trưởng kinh tế trong những năm sắp tới:
a. Nhóm những giải pháp cấp bách:
a1. Về tiền tệ tín dụng:
- Tiếp tục phát triển thị trường vốn ngắn hạn, củng cố thị trường đấu
thầu tín phiếu kho bạc và triển khai thị trường mua bán tín phiếu đó.
-Tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng tối đa không vượt quá mức
cung ứng dành chyo mục tiêu tăngphương tiện thanh toán đã dự kiến. Lãi suất tái cấp vốn xần thực hiện theo hướng thắt chặt tín dụng. NHTW phải
triệt để thu nợ đến hạn và quá hạn của các tổ chức tín dụng.
- Tiếp tục khống chế hạn mức tín dụng đối với các NHTM trên cơ sở
vừa đáp ứng nhu cầu tín dụng cho tăngtrưởng kinh tế, vừa kiếm chế lạm
phát. Tổ chức kiểm tra, thanh tra các hàng hoá tín dụng của các NHTM để
nâng cao hiệu quả tín dụng, thu hồi vốn và lãi suất đúng hạn, giảm tỷ trọng
nợ quá hạn. Kiên quyết xử phạt đối với NHTM vi phạm hạn mức tín dụng.
- Tiến hành sơ kết họat động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
để bổ sung quy chế nhằm nâng cao hiệu quả họat động của thị trường này. Hạn chế việc sử dụng tiền phát hành để mua ngoại tệ cho quỹ điều hoà. Khuyến khích các NHTM mua ngoại tệ bằng tiền huy động của dân cư để bán cho các cơ sở sản xuất kinh doanh có nhu cầu nhập khẩu. NHTW sử
dụng quỹ kinh doanh để mua ngoại tệ góp phần ổn định tỷ guía đồng Việt
Nam với ngoại tệ.
a2. Vể ngân sách Nhà nước.
- Đổi mới quản lý tài chính doanh nghiệp theo luật donh nghiệp Nhà
nước và chế độ ké toán mới, đảm bảo nguyên tắc tốc độ tăng tiền lương
phải thấp hơn tốc độ tăng trưởng năng suất lao động.
- Không bố trí các khoản chi chưa có nguồn thu, thu không đạt kế
hoạch phải giảm chi tương ứng. Việc sửa đổi bổ sung hoặc ban hành chế độ
mớilàm tăng chi trong năm chỉ được thực hiện khi có nguồn thu chắc chắn.
Sử dụng qũy dự phòng cho các nhu cầu chi ngoài kế hoạch phải được cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
- Bảo đảm trả các khoản nợ theo kế hoạch, không vì khó khăn của
ngân sách mà chuyển nợ sang năm sau.
a3- Về cung ứng hàng hoá.
Phải đảm bảo trên thị trường có đầy đủ hàng hoá, đáp ứng tốt nhất
thể mà còn về cơ cấu hàng hoá nhất là các mặt hàng thiết yếu. Đối với mặt
hàng quan trọng thường có những cơn sốt giá trong năm cần tính toán rà soát kỹ để xác định mức bán ra cần thiết như đối với lương thực, xi măng,
sắt thép, đường, phân bón, giấy viết...
a4- Về chỉ đạo điều hành:
- Chính phủ các bộ ngành, địa phương, tổng công ty kinh doanh
những mặt hàng quan trọng thiết yếu đối với sản xuất và đời sống phải xây
dựng phương án kiềm chế lạm phát. Các phương án đó phải được phê duyệt, tổ chức thanh tra kiểm tra thường xuyên.
- Các công ty kinh doanh các mặt hàng trọng thiết yếu phải chịu
trách nhiệm trước bộ quản lý về tình hình giá cả các mặt hàng do mình phụ
trách. Bộ Thương mại, Ban vật giá chính phủ phải phối hợp chặt chẽ với
các Bộ chuyên ngành trong việc ổn định tình hình giá cả trên thịt trường cả nước.
- Việc chống buôn lậu phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan
có liên quan (Bộ Thương mại, thuế, hải quan, công an, quân đội...)
b. Nhóm những giải pháp cơ bản và lâu dài: có liên quan đến việc đổi mới các chính sách kinh tế và công tác điều hành phù hợp với cơ chế
thị trường.
- Các doanh nghiệp thực sự và buộc phải cạnh tranh bình đẳng trong
kinh doanh. Sự can thiệp hành chính làm méo mó môi trường kinh doanh
phải hạn chế ở mức cần thiết.
- Các biện pháp quản lý mang tính quá độ phải được thay thế bằng
các công cụ kinh tế thị trường như tình trạng 2 mức lãi suất tín dụng, ngân
hàng nhà nước quy định mức lãi suất.
- Các loại thị trường phải được thiết lập một cách đồng bộ, kể cả thị trường tiền tệ, thị trường vốn.
b2. Về doanh nghiệp nhà nước:
- Tiếp tục sắp xếp lại khu vực doanh nghiệp nhà nước để nâng cao
hiệu quả, chống thất thoát lãng phí vốn và tài sản nhà nước.
- Sửa đổi quy chế giao vốn và quản lý vốn đối với doanh nghiệp nhà
nước, phân biệt doanh nghiệp kinh doanh và doanh nghiệp công ích theo
luật doanh nghiệp. Thực hiện đánh giá lại tài sản doanh nghiệp nhà nước
theo giá thị trường.
- Sửa đổi chế độ phân phối lợi nhuận doanh nghiệp tạo điều kiện và buộc doanh nghiệp bảo toàn được vốn và dành phần lợi nhuận thích đáng để tái đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.
b3. Về ngân sách nhà nước: cần sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguồn
vốn của ngân sách nhà nước đi đối với tiếp tục đổi mới hệ thống thuế và tổ
chức thu thuế để tăng được nguồn thu.
- Đấu thầu trong việc mua sắm các tài sản, vật tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
- Tiến tới chấm dứt hẳn các hoạt động bao cấp của ngân sách nhà
nước cho khu vực doanh nghiệp nhà nước thông qua việc cấp vốn bổ sung
hoặc trợ giá, hay các bao cấp gián tiếp khác.
- Đầu tư vào các công trình kinh tế phải dựa trên tính toán hiệu quả
và khả năng hoàn vốn.
b4. Việc chính sách tiền tệ và tín dụng:
- Không phát hành tiền theo kế hoạch mà theo tín hiệu của thị trường
là chủ yếu. Việc tính toán lượng tiền phát hành thêm (căn cứ vào tốc độ tăng trưởng và tốc độ lạm phát dự kiến) chỉ nên coi là một phương tiện chủ động chứ không thể là căn cứ cho chính sách tiền tệ.
- Phải tiến tới tự do hóa lãi suất và thực hiện cơ chế một lãi suất thị trường. Muốn vậy cần hình thành thị trường tín dụng, khắc phục tình trạng độc quyền của các ngân hàng thương mại quốc doanh hiện nay.
- Thúc đẩy nhanh quá trình hình thành và áp dụng các công cụ của
- Cải tiến để mở rộng diện tính toán không dùng tiền mặt để giảm
bớt chi phí giao dịch trong thanh toán bằng tiền mặt.
b5. Cơ chế xuất nhập khẩu và thuế quan:
Chính sách thuế quan và các chính sách thương mại khác chỉ nhằm
hạn chế nhập khẩu đối với một số hàng hóa cần thiết phải bảo hộ sản xuất trong nước (các hàng hóa sản xuất trong nước đã đáp ứng được nhu cầu,
hàng hóa có nhiều tiềm năng phát triển nhanh chóng, các mặt hàng mới áp
dụng công nghệ hiện đại, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách hay tạo nhiều
chỗ làm việc). Còn với đa số các mặt hàng khác cần nghiên cứu xóa bỏ
từng bước các hạn chế nhập khẩu hiện nay như các quy chế về hạn ngạch,
các thủ tục hành chính trong việc nhập khẩu.