0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Vai trò của xã hội hoá GDTHCS trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH HOÀ BÌNH NHẰM KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC POTX (Trang 58 -62 )

8. Kết cấu của đề tài

1.3.7. Vai trò của xã hội hoá GDTHCS trong giai đoạn hiện nay

1.3.7.1. Xã hội hoá GDTHCS góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trung học

XHH giáo dục và đào tạo không những có tác động mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình nâng cao mặt bằng dân trí, tạo nguồn lực lao động có chất lƣợng cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nƣớc, mà còn tạo ra sự chuyển biến có tính cách mạng trong các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí của sự nghiệp GDTHCS đối với tƣơng lai của đất nƣớc.

Từ nhận thức đến hành động, việc huy động các LLXH tham gia vào sự nghiệp GD góp phần tạo nên những chuyển biến căn bản về chất lƣợng giáo dục.

Nhờ XHH GDTHCS mà các cộng đồng xã hội tham gia vào việc cụ thể hoá mục tiêu GD cho phù hợp với điều kiện và yêu cầu của địa phƣơng, của từng địa bàn dân cƣ. Các LLXH có thể tham gia trực tiếp vào quá trình GD. Tham gia vào việc cải tiến, nội dung, phƣơng pháp GD; tham gia xây dựng môi trƣờng GD trong sạch, lành mạnh, góp phần tạo nên môi trƣờng thân thiện mọi chỗ, mọi nơi cho các em vv...

XHH GDTHCS sẽ tăng cƣờng lực lƣợng cho ngƣời dạy và ngƣời học, phát triển nhân tố con ngƣời trong GD. XHHGD sẽ tạo nên những điều kiện vật chất để nâng cao chất lƣợng GDPT.

1.3.7.2. Xã hội hoá giáo dục THCS sẽ huy động được các nguồn lực, tiềm năng của xã hội, khắc phục khó khăn của quá trình phát triển GDTHCS

Thực hiện công cuộc đổi mới, mặc dù Đảng và Nhà nƣớc ta đã có nhiều chính sách ''xoá đói giảm nghèo'', ƣu tiên cho các địa phƣơng, các gia đình thuộc diện chính sách... nhƣng sự phân cách giầu nghèo trong xã hội vẫn còn chênh lệch quá lớn. Việc XHHGD với các nguồn lực vật chất nhƣ: Nhân lực, vật lực, tài lực, các nguồn lực tinh thần nhƣ: sáng kiến, kinh nghiệm, góp ý tƣ

vấn... đƣợc huy động trên phạm vi rộng sẽ góp phần giải quyết, khác phục những khó khăn của quá trình phát triển GD THCS. Nói nhƣ vậy không có nghĩa là giảm nhẹ vai trò, trách nhiệm của nhà nƣớc, mà trái lại Nhà nƣớc vẫn phải tăng cƣờng đầu tƣ ngân sách, tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với sự nghiệp phát triển GD.

1.3.7.3. Xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở tạo ra sự công bằng, dân chủ trong hưởng thụ và trách nhiệm xây dựng GD THCS

Đảng và Nhà nƣớc ta đã chủ trƣơng phát triển GD trên cơ sở thực hiện sự bình đẳng, dân chủ trong hƣởng thụ và trách nhiệm xây dựng GD. Thực hiện XHH GDTHCS là xây dựng đƣợc cộng đồng trách nhiệm của mọi LLXH để thực hiện công bằng xã hội trong phát triển GD&ĐT, đa dạng hoá các loại hình học tập, các loại hình trƣờng, lớp, mở rộng cơ hội, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp nhân dân chủ động, sáng tạo và bình đẳng tham gia vào các hoạt động GDTHCS. Đảm bảo cho trẻ em đƣợc hƣởng những phúc lợi GD, các dịch vụ GD, học tập bình đẳng nhƣ nhau. Ngoài công bằng, dân chủ, trong GDTHCS còn thể hiện nghĩa vụ cống hiến cho GD theo khả năng của từng ngƣời, từng cộng đồng xã hội, từng địa phƣơng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tƣ BCH TW Đảng ( khoá VII ) chỉ rõ: Trong tình hình hiện nay, để thực hiện công bằng trong XH, người đi học phải đóng học phí, người sử dụng lao động qua đào tạo phải đóng góp chi phí cho đào tạo... Nhà nước có chính sách bảo đảm cho người nghèo và các đối tượng chính sách đều được đi học.

Dân chủ hoá GDTHCS là phát huy tính năng động tự chủ của các LLXH tham gia tổ chức thực hiện mục tiêu GDTHCS; dân chủ hoá quá trình triển khai nội dung, chƣơng trình, các hoạt động giáo dục; thẩm định, kiểm tra, đánh giá chất lƣợng GDTHCS. Thực hiện dân chủ hoá trong GD là tạo động lực, sức mạnh cộng hƣởng trong việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lƣợng GDTHCS.

1.3.7.4. Xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước phát huy truyền thống giáo dục của dân tộc.

Sự nghiệp phát triển GD của nƣớc ta đã và đang vận hành theo cơ chế '' Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nƣớc quản lý '', đề cao trách nhiệm quản lý nhà nƣớc đi đôi với phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của Bộ GD&ĐT, các tỉnh thành phố, các huyện, các cơ sở GD. Sự phát triển mạnh mẽ và rộng khắp của XHH GDTHCS cũng nhƣ toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân đã và đang đặt ra những yêu cầu mới phải nâng cao hiệu quả QLGD nhà nƣớc, nâng cao hiệu quả quản lý của đội ngũ cán bộ QLGD.

QLGD không những là một khoa học mà còn là một nghệ thuật, thực tiễn XHHGD luôn luôn vận động và biến đổi. Do vậy việc nắm bắt những thông tin kịp thời về tình hình, diễn biến của quá trình XHHGD, có thay đổi, bổ sung cơ cấu tổ chức, các hình thức quản lý phù hợp là việc làm, nhiệm vụ thƣờng xuyên của các tổ chức QLGD, cũng nhƣ ngƣời đảm nhiệm QLGD ở tại cơ sở. Có thể nói, chất lƣợng và hiệu quả GDTHCS trong XHHGD phụ thuộc rất lớn vào sự tăng cƣờng, năng lực quản lý nhà nƣớc và sự tham gia QLGD của các LLXH.

1.3.7.5. XHH GDTHCS góp phần khắc phục tình trạng học sinh bỏ học

Trong thời gian gần đây, các phƣơng tiện thông tin đại chúng liên tiếp đƣa tin về tình trạng học sinh bỏ học với số lƣợng ngày càng tăng và trải khắp nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc. Số lƣợng học sinh bỏ học trong năm 2008 cao hơn số lƣợng học sinh bỏ học trong nhiều năm trƣớc. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhƣ do các học sinh này học lực yếu hoặc bị lƣu ban, gia đình khó khăn không thể đến trƣờng, chƣơng trình học căng thẳng, đạo lý thầy trò xuống cấp...

Việc thực hiện cuộc vận động ''hai không'' của Bộ GD&ĐT thời gian qua đã đạt đƣợc một số kết quả ban đầu rất đáng khích lệ. mặt khác nó bộc lộ

rõ ràng hơn những hạn chế, tồn tại xảy ra từ trƣớc đây, đó là chất lƣợng dạy và học còn yếu kém, bệnh thành tích trong giáo dục. Vì vậy các học sinh yếu kém vẫn đƣợc lên lớp, vẫn đƣợc khen thƣởng, quan hệ thầy trò bị ''thị trƣờng hoá'', khi thực hiện ''hai không'' đã nhanh chóng phát hiện ra tình trạng này và đã có những bƣớc chấn chỉnh, khắc phục. Tuy nhiên, lại xuất hiện vấn đề mới, phức tạp và rất nghiêm trọng, cấp bách cần phải tìm hƣớng giải quyết để hạn chế hậu quả về sau - đó là tình trạng học sinh bỏ học.

Để hạn chế tình trạng học sinh bỏ học, cần có những biện pháp đồng bộ, hiệu quả từ nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều phía, trong đó ngành GD&ĐT đóng vai trò chủ chốt, trọng tâm.

Học sinh bỏ học có nguyên nhân chủ yếu là do bị lƣu ban, ở lại lớp. Do vậy các cấp chính quyền, đoàn thể cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động gia đình có học sinh đến trƣờng. Trong đó, cần giải thích rõ nguyên nhân dẫn đến việc bỏ học để từ đó giúp các em và gia đình hiểu rõ vì sao lại phải lƣu ban, ở lại lớp. Nguyên nhân của việc các em bị ở lại lớp là do các em học tập còn yếu, cần cố gắng phấn đấu rèn luyện hơn nữa.

Tính từ đầu năm học đến tháng 12/2007, tổng số học sinh THCS bỏ học trên cả nƣớc là 63.729 - chiếm tỉ lệ 1,1% so với tổng số học sinh bậc học; THPT là 50.309, tỉ lệ 1,66%; trong năm 2007 cả nƣớc đã có hơn 110.000 học sinh bỏ học (nguồn Bộ GD&ĐT).

Bộ GD&ĐT cũng đã xác định rõ nguyên nhân của tình trạng học sinh bỏ học tăng đột biến là do siết chặt kỷ cƣơng trong thi cử, đánh giá, nhất là đối với học sinh học lực yếu. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác nhƣ hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhà quá xa trƣờng, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn... Năm học 2007-2008, học sinh vẫn tiếp tục bỏ học, đơn cử nhƣ Đồng Nai năm học 2006-2007 có hơn 6.000 học sinh bỏ học, nhƣng mới từ đầu năm học 2007-2008 đến tháng 10/2008 đã có gần 3.300 học sinh

bỏ học (Báo Tiền Phong). Thậm chí có nơi do đói kém, học sinh bỏ học đến 70% nh huyện Kỳ Sơn-Nghệ An; KonTum có 2.500 học sinh bỏ học; riêng 6 huyện miến núi của Quảng Ngãi có hơn 4.000 học sinh bỏ học (Báo Tuổi trẻ - 8/3/2008), vv...

Nhƣ vậy công tác XHHGD với vai trò của mình, về cơ bản sẽ khắc phục đƣợc tình trạng học sinh bỏ học nhƣ hiện nay.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH HOÀ BÌNH NHẰM KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC POTX (Trang 58 -62 )

×