Xây dựng trường học thân thiện ,học sinh tích cực
Trang 1Kính chào quý thầy, cô đến với
Chuyên đề XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC
THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH
CỰC
Phòng GD&ĐT Vĩnh Lợi Báo cáo viên: Nguyễn Đức Hạnh
Trang 2THẾ GIỚI TRONG TAY TA
Trang 3I Các văn bản chỉ đạo:
- Chỉ thị số 40/2008/CT – BGDĐT, ngày 22/7/2008 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi
đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013
- Công văn của Bộ GD&ĐT số 9761/ BGD&ĐT-GDMN,
ngày 20/10/2008, về việc hướng dẫn triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đối với bậc học mầm non.
- Kế hoạch liên ngành số 7575/KHLN/BGDĐT – BVHTTDL – TƯĐTN, ngày 19/8/2008, của bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh về việc triển khai phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Trang 4II, Mục tiêu, yêu cầu và nội
dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Trang 5b Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.
Trang 62 Yêu cầu:
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” có những yêu cầu gì?
Trang 7a Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị
trường học tạo điều kiện cho học sinh đến trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ.
b Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo.
c Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy, cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Trang 8d Huy động và tạo điều kiện để có sự
tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hoá, truyền thống lịch sử cách mạng cho học sinh
đ Phong trào thi đua phải đảm bảo tính
tự giác, không gây áp lực quá tải trong công việc của nhà trường, sát với điều kiện ở cơ
sở Nội dung cụ thể của phong trào là do cơ
sở tự chọn, phù hợp với điều kiện của nhà
trường, làm cho chất lượng giáo dục được
nâng lên và có dấu ấn của địa phương một cách mạnh mẽ
Trang 93 Nôi dung:
dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực” có những nội dung nào?
Trang 10a Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn
và thân thiện
- Trường/lớp được xây dựng ở nơi thuận lợi cho trẻ đi lại Đảm bảo an toàn và đúng quy hoạch Môi trường trong và ngoài trường/lớp sạch sẽ.
- Trường/lớp có cổng, hàng rào, có sân chơi an toàn và được bảo vệ.
- Trường/lớp có tủ thuốc cứu thương, trong đó
có các thuốc thông thường.
Trang 11Mình sẽ là kĩ sư
Trang 12- Có nhà vệ sinh sạch sẽ, có nhà vệ sinh dành cho trẻ trai và trẻ gái.
- Rác thải được xử lý đúng cách.
- có nguồn nước sạch, đủ cho ăn uống
và sinh hoạt.
- Có đủ các phương tiện tối thiểu để
phục vụ cho việc chăm sóc, dạy trẻ.
Trang 13
b Không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
- Động viên, khuyến khích trẻ đến lớp, phấn đấu 100% trẻ ở độ tuổi
Trang 15
- Đảm bảo cho trẻ được khám sức khoẻ định kì, được uống thuốc phòng các bệnh về mắt,giun, sán, kích thích tăng trưởng và được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc-xin theo quy định đúng với độ tuổi của trẻ.
Trang 16
Bạn giỏi quá
Trang 17- Trẻ được vui chơi, được đáp ứng nhu cầu về vui chơi và khả năng giao tiếp, được giáo dục các hành vi văn minh, lễ phép trong giao tiếp và ứng xử…
- GV chủ động sáng tạo trong tìm tòi, đổi mới phương pháp giáo dục, trong việc xây dựng môi trường giáo dục nhằm tạo sự hứng thú cho trẻ trong các hoạt động vui chơi, học tập và có sự chuẩn bị chu đáo cho các tiết dạy học…
Trang 18Mình thích được thế này
Trang 19M ình sẽ là Michel feell
Trang 20M ình sẽ đến Châu Phi
Trang 21- Sưu tầm, tuyển chọn, sáng tác và sử
dụng các bài dân ca, trò chơi dân gian vào các hoạt động vui chơi của trẻ một cách tích cực
c Xây dựng tốt mối quan hệ trong nhà
trường
- Đối với trẻ:
+ Gương mẫu, thương yêu, tôn trọng và
đối xử công bằng đối với trẻ trong việc
chăm sóc, giáo dục trẻ; thể hiện thái độ văn minh, lịch sự làm gương cho trẻ noi theo
Trang 23Ôi mầm non của tôi!
Trang 24+ Giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, luôn tạo cơ hội cho trẻ tham gia một cách hứng thú các hoạt động
thực hành, vui chơi, giao tiếp, giúp trẻ đoàn kết,
giúp đỡ lẫn nhau.
+ Tạo cho trẻ ham thích đến trường/lớp, có cảm giác an toàn như ở nhà, gần gũi với cô giáo.
- Đối với đồng nghiệp:
+ Nâng cao đạo đức của giáo viên trong việc
chăm sóc, dạy trẻ Hiệu trưởng của trường phải có phẩm chất đạo đức và nghiệp vụ quản lý tốt, luôn
là tấm gương tốt cho đồng nghiệp noi theo.
+ Không ngừng nâng cao, bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ cho GV.
Trang 25Thân thiện đến thế này ư?
Trang 26+ Xây dựng mối quan tâm lẫn nhau, thể hiện tinh thần đoàn kết, công bằng, thái độ thân
thiện và tinh thần dân chủ
+ Giáo viên được quan tâm về sức khoẻ,
được đóng bảo hiểm y tế, xã hội Phấn đấu
đảm bảo thu nhập cho giáo viên phù hợp với chuyên môn và kinh nghiệm của họ
- Đối với phụ huynh và cộng đồng:
+ Tăng cường sự hỗ trợ của phụ huynh và cộng đồng về kinh phí và các nguồn lực vào
việc nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc trẻ
Trang 27+ thường xuyên có sự liên hệ giữa nhà trường với phụ huynh của trẻ, xác định được trẻ có
các vấn đề cần được chăm sóc, giáo dục,
những trẻ có nhu cầu cần chăm sóc đặc biệt
+ Thể hiện sự gần gũi, tôn trọng trong giao tiếp, ứng xử trên tinh thần hợp tác, chia sẻ
trong việc chăm sóc, giáo dục
Trang 28Nâng bước ta đi…
Trang 29III Huy động các lực lượng trong và ngoài nhà trường
trong phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Trang 30
1 Hiệu trưởng nhà trường:
Hiệu trưởng nhà trường là người chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về việc tổ chức có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Trước mắt, hiệu trưởng cần chú ý:
40/2008/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo kí ngày 22/7/2008 và các văn bản có liên quan đến phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” đồng thời tiến hành các hoạt động cần thiết
để cán bộ, giáo viên, học sinh trong trường cũng như cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương nắm được mục tiêu, yêu cầu, nội dung của phong trào thi đua, qua đó các thành viên xác định rõ hơn quyết tâm và trách nhiệm tham gia.
Trang 31- Chủ trì xây dựng và triển khai kế hoạch phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại trường:
+ Tổ chức để giáo viên và học sinh khảo sát, đánh giá thực trạng nhà trường so với 2 mục tiêu, 5 yêu cầu, 5 nội dung của phong trào thi đua; xác định những thuận lợi, khó khăn, những vấn đề cấp thiết và lâu dài phải giải quyết, từ đó, xác định lộ trình 5 năm
và của năm học đầu tiên triển khai phong trào.
+ Xác định các hoạt động cụ thể của phong trào hằng năm trên cơ sở gắn bó chặt chẽ với kế hoạch năm học Cần có sự phối hợp khéo léo, linh hoạt các công việc để tránh sự quá tải đối với hoạt động giáo dục trong nhà trường; đảm bảo có trọng điểm trong từng giai đoạn và tính khả thi của từng giải pháp.
Trang 32+ Phát huy sự tham gia tích cực của tổ chức Đoàn, Đội và các cơ quan Văn hoá, Thể thao, Du lịch ở địa phương.
- Kết hợp linh hoạt việc kiểm điểm, đánh giá kết quả thi đua với các nhiệm vụ khác của kế hoạch năm học sau mỗi giai đoạn
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả “Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường”, trong đó cụ thể hoá các quy tắc ứng xử văn hoá, thân thiện giữa các thành viên trong nhà trường, gắn với nội dung thi đua
Trang 332 Tổ chức Công đoàn trong nhà trường.
Công đoàn nhà trường tổ chức triển khai phong trào thi đua cho các thành viên công đoàn của mình, phát hiện và tổ chức báo cáo điển hình người tốt, việc tốt
Tổ chức các cuộc thi giới thiệu sáng kiến, nhân rộng điển hình; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, tăng cường các hoạt động tập thể, vui chơi giải trí, bảo đảm sức khoẻ và điều kiện làm việc, nghỉ ngơi cho đoàn viên
Trang 343.Đội ngũ cán bộ giáo viên:
và cuộc vận động “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”
thác thông tin và các tư liệu tham khảo…
phát triển kĩ năng cho học sinh, cần đặc biệt lưu
ý kĩ năng vận dụng những điều đã học vào thực tiễn ở địa phương, nhất là khi tìm hiều về văn hoá dân gian, thực hành chăm sóc, phát huy giá trị các di sản văn hoá, lịch sử
Trang 354 Cha mẹ học sinh.
- Cần phải xây dựng môi trường thân thiện trong từng gia đình, trong đó mọi thành viên đều yêu thương và tôn trọng lẫn nhau; người lớn cần gương mẫu về cách sống, làm việc, nói năng và hành vi ứng xử; nên dành thời gian ít nhất 15 phút mỗi ngày để trò chuyện, lắng nghe chia sẻ các ý kiến và nguyện vọng chính đáng của con em mình
Trang 36
- Xem sổ liên lạc, định kì liên hệ với giáo viên chủ nhiệm để nắm được tình hình học tập
và hỗ trợ kịp thời việc học tập, rèn luyện của con em mình
- Tạo điều kiện cho con em mình có ít nhất một dụng cụ để hoạt động thể thao hoặc các trò chơi dân gian như một quả cầu, dây nhảy dây, vợt cầu lông, bàn cờ…
- Hỗ trợ theo khả năng các hoạt động chăm sóc, bảo vệ và phát huy giá trị công trình, di tích lịch sử, văn hoá, bảo vệ môi trường ở địa phương
Trang 375 Tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể và cộng đồng ở địa phương.
ngành văn hoá, thể thao và du lịch, đoàn thanh niên triển khai kế hoạch liên ngành về phong trào này.
hợp vận động các doanh nghiệp tài trợ để tập trung giải quyết dứt điểm việc kiên cố hoá trường lớp và đảm bảo mỗi trường đều có đủ công trình vệ sinh trước năm học 2009-2010.
được đến trường và học hết cấp học, kịp thời động viên, giúp đỡ thiết thực những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Trang 38- Các đoàn thể chính quyền vận động các tổ chức, cá nhân, cha mẹ học sinh ủng hộ vật chất
và tinh thần, đặc biết là các dụng cụ thể thao dụng cụ chơi các trò chơi dân gian để có thêm điều kiện học tập, vui chơi rèn luyện cho học sinh.
tốt sơ kết học kì, tổng kết năm học và các hình thức khác để tuyên dương, trao phần thưởng kịp thời cho học sinh có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”, tạo những ấn tượng tốt đẹp cho các em
Trang 39- Chương trình phát thanh của xã, báo đài, của tỉnh tuyên truyền đến nhân dân địa phương, các tổ chức đoàn thể, các hội ở địa phương về mục đích, ý nghĩa, nội dung của phong trào thi đua
và khả năng đóng góp của cá nhân và
tổ chức trong phong trào
Trang 40Em yêu trường em
Trang 41C Kết luận:
Tóm lại: Trường học thân thiện là nơi
mà mọi thành viên đều là bạn, là đồng chí,
là anh em; giáo viên nêu cao tinh thần
“Càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu”, mọi hoạt động giáo dục trở nên nhẹ nhàng, vui tươi, hấp dẫn mọi người, nhất là người học; trường học gắn bó mật thiết với địa phương và có chất lượng giáo dục toàn diện với hiệu quả giáo dục không ngừng được nâng cao
Trang 42Để đạt được điều đó, vai trò của người hiệu trưởng là vô cùng quan trọng Vì vậy, hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng năm học, lựa chọn cán bộ, giáo viên để sắp xếp từng vị trí phù hợp với năng lực, phẩm chất của họ; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trong và ngoài nhà trường, thường xuyên kiểm tra, đánh giá để có biện pháp điều chỉnh kịp thời; từ đó từng bước thực hiện thành công phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Trang 43Thầy – cô cố lên
Trang 44Chúc quý thầy cô giáo hạnh phúc và thành công
trong công việc
Chào thân ái