1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trình tự, thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước từ thực tiễn ngành giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay.

257 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình tự, thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước từ thực tiễn ngành giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay
Tác giả Nguyễn Văn Cường
Người hướng dẫn PGS. TS Bùi Nguyên Khánh
Trường học Học Viện Khoa Học Xã Hội
Chuyên ngành Luật kinh tế
Thể loại Luận án Tiến sĩ Luật học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 257
Dung lượng 254,79 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU (113)
    • 1.1 Tình hình nghiên cứu về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và pháp luật về trình tự, thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (21)
    • 1.2. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu. .36 Kết luận Chương 1 (61)
  • Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HÓA (219)
    • 2.1. Khái niệm về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực (0)
    • 2.2. Pháp luật về trình tự, thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 54 2.3. Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong ngành giao thông vận tải của một số quốc gia trên thế giới. 59 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 (0)
  • Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ THỰC TIỄN THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (0)
    • 3.1. Thực trạng các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay............................71 3.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ngành giao thông vận tải (113)
  • Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI Ở VIỆT NAM (0)
    • 4.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về trình tự, thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay (219)
    • 4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về trình tự, thủ tục cổ phần hóa (225)
    • 4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về trình tự, thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay (231)
  • KẾT LUẬN (67)

Nội dung

Trình tự, thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước từ thực tiễn ngành giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay.Trình tự, thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước từ thực tiễn ngành giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay.Trình tự, thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước từ thực tiễn ngành giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay.Trình tự, thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước từ thực tiễn ngành giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay.Trình tự, thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước từ thực tiễn ngành giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay.Trình tự, thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước từ thực tiễn ngành giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay.Trình tự, thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước từ thực tiễn ngành giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay.Trình tự, thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước từ thực tiễn ngành giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay.Trình tự, thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước từ thực tiễn ngành giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay.Trình tự, thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước từ thực tiễn ngành giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay.Trình tự, thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước từ thực tiễn ngành giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay.Trình tự, thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước từ thực tiễn ngành giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay.Trình tự, thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước từ thực tiễn ngành giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay.Trình tự, thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước từ thực tiễn ngành giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay.Trình tự, thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước từ thực tiễn ngành giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay.Trình tự, thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước từ thực tiễn ngành giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay.Trình tự, thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước từ thực tiễn ngành giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay.Trình tự, thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước từ thực tiễn ngành giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay.Trình tự, thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước từ thực tiễn ngành giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay.VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN CƯỜNG TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TỪ THỰC TIỄN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TI.

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Tình hình nghiên cứu về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và pháp luật về trình tự, thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

và pháp luật về trình tự, thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

1.1.1 Nhóm các công trình nghiên cứu lý luận về cổ phần hóa DNNN và trình tự, thủ tục cổ phần hóa DNNN

“Tư nhân hóa” được hiểu theo nghĩa rộng là “một quá trình chuyển đổi thay đổi sự cân bằng giữa bộ phận Nhà nước và bộ phận tư nhân cùng với các dịch vụ của DN thông qua các chính sách khác nhau” [86; 20] Định nghĩa này khiến cho “tư nhân hóa” có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác. Kirkpatrick đề cập “tư nhân hóa” như một sự chuyển giao từ sự tham gia của Nhà nước đến tư nhân trong các hoạt động kinh tế, dẫn đến sự phát triển của khối DN tư nhân và sự tăng trưởng của thị trường [86; 21] Khi trong đời sống kinh tế thế giới xuất hiện các mô hình KTTT trong các nền kinh tế chuyển đổi, ở các nước XHCN đã thường xuất hiện những bài viết về “tư nhân hóa”, CPH trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền KTTT.

Trên thực tế, doanh nghiệp nhà nước (SOE) là đối tượng chịu nhiều sự quản lý của luật pháp và quy định hành chính, cũng như phải chịu nhiều can thiệp không chính thức (ví dụ can thiệp chính trị) Cook và Kirkpatrick cho thấy can thiệp chính trị là nguyên nhân chính của thiếu hiệu quả đối với SOE[86; 24] Họ chỉ ra rằng các nhà quản lý DN chủ yếu được bổ nhiệm chính trị với cực kỳ ít kinh nghiệm quản lý kinh doanh; nhiều quyết định quản lý quan trọng, ví dụ như vấn đề việc làm, giao dịch, và định giá tài sản đều có can thiệp chính trị Can thiệp chính trị được thể hiện ra ở các khía cạnh như quá tải số lượng nhân viên, đánh giá thấp các mục tiêu chính, quy hoạch không

16 giá tài sản dưới giá trị trên thị trường, tốn kém chi phí và mất tài sản Nhà nước "Tư nhân hoá" sẽ tái cơ cấu tổ chức quản lý và giảm bớt phạm vi can thiệp chính trị trong các quyết định, tuy nhiên ở khía cạnh nào đó vẫn còn tồn tại, nếu không thực hiện minh bạch.

Từ tổng quan các nghiên cứu nước ngoài có thể thấy quá trình CPH DNNN đi đôi với cải cách quản trị DN sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của các DN này, đặc biệt là những DN thuộc sở hữu Nhà nước Nghĩa là, để CPH DNNN thành công và phát triển tốt hơn sau CPH thì DN CPH phải thay đổi được cách thức quản trị DNNN và thu hút được nhân lực có chất lượng cao tham gia quản trị DN Trong trường hợp ngược lại, dù CPH đến mức nào đi nữa thì DN cũng không thay đổi được kết quả hoạt động và vẫn tồn tại trong tình trạng yếu kém Đối với quá trình CPH ở Việt Nam, khi đánh giá về hiệu quả hoạt động của các DN sau CPH, Truong Dong Loc, Ger Lanjouw và Robert Lensink sử dụng phương pháp so sánh trước và sau CPH và phương pháp khác biệt trong sự khác biệt (DID: Difference in Differences) để kiểm tra ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô và CPH ảnh hưởng tới 121 DN ở Việt Nam [97] Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự gia tăng lợi nhuận của DNNN sau CPH thực sự xuất phát từ chính mục đích và thực hiện tích cực, minh bạch quá trình CPH do một số nguyên nhân:

Thứ nhất, sau khi CPH, Giám đốc DN buộc phải tập trung vào mục tiêu lợi nhuận DN, bởi vì họ là người phải chịu trách nhiệm trước cổ đông về tỷ lệ lợi tức trên vốn cổ phần [104].

Thứ hai, CPH giúp chuyển giao quyền kiểm soát DN từ các chính trị gia sang nhà quản trị chuyên nghiệp, điều này dẫn đến thay đổi chất lượng, kỹ năng quản trị DN và kỳ vọng dẫn tới gia tăng lợi nhuận nhờ áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của DN thông qua cắt giảm chi phí lao động và các chi phí thấp, tránh được mất tài sản vô ích khác, điều mà trước đây các chính trị gia không thể thay đổi được để đảm bảo uy tín và vị trí của họ [82].

Trong các công trình nghiên cứu về CPH, đáng chú ý là một số công trình nghiên cứu của các học giả Trung Quốc:

Thứ nhất, Tian Zhu với chủ đề: “Công cuộc vận động “công ty hoá” ở Trung Quốc: một sự đánh giá và những hệ quả về chính sách” (Trường đại học Khoa học và Kinh tế Hồng Kông) đã phân tích và đánh giá cuộc vận động công ty hoá ở Trung Quốc dựa trên những vấn đề bức xúc của khu vực KTNN

[103] Tác giả đã kết luận rằng, điều kiện quan trọng hàng đầu để tái cơ cấu thành công khu vực DNNN là phải có sự chuyển đổi cơ bản về sở hữu Nhà nước và tạo lập bộ máy quản lý có hiệu quả, điều đó dẫn đến việc đòi hỏi phải phát triển các thể chế thị trường của quốc gia, đặc biệt là các thị trường tài chính và hệ thống pháp luật.

Thứ hai, Lý Trường Hải (1994) trong nghiên cứu về “Tìm tòi việc thí điểm cải cách chế độ cổ phần” đã đặt ra câu hỏi: làm thế nào để các xí nghiệp quốc doanh có thể chuyển đổi hoàn toàn cơ chế kinh doanh (Nhân dân nhật báo ngày 4/4/1994) Theo tác giả, theo đuổi mục tiêu xây dựng chế độ xã hội hiện đại mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra là phải cải cách xí nghiệp một cách sâu sắc mà chế độ CTCP (dụng ý chỉ sự cần thiết phải CPH DNNN) phải được coi là hình thức tổ chức chủ yếu của chế độ xã hội hiện đại Quá trình thực hiện cải tổ kinh tế quốc doanh theo chế độ cổ phần trước hết phải làm tốt công tác bình xét đánh giá tài sản quốc hữu, không để thất thoát tài sản quốc hữu.

Thứ ba, Trịnh Phúc Viên (1995) trong nghiên cứu về “Những vấn đề khó khăn và viễn cảnh của công cuộc cải cách xí nghiệp quốc doanh ở Trung Quốc”, đã phân tích những tệ nạn kéo dài quá trình cải cách, những khó khăn gặp phải và những chính sách đổi mới của xí nghiệp quốc doanh ở Trung Quốc (Tạp chí nghiên cứu “Trung công”, Đài Loan, số 9/1995) [76] Theo tác giả, việc chuyển đổi các xí nghiệp quốc doanh thành CTCP cần theo nguyên tắc: i) Các công ty sản xuất các sản phẩm đặc biệt và các xí nghiệp quốc phòng nên do một mình Nhà nước đầu tư KD; ii) Những xí nghiệp cốt cán trong các ngành trụ cột và ngành cơ sở Nhà

20 nước phải khống chế cổ phần và thu hút vốn tham gia cổ phần của các lực lượng ngoài quốc doanh; iii) Các CTCP trên thị trường chỉ chiếm số ít và Nhà nước tăng cường kiểm soát; iv) Các TCT thuộc ngành nghề có tính chất quốc gia phải từng bước cải tổ thành các CTCP khống chế.

- “Cơ sở khoa học của việc chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần ở Việt Nam” (Đề tài khoa học cấp Nhà nước do Bộ Tài chính chủ trì) Công trình này đã đưa ra cơ sở lý luận của CPH DNNN cũng như một số điều kiện đặc thù của Việt Nam khi tiến hành CPH DNNN.

Với đề tài “Cổ phần hoá các DNNN ở Việt Nam”, Hoàng Công Thi, Phùng Thị Doan (1994, Viện Khoa học tài chính, NXB Thống kê) đã đề cập đến các nghiên cứu điển hình về quá trình CPH DNNN ở Việt Nam, trong đó nhấn mạnh các vấn đề trình tự, thủ tục liên quan đến vốn, tài sản, đất đai trong quá trình CPH.

Nghiên cứu "Ảnh hưởng của cải cách doanh nghiệp Nhà nước tới sự phát triển khu vực phi Nhà nước ở Việt Nam" của CIEM (2000) đã chỉ ra những ảnh hưởng tích cực của việc đổi mới các DNNN đối với sự phát triển khu vực phi Nhà nước Các tác giả đã khảo sát, điều tra ảnh hưởng tích cực và tiêu cực, bao gồm (i) tạo cơ chế cạnh tranh bình đẳng giữa DNNN và DN không phải Nhà nước, (ii) tạo điều kiện thúc đẩy, hỗ trợ DN phi Nhà nước mở rộng thị trường, nâng cao năng lực sản xuất; Tuy nhiên, (i) việc phát triển quá mạnh đầu tư Nhà nước ở các DNNN trong một số ngành nghề có thể "lấn át" đầu tư tư nhân, (ii) vẫn còn tư tưởng "ưu tiên" DNNN so với các DN phi Nhà nước ở một số địa phương dẫn đến các chính sách ưu đãi đầu tư đều hướng tới các DNNN, không phải DN phi Nhà nước.

Cuốn sách “Cổ phần hóa - giải pháp quan trọng trong cải cách doanh nghiệp Nhà nước” của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DN đã đề cập đến nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quyết tâm đổi mớiDNNN thông qua CPH DNNN, và đưa ra một số đánh giá quá trình CPH ở

Nam Phan Đức Hiếu (2003, NXB Tài chính), cuốn “Cải cách doanh nghiệp

Nhà nước” với trọng tâm nghiên cứu các mô hình đổi mới hoạt động của

Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .36 Kết luận Chương 1

Luận án thực hiện trên cơ sở vận dụng phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, các quan điểm của Đảng về pháp luật, về công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, trên cơ sở phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Các lý thuyết nghiên cứu được sử dụng trong Luận án bao gồm:

- Lý thuyết về tư nhân hóa; lý thuyết về cổ phần hóa DNNN đã được nêu trong đánh giá tổng quan;

- Lý thuyết về đại diện 5 , lý giải mối quan hệ giữa cổ đông và người quản lý trong quan hệ đại diện (quan hệ ủy thác) Mối quan hệ này được coi như là quan hệ hợp đồng mà theo đó các cổ đông (những người chủ – principals), bổ nhiệm, chỉ định người khác, người quản lý công ty (người thụ ủy – agents), để thực hiện việc quản lý công ty cho họ mà trong đó bao gồm cả việc trao thẩm quyền để ra quyết định định đoạt tài sản của công ty [35].

56 được sửa và in lại năm 1968, xem tr 112-116.

- Lý thuyết về quản trị công ty 6 , đặc biệt là sự phân tách giữa quyền sở hữu và quyền quản lý trong công ty Vì vậy, công ty cổ phần đòi hỏi phải có một cơ cấu quản trị chặt chẽ, được thiết kế nhằm bảo vệ quyền lợi, tài sản của các cổ đông - chủ sở hữu công ty, đặc biệt là chống lại sự tư lợi của người quản lý.

- Lý thuyết về người quản lý công ty, đặc biệt là xác định ai là người quản lý và các nghĩa vụ pháp lý của họ (director’s duties) 7 Lẽ hiển nhiên, để có thể tồn tại, công ty phải xác lập giao dịch với các chủ thể khác nhưng với tư cách là một pháp nhân, tự bản thân nó không thể xác lập giao dịch cho chính mình 8 mà phải thông qua con người cụ thể - người quản lý - người đại diện trong giao dịch [35] Lý thuyết này cung cấp cho chúng ta các lập luận về việc tăng cường quyền lực của cổ đông (đại hội đồng cổ đông) và nghĩa vụ trung thành, mẫn cán của người quản lý cũng như cơ chế công khai thông tin liên quan đến giao dịch, trách nhiệm giải trình trong và sau cổ phần hóa DNNN

- Lý thuyết về chuyển đổi hình thức doanh nghiệp.

- Lý thuyết về thế quyền: theo đó kết quả cổ phần hóa hình thành công ty cổ phần từ một tập hợp các quyền, nghĩa vụ pháp lý từ doanh nghiệp nhà nước trước đó.

Luận án được triển khai với các câu hỏi nghiên cứu tập trung vào các khía cạnh: Lý luận, thực tiễn pháp lý và các đề xuất kiến nghị liên quan tới pháp luật

6 Xem: Michael C Jensen and William H Meckling, 'Theory of the Firm: Managerial Behavior, Agency Costs and Ownership Structure' in Thomas Clarke (ed), Theories of Corporate Governance: the Philosophical Foundations of Corporate Governance (2004) 58, tr 59; M M Blair and L A Stout, 'A Team Production Theory of Corporate Law' (1999) 85 (2) Virginia Law Review 247; in lại trong Thomas W Joo (ed), Corporate Governance: Law, Theory and Policy (2004), tr 53.

7 Xem: Bùi Xuân Hải, Người quản lý công ty theo Luật Doanh nghiệp 1999 – Nhìn từ góc độ Luật so sánh,

McQueen, Corporations Law in Australia (2nd ed, 2002), tr 317-320; John Farrar, Corporate Governance: Theories, Principles, and Practice (2nd ed, 2005), tr 103-105; Paul L Davies, Gower and Davies’ Principles of Modern Company Law (7th ed, 2003), tr 380 Về luật thành văn, có thể xem Điều 180, 588G của Đạo luật công ty Úc 2001 (the Corporations Act 2001 (Cth)).

8 Xem Án lệ Ferguson v Wilson (1866), LR 2 Ch App 77, tr 89-90. về trình tự, thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong ngành giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay Các câu hỏi nghiên cứu đã được đặt ra trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài, bao gồm:

- Bản chất của cổ phần hóa DNNN là gì?; đặc điểm trình tự, thủ tục cổ phần hóa DNNN; đặc điểm trình tự, thủ tục cổ phần hóa DNNN trong lĩnh vực giao thông vận tải?

- Nguyên tắc pháp luật, chủ thể tham gia, cấu trúc pháp luật về trình tự, thủ tục cổ phần hóa DNNN trong lĩnh vực giao thông vận tải?

- Thực tiễn áp dụng pháp luật về trình tự, thủ tục cổ phần hóa DNNN trong lĩnh vực giao thông vận tải? Những lỗ hổng pháp lý và vướng mắc khi thực thi?

- Giải pháp pháp lý đồng bộ nhằm hoàn thiện pháp luật và hiệu quả áp dụng pháp luật về trình tự, thủ tục cổ phần hóa DNNN trong lĩnh vực giao thông vận tải?

- Một là, nhận thức về DNNN, cổ phần hóa DNNN trước đây chưa rõ ràng, chưa đầy đủ, nhất là vai trò của DNNN trong nền KTTT định hướng XHCN Sự phân biệt giữa vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, vốn nhà nước tại doanh nghiệp, vốn của doanh nghiệp còn chưa rõ ràng nên việc áp dụng quy định trong quản lý vốn của doanh nghiệp còn vướng mắc;

- Hai là, quản lý vốn, tài sản của nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa trong cơ chế thị trường là vấn đề lớn, phức tạp, mục tiêu đẩy nhanh cổ phần hóa DNNN cùng với những thay đổi lớn về nhận thức, quan điểm, mục tiêu cổ phần hóa dẫn đến chính sách, pháp luật về cổ phần hóa liên tục có sự thay đổi trong từng thời kỳ, do vừa triển khai, vừa tổng kết, đánh giá nên còn nhiều nội dung không sát với tình hình thực tế;

- Ba là, chính sách, pháp luật về cổ phần hóa DNNN trong lĩnh vực giao thông vận tải còn rất nhiều khoảng trống, đặc biệt trong các vấn đề đặc thù như:các khoản đầu tư tài chính, tài sản đặc thù của doanh nghiệp, thương hiệu…Bốn là, tính phức tạp, chồng chéo trong hệ thống pháp luật đã diễn ra qua nhiều giai đoạn, đồng thời giai đoạn 2008-2012, nền kinh tế gặp những thách thức lớn, hoạt động lập pháp trong giai đoạn 2011-2016 đã tập trung sửa đổiHiến pháp và sửa đổi bổ sung một khối lượng lớn các đạo luật, Nghị định để giải quyết ngay một số vấn đề cấp bách đặt ra nên chưa thể hoàn thiện Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, cần có các giải pháp pháp lý đồng bộ nhằm hoàn thiện pháp luật và hiệu quả áp dụng pháp luật về trình tự, thủ tục cổ phần hóa DNNN trong lĩnh vực giao thông vận tải.

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HÓA

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ THỰC TIỄN THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Thực trạng các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay 71 3.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ngành giao thông vận tải

3.1.1 Nguyên tắc pháp luật cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

- Nguyên tắc bảo toàn vốn thuộc sở hữu của Nhà nước, bảo vệ lợi ích quốc gia trong tiến trình cổ phần hóa.

Theo Điều 10 của Nghị định 126/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm

2017 về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần (sau đây gọi tắt là Nghị định 126/2017/NĐ-CP), doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có liên quan kiểm tra, xử lý những vấn đề về tài chính để xác định giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần (khoản 2).

Bên cạnh đó, tài sản thừa hoặc thiếu so với giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định và công bố được xử lý như sau: a) Đối với doanh nghiệp còn vốn nhà nước sau khi cổ phần hóa:

- Đối với tài sản thừa:

Trường hợp doanh nghiệp chưa thực hiện quyết toán tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần thì xử lý tăng vốn nhà nước tại công ty cổ phần (nếu công ty cổ phần có nhu cầu sử dụng và có Nghị quyết của

10 đồng cổ đông thông qua) hoặc bàn giao tài sản cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam (nếu công ty cổ phần không có nhu cầu sử dụng).

Trường hợp doanh nghiệp đã thực hiện quyết toán tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần thì bàn giao tài sản cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam.

- Đối với tài sản thiếu sau khi trừ khoản bồi thường của tổ chức, cá nhân (nếu có) được xử lý như sau:

Trường hợp doanh nghiệp chưa thực hiện quyết toán tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần thì hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần.

Trường hợp doanh nghiệp đã thực hiện quyết toán tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần thì thực hiện giảm vốn nhà nước tại công ty cổ phần (nếu có Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thông qua) hoặc hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần (nếu Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông không thông qua). b) Đối với doanh nghiệp không còn vốn nhà nước sau khi cổ phần hóa:

- Đối với tài sản thừa: Thực hiện bàn giao cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam.

- Đối với tài sản thiếu sau khi trừ khoản bồi thường của tổ chức, cá nhân (nếu có) được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần.

- Nguyên tắc tuân thủ đầy đủ xử lý tài chính khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Căn cứ danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, doanh nghiệp cổ phần hóa phải chủ động xử lý những tồn tại về tài chính theo quy định hiện hành đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ Khi nhận được quyết định thực hiện cổ phần hóa của cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức kiểm kê,phân loại tài sản, các nguồn vốn và quỹ doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng, đối chiếu và xác

11 nhận công nợ theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Nghị định số 140/2020/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư 46/2021/TT-BTC làm cơ sở xác định giá trị thực tế doanh nghiệp để cổ phần hóa. Đối với diện tích đất mà doanh nghiệp không được giữ lại tiếp tục sử dụng theo phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất nhưng thực tế doanh nghiệp vẫn đang theo dõi, sử dụng và chưa có kế hoạch thu hồi của cấp có thẩm quyền thì doanh nghiệp cổ phần hóa phải báo cáo, thuyết minh làm cơ sở bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền khi chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.

Doanh nghiệp cổ phần hóa không thực hiện điều chỉnh số liệu trong sổ sách kế toán, báo cáo tài chính tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp theo kết quả xác định giá trị doanh nghiệp đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định và công bố.

Trường hợp sau khi đã được xử lý tài chính và xác định lại giá trị doanh nghiệp theo quy định mà giá trị thực tế doanh nghiệp thấp hơn các khoản phải trả thì xử lý theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP.

Tại thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu, doanh nghiệp lập báo cáo tài chính và xử lý các vấn đề về tài chính theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 126/2017/NĐ- CP, khoản 5 Điều 3 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP và quy định tại Thông tư 46/2021/TT-BTC.

Trường hợp doanh nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chỉnh giảm vốn nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tương ứng với số lỗ phát sinh theo quy định tại khoản 7 Điều 21 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP thìCTCP không được chuyển số lỗ này khi xác định thu nhập chịu thuế của các năm sau theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Quá trình xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa phải thực hiện theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch, đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định của Nhà nước Các tổ chức, cá nhân có liên quan khi thực hiện xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp không chấp hành đúng chế độ quy định, gây ra tổn thất hoặc thất thoát tài sản nhà nước thì tổ chức, cá nhân đó chịu trách nhiệm hành chính, bồi thường vật chất hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Trường hợp phát hiện kiểm kê thiếu hoặc bỏ sót các tài sản, công nợ trong quá trình kiểm kê tài sản, đối chiếu xác nhận công nợ dẫn đến giảm giá trị doanh nghiệp và vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa được xử lý theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP và khoản 2 Điều 7 Thông tư 46/2021/TT-BTC Riêng các khoản phải nộp ngân sách nhà nước ngay sau khi phát hiện kê khai thiếu, bị bỏ sót kể từ khi chính thức chuyển sang công ty cổ phần thì công ty cổ phần có trách nhiệm thực hiện kê khai và nộp vào ngân sách nhà nước theo đúng quy định Việc xử lý vi phạm thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật có liên quan.

PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI Ở VIỆT NAM

Phương hướng hoàn thiện pháp luật về trình tự, thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay

- Thứ nhất: Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là kênh quan trọng của cải cách doanh nghiệp Nhà nước và đang trở thành một xu hướng cần mở rộng và cần điều tiết chặt chẽ bởi pháp luật

Trong đổi mới kinh tế, tất yếu phải phát triển mạnh mẽ nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, chuyển sang cơ chế thị trường và xây dựng thể chế KTTT với đa dạng các hình thức và chủ sở hữu Muốn vậy, phải đổi mới mạnh mẽ các DNNN theo nhiều kênh, trong đó có kênh CPH Theo hướng đó, sau nhiều năm tìm tòi, thử nghiệm trong thực tế, Đảng ta đã lựa chọn CPH như một phương thức hữu hiệu để đổi mới các DNNN Trong điều kiện của nước ta, khi chuyển từ mô hình kinh tế có tỷ lệ DNNN rất cao nhưng hiệu quả KT-XH lại rất thấp, sang mô hình KTTT đa thành phần, CPH bộ phận DNNN là công việc tất yếu, không chỉ vì mục tiêu thoát khỏi tình trạng năng suất lao động thấp, mà còn vì sự phát triển KT-XH bền vững Sự đóng góp của CPH DNNN vào sự phát triển bền vững KT-XH là ở chỗ, nó làm tăng vốn, tăng lợi nhuận, giảm nợ xấu, chia sẻ rủi ro cho các chủ sở hữu riêng lẻ, tạo động lực làm chủ cho người lao động, tạo sức mạnh kinh tế để giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường Nghị quyết số 24/2016/QH14 của Quốc hội khóa XIV đã nêu rõ quan điểm cơ cấu lại nền kinh tế: “Xây dựng mô hình tăng trưởng lấy hiệu quả, thước đo là năng suất lao động, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế; huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực theo tín

21 nâng cao chất lượng tăng trưởng, chuyển dần từ mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa vào đầu tư và xuất khẩu sang dựa đồng thời vào cả đầu tư, xuất khẩu và thị trường trong nước; chuyển dần từ dựa vào gia tăng số lượng các yếu tố đầu vào của sản xuất sang dựa vào tăng năng suất, chất lượng lao động, ứng dụng khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo”

- Thứ hai: mục tiêu của pháp luật về trình tự, thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước phải bảo toàn được nguồn vốn nhà nước không bị thất thoát trong cổ phần hóa doanh nghiệp hhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn

Nhà nước cần khẳng định tư tưởng không nên chạy theo tiến độ CPH bằng mọi giá Trong bối cảnh kinh tế suy thoái và mới dần chuyển sang phục hồi thì kế hoạch CPH này là rất tham vọng cả về con số DN CPH và tiến độ thực hiện Trong bối cảnh đó, việc CPH là không thật có lợi nhìn từ phía cung là DNNN và Nhà nước CPH trong bối cảnh tái cơ cấu đòi hỏi tiến hành tái cơ cấu DN trước – một giai đoạn cần thiết trước khi CPH Chính vì vậy, cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa tiến độ CPH và đảm bảo nguồn vốn của Nhà nước. Thực tế cho thấy, áp lực chạy theo đúng tiến độ có thể khiến cổ phần của các DNNN bị bán với giá rẻ, trong khi chất lượng quản trị lẫn tính Cùng với quá trình khuyến khích mạnh mẽ khu vực tư nhân tham gia quá trình CPH, cần hạn chế và ngăn ngừa nguy cơ bán tài sản của Nhà nước không minh bạch, không công bằng, dẫn đến làm thất thoát tài sản của Nhà nước Đây là vấn đề được cơ quan có thẩm quyền đặc biệt lưu ý không chỉ trong xây dựng pháp luật, mà cả trong quá trình kiểm tra, giám sát thực hiện CPH, thoái vốn Nhà nước.

- Thứ ba: đảm bảo sự đồng bộ và thực thi có hiệu quả pháp luật về trình tự, thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và giữ vai trò điều tiết mối quan hệ giữa cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước với tư nhân hóa.

Vai trò của Nhà nước còn được thể hiện trong quá trình xây dựng pháp luật về CPH DNNN vì CPH DNNN là vấn đề lớn, làm thay đổi sở hữu Nhà nước tại DNNN, thay đổi vị trí của kinh tế Nhà nước trong phạm vi ngành và nền kinh tế Đối với một số nước, việc tăng, giảm vốn Nhà nước vượt quá hoặc thấp dưới tỷ lệ tối thiểu do Quốc hội quy định và phê chuẩn (Thuỵ Điển, Phần Lan) Có nước ban hành đạo luật tạo khuôn khổ chung cho các hoạt động tư nhân hoá (CPH), qui định quyền hạn của Chính phủ trong thực hiện các hoạt động tư nhân hoá DNNN (như Pháp) Ở nước ta, CPH chỉ thực hiện theo các văn bản QPPL (Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các Thông tư của các Bộ, Ngành), chưa có đạo luật về CPH DNNN Trong khi đó, việc đầu tư, sử dụng vốn thành lập, tổ chức,quản lý DNNN hay DN có vốn Nhà nước đã được qui định trong một số luật ban hành kể cả trước kia và gần đây Vì vậy, việc ban hành luật về CPHDNNN là cần thiết để tạo nền tảng pháp lý cao hơn, vững chắc hơn cho CPH những DN qui mô lớn, các DN quan trọng, DN trong các ngành đặc thù liên quan đến đất đai Thực hiện CPH các DNNN vẫn đảm bảo Nhà nước nắm giữ các DN then chốt, trọng yếu của nền KTQD Xét về tổng thể, tài sản của Nhà nước không bị giảm đi mà trái lại, có khả năng tăng thêm nhờ hiệu quả SXKD được nâng cao và góp phần gia tăng mức đóng góp cho ngân sách Nhà nước.Nhà nước có chính sách bán cổ phần ưu đãi cho người lao động ở giai đoạn bắt đầu CPH (sơ cấp), nhưng Nhà nước cũng cần chấp nhận thực tế là việc giữ lại hay bán đi cổ phần là quyền của người lao động Ở giai đoạn sau CPH(thứ cấp) thì việc chuyển nhượng cổ phần hay thâu tóm cổ phần là thuộc quyền của các cổ đông, miễn là họ tuân thủ pháp luật, điều lệ và không vi phạm các qui định về cạnh tranh, chống độc quyền Nguyên tắc quan trọng cần giữ là: trong từng giai đoạn, ở từng thời kỳ, một khi đã xác định được những ngành, lĩnh vực quan trọng, DNNN quan trọng (bất kể đó là DN doNhà nước giữ 100% vốn hay chi phối) thì sự tăng hay giảm tỷ lệ vốn Nhà nước (vượt lên thành các mức này hay xuống dưới các mức này), cần được xem xét cẩn trọng ở cấp cao nhất, mà theo kinh nghiệm của nhiều nước là

21 thuộc quyền quyết định của Quốc hội Để thu hút hơn nữa sự tham gia của các nhà đầu tư vào quá trình mua cổ phần, bao gồm cả nhà đầu tư nước ngoài, Chính phủ cần nâng mức tỷ lệ CPH, nhiều giao dịch có thể được CPH ở mức 51% hoặc cao hơn nhằm mang lại giải pháp hai bên cùng có lợi cho cả nhà đầu tư và Chính phủ Một xu hướng tích cực được ghi nhận là lần đầu tiên trong hơn 20 năm thực hiện tiến trình CPH, đã hình thành làn sóng đầu tư từ khu vực tư nhân vào các DNNN được CPH Trong số đó, phải kể đến hai DN tư nhân lớn là Tập đoàn Vingroup và CTCP Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam, đã trở thành cổ đông chiến lược của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), với tỷ lệ sở hữu 10% và 14% Đây là toàn bộ lượng cổ phần mà Vinatex được bán cho nhà đầu tư chiến lược theo phương án CPH được phê duyệt Vinatex có vốn điều lệ 5.000 tỷ.

- Thứ tư, pháp luật về trình tự, thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hướng đến mục tiêu đặt các tiền đề nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hóa

Với cách tiếp cận phải đặt quá trình tái cơ cấu trên nền tảng các nguyên tắc cơ bản của KTTT (cạnh tranh tự do, bình đẳng và hệ thống giá được thiết lập trên cơ sở chủ yếu là cung - cầu thị trường và cạnh tranh), Chính phủ đã tỏ ra quyết liệt hơn trong việc đẩy mạnh chương trình CPH DNNN, coi đây là hướng ưu tiên trong ba trục chính của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế Các

DN CPH thời gian qua đã chứng minh được hiệu quả hoạt động Việc đa dạng hóa sở hữu sẽ giúp có thêm nguồn vốn, kênh đầu tư và quản trị DN tốt hơn.Nhà nước không cần thiết phải nắm một số lượng lớn DN và trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế cũng chính là một khâu đột phá về tư duy kinh tế Có thể khái quát một số nét cơ bản về hoạt động của các DN sau CPH: (i) Ngay trong năm đầu tiên sau CPH, doanh thu bình quân, lợi nhuận sau thuế của phần lớn các DN đều tăng; (ii) Nhiều năm hoạt động sau CPH cho thấy, cácCTCP đều ổn định, tốc độ tăng trưởng của DN được duy trì; (iii) Sau CPH,các DN phát triển SXKD, tạo thêm công ăn việc làm, thu hút thêm lao động.

DN đều có mức cổ tức cao hơn mức tiền gửi ngân hàng; (iv) Dư luận xã hội đều cho thấy cái được lớn nhất của CPH là đặt DN vào môi trường công khai, minh bạch Mọi động thái của DN đều phải báo cáo công khai trước cổ đông Hằng quý, nửa năm và mỗi năm đều phải công khai báo cáo tài chính có xác nhận của kiểm toán độc lập Chính môi trường tích cực này đã làm nảy sinh ý tưởng cho rằng, đối với năng cạnh tranh và uy tín trên thị trường.

Giải pháp hoàn thiện pháp luật về trình tự, thủ tục cổ phần hóa

4.2.1 Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về trình tự, thủ tục cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Thứ nhất, nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm nâng cao chất lượng và trách nhiệm của tổ chức tư vấn trong việc xác định giá trị vốn, tài sản Nhà nước tại DN để CPH; việc thuê tư vấn quốc tế thực hiện việc này; thuê tư vấn và thực hiện việc bán cổ phần Nhà nước tại DN trên thị trường quốc tế.

Mặc dù Điều 12, Nghị định 126/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 6, Điều 1 Nghị định số 140/2020/NĐ-CP) có quy định chi tiết về tư vấn cổ phần hóa, các tiêu chuẩn các tổ chức tư vấn trong nước, quốc tế cung cấp dịch vụ tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp Theo đó, doanh nghiệp cổ phần hóa được thuê tổ chức tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp,xác định giá khởi điểm, xây dựng phương án cổ phần hóa và bán cổ phần lần đầu Cơ quan đại diện chủ sở hữu chịu trách nhiệm quyết định lựa chọn tổ chức tư vấn, trong đó có thể phân cấp, ủy quyền cho Ban Chỉ đạo thực hiện toàn bộ hoặc một số trách nhiệm của chủ đầu tư, bên mời thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu trong việc thuê tổ chức tư vấn (ngoại trừ trách nhiệm phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu) Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cần phải nghiên cứu, sửa đổi bổ sung:

- Điều 12, khoản 7, điểm c, Nghị định 126/2017/NĐ-CP có quy định trách nhiệm của tổ chức tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp: “Phải bồi thường thiệt hại do vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện dịch vụ tư vấn định giá hoặc bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật” Tuy nhiên, cho đến nay, các văn bản pháp luật về cổ phần hóa đều không có quy định về căn cứ xác định, mức bồi thường, phương thức bồi thường của tổ chức tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp

- Theo Điều 12 khoản 3, Nghị định 126/2017/NĐ-CP, việc lựa chọn tư vấn định giá doanh nghiệp phải được thực hiện theo hình thức chỉ định thầu hoặc đấu thầu Bởi vậy, hợp đồng tư vấn định giá doanh nghiệp có cần phải chuẩn hóa thành hợp đồng mẫu và chịu sự giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước như đối với các hợp đồng mẫu khác không?

Thứ hai, nghiên cứu, hoàn thiện các quy định về việc xử lý quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất đối với các DNNN CPH quản lý nhiều đất đai, quản lý đất đai ở những vị trí có lợi thế thương mại cao. Điều 1, khoản 14, Nghị định số 140/2020/NĐ-CP đã quy định một trong những căn cứ để xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp là giá trị quyền sử dụng đất được giao và giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Điều 29, khoản 4, Nghị định 126/2017/NĐ-CP có quy định một trong những căn cứ để xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp là giá trị quyền sử dụng đất được giao, tiền thuê đất xác định lại và giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp.

Mặc dù giá trị quyền sử dụng đất được giao, tiền thuê đất xác định lại và giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp đã được quy định khá cụ thể chi tiết trong Điều 30 và 31 của Nghị định 126/2017/NĐ-CP những vẫn còn tiếp tục bộc lộ những vấn đề sau:

- Giá đất để xác định giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa là giá đất cụ thể tại vị trí doanh nghiệp có diện tích đất được giao do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi doanh nghiệp có diện tích đất được giao) quyết định theo quy định tại khoản 3 và điểm d khoản 4 Điều 114 của Luật đất đai tức là theo Bảng giá đất được xây dựng định kỳ 5 năm 1 lần và do đó không phù hợp với việc quyền sử dụng đất có vị trí lợi thế thương mại cao Theo đó, cần xác định giá đất để xác định giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa là giá đấu thầu gần nhất của quyền sử dụng đất có vị trí tương ứng trên cùng địa bàn;

- Theo Điều 31, khoản 2, điểm a, Nghị định 126/2017/NĐ-CP có quy định đối với một số doanh nghiệp đặc thù, cơ quan tư vấn xác định để báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định xác định giá trị thương hiệu dựa vào các yếu tố lịch sử, bề dày truyền thống (nếu có) Tuy nhiên, lại không quy định phương pháp đánh giá xác định giá trị thương hiệu dựa vào các yếu tố lịch sử, bề dày truyền thống như thế nào?

Thứ ba, bổ sung tiêu chí gắn với trách nhiệm và chế tài bảo đảm thực hiện cam kết đối với cổ đông chiến lược.

Theo Điều 6, khoản 3, điểm a, Nghị định 126/2017/NĐ-CP, nhà đầu tư chiến lược là các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài phải có cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền khi đăng ký trở thành nhà đầu tư chiến lược của doanh nghiệp cổ phần hóa về những nội dung sau:

(i) Tiếp tục duy trì ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu của doanh nghiệp cổ phần hóa trong thời gian ít nhất 03 năm kể từ thời điểm chính thức trở thành nhà đầu tư chiến lược. Đối với các doanh nghiệp đã nằm trong danh sách doanh nghiệp đạt thương hiệu Quốc gia, cơ quan đại diện chủ sở hữu báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thời gian nhà đầu tư chiến lược phải cam kết tiếp tục duy trì ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu của doanh nghiệp cổ

(ii) Không chuyển nhượng số cổ phần được mua trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

(iii) Phương án hỗ trợ doanh nghiệp sau cổ phần hóa trong việc chuyển giao công nghệ mới; đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao năng lực tài chính; quản trị doanh nghiệp; cung ứng nguyên vật liệu; phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.

(iv) Các nghĩa vụ bồi thường khi vi phạm cam kết đã ký với mức bồi thường xác định theo thiệt hại thực tế và quyền định đoạt của Nhà nước đối với toàn bộ số lượng cổ phần nhà đầu tư chiến lược mua khi vi phạm các cam kết đã ký.

Tuy nhiên, các nội dung của các điều kiện (iii) và (iv) nhất thiết cần phải được cụ thể hóa chi tiết khi tiến hành CPH DNNN trong các ngành, lĩnh vực đặc thù, đặc biệt là ngành GTVT.

Thứ tư, tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán để không xảy ra thất thoát vốn, tài sản Nhà nước trong quá trình CPH DNNN

Thứ năm, có cơ chế phù hợp để thu hút các nhà đầu tư chiến lược có năng lực; giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước xuống mức đủ để thay đổi quản trị DN một cách thực chất Để thực hiện thoái vốn Nhà nước theo lộ trình đã quy định cần phải sửa đổi pháp luật theo các hướng:

Ngày đăng: 10/04/2023, 17:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w