Xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Luận văn: QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH HOÀ BÌNH NHẰM KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC potx (Trang 31 - 38)

8. Kết cấu của đề tài

1.3.3. Xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở

Xã hội hoá là nền tảng quan trọng của loài ngƣời, không nhƣ các sinh vật khác, con ngƣời cần có hiểu biết xã hội để sống. Ngoài sự tồn tại mang

tính chất sinh học đơn thuần, kinh nghiệm xã hội tạo ra nhân cách mỗi con ngƣời. Hiểu theo nghĩa đơn giản, nhân cách chính là hệ thống tƣ duy, cảm xúc và hành vi có tổ chức, trong đó con ngƣời suy nghĩ, nhận thức về thế giới, về bản thân mình, cũng nhƣ phản ứng, hành động trong tƣơng tác xã hội. Chỉ có thông qua sự hình thành và phát triển nhân cách, loài ngƣời mới trở nên khác biệt với tất cả các loài động vật khác, chỉ có loài ngƣời mới tạo ra đƣợc văn hoá và mỗi con ngƣời với tƣ cách là một thành viên của xã hội tiếp thu văn hoá vào nhân cách của mình. Những trƣờng hợp bị cách ly hoàn toàn với đời sống xã hội, cho thấy cá thể rơi vào hoàn cảnh đó hầu nhƣ chỉ tồn tại sinh học, hoàn toàn vô cảm và không có biểu hiện phẩm chất xã hội nào thƣờng gặp ở con ngƣời. Đã từng có những tranh biện và bất đồng về tầm quan trọng tƣơng đối của yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong sự phát triển của con ngƣời, hay nói ngắn gọn là cái gì hình thành nên nhân cách, bản chất hay dƣỡng dục. Ngày nay, hầu hết các nhà khoa học xã hội đều vƣợt ra khỏi tranh biện đó, bởi hiểu rõ sự tƣơng tác của các biến đổi đó trong việc định hình sự phát triển con ngƣời. Các yếu tố sinh học, di truyền có ảnh hƣởng đến đời sống con ngƣời nhƣ di truyền trí thông minh, khả năng thiên bẩm... nhƣng sự phát triển nhân cách chịu ảnh hƣởng của yếu tố dƣỡng dục nhiều hơn là sinh học tự nhiên. Bản tính con ngƣời là sáng tạo, học hỏi và bổ sung văn hoá. Vì thế, đúng ra đang ở vị thế đối lập, bản tính con ngƣời và giáo dục không thể bị chia cắt. XHH không chỉ quan trọng đối với đời sống cá nhân, nó giúp cho xã hội phát triển đƣợc liên tục, có lịch sử, có hiện tại và có tƣơng lai. Kinh nghiệm xã hội luôn luôn tồn tại trong xã hội, mọi xã hội đều dạy cho các thành viên mới về nó và quá trình này diễn ra liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác, vƣợt qua đời sống của một cá nhân.

* Tác nhân xã hội hoá

Gia đình: Gia đình là tác nhân XHH đầu tiên và quan trọng. Khi mới sinh ra, con ngƣời hoàn toàn phụ thuộc vào ngƣời khác trong việc đáp ứng

các nhu cầu của mình. Đối với hầu hết các cá nhân, gia đình là tập thể cơ bản đầu tiên, dạy cho trẻ em những kinh nghiệm xã hội, các giá trị, tiêu chuẩn văn hoá và dần dần, trẻ em kết hợp đƣợc nó vào ý thức của cá nhân. Thông qua quá trình đó, gia đình không chỉ đƣa trẻ em đến thế giới hữu hình mà còn đặt chúng vào trong xã hội. Nhiều nhà xã hội học cho rằng các đặc điểm nhƣ chủng tộc, tôn giáo, dân tộc, đẳng cấp xã hội... đều đƣợc gia đình truyền thụ trực tiếp cho trẻ em và trở thành một trong những khái niệm cái tôi của trẻ. Trƣớc khi đứa trẻ đủ lớn khôn để thực sự hiểu vấn đề thì nó đã có thể nắm bắt đƣợc vị trí của mình trong cấu trúc xã hội do gia đình xác lập. Trong quá trình trƣởng thành, vị trí nắm bắt này có thể đƣợc cá nhân tìm cách thay đổi nhƣng dù sao chăng nữa, cá nhân đó phải giải quyết nó. Gia đình cũng là nơi đầu tiên truyền cho những thành viên mới của xã hội những ý niệm về giống phái, giới tính; trên lĩnh vực này, phần lớn những gì chúng ta xem là bẩm sinh ở bản thân thực ra đều là sản phẩm của văn hoá, kết hợp vào nhân cách của chúng ta thông qua XHH. Cũng chính tại gia đình, trong hầu hết các nền văn hoá, trẻ nhỏ được dạy rằng con trai phải mạnh mẽ, dũng cảm...con gái phải dịu dàng...Xã hội hoá giới tính luôn là một trong những chức năng quan trọng nhất của gia đình. Tuy vậy cần lƣu ý rằng không phải tất cả những gì gia đình truyền thụ cho trẻ em đều là có chủ ý, trẻ em còn bị ảnh hƣởng và học hỏi ở chính môi trƣờng đƣợc tạo ra trong gia đình. Những gì trẻ dần nhận thức về bản thân mình nhƣ mạnh mẽ hay yếu ớt, thông minh hay tối dạ, đƣợc yêu thƣơng và tha thứ hay bị ghét bỏ... cũng nhƣ về thế giới, thế giới này đáng tin cậy hay đầy rủi ro, nguy hiểm...có vai trò rất quan trọng của XHH trong gia đình.

Giáo dục ở nhà trƣờng: Trƣờng học - tác nhân xã hội hoá quan trọng. Nhà trƣờng là nơi con ngƣời bắt đầu đƣợc tiếp xúc với tính đa dạng xã hội, tƣơng tác với những thành viên không phải trong tập thể cơ bản là gia đình mình, đƣợc dạy dỗ nhiều điều khác với nền tảng gia đình. Nhà trƣờng cung

cấp cho trẻ em những kiến thức và kỹ năng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, có những thứ không phải những thành viên lớn tuổi trong gia đình của chúng đã đƣợc hấp thụ. Tính đa dạng xã hội ở nhà trƣờng tạo ra nhận thức rõ ràng hơn về vị trí của chúng trong cấu trúc xã hội đã hình thành trong quá trình xã hội hoá ở gia đình. Thông qua tƣơng tác với các thành viên khác, trẻ nhận biết thêm đƣợc những khía cạnh của chủng tộc, giới tính, đẳng cấp giầu nghèo...Trƣờng học cũng là bộ máy hành chính đầu tiên mà hầu hết trẻ em đƣợc tiếp xúc, những thời khoá biểu, nội quy...cho chúng có ý niệm đầu tiên về một nhóm, tổ chức lớn cũng nhƣ vai trò là một bộ phận trong đó. Ngoài những gì đƣợc in thành sách giáo khoa, giáo dục ở nhà trƣờng còn có một thứ mà các nhà xã hội học, giáo dục học gọi là chương trình giảng dạy ẩn hay giáo dục ẩn. Nó cũng góp phần hình thành nên những giá trị, tiêu chuẩn văn hoá quan trọng. Các môn thể thao ngoài rèn luyện thể chất còn dạy cho trẻ tinh thần thi đua; nam và nữ đƣợc hƣởng những gì cho là phù hợp với giới tính theo quy ƣớc: nữ sinh đƣợc khuyến khích nhiều hơn đến các môn khoa học xã hội và nhân văn còn nam sinh thì đến các môn khoa học tự nhiên... Một khía cạnh khá quan trọng của giáo dục ẩn là việc đánh giá kết quả học tập về cơ bản đƣợc dựa trên các tiêu chuẩn phổ biến chứ không phải các quan hệ cá nhân cụ thể nhƣ trong gia đình, điều này tác động mạnh đến sự tự nhận thức bản thân của trẻ em. Theo các lý thuyết gia thì giáo dục chịu ảnh hƣởng của văn hoá thống trị xét trên góc độ những giá trị đƣợc đƣa vào để giảng dạy, cũng nhƣ trên tổng thể, nó có xu hƣớng khuyến khích duy trì nguyên trạng.

Bạn bè: Theo George Hebert Mead, nhóm bạn cùng lứa tuổi là những người khác quan trọng. Hầu hết trẻ em đã có nhóm bạn, thƣờng là cùng lứa tuổi, cùng mối quan tâm và quan điểm xã hội ở trƣờng học hay gần nơi cƣ trú. Đây là bối cảnh khác với gia đình, trƣờng học khi mà trẻ có thể tham gia các hoạt động không hoặc ít có sự giám sát trực tiếp của ngƣời lớn. Trong nhóm

bạn, vai trò độc lập của các nhân góp phần hình thành các kinh nghiệm trong quan hệ xã hội cũng nhƣ ý thức về bản thân khác với những gì có trong gia đình. Nhóm bạn cũng tạo cơ hội cho các thành viên chia sẻ, thảo luận về các mối quan tâm mà trong đó có những cái thƣờng không làm đƣợc điều tƣơng tự đối với cha mẹ hay các thầy cô giáo. Vai trò của nhóm bạn quan trọng nhất là ở lứa tuổi thiếu niên và thanh niên, đặc biệt là khi các thành viên sống xa gia đình và trong quá trình XHH thƣờng phát sinh mâu thuẫn giữa gia đình với nhóm bạn. Mâu thuẫn này đƣợc tạo ra do sự khác biệt về thế hệ trong khi các mẫu văn hoá luôn thay đổi, hoặc do mối quan tâm của gia đình thƣờng có tính chất định hƣớng, mục tiêu dài hạn trong khi nhóm bạn lại tạo ra những sở thích nhất thời, ngắn hạn... Tuy nhiên, trong khi tham gia nhóm bạn, các thành viên dễ có xu hƣớng tuân thủ và đánh giá tích cực về nhóm của mình đồng thời nhận dạng một cách đối lập thậm chí tiêu cực với nhiều nhóm khác. Trên một khía cạnh khác, nhóm bạn cũng có khi tạo ra tác động rất tiêu cực đến thành viên của nhóm đó hoặc nhóm khác bằng cách cùng hành động để ruồng bỏ, làm xấu hổ, thậm chí hành hạ ngƣời khác.

Phƣơng tiện thông tin đại chúng: Ngày nay, nhiều trẻ em tiếp xúc với truyền hình trƣớc khi đƣợc đi học và hằng ngày các phƣơng tiện thông tin đại chúng cung cấp cho một số lƣợng đông đảo các thành viên xã hội những thông tin đa dạng và có tác động lớn đến suy nghĩ cũng nhƣ hành vi của họ. Truyền thông mang lại cho con ngƣời những kinh nghiệm xã hội, những mẫu văn hoá mang tính tiêu chuẩn dƣới cách nhìn phổ biến. Các thành viên của xã hội đều chịu ảnh hƣởng ở mức độ khác nhau do những gì mà phƣơng tiện thông tin đại chúng coi trọng hoặc xem nhẹ, đánh giá tích cực hay tiêu cực. Nó cũng là một kênh quan trọng để phổ biến văn hoá, giúp con ngƣời có thể hiểu đƣợc các mẫu văn hoá, những nền văn hoá khác. Truyền thông cũng làm cho các thành viên trong xã hội gắn kết với nhau hơn thông qua những mối

quan tâm chung, những giá trị chung, đặc biệt là khi có những sự kiện nổi bật nhƣ một thảm hoạ, một vinh quang mà đội tuyển quốc gia giành đƣợc hay là một cuộc chiến tranh bùng nổ... Tuy vậy, các phƣơng tiện truyền thông cũng có những vấn đề của nó. Truyền thông rất ít hoặc không mang tính tƣơng tác, khán thính giả không thể thảo luận hay bày tỏ thái độ trực tiếp với những ngƣời làm ra chƣơng trình truyền thông. Chính vì thế, vƣợt xa những điều mà truyền thông đƣa đến nhƣ một nguồn giải trí, nó là một phương tiện lập trình thái độ và niềm tin của chúng ta. Vì lý do đó, các vấn đề nhƣ quảng cáo, bạo lực, lối sống... trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng thƣờng là các chủ đề gây tranh cãi. Thông qua thời lƣợng cũng nhƣ cách thức của những gì đƣợc chuyển tải qua các phƣơng tiện truyền thông, xã hội bị ảnh hƣởng bởi những khuôn mẫu, giá trị... mà nó thể hiện cũng nhƣ quyền lợi của những nhóm thứ yếu bị xem nhẹ vì họ không nắm giữ các phƣơng tiện truyền thông.

Các tác nhân khác: Một số tác nhân khác tham gia vào quá trình xã hội hoá. Chỗ làm việc là một tác nhân quan trọng vì nếu đang ở trong độ tuổi lao động và không thất nghiệp thì thời gian ở chỗ làm việc chiếm một phần lớn. Với những kiến thức, kỹ năng đã thu nhận đƣợc ở chỗ làm việc, con ngƣời tiếp tục đƣợc xã hội hoá thành nghề nghiệp và ứng xử phù hợp với nghề nghiệp đó. Dấu ấn của nghề nghiệp trong xã hội hoá có thể thấy rõ qua bệnh nghề nghiệp. Ngoài tập thể chính, con ngƣời cũng chịu tác động của dƣ luận- thái độ của những ngƣời trong xã hội về những vấn đề đang tranh cãi và cá nhân thƣờng hành động theo hƣớng thích ứng với thái độ của ngƣời khác để tránh bị xem là khác biệt hoặc gán nhãn hiệu lệch lạc. Tôn giáo, nhà nƣớc cũng là những tác nhân xã hội hoá. Những nghi lễ tôn giáo và những quy định của nhà nƣớc (nhƣ độ tuổi đƣợc phép lái xe, độ tuổi kết hôn...) cũng định hình nhận thức, hành vi của cá nhân.

Xã hội hoá liên tục diễn ra trong suốt chu kỳ đời sống của một con ngƣời, mặc dù không phải là yếu tố quyết định, những thay đổi về sinh học tạo ra khuôn hành vi của từng cá nhân. Các nhà xã hội học thƣờng phân đoạn chu kỳ đời sống thành bốn giai đoạn: Thơ ấu, thanh niên, trƣởng thành, tuổi già. Tuổi ấu thơ, sự xã hội hoá diễn ra trong sự quan tâm, bảo vệ của ngƣời lớn; đến thời thanh niên, những nhận thức, hành vi thƣờng bị xáo trộn; nhân cách cơ bản đã định hình ở tuổi trƣởng thành và cá nhân thƣờng đạt đƣợc những thành tựu chủ yếu; khi về già lại phải đối mặt với sức khoẻ... Mỗi giai đoạn trong chu kỳ đời sống là sự thể hiện của kết cấu kinh nghiệm xã hội đồng thời cho thấy những gì con ngƣời tiếp thu đƣợc những điều gì mới lạ trong quá trình xã hội hoá không ngừng.

Xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở là quá trình huy động lực lƣợng xã hội cùng làm công tác giáo dục trung học cơ sở dƣới sự quản lý thống nhất của nhà nƣớc. Bản chất của XHH sự nghiệp GDTHCS là động viên, lôi cuốn mọi lực lƣợng xã hội phát triển GDTHCS để thực hiện GD cho trẻ em trong độ tuổi. Huy động các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể quần chúng, các công ty, xí nghiệp, các doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp tƣ nhân cùng tham gia sự nghiệp GDTHCS dƣới sự quản lý thống nhất của Nhà nƣớc. Sự nghiệp giáo dục học sinh trung học cơ sở là nhiệm vụ và trách nhiệm chung của các trƣờng THCS, của gia đình và cộng đồng xã hội tham gia. Ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở, việc đảm bảo cho các em đƣợc chăm sóc, giáo dục về thể chất, tâm hồn, tình cảm là hết sức quan trọng. Vì vậy, việc chăm sóc và giáo dục các em không chỉ diễn ra trong trƣờng, lớp mà phải ở cả gia đình và cả xã hội. XHHGD chính là điều kiện, là cơ hội tốt nhất để thực hiện môi trƣờng giáo dục trẻ em một cách lành mạnh và có định hƣớng. Trong điều kiện nền kinh tế cả nƣớc cũng nhƣ từng địa phƣơng, đặc biệt là các tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khăn, thì XHH GDTHCS là phƣơng thức hữu hiệu để

thực hiện mục tiêu GDTHCS, góp phần hình thành và phát triển nhân cách con ngƣời Việt Nam, đáp ứng đƣợc những yêu cầu về nguồn lực lao động có chất lƣợng cao trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nƣớc. Để làm đƣợc điều đó, trƣớc hết phải huy động đƣợc toàn xã hội tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trƣờng học, lớp học.

XHHGD bậc THCS thực hiện chƣơng trình kiên cố hoá trƣờng học, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị lớp học, phát triển mở rộng hệ thống trƣờng lớp và các loại hình GDTHCS, khắc phục những khó khăn của quá trình phát triển GD, đồng thời nâng cao chất lƣợng giáo dục, thực hiện sự công bằng, dân chủ trong hƣởng thụ và trách nhiệm xây dựng GDTHCS. XHH sự nghiệp GDTHCS sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nƣớc về GD và phát huy đƣợc truyền thống GD tốt đẹp của dân tộc.

Một phần của tài liệu Luận văn: QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH HOÀ BÌNH NHẰM KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC potx (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)