Giải pháp cho những tồn tại trong vốn để xác định giá trị doanh

Một phần của tài liệu Luận Văn: Thực trạng giảm phát ở Việt Nam - nguyên nhân và kinh nghiệm từ một số nước potx (Trang 32 - 38)

III. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG

4. Giải pháp cho những tồn tại trong vốn để xác định giá trị doanh

nghiệp

Nghị định 44/CP ra đời với những qui định cụ thể, rõ ràng hơn đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề rất nan giải trong quá trình xác định

giá trị DN trước đây. Ví dụ như việc các tài sản DN không có nhu vầu sử dụng bao gồm tài sản không cần dùng và tài sản không có khả năng phục hồi cho quá trình SXKD đã được loại trừ ra khỏi giá trị DN khi tiến hành CPH. Các tài sản hình thành từ quỹ phúc lợi khen thưởng cũng không được tính vào giá trị DN và được bàn giao riêng cho CPH tiếp tục quản lý sử dụng. Hay như vấn đề công nợ khó đòi cũng được qui định rất rõ ràng. Với các khoản công nợ khó đòi nếu có chứng cứ hợp lệ cũng không tính vào giá trị DN CPH.

Những quy định mới này đã góp phần đẩy mạnh công tác CPH trong suốt giai đoạn từ nửa cuối năm 1998 đến nửa đầu năm 1999.

Tuy nhiên xung quanh vấn đề xác định giá trị DN vẫn còn một số tồn tại.

Thứ nhất: Việc xác định còn phải thông qua nhiều khâu, nhiều nấc chồng chéo, nhiều khi gây ra tình trạng phân công trách nhiệm không rõ ràng, đã làm chậm quá trình này.

Để giải quyết tình trạng trên thì phân cấp trách nhiệm là rất cần thiết. Theo đó, chỉ có DN TW mới do Bộ Tài Chính thẩm định giá trị và Bộ tài chính giao cho Tổng cục quản lý vốn, còn địa phương thì giao cho Cục Quản lý vốn.

Trong quá trình thẩm định, nếu giá trị tài sản cao hơn so với sổ sách 30% thì vẫn cho phép cấp dưới tiến hành mà không phải gửi lên trên.

Thứ hai: Trong thực tế, đối với tài sản cố định, đặc biệt là đối với máy móc thiết bị tại DN sản xuất thường xuất hiện sự mâu thuẫn giữa giá trị ghi trong số sách. Nguyên nhân là do nhiều trường hợp DN trước đây đã mua về các thiết bị đã lỗi thời, hỏng hóc nhưng được tân trang,

đó, nên chăng để tạo điều kiện tốt hơn cho DN, Ban thẩm định nên đánh giá dựa trên giá trị sử dụng thực tế còn lại theo giá thị trường hiện tại. Như thế, sẽ phản ánh đúng hơn giá trị của tài sản.

Thứ ba: Nhiều DN chuẩn bị không đầy đủ tài liệu, nhất là cơ sở pháp lý về nhà cửa, đất đai, các biên bản kiểm tra quyết toán, quyết toán thuế do đó đã làm chậm lại hoạt động của ban thẩm định. Nếu như các DN CPH chuẩn bị tài liệu, hồ sơ đầy đủ thì việc xác định giá trị DN có thể không quá 15 ngày kể từ ngày thành lập Hộ đồng xác định giá trị DN.

Do vậy, Bộ Tài chính nên sớm có hướng dẫn những hồ sơ tài liệu mà DN nhất thiết phải chuẩn bị đồng thời cũng cần có những biện pháp xử lý đối với những cá nhân đã không hoàn thành công tác này. Về mặt lâu dài thì việc yêu cầu các DN áp dụng nghiêm ngặt chế độ kế toán thống kê, công khai tài chính sẽ là những giải pháp quan trọng một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuẩn bị sổ sách giấy tờ, mặt khác cũng tạo giúp DN chuẩn bị tốt hơn cho quá trình gia nhập TTCK sau này.

5. Một số giải pháp cho việc khuyến khích việc thu hút vốn đầu tư

của các cổ đông ngoài DN

5.1. Thúc đẩy sự ra đời của TTCK

Ông Bùi Nguyên Hoàn - Vụ trưởng UBCKNN đã có một câu nói rất hay: “Nếu ta coi đồng tiền như những giọt máu của nền kinh tế, thì muốn cho hết thảy mọi đồng tiền trong xã hội đến được với các tế bào kinh tế, một cơ thể nền kinh tế hoàn chỉnh phải có “hai con tim” “con tim ngân hàng và con tim TTCK”. Quả thực là như vậy, TTCK chính là nơi mà những người cần có vốn để kd và những người có vốn và muốn kd (trực tiếp và gián tiếp). Sự gặp nhau qua TTCK trực tiếp hơn so với việc thông qua Ngân hàng. Nó thường đem lại nhiều lợi ích hơn cho cả

DN lẫn nhà đầu tư. Sự phát triển của các TTCK trên thế giới hiện nay là một minh chứng thực tế cho tính ưu việt của loại thị trường đặc biệt này. Đối với tiến trình CPH ở nước ta sự ra đời của TTCK sẽ thực sự tạo ra một lực đẩy mới đẩy nhanh quá trình này. Điều này đã được phân tích nhiều ở các phần trước đặc biệt là phần bài học kinh nghiệm của Trung Quốc. Ở đây chỉ xin nhắc lại một số tác dụng cơ bản.

Thứ nhất: TTCK góp phần làm tăng khả năng chuyển nhượng của các TTCK, trong đó có cổ phiếu do đó sẽ làm tăng sức hấp dẫn của hình thức đầu tư dưới dạng cổ phiếu.

Thứ hai: TTCK cho phép các nhà đầu tư có nhiều thông tin hơn về các DN thông qua sự biến động của các chỉ số trên thị trường này. Nó tạo ra sự giám sát công khai, khách quan đối với DN do đó làm tăng niềm tin của các nhà đâù tư, nhất là những người ở ngoài DN.

Thứ ba: Nó làm tăng khả năng thu hút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài của các DN CPH, do đó sẽ đem lại nhiều động lực thúc đẩy DN tiến hành CPH.

Với những ưu điểm cơ bản nêu trên có thể thấy sự ra đời của TTCK ở nước ta sẽ là một sự hỗ trợ đắc lực cho việc đẩy mạnh CPH trong thời gian tới. Điều này đã được chứng minh qua thực tế CPH ở Trung Quốc.

Vấn đề trước mắt cần làm là Nhà nước nên sớm xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động giao dịch cổ phiêú của các CTCP qua TTCK, hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc, thúc đẩy các DN làm quen với chế độ công khai tài chính trên TTCK qua đó làm cho hoạt động của TTCK được diễn ra một cách suôn sẻ, thực sự phát huy được những tác dụng tích cực của mình.

Quỹ đầu tư là một loại định chế tài chính trung gian trên thị trường vốn do công ty đầu tư lập ra, huy động tiền của nhiều nhà đầu tư bằng cách bán cổ phiếu của Quỹ cho các cổ đông rồi dùng khoản tiền đó mua trái phiếu hoặc cổ phiếu của nhiều hạng mục đầu tư để sinh lợi và bảo toàn vốn. Cổ đông của Quỹ có thể bán cổ phần của Quỹ bất kỳ lúc nào tại TTCK hoặc bán lại cho Quỹ tuỳ hình thức hoạt động Quỹ.

Mỗi quỹ có một nhà quản lý chuyên nghiệp, và một đội ngũ chuyên viên phụ tá, có trách nhiệm phân tích lựa chọn danh mục đầu tư, theo dõi tình hình hoạt động của các công ty nằm trong danh mục đầu tư và đưa ra những quyết sách khi có biến động ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của quỹ. Quỹ được tiếp thị rộng rãi đến nhà đầu tư bằng cách quảng cáo, thư mời hay qua các trung gian khác.

Đầu tư vào các quỹ đầu tư là một hình thức đầu tư có nhiều ưu điểm hơn so với đầu tư mua cổ phiếu trực tiếp của các công ty nhất là trong điều kiện TTCK chưa ra đời và phát triển. Các nhà đầu tư cá biệt thường khó có khả năng và điều kiện tìm hiểu vì hoạt động của các công ty, do đó thường gặp khó khăn khi ra quyết định đầu tư. Vì vậy họ thường phải đầu tư thông qua các tổ chức hoặc cá nhân môi giới trung gian mà quỹ đầu tư là một trong số đó. Với đội ngũ chuyên viên có trình độ, lại có nhiều điều kiện thuận lợi, quỹ đầu tư sẽ giúp các cổ đông của mình giảm bớt rủi ro khi ra quyết định đầu tư mà vẫn có khả năng thu được lãi suất khá cao.

Hơn nữa, đầu tư vào các quỹ đầu tư còn giúp các nhà đầu tư phân tán rủi ro. Nếu đầu tư với tư cách là một nhà đầu tư cá biệt thì các nhà đầu tư thường khó có khả năng đầu tư vào nhiều công ty mà nếu có đầu tư được thì cũng rất khó có thể theo dõi hoạt động của các công ty đó để cho ra các đối sách phù hợp. Khi đầu tư vào quỹ số vốn của các cổ đông

cá biệt sẽ được tập hợp lại và đem đầu tư vào nhiều công ty khác mà vẫn đảm bảo khả năng theo dõi tốt hoạt động của các công ty đó. Hơn nữa, với việc tập hợp cổ phiếu của nhiều cổ đông, các quỹ đầu tư sẽ có khả năng bảo vệ tốt hơn lợi ích của các nhà đầu tư nhất là các nhà đầu tư nhỏ tại DN.

Một nhân tố rất quan trọng làm cho đầu tư vào các quỹ đầu tư trở nên hấp dẫn hơn, nhất là đối với người dân Việt Nam hiện nay trong điều kiện chưa có TTCK là khả năng hoàn vốn. Tâm lý lo sợ đầu tư dài hạn vẫn là tâm lý chung của phần đông người dân Việt Nam. Trong khi đó, đầu tư vào các CTCP trong điều kiện TTCK chưa ra đời thì các cổ đông với khả năng chuyển nhượng thấp, thường chỉ nhận lại vốn khi công ty phá sản hoặc giải thể. Như vậy thì rủi ro quá lớn . Nhưng nếu đầu tư vào quỹ đầu tư thì nhà đầu tư có thể bán lại cho quỹ sau một thời hạn nhất định (có những loại quỹ không mua lại, nhưng trong điều kiện Việt Nam hiện nay, theo chúng tôi nên khuyến khích thành lập các quỹ có hoàn vốn). Thời hạn hoàn vốn phù hợp (theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia) nên là 3 năm vì như vậy đảm bảo .

- Ngang với thời gian huy động vốn trung hạn ở ngân hàng .

- Đủ thời gian cho các DNNN được CPH phát huy những tiềm năng hiện nay.

- Người dân không sợ bị chôn vốn quá lâu.

Công ty đầu tư sẽ lần lượt thành lập các quỹ đầu tư sau 3 năm khi quỹ đầu tư trước ra đời. Quỹ đầu tư sau sẽ có thể tái đâù tư vào những DNNN được CPH mà công ty đã được đầu tư trước đó và đầu tư vào các DNNN CPH sau này. Người đầu tư của quỹ trước có thể tái đầu tư vào quỹ đầu tư sau. Do đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những nhà đầu tư

trung, dài hạn. Các DNNN được CPH phát triển vẫn luôn được công ty đầu tư giữ cổ phần của họ.

Với những ưu điểm trên, quỹ đầu tư thường có ưu thế hơn các DN trong việc thu hút vốn đầu tư của các cổ đông đặc biệt là các cổ đông nhỏ nhất là trong điều kiện TTCK chưa phát triển. Sau đó các quỹ sẽ tiến hành đầu tư mua cổ phần ở các DNNN tiến hành CPH. Từ đó có thể thấy rằng, phát triển hình thức công ty đầu tư, quỹ đầu tư sẽ là một giải pháp hữu ích có tác dụng đẩy nhanh quá trình CPH ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các CTCP sau này.

Những giải pháp nêu trên có thể chưa phải là những giải pháp tốt nhất, song hy vọng chúng cũng giúp ích được một chút gì đó cho việc đẩy mạnh tiến trình CPH DNNN ở nước ta trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Luận Văn: Thực trạng giảm phát ở Việt Nam - nguyên nhân và kinh nghiệm từ một số nước potx (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)