1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

He thong giao thong thong minh its va de xuat ap dung tai thanh pho bien hoa hien nay

99 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 4,29 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: MỞ ĐẦU (71)
    • 1.1 Đặt vấn đề (11)
    • 1.2 Mục tiêu của đề tài (0)
    • 1.3 Phương pháp nghiên cứu (12)
    • 1.4 Nhiệm vụ của đề tài (12)
    • 1.5 Ý nghỉa của đề tài (0)
    • 1.6 Phạm vi nghiên cứu đề tài (13)
      • 1.6.1 Không gian (13)
      • 1.6.2 Thời gian (14)
    • 1.7 Tổng quan về những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài (14)
      • 1.7.1 Công trình nghiên cứu liên quan ở nước ngoài (14)
      • 1.7.2 Công trình nghiên cứu liên quan ở trong nước (0)
  • PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (0)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN KINH TẾ - XÃ HỘI, GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG ĐIỀU HÀNH QUẢN LÝ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ Ở THÀNH PHỐ BIÊN HÒA HIỆN NAY (17)
    • 1.1 Tổng quan kinh tế - xã hội và giao thông vận tải (17)
      • 1.1.1 Vị trí địa lý (17)
      • 1.1.2 Dân số hành chính (18)
      • 1.1.3 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội (18)
      • 1.1.4 Giao thông vận tải (21)
    • 1.2 Tổng quan về hệ thống giao thông thông minh (ITS) (22)
      • 1.2.1 Lịch sử ra đời và sự phát triển của (ITS) (22)
      • 1.2.2 Một vài mô hình áp dụng ITS đã thành công (23)
    • 1.3 Hiện trạng hệ thống quản lý điều hành giao thông Biên Hòa (0)
    • 1.4 Phân tích SWOT cho việc cần áp dụng ITS ở Thành phố Biên Hòa hiện nay (26)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI (28)
    • 2.1 Mối quan hệ giữa quy hoạch giao thông và quy hoạch đô thị (28)
      • 2.1.1 Chức năng của hệ thống giao thông đô thị (28)
      • 2.1.2 Quan hệ giữa quy hoạch giao thông và quy hoạch đô thị (29)
    • 2.2 Quy hoạch hệ thống quản lý điều hành giao thông thông minh đô thị (29)
      • 2.2.1 Yêu cầu thiết kế hệ thống giao thông thông minh (29)
      • 2.2.2 Phương pháp quy hoạch giao thông đô thị (30)
      • 2.2.3 Quy trình quy hoạch giao thông đô thị (30)
      • 2.2.4 Mô hình cấu trúc hệ thống giao thông thông minh (32)
    • 2.3 Cơ sở pháp lý nhà nước (33)
    • 2.4 Cơ sở thực tiễn (33)
      • 2.4.1 Ngoài nước (33)
      • 2.4.2 Trong nước (37)
  • CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG GIAO THÔNG THÔNG MINH (ITS) VÀ MÔ HÌNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH GIAO THÔNG Ở TP. BIÊN HÒA (40)
    • 3.1 Khái niệm về hệ thống giao thông thông minh (40)
    • 3.2 Cấu trúc hệ thống giao thông thông minh (40)
      • 3.2.1 Hạ tầng giao thông thông minh (42)
      • 3.2.2 Phương tiện thông minh (44)
    • 3.3 Đề xuất mô hình cấu trúc áp dụng giao thông thông minh tại TP. Biên Hòa hiện nay (45)
      • 3.3.1 Các nhóm thiết bị chức năng (48)
      • 3.3.2 Lựa chọn phương thức truyền thông (53)
      • 3.3.3 Mô hình hệ thống quản lý phương tiện VTCC (56)
    • 3.4 Tuyến thí điểm áp dụng hệ thống giao thông thông minh (62)
      • 3.4.1 Các công trình phục vụ trên tuyến (63)
      • 3.4.2 Hiệu quả kinh tế - xã hội của việc phát triển hệ thống giao thông thông minh cho thành phố Biên Hòa (67)
  • PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (0)
    • 3.1 Kết luận (71)
    • 3.2 Kiến nghị (72)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (99)
  • PHỤ LỤC (74)

Nội dung

TỔNG QUAN KINH TẾ - XÃ HỘI, GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG ĐIỀU HÀNH QUẢN LÝ GIAO THÔNG ĐÔ THỊ Ở THÀNH PHỐ BIÊN HÒA HIỆN NAY

Tổng quan kinh tế - xã hội và giao thông vận tải

Thành phố Biên Hòa nằm ở phía tây tỉnh Đồng Nai, Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, Phía Nam giáp huyện Long Thành, Phía Đông giáp huyện Trảng Bom, Phía Tây giáp huyện Tân Uyên, thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương và Quận 9 - thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Biên Hòa là Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục, Khoa học kĩ thuật của tỉnh Đồng Nai Thành phố Biên Hòa là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Đồng Nai và có Quốc lộ 1A đi ngang qua.

Hình 1.1: Bản đồ vị trí Thành Phố Biên Hòa

(Nguồn: website Uỷ Ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai, năm 2012)

Biên Hòa ở hai phía của sông Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km, cách thành phố Vũng Tàu 90 Km Tổng diện tích tự nhiên là 264,08 km 2 , với mật độ dân số năm 2012 là 5.182 người/km 2

Biên Hòa là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội của tỉnh Thành phố có 29 đơn vị hành chính, trong đó có 22 phường là: Trảng Đài, Tân Phong, Tân Biên, Hố Nai, Tân Hoà, Tân Hiệp, Bửu Long, Tân Tiến, Tam Hiệp, Long Bình, Quang Vinh, Tân Mai, Thống Nhất, Trung Dũng, Tam Hoà, Hoà Bình, Quyết Thắng, Thanh Bình, Bình Đa, Bửu Hoà, Long Bình Tân, Tân Vạn Và 7 xã: Tân Hạnh, Hiệp Hoà, Hoá An, Tam Phước, Phước Tân, An Hòa, Long Hưng.

Bảng 1.1: Dân số và mật độ dân số Biên Hòa năm 2011

Bảng 1.2: Dân số trung bình và dân số đô thị trên địa bàn Biên Hòa Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010

TP Biên Hòa 615.011 641.713 673.094 701.709 806.656 -TP Biên Hòa 573.437 598.455 627.593 654.278 659.886

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011 và số liệu thu thập từ các địa phương)

1.1.3 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội [7] Ước thực hiện tổng sản phẩm quốc nội năm 2012 (GDP) trên địa bàn đạt23.873 tỷ đồng (giá CĐ), tăng 14,5% so năm 2011, đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra(NQ tăng 13,5%-14,5%) Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng “Công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp”, công nghiệp chiếm tỷ trọng 63,95% (NQ 64,03%);ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng 35,77% (NQ 35,68%); ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng 0,28% (NQ 0,29%) GDP bình quân đầu người đạt 2.583 USD/người, tăng11,74% so năm 2010, vượt 0,83% so mục tiêu Nghị quyết (NQ 2.560 USD/người).Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội ước 14.740 tỷ đồng, đạt mục tiêu Nghị quyết

Thành phố Biên Hòa là trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước. Biên Hòa có thế mạnh về công nghiệp và cũng là nơi đi tiên phong trong lĩnh vực Công nghiệp đầu tiên của cả nước với việc hình thành sớm KCN Biên Hòa I (năm 1967) - Khu công nghiệp đầu tiên của cả nước sau ngày đất nước Thống Nhất. Thành Phố Biên Hòa hiện có 7 khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt đã đi vào hoạt động với cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ.

Hiện tại Thành phố đang tổ chức di dời các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất gốm sứ vào cụm công nghiệp gốm sứ Tân Hạnh, tiến độ thực hiện chậm; khảo sát, tổng hợp ý kiến các ngành, địa phương và các doanh nghiệp về phương án đóng góp kinh phí và lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp gỗ Tân Hòa.

Bảng 1.3: Quy mô các KCN đã được đầu tư trên địa bàn Thành phố

STT Khu công nghiệp Ngày thành Tổng Diện Tích

Bao gồm 13 ha Khu Chế xuất

(Giai đoạn 1: 250 ha; Giai đoạn 2:

(Giai đoạn 1: 226 ha, Giai đoạn 2:

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011 và số liệu thu thập từ các địa phương)

Bên cạnh ngành công nghiệp hiện đại, hiện thành phố vẫn còn một vài cụm công nghiệp truyền thống, thủ công mĩ nghệ như:

Bảng 1.4: Các Cụm công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Thành Phố

STT Tên cụm CN Diện tích

QH (ha) Địa điểm Ngành nghề

1 Cụm CN Gốm Tân Hạnh 54,83 TP Biên Hoà Sản xuất gốm sứ

STT Tên cụm CN Diện tích

QH (ha) Địa điểm Ngành nghề

2 Cụm CN gỗ Tân Hòa 39,2 TP Biên Hoà Chế Biến gỗ

3 Cụm CN Dốc 47 97,65 TP Biên Hoà CCN tổng hợp

4 Cụm CN Tam Phước 1 57,0 TP Biên Hoà CCN tổng hợp

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011 và số liệu thu thập từ các địa phương)

Trong tương lai nhu cầu lao động tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn Thành Phố sẽ gia tăng, vì vậy cần phải phát triển mạng lưới giao thông công cộng phục vụ cho việc đi lại của công nhân là việc làm tất yếu nhằm góp phần ổn định tình hình giao thông trên địa bàn, đồng thời góp phần quan trọng vào việc tiết kiệm chi phí đi lại cho người lao động, chăm lo đến đời sống, đáp ứng nhu cầu của người lao động một cách hiệu quả.

Thành phố Biên Hòa ngoài có thế mạnh về Công nghiệp mà thành phố cũng có những hợp tác xã cung cấp rau xanh cho thị trường thành phố và lân cận Còn về lâm nghiệp, hiện thành phố chỉ có một vài xã, phường vùng ven phát triển lâm nghiệp vì thế mà cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp chỉ chiếm chưa tới 0,5% Về thủy sản, thành phố cũng còn một vài phường xã ven sông có bè cá.

Do tốc độ đô thị hóa cao, nên hiện thành phố hầu như không còn trồng cây lương thực (lúa, bắp, khoai mì) Và do vấn đề về môi trường nên hầu như đã cấm chăn nuôi gia súc trên toàn địa bàn Thành phố.

Hiện nay, hoạt động thương mại trên địa bàn thành phố rất sôi động Có tất cả các chi nhánh của các ngân hàng trong nước và các ngân hàng 100% vốn nước ngoài và Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và một chuỗi các ngân hàng nhà nước, ngân hàng liên doanh. Ước tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn năm 2012 là 80.085 tỷ đồng, đạt 102,45% kế hoạch năm Trong đó: Khu vực kinh tế có vốn đầu tư trong nước ước 75.585 tỷ đồng gồm: Kinh tế nhà nước ước 11.080 tỷ đồng và Kinh tế ngoài quốc doanh ước 64.505 tỷ đồng Riêng, doanh số các Hợp tác xã ước thực hiện 105 tỷ đồng; Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước 4.500 tỷ đồng.

Về du lịch, hiện tại thành phố có nhiều điểm tham quan du lịch, giải trí khá hấp dẫn, tuy nhiên thành phố hiện chưa có đề án phát triển du lịch nên trong nhiều năm qua thành phố chưa thu hút được nhiều du khách.

Vận tải hàng hóa ước thực hiện với sản lượng hàng hóa vận chuyển năm

2012 là 19.040.000 tấn, khối lượng luân chuyển là 1.403.819.000 tấn/km; Vận tải hành khách ước thực hiện với số lượng hành khách vận chuyển là 41.668.000 hành khách và số lượng luân chuyển là 2.502.810.000 hành khách/km.

Thành Phố Biên Hòa có hệ thống đường bộ với nhiều con đường huyết mạch của Đồng Nai và cả nước như: quốc lộ 1A, quốc lộ 51, quốc lộ 1K, tỉnh lộ

768, tỉnh lộ 16, Đồng Nai bắt đầu quan tâm nhiều hơn các dự án giao thông tầm cỡ và đồng thời phát triển giao thông nội bộ từ đô thị về đến nông thôn và đặc biệt là Thành phố Biên Hòa.Vì vậy mà Thành phố trong nhiều năm qua đã có rất nhiều dự án giao thông lớn và quan trọng phục vụ cho sự phát triển quá nhanh của thành phố Biên Hòa.

Các tuyến đường có ý nghĩa lớn, liên kết thành phố Biên Hòa với các địa phương khác:

Thành phố có hệ thống đường sắt Thống Nhất chạy ngang qua thành phố với 2 Ga chính là: Ga Hố Nai, Ga Biên Hòa Hiện nay thành phố có 2 cầu đường sắt chạy chung với cầu đường bộ là cầu Gềnh và cầu Rạch Cát; Thành phố Biên Hòa đang thiết kế và xây dựng Ga Biên Hòa mới tại xã An Hòa Trong tương lai, thành phố Biên Hòa sẽ xây dựng Hệ thống đường sắt đô thị chạy trong thành phố cũng như liên kết với hệ thống đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh Ngoài dự án dường sắt đô thị, thành phố Biên Hòa hiện nay đang được đầu tư như: Đường sắt Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Đường sắt trên cao Trảng Bom - Hòa Hưng,

Tổng quan về hệ thống giao thông thông minh (ITS)

1.2.1 Lịch sử ra đời và sự phát triển của (ITS)

ITS (Intelligent Transport System) là khái niệm xuất phát từ Nhật Bản, bắt đầu từ những năm 1980 ITS được xúc tiến như một dự án quốc gia tại Nhật Bản.

Từ năm 1993, Hội nghị ITS quốc tế được tổ chức hàng năm với sự tham gia của các chuyên gia về lĩnh vực giao thông vận tải đại diện cho các quốc gia và các hãng danh tiếng trên thế giới sản xuất vật liệu mới, thiết bị thông tin hiện đại, ô tô,tàu hỏa và các loại phương tiện giao thông khác.

Hội nghị ITS quốc tế lần thứ 13 được tổ chức tại London từ ngày12/10/2006 Các chủ đề chính được thảo luận tại các hội thảo là an toàn giao thông, hạn chế ô nhiễm môi trường, chống ùn tắc giao thông, sản xuất các phương tiện giao thông thông minh, thiết bị an toàn giao thông Qua đó có thể thấy: ITS đã khai thác khả năng công nghệ tiên tiến sẵn có của nhiều lĩnh vực nhằm cải thiện giao thông với các mức độ khác nhau.

Chương trình ITS của một số nước được nghiên cứu và ứng dụng rất đa dạng, hiệu quả với các mức độ khác nhau Tùy theo đặc điểm của mỗi quốc gia mà tập trung vào các lĩnh vực chính sau đây: Hoàn thiện kết cấu hạ tầng đường bộ, xử lý khẩn cấp các sự cố giao thông; Hiện đại hóa các trạm thu phí tự động, trạm cân điện tử; Quản lý các đường trục giao thông chính; Hệ thống thông tin cho người tham gia giao thông; Phổ cập giao thông tiếp cận; Khai thác, điều hành hệ thống giao thông công cộng tiên tiến (xe buýt, đường sắt đô thị, trung tâm đèn đường tín hiệu); Cải thiện các vấn đề về thể chế, nguyên tắc giao thông tại các nút giao cắt; Nghiên cứu sản xuất phương tiện giao thông thông minh; ứng dụng công nghệ tin học, điện tử trong đào tạo, sát hạch và quản lý lái xe.

1.2.2 Một vài mô hình áp dụng ITS đã thành công

Sự tiến bộ vượt bậc của kỹ thuật thông tin và truyền thông đã góp phần thúc đẩy cho sự ra đời của nhiều ứng dụng trong quản lý, khai thác giao thông đường bộ mà trong đó phải kể đến sự xuất hiện của hệ thống giao thông thông minh Tại các nước phát triển như Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản…, khái niệm “Hệ thống giao thông thông minh” (Intelligent Transport System - ITS) không còn xa lạ Cụ thể, đó là việc đưa công nghệ cao của thông tin - truyền thông ứng dụng vào cơ sở hạ tầng và trong phương tiện giao thông (chủ yếu là ô tô), tối ưu hoá quản lý, điều hành nhằm giảm thiểu ùn tắc, tai nạn, tăng cường năng lực vận tải hành khách… a) Hệ thống quản lý giao thông ( Traffic Management System )

Phần mềm trung tâm của Hệ thống quản lý giao thông (Traffic MangementSystem-TMS) là phần mềm Siemns SI –Traffic Concert Hệ thống được vận hành từ hai trung tâm (đề phòng một trong hai trung tâm bị lỗi) lấy dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau gồm các camera giám sát, tín hiệu giao thông, các camera phát hiện, thiết bị phát hiện nhiễu xạ, thiết bị kiểm soát tốc độ, nhân viên an ninh và cảnh sát giao thông trên mặt đất.

Hình 1.2: Trung tâm quản lý giao thông (TMS) ở Athens

Hệ thống có thể tự hoạt động thông qua bảng hiệu thông báo ở bên đường, bằng cách điều chỉnh pha và tính liên tục của các tín hiệu giao thông và cảnh báo cho cảnh sát giao thông trong bối cảnh đó Bằng cách này, hệ thống lưới chống tắc nổi tiếng của Athens đã tránh được ùn tắc giao thông. b) Hệ thống giao thông thông minh ở Hồng Kông [11]

Một hệ thống giao thông thông minh (ITS) trị giá 423 triệu USD đang được phát triển để cải thiện việc quản lý giao thông và hệ thống điều khiển trên mạng lưới đường bộ toàn Hồng Kông Dự án ITS Hồng Kông có bốn yếu tố chính để giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông Các chức năng của dự án ITS bao gồm quản lý,giám sát, phân tích dữ liệu và kiểm soát các hoạt động giao thông Dự án sẽ mang lại một hiệu quả quản lý giao thông thông qua kiểm soát giao thông và giám sát hệ thống (TCSS) theo dõi tất cả các xa lộ chính, đường hầm và các đường nối được lựa chọn.

Hình 1.3: Hệ thông giao thông thông minh ở Hồng Kông

1.3 Hiện trạng hệ thống quản lí điều hành giao thông Biên Hòa [6]

Trong nước ta hiện nay yêu cầu cải thiện tình hình giao thông tại các thành phố lớn trở nên bức xúc hơn bao giờ hết Theo Viện chiến lược và phát triển GTVT, hiện trạng lưới giao thông đô thị Việt Nam nói chung và thành phố Biên Hòa nói riêng mới chỉ có đường bộ, chưa có đường sắt trên cao, tàu điện ngầm, các giao cắt chủ yếu là đường đồng mức, tỷ lệ đất dành cho giao thông đô thị quá thấp (thấp hơn 10%, trong khi tỷ lệ của nhiều nước trên thế giới là 20-25%) Dòng giao thông hỗn hợp (nhiều loại phương tiện tốc độ khác nhau) gây khó khăn cho công tác tổ chức giao thông, tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng quá thấp (dưới 5%), trật tự an toàn giao thông còn nhiều bất cập, tắc nghẻn giao thông tăng cả về điểm lẫn tần suất, đặc biệt trên một số tuyến: Quốc lộ (1A, 1K, 51, 15,…) Trong hoàn cảnh phát triển ở nước ta, về mặt khoa học công nghệ, các giải pháp cải thiện giao thông, phòng chống ách tắc được đề ra gồm nhiều khía cạnh như cải tạo nút, mở đường, bố trí đèn tín hiệu, tổ chức giao thông, tăng cường đầu tư hệ thống giao thông công cộng,…trong những năm vừa qua có mang lại một số kết quả nhất định Tuy nhiên có thể thấy rõ còn nhiều giải pháp bất cập như thiếu các giải pháp quản lý, điều hành tổng thể, việc tính toán phân luồng, định tuyến, chu kỳ đèn tín hiệu nhiều nơi chưa hợp lý, thậm chí phản tác dụng, chưa có hệ thống giám sát, điều hành giao thông kịp thời, thuận tiện, hiệu quả,…Các dự án về quy hoạch do nước ngoài tài trợ đều gác lại vì những vấn đề của giao thông đô thị Các dự án về hệ thống đèn tín hiệu mới chỉ dừng lại ở việc lắp đặt đèn và camera giám sát, còn các chế độ đèn có phù hợp, tối ưu với thực tế diễn biến của dòng giao thông hay thì chưa giải quyết trọn vẹn Hệ thống giao thông công cộng mà chủ yếu là xe buýt phát triển trong những năm gần đây đã đem lại lòng tin, thói quen sử dụng cho người dân thành phố nhưng hệ thống điều hành, quản lý chưa được hoàn thiện, hiện đại, chưa đảm bảo thông tin hai chiều giữa lái xe và trung tâm.

Về mặt quản lý, một số yếu tố khách quan đã làm trở ngại giảm hiệu quả công tác quản lý, điều hành giao thông đô thị Thứ nhất, đó là cơ chế quản lý chồng chéo giữa Sở giao thông công chính và Trung tâm điều khiển giao thông (do Sở giao thông công chính quản lý); Thứ hai, các hệ thống quản lý, điều hành, điều khiển giao thông chủ yếu được triển khai qua các dự án nước ngoài (vốn, thiết bị) nên không đồng bộ, bị phụ thuộc trong khai thác, phát triển,…

1.4 Phân tích SWOT cho việc cần áp dụng ITS ở Thành Phố Biên Hòa hiện nay [6]

- Thành Phố Biên Hòa là trung tâm của tỉnh công nghiệp lớn nhất nước nên luôn nhận được sự đầu tư của chính phủ và các doanh nghiệp nước ngoài Đã bắt đầu phát triển nhanh và mạnh như các thành phố khác trên thế giới; Hiện tại Tỉnh Đồng Nai đưa ra một lộ trình phát triển hệ thống giao thông toàn diện nhằm tạo ra một môi trường lưu thông thuận tiện và an toàn cho người tham gia giao thông.

- Nghiên cứu được xây dựng phù hợp trên điều kiện tại Thành Phố Biên Hòa trong tương lai.

- Hệ thống giao thông thành phố Biên Hòa rất phức tạp, không phân cấp rõ ràng, phương tiện cá nhân chiếm quá nhiều; Cơ sở hạ tầng giao thông còn kém phát triển, phát tiển chưa đồng bộ dẫn đến hiệu quả của các giải pháp đưa ra chưa được cao

- Văn hóa giao thông hay thói quen giao thông công cộng của người dân nước ta chưa cao.

- Xu thế phát triển giao thông theo hướng hiện đại là một xu thế đã đang và sẽ được áp dụng ở nước ta nói chung và Thành phố Biên Hòa sắp tới; Tỉnh Đồng Nai ngày càng quan tâm đến việc phát triển hạ tầng xã hội

- Chúng ta là nước đi sau học hỏi được nhiều mô ITS đã được áp dụng thành công trên thế giới; Ngày còn có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng và quản lý đô thị bằng hệ thống giao thông thông minh (ITS) với nhiều hình thức đầu tư khác nhau.

- Vốn đầu tư cho hệ thống giao thông ban đầu thường rất là lớn Công nghệ hiện đại phức tạp; Mật độ xe cộ lưu thông tại Thành Phố Biên Hòa đã bắt đầu tăng cao.

Phân tích SWOT cho việc cần áp dụng ITS ở Thành phố Biên Hòa hiện nay

- Thành Phố Biên Hòa là trung tâm của tỉnh công nghiệp lớn nhất nước nên luôn nhận được sự đầu tư của chính phủ và các doanh nghiệp nước ngoài Đã bắt đầu phát triển nhanh và mạnh như các thành phố khác trên thế giới; Hiện tại Tỉnh Đồng Nai đưa ra một lộ trình phát triển hệ thống giao thông toàn diện nhằm tạo ra một môi trường lưu thông thuận tiện và an toàn cho người tham gia giao thông.

- Nghiên cứu được xây dựng phù hợp trên điều kiện tại Thành Phố Biên Hòa trong tương lai.

- Hệ thống giao thông thành phố Biên Hòa rất phức tạp, không phân cấp rõ ràng, phương tiện cá nhân chiếm quá nhiều; Cơ sở hạ tầng giao thông còn kém phát triển, phát tiển chưa đồng bộ dẫn đến hiệu quả của các giải pháp đưa ra chưa được cao

- Văn hóa giao thông hay thói quen giao thông công cộng của người dân nước ta chưa cao.

- Xu thế phát triển giao thông theo hướng hiện đại là một xu thế đã đang và sẽ được áp dụng ở nước ta nói chung và Thành phố Biên Hòa sắp tới; Tỉnh Đồng Nai ngày càng quan tâm đến việc phát triển hạ tầng xã hội

- Chúng ta là nước đi sau học hỏi được nhiều mô ITS đã được áp dụng thành công trên thế giới; Ngày còn có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng và quản lý đô thị bằng hệ thống giao thông thông minh (ITS) với nhiều hình thức đầu tư khác nhau.

- Vốn đầu tư cho hệ thống giao thông ban đầu thường rất là lớn Công nghệ hiện đại phức tạp; Mật độ xe cộ lưu thông tại Thành Phố Biên Hòa đã bắt đầu tăng cao.

- Văn hóa giao thông ở nước ta nói chung và tại Thành Phố Biên Hòa còn nhiều vấn đề để bàn; Còn nhiều tiêu cực trong lĩnh vực đầu tư cơ bản ở Việt Nam.

- Những vấn đề an ninh, bảo vệ các thiết bị cũng có nhiều chú ý: nạn trộm cắp các thiết bị đắt tiền.

CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

Mối quan hệ giữa quy hoạch giao thông và quy hoạch đô thị

Hệ thống giao thông là một phần quan trọng và không thể thiếu được của đô thị: đảm bảo liên hệ giữa nội đô và ngoại vi, giữa các các bộ phận chức năng và liên chức năng với nhau, giữa đô thị với các vùng của đất nước.

2.1.1 Chức năng của hệ thống giao thông đô thị a) Chức năng liên hệ và điều hoà giao thông: chức năng chủ yếu nhằm bảo đảm việc đi lại và vận chuyển hàng hoá trong đô thị, trên các đường phố Trong các đô thị hiện đại, đường phố là công trình giao thông phức tạp, có nhiệm vụ thỏa mãn đến mức tối đa các nhu cầu giao thông, cụ thể là:

- Đảm bảo liên hệ giao thông thuận tiện, nhanh chóng với đoạn đường ngắn nhất và an toàn cao; Đảm bảo tổ chức các tuyến giao thông công cộng một cách hợp lý; Liên hệ tốt giữa các khu vực của đô thị như khu dân dụng với khu công nghiệp, các khu nhà ở với trung tâm đô thị, nhà ga công viên; Liên hệ mật thiết và thuận tiện với các đường ô tô và các khu vực bên ngoài đô thị.

- Có khả năng phân bố lại các luồng giao thông tại các đường phố trong trường hợp một số đoạn đường có sự cố hoặc đang sửa chữa; Thỏa mãn những điều kiện phát triển giao thông đô thị trong tương lai. b) Chức năng kỹ thuật: Trong các thành phố hiện đại, giao thông bao gồm các công trình kỹ thuật phức tạp, gồm các công trình ngầm và các công trình trên mặt đất, trên cao. c) Điều hoà vi khí hậu đô thị: không gian thoáng, dài của đường và quảng trường có tác dụng dẫn gió, tăng độ ẩm mát, hạ nhiệt độ nhờ các dải cây xanh và mặt nước dọc đường phố. d) Về phương diện cảnh quan: Nơi thụ cảm phong cảnh, giao tiếp xã hội sinh động và phong phú… Đường phố là một bộ phận của tổng thể kiến trúc toàn đô thị Đường phố như một không gian toàn diện, được kết hợp rất nhiều những yếu tố khác nhau trong đó có yếu tố giao thông, điều kiện khí hậu, điều kiện đất đai, lối sống và điều kiện lịch sử…

2.1.2 Quan hệ giữa quy hoạch giao thông và quy hoạch đô thị [5]

- Quy hoạch GTVT hợp lý là phần công tác quan trọng nhất trong quy hoạch đô thị: đáp ứng các yêu cầu giao thông hàng ngày tiện lợi, an toàn, kinh tế, nhanh chóng, kịp thời… Phát triển GTVT phải đi trước một bước là quy luật chung trong nền kinh tế, trong đô thị nó góp phần tạo nên bộ mặt của đô thị, là yếu tố quyết định sự thành công của đô thị hoá… Là cầu nối giữa sản xuất và lưu thông, tiêu dùng… mở rộng thị trường, giao lưu giữa các khu vực và các đô thị … Cần được ưu tiên đầu tư về kinh phí, thời gian…

- Sự khác nhau rõ rệt giữa đô thị và nông thôn thể hiện trong mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng: GTVT, điện nước, thông tin liên lạc… Chú trọng đến diện tích đất dành cho giao thông trong đô thị: 15%-25%

- Về bố cục đô thị: giao thông là một trong những yếu tố để tổ chức không gian đô thị Trục của đường và vị trí quảng trường là khung bố trí quy hoạch đô thị. Thông thường bố cục quy hoạch tổng thể đô thị và các quần thể đều xoay quanh hệ thống giao thông Các tuyến giao thông chính, quan trọng có vai trò quyết định trong việc xác định bố cục chính, phụ của đô thị…

- Các yêu cầu của giao thông có ảnh hưởng quyết định đến việc bố trí chỗ ở, nơi làm việc, nghỉ ngơi và các tiện ích phục vụ hàng ngày cho dân cư, ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô khu công nghiệp và khu dân cư, tác động đến tiến trình hiện đại hoá đất nước.… Lưu lượng dòng xe có ảnh hưởng quyết định đến cấu trúc đường và nút giao thông Quan hệ giữa phương tiện giao thông cá nhân và giao thông công cộng ảnh hưởng rất lớn đến quy hoạch thành phố: nếu không giải quyết tốt sẽ tăng tai nạn giao thông, tăng ùn tắc và phải tăng các bãi đậu xe, phải mở rộng đường phố …

- Việc hiện đại hoá giao thông cho phép mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thành phố, nâng cao tiện ích cuộc sống trong đô thị …

Quy hoạch hệ thống quản lý điều hành giao thông thông minh đô thị

Một hệ thống điều khiển giao thông thông minh trên các thành phố hiện đại là rất cần thiết, nhưng phải phù hợp với thực tế Việt Nam Nói cách khác nó phải đạt được những yêu cầu sau:

- Tính hiện đại: áp dụng được các công nghệ mới, phù hợp với xu thế phát triển thế giới;

- Tính khả thi: phù hợp với điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng và đặc thù giao thông Việt Nam, có khả năng triển khai ngay hoặc ở tương lai gần;

- Phát huy được hiệu quả khai thác đường giao thông và mạng lưới giao thông vận tải: giảm thiểu ách tắc tối ưu hóa khả năng thông qua của mạng lưới giao thông (mà không xét đến sự cải tiến cơ sở hạ tầng về đường xá), tăng cường khả năng giám sát, quản lý, điều hành các phương tiện vận tải;

- Tăng tính tiện lợi cho người tham gia giao thông: đảm bảo cung cấp các thông tin cần thiết cho người tham gia giao thông.

2.2.2 Phương pháp quy hoạch giao thông đô thị a) Phương pháp tiếp cận chung

- Xác định nhu cầu giao thông: Quy hoạch cho vận chuyển con người và hàng hóa.

- Xác định khả năng cung cấp: Vị trí, công suất và các tiện ích giao thông. b) Phương pháp tiếp cận chi tiết

- Trình bày các phương án thu thập thông tin.

- Phát triển các mô hình giao thông, các phương thức giao trên cơ sở các thông tin thu thập được.

2.2.3 Quy trình quy hoạch giao thông đô thị

Hình 2.1: Quy trình quy hoạch giao thông đô thị a) Xác lập mục tiêu

Xác định mục đích của việc làm quy hoạch, các việc cần làm, thời gian hoàn thành; Xác định các vần đề và các ràng buộc; Giảm thiểu tai nạn giao thông; Giảm chấn thương và tử vong do tai nạn giao thông; Tăng cường an toàn giao thông cho từng đối tượng sử dụng đường. b) Thu thập số liệu

Thu thập số liệu; Quan trắc c) Phương pháp phân tích

Phân tích số liệu; Phát triển mô hình phù hợp hệ thống giao thông hiện tại và tương lai. d) Dự đoán

Dự đoán tình hình tương lai; Yêu cầu: Dự đoán về dân số, các hoạt động kinh tế, xã hội,… e) Thiết lập phương án

Nhiều phương án đưa ra để so sánh, đánh giá trên cơ sở đó lựa chọn một phương án phù hợp nhất. f) Đánh giá

Trình bày các phương án; Đánh giá các phương án: Khảo sát và thử tất cả các phương án nhằm chọn ra phương án tốt nhất thỏa mản mục tiêu đề ra như tính khả thi về kỹ thuật và kinh tế, môi trường và xã hội. g) Thực thi

Dự trù kinh phí hoạt động: thiết kế chi tiết; đầu tư; tài chính.

2.2.4 Mô hình cấu trúc hệ thống giao thông thông minh [11]

Hình 2.2: Sơ đồ cấu trúc logic Hình 2.3: Sơ đồ cấu trúc hệ thống điều khiển giao thông thành phố thông minh Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, từ mô hình cấu trúc tổng quát của hệ thống quản lý, điều hành giao thông thành phố, chúng tôi lựa chọn một mô hình đơn giản, khả thi về hệ thống điều khiển giao thông thành phố thông minh sau, cùng các cụm thiết bị nghiên cứu thiết kế chế tạo: Đặc điểm của mô hình đề ra tạo được chu trình kín về thông tin trong hệ thống Dòng thông tin được bắt đầu từ việc thu nhập dữ liệu về trạng thái thực hệ thống giao thông bao gồm: thông tin về lưu lượng, vận tốc dòng xe trên đường (thông qua giải pháp đếm xe bằng camera), thông tin về vị trí, vận tốc của xe (trên cơ sở sử dụng cộng nghệ định vị toàn cầu GPS) Các thông tin này được truyền về trung tâm điều hành Ở đây với sự trợ giúp của một số thiết bị khác như bản đồ điện tử, phần mềm mô phỏng, cơ sở dữ liệu GIS, các thuật toán điều khiển giao thông,… người quản lý, điều hành giao thông có thể đưa ra các phương án điều khiển giao thông tối ưu, như phân luồng, điều khiển chu kỳ đèn tín hiệu,…

Cơ sở pháp lý nhà nước

- Luật quy hoạch đô thị của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009.

- Quyết định số 162/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành GTVT đường bộ Việt Nam đến năm

- Quyết định số 33/2003/QĐ-TTg ngày 04/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Đồng Nai thời kỳ 2001-2010.

- Công văn số 1717/TB-UBT ngày 25/4/2003 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc rà soát lại Quy hoạch GTVT Đồng Nai đến năm 2010, lập quy hoạch GTVT có định hướng đến năm 2020.

Cơ sở thực tiễn

Hệ thống giao thông tại các thành phố lớn hiện nay ngày càng trở nên phức tạp: mạng lưới đường xá rộng, lưu lượng giao thông lớn, thành phần các phương tiện tham gia giao thông hiện đại và nhất là yếu tố phục vụ con người, giữ gìn môi trường ngày càng được quan tâm Vì vậy vấn đề xây dựng các hệ thống quản lý, điều hành giao thông đô thị trở nên bức xúc hơn bao giờ hết Trong đó không thể thiếu được vai trò ứng dụng các công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến.

2.4.1 Ngoài nước a) Hệ thống giao thông thông minh ở thành phố Luân Đôn

Các giải pháp giao thông thông minh ở thành phố Luân đôn bao gồm: đèn đỏ và tốc độ, ưu tiên phương tiện vận tải công cộng, thông tin cho người tham gia giao thông, quản lý bến đỗ xe, điều khiển nút, trung tâm điều hành và điều khiển giao thông thành phố, quản lý sự cố, trợ giúp người tàn tật, hệ thống thông tin cho người lái xe, mạng các camera giám sát, làn xe riêng cho xe buýt.

Hình 2.4: Hệ thống giao thông thông minh ITS ở Luân Đôn

Hình 2.5: Quản lý thông tin GIS trên Internet b) Hệ thống giao thông thông minh ở Nhật Bản

Nhật Bản là một trong các nước đầu tiên trên thế giới nghiên cứu và triển khai hệ thông điều khiển giao thông thông minh (ITS), từ năm 1973 Hệ thống ITS là một tổng thể hệ thống lớn bao gồm các thành phần chính như đường, xe, người và các trung tâm điều hành, được liên kết bằng các luồng thông tin xử lý trên nền tảng các công nghệ hiện đại như công nghệ thông tin, công nghệ điện tử, … Qua nhiều giai đoạn hoàn thiện, nâng cấp, bức tranh về cấu trúc tổng quát hệ thống ITS có dạng như sơ đồ sau:

Hình 2.6: Hệ thông giao thông thông minh ở Nhật Bản. c) Hệ thống điều hành giao thông ở thành phố Munich

Hệ thống điều hành giao thông ở thành phố Munich (CHLB Đức) được triển khai thông qua dự án có tên là MOBINET do Bộ Giáo dục và Nghiên cứu tài trợ Dự án MOBINET xây dựng một cấu trúc hệ thống mở để điều khiển giao thông đường phố theo chiến lược điều hành sau:

- Ở mức độ cục bộ, sử dụng các phương pháp điều khiển thích nghi đáp ứng với những thay đổi ngắn hạn về lượng các sự kiện giao thông có thể (chẳng hạn, yêu cầu ưu tiên với giao thông công cộng) theo các mục tiêu định trước Các phản ứng này tiến hành trong khuôn khổ định trước ở mức chiến thuật Đồng thời các số liệu vi mô thu thập được theo từng giây ở mức này sẽ được truyền lên mức chiến thuật.

- Trên cơ sở các thông tin thu thập được về dòng giao thông các phương pháp điều khiển thích nghi ở mức chiến thuật được sử dụng để đánh giá quan hệ giữa các điểm xuất phát và đến trên mạng giao thông, đưa ra những dự báo ngắn hạn và trung hạn về lưu lượng giao thông Trên cơ sở đó kết hợp với các mô hình công tác tương ứng xác định phương án tổng quát tối ưu theo mục tiêu đã định.

- Mức chiến lược có nhiệm vụ giám sát việc điều khiển và tình hình giao thông đã thiết lập Tại đây cần có các công cụ phần mềm trợ giúp cho người quản lý ra các quyết định điều hành Có thể phân chia ở đây ra các hệ thống con làm từng nhiệm vụ riêng biệt như vận tải công cộng, giao thông thành phố, quản lý đường xá, … Điều quan trọng là phối hợp được hoạt động của các hệ thống này để đạt được hiệu quả của chính sách giao thông tổng quát và tối ưu hoá các khả năng thông qua của toàn bộ hệ thống giao thông.

Hình 2.7: Hệ thống điều hành giao thông ở thành phố Munich d) Các dự án ITS ở Canada

Các ITS nhận được sự quan tâm rất lớn ở Canada Từ năm 1999 Bộ giao thông Canada đã hỗ trợ 18 triệu USD cho các dự án và nghiên cứu ITS Tổng số các dự án được hỗ trợ là 25 và mỗi dự án được hỗ trợ 250.000 USD Ví dụ, dự án lắp đặt và tích hợp công nghệ video vào hệ thống quản lý giao thông sẵn có ở thành phố Burlington có chi phí là 525.800 USD, được hỗ trợ 246.640 USD, dự án tích hợp hệ thống quản lý bằng video để tự động phát hiện sự cố trên đường vào hệ thống điều hành giao thông hiện tại ở thành phố Toronto có chi phí 325.000 USD được hỗ trợ 150.000 USD, dự án “Societe de transport de Laval” về ứng dụng công nghệ GPS trong tăng cường cung cấp dịch vụ thông tin thời gian thực cho người tham gia giao thông có chi phí 3.500.000 USD được hỗ trợ 250.000 USD … e) Các hệ thống giao thông thông minh ở Ailen

Nhu cầu đòi hỏi ngày càng tăng về điều khiển giao thông hiệu quả trong các thành phố bắt buộc các cơ quan lãnh đạo nhiều thành phố khác nhau ở Ailen phải sử dụng các ITS để tối đa hoá chất lượng mạng lưới giao thông Thành phần cơ bản của ITS là hệ thống điều khiển giao thông thích nghi có nhiệm vụ giám sát dòng giao thông suốt 24h/ngày, hiệu chỉnh thời gian và phối hợp các đèn tín hiệu và thông báo các lỗi tín hiệu cho các cán bộ điều hành giao thông.

2.4.2 Trong nước a) Thành phố Hà Nội

Trong số hơn 400 nút giao thông cần lắp đèn tín hiệu của Hà Nội hiện có

108 nút đã lắp đèn Hiện nay Hà Nội đang dùng hệ thống trung tâm điều khiển giao thông của Sagem (Pháp) cũng khá hiện đại Tại đây, ngoài việc quản lý hệ thống đèn tín hiệu tại các nút, còn có hệ thống camera giám sát tình hình giao thông tại một số nút.

Gần đây ở Hà Nội đã triển khai một dự án mới, đó là dự án “Tăng cường năng lực giao thông đô thị Hà Nội” với tổng mức đầu tư là 24,78 tr USD (trong đó,phần vay của ngân hàng thế giới là 22 tr USD) Ban Quản lý dự án giao thông đô thị đã hoàn thành hầu hết 16 gói thầu của dự án: thảm đường, vạch sơn, đắp con trạch, thay đèn, … Trong đó, thành phố đã dành khoảng 2,5 tr USD tiền vay để lắp đặt 78 nút đèn (55 nút lắp đặt mới và 23 nút điều chỉnh lại) và xây dựng trung tâm điều khiển Hệ thống máy tính trung tâm mới được đưa vào hoạt động song song với hệ thống trung tâm Sagem tại 40 Hàng Bài Hệ thống máy tính trung tâm điều khiển giao thông rất hiện đại, dựa trên bộ phát hiện lượt phương tiện giao thông đi qua nút, sau đó truyền thẳng về trung tâm điều khiển trên màn hình 125 inch, từ các dữ liệu trên, máy tính sẽ tự xử lý toàn bộ thông tin và tự điều chỉnh khoảng thời gian đèn ở các nút phù hợp với tình hình giao thông. b) Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh có trên 1300 giao lộ và một hệ thống đèn tín hiệu cũ (có những đèn có trước ngày giải phóng, có đèn mới lắp đặt gần đây nhưng không đồng bộ về mặt hình thức hoặc không còn phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật trong Luật Giao thông đường bộ hiện hành …) đã được lắp đặt ở hơn 200 giao lộ. Tất cả các chốt đèn cũ đều là những đèn hoạt động độc lập, không có sự nối kết với nhau.

Trong Dự án tăng cường năng lực quản lý giao thông đô thị có thực hiện lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu giao thông mới tại 120 giao lộ thuộc khu vực trung tâm thành phố, kinh phí khoảng 3,5 tr USD Đây là hệ thống đèn tín hiệu của hãng Itaka (Tây Ban Nha), gồm 4 cấu phần: bộ phận đèn tín hiệu, thiết bị cảm ứng cảm ứng để đếm mật độ xe đặt ngầm dưới lòng đường, tủ điều khiển tại mỗi giao lộ cho chốt đèn đó, hệ thống cáp truyền tín hiệu từ các giao lộ nối kết về Trung tâm điều khiển giao thông đặt tại Phòng CSGT Đường bộ (số 341 Trần Hưng Đạo, Quận 1).

Gần đây thành phố Hồ Chí Minh đã đưa vào hoạt động xe buýt 2 tầng Tuy nhiên một mặt tỷ lệ vận tải hành khách bằng xe buýt vẫn còn thấp, mặt khác, theo chủ trương xã hội hoá hoạt động khai thác, nhiều đơn vị tư nhân tham gia đã làm nảy sinh một số bất cập trong quản lý, phục vụ hành khách. c) Thành phố Đà Nẵng

Nằm trong kế hoạch giảm thiểu tai nạn giao thông (đặc biệt trong khu vực nội thành), UBND thành phố Đà Nẵng đã quyết định đầu tư xây dựng hệ thống tín hiệu và điều khiển giao thông với tổng số vốn lên đến 3,552 tr EUR từ nguồn vốn

HỆ THỐNG GIAO THÔNG THÔNG MINH (ITS) VÀ MÔ HÌNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH GIAO THÔNG Ở TP BIÊN HÒA

Khái niệm về hệ thống giao thông thông minh

Về cở bản thì ITS là sự kết hợp giữa tính toán, công nghệ thông tin và viễn thông- có liên quan tới chuyên ngành giao thông vận tải Các công nghệ ITS nổi bật được đưa ra từ những xu hướng phát triển chủ đạo của những ngành này ITS, vì vậy, có thể định nghĩa là ứng dụng của những công nghệ tính toán, thông tin và liên lạc trong việc quản lí xe cộ và các mạng lưới có liên quan đến sự di chuyển của người và hàng hóa trong thời gian thực.

ITS được coi là một hệ thống lớn, trong đó con người, phương tiện giao thông, mạng lưới đường giao thông là các thành phần của hệ thống, liên kết chặt chẽ với nhau ITS được hoạch định để giảm bớt tắc nghẽn giao thông, bảo đảm an toàn, giảm nhẹ những tác động xấu tới môi trường, tăng cường năng lực vận tải hành khách Không những trong lĩnh vực giao thông đường bộ, ITS còn được áp dụng với hàng không, đường sắt, đường sông và cả trong đường biển; song đa dạng và hiệu quả hơn cả vẫn là trong giao thông vận tải đô thị.

Giao thông, và các hệ thống liên kết ITS, bao gồm 3 bộ phận hợp thành sau:

- Cơ sở hạ tầng – cả trên và dưới bề mặt (như là hệ thống tín hiệu giao thông, liên lạc, điện toán, trạm thu phí, cảm biến);

- Phương tiện – các loại phương tiện, đặc trưng an toàn, mức độ sử dụng điện tử và điện toán tiên tiến;

- Yếu tố con người – các hành vi, sở thích và việc sử dụng các loại hình giao thông, và những quy tắc bắt buộc.

Cấu trúc hệ thống giao thông thông minh

Hệ thống giao thông thông minh là một hệ thống lớn trong đó bao gồm hạ tầng giao thông và phương tiện được kết hợp chặt chẽ với nhau Cấu trúc của hệ thống được minh họa như sau:

Hạ tầng giao thông thông minh

Quản lý trục đường chính An toàn và ngăn ngừa tại nạn

Quản lý đường trong các điều kiện thời tiếtVận hành và bảo trì đường bộ

Quản lý vận tải hành kháchQuản lý sự cố giao thôngQuản lý khẩn cấp Trả tiền và thanh toán điện tử

Quản lý vận tải đa phương thứcHệ thống điều hành xe chở container

Hệ thống ngăn ngừa va chạmHệ thống hỗ trợ người lái Hệ thống cảnh báo va chạm

“Chi tiết từng hệ thống xem phụ lục 1: Sơ đồ cấu trúc hệ thống giao thông thông minh”

Hình 3.1: Hệ thống giao thông thông minh

3.2.1 Hạ tầng giao thông thông minh (Intelligent infrastructure)

- Hệ thống quản lý trục giao thông chính (Arterial Management);

- Hệ thống an toàn và ngăn ngừa tai nạn (Crash Prevention and Safety);

- Hệ thống quản lý đường trong các điều kiện thời tiết (Road Weather Management);

- Hệ thống vận hành và bảo trì đường bộ (Roadway Operation and Maintenance);

- Hệ thống quản lý vận tải hành khách (Transit Management);

- Hệ thống quản lý sự cố giao thông (Traffic Inciddent Management);

- Hệ thống quản lý khẩn cấp (Emergency Management);

- Hệ thống trả tiền, thanh toán điện tử (Electronic Payment & Pricing);

- Hệ thống quản lý vận tải đa phương thức (Intermodal Freight);

- Hệ thống điều hành xe chở container (Commercial Vehicle Operations).

3.2.1.1 Hệ thống quản lý trục giao thông chính (Arterial Management)

Các hệ thống này bố trí dọc các trục đường chính, sử dụng đèn báo hiệu và sử dụng thông tin thu thập bởi các thiết bị giám sát lưu lượng để truyền những thông tin quan trọng về điều kiện đi lại cho người tham gia giao thông, thông qua công nghệ như những dấu hiệu thông báo động hoặc tin nhắn.

3.2.1.2 Hệ thống an toàn và ngăn ngừa tai nạn (Crash Prevention and Safety)

Hệ thống này nhận diện những điều kiện không an toàn cung cấp cho người tham gia giao thông để tránh những sự cố, các đường cong nguy hiểm, đường cao tốc giao cắt đường sắt, nút giao thông lưu lượng cao, và cũng cung cấp các cảnh báo về sự hiện diện của người đi bộ và đi xe đạp, và thậm chí cả những động vật trên đường bộ.

3.2.1.3 Hệ thống quản lý đường trong các điều kiện thời tiết (Road Weather Management)

Hoạt động quản lý bao gồm hệ thống quản lý thông tin về thời tiết, công nghệ bảo trì con đường khi bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu, và điều phối các hoạt động, ứng dụng của nó giúp đỡ trong việc giám sát và dự báo của các con đường và điều kiện khí quyển.

3.2.1.4 Hệ thống vận hành và bảo trì đường bộ (Roadway Operation and Maintenance)

Những ứng dụng theo dõi, phân tích, và phổ biến các dữ liệu cơ sở hạ tầng cho các hoạt động, bảo trì, quản lý và sử dụng Nó có thể giúp bảo đảm sự an toàn của công nhân và người tham gia giao thông trong khu vực làm việc tạo điều kiện lưu lượng giao thông thông qua Điều này thường đạt được thông qua việc triển khai tạm thời của ITS các dịch vụ khác, chẳng hạn như các yếu tố của quản lý giao thông và các chương trình quản lý sự cố.

3.2.1.5 Hệ thống quản lý vận tải hành khách (Transit Management)

Hệ thống bao gồm dịch vụ giám sát và truyền thông, như hệ thống tự động thông báo vị trí xe, máy tính hỗ trợ hệ thống công văn, và camera giám sát, cho phép các cơ quan quá cảnh cải thiện hoạt động, an toàn, và an ninh của quốc gia trong hệ thống giao thông công cộng.

3.2.1.6 Hệ thống quản lý sự cố giao thông (Traffic Inciddent Management)

Hệ thống giám sát, phát hiện, ngăn chặn, khắc phục kịp thời các sự cố xãy ra bất ngờ, sử dụng hàng loạt các hệ thống cảm biến, camera theo dõi Những hệ thống phân phối thông tin giúp đỡ người đi đường di chuyển một cách an toàn, định hướng xung quanh các biến cố trên đường.

3.2.1.7 Hệ thống quản lý khẩn cấp (Emergency Management)

ITS ứng dụng trong hệ thống quản lý khẩn cấp bao gồm quản lý nguyên vật liệu độc hại, triển khai các dịch vụ y tế khẩn cấp Hệ thống sử dụng các cảm biến gắn trên phương tiện và hệ thống hạ tầng giao thông, tự động phát hiện và thông báo các trường hợp xảy ra.

3.2.1.8 Hệ thống trả tiền, thanh toán điện tử (Electronic Payment &

Hệ thống trả tiền và thanh toán điện tử sử dụng giao tiếp và các công nghệ điện tử để tạo thuận lợi cho người tham gia giao thông và thương mại giữa các cơ quan giao thông vận tải, thông thường để trả tiền lệ phí cầu đường và phí quá cảnh.

3.2.1.9 Hệ thống quản lý vận tải đa phương thức (Intermodal Freight)

ITS có thể tạo điều kiện cho sự chuyển động một cách an toàn, hiệu quả và liền mạch của hàng hoá vận tải Các ứng dụng đang được triển khai, cung cấp cho phép theo dõi các hãng vận tải hàng hoá và tài sản như bao bì và khung gầm, nâng cao hiệu quả của quá trình vận chuyển hàng hoá.

3.2.1.10 Hệ thống điều hành xe chở container (Commercial Vehicle Operations) Ứng dụng ITS cho các hoạt động thương mại, chiếc xe được thiết kế để tăng cường liên lạc giữa các tàu sân bay có động cơ và các cơ quan pháp lý Ví dụ như đăng ký điện tử và các chương trình cho phép, trao đổi dữ liệu điện tử giữa các cơ quan điều tra.

3.2.2 Phương tiện thông minh (Intelligent Vehicles)

- Hệ thống ngăn ngừa va chạm (Collision Avoidance);

- Hệ thống hỗ trợ người lái (Driver Assistance);

- Hệ thống cảnh báo va chạm (Collision Notification).

3.2.2.1 Hệ thống ngăn ngừa va chạm (Collision Avoidance) Để cải thiện khả năng điều khiển tránh những tai nạn, phương tiện được gắn hệ thống cảnh báo va chạm Những ứng dụng va chạm sử dụng một loạt các cảm biến để giám sát môi trường xung quanh phương tiện và cảnh báo lái xe về các điều kiện có thể dẫn đến va chạm.

3.2.2.2 Hệ thống hỗ trợ người lái (Driver Assistance)

Nhiều công nghệ xe thông minh giúp đỡ con người rất nhiều trong việc điều khiển vận hành xe một cách an toàn, những hệ thống sẵn sàng giúp đỡ như dẫn đường, nâng cao tầm nhìn và những hệ thống điều khiển tốc độ, được dự định để tạo điều kiện thuận lợi cho người điều khiển.

3.2.2.3 Hệ thống cảnh báo va chạm (Collision Notification)

Hệ thống cảnh báo va chạm đã được thiết kế để phát hiện và báo cáo vị trí, mức độ nghiêm trọng của vụ việc cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Đề xuất mô hình cấu trúc áp dụng giao thông thông minh tại TP Biên Hòa hiện nay

Hình 3.2: Sơ đồ cấu trúc hệ thống điều hành và quản lý

Hệ thống gồm có 4 phân hệ chính:

- Các trung tâm quản lý, điều hành, điều khiển: quản lý đường, quản lý xe, quản lý thu phí, điều khiển tín hiệu,…

- Các hệ thống thiết bị trên đường: camera giám sát, đèn tín hiệu, bảng thông báo, biển báo phát hiện xe,…

- Các hệ thông thiết bị trên xe: thiêt bị thu nhập thông tin về trạng thái xe, màn hình hiển thị, bộ đàm,…

- Người tham gia giao thông: các bảng thông báo lịch trình xe, các hệ thống hỏi đáp về giao thông thông tin, điện thoại,…

Ngoài ra, môi trường hệ thống ở đây được coi là các cơ quan bên ngoài có tác động đến hệ thống như công an, ngoại giao, du lịch,… chính:

Hình 3.3: Các phân hệ của hệ thống

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, từ mô hình cấu trúc tổng quát của hệ thống quản lý, điều hành giao thông thành phố, chúng tôi lựa chọn một mô hình đơn giản, khả thi về hệ thống điều khiển giao thông thành phố thông minh sau, cùng các cụm thiết bị nghiên cứu thiết kế chế tạo:

Hình 3.5: Sơ đồ cấu trúc hệ thống điều khiển giao thông thành phố thông minh Đặc điểm của mô hình đề ra tạo được chu trình kín về thông tin trong hệ thống Dòng thông tin được bắt đầu từ việc thu nhập dữ liệu về trạng thái thực hệ thống giao thông bao gồm: thông tin về lưu lượng, vận tốc dòng xe trên đường (thông qua giải pháp đếm xe bằng camera), thông tin về vị trí, vận tốc của xe (trên cơ sở sử dụng cộng nghệ định vị toàn cầu GPS) Các thông tin này được truyền về trung tâm điều hành Ở đây với sự trợ giúp của một số thiết bị khác như bản đồ điện tử, phần mềm mô phỏng, cơ sở dữ liệu GIS, các thuật toán điều khiển giao thông,

… người quản lý, điều hành giao thông có thể đưa ra các phương án điều khiển giao thông tối ưu, như phân luồng, điều khiển chu kỳ đèn tín hiệu,…

Cuối cùng những thông tin điều khiển đó được đưa đến người tham gia giao thông dưới các hình thức như thông báo bằng các bảng quang báo điện tử đặt trên đường, điện thoại di động, màn hình đặt trước người lái xe, đèn tín hiệu, …

Phương án truyền thông sử dụng ở đây được lựa chọn trên cơ sở tận dụng tối đa các cơ sở hạ tầng truyền thông đã có trong nước như mạng điện thoại di động và cố định, hệ thống cáp quang, … nhằm giảm thiểu chi phí đầu tư xây dựng.

3.3.1 Các nhóm thiết bị chức năng

3.3.1.1 Hệ thống giám sát dòng xe trên đường bằng camera

Thu thập các thông tin về dòng xe trên đường (lưu lượng, vận tốc,…) là yêu cầu quan trọng đầu tiên để quản lý và điều hành giao thông Trên thế giới vấn đề này đã được quan tâm từ rất lâu và có nhiều hướng giải quyết như sử dụng ra da, sóng vi ba (cực ngắn), thiết bị ống cảm ứng, cảm ứng vòng dây, …, trong đó hiện đại nhất là sử dụng công nghệ xử lý ảnh camera Tuy nhiên, tất cả các phương án sẵn có trên đều không có tính khả thi ở Việt nam do thực tế không phân làn đường (trừ một số điểm đặc biệt như trạm thu phí, …) và dòng xe đa phương tiện của chúng ta.

Hình 3.6: Giám sát dòng xe bằng cameraChính vì vậy trong nước có thể coi như chưa có thiết bị giám sát dòng xe trên đường, các camera giám sát lắp đặt tại một số nút giao thông mới chỉ đơn thuần cung cấp cho người điều hành bức tranh về trạng thái giao thông mà chưa thể cho biết thông tin về lưu lượng, tốc độ dòng xe Hậu quả là không thể đưa ra ra được các biện pháp điều khiển giao thông chính xác, kịp thời, chẳng hạn như việc đặt chu kỳ đèn tín hiệu là hoàn toàn cưỡng bức, không phù hợp với trạng thái thực của hệ thống giao thông.

Giải pháp hợp lý đề ra ở đây là khai thác công nghệ xử lý ảnh camera để chế tạo thiết bị giám sát dòng xe Về mặt cấu trúc thiết bị gồm: camera công nghiệp để thu hình và một máy tính nhúng tốc độ cao làm nhiệm vụ xử lý ảnh, truyền các thông tin kết quả (lưu lượng từng loại xe, vận tốc dòng xe,…) về trung tâm qua hệ thống cáp quang Thiết bị được đặt trên đường, ở độ cao 15-25m, vuông góc với mặt đường.

Hạt nhân của hệ thống là phần mềm xử lý ảnh Phần mềm này cho phép đếm và phân loại các xe (xe buýt, xe tải, ô tô con, xe máy), tính toán vận tốc trung bình của dòng xe dù các xe chạy không theo làn cố định Ngoài ưu điểm chính này, so với các phương thức đếm xe phổ biến khác như cảm ứng vòng từ, phương án sử dụng camera còn có một số các ưu điểm khác như: rẻ, ít bị hỏng hóc, dễ lắp đặt và bảo dưỡng,…

3.3.1.2 Thiết bị giám sát hành trình xe Đây là thiết bị đặt trên xe nhằm mục đích thu thập các thông tin về vị trí và tốc độ xe sử dụng công nghệ định vị toàn cầu GPS Những thông tin này cho phép người quản lý giám sát được chính xác hành trình xe để có thể đề ra các biện pháp quản lý, điều hành hợp lý Thiết bị gồm các phần chính là ăng ten GPS (có thể đặt trong xe hoặc trên nóc xe), các mạch điện tử và phần mềm thu thập, xử lý, truyền thông tin Nguồn điện cho thiết bị đặt trên xe được lấy từ nguồn điện sẵn có trên xe thông qua phích cắm.

Tùy theo phương thức truyền thông tin thiết bị được chế tạo dưới 2 dạng: off-line (không trực tuyến) và on line (trực tuyến). a) Thiết bị giám sát hành trình off-line (kiểu hộp đen)

Thiết bị thu thập các thông tin nói trên với chu kỳ lấy mẫu mặc định là 10s (hoặc có thể lựa chọn từ 1 đến 300s) và lưu trữ được 6144 lần (có thể mở rộng đến

12288 lần) Sau khi kết thúc hành trình các thông tin này được đổ ra máy tính qua cổng COM hoặc thiết bị truyền vô tuyến (trong phạm vi 50-60m) nhờ phần mềm đi kèm Nhờ đó, người sử dụng có thể dễ dàng ra lệnh đọc dữ liệu, phân tích các trạng thái hoạt động của xe trong suốt hành trình, ghi lại những trạng thái vượt quá mức độ cho phép Ngoài ra, phần mềm này còn có một số chức năng khác tạo sự thân thiện với người sử dụng như cho phép đặt lại các định dạng thời gian lưu, xóa các thông tin không cần thiết.

Hình 3.7: Thiết bị giám sát hành trình off-line b) Thiết bị giám sát hành trình on-line (trực tuyến)

Thiết bị cho phép truyền các thông tin về vị trí và tốc độ xe trực tiếp về trung tâm điều hành thông qua mạng điện thoại di động Thiết bị có 2 phần: trên xe và tại trung tâm Thông tin được truyền dưới dạng tin nhắn SMS hoặc chuyển mạch gói GPRS Chế độ truyền là liên tục với chu kỳ đặt trước hoặc theo chỉ thị từ trung tâm Tại trung tâm người quản lý có thể giám sát hành trình xe trực tiếp trên bản đồ số.

Các thiết bị giám sát hành trình nói trên đã được lắp đặt thử nghiệm trên tuyến xe buýt số 7 (xe số 29N-2332) của Tổng công ty vận tải Hà nội từ ngày 22/6/2005 đến ngày 28/7/2005 và được đánh giá tốt, đạt các yêu cầu đề ra.

3.3.1.3 Thiết bị hiển thị thông tin trên xe.

Tuyến thí điểm áp dụng hệ thống giao thông thông minh

Tổ chức tiến hành điều tra, khảo sát sơ bộ thực tế các tuyến hiện tại ởThành Phố Biên Hòa Dựa vào kết quả đạt được sau khi nghiên cứu điều tra củaTrung tâm VTHKCC Đồng Nai năm 2012 Tác giả tiến hành lựa chọn tuyến phù hợp với chỉ tiêu đề ra và có lượng phương tiện giao thông tăng đều hằng năm Do vậy chọn tuyến Hóa An- Hố Nai để làm tuyến áp dụng hệ thống giao thông thông minh (ITS) thí điểm với tổng chiều dài tuyến 14km Từ đó nhân rộng ra để phát triển toàn hệ thống ITS cho Thành Phố Biên Hòa trong tương lai.

Hình 3.14: Sơ bộ tuyến ứng dụng ITS tại Thành Phố Biên Hòa được đề xuất Qua khảo sát sơ bộ tuyến gồm:

+ Thu hút khách trực tiếp: Dân cư sống tập trung dọc theo hai bên tuyến khoảng từ 500m – 1.000m về mỗi bên Đặt biệt trên tuyến có các khu vực tập trung đông người đi lại như: Điểm đầu đặt ở Công Ty PouChen với số lượng công nhân rất đông (gần 20 ngàn công nhân), điểm cuối kết nối với Khu công nghiệp Hố Nai 1 và Khu Công Nghiệp Bàu Xéo, Khu công nghiệp Amata Dọc trên hành lan tuyến đường Nguyễn Ái Quốc tập trung nhiều trường học có 8 trường (trong đó 2 trường Đại học cao đẳng, 1 trường cấp 3, 2 trường cấp 2 và 3 trường tiểu học), Quảng Trường tỉnh Đồng Nai, Trung tâm tổ chức sự kiện, trung tâm thương mại và mua sắm Nguồn hành khách này chiếm từ 70 – 80% tổng lượng hành khách của tuyến buýt.

+ Thu hút khách gián tiếp: Là lượng khách được xe buýt tiếp chuyển từ các đầu mối giao thông như bến xe nội tỉnh, các tuyến liên tỉnh Lượng khách này chiếm từ 20 – 30% tổng lượng khách còn lại.

3.4.1 Các công trình phục vụ trên tuyến3.4.1.1 Hệ thống giám sát dòng xe trên đường bằng camera

Hệ thống camera sẽ là công cụ đắc lực hỗ trợ lực lượng công an trong việc kéo giảm tai nạn giao thông, bảo đảm an toàn giao thông tại các tuyến đường Từ những camera này, có thể giám sát tốt mật độ lưu thông trên đường, đồng thời phát hiện và can thiệp kịp thời khi có sự cố, như: tai nạn, kẹt xe Những hình ảnh do camera lưu lại là căn cứ pháp lý quan trọng để xử lý các trường hợp vi phạm về tốc độ, vượt đèn đỏ, cũng như mọi hành vi không chấp hành các quy định về an toàn giao thông.

Hình 3.15: Hình ảnh Đường Nguyễn Ái Quốc

Hình 3.16: Hình ảnh máy bắn tốc độ trên tuyến

(Nguồn: Khào sát thực tế)

Hình 3.17: Camera giám sát trên tuyến (Nguồn: Khảo sát thực tế ở Cần Thơ)

Camera quan sát có nhiệm vụ ghi lại hình ảnh quá trình giao thông sau đó truyền theo thời gian thực về trung tâm điều hành Camera giám sát được lắp đặt ở độ cao khoảng 12m trở lên, vùng quan sát tối thiểu dài 30m. a) Tại ngã 4: Là nơi giao nhau giữa 2 tuyến khác hướng nhau, nên phải có sự nhường xe nhau, khi tuyến này đi thì tuyến kia phải dừng để đảm bảo giao thông lưu thông và an toàn.Nên tập trung xe nhiều nhất, và là nơi bắt đầu gây nên sự ùn tắc, và ô nhiễm môi trường.

Ngoài ra, hệ thống camera tại các ngã 4 sẽ lưu lại và cung cấp cho công an hình ảnh để xử lý các cướp giật, trật tự xã hội diễn ra trên đường phố, xử lý nhanh tình trạng ách tắc giao thông.

Hình 3.18: Hệ thống giám sát tại ngã tư b) Dọc theo hai bên đường: Nhằm kiểm tra các sai phạm của các xe về những vấn đề khác nhau như: vi phạm về tốc độ, vi phạm về làn đường Kiểm tra các tai nạn giao thông để kịp thời báo cho bộ phận cứu hộ, giảm thiệt hại về người và tài sản, …

Hình 3.19: Hệ thống giám sát dọc theo hai bên đường c) Những địa điểm cần bố trí hệ thống Camera giám sát Địa điểm Camera giám sát Máy bắn tốc độ

Ngã 4 cầu mới 2 hệ thống

Cổng 1 Quân đội 2 hệ thống

Ngã 4 Tân Phong 2 hệ thống

Quảng trường tỉnh 1 hệ thống

Cầu Xăng Máu 1 hệ thống

Bảng 3.1: Phân bố camera giám sát

3.4.1.2 Trung tâm điều hành hệ thống giám sát

Tại trung tâm điều hành có thể theo dõi và giám sát toàn bộ sự hoạt động của các phương tiện trên các tuyến Số lượng phương tiện không hạn chế, được phân cấp theo dạng đa tầng, mỗi tầng ngang cấp được một máy Clien quản lý, cácClien được ghép về máy chủ qua mạng LAN.

Tại trung tâm điều khiển có thể truyền dữ liệu hoặc gửi tin nhắn hướng dẫn cho người điều khiển phương tiện tại thời điểm và với phương tiện bất kỳ.

Hiển thị vị trí của phương tiện bất kỳ trên bản đồ số hóa, cho phép liên kết giữa bản đồ trong nội đô với bản đồ các tuyến quốc lộ chính.

Hình 3.20: Hình ảnh giao thông hiện về trung tâm điều hành Hình 3.21: Điều hành và quản lý giao thông tại trung tâm

Hình 3.22: Mô hình giải pháp Camera giám sát giao thông

3.4.2 Hiệu quả kinh tế - xã hội của việc phát triển hệ thống giao thông thông minh cho thành phố Biên Hòa

3.4.2.1 Hiệu quả về mặt kinh tế a) Tạo nét đẹp văn hóa trong giao thông và văn minh đô thị

Có thể đáp ứng được nhu cầu đi lại tăng lên nhanh chóng ở các đô thị trên địa bàn tỉnh, góp phần tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của người dân tại các khu đô thị Hệ thống giao thông tiện nghi, chính quy, hiện đại… cũng thể hiện mức độ văn minh trong các đô thị. b) Tiết kiệm nhiên liệu và thời gian đi lại

Việc phát triển hệ thống giao thông thông minh sẽ là nhân tố tích cực góp phần tạo ra một môi trường lưu thông an toàn, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân Đồng thời, điều kiện giao thông đặc biệt trên một số đoạn đường có mật độ lưu thông cao sẽ được cải thiện một cách đáng kể và qua đó hao phí thời gian chờ do ùn tắt giao thông gây ra cũng sẽ giảm đi. c) Tăng hiệu quả của việc sử dụng đường bộ

Phát triển hệ thống giao thông sẽ góp phần tăng hiệu quả của việc sử dụng đường bộ.

3.4.2.2 Hiệu quả về mặt xã hội

An toàn giao thông luôn được xem như là một tiêu chí hết sức quan trọng để đánh giá chất lượng giao thông và qua đó đánh giá trình độ phát triển của hệ thống giao thông cũng như trình độ phát triển chung của xã hội Như vậy, sự phát triển, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông sẽ góp phần quan trọng trong việc làm giảm số vụ tai nạn, qua đó làm giảm những chi phí xã hội về tài chính cũng như những thiệt hại, mất mát về con người và tài sản gây nên bởi các vụ tai nạn.

3.4.3 Tổ chức cách thức quản lý nhà nước phục vụ hệ thống ITS

3.4.3.1 Cơ quan quản lý nhà nước về hệ thống giao thông thông minh trên tuyến

Theo các quy định hiện hành, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý giao thông đô thị trên tuyến như sau: a) Ủy Ban Nhân Dân tỉnh

Ngày đăng: 11/04/2023, 18:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w