Khóa luận tốt nghiệp GVHD TS Nguyễn Thị Minh Hòa ( Khóa luận tốt nghiệp GVHD TS Nguyễn Thị Minh Hòa SVTH Lê Thị H ươ ng Trang ii ) Huế, tháng 05 năm 2012 Trong thời gian tìm hiểu và thực hiện đề tài “[.]
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Lý luận về nhu cầu
Nhu cầu thị trường: Nhu cầu thị trường được nhiều người hiểu một cách đơn giản là sự đòi hỏi của con người về một vật phẩm nào đó Nhưng thực ra đây là một thuật ngữ mà nội dung của nó hàm chứa 3 mức độ: nhu cầu tự nhiên, mong muốn và nhu cầu có khả năng thành toán.
Nhu cầu tự nhiên: Là cảm giác thiếu hụt môt cái gì đó mà con người cảm nhận được Nhu cầu tự nhiên được hình thành là do trạng thái ý thức của người ta về việc thấy thiếu một cái gì đó để phục vụ cho tiêu dùng.
Mong muốn (hay ước muốn):Là nhu cầu tự nhiên có dạng đặc thù, đòi hỏi được đáp lại bằng một hình thức đặc thù phù hợp với trình độ văn hóa và tính cách cá nhân của con người.
Nhu cầu có khả năng thanh toán:Là nhu cầu tự nhiên và mong muốn phù hợp với khả năng mua sắm.
1.1.2 Lý thuyết nhu cầu của A.Maslow
Theo Maslow, về cơ bản, nhu cầu của con người được chi làm hai nhóm chính: Nhu cầu cơ bản và nhu cầu bậc cao.
- Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có đủ thức ăn, nước uống…Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu cầu không thể thiếu hụt vì nếu con người không được đáp ứng thì họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày.
- Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản được gọi là nhu cầu bậc cao Những nhu cầu này bao gồm nhiều yếu tố tinh thần như sự đòi hỏi công bằng
Lý thuyết động cơ của của A.Maslow giải thích sự thúc đẩy của nhu cầu tương ứng với những thời điểm khác nhau của những cá nhân khác nhau:
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thị
Có nhiều nhu cầu cùng tồn tại trong một cá thể Chúng cạnh tranh với nhau trong việc thỏa mãn Các cá nhân sẽ thiết lập một trật tự ưu tiên cho các nhu cầu này theo mức độ quan trọng đối với việc thỏa mãn chúng Thứ bậc nhu cầu của Maslow theo biểu đồ sau:
Biểu đồ 1: Tháp nhu cầu của Maslow
Cấu trúc của Tháp nhu cầu Maslow có 5 tầng, trong đó, những nhu cầu con người được liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp kiểu kim tự tháp.
Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thoả mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thoả mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản cấp thấp đã được đáp ứng đầy đủ.
5 tầng trong tháp nhu cầu của Maslow:
Tầng thứ nhất là nhu cầu sinh lý: các nhu cầu về căn bản nhất thuộc thể lý như thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi
Tầng thứ hai là nhu cầu an toàn: đó là nhu cầu cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thị
Các tác nhân khác Sản phẩm Kinh tế
Giá Công nghệ Địa điểm chính trị
Quyết định của người mua Lựa chọn sản phẩm Lựa chọn nhãn hiệu Lựa chọn đại lý Định thời gian mua Định số lượng mua
Tầng thứ ba là nhu cầu được chấp nhận: nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc - muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy
Tầng thứ tư là nhu cầu được tôn trọng: cần có cảm giác được tôn trọng, kinh mến, được tin tưởng
Tầng thứ năm là nhu cầu về hiện thực hóa bản thân: muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là thành đạt.
1.2 Lý thuyết về người tiêu dùng và hành vi tiêu dùng
1.2.1 Khái niệm người tiêu dùng
Người tiêu dùng là người mua sắm và tiêu dùng những sản phẩm và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu và ước muốn cá nhân Họ là người cuối cùng tiêu dùng sản phẩm do quá trình sản xuất tạo ra Người tiêu dùng có thể la một cá nhân, một hộ gia đình hoặc một nhóm người.
1.2.2 Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng
Mô hình hành vi mua của người tiêu dùng được sử dụng để mô tả mối quan hệ giữa ba yếu tố: các kích thích, “hộp đen ý thức”, và những phản ứng đáp lại các kích thích của người tiêu dùng. Đặc điểm người mua
Quá trình quyết định của người tiêu dùng Văn hóa Nhận thức vấn đề
Xã hội Tìm kiếm thông tin
(Nguồn: Giáo trình marketing căn bản)
Sơ đồ 2: Mô hình hành vi người tiêu dùng + Các kích thích là tất cả các tác nhân, lực lượng bên ngoài người tiêu dùng có thể gây ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng, chúng được chia làm hai nhóm chính Nhóm 1gồm các tác nhân kích thích của marketing: sản phẩm, giá bán, các
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thị
SVTH: Lê Thị Trang thức phân
NHU CẦU TIÊU DÙNG THỊT LỢN VÀ MỨC ĐỘ SẴN SÀNG
DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ
2.1 Tổng quan về thành phố Huế
2.1.1 Đặc điểm về dân số, lao độngvà giáo dục
Thành phố huế có 27 phường với dân số tính đến đầu năm 2011 khoảng 338.994 người trong đó có 163.284 nam, 175.710 nữ.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên qua các năm đều có xu hướng giảm, năm 2008 tỷ lệ này là 1,07% thì đến năm 2010 đã giảm xuống còn 1,0%, năm 2011 là 0,98% và dự báo năm 2012 là 0,96% Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo qua các năm đều giảm, nếu như năm 2008 tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia là 4,18% thì đến năm 2012 con số này được dự báo chỉ còn khoảng 3,68% Lao động qua đào tạo ngày càng nhiều việc giải quyết việc làm cho người lao động cũng được quan tâm giải quyết ổn thỏa. Đào tạo Đại học và sau Đại học: Đại học Huế có quy mô đào tạo lớn nhất khu vực miền Trung và Tây Nguyên, một Đại học đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam Với 7 trường Đại học và 2 khoa trục thuộc, Đại học Huế hiện có: 95 ngành đào tạo đại học, 67 ngành đào tạo thạc sĩ, 25 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, và 33 chuyên ngành đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I và bác sĩ chuyên khoa cấp II.Hàng năm có trên 70.000 người dự thi vào Đại học Huế Hiện nay, có hơn 20.000 sinh viên hệ chính quy, khoảng 20.000 sinh viên hệ không chính quy và hàng chục ngàn sinh viên học theo hình thức đào tạo từ xa Hàng năm có 3.000 đến 4.000 sinh viên hệ chính quy được tiếp nhận.
Công tác đào tạo nghề: Bên cạnh hệ thống đào tạo đại học và sau đại học thì đào tạo nghề ở Huế cũng phát triển Tiếp tục triển khai công tác tuyển sinh, đặc biệt là công tác tuyển sinh hệ trung cấp và cao đẳng nghề, trong tháng 8 đã tuyển sinh mới
116 học viên; nâng tổng số tuyển sinh từ đầu năm đến nay đạt 11.228 học viên (đạt45,64%), trong đó có 612 học sinh trung cấp nghề (8 tháng đầu năm 2011).
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thị
2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế hai năm 2010 và 2011
Theo báo cáo của Lãnh đạo UBND Tp Huế tại buổi họp báo, năm 2010, trong bối cảnh cả nước và toàn tỉnh còn nhiều khó khăn, thách thức do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới mang lại, thiên tai, dịch bệnh xảy ra Song nhờ sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng bộ, chính quyền, quân và dân, nền kinh tế Tp Huế tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá, có 13/16 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng đạt 13,5%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng: Dịch vụ (71%)-Công nghiệp, xây dựng (27,9%), Nông lâm ngư (1,1%) GDP bình quân đầu người đạt 1.350 USD Tổng mức bán lẽ hàng hóa và dịch vụ đạt 10.383 tỷ đồng, tăng 35,2% Hoạt động du lịch có dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng khá với doanh thu đạt
831 tỷ đồng, tăng 21,47%, tổng lượt khách đến Huế đạt 1.451,6 nghìn lượt, tăng 12%. Thu ngân sách đạt 417,535 tỷ đồng Tổng vốn đầu tư trên địa bàn đạt 2.887 tỷ đồng ; các lĩnh vực văn hóa - xã hội, an ninh, quốc phòng đã có những chuyển biến mạnh mẽ.
Về chỉ tiêu phát triển năm 2011, Tp Huế đề ra 15 chỉ tiêu chủ yếu, cụ thể: Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 13,5% - 14%; Doanh thu du lịch trên địa bàn tăng > 20%; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tăng > 25%; Giá trị sản xuất công nghiệp – TTCN trên địa bàn tăng > 15%; Giá trị sản xuất hàng xuất khẩu 50 triệu USD; Thu nhập bình quân đầu người (giá hiện hành) 1.450-.1500 USD; Tổng thu ngân sách 580,778 tỷ đồng; Tổng vốn đầu tư trên địa bàn >3.000 tỷ đồng; Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên 0,98%; Tỷ lệ hộ nghèo giảm > 0,5%; Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng 9.200 lao động; Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên 67%.
Kết quả cụ thể của năm 2011 như sau:
Thương mại - dịch vụ - du lịch
Thương mại – dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hoá trên địa bàn ước đạt 13.103,9 tỷ đồng tăng 26,2%, bằng 100,96% kế hoạch Các loại hình thương mại, dịch vụ chất lượng cao tiếp tục được đầu tư phát triển Công tác xúc tiến thương mại và
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thị
SVTH: Lê Thị Trang đầu tư trên địa bàn tiếp tục được quan tâm, quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại được tăng cường.
Du lịch: Doanh thu du lịch ước đạt 1.003,3 tỷ đồng, tăng 20,7% so với cùng kỳ. Các khách sạn, cơ sở lưu trú, các loại hình dịch vụ du lịch tiếp tục được đầu tư nâng cấp để phục vụ du khách Các tour, tuyến du lịch tiếp tục được củng cố, tăng cường khai thác có hiệu quả Festival nghề truyền thống Huế 2011 tổ chức thành công được đánh giá cao và để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách không chỉ khẳng định vị thế của Tp Huế là Tp Festival đặc trưng của Việt Nam mà còn góp phần thúc đẩy phát triển du lịch Tổng lượng khách đến Huế ước đạt 1.605.502 lượt, tăng 10,6% Trong đó: khách quốc tế đạt: 651.350 lượt khách, tăng 7,2%; khách trong nước đạt: 954.152 lượt khách, tăng 13,0% Tổng số ngày khách năm 2011 ước đạt: 3.269.750 ngày khách, tăng 11,5% Trong đó: ngày khách quốc tế đạt: 1.333.970 ngày, tăng 9,7 %; khách trong nước đạt: 1.935.780 ngày, tăng 12,7% Môi trường du lịch được lành mạnh hóa; giải quyết tốt các đối tượng ăn xin, lang thang cơ nhỡ, đeo bám khách du lịch, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
Hoạt động xuất nhập khẩu vẫn giữ được mức phát triển ổn định, tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 58 triệu USD, tăng 28,9%, bằng 101,7% kế hoạch; các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu tăng khá: Hàng may thêu, hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nông lâm và thực phẩm đặc sản
Hoạt động tín dụng ngân hàng ngày càng phát triển đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh cũng như tiêu dùng, góp phần lành mạnh hóa thị trường tài chính tại Tp, nâng cao sức cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn.
Hoạt động giao thông vận tải phát triển ổn định và đạt mức tăng trưởng khá, đáp ứng nhu cầu giao thương cũng như đi lại của nười dân Tổng doanh thu ngành ước đạt 466.760,5 triệu đồng, tăng 40,6%.
Mặc dù còn nhiều khó khăn như: giá vật tư nguyên liệu tăng, biến động giáUSD, giá vàng, xăng dầu, điện, gas, lãi suất cho vay cao… nhưng sản xuât công nghiệp vẫn duy trì dược mức tăng trưởng khá Giá trị sản xuất CN-TTCN trên địa bàn
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thị
SVTH: Lê Thị Trang ước đạt 3.752 tỷ đồng tăng 14,2% GTSX công nghiệp Tp ước đạt 832 tỷ đồng tăng 13,6%.
Giá trị sản xuất theo giá hiện hành ước đạt 174 tỷ đồng tăng 8,4%, năng suất lúa bình quân đạt 56,96 tạ/ha Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác: ước đạt
58 triệu đồng/ha tăng 5 triệu đồng/ha; riêng cây ăn quả đặc sản ước đạt 120 triệu đồng/ha tăng 20 triệu đồng/ha Tiếp tục triển khai các biện pháp cần thiết để phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi, đến nay hầu hết đàn gia súc, gia cầm được tiêm phòng dịch Thường xuyên tiến hành kiểm tra, hướng dẫn công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm tra giết mỗ gia súc, gia cầm, xử lý tiêu độc…Về thủy lợi, các HTX đã và đang triển khai nạo vét hệ thống kênh mương nội đồng, xây dựng phương án chủ động tưới tiêu, phòng chống hạn, lũ lụt.
Thực hiện NQ 11 của Chính phủ và Chỉ thị 08 của UBND Tỉnh về những giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội trong năm
2011, Tp đã thực hiện tiết kiệm 10% với tổng số tiền là 4,388 tỷ đồng; tiến hành ngừng, đình hoãn, giãn tiến độ 6 dự án, cắt giảm 8,936 tỷ đồng để bố trí cho các dự án đã hoàn thành, có khả năng hoàn thành trong năm 2011.
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚISẢN XUẤT THỊT LỢN
Định hướng sản xuất chăn nuôi lợn chung cả nước
Trong phê duyệt “Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020” của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm các nội dung về sản xuất thịt lợn như sau:
Về quan điểm phát triển
- Phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hoá, từng bước đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi theo hướng gắn sản xuất với thị trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và cải thiện điều kiện an sinh xã hội, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tập trung phát triển sản phẩm chăn nuôi lợn có lợi thế và khả năng cạnh tranh
- Khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, công nghiệp; đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện hộ chăn nuôi theo phương thức truyền thống chuyển dần sang phương thức chăn nuôi trang trại, công nghiệp.
Về mục tiêu phát triển:
+ Đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất phương thức trang trại, công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu;
+ Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 42%, trong đó năm 2010 đạt khoảng 32% và năm 2015 đạt 38%;
+ Đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế có hiệu quả các bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi;
+ Các cơ sở chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo phương thức trang trại, công nghiệp và cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm phải có hệ thống xử lý chất thải,
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thị
SVTH: Lê Thị Trang bảo vệ và giảm ô nhiễm môi trường.
+ Chăn nuôi lợn: phát triển nhanh quy mô đàn lợn ngoại theo hướng trang trại, công nghiệp ở nơi có điều kiện về đất đai, kiểm soát dịch bệnh và môi trường; duy trì ở quy mô nhất định hình thức chăn nuôi lợn lai, lợn đặc sản phù hợp với điều kiện chăn nuôi của nông hộ và của một số vùng.
+ Tổng đàn lợn tăng bình quân 2,0% năm, đạt khoảng 35 triệu con, trong đó đàn lợn ngoại nuôi trang trại, công nghiệp 37%. Định hướng sản xuất chăn nuôi lợn của Thừa Thiên Huế
Trong “Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015” có các quan điểm về sản xuất chăn nuôi lợn như sau:
- Quy hoạch phát triển chăn nuôi của tỉnh phải phù hợp với quy hoạch chung về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của cả nước; tập trung đầu tư cho các vùng có điều kiện phát triển chăn nuôi hàng hoá theo phương thức thâm canh, kết hợp chăn nuôi truyền thống với chăn nuôi công nghiệp tạo tính bền vững và hiệu quả; chuyển đổi mạnh từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ sang quy mô vừa và lớn (gia trại, trang trại) theo hướng sản xuất hàng hoá, bán công nghiệp trên cơ sở có quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung ở từng địa phương.
- Xác định gia súc, gia cầm là những loại vật nuôi chủ lực của tỉnh Chăn nuôi gia súc, gia cầm phải đảm bảo phát triển bền vững, an toàn dịch bệnh và hiệu quả cao.
- Nhà nước đầu tư phát triển hệ thống giống; khuyến khích phát triển sản xuất giống trong nhân dân; thực hiện chính sách đầu tư có trọng điểm phù hợp với chiến lược phát triển từng loại vật nuôi để mọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế tham gia vào phát triển chăn nuôi.
- Từng bước đầu tư về công nghệ chế biến súc sản phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu; chế biến thức ăn chăn nuôi với trình độ kỹ thuật thâm canh cao; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn, thú y, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng để nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thị
Mục tiêu a) Mục tiêu tổng quát:
- Cải tiến hệ thống tổ chức sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh; tạo sự dịch chuyển mang tính bền vững từ phương thức chăn nuôi truyền thống, phân tán, quy mô nhỏ sang phương thức chăn nuôi tiên tiến với quy mô gia trại, trang trại.
- Khai thác tiềm năng, thế mạnh sẵn có để nâng cao hiệu quả, tăng giá trị sản xuất chăn nuôi, tăng giá trị sản phẩm chăn nuôi trong giá trị sản phẩm nông nghiệp từ 26,7% năm 2005 lên 40% năm 2010 và 45% năm 2015.
- Chủ động kiểm soát và khống chế được các dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra, đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm b) Mục tiêu cụ thể:
- Phấn đấu đến 2015 đạt các chỉ tiêu về số lượng tổng đàn lợn 431.000 con
- Tổng sản lượng thịt hơi: lợn: 52.400 tấn Định hướng đối với sản xuất chăn nuôi lợn an toàn
Sản xuất an toàn nói chung và sản xuất chăn nuôi lợn an toàn nói riêng là một xu hướng tất yếu phát triển tại nhiều nước trên thế giới Tại Việt Nam, năm 2009 theo đề án “Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm rau, quả, chè và thịt giai đoạn 2009 –
2015” của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra các mục tiêu đối với sản xuất thịt:
- 30% số cơ sở chăn nuôi công nghiệp được chứng nhận đảm bảo an toàn thực phẩm theo GAHP; 40% cơ sở giết mổ tập trung, chế biến công nghiệp áp dụng HACCP, GMP;
- Tỷ trọng thịt được giết mổ, chế biến công nghiệp so với tổng sản lượng thịt đạt 12-14%.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Thị