Đặc điểm quản lý Xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Luận văn: QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH HOÀ BÌNH NHẰM KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC potx (Trang 62 - 63)

8. Kết cấu của đề tài

1.4.1. Đặc điểm quản lý Xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở

Quản lý XHHGD là một bộ phận của quản lý GD, quản lý xã hội. Cũng nhƣ công tác QLGD nói chung, việc quản lý con ngƣời cũng là trọng tâm của quản lý GDTHCS. Trình độ, năng lực của ngƣời cán bộ quản lý GD trƣớc hết thể hiện ở khả năng làm việc với những con ngƣời, biết đánh giá, bồi dƣỡng và phát huy những khả năng của mỗi con ngƣời, động viên mọi ngƣời làm việc tự giác, tích cực, với tinh thần trách nhiệm cao.

Xuất phát từ tính thống nhất của mục tiêu GDTHCS, công tác quản lý GDTHCS cũng có tính thống nhất, thể hiện ở kế hoạch chỉ đạo thống nhất về mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, hình thức giáo dục, giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội.

Hiện nay, GDPT nói chung, cũng nhƣ GDTHCS nói riêng đƣợc xem là một vấn đề quan trọng hàng đầu và từng bƣớc đƣợc XHH. Để đa dạng hoá các loại hình trƣờng, lớp, đảm bảo nâng cao chất lƣợng GD theo mục tiêu của GDPT, càng cần thiết phải thực hiện tốt quản lý XHH GDTHCS.

1.4.2. Quản lý Xã hội hoá giáo dục trung học cơ sở

Một khi thực hiện XHH đối với GDTHCS thì nhân tố hết sức quan trọng đối với việc triển khai thực hiện mục tiêu, chƣơng trình cũng nhƣ kế hoạch hoá các loại hình GD...phải bảo đảm thực hiện nghiêm túc việc '' nhà nƣớc thống nhất quản lý '' và '' Tăng cƣờng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm

của các cơ sở giáo dục''. Đây là sự thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong QLGD. Quản lý XHH GDTHCS là quản lý sự phối hợp các lực lƣợng xã hội tham gia vào các hoạt động GD trẻ em lứa tuổi học sinh THCS trên các địa bàn dân cƣ. Quản lý nguồn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc và các nguồn kinh phí khác. Các cấp chính quyền, các cơ sở giáo dục, các tổ chức chính trị - xã hội phải đƣợc tham gia hoạch định XHHGD.

Công tác quản lý XHHGD nói chung và GDTHCS nói riêng hiện nay còn có rất nhiều bất cập trong định hƣớng phát triển, quy hoạch và chỉ đạo tổ chức thực hiện. Việc phân cấp quản lý chƣa đầy đủ, chƣa hợp lý để tạo quyền tự chủ, năng động của địa phƣơng, cơ sở GD; sự phối hợp giữa ngành GD&ĐT với ngành kinh tế, kế hoạch, tài chính, ngân hàng để thực hiện XHH còn lỏng lẻo, thiếu đồng bộ. Vai trò điều phối của Nhà nƣớc trong quá trình XHH, việc thực hiện chức năng, trách nhiệm các ban, ngành, đoàn thể, ngƣời dân chƣa đƣợc thể chế hoá một cách cụ thể, bài bản và đồng bộ trong các văn bản chỉ đạo.

Một phần của tài liệu Luận văn: QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH HOÀ BÌNH NHẰM KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH BỎ HỌC potx (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)