1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiện trạng ô nhiễm tiếng ồn ở việt nam hiện nay và đề xuất các giải pháp quản lý

67 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá tiếng ồn giao thông tại các cầu vượt thép ở thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất một số biện pháp ngăn giảm ồn
Tác giả Nguyễn Ngọc Thạch
Người hướng dẫn Trương Thị Diệu Hiền
Trường học Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Khoa CNSH và KTMT
Thể loại Báo cáo
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 782,5 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 TIẾNG ỒN VÀ PHÂN LOẠI TIẾNG ỒN (5)
    • 1.1 Khái quát về tiếng ồn (5)
      • 1.1.1 Khái niệm tiếng ồn (5)
      • 1.1.2 Đơn vị tiếng ồn (5)
      • 1.1.3 Cơ quan tiếp nhận âm thanh (7)
    • 1.2 Phân loại tiếng ồn (9)
      • 1.2.1 Phân loại theo đặc tính nguồn ồn (9)
      • 1.2.2 Phân loại theo quan điểm môi trường (10)
      • 1.2.3 Phân loại theo loại hình hoạt động sinh ra tiếng ồn (10)
  • CHƯƠNG 2: Ô NHIỄM TIẾNG ỒN VÀ TÌNH HÌNH Ô NHIỄM TIẾNG ỒN Ở VIỆT NAM (12)
    • 2.1 Ô nhiễm tiếng ồn (12)
    • 2.2 Tình hình ô nhiễm tiếng ồn ở Việt Nam (13)
      • 2.2.1 Ô nhiễm tiếng ồn ở các đơn vị sản xuất (13)
      • 2.2.2 Ô nhiễm tiếng ồn từ giao thông (14)
      • 2.2.3 Tiếng ồn từ sinh hoạt, dịch vụ (21)
      • 2.2.4 Tiếng ồn qua hoạt động bán hàng rong, phát loa đài công cộng (22)
      • 2.2.5 Tiếng ồn trường học (23)
  • CHƯƠNG 3 TÁC HẠI CỦA TIẾNG ỒN (24)
    • 3.1 Khái quát chung (25)
    • 3.2 Tác hại của tiếng ồn (25)
    • 3.3 Các tiêu chuẩn tiếng ồn (31)
      • 3.3.2 Âm học-Tiếng ồn do phương tiện giao thông đường bộ phát ra khi tăng tốc-Mức tối đa cho phép (34)
      • 3.3.3 Âm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư – Mức ồn tối đa cho phép (37)
      • 3.3.4 Âm học – Mức ồn tối đa cho phép ở trong công trình (39)
  • CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VÀ QUẢN LÝ (45)
    • 4.1 Giải pháp kỹ thuật (45)
      • 4.1.1 Giảm tiếng ồn từ nguồn (45)
      • 4.1.2 Giảm tiếng ồn trên đường lan truyền (46)
      • 4.1.3 Ba giải pháp kỹ thuật tối ưu (48)
    • 4.2 Quản lý giảm thiểu tiếng ồn (49)
      • 4.2.1 Quản lý tiếng ồn trong sản xuất (49)
      • 4.2.2 Quản lý tiếng ồn trong giao thông ở các thành phố ở Việt Nam (52)
      • 4.2.3 Một số ví dụ giảm ồn thực tế (53)
  • PHỤ LỤC (56)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (61)

Nội dung

CHƯƠNG 1 TIẾNG ỒN VÀ PHÂN LOẠI TIẾNG ỒN LỜI CẢM ƠN Khi tiến hành đề tài “Đánh giá tiếng ồn giao thông tại các cầu vượt thép ở thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất một số biện pháp ngăn giảm ồn ” Em đã nhậ[.]

TIẾNG ỒN VÀ PHÂN LOẠI TIẾNG ỒN

Khái quát về tiếng ồn

Tiếng ồn là tập hợp của những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, hỗn loạn gây cảm giác khó chịu cho người nghe, có ảnh hưởng xấu đến làm việc và nghỉ ngơi của con người.

Tuy nhiên có âm thanh không làm mất yên tĩnh vào ban ngày nhưng lại khó chịu vào ban đêm; âm nhạc có thể gây hứng thú cho người này nhưng lại là tiếng ồn khó chịu cho người khác Do vậy những âm thanh có tác dụng kích thích quá mạnh, xảy ra không đúng lúc, đúng chỗ đều có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người Tiếng ồn ở mức có hại phụ thuộc vào các trường hợp cụ thể Ða số linh trưởng là những động vật gây ồn và con người cũng không phải ngoại lệ Cho nên chỗ đông người, như đô thị là những nơi rất ồn ào Ô nhiễm tiếng ồn là chuyện không mới meû gì, nhưng ở những vùng phát triển mạnh về công nghệ thì ô nhiễm tiếng ồn đạt một qui mô mới. Âm thanh là dao động cơ học, được dao động dưới hình thức sóng trong môi trường đàn hồi và được thính giác của người tiếp thu Trong không khí tốc độ âm thanh là 343m/s, còn trong nước là 1450 m/s.

Tần số của âm thanh được đo bằng Hz, là số dao động trong 1 giây.Tai người có thể cảm nhận được tần số từ 16 Hz đến 20.000 Hz.

Dưới 16 Hz gọi là hạ âm.

 Tai người không nghe được Trên 20.000 Hz gọi là siêu âm

Mức tần số nghe chuẩn nhất là từ 1.000 Hz đến 5.000 Hz.

1.1.2 Đơn vị tiếng ồn Đơn vị tiếng ồn hay còn gọi là đơn vị âm thanh là dB: là thang đo logarit, còn gọi là mức cường độ âm, gọi tắt là mức âm.

I 0 : Cường độ âm ở ngưỡng nghe, I 0  12 [W/m 2 ].

Bảng thang bậc Decibel là sự đo mức độ năng lượng tiếng ồn Thang này tính theo logarithm, có ý nghĩa là mức 130 decibel thì 10 lần lớn hơn 120 decibel, và 100 lần lớn hơn 110 decibel Trong môi trường yên tĩnh, tiếng ồn ở mức 50 decibel hay ít hơn Ở 80 decibel tiếng ồn trở nên khó chịu ( gây phiền nhiễu, annoying) Vậy mà ở thành phố, con người thường phải chịu đến mức 110 decibel hay hơn, như gần các máy dập kim loại, sân bay, discotheque (Dasmann, 1984). Các mức độ tiếng ồn khác nhau có thể gây các phản ứng khác nhau cho người (Bảng 1.1)

Bảng 1.1 Bảng mức độ tiếng ồn và phản ứng của người.

Mức Decibel Nguồn tiêu biểu Phản ứng của con người

Tiếng nổ động cơ phản lực Ðiếc hoàn toàn

130 Giới hạn tối đa của tiếng nói

120 Tiếng nổ động cơ phản lực cách

Kèn xe hơi cách 3ft

100 Tiếng nổ phản lực cơ cách 2000 ft Súng nổ cách 0,5 ft

90 Trạm xe ngầm New York

Xe tải nặng cách 50 ft

80 Búa hơi cách 50 ft Có hại

70 Tiếng thắng xe lửa cách 50 ft

Lưu thông trên xa lộ cách 50ft nghe điện thoại

60 Máy điều hoà không khí cách

Lưu thông của xe hơi nhẹ cách

50 ft Phòng khách Phòng ngủ

Tai cảm nhận được Ngưỡng nghe được

Nguồn: Hội đồng Chất lượng môi trường Hoa Kỳ (1970) trong Dasmann

Tiếng ồn trong xã hội hiện đại: tiếng gầm rú của máy bay, tiềng ầm ầm của xe tải chất đầy hàng, tiếng va đập ồn ào của máy móc Sự ồn ào chẳng những gây khó chịu mà còn phá hoại sức khỏe và ngày càng thậm tệ hơn theo sự mở mang kinh tế.

1.1.3 Cơ quan tiếp nhận âm thanh

Cơ quan tiếp nhận âm thanh là tai, tai người cấu tạo gồm 3 phần: tai ngoài, tai giữa và tai trong được mô tả như hình sau:

Hình 1.1 Sơ đồ cấu tạo tai

Tai ngoài có vành tai phần duy nhất có thể nhìn thấy từ phía ngoài và ống nghe Vành tai (hay còn gọi là loa tai) hoạt động giống như một chiếc anten parabon, hướng âm thanh vào trong ống nghe Âm thanh sẽ đi qua màng nhĩ nằm ở loái vào tai giữa Tai giữa nằm trên xương thái dương, thông với khoang mũi qua vòi Ot-tat Đó chính là lý do tại sao áp suất tại tai giữa luôn cân bằng với áp suất bên ngoài, và những áp suất bên ngoài sẽ tạo nên những tiếng “lạch tạch” trong tai giữa Âm thanh này chỉ kết thúc khi áp suất bên trong và bên ngoài cân bằng Âm thanh đi qua màng nhĩ tới một cửa sổ hình elip của tai trong và được truyền đi nhờ 3 xương có kích thích bé nhất trong cơ thể con người đó là: xương đe, xương búa và xương bàn đạp những xương này chuyển động được là nhờ các day cơ có kích thước vo cùng nhỏ bé Và ở tai trong, mọi rung động điều được chuyển thành tín hiệu thần kinh và chuyển lên bộ não sử lý.

Các tế bào thụ cảm thính giác là các tế bào có tiêm mao nằm chen giửa các tế bào điệm tạo thành cơ quan coocti (tương ứng với tế bào nón và tế bào que trong màng lưới của tế bào mắt) các tế bào thụ cảm thính giác gồm 4-5 dãy: 1 dãy trong và 3-4 dãy ngoài, chạy suốt dọc màng cơ sở Tùy theo âm cao (thanh), thấp (trầm) hay to, nhỏ mà các tế bào thụ cảm thính giác ở các vùng khác nhau trên cơ quan coocti bị hưng phấn.

Các âm cao gây hưng phấn các tế bào thụ cảm thính giác ở đoạn gần cửa bầu, còn các âm thấp gây hưng phấn mạnh các tế bào thụ cảm thính giác ở gần đỉnh ốc tai theo cơ chế cộng hưởng âm Ở gần cửa bầu dây chắng ngang trên màng cơ sở ngắn sẽ cộng hưởng với âm thanh (có tần số cao), còn càng xa cửa bầu các dây chắng ngang trên màng cơ sở càng dài và cộng hưởng với âm có tần số càng giảm Các dây dài nhất ở đỉnh ốc tai tiếp nhận các âm trầm (tần số thấp). Đối với các âm nhỏ (yếu) hoặc to (mạnh) sẽ gây hưng phấn các tế bào thụ cảm thính giác khác nhau trong cùng một dãy, vì ngưỡng kích thích thấp sẽ cho cảm giác âm nhỏ, còn các tế bào có ngưỡng kích thích cao sẽ cho cảm giác về âm to (mạnh).

Khi các tế bào thụ cảm thính giác bị hưng phấn sẽ làm suất hiện xung thần kinh theo dây thần nảo số về trung khu thính giác ở vùng thái dương, phân tích để cho ta cảm giác về các sống âm thanh mà tai thu được (cao, thấp, nhỏ, to).

Phân loại tiếng ồn

1.2.1 Phân loại theo đặc tính nguồn ồn Để sơ bộ đánh giá tiếng ồn theo đặc tính của nguồn ồn có thể dùng mức ồn tổng cộng đo được trên máy đo tiếng ồn gọi là “mức âm theo dB”.

Bảng 1.2 Phân loại theo nguồn tiếng ồn

Phân loại Nguồn tiếng ồn Điển hình Mức ồn

Sinh ra do sự chuyển động của các chi tiết máy hay bộ phận của máy móc có khối lượng không cân bằng.

Sinh ra do một số quy trình công nghệ.

Gò, tán: 113-117 Tiếng ồn khí động

Sinh ra do hơi chuyển động với vận tốc cao. Động cơ phản lực, máy nén khí,…

Sinh ra khi động cơ đốt trong hoạt động.

1.2.2 Phân loại theo quan điểm môi trường

Do nguồn ngốc tự nhiên như là hoạt động của núi lửa và động đất Tuy nhiên đây chỉ là nguyên nhân thứ yếu mà thôi Bởi do chỉ lúc nào có động đất và núi lửa thì lúc đó mới có tiếng ồn xuất hiện và nó chỉ gây ảnh hưởng cho những người sống gần khu vực đó Mặc khác đây không phải là tiếng ồn có tính chu kỳ mà nó chỉ xảy ra một cách ngẫu nhiên.

1.2.3 Phân loại theo loại hình hoạt động sinh ra tiếng ồn

Có thể nói tiếng ồn rất đa đạng xuất phát từ nhiều loại hình hoạt động khác nhau Theo vị trí tiếng ồn được phân làm 2 loại là tiếng ồn biên ngoài và tiếng ồn trong nhà

 Tiếng ồn bên ngoài: trong môi trường đô thị, nguồn gây ồn bên ngoài rất đa dạng, có thể tính đến các nguồn sau:

Hiện nay phương tiện giao thông đang ngày càng tăng với một tốc độ cao, mật độ xe lưu thông trên đường phố ngày càng lớn gây nên ô nhiễm về tiếng ồn do tiếng động cơ, tiếng còi cũng như tiếng phanh xe Bên cạnh đó số lượng phương tiện kém chất lượng lưu thông trên đường phố Việt Nam khá nhiều đã tạo nên sự ô nhiễm tiếng ồn đáng kể Máy bay cũng là nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn không thể bỏ qua Lúc máy bay cất cánh và hạ cánh là lúc mà các hộ dân sống gần sân bay phải chịu một tần số âm thanh không nhỏ,vì vậy nên di dời sân bay ra xa khu vực đông dân cư để giảm tiếng ồn.

Hiện nay, việc sử dụng máy móc trong xây dựng là khá phổ biến, đây là một nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn đáng kể.

- Công nghiệp và sản xuất:

Trong công nghiệp và sản xuất hiện nay, việc sử dụng máy móc được xem là không thể thiếu Tuy nhiên do ý thức của cơ sở sản xuất và của một số khu công nghiệp đã làm cho mức độ ô nhiễm tiếng ồn ngày càng tăng cao.

Việc bật máy nghe nhạc quá lớn cũng tác động không nhỏ đến thính giác của người xung quanh, nhất là trong các vũ trường hay quán bar Đây là nguồn gây ô nhiễm được xem là khó xử lý nhất và chỉ dựa vào ý thức của người dân là chủ yếu.

 Tiếng ồn trong nhà: con người tiếp súc thường và nhiều nhất là nguồn tiếng ồn gây ra trong nhà Trong đó, ta xét đến các dạng lan truyền tiếng ồn:

- Tiếng ồn lan truyền trong không khí còn gọi là tiếng ồn không khí từ tiếng nói, tiếng của đài thu phát thanh, tivi, cat-set,…

- Tiếng ồn va chạm: tiếng ồn do va chạm qua tường, sàn bê tông và lan đến các căn hộ bên cạnh Tiếng ồn va chạm có thể là tiếng bước chân, tiếng đóng đinh…tiếng ồn do chuyển động của các thiết bị quay trong nhà như quạt, máy giặt…

- Tiếng ồn khí động sinh ra do chuyển động rối của không khí và hạt rắn trong đường ống công nghệ trong nhà xưởng như tiếng ồn trong óng khói(thường vào khoảng 87-95dBA)…

Ô NHIỄM TIẾNG ỒN VÀ TÌNH HÌNH Ô NHIỄM TIẾNG ỒN Ở VIỆT NAM

Ô nhiễm tiếng ồn

Ô nhiễm tiếng ồn là hiện tượng tiếng ồn có mức ồn đo được lớn hơn tiêu chuẩn cho phép, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tiếng ồn hiện nay đã là một tác nhân gây ô nhiễm ở tất cả các thành phố trên thế giới và gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe con người Ô nhiễm tiếng ồn là vấn đề bức xúc của các thành phố đang phát triển trong đó có Việt Nam. Ô nhiễm tiếng ồn đô thị: Các đô thị càng phát triển, mức ô nhiễm tiếng ồn càng cao Thực tế phát triển của các đô thị lớn trên thế giới đã chứng minh rằng ô nhiễm tiếng ồn trong đô thị tỷ lệ thuận với sự phát triển của đô thị, các đô thị càng phát triển thì mức độ ô nhiễm tiếng ồn càng cao vì âm thanh và tiếng ồn đô thị gắn chặt với hoạt động sống của đô thị Trong đô thị, các nguyên nhân gây ồn rất đa dạng, phong phú nhưng đều cĩ nguồn gốc từ chính các hoạt động giao thông vận tải hàng ngày của người dân.

Tình hình ô nhiễm tiếng ồn ở Việt Nam

Gắn liền với quá trình phát triển công nghiệp và mạng lưới giao thông, hiện trạng ô nhiễm tiếng ồn ở Việt Nam ngày càng trở nên đáng báo động và đặc biệt là ở các đô thị lớn, các trung tâm công nghiệp như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng… Ô nhiễm tiếng ồn và tình hình ở Việt Nam có thể chia thành các nhóm nhỏ với các nguyên nhân chính sau:

2.2.1 Ô nhiễm tiếng ồn ở các đơn vị sản xuất

Hình 1.2 Tiếng ồn trong sản xuất

Hiện nay tại các thành phố lớn, nhỏ và các tỉnh của Việt Nam tình trạng ô nhiễm tiếng ồn cũng có mặt ở nhiều nơi như các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ lẻ như các xưởng cơ khí, nhà máy đường, nhà máy xi măng hay tại các bến tàu các bến cảng nhỏ.

Bảng 2.1 Tổng hợp mức ồn trung bình tại các khu vực sản xuất của Tp.HCM

Tiểu thủ công nghiệp KCN TCVN

Việc sử dụng các loại máy móc trong công nghiệp sản xuất khá phổ biến. Tuy nhiên do sự thiếu ý thức của các cơ sở này đã làm cho mức độ ô nhiễm tiếng ồn đang ngày càng tăng cao.

Việc sử dụng rất nhiều máy móc khi hoạt động sẽ gây ra tiếng ồn đáng kể. Ở đây còn xuất hiện nhiều công nghệ gây ra tiếng ồn lớn, và là nơi thường xuyên có sự va chạm giữa các vật thể rắn với nhau, cùng sự chuyển động hỗn loạn giữa khí và hơi Sau đây là một số minh họa mức ồn (đo ở khoảng cách 15m).

Bảng 2.2 Mức ồn của một số công nghệ sản xuất trong công nghiệp

STT Loại phương tiện Mức ồn

2.2.2 Ô nhiễm tiếng ồn từ giao thông

Hình 1.3 Tiếng ồn trong giao thông Ở các đô thị lớn, trong các nguồn sinh ra tiếng ồn thì các phương tiện giao thông vận tải đóng vai trò chủ yếu (60-80%) Phần lớn tại các điểm đo trên các trục giao thông chính của các đô thị lớn, nơi mà có mật độ giao thông lưu thông đông đúc, cường độ xe tải lớn, đều vượt quá Quy chuẩn Việt Nam về tiếng ồn, đặc biệt là vào các giờ cao điểm.

Hiện nay phương tiện giao thông đang ngày càng tăng với mức độ “chóng mặt” Theo số liệu thống kê từ Cục Đăng Kiểm Việt Nam vào năm 2009 cả nước có khoảng 29 triệu môtô và xe máy và năm 2010 sẽ có khoảng 24 triệu xe Đến năm 2015 dự báo lượng xe máy lưu hành trong cả nước khoảng 31 triệu xe Tính riêng Hà Nội đã là 4,6 triệu phương tiện và thành phố Hồ Chí Minh là khoảng 5,5 triệu phương tiện, trong đó ở các thành phố lớn thì con số gia tăng tính trung bình là 10% mỗi năm Mật độ xe lưu thông trên đường phố ngày càng lớn gây ô nhiễm về tiếng ồn do tiếng của động cơ, tiếng còi cũng như tiếng phanh xe, số lượng phương tiện kém chất lượng lưu thông trên đường phố càng nhiều gây ô nhiễm tiếng ồn càng cao vì sự rung động của các bộ phận trên xe gây nên Sau đây là sự minh họa tiếng ồn do một số phương tiện giao thông gây nên:

Bảng 2.3 Mức ồn của một số phương tiện giao thông

STT Loại phương tiện Mức ồn

Tại Hà Nội cũng như thành phố Hồ Chí Minh vấn đề ô nhiễm tiếng ồn hiện tại đã ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống sinh hoạt, sức khỏe, cũng như cuộc sống văn minh của một đô thị Tại Hà Nội theo số liệu quan trắc của Sở Tài Nguyên và Môi Trường đo được từ ngày 1/12/2009 đến ngày 30/6/2010 trong đề án “thực hiện cập nhật cơ sở dử liệu và đánh giá tình hình ô nhiễm không khí và tiếng ồn cục bộ nhằm đưa ra giải pháp quản lý và cải thiện môi trường” cho thấy mức ồn trên quốc lộ 5 (Sài Đồng) là 80dBA, quốc lộ 1 (Giáp Bát) là 77dBA Riêng tiếng ồn vào ban đêm từ (22h-6h sáng hôm sau), so với tiêu chuẩn cho phép (50dBA) thì kết quả quan trắc đo được ở đoạn đường nào cũng vượt tiêu chuẩn 1-2 lần.

Tại thành phố Hồ Chí Minh vào đầu năm 2009 chi cục bảo vệ môi trường TP.HCM đã đo tiếng ồn tại 150 điểm quan trắc đặt trên 30 tuyến đường của TP.HCM, kết quả thật đáng lo ngại Theo đó, ở tuyến đường đông xe có hầu hết số lần đo vượt tiêu chuẩn ở mức cao, còn những tuyến đường khác cũng không có kết quả khá hơn Đáng báo động nhất là ngay cả đêm khuya, từ 22h-6h sáng, mức độ ồn đo được vẫn quá giới hạn gấp nhiều lần Tất cả các lần đo ở 6 trạm quan trắc gồm: ngã tư An Sương, ngã sáu Gò Vấp, vòng xoay Hàng Xanh, Đinh Tiên Hoàng-Điện Biên Phủ, vòng xoay Phú Lâm và ngã tư Huỳnh Tấn Phát-Nguyễn Văn Linh nhiều lần đạt tới 85dBA, vượt xa ngưỡng tiếng ồn cho phép là 75dBA. Như vậy mức độ ô nhiễm tiếng ồn trong giao thông đang tăng với một tốc độ rất nhanh.

Trước năm 2008, mức tăng trung bình tiếng ồn trên địa bàn TP.HCM khoảng 0,2-0,4dBA nhưng từ năm 2008 đến năm 2009, độ ồn đã tăng rất nhanh bằng 14 năm trước đó cộng lại.

Còn một số tuyến đường tại các thành phố như: Huế, Hải Phòng, Đà Nẵng mức ồn cũng vượt quá giới hạn cho phép, tuy nhiên không vượt nhiều và không có sự thay đổi mức ồn lớn trong năm.

Trong giao thông còn phải kể đến tiếng ồn do máy bay, tiếng ồn này không thường xuyên nhưng gây ra rất lớn cho khu vực dân cư gần sân bay đặc biệt lúc máy bay cất cánh và hạ cánh Hiện nay việc giải quyết vấn đề tiếng ồn do máy bay gây nên rất phức tạp, nên tạm thời sân bay thường đưa ra khu xa dân cư mới giảm bớt được tiếng ồn do nó gây nên.

Nguyên nhân gây ra tiếng ồn giao thông :

 Là do sự gia tăng đột biến về số lượng các phương tiện giao thông

Ví dụ: Năm 1993, Hà Nội có 94.000 xe máy, năm 1995 là 498.465, năm

2000 là 708.641, hàng năm tăng hơn 15%

 Nguyên nhân khác: có lẫn các phương tiện giao thông trên cùng một tuyến đường (xe tải, xe khách, xe con, xe máy );

 Các phương tiện giao thông cả cá nhân lẫn công cộng đã quá lạm dụng còi trong khi tham gia giao thông: đua nhau lắp còi to, phóng nhanh vượt ẩu, liên tiếp bóp còi inh ỏi

 Do mặt đường quá chật.

Từ năm 1995 đến 2002, các trạm quan trắc môi trường quốc gia đã tiến hành quan trắc tiếng ồn giao thông ở một số thành phố, thị xã lớn của nước ta Ở bảng sau cho biết kết quả quan trắc mức ồn tương đương trung bình ở bên cạnh đường giao thông trong giờ ban ngày (từ 6h – 18h), trong giờ ban tối (từ 18h – 22h) và mức ồn cực đại của các đường phố chính ở một số thành phố, thị xã.

Bảng 2.4 Kết quả quan trắc tiếng ồn giao thông ở một số thành phố, thị xã do các trạm quan trắc và phân tích môi trường quốc gia tiếng hành năm 1998 (L

Aeq -mức ồn tương đương trung bình; L A max -mức ồn cực đại)

STT Thành phố Đường phố L A max (dBA

Ql1, gần bến xe phía nam 100.9 75.6 70.6

Cai Đường Lào Cai-Hà Nội 89.8 71.3 66.2 Đường Lào Cai-Sapa 90.5 68.6 66.2

Lê Lợi 96.9 70.4 67.5 Đinh Tiên Hoàng 94.1 69.5 67.0

Sân nhà hát Trưng Vương - 74.4 -

Khu du lịch Bửu Long - 69.6 -

Khu 30 A Cộng Hòa, Tân Bình

Xét các trị số bảng trên ta thấy mức ồn giao thông ở đô thị nước ta còn nhỏ hơn so với các đô thị nước ngoài (mức ồn tương đương trung bình trong giờ ban ngày của nhiều đô thị trên thế giới thường đạt khoảng 80 dBA) Theo tiêu chuẩn (TCVN 5949 - 1998) tiếng ồn cho phép đối với các khu vực công cộng và dân cư xen lẫn khu vực thương mại sản xuất là 75 dBA đối với ban ngày và 70 dBA đối với ban đêm So sánh với tiêu chuẩn này thì vào ban đêm phần lớn các đô thị gần bằng hoặc bằng tiêu chuẩn cho phép (70 dBA) còn về ban ngày thì hầu hết các đô thị điều vượt hoặc gần bằng tiêu chuẩn cho phép (70 – 80 dBA) Mức ồn cực đại ở các cạnh đường phố biến thiên từ 94 – 104 dBA, phần lớn mức ồn cực đại của các đường quốc lộ đi qua các đô thị điều vượt 100 dBA.

TÁC HẠI CỦA TIẾNG ỒN

Khái quát chung

Hiện nay song song với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa vấn đề về tiếng ồn ngày càng nan giải, tiếng ồn vượt quá mức cho phép gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của con người như ảnh hưởng tới tai, gây rối loạn giất ngủ, với bệnh tim mạch, tiêu hóa, nó còn ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả làm việc của con người.

Các yếu tố gây hại của tiếng ồn gồm 4 yếu tố chính:

 Tần số của tiếng ồn.

 Thời gian tiếp xúc tiếng ồn trong ngày.

 Thời gian tiếp xúc tiếng ồn trong nhiều ngày, nhiều năm.

Lưu ý: Cả tính chất vật lý lẫn thời gian tiếp xúc tiếng ồn điều quan trọng như nhau Ngoài ra còn có các yếu tố chủ quan từ phía người tiếp nhận tiếng ồn như: tuổi đời cao hay thấp, tính thụ cảm…

Vd: tiếng ồn ở 50dB làm suy giảm hiệu suất làm việc, nhất là đối với trí óc. Tiếng ồn 70dB làm tăng nhịp thở và nhịp đập của tim, tăng nhiệt độ cơ thể và tăng huyết áp ảnh hưởng tới hoạt động dạ dày và giảm hứng thú hoạt động Tiếng ồn 90dB gây mệt mỏi, mất ngủ, tổn thương chức năng thính giác, mất cân bằng cơ thể và suy nhược thần kinh.

Tác hại của tiếng ồn

Tiếng ồn ảnh hưởng đến con người không chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào tính chất vật lý mà chủ yếu phụ thuộc vào sự cảm thụ tâm lý của con người Nhìn chung, bất cứ tiếng ồn nào có trong môi trường đều là ô nhiễm vì nó hạ thấp chất lượng cuộc sống Tiếng ồn tác động lên con người ở 3 khía cạnh:

 Che lấp âm thanh cần nghe, làm suy giảm phản xạ tự nhiên của người với âm thanh.

 Gây bệnh đối với thính giác và hệ thần kinh, gián tiếp gây bệnh tim mạch. Tiếp xúc với tiếng ồn cao lâu ngày dẫn tới bệnh đãng trí và điếc Tiến triển bệnh với biểu hiện của giai đoạn đầu là giảm sức nghe, không nghe thấy tiếng động nhỏ.Giai đoạn tiếp theo là bị nghễnh ngãng Sau khi ngưng tiếp xúc với tiếng ồn một thời gian vài tiếng hay lâu hơn mới phục hồi thính giác Cuối cùng là tai trong bị tổn thương, dây thần kinh thính giác teo lại, người bệnh không nghe được tiếng nói chuyện.

 Tiếng ồn còn có thể làm suy yếu về thể lực, suy nhược thần kinh và làm giảm hiệu quả làm việc đối với một số người Nếu tiếng ồn đạt tới 100dB thì nó không chỉ gây bệnh tâm thần mà còn gây tổn thương đối với phần tai trong Đặc biệt, một số người có thể khó chịu ngay cả tiếng thì thầm, hoặc tiếng tích tắc của đồng hồ Tiếng ồn có thể làm gián đoạn suy nghĩ, do đó sẽ làm giảm hiệu quả công tác Tất cả các tác động này dẫn đến những biểu hiện xấu về tâm lý, sinh lý, bệnh lý, ảnh hưởng đến hiệu quả lao động, có nghỉa là ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.

Dựa vào tần số của mức ồn mà ta có thể liệt kê ra những tác hại chính của tiếng ồn như sau:

 Tác hại trước mắt: Ảnh hửơng đến tình trạng sức khỏe.

 Cảm giác mệt mỏi, suy nhược thần kinh.

 Cảm giác khó chiu, ù tai.

 Giảm hiệu quả trong công việc.

 Những thay đổi về sinh lý như thay đổi nhịp tim, huyết áp.

 Biến đổi về tâm lý: Gắt gỏng, cáu giận, khó chịu.

 Ảnh hưởng tới thính giác: Ù tai, nghe kém, ảnh hưởng đến giao tiếp và sức khỏe.

Tiếng ồn gây tổn thương các tế bào lông trong, lông ngoài từ không còn hàng lối đến mất hoàn toàn cơ quan corti và rách màng Reissners Có thể có các mảnh tế bào bị phá hủy trong nội dịch của tai.

Hậu quả ảnh hưởng tiếng ồn đối với cơ qua thính giác có 3 dạng:

- Chấn thương âm thanh là do một hoặc vài tiếng nổ lớn có cường độ quá giới hạng sinh lý của cấu trúc tai trong.

- Tổn thương có thể rách màng nhĩ, hư hại các xương con và phá hủy tai trong.

- Điếc có thể xảy ra nhiều mức độ Thường là điếc có thể phục hồi, hiếm khi điếc vĩnh viễn.

- Thời gian xảy ra nhanh và kinh hoàng nên bệnh nhân dễ nhớ.

- Yếu tố ảnh hưởng: chưa xác định (Tiếng ồn có tần số từ 2000 – 6000 Hz, cường độ từ 60 – 80dB và liên tục).

- Mức độ ảnh hưởng: (Rất ít chỉ vài dB, ở vài tần số điếc nặng nhưng phục hồi sao vài phút đến vài tuần).

- Xảy ra chủ yếu ở những người làm việc lâu dài trong môi trường tiếng ồn lớn.

- Thời gian tiếp xúc tiếng ồn càng lâu thì khả năng điếc vĩnh viễn càng tăng.

- Điếc tăng nhanh nhất là khi tiếp xúc âm thanh có tần số 4kHz trong 10 –

- Cũng còn tùy thuộc tính nhạy cảm với tiếng ồn của mỗi người.

Một số tác hại đặc trưng của tiếng ồn đến sức khỏe con người và môi trường:

 Tiếng ồn ảnh hưởng đến giấc ngủ

Nhiều nghiên cứu chứng minh tiếng ồn từ 35dB trở lên đã đủ để gây ra rối loạn cho giấc ngủ bình thường Tiếng động ban đêm tạo ra những cơn thức giấc bất thường, làm thay đổi chu kỳ các giai đoạn của giấc ngủ và gây khó khăn đi vào giấc ngủ Nhiều thức giấc bất thường sẽ đưa tới thiếu ngủ và hậu quả là sự mệt mõi, bải hoải, buồn chán vào ngày hôm sau Tiếng động trong khi ngủ cũng làm tăng huyết áp, nhịp tim, co mạch máu ngoại vi và các cử động của cơ thể như trằn trọc, trở mình, co chân duỗi tay Theo thống kê của ngành y tế cho thấy lượng thuốc an thần, thuốc ngủ được sử dụng tính trên đầu người ở khu vực gần sân bay và các đường giao thông lớn gấp 2-3 lần so với khu vực không bị ô nhiễm tiếng ồn.

 Tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe

Nếu tiếp xúc nhiều với tiếng ồn sẽ tạo ra tâm lý rất nặng nề cho cơ thể người, ảnh hưởng trực tiếp đến thính giác, gây ra bệnh lãng tai, điếc nghề nghiệp, gây ra chứng nhức đầu dai dẳng, rối loạn sinh lý, bệnh lý suy nhược thần kinh, tim mạch, nội tiết,….Lúc này con người thường mệt mỏi, sinh cáu kỉnh, giảm trí nhớ. Tiếng ồn càng mạnh (từ 120dB trở lên) có thể gây chói tai, đau tai thậm chí thủng màng nhĩ.

 Ảnh hưởng tới tai Ảnh hưởng của tiếng ồn lên thính giác đã được biết từ thuở xa xưa, khi ngươi thợ rèn, thợ hầm mỏ hoặc người giật chuôn nhà thờ làm việc lâu năm với nghề của mình Thính giác của họ giảm dần, rồi đưa tới điếc hoàn toàn.

Theo nhà nghiên cứu A.j Hudspeth, ĐH y khoa California, sự tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn mạnh sẽ “đẵn, cắt, gọt” tan hoang những tế bào lông ở tai trong. Các tế bào này sẽ bị bứng gốc, hủy hoại Đây là những tế bào có nhiệm vụ thu nhận sóng âm thanh, chuyển lên não bộ để được nhận rõ đó là âm thanh gì và từ đâu phát ra.

Tiếng động mạnh cũng gây tổn thương cho dây thần kinh thính giác, đưa tới điếc tức thì và vĩnh viễn với cảm giác ù tai.

Tiếp xúc với tiếng động đột ngột và liên tực có thể gây ra mất thính lực tạm thời, nhưng thường thì thính lực trở lại bình thường sau 16h – 18h khi không còn tiếng động Ảnh hưởng của tiếng động lên tai tùy thuộc ở cường độ của tiếng động và số lượng thời gian tiếp xúc với chúng Hậu quả có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.

 Tiếng ồn ảnh hưởng tới năng suất và hiệu quả làm việc

Nếu làm việc trong môi trường tiếng ồn sẽ làm giảm một cách đáng kể khả năng tập trung của người lao động, độ chính xác của công việc sẽ giảm, sai sót trong công việc và sản xuất tăng cao, phát sinh hoặc tăng các tai nạn lao động. Thực tế năng suất lao động sẽ giảm từ 20 – 40%.

 Tiếng ồn ảnh hưởng đến trao đổi thông tin

Thông tin thường bị tiếng ồn gây nhiễu, che lấp, làm cho việc tiếp nhận thông tin sẽ khó khăn hơn, độ chính xác của thông tin nhận được sẽ không cao ảnh hưởng đến cuộc sống sản xuất sinh hoạt của con người, do vậy trong trao đổi thông tin cần phải quy định giới hạn tiếng ồn cho phép để tránh các ảnh hưởng do tiếng ồn gây ra.

 Ảnh hưởng đến sự học hỏi của trẻ em

Mặc dù chưa có bằng chứng xác đáng nhưng nhiều nhận xét, nghiên cứu cho thấy tiếng ồn ảnh hưởng đến sự học hỏi của trẻ em Theo Sheldom Cohen, ĐH Oregon, trẻ em sống trong các căn phòng ở tần thấp trong một cao ốc gần trục lộ giao thông có khó khăn trong việc tập đọc, làm toán, phân biết chữ có âm tương tự so với các em sống ở tần trên cao, xa tiếng ồn Nhiều nghiên cứu cho thấy, tiếng ồn có thể ảnh hưởng tới bào thai trong bụng mẹ và thai nhi đáp ứng bằng tăng nhịp tim và chuyển động thân mình, và có thể sinh non nếu người mẹ sống gần phi trường.

 Ảnh hưởng lên hành vi con người trong cộng đồng

Có nghiên cứu cho hay, âm thanh vừa phải kích thích sự hứng khởi khi đang làm một công việc có tính cách đơn điệu, đều đều Khi làm bất cứ công việc gì trong trạng thái tâm lý vui vẻ, dễ chịu thì hiệu quả công việc đạt được rất cao.

Khi sống trong khu vực ồn ào, nhiều tiếng động, con người trở nên bực bội, giận giữ, khó chịu, hay gây gỗ, ít giao thiệp với lối xóm David Glas và Jerome Singer cho biết tiếng ồn có ảnh hưởng rất nhiều lên con người kể cả sau khi không còn tiếng ồn Tiếng ồn bất ngờ có tác hại nhiều hơn tiếng ồn biết trước.Tiếng ồn dường như cũng khiến con người giảm đặc tính giúp đở và tăng sự hùng hổ, gây hấn Một quan sát cho thấy, khi đang định giúp nhặt một vật rơi cho người khác mà có tiếng ồn dội tới, thì động tác giúp đở này ngưng lại.

Tiếp xúc với tiếng ồn thường gây cho con người sự căng thẳng, bực tức Sự ức chế này dồn nén đến mức nào đó sẽ khiến hệ thần kinh bị “quá tải”, đó chính là lúc ta không còn giữ được sự bình tỉnh và khả năng kiểm soát bản thân Tính riêng năm 2007 tại các thành phố lớn của Châu Âu đã có ít nhất hơn 250.000 người dân bị mắc các chứng bệnh về thần kinh do ảnh hưởng bởi tiếng ồn Bên cạnh các loại tiếng ồn từ các khu làm việc, các loại tiếng ồn khác như nghe nhạc quá to, tiếng còi ô tô, tiếng gầm rú từ động cơ, các loại máy bay, tàu…cũng gây tác hại không kém.

 Ảnh hưởng đến sinh vật trong môi trường

Các tiêu chuẩn tiếng ồn

3.3.1 Rung động và chấn động – rung động do các hoạt động xây dụng và sản xuất công nghiệp – mức tối đa cho phép đối với khu công cộng và dân cư

 Rung động và chấn động

Là dao động của vật thể đàn hồi, sinh ra khi trọng tâm và trục đối xứng của chúng xê dịch trong không gian hoặc do sự thay đổi có tính chu kỳ hình dạng mà chúng ở trạng thái tĩnh

Rung động được đặc trưng bởi ba thông số:

 Biên độ của vận tốc dao động 

 Biên độ của gia tốc dao động 

Các bề mặt dao động tiếp xúc với không khí xung quanh nó, khi bề mặt dao động sẽ hình thành sóng âm nghịch pha trong lớp không khí bao quanh Mức sóng âm này được đo bằng áp suất âm hình thành do rung động.

 Rung động và chấn động-rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp-mức tới đa cho phép đối với môi trường khu công cộng và dân cư.

Tiêu chuẩn này quy định mức gia tốc rung cho phép do hoạt động sản xuất công nghiệp và xây dựng gây ra trong các khu vực công cộng và dân cư.

Tiêu chuẩn này áp dụng để kiểm soát mức gia tốc rung gây ra do các thiết bị, phương tiện, công cụ sử dụng trong xây dựng và sản xuất công nghiệp nhằm bảo vệ môi trường của các khu vực công cộng và dân cư.

TCVN 6963 : 2001 Rung động và chấn động-Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp-Phương pháp đo.

Các phương tiện trong xây dựng không được gây ra mức gia tốc rung tác động đến môi trường khu vực công cộng và dân cư vượt quá mức cho phép trong bản sau:

Bảng 3.1 Mức gia tốc rung cho hoạt động xây dựng, dB

STT Khu vực Thời gian áp dụng trong ngày

1 Khu vực cần có môi trường đặc biệt yên tĩnh

7h – 19h 75 Thời gian làm việc liên tục không quá 10h/ngày

2 Khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính và tương tự

7h – 19h 75 Thời gian làm việc liên tục không quá 10h/ngày

3 Khu dân cư xen kẽ trong khu vực thương mại, dịch vụ và sản xuất

6h – 22h 75 Thời gian làm việc liên tục không quá 14h/ngày

Các phương tiện Sử dụng trong sản xuất công nghiệp không được gây ra mức rung tác động đến môi trường khu vực công cộng và dân cư vượt quá mức cho phép trong bản sau:

Bảng 3.2 Mức gia tốc rung cho phép trong hoạt động sản xuất công nghiệp STT Khu vực Mức cho phép và thời gian áp dụng trong ngày, dB

Khu vực cần có môi trường đặc biệt yên tĩnh

60 55 Mức gia tốc rung qui định trong bảng là:

1) mức đo được khi dao động ổn định, hoặc

2) là trung bình của các giá trị cực đại đối với mỗi dao động được đo có chu kỳ hay ngắt quãng, hoặc

3) là giá trị trung bình của 10 giá trị lớn nhất từ 100 giá trị đã đo được của mỗi 5s hoặc tương đương của nó (L10) khi các dao động là bất qui tắc và đột ngột

Khu dân cư, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính và tương tự

Khu dân cư xen kẽ trong khu thương mại, dịch vụ và sản xuất

 Điểm đo độ rung Đối với rung do sản xuất công nghiệp hoặc hoạt động xây dựng gây ra, mức gia tốc rung được đánh giá tại các điểm sát phía ngoài đường ranh giới (hàng rào) của cơ sở sản xuất công nghiệp hoặc công trình xây dựng với khu công cộng và dân cư.

3.3.2 Âm học-Tiếng ồn do phương tiện giao thông đường bộ phát ra khi tăng tốc-Mức tối đa cho phép

Tiêu chuẩn này qui định mức ồn tối đa cho phép đối với tiếng ồn do các loại phương tiện giao thông đường bộ mới phát hiện ra khi tăng tốc độ Tiêu chuẩn này được áp dụng cho việc thử công nhận kiểu, thử trong sản xuất và kiểm tra phương tiện giao thông đường bộ nhập khẩu mới chua qua sử dụng thuộc loại L,

TCVN 6552:1999 (ISO 3833:1977), Âm học-Đo tiếng ồn phương tiện giao thông đường bộ phát ra khi tăng tốc độ-Phương pháp kỹ thuật (Acoustics- Measurement of noise emitted by acce lerating-Engineering method).

TCVN 6211:1996 (ISO 3833:1977) Phương tiện giao thông đường bộ - Khối lượng – Thuật ngữ và định nghĩa.

TCVN 6529:1999 (ISO 1176:1990) Phương tiện giao thông đường bộ - Khối lượng – Thuật ngữ định nghĩa và mã hiệu.

ISO 9645:1990 Âm học – Đo tiếng ồn do xe máy hai bánh phát ra khi chuyển động – Phương pháp kỹ thuật (Acoustics – Measurememt of noise emitted by two – wheeled mopeds in motion – Engineering method).

Phương tiện giao thông đường bộ loại L, M, N trong tiêu chuẩn này được định nghĩa trong TCVN 6552:1999 va TCVN 6211:1996.

Tiếng ồn do các phương tiện giao thông đường bộ phát ra khi tăng tốc, được đo theo phương pháp qui định trong TCVN 6552:1999, riêng xe máy 2 bánh đo theo ISO 9645:1990, phải tuân theo qui định sau.

 Đối với thử công nhận kiểu Mức ồn đo được không được vượt quá giá trị tương ứng với từng loại phương tiện như nêu trong bảng 3.3 theo mức 1 hoặc mức 2 đối với từng loại phương tiện Thời điểm áp dụng mức 1 hoặc mức 2 do cơ quan có thẩm quyền qui định.

Trong một số trường hợp đặc biệt, mức ồn tối đa cho phép được qui định thêm như sau:

- Đối với các phương tiện thuộc loại M1, M2, và N1 có G 3500kg lấp động cơ điêzen phun trực tiếp thì các giá trị cho phép trong bảng 3.3 được cộng thêm 1dB.

GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VÀ QUẢN LÝ

Giải pháp kỹ thuật

4.1.1 Giảm tiếng ồn từ nguồn

Thường công nhân làm việc tại nhà máy phải chịu đựng mức ồn rất cao, do vậy cần có biện pháp khắc phục tiếng ồn ngay tại nguồn, phương pháp này không những giảm được tác hại của tiếng ồn đến công nhân làm việc trong nhà máy mà còn giảm được tiếng ồn phát tán ra môi trường xung quanh Vì thế cần phải chú trọng làm tốt ngay từ khâu thiết kế, chế tạo, lắp đặc cho đến khâu vận hành và sử dụng, bảo dưởng các máy móc thiết bị Cụ thể, cần sử dụng các phương tiện hiện đại gây ít tiếng ồn, hiện đại hóa quy trình công nghệ và thiết bị, giảm bớt số lượng công nhân làm việc trong môi trường ồn, giảm thời gian lưu lại làm việc trong đó. Để giảm tiếng ồn do chấn động gây nên đối với máy móc thiết bị cần sử dụng các gối đỡ bệ máy có lò so, hoặc cao su có tính đàn hồi cao.

Chọn vị trí đặt máy thích hợp: Bố trí các nơi làm việc cần yên tĩnh ở vị trí cách xa nguồn ồn Đánh giá mức ồn trước khi lắp đặt, bố trí các thiết bị mới…

Thay thế các thiết bị hay chi tiết đã hư hỏng, quá hạn sử dụng bằng các thiết bị mới hoạt động êm hơn.

Cân bằng tốt các vật quay để giảm rung động phát sinh tiếng ồn cơ khí Đặt các máy có rung động gây ồn lên các bệ đàn hồi để chống lan truyền rung động vào kết cấu của nhà gây ồn.

Nguồn gây tiếng ồn khí động: sự chuyển động của các dòng khí có tốc độ cao gây ra tiếng ồn khí động, đặc biệt là sau các ống phun hay quạt gió tăng áp. Cần cải thiện tốc độ chảy của dòng khí nếu có thể.

Làm ống giảm thanh cho các ống khí thải của động cơ nổ như máy phát điện, xe hơi, xe máy, máy tàu thủy…

Bao bọc nguồn ồn bằng vỏ cách âm Ví dụ làm vỏ cách âm cho máy phát điện, quạt gió hay máy nén khí…gây tiếng ồn Vỏ cách âm thiết bị thường có nhiều lớp Bên ngoài là thép lá dầy 2 ly có gân tăng cứng, phía trong có lớp vật liệu xốp có các lỗ rỗng nhỏ thông với nhau, tiếp theo là lớp vải lót và lớp tôn lỗ để bảo vệ lớp vật liệu xốp.

Làm các hệ thống thiết bị tiêu âm trên các hệ thống thối gió để giảm tiếng ồn lan truyền trong đường ống Loại thiết bị này thường là các khoang rỗng có kích thước lớn phía trong có các tấm vật liệu hút âm bố trí song song nhau dọc chiều dòng không khí và ở các bên vách thiết bị.

4.1.2 Giảm tiếng ồn trên đường lan truyền

Giảm tiếng ồn trên đường lan truyền bằng cách áp dụng các nguyên tắc cách âm và hút âm.

Hình 1.5 Lan truyền sóng âm

 Một phần bị phản xạ lại

 Một phần bị vật liệu kết cấu hút

 Một phần xuyên qua kết cấu bức xạ vào phòng bên cạnh.

Sự phản xạ và hút âm phụ thuộc vào tần số và gốc tới của sóng âm, xảy ra do sự biến đổi cơ năng mà các phần tử không khí mang theo, thành nhiệt năng do ma sát nhớt của không khí trong các ống nhỏ của vật liệu xốp, hoặc do ma sát trong của vật liệu chế tạo các tấm mỏng chịu dao động dưới tác dụng của sóng âm. Vật liệu hút âm có các loại:

 Vật liệu có nhiều lỗ nhỏ.

 Vật liệu có nhiều lỗ nhỏ đặt sau tấm đục lỗ.

 Những tấm hút âm đơn. Để hút âm cho máy nén và các thiết bị công nghiệp khác thông thường người ta làm võ bọc động cơ Vỏ bọc làm bằng kim loại, gỗ, chất dẻo, kính và các vật liệu khác. Để giảm dao động từ máy truyền vào vỏ bọc, người ta không liên kết cứng giửa chúng mà nên đặt võ bọc trên niệm cách ly chấn động làm bằng vật liệu đàn hồi. Để chống tiếng ồn khí động, người ta có thể sử dụng các buồng tiêu âm, ống tiêu âm và tấm tiêu âm.

4.1.3 Ba giải pháp kỹ thuật tối ưu

- Giảm tiếng ồn từ nguồn phát sinh.

- Giảm tiếng ồn bằng cách ly nguồn phát sinh tiếng ồn, hoặc bọc kín máy gây ồn nhiều.

- Giảm tiếng ồn bằng hấp thu bề mặt và phản xạ tại chỗ.

- Bố trí máy móc, sắp xếp dụng cụ hợp lý…

 Biện pháp phòng hộ cá nhân:

- Xen kẽ lao động vả nghỉ ngơi ngắn.

- Nếu tiếng ồn cường độ cao, mệt mõi thính giác nhiều, có thể cho nghỉ ngơi trong vài ngày hoặc vài tuần.

Chăm sóc sức khỏe cho người lao động, phát hiện sớm và có hệ thống sự giảm thính lực để có cách sử lý thích đáng:

- Nghiệm pháp mệt mõi thính giác.

- Đo thính lực sơ bộ định kỳ.

- Đo thính lực âm hoàn chỉnh.

- Bồi dưỡng bằng hiện vật.

- Điều dưỡng và phục hồi chức năng lao động.

Quản lý giảm thiểu tiếng ồn

4.2.1 Quản lý tiếng ồn trong sản xuất

 Nắm bắt giới hạn hứng chịu trong lao động

Giới hạn hứng chịu trong lao động là mức độ áp suất âm thanh và thời gian tối đa mà hầu hết công nhân có thể chịu đựng lặp đi lặp lại mà không gây hiệu ứng xấu lên khả nǎng nghe và hiểu lời nói bình thường Giới hạn hứng chịu khi lao động 85dB trong 8 giờ có thể giúp hầu hết mọi người tránh được suy giảm sức nghe thường xuyên do tiếng ồn gây ra sau 40 nǎm lao động.

Có thể ngǎn ngừa suy giảm sức nghe do tiếng ồn gây ra Cần có các chương trình ngǎn ngừa và kiểm soát sự tác hại nói chung tại nơi làm việc của tiếng ồn. Cần nhận biết sự nguy hại của tiếng ồn trước khi công nhân bắt đầu kêu ca có trở ngại khó khǎn khi nghe Một hướng dẫn của Liên minh châu Âu đòi hỏi máy móc phải được thiết kế và chế tạo sao cho giảm tối thiểu tiếng ồn phát ra Cần thông báo về tiếng ồn phát ra ở máy để khách mua chẳng những chọn được thiết bị ít gây hại nhất mà còn ước tính được tác động tiếng ồn nơi làm việc, góp phần lên kế hoạch kiểm soát tiếng ồn.

Làm cho một quy trình có sinh tiếng ồn yên tĩnh bớt đi rẻ hơn 10 lần so với việc tạo ra một tấm chắn lọc tiếng ồn Mức độ ồn có thể giảm bằng cách sử dụng thiết bị khống chế tiếng ồn như thùng trùm kín máy, bộ hấp thu âm, bộ giảm thanh, các tấm chắn âm và bằng cách sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân như bịt lỗ tai.

Những nơi chưa có đủ các phương pháp kỹ thuật, vẫn có thể giảm hứng chịu tiếng ồn bằng cách bảo vệ sức nghe và bằng việc quản lý như hạn chế thời gian phải vào nơi ồn Trong các chương trình kiểm soát tiếng ồn thì việc chủ yếu là giáo dục đào tạo công nhân cũng như kiểm tra định kỳ sức nghe.

 Đáp ứng của WHO (tổ chức y tế thới giới) Đáp ứng bằng hai cách: vừa triển khai và bổ sung khái niệm về quản lý tiếng ồn, vừa soạn thảo các hướng dẫn về tiếng ồn sinh hoạt Tài liệu về lĩnh vực này còn hiếm, nhất là cho các nước đang phát triển WHO đã công bố các Hướng dẫn về Tiếng ồn Cộng đồng Tài liệu này, thành quả công việc của cuộc họp chuyên viên WHO ở London tháng 3/1999, có nêu một số trị số hướng dẫn về tiếng ồn cộng đồng (có liệt kê các hiệu ứng nguy hiểm trên sức khỏe, từ bực bội khó chịu đến suy giảm sức nghe).

Bảng 4.1 Bảng liệt kê các hiệu ứng nguy hiểm trên sức khỏe con người đối với tiếng ồn

Môi trường Hiệu ứng có hại Mức độ ồn dB

Nơi sinh hoạt ngoàì trời

Trong nhà Hiểu được lời nói 35 16

Phòng ngủ Rối loạn giấc ngủ 30 8

Lớp học Rối loạn thông báo 35 Buổi học Đường giao thông, chợ, công nghiệp

Nhạc qua thiết bị tai Suy giảm sức nghe 85 1 nghe

Tụ tập giải trí Suy giảm sức nghe 100 4

Chú thích: Tai nhạy cảm khác nhau đối với các tần số khác nhau, ít nhạy cảm nhất với các tần số cực kỳ cao hay cực kỳ thấp Do nhạy cảm khác nhau như vậy, dùng thuật ngữ "A weighting": mọi tần số tạo âm thanh, đánh giá là tạo ra một áp suất âm thanh áp suất âm thanh đo bằng dB có nghĩa là "A -weighted" và biểu diễn bằng dB (A).

Các bản hướng dẫn cũng khuyến nghị các chính phủ thực thi, như mở rộng hay tǎng cường luật lệ hiện có, bao gồm cả tiếng ồn sinh hoạt khi đánh giá tác động môi trường.

Trước tình hình ô nhiễm tiếng ồn trong sản xuất, Trung tâm Y tế đã trực tiếp cùng các đơn vị được kiểm tra đề ra giải pháp hạn chế tác hại nghề nghiệp do tiếng ồn, sao cho phù hợp với tình hình sản xuất cụ hể là:

 Bố trí sắp xếp thiết bị trong dây chuyền sản xuất sao cho ít hoặc không ảnh hưởng tới năng suất, nhưng hạn chế được số người tiếp xúc với tiếng ồn.

 Thay thế, sửa chữa thiết bị cũ để giảm nguồn gây ồn.

 Cô lập các nguồn gây ồn bằng các biện pháp kỹ thuật.

 Trang bị phương tiện chống ồn cho công nhân thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn cao.

 Sử dụng biện pháp thích hợp để công nhân sử dụng phương tiện chống ồn.

 Hàng năm đo thính lực cho số công nhân thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh điếc nghề nghiệp.

4.2.2 Quản lý tiếng ồn trong giao thông ở các thành phố ở Việt Nam

 Giải pháp hiệu quả nhất là hạn chế tiếng ồn từ nguồn phát sinh. Các trạm đăng kiểm giao thông ở các đô thị tiến hành kiểm tra xe và loại trừ (cấm hoạt động) đối với các xe không đạt tiêu chuẩn về mức ồn (theo TCVN 5949-1999: Âm học).

Cải tạo hệ thống đường giao thông, đặc biệt là hệ thống đường giao thông ở nội đô của các thành phố, cải tạo các nút giao thông để không xảy ra tắc nghẽn giao thông, tổ chức các luồn giao thông hợp lý, bởi vì hệ thống đường xấu và tổ chức giao thông kém có thể làm tăng mức ồn rất nhiều, tương đương với tăng cường độ dòng xe lên gấp 3 hay 4 lần hoặc hơn nữa.

Căn cứ vào tình hình thực tế của các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có thể đưa ra các quy định nhằm giảm bớt tiếng ồn giao thông, như là quy định từ 22h đến 6h sáng tất cả các xe chạy trong thành phố không được hú còi.Ví dụ quy định ở một số khu phố ở Hà Nội là khu phố cổ không bao giờ được hú còi xe, hoặc khắt khe hơn nữa là cắm xe ôtô – xe máy chạy trong khu phố này.

 Áp dụng các giải pháp ngăn chặn bớt sự lan truyền của tiếng ồn. Giải pháp bao gồm trồng cây xanh hai bên đường giao thông (chọn loai cây có tán lá to, dày, có hiệu quả hút âm tốt), xây tường chắn tiếng ồn giao thông ở cạnh các khu có yêu cầu yên tỉnh như trường học, bệnh viện,các tường chắn này có trát bằng sơn vữa hút âm thì hiệu quả giảm tiếng ồn càng lớn.

 Quy hoạch sử dụng đất đô thị và quy hoạch xây dựng phố phường hợp lý.

Khi qui hoạch xây dựng đô thị phải xem xét đến yêu cầu chống tiếng ồn như xây dựng các công trình công cộng, dịch vụ, cửa hàng ở phía mặt đường để làm “bình phong” chắn bớt tiếng ồn giao thông cho các khu nhà cần được yên tỉnh, được bố trí ở bên trong (nhà ở, trường học, thư viện, phòng làm việc, viện nghiên cứu…), cách ly các khu vục cần yên tỉnh với các đường giao thông lớn, với các sân bay, với đường sắt

4.2.3 Một số ví dụ giảm ồn thực tế

Hiện nay các thành phố ở Việt Nam quá ồn, nhất là Hà Nội và Thành phố

Hồ Chí Minh Người dân không biết mình đang gây ô nhiễm Cả chính quyền cũng thế Hàng ngày ngoài tiếng còi thì người dân còn phải hứng chịu đủ thứ tiếng ồn khác nhau như tiếng ồn rao bán hàng rong, tiếng nhạc của các quán cà phê, tiếng thử xe máy của tiệm sửa xe, tiếng loa của đài phát thanh huyện, xã,… Về luật thì chúng ta cũng đã có, ví dụ các bảng cấm “tụ tập buông bán”, “cấm sử dụng còi” Ở khu vực bệnh viện, trường học…

Ngày đăng: 09/04/2023, 15:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w