH8, KH9 đạt độ tin cậy (Phụ lục 5).

- Thang đo áp lực cạnh tranh: Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy độ tin cậy của thang đo bằng 0,807 > 0,6 đạt yêu cầu Tất cả các biến thành phần đều có tương quan với tổng lớn hơn 0.3 Như vậy thang đo nhân tố CT với các biến quan sát: CT1, CT2, CT3 đạt độ tin cậy (Phụ lục 5).

- Thang đo nhân tố trách nhiệm xã hội: Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy độ tin cậy của thang đo bằng 0,824 > 0,6 đạt yêu cầu Tất cả các biến thành phần đều có tương quan với tổng lớn hơn 0,3 Như vậy thang đo nhân tố TN với các biến quan sát: TN1, TN2, TN3, TN4 đạt độ tin cậy (Phụ lục 5).

- Thang đo nhân tố cam kết của lãnh đạo: Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy độ tin cậy của thang đo bằng 0,868 > 0,6 đạt yêu cầu Tất cả các biến thành phần đều có tương quan với tổng lớn hơn 0,3 Như vậy thang đo nhân tố CK với các biến quan sát: CK1, CK2, CK3, CK4, CK5, CK6 đạt độ tin cậy (Phụ lục 5).

- Thang đo nhân tố lợi ích kỳ vọng: Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy độ tin cậy của thang đo bằng 0,887 > 0,6 đạt yêu cầu Tất cả các biến thành phần đều có tương quan với tổng lớn hơn 0,3 Như vậy thang đo nhân tố KV với các biến quan sát: KV1, KV2, KV3, KV4, KV5, KV6 đạt độ tin cậy (Phụ lục 5).

- Thang đo nhân tố rào cản từ phía nhà cung cấp: Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy độ tin cậy của thang đo bằng 0,828 > 0,6 đạt yêu cầu Tất cả các biến thành phần đều có tương quan với tổng lớn hơn 0.3 Như vậy thang đo nhân tố RCC với các biến quan sát: RCC1, RCC2, RCC3, RCC4 đạt độ tin cậy (Phụ lục 5).

- Thang đo nhân tố rào cản về chi phí: Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy độ tin cậy của thang đo bằng 0,806 > 0,6 đạt yêu cầu Tất cả các biến thành phần đều có tương quan với tổng lớn hơn 0,3 Như vậy thang đo nhân tố RCP với các biến quan sát: RCP1, RCP2, RCP3, RCP4 đạt độ tin cậy (Phụ lục 5).

- Thang đo nhân tố rào cản về nhân lực: Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo cho thấy độ tin cậy của thang đo bằng 0,840 > 0,6 đạt yêu cầu Tất cả các biến thành phần đều có tương quan với tổng lớn hơn 0,3 Như vậy thang đo nhân tố RNL với các biến quan sát: RNL1, RNL2, RNL3, RNL4, RNL5 đạt độ tin cậy (Phụ lục 5).

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) lần 1 (Phụ lục 5) với trị số của KMO đạt 0,888 lớn hơn 0,5 và Sig của Bartlett’s Test là 0,000 nhỏ hơn 0,05 cho thấy

54 quan sát này có tương quan với nhau và hoàn toàn phù hợp với phân tích nhân tố. Kết quả của phương pháp xoay nhân tố cho thấy từ 54 quan sát, rút trích được 10 nhân tố, tuy nhiên biến quan sát QD4, KH9 có hệ số tải nhỏ hơn 0,5, nên tác giả loại bỏ biến này và chạy phân tích nhân tố EFA lần 2 cho các biến còn lại.

Kết quả phân tích khám phá nhân tố EFA lần 2 cho ra trị số của KMO đạt 0,886 lớn hơn 0,5 và Sig của Bartlett’s Test là 0,000 nhỏ hơn 0,05 cho thấy 52 quan sát này có tương quan với nhau và hoàn toàn phù hợp với phân tích nhân tố Kết quả ma trận xoay nhân tố rút trích được 10 nhân tố và không có biến quan sát nào có hệ số tải nhỏ hơn0,5 Bên cạnh đó, 10 nhóm nhân tố này được rút trích có tổng phương sai trích là54,575% >

50%, có nghĩa là nhóm các nhân tố này giải thích được 54,575% sự biến động của dữ liệu Do đó, sử dụng phương pháp phân tích nhân tố là phù hợp (Bảng 4.3).

Bảng 4.3: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2

Trị số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin of Sampling Adequacy) 0,847 Đại lượng thống kê Bartlett’s

Hệ số tải nhân tố của các thành phần

Tổng phương sai rút trích: 54,575%

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả (2020)

Phân tích nhân tố khẳng định CFA

Phân tích nhân tố khẳng định CFA được thực hiện với 52 biến quan sát Từ kết quả phân tích EFA có 10 nhân tố được rút ra với các nhóm thang đo tương ứng tạo thành mô hình đo lường các khái niệm và được đưa vào phân tích CFA để xem xét sự phù hợp của mô hình với dữ liệu nghiên cứu Kết quả phân tích CFA như sau:

4.5.1 Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Kết quả phân tích nhân tố khắng định CFA cho thấy: chỉ số CMIN/DF=1,268 (0,5 và AVE của tất cả các thang đo đều lớn hơn 0,5 Do đó, các thang đo lường nhìn chung là đáng tin cậy.

Bảng 4.5: Độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai rút trích các nhân tố

Nhân tố Độ tin cậy tổng hợp (CR) Tổng phương sai rút trích(AVE)

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả (2020)

 Kiểm định giá trị hội tụ: Thang đo được xem là đạt giá trị hội tụ khi các trọng số chuẩn hóa của các thang đo lớn hơn 0,5 và có ý nghĩa thống kê (Gerbring & Anderson, 1988; Hair & cộng sự, 1992) Ngoài ra, còn một tiêu chí khác để kiểm tra giá trị hội tụ đó là tổng phương sai rút trích (AVE) của các khái niệm Fornell và Larcker (1981) cho rằng để nhân tố đạt giá trị hội tụ thì AVE đạt từ khoảng 0,5 trở lên Kết quả phân tích cho thấy, tất cả các hệ số đã chuẩn hóa và chưa chuẩn hóa đều lớn hơn 0,5; đồng thời các giá trị AVE đều lớn hơn hoặc gần bằng 0,5 nên có thể kết luận các nhân tố đạt giá trị hội tụ.

Bảng 4.6: Các hệ số chƣa chuẩn hóa và đã chuẩn hóa

Mối tương quan giữa các nhân tố Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số đã chuẩn hóa

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả (2020)

Theo Steenkamp & Van Trijp (1991), mức độ phù hợp với mô hình với dữ liệu nghiên cứu cho chúng ta điều kiện cần và đủ để cho tập biến quan sát đạt được tính đơn nguyên trừ trường hợp sai số của các biến quan sát có tương quan với nhau Từ kết quả thu được, mô hình được xem là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu và không có tương quan giữa các sai số đo lường nên có thể kết luận nó đạt tính đơn nguyên.

Giá trị phân biệt được đánh giá qua những tiêu chí sau:

(1) Đánh giá hệ số tương quan giữa các nhân tố có khác biệt với 1 hay không.

(2) So sánh giá trị căn bậc 2 của AVE với các hệ số tương quan của một nhân tố với các nhân tố còn lại.

Hệ số ước lượng liên kết với sai số chuẩn SE có p-value = 0,000 (< 0,05) Kết quả cho thấy hệ số tương quan giữa các cặp nhân tố là khác biệt so với 1 ở độ tin cậy 95% Khái niệm các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của các DN đạt được giá trị phân biệt (Bảng 4.7).

Bảng 4.7: Đánh giá giá trị phân biệt

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả (2020)

Bảng 4.8: Tổng phương sai rút trích (AVE) của các nhân tố

KH MX KV CK RNL QD RCC TN RCP CT

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả (2020)

Bảng 4.9: Ma trận tương quan giữa các khái niệm

KH MX KV CK RNL QD RCC TN RCP CT

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả (2020)

So sánh giá trị căn bậc 2 của AVE ở Bảng trên với các hệ số tương quan giữa các khái niệm, có thể thấy AVE của từng khái niệm lớn hơn bình phương các hệ số tương quan giữa khái niệm đó với các khái niệm còn lại khác Do đó, từ tất cả những kết quả trên, có thể khẳng định rằng các khái niệm hay thang đo đạt giá trị phân biệt.

Sau khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá CFA các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN, kết quả cho thấy mô hình có 1229 bậc tự do với Chi-square = 1,268 và P-value = 0,000; Chỉ số thích hợp tốt GFI = 0,880; Chỉ số Tucker & Lewis TLI = 0,962; Chỉ số thích hợp so sánh CFI = 0,964; Chỉ số RMSEA 0,025 Do vậy, mô hình phù hợp với dữ liệu thị trường hay tương thích với dữ liệu thị trường do các chỉ số GFI, TLI, CFI ≥ 0,9 (Bentler & Bonette, 1980); CMIN/df ≤ 3 (Carmines & McIver, 1981), RMSEA ≤ 0,08 (Steiger, 1990) Hơn nữa, kết quả cũng cho thấy các trọng số của các biến quan sát đều lớn hơn 0,5 và có ý nghĩa thống kê với

P < 0,05 Điều này khẳng định các thang đo có giá trị hội tụ Mô hình phân tích CFA được thể hiện như sau:

Hình 4.1: Mô hình phân tích nhân tố khẳng định CFA (chuẩn hóa)

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả (2020)

Kiểm định độ phù hợp của mô hình lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu

4.6.1 Kiểm định độ phù hợp của mô hình lý thuyết

Sau khi phân tích CFA, tác giả sử dụng mô hình cấu trúc SEM nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN Phân tích SEM được tiến hành bắt đầu từ mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu, sau đó tiến hành hiệu chỉnh mô hình để có được mô hình tốt hơn. Trong kiểm định giả thiết và mô hình nghiên cứu, mô hình cấu trúc tuyến tính SEM có nhiều ưu điểm hơn các phương pháp phân tích đa biến truyền thống như hồi quy bội, hồi quy đa biến vì nó có thể tính được sai số đo lường Hơn nữa, phương pháp này cho phép kết hợp được các khái niệm tiềm ẩn với đo lường và có thể xem xét các đo lường độc lập từng phần hay kết hợp chung với mô hình lý thuyết cùng một lúc.

Kết quả SEM lần 1 cho thấy giá trị Chi square/df= 1,268 (< 2) ; TLI, CFI>0,9; GFI ≈ 0,9; RMSEA= 0,025(0,9; GFI ≈ 0,9; RMSEA= 0,026 (

Ngày đăng: 06/05/2023, 18:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w