BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG o0o KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI NHẬT DƯƠNG SINH VIÊN THỰC HIỆN ĐỖ THU[.]
Hàng tồn kho của doanh nghiệp
Khái niệm hàng tồn kho của doanh nghiệp
Hàng tồn kho là một bộ phận của TSLĐ, chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục, đều đặn theo đúng kế hoạch. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 quy định hàng tồn kho là những tài sản:
Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường;
Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang;
Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.
(Nguồn: Bộ Tài chính Việt Nam (2001), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chuẩn mực số 02, Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC)
Tóm lại, hàng tồn kho là tất cả những nguồn lực dự trữ trong ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại hoặc tương lai của doanh nghiệp.
Đặc điểm hàng tồn kho của doanh nghiệp
Tỷ trọng hàng tồn kho trên tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp có thể lớn hoặc nhỏ Điều này phụ thuộc chủ yếu vào loại hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp sản xuất hoặc thương mại, tỷ trọng này thường cao và chiếm khoảng 50% - 60% trên tổng giá trị tài sản lưu động 1 vì doanh nghiệp cần phải dự trữ hàng hóa cho hoạt động sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ (dịch vụ vận tải, dịch vụ giáo dục, dịch vụ tư vấn luật pháp,…) tỷ trọng hàng tồn kho thường rất thấp vì dịch vụ là sản phẩm vô hình, được cung ứng và tiêu dùng tại cùng một thời điểm nên sẽ không làm phát sinh hàng tồn kho Vì vậy, bài luận văn này sẽ chỉ đề cập đến hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất;
Hàng tồn kho là một bộ phận của tài sản lưu động nên có một số đặc điểm giống với tài sản lưu động Hàng tồn kho luôn thay đổi hình thái biểu hiện qua các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh Từ tiền trở thành nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và cuối cùng lại quay về hình thái ban đầu là tiền;
1 Nguồn: Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý (2008), Quản lý tài chính doanh nghiệp, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội
Giá trị hàng tồn kho ảnh hưởng trực tiếp tới giá vốn hàng bán, mà giá vốn hàng bán ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thuần của doanh nghiệp Vì vậy giá trị hàng tồn kho ảnh hưởng gián tiếp đến lợi nhuận thuần của doanh nghiệp;
Hàng tồn kho là một trong những nguồn chính tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp vì doanh thu từ hàng tồn kho (thường là doanh thu từ thành phẩm đầu ra) là một trong những nguồn cơ bản tạo ra doanh thu và những nguồn thu nhập thêm sau này của doanh nghiệp (doanh thu từ hoạt động tài chính khi cho khách hàng mua chịu hàng hóa,…).
Phân loại hàng tồn kho của doanh nghiệp
Có nhiều cách thức khác nhau dùng để phân loại hàng tồn kho nhưng bài luận văn này sẽ chỉ đề cập đến cách phân loại hàng tồn kho theo các giai đoạn khác nhau của một quá trình sản xuất Với cách phân loại này, có thể chia hàng tồn kho thành 3 loại chính:
Nguyên vật liệu: bao gồm các chủng loại hàng mà một doanh nghiệp mua để sử dụng trong quá trình sản xuất của mình;
Sản phẩm dở dang: bao gồm tất cả các mặt hàng mà hiện đang còn nằm tại một công đoạn nào đó của quá trình sản xuất hoặc đang nằm trung chuyển giữa các công đoạn hoặc đang chờ bước tiếp theo trong quá trình sản xuất;
Thành phẩm: bao gồm những sản phẩm đã hoàn thành chu kỳ sản xuất của mình và đang chờ được tiêu thụ. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu đầu vào phải trải qua một quá trình sản xuất trước khi biến thành thành phẩm cuối cùng nên hàng tồn kho của doanh nghiệp thường bao gồm cả ba loại: nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang và thành phẩm.Đối với các doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp kiếm lời thông qua việc mua hàng hóa từ nhà cung cấp rồi bán lại cho khách hàng Hàng tồn kho chủ yếu là thành phẩm (hàng hóa mua về để bán), hầu như không có dự trữ hàng tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang.
Vai trò của hàng tồn kho đối với doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho có vai trò như một tấm đệm an toàn giữa các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sản xuất kinh doanh như dự trữ – sản xuất – tiêu thụ sản phẩm khi mà giữa các giai đoạn này các hoạt động không phải lúc nào cũng diễn ra đồng bộ Hàng tồn kho mang lại cho bộ phận sản xuất và bộ phận marketing của doanh nghiệp sự linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh như lựa chọn thời điểm mua nguyên vật liệu, lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ Ngoài ra, hàng
Thang Long University Library 2 tồn kho giúp doanh nghiệp tự bảo vệ trước những biến động cũng như sự không chắc chắn về nhu cầu đối với các sản phẩm của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại như các doanh nghiệp bán sỉ hay bán lẻ thì hàng tồn kho cũng có vai trò tương tự là một tấm đệm an toàn giữa giai đoạn mua hàng và bán hàng trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh, đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục, doanh nghiệp có đầy đủ hàng hóa để cung ứng ra thị trường, đáp ứng kịp thời những biến động về nhu cầu của khách hàng, từ đó tối thiểu hóa chi phí cơ hội của khoản doanh thu bị mất đi do thiếu hụt hàng hóa.
Quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp
Khái niệm quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp
Quản lý hàng tồn kho là việc kiểm soát các hoạt động như lập kế hoạch sử dụng, thu mua, tiếp nhận, cất trữ, vận chuyển và phân phối hàng hóa tồn kho đáp ứng nhu cầu sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.
Nói cách khác, quản lý hàng tồn kho là công tác:
Đảm bảo cho hàng hóa có đủ số lượng và cơ cấu, không làm cho quá trình bán hàng bị gián đoạn, góp phần nâng cao chất lượng kinh doanh và tránh ứ đọng hàng hóa;
Đảm bảo giữ gìn hàng hóa về mặt giá trị và giá trị sử dụng, góp phần làm giảm hư hỏng, mất mát, gây tổn thất về tài sản cho doanh nghiệp;
Đảm bảo cho lượng vốn của doanh nghiệp tồn tại dưới hình thái vật chất ở mức độ tối ưu nhằm tăng hiệu quả vốn hàng hóa và góp phần làm giảm chi phí bảo quản hàng hóa.
(Nguồn: PGS TS Nguyễn Thu Thủy (2011), Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Lao Động, Hà Nội)
Mục tiêu của quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp
1.2.2.1 Lợi ích và chi phí của việc giữ hàng tồn kho
Cũng như những tài sản khác, việc tồn trữ hàng tồn kho là một quyết định chi tiêu tiền Để xác định mức độ đầu tư vào hàng tồn kho cần so sánh lợi ích đạt được và chi phí phát sinh kể cả chi phí cơ hội của tiền được đầu tư vào hàng tồn kho Sau đây là phần phân tích về lợi ích cũng như chi phí của việc giữ hàng tồn kho của doanh nghiệp.
Việc giữ hàng tồn kho đem lại một số lợi ích cho doanh nghiệp như sau:
Thứ nhất, nếu chấp nhận dự trữ hàng tồn kho, doanh nghiệp có thể mua hàng với số lượng lớn (lớn hơn nhu cầu sử dụng hiện tại) để được hưởng chiết khấu thương mại từ nhà cung cấp Điều này làm giảm chi phí giá vốn hàng bán, từ đó tăng lợi nhuận của doanh nghiệp;
Thứ hai, việc dự trữ hàng tồn kho đảm bảo nguồn cung cấp ổn định cho khâu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp dự đoán rằng hàng hóa, nguyên vật liệu sẽ trở nên khan hiếm trong tương lai;
Thứ ba, việc dự trữ hàng tồn kho đảm bảo mức giá ổn định của các hàng hóa phục vụ cho nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp dự đoán rằng trong tương lai giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu sẽ tăng;
Thứ tư, sản phẩm dở dang là một bộ phận của hàng tồn kho, việc lưu trữ sản phẩm dở dang làm cho mỗi công đoạn của quá trình sản xuất trở nên độc lập với nhau vì công đoạn sau không phải chờ đợi công đoạn trước Điều đó làm tăng hiệu quả của các công đoạn trong khâu sản xuất, tối thiểu hóa chi phí do giảm thời gian chờ và sự ngừng trệ giữa các khâu;
Thứ năm, thành phẩm là một bộ phận của hàng tồn kho, việc tồn trữ thành phẩm mang lại lợi ích cho cả bộ phận sản xuất và bộ phận marketing của doanh nghiệp:
Dưới góc độ của bộ phận marketing, với mức tiêu thụ trong tương lai được dự kiến không chắc chắn, tồn kho thành phẩm với số lượng lớn sẽ đáp ứng nhanh chóng bất kỳ một nhu cầu tiêu thụ nào trong tương lai, đồng thời tối thiểu hóa thiệt hại vì mất đi doanh số bán hàng khi hàng trong kho bị hết Hơn nữa, việc đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng góp phần xây dựng tín nhiệm về khả năng cung ứng hàng hóa ra thị trường của doanh nghiệp, từ đó tạo nên giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp;
Dưới góc độ của nhà sản xuất, duy trì một lượng lớn thành phẩm tồn kho cho phép doanh nghiệp sản xuất với số lượng lớn, nhờ vậy giảm chi phí sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm do chi phí cố định được phân bổ trên số lượng lớn sản phẩm đầu ra. b Chi phí
Tại cùng một thời điểm, khi một doanh nghiệp được hưởng những lợi ích từ việc dự trữ hàng tồn kho thì các chi phí liên quan cũng phát sinh tương ứng bao gồm:
Chi phí đặt hàng bao gồm chi phí giao dịch, chi phí vận chuyển và chi phí giao nhận hàng Chi phí đặt hàng được tính bằng đơn vị tiền tệ cho mỗi lần đặt hàng;
Khi doanh nghiệp đặt hàng từ nguồn cung cấp bên ngoài, chi phí đặt hàng bao gồm chi phí chuẩn bị yêu cầu mua hàng, chi phí để lập đơn đặt hàng như chi phí thương lượng (gọi điện thoại xa, thư giao dịch), chi phí nhận và kiểm tra hàng hóa, chi phí vận chuyển;
Trong trường hợp đơn đặt hàng được cung cấp từ nội bộ doanh nghiệp thì chi phí đặt hàng chỉ bao gồm chi phí sản xuất, chi phí phát sinh khi khấu hao máy móc và duy trì hoạt động sản xuất;
Trên thực tế, chi phí cho mỗi đơn đặt hàng thường bao gồm các chi phí cố định và chi phí biến đổi, bởi một phần tỷ lệ chi phí đặt hàng như chi phí giao nhận và kiểm tra hàng thường biến động theo số lượng hàng đặt mua.
Chi phí mua hàng là chi phí cần có để mua hoặc sản xuất ra hàng hóa tồn kho. Chi phí này được tính bằng cách lấy chi phí một đơn vị hàng hóa nhân với số lượng hàng mua về hoặc sản xuất ra Trong trường hợp doanh nghiệp được hưởng chiết khấu thương mại từ nhà cung cấp thì chi phí mua hàng là giá của lô hàng sau khi trừ đi phần chiết khấu thương mại được hưởng.
Chi phí lưu kho bao gồm tất cả chi phí lưu giữ hàng trong kho trong một khoảng thời gian xác định trước Các chi phí thành phần của chi phí lưu kho là: chi phí cất giữ và chi phí bảo quản, chi phí hư hỏng và chi phí thiệt hại do hàng tồn kho bị lỗi thời, chi phí bảo hiểm, chi phí thuế, chi phí đầu tư vào hàng tồn kho Cụ thể như sau:
Nội dung quản lý hàng tồn kho
Trong quản lý hàng tồn kho, nhà quản lý phải xem xét sự đánh đổi giữa lợi ích và phí tổn của việc duy trì hàng tồn kho thông qua việc xác định mức dự trữ hàng tồn kho tối ưu Trong đó, cân đối được chi phí của việc dự trữ hàng tồn kho quá nhiều và chi phí của việc dự trữ hàng tồn kho quá ít Dựa vào mức tối ưu này, doanh nghiệp sẽ đưa ra các quyết định liên quan đến giá trị lưu kho:
Quyết định tăng giá trị lưu kho khi:
Dự trữ thực tế < Dự trữ tối ưu.
Quyết định giảm giá trị hàng lưu kho khi:
Dự trữ thực tế > Dự trữ tối ưu. Để đưa ra quyết định tăng hoặc giảm giá trị lưu kho, doanh nghiệp cần ước lượng mức dự trữ hàng tồn kho tối ưu của mình Sau đây là một vài mô hình quản lý hàng tồn kho dùng để tính mức dự trữ hàng tồn kho tối ưu của doanh nghiệp. a Mô hình EOQ (The Economic Order Quantity Model)
Mô hình EOQ là một trong những kỹ thuật kiểm soát hàng tồn kho lâu đời và phổ biến nhất Mô hình được nghiên cứu và công bố bởi Ford W Harris năm 1915 nhưng đến nay vẫn được sử dụng trong nhiều doanh nghiệp vì tương đối đơn giản và dễ sử dụng Khi áp dụng mô hình này, nhà quản lý phải tuân theo các giả định quan trọng sau:
Nhu cầu về hàng tồn kho ổn định (không thay đổi);
Thời gian chờ hàng kể từ khi đặt hàng đến khi nhận hàng là xác định và không thay đổi;
Doanh nghiệp tiếp nhận toàn bộ số hàng đặt mua từ nhà cung ứng tại cùng một thời điểm;
Doanh nghiệp không được hưởng chính sách chiết khấu thương mại từ nhà cung cấp;
Chỉ có duy nhất 2 loại chi phí tồn kho là chi phí dự trữ và chi phí đặt hàng;
Không có thiếu hụt xảy ra nếu đơn hàng được thực hiện đúng hạn, tức là nếu việc đặt hàng sau khi xác định được lượng hàng tồn kho tối ưu và đơn đặt hàng được hiện đúng hạn thì sẽ hoàn toàn không có tình trạng thiếu hụt hàng tồn kho dẫn đến gián đoạn sản xuất và tiêu thụ.
Với những giả định trên, sơ đồ biểu diễn mô hình EOQ được thể hiện trong hình sau:
Hình 1.1 Mô hình chu kỳ đặt hàng dự trữ EOQ Điểm ……… tái ……… đặt Mức tồn kho bình quân hàng
Thời điểm Thời điểm Khoảng thời gian giữa đặt hàng nhận hàng 2 lần đặt hàng liên tiếp
(Nguồn: Nguyễn Hải Sản (1996), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống
Theo mô hình EOQ có 2 loại chi phí thay đổi theo lượng đặt hàng là chi phí lưu kho và chi phí đặt hàng Chi phí do thiếu hàng sẽ không được tính đến do giả định của mô hình không có sự thiếu hụt hàng tồn kho Chi phí mua hàng không ảnh hưởng đến sự thay đổi lượng hàng lưu kho theo giả định của mô hình nên cũng không được tính đến Như vậy, mục tiêu của mô hình là tối thiểu hóa tổng chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho Hai loại chi phí này có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau Cụ thể, khi số lượng sản phẩm trong mỗi lần đặt hàng tăng lên, số lần đặt hàng trong kỳ giảm, dẫn đến chi phí đặt hàng giảm trong khi chi phí lưu kho tăng lên Vì vậy, số lượng đặt hàng tối ưu là kết quả của sự dung hòa giữa chi phí lưu kho và chi phí đặt hàng.
Thang Long University Library 8 Để quá trình phân tích đơn giản hơn ta qui ước các ký hiệu như sau:
D: Nhu cầu hàng tồn kho mỗi năm;
S: Chi phí đặt hàng cho 1 đơn hàng;
H: Chi phí lưu kho cho 1 đơn vị hàng hoá mỗi năm;
Q: Lượng hàng đặt mua trong 1 đơn hàng (qui mô đơn hàng); d: Nhu cầu hàng tồn kho mỗi ngày;
Cđh : Chi phí đặt hàng hàng năm;
Clk : Chi phí lưu kho hàng năm;
TC: Tổng chi phí tồn kho hàng năm;
TCmin: Tổng chi phí tồn kho tối thiểu;
Q*: Lượng đặt hàng tối ưu; n* : Số lượng đơn đặt hàng tối ưu trong năm;
T*: Khoảng thời gian dự trữ tối ưu;
ROP: Điểm tái đặt hàng.
Sau đây sẽ là phần xác định các thông số cơ bản của mô hình EOQ:
Chi phí đặt hàng hàng năm (Cđh) được tính bằng cách lấy chi phí đặt hàng cho 1 đơn hàng (S) nhân với số lượng đơn hàng mỗi năm Số lượng đơn hàng mỗi năm được tính bằng cách lấy nhu cầu hàng năm (D) chia cho số lượng hàng đặt mua trong 1 đơn hàng (Q) Như vậy, ta có:
Biến số duy nhất trong phương trình này là Q, cả S và D đều là các tham số không đổi Do đó, độ lớn tương đối của chi phí đặt hàng phụ thuộc vào số lượng hàng đặt mua trong 1 đơn hàng.
Tại thời điểm đầu kỳ, lượng hàng tồn kho là Q và ở thời điểm cuối kỳ lượng hàng tồn kho là 0 nên số lượng tồn kho bình quân trong kỳ là:
Ta có, tổng chi phí lưu kho hàng năm (Clk) được tính bằng cách lấy chi phí lưu kho tính trên 1 đơn vị hàng hoá mỗi năm (H) nhân với lượng hàng tồn kho bình quân trong kỳ:
Tổng chi phí tồn kho tối thiểu
Tổng chi phí tồn kho Độ dốc
Tổng chi phí tồn kho một năm (TC) là tổng của chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho:
Ta có thể mô tả mối quan hệ của chi phí lưu kho và chi phí đặt hàng bằng đồ thị sau:
Hình 1.2 Mô hình chi phí theo EOQ
0 Lượng đặt hàng tối ưu (Q*) Q
(Nguồn: Nguyễn Hải Sản (1996), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống
Kê, Hà Nội) Đồ thị trên cho thấy lượng đặt hàng tối ưu (Q*) khi tổng chi phí tồn kho đạt giá trị nhỏ nhất tại điểm giao nhau của đường cong chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho Do đó, lượng đặt hàng tối ưu được xác định như sau:
Như vậy, tổng chi phí tồn kho tối thiểu được xác định bằng cách thay giá trị quy mô đơn hàng tối ưu (Q*) vào phương trình tổng chi phí:
Xác định số lượng đơn đặt hàng tối ưu trong năm (n*): n*
Xác định khoảng thời gian dự trữ tối ưu (T*):
Khoảng thời gian dự trữ tối ưu là khoảng thời gian kể từ khi trong kho có số lượng hàng tối ưu Q* cho đến khi số lượng này hết và được đáp ứng ngay bằng số lượng hàng hóa tối ưu của đơn hàng mới Trên cơ sở đó, quãng thời gian dự trữ tối ưu bằng số lượng hàng dự trữ tối ưu chia cho nhu cầu hàng tồn kho mỗi ngày:
Xác định điểm tái đặt hàng (ROP – Reorder Point):
Thời gian chờ hàng (L) là thời gian cần thiết từ lúc đặt hàng đến khi nhận được hàng Thời gian này có thể ngắn vài giờ, có thể dài tới vài tháng Do đó doanh nghiệp phải tính toán thời gian chờ hàng chính xác để tiến hành đặt hàng Thời điểm đặt hàng là thời điểm có mức dự trữ kho đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp trong thời gian chờ hàng Mức dự trữ đó gọi là điểm tái đặt hàng (ROP):
ROP Nhu cầu hàng tồn kho mỗi ngày Thời gian chờ hàng
Nhận xét: Mô hình EOQ có ưu điểm cơ bản là chỉ ra mức đặt hàng tối ưu trên cơ sở cực tiểu chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho của doanh nghiệp Tuy nhiên, nhược điểm lớn của mô hình này là dựa trên quá nhiều giả định khó đạt được trên thực tế Vì vậy, mô hình EOQ cần được thực tiễn hóa bằng cách loại bỏ dần các giả định, chấp nhận các điều kiện thực tế. b Mô hình lượng đặt hàng theo lô sản xuất (POQ – Production Order Quantity Model)
Trong mô hình EOQ, chúng ta đã giả định toàn bộ lượng hàng của một đơn hàng được nhận ngay trong một chuyến hàng Tuy nhiên, có những trường hợp doanh nghiệp nhận hàng dần dần trong một khoảng thời gian nhất định Trong trường hợp như thế chúng ta phải tìm kiếm một mô hình đặt hàng khác với EOQ.
Một biến thể của mô hình EOQ cơ bản là mô hình lượng đặt hàng theo lô sản xuất POQ Mô hình lượng đặt hàng theo lô sản xuất được áp dụng trong trường hợp hàng được đưa đến doanh nghiệp một cách liên tục, hàng được tích luỹ dần cho đến khi lượng hàng đặt mua được tập kết hết Mô hình này cũng được áp dụng trong
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY
Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương
(Nguồn: Phòng hành chính – tổng hợp)
Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty khá đơn giản, chỉ gồm một giám đốc giữ vị trí cao nhất trong công ty, giúp việc cho giám đốc là một phó giám đốc, dưới đó là các phòng ban được phân chia dựa theo từng chức năng riêng biệt Điều này giúp cho việc chuyên môn hóa theo chức năng của các phòng ban, bộ phận trở nên dễ dàng, từ đó nâng cao khả năng làm việc cũng như năng suất lao động của các bộ phận trong công ty.
Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban trong công ty
Người đại diện theo pháp luật và cũng là chủ sở hữu của công ty;
Ký kết hợp đồng nhân danh công ty;
Quyết định kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
Ban hành quy chế quản lý công ty;
Quyết định chiến lược kinh doanh của công ty.
Giúp việc cho giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của công ty theo sự phân công của giám đốc;
Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc về hiệu quả các hoạt động trong công ty;
Tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh của công ty;
Có trách nhiệm báo cáo các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của các phòng ban lên giám đốc.
Tuyển dụng, tổ chức lao động, quản lý và bố trí nhân lực;
Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực sao cho phù hợp với kế hoạch, chiến lược phát triển của công ty;
Lập kế hoạch xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ cho nhân viên;
Điều động nhân sự theo yêu cầu của công ty;
Đánh giá, phân tích khả năng làm việc của nhân viên để lập báo cáo trình lên giám đốc khi có yêu cầu.
2.1.3.4 Phòng hành chính tổng hợp
Đánh máy, văn thư, công văn của công ty;
Quản lý và tổ chức thực hiện việc tiếp nhận, xử lý các công văn, tài liệu gửi đến và gửi đi của công ty trong phạm vi quyền hạn được cho phép;
Thực hiện in ấn, sao chụp văn bản, tài liệu để phục vụ cho các hoạt động của công ty theo quy định của giám đốc;
Thực hiện các công tác nội vụ của công ty;
Tổ chức hội nghị và các buổi hội họp của công ty.
2.1.3.5 Phòng tài chính – kế toán
Xây dựng kế hoạch tài chính, lập báo cáo tài chính hàng năm trình phó giám đốc để sau đó trình giám đốc phê duyệt làm cơ sở thực hiện;
Thực hiện các chế độ, chính sách tài chính, kế toán, thống kê, công tác quản lý thu chi tài chính của công ty, thực hiện thanh toán tiền lương và các chế độ khác cho cán bộ công nhân viên theo phê duyệt của cấp trên;
Thực hiện công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ công nhân viên;
Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định, chế độ tài chính hiện hành của nhà nước, phản ánh trung thực kết quả hoạt động của công ty.
Thực hiện triển khai bán hàng để đạt doanh thu theo mục tiêu ban giám đốc đề ra;
Theo dõi thực tế bán hàng của các nhân viên;
Lập kế hoạch cho chương trình quảng cáo và khuyến mãi thúc đẩy việc bán hàng;
So sánh, đối chiếu doanh thu thực tế với doanh thu theo chỉ tiêu, tìm ra nguyên nhân gây ra việc tăng, giảm doanh thu so với chỉ tiêu kế hoạch để đưa ra hướng giải quyết, khắc phục kịp thời;
Tổ chức thu thập thông tin về mẫu sản phẩm mới, thăm dò ý kiến khách hàng;
Tìm ra những chiến lược bán hàng phù hợp để tăng doanh thu và phát triển thương hiệu của công ty.
Khái quát về ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương
Một số lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thương mại của công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương là:
Kinh doanh quần áo, sản phẩm ngành may mặc;
Kinh doanh các sản phẩm ngành dệt như bông xơ, sợi, vải, vải kỹ thuật, vải không dệt, vải trang trí nội thất;
Kinh doanh vật tư thiết bị, phụ tùng, nguyên liệu, hóa chất phục vụ ngành dệt, ngành nhuộm và ngành may;
Cho thuê kho, bãi chứa hàng;
Tổ chức hội chợ triển lãm cho các sản phẩm may mặc.
Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty: kinh doanh quần áo, sản phẩm ngành may mặc.
2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương giai đoạn 2011 – 2013.
Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận giai đoạn 2011 – 2013 của công ty
Bảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch 2011 – 2012 Chênh lệch 2012 – 2013 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%)
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.976.980.773 2.437.250.904 2.765.499.224 460.270.131 23,28 328.248.320 13,47
2.Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 0 0 0 0
3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.976.980.773 2.437.250.904 2.765.499.224 460.270.131 23,28 328.248.320 13,47 4.Giá vốn hàng bán 1.724.547.680 2.229.513.640 2.602.757.425 504.965.960 29,28 373.243.785 16,74 5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 252.433.093 207.737.264 162.741.799 (44.695.829) (17,71) (44.995.465) (21,66) 6.Doanh thu hoạt động tài chính 305.877 1.447.100 37.526.363 1.141.223 373,10 36.079.263 2493,21
– Trong đó: Chi phí lãi vay 0 0 0 0 0 0 0
8.Chi phí quản lý kinh doanh 225.449.504 270.490.810 383.311.265 45.041.306 19,98 112.820.455 41,71 9.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 27.289.466 (61.306.446) (183.624.503) (88.595.912) (324,65) 122.318.057 199,52
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch 2011 – 2012 Chênh lệch 2012 – 2013 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%)
13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 27.289.466 (59.784.246) (186.532.485) (87.073.712) (319,07) 126.748.239 212,01
14 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 0 0 0 0 0 0 0
15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 27.289.466 (59.784.246) (186.532.485) (87.073.712) (319,07) 126.748.239 212,01
(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Sau đây là phần phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương trong giai đoạn 2011 – 2013 dựa vào số liệu trong báo cáo kết quả kinh doanh ở trên.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Tổng doanh thu của công ty tăng dần qua các năm 2011, 2012 và 2013 Cụ thể, năm 2011 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 1.976.980.773 đồng Đến năm 2012, con số này tăng lên đáng kể đến 2.437.250.904 đồng, tăng 460.270.131 đồng, tương ứng tăng 23,28% so với năm 2011. Năm 2013, con số này tiếp tục tăng đến 2.765.499.224 đồng, tăng 328.248.320 đồng, tương ứng tăng 13,47% so với năm 2012 Sự tăng trưởng về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giai đoạn 2011 – 2013 là do hai lý do chính Lý do thứ nhất là: sau một thời gian tìm hiểu và làm quen với thị trường, công ty đã gây dựng được các mối quan hệ làm ăn với khách hàng, những mối làm ăn đó tăng dần theo thời gian dẫn đến số lượng hàng bán được tăng lên qua các năm Lý do thứ hai là: do giá xăng tăng giá 3 từ năm 2011 – 2013 làm cho chi phí vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến công ty tăng; giá xăng tăng cũng làm cho chi phí đầu vào của nhà cung cấp tăng, kéo theo sự tăng lên của giá bán ra của nhà cung cấp cho công ty Từ đó làm tăng chi phí giá vốn hàng bán đơn vị của công ty Giá vốn hàng bán tăng đòi hỏi công ty phải bán ra với giá cao hơn để không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của mình Do vậy, giá bán đơn vị của một sản phẩm tăng kéo theo sự tăng lên của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012, 2013 so với năm 2011.
Các khoản giảm trừ doanh thu: Các khoản giảm trừ doanh thu của công ty trong ba năm 2011, 2012, 2013 đều bằng 0 Điều này cho thấy quy trình lưu kho hàng hóa của công ty rất tốt nên không hề có việc hàng bán bị trả lại hay phải giảm giá hàng bán do sai sót trong quá trình lưu kho Bên cạnh đó, các khoản giảm trừ doanh thu bằng 0 có nghĩa doanh nghiệp không cho khách hàng hưởng chiết khấu thương mại khi khách hàng mua với số lượng lớn Điều này có thể ảnh hưởng phần nào đến số lượng hàng bán được của doanh nghiệp vì về mặt tâm lý thì khách hàng nào cũng muốn được hưởng chiết khấu thương mại từ người bán.
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu Vì các khoản giảm trừ doanh thu của công ty trong cả ba
3 Nguồn: Trang web thuộc sở hữu của công ty TNHH Vietnam Petrol Information (2014), http://xangdau.net/, Bảng tổng hợp giá bán lẻ xăng từ 01/01/2005 đến 07/07/2014
Thang Long University Library năm 2011, 2012, 2013 đều bằng 0 nên doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2011, 2012, 2013 bằng với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Doanh thu hoạt động tài chính: Sau đây là phần phân tích doanh thu hoạt động tài chính của công ty trong hai giai đoạn, giai đoạn đầu từ 2011 – 2012 và giai đoạn sau từ 2012 – 2013.
Giai đoạn 2011 – 2012: Doanh thu hoạt động tài chính của công ty năm 2012 là 1.447.100 đồng, tăng 1.141.223 đồng, tương ứng tăng 373,10% so với năm 2011.
Có thể thấy, trong hai năm 2011, 2012 doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty rất nhỏ chỉ 305.877 đồng năm 2011 và 1.447.100 đồng Đây là doanh thu từ lãi tiền gửi tại ngân hàng của công ty Vì tài khoản tiền gửi của công ty tại ngân hàng là tài khoản tiền gửi thanh toán (tài khoản tiền gửi không kỳ hạn) phục vụ cho mục đích giao dịch, thanh toán giữa công ty với khách hàng nên lãi suất nhận được rất thấp.
Giai đoạn 2012 – 2013: Năm 2013, doanh thu hoạt động tài chính của công ty là 37.526.363 đồng, tăng 36.079.263 đồng, tương ứng tăng 2493,21% so với năm
2012 Một phần của sự tăng lên này đến từ lãi thu được khi công ty cho khách hàng mua trả chậm, trả góp Cụ thể, trong năm 2013, do công ty muốn khuyến khích việc mua hàng của khách hàng nên đã đưa ra chính sách cho phép khách hàng mua hàng trả chậm, trả góp Điều này có nghĩa khách hàng không phải thanh toán tiền cho công ty ngay lập tức mà sẽ thanh toán dần dần số tiền này trong một khoảng thời gian nhất định do công ty đề ra Tuy nhiên, khách hàng sẽ phải trả chi phí cho công ty, chi phí này đúng bằng chi phí cơ hội của số tiền công ty cho khách hàng chiếm dụng Thông thường, thời gian công ty cho khách hàng trả chậm là từ 1 – 2 tháng Vì công ty chỉ áp dụng chính sách mua hàng trả chậm cho những khách hàng có uy tín và khả năng tài chính tốt nên không có trường hợp khách hàng không thanh toán hay thanh toán sai hẹn, công ty không hề phát sinh các khoản nợ xấu, nợ khó đòi Đến cuối năm, các khoản phải thu này đều đã được thu về hết Điều này lý giải tại sao phải thu khách hàng cuối năm 2013 bằng 0 Ngoài ra, một phần doanh thu hoạt động tài chính của công ty đến từ tiền lãi từ khoản tiền gửi của công ty ở ngân hàng Bên cạnh đó, một phần doanh thu hoạt động tài chính của công ty cũng đến từ khoản chiết khấu thanh toán công ty được hưởng từ nhà cung cấp do thanh toán trước hạn.
Thu nhập khác: Thu nhập khác của công ty tăng dần từ năm 2011 – 2013 Năm
2011, thu nhập khác của công ty bằng 0 Năm 2012, thu nhập khác của công ty là 1.522.200 đồng, tăng 1.522.200 đồng, tương ứng tăng 100,00% so với năm 2011 Đến năm 2013, thu nhập khác của công ty tiếp tục tăng lên đến 1.638.654 đồng, tăng 116.454 đồng, tương ứng tăng 7,65% so với năm 2012 Thu nhập khác của công ty đến
25 từ quà biếu, quà tặng của nhà cung vào các dịp lễ, tết và tiền phạt thu được khi khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế (khách hàng chậm trễ thanh toán cho công ty)
Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán là chi phí lớn nhất của công ty trong cả ba năm 2011, 2012 và 2013 Giá vốn hàng bán của công ty tăng dần trong giai đoạn 2011 – 2013 Cụ thể, giá vốn hàng bán của công ty năm 2011 là 1.724.547.680 đồng Đến năm 2012, con số này là 2.229.513.640 đồng, tăng 504.965.960 đồng, tương ứng tăng 29,28% so với năm 2011 Giá vốn hàng bán của công ty năm 2013 tiếp tục tăng lên đến 2.602.757.425 đồng, tăng 373.243.785 đồng, tương ứng tăng 16,74% so với năm
2012 Có thể thấy, sự tăng lên của giá vốn hàng bán kéo theo sự tăng lên của doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty từ năm 2011 đến năm 2013 vì khi công ty hạch toán kế toán thì giá vốn hàng bán luôn được ghi nhận đồng thời và tương ứng với việc ghi nhận doanh thu Tuy nhiên, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán trong hai giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2012 và từ năm 2012 đến năm 2013 lại lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu trong cùng thời kỳ Cụ thể, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán từ năm 2011 đến năm 2012 là 29,28% trong khi tốc độ tăng của doanh thu thuần chỉ là 23,28%; tốc độ tăng của giá vốn hàng bán từ năm 2012 đến năm 2013 là 16,74% trong khi tốc độ tăng của doanh thu thuần là 13,47% Điều này cho thấy năm 2012 giá vốn hàng bán đơn vị tăng lên 6% so với năm 2011 và đến năm 2013 giá vốn hàng bán đơn vị tăng 3,27% so với năm 2012 Vì công ty đang mua hàng với giá ngày càng đắt hơn 4
Do vậy, điều cần thiết hiện nay là công ty nên đưa ra những chính sách quản lý giá vốn hàng bán phù hợp, chủ động đầu tư tìm kiếm những nguồn hàng mới có chất lượng tương đương nhưng với chi phí rẻ hơn Như vậy mới có thể nâng cao lợi nhuận của công ty.
Chi phí quản lý kinh doanh: Chi phí quản lý kinh doanh của công ty là chi phí lớn thứ hai sau chi phí giá vốn hàng bán Chi phí quản lý kinh doanh của công ty tăng dần trong giai đoạn 2011 – 2013 Cụ thể, chi phí quản lý kinh doanh của công ty năm
2012 là 270.490.810 đồng, tăng 45.041.306 đồng, tương ứng tăng 19,98% so với năm
Tình hình tài sản – nguồn vốn giai đoạn 2011 – 2013 của công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương
Bảng 2.2 Bảng cân đối kế toán Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch 2011 – 2012 Chêch lệch 2012 – 2013 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%)
I Tiền và các khoản tương đương tiền 235.823.209 400.337.359 691.977.989 164.514.150 69,76 291.640.630 72,85
III Tài sản ngắn hạn khác 82.910.014 156.517.628 29.458.072 73.607.614 88,78 (127.059.556) (81,18)
1 Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 82.910.014 156.517.628 29.458.072 73.607.614 88,78 (127.059.556) (81,18)
2 Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 0 (41.767.962) (87.802.050) (41.767.962) 100,00 (46.034.088) 110,21
II Tài sản dài hạn khác 1.069.327.703 689.816.957 191.049.682 (379.510.746) (35,49) (498.767.275) (72,30)
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch 2011 – 2012 Chêch lệch 2012 – 2013 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%)
2 Tài sản dài hạn khác 257.245.000 291.416.274 191.049.682 34.171.274 13,28 (100.366.592) (34,44)
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 1.422.356.173 2.297.417.171 2.396.096.268 875.060.998 61,52 98.679.097 4,30 NGUỒN VỐN
1 Phải trả cho người bán 5.339.032 0 0 (5.339.032) (100,00) 0 0,00
2 Người mua trả tiền trước 0 1.436.861.076 292.568.861 1.436.861.076 100,00 (1.144.292.215) (79,64)
3 Phải trả người lao động 0 0 104.014.500 0 0,00 104.014.500 100,00
4 Các khoản phải trả ngắn hạn khác 10.151.700 13.474.900 10.075.197 3.323.200 32,74 (3.399.703) (25,23)
1 Vay và nợ dài hạn 1.000.000.000 500.000.000 1.851.191.000 (500.000.000) (50,00) 1.351.191.000 270,24
1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 500.000.000 500.000.000 500.000.000 0 0,00 0 0,00
2 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (93.134.559) (152.918.805) (361.753.290) (59.784.246) 64,19 (208.834.485) 136,57
(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp dùng để phản ánh tổng quát tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (thời điểm lập báo cáo) Sau đây là phần phân tích tình hình tài sản – nguồn vốn của công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương giai đoạn 2011 – 2013 dựa vào bảng cân đối kế toán tổng hợp ở trên.
Về tổng tài sản: Nhìn chung tổng tài sản của công ty tăng dần qua các năm từ
2011 – 2013 Cụ thể, năm 2012 tổng tài sản của công ty là 2.297.417.171 đồng, tăng 875.060.998 đồng, tương ứng tăng 61,52% so với năm 2011 Năm 2013, tổng tài sản của công ty tiếp tục tăng đến 2.396.096.268 đồng, tăng 98.679.097 đồng, tương ứng tăng 4,30% so với năm 2012 Sự tăng lên của tổng tài sản giai đoạn 2011 – 2013 chủ yếu do sự mở rộng của quy mô tài sản ngắn hạn, cụ thể như sau:
Tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn của công ty tăng mạnh qua các năm từ 2011 đến 2013 Cụ thể, năm 2012 tài sản ngắn hạn của công ty là 1.394.631.812 đồng, tăng 1.041.603.342 đồng, tương ứng tăng 295,05% so với năm 2011 Đến năm 2013, tài sản ngắn hạn của công ty tiếp tục tăng lên đến 2.038.112.272 đồng, tăng 643.480.460 đồng, tương ứng tăng 46,14% so với năm 2012 Sự tăng lên của tài sản ngắn hạn năm
2012 và 2013 được giải thích thông qua một số chỉ tiêu chính sau:
Tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền và các khoản tương đương tiền của công ty tăng dần qua các năm Năm 2012, tiền và các khoản tương được tiền của công ty là 400.337.359 đồng, tăng 164.514.150 đồng, tương ứng tăng 69,76% so với năm 2011 Năm 2013, tiền và các khoản tương đương tiền của công ty tiếp tục tăng lên đến 691.977.989 đồng, tăng 291.640.630 đồng, tương ứng tăng 72,85% so với năm
2012 Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2012, 2013 tăng chủ yếu do sự tăng lên của doanh thu bán hàng, cung ứng dịch vụ; bên cạnh đó khoản phải thu dài hạn đã được thu về dần qua các năm 2012, 2013 (đến năm 2013 khoản phải thu dài hạn đã được thu về hết toàn bộ) Tiền và các khoản tương đương tiền của công ty bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng Trong cả ba năm 2011, 2012, 2013 tiền mặt đều chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tiền và các khoản tương đương tiền Cụ thể, năm 2011 tiền mặt chiếm 98,69% tiền và các khoản tương đương tiền, năm 2012 tỷ trọng này là 80,77% và năm 2013 là 94,49% Qua đó có thể thấy công ty ưu tiên dự trữ tiền mặt thay vì các tài sản có giá trị tương đương tiền khác Việc dự trữ lượng lớn tiền mặt có ưu điểm là giúp cho việc thanh toán những giao dịch quy mô nhỏ và việc chi trả các chi phí phát sinh hàng ngày trở nên dễ dàng, tiện lợi, nhanh chóng, từ đó giúp công ty chủ động hơn trong hoạt động chi tiêu của mình Ngoài ra, việc dự trữ nhiều tiền mặt còn có tác dụng là giúp công ty có thể chủ động, kịp thời trong việc xử lý những tình huống khẩn cấp Tuy vậy, việc dự trữ quá nhiều tiền mặt sẽ làm tăng chi phí của công
Thang Long University Library ty (chi phí cơ hội, chi phí bảo vệ và cất trữ) Vì vậy, công ty nên có những chính sách phù hợp sao cho vừa đảm bảo được khả năng thanh toán, đáp ứng được các nhu cầu chi tiêu vừa giảm thiểu tối đa chi phí cơ hội của khoản tiền nhàn rỗi.
Hàng tồn kho: Toàn bộ hàng tồn kho của công ty là tồn kho thành phẩm. Hàng tồn kho của công ty tăng mạnh qua các năm từ 2011 – 2013 Cụ thể, hàng tồn kho năm 2012 của công ty là 837.776.825 đồng, tăng 803.481.578 đồng, tương ứng tăng 2342,84% so với năm 2011 Đến năm 2013, hàng tồn kho của công ty tiếp tục tăng lên đến 1.316.676.211 đồng, tăng 478.899.386 đồng, tương ứng tăng 57,16% so với năm 2012 Thành phẩm tăng mạnh từ năm 2011 – 2013 vì công ty bán được nhiều sản phẩm hơn nên quyết định tăng lượng hàng tích trữ để đảm bảo không xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa Việc hàng tồn kho tăng sẽ làm tăng các chi phí liên quan đến hàng tồn kho (chi phí bảo quản, cất trữ; chi phí cơ hội của tiền đầu tư vào hàng tồn kho;…) Từ đó gây ảnh hưởng xấu đến doanh thu và lợi nhuận của công ty.
Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn của công ty giảm dần qua các năm trong giai đoạn 2011 – 2013 Cụ thể, năm 2012 tài sản dài hạn của công ty là 902.785.359 đồng, giảm 166.542.344 đồng, tương ứng giảm 15,57% so với năm 2011 Đến năm 2013, tài sản dài hạn của công ty giảm xuống còn 357.983.996 đồng, giảm 544.801.363 đồng, tương ứng giảm 60,35% so với năm 2012 Sự biến động của tài sản dài hạn được giải thích thông qua một số chỉ tiêu chính sau:
Tài sản cố định: Vì nguồn vốn có hạn nên sau 1 năm thành lập (năm 2011), công ty vẫn quyết định không đầu tư mua sắm bất kỳ một tài sản cố định nào mà chỉ thuê một số tài sản có giá trị nhỏ (bàn, ghế,…) để phục vụ hoạt động bán hàng, kinh doanh Đến năm 2012, công ty mới mua sắm mới các tài sản cố định mới (máy photocopy Ricoh Aficio Rich 2060, điều hòa Daikin 48.000 BTU,…) có tổng nguyên giá là 254.736.364 đồng, tăng 254.736.364 đồng, tương ứng tăng 100,00% so với năm
2011 Năm 2013, công ty vẫn chỉ sử dụng các tài sản cố định hiện có mà không mua sắm mới thêm nữa vì các tài sản này vẫn còn tốt Vậy nên, nguyên giá của tài sản cố định năm 2013 bằng với nguyên giá của tài sản cố định năm 2012 và bằng 254.736.364 đồng Các tài sản cố định này được trích khấu hao hàng năm theo phương pháp trích khấu hao tuyến tính, khấu hao tài sản cố định năm 2012 là 41.767.962 đồng, khấu hao tài sản cố định năm 2013 là 46.034.088 đồng Điều này làm cho giá trị còn lại của tài sản cố định năm 2013 giảm xuống còn 166.934.314 đồng, giảm 46.034.088 đồng, tương ứng giảm 110,21% so với năm 2012.
Tài sản dài hạn khác: Tài sản dài hạn khác của công ty giảm mạnh qua các năm từ 2011 – 2013 Cụ thể, tài sản dài hạn khác của công ty năm 2012 là 689.816.957 đồng, giảm 379.510.746 đồng, tương ứng giảm 35,49% so với năm 2011 Năm 2013,
33 tài sản dài hạn khác của công ty là 191.049.682 đồng, giảm 498.767.275 đồng, tương ứng giảm 72,30% so với năm 2012 Tài sản dài hạn khác năm 2012, 2013 giảm chủ yếu là do sự sụt giảm của các khoản phải thu dài hạn Cụ thể, năm 2012 các khoản phải thu dài hạn giảm 413.682.020 đồng so với năm 2011 Năm 2013 giá trị các khoản phải thu dài hạn tiếp tục giảm 398.400.683 đồng so với năm 2012 Phải thu dài hạn phát sinh do năm 2011 công ty cho 3 nhân viên có thành tích xuất sắc vay tiền sang Hàn Quốc học tập trong vòng 1 năm để cải thiện chuyên môn Công ty cho các nhân viên này vay ưu đãi với lãi suất 0% trong vòng 2 năm (năm 2011, năm 2012), trong thời gian đó nhân viên phải có nghĩa vụ hoàn trả lại tiền cho công ty Có thể thấy, các khoản phải thu dài hạn giảm đồng nghĩa với việc công ty có thể tiết kiệm được các chi phí chi phí liên quan đến vấn đề quản lý nợ vay Hơn nữa, công ty có thể dùng số tiền này để tiếp tục đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm sinh lời.
Về tổng nguồn vốn: Tổng nguồn vốn của công ty tăng dần qua các năm từ 2011
– 2013 Cụ thể, tổng nguồn vốn của công ty năm 2012 là 2.297.417.171 đồng, tăng 875.060.998 đồng, tương ứng tăng 61,52% so với năm 2011 Năm 2013, tổng nguồn vốn của công ty tiếp tục tăng lên đến 2.396.096.268 đồng, tăng 98.679.097 đồng, tương ứng tăng 4,30% so với năm 2012 Sự tăng lên đáng kể của tổng nguồn vốn vào năm 2012 và 2013 chủ yếu do sự tăng lên của nợ phải trả Sau đây là một số phân tích rõ hơn về tổng nguồn vốn của công ty giai đoạn 2011 – 2013.
Nợ phải trả: Nợ phải trả của công ty tăng dần qua các năm Cụ thể, năm 2012 nợ phải trả của công ty là 1.950.335.976 đồng, tăng 934.845.244 đồng, tương ứng tăng 92,06% so với năm 2011 Năm 2013, nợ phải trả của công ty tiếp tục tăng lên đến 2.257.849.558 đồng, tăng 307.513.582 đồng, tương ứng tăng 15,77% so với năm 2012.
Nợ phải trả năm 2012 của công ty tăng lên so với năm 2011 chủ yếu là do sự tăng lên của nợ ngắn hạn Trong khi đó, nợ phải trả năm 2013 của công ty tăng lên so với năm
2012 chủ yếu là do sự tăng lên của nợ dài hạn Những phân tích dưới đây sẽ làm rõ thêm cho điều này.
Phân tích một số chỉ tiêu tài chính căn bản của công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương
2.2.3.1 Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
Bảng 2.3 Khả năng thanh toán của công ty TNHH
Sản xuất và Thương mại Nhật Dương Đơn vị tính: lần
Chỉ tiêu Công thức tính Nă m Nă m Năm
Khả năng thanh toán ngắn hạn
Tổng tài sả n ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn 22,79 0,96 5,01 (21,83) 4,05
Khả năng thanh toán nhanh
Tổng tài sả n ngắn hạn – Kho
Khả năng thanh toán thức thời
Tiền + Các khoản tương đương tiền Tổng nợ ngắn hạn 15,22 0,28 1,70 (14,94) 1,42
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Khả năng thanh toán ngắn hạn: Khả năng thanh toán ngắn hạn là chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng giá trị thuần của tài sản ngắn hạn hiện có Năm 2011, khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty rất lớn là 22,79 lần Tức là, 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bởi 22,79 đồng tài sản ngắn hạn. Chỉ tiêu này lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty năm 2011
Thang Long University Library rất tốt Đến năm 2012, khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty giảm mạnh xuống còn 0,96 lần, giảm 21,83 lần so với năm 2011 Ý nghĩa của chỉ tiêu này là 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bởi 0,96 đồng tài sản ngắn hạn Khả năng thanh toán ngắn hạn nhỏ hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty kém, tài sản ngắn hạn không đủ để đảm bảo cho nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty năm 2012 giảm đi so với năm 2011 vì trong năm 2012 tổng tài sản ngắn hạn và tổng nợ ngắn hạn của công ty đều tăng so với năm 2011 nhưng mức tăng lên của tổng tài sản ngắn hạn là 1.041.603.342 đồng nhỏ hơn mức tăng lên của tổng nợ ngắn hạn là 1.434.845.244 đồng Năm 2013, khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty tăng lên đến 5,01 lần, tăng 4,05 lần so với năm 2012 Chỉ tiêu này có nghĩa 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bởi 5,01 đồng tài sản ngắn hạn Chỉ tiêu này lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty tốt, tài sản ngắn hạn có thể đảm bảo cho toàn bộ nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty năm
2013 tăng lên so với năm 2012 vì trong năm 2013 tổng tài sản ngắn hạn của công ty tăng lên 643.480.460 đồng trong khi tổng nợ ngắn hạn của công ty giảm đi 1.043.677.418 đồng so với năm 2012.
Khả năng thanh toán nhanh: Khả năng thanh toán nhanh cho biết khi các khoản nợ ngắn hạn đến hạn, công ty có thể sử dụng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn để chi trả mà không cần phải bán bớt hàng tồn kho Năm 2011 khả năng thanh toán nhanh của công ty rất lớn là 20,58 lần Tức là, khi công ty không phải bán bớt đi hàng tồn kho thì 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 20,58 đồng nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh của công ty rất tốt Đến năm 2012, khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm mạnh xuống còn 0,38 lần, giảm 20,2 lần so với năm 2011 Tức là, khi công ty không phải bán bớt đi hàng tồn kho thì 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0,38 đồng tài sản ngắn hạn Chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh của công ty kém, để đảm bảo 1 đồng nợ ngắn hạn công ty phải bán bớt đi hàng tồn kho hoặc tài sản dài hạn Khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2012 giảm đi so với năm 2011 do mức tăng lên của hiệu số giữa tổng tài sản ngắn hạn và hàng tổn kho là 238.121.764 đồng, nhỏ hơn mức tăng lên của nợ ngắn hạn là 1.434.845.244 đồng Năm 2013, khả năng thanh toán nhanh của công ty bắt đầu tăng trở lại đến 1,77 lần, tăng 1,42 lần so với năm 2012 Khi công ty không phải bán bớt đi hàng tồn kho, 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 1,42 đồng tài sản ngắn hạn Chỉ tiêu này lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh của công ty khá tốt. Năm 2013, hiệu số giữa tổng tài sản ngắn hạn và hàng tồn kho tăng lên 164.581.074 đồng trong khi tổng nợ ngắn hạn giảm đi 1.043.677.418 đồng so với năm 2012 Điều này làm cho khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2013 tăng lên so với năm 2012.
Khả năng thanh toán tức thời: Khả năng thanh toán tức thời là chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán ngay lập tức một khoản nợ ngắn hạn của công ty Khả năng thanh toán tức thời của công ty năm 2011 rất lớn là 15,22 lần Tức là, 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 15,22 đồng tiền và các khoản tương đương tiền Chỉ tiêu này lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán tức thời của công ty rất tốt Đến năm 2012, khả năng thanh toán tức thời của công ty giảm mạnh xuống còn 0,28 đồng, giảm 14,94 đồng so với năm 2011 Chỉ tiêu này có nghĩa 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bởi 0,28 đồng tiền và các khoản tương đương tiền Chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán tức thời của công ty kém Khả năng thanh toán tức thời của công ty năm 2012 giảm đi so với năm 2011 vì trong năm 2012 mức tăng lên của tiền và các khoản tương đương tiền là 164.514.150 đồng, nhỏ hơn rất nhiều so với mức tăng lên của nợ ngắn hạn là 1.434.845.244 đồng Năm 2013, khả năng thanh toán tức thời của công ty bắt đầu tăng trở lại đến 1,70 lần, tăng 1,42 lần so với năm 2012 Chỉ tiêu này có nghĩa 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 1,70 đồng tiền và các khoản tương đương tiền Chỉ tiêu này lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán tức thời của công ty khá tốt Năm 2013, khả năng thanh toán tức thời của công ty tăng lên so với năm 2012 vì trong năm 2013 tiền và các khoản tương đương tiền tăng 291.640.630 đồng trong khi nợ ngắn hạn giảm 1.043.677.418 đồng so với năm 2012 Tiền mặt vốn là tài sản có tính lỏng cao nhất trong các loại tài sản Việc tăng dự trữ tiền mặt làm tăng các loại chi phí (chi phí quản lý và cất trữ tiền, chi phí cơ hội bị mất đi của khoản tiền mặt nhàn rỗi) nhưng cũng làm tăng khả năng thanh toán tức thời của công ty, giúp công ty dễ dàng hơn trong việc thanh toán những khoản chi phí phát sinh đột xuất (cần thanh toán gấp cho nhà cung cấp, các chủ nợ đòi nợ đột ngột) và ngược lại.
2.2.3.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản
Bảng 2.4 Hiệu suất sử dụng tài sản của công ty TNHH
Sản xuất và Thương mại Nhật Dương Đơn vị tính: lần
Chỉ tiêu Công thức tính Năm2011 Năm
Hiệu suất sử dụng tổng tài
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản cho biết 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty năm 2011 là 1,39 lần có
Thang Long University Library nghĩa 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo được 1,39 đồng doanh thu thuần Đến năm 2012, hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty giảm xuống còn 1,06 lần, giảm 0,33 lần so với năm 2011 Chỉ tiêu này có nghĩa 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo được 1,06 đồng doanh thu thuần. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2012 giảm so với năm 2011 do mức tăng lên của doanh thu thuần là 460.270.131 đồng, nhỏ hơn mức tăng lên của tổng tài sản là 875.060.998 đồng Đến năm 2013, hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty tăng trở lại đến 1,15 lần, tăng 0,09 lần so với năm 2012 Chỉ tiêu này có nghĩa 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo được 1,15 đồng doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty năm 2013 tăng lên so với năm 2012 vì mức tăng lên của doanh thu thuần là 328.248.320 đồng, lớn hơn mức tăng lên của tổng tài sản là 98.679.097 đồng Trong cả 3 năm 2011, 2012, 2013 hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty đều lớn hơn 1 chứng tỏ tài sản đang được sử dụng một cách khá hiệu quả.
2.2.3.3 Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Bảng 2.5 Khả năng sinh lời của Công Ty TNHH Sản Xuất
Và Thương Mại Nhật Dương Đơn vị tính: lần
Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2011 Năm
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu
Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần 0,01 (0,02) (0,07) (0,03) 0,05
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
Lợi nhuận ròng Tổng tài sản 0,02 (0,03) (0,08) (0,05) 0,05
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu 0,07 (0,17) (1,35) (0,24) 1,18
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu: Tỷ suất sinh lời trên doanh thu của công ty giảm dần qua các năm từ năm 2011 – năm 2013 Cụ thể, tỷ suất sinh lời trên doanh thu của công ty năm 2011 là 0,01 lần Chỉ tiêu này có nghĩa 1 đồng doanh thu thuần tạo ra 0,01 đồng lợi nhuận ròng Chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 chứng tỏ khả năng sinh lời trên doanh thu thuần kém Đến năm 2012, tỷ suất sinh lời trên doanh thu của công ty giảm xuống còn (0,02) lần, giảm 0,03 lần so với năm 2011 Chỉ tiêu này có nghĩa 1 đồng doanh thu thuần bỏ ra sẽ khiến công ty bị thua lỗ 0,02 đồng Năm 2013, tỷ suất sinh lời trên doanh thu của công ty tiếp tục giảm xuống còn (0,07) lần, giảm 0,05 lần so với
39 năm 2012 Chỉ tiêu này có nghĩa 1 đồng doanh thu thuần bỏ ra sẽ khiến công ty bị thua lỗ 0,07 đồng Tuy doanh thu thuần của công ty tăng dần qua các năm từ năm 2011 –
2013 nhưng vì các chi phí cũng tăng theo (trong đó có 2 loại chi phí tăng lên nhiều nhất là chi phí giá vốn hàng bán và chi phí quản lý kinh doanh), phần tăng lên của các chi phí lớn hơn phần tăng lên của doanh thu thuần Điều này làm cho tỷ suất sinh lời trên doanh thu của công ty giảm dần từ năm 2011 – năm 2013 Có thể thấy, khả năng quản lý các chi phí của công ty còn yếu kém dẫn đến tỷ suất sinh lời trên doanh thu liên tục mang giá trị âm trong hai năm 2012, 2013.
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của công ty giảm dần qua các năm từ năm 2011 – năm 2013 Cụ thể, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của công ty năm 2011 là 0,02 lần Chỉ tiêu này có nghĩa 1 đồng tài sản tạo ra được 0,02 đồng lợi nhuận ròng Chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 chứng tỏ khả năng sinh lời trên tổng tài sản còn kém Đến năm 2012, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của công ty giảm xuống còn (0,03) lần, giảm 0,05 lần so với năm 2011 Chỉ tiêu này có nghĩa khi công ty đưa 1 đồng tài sản vào hoạt động kinh doanh thì sẽ bị thua lỗ 0,03 đồng Năm 2013, tỷ suất sinh lời trên doanh thu của công ty tiếp tục giảm xuống còn (0,08) lần, giảm 0,05 lần so với năm 2012 Chỉ tiêu này có nghĩa 1 đồng tài sản được đưa vào kinh doanh sẽ làm công ty thua lỗ 0,08 đồng Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của công ty giảm dần từ năm 2011 – năm 2013 do tổng tài sản của công ty có xu hướng tăng dần trong khi lợi nhuận ròng của công ty có chiều hướng giảm dần từ năm 2011 – năm
2013 Điều này chứng tỏ các chính sách quản lý sử dụng tài sản của công ty còn nhiều yếu kém.
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của công ty giảm dần qua các năm từ năm 2011 – năm 2013 Cụ thể, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của công ty năm 2011 là 0,07 lần Chỉ tiêu này có nghĩa 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 0,07 đồng lợi nhuận ròng Chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 chứng tỏ khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu còn kém Đến năm 2012, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của công ty giảm xuống còn (0,17) lần, giảm 0,24 lần so với năm 2011. Chỉ tiêu này có nghĩa cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì sẽ bị thua lỗ 0,17 đồng Năm 2013, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của công ty tiếp tục giảm xuống còn (1,35) lần, giảm 1,18 lần so với năm 2012. Chỉ tiêu này có nghĩa cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì sẽ bị thua lỗ 1,35 đồng Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của công ty giảm dần từ năm 2011 – năm 2013 do vốn chủ sở hữu và lợi nhuận ròng của công ty đều có xu hướng giảm dần qua các năm từ năm 2011 – năm 2013 Có thể thấy, vốn chủ sở hữu của công ty đang được đầu tư một cách kém hiệu quả.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HÀNG TỒN
Biện pháp khắc phục tồn tại trong công tác quản lý hàng tồn kho của công
ty TNHH Sản xuất và Thương mại Nhật Dương
Để giảm chi phí giá vốn hàng bán, việc công ty nên làm là:
Thứ nhất, công ty nên chủ động tìm kiếm các nhà phân phối khác cung cấp sản phẩm với chất lượng tương đương nhưng với giá thành thấp hơn Hoặc công ty có thể đàm phán với nhà cung cấp hiện tại để yêu cầu được mua với giá rẻ hơn, nếu không sẽ chấm dứt hợp đồng mua hàng với nhà cung cấp;
Thứ hai, công ty nên cân nhắc giữa lợi ích tăng thêm và chi phí tăng thêm khi tăng số lượng đặt hàng trong một đơn hàng để làm giảm chi phí vận chuyển Lợi ích tăng thêm chính là phần chi phí vận chuyển tiết kiệm được khi tận dụng tối đa chỗ chứa hàng của phương tiện vận chuyển Chi phí tăng thêm là chi phí tồn kho, chi phí cơ hội của khoản tiền đầu tư vào hàng tồn kho.
Để cải thiện tốc độ luân chuyển hàng tồn kho cũng như khả năng sinh lời hàng tồn kho, việc công ty nên làm là:
Thứ nhất, công ty nên ước lượng, tính toán kỹ nhu cầu hàng hóa của mình trước khi đặt mua thêm nhiều hàng hơn Việc dự trữ hàng hóa tồn kho là cần thiết Tuy nhiên, công ty nên xem xét kỹ trước khi đưa ra quyết định dự trữ thêm nhiều hàng hóa hơn Vào những mùa cao điểm, nhu cầu mua sắm quần áo của khách hàng tăng cao như khi thời tiết chuyển mùa, các dịp lễ tết, công ty nên dự trữ nhiều hàng hóa hơn. Tuy nhiên, việc dự trữ hàng hóa quá nhiều sẽ là không cần thiết và thừa thãi vào những mùa thấp điểm, làm chi phí tồn kho tăng cao, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty Trong những mùa thấp điểm, công ty chỉ nên dự trữ một lượng hàng hóa vừa phải để tiết kiệm chi phí tồn kho và làm giảm chi phí cơ hội của khoản tiền đầu tư vào hàng tồn kho;
Thứ hai, công ty nên đầu tư nhiều hơn cho bộ phận bán hàng vì bộ phận bán hàng làm việc tốt, bán được nhiều hàng có nghĩa hàng tồn kho sẽ luân chuyển nhanh hơn, làm tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty Ví dụ, công ty nên mở các lớp học về kỹ năng mềm cho nhân viên bán hàng như kỹ năng chăm sóc khách hàng, kỹ năng đàm phán với khách hàng, kỹ năng giao tiếp và thuyết phục khách hàng,…;
Thứ ba, công ty nên có những chiến lược nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thị hiếu và tâm lý của người tiêu dùng để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường như thường xuyên thay đổi mẫu mã, kiểu dáng hàng hóa Bên cạnh đó, công ty cũng nên
Thang Long University Library chủ động tìm kiếm khách hàng, cho khách hàng hưởng thêm một số ưu đãi về lợi ích như cho hưởng chiết khấu thanh toán, chiếu khấu thương mại Đối với những khách hàng lớn và có uy tín, cần khuyến khích khách hàng mua hàng và đặt hàng của công ty bằng cách cho phép khách hàng đặt mua hàng nhưng không cần ứng trước tiền Ngoài ra, công ty có thể áp dụng thêm chương trình miễn phí chi phí giao hàng cho những đơn hàng giá trị lớn Như vậy có thể khuyến khích khách hàng mua nhiều hàng hơn, từ đó làm tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho.