Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Từ lý thuyết cho đến thực tiễn đều cho thấy vai trò to lớn của lĩnh vực nông nghiệp đối với nền kinh tế Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa tăng trưởng nông nghiệp và tăng trưởng của nền kinh tế, tăng trưởng công nghiệp, thương mại – dịch vụ (Koo & Lou, 1997; Meijerink & Pim, 2007); giữa tăng trưởng nông nghiệp và đa dạng thu nhập của nông hộ, giảm nghèo (World Bank, 2008; Christiaensen, 2012) Vai trò của nông nghiệp trong phát triển là cung cấp nguồn lao động cho lĩnh vực công nghiệp, đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm với sự gia tăng về dân số, cung cấp nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp, mở rộng thị trường cho sản phẩm công nghiệp, mang lại nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu sản phẩm nông sản và cung cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến (Johnston & Mellor, 1961; Delgado et al., 1998).
Việt Nam là một nước đi lên từ nông nghiệp, từ một trong những quốc gia nghèo trên thế giới, phải nhập khẩu lương thực – thực phẩm đến quốc gia có thu nhập dưới trung bình và có những vị trí cao trong xuất khẩu một số mặt hàng nông sản như lúa gạo, cà phê, cao su và thuỷ sản Đạt được thành công đó chủ yếu là do sự đóng góp của nông nghiệp và nông thôn Việt Nam, trong đó có ngành nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhất là trong hoạt động sản xuất lúa, thuỷ sản và cây ăn trái.
Tỷ lệ đóng góp của GDP Nông – Lâm – Thủy sản của ĐBSCL đóng góp vào tổng giá trị của GDP nông nghiệp Việt Nam trong 5 gần nhất (2016 – 2020) lần lượt là 32,24%; 32,4%; 32,77%; 33,28% và 31,71% (TCTK 2020) Đặc biệt trong ba năm xảy ra dịch bệnh Covid-19 nền kinh tế Việt Nam vẫn có sức chống chịu tương đối tốt do có điểm dựa chính là nông nghiệp, trong đó có nông nghiệp ĐBSCL.
Tuy nhiên, hiện nay thì có nhiều điều kiện bất lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp như sự xuất hiện của dịch bệnh, thiên tại đặc biệt là vấn đề biến đổi khí hậu(BĐKH) dẫn đến gia tăng tình trạng xâm ngập mặn (XNM) Cùng với ảnh hưởng củaBĐKH là tác động bất lợi từ thượng nguồn sông Mekong như xây dựng các đập thủy điện ở Lào hay việc dẫn và giữ lại nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của chính phủ Thái Lan Những hoạt động trên đã làm giảm đi nguồn tài nguyên nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp ĐBSCL Điều này vừa làm giảm lượng phù sa bồi đắp và cũng gia tăng tình trạng XNM sâu vào trong vùng nội đồng (Tuổi Trẻ online) Một hậu quả khác là sự gia tăng tình trạng sạt lở dọc bờ biển phía Tây và Đông của Bán đảo Cà Mau bởi khi lượng phù sa trong nước bị giảm đi thì tốc độ của dòng chảy cũng gia tăng - là nguyên nhân tạo nên dòng nước xoáy vào hai bên bờ theo dòng chảy của con nước. Theo số liệu thống kê của Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai Cà Mau thì từ năm 2007 đến nay thì tuyến ven biển của tỉnh này đã mất khoảng 8.000 ha rừng phòng hộ do vấn đề xói mòn và sạt lở, còn tỉnh Bến Tre thì có đến 92 điểm sạt lở dọc bờ sông với tổng chiều dài là 118 km ĐBSCL là vùng chịu ảnh hưởng rất lớn của XNM, nhất là vào các tháng mùa khô khi nước ngọt từ sông Mekong đổ về không đủ để thau chua, rửa mặn. XNM sâu làm giảm sức sản xuất của sản xuất nông nghiệp bởi nguồn nước phục vụ nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản lĩnh vực chịu tác động mạnh do độ mặn của đất gia tăng Số liệu thống kê ban đầu của Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, 2019) cho thấy tình trạng XNM đã làm cho 3.771 ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại, đáng kể nhất là Cà Mau có trên 70% diện tích nuôi thuỷ sản bị thiệt hại (2.700 ha), kế đến là Trà Vinh và Bến Tre với diện tích bị thiệt hại từ 30-70% Hệ sinh thái rừng ngập mặn cũng sẽ chịu tác động xấu khi chế độ nước ngập sâu bị thay đổi do nước biển dâng cao Quá trình XNM với nồng độ mặn cao gây hủy diệt thảm thực vật cũng tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng tràm Bên cạnh đó thì an ninh lương thực quốc gia sẽ bị đe dọa và đời sống nông dân nghèo trong khu vực sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đứng trước những thách thức đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp ĐBSCL,Chính phủ Việt Nam đã có những quan điểm, chủ trương, giải pháp lớn và kịp thời,được thể hiện qua sự ra đời của một loạt các văn bản cho phát triển kinh tế cũng như nông nghiệp ĐBSCL cho phù hợp với tình hình mới Từ quyết định 1397/QĐ – TTg ngày 25/9/2012 về phê duyệt, quy hoạch thủy lợi ĐBSCL giai đoạn 2012 – 2020 và định hướng đến năm 2020 trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng, Nghị quyết 63/2009/NQ – CP ngày 23/12/2009 về vấn đề đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, Quyết định 580/QĐ – TTg ngày 22/4/2014 về chính sách hỗ trợ giống để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng màu tài Đồng bằng sông Cửu Long, cho đến Nghị Quyết120/NQ – CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, và gần đây nhất là quyết định 633/QĐ – TTg ngày 15/6/2020 phê duyệt đề án “Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ cho chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững tại các tiểu vùng sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.Điểm chung nổi bật trong các văn bản pháp luật trên là sự thay đổi trong chủ trương của nhà nước đối hoạt động sản xuất nông nghiệp ĐBSCL, đó là không còn giữ quan điểm về sự độc tôn của cây lúa trong sản xuất nông nghiệp của khu vực này, mà điều chỉnh hoạt động sản xuất thích ứng với sự thay đổi của điều kiện tự nhiên trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và xem khoa học – công nghệ (KH – CN) là yếu tố then chốt để thích ứng với sự thay đổi của điều kiện sản xuất nông nghiệp của vùng ĐBSCL.
Hạn chế tối đa tác động của BĐKH là điều kiện cần thiết cho tăng trưởng bền vững, tuy nhiên thích ứng với BĐKH và bảo vệ sinh kế là lại thách thức trước mắt của Chính phủ và nông dân Vì vậy nền nông nghiệp ĐBSCL cần phải chuyển đổi và không có gì có thể chuyển đổi nông nghiệp hơn là tăng trưởng năng suất (Steensland,
2021) Thông thường năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) được xem như là tiến bộ công nghệ Trong bối cảnh hệ thống nông nghiệp, tiến bộ công nghệ cần được xem xét trên một góc độ rộng hơn đó là sự gia tăng hiệu quả do thực hành quản lý tốt hơn Ví dụ, che phủ đất bằng cỏ có thể giảm tình trạng xói mòn và gia tăng hàm lượng chất hữu cơ cho đất, hay tưới theo công nghệ nhỏ giọt là một cách làm hiệu quả trong bối cảnh giảm nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp (Grant et al., 2017) Những thực hành sản xuất đó có thể thúc đẩy năng suất nông nghiệp và giảm thiểu những tác hại của BĐKH đến sản xuất Vì thế tăng trưởng TFP được xem là một chỉ số của tăng trưởng nông nghiệp bền vững Bền vững và khả năng phục hồi là những khái niệm được dùng để đánh giá sức khỏe dài hạn của hệ thống nông nghiệp Khả năng phục hồi của hệ thống nông nghiệp trước những cú sốc về thời tiết là yếu tố quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp Do đó, TFP ngành nông nghiệp được xem xét cho sự tăng trưởng bền vững và khả năng phục hồi của nông nghiệp (Coomes et al., 2019).
Từ vấn đề cấp bách của hiện trạng của đối tượng nghiên cứu cũng như tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp ĐBSCL, luận án muốn tập trung vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL, đặc biệt sự ảnh hưởng và cơ chế tác động của yếu tố KH – CN đến tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL Bên cạnh đó, luận án cũng đưa vốn con người vào xem xét sự ảnh hưởng của yếu tố này đến tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL bởi khách quan hay chủ quan thì những điều kiện bất lợi cho sản xuất nông nghiệp cũng vẫn tồn tại, tuy nhiên giải pháp cho mọi vấn đề chính là ở con người, do con người, bởi khi chất lượng của nguồn lao động tăng lên thì người sản xuất sẽ biết cách lựa chọn phương án, kỹ thuật sản xuất phù hợp với sự thay đổi của các điều kiện sản xuất, cũng như tác động đến hiệu quả trong việc chuyển giao và tiếp nhận
KH – CN Đồng thời KH – CN là giải pháp quan trọng bởi việc tạo ra nhiều giống cây trồng – vật nuôi thích ứng với điều kiện mới hay những công nghệ sản xuất mới hiệu quả và các phương thức đối ứng với sự tác động của các điều kiện bất lợi Đồng thời, luận án cũng đi sâu vào ước lượng, phân tích và phân tách TFP và sự thay đổi của TFP, ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng TFP nông nghiệp ĐBSCL nhằm thấy rõ sự thay đổi trong công nghệ sản xuất, trong thực hành sản xuất và tính bền vững của tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL.
Kết quả nghiên cứu được kỳ vọng sẽ có những đóng góp về mặt học thuật cũng như về mặt thực tiễn Về mặt lý luận, luận án sẽ tổng kết, cũng như hệ thống hóa các vấn đề lí luận về sản xuất nông nghiệp, tăng trưởng nông nghiệp, đo lường tăng trưởng và năng suất, tiến bộ công nghệ và tăng trưởng Luận án cũng hệ thống và trình bày các lý thuyết tăng trưởng kinh tế, nhìn nhận và phân tích để từ đó lựa chọn một lý thuyết tăng trưởng làm lý thuyết nền cho mô hình ước lượng tăng trưởng Ngoài ra luận án cũng trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước có liên quan để xác định khoảng trống nghiên cứu Về mặt thực tiễn, với kỹ thuật ước lượng mới về kinh tế lượng được áp dụng thì các kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp, cũng như kết quả kiểm định sự tác động của KH – CN thông qua vốn và lao động, tác động của chuyển dịch sản xuất nông nghiệp kỳ vọng là thông tin hữu ích cho việc đề xuất các hàm ý chính sách cho phát triển cũng như tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL trong hiện tại và tương lai.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu chung của luận án là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp, phân tách TFP và ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến TFP ngành nông nghiệp ĐBSCL, trên cơ sở đó đề xuất các hàm ý chính sách cho tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL trong thời gian tới trong bối cảnh sản xuất mới.
Mục tiêu cụ thể
Để giải quyết mục tiêu chung, luận án đặt ra các mục tiêu cụ thể như sau:
(1) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp
(2) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất các yếu tố tổng hợp
(3) Phân tích hiệu quả sản xuất nông nghiệp
(4) Đề xuất các hàm ý chính sách nhằm đạt được sự tăng trưởng bền vững của nông nghiệp ĐBSCL.
Câu hỏi nghiên cứu
Luận án được thực hiện để trả lời các câu hỏi nghiên cứu như sau:
(1) Các yếu tố nguồn lực nào ảnh hưởng đến tăng trưởng sản lượng nông nghiệp?
(2) Những yếu tố nào có tác động đến sự tăng trưởng của năng suất các yếu tố tổng hợp ngành nông nghiệp?
(3) Hiệu quả sản xuất của nông nghiệp ĐBSCL trong giai đoạn nghiên cứu bị như thế nào?
(4) Các hàm ý chính sách phù hợp cho phát triển và tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL trong thời gian tới?
Phạm vi nghiên
Về không gian nghiên cứu
Luận án được thực hiện trong giới hạn khu vực ĐBSCL bao gồm 13 tỉnh/thành gồm: Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Sóc Trăng,Bạc Liêu, Cà Mau, Long An, Bến Tre, Hậu Giang và Vĩnh Long.
Về thời gian nghiên cứu
Luận án sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 1995 – 2020.Thời điểm 1995 được chọn làm thời điểm bắt đầu của chuỗi số liệu nghiên cứu bởi trong giai đoạn trước số liệu thống kê không đầy đủ, điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng của kết quả ước lượng Cụ thể số liệu, cách thu thập và xử lý sẽ được trình bày chi tiết trong Chương 3.
Về đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các yếu tố nguồn lực đầu vào ảnh hưởng đến tăng trưởng sản lượng nông nghiệp ĐBSCL, đồng thời luận án cũng đi sâu vào phân tích TFP và các yếu tố ảnh hưởng đến TFP của ngành nông nghiệp ĐBSCL.
Cách tiếp cận phân tích
Cách tiếp cận của luận án là tiếp cận vi mô (phân tích các yếu tố đầu vào trong sản xuất) để phân tích đối tượng nghiên cứu ở phạm vi vĩ mô (phân tích toàn ngành sản xuất nông nghiệp cho một vùng sản xuất), vì vậy số liệu sử dụng là số liệu tổng gộp(aggregate inputs và aggregate output) Ví dụ GDP/GRDP ngành nông nghiệp là tổng sản lượng của các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản được quy đổi theo đơn vị tiền tệ Ngoài ra, do đặc thù về số liệu trong hệ thống số liệu quốc gia và các địa phương công bố thì không có số liệu GDP/GRDP cho riêng từng ngành hàng cụ thể(trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản) Do đó, các phân tích, ước lượng trong luận án được thực hiện cho toàn bộ ngành nông nghiệp ĐBSCL, và nghĩa là không thể tính TFP riêng cho từng ngành hàng cũng như mức độ đóng góp của từng ngành hàng đến TFP toàn ngành nông nghiệp Đây cũng chính là một trong những hạn chế của luận án.
Đóng góp của luận án
Những đóng góp về mặt học thuật của nghiên cứu này liên quan đến lý thuyết cũng như những phát hiện mới trong kết quả nghiên cứu thực nghiệm được thể hiện ở các điểm sau:
Về mặt lý thuyết, luận án đã hệ thống hóa các lý thuyết nền về tăng trưởng kinh tế, cơ sở lý luận về năng suất và đo lường năng suất cũng như những phân tích, giải thích về tiến bộ công nghệ và các dạng tiến bộ công nghệ khi đo lường tăng trưởng kinh tế.
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về tăng trưởng nông nghiệp, trong đó có cả những nghiên cứu tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam – những nghiên cứu đó thực hiện cho phạm vi cả nền nông nghiệp Việt Nam với dãy số liệu không dài và những nghiên cứu đó đã được thực hiện trong thời gian khá lâu so với thời điểm hiện tại, hoặc có những nghiên cứu về tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL nhưng phần lớn là cho một ngành hàng cụ thể Số liệu luôn có tính lịch sử của nó, vì vậy cho dù đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm trước đây về tăng trưởng nông nghiệp nói chung và cho vùng ĐBSCL nói riêng, thì nghiên cứu này được xem là một nghiên cứu gần nhất về tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL Bởi lẽ cùng một đối tượng nghiên cứu nhưng theo thời gian thì đối tượng cũng có sự thay đổi theo sự thay đổi của các điều kiện khách quan bên ngoài và nội tại bên trong nó, nhất là trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và đặc biệt là tại khu vực mà đang dần xuất hiện những điều kiện sản xuất khác nhiều so với trước đây Vì vậy, kết quả ước lượng của nghiên cứu được kỳ vọng là một tài liệu tham khảo hữu ích về mặt thực tiễn.
Phương pháp ước lượng trung gian (PMG) là một phương pháp ước lượng bảng động, có những ưu điểm so với các phương pháp ước lượng truyền thống Mặc dù phương pháp ước lượng này không quá mới và đã được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế hay trong các lĩnh vực khác nhau nhưng qua lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm về tăng trưởng nông nghiệp cho thấy phần lớn các nghiên cứu đã ước lượng tác động trong dài hạn trong khi có ít các ước lượng tác động trong ngắn hạn Bên cạnh đó, những nghiên cứu thực nghiệm về tăng trưởng nông nghiệp thường sử dụng các phương pháp ước lượng bảng truyền thống hay ước lượng bảng tĩnh (ước lượng tác động cố định – FE hay ước lượng tác động ngẫu nhiên – RE) Trong nghiên cứu này kết quả ước lượng bằng phương pháp ước lượng trung gian (PMG) kỳ vọng sẽ cung cấp các bằng chứng thống kê về mối năng động dài hạn cũng như ngắn hạn của các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL cũng như tốc độ điều chỉnh của tăng trưởng để trở về trạng thái cân bằng khi có các điều kiện tác động bất thường đến tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL.
Trong tăng trưởng kinh tế thì KH- CN là một yếu tố đóng vai trò quan trọng đến tăng trưởng, là yếu tố giúp cho năng suất biên của vốn hay của lao động có thể thoát khỏi quy luật năng suất biên giảm dần, và cũng là yếu tố mà làm cho các nền kinh tế có thể đạt sự hội tụ về điểm cân bằng (Herscovici, 2011) Vì vậy, Chương 4 sẽ kiểm định tác động của KH – CN đến tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL bằng cách xem xét sự tác động lan tỏa của nó thông qua vốn và lao động Kết quả kiểm định cung cấp bằng chứng thống kê về sự tác động của KH – CN đến các yếu tố đầu vào quan trọng là lao động và vốn.
Theo lý thuyết thể chế thì sự điều hành, quản lý của nhà nước tác động đến tiến bộ công nghệ và hiệu quả của tăng trưởng Vì vậy, khi sử dụng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) để kiểm định tác động của chất lượng quản lý, điều hành của chính quyền địa phương kỳ vọng sẽ cung cấp bằng chứng thống kê về tác động của yếu tố này chất lượng tăng trưởng (TFP), đồng thời luận án cũng xem xét sự thay đổi, chuyển dịch trong quan điểm, chủ trương về chuyển đổi sản xuất nông nghiệp tác động đến tăng trưởng TFP.
Kết cấu của luận án
Cấu trúc của luận án được trình bày bao gồm năm (05) chương, cụ thể như sau:
Chương này trình bày các mục tiêu nghiên, cũng như phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận án nhằm làm cơ sở cho phần nội dung và phương pháp của luận án Ngoài ra những điểm đóng góp, hạn chế của luận án, đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo cũng được đề cập trong chương mở đầu.
Chương 2: Tổng quan tài liệu
Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết bao gồm các khái niệm, các lý thuyết tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng nông nghiệp làm cơ sở cho việc lập luận và đưa ra mô hình ước lượng Đồng thời luận án cũng lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm về tăng trưởng nông nghiệp đã được thực hiện nhằm cho thấy thực trạng của tình hình nghiên cứu về tăng trưởng nông nghiệp, tìm ra khoảng trống trong nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu là một nội dung quan trọng của một nghiên cứu Trong chương này luận án sẽ trình bày chi tiết về trình tự nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu, mô hình ước lượng và phương pháp ước lượng được sử dụng trong luận án.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Trong chương này luận án sẽ đi sâu vào phân tích các nguồn lực sản xuất ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp, từ đó làm rõ mức độ đóng góp của từng yếu tố đến sự gia tăng của GDP nông nghiệp Bên cạnh đó nghiên cứu cũng phân tích các yếu tố của TFP, xem xét sự đóng góp của hiệu quả kỹ thuật và công nghệ đến sự thay đổi của TFP Các yếu tố ảnh hưởng đến TFP nông nghiệp ĐBSCL trong giai đoạn nghiên cứu cũng được đưa vào phân tích để thấy được mối quan hệ giữa TFP và các yếu tố chưa được xem xét khi phân tích tăng trưởng GDP nông nghiệp như các biến đo lường về chất lượng của các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp, yếu tố về kỹ thuật – công nghệ, về khả năng tiếp cận nguồn vốn cũng như là yếu tố đo lường về năng lực quản lý.
Chương 5: Kết luận và đề xuất
Các kết quả nghiên cứu chính của luận án sẽ được tóm lược, trả lời những câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra cũng như các giả thuyết nghiên cứu của luận án Từ những kết quả của nghiên cứu mà luận án đề xuất một số hàm ý chính sách cho phát triển nông nghiệp ĐBSCL trong thời gian tới.
Như vậy thông qua chương 1 thì luận án đã trình bày cụ thể các mục tiêu nghiên cứu, cũng như các câu hỏi nghiên cứu mà luận án phải trả lời trong các chương sau, đồng thời cũng nói rõ phạm vi nghiên cứu và những đóng góp của luận án về thực tiễn và khoa học, lập luận lý do của việc lựa chọn vấn đề và địa bàn nghiên cứu.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trình tự nghiên cứu
Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL
(i) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến GDP nông nghiệp bằng phương pháp ước lượng trung gian (PMG)
(ii)Phân tích tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp bằng phương pháp DEA – chỉ số Mamlquist TFP
(iii) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng TFP bằng phương pháp ước lượng FE/RE
(i) Phân tích thực trạng tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL giai đoạn 1990 – 2020
(ii) Phân tích các yếu tố nguồn lực ảnh hưởng đến GDN nông nghiệp ĐBSCL giai đoạn
(iii)Phân tích hiệu quả sản xuất và phân tích các yếu tố cấu thành TFP (TC, TEC)
(iv)Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến TFP
Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp, phân tích hiệu quả sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến TFP Đề xuất Đề xuất một số hàm ý chính sách cho tăng trưởng nông nghiệp
Mô hình ước lượng
3.2.1 Mô hình ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp
Trên cơ sở lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm về tăng trưởng nông nghiệp cho thấy nền nông nghiệp của các quốc gia phát triển trong giai đoạn đầu cũng như nền nông nghiệp của các quốc gia đang phát triển hiện nay cho thấy sự gia tăng sử dụng các nguồn lực đầu vào là nguyên nhân chính gia tăng sản lượng nông nghiệp Trong các nghiên cứu về nông nghiệp Việt Nam cũng cho thấy nền nông nghiệp Việt Nam cũng chủ yếu dựa trên sự gia tăng vốn, lao động và đất đai (Nguyen & Goletti, 2001; Vu, 2009; Thanh &Tho, 2010; Ho, 2012).
Trên cơ sở lý thuyết và thực nghiệm đã lược khảo, luận án sẽ dựa trên mô hình tăng trưởng Tân cổ điển của Solow để ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL, đồng thời để giảm vấn đề vai trò của TFP bị thổi phồng thì luận án sẽ kết hợp với mô hình vốn con người của Mankiw, Romer & Weil (1992) bằng cách bổ sung vốn con người vào mô hình ước lượng.
Như vậy luận án sử dụng mô hình tăng trưởng Solow với cách tiếp kinh tế lượng để ước lượng tỷ phần đóng góp của các nhân tố đến tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL, sau đó sử dụng phương trình hạch toán tăng trưởng để tính được sự đóng góp của TFP. Tiến bộ công nghệ trong mô hình ước lượng tăng trưởng là kiểu tiến bộ công nghệ trung lập Hikcs (thay đổi công nghệ không bao hàm trong các yếu tố đầu vào), và theo tiến bộ công nghệ trung lập Hicks thì TFP được đo lường bằng phần dư chính là sự thay đổi của công nghệ Việc đo lường tiến bộ công nghệ thông qua TFP là cách tốt nhất để đo lường hiệu quả của sản xuất và cung cấp góc nhìn rộng hơn về tăng trưởng dài hạn của sản lượng (Statistics Canada, 1998), và hạch toán tăng trưởng cung cấp một sự phân tích của tăng trưởng kinh tế bằng cách phân tích các yếu tố có liên quan với sự thay đổi của các yếu tố đầu vào và phần dư, vì vậy phần dư phản ánh tiến bộ công nghệ (Barro, 1999).
Hàm sản xuất theo mô hình tăng trưởng của Solow, có bổ sung vốn con người và tiến bộ công nghệ trung lập Hicks có dạng như sau:
Với những giả định của mô hình tăng trưởng Tân Cổ điển thì hàm sản xuất Cobb – Douglas được xem là hàm sản xuất thỏa mãn các giả định đã cho của mô hình tăng trưởng Solow Vì vậy, mô hình tăng trưởng (3.1) có dạng như sau:
Phương trình ước lượng (3.2) được chuyển thành dạng ln như sau:
Vì TFP bản chất là năng suất của các yếu tố còn lại, không được tính vào các yếu tố đầu vào nên giá trị của TFP được tính như sau:
Với mô hình (3.3) thì xem Y,A, S, K, L và H là hàm liên tục theo thời gian và hàm f là thuần bậc 1.
Tốc độ tăng của TFP được tính từ phương trình (3.3) bằng cách lấy vi phân 2 vế theo thời gian
Từ phương trình trên ta tính được tốc độ tăng của TFP
Vậy để tính tốc độ tăng TFP cần có số liệu về tốc độ tăng của giá trị sản xuất nông nghiệp, tốc độ tăng của vốn, lao động, đất trong nông nghiệp, vốn con người và tỷ trọng đóng góp của các nhân tố đó Tốc độ tăng của TFP tính như bằng phương pháp trên chính là phần dư Solow và cũng chính là tiến bộ công nghệ.
Trong mô hình (3.3) thì Y, K, L, S, H và A lần lượt là GDP, vốn vật chất, lao động, diện tích đất, vốn con người và công nghệ; 𝛼, 𝛽, 𝛾, 𝛿 lần lượt là tỷ phần đóng góp của các yếu tố vốn, lao động, đất và vốn con người vào tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL.
Kết quả ước lượng của mô hình (3.3) được sử dụng để kiểm định giả thuyết H 1 : Tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL là do sự gia tăng sử dụng các nguồn lực sản xuất.
3.2.2 Mô hình kiểm định sự lan tỏa của công nghệ đến tăng trưởng nông nghiệp
Các mô hình ước lượng trong nội dung này nhằm cung cấp các bằng chứng thống kê cho việc kiểm định giả thuyết
H2: KH – CN tác động đến tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL thông qua cả vốn và lao động. Để kiểm định giả thuyết H2, luận án xây dựng ba mô hình ước lượng tương ứng với ba kiểu dạng tiến bộ công nghệ (tương ứng với 3 giả thuyết phụ của giả thuyết H2) Giả thuyết H 21 :
Công nghệ được lan tỏa đến tăng trưởng nông nghiệp thông qua vốn
Khi đó hàm sản xuất có dạng
𝑌 = 𝐹(𝐴𝐾, 𝐿) (3.6) Để ước lượng chính xác nhất mức độ đóng góp của các yếu tố nguồn lực, các mô hình ước lượng sẽ bổ sung thêm yếu tố đất canh tác bởi trong sản xuất nông nghiệp đất đai là một tư liệu sản xuất quan trọng và theo quy định của Hiếp pháp và pháp luậtViệt Nam thì đất đai là tài sản sở hữu toàn dân, không được tính vào vốn.
Vì theo các giả định của mô hình tăng trưởng Tân cổ điển thì hàm sản xuất dạngCobb – Douglas được xem là dạng hàm sản xuất thỏa mãn được các điều kiện giả định của mô hình, sau này các lý thuyết tăng trưởng mới cũng là sự kế thừa lý thuyết tăng trưởng cổ điển và chỉ cần bổ sung thêm yếu tố vốn con người vào mô hình tăng trưởng.
Vì vậy, mô hình (3.6) có dạng cụ thể như sau:
Từ (3.7) chuyển sang dạng Logarit tự nhiên và áp dụng cho số liệu bảng, ta được mô hình ước lượng như sau
Mô hình mà công nghệ được lan tỏa thông qua vốn sau đây được gọi là mô hình 1.
Công nghệ lan tỏa vào tăng trưởng nông nghiệp thông qua lao động.
Khi đó hàm sản xuất có dạng
Tương tự, như lập luận phần trên thì hàm sản xuất (3.9) cũng có dạng cụ thể như sau:
𝑌 = 𝐾 𝛽1 (𝐴𝐿) 𝛽2 𝐻 𝛽3 𝑆 𝛽4 𝑒 𝑢 (3.10) Lấy Logarit tự nhiên hai vế ta được mô hình ước lượng của hàm (3.10) được áp dụng cho số liệu bảng, ta được mô hình ước lượng như sau:
Mô hình KH – CN ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL thông qua yếu tố lao động sau đây được gọi là mô hình 2.
Công nghệ ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp một cách “ độc lập”
Khi đó hàm sản xuất có dạng:
Tương tự, như lập luận phần trên thì hàm sản xuất (3.12) cũng có dạng cụ thể như sau:
Vì thế khi lấy Logarit tự nhiên hai vế ta được mô hình ước lượng của hàm (3.13) cho số liệu bảng ta được mô hình như sau:
𝐿𝑛𝑌 𝑖𝑡 = 𝛼 0 + 𝛽 1 𝐿𝑛𝐾 𝑖𝑡 + 𝛽 2 𝐿𝑛𝐿 𝑖𝑡 + 𝛽 3 𝐻 𝑖𝑡 + 𝛽 4 𝑆 𝑖𝑡 + 𝛽 5 𝐴 𝑖𝑡 + 𝑢 𝑖𝑡 ( 3.14) Điểm khác nhau giữa mô hình (3.3) và (3.14) đó là yếu tố công nghệ, nếu trong mô hình (3.3) thì công nghệ là biến ngoại sinh trong khi ở mô hình (3.14) công nghệ lại là biến nội sinh mặc dù cả hai mô hình thì công nghệ đều tác động làm tăng năng suất biên của cả vốn mới và vốn hiện hành.
Trong các mô hình (3.8), (3.11) và (3.14) thì các ký hiệu 𝛽 1 , 𝛽 2 , 𝛽 3 , 𝛽 4 , 𝛽 5 là các hệ số hồi quy và 𝑢 𝑖𝑡 là phần dư, i: là biểu thị địa phương quan sát (i= 1…13) ; t: biểu thị số năm quan sát (t = 1995…2020); Y: tăng trưởng nông nghiệp, A: yếu tố công nghệ ; H: vốn con người; K: giá trị vốn vật chất; L: lực lượng lao động và S: đất sản xuất cho nông lâm thủy sản Cụ thể các biến được định nghĩa như sau:
Tăng trưởng nông nghiệp (Y – tỉ đồng): Y là giá trị GDP nông nghiệp (trước năm
2016) và GRDP nông nghiệp (từ năm 2016 trở về sau) hàng năm (tính theo giá so sánh năm 2010, tỉ đồng) Cách đo lường này được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu về thực nghiệm về tăng trưởng nông nghiệp (Fan & Pardey, 1997; Fan, 2000; Barker et al.,2004; Yu et al.,2011; Tong et al., 2013).
Lực lượng lao động (L-người): Lực lượng lao động được biểu thị bằng số lao động đang thực tế làm việc hàng năm trong độ tuổi từ 15 – 60 tuổi tính cho Nông – Lâm – Ngư nghiệp (Zepeda, 2001; Avila & Evenson, 2010; Fuglie & Rada, 2013; Wang et al.,2015; Long & Nhan; 2018)
Phương pháp phân tích
3.3.1 Quy trình phân tích Đối với số liệu bảng là loại số liệu kết hợp của số liệu không gian và thời gian, vì vậy loại số liệu chứa đựng nhiều thông tin hơn và cho phép người dùng khai thác nhiều dữ liệu hơn, kết quả ước lượng cũng chính xác hơn và cũng đòi kỹ thuật ước lượng phức tạp hơn.
Phương trình ước lượng cho số liệu bảng có dạng
Vì 𝑢 𝑖𝑡 là phần dư chứa đựng cả phần sai số không quan sát được do các yếu tố khác (𝜀 𝑖𝑡 ) và cả phần không thay đổi theo thời gian của các đơn vị bảng nhưng không quan sát được (𝛼 𝑖 ), vì vậy phương trình (3.18) có thể được thể hiện chi tiết hơn như sau:
𝑌 𝑖𝑡 = 𝛼 𝑖 + 𝛽 𝑖 𝑋 ′ + 𝜀 𝑖𝑡 (3.19) Trong số liệu bảng thì các vấn đề: tính dừng, đồng nhất hay không đồng nhất của các hệ số ước lượng trong cả ngắn hạn lẫn dài hạn, mối quan hệ đồng kết hợp (ở sai phân bậc 1 hay dừng hỗn hợp), mối quan hệ nhân quả, giải quyết 𝛼 𝑖 là những vấn đề cốt lõi của dữ liệu bảng Các vấn đề trên sẽ quyết định việc sử dụng phương pháp ước lượng (ước lượng bảng tĩnh tuyến tính bao gồm FE, RE, FD hay ước lượng bảng động tuyến tính như GMM, MG, PMG, DFE hay DOLS, FMOLS) Trong phần này luận án sẽ trình bày chi tiết các bước phân tích đối với dữ liệu bảng được sử dụng trong luận án.
Bước 1: Đầu tiên là cần phải kiểm định tính dừng của số liệu bởi tính dừng hay không dừng của số liệu sẽ quyết định việc lựa chọn phương pháp ước lượng Có nhiều kiểm định khác nhau để kiểm định tính dừng hay kiểm định nghiệm đơn vị cho số liệu bảng Việc lựa chọn kiểm định nào sẽ phù thuộc bảng cân bằng (balanced panel) hay không cân bằng (unbalanced panel), vấn đề phụ thuộc chéo giữa các đơn vị bảng (cross
– sectional independence), vấn đề đồng nhất (homogeneous) hay không đồng nhất
(heterogeneous) của các hệ số ước lượng Ví dụ khi không có sự phụ thuộc chéo giữa các đơn vị bảng và các hệ số ước lượng là đồng nhất thì sử dụng kiểm định Breitung
(2000), Hadri (2000) và Levin – Lin – Chu (2002), và sử dụng kiểm định Maddala &
Wu (1999), Choi (2001) hoặc Im – Pesaran – Shin (2003) khi các hệ số là không đồng nhất và cũng không có sự phụ thuộc chéo giữa các đơn vị bảng Còn nếu trong trường hợp có sự phụ thuộc chéo giữa các đơn vị bảng thì sử dụng các kiểm định như Breitung
& Das (2005), Moon & Perron (2004) hoặc kiểm định Pesaran (2007).
Bước 2: Từ kết quả bước 1, nếu các chuỗi đưa vào mô hình ước lượng đều dừng ở chuỗi gốc thì luận án sẽ tiếp tục kiểm định xem có tồn tại các đặc điểm không quan sát được của mỗi đơn vị chéo mà không thay đổi theo thời gian hay không (𝛼 𝑖 = 0). Nếu không tồn tại hay chính là 𝛼 𝑖 bằng 0 thì luận án sẽ sử dụng mô hình ước lượng POLS, còn nếu có tồn tại các đặc điểm không quan sát được của mỗi đơn vị chéo mà không thay đổi theo thời gian thì sẽ tiếp tục kiểm định xem các đối tượng có cùng hệ số độ dốc hay không (chính là kiểm định sự đồng nhất của các hệ số) để quyết định lựa chọn mô hình RC hay RE và FE Trong trường hợp các đối tượng không có cùng hệ số độ dốc thì luận án sẽ sử dụng mô hình RC (Random Coefficient), còn nếu các 𝛽 𝑖 ≠ 𝛽 thì sẽ tiếp tục kiểm định xem 𝐶𝑜𝑟𝑟(𝑋 𝑖𝑡 , 𝛼 𝑖 ) = 0 hay 𝐶𝑜𝑟𝑟(𝑋 𝑖𝑡 , 𝛼 𝑖 ) ≠ 0 Luận án sẽ sử dụng kỹ thuật Allison (2009) để giải quyết vấn đề này Nếu 𝐶𝑜𝑟𝑟(𝑋 𝑖𝑡 , 𝛼 𝑖 )
= 0 thì mô hình FE sẽ phù hợp, còn ngược lại thì mô hình RE sẽ phù hợp.
Bước 3: Cũng dựa trên kết quả của bước 1, nếu các chuỗi trong mô hình không dừng ở chuỗi gốc thì sẽ bỏ qua bước 2 và sẽ tiến hành kiểm định tính dừng ở các bậc sai phân Sau khi kiểm định tính dừng ở các bậc sai phân, luận án sẽ tiếp tục kiểm định mối quan hệ đồng kết hợp Bởi vì muốn phân tích mối quan hệ cân bằng trong dài hạn thì đòi hỏi nếu các chuỗi không dừng ở chuỗi gốc thì phải có mối quan hệ đồng kết hợp Kiểm định tính đồng liên kết cho số liệu bảng có thể sử dụng kiểm định Kao
(1999), kiểm định Fedroni (1999, 2004) hoặc kiểm định Westerlund (2005, 2009) Nếu các chuỗi trong mô hình đều có mối quan hệ đồng kết hợp ở sai phân bậc 1 thì sẽ tiến hành kiểm định nhân quả bởi theo Granger (1969) khi hồi quy các chuỗi mà chuỗi phần dư dừng ở bậc 1 thì các chuỗi có mối quan hệ nhân quả (Holtz – Eakin et al., 1988).
Hurlin (2004), Dumitrescu –Hurlin (2012) là những kiểm định có thể dùng để kiểm định mối quan hệ nhân quả Khi đó mô hình ước lượng DOLS và FMOLS sẽ phù hợp với bộ số liệu Tuy nhiên, nếu các chuỗi có mối quan hệ đồng kết hợp hỗn hợp thì các mô hình MG, PMG và DFE sẽ phù hợp Sự lựa chọn giữa các mô hình MG, PMG và DFE sẽ phù thuộc vào tính đồng nhất của các hệ số trong dài hạn và cả ngắn hạn.
Quy trình phân tích và ước lượng cho ước lượng bảng được sử dụng trong nghiên cứu được thể hiện qua Hình 3.1 như sau:
Kiểm định sự đồng nhất Kiểm định đồng kết hợp Kiểm định 𝑎 𝒊 𝟎
Kiểm định sự phù hợp của mô hình
PMG Mô hình RE Mô hình FE
Hình 3 1: Quy trình phân tích và ước lượng
Phương pháp thống kê mô tả là một trong những phương pháp phân tích được sử dụng phổ biến, phương pháp này sử dụng để cho ra những thông số ban đầu về mẫu điều tra cũng như thực trạng của đối tượng phân tích Trong luận án này, thống kê mô tả được sử dụng để phân tích thực trạng tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL và mô tả đặc tính của các biến được sử dụng trong các mô hình ước lượng.
Thống kê mô tả là tập hợp tất cả các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau Phương pháp tần số để mô tả và tìm hiểu về đặc tính phân phối của mẫu số liệu thô, bước đầu tiên là lập bảng phân phối tần số Bảng phân phối tần số là bảng tóm tắt dữ liệu được xếp thành từng tổ khác nhau Tần số cho biết với tập dữ liệu đang có thì đối tượng có một biểu hiện nào đó ở một thuộc tính cụ thể là bao nhiêu, nhiều hay ít.
3.3.2.2 Phân tích bao dữ liệu (DEA) – chỉ số Mamlquist TFP
Như đã thảo luận và phân tích ưu và nhược điểm của từng phương pháp tiếp cận để ước lượng TFP, luận án sử dụng chỉ số Malmquist để ước lượng TFP nông nghiệp ĐBSCL giai đoạn 1995 – 2020.
Mức tăng trưởng của năng suất được đo lường bằng mức tăng trưởng của TFP theo thời gian Tăng trưởng của năng suất có thể do đổi mới sáng tạo, cải tiến thiết kế hay chính là sự thay đổi của công nghệ, hoặc khi các đơn vị sản xuất sử dụng đầu vào một cách hiệu quả hơn trên công nghệ cho sẵn, nghĩa là với cùng loại vốn, lao động và công nghệ thì đơn vị sản xuất có thể tạo ra lượng đầu ra nhiều hơn, sự gia tăng này được gọi là hiệu quả kỹ thuật Vì vậy TFP có thể thay đổi từ thời điểm này sang thời điểm khác là do biến đổi về công nghệ và những thay đổi ở hiệu suất công nghệ hay kỹ thuật. Phương pháp DEA – Malmquist có thể được tiếp cận theo hai hướng hoặc là tối thiểu đầu vào hoặc tối đa đầu ra Vì vậy chỉ số Malmquist TFP là tỷ số của tổng các đầu ra theo trọng số và các yếu tố đầu vào theo trọng số Chỉ số Malmquist TFP đo lường sự thay đổi của TFP giữa hai thời điểm bằng cách tính tỷ số của các khoảng cách giữa mỗi thời điểm liên quan đến một công nghệ chung.
Một khái niệm quan trọng khi đo lường tăng trưởng năng suất bằng chỉ số Malmquist là hàm khoảng cách bao gồm hàm khoảng cách đầu ra và hàm khoảng cách đầu vào Nếu hàm khoảng cách đầu vào là sự dụng tối thiểu lượng đầu vào để cho cùng một mức sản lượng đầu ra thì hàm khoảng cách đầu ra là sự tiếp cận giả định các đơn vị sản xuất hướng tới đạt được tối đa hóa đầu ra với một lượng đầu vào cho sẵn.
Phương pháp thu thập số liệu
3.4.1 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp
Tăng trưởng nông nghiệp (Y): như đã định nghĩa thì biến tăng trưởng nông nghiệp chính là GDP/GRDP nông nghiệp của ĐBSCL Số liệu cho biến số này được thu thập từ Niên giám thống kê các tỉnh và Tổng cục thống kê qua các năm, cụ thể số liệu về GDP/GRDP được lấy từ mục Tài khoản quốc gia và Ngân sách nhà nước Để loại bỏ sự ảnh hưởng của yếu tố lạm phát, luận án sẽ sử dụng số liệu về GDP/GRDP theo giá so sánh của năm 2010 Tuy nhiên, trước khi áp dụng giá so sánh của năm 2010 theo Thông tư 02/2012/TT – BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành ngày 4 tháng 4 năm 2012 thì trước đó các chỉ tiêu (giá trị) thống kê được tính theo giá so sánh của năm 1994 Vì vậy trước khi có thể sử dụng được số liệu thì tác giả sẽ quy đổi chỉ tiêu GDP theo giá so sánh năm 1994 theo giá so sánh năm 2010 theo công thức của thông tư trên, cụ thể:
Giá trị của chỉ tiêu kỳ báo cáo theo giá năm gốc 2010 =
Giá trị của chỉ tiêu kỳ báo cáo theo giá năm 1994 x
Hệ số chuyển năm gốc 1994 sang năm gốc 2010 của chỉ tiêu
Hệ số chuyển đổi năm gốc
1994 sang năm gốc 2010 của chỉ tiêu
Giá trị của chỉ tiêu năm t theo giá năm gốc 2010
= Giá trị của chỉ tiêu năm t theo giá năm gốc 1994
Vốn vật chất (K): K là lượng vốn vật chất thực tế của ngành nông nghiệp ĐBSCL, như đã trình bày ở phần định nghĩa thì K được hình thành từ lượng vốn đầu tư của thời kỳ hiện tại cộng với lượng vốn tích lũy của thời kỳ trước sau khi đã trừ đi hao mòn (thường gọi là trữ lượng vốn) Vì vậy trong luận án này sẽ sử dụng số liệu về vốn đầu tư hàng năm vào Nông – lâm – thủy sản ở Mục Đầu tư và Xây dựng Sau đó, tác giả sử dụng phương pháp kiểm kê liên tiếp hàng năm và tỷ lệ khấu hao để tính ra được trữ lượng vốn của ngành Nông – Lâm – Thủy sản của ĐBSCL Công thức tính trữ lượng vốn theo phương pháp kiểm kê liên tiếp theo cách tiếp cận của Tổ chức năng suất Châu Á (APO) như sau:
𝐾 𝑡 = (1 − 𝖯)𝐾 𝑡+1 + 𝐼 𝑡 Trong đó: 𝐼 𝑡 là tổng mức đầu tư ở năm thứ t; 𝖯 là tỷ lệ khấu hao hàng năm cho vốn đầu tư và không đổi theo thời gian, 𝐾 𝑡 và 𝐾 𝑡+1 lần lượt là trữ lượng vốn ở năm t và năm t+1 Với năm gốc của nghiên cứu là năm 1995 thì trữ lượng vốn ở năm 1995 được xác định theo cách tiếp cận của Oguchi (2001) và Mahadevan (2002), còn tỷ lệ khấu hao lựa chọn tỷ lệ khấu hao theo văn bản 2389/BKHCN – VCLCS ngày 6/7/2015. Vốn đầu tư cho Nông – Lâm – Nghiệp ĐBSCL theo giá so sánh 1994 cũng được điều chỉnh theo giá so sánh năm 2010 như cách điều chỉnh cho chỉ tiêu GDP/GRDP ở trên.
Diện tích đất sản xuất (S): Diện tích đất sản xuất được xác định bao gồm diện tích đất cho cây lúa, cây hàng năm, cây lâu năm và diện tích nuôi trồng thủy sản tại mục Nông nghiệp, Lâm Nghiệp và Thủy sản Riêng hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm không phải là thế mạnh của vùng ĐBSCL và không được thống kê nên không được tính vào biến diện tích đất Vì thế đây là một điểm giới hạn của đề tài.
Lực lượng lao động (L): được đo lường bằng lượng lao động nông thôn đang làm việc trong độ tuổi từ 15 – 60 tuổi Số liệu này được thu thập ở mục Dân số và Lao động.
Vốn con người (H): Trong nghiên cứu này vốn con người được đo lường qua số học sinh phổ thông các cấp (tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trung học) ở khu vực nông thôn Số liệu về số học sinh phổ thông ở khu vực nông thôn được tính bằng cách lấy tỷ lệ dân số của khu vực nông thôn (mục Dân số và Lao động) nhân với số học sinh phổ thông các cấp (mục Giáo dục, Đào tạo và Khoa học Công nghệ).
Công nghệ (A): Biến số công nghệ được đo lường bằng chi tiêu của ngân sách cho hoạt động nghiên cứu Khoa học và Công nghệ hàng năm Để có số liệu về chi ngân sách cho nghiên cứu Khoa và học Công nghệ hàng năm vào Nông – Lâm – Nghiệp ĐBSCL thì luận án sẽ căn cứ vào chi tiêu ngân sách hàng năm cho KH – CN (mục
Giáo dục, Đào tạo và Khoa học Công nghệ ) và tỷ lệ chi vốn đầu tư hàng năm cho ngành
– Lâm – Nghiệp so với GDP hàng năm (Mục Đầu tư và Xây dựng).
3.4.2 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng TFP
Trên cơ sở định nghĩa các biến của mô hình (3.16), thì nguồn thu thập và xử lý các biến số trong mô hình (3.16) được trình bày cụ thể như sau:
Các số liệu về Tỷ lệ diện tích đất canh tác nông nghiệp được đầu tư thủy lợi, Tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo nghề, Quy mô sản xuất, Tỷ lệ hộ nông dân được tiếp cận tín dụng được thu thập từ bộ số liệu Điều tra mức sống dân cư (VLHSS) từ năm 2002 đến năm 2020 Bộ số liệu VLHSS được điều tra đều đặn hai (02) năm một lần Bộ số liệu điều tra này có hai phần: phần điều tra cho hộ gia đình và phần cho xã,phường.
Bộ số liệu thu thập cho hộ bao gồm các thông tin về thu nhập của hộ, chi tiêu của hộ và một số thông tin khác về nhân khẩu học; còn bộ số liệu thu thập đối với xã/phường bao gồm các thông tin về nhân khẩu, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tình trạng kinh tế và một số thông tin cơ bản về trật tư an toàn xã hội, môi trường, tín dụng và tiết kiệm. Trong mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng TFP sẽ sử dụng bộ số liệu bộ điều tra cho đối tượng xã, phường Vì phạm vi điều tra trên cả nước nên luận án sẽ lọc ra các số liệu được điều tra cho các xã của vùng ĐBSCL Trong bảng câu hỏi và bảng dữ liệu (được lưu trữ theo phần mền Stata) có mã hóa các xã theo từng tỉnh, thành nên có thể dễ dàng bóc tách được số liệu theo phạm vi từng địa phương của ĐBSCL Sau khi đã có được bộ số liệu theo yêu cầu của mô hình, tác giả sẽ tính ra tỷ lệ trung bình của diện tích đất được đầu tư thủy lợi (%), tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo nghề (%), tỷ lệ nông dân được tiếp cận tín dụng (%) và tính ra quy mô sản xuất trung bình (ha/hộ/xã) theo từng đơn vị bảng.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được thu thập trực tiếp từ website của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Chỉ số này được tính toán hàng năm và được cập nhật trên website của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Vì số liệu VLHSS được tiến hành 2 năm một lần, nên số liệu về chỉ số PCI cũng được thu thập tương ứng với năm điều tra của bộ số liệu VLHSS.
Tỷ lệ về chi tiêu công cho Đầu tư phát triển và diện tích đất lúa được thu thập từ Niên giám thống kê các tỉnh tương ứng với thời gian của bộ số liệu Điều tra mức sống dân cư.
Từ khoảng trống nghiên cứu đã xác định ở chương 2, luận án đã xây dựng mô hình ước lượng để giải quyết được vấn đề cần nghiên cứu Cũng từ mô hình nghiên cứu mà luận án cũng đã xác định những số liệu cần thu thập, nguồn số liệu cũng như vấn đề xử lý số liệu trước khi sử dụng để có thể đạt được kết quả tin cậy và hiệu quả nhất. Trong chương 3 thì quy trình phân tích cũng được trình bày một cách chi tiết để giúp người đọc thấy rõ trình tự của quá trình phân tích số liệu Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp ước lượng bao dữ liệu (DEA) – chỉ số Mamlquist TFP và phương pháp ước lượng trung gian (PMG), ước lượng mô hình REM theo phương pháp của Allison (2009 là những phương pháp phân tích mà sẽ được sử dụng trong luận án cũng đã được trình bày cụ thể trong Chương 3.