1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam

92 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác giả Lê Đức Hoàng
Người hướng dẫn TS. Lê Tấn Phước
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ Kinh Tế
Năm xuất bản 2014
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 305,31 KB

Cấu trúc

  • 1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại (12)
    • 1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại (12)
    • 1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại (13)
    • 1.1.3. Vai trò của ngân hàng thương mại (16)
  • 1.2. Tổng quan về lợi nhuận của ngân hàng thương mại (17)
    • 1.2.1. Khái niệm về lợi nhuận của ngân hàng thương mại (17)
    • 1.2.2. Sự cần thiết gia tăng lợi nhuận đối với ngân hàng thương mại (17)
    • 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của ngân hàng thương mại (18)
      • 1.2.3.1. Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) (18)
      • 1.2.3.2. Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA) (19)
      • 1.2.3.3. Tỷ lệ thu nhập cận biên (20)
  • 1.3. Các nhân tố ảnh hướng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại (21)
    • 1.3.1. Các cuộc nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới (21)
    • 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng (21)
      • 1.3.2.1. Các nhân tố bên trong (22)
      • 1.3.2.2. Các nhân tố bên ngoài (26)
  • 1.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất (27)
  • CHƯƠNG 2.........................................................................................................................19 (30)
    • 2.2.2.1. Về quy mô tài sản (35)
    • 2.2.2.2. Về quy mô vốn chủ sở hữu (36)
    • 2.2.2.3. Về quy mô hoạt động (36)
    • 2.2.2.4. Về hiệu quả hoạt động (38)
    • 2.3. Đo lường sự ảnh hưởng của một số nhân tố đến lợi nhuận của 8 ngân hàng thương mại Việt Nam (42)
      • 2.3.1. Mô hình nghiên cứu (42)
      • 2.3.2. Các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu (43)
        • 2.3.2.1. Các biến phụ thuộc (43)
        • 2.3.2.2. Các biến độc lập (43)
      • 2.3.3. Phân tích kết quả hồi quy (48)
        • 2.3.3.1. Thống kê mô tả các biến (48)
        • 2.3.3.2. Kiểm định mô hình hồi quy (51)
        • 2.3.3.3. Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là ROA (53)
        • 2.3.3.4. Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là ROE (55)
        • 2.3.3.5. Nhận xét về kết quả hồi quy (57)
  • CHƯƠNG 3.........................................................................................................................51 (62)
    • 3.1. Định hướng phát triển của các Ngân hàng thương mại đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 (62)
    • 3.2. Giải pháp nâng cao lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (63)
      • 3.2.1. Nhóm giải pháp do Ngân hàng thực hiện (63)
        • 3.2.1.1. Tăng thu nhập từ lãi (63)
        • 3.2.1.2. Tăng thu nhập ngoài lãi (63)
        • 3.2.1.3. Đẩy mạnh xử lý nợ xấu và tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng (66)
        • 3.2.1.4. Nâng cao công tác tổ chức cán bộ (69)
        • 3.2.1.5. Đẩy mạnh hiện đại hoá công nghệ ngân hàng (70)
      • 3.2.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ từ Chính phủ và Ngân hành Nhà nước (71)
        • 3.2.2.1. Chính Phủ (71)
        • 3.2.2.2. Ngân hàng Nhà nước (72)
    • 3.3. Hạn chế của đề tài (73)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH LÊ ĐỨC HOÀNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP Hồ Chí Minh – Năm 2014 B[.]

Tổng quan về ngân hàng thương mại

Khái niệm về ngân hàng thương mại

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay, các Ngân hàng thương mại không ngừng phát triển, hình thành mạng lưới rộng khắp toàn cầu Hoạt động ngân hàng ngày càng có tính hệ thống cao, được xem là một kênh chu chuyển vốn quan trọng và cung ứng dịch vụ tài chính đa dạng, phong phú, tác động đáng kể đến sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Hiện nay, tùy theo lịch sử hình thành của hệ thống ngân hàng có nhiều khái niệm về ngân hàng thương mại :

 Theo Ngân hàng thế giới : Ngân hàng là tổ chức tài chính nhận tiền gửi chủ yếu dưới dạng không kỳ hạn hoặc tiền gửi được rút ra với một thông báo ngắn hạn (tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm) Dưới tiêu đề các “ngân hàng” gồm có : Ngân hàng thương mại chỉ tham gia vào các hoạt động nhận tiền gửi, cho vay ngắn hạn, trung dài hạn ; Ngân hàng đầu tư hoạt động buôn bán chứng khoán và bảo lãnh phát hành ; Ngân hàng nhà ở cung cấp tài chính cho lĩnh vực phát triển nhà ở và nhiều loại ngân hàng khác nữa Tại một số nước còn có ngân hàng tổng hợp kết hợp hoạt động ngân hàng thương mại với hoạt động ngân hàng đầu tư và đôi khi thực hiện cả dịch vụ bảo hiểm.

 Tại Hoa Kỳ : Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, chuyên cung cấp các dịch vụ về tài chính như nhận tiền gửi, chuyển tiền, thanh toán, cho vay, đầu tư, đổi tiền, mua bán ngoại hối và các dịch vụ khác liên quan đến tiền như bảo quản, ủy thác, làm đại lý trong nước và quốc tế.

 Tại Pháp : Theo đạo luật ngân hàng Pháp năm 1941, Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay là những cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng số tiền đó cho chính họ trong các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng và cung cấp dịch vụ tài chính.

 Tại Việt Nam : Theo điều 4, Luật các tổ chức tín dụng, ngày 16 tháng 06 năm 2010, Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận.

Như vậy, ngân hàng thương mại là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi dưới nhiều hình thức khác nhau và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán cho các chủ thể trong nền kinh tế, nhằm mục tiêu lợi nhuận.

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại là hoạt động kinh doanh tiền tệ và các hoạt động khác có liên quan, bao gồm :

 Huy động vốn là hoạt động nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu…theo nguyên tắc hoàn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi cho khách hàng theo đúng thời hạn thỏa thuận.

 Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một tài sản theo nguyên tắc có hoàn trả và lãi bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

 Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện thanh toán, thực hiện dịch vụ thanh toán séc, ủy nhiệm chi, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản tiền gửi của khách hàng.

 Các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại : dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ ủy thác, dịch vụ môi giới tiền tệ, dịch vụ kinh doanh ngoại hối, các dịch vụ khác: quản lý tài sản, tư vấn tài chính…

Chức năng của ngân hàng thương mại

Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại gắn liền với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa Ngày nay, Ngân hang thương mại đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng và trở thành một loại hình chiếm vị trí chủ yếu trong hệ thống các tổ chức tài chính trung gian Chức năng cụ thể của ngân hàng thương mại như sau:

 Chức năng trung gian tài chính

Trong chức năng này, Ngân hàng thương mại đóng vai trò là “cầu nối” giữa các chủ thế thừa vốn với các chủ thể đang thiếu vốn trong nền kinh tế Thông qua việc huy động các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, Ngân hàng đã biến những nguồn vốn nhỏ lẻ, rải rác trong nền kinh tế thành nguồn vốn tín dụng đủ lớn để cho vay đáp ứng các nhu cầu vốn kinh doanh và vốn đầu tư cho các ngành kinh tế, nhu cầu vốn tiêu dùng của xã hội Như vậy, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay vừa đóng vai trò là người cho vay Với chức năng này, ngân hàng thương mại đã góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên Cụ thể:

+ Đối với bản thân Ngân hàng thương mại: ngân hàng sẽ tìm kiếm được lợi nhuận từ chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay, từ hoa hồng môi giới hoặc từ việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ đi kèm Lợi nhuận này chính là cơ sở để Ngân hàng thương mại tồn tại và phát triển.

+ Đối với người gửi tiền: họ được cung cấp một kênh đầu tư an toàn, thu được lợi từ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình Ngoài ra, ngân hàng còn có thể cung cấp cho các họ các dịch vụ tiện ích khác như thanh toán không dùng tiền mặt, internet banking…

+ Đối với người đi vay: họ sẽ thỏa mãn được nhu cầu vốn để kinh doanh, chi tiêu, thanh toán mà không phải tốn nhiều chi phí về sức lực, thời gian cho việc tìm kiếm nơi cung ứng vốn tiện lợi chắc chắn và hợp pháp.

+ Đối với nền kinh tế: chức năng này của ngân hàng thương mại có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì nó đã đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, góp phần điều tiết nguồn vốn cho nền kinh tế Với chức năng này, ngân hàng thương mại đã làm tối thiểu hóa chi phí thông tin và chi phí giao dịch trong nền kinh tế, giúp quá trình luân chuyển vốn trong nền kinh tế diễn ra liên tục.

Chức năng trung gian tài chính được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại vì nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, đồng thời cũng là cơ sở để thực hiện các chức năng khác.

 Chức năng trung gian thanh toán

Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán trên cơ sở thực hiện chức năng trung gian tài chính Bởi vì thông qua việc nhận tiền gửi, ngân hàng đã mở cho khách hàng tài khoản tiền gửi để theo dõi các khoản thu, chi Đó chính là tiền để khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng, đặt ngân hàng vào vị trí trung gian thanh toán Trên cơ sở là người quản lý tiền trên tài khoản của khách hàng, Ngân hàng thương mại thực hiện các khoản thanh toán, chi trả thay cho khách hàng có nhu cầu thanh toán theo sự uỷ nhiệm của khách hàng.

Với chức năng trung gian thanh toán, các Ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán thuận lợi như ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc, thẻ thanh toán… tùy theo nhu cầu khách hàng Nhờ đó mà các chủ thể trong nền kinh tế không phải giữ tiền mặt, không phải vận chuyển tiền để thanh toán mà có thể sử dụng một phương thức thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng cung cấp Do vậy các chủ thể sẽ tiết kiệm chi phí về thời gian, tiền bạc, lại đảm bảo an toàn hơn so với thanh toán trực tiếp Như vậy, chức năng này thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ luân chuyển vốn, đồng thời việc thanh toán qua ngân hàng đã giảm được lượng tiền mặt lưu thông, góp phần tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt như chi phí in ấn, kiểm đếm, bảo quản tiền… Đối với Ngân hàng thương mại, chức năng này góp phần tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng thông qua việc thu phí cung cấp dịch vụ Ngoài ra, nó còn giúp ngân hàng có thể huy động được một nguồn vốn có chi phí thấp, giúp ngân hàng có thể gia tăng lợi nhuận.

Khi kết hợp chức năng trung gian tài chính và trung gian thanh toán, ngân hàng thương mại có thể thực hiện chức năng tạo tiền Thông qua cho vay bằng hình thức chuyển khoản, từ một khoản tiền gửi ban đầu tại một ngân hàng, hệ thống ngân hàng thương mại đã tạo ra một lượng tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng lớn gấp nhiều lần so với lượng tiền gửi ban đầu Lượng tiền ghi sổ do ngân hàng thương mại tạo ra phụ thuộc vào vào số tiền gửi ban đầu của khách hàng, số lượng ngân hàng tham gia vào quá trình tạo tiền và tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Với chức năng này, hệ thống Ngân hàng thương mại đã làm tăng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội Một khối lượng tín dụng mà Ngân hàng thương mại cho vay làm tăng khả năng tạo tiền của Ngân hàng thương mại, từ đó làm tăng lượng tiền cung ứng cho quá trình giao dịch trong nền kinh tế.

Vai trò của ngân hàng thương mại

Thứ nhất, điều tiết nguồn vốn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho nền kinh tế Nhờ hoạt động của Ngân hàng thương mại mà nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế được tập hợp lại thành nguồn vốn lớn phục vụ cho đời sống xã hội và phát triển kinh tế Ngân hàng thương mại trở thành kênh chu chuyển vốn quan trọng trong nền kinh tế, cung ứng vốn cho các chủ thể trong nền kinh tế, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.

Thứ hai, tạo điều kiện thúc đẩy thị trường tài chính phát triển: hoạt động của Ngân hàng thương mại vừa mang tính cạnh tranh nhưng cũng vừa có tác động hỗ tương đến các hoạt động khác trong lĩnh vực tài chính như: thị trường chứng khoán, bảo hiểm Khi Ngân hàng thương mại ngày càng phát triển và hoàn thiện thì càng có nhiều dịch vụ hỗ trợ cho các hoạt động trên Ngược lại, sự phát triển phong phú và đa dạng của các sản phẩm trên thị trường tài chính sẽ tác động đến sự phát triển của các sản phẩm kinh doanh của Ngân hàng thương mại, từ đó, xuất hiện sự kết hợp và bán chéo sản phẩm của Ngân hàng thương mại với các định chế tài chính khác như: công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty tài chính và quỹ đầu tư góp phần gia tăng doanh số giao dịch trên thị trường tài chính.

Thứ ba, góp phần thực thi chính sách tiền tệ quốc gia: Ngân hàng Trung ương là cơ quan xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ nhưng để thực thi chính sách tiền tệ Ngân hàng Trung ương phải sử dụng các công cụ như: dự trữ bắt buộc, lãi suất,tái cấp vốn, thị trường mở tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, thay đổi tăng hoặc giảm khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế, góp phần bình ổn lưu thông tiền tệ của quốc gia, kiểm soát lạm phát.

Tổng quan về lợi nhuận của ngân hàng thương mại

Khái niệm về lợi nhuận của ngân hàng thương mại

Lợi nhuận của ngân hàng thương mại là khoản chênh lệch được xác định giữa tổng doanh thu phải trừ đi tổng các khoản chi phí phải trả hợp lý hợp lệ.

Lợi nhuận thực hiện trong năm là kết quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại bao gồm lợi nhuận từ hoạt động nghiệp vụ (chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi) và lợi nhuận các hoạt động khác (thu dịch vụ ròng, thu từ kinh doanh ngoại tệ và hàng hoá phái sinh, thu từ kinh doanh chứng khoán, thu khác…) sau đó trừ đi các khoản chi phí phát sinh (chi nhân viên, chi tài sản, chi quản lý công vụ, chi phí khác…), phần trích dự phòng rủi ro và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Sự cần thiết gia tăng lợi nhuận đối với ngân hàng thương mại

Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động kinh doanh, do đó nó có ý nghãi vô cùng quan trọng đối với các ngân hàng Ý nghĩa của nó được thể hiện như sau :

+ Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh và là mục đích hoạt động kinh doanh của ngân hàng Trong thị trường tài chính cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng là tối đa hoá lợi nhuận Lợi nhuận thấp đồng nghĩa với ngân hàng không đạt được mục tiêu kinh doanh của mỉnh.

+ Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh chất lượng kinh doanh của một ngân hàng Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí đã bỏ ra Mọi biện pháp để tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí cuối cùng đều phản ánh ở quy mô lợi nhuận Vì vậy, thông qua xem xét chỉ tiêu lợi nhuận, ta có thể đánh giá giá được phần lớn chất lượng và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Toàn bộ quá trình kinh doanh của ngân hàng được tiến hành một cách hợp lý hay không đều được phản ánh rõ nét trong chỉ tiêu lợi nhuận.

+ Lợi nhuận là nguồn tài chính quan trọng để bù đắp các thiệt hại và rủi ro trong quá trình kinh doanh cũng như là nguồn bổ sung vốn rất quan trọng, thể hiện khả năng phát triển trong tương lai của một ngân hàng Bên cạnh đó, thông qua việc sự dụng một phần lợi nhuận để hình thành các quỹ khen thưởng, phúc lợi, các ngân hàng sẽ khích lệ được tinh thần làm việc, cống hiến đối với người lao động trong ngân hàng.

+ Lợi nhuận còn có tác động trực tiếp đến uy tín của ngân hàng trên thị trường.Nếu ngân hàng làm ăn hiệu quả, lợi nhuận cao sẽ làm tăng uy tín trên thị trưởng,tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh Ngược lại, nêu lợi nhuận thấp sẽ ảnh hưởng đến uy tín và cơ hội kinh doanh của ngân hàng.

Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của ngân hàng thương mại

Vì lợi nhuận là một chỉ tiêu tuyệt đối nên khó có thể so sánh, đánh giá lợi nhuận giữa các ngân hàng với nhau do sự khác biệt về quy mô, về điều kiện, số năm hoạt động…Do đó, để đánh giá một cách chính xác và toàn diện vấn đề lợi nhuận, chúng ta thường xem xét thông qua một số chỉ tiêu về tỷ suất sinh lợi (tỷ suất lợi nhuận).

Tỷ suất lợi nhuận, là một chỉ tiêu tương đối cho phép ta so sánh lợi nhuận giữa các thời kỳ khác nhau của một ngân hàng hoặc giữa các ngân hàng với nhau Theo Trần Huy Hoàng (2011), để đánh giá lợi nhuận của các ngân hàng, người ta thường dùng một số chỉ tiêu sau :

1.2.3.1 Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Bằng lợi nhuận ròng chia cho vốn tự có cơ bản bình quân (vốn cổ phần thường, cổ phần ưu đãi, các quỹ dự trữ và lợi nhuận không chia).

ROE đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của ngân hàng ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, nó thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vốn vào ngân hàng.

ROE Chỉ số này là thước đo để đánh giá một đồng vốn bỏ ra tạo ra bao nhiêu đồng lời Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ Ngân hàng thương mại sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là Ngân hàng thương mại đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô.

1.2.3.2 Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA)

ROA là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý của ngân hàng, cho thấy khả năng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng.

ROA ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản) Tài sản được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của các Ngân hàng thương mại ROA càng cao thì càng tốt vì chứng tỏ Ngân hàng thương mại đang kiếm được nhiều lợi nhuận hơn trên lượng đầu tư ít hơn.

Mối quan hệ giữa ROE và ROA :

Mối quan hệ trên cho thấy thu nhập của một ngân hàng rất nhạy cảm với phương thức tài trợ tài sản (sử dụng nhiều nợ hơn hay nhiều vốn chủ sở hữu hơn) Một ngân hàng có ROA thấp vẫn có thể đạt ROE ở mức cao nếu như sử dụng nhiều nợ (gồm cả tiền gửi của khách hàng) và sử dụng tối thiểu vốn chủ sở hữu trong quá trình tài trợ tài sản Tuy nhiên nếu đánh giá kỹ thì khi nợ tăng ROA thông thường sẽ giảm do lúc đó tài sản tăng, nếu tốc độ tăng lợi nhuận không bằng tốc độ tăng tài sản do tăng khoản nợ thì có khi còn làm ROE giảm.

Ngoài ra ở đây còn phải xét đến mục đích và hiệu quả khi ngân hàng thương mại tăng các khoản nợ Nếu Ngân hàng thương mại vay tiền để đầu tư, tài trợ dự án…mà không hiệu quả, tỷ lệ lợi nhuận thấp thì rõ ràng làm cho ROE thấp Ngược lại, nếu lợi nhuận được tạo ra bù đắp được chi phí lãi vay thì ROE tăng Do đó một Ngân hàng thương mại chỉ nên tăng khoản vay khi tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao, hay việc sử dụng tài sản hiệu quả cao thì nên huy động thêm vốn còn ngược lại thì nên chú tâm vào các giải pháp gia tăng hiệu quả kinh doanh như cắt giảm chi phí, giảm quy mô…

1.2.3.3 Tỷ lệ thu nhập cận biên Đo lường tính hiệu quả và khả năng sinh lời, bao gồm :

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) : là chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi, tất cả chia cho tích sản sinh lãi Hệ số lãi ròng biên giúp cho ngân hàng dự báo trước khả năng sinh lãi của ngân hàng thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và việc tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp nhất.

NIM Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi (thu phí dịch vụ) với mức chi phí ngoài lãi (tiền lương, sửa chữa, bảo hành thiết bị, chi phí tổn thất tín dụng…) Đa số các ngân hàng tỷ lệ này thường hay bị âm.

Tỷ lệ thu nh p ngo i l i –

Tỷ lệ sinh lời hoạt động (NPM) phản ánh hiệu quả của việc quản lý chi phí và các chính sách định giá dịch vụ.

Các nhân tố ảnh hướng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại

Các cuộc nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới

Hiện nay trên thế giới, các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của ngân hàng thường phân tích hệ thống ngân hàng ở nhiều quốc gia hoặc ở một quốc gia Nhóm các nghiên cứu ở phạm vi một quốc gia có thể kể đến nghiên cứu ở Tunisia (Samy Ben Naceur & Mohamed Goaied, 2001); Hi Lạp (Kosmidou, Pasiouras và Tsaklanganos, 2007); Pakistan (Khizer Ali, Muhammad Farhan Akhtar và Hafiz Zafar Ahmed, 2010); Thổ Nhĩ Kỳ (Deger Alper và Adem Anbar, 2011); Hàn Quốc (Fazlan Sufian, 2011)

Bên cạnh đó, cũng có nhiều cuộc nghiên cứu, phân tích về lợi nhuận của ngân hàng ở một nhóm các quốc gia, bao gồm: nghiên cứu ở 6 quốc gia Châu Âu (ĐanMạch, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha và Anh) từ năm 1992 đến 1998 (John Goddard,Phil Molyneux và John Wilson, 2004); nguyên cứu tại khu vực Đông Nam Châu Âu giai đoạn năm 1998 đến năm 2002 (Panayiotis Athanasoglou, Matthaiois D.Delis vàChristos K.Staikouras, 2006); nghiên cứu về các ngân hàng tại 15 quốc gia thuộc liên minh Châu Âu từ năm 1995 đến 2001 (Pasiouras và Kosmidou, 2007); nghiên cứu về lợi nhuận của các ngân hàng thuộc Đạo hồi giáo đến từ 21 quốc gia khác nhau (Hassan và Bashir, 2003);

Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng

Tùy theo mục đích nghiên cứu khác nhau mà việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cũng khác nhau Nhìn chung, các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng có thể được chia thành 2 nhóm : các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài.

Các nhân tố bên trong là các nhân tố thuộc về đặc điểm nội tại của ngân hàng, chịu ảnh hưởng bởi các quyết định điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng.

Các nhân tố bên ngoài là các nhân tố không liên quan đến việc điều hành, quản lý ngân hàng mà là các nhân tố thuộc về yếu tố kinh tế vĩ mô, môi trường pháp lý có tác động đến kết quả hoạt động của ngân hàng Tuy nhiên, các nhà quản trị vẫn có thể dự đoán trước được những thay đổi của môi trường bên ngoài và xây dựng những chính sách nhằm hạn chế tối đa những tác động không mong muốn do các nhân tố bên ngoài mang lại đồng thời tận dụng các cơ hội phát triển để mở rộng thị phần, gia tăng lợi nhuận.

1.3.2.1 Các nhân tố bên trong

Quy mô ngân hàng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đến lợi nhuận vì trên thực tế các ngân hàng luôn cố gắng mở rộng kinh doanh để có thể đạt được lợi nhuận cao từ lợi thế kinh tế theo quy mô trong hệ thống ngân hàng.

Quy mô ngân hàng đã được đề cập trong rất nhiều bài nghiên cứu như : nghiên cứu của Deger Alper và Adem Anbar (2011) tại Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 2002 – 2010; Kosmidou, Pasiouras và Tsaklanganos (2007) tại các ngân hàng Hy Lạp hoạt động ở nước ngoài giai đoạn 1995 – 2001 tìm ra mối tương quan dương giữa quy mô ngân hàng và lợi nhuận của các ngân hàng Trong khi đó, nghiên cứu của Pasiouras

& Kosmidous (2007) tại các ngân hàng của 15 nước thuộc liên minh châu Âu từ 1995-2001 lại tìm ra mối tương quan âm giữa quy mô ngân hàng và lợi nhuận của các ngân hàng.

Ngoài ra, nghiên cứu của John Goddard, Phil Molyneux và John Wilson (2004) tại các ngân hàng Châu Âu của những năm 1990 ; Panayiotis P.Athanasoglou, Sophocles N.Brissimis và Matthaios D.Delis (2005) tại Hy Lạp trong giai đoạn

1985 – 2001 lại cho kết quả quy mô ngân hàng không có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của ngân hàng.

Như vậy, mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng và lợi nhuận của ngân hàng ở những quốc gia khác nhau là khác nhau.

 Quy mô vốn chủ sở hữu

Quy mô vốn chủ sở hữu được xem là một công cụ để đo sự an toàn và lành mạnh của một ngân hàng Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu đều chỉ ra rằng ngân hàng nào có quy mô vốn chủ sở hữu cao hơn sẽ có lợi nhuận cao hơn Trong cuộc nghiên cứu của Berger (1995) dựa trên dữ liệu của các ngân hàng Mỹ trong khoảng thời gian nửa sau thập niên 1980, ông đã chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa vốn và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Tương tự, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng ở một số quốc gia thuộc khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc, Bourke (1989) cũng tìm ra mối tương quan thuận giữa tỷ lệ vốn và lợi nhuận. Ông đã chỉ ra rằng ngân hàng có tỷ số vốn càng cao thì lợi nhuận càng cao.

Cùng quan điểm đó, John Goddard, Phil Molyneux và John Wilson (2004), Pasiouras và Kosmidou (2007) và Panayiotis P.Athanasoglou, Sophocles N.Brissimis và Matthaios D.Delis (2005) cũng cho thấy một mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ vốn và lợi nhuận trong thị trường ngân hàng châu Âu.

Ngoài khu vực Mỹ và Châu Âu, các nghiên cứu ở châu Phi và châu Á cũng cho kết quả tương tự Sammy Ben Naceur & Omran (2008) đã phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố chính sách, sự cạnh tranh, sự cải cách tài chính đến lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại ở các quốc gia thuộc khu vực Trung Đông và Bắc Phi trong khoảng thời gian từ 1989 – 2005 và đưa ra kết luận về mối tương quan thuận giữa quy mô vốn và lợi nhuận Nghiên cứu của Fadzlan Sufian (2011) tại Hàn Quốc trong khoảng thời gian từ 1992-2003 cũng tìm ra mối tương quan dương giữa quy mô vốn và lợi nhuận của ngân hàng.

Như vậy, có thể thấy, dù ở khu vực địa lý nào hay trong giai đoạn thời gian nào, tất cả các nghiên cứu đều cho kết quả về mối tương quan dương giữa quy mô vốn và lợi nhuận của ngân hàng.

 Quy mô các khoản cho vay

Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại Chính sự chênh lệch giữa lại suất cho vay và lãi suất huy động vốn mang lại lợi nhuận cho ngân hàng Do đó, cho vay càng nhiều thì lợi nhuận càng cao Điều này thể hiện trong kết quả nghiên cứu của Khizer Ali, Muhammad Farhan Akhtar và Hafiz Zafar Ahmed (2011) nghiên cứu về các ngân hàng ở Pakistan ; nghiên cứu Fazlan Sufian

(2011) ở Hàn Quốc tìm thấy mối tương quan dương giữa các khoản cho vay và lợi nhuận Trong khi đó, nghiên cứu của Deger Alper và Adem Anbar (2011) ở Thổ Nhĩ Kỳ lại tìm thấy mối tương quan âm giữa các khoản cho vay và lợi nhuận.

Như vậy, tuỳ vào phạm vi nghiên cứu và giai đoạn nghiên cứu mà mối tương quan giữa quy mô cho vay và lợi nhuận của ngân hàng có thể dương hoặc âm.

Hoạt động nhận tiền gửi là hoạt động giúp các ngân hàng có thể huy động các nguồn vốn nhỏ lẻ thành các nguồn vốn đủ lớn để cho vay hoặc tài trợ cho các hoạt động đầu tư Do đó, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản càng cao thì ngân hàng càng có nhiều vốn để cho vay và đầu tư Việc gia tăng hoạt động cho vay và đầu tư sẽ giúp mang lại lợi nhuận cho ngân hàng Nghiên cứu của Samy Ben Naceur và Mohamed Goaied (2001) về các ngân hàng Tunisia trong khoảng thời gian từ năm 1980 –

Mô hình nghiên cứu đề xuất

Với các yếu tố đã được xác định, để đánh giá mức độ tác động của các nhân tố nội tại của ngân hàng và nhân tố vĩ mô lên lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, tác giả dự kiến sử dụng mô hình nghiên cứu sau:

(LN) it = β 0 +β 1 (AS) it + β 2 (CA) it +β 3 (LA) it +β 4 (DP) it + β 5 (NIM) it + β 6 (NII) it

+ β 7 (GDP) it + β 8 (INF) it + u it

(LN) it là lợi nhuận của ngân hàng i ở thời điểm t – được lượng hóa bởi hai tỷ số là ROA và ROE.

(AS) it là quy mô tổng tài sản của ngân hàng i ở thời điểm t

(CA) it là quy mô vốn chủ sở hữu của ngân hàng i ở thời điểm t

(LA) it là quy mô dư nợ của ngân hàng i ở thời điểm t

(DP) it là quy mô tiền gửi của ngân hàng i ở thời điểm t

(NIM) it là tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng i ở thời điểm t

(NII) it là tỷ lệ thu nhập ngoài lãi thuần của ngân hàng i ở thời điểm t

(GDP) it là tỷ lệ tăng trưởng GDP ở năm t

(INF) it là tốc độ lạm phát ở năm t

KẾT LUẬN CH ƯƠ NG 1

Chương 1 đưa ra những cơ sở lý luận tổng quan về Ngân hàng thương mại, lợi nhuận của Ngân hàng thương mại và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại Trong đó, các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại dựa trên những nghiên cứu trước đây được tổng hợp lại được chia thành hai nhóm nhân tố chính : nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài. Các nhân tố bên trong thường bao gồm : quy mô ngân hàng, quy mô vốn chủ sở hữu, quy mô các khoản cho vay, quy mô tiền gửi, mức độ đa dạng hóa, rủi ro tín dụng, tính thanh khoản và chi phí hoạt động Trong khi đó, các nhân tố bên ngoài chủ yếu là tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát.

Mối tương quan giữa các nhân tố kể trên đến lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại ở mỗi khu vực, quốc gia khác nhau là khác nhau, phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế xã hội đặc thù của từng khu vực, từng quốc gia trong mỗi giai đoạn nghiên cứu nhất định.

Về quy mô tài sản

Bảng 2.1 Tổng tài sản của 8 Ngân hàng thương mại giai đoạn 2008-2013 Đơn vị tính : tỷ đồng

Ngân hàng Tổng tài sản Tỷ lệ

Nguồn : Số liệu từ báo cáo tài chính của các ngân hàng

Bảng số liệu trên cho thấy tổng tài sản của các ngân hàng qua các năm Xét về số tuyệt đối, tổng tài sản có xu hướng gia tăng mạnh trong giai đoạn 2008-2011 nhưng sang đến năm 2012-2013, tổng tài sản của một số ngân hàng có xu hướng giảm Nguyên nhân chủ yếu là do trong giai đoạn 2008-2011, các ngân hàng chạy đua mở rộng mạng lưới cũng như đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống công nghệ để đẩy mạnh phát triển sản phẩm và dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường Sang đến năm 2012-2013, tài sản của một vài ngân hàng đã bốc hơi vài chục nghìn tỷ đồng như Eximbank và Techcombank, trong đó đáng chú ý hơn cả là ACB đã bị giảm đi khoảng 40% giá trị tài sản của mình chỉ trong 2 năm.

Tuy nhiên, nếu xét tỷ lệ CAGR, nhìn chung các ngân hàng đều có tăng trưởng giai đoạn 2008-2013 Nổi bật nhất là Vietinbank, Eximbank và MB là những ngân hàng có tốc độ tăng tổng tài sản tăng rất cao (>24%) lần lượt ở mức 24%, 29% và32% Tính đến cuối năm 2013, tổng tài sản của 8 ngân hàng này đạt 2.43 tỷ đồng chiếm 42% tổng tài sản của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (5.76 triệu tỷ).

Về quy mô vốn chủ sở hữu

Nhìn chung, tốc độ tăng bình quân vốn chủ sở hữu của các ngân hàng trong giai đoạn 2008-2013 là 21% trong đó Vietinbank với tốc độ tăng bình quân 34%/ năm đã vươn lên dẫn đầu toàn hệ thống Ngân hàng thương mại về vốn chủ sở hữu, Eximbank với tỷ lệ CAGR chỉ đạt mức 2.7% cho thấy quy mô vốn chủ sở hữu tăng trưởng không đáng kể.

Bảng 2.2 Vốn chủ sỡ hữu của 8 Ngân hàng thương mại giai đoạn 2008-2013 Đơn vị tính : tỷ đồng

Ngân hàng Quy mô vốn chủ sở hữu Tỷ lệ

Nguồn : Số liệu từ báo cáo tài chính của các ngân hàng

Về quy mô hoạt động

Xét về quy mô hoạt động, 8 Ngân hàng thương mại đều là những ngân hàng lớn, có uy tín, chiếm lĩnh thị trường về thị phần cho vay và huy động vốn Cụ thể :

 Về dư nợ cho vay

Dư nợ cho vay của các ngân hàng liên tục tăng trưởng qua các năm với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 23.4%/ năm trong giai đoạn 2008-2013 Mặc dù nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng tín dụng chậm lại do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan Trong đó dư nợ của nhóm các Ngân hàng thương mại có vốn sở hữu của Nhà Nước chiếm tỷ trọng trung bình 69% với tốc độ tăng trưởng 21.7% trong khi dư nợ của nhón ngân hàng thương mại cổ phần có tốc độ tăng trưởng 28% Dư nợ tập trung chủ yếu vào nhóm các Ngân hàng thương mại quốc doanh do các ngân hàng này có mối quan hệ lâu dài với các tổng công ty, tập đoàn lớn có nhu cầu vay vốn nhiều cũng như được chính phủ chỉ định giải ngân các gói tín dụng ưu đãi, các gói tín dụng phục vụ như cầu phát triển kinh tế xã hội.

Tính đến thời điểm 31/12/2013, tổng như nợ của 8 ngân hàng đạt 1.48 triệu tỷ đồng, chiếm 42.5% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế (3.48 triệu tỷ), tăng 12.8% so với năm 2012, cao hơn mức tăng trưởng của toàn ngành (12.5%).

Bảng 2.3 Dư nợ cho vay của 8 Ngân hàng thương mại giai đoạn 2008-2013 Đơn vị tính : tỷ đồng

Ngân hàng Dư nợ cho vay Tỷ lệ

Nguồn : Số liệu từ báo cáo tài chính của các ngân hàng

Tổng số dư huy động vốn của 8 ngân hàng năm 2013 chiếm 37.2% tổng số dư huy động toàn hệ thống Tố chức tín dụng (4.4 triệu tỷ), tăng trưởng 16.5% so với năm trước đó, hơi thấp hơn mức tăng trưởng bình quân chung của toàn ngành(18.5%) Trong đó, các Ngân hàng thương mại quốc doanh với lợi thế về thương hiệu, uy tín, mạng lưới hoạt động tiếp tục dẫn đầu thị trường về số dư huy động so với các ngân hàng còn lại, chiếm tỷ lệ 64% tổng số dư huy động của các Ngân hàng Một số ngân hàng có tỷ lệ CAGR rất cao như Vietinbank (25%), Techcombank (25%), MB (38%).

Nếu xét về số tuyệt đối, số dư huy động hầu hết đều tăng trong giai đoạn 2008-

2010 nhưng một số ngân hàng có dấu hiệu sụt giảm trong giai đoạn 2011-2013 Nổi bật nhất là ACB trong năm 2012 đã sụt giảm gần 17 nghìn tỷ đồng từ 142 nghìn tỷ

Bảng 2.4 Số dư tiền gửi của 8 Ngân hàng thương mại giai đoạn 2008-2013 Đơn vị tính : tỷ đồng

Ngân hàng Số dư tiền gửi Tỷ lệ

Nguồn : Số liệu từ báo cáo tài chính của các ngân hàng

Về hiệu quả hoạt động

 Về lợi nhuận sau thuế Bảng 2.5 Lợi nhuận sau thuế của 8 Ngân hàng thương mại giai đoạn 2008-2013 Đơn vị tính : tỷ đồng

Ngân hàng Lợi nhuận sau thuế Tỷ lệ

Nguồn : Số liệu từ báo cáo tài chính của các ngân hàng

Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy lợi nhuận của các ngân hàng tăng giảm không đều qua các năm Trong đó lợi nhuận của khối các Ngân hàng quốc doanh đã cổ phần hóa vượt trội hẳn so với các ngân hàng còn lại Nhìn chung thì tình hình kinh tế Việt Nam có những ảnh hưởng nhất định đến lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại.

Năm 2007, nền kinh tế tăng trưởng 8.5% - cao nhất kể từ năm 1997, lợi nhuận của hầu hết các Ngân hàng thương mại đều tăng rất mạnh Đến năm 2008, nền kinh tế Việt Nam chững lại do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính 2007-2010, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt 6.31%, thấp nhất kể từ năm 1999 thì các Ngân hàng thương mại vẫn có tiếp tục tăng trưởng lợi nhuận dù tỷ lệ gia tăng khá thấp (chưa tới 10%).

Năm 2009, Chính phủ tung ra gói kích cầu làm tình hình kinh tế vĩ mô được ổn định hơn, lạm phát được kiểm soát dưới 7%, lãi suất và tỷ giá hối đoái được điều chỉnh tương đối linh hoạt, phù hợp tình hình thị trường Lợi nhuận của các ngân hàng duy trì ở mức tốt bởi tăng trưởng tín dụng cao và dự phòng rủi ro các khoản vay thấp ngoại trừ ACB có sụt giảm nhẹ.

Trong năm 2010 - 2011, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục gặp khó khăn do ảnh hưởng chung từ nền kinh tế thế giới, lạm phát tăng vọt, đầu tư công tràn lan kém hiệu quả thì Nghị quyết 11 của Chính phủ được đưa ra để tổng rà soát và tái cơ cấu lại hoạt động của nền kinh tế, ổn định vĩ mô Với mức lạm phát cán mốc trên 18% nhưng những dấu hiệu cải thiện vĩ mô rõ rệt vào thời điểm cuối năm cũng như các định hướng tái cấu trúc kinh tế, cắt giảm lãi suất, thoái vốn ngoài ngành, tăng hiệu quả đầu tư công đã mở ra triển vọng sáng sủa hơn cho mục tiêu duy trì tăng trưởng trong năm tiếp theo Tuy nhiên, sang năm 2012, ngoài những điểm sáng như lãi suất giảm mạnh, tỷ giá ổn định, thanh khoản của hệ thống được đảm bảo thì tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong 20 năm cùng với nợ xấu tăng vọt khiến lợi nhuận của hệ thống ngân hàng sụt giảm mạnh Cụ thể, lợi nhuận của các ngân hàng giảm 23.9% so với mức thực hiện của năm 2011 nổi bật nhất là ACB (-75.6%), Techcombank (-75.7%), Sacombank (-50.7%) Riêng đối với ACB, lợi nhuận sụt giảm mạnh còn do ảnh hưởng của biến cố một loạt các nguyên lãnh đạo cấp cao bị bắt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngân hàng này. Đến năm 2013, nền kinh tế vẫn còn dấu hiệu trì trệ, tăng trưởng dưới mức tiềm năng Hoạt động của ngành ngân hàng tuy có nhiều cải thiện so với năm 2012 nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn Nợ xấu vẫn còn cao, chi phí trích lập dự phòng rủi ro lớn dẫn đến lợi nhuận tăng trưởng thấp, một số ngân hàng lợi nhuận tiếp tục suy giảm so với năm 2012 (như Eximbank, Techcombank).

 Về tỷ lệ ROA – ROE

Bảng 2.6 Tỷ lệ ROA của 8 Ngân hàng thương mại giai đoạn 2008-2013 Đơn vị tính: %

Ngân hàng Tỷ lệ ROA

Nguồn : Số liệu tính toán dựa trên báo cáo tài chính của các ngân hàng

Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) của các ngân hàng có sự biến động mạnh trong thời gian từ 2008 đến 2013 Đối với hầu hết các ngân hàng trong mẫu xem xét thì tỷ số ROA đều giảm khá mạnh trong hai năm 2012 và 2013, đăc biệt là đối với ACB, Techcombank và Eximbank Cụ thể, chỉ trong 2 năm 2012 - 2013, tỷ lệ ROA của ACB giảm từ 1.14% (2011) còn 0.50% (2013) (tương đương giảm 57%), Eximbank từ 1.66% (2011) còn 0.39% (2013) (tương đương giảm 77%), Techcombank từ 1.75% (2011) còn 0.41% (tương đương giảm 76%) Sự sụt giảm trong tỷ lệ ROA do nhiều nguyên nhân, nhưng đối với ACB thì một trong những nguyên nhân dễ thấy nhất là sự cố xảy ra đối với lãnh đạo cấp cao của ngân hàng làm tổng tài sản bốc hơi và lợi nhuận giảm mạnh Còn về phía Techcombank, trong hai năm gần đây thì ngân hàng này đã trích lập dự phòng rủi ro với giá trị rất lớn so với giai đoạn trước, đây có thể là một lý do khiến ngân hàng sụt giảm lợi nhuận mạnh dẫn đến tỷ lệ ROA cũng giảm theo.

Bảng 2.7 Tỷ lệ ROE của 8 Ngân hàng thương mại giai đoạn 2008-2013 Đơn vị tính: %

Ngân hàng Tỷ lệ ROE

Nguồn : Số liệu tính toán dựa trên báo cáo tài chính của các ngân hàng

Về tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), cũng như ROA, từ năm 2008 –

2011 ROE của các ngân hàng đều đạt mức cao và nằm trong xu hướng tăng Tuy nhiên trong hai năm 2012 và 2013, ROE của hầu hết các ngân hàng đều giảm đáng kể Sự sụt giảm mạnh nhất có thể kể đến trường hợp của ACB và Techcombank.

Nhìn chung, tương tự ROA, ROE cũng phụ thuộc rất lớn vào tình hình kinh doanh của các ngân hàng Tỷ lệ ROE trung bình của các ngân hàng đã giảm từ16.35% năm 2008 xuống 9.71% vào năm 2013 Đây là kết quả tất yếu của việc tăng trưởng tín dụng thấp, ứ đọng vốn, chi phí trích lập dự phòng cao, giảm chênh lệch lãi suất cho vay và huy động.

Đo lường sự ảnh hưởng của một số nhân tố đến lợi nhuận của 8 ngân hàng thương mại Việt Nam

2.3.1 Mô hình nghiên cứu Để phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận của 8 Ngân hàng thương mại Việt Nam, tác giả sử dụng các biến trong mô hình nghiên cứu của Deger Alper và Adem Anbar (Thổ Nhĩ Kỳ, 2011) :

ROA it = β 0 +β 1 (AS) it + β 2 (CA) it +β 3 (LA) it +β 4 (DP) it + β 5 (NIM) it + β 6 (NII) it

+ β 7 (GDP) it + β 8 (INF) it + u it (2.1)

ROE it = β 0 +β 1 (AS) it + β 2 (CA) it +β 3 (LA) it +β 4 (DP) it + β 5 (NIM) it + β 6 (NII) it

+ β 7 (GDP) it + β 8 (INF) it + u it (2.2)

Trong đó: ROA và ROE là biến phụ thuộc, các biến còn lại (AS, CA, LA, DP, NIM, NII, GDP và INF) là biến độc lập.

2.3.2 Các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu

Trong nhiều nghiên cứu đi trước như Sufian (2009), Deger Alper và Adem Anbar (2011), tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) được sử dụng để lượng hóa lợi nhuận của các ngân hàng.

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) chỉ ra bao nhiêu lợi nhuận các ngân hàng thương mại có thể tạo ra bằng cách sử dụng một đơn vị tài sản ROA là chỉ tiêu quan trọng để so sánh hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ROA có thể cho thấy khả năng của các ngân hàng trong việc quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính để tạo ra lợi nhuận (Hassan và Bashir, 2003).

Trong khi đó, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) cho thấy hiệu quả quản lý của các ngân hàng trong việc sử dụng vốn cổ đông ROE có thể được tính bằng cách nhân ROA với tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu Các ngân hàng có xu hướng sử dụng đòn bẩy tài chính cao, do đó ROE thường cao nhưng ROA thường thấp Tuy nhiên, nhược điểm của ROE là không thể giải thích cho những rủi ro của đòn bẩy tài chính cao Đây chính là lý do mà ROA trở thành chỉ số chính lượng hóa cho lợi nhuận ngân hàng Tuy nhiên, cả hai tỷ số ROA và ROE đều là tiêu chí quan trọng đối với cơ quan quản lý và các ngân hàng trong việc quyết định các chiến lược quản lý phù hợp.

Trong hầu hết các nghiên cứu, tổng tài sản được sử dụng để đánh giá quy mô ngân hàng Biến AS được đưa vào mô hình để xem xét tính kinh tế theo quy mô của các ngân hàng Để có thể tối đa hóa lợi nhuận, các ngân hàng cần lựa chọn quy mô tối ưu Nếu AS có mối tương quan dương với lợi nhuận của ngân hàng chứng tỏ ngân hàng càng mở rộng quy mô thì lợi nhuận càng tăng, mở ra cơ hội cho các ngân hàng có thể tiếp tục đa dạng hóa và mở rộng kênh phân phối để nâng cao lợi nhuận của mình Tuy nhiên, nếu quy mô quá lớn, mối tương quan âm với lợi nhuận sẽ xuất hiện Điều này chứng tỏ nếu mở rộng quy mô thêm nữa lợi nhuận có thể bị ảnh hưởng xấu do chi phí tăng cao, sự phát triển về trình độ quản lý, nguồn nhân lực không theo kịp sự phát triển của quy mô khiến cho rủi ro của ngân hàng tăng cao, năng suất lao động bị giảm đi Như vậy, có thể thấy mối quan hệ giữa quy mô và lợi nhuận của ngân hàng là mối quan hệ phi tuyến tính Do đó, quy mô ngân hàng được đo lường bằng cách lấy logarit tự nhiên của tổng tài sản.

Quy mô ngân hàng được tìm thấy có mối tương quan thuận với hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong một số nghiên cứu như Deger Alper và Adem Anbar

(2011), Fadzlan Sufian (2011) Vì vậy, biến AS trong nghiên cứu này có thể có mối tương quan dương hoặc âm đối với lợi nhuận của ngân hàng.

Biến CA được sử dụng đại diện cho quy mô vốn chủ sở hữu và được đo lường bằng vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản Đây là một tỷ số cơ bản để đánh giá sự an toàn, lành mạnh về tài chính của một ngân hàng Tỷ số này càng cao thì nhu cầu vay vốn bên ngoài sẽ ít hơn, chi phí sử dụng vốn cũng sẽ thấp hơn vì thế các ngân hàng có lợi nhuận nhiều hơn Chỉ tiêu này giúp đánh giá được khả năng chịu lỗ của các ngân hàng và đối phó với rủi ro có thể xảy ra đối với các chủ sở hữu Những ngân hàng có vốn chủ sở hữu cao thì có nhu cầu vay vốn bên ngoài ít hơn và chi phí sử dụng vốn cũng sẽ thấp hơn vì thế các ngân hàng có lợi nhuận nhiều hơn Tỷ lệ vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản được kỳ vọng có mối tương quan thuận với hiệu quả hoạt động của ngân hàng vì một ngân hàng có cấu trúc vốn hợp lý sẽ có nguy cơ phá sản thấp do giảm chi phí sử dụng vốn và giảm thiểu rủi ro (DegerAlper và Adem Anbar, 2011)

Các nghiên cứu của Pasiouras và Kosmidou (2007) ; Kosmidou, Pasiouras và Tsaklanganos (2007) và Deger Alper và Adem Anbar (2011) cũng sử dụng tỷ số này để đo lường quy mô vốn của ngân hàng và đều cho kết luận về tác động tích cực của quy mô vốn chủ sở hữu lên lợi nhuận của ngân hàng Vì vậy, biến CA trong nghiên cứu này được kỳ vọng có mối tương quan dương với lợi nhuận của ngân hàng.

Biến LA là được sử dụng đại diện cho quy mô các khoản cho vay Biến này được đo lường bằng dư nợ cho vay khách hàng chia cho tổng tài sản Hoạt động chính của ngân hàng là nhận tiền gửi để cho vay và kiếm tiền chênh lệch vì thế, số dư cho vay khách hàng càng lớn thì lợi nhuận ngân hàng càng cao Tuy nhiên, nếu các khoản nợ xấu quá cao có thể gây tổn thất cho ngân hàng do ngân hàng phải dùng nguồn thu nhập để trích dự phòng rủi ro Do đó, mối tương quan giữa LA và lợi nhuận thuận hay nghịch sẽ tùy thuộc vào chất lượng tín dụng của các ngân hàng. Rất nhiều nghiên cứu như Fazlan Sufian (2011) đã tìm thấy mối tương quan dương giữa các khoản cho vay và lợi nhuận Trong khi đó, Deger Alper và Adem Anbar

(2011) lại tìm thấy mối tương quan âm giữa các khoản cho vay và lợi nhuận Ở Việt Nam, do ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế vĩ mô nên các doanh nghiệp của Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn 2008-2013, do đó nợ xấu trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với lĩnh vực ngân hàng nói chung Do đó, tác giả cũng mong đợi sẽ có mối tương quan nghịch giữa LA và lợi nhuận của ngân hàng.

Biến DP là biến đại diện cho quy mô tiền gửi Tiền gửi của khách hàng là nguồn huy động vốn chính có chi phí thấp của các ngân hàng (Deger Alper và AdemAnbar, 2011) Biến DP được đo lường bằng số dư tiền gửi khách hàng chia cho tổng tài sản Tỷ số này càng lớn chứng tỏ ngân hàng càng có nhiều vốn để tài trợ cho các hoạt động cấp tín dụng hoặc đầu tư Khi đó, lợi nhuận của ngân hàng sẽ gia tăng do chênh lệch giữa chi phí đầu vào và đầu ra cao Ngược lại, trong trường hợp tỷ số này thấp, ngân hàng sẽ phải huy động vốn từ các nguồn khác như vay các Tổ chức tín dụng khác, vay trên Ngân hàng Nhà nước…với chi phí cao hơn làm sụt giảm lợi nhuận của ngân hàng.

Nghiên cứu của Deger Alper và Adem Anbar (2011) đã sử dụng tỷ số này để đo lường quy mô tiền gửi của ngân hàng và cho kết quả tương quan dương giữa quy mô tiền gửi và lợi nhuận Vì vậy, tỷ số DP cũng được sử dụng trong nghiên cứu này và kỳ vọng có mối tương quan dương với lợi nhuận của ngân hàng.

 Cấu trúc thu nhập – chi phí Để đánh giá cấu trúc thu nhập – chi phí, tác giả sử dụng 2 tỷ số là NIM và NII. NIM được đo lường bằng thu nhập lãi thuần chia cho tổng tài sản và NII được đo lường bằng thu nhập ngoài lãi thuần chia cho tổng tài sản Trong đó thu nhập lãi thuần là chênh lệch lãi suất cho vay và lãi huy động vốn còn thu nhập ngoài lãi thuần bao gồm: lợi nhuận thuần từ hoạt động dịch vụ, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và hàng hoá phái sinh, lợi nhuận thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán, thu nhập từ góp vốn – mua cổ phần, lợi nhuận thuần từ hoạt động khác… NIM và NII càng cao thì lợi nhuận của ngân hàng càng cao.

Các nghiên cứu của Fazlan Sufian (2011), Deger Alper và Adem Anbar (2011) cũng đã tìm thấy mối tương quan dương giữa 2 biến này với lợi nhuận của ngân hàng Do đó, trong bài nghiên cứu này, cả 2 tỷ số này được kỳ vọng là có mối tương quan dương với lợi nhuận của ngân hàng.

GDP là biến được sử dụng đại diện cho tốc độ tăng trưởng kinh tế Trong một nền kinh tế tăng trưởng tốt, dư nợ cho vay của các ngân hàng cũng sẽ tăng trưởng tốt do nhu cầu tín dụng tăng cao Đồng thời, chênh lệch giữa lãi suất cho vay và tiền gửi sẽ tăng lên, bên cạnh đó, chất lượng tài sản (cho vay và đầu tư chứng khoán) sẽ được cải thiện, vì vậy, ngân hàng nói chung sẽ đạt được lợi nhuận cao hơn Trong khi đó, nếu nền kinh tế suy thoái, nhu cầu tín dụng giảm sút, các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh dẫn đến không có khả năng chi trả làm gia tăng nợ xấu của ngân hàng, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng.

Định hướng phát triển của các Ngân hàng thương mại đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2020

Định hướng phát triển chung cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam đến năm

2015 và tầm nhìn đến năm 2020 tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau :

 Tiếp tục cơ cấu lại một cách toàn diện hệ thống Ngân hàng thương mại, tăng cường năng lực thể chế, sắp xếp lại bộ máy tổ chức, mở rộng quy mô hoạt động đi đôi với tăng cường năng lực tự kiểm tra, quản lý rủi ro.

 Tăng cường năng lực tài chính, nâng cao năng lực quản trị đạt chuẩn quốc tế thông qua việc hoàn thiện mô hình hoạt động, từng bước triển khai hệ thống quản lý rủi ro, ứng dụng chuẩn mực Basel vào hoạt động Ngân hàng.

 Tăng trưởng tín dụng một cách hợp lý, phù hợp với định hướng của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng theo tiêu chuẩn quốc tế.

 Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn bám sát các chính sách điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước nhằm tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế một cách hiệu quả Tập trung thay đổi cơ cấu huy động vốn, gia tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động với chi phí thấp để giảm chi phí đầu vào, giúp tăng hiệu quả hoạt động.

 Đổi mới và phát triển nền tảng Công nghệ, hệ thống Corebanking Đảm bảo một hệ thống ổn định, đủ khả năng hỗ trợ hoạt động quản lý và kinh doanh Ngân hàng.

 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua việc xây dựng cơ chế tuyển dụng, đánh giá đo lường hiệu quả công việc và đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ.

 Tập trung các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh.

Giải pháp nâng cao lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại Việt Nam

3.2.1.1 Tăng thu nhập từ lãi

Hiện tại, ngân hàng cần phải có một chính sách điều hành nguồn vốn hợp lý để gia tăng hiệu quả sử dụng vốn, giúp gia tăng thu nhập từ lãi Trong thời kỳ nền kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn, các doanh nghiệp và người dân rất ngại vay vốn ngân hàng do không đủ khả năng chi trả Các ngân hàng cần có các chính sách hỗ trợ hay các gói sản phẩm ưu đãi để giúp các doanh nghiệp và người dân có thể tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng để sản xuất kinh doanh thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Đối với công tác huy động vốn, do thanh khoản của hệ thống đã ổn định, hầu hết các ngân hàng đều đang dư thừa nguồn vốn Do đó, các ngân hàng cần căn cứ vào tình hình thực tế của mình để tính toán, điều chỉnh lãi suất huy động về mức hợp lý làm tiền đề để giảm lãi suất cho vay Như vậy các ngân hàng vừa giảm bớt gánh nặng trả lãi cho khách hàng vừa tăng hiệu quả sử dụng vốn.

3.2.1.2 Tăng thu nhập ngoài lãi

Theo như kết quả nghiên cứu đã được phân tích ở trên, thu nhập ngoài lãi có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất đến lợi nhuận của các ngân hàng Vì vậy, các ngân hàng muốn nâng cao lợi nhuận cần phải đẩy mạnh phát triển các hoạt động khác như cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại, kinh doanh vàng và ngoại tệ, kinh doanh chứng khoán, góp vốn mua cổ phần…Trong đó, đáng chú ý nhất là việc đẩy mạnh các dịch vụ như dịch vụ thanh toán qua ngân hàng điện tử, dịch vụ đại lý, ủy thác, các dịch vụ cung cấp cho thị trường tài chính phái sinh, các hoạt động bán chéo sản phẩm… Đây là những mảng mà các ngân hàng nước ngoài rất chú trọng đẩy mạnh trong khi đối với các ngân hàng Việt Nam đây vẫn là những lĩnh vực khá mới mẻ.

Trong quá trình hội nhập quốc tế, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phát triển mạnh mẽ Do đó, hoạt động kinh doanh Thẻ là một hoạt động cần phải được các ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới Bên cạnh việc tăng cường hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật để đa dạng hóa các sản phẩm tiện ích trên nền tảng công nghệ cao, cần phải chú trọng đẩy mạnh việc liên kết giữa các ngân hàng, các tổ chức Thẻ quốc tế để tiến tới hình thành một hệ thống thanh toán thẻ tiện lợi, hiệu quả không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài nhằm tiết kiệm chi phí và tạo thuận lợi cho khách hàng sử dụng thẻ Để thực hiện được định hướng trên, các Ngân hàng cần chú trọng một số biện pháp cụ thể sau :

+ Chủ động tiếp cận các doanh nghiệp nhằm sử dụng các dịch vụ trả lương qua tài khoản liên kết với Thẻ ngân hàng Tăng cường phát triển, mở rộng hệ thống các đơn vị chấp nhận thẻ (POS) thành mạng lưới rộng khắp, tạo điều kiện cho khách hàng có thể dùng thẻ để mua hàng hóa, trả tiền dịch vụ (thanh toán hoá đơn tiền điện, nước, điện thoại, ăn uống, giải trí, du lịch …)

+ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ hiện đại trong việc cải tiến, gia tăng các tiện ích khi sử dụng thẻ song song với việc tăng cường công tác quản lý rủi ro trong điều kiện hội nhập quốc tế, tội phạm công nghệ cao ngày càng gia tăng.

+ Đẩy mạnh quan hệ với các Tổ chức thẻ quốc tế và các Ngân hàng khác để học hỏi trao đổi kinh nghiệm nhằm phát triển thẻ và cùng nhau phối hợp phòng chống tội phạm quốc tế trong lĩnh vực thẻ.

 Dịch vụ ngân hàng điện tử

Dịch vụ ngân hàng điện tử là một mảng dịch vụ có tiềm năng mang lại thu nhập cao cho các ngân hàng nước ngoài trong thời gian tới Ngày nay, với xu thế bùng nổ công nghệ thông tin, các dịch vụ ngân hàng điện tử ngày càng đa dạng và mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng Một số dịch vụ nổi bật như : Internet banking (giao dịch ngân hàng trên Internet), Mobile banking (giao dịch ngân hàng trên điện thoại),SMS Banking (các dịch vụ theo dõi số dư tài khoản, vấn tin các thông tin lãi suất, tỷ giá bằng tin nhắn SMS)… Để có thể phát triển tốt dịch vụ này, các Ngân hàng cần đầu tư một hệ thống công nghệ hiện đại vì chất lượng dịch vụ và bảo mật thông tin là những yếu tố được đưa lên hàng đầu đối với mảng ngân hàng điện tử Do đó xu thế tất yếu là các Ngân hàng thương mại Việt Nam là đầu tư công nghệ tiên tiến cộng với việc học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài nhằm phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng điện tử.

Ngoài việc gia tăng thu phí dịch vụ, nếu triển khai có hiệu quả dịch vụ ngân hàng điện tử, các ngân hàng có thể cắt giảm được các khoản chi phí so với khi khách hàng đến giao dịch tại quầy (các chi phí in ấn, lưu trữ chứng từ…) đồng thời giảm bớt áp lực tác nghiệp tại quầy để giảm thiểu rủi ro tác nghiệp.

 Dịch vụ tài chính phái sinh

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các hoạt động thương mại quốc tế phát triển rất mạnh mẽ, nên khả năng rủi ro liên quan đến tỷ giá, đến lãi suất sẽ lớn hơn, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Vì thế, nhu cầu về các dịch vụ tài chính phái sinh đang ngày càng tăng Việc phát triển dịch vụ tài chính phái sinh vừa giúp ngân hàng có nguồn thu phí dịch vụ vừa phòng ngừa rủi ro về lãi suất, về tỷ giá cho chính ngân hàng.

Thị trường phái sinh và các công cụ phái sinh rất đa dạng và phức tạp, đòi hỏi ngân hàng phải đào tạo cán bộ trình độ phải am hiểu về các kỹ thuật nghiệp vụ phái sinh, sử dụng thành thạo các kỹ thuật phân tích, kỹ thuật dự báo xu hướng diễn biến của thị trường nhằm sử dụng các công cụ phái sinh phù hợp, thông qua đó có thể tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng Bên cạnh vấn đề về trình độ thì vấn đề về công nghệ ngân hàng cũng là một yếu tố cần phải quan tâm Các công cụ phái sinh được tính toán, thiết kế dựa trên các thuật toán khá phức tạp nên đòi hỏi các ngân hàng cần phải có những phần mềm hiện đại để xử lý Do đó, các ngân hàng cần mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng trên thế giới để tranh thủ sự hỗ trợ về kiến thức, kỹ năng cũng như công nghệ ngân hàng đối với việc cung cấp các dịch vụ phái sinh.

Ngoài các sản phẩm dịch vụ kể trên, các ngân hàng có thể thực hiện triển khai một số hoạt động khác nhằm gia tăng nguồn thu nhập ngoài lãi :

+ Triển khai dịch vụ quản lý tài sản cho người giàu (Wealth Management) : đây là một dịch vụ cực kỳ phát triển trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam nó còn khá mới mẻ Các khoản phí thu được từ các hoạt động này khá ổn định vì nhờ vào hoạt động tư vấn tài chính, quản lý tài sản cho khách hàng mà các ngân hàng còn có thể nắm bắt nhu cầu của khách hàng nhằm triển khai liên tục các chính sách giúp khách hàng gắn bó lâu dài với ngân hàng, đưa ra các dịch vụ ngân hàng mới để thu thêm các khoản phí từ khách hàng.

+ Triển khai hoạt động bán chéo sản phẩm với các công ty bảo hiểm (Bancassurance) Mặc dù dịch vụ này chỉ được đẩy mạnh trong những năm gần đây, và nguồn thu còn hạn chế nhưng là một hướng đi quan trọng trong việc phát triển gói dịch vụ tài chính, gia tăng giá trị cho các sản phẩm ngân hàng Đây cũng là một hướng đi giúp ngân hàng tăng được nguồn thu từ dịch vụ, vốn ít rủi ro và bền vững, đặc biệt trong bối cảnh hoạt động tín dụng ngày càng trở nên khó khăn.

+ Thực hiện các hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ, kinh doanh chứng khoán Tuy nhiên, đây là những lĩnh vực kinh doanh nhiều rủi ro, có thể mang lại lợi nhuận nhưng cũng có thể gây thua lỗ cho ngân hàng Do đó, để tham gia hiệu quả trong lĩnh vực này, các ngân hàng cần phải có một đội ngũ nhân viên am hiểu về từng lĩnh vực, nhạy bén và nắm bắt nhanh chóng các cơ hội kinh doanh cũng như biết sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong các hoạt động của mình.

3.2.1.3 Đẩy mạnh xử lý nợ xấu và tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng

Nợ xấu làm tăng gánh nặng về tài chính cho ngân hàng khi phải dùng lợi nhuận để trích dự phòng rủi ro Tuy nhiên, trong quá trình kinh doanh, Ngân hàng không thể tránh khỏi phát sinh nợ xấu Do đó, để có thể gia tăng lợi nhuận ngân hàng cần phải quyết liệt trong công tác thu hồi nợ xấu Cụ thể :

Hạn chế của đề tài

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, nghiên cứu còn có một số hạn chế sau:Thứ nhất, do những hạn chế về mặt thời gian, tác giả chỉ chọn 08 ngân hàng có thị phần hoạt động lớn nhất với thời gian nghiên cứu từ năm 2008 đến năm 2013.Thời gian có thể chưa đủ dài, 08 ngân hàng có thể chưa đại diện cho tổng thể các ngân hàng thương mại Việt Nam, nên có thể chưa thấy được sự tác động của các nhân tố tới lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam một cách đầy đủ.

Thứ hai, nhiều nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại như: rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, chính sách lãi suất, tỷ giá hối đoái, chưa được nghiên cứu trong mô hình.

Những hạn chế của đề tài đã mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo là chọn giai đoạn nghiên cứu dài hơn, mẫu nghiên cứu lớn hơn để đại diện tốt hơn cho tổng thể và bổ sung các yếu tố còn thiếu như đã trình bày ở trên mà nghiên cứu này chưa thực hiện được.

KẾT LU N Ậ CH ƯƠ NG 3

Từ những thực trạng cũng như kết quả nghiên cứu đã được phân tích ở Chương

2, Chương 3 đã đưa ra một số giải pháp đối với các Ngân hàng thương mại ViệtNam nhằm góp phần gia tăng lợi nhuận Bên cạnh đó, Chương 3 cũng đưa ra nhóm giải pháp hỗ trợ, gồm các kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ViệtNam nhằm mục đích hoàn thiện môi trường kinh doanh, tình hình kinh tế vĩ mô để các ngân hàng đạt được thành công trong công tác nâng cao lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của mình.

Luận văn thạc sĩ “Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, sử dụng dữ liệu từ 8 ngân hàng thương mại trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2013 bằng kỹ thuật hồi quy bảng (panel data regression) đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại bao gồm: quy mô vốn chủ sở hữu, quy mô dư nợ cho vay, quy mô tiền gửi của khách hàng, thu nhập lãi thuần, thu nhập ngoài lãi thuần, tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát.

Xét trên mức độ ảnh hưởng của các yếu tố kể trên đến lợi nhuận của các ngân hàng thì tỷ lệ thu nhập ngoài lãi thuần có tác động mạnh nhất trong những nhân tố thuộc về nội tại của ngân hàng Các nhân tố bên ngoài thuộc môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại.

Từ những thực trạng cũng như kết quả nghiên cứu đã được phân tích, luận văn đã đưa ra một số giải pháp đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam nhằm góp phần gia tăng lợi nhuận hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Bên cạnh đó, luận văn cũng đề xuất nhóm giải pháp hỗ trợ, gồm các kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm mục đích hoàn thiện môi trường để các ngân hàng đạt được thành công trong công tác nâng cao lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của mình.

1 Phạm Trí Cao & Vũ Minh Châu, 2006 Kinh tế lượng ứng dụng.TP.HCM: NXB

2 Trầm Thị Xuân Hương và Hoàng Thị Minh Ngọc, (2011) Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại Nhà xuất bản Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

3 Trần Huy Hoàng, (2011) Quản trị ngân hàng thương mại Nhà xuất bản Lao động Xã hội.

 Tài liệu tiếng nước ngoài

1 Berger, Allen N (1995) The Relationship Between Capital And Earnings In Banking Journal of Money, Credit and Banking, vol.27, No.2, pages 432-456.

2 Bourke, P (1989) Concentration And Other Determinants Of Bank Profitability

In Europe, North America And Australia Journal of Banking and Finance,

3 Deger Alper and Adem Anbar (2011) Bank Specific and Macroeconomic Determinants of Commercial banks Profitability: Emperical Evidence from Turkey Business and Economic Research Journal, Vol.2, No 2.

4 Fazlan Sufian (2011) Profitability of Korean Banking Sector: Panel Evidence

On Bank- Specific And Macroeconomic Determinants Journal of Economics and Management, Vol.7, No.1, pages 43-72.

5 Hassan, M.K & Bashir, A.H.M (2003) Determinants of Islamic Banking Profitability Paper presented at the 10th ERF Annual Conference, Morocco,

6 Kennedy, P (2008) A Guide to Econometrics Malden, Mass, Blackwell

7 Khizer Ali, Muhammad Farhan Akhtar và Hafiz Zafar Ahmed (2011) FactorsAffecting Bank Profitability in Pakistan The Romanian Economic Journal.

9 Molyneux, P and J Thornton (1992) Determinants Of European Bank Profitability: A Note Journal of Banking and Finance, Vol.16, pages 1173-

10 Panayiotis P Athanasoglou, Sophocles N.Brissimis, Matthaios D.Delis (2005). Bank-Specific, Industry-Specific And Macroeconomic Determinants of Bank Profitability Journal of International Financial Markets, Institutions and Money, Vol 18, Pages 121-136

11 Panayiotis P Athanasoglou , Matthaios D.Delis, Christos K Staikouras (2006). Determinants of Bank Profitability In The South Eastern European Region.

Munich Personal RePEc Archive, No.10274, pages 1-32.

12 Pasiouras, F., & Kosmidou, K (2007) Factor influencing the profitability of domestic and foreign comercial banks in the European Union Research in

International Business and Finance , No.21, Pages 222-237.

13 Perry, P (1992) Do banks gain or lose from inflation Journal of Retail Banking, 14(2), pp 25–40.

14.Samy Ben Naceur and Mohammed Omran (2008) The Effect Of Bank Regulations, Competion And Financial Reforms On MENA Bank’s Profitability Economic Research Forum (ERF), No.449.

15.Samy Ben Naceur & Mohamed Goaied (2008) The Determinants Of Commercial Bank Interest Margin And Profitability: Evidence from Tunisia.

Frontiers in Finance and Economics, Vol.5, No.1, pages 106-130.

16.Samy Ben Naceur & Mohamed Goaied (2001) The Determinants Of The Tunisian Deposit Banks’ Performance Applied Financial Economics, Vol.11,

 https://www.vietinbank.vn/web/home/vn/index.html

 http://eximbank.com.vn/home/

 https://www.techcombank.com.vn/trang-chu

 http://www.acb.com.vn/

 https://www.mbbank.com.vn/Pages/Default.aspx

 http://www.sacombank.com.vn/Pages/default.aspx

 http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vim/vipages_trangchu

Ngân hàng Năm Lợi nhuận trước thuế Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Dư nợ cho vay Số dư tiền gửi Thu nhập lãi thuần

Thu nhập ngoài lãi thuầnVCB 2008 2,536,554 221,950,448 13,790,042 108,528,764 157,067,019 6,622,636 2,278,880VCB 2009 3,944,753 255,495,883 16,710,333 136,996,006 169,071,562 6,498,666 2,788,138VCB 2010 4,235,792 307,496,090 20,669,479 171,124,824 204,755,949 8,188,413 3,336,393VCB 2011 4,217,332 366,722,279 28,638,696 204,089,479 227,016,854 12,421,680 2,449,091VCB 2012 4,427,206 414,475,073 41,553,063 235,869,977 284,414,568 10,954,093 4,154,404VCB 2013 4,377,582 468,994,032 42,386,065 267,863,404 332,245,598 10,782,402 4,724,952CTG 2008 1,804,464 193,590,357 12,336,159 118,601,677 121,634,466 7,189,431 1,504,822CTG 2009 2,873,618 243,785,208 12,572,078 161,619,376 148,530,242 7,932,263 1,748,086CTG 2010 3,414,347 367,712,191 18,170,363 231,434,907 205,918,705 12,089,002 2,730,400CTG 2011 6,259,367 460,603,925 28,490,896 290,397,810 257,273,708 20,048,054 2,326,127CTG 2012 6,169,679 503,530,259 33,624,531 329,682,838 289,105,307 18,420,024 3,541,503CTG 2013 5,807,978 576,368,416 54,074,066 372,988,742 364,497,001 18,277,255 3,506,444BID 2008 1,979,392 246,494,323 13,466,100 156,870,045 163,396,947 6,243,550 2,133,948BID 2009 2,817,501 296,432,087 17,639,330 200,999,434 187,280,394 6,974,392 3,179,573BID 2010 3,760,715 366,267,769 24,219,730 248,898,483 244,700,635 9,191,386 2,296,413BID 2011 3,199,608 405,755,454 24,390,455 288,079,640 240,507,629 12,638,956 2,775,522BID 2012 2,971,513 484,784,560 26,494,446 334,009,142 303,059,537 13,207,578 3,403,637BID 2013 4,051,008 548,386,083 32,039,983 384,889,836 338,902,132 13,950,122 5,259,175TCB 2008 1,183,083 59,098,962 5,625,408 26,018,985 39,617,723 1,760,743 1,377,330TCB 2009 1,700,169 92,581,504 7,323,826 41,580,370 62,347,400 2,499,820 1,418,334TCB 2010 2,072,755 150,291,215 9,389,161 52,316,862 80,550,753 3,184,349 1,534,672TCB 2011 3,153,766 180,531,163 12,515,802 62,562,406 88,647,779 5,298,375 1,363,800TCB 2012 765,686 179,933,598 13,289,576 67,136,307 111,462,288 5,115,573 645,805TCB 2013 659,071 158,896,663 13,920,069 69,088,680 119,977,924 4,335,662 1,312,174ACB 2008 2,210,682 105,306,130 7,766,468 34,604,077 64,216,949 2,728,257 1,511,219ACB 2009 2,201,204 167,881,047 10,106,287 61,855,984 86,919,196 2,800,528 2,134,542ACB 2010 2,334,794 205,102,950 11,376,757 86,478,408 106,936,611 4,163,770 1,325,908ACB 2011 3,207,841 281,019,319 11,959,092 101,822,720 142,218,091 6,607,558 1,038,977ACB 2012 784,040 176,307,607 12,624,452 101,312,766 125,233,595 6,870,928 -1,036,200ACB 2013 826,493 166,598,989 12,504,202 105,642,038 138,110,836 4,386,413 1,263,174EIB 2008 711,014 48,247,821 12,844,077 20,855,907 30,877,730 1,319,712 572,335EIB 2009 1,132,463 65,448,356 13,353,319 38,003,086 38,766,465 1,975,308 601,427EIB 2010 1,814,639 131,110,882 13,510,740 61,717,617 58,150,665 2,882,935 786,685EIB 2011 3,038,864 183,567,032 16,302,520 74,044,518 53,652,639 5,303,626 933,481EIB 2012 2,138,655 170,156,010 15,812,205 74,315,952 70,458,310 4,901,459 485,802EIB 2013 658,706 169,835,460 14,680,317 82,643,274 79,472,411 2,736,344 512,518STB 2008 954,753 68,438,569 7,758,624 34,757,119 46,128,820 1,146,668 1,307,291

STB 2011 2,033,185 140,136,974 14,224,098 77,669,353 74,799,927 5,495,648 1,015,373STB 2012 1,002,370 152,118,525 13,698,739 94,887,813 107,458,698 6,497,179 356,173STB 2013 2,229,106 161,377,613 17,063,718 109,214,229 131,644,622 6,687,437 973,870MBB 2008 696,205 44,346,106 4,424,064 15,493,509 27,162,881 1,420,712 217,372MBB 2009 1,173,727 69,008,288 6,888,072 29,140,759 39,978,447 1,838,068 815,443MBB 2010 1,745,166 109,623,197 8,882,344 48,058,250 65,740,838 3,519,103 569,096MBB 2011 1,915,336 138,831,492 9,642,143 57,952,296 89,548,673 5,222,398 -75,268MBB 2012 2,320,036 175,609,964 12,863,906 73,165,823 117,747,416 6,664,372 1,148,999MBB 2013 2,285,716 180,381,064 15,148,182 85,972,767 136,088,812 6,124,371 1,536,115

Test cross-section fixed effects

Cross-section fixed effects test equation:

Tác giả dùng Likelihood Ratio Test để kiểm định xem dùng Fixed Effect Model tốt hơn hay dùng Pooled Regression Model tốt hơn Ta có:

Giả thuyết H0: dùng Pooled regression tốt hơn

Giả thuyết H1: dùng Fixed Effect Model tốt hơn.

Khi đó p-value = 0.0328 < mức ý nghĩa α = 0.05 (5%) -> Bác bỏ H0

Kết quả cho thấy dùng Fixed Effect Model sẽ thích hợp hơn.

Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob.

Cross-section fixed (dummy variables)

S.E of regression 0.002298 Akaike info criterion -9.052483

Sum squared resid 0.000169 Schwarz criterion -8.428750

Log likelihood 233.2596 Hannan-Quinn criter -8.816774

Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob.

Cross-section fixed (dummy variables)

Adjusted R-squared 0.690224 S.D dependent var 0.060295 S.E of regression 0.033559 Akaike info criterion -3.689838

Sum squared resid 0.036038 Schwarz criterion -3.066104

Log likelihood 104.5561 Hannan-Quinn criter -3.454128

Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob.

Cross-section fixed (dummy variables)

S.E of regression 0.299961 Akaike info criterion 0.679980

Sum squared resid 2.969235 Schwarz criterion 1.264731

Log likelihood -1.319531 Hannan-Quinn criter 0.900958

Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob.

Cross-section fixed (dummy variables)

S.E of regression 0.023499 Akaike info criterion -4.413413

Sum squared resid 0.018223 Schwarz criterion -3.828663

Log likelihood 120.9219 Hannan-Quinn criter -4.192435

Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob.

Cross-section fixed (dummy variables)

S.E of regression 0.033867 Akaike info criterion -3.682435

Sum squared resid 0.037850 Schwarz criterion -3.097685

Log likelihood 103.3784 Hannan-Quinn criter -3.461457

Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob.

Cross-section fixed (dummy variables)

Adjusted R-squared 0.715617 S.D dependent var 0.098830 S.E of regression 0.052704 Akaike info criterion -2.797962 Sum squared resid 0.091663 Schwarz criterion -2.213212 Log likelihood 82.15108 Hannan-Quinn criter -2.576984

Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob.

Cross-section fixed (dummy variables)

S.E of regression 0.004038 Akaike info criterion -7.935657

Sum squared resid 0.000538 Schwarz criterion -7.350906

Log likelihood 205.4558 Hannan-Quinn criter -7.714679

Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob.

Cross-section fixed (dummy variables)

Adjusted R-squared 0.481272 S.D dependent var 0.004806 S.E of regression 0.003461 Akaike info criterion -8.244077 Sum squared resid 0.000395 Schwarz criterion -7.659326 Log likelihood 212.8578 Hannan-Quinn criter -8.023099

Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob.

Cross-section fixed (dummy variables)

S.E of regression 0.004240 Akaike info criterion -7.838183

Sum squared resid 0.000593 Schwarz criterion -7.253433

Log likelihood 203.1164 Hannan-Quinn criter -7.617205

Ngày đăng: 09/04/2023, 10:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w