1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của chương trình tín dụng vi mô đến kết quả hoạt động kinh tế của phụ nữ tại đồng bằng sông Cửu Long

334 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh Hưởng Của Chương Trình Tín Dụng Vi Mô Đến Kết Quả Hoạt Động Kinh Tế Của Phụ Nữ Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long
Tác giả Đặng Thị Kim Phượng
Người hướng dẫn PGS.TS. Phan Đình Khôi, TS. Đặng Thanh Sơn
Trường học Trường Đại Học Cần Thơ
Chuyên ngành Tài Chính - Ngân Hàng
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 334
Dung lượng 0,99 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU (18)
    • 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ (18)
      • 1.2.1 Mục tiêu chung (20)
      • 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (20)
    • 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (20)
    • 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (21)
      • 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu (21)
      • 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu (21)
    • 1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN (22)
      • 1.5.1 Ý nghĩa khoa học của luận án (22)
      • 1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận án (22)
    • 1.6 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN (23)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (24)
    • 2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT (24)
      • 2.1.1 Các khái niệm cơ bản (24)
      • 2.1.2 Khái quát ảnh hưởng của chương trình tín dụng vi mô đến kết quả hoạt động (0)
      • 2.1.3 Các lý thuyết có liên quan (0)
    • 2.2 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU (60)
      • 2.2.1 Khả năng tiếp cận chương trình tín dụng vi mô (60)
      • 2.2.2 Tác động của tín dụng vi mô đến thu nhập (67)
      • 2.2.3 Tác động trao quyền cho phụ nữ trong tín dụng vi mô (73)
      • 2.2.4 Đánh giá các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan (0)
      • 2.2.5 Khoảng trống nghiên cứu (0)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (82)
    • 3.1 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (82)
      • 3.1.1 Khung nghiên cứu (82)
      • 3.1.2 Mô hình nghiên cứu (84)
    • 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (119)
      • 3.2.1 Phương pháp tiếp cận (0)
      • 3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu (124)
      • 3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu (127)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (140)
    • 4.1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG (140)
    • 4.2 KẾT QUẢ ẢNH HƯỞNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG VI MÔ ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA PHỤ NỮ TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (158)
      • 4.2.1 Các chương trình tín dụng vi mô trong nghiên cứu (158)
      • 4.2.2 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu (164)
      • 4.2.3 Kiểm định hồi quy (167)
      • 4.2.4 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng vi mô của phụ nữ tại Đồng bằng sông Cửu Long (173)
      • 4.2.5 Kết quả phân tích tác động của chương trình tín dụng vi mô đến thu nhập của phụ nữ tại ĐBSCL (0)
      • 4.3.6 Kết quả tác động của chương trình tín dụng vi mô đến trao quyền kinh tế của phụ nữ tại ĐBSCL (0)
      • 4.3.1 Kết quả nghiên cứu (194)
      • 4.3.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu (198)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP (206)
    • 5.1 KẾT LUẬN (206)
    • 5.2 GIẢI PHÁP (208)
      • 5.2.1 Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận chương trình tín dụng vi mô của phụ nữ Đồng bằng sông Cửu Long (208)
      • 5.2.2 Giải pháp nâng cao thu nhập của phụ nữ trong chương trình tín dụng vi mô tại Đồng bằng sông Cửu Long (211)
      • 5.2.3 Giải pháp nâng cao trao quyền kinh tế cho phụ nữ trong chương trình tín dụng vi mô tại Đồng bằng sông Cửu Long (213)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (215)

Nội dung

GIỚI THIỆU

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong đời sống gia đình cũng như trong đời sống xã hội, phụ nữ luôn đóng một vai trò thiết yếu Khi nền kinh tế càng phát triển, phụ nữ càng có nhiều cơ hội phát triển hơn Tuy nhiên, đó cũng chỉ mới là bước khởi đầu thuận lợi, thực tế cho thấy xã hội hiện nay vẫn còn tồn tại bất bình đẳng giới, “bạo lực gia đình” còn diễn ra thường xuyên trong gia đình Việt Phụ nữ chỉ thật sự đảm đương vai trò quan trọng của mình khi yếu tố tự thân được khơi dậy và quyền kinh tế được đảm bảo Để phát huy vai trò và vị thế của phụ nữ thì bên cạnh sự nỗ lực của chính bản thân, phụ nữ rất cần được gia đình và xã hội tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao sự hiểu biết, tiếp cận các thành tựu khoa học và tích cực tham gia hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội Bên cạnh đó, chủ trương giảm nghèo bền vững đã trở thành chính sách nền tảng, xuyên suốt quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển nước ta trong thời gian gần đây. Cùng với những chính sách nhằm xóa đói giảm nghèo, các chương trình tín dụng chính sách của Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) và nhiều tổ chức tài chính vi mô đã tiến hành nhiều chương trình tín dụng vi mô (CTTDVM) triển khai trên toàn quốc, đã góp phần tạo sinh kế, cải thiện thu nhập, nâng cao vị thế của phụ nữ và đặc biệt là trao quyền cho phụ nữ để họ tham gia đầy đủ các lĩnh vực cũng như ở tất cả các cấp độ của hoạt động kinh tế Điều này đã được thực nghiệm qua các nghiên cứu của Zaman (1999), Benjamin & Joe (2000), Morduch (2002), Mathew (2006).

Tổ chức tài chính vi mô là một dạng doanh nghiệp xã hội đặc biệt với mục tiêu hoạt động là cung cấp các dịch vụ tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ (Luật tài chính tín dụng, 2010). Chương trình tín dụng vi mô là một phần của tài chính vi mô (Shinha, 1998) Chương trình tín dụng vi mô là hoạt động cho vay các khoản nhỏ, thời gian vay ngắn và được cung cấp bởi các tổ chức tài chính chính thức và bán chính thức (DERG, 2012) Tín dụng vi mô đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc phát triển kinh tế- xã hội, công cuộc giảm nghèo đói và phát triển xã hội tại các nước đang phát triển (Krog,

2000) Tín dụng vi mô mở ra cơ hội mới cho người tiếp cận vốn (Yunus, 2007) cũng như cung cấp cơ hội tạo ra năng lực sinh kế, tự làm chủ (Alhassan & Akudugu, 2012).Tín dụng vi mô đặc biệt tập trung hướng vào đối tượng khách hàng là phụ nữ nông thôn, giúp họ tự vươn lên, tạo ra giá trị tốt đẹp cho gia đình và xã hội (Mai Thị Anh Đào, 2016).

Theo Niên giám Thống kê (2020), vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích hơn 40.000km 2 , chiếm khoảng 12% tổng diện tích đất cả nước với 17,3 triệu người, không những đóng vai trò rất quan trọng trong thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội mà còn đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước Tuy nhiên xét trên bình diện chung, ĐBSCL là nơi có tỷ lệ hộ nghèo tương đối cao Điều này, do phần lớn người dân sống phụ thuộc vào nông nghiệp là chính, một số nơi thiếu đất canh tác hoặc diện tích đất nhỏ (VDR, 2004) Hơn nữa, người nghèo thường không có điều kiện nắm bắt thông tin, chính sách, các ứng dụng mới trong hoạt động sản xuất và kinh doanh Theo đó, khả năng mở rộng sản xuất cũng như cơ hội tiếp cận các gói tín dụng chính thức bị hạn chế (Poverty Task Force, 2003) Bên cạnh đó, phụ nữ vẫn bị ràng buộc của xã hội bởi quan điểm “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, điều này hạn chế khả năng tiếp cận chương trình tín dụng vi mô của phụ nữ, để nâng cao thu nhập và nhận được quyền bình đẳng giới trong xã hội Điều đó, khiến cơ hội phát triển và sinh kế bền vững của người nông dân và hộ gia đình cũng như sự tự chủ về tài chính của phụ nữ bị trì hoãn.

Ngoài ra, Throsby (1999) chỉ ra vốn văn hóa có giá trị cốt lõi trong bốn vốn quan trọng cho sự phát triển kinh tế của quốc gia Tuy nhiên, nghiên cứu về vốn văn hóa còn khá khiêm tốn trong nghiên cứu về kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu này sử dụng khái niệm vốn văn hóa trong hoạt động đánh giá trao quyền kinh tế của phụ nữ khi tham gia chương trình tín dụng vi mô Khái niệm vốn văn hóa không đồng nhất khái niệm nền văn hóa, mà khái niệm vốn văn hóa ở đây đề cập đến những yếu tố văn hóa có khả năng luân chuyển Sự luân chuyển này có giá trị trao đổi và tạo ra lợi ích Được thể hiện cụ thể qua một số các hoạt động nhằm phát huy vai trò của phụ nữ như: đảm bảo quyền được mua sắm, quyền được tham gia sản xuất - kinh doanh, quyền quyết định trong gia đình, quyền được bình đẳng giới, tham gia sinh hoạt đoàn thể, công tác xã hội và các hoạt động chính trị, văn hóa.

Xuất phát từ thực tế nêu trên, đề tài “Ảnh hưởng của chương trình tín dụng vi mô đến kết quả hoạt động kinh tế của phụ nữ tại Đồng bằng sông Cửu Long” được lựa chọn nghiên cứu Dựa vào thông tin khảo sát, kết quả phân tích được kỳ vọng chỉ ra được ảnh hưởng của chương trình tín dụng vi mô đến kết quả hoạt động kinh tế của phụ nữ, vai trò của vốn văn hóa trong trao quyền kinh tế cho phụ nữ Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thêm thông tin hữu ích, bằng chứng thuyết phục cho nhà hoạch định chính sách trong việc đưa ra giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của nhóm người yếu thế trong xã hội và góp phần thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới tại ĐBSCL giai đoạn 2021-2030

Mục tiêu chung của luận án là đánh giá ảnh hưởng của chương trình tín dụng vi mô đến kết quả hoạt động kinh tế của phụ nữ tại ĐBSCL thông qua chỉ tiêu thu nhập và trao quyền kinh tế phụ nữ, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của phụ nữ và hiệu quả chương trình tín dụng vi mô, hướng tới thực hiện trao quyền kinh tế, vì mục tiêu bình đẳng giới.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung như đã nêu trên, luận án có 4 mục tiêu cụ thể cần giải quyết như sau:

- Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng chương trình tín dụng vi mô tại ĐBSCL.

- Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận chương trình tín dụng vi mô của phụ nữ tại ĐBSCL.

- Mục tiêu 3: Phân tích ảnh hưởng của tín dụng vi mô đến thu nhập và trao quyền kinh tế của phụ nữ tham gia chương trình

- Mục tiêu 4: Hàm ý giải pháp để nâng cao kết quả hoạt động kinh tế của phụ nữ qua thu nhập của phụ nữ và trao quyền kinh tế, vì mục tiêu bình đẳng giới.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Câu hỏi 1: Thực trạng hoạt động của chương trình tín dụng vi mô tại ĐBSCL như thế nào?

- Câu hỏi 2: Khả năng tiếp cận chương trình tín dụng vi mô của phụ nữ tại ĐBSCL chịu ảnh hưởng những yếu tố nào? Khi tham gia chương trình tín dụng vi mô, thu nhập của phụ nữ biến động ra sao? Có sự khác biệt nào về thu nhập giữa phụ nữ tham gia và phụ nữ không tham gia chương trình tín dụng vi mô?

- Câu hỏi 3: Chương trình tín dụng vi mô có tác động đến trao quyền kinh tế cho phụ nữ tại ĐBSCL?

- Câu hỏi 4: Những giải pháp nào có thể giúp phụ nữ nâng cao thu nhập một cách bền vững? Cho vay vốn có phải là cách để tăng thu nhập cho phụ nữ?

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong luận án là hoạt động chương trình tín dụng vi mô tại ĐBSCL; Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận chương trình tín dụng vi mô, thu nhập và trao quyền kinh tế cho phụ nữ trong chương trình tín dụng vi mô ĐBSCL. Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là phụ nữ có và không tham gia chương trình tín dụng vi mô Trong đó, đối tượng khảo sát thỏa mãn điều kiện là: (i) thành viên của Hội liên hiệp phụ nữ; (ii) có nhu cầu vay vốn tại Đồng bằng sông Cửu Long Có 13 chương trình được triển khai trong giai đoạn 2019 – 2020 Các chương trình này được xem là chương trình tín dụng vi mô Danh sách hội viên phụ nữ có vay vốn được thu thấp ở Ngân hàng chính sách xã hội và Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế và danh sách hội viên phụ nữ không vay vốn được thu thập ở hội phụ nữ ở mỗi địa phương có khảo sát. Địa bàn nghiên cứu được xác định dựa vào ý kiến của các cán bộ quản lý và trực tiếp tham gia cho vay vốn ở địa phương Có 7 trong 13 tỉnh thành ở ĐBSCL bao gồm Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Kiên Giang, Trà Vinh, và Bến Tre được chọn để khảo sát.

Về không gian: Với mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận án giới hạn nghiên cứu ở 7 trong 13 tỉnh ĐBSCL Thông tin khảo sát được thu thập bằng bảng hỏi và được khảo sát ý kiến của các cán bộ quản lý và trực tiếp tham gia cho vay vốn ở địa phương để chọn lựa địa bàn khảo sát Sau khi được tư vấn, tác giả chọn địa bàn khảo sát là thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre.

- Thời gian thu thập số liệu thứ cấp giai đoạn 2015-2020.

- Thời gian thu thập số liệu sơ cấp từng tháng 03/2019 đến tháng 3/2020.

Phạm vi nội dung: (i) Phân tích thực trạng chương trình tín dụng vi mô tại ĐBSCL và ảnh hưởng của tín dụng vi mô đến kết quả hoạt động kinh tế của phụ nữ tại ĐBSCL: biến động thu nhập và nâng cao vị thế - thông qua khác biệt về thu nhập và tăng quyền năng kinh tế đối với những phụ nữ tham gia chương trình so với những người không tham gia chương trình; (ii) Xem xét các yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận chương trình tín dụng vi mô của phụ nữ; (iii) Tác động của chương trình tín dụng vi mô đến trao quyền cho phụ nữ (phạm vi trong gia đình, tiến tới ngoài xã

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

1.5.1 Ý nghĩa khoa học của luận án

Thứ nhất, phân tích ảnh hưởng của chương trình tín dụng vi mô đến kết quả hoạt động kinh tế của phụ nữ tại ĐBSCL có ý nghĩa khoa học, có tính thực tiễn và tính ứng dụng cao Vì luận án đã khai thác những vấn đề lý luận liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận, tác động tích cực của chương trình tín dụng vi mô đến thu nhập và trao quyền kinh tế cho phụ nữ.

Thứ hai, luận án đã hệ thống các nghiên cứu có liên quan về phân tích ảnh hưởng chương trình tín dụng vi mô đến kết quả hoạt động kinh tế của phụ nữ tại ĐBSCL, là tài liệu tham khảo có giá trị và cơ sở cho các hướng nghiên cứu khác tiếp theo trong lĩnh vực tài chính – tín dụng.

Thứ ba, cung cấp các thông tin tham khảo đáng tin cậy, có giá trị cho những người làm chính sách trong quá trình ra quyết định Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chương trình tín dụng vi mô và hiệu quả kinh tế của nhóm người yếu thế trong xã hội là phụ nữ, hướng đến thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ.

1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận án

Thứ nhất, mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá ảnh hưởng của chương trình tín dụng vi mô đến kết quả hoạt động kinh tế của phụ nữ tại ĐBSCL Từ kết quả nghiên cứu cho thấy đề tài của luận án có tính thực tiễn cao, trong tình hình cả nước đang thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Thứ hai, xác định ảnh hưởng của chương trình tín dụng vi mô đến kết quả hoạt động kinh tế của phụ nữ tại Đồng bằng sông Cửu Long thông qua: (i) khả năng tiếp cận chương trình tín dụng vi mô (xem xét các yếu tố ảnh hưởng: độ tuổi, việc làm, tài sản, tần suất vốn xã hội, qui mô hộ gia đình, số người phụ thuộc); (ii) biến động thu nhập (tăng hoặc giảm) của phụ nữ ở ĐBSCL qua chương trình tín dụng vi mô; (iii) tăng trưởng: cơ hội tạo thu nhập và sự tham gia của phụ nữ vào thị trường lao động chính thức từ đó trao quyền kinh tế cho phụ nữ để thúc đẩy bình đẳng giới.

Thứ ba, nghiên cứu bổ sung vốn văn hóa - một vấn đề quan trọng nhưng chưa được đề cập đúng vai trò trong tăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới.

Thứ tư, kết quả nghiên cứu có thể trở thành bằng chứng thực nghiệm có ý nghĩa đối với chương trình tín dụng vi mô tại Đồng bằng sông Cửu Long và cung cấp bằng chứng thuyết phục về đóng góp tích cực của phụ nữ trong các chương trình tín dụng vi mô, trong chiến lược giảm nghèo bền vững tại ĐBSCL.

CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận án được cấu trúc gồm có 5 chương Chương 1 giới thiệu tính cấp thiết, các mục tiêu nghiên cứu cần đạt được, chỉ ra ý nghĩa nghiên cứu và những điểm mới cũng như hạn chế của luận án Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết và tổng quan tài liệu, mô tả thực trạng của vấn đề nghiên cứu tại Việt Nam và ở ĐBSCL Trong đó, các nội dung tập trung hệ thống hóa các lý thuyết; lược khảo các nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài của luận án đã được công bố trong và ngoài nước; phân tích đánh giá các công rình nghiên cứu đã được công bố của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đề đề tài luận án, xác định mục tiêu của đề tài, nêu những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những vấn đề mà đề tài luận án cần tập trung nghiên cứu, giải quyết Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu, bao gồm cơ sở lý luận, cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận Nội dung tập trung vào khả năng tiếp cận, thu nhập và trao quyền kinh tế của phụ nữ tham gia chương trình tín dụng vi mô Chương 5 kết luận, đề xuất giải pháp và hàm ý giải pháp: kết quả nghiên cứu là lời đáp cho các câu hỏi đặt ra trong đề tài Từ đó, các hàm ý giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh tế của phụ nữ tại ĐBSCL thông qua chương trình tín dụng vi mô Từ kết quả đạt được, nêu hạn chế và những vấn đề cần mở rộng ở nghiên cứu tiếp theo để phát triển, hoàn thiện lĩnh vực mà nghiên cứu quan tâm đến một cách đầy đủ hơn.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1.1 Các khái niệm cơ bản

Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian Development Bank - ADB, 2000) định nghĩa tài chính vi mô là kênh cung cấp một loạt các dịch vụ tài chính như nhận tiền gửi, cung cấp các khoản vay, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền và bảo hiểm cho người nghèo và hộ gia đình có thu nhập thấp và các doanh nghiệp nhỏ Nhóm tư vấn hỗ trợ những người nghèo nhất (Consultative Group to Assist the Poor – CGAP, 2013) cho rằng: “Tài chính vi mô là việc cung cấp tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm vi mô, dịch vụ chuyển tiền và các dịch vụ phi tài chính khác cho nhóm người có thu nhập thấp thông qua một cơ chế thích hợp, giúp cho họ có thể tiến hành sản xuất, phát triển nghề nghiệp để tăng thêm thu nhập cải thiện chất lượng cuộc sống” Khái niệm tài chính vi mô được xem là một phương pháp phát triển kinh tế nhằm mang lại lợi ích cho dân cư có thu nhâp thấp trong xã hội nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính, dịch vụ khác để phục vụ nhu cầu chi tiêu và đầu tư (Ledgerwood, 2013).

Khái niệm tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam được Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 định nghĩa “tổ chức tài chính vi mô” là Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ (Theo khoản 5 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng) Bên cạnh đó, tại khoản 6 Điều 6 Luật này còn quy định: “Tổ chức tài chính vi mô được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn” Như vậy, tổ chức tài chính vi mô là một loại hình tổ chức tín dụng, được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn Tuy nhiên, không được gọi tên là công ty, mà được gọi “Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn”.

Hiện nay, nhiều tổ chức tài chính vi mô hoạt động rất giống với các ngân hàng thương mại Các tổ chức này được bắt đầu với vốn chủ sở hữu Tuy nhiên sẽ có những điểm khác biệt cơ bản về hai loại hình tổ chức tín dụng này.

Thứ nhất, về hoạt động: Ngân hàng thương mại truyền thống là một ngân hàng bao gồm các dịch vụ tài chính từ tiết kiệm đến các khoản vay, bảo hiểm và lương hưu.Còn các tổ chức tài chính vi mô thường là các tổ chức tài chính chỉ được phép cho vay.Các tổ chức tài chính lớn hơn sẽ có thêm dịch vụ gửi tiền hàng tháng và có lãi suất cao.

Thứ hai, về nhà tài trợ: Các nhà tài trợ của Ngân hàng thương mại được thực hiện thông quan chào bán công khai trên thị trường chứng khoán dưới dạng vốn chủ sở hữu Còn các tổ chức tài chính vi mô thường nhận tài trợ từ các cá nhân, chủ sở hữu cổ phần tư nhân dưới dạng nợ.

Thứ ba, về mức độ rủi ro: Các Ngân hàng thương mại có nguồn vốn tương đối dễ dàng và tham gia vào các dịch vụ tài chính với các hộ gia đình có thu nhập tương đối tốt Điều này hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại tính lãi suất thấp hơn các khoản vay vì rủi ro thấp Còn tổ chức tài chính vi mô thường tính lãi suất cao vì việc tài trợ của tổ chức tài chính vi mô không dễ dàng và thu hồi vốn từ người vay tương đối khó khăn vì rủi ro đối với khoản vay không thế chấp cao hơn.

Ledgerwood (1999) và Chowdhury (2000) cho rằng tín dụng vi mô là các khoản vay nhỏ Tương tự, (Abhijit et al., 2015) cho rằng tín dụng vi mô là việc cung cấp các khoản vay nhỏ phục vụ cho các mục đích kinh doanh, sản xuất, các hoạt động tạo ra thu nhập và tạo dựng giá trị tài sản Gần đây, thuật ngữ “vi mô” được xem số tiền cho vay tương đối nhỏ và tín dụng vi mô là các khoản vốn nhỏ mà các cá nhân có thu nhập thấp bị loại trừ khỏi hệ thống ngân hàng truyền thống vay được (Microworld, 2018). Tài chính vi mô là hoạt động bao gồm cho vay, tiết kiệm, bảo hiểm và các dịch vụ tài chính cơ bản khác cho người nghèo và những người không có khả năng tiếp cận nguồn vốn từ các định chế tài chính khác bởi các rào cản về tài sản thế chấp với các khoản vay nhỏ, giúp họ tự tạo việc làm và tạo ra thu nhập (Mohanan, 2005) Do đó, có thể hiểu tín dụng vi mô là một phần của tài chính vi mô

Trước đây, tín dụng vi mô tập trung vào đối tượng khách hàng là người nghèo. Nhưng hiện nay, do tỷ lệ nghèo đã giảm xuống đáng kể từ khi chương trình tín dụng vi mô được triển khai đồng loạt trên cả nước, nên đối tượng tín dụng vi mô hiện nay tập trung đến đối tượng khách hàng yếu thế trong xã hội là phụ nữ khu ở các vực nông thôn, vì phụ nữ gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận các nguồn vốn vay từ các định chế tài chính Khả năng tiếp cận của phụ nữ bị hạn chế bởi vướng các rào cản về tài sản thế chấp, thủ tục phức tạp, rườm rà, tốn nhiều thời gian Tín dụng vi mô tạo ra năng lực sinh kế và phát huy khả năng tự làm chủ kinh tế của khách hàng vay vốn (Mohanan, 2005; Alhassan & Akudugu, 2012) Ngoài ra, tín dụng vi mô có sức mạnh nâng cao năng lực sản xuất cho những ai được tiếp cận, mở ra cơ hội mới để có thể tạo dựng các dự án kinh doanh, sản xuất, các hoạt động lao động và việc làm góp phần cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống (Yunus, 2007) Vì vậy, tín dụng vi mô được xem là một công cụ chiến lược để trao quyền cho người dễ bị tổn thương là người phụ nữ.

Thật vậy, tín dụng vi mô đã đóng góp đáng kể trong tạo việc làm, giải phóng con người khỏi đói nghèo và phát triển kinh tế văn hóa xã hội Theo Brown (2010), tín dụng vi mô mang lại cơ hội cho mọi người - nhất là những người không thể tiếp cận được các dịch vụ tài chính nào khác, giúp họ tạo nguồn thu nhập từ việc tạo dựng hoạt động kinh doanh hoặc theo đuổi một công việc cụ thể nào đó Tín dụng vi mô chú trọng đến các hoạt động phi tài chính là chủ yếu, tập trung phát huy nội lực của bản thân khách hàng vay vốn, phát huy các kỹ năng tự lực tạo ra các giá trị tài sản, tập trung hỗ trợ môi trường thuận lợi để người nghèo có thể phát huy giá trị nội lực của bản thân hơn là cung cấp sản phẩm tài chính sẵn có Tính hấp dẫn của kênh tín dụng này cung cấp cho khách hàng khả năng vượt qua những khó khăn, trở ngại để tự làm chủ bản thân mình Mục đích của tín dụng vi mô là nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các đối tượng trên tìm kế sinh nhai; tham gia vào các hoạt động sản xuất, khởi tạo các hoạt động kinh doanh nhỏ, nhằm cải thiện cuộc sống Tín dụng vi mô là hoạt động tín dụng đặc biệt (Trần Công Dũ, 2021) vì vậy các chương trình tín dụng vi mô có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, tín dụng vi mô hoạt động phục vụ đối tượng người nghèo Bởi vì, người nghèo là đối tượng khó có thể tiếp cận với các dịch vụ tài chính cơ bản, do phần lớn họ có trình độ văn hoá thấp, không đáp ứng đủ điều kiện đảm bảo cho món tiền vay Tín dụng vi mô sẽ giúp họ khắc phục được những khó khăn này và tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng.

Thứ hai, tín dụng vi mô cung cấp các món vay với số tiền vừa và nhỏ Các khoản vay của chương trình tín dụng vi mô được xác định phù hợp với khả năng sử dụng vốn và khả năng thanh toán của người vay Những món vay này đảm bảo cho người vay có thể tái tạo, mở rộng, bổ sung hoạt động kinh tế của mình.

Thứ ba, điều kiện đảm bảo tín dụng và thủ tục vay đơn giản: hoạt động tín dụng vi mô không yêu cầu người vay có tài sản thế chấp, tuy nhiên, người vay phải tuân thủ một số quy định bắt buộc như việc sử dụng vốn, trách nhiệm trả nợ của cá nhân, hộ gia đình, trách nhiệm của mỗi thành viên nếu vay theo tổ, nhóm.

Thứ tư, lãi suất cho vay thấp: với mục tiêu hỗ trợ người nghèo nên lãi suất cho vay trong tín dụng vi mô thấp Mức lãi suất này chỉ có ý nghĩa duy trì hệ thống tổ chức tín dụng và nâng cao tinh thần trách nhiệm của người vay vốn.

Thứ năm, đối tượng vay là người nghèo, trình độ thấp nên thủ tục cho vay đơn giản Thông thường thủ tục cho vay vốn gồm: mẫu đơn xin vay in sẵn; xác nhận của chính quyền địa phương hoặc đoàn thể, bản sao các giấy tờ tùy thân.

Tóm lại, tín dụng vi mô là công cụ quan trọng để giúp phụ nữ tạo năng lực kinh tế, năng lực sản xuất góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống phụ nữ và gia

2.1.1.3 Kết quả hoạt động kinh tế

TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

2.2.1 Khả năng tiếp cận chương trình tín dụng vi mô Ở Việt Nam, có đến 90% người nghèo sinh sống ở vùng nông thôn, thu nhập chính của họ phụ thuộc vào nông nghiệp và thường chịu tác động của thiên tai, dịch bệnh Và, người nghèo dễ bị tổn thương trước những biến động trong đời sống Một phương pháp để đối phó những rủi ro này là tiếp cận tín dụng (Diagne, 2000) Hoạt động chủ yếu của chương trình tín dụng vi mô là cho vay hỗ trợ sản xuất, cho các nông hộ vay phục vụ sản suất nông nghiệp, cho vay ở khu vực nông thôn (Âu Vi Đức, 2008). Chương trình tín dụng vi mô là thành phần quan trọng của thị trường tín dụng chính thức ở nông thôn Việt Nam và được xem là nguồn tín dụng nhỏ cho các hộ nghèo.

Thực tế, vốn tín dụng chính thức giúp đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp được diễn ta liên tục, giúp đối phó với rủi ro, thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới và mở rộng quy mô sản xuất, làm ổn định và nâng cao mức sống của người dân Nước ta, đã có rất nhiều chương trình cho vay hỗ trợ sản xuất được triển khai, giúp người nghèo tiếp cận được nguồn vốn Tuy nhiên, đa số các hộ nghèo luôn đối diện hai vấn đề chính trong việc vay vốn từ các ngân hàng thương mại: (1) hầu hết các hộ nghèo không có tài sản thế chấp và không thể vay dựa trên thu nhập của họ; (2) ngân hàng phải bỏ ra chi phí giao dịch không tương xứng với lợi ích của khoản vay Ngoài ra, thủ tục và thời gian cho vay cũng gây khó cho các hộ nghèo trong tiếp cận được nguồn vay từ ngân hàng Tuy nhà nước, các nhà làm chính sách, chương trình tín dụng vi mô đã cố gắng khắc phục những thất bại của thị trường tín dụng (Aghion & Morducch, 2005), nhưng khả năng tiếp cận tín cận nguồn vốn chính thức của hộ sản xuất, đặc biệt là người nghèo còn rất nhiều hạn chế.

Hiện nay ở nước ta, nhu cầu tín dụng của người nghèo, đặc biệt là nông thôn là rất lớn Mặc dù vậy,việc tiếp cận nguồn vay chính thức của các đối tượng này rất khó khăn bởi nhiều nguyên nhân như: thiếu thông tin và không biết cách tiếp cận, không được bảo lãnh, không có tài sản thế chấp (Thi Thu Tra Pham & Robet Lensink, 2007; Nguyễn Mộng Thùy, 2013; Phan Đình Khôi, 2014); lao động tay nghề thấp, không có đất sản xuất (nhóm hành động chống đói nghèo, 2004); độ tuổi, giới tính, mục đích vay, trình độ học vấn (Nguyễn Văn Ngân và Lê Khương Ninh, 2005) Nghiên cứu của Đạt (1998) đã áp dụng mô hình Logit và phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất cũng khẳng định các nhân tố: quy mô đất, diện tích đất, tổng số thành viên trong hộ, tỷ lệ người phụ thuộc, quan hệ họ hàng và địa vị xã hội có tác động mạnh mẽ đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ.

Theo Hà Hoàng Hợp (2010), hiện có một thực tế là nguồn vốn tín dụng vi mô là thành phần quan trọng của nguồn vốn tín dụng chính thức nhằm cung cấp các khoản vay nhỏ đối với người nghèo nhưng cũng nghiêng theo xu hướng cho vay lớn Điều này phát sinh mâu thuẫn giữa quy mô sản xuất nhỏ của nông hộ so với yêu cầu của công nghiệp chế biến quy mô lớn trong nền kinh tế hội nhập và mâu thuẫn giữa giảm diện tích đất canh tác do công nghiệp hóa - đô thị hóa với giảm tỷ trọng lao động trong nông hộ Hơn nữa, người nghèo thường vay theo mùa vụ hoặc các khoản vay rất nhỏ,dẫn chi phí và rủi ro cao cho các tổ chức tín dụng và tốn khá nhiều thời gian cho thủ

Trong tín dụng chính thức, bản thân người vay hiểu rõ mức độ rủi ro của mình hơn là các tổ chức tín dụng và các tổ chức tín dụng khó các định người vay rủi ro, người vay an toàn, và tất nhiên các tổ chức tín dụng sẽ yêu cầu người vay trả lãi suất cao hơn để bù đắp thiệt hại do rủi ro gây ra Do đó người vay luôn đối mặt với việc sàng lọc tín dụng khắt khe (Phan Đình Khôi, 2013), nhưng việc tăng lãi suất như vậy có thể làm giảm lợi nhuận của các tổ chức tín dụng (Stiglitz & Weiss, 1981), mặc dù chương trình tín dụng vi mô được thiết kế với mục tiêu cung cấp tín dụng cho các hộ nghèo và hộ có thu nhập thấp nhất Yếu tố làm việc cho chính quyền địa phương, thành viên trong tổ vay vốn, sổ hộ nghèo, trình độ học vấn, lao động có tay nghề và đường giao thông liên xã tác động đến các khả năng tiếp cận chương trình tín dụng vi mô chính thức (Phan Đình Khôi, 2013); điều này có thể là do thông tin bất đối xứng của thị trường tín dụng chính thức đã tạo điều kiện cho thị trường tín dụng phi chính thức hoạt động (Lê Khương Ninh, 2008).

Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra: ở các nước đang phát triển trên thế giới, việc người nghèo khó tiếp cận tín dụng là một trong các nguyên nhân của đói nghèo. Theo Kim Anh, có 89,75% người nghèo tiếp cận được tín dụng, có thu nhập đã tăng lên khi vay vốn, nhưng không làm thay đổi cơ cấu đóng góp của các hoạt động vào tổng thu nhập So sánh giữa quy mô vốn vay và mức độ tăng lên của thu nhập, một đồng vốn cho vay trung bình của tổ chức tài chính vi mô có tác động đến tăng thu nhập cao hơn các tổ chức khác.

Vương Quốc Duy và Lê Long Hậu (2012) cho rằng tín dụng có vai trò quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo của nông hộ ở ĐBSCL Từ đó cho thấy có sự đồng thuận cao giữa các nghiên cứu về tầm quan trọng của chương trình tín dụng vi mô đến người nghèo Nathan Okurut (2006) nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tiếp cận nguồn tín dụng - chính thức và phi chính thức, đối với người nghèo và người da màu ở Nam Phi; bằng việc sử dụng mô hình đa thức Logit và mô hình Heckman Probit, tác giả cho rằng những người vay vốn ở Nam Phi ít bị hạn chế trong việc tiếp cận Ở phạm vi quốc gia, việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức chịu tác động tích cực của yếu tố tuổi tác, giới tính, số thành viên trong hộ, trình độ học vấn, chi tiêu trên đầu người và dân tộc Trong khi, hộ nghèo có tác động tiêu cực đến việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức, càng nghèo càng khó tiếp cận tín dụng chính thức; dù các chương trình tín dụng vi mô được thiết kế dành cho các hộ gia đình ở dưới cùng của tháp thu nhập(Phan Đình Khôi, 2013) Trong nghiên cứu về tín dụng chính thức và phi chính thức ở ĐBSCL của Việt Nam: sự tương tác và khả năng tiếp cận (Phan Đình Khôi, 2013) còn cho biết thêm tình trạng giữ đất, lãi suất chính thức và thời hạn cho vay không chính thức là những yếu tố quan trọng tác động đến tiếp cận tín dụng chính thức Các yếu tố quyền địa phương, thành viên nhóm tín dụng, giấy chứng nhận nghèo, trình độ học vấn, kỹ năng làm việc và đường làng Để cải thiện khả năng tiếp cận chương trình tín dụng vi mô cần tích cực tham gia vào một nhóm chương trình tín dụng vi mô. Ở Việt Nam, Pham & Lesink (2007) khi nghiên cứu về chính sách cho vay chính thức, không chính thức và bán chính thức đối với nông hộ; qua sử dụng mô hình Logit, đã xác định việc sử dụng tín dụng chính thức và không chính thức với các hợp đồng vay nợ có liên quan đến các yếu tố như thế chấp, bảo lãnh, mục đích vay, thu nhập và giới tính Hộ nào có ít tài sản thế chấp, không có bão lãnh vay hoặc vay cho mục đích tiêu dùng, thuộc diện hộ nghèo thì nhiều khả năng là tiếp cận với thị trường tín dụng không chính thức Mặt khác, tác giả cũng sử dụng mô hình Probit để xác định các yếu tố tác động đến khả năng trả nợ vay của các nguồn vốn tín dụng khác nhau (chính thức và không chính thức) kết quả cho thấy rủi ro không trả nợ vay từ thị trường tín dụng chính thức không phụ thuộc vào những đặc điểm của người vay: tuổi, giới tính và tình trạng hôn nhân, ngược lại nguồn vốn tín dụng không chính thức thì phụ thuộc nhiều vào các đặc điểm của người vay.

Về tác động của chương trình tín dụng vi mô đến các hộ gia đình nông thôn ở ĐBSCL, nghiên cứu của Phan Đình Khôi và ctv (2014) đã nghiên cứu và chỉ ra rằng Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (VBSP) với chương trình tín dụng vi mô có tác động tích cực đến thu nhập “đúng nghèo” khi chỉ có nhóm người nghèo được đưa vào phân tích, chứng tỏ nhóm này có lợi nhiều hơn từ việc tham gia các chương trình tín dụng vi mô so với các hộ gia đình có thu thập thấp Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Việt Cường (2008), ngoài ra trong nghiên cứu của Nguyễn Việt Cường còn tìm thấy tác động tích cực và có ý nghĩa về việc giảm nghèo, khoảng cách giàu nghèo và mức độ nghèo đói.

Ngoài ra, nghiên cứu của Phạm Bảo Dương & Yoichi Izumida (2002) về những yếu tố quyết định đến sự vay mượn của nông hộ từ nguồn tín dụng chính thức ở nông thôn Việt Nam Bằng cách sử dụng phương pháp mô hình Tobit, đã đưa ra nhận định khoảng 10 % hộ gia định có khả năng tiếp xúc nguồn tín dụng chính thức và người càng lớn tuổi thì có nhu cầu mở rộng sản xuất và nhu cầu vay vốn càng cao; đồng thời, mô hình Probit cũng được sử dụng để ước lượng các yếu tố quyết định phân phối tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Kết quả, xác định các yếu tố: danh tiếng của hộ, tỷ lệ người phụ thuộc trong gia đình, lượng vốn vay của hộ gia đình có ý nghĩa quyết định phân phối tín dụng của nông nghiệp và phát triển nông thôn Ngoài ra, các hộ có sở hữu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có sổ nghèo, có mối quan hệ với các tổ chức tín dụng hay chính quyền địa phương hoặc

Phan Đình Khôi (2014), trong nghiên cứu về các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận nguồn vốn chính thức của hộ sản xuất của tỉnh Hậu Giang, sử dụng số liệu điều tra hộ năm 2012 tại Thị Xã Ngã Bảy, Hậu Giang: cũng chỉ ra rằng, khả năng được vay bị chi phối bởi các đặc điểm của chủ hộ, như giới tính, dân tộc và trình độ học vấn.

Trong nghiên cứu sử dụng mô hình Probit và Logit để so sánh về sự đóng góp của nguồn tín dụng chính thức và phi chính thức đối với các khoản tín dụng nhỏ cho người nghèo ở Việt Nam (Vũ Thị Thanh Hà, 1999) đã cho rằng các nhân tố như số thành viên trong hộ, giá trị của món vay và chi tiêu trên đầu người của hộ có tác động mạnh mẽ đến khả năng vay mượn của nông hộ Song, nhân tố tuổi lại có 2 tác động ngược chiều nhau, tuổi tác có tác động tiêu cực đến khả năng vay mượn nhưng lại có tác động tích cực với giá trị khoản vay Ngoài ra, nghiên cứu cũng kết luận rằng quy mô của hộ có tác động tiêu cực đến khả năng tiếp cận và vay tín dụng Vũ Thị Thanh

Hà (2001) nghiên cứu về quyết định tiếp cận tín dụng của nông dân vùng Đồng bằng Sông Hồng, với việc ứng dụng cả hai phương pháp: mô hình Probit và phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất, đều cho kết quả như nhau về giá trị tài sản của hộ và khả năng tiếp cận tín dụng có mối quan hệ với nhau Kết quả này trùng khớp với kết quả nghiên cứu của Bell (1997).

Nhiều nghiên cứu cũng cho rằng các nhân tố tác động đến mức sống của người nghèo là nhân tố quyết định đến việc tiếp cận tín dụng Nếu được tiếp cận tín dụng thì người nghèo có cơ hội đầu tư cho sản xuất, học hành, nâng cao thu thập và từng đó có cơ hội thoát nghèo (Khandler, 2009) Ngân hàng thế giới (2009) và Baker (2000) đã nhận định chương trình tín dụng vi mô có vai trò hết sức quan trọng trong chính sách giảm nghèo ở Việt Nam trong thời gian qua việc tăng tính tự chủ cho các hộ nghèo. Cho người nghèo vay vốn là giúp họ tự làm việc cho chính mình và tự thực hiện các hoạt động kinh doanh nhỏ, đó chính cơ hội để người nghèo thoát nghèo bền vững nhất. Ở Việt Nam, Phạm Vũ Lửa Hạ (2003) cũng khẳng định tiếp cận tín dụng là điều kiện quan trọng nâng cao mức sống và thoát nghèo Một số nghiên cứu đã kết luận rằng tín dụng vi mô giúp cho người nghèo thoát nghèo, sự thương mại hóa đang như một bước ngoặt sai lầm của TCVM (Vua EM, 2008; Swain RB, Nguyễn VS, 2008).

Tóm lại, kết quả của nhiều chương trình tín dụng vi mô chính thức đã được thực hiện và đánh giá ở một số nước đang phát triển như ở Bangladesh, Zambia, Pakistan, Thái Lan, Việt Nam đã cho thấy chương trình tín dụng vi mô đã giúp giảm đói nghèo và bất bình đẳng (Burgess &Pande (2002), Zaman (1999); Benjamin & Joe (2000);Morduch (2002), World Bank (2004), Mathew (2006); Nghiem Hong Son (2007)),mang lợi ích cho những người nghèo nhất (Khander, 2003); Morduch (1998) cho thấy rằng chương trình tín dụng vi mô từ ngân hàng Grameen ở Bangladesh làm giảm tổn thương; đa dạng hóa thu nhập, tích lũy tài sản trong quá trình phát triển (Robinson,

2002) Theo Yunus cho rằng chương trình tín dụng vi mô là công cụ phá vỡ vòng luẩn quẩn của nghèo đói (Latifee, 2003) Thực tế các chương trình tín dụng vi mô ra đời để khắc phục sự thất bại của thị trường trong việc cung cấp tín dụng cho người nghèo và hộ gia đình ở nông thôn, tốn khá nhiều chi phí cho tổ chức thực hiện chương trình, đặc biệt là nhà nước.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Tiếp cận đánh giá tác động, nhận dạng các yếu tố tác động và hệ quả: Nghiên cứu tiếp cận đánh giá tác động dựa trên khung lý thuyết thay đổi ToC của Carol Weiss

(1995), sử dụng khung lý thuyết ToC để nhận dạng các yếu tố tác động đến hoạt động kinh tế của phụ nữ thông qua các hoạt động kinh tế của người tham gia chương trình tín dụng vi mô tại ĐBSCL.

Hình 3.1: Các yếu tố tác động và hệ quả

Nghiên cứu đánh giá các yếu tố đầu vào (vốn, việc làm, thu nhập, chương trình, chính sách), thực hiện các hoạt động (năng lực sản xuất kinh doanh, tham gia hoạt động đoàn thể, các khả năng và quyền cơ bản của phụ nữ trong gia đình), yếu tố đầu ra (tăng thu nhập, tăng khả năng tiếp cận, cuộc sống tốt hơn, tăng quyền trong gia đình) và đánh giá hiệu quả tín dụng vi mô với phụ nữ tại ĐBSCL.

- Khung nghiên cứu: Từ việc tiếp cận đánh giá tác động, nhận dạng các yếu tố tác động và hệ quả tác động, sự kết hợp giữa các phương pháp nghiên cứu như đã trình bày, để đạt được mục tiêu nghiên cứu, các bước thực hiện của luận án có thể khái quát như hình 3.2 dưới đây:

Vấn đề nghiên cứu Ảnh hưởng của chương trình TDVM đến kết quả hoạt động kinh tế của phụ nữ tại ĐBSCL

- Khả năng tiếp cận TDVM của phụ nữ: xác định và đo lường tác động của các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận

- Tác động của TDVM đến thu nhập của phụ nữ: đo lường, khẳng định tác động

- Tác động của TDVM đến trao quyền cho phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới: phân tích tác động, khẳng định mối quan hệ TDVM  trao quyền

- Cơ sở lý thuyết: tiếp cận tín dụng, tín dụng với thu nhập; vốn văn hóa - sinh kế bền vững - trao quyền; khái quát về các CTTDVM ở ĐBSCL

- Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

- Các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận TDVM

- Tác động của TDVM đến thu nhập, trao quyền

PP thống kê, kiểm định tương quan hồi qui: PP hồi quy

Probit, PP so sánh điểm xu hướng (PSM) và ứng dụng Stata

PP định tính Kết quả

- Các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận TDVM

- Tác động của TDVM đến thu nhập, trao quyền

PP chuyên gia, quy nạp

Giải thích sâu kết quả PP định lượng, làm cơ sở bàn luận

Kết luận và kiến nghị/Khuyến nghị giải pháp Hình 3.2: Khung nghiên cứu

3.1.2.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận chương trình tín dụng vi mô của phụ nữ tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Okurut (2006) định nghĩa “khả năng tiếp cận tín dụng” là hiện tượng bên cung của thị trường tín dụng vì người cho vay là người quyết định liệu người đi vay có thể tiếp cận hay bị từ chối tín dụng Quy trình tín dụng bao gồm hai giai đoạn: (i) những người đi vay có nhu cầu tín dụng sẽ quyết định số tiền sẽ đăng ký, và từ người cho vay cụ thể (khu vực chính thức hay phi chính thức) với mức lãi suất hiện hành trên thị trường - quá trình này tạo thành mặt cầu; (ii) người cho vay quyết định ai có thể tiếp cận tín dụng và số tiền nào, dựa trên khả năng tài chính của họ, đại diện cho phía cung cấp Tương tự, tập trung vào phía cung, Diagne et al (2000) và Diagne (1999) cho rằng khả năng tiếp cận của hộ gia đình đối với một số loại hình tín dụng nhất định được quyết định bởi sự lựa chọn của người cho vay về hạn mức tín dụng ở một mức độ lớn hơn Hạn mức tín dụng là mức tối đa mà người cho vay sẵn sàng cho vay, và là sự đánh giá chủ quan về khả năng vỡ nợ và các đặc điểm của người đi vay Diagne (1999) chỉ ra rằng mọi người đi vay tiềm năng đều phải đối mặt với một hạn mức tín dụng do thông tin bất cân xứng giữa người đi vay và người cho vay và việc thực thi hợp đồng cho vay không hoàn hảo Theo đó, Diagne (1999, p7) định nghĩa rằng một hộ gia đình được tiếp cận với một loại hình tín dụng nhất định “khi hạn mức tín dụng tối đa cho loại hình tín dụng đó là dương ” và một hộ gia đình không được tiếp cận tín dụng từ một nguồn nhất định “khi mức tối đa hạn mức tín dụng đối với nguồn tín dụng đó bằng

Trong nghiên cứu của Mohamed (2003) tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm để kiểm tra khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và bán chính thức của nông dân sản xuất nhỏ tại Zanzibar và nhận thấy rằng họ có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức rất hạn chế Bằng chứng thực nghiệm trong nghiên cứu của ông chỉ ra rằng các đặc điểm kinh tế - xã hội của các hộ gia đình nông thôn như tuổi, giới tính, trình độ học vấn và mức thu nhập ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ nhỏ Ví dụ, trình độ học vấn được coi là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của một cá nhân vì những người vay có trình độ học vấn quản lý chi tiêu khoản vay của họ tốt hơn nhiều Hơn nữa, nhận thức về khả năng cung cấp tín dụng của nông dân có mối quan hệ tích cực có ý nghĩa đối với khả năng tiếp cận tín dụng chính thức, điều này có nghĩa là những nông dân nhận thức được sự sẵn có của các dịch vụ tín dụng sẽ có cơ hội tiếp cận tín dụng chính thức tốt hơn những người không biết về nó.

Bên cạnh các đặc điểm của hộ gia đình, Mohamed (2003) cũng cho thấy rằng các thủ tục cho vay rườm rà và các điều kiện cứng nhắc do các tổ chức tài chính nông thôn đặt ra đã hạn chế các hộ gia đình nông thôn tiếp cận tín dụng chính thức ở mức độ lớn hơn Quan điểm này được ủng hộ bởi Atieno (2001), người đã quan sát thấy rằng các điều khoản và điều kiện cho vay được phản ánh trong tài sản thế chấp, thủ tục hồ sơ và lịch trình trả nợ đã hạn chế đáng kể người nghèo ở Kenya tiếp cận tín dụng chính thức và ngược lại, buộc người nghèo phải tìm các giải pháp thay thế như phi chính thức tín dụng Tương tự, một nghiên cứu thực nghiệm của Umoh (2006) cũng chỉ ra rằng việc bảo đảm tài sản thế chấp không đầy đủ, thủ tục xử lý khoản vay khó khăn và lãi suất cao là ba yếu tố chính những trở ngại trong việc tiếp nhận các khoản vay tín dụng chính thức của các doanh nhân vi mô ở Nigeria.

Ngoài ra, Okurut (2006) đã điều tra các yếu tố cấp hộ gia đình ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận của các hộ gia đình đối với các nguồn tín dụng khác nhau ở Nam Phi, bao gồm tín dụng chính thức, tín dụng bán chính thức và tín dụng phi chính thức. Tác giả nhận thấy rằng những người tương đối nghèo khả năng tiếp cận rất hạn chế đối với cả tín dụng chính thức và bán chính thức nhưng có thể dễ dàng tiếp cận tín dụng phi chính thức do không có yêu cầu về tài sản đảm bảo của những người cho vay phi chính thức Các yếu tố hộ gia đình bao gồm tuổi và giới tính của chủ hộ, vị trí, quy mô hộ gia đình và trình độ học vấn có những tác động khác nhau trong việc xác định khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng khác nhau Ví dụ, các yếu tố như quy mô hộ gia đình và chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình đã góp phần rất lớn vào việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận tín dụng chính thức và bán chính thức của các hộ gia đình Ngoài ra, Okurut (2006) nhận thấy rằng chủ hộ là nam giới có thể giúp hộ gia đình tiếp cận đáng kể với tín dụng chính thức, nhưng có liên quan ngược lại với khả năng tiếp cận tín dụng bán chính thức của hộ gia đình Hơn nữa, trình độ học vấn là yếu tố thúc đẩy hộ gia đình tiếp cận tín dụng chính thức nhưng dường như lại có tác động tiêu cực đến khả năng tiếp cận tín dụng phi chính thức của hộ gia đình Điều thú vị là vị trí nông thôn của một hộ gia đình được phát hiện cản trở khả năng tiếp cận tín dụng bán chính thức của họ trong nghiên cứu của Okurut (2006) Okurut (2006) kết luận rằng người nghèo gặp khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng chính thức do cả yếu tố thể chế và cấp hộ gia đình Ở cấp độ tổ chức, các ngân hàng phải chịu chi phí thông tin cao trong việc đánh giá mức độ tín nhiệm của những người đi vay nhỏ và lợi nhuận thấp do số lượng khoản vay nhỏ được vay Điều này thúc đẩy các bên cho vay chính thức áp dụng các yêu cầu nghiêm ngặt về tài sản thế chấp như một cơ chế sàng lọc để giảm thiểu rủi ro vỡ nợ, do đó loại bỏ người nghèo khỏi thị trường tín dụng chính thức. Ở cấp độ hộ gia đình, mức thu nhập thấp và tích lũy tài sản kém và mức phân bổ tài sản chênh lệch cao khiến các hộ nghèo có nguy cơ rủi ro càng cao, khiến họ kém hấp dẫn hơn đối với các tổ chức tín dụng chính thức.

Nổi bật trong nghiên cứu của Heikkilaa et al (2009) đã khẳng định vốn xã hội có tác động tích cực đối với khả năng tiếp cận tín dụng Tương tự, Ajam (2009) khi xem vai trò của vốn xã hội trong tiếp cận tín dụng vi mô ở Ekiti State đã cho thấy rằng vốn xã hội có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tiếp cận tín dụng.

Xác định mục đích vay vốn đúng đắn sẽ góp phần nâng cao nguồn thu nhập Việc xác định vay vốn không đúng mục đích vay làm tăng thêm chi phí, các khoản nợ Điều này dẫn đến tình trạng càng vay càng thiếu nợ và rơi vào cảnh nghèo vẫn kéo dài Hiện nay, theo phương thực hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô trên thế giới và tại Việt Nam, mô hình hoạt động cung cấp tài chính theo nhóm vay đã góp phần mang lại hiệu quả tích cực Việc giám sát hiệu quả sử dụng vốn vay của các thành viên trong nhóm là điều kiện duy trì hoạt động của nhóm Với mỗi khoản vay được, người vay sử dụng vào các hoạt động có mục đích tốt nhằm tạo ra khả năng sinh lợi trên mỗi khoản đầu tư và chưa hiệu quả khi các khoản vay không tạo ra sinh lợi cho hộ gia đình Dựa vào lập luận này của các nghiên cứu trước đây của Vitor et al (2012), Brown (2010), Alhassa & Akudugu (2012), nghiên cứu xây dựng giả định nghiên cứu phù hợp với địa bàn khảo sát.

Dựa trên nền tảng cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu ở ngoài nước, tại Việt Nam cho thấy nhu cầu tín dụng của người nghèo, đặc biệt ở nông thôn vẫn còn rất lớn Tuy nhiên các đối tượng này rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vay chính thức vì nhiều nguyên nhân khác nhau: không biết tiếp cận, không có tài sản thế chấp (Thi Thu Tra Pham & Robet Lensink, 2007; Nguyễn Mộng Thùy, 2013; Phan Đình Khôi, 2014); số tuổi, trình độ học vấn (Nguyễn Văn Ngân và Lê Khương Ninh, 2005) Nghiên cứu Trần Thọ Đạt (1998) áp dụng mô hình hồi qui Logit và phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất cũng khẳng định nhân tố: số lượng thành viên trong hộ, tỷ lệ người phụ thuộc có tác động mạnh mẽ đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ Bên cạnh đó, nghiên cứu của Pham và Lesink (2007) cũng về chính sách cho vay chính thức,không chính thức và bán chính thức đối với nông hộ vay vốn ở Việt Nam đã xác định việc sử dụng tín dụng chính thức và không chính thức với các hợp đồng vay nợ có ảnh hưởng bởi các yếu tố như: tài sản bảo đảm và thu nhập Tương tự, nghiên cứu về sự đóng góp của nguồn vốn vay của tổ chức tín dụng chính thức và phi chính thức đối với các khoản tín dụng nhỏ cho người nghèo ở Việt Nam (Vũ Thị Thanh Hà, 1999) đã cho rằng các nhân tố: số thành viên trong hộ, giá trị của số tiền vay có tác động mạnh mẽ đến khả năng vay vốn của nông hộ Tiếp theo 2001, Vũ Thị Thanh Hà tiếp tục có thêm một nghiên cứu về quyết định tiếp cận tín dụng của nông dân vùng Đồng bằng SôngHồng cho kết luận: giá trị tài sản của hộ và khả năng tiếp cận tín dụng có mối quan hệ với nhau Kết quả nghiên cứu này trùng với kết quả nghiên cứu của Bell (1997) Lê nghèo của hộ gia đình nghèo tại huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh Kết quả nghiên cứu đã cho thấy hai nhân tố có tác động tích cực đến khả năng thoát nghèo của hộ đó là số tiền vay và mục đích sử dụng vốn của hộ Vitor et al (2012) cho kết luận tín dụng vi mô tác động đến thu nhập của phụ nữ tham gia hoạt động kinh doanh nhỏ ở Miền Trung Ghana.

Ngoài ra, yếu tố người vay có việc làm hay đang tìm kiếm việc làm là yếu tố giả định về tình trạng việc làm của chủ hộ hay người ra quyết định chính trong gia đình, hộ nghèo vay vốn sẽ gặp phải khó khăn hơn khi chủ hộ hay người quyết định chính trong hộ chưa có việc làm hoặc không tham gia lao động Nghiên cứu này được giả định thu nhập của hộ sẽ tăng lên khi chủ hộ là người quyết định chính trong hộ và đang có việc làm ổn định trong vòng 6 tháng qua và điều này đã được kết luận trong các nghiên cứu trước làm rõ trước đó của Ismail và Yussof (2010); Đinh Phi Hổ và Đồng Đức (2015).

Số người phụ thuộc là số người già và trẻ em ngoài độ tuổi lao động được quy định theo Luật lao động hiện hành (trẻ em dưới 15 tuổi và người già trên 60 tuổi (đối với nam) và 55 tuổi (đối với nữ) theo điểm 1 Điều 3 Bộ Luật lao động năm 2012), các đối tượng này đã hết khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi tham gia lao động hoặc góp phần mang lại nguồn thu cho gia đình là không đáng kể (Đinh Phi Hổ và Đồng Đức, 2015).

Dựa trên mục tiêu nghiên cứu và lược khảo tài liệu, nghiên cứu lựa chọn mô hình Probit, vì đây mô hình lựa chọn nhị phân Trong hồi quy Probit, biến phụ thuộc Y hoặc bằng 0 hoặc bằng 1 Y = 1 khi xảy ra (có) sự kiện; Y = 0 khi không xảy ra (không có) sự kiện, với các xác suất tương ứng p và (1-p).

Xác suất xảy ra: Pr (Y = 1) = p

Xác suất không xảy ra: Pr (Y = 0) = 1 – p

Hệ số Odds = p/ (1- p): so sánh giữa xác suất xảy ra và xác suất không xảy ra

Việc xây dựng các biến được tổng hợp từ lý thuyết thông tin bất cân xứng, khả năng tiếp cận tín dụng và chọn lọc từ các nghiên cứu trước với thực tiễn nghiên cứu khu vực và dựa trên mục tiêu nghiên cứu Bảng 3.1 tóm tắt các yếu tố chính ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng vi mô từ các nghiên cứu mô tả ở trên Mô hình Probit có dạng như sau:

Hàm khả năng xảy ra:

𝛽 =𝜕𝑋 𝑖 βˆ là hệ số của PDF

Bảng 3.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận chương trình tín dụng vi mô của phụ nữ Đồng bằng sông Cửu Long

Ký hiệu Đo lường biến Nguồn tham khảo

Y: TIEPCAN Biến nhị phân, phản ánh xác suất khả năng tiếp cận CT TDVM Trong đó, Tiếp cận 1, ngược lại=0

Mohamed (2003), Okurut (2006), Phan Đình Khôi (2013).

X1: TUOI (+) Tuổi đo bằng số năm tính từ ngày sinh đến thời điểm nghiên cứu (năm)

Diagne, A (1999), Evans et al (1999), Vaessen (2001), Mohamed (2003), Nguyễn Văn Ngân và Lê Khương Ninh (2005), Okurut (2006), Vương Quốc Duy và Đặng Hoài Trung (2015)

X2: HOCVAN (+) Số năm đi học tính đến thời điểm nghiên cứu (năm) Mohamed (2003), Nguyễn Văn Ngân,

(2006), Trương Đông Lộc và Trần Bá Duy (2010), Phan Đình Khôi

(2012),Vương Quốc Duy và Đặng Hoài Trung (2015)

X3: DANTOC (-) Dân tộc kinh = 1, dân tộc khác

(2012), Nguyễn Văn Vũ An và ctg (2016)

X4: QUIMOHO (+) Số lượng thành viên trong hộ gia đình (người) Trần Thọ Đạt (1998),Vũ Thị Thanh Hà

(1999), Evans et al (1999), Vaessen (2001),Okurut (2006), Ismail and Yussof (2010), Đinh Phi Hổ và Đông Đức (2015)

Số người phụ thuộc trong hộ gia đình (người) Trần Thọ Đạt (1998), Phan Thị Nữ

(2010), Li et al (2011), Đinh Phi Hổ và Đông Đức (2015), Vương Quốc Duy và Đặng Hoài Trung (2015)

X6: TAISAN (-) Tổng tài sản (triệu đồng) Bell (1997), Vũ Thị Thanh Hà (1999),

Umoh (2006), Okurut (2006), NguyễnTrọng Hoài và ctg (2005), Trần Ái Kết,

Ký hiệu Đo lường biến Nguồn tham khảo

(+) Có tham gia sinh hoạt cộng đồng, hội họp tại địa phương

Stone (2001), Kilpatrick (2002), Degenne (2003) Baurm và Ziersch

(2003), Okten (2004), Ajam (2009), Masud và Islam (2014)

VXH(+) số lượt (lần) tham gia vốn xã hội: tham gia sinh hoạt cộng đồng, hội họp tại địa phương (lần)

X9: VIECLAM (+) Tình trạng việc làm của phụ nữ, nếu có việc làm = 1 , không có việc làm = 0

(2008), Okten (2009), Ismail và Yussof (2010), Trần Ái Kết và Huỳnh Trung Thời (2013), Phan Đình Khôi (2013),Đinh Phi Hổ và Đông Đức (2015)

X11: HLTT (+) Hài lòng về thủ tục vay vốn.

Nếu hài lòng = 1, Không hài lòng = 0

Atieno (2001), Vaessen (2001), Mohamed (2003), Umoh(2006), Vitor et al (2012)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp các nghiên cứu trước)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

ĐỊNH TÍNH Định lượng Diễn giải dựa vào kết quả ĐỊNH TÍNH Định lượng

(i) Xác định phương pháp nghiên cứu: Luận án này sử dụng phương pháp hỗn hợp khám phá bao gồm phương pháp định tính và phương pháp định lượng Dựa trên giá trị nền tảng của cơ sở lý thuyết được đặt giả định trong nghiên cứu, nghiên cứu dùng phương pháp định lượng để kiểm định lại giá trị lý thuyết đã được trình bày và rút ra kết luận cho lập luận nghiên cứu đã được nêu trong nghiên cứu.

Hình 3.4: Các bước thiết kế hỗn hợp khám phá

(ii) Biện luận sự phù hợp của phương pháp:

Mục tiêu chính yếu được xác định trong nghiên cứu này là xác định ảnh hưởng của chương trình tín dụng vi mô đến kết quả hoạt động kinh tế của phụ nữ tại ĐBSCL, trên cơ sở xem xét các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận chương trình tín dụng vi mô, thu nhập và trao quyền cho phụ nữ Từ đặc điểm nghiên cứu cho phép kết luận rằng việc thực hiện nghiên cứu định tính là cần thiết để giúp đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.

Nghiên cứu định lượng là quá trình lượng hóa mối quan hệ giữa các yếu tố - mà nghiên cứu đề ra, thông qua việc sử dụng các công cụ thống kê kinh tế lượng (hoặc toán học) Sau nghiên cứu định tính, đánh giá tác động từ chương trình tín dụng vi mô đến kết quả hoạt động kinh tế của phụ nữ được tiến hành; kiểm định và lượng hóa mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận, thu nhập và trao quyền cho phụ nữ thông qua các phép kiểm định thích hợp và mô hình hồi qui Từ đó, cho phép xác định rằng nghiên cứu định lượng là cần thiết giúp đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận án.

(iii) Qui trình nghiên cứu, gồm 3 phần được thể hiện như sau:

Biện luận sự phù hợp của PPNC Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lượng

NC định tính Giới thiệu Giới thiệu

NC định lượng PP nghiên cứu PP nghiên cứu

Thiết kế hỗn hợp khám phá Thiết kế nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu

Hình 3.5: Qui trình nghiên cứu

3.2.1.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện trên cơ sở lý thuyết và lược khảo kết quả của các nghiên cứu trước đây để tổng hợp và nắm bắt sơ bộ:

(i) yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận chương trình tín dụng vi mô,

(ii) kết quả hoạt động kinh tế của phụ nữ tại ĐBSCL (đối chiếu kết quả của những phụ nữ tiếp cận so với không tiếp cận được tín dụng vi mô),

(iii) trao quyền kinh tế cho phụ nữ tạo điều kiện thúc đẩy bình đẳng giới.

Cơ sở thực hiện: Khảo sát phỏng vấn các cán bộ quản lý, nhân viên tín dụng và cán bộ trực tiếp tham gia cho vay vốn chương trình tín dụng vi mô ở các địa phương trên địa bàn khảo sát.

3.2.1.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện dựa trên các giả thuyết nghiên cứu của phương pháp định tính và thực hiện kiểm định lại các giả thuyết đã nêu trong nghiên cứu qua việc chọn mẫu ngẫu nhiên, phân tích Probit, PSM, hồi quy nhằm đánh giá, kiểm định mô hình đánh giá theo yêu cầu đặt ra, tính đáp ứng của mô hình nghiên cứu so với dữ liệu khảo sát thực tế.

Theo Wilson (2003) việc sử dụng cân bằng cả hai phương pháp phân tích định tính và định lượng là cần thiết trong một nghiên cứu Trình tự thực hiện:

Thứ nhất, tiến hành điều tra khảo sát, thống kê mô tả: Thiết kế bảng câu hỏi, tiến hành khảo sát và thu thập dữ liệu trên các đối tượng nghiên cứu; phỏng vấn trực tiếp các nhà quản lý, cán bộ trực tiếp tham gia điều hành chương trình tín dụng vi mô, nhân viên tín dụng trên địa bàn nghiên cứu Hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát – hiệu chỉnh xác – đưa vào sử dụng chính thức Kết quả điều tra khảo sát, phỏng vấn trực tiếp là cơ sở để kiểm định lại mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.

Thứ hai, phương pháp so sánh điểm xu hướng (Propensity Score Matching - PSM): sử dụng PSM và kiểm định sai số lựa chọn; sử dụng hồi quy và bình phương gia quyền nhỏ nhất trong đánh giá tác động của chương trình tín dụng vi mô đến việc tăng thu nhập, trao quyền kinh tế cho phụ nữ ĐBSCL thúc đẩy bình đẳng giới.

Thứ ba, ứng dụng phần mềm Stata: thực hiện phép kiểm t hai nhóm phương sai bằng nhau, kiểm t so sánh trung bình số liệu bắt cặp (phép kiểm t bắt cặp) để khẳng định các yếu tố tác động và mối quan hệ giữa chúng, mức độ đáp ứng và các khác biệt giữa kết quả mong muốn và kết quả thực tế trên địa bàn nghiên cứu.

Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lượng

Mục đích: xây dựng, hoàn thiện thang đo; xác định các yếu tố tác động mà NC hướng đến

PPNC: tình huống (case study) Công cụ: thảo luận tay đôi, thảo luận nhóm

Phương tiện thu thập dữ liệu: dài bài thảo luận Đối tượng: GV ĐH, chuyên gia, nhà KH, CBQL,

CB TD (NHCSXH, Quỹ hỗ trợ phát triển)

Mục đích: đo lường ảnh hưởng và các yếu tố tác động mà NC hướng đến; KĐ và lượng hóa các yếu tố PPNC: khảo sát (survey)

Công cụ: phỏng vấn trực tiếp, thư

Phương tiện thu thập dữ liệu: bảng câu hỏi chi tiết Đối tượng: phụ nữ nghèo tại ĐBSCL

Hình 3.4: Nội dung nghiên cứu hỗn hợp khám phá

Nguồn dữ liệu nghiên cứu là nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập từ việc khảo sát trực tiếp các phụ nữ khu vực ĐBSCL Theo Yamane, T (1967), việc xác định kích thước mẫu sẽ được chia làm hai trường hợp: không biết tổng thể và biết được tổng thể.Nghiên cứu không xác định được tổng thể số lượng phụ nữ tham gia chương trình tín dụng vi mô nên sử dụng công thức xác định cỡ mẫu:

Trong đó: n: kích thước mẫu cần xác định.

Z: giá trị tra bảng phân phối Z dựa vào độ tin cậy lựa chọn Thông thường, độ tin cậy được sử dụng là 95% tương ứng với Z = 1,96. p: tỷ lệ ước lượng cỡ mẫu n thành công Thường chọn p = 0,5 để tích số p(1-p) là lớn nhất, điều này đảm bảo an toàn cho mẫu n ước lượng. e: sai số cho phép Thường ba tỷ lệ sai số hay sử dụng là: ±01 (1%), ±0,05 (5%), ±0,1 (10%), trong đó mức phổ biến nhất là ±0,05.

Trong thực tế nhà nghiên cứu thường sử dụng độ tin cậy 95% (hay α= 5%, Z2,5%

= -1,96), và sai số cho phép là 5% Vậy, với giá trị p = 0,5 ta có cỡ mẫu n tối đa được xác định như sau: n = (1,96) 2 x (0,25)/(0,05) 2 = 384 Do tổng thể nghiên cứu khá lớn nên tác giả chọn cỡ mẫu 600 để tăng tính đại diện.

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thu thập tại các nơi có liên quan như Ngân hàng chính sách xã hội Huyện, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân huyện, Hội liên hiệp phụ nữ của thành phố, huyện, xã Ngoài ra, còn tập hợp từ các nguồn thông tin chính thống khác, chẳng hạn các bài báo, Tạp chí, Đề tài nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước cùng lĩnh vực nghiên cứu Cụ thể: Các báo cáo về ngành tài chính nói chung và chương trình tín dụng vi mô nói riêng của Ngân hàng phát triển Châu Á, Ngân hàng Thế giới, các Tổ chức quốc tế, Cục điều tra mức sống dân cư Việt Nam và các tổ chức chương trình tín dụng vi mô tại ĐBSCL.

Số liệu được thu thập thông qua việc phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi, với nội dung khảo sát được phác thảo căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, các nguồn tham khảo từ những công trình nghiên cứu liên quan đã công bố ở trong và ngoài nước, các ý kiến của các cán bộ quản lý, trực tiếp cho vay và tình hình thực tế ở địa bàn nghiên cứu Sau khi nhận được góp ý của cán bộ quản lý và trực tiếp cho vay, bảng câu hỏi được hiệu chỉnh cho phù hợp hơn với yêu cầu nghiên cứu và thực tiễn Đây là căn cứ hình thành thang đo chính thức để tiến hành thu thập mẫu trong nghiên cứu. Đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát là các phụ nữ muốn tiếp cận vay vốn ở Ngân hàng chính sách xã hội và Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế Các “đáp viên” đều là hội viên của Hội Liên Hiệp Phụ Nữ của địa phương và chia làm 2 nhóm: (1) nhóm phụ nữ có nhu cầu vay mà chưa được vay; (2) nhóm phụ nữ đã vay vốn từ chương trình tín dụng

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG

Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những đồng bằng lớn và phì nhiều nhất Đông Nam Á Đây là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất Việt Nam Ngoài ra, Đồng bằng sông Cửu Long cũng là vùng có vai trò quan trọng đối với Nam Bộ và cả nước trên lĩnh vực phát triển kinh tế, hợp tác đầu tư và giao thương với các nước trong khu vực và trên thế giới Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng Đồng bằng có tổng diện tích các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lớn nhất Việt Nam (40.548 km²) và có tổng dân số toàn vùng là 17.273.630 người, chiếm 13% diện tích cả nước nhưng có gần 18% dân số cả nước.

Hình 4.1: Bản đồ diện tích Đồng bằng sông Cửu Long

Khu vực này có 1 thành phố trực thuộc trung ương là Thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, là đồng bằng có tổng diện tích các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lớn nhất Việt Nam

(40, 548 km²) và có tổng dân số toàn vùng là 17.273.630 người Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 13% diện tích cả nước nhưng có gần 18% dân số cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn cả nước Chỉ riêng lúa đã chiếm 47% diện tích và 56% sản lượng lúa cả nước; xuất khẩu gạo từ toàn vùng chiếm tới 90% sản lượng Chưa kể thủy sản chiếm 70% diện tích, 40% sản lượng và 60% xuất khẩu cả nước Tuy nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long đứng về phương diện thu nhập vẫn còn nghèo hơn cả nước: thu nhập bình quân đầu người với mức 40,2 triệu đồng (cả nước là 47,9 triệu đồng/người/năm).

Trong những năm qua, Vùng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn duy trì, ổn định mức độ đầu tư phát triển đứng ở vị trí thứ 3 trong cả nước, chiếm tỷ lệ 18% tổng nguồn lực đầu tư cho phát triển cả nước Quan điểm chung của Chính phủ là thúc đẩy vùng ĐBSCL phát triển bền vững, chủ động ứng phó nhanh và hiệu quả đối với hiện tượng biến đổi khí hậu trên cơ sở phát huy tiềm năng về nguồn nước, nguồn thủy sản, sản xuất nông nghiệp, giao thông đường thủy, để góp phần bảo đảm an ninh lương thực cho cả nước Trong năm 2018, kinh tế vùng ĐBSCL tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ấn tượng đạt mức tăng trưởng bình quân đạt 7,8% Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 4 năm trở lại đây Giá trị sản xuất công nghiệp đạt mức 716.000 tỷ đồng, tăng 12% và cũng là giá trị đạt cao nhất từ trước đến nay Kim ngạch xuất khẩu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long lần đầu tiên đạt mức 17,5 tỷ USD, tăng 1,6 tỷ USD so với năm trước đó; trong đó, có 6 tỉnh xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD (Long An, Tiền Giang, Cần Thơ, Cà Mau, Bến Tre và Đồng Tháp) Kết quả 2018 cho thấy, tăng 2 tỉnh so với năm 2017 (Cần Thơ, Bến Tre) và nhiều tỉnh khác đang tiệm cận mức 1 tỷ USD. Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục được đánh giá là vùng kinh tế có kết quả điều hành tốt nhất trong 7 vùng kinh tế (vùng Trung du và niềm núi phía Bắc, vùng Đồng bằng Bắc Bộ, vùng Bắc Trung Bộ, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long) của cả nước Vùng kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long có 5 tỉnh lọt top 10 của chỉ số PCI (chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) được công bố hàng năm Đây cũng là vùng có số doanh nghiệp mới thành lập ấn tượng trong năm 2018 so với cả nước Số liệu của Tổng cục thống kê năm 2018 cho thấy hơn 9.500 doanh nghiệp mới được thành lập, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp đã gia tăng với số lượng lớn mà từ trước đến nay chưa có được. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là 2 vùng đặc biệt quan trọng của cả nước về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phía Nam của Tổ quốc Hai vùng này có đường biên giới giáp với Lào, Campuchia Vùng Đông Nam Bộ là vùng đứng đầu của vùng kinh tế năng động của cả nước, đóng góp hơn 1/3 số thu ngân sách cả nước.Trong khi đó, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 12% diện tích và 19% dân số cả nước triển kinh của cả nước Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp khoảng 18,7% GDP cả nước Kết quả này một phần do mối quan hệ hợp tác hiệu quả giữa Đông - Tây Nam Bộ, đã hỗ trợ cho các địa phương trong vùng khai thác tốt nguồn lực để đầu tư, phát huy những lợi thế của mình trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Qua đó đã tạo thêm cơ hội đầu tư, tăng sức cung và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm và nâng cao trình độ nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và cả nước Đặc biệt, vùng ĐBSCL còn là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của cả nước, khi đóng góp 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70% các loại trái cây; 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu; có vị trí thuận tiện trong giao thương với các nước ASEAN và Tiểu vùng sông Mê Công Tuy nhiên giao thông cả trên đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không của ĐBSCL thực sự còn hạn chế, chưa đáp ứng kịp với tốc độ phát triển của vùng Điều này phần nào đã kiềm hãm sự phát triển của vùng Nếu ĐBSCL có hạ tầng giao thông đồng bộ cả trên đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không thì ĐBSCL sẽ có cơ hội phát triển bứt phá thành một điểm tập kết, xuất nhập hàng hoá cho khu vực, giảm thiểu chi phí vận tải, chi phí sản xuất, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân. Mặc dù đóng góp gần 16% cho GDP cả nước, nhưng tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước cho địa phương chỉ chiếm 10% tổng chi đầu tư cả nước, thấp nhất trong các vùng khác Vùng ĐBSCL tuy nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, nhưng phát triển theo hướng quy mô lớn còn ít, chủ yếu nhỏ lẻ, phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên, mùa vụ Thị trường tiêu thụ nông sản thiếu bền vững, chưa đủ đáp ứng được sức sản xuất lớn và tốc độ gia tăng của nền nông nghiệp hàng hóa; chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh chưa cao Ngoại trừ Thành phố Cần Thơ, các Tỉnh còn lại của vùng ĐBSCL thực hiện thu ngân sách chưa đáp ứng nhu cầu chi; chưa xác định rõ sản phẩm chủ lực; xây dựng nông nghiệp công nghệ cao và xuất khẩu hàng hóa còn nhiều khó khăn, chưa gắn kết được chuỗi giá trị cho nông sản; môi trường và cơ chế chính sách đầu tư chưa thực sự hấp dẫn để thu hút đầu tư (số dự án và số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn vùng chỉ chiếm khoảng 5% so với cả nước) Ngoài ra, kết cấu hạ tầng còn yếu kém, vừa thiếu vừa chưa đồng bộ; chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế (tỷ lệ lao động được đào tạo mới chỉ 45,72%,thấp hơn mức trung bình cả nước) Giao thông tại ĐBSCL có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, nơi sinh sống của 20 triệu người dân, thì việc khai thác hệ thống hạ tầng giao thông chưa được đúng mức Cả vùng ĐBSCL mới chỉ có hơn 40 km đường cao tốc, trong khi có tới 80% khối lượng hàng hóa của vùng phải vận chuyển bằng đường bộ tới các cảng tại Thành phố Hồ Chí Minh để xuất khẩu Đây hạ tầng giao thông, logits, hạ tầng các Khu công nghiệp tại ĐBSCL cần phải nhanh chóng khắc phục trong giai đoạn tới, nếu muốn thu hút thêm đầu tư Để khắc phục tồn tại trên, nhiều ý kiến cho rằng, ĐBSCL cần điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội theo Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu; đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông, thủy lợi, phát triển nguồn nhân lực tương xứng Đồng thời, tăng cường liên kết vùng, xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết vùng, tiến tới tạo dựng môi trường đầu tư hoàn thiện, hấp dẫn.

Hoạt động tín dụng vi mô tại khu vực ĐBSCL phần lớn được cung cấp bởi các tổ chức tín dụng thuộc khu vực chính thức và bán chính thức Khu vực chính thức gồm các tổ chức như Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH), Ngân hàng hợp tác xã (QuỹTDND), Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông Agribank và các tổ chức Tổ chức vi mô được cấp phép Tuy nhiên, hiện nay hoạt động của Agribank không cung cấp các dịch vụ đến đối tượng hộ nghèo, mà sản phẩm của đơn vị cung cấp chủ yếu cho các đối tượng khách hàng có các dự án phát triển nông nghiệp với quy mô lớn và điều kiện có tài sản bảo đảm Do vậy, đối tượng khách hàng là các hộ nghèo tập trung phần lớn tại NHCSXH ở các địa phương Hình thức hoạt động của NHCSXH cho vay theo tổ nhóm và có sự phân cấp từ cơ sở, cho vay theo phương thức ủy thác thông qua các tổ chức chính trị xã hội tại các cấp địa phương và đối tượng khách hàng vay tập trung theo nhóm (tổ), việc rà soát xét nhu cầu vay vốn được cấp xã phường và tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) xem xét trên cơ sở bình bầu và xác nhận của địa phương nơi cư ngụ Tại các tổ TK&VV các thành viên bình bầu tổ trưởng và tổ trưởng chịu trách nhiệm theo dõi nợ vay của các thành viên trong nhóm và thu hồi các khoản nợ đến kỳ hạn trả nộp lại cho ngân hàng Hiện nay, ĐBSCL hiện có 15.628 tổ TK&VV với tổng số 981 điểm giao dịch trong đó có 855 điểm giao dịch độc lập và liên phường.Bên cạnh đó hoạt động chương trình tín dụng vi mô có sự phối hợp của các tổ chứcHội đoàn thể đó là Hội phụ nữ (HPN), Hội Cựu chiến binh (HCCB), Hội Nông dân(HND) và Đoàn Thanh niên (ĐTN) các cấp Tổng số dư nợ ủy thác qua các tổ chức hội đoàn thể tập trung phần nhiều qua HPN (tỷ lệ 38,52%), HND (tỷ lệ 36,7%), đối vớiHCCB và ĐTN số dự nợ không cao (chiếm tỷ lệ lần lượt là 16,2% và 13,5%) Ngoài hình thức cấp vốn vay, các thành viên trong tổ TK&VV thực hiện tiết kiệm định kỳ trên mỗi khoản vay của mình và như vậy đến kỳ cuối khoản tiết kiệm vay vốn được hoàn trả lại cho khách hàng vay bằng cách khấu trừ cho kỳ nợ còn lại Mô hình hoạt động này nhằm giảm rủi ro cho ngân hàng và góp phần giảm áp lực trả nợ bằng phương thức tiết kiệm hàng tháng theo định kỳ vay của khách hàng Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế xã hội vùng ĐBSCL đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực,giảm dần tỷ trọng Nông - Lâm - Ngư nghiệp, tăng dần tỷ trọng Công nghiệp - Xây ĐVT: tỷ đồng

0 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 giải quyết có kết quả rất rõ rệt, như: tạo việc làm tại chỗ, giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập cho đồng bào Khơ Me, cải thiện điều kiện nhà ở, phát triển công trình vệ sinh và hệ thống nước sạch có vai trò hàng đầu của hoạt động tín dụng chính sách xã hội.

Bảng 4.1: Dư nợ tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội tại ĐBSCL 2017-2019 ĐVT: tỷ đồng

(Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam)

Hình 4.2: Dư nợ tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội tại ĐBSCL 2017-2019

Bảng 4.1 trình bày số liệu dư nợ tín dụng của NHCSXH vùng ĐBSCL Tính đến hết tháng 12/2019, tổng dư nợ của các chi nhánh NHCSXH vùng ĐBSCL đạt 40.909 tỷ đồng, tăng 17,28% so với năm 2018 Trong năm 2017, số liệu về hoạt động cho vay của NHCSXH ở 13 tỉnh thành vùng ĐBSCL cho thấy, dư nợ tại các tỉnh, thành phố đều có quy mô khá, trong đó tỉnh có dư nợ cho vay cao nhất là tỉnh Sóc Trăng Đây là địa phương còn nhiều khó khăn do có số đông người dân là người đồng bào KhơMe, có được kết quả trên là sự nỗ lực phấn đấu rất lớn của NHCSXH tỉnh Sóc Trăng Tỉnh Đồng Tháp và Kiên Giang có số dư nợ tín dụng cao kế tiếp.

Liên tiếp trong 2 năm 2018 và 2019, 3 tỉnh Sóc trăng, Đồng Tháp và Kiên Giang tiếp tục đạt mức dư nợ tín dụng cao hơn các tỉnh thành còn lại Tỉnh Đồng Tháp là một trong ba tỉnh có dư nợ tín dụng cao nhất liên tiếp trong 2 năm 2018 và 2019. Đạt 24,27% so với năm 2017 và 20,59% so với năm 2019 Có được kết quả trên có thể kể đến 03 khu công nghiệp, 15 cụm công nghiệp; quy hoạch 08 khu công nghiệp và 30 cụm công nghiệp tại Tỉnh trong thời gian qua; Trong năm 2019, Tỉnh cũng chuẩn bị đầu tư thêm 01 khu công nghiệp và 03 cụm công nghiệp tại Tỉnh Đồng Tháp đã thu hút 124 dự án với tổng số vốn là 22.280 tỷ đồng Năm 2019, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 63.250 tỷ đồng, mức tăng trưởng 10,61% trong năm 2019 Chính sự phát triển trên đã giúp cho dư nợ tín dụng của NHCSXH của Tỉnh đạt hiệu quả vượt hơn các Tỉnh thành khác của vùng ĐBSCL.

Brng 4.2: Doanh số cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội tại ĐBSCL 2017-2019 ĐVT: tỷ đồng

(Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam)

Trước đây, dư nợ khu vực này rất thấp, tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp hơn so ĐVT: tỷ đồng

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách khu vực Tây Nam Bộ” và sau 4 năm triển khai Chỉ thị số 40 Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, thì kết quả đạt được như trên là rất khả quan Tại thời điểm hết năm 2017, dư nợ cho vay của NHCSXH tại khu vực ĐBSCL chiếm 17,53% tổng dư nợ của NHCSXH Việt Nam trong cả nước Tỷ trọng này đến năm

2019 là 18,62%, có thể nói đó là tỷ lệ khá cao so với nhiều vùng kinh tế khác trong cả nước Vốn tín dụng NHCSXH được các hộ gia đình vay đầu tư cho một số sản phẩm chủ lực của vùng ĐBSCL như: lúa gạo, nuôi trồng thủy hải sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển vườn cây ăn quả, đánh bắt thủy hải sản, sản xuất hàng thủ công.

Bảng 4.2 trình bày doanh số cho vay cho của NHCSXH giai đoạn 2017- 2019. Qua bảng số liệu ta thấy, doanh số cho vay của NHCSXH khu vực ĐBSCL có xu hướng tăng mạnh Cụ thể, doanh số cho vay năm 2018 đạt 9.790 tỷ đồng tăng 13,77% so với năm 2017 Sang năm 2019, doanh số cho vay đạt 11.391 tỷ đồng tăng 16,35% so với cùng kỳ năm ngoái Chất lượng tín dụng NHCSXH trong vùng ĐBSCL không ngừng được cải thiện Đến hết tháng 12/2019, 13 chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố trong vùng đều giảm nợ quá hạn Công tác thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn để tạo lập nguồn vốn cho vay quay vòng được chú trọng thực hiện Giai đoạn 2017 - 2019, doanh số doanh số thu nợ của NHCSXH khu vực trung bình tăng 15,24%, bằng 72,26% doanh số cho vay tăng 19,21% so với giai đoạn trước khi thực hiện đề án.

Hình 4.3: Doanh số cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội tại ĐBSCL 2017-2019

Về cơ chế chính sách của Nhà nước: Có khoảng gần 30 chính sách, chương trình tín dụng cụ thể đang được NHCSXH tích cực triển khai trong toàn quốc, thì ở vùng ĐBSCL còn có một số chương trình tín dụng cụ thể như: Cho vay trả chậm nhà ở cho hộ dân ĐBSCL và Tây nguyên; Cho vay hộ nghèo xây dựng chòi tránh lũ theo Quyết định (QĐ) số 716 /2012; Cho vay hộ dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo ĐBSCL theo QĐ số 74/2008; Cho vay hộ DTTS nghèo ĐBSCL theo QĐ số 29/2013 Do đó có thể khẳng định, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững, Chính phủ đã quyết định và NHCSXH đang triển khai tới 4 chính sách tín dụng riêng cho ĐBSCL. Điều này cũng thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ đối với vùng này.

Bảng 4.3: Doanh số thu nợ của Ngân hàng chính sách xã hội tại ĐBSCL 2017-2019 ĐVT: tỷ đồng

(Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam)

Về các biện pháp triển khai cụ thể của NHCSXH đối với vùng ĐBSCL:

Trong những năm qua, NHCSXH mở rộng và hoàn thành mạng lưới điểm giao dịch tại các xã, thị trấn; củng cố và phát triển các tổ tiết kiệm và vay vốn (TTK&VV) ở các thôn trong vùng ĐBSCL, mở rộng cho vay và thực hiện nghiêm túc các chính sách, các chương trình tín dụng tại các địa phương vùng ĐBSCL.

Về phương thức và quy trình cho vay, các Phòng giao dịch NHCSXH cũng triển khai nghiêm túc các quy định của Chính phủ, của NHCSXH Việt Nam, với sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ của Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh và Đoàn thanh niên, thông qua các TTK&VV. ĐVT: tỷ đồng

Hình 4.4: Doanh số thu nợ của Ngân hàng chính sách xã hội tại ĐBSCL 2017-2019

Thực trạng vay vốn tín dụng kênh Ngân hàng Chính sách xã hội ở ĐBSCL giai đoạn 2017-2019 được trình bày ở Hình 4.4 Tính đến hết năm 2019, tổng số có 2,2 triệu khách hàng đang dư nợ vốn vay của các chi nhánh NHCSXH khu vực ĐBSCL. Tốc độ tăng trưởng khách hàng trung bình là 15,7% Hiện nay, ĐBSCL đã có trên 3,18 triệu lượt người nghèo và các đối tượng chính sách trong khu vực ĐBSCL được vay vốn từ NHCSXH có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ, cải thiện điều kiện sống và học tập Vốn tín dụng chính đã góp phần giúp gần 482 nghìn hộ vay vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm mới cho trên 232 nghìn lao động, trong đó, trên

KẾT QUẢ ẢNH HƯỞNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG VI MÔ ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA PHỤ NỮ TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

4.2.1 Các chương trình tín dụng vi mô trong nghiên cứu đến người vay, nhưng có ủy thác một số nội dung công việc trong quy trình cho vay cho các tổ chức Chính trị - xã hội: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (gọi tắt là các tổ chức Hội, đoàn thể) Với những đặc trưng riêng có của mình, tín dụng chính sách đã giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào ở các vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo tạo thói quen tích lũy, hỗ trợ vốn với lãi suất ưu đãi giúp họ vượt qua khó khăn, từng bước tiếp cận với các dịch vụ tài chính, ngân hàng, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc sử dụng vốn, tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tạo nguồn tích lũy để trả nợ cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống Với việc được thiết kế theo một chuỗi các sản phẩm nhằm phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo nguyên tắc ưu tiên hộ nghèo đến hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đã tạo thành một hệ thống đồng bộ, bao phủ các nhóm đối tượng thụ hưởng.

Hiện nay, Ngân hàng chính sách xã hội đang thực hiện 13 chương trình tín dụng ở Đồng bằng sông Cửu Long như cho vay hộ nghèo, cho vay hộ cận nghèo, cho vay hộ mới thoát nghèo, cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cho vay giải quyết việc làm, cho vay đi xuất khẩu lao động, cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây mới, cải tạo hoặc sữa chữa nhà để ở, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn, cho vay nhà ở vùng thường xuyên lũ ĐBSCL, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ và cho vay trả lương, ngừng việc, lương phục hồi sản xuất.

Tất cả các chương trình này đều góp phần khai thác tiềm năng đất đai, lao động và tài nguyên thiên nhiên, góp phần tạo điều kiện phát triển các ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống cho người nghèo lao động ở nông thôn, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới tại các địa phương trên cả nước Mỗi cá thể này đều là một tế bào của xã hội, và khi mỗi cá thể này phát triển, mở rộng mô hình sản xuất, kinh doanh cũng sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế Song song với đó, các chương trình tín dụng đều gắn với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương theo từng thời kỳ, nhất là các chương trình mục tiêu về phát triển nông nghiệp sạch, xây dựng chuỗi cung ứng dịch vụ, chương trình mỗi xã một sản phẩm, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh, chuyển giao khoa học kỹ thuật đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo mục tiêu đã định Các chương trình tín dụng vi mô của NHCSXH góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng trong cả nước, góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội Các chương trình ưu tiên tập trung cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo đã góp phần thúc đầy nền kinh tế nhiều thành phần từng bước phát triển Nhiều vùng đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, cơ chế thị trường đã hình thành và từng bước phát triển, tạo tiền đề cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng miền, các dân tộc trong cả nước, góp phần thực hiện công bằng xã hội Bên cạnh đó, việc triển khai tín dụng chính sách cũng đảm bảo bao phủ hết tới các đối tượng nhạy cảm, yếu thế trong xã hội, góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo, đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội với chủ trương “không để ai bị bỏ lại phía sau” và Đảng, Chính phủ và Nhà nước Việt Nam luôn hướng tới Đặc biệt, Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hoạt động với mục đích hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo ở vùng nông thông, nhất là các hộ do phụ nữ làm chủ thoát nghèo bền vững thông qua việc cung cấp những món vay nhỏ đáp ứng nhu cầu và điều kiện chủ hộ nghèo nhằm phát triển sản xuất, phát triển các dịch vụ nông nghiệp và phi nông nghiệp phù hợp với nhu cầu thị trường Quỹ đã bổ sung cho nguồn vốn ưu đãi từng các chương trình của ngân hàng chính sách xã hội Các sản phẩm cho vay của Quỹ phù hợp với công việc làm ăn của bà con vùng nông thôn, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ khó khăn như buôn bán nhỏ, chăn nuôi, trồng trọt và phát triển nghề phụ như thủ công mỹ nghệ. Món vay của quỹ từ 2 triệu đến 8 triệu đồng trong một chu kỳ, đây là các khoản vay nhỏ - thấp hơn nhiều so với món vay từng các chương trình tín dụng của NHCSXH. Các khoản vay này được tăng dần qua từng chu kỳ vay nhằm giúp phụ nữ tập làm ăn, quen dần với việc sử dụng vốn vay, từng đó họ mới có thể vay và sử dụng vốn vay lớn của ngân hàng Ngoài ra, hình thức trả dần gốc và lãi hàng tháng phù hợp với khách hàng, đặc biệt cho những hộ, phụ nữ nghèo, cận nghèo và khó khăn – người người không thể có ngay một lúc số tiền lớn để hoàn trả, giảm gánh nặng trả lãi vào cuối kỳ của khoản vay Cả người vay và cán bộ tín dụng của Quỹ, cán bộ xã, ấp ở địa phương đều cho rằng hình thức trả dần gốc và lãi đã giúp người nghèo lẫn phụ nữ tập dần thói quen tiết kiệm Bản thân người vay đều rất tự hào vì đang có một khoản tiết kiệm gửi tại quỹ và được tính lãi Đặc biệt, mục đích sử dụng vốn vay của quỹ đã thể hiện rõ quan điểm phát triển bền vững: cho người nghèo chiếc cần câu, không cho con cá, để họ phải tự vươn lên thoát nghèo Như vậy các khoản vay này rất phù hợp mục tiêu nghiên cứu của luận án Đó là cơ sở nghiên cứu chọn Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế là nơi thu thập mẫu, ngoài các chương trình của NHCSXH.

Hoạt động của Quỹ vì lợi nhuận; hình thức vay theo sự bảo lãnh của nhóm (5-

8 thành viên/nhóm), không cần tài sản thế chấp Các thành viên tự nguyện tham gia thành viên nào trong nhóm không trả được nợ, các thành viên khác phải cùng có trách nhiệm hoàn trả thay số tiền vay, đảm bảo trả đủ cả gốc lẫn lãi và đúng hạn, nếu không trả thì cả nhóm sẽ không được vay vốn ở chu kỳ tiếp theo nữa Nhóm có thể kết nạp thành viên mới và thành viên trong cùng một nhóm có thể vay những món vay khác nhau và ở những chu kỳ khác nhau Điều quan trọng là các thành viên đồng ý bảo lãnh cho những món vay của các thành viên khác trong nhóm, đồng thời cần chọn thời gian phù hợp hoặc sử dụng sản phẩm thích hợp của Quỹ hoặc trả trước để đảm bảo các thành viên cùng đáo hạn.

Các thành viên trong nhóm không được chung tiền để đầu tư vào một hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm tránh rủi ro tập thể Nhóm có thể tồn tại mãi mãi, nhóm sẽ bầu ra trưởng nhóm và thay nhau làm trưởng nhóm sau mỗi chu kỳ Mỗi thành viên trong nhóm sẽ được vay tối đa 4.800.000 đồng trong kỳ hạn 9 tháng, trả gốc và lãi hàng tháng với lãi suất không cao hơn lãi suất của NHCSXH Thời gian xét và cấp vốn vay cho phụ nữ trong vòng 1- 2 tuần từ khi nộp đơn xin vay vốn Đặc điểm của khoản vay được tăng dần theo chu kỳ, tối đa là 24 tháng Trả hết chu kỳ này mới được vay chu kỳ kế tiếp Phụ nữ vay vốn phải trả dần gốc và lãi hàng tháng Điểm phát và thu vốn tại một địa điểm và thời gian theo qui định quỹ trên từng ấp, xã Các phụ nữ tham gia vay vốn của quỹ đều là hội viên hội phụ nữ nên được công nhận là thành viên của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế có thể tham gia mãi mãi và được tham gia sinh hoạt tổ vay vốn, nâng cao kiến thức làm kinh tế và kiến thức xã hội Tham gia các hoạt động xã hội cho thành viên, trẻ em.

4.2.2 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Trước khi thực hiện kiểm định mô hình nghiên cứu, cần thực hiện thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu, để khái quát đặc điểm mẫu nghiên cứu.

Bảng 4.5: Thống kê mô tả đặc điểm của mẫu nghiên cứu

Biến số Tần suất Tỷ lệ %

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2019)

Nghiên cứu tiến hành mô tả, làm rõ đặc điểm nhân khẩu học và tín dụng vi mô của 600 quan sát với đối tượng khảo sát là phụ nữ đã được tiếp cận được vốn vay các chương trình tín dụng vi mô của các tổ chức tài chính vi mô và phụ nữ có hồ sơ vay vốn ở các chương trình tín dụng vi mô của các tổ chức tài chính nhưng chưa được tiếp cận vốn vay Địa bàn khảo sát gồm 7/13 Tỉnh tại ĐBSCL, gồm có Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng và Kiên Giang.

Bảng 4.5 trình bày tổng hợp các đặc điểm của phụ nữ có tham gia và không tham gia vay vốn trong mẫu điều tra Trong 600 quan sát của mẫu nghiên cứu cho thấy có 417 phụ nữ tiếp cận được chương trình tín dụng vi mô và 183 phụ nữ không tiếp cận được chương trình tín dụng vi mô ở tại mỗi địa phương khảo sát Tổng số lượng phụ nữ tiếp cận được chương trình tín dụng vi mô nhiều hơn 234 quan sát với tổng số lượng phụ nữ không được tiếp cận Trong mẫu nghiên cứu có 332 phụ nữ vay vốn là người dân tộc kinh, chiếm tỷ lệ 55,33% và 268 phụ nữ vay vốn là người dân tộc khác dân tộc kinh, chiếm tỷ lệ 44,67% Địa bàn khảo sát có người dân tộc khác dân tộc kinh là người khmer và người Hoa ở Sóc Trăng, Trà Vinh và một số ít phụ nữ ở Huyện Thới Lai, Tp Cần Thơ Tỷ lệ thất nghiệp chiếm tỷ lệ 36,33% thấp hơn nhiều tỷ lệ phụ nữ có việc làm 63,67% Do phần lớn phụ nữ được khảo sát ở vùng nông thôn, nên vẫn còn một số lượng không nhỏ phụ nữ đang ở tình trạng thất nghiệp, không có việc làm, dẫn đến không có thu nhập riêng cho bản thân Mục đích vay vốn của phụ nữ chủ yếu cho mục đích sản xuất kinh doanh (380 người chiếm 63,33%), trong đó vay để sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao hơn Đối tượng khảo sát chưa hài lòng đối với thủ tục vay vốn tại các chương trình tín dụng vi mô chiếm tỷ lệ khá thấp (có 44 người không hài lòng chiếm 7,33%) Số lượng phụ nữ tiếp cận được tín dụng vi mô khá cao

421 người chiếm 70,17% Số lượng phụ nữ được tham gia tập huấn của chương trình tín dụng vi mô khá cao 380 người chiếm 63,33%.

Bảng 4.6: Thống kê mô tả các biến định lượng trong mô hình nghiên cứu

Biến số Cỡ mẫu Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2019)

Bảng 4.6 trình bày thống kê mô tả định lượng biến trong mô hình nghiên cứu. Qua bảng 4.6 cho thông tin, số tuổi trung bình của 600 phụ nữ tham gia khảo sát ở ĐBSCL là 44 tuổi, cao nhất là 60 tuổi và thấp nhất là 21 tuổi Qui mô gia đình trung bình 4,8 người/hộ, số người phụ thuộc trung bình là 2,3 người/hộ, qui mô thường gia đình nhỏ có vợ chồng và 1 hay 2 người con Học vấn của phụ nữ trung bình ở trình độ cấp phổ thông cơ sở là lớp 8, với trình độ này, phụ nữ tham gia khảo sát có thể biết, biết viết, tính toán, tự lập kế hoạch thu chi cho bản thân mình cũng nhưng có mối quan hệ xã hội từng bạn bè, làng xóm xung quanh nơi sinh sống Mức thu nhập trung bình từng các nguồn thu của cá nhân phụ nữ ở mức 48 triệu đồng/năm, tương đương 4 triệu đồng/tháng, đây là mức thu nhập trung bình của người dân Tài sản của hộ gia đình (bao gồm đất nhà ở, vườn, màu và các tài sản khác) trung bình 317 triệu đồng/hộ Số tiền vay phụ thuộc vào từng chương trình tín dụng vi mô và số lần vay ở Quỹ Theo dữ liệu điều tra thì số tiền vay của phụ nữ ở 7 địa phương khảo sát của 13 chương trình tín dụng vi mô của quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế và Ngân hàng chính sách xã hội dao động thường vay từ 2,127 đến 500 triệu đồng/lần/người và mức số tiền vay trung bình là 54,275 triệu đồng/lần/người.

Dữ liệu trong nghiên cứu được thu thập từng 13 chương trình tín dụng ở NHCSXH và quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế được mô tả qua bảng 4.7 sau:

Bảng 4.7: Thống kê mô tả các chương trình tín dụng vi mô

Biến số suấtTần Tỷ lệ % Tần suất Tỷ lệ %

Dân tộc Dân tộc khác Kinh 151 50,33 117 39,00

Việc làm Có việc làm 223 74,33 159 53

Mục đích Sản xuất kinh doanh 300 100 80 26,66

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2019)

Bảng 4.7 cho biết, số phụ nữ tiếp cận được chương trình tín dụng vi mô của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế cao hơn ở các chương trình của NHCSXH, cho thấy có sự tương trợ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống giữa các phụ nữ trong hội phụ nữ khá cao. Trong số 600 phụ nữ tham gia khảo sát thì số phụ nữ người dân tộc kinh ở Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế lại thấp hơn so số lượng phụ nữ người dân tộc kinh ở các chương trình của NHCSXH, điều này có thể cho thấy các chương trình cho vay của NHCSXH đã có sự phổ biến đến bộ phận người dân tộc khác kinh nhiều hơn ở NHCSXH.

Ngoài ra, tỉ lệ thất nghiệp của phụ nữ vay vốn ở quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế thấp hơn nhiều so với phụ nữ thất nghiệp trong các chương trình của NHCSXH Sự khác biệt có thể kể đến mục đích vay vốn của 2 nhóm có sự khác nhau, nhóm của NHCSXH với nhiều chương trình với nhiều mục đích khác nhau như cho vay học sinh sinh viên, xuất khẩu lao động, vệ sinh nước sạch Trong khi đó nhóm Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế thường là những phụ nữ vay vốn đã lập gia đình, có việc làm tương đối hơn Điều này cũng được minh chứng qua số liệu thu thập là mục đích vay vốn của phụ nữ trong bảng 4.7 đều phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập của bản thân của người phụ nữ Đa số phụ nữ trong khu vực khảo sát khi được phỏng vấn đều hài lòng về thủ tục vay vốn Tuy nhiên giữa 2 nhóm có sự chênh lệch nhỏ về số lượng phụ nữ không hài lòng về thủ tục vay vốn, đây là nhóm phụ nữ lớn tuổi gặp khó khăn trong việc tiếp xúc với các loại giấy tờ hành chính.

4.2.3.1Kiếm định sự phù hợp của mô hình

Bảng 4.8 trình bày kết quả kiểm định tính phù hợp của mô hình Probit Hồi quy sử dụng chỉ tiêu -2LL (-2 Log Likelihood) để đánh giá độ phù hợp của mô hình nghiên cứu -2LL càng nhỏ càng thể hiện độ phù hợp cao Giá trị nhỏ nhất của -2LL là 0 (tức là không có sai số) khi đó mô hình có độ phù hợp cao Kết quả Bảng 4.8 cho thấy các giá trị của -2LL của 3 mô hình đều cao vừa phải, như vây nó thể hiện mức độ phù hợp ở mức trung bình của mô hình tổng thể.

Bảng 4.8: Kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu

Mô hình -2 Log likelihood Pseudo R2

Khả năng tiếp cận CTTDVM của phụ nữ -192.13627 0.5793

Tác động CTTDVM đến thu nhập của phụ nữ -336.55629 0.0880

(Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu khảo sát (2019) trên phần mềm Stata.)

Bảng 4.8 trình bày kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu Đối với mô hình đánh giá khả năng tiếp cận chương trình tín dụng vi mô của phụ nữ có hệ số tương quan R 2 đạt 0,5793, cho thấy các biến độc lập trong mô hình đã giải thích 57,93% ý nghĩa biến phụ thuộc là khả năng tiếp cận vốn vay chương trình tín dụng vi mô của phụ nữ thuộc khu vực ĐBSCL Với hệ số trên, cho kết luận mô hình đánh giá khả năng tiếp cận chương trình tín dụng vi mô là phù hợp Tương tự, đối với mô hình phân tích tác động của chương trình tín dụng vi mô đến kết quả hoạt động kinh tế của phụ nữ thông qua chỉ tiêu thu nhập tại ĐBSCL, kết quả kiểm định có hệ số R 2 trong phương pháp so sánh điểm xu hướng PSM của mô hình chương trình tín dụng vi mô tác động đến thu nhập của phụ nữ là 0,0880 Điều này, cho thấy các biến độc lập trong mô hình giải thích 8,8% ý nghĩa của biến phụ thuộc là thu nhập của phụ nữ trong CTTDVM tại ĐBSCL Tuy nhiên hệ số R 2 chưa phản ánh hết sự phù hợp của mô hình và các giả thiết nghiên cứu Do đó, nghiên cứu tiếp tục sử dụng các kiểm định khác có liên quan.

4.2.3.2 Kiểm định đa cộng tuyến

Kiểm tra các hệ số tương quan giữa các biến để kiểm tra sự xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến trong mô hình nghiên cứu Bảng 4.9 trình bày kết quả kiểm tra sự tương quan giữa các biến cho thấy không có khả năng xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến của mô hình hồi quy giữa các biến độc lập vì giá trị tương quan các biến trong mô hình đều có kết quả nhỏ hơn 0,7

Bảng 4.9: Tương quan giữa các biến trong mô hình

NHÂN TỐ TUOI DANTOC HOCVAN MUCDICHVV VIECLAM VONXAHOI TANSUATVXH QUIMOHO PHUTHUOC TAISAN HLTT HLTT

(Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu khảo sát (2019) trên phần mềm

4.2.3.3 Kiểm định mức độ giải thích của mô hình

Kiểm định mức độ giải thích của mô hình là phương pháp xác suất dự đoán của đối tượng điều tra ảnh hưởng của chương trình tín dụng vi mô đến kết quả hoạt động kinh tế của phụ nữ thuộc khu vực ĐBSCL.

Bảng 4.10: Mức độ giải thích của mô hình nghiên cứu Quan sát Khả năng tiếp cận vốn vay

Mức độ chính xác kết quả dự báo (%)

Tiếp cận được Không tiếp cận được

Tỷ lê dự báo chính xác 88,83

(Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu khảo sát (2019) trên phần mềm Stata.)

Ngày đăng: 15/04/2023, 17:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ahmed, F., Siwar, C., Idris, N. A. H., & Begum, R. A. (2011). Microcredits contribution to the socio-economic development amongst rural women: A case study of Panchagarh District in Bangladesh. African Journal of Business Management, 5(22), 9760-9769 Sách, tạp chí
Tiêu đề: African Journal of BusinessManagement, 5
Tác giả: Ahmed, F., Siwar, C., Idris, N. A. H., & Begum, R. A
Năm: 2011
2. Alhassan, A. R., & Akudugu, M. A. (2012). Impact of microcredit on income generation capacity of women in the Tamale Metropolitan area of Ghana. Journal of Economics and Sustainable Development, 3(5), 41-48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal ofEconomics and Sustainable Development, 3
Tác giả: Alhassan, A. R., & Akudugu, M. A
Năm: 2012
3. Adams Jr, R. H., & Page, J. (2005). Do international migration and remittances reduce poverty in developing countries?. World development, 33(10), 1645-1669 Sách, tạp chí
Tiêu đề: World development, 33
Tác giả: Adams Jr, R. H., & Page, J
Năm: 2005
4. Aghion, B. A., and Morduch, J. (2010). The economics of microfinance (Vol. 1): The MIT Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: The economics of microfinance
Tác giả: Aghion, B. A., and Morduch, J
Năm: 2010
5. Anderson, C.L.; Locker, L.& Nugent, R. (2002). Microcredit, social capital, and cmmon pool resources. World Dev. 30, 95–105 Sách, tạp chí
Tiêu đề: World Dev. 30
Tác giả: Anderson, C.L.; Locker, L.& Nugent, R
Năm: 2002
6. Armendáriz, B., & Morduch, J. (2010). The economics of microfinance. MIT press Sách, tạp chí
Tiêu đề: The economics of microfinance
Tác giả: Armendáriz, B., & Morduch, J
Năm: 2010
7. Aruna, M., & Jyothirmayi, M. R. (2011). The role of microfinance in women empowerment: A study on the SHG bank linkage program in Hyderabad (Andhra Pradesh). Indian Journal of Commerce & Management Studies ISSN, 2229, 5674 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Indian Journal of Commerce & Management Studies ISSN, 2229
Tác giả: Aruna, M., & Jyothirmayi, M. R
Năm: 2011
8. Alsop, R, Bertelsen, M and Holland, J. (2006). Empowerment in Practice: From Analysis to Implementation. Directions in Development. Washington, DC: World Bank. Part Heading Sách, tạp chí
Tiêu đề: Empowerment in Practice: FromAnalysis to Implementation
Tác giả: Alsop, R, Bertelsen, M and Holland, J
Năm: 2006
9. Al-shami, S.S.; Razali, R.M. & Rashid, N. (2018). The effect of microcredit on women empowerment in welfare and decisions making in Malaysia. Soc. Indic. Res.137, 1073–1090 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Soc. Indic. Res."137
Tác giả: Al-shami, S.S.; Razali, R.M. & Rashid, N
Năm: 2018
10.Akher, J and Cheng, K. (2020). Sustainable Empowerment Initiatives among Rural Women through Microcredit Borrowings in Bangladesh. Sustainability ,12(6);2275.https://doi.org/10.3390/su12062275 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sustainability
Tác giả: Akher, J and Cheng, K
Năm: 2020
11. Awunyo-Vitor, D., Abankwah, V., & Kwansah, J. K. K. (2012). Women participation in microcredit and its impact on income: a study of small-scale businesses in the Central Region of Ghana. American Journal of Experimental Agriculture, 2(3), 502- 515 Sách, tạp chí
Tiêu đề: American Journal of ExperimentalAgriculture, 2
Tác giả: Awunyo-Vitor, D., Abankwah, V., & Kwansah, J. K. K
Năm: 2012
15. Brown, G. (2010). When small is big: Microcredit and economic development. Open Source Business Resource, (November 2010) Sách, tạp chí
Tiêu đề: OpenSource Business Resource
Tác giả: Brown, G
Năm: 2010
16. Barslund, M., & Tarp, F. (2008). Formal and informal rural credit in four provinces of Vietnam. The Journal of Development Studies, 44(4), 485-503 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Journal of Development Studies, 44
Tác giả: Barslund, M., & Tarp, F
Năm: 2008
17. Belsley D.A., Kuh, E. & Welsch, R.E. (2005).Regression Diagonistics:Identifying Influential Data and Sources of Collinearity.John Wiley & Sons Sách, tạp chí
Tiêu đề: Regression Diagonistics:"Identifying Influential Data and Sources of Collinearity
Tác giả: Belsley D.A., Kuh, E. & Welsch, R.E
Năm: 2005
18. Basher, M. A. (2007). Empowerment of microcredit participants and its spillover effects: evidence from the Grameen Bank of Bangladesh. The Journal of Developing Areas, 173-183 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Journal of DevelopingAreas
Tác giả: Basher, M. A
Năm: 2007
20.Baulch, B., Chuyen, T. T. K., Haughton, D., & Haughton, J. (2002). Ethnic minority development in Vietnam: A socioeconomic perspective (No. 2836). Washington, DC:World Bank Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ethnic minoritydevelopment in Vietnam: A socioeconomic perspective
Tác giả: Baulch, B., Chuyen, T. T. K., Haughton, D., & Haughton, J
Năm: 2002
21.Bhuimali, A., & Kumar, S. A. (Eds.). (2007). Women in the Face of Globalisation.Serials Publications Sách, tạp chí
Tiêu đề: Women in the Face of Globalisation
Tác giả: Bhuimali, A., & Kumar, S. A. (Eds.)
Năm: 2007
22.Banu, D., Farashuddin, F., Hossain, A & Akter, S (2001). Empowering Women in Rural Bangladesh: impact of Bangladesh Rural Advancement Committee’s (BRAC’s) Programme. Journal of international women’s studies. 2:30-53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of international women’s studies
Tác giả: Banu, D., Farashuddin, F., Hossain, A & Akter, S
Năm: 2001
110. UNDP. (2014). The millennium development goals report. Retrieved from http://www.undp.org/content/dam/undp/library/MDG/english/UNDP%20MDG%20Report%202014%20EN%20Final.pdf Link
115. World Bank. (2016). National assessment report of Vietnam. Retrieved from http://documents.worldbank.org/curated/en/199441476437862446/pdf/108348-VIETNAMESE-PUBLIC-VietnamSCDfmal VNOct.pdf Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w