Văn hóa ẩm thực trong giao tiếp kinh doanh

15 1.8K 1
Văn hóa ẩm thực trong giao tiếp kinh doanh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT 1.1. Văn hóa ẩm thực là gì? Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Thế nhưng chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra. Văn hóa ẩm thực là cách chọn, chế biến thực phẩm cũng như cung cách ăn uống, thưởng thức các món ăn. Qua ẩm thực không chỉ thể hiện sở thích ăn uống của mỗi người mà nó còn thể hiện tính cách, cách cư xử cũng như thể hiện các mối quan hệ giữa con người với con người. 1.2. Văn hóa ẩm thực trong giao tiếp kinh doanh gì? Giao tiếp kinh doanh luôn bao gồm cả ẩm thực. Văn hóa ẩm thực trong kinh doanh là phương thức chọn, mời khách, phong cách ăn uống, tiếp khách để tạo và phát triển các mối quan hệ trong kinh doanh. Văn hóa ẩm thực trong kinh doanh thể hiện năng lực của doanh nghiệp, cá nhân; thể hiện văn hóa của công ty; là bộ mặt của công ty. Vì thế, văn hóa ẩm thực trong giao tiếp kinh doanh rất quan trọng và nó quyết định phần nào thành công của doanh nhân và doanh nghiệp. PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HÓA ẨM THỰC TRONG GIAO TIẾP KINH DOANH 2.1. Đối tượng • Nội bộ công ty gồm giữa nhân viên với cấp trên và giữa nhân viên với nhân viên trong những buổi tiệc quan trọng của công ty hoặc liên hoan trong phòng…nhằm thắt chặt tinh thần đoàn kết, chia sẻ để hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn. • Doanh nghiệp với khách hàng: có thể đại diện 1 cá nhân nào đó của doanh nghiệp Đối tượng khách hàng có thể chia như sau: • Khách hàng siêu cấp: khách hàng hiện hữu (là những khách hàng có mối quan hệ trên một năm hoặc đã từng giao dich với doanh nghiệp). Căn cứ vào lợi nhuận để xếp thứ tự thì những khách hàng đem lại trên 1% lợi nhuận cho doanh nghiệp được gọi là khách hàng siêu cấp. • Khách hàng lớn: Những khách hàng tiếp theo chiếm dưới 4% trong khách hàng hiện có được gọi là khách hàng lớn. Khách hàng siêu cấp và khách hàng lớn có thể đem lại giá trị rất lớn cho doanh nghiệp nhưng số lượng lại không nhiều bằng khách hàng vừa và nhỏ, hơn nữa giá trị này chỉ thực hiện được trong tương lai. Vì thế đòi hỏi các nhân viên phục vụ khách hàng phải có con mắt nhìn xa trông rộng để nhận ra những khách hàng này, doanh nghiệp cũng phải nhẫn nại để mở ra sự hợp tác trong tương lai. • Khách hàng vừa: chiếm 15% trong số khách hàng hiện có gọi là khách hàng vừa. Khách hàng này không mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp như khách hàng lớn nhưng khách hàng này đem lại giá trị thực tại rất lớn cho doanh nghiệp. • Khách hàng nhỏ: chiếm 80% còn lại trong số khách hàng hiện hữu là khách hàng nhỏ. Giá trị mà khách hàng nhỏ đem lại cho công ty là rất ít, trong khi số lượng khách hàng thì lại lớn, tính lưu động cũng rất lớn, vì thế lợi nhuận tiềm ẩn rất nhỏ. Đây là loại khách hàng không có giá trị nhiều trong tương lai, đối với một doanh nghiệp lớn thì họ không chú trọng nhiều đến khách hàng này mà chỉ coi đây là khách hàng bình thường.

Nhóm 4 – TM15-001 GVHD: Nguyễn Thế Hùng PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT 1.1. Văn hóa ẩm thực là gì? Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Thế nhưng chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra. Văn hóa ẩm thực là cách chọn, chế biến thực phẩm cũng như cung cách ăn uống, thưởng thức các món ăn. Qua ẩm thực không chỉ thể hiện sở thích ăn uống của mỗi người mà nó còn thể hiện tính cách, cách cư xử cũng như thể hiện các mối quan hệ giữa con người với con người. 1.2. Văn hóa ẩm thực trong giao tiếp kinh doanh gì? Giao tiếp kinh doanh luôn bao gồm cả ẩm thực. Văn hóa ẩm thực trong kinh doanh là phương thức chọn, mời khách, phong cách ăn uống, tiếp khách để tạo và phát triển các mối quan hệ trong kinh doanh. Văn hóa ẩm thực trong kinh doanh thể hiện năng lực của doanh nghiệp, cá nhân; thể hiện văn hóa của công ty; là bộ mặt của công ty. Vì thế, văn hóa ẩm thực trong giao tiếp kinh doanh rất quan trọng và nó quyết định phần nào thành công của doanh nhân và doanh nghiệp. Văn hóa ẩm thực trong giao tiếp kinh doanh Trang 1/1 Nhóm 4 – TM15-001 GVHD: Nguyễn Thế Hùng PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HÓA ẨM THỰC TRONG GIAO TIẾP KINH DOANH 2.1. Đối tượng • Nội bộ công ty gồm giữa nhân viên với cấp trên và giữa nhân viên với nhân viên trong những buổi tiệc quan trọng của công ty hoặc liên hoan trong phòng…nhằm thắt chặt tinh thần đoàn kết, chia sẻ để hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn. • Doanh nghiệp với khách hàng: có thể đại diện 1 cá nhân nào đó của doanh nghiệp Đối tượng khách hàng có thể chia như sau: · Khách hàng siêu cấp: khách hàng hiện hữu (là những khách hàng có mối quan hệ trên một năm hoặc đã từng giao dich với doanh nghiệp). Căn cứ vào lợi nhuận để xếp thứ tự thì những khách hàng đem lại trên 1% lợi nhuận cho doanh nghiệp được gọi là khách hàng siêu cấp. · Khách hàng lớn: Những khách hàng tiếp theo chiếm dưới 4% trong khách hàng hiện có được gọi là khách hàng lớn. Khách hàng siêu cấp và khách hàng lớn có thể đem lại giá trị rất lớn cho doanh nghiệp nhưng số lượng lại không nhiều bằng khách hàng vừa và nhỏ, hơn nữa giá trị này chỉ thực hiện được trong tương lai. Vì thế đòi hỏi các nhân viên phục vụ khách hàng phải có con mắt nhìn xa trông rộng để nhận ra những khách hàng này, doanh nghiệp cũng phải nhẫn nại để mở ra sự hợp tác trong tương lai. · Khách hàng vừa: chiếm 15% trong số khách hàng hiện có gọi là khách hàng vừa. Khách hàng này không mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp như khách hàng lớn nhưng khách hàng này đem lại giá trị thực tại rất lớn cho doanh nghiệp. · Khách hàng nhỏ: chiếm 80% còn lại trong số khách hàng hiện hữu là khách hàng nhỏ. Giá trị mà khách hàng nhỏ đem lại cho công ty là rất ít, trong khi số lượng khách hàng thì lại lớn, tính lưu động cũng rất lớn, vì thế lợi nhuận tiềm ẩn rất nhỏ. Đây là loại khách hàng không có giá trị nhiều trong tương lai, đối với một doanh nghiệp lớn thì họ không chú trọng nhiều đến khách hàng này mà chỉ coi đây là khách hàng bình thường. Văn hóa ẩm thực trong giao tiếp kinh doanh Trang 2/2 Nhóm 4 – TM15-001 GVHD: Nguyễn Thế Hùng · Khách hàng phi tích cực: Là những khách hàng trong vòng một năm trở lại đây không đem lại thu nhập cho doanh nghiệp nhưng trước đây đã từng mua hàng hoá hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Họ có thể là khách hàng trong tương lai của doanh nghiệp. · Khách hàng tiềm năng: là những khách hàng tuy từ trước đến nay chưa từng mua sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp nhưng họ đã bước đầu tiếp xúc và có nhu cầu mua hàng hoá của doanh nghiệp, ví dụ : những khách hàng đã hỏi giá và thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp Tóm lại, trong nội bộ công ty thì việc tổ chức và chọn địa điểm thì khá đơn giản còn giữa đại diện doanh nghiệp với khách hàng thì rất khó và đòi hỏi chúng ta phải biết phân loại tùy đối tượng khách hàng để chọn lựa địa điểm cũng như một số tiêu chí sao cho gây được ấn tượng với khách hàng và đem lại lợi ích cho doanh nghiệp từ buổi tiệc đó. 2.2. Địa điểm, thời gian Trong kinh doanh có nhiều mối quan hệ, đó sẽ là những mối quan hệ với đối tác cả bên trong hay bên ngoài công ty. Mời dùng bữa hay mời uống cà phê là không thể thiếu trong công tác ngoại giao của họ. Những buổi gặp gỡ thân mật như vậy sẽ là cơ hội tốt để các bên tìm hiểu, bàn thảo công việc với nhau. Những “cuộc hẹn” như thế này sẽ khiến cho họ gần gũi, hiểu nhau hơn. Đôi khi bàn công việc làm ăn tại văn phòng sẽ khiến cho cả hai bên cảm thấy căng thẳng và hiệu quả công việc sẽ không được như mong muốn. Khi đó một buổi gặp mặt ngoài văn phòng sẽ giúp công việc đạt hiểu quả tốt hơn. Bên cạnh đó, sẽ giúp hai bên xây dựng được mối quan hệ thân thiết, lâu dài và bền vững hơn trong công việc. Dù dùng bữa trong kinh doanh đôi khi chỉ đơn thuần là để gặp gỡ nhau trực tiếp, để cùng nhau dùng một bữa ăn thân mật hay là một dịp quan trọng để đi đến một quyết định lớn thì đều phải thể hiện được văn hóa của công ty cũng như phong cách làm việc của mình. Vì thế, cần hết sức lưu ý khi chọn địa điểm cũng như thời gian của buổi gặp gỡ. Văn hóa ẩm thực trong giao tiếp kinh doanh Trang 3/3 Nhóm 4 – TM15-001 GVHD: Nguyễn Thế Hùng 2.2.1.Địa điểm Đối với người làm kinh doanh, đặc biệt là những người thành đạt, việc lựa chọn một bàn tiệc, một không gian để trao đổi công việc hay đàm đạo cho kế hoạch làm ăn của mình là điều vô cùng quan trọng Khi mời đối tác, khách hàng phải tìm hiểu trước sở thích, khẩu vị của đối tác để chọn địa điểm ẩm thực cho phù hợp. Qua khảo sát cho thấy các doanh nhân thường mời đối tác đến những nơi họ từng dùng bữa và thường tìm hiểu rất kỹ lưỡng về nơi định chọn để có thể chủ động và an tâm về cuộc gặp gỡ. Thế nhưng cũng không quên để khách hàng chọn địa điểm họ yêu thích và thuận tiện cho họ. Dù là địa điểm do ai chọn thì cũng cần đáp ứng những tiêu chí sau : - Không gian trang trí đẹp, cung cách phục vụ lịch sự chu đáo, không quá ồn ào, các món ăn, thức uống phải ngon , dễ dàng cho đối tác lựa chọn. - Phù hợp với đối tác. Đối tác của bạn có thể đến từ nhiều vùng miền trên đất nước Việt Nam hoặc là người nước ngoài. Do đó lựa chọn địa điểm như thế nào còn phụ thuộc vào sở thích, thói quen ăn uống hay của họ và phù hợp với những nét văn hóa của họ. Ví dụ: Đối với những khách hàng mê phong thủy đặc biệt là đối với các doanh nhân Trung Hoa, họ tin rằng không gian bài trí theo phong thủy một cách khoa học sẽ mang lại may mắn cho họ trong các buổi giao dịch đàm phán. Vì thế khi chọn những nơi gặp gỡ đối với những người Trung Hoa họ thường quan tâm nhiều đến cấu trúc bố cục, cách bài trí của nhà hàng. - Thuận tiện cho việc di chuyển của cả hai bên, thế nhưng khách hàng luôn được ưu tiên, do đó địa điểm gần chỗ làm việc của khách hàng của bạn cũng là một điều rất tốt. Đối với những đối tác, khách hàng lớn, quan trọng: - Thường lựa chọn ở những nơi sang trọng có tầm cỡ, quy mô lớn, hiện đại, không gian rộng rãi, thoáng đãng, mang chất riêng tư. - Dù lựa chọn những nhà hàng hay quán cà phê cao cấp nhưng vẫn phải cố gắng đem lại cảm giác thân thiện qua phong cách phục vụ, giá cả hợp lý và chất lượng các món ăn, thức uống cùng với cách bài Văn hóa ẩm thực trong giao tiếp kinh doanh Trang 4/4 Nhóm 4 – TM15-001 GVHD: Nguyễn Thế Hùng trí không gian tạo nên một địa điểm lý tưởng cho các buổi họp, các cuộc gặp gỡ, các tổ chức sự kiện. - Yên tĩnh là điều quan trọng, vì ít người qua lại sẽ không làm ảnh hưởng đến cuộc nói chuyện, bàn bạc công việc giữa hai bên; hay chất lượng đồ ăn, thức uống, sự phục vụ không tốt sẽ làm cho buổi gặp gỡ trở nên kém hiệu quả hơn. Đối với những đối tác bình thường: Lựa chọn những nơi không quá cầu kỳ trong thiết kế, không hoành tráng trong bố cục không gian nhưng mang lại những ấn tượng về sự đơn giản, hết sức tinh tế và nhẹ nhàng. Một nơi vừa đủ ấm cúng để trò chuyện, với tiếng nhạc êm dịu trong một không gian riêng. Vì thế những nơi có không gian yên tĩnh, không bị ảnh hưởng từ phía bên ngoài, có thể là một phòng riêng, hay một góc nhỏ thuận tiện với không gian trong lành, thoáng đãng để hai bên có thể nói chuyện một cách thoải mái, có thể thảo luận hay bàn bạc mà không bị ai làm phiền. Mặc dù có sự lựa chọn như vậy nhưng họ vẫn có nhu cầu tìm đến những nơi có môi trường đoàn kết, thân thiên những nơi có thể gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ kinh nghiêm, tìm kiếm đối tác và cơ hội kinh doanh. 2.2.2. Thời gian  Thời gian để mời khách là những lúc thuận tiện nhất cho cả hai bên hay những lúc mà đối tác có thời gian để giành cho bạn. Tùy vào tính chất của quan trọng của cuộc hẹn mà chọn thời điểm thích hợp, đó có thể là bữa sáng, bữa trưa, bữa tối hay một một cuộc hẹn uống cà phê lúc xế chiều Buổi sáng: có thể bắt đầu như bắt đầu một ngày làm việc bình thường vào lúc 7h30 hay 8h sáng, thế nhưng cũng cần tìm hiểu thói quen về thời gian cho bữa sáng của đối tác. Khoảng thời gian này chỉ đơn giản là để cùng nhau uống cà phê sáng, dùng một bữa điểm tâm để điểm báo trong ngày hay thảo luận về những thông tin mới. Buổi trưa: Vì là thời điểm nghỉ trưa nên thời gian thường giới hạn trong một khoảng nhất định. Thường từ 11h30 đến 1h30 nên đúng giờ là một điều quan trọng trong cuộc hẹn cùng đối tác. Buổi tối: có thể bắt đầu sau khi mọi cả hai bên đều đã kết thúc công việc và có một chút thời gian chuẩn bị cho cuộc gặp. Có thể bắt đầu lúc 7h hoặc trễ hơn. Văn hóa ẩm thực trong giao tiếp kinh doanh Trang 5/5 Nhóm 4 – TM15-001 GVHD: Nguyễn Thế Hùng Buổi tối được xem có thể xem là thời điểm lý tưởng nhất vì khoảng thời gian vì khi đó cả chúng ta và đối tác không còn bị bó buộc về thời gian của giờ làm việc hành chính, chúng ta có thể dùng thêm bia rượu điều mà vào buối sáng hay trưa thì khó khăn hơn. Thêm vào đó, cuối ngày công việc không còn sẽ khiến cho mọi người thoải mái, trao đổi các vấn đề cởi mở hơn. Việc lấy được thông tin cũng như sự hợp tác ở thời điểm là rất lớn. Thời gian rất quan trọng đối với doanh nhân, do đó hãy cố gắng sắp xếp để có thể đến vào lúc mà khách hàng bạn muốn gặp bạn. Thế nhưng, khi không thể thực hiện được điều đó hãy cố gắng thương lượng với khách hàng thời gian thích hợp nhất cho cả hai bên. 2.3. Cách mời Thành công đầu tiên trong giao tiếp kinh doanh trong ẩm thực là mời được khách hàng đồng ý tham dự một bữa tiệc nào đó. Chúng ta phải mới như thế nào để khách hàng nói “có” và đi với tinh thần hợp tác, vui vẻ. Trước khi mời, chúng ta nên bỏ thời gian tìm hiểu về khách hàng để biết chắc thời gian đó khách hàng rảnh vào thời gian đó. Cũng có nhiều trường hợp do chưa gặp mặt bao giờ nên khách hàng sẽ cảm thấy ngại, từ chối gặp. Khi đó ta nên mời kèm luôn đồng nghiệp của học đi cùng để tạo thêm không khí thân thiện cũng như mở rộng thêm các mố quan hệ. Giọng điệu khi mời luôn luôn phải nhiệt tình, tỏ ra thật thành ý và việc gặp họ là điều rất quan trọng với mình và việc gặp mình với họ cũng thật sự cần thiết vì chúng ta cung cấp cho họ những sản phẩm, dịch vu hoặc tư vấn tốt nhất. Với những khách hàng mà chúng ta chưa gặp bao giờ, chưa nói chuyện qua điện thoại và chỉ vài lần qua email để hỏi về thông tin sản phẩm hay công ty thì chúng ta nên điện thoại trực tiếp cho khách và mời khách đi ăn sáng, ăn trưa hay ghé một quán cà phê nào đó để bàn chi tiết hơn về sản phẩm, dịch vụ của công ty bằng những câu mời hết sức lịch sự và thiện chí. Ví dụ: Chúng ta có thể dùng những câu mời lịch sự như: - “ Không biết anh có sắp xếp được thời gian chúng ta có thể gặp nhau để trao đổi trực tiếp về dự án M được không ạ? - Trưa mai em có thể mời anh dùng cơm trưa và bàn chi tiếp hơn về dịch vụ mà bên anh đang quan tâm được không ạ” . . . Văn hóa ẩm thực trong giao tiếp kinh doanh Trang 6/6 Nhóm 4 – TM15-001 GVHD: Nguyễn Thế Hùng Với những khách hàng giữ vị trí quan trọng trong công ty, để thể hiện sự tôn trọng và thành ý, chúng ta nên mời họ bằng văn bản hoặc email thông qua thư ký/ lễ tân của họ. Với những trường hợp này thư ký/ lễ tân là tác nhân quan trọng quyết định đến việc thành công hay không. Trong vài trường hợp có thể việc này sẽ hết sức đơn giản, nhưng trong những trường hợp khó hoặc thư ky/ lễ tân lại trở thành người gây khó dễ thì khi đó hãy dùng tới chiến thuật “người mẹ hiền”. Chắc hẳn ai trong chúng ta đều biết các bà mẹ đều muốn cho con mình ăn, ăn và ăn. Đây là một trong những cách hết sức hiệu quả, khi đến gửi một thư mời, một cuộc hẹn Tổng Giám đốc hay Chủ tịch hội đồng quản trị nào đó hay chuẩn bị một ít gì đó cho thư ký/ lễ tân của họ. Có thể là một hộp sô cô la hay một ít trái cây hay một thứ gì đó chăc hẳn sẽ giúp cho chúng ta rất nhiều. Chúng ta cũng cần phải hết sức khéo léo khi thực hiện điều này để tránh gây ra tác dụng ngược lại. Với những khách hàng chúng ta đã gặp trước rồi thì việc hẹn để dùng một bữa ăn trưa hay cà phê chắc chắn sẽ đơn giản hơn. Các nguyên tác cần thiết trong mời đối tác mà chúng ta cần lưu ý: - Thái độ khi mời phải nhiệt tình, thành ý và tôn trọng khách hàng. - Ngoài việc tỏ ra khách hàng quan trọng với mình phải tỏ ra mình cũng rất quan trọng với họ. - Nói sơ lược với họ trước với khách hàng về nội dung sẽ trao đổi trong bữa ăn. - Luôn luôn đến đúng giờ hẹn. - Tìm hiểu về khách hàng để tránh hẹn vào những giờ bận rộn của khách hàng. Ví dụ: Công ty A chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển biết được rằng công ty B rất hay vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn trong nước nhưng lại chưa sử dụng dịch vụ của công ty mình. Và trưởng phòng kinh doanh công ty A muốn hẹn Giám đốc công ty B để giới thiều về dịch vụ của mình. Ông nhờ thư ký chuẩn bị thư mời mời Giám đốc công ty B dùng bữa tối để giới thiệu những dịch vụ rất tốt của công ty mình và gửi cho thư ký công ty B để nhờ sắp xếp một cuộc hẹn. Với nội dung ngắn gọn và súc tích, nêu lên những ưu việt của dịch vụ và cơ hội gặp mặt để trao đổi hợp tác công thêm sự khéo léo khi nhờ thư ký chuyển cho khách Văn hóa ẩm thực trong giao tiếp kinh doanh Trang 7/7 Nhóm 4 – TM15-001 GVHD: Nguyễn Thế Hùng hàng, vị trưởng phòng đã mời được đối tác và tạo được ấn tượng tốt với khách hàng tiềm năng của mình. 2.4. Cách chọn món Đối tác mà bạn mời dùng bữa có thể đến từ mọi vùng miền trên đất nước Việt Nam cũng có thể là người nước ngoài. Việc chọn món như thế nào tùy thuộc vào thói quen ăn uống của nơi họ xuất thân và sở thích riêng của từng người.  Văn hóa ẩm thực người Việt được biết đến với những nét đặc trưng như tính hòa đồng, đa dạng và phong phú; đậm đà hương vị với sự kết hợp nhiều loại gia giảm để tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong các món ăn. Việc ăn thành mâm và sử dụng đũa và đặc biệt trong bữa ăn không thể thiếu cơm là tập quán chung của cả dân tộc Việt Nam. Bên cạnh những nét chung đó thì mỗi một vùng miền lại có những nét đặc trưng ẩm thực riêng: Ẩm thực miền Bắc: món ăn có vị vừa phải, không quá nồng nhưng lại có màu sắc sặc sỡ, thường không đậm các vị cay, béo, ngọt, chủ yếu sử dụng nước muối và mắm. Hà Nội được xem như tinh hoa ẩm thực của miền Bắc với những món ăn ngon như phở, bún thang, bún chả, bún ốc, cốm làng Vòng, bánh cuốn Thanh trì và gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, rau húng Láng . . . Ẩm thực miền Trung: Người miền Trung lại ưa dùng các món ăn có vị đậm hơn, nồng độ mạnh. Tính đặc sắc thể hiện qua hương vị đặc biệt, nhiều món cay hơn miền Bắc và miền Nam. Màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm. Ẩm thực miền Trung nổi tiếng với mắm tôm chua, các loại mắm ruốc. Ẩm thực cung đình Huế với phong cách ẩm thực hoàng gia không chỉ rất cay, rất nhiều màu sắc mà còn chú trọng vào số lượng các món ăn, cách bày trí món. Ẩm thực miền Nam: Do chịu nhiều ảnh hưởng của ẩm thực Trung Hoa, Campuchia, Thái Lan nên các món ăn của người miền Nam thiên về độ ngọt, độ cay. Phổ biến các loại mắm khô như mắm cá sặc, mắm bò hóc, mắm ba khía Có những món ăn dân dã, đặc thù như: chuột đồng khìa nước dừa, dơi quạ hấp chao, rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh, đuông dừa, đuông đất hoặc đuông chà là, vọp chong, cá lóc nướng trui Ẩm thực các dân tộc thiểu số: Ẩm thực của mỗi dân tộc thiểu số đều có những bản sắc riêng biệt. Nổi tiếng như món thịt lợn sống trộn phèo non của các dân Văn hóa ẩm thực trong giao tiếp kinh doanh Trang 8/8 Nhóm 4 – TM15-001 GVHD: Nguyễn Thế Hùng tộc Tây Nguyên, bánh cuốn trứng (Cao Bằng, Lạng Sơn), bánh coong phù dân tộc Tày, Lợn sữa và vịt quay móc mật, khau nhục Lạng Sơn, phở chua, cháo nhộng ong, phở cồn sủi, thắng cố, các món xôi nếp nương của người Thái, thịt chua Thanh Sơn Phú Thọ  Mỗi quốc gia trên thế giới có một nét văn hóa ẩm thực riêng. Ví dụ : Người châu Á thích ăn những món nóng nhưng người châu Âu lại thích những món nguội. Do đó cần tìm hiểu đối tác của bạn đến từ nước nào , văn hóa ẩm thực của nước đó như thế nào, họ có ăn được món ăn Việt Nam không hay chỉ ăn được món ăn bản địa. Những điều đó có thể tìm hiểu qua thư ký hay đồng nghiệp của họ, thế nhưng nếu bạn không thể tìm hiểu được thì đừng ngừng ngại tìm hiểu điều đó từ chính bản thân khách mời của bạn. Ví dụ : Bạn có thể đề nghị họ : “Tôi có thể mời ngài ăn một bữa ăn tại nhà hàng mang đậm chất Nam bộ của Việt Nam không?” Nếu khách hàng đồng ý thì quá tốt, nhưng nếu họ nói không thể ăn món ăn của Việt Nam khi đó đừng ngừng ngại đề nghị họ chỉ cho bạn nơi mà họ muốn đến.  Trước cuộc hẹn bạn nên tìm hiểu trước và có trong đầu mình một vài món để gọi. Khi nhân viên phục vụ đưa thực đơn đến, đừng quên để khách hàng chọn món, để bọ chọn món mà họ thích sẽ giúp cho họ có một bữa ăn ngon miệng, điều này có rất tốt cho bạn. Thế nhưng nếu khách hàng giao hết việc chọn món cho bạn, do đã chuẩn bị trước , bạn hãy tỏ ra là người hiểu biết và mến khách bằng cách đưa ra những gợi ý cho khách hàng và hỏi ý kiến của họ, bữa ăn là của hai bên, do đó đừng ngừng ngại mời khách hàng của bạn tham gia vào việc chọn món. 2.5. Phong cách ăn uống Trên bước đường thành công, những doanh nhân thành đạt đã tạo dựng được cho mình hình ảnh đầy ấn tượng. Không chỉ nổi bật từ những thành công, sang trọng quý phái trong cách ăn vận, doanh nhân Việt Nam còn thể hiện đẳng cấp trong nghệ thuật ẩm thực. Tất cả những điều đó đã góp phần tạo nên một nét đặc trưng mà cộng đồng thường gọi là “Văn hoá ẩm thực doanh nhân” . . . Ăn uống thể hiện đẳng cấp của người thành đạt Trên thực tế, tuy số lượng Doanh nhân Việt Nam ngày càng tăng nhưng “Văn hoá ẩm thực doanh nhân” là khái niệm còn khá mới mẻ. Nhiều doanh nhân dù Văn hóa ẩm thực trong giao tiếp kinh doanh Trang 9/9 Nhóm 4 – TM15-001 GVHD: Nguyễn Thế Hùng “lượng” đã đạt nhưng “chất” còn hạn chế bởi còn đem theo mình những lỗi về văn hoá, ăn nói, giao tiếp. Trên bàn tiệc, không chỉ đơn thuần là nâng cốc rượu uống say rồi về, mà có thể căn cứ vào cách bưng chén, nâng cốc, lấy thức ăn cũng giúp khách hàng đánh giá tính cách, tài giao tiếp của bạn. Cũng trên bàn tiệc, kiến thức ẩm thựcvăn hoá ăn uống của bạn gây ấn tượng tốt với khách hàng. Trong suốt bữa ăn, chúng ta hãy ăn uống một cách nhẹ nhàng, lịch sự. Tránh nhai ăn uống nhồm nhoàm, phát ra tiếng kêu quá lớn hoặc nói trong khi đang nhai thức ăn. Hãy tạo không khí vui vẻ, thân thiện trong bữa ăn thông qua những câu chuyện. Giới doanh nhân có nhiều quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực trong ăn uống và họ có những lựa chọn riêng theo phong cách và mục đích của mình. Dưới đây là phong cách ẩm thực riêng của doanh nhân hay còn gọi là không gian riêng của doanh nhân. Cà phê doanh nhân: Đi cà phê có thể là đi thư giãn, đi làm việc hoặc đi ký hợp đồng… Và các quán thuộc “phong cách doan nhân” ngày càng nhiều. Điểm hẹn doanh nhân ở đây chính là không gian, tầm nhìn, sự riêng tư cần thiết, sự thuận tiện (nằm ở khu vực trung tâm hoặc gần nơi làm việc) và cung cách phục vụ. Bữa ăn “kinh doanh”: là một bữa ăn đơn thuần, là cơ hội để các bên gặp gỡ bàn thảo công việc. Lúc này cũng là thời điểm để thể hiện sự hiểu biết ẩm thực của cá nhân. Có thể ở những thời điểm này, kiến thức ẩm thực được đối tác đánh giá cao không kém sự thông thạo về chuyên môn của bạn. Ngược lại, những yếu kém về giao tiếp lại dễ bộ lộ ra. Trà đạo cuối tuần: Đây là khoảng thời gian thư giãn, giảm stress mà bạn có thể dành cho bạn bè, người thân bên chén trà nồng ấm, tao nhã, thưởng thức hương vị trà và ngắm nghía những bộ ấm trà tinh tế. Một không gian lý tưởng để trò chuyện, đàm đạo và mang vẻ thanh bình.  Rượu, bia Doanh nhân hay phải giao tiếptrong giao tiếp không gì làm con người gần gũi nhau hơn là rượu. Không phải ngẫu nhiên ở Nga có khẩu hiệu: “Vodka - Connecting People” (Vodka - Kết nối mọi người). Doanh nhân Việt gặp nhau bên bàn nhậu, làm việc trong bàn nhậu, bắt tay qua bàn nhậu và ký hợp đồng trên bàn nhậu. Văn hóa ẩm thực trong giao tiếp kinh doanh Trang 10/10 [...]... khỏi trong kinh doanh, do đó đã là thói quen, thông lệ, dù muốn dù không thì nhiều người làm kinh doanh không thể làm khác được Đây là điều cần đáng được giới doanh nhân quan tâm Họ là những người thành đạt, họ có tiếng nói trong xã hội, họ có thể đưa ra ý kiến của mình, họ có thể cùng nhau xây dựng một văn hóa ẩm thực doanh nhân hoàn toàn lành mạnh và không có những cuộc “nhậu” Văn hóa ẩm thực trong giao. .. trong kinh doanh Ẩm thực giúp các đối tác tạo dựng mối quan hệ thân thiết hơn, hiệu quả công việc từ đó cũng cao hơn Thế nhưng làm được điều đó quả là một việc không dễ dàng, văn hóa ẩm thực trong giao tiếp kinh doanh là một khoa học và cũng là một nghệ thuật Mỗi người khi bước vào kinh doanh ngoài những kiến thức chuyên môn, kỹ năng trong công việc cần trang bị cho mình những kiến thức về ẩm thực và... thực và xây dựng cho mình một nét văn hóa ẫm thực riêng Tìm hiểu văn hóa ẩm thực của từng vùng miền và các quốc gia trên thế giới không những giúp chúng ta nâng cao kiến thức mà còn rất có ích cho việc kinh doanh của chúng ta sau này Thế nhưng ẩm thực trong kinh doanh hiện đang tồn tại một vấn đề khiến nhiều người phải suy nghĩ đó là “nhậu” – điều này đã được đề cập trong bài viết Uống rượu là phương... mạnh và không có những cuộc “nhậu” Văn hóa ẩm thực trong giao tiếp kinh doanh tại Việt Nam ngày càng phong phú đa dạng, ngày càng phát triển, góp phần rất lớn trong việc tạo mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên, đối tác, khách hàng; công việc kinh doanh thuận lợi, hàng ngàn bảng hợp đồng đã được kí kết Văn hóa ẩm thực trong giao tiếp kinh doanh Trang 15/15 ... Trong cuộc gặp gỡ bạn đã cố gắng để lại ấn tượng tốt nhất với khách hàng thì thông điệp cảm ơn sẽ khiến họ một lần nữa nhớ lại những ấn tượng tốt đó về bạn và khắc sâu vào tâm trí họ những điều đó Văn hóa ẩm thực trong giao tiếp kinh doanh Trang 14/14 Nhóm 4 – TM15-001 GVHD: Nguyễn Thế Hùng PHẦN 3: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, KẾT LUẬN Ẩm thực là một phần tất yếu của cuộc sống và là một phần tất yếu trong kinh. .. anh có muốn xem qua những gì tôi mang đến cho anh không?”, “ rất hân hạnh được gặp anh! Tôi xin phép Văn hóa ẩm thực trong giao tiếp kinh doanh Trang 11/11 Nhóm 4 – TM15-001 GVHD: Nguyễn Thế Hùng được trình bày sơ qua với anh để chúng ta có thể bàn bạc trong suốt bữa ăn nhé.” Khách hàng rất dễ tiếp thu Trong trường hợp này, chúng ta hãy gọi thức uống và món khai vị sau đó tập trung bàn bạc dự án với... việc để tránh tạo sự bực bội, mất thời gian của họ Có thể khách hàng không muốn nói tới thời gian họ phải đi, nhưng chúng ta nên chú ý à mở lời trước: “ anh có còn công việc ở văn phòng hay Văn hóa ẩm thực trong giao tiếp kinh doanh Trang 12/12 Nhóm 4 – TM15-001 GVHD: Nguyễn Thế Hùng không? Nếu bận việc gì thì chúng ta kết thúc ở đây nhé? ” Đừng bao giờ khiến khách hàng phải nhìn vào đồng hồ nhiều... ăn để đảm bảo cho bữa ăn kết thúc tốt đẹp - Nếu phải thanh toán sau bữa ăn thì cố gắng thanh toán bằng thẻ tín dụng, không nên trả tiền mặt, đặc biệt là tránh tình trạng tìm kiếm và Văn hóa ẩm thực trong giao tiếp kinh doanh Trang 13/13 Nhóm 4 – TM15-001 GVHD: Nguyễn Thế Hùng đếm tiền trước mặt khách hàng, vì hành động đó sẽ khiến khách hàng nghĩ chúng ta muốn họ cùng chia tiền cho bữa ăn - Có thưởng... lưu trong giới doanh nhân Trước thực tế đó, khó mà tránh khỏi phải ngồi vào bàn nhậu với khách hàng, nhưng vấn đề là làm sao để giữ được văn hóa trên bàn nhậu: - Không nên uống quá nhiều vì như vậy vừa ảnh hưởng đến sức khỏe vửa có thể gây ra những hành vi không đúng - Nên bắt đầu công việc lúc còn tỉnh táo, và luôn giữ mình tỉnh táo cho đến khi công việc chưa được giải quyết 2.6 Cách đặt vấn đề trong. .. ra lỗi khi giao tiếp và làm những hành động gây mất thiện cảm với khách hàng Do đó nếu bạn không giỏi lắm trong việc uống rượu bia hay thậm chí khi bạn thật sự giỏi thì nên cố gắng mời khách những bữa ăn thân mật hơn là những bữa nhậu Thế nhưng một thực tế ở Việt Nam hiện nay là nhiều vụ làm ăn lại được kí kết trên bàn nhậu Đó là bàn nhậu đích thực với bia, rượu mạnh thậm chí có cả những tiếp viên . cấp trên và giữa nhân viên với nhân viên trong những buổi tiệc quan trọng của công ty hoặc liên hoan trong phòng…nhằm thắt chặt tinh thần đoàn kết, chia sẻ để hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn. •

Ngày đăng: 15/05/2014, 16:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan