Tiền tố và hậu tố của sự sáng tạo của nhân viên: Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam .Tiền tố và hậu tố của sự sáng tạo của nhân viên: Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam .Tiền tố và hậu tố của sự sáng tạo của nhân viên: Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam .Tiền tố và hậu tố của sự sáng tạo của nhân viên: Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam .Tiền tố và hậu tố của sự sáng tạo của nhân viên: Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam .Tiền tố và hậu tố của sự sáng tạo của nhân viên: Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam .Tiền tố và hậu tố của sự sáng tạo của nhân viên: Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam .BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH VÕ THÀNH ĐỨC TIỀN TỐ VÀ HẬU TỐ CỦA SỰ SÁNG TẠO CỦA NHÂN VIÊN NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ M.
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Mục tiêu của luận án
Luận án giải quyết hai mục tiêu chính như sau:
1) Kiểm định ảnh hưởng của tiền tố, bao gồm áp lực học tập, tư duy nghịch lý và sự tương tác của chúng đến sự sáng tạo của nhân viên; trò điều tiết của trao quyền về mặt tâm lý.
Tác giả tiến hành 02 nghiên cứu để giải quyết một số mục tiêu cụ thể như sau:
- Kiểm định tác động của áp lực học tập và tư duy nghịch lý lên sự sáng tạo của nhân viên và kết quả công việc được giao.
- Kiểm định tác động của sự tương tác giữa áp lực học tập và tư duy nghịch lý lên sự sáng tạo của nhân viên và kết quả công việc được giao.
- Kiểm định tác động của sự tương tác giữa sự sáng tạo và trao quyền về mặt tâm lý lên kết quả công việc được giao của nhân viên.
- Kiểm định tác động của sự tương tác giữa sự sáng tạo và trao quyền về mặt tâm lý lên hành vi đổi mới của nhân viên.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu: sự sáng tạo của nhân viên, áp lực học tập, tư duy nghịch lý, trao quyền về mặt tâm lý, hành vi đổi mới và kết quả công việc được giao của nhân viên.
Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu thực hiện tại thị trường Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Tác giả tiến hành nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức để kiểm tra các giả thuyết xây dựng Đối tượng phỏng vấn là nhân viên làm việc trong nhiều lĩnh vực dịch vụ tại Việt Nam (nhân viên ngân hàng, học viên tại chức), trong đó phần lớn đang công tác tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trong nghiên cứu sơ bộ, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm với các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế và các nhân viên đang làm việc tại ngân hàng,các học viên vừa làm vừa học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Mục đích của nghiên cứu sơ bộ là nhằm đánh giá nội dung của các thang đo thông qua việc kiểm tra cách mà những chuyên gia, nhân viên làm việc trong lĩnh vực này mô tả về các khái niệm trong nghiên cứu Cụ thể: áp lực học tập, tư duy nghịch lý, sự sáng tạo, sự trao đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng thuật ngữ cho phù hợp với đối tượng phỏng vấn là nhân viên làm việc trong lĩnh vực dịch vụ tại Việt Nam.
Trong nghiên cứu chính thức, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu khảo sát từ nhiều đối tượng để minh chứng cho mô hình Cụ thể:
Nghiên cứu 1 lựa chọn thu thập dữ liệu trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng vì đây là lĩnh vực dịch vụ trọng yếu của nền kinh tế Việt Nam Theo báo cáo của Statista
(2020), lĩnh vực ngân hàng đóng góp 5,37% GDP của Việt Nam năm 2020 Tác giả đã liên hệ với một ngân hàng lớn đại diện cho lĩnh vực dịch vụ ngân hàng và được chấp thuận để thu thập dữ liệu từ các nhân viên tại các chi nhánh trên toàn hệ thống của ngân hàng này tại Việt Nam.
Nghiên cứu 2 tác giả tiến hành gửi bảng hỏi trực tiếp cho các học viên tại chức do tác giả giảng dạy Học viên tại chức được lựa chọn là những người đang đi làm cho các công ty trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đối tượng này phù hợp với đối tượng của nghiên cứu của tác giả Một số nghiên cứu tại Việt Nam được công bố trên thế giới cũng sử dụng đối tượng là học viên tại chức như nghiên cứu của Tho và Trang (2015) và Tho (2017).
Tác giả sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện trong các nghiên cứu của mình, đây là phương pháp được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực hành vi tổ chức cũng như tại Việt Nam (Choi, Tran, & Park, 2015; Thuan & Thanh, 2020) Cỡ mẫu yêu cầu thường phải có kích thước lớn và tối thiểu phải là 200 để đạt ước lượng tin cậy cho phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Hoelter, 1983).
Với mức cỡ mẫu này, tác giả có thể kiểm tra đánh giá độ tin cậy của thang đo và giá trị của thang đo thông qua hai công cụ chính (1) Phân tích Cronbach’s alpha và
(2) phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA trên phần mềm SPSS
Tiếp đó, tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA để đánh giá độ phù hợp của mô hình, tính hội tụ và tính phân biệt trên phần mềm AMOS,phương pháp này cho phép kiểm định các thang đo lường với các sai số đo lường không làm chệch mối quan hệ giữa khái niệm nghiên cứu với các khái niệm khác Cụ thể, các chỉ tiêu đánh giá mức độ phù hợp của mô hình với dữ liệu thị trường:Chisquare/df=0.9, CFI>=0.9, GFI>=0.9, RMSEA 10%) nên bị loại Vì vậy, kích thước mẫu cuối cùng dùng để xử lý là 430 Dựa trên phần thông tin chung thu thập từ phiếu khảo sát, thống kê theo các yếu tố nhân chủng học như giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thời gian làm việc, vị trí công việc và mức độ hoàn thành công việc của họ Cụ thể:
Phân bổ theo giới tính: Trong 430 người tham gia trả lời thì có 248 người trả lời (57,70%) là nam và 182 người trả lời (42,30%) là nữ.
Biểu đồ 3 3 Phân bổ mẫu theo giới tính
Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát thực tế của tác giả.
Phân bổ theo độ tuổi: Trong 430 người tham gia trả lời thì có 246 người trong độ tuổi 26-35 (57,02%), 139 người trong trên 36 tuổi (32,30%), và 45 người trong độ tuổi từ 18-25 tuổi (10,50%).
Biểu đồ 3 4 Phân bổ mẫu theo độ tuổi
Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát thực tế của tác giả.
Phân bổ theo trình độ học vấn: Trong 430 người tham gia phỏng vấn thì 357 người có trình độ cao đẳng, đại học (83,00%), 52 người có trình từ cấp 3 trở xuống (12,10%), và 21 người có trình độ độ thạc sĩ trở lên (4,90%).
Biểu đồ 3 5.Phân bổ mẫu theo tình trạng học vấn
Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát thực tế của tác giả.
Phân bổ theo thời gian làm việc: Trong 430 người tham gia phỏng vấn thì
256 người có thời gian công tác trên 5 năm (59,50%), 80 người có thời gian công tác từ 3 đến 5 năm (18,60%), 75 người có thời gian công tác từ 1 đến 3 năm (17,40%), và 19 người làm việc dưới 1 năm (4,40%).
Biểu đồ 3 6 Phân bổ theo thời gian làm việc
Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát thực tế của tác giả.
Phân bổ theo vị trí công việc: có 343 người làm ở vị trí nhân viên (79,80%),
71 người ở vị trí lãnh đạo cấp trung (16,50%), và 16 người là lãnh đạo cấp cao (3,70%).
Biểu đồ 3 7 Phân bổ theo vị trí công việc
Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát thực tế của tác giả.
Phân bổ mẫu theo mức độ hoàn thành công việc: thì 207 người hoàn thành tốt nhiệm vụ (48,10%), 148 người hoàn thành nhiệm vụ (34,40%), 59 người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (13,70%), và 16 người không hoàn thành nhiệm vụ (3,80%).
Biểu đồ 3 8 Phân bổ theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ.
Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát thực tế của tác giả.
3.6.2 Mô tả mẫu nghiên cứu số 2
Bảng câu hỏi được thiết kế trên giấy và phát hành trực tiếp đến sinh viên hệ vừa làm vừa học do chính tác giả giảng dạy Trước khi phát mẫu, tác giả lưu ý các học viên tham gia trả lời bảng câu hỏi là người đang làm việc trong các ngành dịch vụ đóng tại thành phố Hồ Chí Minh Số lượng phiếu phát ra là 500 và kết quả thu được tập dữ liệu của 455 đáp viên (tỷ lệ phản hồi là 91%) Sau khi tiến hành nhập liệu và kiểm tra cẩn thận từng bảng trả lời của đáp viên, có 25 bảng không đáp ứng yêu cầu (có số lượng ô trống nhiều > 10%) bị đưa ra khỏi dữ liệu phân tích Tác giả loại bớt những trường hợp học viên chưa đi làm (30 trường hợp) Như vậy, ta có kích thước mẫu cuối cùng là 400 Kết quả thống kê theo các yếu tố nhân chủng học như sau:
Phân bổ theo giới tính: có 235 người trả lời (58,75%) là nam và 165 người trả lời (41,25%) là nữ.
Biểu đồ 3 9 Phân bổ mẫu theo giới tính
Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát thực tế của tác giả.
Phân bổ theo độ tuổi: có 233 người trong độ tuổi từ 26 đến 35 (58,25%), 109 người từ 36 đến 45 tuổi (27,25%), 43 người trong độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi (10,75%), còn lại 15 người trên 45 tuổi (3,75%).
Biểu đồ 3 10 Phân bổ mẫu theo độ tuổi
Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát thực tế của tác giả.
Phân bổ theo trình độ học vấn: có 332 người có trình độ cao đẳng, đại học (83,00%), 47 người có trình độ từ cấp 3 trở xuống (11,75%), và 21 người có trình độ trên đại học (5,25%).
Biểu đồ 3 11.Phân bổ mẫu theo tình trạng học vấn
Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát thực tế của tác giả.
Phân bổ theo thời gian công tác: 233 người có thời gian công tác trên 5 năm (58,25%), 78 người có thời gian công tác từ 3 đến 5 năm (19,50%), 70 người có thời gian công tác từ 1 đến 3 năm (17,50%), và 19 người có thời gian công tác dưới
Biểu đồ 3 12 Phân bổ theo thời gian công tác
Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát thực tế của tác giả.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Tổng quan kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phần mềm AMOS 23 để kiểm tra mô hình CFA và mô hình cấu trúc tuyến tính SEM Tác giả tiến hành hai nghiên cứu (nghiên cứu số 1 và nghiên cứu số 2) để kiểm tra các giả thuyết xây dựng tại chương 2 Phương pháp nghiên cứu của tác giả dùng để kiểm tra những phần cụ thể của mô hình nghiên cứu tổng quát nêu tại Hình 2.1 Đồng thời, phương pháp này giúp tác giả có thể nghiên cứu lặp giữa các tập mẫu khác nhau Nghiên cứu số 1 tập trung vào tập mẫu người làm việc tại ngân hàng Nghiên cứu số 2 có tập mẫu là người làm việc tại nhiều ngành nghề khác nhau Phương pháp nghiên cứu của tác giả giúp kiểm tra xem liệu mô hình có hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau hay chỉ giới hạn trong một tập mẫu nhất định.
Tác giả cũng lưu ý rằng thông tin của những người tham gia phỏng vấn nhóm, những người tham gia vào khảo sát ở nghiên cứu số 1 và nghiên cứu số 2 đều được giữ bí mật theo cam kết đối với người tham gia phỏng vấn Trường hợp những phiếu đánh giá không đáp ứng được các tiêu chuẩn nhất định, ví dụ như phải thực hiện đầy đủ không bỏ trống, không chọn một đáp án cho tất cả đánh giá, khi vi phạm những tiêu chuẩn này, phiếu đánh giá đó sẽ bị loại bỏ khỏi nghiên cứu Tác giả cũng thu thập các dữ liệu về nhân chủng học như giới tính, độ tuổi, thời gian làm việc, vị trí công việc, trình độ học vấn, mức độ hoàn thành công việc Việc thu thập này chỉ nhằm mục đích mô tả thống kê mẫu, tác giả không sử dụng các thông số này trong vai trò của biến kiểm soát đối với mô hình nghiên cứu tổng quát.
Tác giả cũng lựa chọn nghiên cứu ở cấp độ cá nhân cho cả hai nghiên cứu số
1 và nghiên cứu số 2 Việc lựa chọn như vậy phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, khái niệm nghiên cứu mà tác giả xây dựng xuyên suốt trong toàn bộ quá trình nghiên cứu Người tham gia phỏng vấn sẽ đánh giá các khái niệm dựa trên kinh nghiệm,cảm nhận của bản thân về những việc xảy ra trong quá trình làm việc của họ Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với cách thức mà các nghiên cứu công bố trên thế giới đã tiến hành cho các thị trường khác nhau, cũng như được thực hiện tại thị trường Việt Nam.
Nghiên cứu số 1 kiểm tra lần lượt các giả thuyết H1, H2, H5, H7 và H8 Các giả thuyết này là:
H1: Áp lực học tập có mối quan hệ dương lên sự sáng tạo của nhân viên. H2: Sự sáng tạo có mối quan hệ dương lên kết quả công việc được giao. H5: Sự sáng tạo đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa áp lực học tập và kết quả công việc.
H7: Tư duy nghịch lý có mối quan hệ dương lên kết quả công việc được giao.
H8: Sự tương tác giữa tư duy nghịch lý và áp lực học tập thúc đẩy sự sáng tạo của nhân viên.
Nghiên cứu số 2 kiểm tra lần lượt các giả thuyết H2, H3, H4, H6, H9 và H10 Các giả thuyết này là:
H2: Sự sáng tạo có mối quan hệ dương lên kết quả công việc được giao. H3: Sự sáng tạo có mối quan hệ dương lên hành vi đổi mới của nhân viên. H4: Kết quả công việc được giao có mối quan hệ dương lên hành vi đổi mới của nhân viên
H6: Kết quả công việc được giao là biến trung gian kết nối sự sáng tạo và hành vi đổi mới.
H9: Trao quyền về mặt tâm lý là biến điều tiết trong mối quan hệ giữa sự sáng tạo và kết quả công việc được giao của người nhân viên.
H10: Trao quyền về mặt tâm lý là điều tiết trong mối quan hệ giữa sự sáng tạo và hành vi đổi mới của người nhân viên.
Kết quả nghiên cứu số 1
4.2.1 Mô hình đo lường tới hạn nghiên cứu số 1
Mô hình đo lường tới hạn (saturated model) được xây dựng từ mô hình CFA của 4 biến đơn (áp lực học tập, tư duy nghịch lý, sự sáng tạo, và kết quả công việc được giao) Kết quả CFA cho thấy mô hình đạt được độ tương thích với dữ liệu thị trường: χ 2 [203] = 626,024 (p = 0,000); GFI = 0,882; TLI = 0,923; CFI = 0,932; và RMSEA = 0,070 Kết quả cũng cho thấy hệ số tải nhân tố CFA của tất cả các biến quan sát đều cao (≥ 0,64) và có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) (Bảng 4.1, Hình 4.1). Độ tin cậy tổng hợp CR của từng khái niệm cũng cao (≥ 0,85; Bảng 4.2) Bên cạnh đó, phương sai trích AVE của mỗi khái niệm lớn hơn 0,50 (Bảng 4.2) Kết quả này khẳng định tính đơn hướng, giá trị phân biệt và giá trị hội tụ của các thang đo sử dụng trong mô hình nghiên cứu (Fornell & Larcker, 1981).
Hình 4 1 Kết quả CFA các nhân tố trong nghiên cứu số 1
Nguồn: Kết quả chạy CFA từ dữ liệu khảo sát thực tế của tác giả.
4.2.2 Kiểm định chệch phương pháp (CMB)
Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu phỏng vấn từ một người trả lời và tại cùng một thời điểm, điều này có thể dẫn tới khả năng chệch do phương pháp CMB(Common Method Bias) Để kiểm tra vấn đề này, nghiên cứu sử dụng phương pháp do Podsakoff & cộng sự (2003) đề nghị Nghiên cứu sử dụng kiểm định Harman với CFA, kết quả cho thấy mức độ phù hợp của mô hình đơn yếu tố: (χ2[209] 2947,809; GFI = 0,525; TLI = 0,516; CFI = 0,562; và RMSEA = 0,175) kém xa mô hình đa yếu tố (χ2[203] = 626,024; GFI = 0,882; TLI = 0,923; CFI = 0,932; và RMSEA = 0,070) (Hình 4.2) Do đó, CMB, nếu có, cũng không làm chệch kết quả nghiên cứu (Podsakoff & cộng sự., 2003).
Hình 4 2 Kết quả kiểm định Harman cho nghiên cứu số 1
Nguồn: Kết quả chạy CFA từ dữ liệu khảo sát thực tế của tác giả.
Hệ số tải nhân tố CFA của các biến quan sát, độ tin cậy tổng hợp CR và phương sai trích AVE của các thang đo được trình bày trong Bảng 4.1 và Bảng 4.2.
Bảng 4 1 Trung vị, độ lệch chuẩn và hệ số tải nhân tố của các biến quan sát
Khái niệm và biến đo lường Trung vị Độ lệch chuẩn Hệ số tải nhân tố Áp lực học tập
Trong công việc bạn cần học hỏi các kỹ năng mới, đồng thời phát huy các kỹ năng hiện có của bản thân 6,20 1,471 0,81 Trong công việc bạn cần phát triển các khả năng mới nhưng vẫn sử dụng những khả năng hiện có của bản thân
Trong công việc bạn cần học hỏi và khám phá những cách làm mới, đồng thời thực hiện hiệu quả những cách thực hiện công việc hiện tại
Bạn thấy thoải mái khi đương đầu với nhiều yêu cầu khác nhau của công việc cùng lúc 5,22 1,578 0,69
Bạn thấy hứng thú khi phải xoay sở để thực hiện những mục tiêu công việc trái ngược nhau 5,13 1,627 0,82 Bạn thường vui vẻ đón nhận những yêu cầu khác nhau trong công việc 5,75 1,230 0,64
Bạn thấy thoải mái thực hiện những nhiệm vụ trái ngược nhau 4,84 1,622 0,80
Bạn thấy tràn đầy năng lượng khi xoay sở để giải quyết những công việc trái ngược nhau 5,20 1,500 0,72
Bạn đề xuất những cách làm mới để tăng chất lượng 6,09 0,976 0,66 Bạn là người luôn đề xuất các ý kiến sáng tạo 5,65 1,033 0,70 Bạn thể hiện sự sáng tạo trong công việc khi được tạo điều kiện 6,03 1,015 0,70
Bạn phát triển các kế hoạch và lịch làm việc chi tiết để thực hiện các ý tưởng mới 5,97 0,927 0,79
Bạn thường có những ý tưởng mới và có thể ứng dụng trong thực tế 5,81 1,009 0,76
Bạn đưa ra các cách làm sáng tạo giải quyết các vấn đề phát sinh trong công việc 5,87 0,959 0,83
Khái niệm và biến đo lường Trung vị Độ lệch chuẩn Hệ số tải nhân tố
Bạn thường có cách tiếp cận mới cho các vấn đề phát sinh trong công việc 5,86 0,989 0,85
Bạn đề xuất những cách làm mới để thực hiện các nhiệm vụ trong công việc 5,87 0,941 0,83
Kết quả công việc được giao
Bạn hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ được giao 6,07 0,795 0,82 Bạn hoàn thành trách nhiệm quy định trong bản mô tả công việc 6,10 0,802 0,88
Bạn thực hiện các nhiệm vụ theo đúng kỳ vọng 5,97 0,829 0,85 Bạn đáp ứng các yêu cầu của công việc 6,06 0,783 0,87 Bạn chú ý các khía cạnh của công việc mà bạn bắt buộc phải thực hiện 5,97 0,876 0,70
Bạn chú ý thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trong công việc 6,11 0,787 0,75
Nguồn: Kết quả tính toán từ dữ liệu khảo sát thực tế của tác giả.
Bảng 4 2 Tương quan các khái niệm
4 Kết quả công việc được giao 0,92 0,66 0,58 0,23 0,35 0,81
Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát thực tế của tác giả.
4.2.3 Kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết bằng SEM
Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM được sử dụng để kiểm tra mô hình lý thuyết và các giả thuyết Để kiểm tra sự sáng tạo của nhân viên đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa áp lực học tập và kết quả công việc được giao, và trong mối quan hệ giữa tư duy nghịch lý và kết quả công việc, nghiên cứu 1 sử dụng phương pháp bias-corrected bootstrap bởi vì nó có thể đưa ra dự báo chính xác nhất (Cheung & Lau, 2008; MacKinnon, Lockwood, & Williams, 2004).
Kết quả SEM cho thấy mô hình M0 (gồm 3 khái niệm: áp lực học tập, sự sáng tạo của nhân viên và kết quả công việc được giao) có sự sáng tạo của nhân viên đóng vai trò là biến trung gian đạt được độ tương thích với dữ liệu thị trường: χ 2 [116] = 401.388 (p = 0,000); GFI = 0,902; TLI = 0,935; CFI = 0,944; và RMSEA
= 0,076 Đường dẫn từ áp lực học tập tới sự sáng tạo, và đường dẫn từ sự sáng tạo tới kết quả công việc được giao của nhân viên đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
Do đó, ta chấp nhận giả thuyết H1 và H2.
Kết quả từ phương pháp bias-corrected bootstrap với 1000 mẫu bootstrap chỉ ra rằng mối quan hệ gián tiếp của áp lực học tập và kết quả công việc được giao thông qua sự sáng tạo của nhân viên là tích cực và có ý nghĩa thống kê (β = 0,27, p
< 0,01; 95% CI [0,09, 0,28]; Bảng 4.3), do đó, chấp nhận giả thuyết H5.
Kết quả SEM cho thấy mô hình M1 (gồm 4 khái niệm: áp lực học tập, sự sáng tạo của nhân viên, kết quả công việc được giao, và tư duy nghịch lý) đạt được độ tương thích với dữ liệu thị trường: χ2[222] = 668,841 (p = 0,000); GFI = 0,880; TLI = 0,922; CFI = 0,931; và RMSEA = 0,068 Đường dẫn từ áp lực học tập và tư duy nghịch lý tới sự sáng tạo, và đường dẫn từ sự sáng tạo tới kết quả công việc được giao của nhân viên đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) Do đó, ta chấp nhận giả thuyết H1 và H7.
Tương tự, kết quả từ phương pháp bias-corrected bootstrap với 1000 mẫu bootstrap chỉ ra rằng mối quan hệ gián tiếp của áp lực học tập và kết quả công việc được giao thông qua sự sáng tạo của nhân viên là tích cực và có ý nghĩa thống kê (β
= 0,20, p < 0,01; 95% CI [0,05, 0,26]; Bảng 4.3), do đó, chấp nhận giả thuyết H5.
Kết quả từ phương pháp bias-corrected bootstrap với 1000 mẫu bootstrap chỉ ra rằng mối quan hệ gián tiếp của tư duy nghịch lý và kết quả công việc thông qua sự sáng tạo của nhân viên là tích cực và có ý nghĩa thống kê (β = 0,25, p < 0,01; 95% CI [0,10, 0,23]; Bảng 4.3) Tuy nhiên, tương tác giữa áp lực học tập và tư duy nghịch lý lên sự sáng tạo của nhân viên không có ý nghĩa thống kê (p > 0,1), do đó không chấp nhận giả thuyết H8.
Bảng 4 3 Kết quả SEM Đường dẫn B SE β p
Mô hình M0 Đường dẫn B SE β p
* Áp lực học tập Kết quả công việc được giao -0,03 0,030 -0,04 0,408
H1 Tác động trực tiếp: Áp lực học tập
H2 Tác động trực tiếp: Sự sáng tạo
Kết quả công việc được giao 0,55 0,057 0,60 0,000 H5
Tác động gián tiếp: Áp lực học tập
Sự sáng tạo Kết quả công việc được giao BC
* Áp lực học tập Kết quả công việc được giao -0,04 0,031 -0,07 0,205
H1 Tác động trực tiếp: Áp lực học tập
H2 Tác động trực tiếp: Sự sáng tạo
Kết quả công việc được giao 0,54 0,062 0,58 0,000 H5
Tác động gián tiếp: Áp lực học tập
Sự sáng tạo Kết quả công việc được giao BC
* Tư duy nghịch lý Kết quả công việc được giao 0,04 0,034 0,06 0,303
H7 Tác động trực tiếp: Tư duy nghịch lý
* Tác động trực tiếp: Sự sáng tạo
Kết quả công việc được giao 0,54 0,062 0,58 0,000
Tác động gián tiếp: Tư duy nghịch lý
Sự sáng tạo Kết quả công việc được giao BC
H8 Áp lực học tập * Tư duy nghịch lý
Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát thực tế của tác giả.
B : Trọng số chưa chuẩn hóa;
SE : Sai lệch chuẩn; Β : Trọng số chuẩn hóa;
BC : Phương pháp bias-corrected bootstrap.
* : các đường dẫn này không phải giả thuyết nghiên cứu chính của mô hình, liên quan đến kỹ thuật chạy mô hình SEM.
Tác giả trình bày kết quả chạy SEM trong phần mềm AMOS như sau (Hình 4.3).
Hình 4 3 Kết quả SEM nghiên cứu số 1.
Nguồn: Kết quả chạy SEM từ dữ liệu khảo sát thực tế của tác giả.
Kết quả nghiên cứu số 2
4.3.1 Mô hình đo lường tới hạn Đầu tiên, nghiên cứu 2 đánh giá mô hình CFA cho khái niệm trao quyền về mặt tâm lý (thang đo bậc 2), sau đó kết hợp với ba thang đo bậc 1 còn lại (sự sáng tạo, kết quả công việc được giao, và hành vi đổi mới) để tạo nên mô hình đo lường tới hạn Cụ thể:
Mô hình CFA của thang đo trao quyền về mặt tâm lý cho thấy mô hình đạt được độ tương thích với dữ liệu thị trường: χ 2 [29] = 88.412 (p = 0,000); TLI 0,969; CFI = 0,980; GFI = 0,958; và RMSEA = 0,072 Phương sai trích AVE của từng khái niệm lớn hơn 0,50 (Bảng 4.4) Độ tin cậy tổng hợp CR của từng khái niệm cũng cao (≥ 0,85; Bảng 4.4) Mô hình đo lường tới hạn đạt được độ tương thích với dữ liệu thị trường: χ 2 [31] = 106,046 (p = 0,000); TLI = 0,964; CFI 0,975; GFI = 0,948; và RMSEA = 0,078
Tác giả trình bày kết quả chạy SEM trong phần mềm AMOS như sau (Hình 4.4).
Hình 4 4 Kết quả CFA của các thành phần của biến bậc 2 trao quyền về mặt tâm lý
Nguồn: Kết quả chạy SEM từ dữ liệu khảo sát thực tế của tác giả.
Mô hình đo lường tới hạn được xây dựng từ mô hình CFA của 3 biến đơn (sự sáng tạo, hành vi đổi mới và kết quả công việc được giao) và 1 biến bậc 2 (trao quyền về mặt tâm lý) (Hình 4.5) Kết quả CFA cho thấy mô hình đạt được độ tương thích với dữ liệu thị trường: χ 2 [215] = 629,527 (p = 0,000); TLI = 0,936; CFI 0,946; GFI = 0,880; và RMSEA = 0,070 Kết quả cũng cho thấy trọng số CFA của tất cả các biến quan sát đều cao (≥ 0,53) và có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) Độ tin cậy tổng hợp CR của từng khái niệm cũng cao (≥ 0,83; Bảng 4.5) Chỉ số AVE của mỗi khái niệm lớn hơn 0,50 (Bảng 4.5) Đồng thời, mối tương quan giữa bất kỳ cặp biến nào khi so sánh luôn nhỏ hơn căn bậc hai của AVE của biến đem ra so sánh (Fornell & Larcker, 1981) (Bảng 4.5) Kết quả này khẳng định tính đơn hướng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của các khái niệm sử dụng (Fornell & Larcker, 1981). Tác giả trình bày kết quả chạy SEM trong phần mềm AMOS như sau (Hình 4.5).
Hình 4 5 Kết quả CFA của nghiên cứu số 2
Nguồn: Kết quả chạy SEM từ dữ liệu khảo sát thực tế của tác giả.
4.3.2 Kiểm định chệch phương pháp (CMB)
Nghiên cứu số 2 sử dụng dữ liệu phỏng vấn từ một người trả lời và tại cùng một thời điểm, điều này có thể dẫn tới khả năng chệch do phương pháp CMB (Common Method Bias) Do đó, tác giả tiến hành kiểm định Harman với CFA để kiểm tra vấn đề CMB (Hình 4.6), kết quả cho thấy mô hình đơn yếu tố: (χ 2 [223] 2760,988; TLI = 0,622; CFI = 0,667; GFI = 0,522; và RMSEA = 0,169) có mức độ phù hợp kém xa mô hình đa yếu tố (χ 2 [215] = 629,527 (p = 0,000); TLI = 0,936; CFI = 0,946; GFI = 0,880; và RMSEA = 0,070) Do đó, CMB, nếu có, cũng không làm chệch kết quả nghiên cứu (Podsakoff & cộng sự., 2003)
Tác giả trình bày kết quả chạy SEM trong phần mềm AMOS như sau (Hình 4.6).
Hình 4 6 Kết quả kiểm định Harman nghiên cứu số 2
Nguồn: Kết quả chạy SEM từ dữ liệu khảo sát thực tế của tác giả.
Bảng 4.4 và Bảng 4.5 trình bày tóm tắt các chỉ tiêu quan trọng của các khái niệm và biến đo lường đã sử dụng.
Hệ số tương quan giữa trao quyền về mặt tâm lý với sự sáng tạo và kết quả công việc được giao lần lượt là 0,72 và 0,71 (Bảng 4.5) Điều này có thể dẫn tới quan ngại liờn quan đến giỏ trị phõn biệt giữa cỏc biến (Rửnkkử & Cho, 2020) Theo gợi ý của Rửnkkử & Cho (2020), tỏc giả thực hiện kỹ thuật gọi là CICFA(sys) Thay vì sử dụng mô hình mặc định khi cố định hệ số tải nhân tố đầu tiên của biến quan sát là 1, tác giả tiến hành điều chỉnh lại biến nghiên cứu bằng cách cố định phương sai của biến với giỏ trị 1 (Rửnkkử & Cho, 2020) Bằng cỏch làm này, tỏc giả tớnh toán được chỉ số CICFA(sys) và giới hạn cận trên của 95% CI của các tương quan, sau đú so sỏnh giỏ trị tỡm được với giỏ trị tham chiếu đề nghị bởi Rửnkkử & Cho
(2020) (0,8) Tác giả tính toán giới hạn cận trên của mối tương quan giữa trao quyền về mặt tâm lý và sự sáng tạo và kết quả công việc được giao lần lượt là 0,77 và 0,77 Hai hệ số tương quan này cao, tuy nhiên mức độ tin cậy của nó không bao gồm 1 Tiếp đó, so sánh với giá trị tham chiếu (0,8), có thể kết luận là không có vấn đề gỡ đối với giỏ trị phõn biệt giữa cỏc biến nghiờn cứu (Rửnkkử & Cho, 2020) Do đó, tác giả có thể tiến hành các kiểm định mô hình SEM tiếp theo.
Bảng 4 4 Độ tin cậy tổng hợp, phương sai trích, trung vị, độ lệch chuẩn và hệ số tải nhân tố của các biến quan sát
Khái niệm và biến đo lường Trung vị Độ lệch chuẩn
Hệ số tải nhân tố Sáng tạo (CR = 0,92; AVE = 0,73)
Bạn đề xuất những cách làm mới để đạt được mục tiêu công việc 6,11 1,071 0,88
Bạn đưa ra những ý tưởng mới và thiết thực để cải thiện năng suất 6,10 1,064 0,88
Bạn tìm kiếm các công nghệ, quy trình, kỹ thuật và/hoặc ý tưởng sản phẩm mới 6,06 0,979 0,82
Bạn đề xuất những cách làm mới để tăng chất lượng 6,10 0,998 0,84
Trao quyền về mặt tâm lý: Ý nghĩa (CR = 0,90; AVE = 0,73)
Khái niệm và biến đo lường Trung vị Độ lệch chuẩn
Hệ số tải nhân tố
Công việc bạn làm rất quan trọng đối với bạn 6,10 0,873 0,88 Các hoạt động tại nơi làm việc có ý nghĩa đối với bản thân bạn 6,09 0,819 0,82
Công việc bạn làm có ý nghĩa đối với bạn 6,12 0,854 0,90
Trao quyền về mặt tâm lý: Khả năng (CR = 0,93; AVE = 0,87)
Bạn tự tin về năng lực làm việc của mình 6,20 0,864 0,90 Bạn tự tin về khả năng thực hiện những nghiệp vụ chuyên môn của mình 6,16 0,898 0,97
Trao quyền về mặt tâm lý: Quyền tự quyết (CR = 0,85; AVE = 0,73)
Bạn có quyền tự chủ đáng kể trong việc xác định cách bạn làm việc của mình 5,95 0,958 0,87
Bạn có thể tự quyết định cách thực hiện công việc của mình 5,94 0,998 0,84
Trao quyền về mặt tâm lý: Ảnh hưởng (CR = 0,89; AVE = 0,73) Ảnh hưởng của bạn đến hoạt động của bộ phận bạn làm việc là rất lớn 5,52 1,132 0,82
Bạn có rất nhiều quyền kiểm soát đối với những gì xảy ra trong bộ phận của bạn 5,32 1,363 0,87
Bạn có ảnh hưởng đáng kể đến những gì xảy ra trong bộ phận của bạn 5,39 1,250 0,88
Kết quả công việc được giao (CR = 0,92; AVE = 0,66)
Bạn hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ được giao 6,07 0,808 0,81 Bạn hoàn thành trách nhiệm quy định trong bản mô tả công việc 6,10 0,817 0,88
Bạn thực hiện các nhiệm vụ theo đúng kỳ vọng 5,97 0,846 0,83 Bạn đáp ứng các yêu cầu của công việc 6,07 0,797 0,87 Bạn chú ý các khía cạnh của công việc mà bạn bắt buộc phải thực hiện 5,97 0,892 0,69
Bạn chú ý thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trong công việc 6,11 0,804 0,77
Khái niệm và biến đo lường Trung vị Độ lệch chuẩn
Hệ số tải nhân tố Hành vi đổi mới của nhân viên (CR = 0,92; AVE = 0,66)
Bạn đưa ra những ý tưởng mới cho những vấn đề khó khăn 5,76 0,897 0,69
Bạn tìm tòi những phương pháp, kỹ thuật hoặc công cụ làm việc mới 5,81 0,881 0,77
Bạn đề xuất những giải pháp đầu tiên cho các vấn đề phát sinh trong công việc 5,54 1,054 0,78
Bạn huy động sự hỗ trợ cho những ý tưởng đổi mới 5,68 0,935 0,84 Bạn có được sự chấp thuận cho những ý tưởng đổi mới 5,59 1,010 0,84
Bạn thuyết phục cấp trên nhiệt tình với các ý tưởng đổi mới 5,48 1,106 0,84
Bạn chuyển đổi ý tưởng sáng tạo thành các ứng dụng hữu ích 5,56 1,075 0,84
Bạn giới thiệu những ý tưởng sáng tạo vào môi trường làm việc một cách hệ thống 5,58 1,059 0,86
Bạn đánh giá tính tiện ích của những ý tưởng đổi mới 5,72 0,996 0,81 Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát thực tế của tác giả.
Bảng 4 5 Độ tin cậy tổng hợp, phương sai trích, và tương quan các khái niệm
2 Kết quả công việc được giao 0,92 0,66 0,46 0,81
4 Trao quyền về mặt tâm lý 0,83 0,56 0,72 0,71 0,55 0,75
Nguồn: Kết quả phân tích từ dữ liệu khảo sát thực tế của tác giả.
4.3.3 Kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết bằng SEM
Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM được sử dụng để kiểm tra mô hình lý thuyết và các giả thuyết Nghiên cứu này sử dụng phương pháp bias-corrected bootstrap để kiểm tra giả thuyết về biến kết quả công việc được giao (biến trung gian) (Cheung & Lau, 2008; MacKinnon, Lockwood, & Williams, 2004).
Kết quả SEM cho thấy mô hình M3 (gồm 3 khái niệm: sự sáng tạo, kết quả công việc được giao, và hành vi đổi mới) có kết quả công việc được giao đóng vai trò là biến trung gian đạt được độ tương thích với dữ liệu thị trường: χ 2 [141] 391,302 (p = 0,000); GFI = 0,907; TLI = 0,953; CFI = 0,962; và RMSEA = 0,067 Đường dẫn từ sự sáng tạo tới hành vi đổi mới có ý nghĩa về thống kê (p