Giải pháp khắc phụ giảm phát, thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế trong thời điểm hiện nay:

Một phần của tài liệu Luận Văn: Ảnh hưởng của lạm phát đối với tăng trưởng kinh tế trong công cuộc đổi mới kinh tế của Việt Nam - Một số giải pháp kiểm soát lạm phát để đảm bảo tăng trưởng trong thời gian sắp tới pdf (Trang 43 - 47)

trong thời điểm hiện nay:

Như đã trình bày trong phần trước, năm 1999 nhà nước đã thực hiện

một số biện pháp kích cầu để khắc phục giảm phát song vẫn không đưa lại

mấy kết quả. Vì vậy vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải đề ra được những

giải pháp mới. Có thể kể đến một số giải pháp như sau:

- Giảm thuế và tăng chi tiêu của chính phủ khi cần phải kích cầu. Đây không bao giờ là bài học cũ. John M.Keynes đã nói “thuế là công cụ

trực tiếp nhất, mãnh liệt nhất, quan trọng nhất trong việc tăng hay giảm tiêu dùng”. Thuế tăng sẽ bóp ngặt tiêu dùng, giảm tổng cầu và kéo giá cả

xuống. Điều này đúng ở mọi nơi mọi lúc. Bài học này đã được nhiều nước

áp dụng và mang lại kết quả rất đáng khả quan đặc biệt là Nhật Bản và Trung Quốc.

- Thực hiện việc nới lỏng chính sách tiền tệ. Vai trò hàng đầu của

chính sách tiền tệ hiện nay là làm dịu bớt suy giảm tổng cầu, tạo sự an toàn về niềm tin sản xuất, tái cung ứng vốn với lãi suất tối thiểu cho hệ thống tài chính, chấp tăng một mức lạm phát nhỏ để đổi lấy tăng trưởng thực. Mặt

khác, việc cắt giảm lãi suất và nới lỏng tiền tệ phải được tiến hành song song với việc cải thiện chính sách cho vay. Vì nếu không khó mà khuyến

khích giới kinh doanh vay tiền. 9 tháng đầu năm 1999, cho vay từ cửa sổ ngân hàng thương mại không tăng, dư nợ quá lớn trong khi đầu tư vào

nông nghiệp và tín dụng nông thôn lại thấp.Tất cả đều xuất phát từ sự

chồng chéo của quy định cho vay, thế chấp, thủ tục.Vì vậy sản xuất vẫn sẽ

tiếp tục đối vốn, cho dù lãi suất hạ, tiền tệ mở rộng, nếu chính sách đầu tư

của hệ thống ngân hàng thương mại vẫn không được cải cách nhanh chóng

và quyết liệt.

- Chú trọng phát triển xuất khẩu sang cả thị trường có tổng cầu cao

và ổn định. Kích thích tổng cầu, quan tâm đến thị trường trong nước là

cách làm cơ bản và lâu dài cho sự tăng trưởng ổn định.Tuy nhiên, vì Việt

Nam là một nước đang phát triển nên vẫn phải chú trọng đến thị trường bên ngoài. Thị trường khu vực hiện nay đang suy thoái. Vì vậy Bắc Mỹ vẫn là

thị trường có tổng cầu cao và ổn định nhất. Phát triển được xuất khẩu vào thị trường có tổng cầu cao và ổn định có nghĩa là bảo vệ được giá xuất

khẩu, chống giảm phát. Hơn thế nữa, nó còn tạo được sự ổn định cho đầu ra

và công việc của lao động trong nước, gián tiếp kích thích tổng cầu nội địa.

- Cải tạo cơ cấu thị trường sản phẩm nội địa. Tạo ra một thị trường

có khả năng đáp ứng những nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng chính là chìa khóa để kích thích tiêu dùng nội địa, tăng tổng cầu, mở rộng GDP,

chống giảm phát. Muốn vậy một mặt các doanh nghiệp phải tập trung sản

xuất vào những sản phẩm trọng yếu, xây dựng nhãn hiệu và uy tín thương trường, tránh tình trạng chạy theo quy mô làm tăng nợ, giàn mỏng chuyên môn, tạo sản phẩm kém cạnh tranh. Mặt khác cần xóa bỏ nhanh chóng cơ

chế độc quyền hiện nay trên thị trường. Đây là trợ lực lớn cho việc xây

dựng một thị trường sản phẩm tốt vì nó làm tăng chi phí một cách giả tạo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và vô lý.Tình trạng đắt giá giả tạo do độc quyền gây ra làm giảm tiêu dùng,

không kích thích được cạnh tranh và phát triển sản xuất.

- Cần có những định hướng cần thiết trong chính sách kinh tế quốc tế

của ta. Cơ cấu phụ thuộc quốc tế buộc những chính sách vĩ mô của một nước phải được xây dựng trong sự tương quan với chính sách vĩ mô của các nước đối tác nhất là những đối tác mạnh.Đây là cơ chế của sự phối hợp

quốc tế về chính sách vĩ mô.Cơ chế này tạo ra những khả năng duy trì và phát triển quyền lợi của các bên trên cơ sở của việc chấp nhận liên tục. Nếu

hai nước đối tác đều không quan tâm đến chính sách của nhau, cạnh tranh

kinh tế sẽ đưa đến thiệt hại cho cả hai bên.Chỉ có hợp tác tốt mới làm tăng

quyền lợi lẫn nhau, làm tăng hiệu quả của chính sách nội bộ như kích cầu và tăng trưởng.

KẾT LUẬN

Lạm phát và tăng trường kinh tế là 2 vấn đề có quan hệ chế ước lẫn nhau rất chặt chẽ, phức tạp.Vì vậy giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế phải cần được coi là nền tảng trong sự phát

triển ổn định, liên tục và lâu dài củaViệt Nam trong giai đoạn chuyển sang

kinh tế thị trường. Nếu xem nhẹ vấn đề này sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế

và kiểm soát lạm phát chỉ đem lại những kết quả hết sức hạn chế, thậm chí là nguyên nhân đưa đến khủng hoảng. Bởi vậy bất cứ giải pháp nào có lợi cho tăng trưởng kinh tế cũng cần phải đi kèm với những giải pháp nhằm tránh những cú sốc do kích thích mạnh lạm phát thái quá gây bất lợi cho

nền kinh tế. Tuy vậy cũng cần tránh những biện pháp cứng nhắc tuy có thể

kiềm chế được lạm phát nhưng lại làm chậm đà phát triển kinh tế. Hiểu rõ và giải quyết được tốt vấn đề này sẽ góp phần không nhỏ cho công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế ở nước ta.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Luận Văn: Ảnh hưởng của lạm phát đối với tăng trưởng kinh tế trong công cuộc đổi mới kinh tế của Việt Nam - Một số giải pháp kiểm soát lạm phát để đảm bảo tăng trưởng trong thời gian sắp tới pdf (Trang 43 - 47)