1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Đề cương ôn sinh 9

13 3,8K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 168,5 KB

Nội dung

Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi của môi trường?. Sinh vật hằng nhiệt, vì sinh vật hằng nhiệ

Trang 1

1 ĐỀ THI CÁC NĂM TRƯỚC

Năm 2012-2013 Câu 1: (2,5đ)

Cho một sơ đồ lưới thức ăn sau:

Nai sư tử

Gà chim cú mèo 1.1 Viết ba chuỗi thức ăn hoàn chỉnh và chuỗi thức ăn có số mắt xích nhiều nhất trong lưới thức ăn trên

1.2 Trừ sinh vật sản xuất và sinh vật phân giải, hãy xác định các mắt xích chung trong lưới thức ăn trên

1.3 Lưới thức ăn là gì? Một lưới thức ăn hoàn chỉnh bao gồm những thành phần nào? Lưới thức ăn trên có phải là lưới thức ăn hoàn chỉnh không?

Câu 2: (2,5đ)

Khi cho lai 2 dòng thuần có kiểu gen khác nhau của một giống cây trồng, thu được F1, cho F1 tự thụ phấn được F2, theo dõi kiểu hình có kết quả sau: F1 cây cao, khỏe, trái to, hạt đều hơn so với bố mẹ; F2 thấy có xuất hiện một số cây thấp, yếu, trái nhỏ, hạt thưa

2.1 Hãy xác định và nêu khái niệm hiện tượng ở F1

2.2 Xác định và giải thích nguyên nhân hiện tượng F2

2.3 Hiện tượng F2 có thể xảy ra ở vật nuôi hay không? Nếu có, thì xảy ra khi nào và có biểu hiện ra sao?

Câu 3: (3đ)

3.1 Trình bày những đặc điểm và cho ví dụ về các mối quan hệ của sinh vật khác loài

3.2 Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa cành ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nao2hien65 tượng tự tỉa cành diễn ra mạnh mẽ?

Câu 4: (2đ)

Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam

Năm 2011-2012 Câu 1: (2đ)

Ở cây ngô nếu cho tự thụ phấn bắt buộc sau 1 dến 7 thế hệ thì cây ngô có những biểu hiện sau: bạch tạng, thân lùn, bắp dị dạng, kết hạt ít …

1.1 Những biểu hiện ở cây ngô gọi là hiện tượng gì?

1.2 Hãy nêu khái niệm và trình bày nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó?

Câu 2: (2đ)

2.1 Cân bằng sinh học trong quần xã là gì? Cân bằng sinh học trong quần xã có được là nhờ hiện tượng gì?

2.2 Số lượng loài trong quần xã, làm thế nào để biết loài nào là thường gặp, loài nào ít gặp hay loài ngẫu nhiên?

Câu 3: (2đ)

3.1 Ảnh hưởng của ánh sáng đến đời sống động vật như thế nào?

Trang 2

3.2 Dựa vào tính chất thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau, người ta có thể chia động vật thành mấy nhóm? Giải thích?

Câu 4: (2đ)

4.1 Trình bày những thành phần chủ yếu của một hệ sinh thái hoàn chỉnh

4.2 Chuỗi thức ăn là gì? Lưới thức ăn là gì?

Câu 5: (2đ)

5.1 Ô nhiễm môi trường là gì?

5.2 Trình bày các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường?

Năm 2010-2011 Câu 1: (2đ)

1.1 Một giống ngô, cây cao 2.93m và năng suất 47.6 tạ/ha Tự thụ phấn bắt buộc qua 15 thế hệ chiều cao còn lại 2.46m, năng suất còn 24.1 tạ/ha Đến thế hệ thứ 30 chiều cao trung bình của cây chỉ còn 2.34m và năng suất là 15.2tạ/ha Hãy cho biết hiện tượng gì đã xảy ra ở giống ngô trên và giải thích nguyên nhân của hiện tượng đó

1.2 Giao phối gầnở động vật và tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa Trong chọn giống, người ta vẫn sử dụng hai phương pháp trên nhằm mục đích gì?

Câu 2: (2đ)

2.1 Tùy thuộc vào mục tiêu chọn lọc và hình thức sinh sản của đối tượng chọn lọc, người ta lựa chọn các phương pháp chọn lọc thích hợp Trong thực tế chọn giống, người ta áp dụng các phương pháp chọn lọc cơ bản nào?

2.2 Trình bày cách tiến hành phương pháp chọn lọc phối hợp dược việc dựa trên kiểu hình với kiểm tra kiểu gen và đạt kết quả nhanh

Câu 3: (2đ)

3.1 Dựa vào mối quan hệ giữa nhiệt độ môi trường với nhiệt độ cơ thể (thân nhiệt), người ta có thể chia sinh vật làm mấy nhóm? Trình bày đặc điểm của mỗi nhóm

3.2 Sắp xếp các sinh vật sau đây vào các nhóm động vật tương ứng nêu trên: bồ câu, cá sấu, ếch, chó sói, cá chép, thỏ, dơi, cá voi

3.3 Sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao?

Câu 4: (2đ)

4.1 Thế nào là quần thể sinh vật?

4.2 Các cá thể trong quần thể thường có những mối quan hệ gì? Cho ví dụ minh họa

Câu 5: (2đ)

Khi khảo sát một hệ sinh thái, người ta lập được lưới thức ăn sau đây:

Gà

Chuột Rắn

5.1 Trong lưới thức ăn trên, hãy liệt kê các chuỗi thức ăn có chứa đồng thời hai loài cỏ và vi khuẩn

5.2 Trừ cỏ và vi khuẩn, hãy nêu tên của các mắt xích chung trong lưới thức ăn trên

Trang 3

5.3 Trong lưới thức ăn, có một loài nếu số lượng tăng lên nhiều thì làm cho số lượng cá thể của tất cả các loài còn lại trong hệ sinh thái trên đều giảm Hãy cho biết đó là loài nào? Giải thích

Năm 2009-2010 Câu 1:

1.1 Ưu thế lai là gì? Giải thích cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai

1.2 Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ?

Câu 2:

Cá rô phi Việt Nam sống được trong khoảng nhiệt độ của môi trường từ 50C đến

420C và phát triển mạnh nhất ở 300C hãy gọi tên của các giá trị nhiệt độ trên (khoảng nhiệt độ của môi trường từ 50C đến 420C; điểm 420C; điểm 300C)

Câu 3:

3.1 Ánh sáng có ảnh hưởng tới đông vật như thế nào?

3.2 Căn cứ vào khả năng thích nghi của cơ thể đối với điều kiện chiếu sáng của môi trường, người ta có thể chia động vật làm mấy nhóm? Trình bày và cho một ví dụ một loài động vật ở mỗi nhóm

Câu 4:

4.1 Quần thể sinh vật là gì?

4 2 Các sinh vật trong một quần thể thường có những mối quan hệ gì? Nêu ví dụ chứng minh

Câu 5:

5.1 Lưới thức ăn là gì? Môt lưới thức ăn hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu nào? 5.2 Cho một sơ đồ lưới thức ăn sau:

Dê Báo hoa mai

Gà Diều hâu -Nêu các chuỗi thức ăn của lưới thức ăn

-Trừ cỏ và vi khuẩn, hãy xác định tên của các mắt xích chung trong lưới thức ăn

Năm 2008-2009 Câu 1:

1.1 Trình bày nguyên nhân (cơ sở di truyền) của hiện tượng ưu thế lai

1.2 Giải thích tại sao người ta không dùng cơ thể lai F1 để làm giống

Câu 2:

2.1 Nhân tố sinh thái là gì? Nhân tô sinh thái được chia làm mấy nhóm? Kể tên một vài nhân tố của mỗi nhóm

2.2 Tác động của con người vào môi trường tự nhiên có điều gì khác so với tác động của các sinh vật khác? Giải thích

Câu 3:

3.1 Ánh sáng có ảnh hưởng tới đời sống của động vật như thế nào? Cho một ví dụ minh họa

3.2 Dựa vào tính chất thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau người ta có thể chia động vật thánh mấy nhóm? Giải thích

Câu 4:

Thế nào là cân bằng sinh học trong quần xã? Cho một ví dụ về cân bằng sinh học

Câu 5:

5.1 Trình bày những thành phần chủ yếu của một hệ sinh thái hoàn chỉnh

Trang 4

5.2 Vẽ sơ đồ biểu thị một lưới thức ăn gồm các mắt xích: cây cỏ, sâu ăn lá, bọ ngựa, chuột, chim ăn sâu, chim đại bàng, rắn, dê, cọp, vi sinh vật phân giải

CÂU HỎI ÔN TẬP SINH 9 HỌC KÌ II (có tính chất tham khảo) Câu 1 Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như thế nào? Giao phối gần là gì? Gây ra những hậu quả gì?

a Hiện tượng thoái hoá do tự thụ phấn ở cây giao:

- Biểu hiện: Cây có sức sống kém dần: phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm, nhiều cây chết

- VD: Cây ngô tự thụ phấn bắt buộc sau nhiều thế hệ: thấp cây, bạch tạng, hạt ít, bắp dị tật

b.Hiện tượng thoái hoá do giao phối gần ở động vật:

- Giao phối gần (giao phối cận huyết) là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái

- Biểu hiện: sinh trưởng phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non

* Thoái hoá là hiện tượng các thế hệ con cháu có sức sống kém dần, bộc lộ các tính trạng xấu.

Câu 2 Vì sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ gây ra hiện tượng thoái hoá? Cho ví dụ.

Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV là nguyên nhân gây ra hiện tượng thoái hoá vì qua nhiều thế hệ tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại

Câu 3 Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì?

- Củng cố, duy trì một số tính trạng mong muốn

- Tạo dòng thuần có cặp gen đồng hợp, thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen của từng dòng

- Phát hiện gen xấu để loại bỏ ra khỏi quần thể

Câu 4 Ưu thế lai là gì? Cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai? Tại sao không dùng cơ thể lai F 1 để làm giống? Muốn duy trì ưu thế lai người ta phải dùng biện pháp gì?

* Ưu thế lai là hiện tuợng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa 2 bố mẹ hoặc vượt trội cả 2 bố mẹ

* Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai:

- Lai 2 dòng thuần (kiểu gen đồng hợp) thì con lai F1 có hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp, nên chỉ biểu hiện tính trạng của gen trội

- Tính trạng số lượng (hình thái, năng suất) do nhiều gen trội qui định.Ở mỗi dạng bố mẹ thuần chủng, nhiều gen lặn ở trạng thái dị hợp biểu hiện một số đặc điểm xấu Khi lai giữa chúng với nhau, chỉcó các gen trội có lợi mới được biểu hiện ở cơ thể lai F1

Ví dụ: AAbb CC x aaBBcc  F1 : AaBbCc

- Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 , sau đó giảm dần qua các thế hệ

* Không dùng cơ thể lai F 1 để làm giống:

Người ta không dùng cơ thể lai F1 làm giống vì nếu làm giống thì đời sau, qua phân li, xuất hiện các kiểu gen đồng hợp về các gen lặn có hại, ưu thế lai giảm

* Muốn duy trì ưu thế lai người ta phải dùng biện pháp: Nhân giống vô tính (bằng

giâm, chiết, ghép, vi nhân giống)

Trang 5

5 Câu 5.Trong chọn giống cây trồng người ta dùng những phương pháp gì để tạo ưu thế lai? Phương pháp nào được sử dụng phổ biến nhất? tại sao

- Dùng phương pháp lai khác dòng và lai khác thứ để tạo ưu thế lai

- Phương pháp lai khác dòng được sử dụng phổ biến hơn

Câu 6 Nêu các phương pháp tạo ưu thế lai

1 Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng:

- Lai khác dòng: tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho giao phấn với nhau.

VD: Ở ngô, đã tạo được ngô lai F1 năng suất cao hơn 25 – 30% so với giống hiện có

- Lai khác thứ: để kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới Đây là những tổ hợp

lai giữa 2 thứ hoặc tổng hợp nhiều thứ của cùng một loài

VD: Giống lúa DT17 được tổ hợp lai giữa giống lúa DT10 với giống lúa OM80, cho năng suất cao của DT10 và cho chất lượng gạo cao của OM80

2 Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi ( lai kinh tế):

- Lai kinh tế là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau,

rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng làm giống

VD: Lợn lai kinh tế: Ỉ Móng Cái x Lợn Đại Bạch có sức sống cao, lợn con mới đẻ nặng từ 0,7 - 0,8 kg, tăng trọng nhanh, tỉ lệ nạc cao hơn

- Không dùng lợn lai kinh tế để làm giống: Vì con lai kinh tế là con lai F1 có nhiều cặp gen dị hợp, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất, sau đó giảm dần qua các thế hệ

Câu 7 Môi trường sống của sinh vật

- Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, sinh sản, phát triển của sinh vật

- Các loại môi trường:

+ Môi trường nước

+ Môi trường trên mặt đất - không khí

+ Môi trường trong đất

+ Môi trường sinh vật

Câu 8: Các nhân tố sinh thái của môi trường

a Nhân tố sinh thái là gì? là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật

b Các nhóm nhân tố sinh thái:

* Nhân tố ST vô sinh: ( không sống)

- Khí hậu: nhiệt độ,ánh sáng, gió

- Nước: mặn, lợ, ngọt

- Địa hình, thổ nhưỡng, độ cao, loại đất

* Nhân tố hữu sinh: (sống)

- Nhân tố sinh vật: các VSV, nấm, TV, ĐV

- Nhân tố con người: có trí tuệ, nên:

+ Tác động tích cực: cải tạo, nuôi dưỡng, lai, ghép

+ Tác động tiêu cực: săn bắn, đốt phá…

* Các nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật thay đổi theo từng môi trường và thời gian

Câu 9 Giới hạn sinh thái Vẽ giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở việt nam (H 41.2 trang ), điểm cực thuậm là gì?

- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với 1 nhân tố sinh thái nhất định

- Nhân tố sinh thái vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm tác động tới đời sống của sinh vật

Trang 6

- Nhân tố sinh thái hữu sinh: vi khuẩn, nấm, thực vật, động vật có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới các cơ thể sống khác ở xung quanh

*Điểm cực thuận: Vị trí biểu thị mức độ tác động có lợi nhất của nhân tố sinh thái

đang xét đối với cơ thể

Câu 10: Trình bày ảnh hưởng của ánh sáng đối với thực vật

- Cây có tính hướng sáng và ánh sáng có ảnh hưởng đến hình thái của cây

+ Những cây mọc trong rừng có thân cao, thẳng, cành chỉ tập trung ở phần ngọn, các cành ở phía dưới sớm rụng Đó là hiện tượng tỉa cành tự nhiên

+ Cây mọc ngoài sáng thường thấp và tán rộng

- Ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái và sinh lí của cây:

Những đặc

điểm của cây Khi cây sống nơi quang đãng

Khi cây sống trong bóng râm, dưới tán cây khác, trong nhà Đặc điểm hình

thái:

- Lá

- Thân

Phiến lá nhỏ, hẹp, màu xanh nhạc Thân cây thấp, số cành nhiều

Phiến lá lớn, màu xanh thẫm Chiều cao bị hạn chế bởi chiều cao của tán cây phía trên, của trần nhà

Đặc điểm sinh

lí:

- Quang hợp

- Thoát hơi

nước

Cường độ quang hợp cao trong điều Kiện ánh sáng mạnh

Cây điều tiết thoát hơi nước linh hoạt: thoát hơi nước tăng cao trong điều kiện ánh sáng mạnh, thoát hơi nước giảm khi cây thiếu nước

Cây có khả năng quang hợp trong điều kiện ánh sáng yếu, quang hợp yếu trong điều kiện ánh sáng mạnh

Cây điều tiết thoát hơi nước kém: Thoát hơi nước tăng cao trong điều kiện ánh sáng mạnh, khi thiếu nước cây dễ bị héo

- Mỗi loài cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau Có 2 nhóm cây:

+ Nhóm cây ưa sáng: gồm những cây sống nơi quang đãng ( xà cừ, thông… )

+ Nhóm cây ưa bóng: Gồm những cây sống nơi ánh sáng yếu, dưới tán cây khác (vạn niên thanh… )

- Ánh sáng ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sinh lý của thực vật như hô hấp, quang hợp và khả năng hút nước của cây

Câu 11 Phân tích ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng lên đời sống động vật

- Ánh sáng ảnh hưởng tới các hoạt động của động vật: nhận biết, định hướng di chuyển trong không gian, sinh trưởng, sinh sản

+ Nhiều loài động vật định hướng và di chuyển nhờ ánh sáng:

Ví dụ: Ong có thể bay cách xa tổ hàng chục Km để kiếm mật hoa và nhiều loài chim di

cư có thể bay được hàng nghìn km tìm nơi ấm áp để tránh mùa đông lạnh

+ Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống của nhiều loài động vật:

 Nhịp điệu chiếu sáng ngày và đêm ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều loài động vật

 Ví dụ: Chim bìm bịp và gà cỏ sống trong rừng thường đi kiếm ăn sớm, trước mặt trời mọc, trong khi đó chim chích choè, chào mào, khướu là những chim ăn sâu bọ thường đi ăn vào lúc mặt trời mọc Những loài chim tìm mồi vào ban đêm: vạc, diệc, sếu, nhất là cú mèo

Trang 7

 Nhiều loài thú hoạt động vào ban ngày: trâu , bò dê, cừu có thú hoạt động vào ban đêm: chồn, cáo, sóc

 Mùa xuân và mùa hè có ngày dài hơn mùa đông: mùa sinh sản của nhiều loài chim

 Mùa xuân vào ngày thiếu ánh sáng, cá chép cũng có thể đẻ trứng vào thời gian sớm hơn trong mùa nếu cường độ chiếu sáng tăng

- Nhóm ĐV ưa sáng: gồm những ĐV hoạt động ban ngày

- Nhóm ĐV ưa tối: gồm những ĐV hoạt động vào ban đêm, sống trong hang, hốc đất, đáy biển

Câu 12 Ánh sáng mặt trời chiếu vào cành cây phía trên và cành cây phía dưới khác nhau như thế nào? Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của cây bị ảnh hưởng như thế nào?

- Cây mọc trong rừng có ánh sáng mặt trời chiếu vào cành phía trên nhiều hơn cành phía dưới

- Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá cây yếu, tạo ít chất hữu cơ, lượng tích luỹ chất hữu cơ không đủ bù lượng tiêu hao do hô hấp và khả năng lấy nước kém nên cành phía dưới bị héo dần và sớm rụng

Câu 13 Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và sinh lí của sinh vật như thế nào?

- Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ 0- 500C Tuy nhiên, cũng có 1 số sinh vật nhờ khả năng thích nghi cao, nên có thể sống được ở nhiệt độ rất thấp hoặc rất cao

- Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật

+ Ví dụ: Thực vật: Cây sống ở vùng nhiệt đới, trên bề mặt lá có tấng cutin dày → hạn chế thoát hơi nước Ở vùng ôn đới, mùa đông, cây thườg rụng nhiều lá làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước Chồi cây có vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có các lớp bần dày tạo thành hững lớp cách nhiệt bảo vệ cây

+ Ví dụ: Động vật sống ở vùng lạnh và vùng nóng có nhiều đặc điểm khác nhau:

- Thú có lông ( hươu, gấu, cừu ) sống ở vùng lạnh, lông dày và dài hơn thú cùng loài sống ở vùng nóng

- Gấu sống ở vùng Bắc cực có kích thước to, lớn hơn hẳn gấu ở vùng nhiệt đới

- Nhiều loài động vật có tập tính: chui vào hang, ngủ đông hoặc ngủ hè

- Sinh vật được chia thành 2 nhóm: sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt

+ Sinh vật hằng nhiệt: có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường Ví dụ như chim , thú và người

+ Sinh vật biến nhiệt: nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường Ví dụ vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát

Câu 14 Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi của môi trường? tại sao?

Sinh vật hằng nhiệt, vì sinh vật hằng nhiệt: ĐV có tổ chức cao, có khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ của môi trường ngoài.

- Đó là nhờ cơ thể sinh vật hằng nhiệt đã phát triển cơ chế điều hoà nhiệt và xuất hiện trung tâm điều hoà nhiệt ở bộ não

- Điều chỉnh nhiệt độ cơ thể hiệu quả bằng nhiều cách như chống mất nhiệt qua lớp lông, da hoặc lớp mở dưới da, hoặc điều chỉnh mao mạch gần dưới da

- Khi cơ thể cần toả nhiệt: mạch máu dưới da dãn ra, tăng cường hoạt động thoát hơi nước và phát tán nhiệt.

Câu 15 Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật hãy so sánh đặc điểm khác nhau giữa hai nhóm cây ưa ẩm và chịu hạn

Trang 8

- Động vật và thực vật đều mang nhiều đặc điểm sinh thái thích nghi với môi trường có

độ ẩm khác nhau

- Thực vật chia thành 2 nhóm:

+ TV ưa ẩm: lúa nước cói, thài ài, ráy

+ TV chịu hạn: xương rồng, thuốc bỏng, phi lao, thông

- Động vật cũng có 2 nhóm:

+ ĐV ưa ẩm: ếch, ốc sên, giun đất

+ ĐV ưa khô: thằn lằn, lạc đà

* So sánh điểm khác nhau giữa hai nhóm cây ưa ẩm và chịu hạn:

- Cây sống nơi ẩm ướt và thiếu ánh sáng có phiến lá rộng và mỏng, mô giậu kém phát triển

- Cây sống nơi ẩm ướt và có nhiều ánh sáng( như ven bờ ruộng, hồ ao ) có phiến lá hẹp,

mô giậu phát triển

- Cây sống nơi khô hạn hoặc có cơ thể mọng nước, hoặc lá và thân cây tiêu giảm, lá biến thành gai

Câu 16 Sinh vật cùng loài có những mối quan hệ nào? Các sinh vật cùng loài hỗ trợ và cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện nào?

a Sinh vật cùng loài có những mối quan hệ:

- Các sinh vật cùng loài: sống gần nhau, liên hệ với nhau hình thành nên nhóm cá thể.

- Trong 1 nhóm có những mối quan hệ:

+ Hỗ trợ: sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn.

+ Cạnh tranh: ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt nguồn thức ăn.

- Nguyên nhân và hậu quả của cạnh trạnh cùng loài:

*Nguyên nhân:

+ Do điều kiện sống bất lợi: số lượng cá thể tăng quá cao → thiếu thức ăn, nơi ở chật chội

+ Trong mà sinh sản con đực tranh giành con cái

* Hậu quả:

+ Số lượng cá thể giảm dần → tiêu diệt

+ Xảy ra hiện tượng phát tán một số cá thể tách ra khỏi nhóm để sinh sống nơi khác

b Các sinh vật cùng loài hỗ trợ và cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện:

- Hỗ trợ khi sinh vật sống với nhau thành nhóm tại nơi có diện tích hợp lí và có nguồn sống đầy đủ

- Cạnh tranh khi gặp điều kiện bất lợi như số lượng cá thể quá cao dẫn tới thiếu thức

ăn, nơi ở

Câu 17 Quan hệ giữa cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ?

Tự tỉa là kết quả của cạnh tranh cùng loài và cả khác loài, xuất hiện mạnh mẽ khi cây mọc dày thiếu ánh sáng

Câu 18 Nêu đặc điểm và cho thí vụ mối quan hệ giữa các sinh vật khác loài

1 Hỗ trợ:

a Cộng sinh: là sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật.

Ví dụ: tảo và nấm trong địa y; vi khuẩn trong nốt sần rễ cây họ đậu; hải quì cộng sinh với tôm kí cư

b Hội sinh: là sự hợp tác giữa 2 loài sinh vật, trong đó 1 bên có lợi, còn bên kia không

có lợi cũng không có hại

Ví dụ: cá ép và rùa biển; địa y bám trên cành cây

Trang 9

2 Đối địch:

a Cạnh tranh: Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện

sống khác của môi trường các loài kìm hãm sự phát triển của nhau

Ví dụ: Lúa và cỏ dại; dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng

b Kí sinh, nửa kí sinh: Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất

dinh dưỡng, máu …từ sinh vật đó

Ví dụ: rận, bét kí sinh trên trâu bò; giun đũa kí sinh trong cơ thể người

c Sinh vật ăn sinh vật khác: Gồm các trường hợp: ĐV ăn thịt con mồi, ĐV ăn TV,

thực vật bắt sâu bọ…

Ví dụ: hươu nai và hổ, cây nắp ấm bắt côn trùng

* Trong mối quan hệ khác loài: Quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ có lợi (hoặc ít nhất không có hại) cho tất cả các SV Còn trong quan hệ đối địch, 1 bên SV được lợi, còn bên kia bị hại hoặc cả 2 bên cùng bị hại.

Câu 19 Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinhvật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng?

- Cần trồng cây và nuôi động vật với mức độ hợp lí

- Áp dụng các kĩ thuật tỉa thưa đối với thực vật hoặc tách đàn đối với động vật khi cần thiết

- Cung cấp thức ăn đầy đủ và vệ sinh môi trường sạch sẽ

Câu 20 Thế nào là quần thể sinh vật Cho ví vụ? các sinh vật trong một quần thể thường có những mối quan hệ gì? Hãy nêu thí vụ minh hoạ.

a Quần thể sinh vật:

-Quần thể sinh vật bao gồm những cá thể cùng loài, cùng sống trong 1 khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới -Ví dụ: + Rừng thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam

+ Các cá thể chuột sống trên một đồng lúa Các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau sinh ra chuột con Số lượng chuột phụ thuộc vào lượng thức ăn có trên cánh đồng

b các sinh vật trong một quần thể thường có những mối quan hệ gì? Hãy nêu thí

vụ minh hoạ.

Các cá thể sinh vật trong một quần thể thường có 2 dạng quan hệ là hỗ trợ và cạnh tranh

- Ví dụ về quan hệ hỗ trợ:

+ Quần thể các cây thông mọc trên đồi, giúp chúng hỗ trợ nhau để tránh được gió bão, tránh mất nước và giữ nước

+ Trâu rừng sống thành bầy để hổ trợ nhau tìm thức ăn và chống kẻ thù

+ Các bầy ngựa hoang khi gặp nguy hiểm có tập tính dồn các con non vào giữa, các cá thể lớn quay đầu lại bảo vệ con non và các chân sau dùng chống kẻ thù

- Ví dụ về quan hệ cạnh tranh:

+ Giữa các cây thông trên một đồi thông vẫn thường xuyên xảy ra cạnh tranh nguồn khoáng, nước, ánh sáng

+ Các con sói trong bầy cùng nhau hỗ trợ tìm mồi và cùng cạnh tranh với nhau để ăn khi có mồi

Câu 21 Những đặc trưng cơ bản của quần thể:

1 Tỉ lệ giới tính:

- Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cái

- Ở đa số động vật, tỉ lệ đực/ cái ở giai đoạn trứng hoặc con non mới nở 50 đực/ 50 cái

Trang 10

- Một số ít loài động vật có xương sống cá thể sơ sinh đực thường cao hơn giống cái đôi chút

- Tỉ lệ giới tính thay đổi chủ yếu theo lứa tuổi của cá thể và phụ thuộc vào sự tử vong không đồng đều giữa các cá thể đực và cái

- Tỉ lệ giới tính đảm bảo hiệu quả sinh sản

2 Thành phần nhóm tuổi:

Các nhóm tuổi Ý nghĩa sinh thái

Nhóm tuổi trước sinh

sản

Các cá thể lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai trò làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể

Nhóm tuổi sinh sản Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản

của quần thể

Nhóm tuổi sau sinh

sản

Các cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể

* Tháp tuổi: vẽ hình các dạng tháp tuổi, chú thích đầy đủ ( H 47 Tr 141 )

- Nhiều hình thang nhỏ ( hoặc hình chữ nhật ) xếp chồng lên nhau

- Mỗi hình thang nhỏ thể hiện số lượng cá thể của một nhóm tuổi

- trong đó hình thang thể hiện nhóm tuổi trước sinh sản xếp phía dưới, phía trên là nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản

* Các dạng tháp tuổi:

- Dạng phát triển: Đáy rất rộng, chứng tỏ tỉ lệ sinh cao, số lượng cá thể của quần thể

tăng mạnh

- Dạng ổn định: Đáy tháp rộng vừa phải, tỉ lệ sinh không cao - vừa phải, số lượng cá

thể ổn định

- Dạng giảm sút: Đáy tháp hẹp, tỉ lệ sinh thấp ( tỉ lệ sinh thấp nên nhóm có tuổi trước

sinh sản ít hơn nhóm tuổi sinh sản), số lượng cá thể giảm dần

3 Mật độ quần thể:

Mật độ là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích VD: + mật độ chim sẻ: 10 con/ ha đồng lúa

+ mật độ tảo xoắn: 0,5 gam /m3nước ao

+ mật độ cây bạch đàn: 625 cây/ ha đồi

- Mật độ quần thể không cố định, thay đổi theo mùa, năm

- Mật độ quần thể phụ thuộc vào:

+ chu kì sống của sinh vật

+ nguồn thức ăn của quần thể: tăng cao khi thức ăn dồi dào,

+ giảm: yếu tố thời tiết, hạn hán, lụt lội, cháy rừng, dịch bệnh

Câu 22 Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật.

- Số lượng cá thể trong quần thể biến động theo mùa, theo năm, phụ thuộc vào nguồn thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống của môi trường

- Khi mật độ cá thể tăng quá cao dẫn tới thiếu thức ăn, chỗ ở, phát sinh nhiều bệnh tật, nhiều cá thể sẽ bị chết Khi đó mật độ quần thể lại được điều chỉnh trở về mức cân bằng

Câu 23 Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thế nào?

- Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuôc vào chu kì sống của sinh vật

- Cơ chế điều hoà mật độ quần thể trong trường hợp mật độ xuống thấp hoặc tăng cao, nhờ đó duy trì trạng thái cân bằng của quần thể

Ngày đăng: 13/05/2014, 20:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w