Kể từ đầu tháng 5/2001 đến 25/6/2001, việc TGHĐ của USD so với VND tăng liên tục trong nhiều tuần trên cả thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường tự do đã tạo ra những phản ứng rất khác nhau. Có thể nhận thấy tỷ giá USD có những biểu hiện nóng lên “đột ngột “ kể từ cuối năm 2000, nhưng đã phần nào dịu xuống trong 3/2001 khi ảnh hưởng giảm lãi suất của đồng USD (do sự đảo CHIều trong chính sách tiền tệ của FED trước nguy cơ suy thoái của nền kinh tế Mỹ) thực sự tác động đến Việt Nam. Nhưng kể từ đầu 5/2001, tỷ giá tăng liên tục qua từng tuần và nhiều khi qua từng ngày trên cả hai thị trường chính thức và tự do. Trên thị trường liên ngân hàng, tỷ giá tăng khoảng 96
đ/USD trong tháng 5 và kể từ giữa tháng 6 tỷ giá tăng liên tục từ 8 - 14đ/USD
mỗi ngày. Tỷ giá USD Tại thị trường tự do cũng có những biến động tương tự nhưng với mức giao động cao hơn và chênh lệch tỷ giá tại hai thị trường có xu hướng dãn rộng. Nếu chỉ xét trong quãng thời gian ngắn xảy ra biến động, không ít ngân hàng, các doanh nghiệp và cả bộ phận dân cư đã phát sinh những tâm lý lo ngại trước những biến động về tỷ giá và được coi là “bất bình thường này “
Trong
năm 2000
1/2001 2/2001 3/2001 4/2001 5/2001 6/2001
Tỷ giá liên ngân hàng (VND/USD) 14.022 14.501 14.534 14.558 14.573 14.595 14.696 14.865 Tăng so với tháng trước (%) 33 24 15 22 101 169 Tỷ giá thị trường tự do (VND/!USD) 14.160 14.540 14.630 14.680 14.730 14.790 14.910 15.050 Tăng so với tháng trước (VND/!USD) 90 50 50 60 120 140
Để có một cái nhìn xuyên suốt về nguyên nhân của những biến động trên chúng ta hãy xem lại những nhân tố chủ chốt quyết định TGHD của VND so với USD trong quãng thời gian đủ dài để có một bức tranh toàn cảnh về ảnh hưởng của những nhân tố này.
Có bốn nhân tố căn bản quyết định tỷ giá giữa hai đồng tiền là : Tương quan về tiềm năng tăng trưởng kinh tế; diễn biến về lạm phát; tình hình cán cân thanh toán và tương quan lãi suất. Trên lý thuyết thì tương quan về tiềm năng tăng trưởng và lạm phát là hai nhân tố quyết định tỷ giá trong dài hạn còn hai nhân tố cán cân thanh toán và lãi suất lại có ảnh hưởng rõ rệt trong ngắn hạn và trung hạn.
Có thể tóm tắt ảnh hưởng của các yếu tố trên lên tỷ giá như sau:
v m v m v m ir ir if if g g BP f e ; ; ;
Trong đó:
- e : Tỷ giá của USD so với VND(eVND/USD, e tăng tương đương USD tăng). - BP: Thặng dư (thâm hụt)cán cân thanh toán của việt Nam
- gm, gv: Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế lần lượt của Mỹ và Việt Nam
- ifm, ifv: Mức lạm phát tại Mỹ và Việt Nam
- irm, irv: Lãi suất của USD và VND
+: Tác động thuận chiều với e, -: tácđộng ngược chiều với e, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi.
Khi xem xét biến động của tỷ giá USD Tại vệt nam trong gần hai năm qua, chúng ta không thể giải thích được nếu dựa vào phân tích tương quan về tăng trưởng và lạm phát Tại hai nền kinh tế Mỹ và Việt Nam. Nếu xét về tương quan tăng trưởng, cản trở chính là sự chênh lệch quá lớn về qui mô và trình độ giữa hai nền kinh tế. Đơn cử, GDP của Mỹ gấp hơn 100 lần GDP của Việt Nam và trình độ phát triển và ứng dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh Tại Mỹ luôn được xem là đứng đầu thế giới. Nhân tố lạm phát cũng không giải thích được USD vẫn tăng giá so với VND nhẹ qua từng năm trong ngay cả giai đoạn dài hơn từ n1998-2000: Năm 1998, USD tăng 5, 1%; năm 1999 tăng 1, 1%; năm 2000 tăng 2, 3%. Nếu áp dụng lý thuyết một cách máy móc thì đây có thể coi là “nghịch lý “ vì lạm phát Tại Mỹ luôn cao do kinh tế tăng quá nóng trong khi kinh
tế Việt Nam lại trảI qua giai đoạ được xem là thiểu phát trầm trọng “trong năm 99và 00 lạm phát Tại Mỹ duy trì ở mức 3, 5%, khá cao so với mức của nền kinh tế phát triển, còn Tại Việt Nam chỉ số giá tiêu dùng tăng 0, 1% năm 1999 và giảm 0, 6% năm 2000”. Hơn nữa, ngay cả khi kinh tế Mỹ bộc lộ nguy cơ suy thoái kể từ cuối năm 2000, trong khi tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn được phục hồi và duy trì “năm 2000 đạt 6, 75 %và nửa đầu năm 2001 ước đạt 7, 1%” thì đồng USD lại tăng giá mạnh hơn (chỉ trong nửa đầu năm2001, USD tăng 3, 7%).
Vì vậy, chỉ có thể phân tích biến động tỷ giá USD Tại Việt Nam trong thời gian qua thông qua hai nhân tố còn lại là cán cân thanh toán và lãi suất.
Trong hai nhân tố này thì tình hình cán cân thanh toán có ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên hơn đối với TGHĐ của USD Tại Việt Nam. ĐIều này có thể xem là dễ hiểu vì sự hội nhập còn hạn chế vệ hoạt động của thị trường tiền tệ của Việt Nam với quốc tế. Tuy vậy, trong thời gian qua nhân tố tương quan lãi suất đến TGHĐ của USD Tại VIệt Nam lại có những biểu hiện gia tăng rõ rệt về mức độ ảnh hưởng. Từ năm 1999, thực hiện chủ trươngkích cầu khuyến khích đầu tư chúng ta đã liên tục hạ lãi suất VND, trong khi đó lãi suất USD trên thị trương thế giới lại liên tục tăng dẫn đến lãi suất USD trên thị trường Việt Nam buộc phải tăng theo và đã có lúc lãi suất hai đồng tiền VND và USD cân bằng nhau. Hậu quả là đã có sự chuyển dịch từ VND sang USD, thể hiện ở những hiện tượng sau; các doanh nghiệp không muốn vay USD mà chuyển sang vay VND; dân cư và kể cả doang nghiệp không muốn chuyển đổi USD sang VND,
ngược lại muốn gửi USD trên tài khoản. Điều đó đã làm cho nhu cầu về USD tăng và cung USD giảm đáng kể. Thêm vào đó, do chênh lệch lãi suất tiền gửu của USD Tại Việt Nam với thị trường quốc tế dãn rộng trong vòng 1 năm kể từ cuối năm 1999, việc các NHTM trong nước tăng lãi suất huy động tiền gửu USD để đẩy mạnh đầu tư tại thị trường tiền tệ quốc tế lại càng làm tăng cầu tiền gửu bằng USD, hạn chế chuyển đổi các nguồn thu vãng lai bằng ngoại tệ ra VND, qua đó có tác động đáng kể làm tăng giá USD. ảnh hưởng này rất đáng kể nếu biết rằng tổng cả hai năm 1999 và 2000 nguồn thu vãng lai, trong đó có kiều hối và thu nhập của lao động xuất khẩu đạt hơn 3 tỷ USD. Phải nói thêm thị Việt Nam (VN) có một đặc điểm mang tính truyền thống là chuộng USD, thể hiện qua tình trạng khá phổ biến là ngoại tệ được thanh toán trong dân cư dưới hình thức tiền mặt, gử vào ngân hàng dưới hình thức tiết kiệm và ít được chuyển đổi ra VND ngay cả khi không có chênh lệch lớn về lãi xuất giữa hai đồng tiền. Thêm vào đó ảnh hưởng tâm lý bám rễ khá lâu này sẽ làm cho những biến động tỷ giá được khuyếch đại lên khi có những xáo trộn khác thường.
Trong nửa đầu năm 2001, tình hình trưởng xuất khẩu cũnh chững lại đặt ra thánh thức lớn cho việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 25% và đạt kim ngạch 16, 7 tỷ USD. Hơn nữa nếu phân tích theo cơ cấu thì phần lớn những lĩnh vực có mức tăng cao lại không nhận cân đối ngoại tệ chính của ngân hàng. Các ngành dùng nhiều ngoại tệ vay của ngân hàng là nông nghiệp, hảI sản, may mặc, giầy da, có mức tăng nhẹ. ĐIều này lại càng làm cho tăng trưởng cung cầu
Mặc dù tỷ giá có những biến động vẻ như “bất thường” nhưng NHNN không áp dụng những biện pháp can thiệp thị trường với liều lượng mạnh hoặc sử dụng trở lại những biện pháp hành chính(như tăng tỷ lệ kết hối). ĐIều này lại khẳng định thêm việc quyết tâm theo đuổi chính sách điều hành TGHĐ linh hạot theo cung cầu thi trường của ngân hàng nhà nước. Dao động của tỷ giá USD xét trong trung hạn là hoàn toàn phù hợp với các nhân tố căn bản quyết định tỷ giá hối đoái USD Tại VN. Những thay đổi với biên độ lớn trong nửa đầu 2001 là kết quả hợp lý của sự điều chỉnh tỷ giá sang một tỷ giá cân bằng mới. Sự giảm giá của VND voéi mức độ như vâỵ cũng không thể xem là bất thường nếu nhìn ra các nước láng giềng trong khu vực. Trong năm 2000 trong khi VND giảm giá 2, 3% thì đồng tiền các nước trong khu vực Châu á liên tục mất giá mạnh so USD với mức giảm giá ù 8-25%, trong đó đồng Baht Thái Lan, đôla Singapore và rupi ấn Độ mất giá mạnh nhất. Trên thị trường quốc tế từ đầu năm đến nay đồng USD đẫ lên giá chừng 12% so với đông Euro 4, 4% so với đồng Baht trong khi mới chỉ tăng 3, 7% so với VND. Trước những diễn biến liên tucj này nếu không để tỷ ngiá điều chỉnh theo quan hệ cung cầu thị trường một cách phù hợp, sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu VN sẽ bị sụt giảm đáng kể. ĐIển hình là các doanh nghiệp ngành dệt may, da giày, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của VN đang gặp khó khăn lớn do đồng euro mất giá mạnh. Ngày 1/6 1 euro chỉ còn ăn 0, 84 USD, trong khi đó, nhiều doanh nghiệp ký hợp đồng xuất khẩu thanh toán bằng đồng euro ở thời điểm 1 euro ăn 0, 94 USD. Tỷ giá điều chỉnh như vừa qua sẽ tháo gỡ khó khăn của hoạt động xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của VN sang
Châu Âu và Nhật Bản ( hai thị trường hàng đầu của hàng hoá xuất khẩu VN) khi phải cạnh tranh với hàng hoá của các nước châu á. Thông qua đó phần nào cũng có tác dụng kiềm chế nhập khẩu hàng tiêu dùng tràn lan góp phần cải thiện tình hình thâm hụt cán cân thương mại và sức ép tiếp tục tăng giá USD.