1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao năng lực quản lý, khai thác hệ thống công trình v6

107 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp nâng cao năng lực quản lý, khai thác hệ thống công trình
Tác giả Tạ Văn Minh
Người hướng dẫn TS. Tô Minh Hương
Trường học Trường Đại học Thủy Lợi
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 155,27 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI (17)
    • 1.1. Một số khái niệm (17)
      • 1.1.1. Hệ thống công trình thủy lợi (17)
      • 1.1.2. Quản lý vận hành an toàn cho hệ thống cấp nước thủy lợi (18)
      • 1.1.3. Năng lực quản lý vận hành an toàn cho hệ thống cấp nước thủy lợi (19)
    • 1.2. Tổng quan về công tác quản lý khai thác các công trình thủy lợi ở Việt Nam (22)
      • 1.2.1. Hiện trạng các hệ thống công trình thủy lợi ở nước ta (22)
      • 1.2.2. Thực trạng công tác quản lý khai thác các công trình thủy lợi ở nước ta (24)
      • 1.2.3. Những vấn đề đặt ra cho công tác quản lý vận hành an toàn cho hệ thống cấp nước thủy lợi (27)
      • 1.2.4. Hệ thống văn bản pháp quy về quản lý khai thác công trình thủy lợi (31)
    • 1.3. Nội dung công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi (33)
      • 1.3.1. Các bước quản lý CTTL (33)
      • 1.3.2. Công tác quản lý công trình (34)
      • 1.3.3. Công tác quản lý nước (34)
      • 1.3.4. Công tác quản lý kinh doanh (35)
    • 1.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực quản lý khai thác công trình thủy lợi (35)
      • 1.4.1. Tổ chức bộ máy (35)
      • 1.4.2. Mức độ hoàn thiện của các kế hoạch (36)
      • 1.4.3. Mức độ lãnh đạo thực hiện hoàn thành kế hoạch (0)
      • 1.4.4. Mức độ kiểm soát các quá trình (38)
    • 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý khai thác các công trình thủy lợi (39)
      • 1.5.1. Nhóm nhân tố chủ quan (39)
      • 1.5.2. Nhóm nhân tố khách quan (42)
    • 1.6. Những kinh nghiệm trong việc nâng cao năng lực quản lý khai thác công trình thủy lợi (42)
      • 1.6.1. Những kinh nghiệm của một số tỉnh thành trong nước (0)
      • 1.6.2. Những bài học rút ra (46)
    • 1.7. Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài (47)
      • 1.7.1. Kết quả điều tra về quản lý, khai thác và sử dụng công trình thủy lợi (47)
      • 1.7.2. Đề án nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi hiện có (47)
      • 1.7.3. Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước (48)
      • 1.7.4. Các luận văn các các thạc sĩ (49)
    • 2.1. Giới thiệu về kinh tế xã hội huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (0)
      • 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội (54)
    • 2.2. Thực trạng công tác quản lý, khai thác hệ thống công trình của Chi nhánh Dĩ An, TP.Dĩ An , Tỉnh Bình Dương (56)
      • 2.2.1. Thực trạng các công trình thủy lợi (56)
      • 2.2.2. Một số nguyên nhân dẫn tới xuống cấp của các công trình thủy lợi (60)
      • 2.2.3. Tình hình duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa nâng cấp các công trình thủy lợi (61)
    • 2.3. Thực trạng công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi của Chi nhánh Dĩ An, TP.Dĩ An , Tỉnh Bình Dương (63)
      • 2.3.1. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý khai thác của Trạm Khai Thác thuỷ lợi (63)
      • 2.3.2. Phân tích tình hình quản lý vận hành an toàn cho hệ thống cấp nước thủy lợi của Trạm Khai Thác thuỷ lợi (64)
    • 2.4. Đánh giá chung về năng lực quản lý, khai thác hệ thống công trình của Chi nhánh Dĩ An, TP.Dĩ An , Tỉnh Bình Dương (70)
      • 2.4.1. Những kết quả đạt được (70)
      • 2.4.2. Những tồn tại hạn chế (73)
      • 2.4.3. Nguyên nhân hạn chế (76)
  • CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ, KHAI THÁC HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH TẠI TRẠM KHAI THÁC (83)
    • 3.1.1. Định hướng (83)
    • 3.1.2. Mục tiêu (86)
    • 3.2. Đánh giá những cơ hội và thách thức trong quản lý, khai thác hệ thống công trình của Chi nhánh Dĩ An, TP.Dĩ An , Tỉnh Bình Dương. 73 1. Những cơ hội (86)
      • 3.2.2. Những thách thức (87)
    • 3.3. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực quản lý, khai thác hệ thống công trình của Chi nhánh Dĩ An, TP.Dĩ An , Tỉnh Bình Dương (89)
      • 3.3.1. Giải pháp về hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý khai thác hệ thống của Trạm Khai Thác thuỷ lợi (89)
      • 3.3.2. Hoàn thiện công tác quy hoạch các hệ thống trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương (91)
      • 3.3.3. Tăng cường công tác giám sát và đánh giá công tác quản lý vận hành an toàn cho hệ thống cấp nước thủy lợi (92)
      • 3.3.4. Giải pháp tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý khai thác (93)
      • 3.3.5. Giải pháp trong công tác quản lý công trình (95)
      • 3.3.6. Các giải pháp khác (99)

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Đề tài GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ, KHAI THÁC HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN Học viên cao học Tạ Văn[.]

TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

Một số khái niệm

1.1.1 Hệ thống công trình thủy lợi

Công trình thủy lợi là công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác mặt lợi của nước; phòng, chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái, bao gồm: hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn nước, kênh, công trình trên kênh và bờ bao các loại.

Thủy lợi là một thuật ngữ, tên gọi truyền thống của việc nghiên cứu khoa học công nghệ, đánh giá, khai thác sử dụng, bảo vệ nguồn tài nguyên nước và môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai Thủy lợi còn có tác dụng chống lại sự cố kết đất Thủy lợi thường được nghiên cứu cùng với hệ thống tiêu thoát nước, hệ thống này có thể là tự nhiên hay nhân tạo để thoát nước mặt hoặc nước dưới đất của một khu vực cụ thể [12], [13].

Thủy lợi theo nghĩa chung nhất là những biện pháp nhằm khai thác tài nguyên nước một cách hợp lý nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng Những biện pháp khai thác nước bao gồm: khai thác nước mặt và nước ngầm thông qua các hệ thống bơm hoặc cung cấp nước tự chảy Sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý có nghĩa là tận dụng những đặc tính hữu ích mà nó mang lại, mặt khác đấu tranh phòng chống và hạn chế những thiệt hại do nước gây ra đối với sản xuất và đời sống Những lợi ích mà nguồn nước đem lại vô cùng to lớn và có ý nghĩa đặc biệt trong phát triển kinh tế, phục vụ đời sống dân sinh, bao gồm nước dùng cho phát triển NN (trồng trọt, nuôi trồng thủy sản…), phát triển tiểu – thủ công nghiệp, phục vụ sinh hoạt, tạo cảnh quan phát triển du lịch, cải tạo môi trường sinh thái… [13].

Thủy lợi là tổng hợp các giải pháp nhằm tích trữ, điều hòa, phân phối, cấp, tưới, tiêu và thoát nước phục vụ SXNN, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối; kết hợp cấp, tiêu, thoát nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế khác; góp phần phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) và bảo đảm an ninh nguồn nước [9].

Công trình thủy lợi là CT hạ tầng kỹ thuật TL bao gồm đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao TL và CT khác phục vụ QLKT TL [9].

Hệ thống Công trình thủy lợi: Bao gồm các Công trình thủy lợi có liên quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực nhất định Hệ thống Công trình thủy lợi bao gồm: CT đầu mối, mạng lưới kênh mương, các CT trên kênh Hệ thống công trình thủy lợi bao gồm các công trình thủy lợi có liên quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực nhất định [13]

1.1.2 Quản lý vận hành an toàn cho hệ thống cấp nước thủy lợi

Quản lý công trình thuỷ lợi là quá trình điều hành hệ thống công trình thuỷ lợi theo một cơ chế phù hợp, bao gồm công tác kế hoạch hoá, điều hành bộ máy, quản lý vận hành, duy tu công trình, quản lý tài sản và tài chính.

Khai thác công trình thuỷ lợi là quá trình sử dụng công trình thuỷ lợi vào phục vụ điều hoà nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh, xã hội.

Quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi có quan hệ mật thiết với nhau: quản lý tốt là điều kiện để khai thác tốt Khai thác tốt góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý công trình thuỷ lợi.

Một hệ thống công trình thuỷ lợi sau khi xây dựng xong cần thiết lập một hệ thống quản lý để khai thác phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ cho sự phát triển dân sinh, kinh tế, xã hội Hệ thống quản lý là tập hợp và phối hợp theo không gian và thời gian của tất cả các yếu tố như: hệ thống công trình, trang thiết bị, con người và các yếu tố chính trị - xã hội… mục tiêu để phục vụ tốt ba nhiệm vụ đó là: (i) quản lý công trình, (ii) quản lý nước và (iii) quản lý sản xuất kinh doanh.

1.1.3 Năng lực quản lý vận hành an toàn cho hệ thống cấp nước thủy lợi 1.1.3.1 Đặc điểm của công tác quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi

Do đặc điểm của công trình cũng như mục đích sử dụng, vì vậy công tác quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi có một số đặc điểm khác biệt so với quản lý và khai thác ở các ngành khác Cụ thể là:

Một là, khai thác công trình thuỷ lợi là hoạt động mang tính công ích, vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội Khi các đơn vị sản xuất sử dụng công trình thủy lợi phục vụ sản xuất kinh doanh (ví dụ: khai thác du lịch, cấp nước công nghiệp…) thì hoạt động đó đơn thuần mang tính kinh tế và đòi hỏi đơn vị quản lý công trình thuỷ lợi phải hạch toán, lấy mục tiêu hiệu quả kinh tế để quyết định phạm vi, quy mô sản xuất Khi tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh thì hoạt động đó lại mang tính dịch vụ xã hội, cung cấp hàng hoá công cộng cho xã hội, hoạt động mang tính công ích Khi xảy ra hạn hán, lũ lụt, hoạt động khai thác công trình thuỷ lợi gần như hoàn toàn vì mục tiêu chính trị - xã hội, các cấp chính quyền can thiệp vào việc điều hành sản xuất của đơn vị quản lý công trình.

Hai là, hệ thống công trình thuỷ lợi có giá trị lớn tuy nhiên vốn lưu động ít, lại quay vòng chậm Để có kinh phí hoạt động, có những lúc các đơn vị quản lý công trình phải vay ngân hàng và trả một khoản lãi vay khá lớn.

Ba là, sản phẩm của công tác khai thác công trình thuỷ lợi là hàng hoá đặc biệt có tính chất đặc thù riêng biệt Sản phẩm là khối lượng nước tưới, tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và cho sinh hoạt Hiện nay đang sử dụng đơn vị diện tích tưới tiêu để tính toán xác định số lượng của sản phẩm, nhưng đơn vị diện tích lại không phản ánh đúng hao phí nhân công, vật liệu để sản xuất ra sản phẩm và không phản ánh đúng số lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm của người bán cũng như người mua nên gây khó khăn cho cả người mua và người bán.

Bốn là, lao động của các đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi bị phân bố dàn trải và mang tính chất thời vụ Công trình trải rộng khắp nên lực lượng công nhân phải trải rộng theo để vận hành hệ thống. Công trình thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp là chính nên nó mang đặc thù phụ thuộc vào thời vụ sản xuất nông nghiệp.

Tổng quan về công tác quản lý khai thác các công trình thủy lợi ở Việt Nam

1.2.1 Hiện trạng các hệ thống công trình thủy lợi ở nước ta

Nước ta có hệ thống TL tương đối phát triển, góp phần quan trọng tăng diện tích gieo trồng, tăng thời vụ, cải tạo đất, đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu.

Theo thống kê năm 2018, tổng diện tích đất trồng lúa được tưới đạt trên 7,3 triệu ha (vụ Đông Xuân 2,99 triệu ha, Hè Thu 2,05 triệu ha, Mùa 2,02 triệu ha), góp phần đưa sản xuất lương thực tăng nhanh và ổn định Ngoài ra, các hệ thống TL còn tưới cho 1,5 triệu ha rau màu, cây công nghiệp; tạo nguồn nước cho 1,3 triệu ha đất gieo trồng; cung cấp khoảng 6 tỷ m3 nước phục vụ sinh hoạt và công nghiệp; ngăn mặn cho 0,87 triệu ha; cải tạo chua phèn 1,6 triệu ha và tiêu nước cho trên 1,72 triệu ha đất NN Các hệ thống CTTL đã hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển đa dạng hoá cây trồng, chuyển dịch cơ cấu trong NN Đến nay, đã xây dựng được hàng ngàn hệ thống CTTL, gồm:6.648 hồ chứa các loại, khoảng 10.000 trạm bơm điện lớn, 5.500 cống tưới tiêu lớn, 234.000 km kênh mương, 25.960 km đê các loại Trong đó, có 904 hệ thống TL phục vụ tưới tiêu từ 200 ha trở lên Nhiều hệ thống CTTL lớn, như: Bắc Nam Hà, Bắc Hưng Hải, Núi Cốc, Cấm Sơn, Cửa Đạt, Sông Mực, Kẻ Gỗ, Tả Trạch, Phú Ninh, Định Bình, Đồng Cam, Sông Ray, Dầu Tiếng-Phước Hoà, Quản Lộ-Phụng Hiệp, Tứ Giác Long Xuyên, Ô môn-Xà no, Nam Măng Thít, v.v… đã mang lại hiệu ích lớn cho đất nước Đặc biệt trong vòng 10 năm qua, nhiều hệ thống CTTL quy mô lớn đã và đang được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và vốn vay ODA, như: các hồ chứa nước Cửa Đạt, Bản Mồng, Sông Sào, Ngàn Trươi, Rào Đá, Đá Hàn, Thác Chuối, Tả Trạch, Định Bình, Vân Phong, Nước Trong, Tân Mỹ; hệ thống thủy lợi Phan Rí

- Phan Thiết, Phước Hòa, Easup Thượng, Quản Lộ - Phụng Hiệp để phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Hệ thống CTTL đã góp phần quan trọng trong phòng chống thiên tai, như: phòng chống lũ, chống úng, ngập cho khu vực đô thị và nông thôn, chống hạn, xâm nhập mặn Cả nước đã xây dựng được khoảng 6.150 km đê sông, 2500 km đê biển; hệ thống các hồ chứa trên toàn quốc, trong đó có nhiều hồ chứa lớn (Cửa Đạt, Tả Trạch, Dầu Tiếng, v.v…) đóng vai trò quan trọng cho phòng, chống lũ các lưu vực sông.

Hệ thống các trục tiêu lớn, các trạm bơm điện quy mô lớn đã được đầu tư, xây dựng đảm bảo chống ngập, úng cho các khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư nông thôn.

Hệ thống thủy lợi đã góp phần đảm bảo nguồn nước để cấp nước sinh hoạt cho đô thị, khu công nghiệp, khu vực nông thôn trên cả nước.Chỉ riêng hệ thống Dầu Tiếng-Phước Hòa đã quy hoạch, xây dựng để cấp nước cho 5 tỉnh, thành phố, gồm: Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai,Long An và Thành phố Hồ Chí Minh với lưu lượng khoảng 20 m3/s.

Các hệ thống CTTL còn góp phần điều hòa dòng chảy cho các dòng sông, ổn định dòng chảy mùa kiệt, bảo vệ môi trường nước, phát triển dịch vụ, du lịch.

1.2.2 Thực trạng công tác quản lý khai thác các công trình thủy lợi ở nước ta

1.2.2.1 Thành tựu cơ bản trong QLKT các CTTL ở nước ta

 a) Tổ chức quản lý nhà nước

Bộ máy quản lý nhà nước về TL từ Trung ương đến địa phương tương đối đồng bộ, thống nhất để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về TL. Ở Trung ương, đã thành lập Tổng cục TL trực thuộc Bộ NN và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về TL Ở cấp tỉnh, có 62/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Chi cục

TL (hoặc Chi cục TL và PCLB) Ở cấp huyện, thành lập Phòng NN&PTNT hoặc Phòng Kinh tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước về TL Nhìn chung, các cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi đã thực hiện tốt chức năng tham mưu giúp việc cho các cấp lãnh đạo trong chỉ đạo, điều hành phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Về quản lý các CTTL đầu mối lớn, hệ thống TL liên xã trở lên, cả nước hiện có 96 tổ chức QLKT CTTL là doanh nghiệp trực thuộc cấp tỉnh, 3 doanh nghiệp trực thuộc Bộ NN và Phát triển nông thôn, 7 đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh và 4 Chi cục Thủy lợi kiêm nhiệm.

Về quản lý các CTTL nhỏ và hệ thống kênh mương nội đồng, cả nước có 16.238 Tổ chức dùng nước, bao gồm các loại hình chủ yếu là:Hợp tác xã có làm dịch vụ TL (Hợp tác xã dịch vụ NN và Hợp tác xã chuyên khâu thủy nông), Tổ chức hợp tác (Hội sử dụng nước, Tổ hợp tác, Tổ, Đội thủy nông) và Ban quản lý (BQL) thủy nông Trong đó,

Hợp tác xã và Tổ hợp tác là hai loại hình chính, chiếm 90% Tổ chức dùng nước.

Công tác QLKT CTTL đang từng bước đi vào nền nếp, phục vụ tốt sản xuất, dân sinh Hoạt động của các tổ chức QLKT CTTL cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất, dân sinh Một số đơn vị ở địa phương và Trung ương đã chủ động đổi mới mô hình tổ chức và cơ chế quản lý nhằm nâng cao hiệu quả các CTTL, như: Thái Nguyên, Tuyên Quang,

Hà Nội, Thanh Hoá, Ninh Thuận, Bình Thuận, TP Hồ Chí Minh, An Giang, Tiền Giang; Cty TNHHMTV Khai thác CTTL Bắc Nam Hà, v.v…

1.2.2.2 Hạn chế, tồn tại trong QLKT các CTTL ở nước ta a) Hiệu quả QLKT CTTL còn yếu kém

Mặc dù được đầu tư lớn nhưng công tác quản lý, vận hành hệ thống CTTL còn bộc lộ nhiều hạn chế, như: Hiệu quả quản lý thấp; bộ máy tổ chức cồng kềnh; đội ngũ cán bộ, nhân viên có xu hướng tăng; năng suất lao động thấp, chất lượng quản trị không cao, CT xuống cấp nhanh, vi phạm CTTL tăng và chưa được giải quyết; sử dụng nước lãng phí.

Cơ sở hạ tầng chậm được củng cố, tỷ lệ diện tích có tưới đạt 80%, tỷ lệ cung cấp nước cho các dịch vụ khác ít được quan tâm và phát huy hiệu quả; hạ tầng TL nội đồng chưa đáp ứng yêu cầu SXNN theo quy trình tiên tiến hoặc khó chuyển đổi khi thay đổi cơ cấu cây trồng.

Cơ chế vận hành mang nặng tính bao cấp, thiếu động lực để nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng, đổi mới hệ thống quản trị của Công ty quản lý khai thác CTTL.

Hệ thống tài chính yếu kém, chủ yếu dựa vào nguồn thu từ ngân sách nhà nước, phương thức cấp phát và nghiệm thu không dựa vào chất lượng dịch vụ, các dịch vụ khai thác tổng hợp không được phát huy để tăng nguồn thu.

Nội dung công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi

1.3.1 Các bước quản lý CTTL

Trong công tác quản lý CTTL gồm các bước sau:

Lập kế hoạch: Là một hoạt động của quá trình quản lý mà con người cần hướng vào mục tiêu để đạt được mục đích chung.

Tổ chức: Là quá trình liên quan đến mục tiêu, kế hoạch và xác định trao trách nhiệm quyền quản lý cho các tổ chức cá nhân để có hiệu quả nhất. Điều hành, vận hành: Là những hoạt động để xác định phạm vi, quyền hạn ra quyết định, phân bổ và sử dụng các nguồn lực hợp lý, tăng cường quản lý có sự tham gia của cộng đồng và đảm bảo đúng mức độ, mục đích.

Thúc đẩy: Nhằm tìm ra được những mặt lợi để thúc đẩy cộng đồng tham gia quản lý sử dụng có hiệu quả nhất.

Kiểm soát và theo dõi: Là quá trình theo dõi, đánh giá kết quả đạt được.

1.3.2 Công tác quản lý công trình a) Đo đạc, quan trắc, giám sát, kiểm tra, kiểm định, đánh giá an toàn CTTL; b) Quản lý, tổ chức bảo trì, đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, hiện đại hóa, xử lý khắc phục sự cố CT, máy móc, thiết bị; cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ CTTL; c) Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án ứng phó thiên tai và phương án bảo vệ CTTL; d) Lập, lưu trữ hồ sơ kỹ thuật về quản lý CTTL.

1.3.3 Công tác quản lý nước a) Thu thập thông tin dự báo khí tượng thủy văn; đo đạc, quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng trên lưu vực; quan trắc, dự báo, cảnh báo lũ, ngập lụt, úng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, số lượng, chất lượng nước; kiểm kê nguồn nước trong hệ thống CTTL, phân tích nhu cầu sử dụng nước; b) Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, tưới, tiêu, thoát nước, sử dụng nước; kiểm soát chất lượng nước, xâm nhập mặn; thực hiện phương án ứng phó thiên tai; c) Bảo vệ môi trường, chất lượng nước trong phạm vi bảo vệ CTTL; kiểm tra, kiểm soát việc xả chất thải, nước thải vào CTTL; d) Lập, lưu trữ hồ sơ kỹ thuật về quản lý, phân phối nước trong hệ thống CTTL.

1.3.4 Công tác quản lý kinh doanh a) Tổ chức lập, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, áp dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ QLKT CTTL; b) Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch cung cấp sản phẩm, dịch vụ TL; c) Ký kết, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng cung cấp, sử dụng dịch vụ TL; d) Xây dựng mô hình tổ chức hợp lý để QLKT và bảo vệ CTTL và các nguồn lực được giao; đ) Định kỳ đánh giá hiệu quả QLKT và bảo vệ CTTL; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch khai thác tổng hợp, mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ để phát huy năng lực CTTL; e) Lập, lưu trữ hồ sơ về quản lý tài sản, tài chính.

Các tiêu chí đánh giá năng lực quản lý khai thác công trình thủy lợi

CTTL có vai trò đặc biệt quan trọng không những phục vụ trongSXNN mà còn có vai trò lớn trong việc cung cấp nước, tiêu nước phục vụ đời sống nhân dân, cung cấp nước cho các ngành khác phát triển như công nghiệp, dịch vụ,… Nếu quản lý và sử dụng không hợp lý, các CTTL có thể gây ra những hậu quả nặng nề cho xã hội, đặc biệt là lũ lụt. Chính vì thế, nhà nước cần có các quy định cụ thể trong việc tổ chức QLKT CTTL Như vậy, tổ chức QLKT CTTL của địa phương được giao cho UBND tỉnh chịu trách nhiệm QLKT Tùy thuộc các địa phương khác nhau, công tác tổ chức QLKT CTTL khác nhau nhưng Sở NN&PTNT là cơ quan trực tiếp được UBND tỉnh giao phó công tác tổ chức quản lý, vận hành các CTTL trên địa bàn tỉnh.

Tổ chức quản lý CTTL có thể bao gồm nhiều bên liên quan khác nhau Khi phân tích đánh giá công tác quản lýCTTL cần phải xác định cụ thể chức năng, phạm vi và nhiệm vụ của tổ chức trong mối quan hệ chặt của các đơn vị khác.

1.4.2 Mức độ hoàn thiện của các kế hoạch Để đánh giá kết quả công tác quản lý CTTL, trong khuôn khổ luận văn này tác giả sử dụng các tiêu như:

Mức độ hoàn thành kế hoạch do công tác quản lý đề ra như kế hoạch tưới tiêu, kế hoạch vận hành công trình, kế hoạch du tu, sửa chữa, kế hoạch phân cấp quản lý,…

Mức độ thực hiện kế hoạch đề ra theo số tương đối và số tuyệt đối Ngoài ra, việc đánh giá mức độ thực hiện các hoạt động quản lý có thể được thực hiện thông qua khảo sát các bên liên quan Sử dụng bảng hỏi để thu thập ý kiến của họ về việc thực hiện các nội dung cụ thể của quản lý CTTL Mức độ thực hiện thường được đánh giá theo thang đo Likert 5 mức độ.

1.4.3 Mức độ lãnh đạo thực hiện hoàn thành kế hoạch Đánh giá hiệu quả là chỉ tiêu tổng hợp, đối với công tác quản lýCTTL, thể hiện ở các tiêu chí sau:

+ Hiệu quả của tổ chức bộ máy được xác định bởi hai yếu tố:

- Tổ chức bộ máy khoa học.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.

• Tính khoa học của tổ chức bộ máy được thể hiện qua các đặc tính:

- Khách quan: tính pháp lý của tổ chức bộ máy;

- Hợp lý: cơ cấu tổ chức bộ máy;

- Đồng bộ: mối tương quan giữa chức năng, nhiệm vụ với việc bố trí lao động;

- Hiệu quả: đảm bảo hoàn thành các chức năng nhiệm vụ được giao với chi phí tiết kiệm, khôn lãng phí nguồn lực. Để đạt được những yêu cầu trên, một trong những yếu tố quan trọng là phải xác định được chức năng, nhiệm vụ của tổ chức bộ máy, xác định số phòng ban, biên chế cần thiết đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trên cơ sở tiêu chuẩn hoá theo chức danh đối với cán bộ công chức Mỗi cán bộ, công chức phải có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, ngoại ngữ tương ứng để đảm nhận công việc mà bộ máy tổ chức yêu cầu Việc xác định chức danh cán bộ, công chức thực chất là phân công cán bộ, công chức theo vị trí lao động trong bộ máy và xác định trách nhiệm, thẩm quyền trước bộ máy và pháp luật.

• Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức:

Trong thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất tốt, đủ năng lực thì ngành đó, đơn vị đó hoạt động hiệu quả Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức phải tiến hành chặt chẽ: đúng trình độ, năng lực cán bộ, công chức đồng thời có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức mà cán bộ đang yếu, đang thiếu.

+ Hiệu quả khai thác các CTTL

Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả tưới, tiêu và cung cấp nước cho các lĩnh vực cho xã hội Ở đây chúng ta có thể đánh giá hiệu quả của công tác quản lý qua hiệu quả kinh tế của công ty, là hiệu của kết quả sau khi trừ đi chi phí, nó chính là phần thu nhập hoặc lợi nhuận của công ty có được trong quá trình hoạt động.

Trong lĩnh vực thủy lợi, hiệu quả lớn nhất có được là hiệu quả về mặt xã hội và môi trường Hiệu quả xã hội thể hiện ở khía cạnh hoạt động công ích của công ty cung cấp nước tưới cho ngành nông nghiệp, thủy sản; nước sản xuất cho ngành công nghiệp và nước sinh hoạt cho xã hội Hiệu quả xã hội ở đây còn tính đến mức độ điều tiết lũ lụt, tiêu nước lũ, ngăn mặn, giữ ngọt,… giảm thiệt hại về người và tài sản cho cộng đồng, xã hội Hiệu quả môi trường như điều hòa tiểu khí hậu các vùng có thủy lợi, đảm bảo cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường Trong khuôn khổ đề tài, tác giả không đề cập và đánh giá đến hiệu quả về môi trường.

1.4.4 Mức độ kiểm soát các quá trình

Mức độ tác động của hoạt động quản lý được đánh giá thông qua các tiêu chí về kết quả và hiệu quả đạt được.

Trong quản lý nhà nước, tác động của hoạt động quản lý được hiểu là việc xem xét theo định kỳ một cách hệ thống và khách quan kết quả đạt được của đối tượng tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp,dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chí đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động.Như vậy, đánh giá mức độ tác động không đơn thuần là sự ghi nhận thực trạng mà còn là đề xuất những quyết định làm thay đổi thực trạng Vì thế, đánh giá mức độ tác động được xem là một khâu rất quan trọng, đan xen với các khâu kế hoạch và triển khai Đánh giá mức độ tác động còn là xem xét tính phù hợp, hiệu quả, hiệu suất, ảnh hưởng và tính bền vững của đối tượng được đánh giá.

Mục đích của việc đánh giá mức độ tác động là để xác định tính phù hợp và mức độ hoàn thành của kết quả đạt được so với các mục tiêu, tính hiệu quả, những tác động khác của kết quả Quá trình đánh giá cần cung cấp thông tin trung thực, khách quan và hữu ích, cho phép lồng ghép những bài học kinh nghiệm vào quá trình ra quyết định của chủ thể quản lý và đối tượng quản lý.

Ngoài ra, mức độ tác động của hoạt động quản lý được đo lường một cách tổng hợp thông qua các mức độ đánh giá của các đối tượng có liên quan, đặc biệt các Cụm quản lý thủy nông, các HTX và tổ dùng nước và người dân hưởng lợi.

Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý khai thác các công trình thủy lợi

1.5.1 Nhóm nhân tố chủ quan

1.5.1.1 Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý khai thác công trình thủy lợi

Trên thực tế cho thấy đội ngũ cán bộ CNV có trình độ tư duy, năng lực quản lý các công trình thủy lợi còn hạn chế, trong khi đó công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa được coi trọng Bộ máy tổ chức cồng kềnh, năng suất lao động thấp cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc sử dụng và nâng cao hiệu quả kinh tế của các công trình thủy lợi.

1.5.1.2 Công tác quản lý, duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống công trình

Trong hệ thống các công trình thủy lợi của nước ta ít công trình được đầu tư đồng bộ từ đầu mối đến mặt ruộng, một phần là do nguồn kinh phí hạn chế, một phần do tư duy quản lý manh mún dàn trải, không có trọng tâm, trọng điểm Một số địa phương chưa quan tâm đến công tác duy tu, duy trì công trình nên cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả kinh tế của các công trình thủy lợi mang lại cho các địa phương.

Công tác quy hoạch, thiết kế công trình thủy lợi chưa bám sát thực tế, chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành kinh tế khác dẫn đến lãng phí nguồn lực Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý vận hành khai thác chưa được quan tâm và khó áp dụng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả kinh tế của các công trình thủy lợi mang lại.

1.5.1.3 Tổ chức hộ dùng nước và sự tham gia của cộng đồng những người hưởng lợi vào việc xây dựng, sử dụng, bảo vệ công trình Đội Thủy nông của các tổ chức, hộ dùng nước ở địa phương đóng vai trò quan trọng giúp cộng đồng tham gia quản lý và sử dụng có hiệu quả các công trình thủy lợi, thông qua để thực hiện cơ chế “dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và dân sử dụng”. Nhờ đó mà cần thiết phải xây dựng được các ban tự quản tại các nơi có các công trình thủy lợi được đầu tư Tuy nhiên các tổ chức này phần nhiều hoạt động yếu kém, chưa huy động được người dân tham gia vào công tác quản lý, sử dụng và bảo vệ công trình Ý thức của người dân trong việc sử dụng nước còn chưa cao, dẫn đến lãng phí

1.5.1.4 Cơ chế chính sách trong quản lý khai thác công trình thủy lợi

Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý khai thác các công trình thủy lợi vẫn chưa hoàn thiện và rõ ràng để hướng mục đích sử dụng các công trình thủy lợi phải có chủ quản lý thực sự, tiến tới tư nhân hóa, đa dạng hóa trong công tác quản lý.

Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ hệ thống các công trình thủy lợi, kỹ thuật thủy lợi, nông nghiệp đến tận bà con nông dân, đặc biệt là kỹ thuật tưới tiêu chưa sâu rộng và chưa phù hợp với yêu cầu sử dụng nước theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng, đặc biệt đối với cây lúa.

Các địa phương chưa có chính sách cụ thể đối với cán bộ, nhân viên quản lý và điều hành công trình: chính sách thu nhập, biên chế và quy định chức năng nhiệm vụ cụ thể rõ ràng theo đúng chủ chương Pháp lệnh khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi của Chính phủ đã đề ra. Đặc biệt đề cao và khen thưởng cho những cá nhân cũng như tổ chức. Chính vì vậy đã làm ảnh hưởng đến việc sử dụng hiệu quả kinh tế của các công trình thủy lợi của địa phương đó.

Việc phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi được gắn liền với công tác thu thủy lợi phí, miễn thủy lợi phí và cấp bù thủy lợi phí, các nội dung cần được quy định chi tiết và chưa có những biện pháp mạnh để việc đóng góp thủy lợi phí của người dân dùng nước từ các công trình thủy lợi thực hiện một cách phù hợp và nghiêm túc sẽ góp phần nâng cao hiệu quả và tính bền vững của hệ thống công trình thủy lợi.

1.5.1.5 Xây dựng và khai thác công trình thủy lợi theo hướng phục vụ đa mục tiêu

Thủy lợi là lợi dụng tổng hợp về nước nhưng hiện nay từ khâu quy hoạch, thiết kế, xây dựng CTTL ít đề cấp đến sử dụng nước liên ngành trong quản lý khai thác vận hành cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các công trình thủy lợi.

Các địa phương lại chưa rà soát kĩ càng lại quy hoạch, chưa đánh giá lại tài liệu các số liệu thực đo về khí tượng, thủy văn nên chưa phát huy được hiệu quả theo đúng năng lực thiết kế, phá vỡ quy hoạch ban đầu, như vậy ảnh hưởng rất nhiều đến quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đến hiệu quả kinh tế của các công trình thủy lợi ở từng địa phương nói riêng.

Hệ thống các công trình thủy lợi theo hướng phục vụ đa mục tiêu như: phục vụ tưới tiêu, phát điện, cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, giao thông, thủy sản, bảo vệ môi trường, chưa được quan tâm sâu sắc và triệt để nên ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các công trình thủy lợi của các địa phương.

1.5.2 Nhóm nhân tố khách quan

1.5.2.1 Điều kiện thời tiết, khí hậu biến đổi Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như hạn hán, lũ lụt ngày càng diễn biến khó lường tác động bất lợi cho hệ thống công trình thủy lợi, đặc biệt hệ thống lấy nước dọc các sông lớn trên toàn quốc, hệ thống thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long, các vùng ven biển.

1.5.2.2 Tác động bất lợi của quá trình phát triển kinh tế - xã hội

Quá trình phát triển kinh tế-xã hội gây ra những tác động bất lợi như suy giảm chất lượng rừng, phát triển hồ chứa thượng nguồn, khai thác cát sỏi và lún ở vùng hạ du, phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, công nghiệp, giao thông cản trở thoát lũ

Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đòi hỏi yêu cầu tiêu, thoát nước của nhiều khu vực tăng lên nhiều so với trước đây, nhu cầu nước cho sinh hoạt, công nghiệp từ hệ thống công trình thủy lợi tăng, mức đảm bảo an toàn tăng Do đô thị hóa hệ thống thủy lợi bị chia cắt, phân tán và là nơi xả thải của các ngành kinh tế khác.

Tổ chức sản xuất nông nghiệp phần lớn theo quy mô hộ gia đình nên nhỏ lẻ, manh mún, công nghệ lạc hậu, hiệu quả sản xuất thấp dẫn đến lãng phí nước rất lớn.

Những kinh nghiệm trong việc nâng cao năng lực quản lý khai thác công trình thủy lợi

1.6.1 Những kinh nghiệm của một số tỉnh thành trong nước

1.6.1.1 Kinh nghiệm của tỉnh Thái Bình

Lựa chọn mô hình quản lý phù hợp để khai thác hiệu quả hệ thốngCTTL cho phục vụ SXNN, dân sinh là vấn đề được thảo luận trong nhiều năm gần đây Thái Bình là tỉnh đầu tiên thực hiện phân cấp quản lý trong hoạt động khai thác CTTL Ở đây, hệ thống thủy nông đã được đã quy hoạch cơ bản hoàn chỉnh từ năm 1975 Nguyên tắc thực hiện phân cấp rút ra từ tỉnh Thái Bình là: Phải giữ được sự ổn định trong quá trình bàn giao và sau khi bàn giao trong việc phục vụ cho SXNN; Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, không cát cứ, cục bộ, củng cố mối quan hệ giữa công ty thủy nông với địa phương và TCHTDN; Bàn giao nguyên trạng CT, đồng loạt, nhanh gọn, đơn giản, dân chủ và đúng pháp luật giữa Công ty thủy nông cho HTX dưới sự giám sát của Ban chỉ đạo tỉnh, huyện, xã, phường, thị trấn; Việc sửa chữa, tu bổ CT có thể thực hiện trước, trong, hoặc sau khi bàn giao nhưng phải đảm bảo hoạt động tại thời điểm bàn giao.

Theo đó, hai Công ty KTTL Bắc Thái Bình và Nam Thái Bình đã bàn giao 285 trạm bơm điện, 742 km sông dẫn nước vào trạm bơm, 216 cống đập nội đồng nhỏ trên kênh, 5.781 km kênh mương cấp 1, 2 sau trạm bơm cho các HTX dịch vụ NN trên địa bàn 7 huyện, thành phố (trừ Thái Thụy đã bàn giao từ 1994) Việc phân cấp CT trạm bơm hoàn thành trong năm 2007 và phân cấp quản lý hệ thống sông trục hoàn thành trong năm 2009 Kết quả bước đầu cho thấy việc phân cấp quản lý đã tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực Các CTTL từ đầu mối đến mặt ruộng đều có chủ quản lý thật sự Các địa phương chủ động điều phối nước tưới theo tiến độ mùa vụ cho từng khu vực, từng nhóm cây trồng (lúa, đậu phộng, cà chua…); khi có mưa lớn xảy ra, việc tiêu nước chống úng cũng linh hoạt nên giảm được thiệt hại mùa màng nhiều hơn; chi phí điện giảm, tăng hiệu quả khai thác CT.

Bên cạnh những kết quả nói trên, quá trình thực hiện việc phân cấp như trên cũng cho thấy có một số vấn đề phát sinh cần giải quyết:Các công ty thủy nông phải tính đến việc sắp xếp lại lao động Trong trường hợp của tỉnh Thái Bình, các công nhân vận hành trạm bơm và đa số lao động gián tiếp dôi dư là những người còn trẻ, chưa đủ tiêu chuẩn giải quyết nghỉ theo chế độ, nên việc bố trí sắp xếp công việc mới để tránh gây khó khăn cho họ cũng là vấn đề không dễ; Các HTXNN tuy nhận CT bàn giao từ công ty thủy nông nhưng lại chưa chuẩn bị lực lượng đội ngũ kỹ thuật để vận hành nên cũng gặp khó khăn; Việc xác định cống đầu kênh chưa thật sự rõ ràng nên khó cho việc xác định chi phí đầu tư tu bổ nâng cấp CT sẽ lấy từ nguồn vốn do dân đóng góp hay từ nguồn TL phí cấp bù; Trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc xử lý vi phạm khai thác và bảo vệ CT chưa được coi trọng; chẳng hạn, việc cấp phép cho các hoạt động trong phạm vi khai thác và bảo vệ hệ thống sông trục chỉ mới tiến hành trên một số sông trục chính, còn lại hầu như chưa được quản lý.

1.6.1.2 Kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai

Theo báo cáo của Sở NN và PTNT, hiện nay toàn tỉnh Lào Cai có trên 1.214 CTTL lớn, nhỏ Trong đó có 413 hồ chứa nước, 409 đập dâng kiên cố, 109 CT phai đập, 283 CT trạm bơm tưới Hệ thống CT đảm bảo tưới được 94.116 ha trên tổng số 121.710 ha gieo trồng (đạt 77%) Trong đó: Diện tích tưới cho lúa: 66.037 ha và tổng số diện tích tưới cho cây trồng khác: 28.079 ha.

Phân cấp QLKT: Từ năm 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai đã phân cấp, giao cho Công ty TNHH Một thành viên khai thác TL Lào Cai quản lý 74 CTTL (bao gồm 36 hồ chứa, 33 đập dâng, 4 trạm bơm tưới và 01 trạm bơm tiêu) Còn lại 1.140 danh mục CTTL được giao cho Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã quản lý Hiện tại Công tyTNHH MTV Khai thác TL Lào Cai với số lượng 1.959 người (trong đó trình độ trên đại học 3 người, đại học 117 người, cao đẳng 7 người, trung cấp 89 người, sơ cấp 73 người còn lại là công nhân hợp đồng chưa qua đào tạo) Số CTTL được giao cho Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã quản lý và hệ thống kênh mương nội đồng được 296 tổ QLTN cơ sở trực tiếp quản lý vận hành khai thác.

Tổng kinh phí thực hiện hỗ trợ TL phí giai đoạn 2011 – 2018 là trên 270 tỷ đồng Chính sách TL phí đã được tỉnh Lào Cai triển khai kịp thời, đúng đối tượng tạo điều kiện cho các địa phương tập trung hơn cho công tác đầu tư, QLKT các hệ thống CTTL, từ đầu mối đến kênh mương hiện có, đổi mới nâng cao năng lực quản lý điều hành nhằm phát huy tối đa hiệu quả của các CT sau đầu tư; Tình trạng nợ đọng TL phí cũng hoàn toàn chấm dứt Thực hiện tốt công tác QLKT CTTL đã góp phần quan trọng đưa diện tích lúa và hoa mầu được đảm bảo tưới từ CTTL không ngừng tăng, từ 83.000 ha (năm 2010) lên 94.100 ha (năm 2014).

1.6.1.3 Kinh nghiệm của một số tỉnh Tây Nguyên

Cùng với sự đầu tư của các địa phương, các tỉnh vùng Tây Nguyên đã xây dựng được các hệ thống thủy nông, với tổng số CT xây dựng cơ bản là 156 và 842 CT tiểu thủy nông, năng lực thiết kế tưới cho

70382 ha, cụ thể ở các tỉnh:

- Tỉnh Kontum: Đã xây dựng được 21 CT xây dựng cơ bản, trong đó có 6 hồ chứa, 15 đập dâng, 110 CT tạm, thời vụ Năng lực tưới thiết kế là 8282 ha, năng lực tưới thực tế 8300 ha.

- Tỉnh Đăc Lăc: Đã xây dựng được 58 CT xây dựng cơ bản, trong đó: 14 hồ chứa, 21 đập dâng, 9 trạm bơm và 337 CT thủy nông, bán kiên cố được xây dựng bằng nhiều nguồn vốn do các hộ và các ngành khác đầu tư Năng lực thiết kế 32700 ha, năng lực tưới thực tế là

- Tỉnh Lâm Đồng: Đã xây dựng được 33 CT cơ bản trong đó có 11 hồ chứa, 6 trạm bơm và 144 CT tiểu thủy nông với năng lực thiết kế tưới cho 14000 ha, năng lực tưới thực tế chỉ có 6000 ha Diện tích tưới của vùng thấp, mới chủ động đạt được 51% so với diện tích thiết kế ban đầu, chủ yếu là do các nguyên nhân sau:

+ Các CT xây dựng thiếu đồng bộ, hoặc chất lượng chưa đảm bảo phần lớn các CT đều có đầu mối hoàn chỉnh nhưng phần kênh mương còn dở dang.

+ Việc xác định khu tưới, diện tích tưới chưa kỹ dẫn đến xác định quy mô CT thiếu chính xác và do địa hình đồng ruộng phân tán, dân cư thưa thớt, việc khai hoang xây dựng đồng ruộng còn chậm., không đồng bộ với xây dựng CT.

+ Trình độ quản lý và khai thác CT còn hạn chế, chưa chú trọng đến công tác duy tu, sửa chữa CT theo định kỳ dẫn đến CT xuống cấp theo thời gian.

Các CT thủy nông ở Tây Nguyên, mặc dù còn hạn chế về năng lực tưới, song diện tích phục vụ tưới đã đạt được khá: Đông xuân là 29753 ha, Mùa là 58850 ha, Cây công nghiệp dài ngày 21000 ha.

1.6.2 Những bài học rút ra

Về quản lý diện tích, khối lượng công trình kênh mương, trạm bơm: Khối lượng diện tích tưới tiêu, công trình đầu mối, kênh mương, cống, đập là số liệu rất quan trọng trong quản lý chi phí, quản lý chính xác khối lượng này sẽ nâng cao được hiệu quả quản lý khai thác CTTL,

Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Quản lý, khai thác CTTL là sản phẩm công ích, là công cụ kinh tế để Nhà nước hỗ trợ cho nông dân, việc sử dụng hiệu quả kinh phí của nhà nước là yêu cầu tiên quyết do vậy đề tài nhận được nhiều sự quan tâm của các cấp, các ngành và các nhà khoa học trong nước thời gian qua, điển hình như:

1.7.1 Kết quả điều tra về quản lý, khai thác và sử dụng công trình thủy lợi

Ngày 31/8/2015 Bộ Nông nghiệp & PTNT công bố kết quả điều tra về quản lý, khai thác và sử dụng công trình thủy lợi tại quyết định số 3511/QĐ-BNN-TCTL trong đó có những số liệu tổng hợp, số liệu riêng của 06 vùng kinh tế Số lượng các đơn vị tham gia hoạt động quản lý khai thác CTTL và số lượng người tham gia trong cả nước, cùng với đó là thống kê các mô hình hoạt động Kết quả tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp với cơ cấu từng vụ và loại cây trồng Số lượng, chủng loại các CTTL từ hồ chứa, đập dâng, trạm bơm, kênh mương ở các cấp độ quản lý.

1.7.2 Đề án nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi hiện có ban hành kèm theo quyết định số 784/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/4/2014 của Bộ Nông nghiệp & PTNT

Ngoài những phần quan điểm, mục tiêu, các căn cứ pháp lý… đề án đã đánh giá thực trạng quản lý khai thác công trình thủy lợi từ xây dựng công trình đến mô hình tổ chức quản lý khai thác Đồng thời chỉ ra các nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong quản lý khai thác

CTTL Những nhiệm vụ trong giai đoạn tới và những giải pháp căn bản để nâng cao hiệu quản quản lý khai thác CTTL của nước ta.

1.7.3 Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước

- Bài báo Hiện trạng tổ chức quản lý và giải pháp nâng cao hiệu quả các hệ thống thủy lợi - TS Đoàn Thế Lợi_ Trung tâm nghiên cứu kinh tế thủy lợi – viện Khoa học Thủy lợi Tác giả cũng đã nêu lên thực trạng mô hình tổ chức quản lý khai thác CTTL trên phạm vi cả nước trong đó nhấn mạnh vào 04 nhóm nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý khai thác CTTL từ đó đưa ra một số giải pháp chính.

- Bài báo Chính sách TLP ở Việt Nam- Bàn luận và phân tích dưới góc độ kinh tế học- PGS.TS Nguyễn Trung Dũng _Khoa Kinh tế và Quản lý- Trường Đại học Thủy lợi Từ thực trạng quản lý CTTL và chế độ chính sách về thủy lợi phí (TLP), tác giả đã phân tích chính sách TLP của Việt Nam từ năm 1949 đến nay Qua đó đề xuất một số giải pháp điều chỉnh chính sách TLP qua đó nâng cao hiệu quả quản lý khai thác CTTL.

- Báo cáo nghiên cứu khoa học Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế tổng hợp của CTTL phục vụ tiêu thoát nước- PGS.TS Nguyễn Bá Uân_Khoa Kinh tế và Quản lý- Trường Đại học Thủy lợi. Với mục tiêu là nghiên cứu phương pháp xác định hiệu quả kinh tế tổng hợp của công trình tiêu thoát nước phục vụ nông nghiệp để xem xét tính hiệu quả của hệ thống công trình tiêu thoát nước trong giai đoạn quản lý vận hành Tác giả đã đưa ra các cơ sở nghiên cứu, cùng các quan điểm và phương pháp xác định hiệu quả kinh tế của loại hình công trình này từ đó đề xuất các bước tính toán cụ thể các thành phần lợi ích trong xác định hiệu quả kinh tế công trình tiêu thoát nước.

1.7.4 Các luận văn các các thạc sĩ Đề tài Giải pháp nâng cao kết quả sử dụng các công trình thủy nông trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định _ Nguyễn Thị Vòng _ Khoa Kinh tế trường đại học Nông nghiệp Hà Nội_2013. Đề tài Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội các công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội_ Nguyễn Thanh Quang- 20KT11_Khoa Kinh tế và Quản lý- Trường Đại học Thủy lợi_2016.

Các công trình thủy lợi được xây dựng trong quá trình dựng nước và giữ nước của nhân dân ta đã thực sự mang lại hiệu quả to lớn trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước và góp phần quan trọng trong phòng chống thiên tai, đảm bảo đời sống an sinh xã hội, góp phần giữ gìn, cải tạo môi trường và thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển Trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, nhưng được đầu tư mạnh mẽ nhất có thể kể đến giai đoạn xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc những năm 1960-1975 và thời kỳ đổi mới đến nay CTTL đã có một vai trò vô cùng to lớn trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước Ngày nay dưới góc độ kinh tế học hiện đại với hướng tiếp cận xuyên ngành, việc xem xét hiệu quả kinh tế của các CTTL đã được quan tâm nghiên cứu với những đánh giá khách quan khoa học về ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân chủ quan, khách quan trong quản lý khai thác CTTL Đồng thời với những kinh nghiệm thực tế và kết quả nghiên cứu về quản lý khai thác CTTL đã thực sự mang lại hiệu quả to lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước và góp phần quan trọng trong phòng chống thiên tai, đảm bảo đời sống an sinh xã hội, góp phần giữ gìn, cải tạo môi trường và thúc đẩy các ngành kinh tế mũi nhọn phát triển, tạo bản sắc văn hóa dân tộc.

Chương 1 tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận về quản lý khai thác công trình thủy lợi: khái niệm quản lý, quản lý khai thác công trình thủy lợi, năng lực quản lý khai thác công trình thủy lợi Các nội dung và các chỉ tiêu quản lý khai thác công trình thủy lợi cũng như kinh nghiệm quản lý khai thác công trình thủy lợi các địa phương khác cũng được tác giả giới thiệu trong chương 1 Đây là cơ sở lý luận cho việc phân tích thực trạng quản lý khai thác hệ thống các công trình thủy lợi ở chương 2 tiếp theo.

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ, KHAI THÁC HỆ

THỐNG CÔNG TRÌNH CỦA CHI NHÁNH DĨ AN, TP.DĨ AN ,

2.1 Giới thiệu về kinh tế xã hội huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Võ Nhai có diện tích tự nhiên 83.950,24ha; Gồm 14 xã và 1 thị trấn, trong đó có 11 xã thuộc khu vực III còn lại 4 đơn vị thuộc khu vực II; dân số hiện có 66.340 người Là huyện có địa hình phức tạp, đồi núi là chủ yếu, đất ruộng ít, phần lớn diện tích là đồi núi thấp và núi đá vôi, những vùng đất bằng phẳng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhỏ, chủ yếu theo các khe suối, triền sông và thung lũng.

Theo kết quả phúc tra theo phương pháp định lượng FAO/UNESCO do Viện Thiết kế xây dựng thực hiện thì toàn huyện có các nhóm đất sau:

- Đất phù sa: 1.816 ha chiếm 2,16% diện tích

- Đất đen: 935,5 ha chiếm 1,11% diện tích

- Đất xám bạc màu: 63.917,7 ha chiếm 76,08% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở các thung lũng trên địa bàn tất cả các xã trong huyện.

- Đất đỏ: 3.770,80ha, chiếm 4,49% diện tích tự nhiên

- Các loại đất khác: có 13.570,44 ha chiếm 16,16% diện tích.Nhìn chung Võ Nhai có nhiều loại đất canh tác phù hợp với nhiệu loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng rừng, song chủ yếu là đất đồi núi; những diện tích đất bằng phẳng phục vụ cho canh tác nông nghiệp rất thấp, đất ruộng lúa chỉ còn 2.916,81 ha.

Do diện tích đất lâm nghiệp lớn, lại là huyện vùng cao khí hậu nhiệt đới nên hệ thực vật có nhiều gỗ quý từ nhóm II đến nhóm VIII, song đến nay trữ lượng không còn nhiều Rừng già và rừng trung bình chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là ở các vùng sâu, vùng xa Ngoài rừng gỗ còn có rừng tre, nứa, vầu

- Rừng tre, nứa, vầu: 603 ha

Hệ động vật tương đối phong phú, đa dạng, gồm các loại thú rừng, bò sát, chim Hiện nay số lượng động vật đang bị suy giảm nhiều do nạn săn, băn bừa bãi và chặt phá rừng làm mất nơi cư trú.

Qua kết qủa điều tra tìm kiếm thăm dò, Võ Nhai có các loại khoáng sản sau:

- Kim loại màu: Gồm chì, Kẽm ở Thần Sa với quy mô trữ lượng nhỏ không tập trung, Vàng ở Thần Sa, Sảng Mộc, Liên Minh nhưng chỉ là vàng sa khoáng, hàm lượng thấp, quản lý khai thác khó khăn.

- Mỏ phốt pho ở La Hiên trữ lượng khá (khoảng 60.000 tấn)

- Khoảng sản vật liệu xây dựng như: Đá xây dựng, cát, sỏi, sét xi - măng ở La Hiên, Cúc Đường có trữ lượng lớn, chất lượng tốt.

Giới thiệu về kinh tế xã hội huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

về kỹ thuật trồng, trăm sóc cây trồng ở tiểu vùng I là 6,11%, Tiểu vùng

II là 42,5% và Tiểu vùng III là 32% tổng số hộ Số lao động có văn hoá bậc tiểu học chiếm 74,32%, trình độ bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông chiếm 25% Số còn lại có trình độ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học rất ít Số hộ gia đình được giao lưu với bên ngoài không nhiều.

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Số liệu thống kê từ năm 2015 đến nay cho thấy, giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu của thị trấn Đình Cả tăng bình quân 10%/năm (vượt 4% so với Nghị quyết nhiệm kỳ), riêng lĩnh vực thương mại - dịch vụ tăng 13,1%/năm Trong cơ cấu kinh tế của thị trấn, thương mại - dịch vụ đã vươn lên chiếm tỷ trọng lớn nhất (45,1%), trong khi ở nhiệm kỳ trước, lĩnh vực nông - lâm nghiệp dẫn đầu về tỷ trọng Rõ ràng cơ cấu kinh tế của địa phương này có sự chuyển dịch khá mạnh theo hướng tích cực, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của trung tâm huyện.

Nhằm phát huy tốt tiềm năng về thương mại - dịch vụ, những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền thị trấn Đình Cả luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế trong thẩm quyền, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng thu hút đầu tư, khuyến khích các hoạt động giao thương phát triển theo hướng đa dạng và hiện đại hóa Trên cơ sở những lợi thế và định hướng phát triển, thị trấn đã đề xuất với các cấp, ngành chức năng lập và thu hút đầu tư một số dự án lớn như: Dự án Khu dân cư số 1, Dự án Khu dân cư số 3 và chợ Đình Cả… nhằm thúc đẩy thương mại - dịch vụ phát triển nhanh và bền vững hơn, đồng thời đẩy mạnh đô thị hóa. Hiện, trên địa bàn có 350 cơ sở, hộ gia đình hoạt động kinh doanh, dịch vụ, nhiều siêu thị, cửa hàng bán lẻ, nhà hàng ăn uống mới được xây dựng khiến hoạt động dịch vụ, giao thương ngày càng sôi động

Cùng với thương mại - dịch vụ, lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp - xây dựng của thị trấn Đình Cả cũng có sự phát triển tương xứng trong 5 năm qua 24 cơ sở sản xuất đồ mộc, gò hàn, gạch không nung, may công nghiệp hoạt động khá hiệu quả tạo việc làm thường xuyên cho hàng trăm lao động trên địa bàn và các xã lân cận Nhiều công trình, dự án lớn đã và đang được triển khai khiến không gian đô thị của Đình Cả thường xuyên được mở rộng theo hướng khang trang, hiện đại Trong cơ cấu kinh tế của thị trấn, lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp - xây dựng đứng thứ hai và chiếm tỷ trọng 30,5% Sự phát triển khá nhanh của lĩnh vực này cùng với thương mại - dịch vụ giúp số thu ngân sách trên địa bàn thị trấn tăng trưởng tốt (tăng bình quân 14,3%/năm, cao nhất là năm 2018 đạt gần 7 tỷ đồng).

Lĩnh vực nông - lâm nghiệp của thị trấn Đình Cả cũng tiếp tục được quan tâm phát triển và đạt được những kết quả đáng kể Thị trấn thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng mở lớp tập huấn, phổ biến kỹ thuật cho người dân, hỗ trợ, khuyến khích người dân đưa giống cây trồng, vật nuôi mới có nhiều ưu thế vào sản xuất Cùng với cây lúa, thị trấn tập trung phát triển cây chè (tổng diện tích chè hiện có gần 70ha, tăng 17ha so với năm 2015) và các loại rau màu Vì vậy, giá trị thu nhập bình quân trên 1ha đất nông nghiệp tăng từ 70 triệu đồng năm 2015 lên 80 triệu đồng hiện nay Về chăn nuôi, trên địa bàn có nhiều trang trại, gia trại quy mô khá lớn, gắn chăn nuôi với chuỗi tiêu thụ của thị trường…

Có thể thấy, các lĩnh vực kinh tế chủ yếu của thị trấn Đình Cả trong 5 năm qua đều có sự phát triển khá rõ nét, những tiềm năng, thế mạnh từng bước được phát huy hiệu quả; diện mạo đô thị ngày một khang trang, đời sống mọi mặt của người dân không ngừng được cải thiện Ngoài những yếu tố khách quan có những thuận lợi nhất định, kết quả đó có được là từ sự đoàn kết thống nhất, nỗ lực của tập thể cấp ủy, chính quyền và nhân dân thị trấn huyện lỵ vùng cao này Trong đó, nổi bật là vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy thị trấn bằng những nghị quyết sát thực, định hướng phát triển phù hợp với địa phương 5 năm qua có 3 năm liên tục Đảng bộ thị trấn Đình Cả được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng ngày càng được phát huy tốt.

Dù còn không ít hạn chế, thách thức ở phía trước nhưng những kết quả đã đạt được là căn bản, giúp Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị trấn Đình Cả có động lực, cơ sở để đề ra và thực hiện thắng lợi những mục tiêu lớn hơn trong giai đoạn tiếp theo Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ thị trấn lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2020-2025) đã được xin ý kiến rộng rãi, trong đó các ý kiến đều thống nhất cao mục tiêu tổng quát cho 5 năm tới là: Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tranh thủ mọi nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng; đẩy mạnh công tác quản lý đô thị, triển khai xây dựng và hoàn thiện các khu dân cư, các công trình phúc lợi xã hội; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp phát triển; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; xây dựng thị trấn Đình Cả ngày càng giàu đẹp, văn minh, xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế,văn hóa của huyện Võ Nhai.

Thực trạng công tác quản lý, khai thác hệ thống công trình của Chi nhánh Dĩ An, TP.Dĩ An , Tỉnh Bình Dương

2.2.1 Thực trạng các công trình thủy lợi

Võ Nhai tính tới 12/2019 hiện có 60 công trình thủy lợi gồm 6 hồ chứa, 16 trạm bơm và 38 đập dâng, phục vụ tưới tiêu cho 5.780ha đất nông nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn.Hiện đang là cao điểm của mùa mưa bão, chính vì thế công tác kiểm tra đảm bảo an toàn hồ, đập và các công trình thủy lợi đang được các địa phương, đơn vị chức năng tích cực triển khai thực hiện.

Trong tổng số 60 công trình thủy lợi của huyện Võ Nhai, có 6 công trình lớn gồm hồ Quán Chẽ, hồ Lòng Thuyền, đập Suối Bùn, đập

Nà Kháo, đập Vai Tại và đập Nghinh Tác, do Trạm Khai thác thủy lợi huyện Võ Nhai quản lý Còn lại 54 công trình thủy lợi do huyện quản lý, khai thác Theo kiểm tra và đánh giá, các công trình hồ, đập trên toàn huyện đều đảm bảo an toàn mùa mưa bão, không có công trình nào xuống cấp nghiêm trọng Mặc dù vậy, ngay từ đầu năm, các cấp, ngành trên địa bàn huyện đã xây dựng phương án phòng, chống lụt bão, chuẩn bị vật tư, nhân lực để đảm bảo an toàn cho các công trình thủy lợi, nhất là các công trình hồ, đập.

Hồ Quán Chẽ nằm trên địa bàn xã Dân Tiến là hồ trữ nước lớn nhất huyện Võ Nhai Công trình được xây dựng từ năm 1989 và đưa vào sử dụng năm 1994 với trữ lượng 2,9 triệu m3 nước, phục vụ tưới tiêu cho 360ha đất nông nghiệp của xã Dân Tiến và xã Bình Long Sau gần

30 năm khai thác thủy lợi, hiện hồ Quán Chẽ vẫn phục vụ tốt việc tưới tiêu và cung cấp nướcsinh hoạt cho khoảng 300 hộ dân vùng hạ lưu hồ. Trong nhiều năm gần đây, hồ Quán Chẽ luôn được đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão, mực nước trong hồ luôn dưới mức báo động cấp 1 (mực nước qua tràn xả lũ dưới 0,8m) Hằng năm, Trạm Khai thác thủy lợi huyện Võ Nhai đều xây dựng phương án phòng chống lũ lụt, giảm nhẹ thiên tai và phương án xử lý sự cố kĩ thuật riêng cho hồ Quán Chẽ. Để đảm bảo công tác phòng chống lụt bão năm nay, Trạm đã chuẩn bị nhiều vật tư đảm bảo công tác xử lý tại chỗ khi xảy ra sự cố gồm: Hơn 3.000 bao tải dứa, gần 100 xẻng, cuốc bàn, 3 đầm gang, 1 máy phát điện,

… Để đảm bảo an toàn cho các công trình hồ, đập, ngay từ đầu năm, Trạm Khai thác thủy lợi huyện Võ Nhai đã xây dựng phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn riêng cho các hồ có trữ lượng nước lớn Hiện nay, các công trình thủy lợi do trạm quản lí đều đảm bảo an toàn và được theo dõi sát sao trong mùa mưa bão Tại nhà quản lý hồ luôn có cán bộ túc trực theo dõi 24/24h để kịp thời nắm bắt, xử lý khi có diễn biến bất thường của thời tiết như bão, áp thấp nhiệt đới, hay mưa lớn đột ngột ở thượng nguồn… Đối với các sự cố hồ, đập có thể xảy ra, Trạm cũng đã lập phương án xử lí chi tiết với từng tình huống cụ thể và hướng dẫn, tập huấn cho cán bộ, công nhân, người lao động trực tiếp tại công trình.

Trong những năm gần đây, các công trình thủy lợi của huyện Võ Nhai hoạt động ổn định, không xảy ra sự cố nào làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của nhân dân Nhưng không vì thế mà chúng tôi chủ quan Ngay từ đầu năm, UBND huyện cùng các đơn vị, ngành chức năng thành lập đoàn công tác kiểm tra thực tế các công trình thủy lợi trên địa bàn Qua kiểm tra cho thấy, cơ bản các công trình thủy lợi của huyện đều đảm bảo an toàn, không có công trình nào xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ mất an toàn Cùng với đó, UBND huyện cũng đã thực hiện kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phân công cụ thể cho từng thành viên, thực hiện theo phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) UBND huyện cũng yêu cầu các đơn vị chức năng rà soát lại vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn như xuồng, phao cứu sinh, áo phao… Cùng với đó là lương thực và thuốc chữa bệnh cũng được dự trữ phòng khi có tình huống xấu xảy ra.

1 Hồ Quán Chẽ xã Dân Tiến:

- Toàn bộ hệ thống công trình đầu mối đảm bảo ổn định an toàn.

+ Mái đập thượng lưu không hư hỏng gì đảm bảo ổn định an toàn

+ Mái đập và cơ đập hạ lưu không hư hỏng gì đảm bảo ổn định an toàn + Tràn xả lũ đầu mối đảm bảo ổn định an toàn;

+ Van đóng mở cống thượng, hạ lưu: Không hư hỏng gì, vận hành đóng mở tốt

- Kênh và các công trình trên kênh đảm bảo ổn định an toàn dẫn nước phục vụ sản xuất tốt Riêng đoạn kênh chính từ K6+500 đến K7+140 lớp vữa trát trong lòng kênh bong tróc.

2 Hồ Lòng Thuyền xã La Hiên:

- Toàn bộ hệ thống công trình đầu mối đảm bảo ổn định an toàn.

+ Mái đập thượng lưu không hư hỏng gì đảm bảo ổn định an toàn

+ Mái đập và cơ đập hạ lưu không hư hỏng gì đảm bảo ổn định an toàn + Tràn xả lũ đầu mối đảm bảo ổn định an toàn;

+ Van đóng mở cống thượng lưu: Không hư hỏng gì, vận hành đóng mở tốt

- Kênh và các công trình trên kênh đảm bảo ổn định an toàn dẫn nước phục vụ sản xuất tốt

3 Đập Suối Bùn xã Tràng Xá:

- Toàn bộ hệ thống công trình đầu mối đảm bảo ổn định an toàn.

- Kênh và các công trình trên kênh đảm bảo ổn định an toàn dẫn nước phục vụ sản xuất tốt.

4 Đập Vai Tại xã Phú Thượng:

- Toàn bộ hệ thống công trình đầu mối đảm bảo ổn định an toàn.

- Kênh và các công trình trên kênh đảm bảo ổn định an toàn dẫn nước phục vụ sản xuất tốt.

5 Đập Nà Kháo xã Phú Thượng:

+ Đập dâng: đảm bảo an toàn

+ Mố đập: bên tả bị rò rỉ nước.

+ Van đóng mở cống: Đảm bảo an toàn

- Kênh và các công trình trên kênh:

+ Kênh tả đảm bảo ổn định an toàn dẫn nước phục vụ sản xuất tốt.

+ Kênh hữu từ K0 đến K0+500 bị mục đáy.

6 Đập Nghinh Tác xã Sảng Mộc:

- Toàn bộ hệ thống công trình đầu mối đảm bảo ổn định an toàn.

- Kênh và các công trình trên kênh đảm bảo ổn định an toàn dẫn nước phục vụ sản xuất tốt.

2.2.2 Một số nguyên nhân dẫn tới xuống cấp của các công trình thủy lợi Điều kiện tự nhiên: Với địa hình đồi núi phức tạp, kết cấu đất pha cát gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả các công trình kênh mương của huyện Bên cạnh đó, sự biến đổi khí hậu nắng nóng kéo dài, mưa lũ gây sạt lở, sói mòn khiến các công trình cấp nước nhanh xuống cấp Theo thống kê, huyện Võ Nhai có 46 công trình xuống cấp và cần duy tu bảo dưỡng.

Nguyên nhân khiến hệ thống thủy lợi huyện Võ Nhai xuống cấp là do các công trình thủy lợi đã được đầu tư qua nhiều thời kỳ, có nhiều chủ đầu tư và đơn vị thi công khác nhau, nên hầu hết công trình không có hồ sơ quản lý Hệ thống thủy lợi phân tán, đầu tư không đồng bộ dẫn đến khả năng chống chịu thiên tai, mưa, lũ không cao Đội ngũ cán bộ thủy nông cơ sở hầu hết chưa qua đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý Một số tổ chức còn lúng túng trong quản lý tài chính do không có kế toán và tư cách pháp nhân Thêm vào đó là do không thu được thủy lợi phí, nên hệ thống quản lý thủy nông không hình thành rõ nét và không có báo cáo thường xuyên về hoạt động tài chính Các công trình hoạt động kém hiệu quả và không hoạt động do không thu được tiền nước hoặc thu mức thấp không đủ chi phí vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình

Bên cạnh đó là khi công trình xây dựng xong một số công trình thủy lợi, chủ đầu tư bàn giao cho cộng đồng quản lý, sử dụng, trong khi đó ý thức của một số người dân còn kém, họ tự ý đấu nối theo kiểu mạnh ai nấy làm, “cha chung không ai khóc”, khiến công trình nhanh hư hỏng. Mặt khác, việc làm các công trình đường giao thông liên thôn và liên gia cũng “góp phần” làm hư hỏng ống dẫn nước chung, khi có sự cố thì không ai báo cáo để sửa chữa kịp thời, dẫn đến hư hỏng nặng, không có vốn khắc phục Việc đầu tư ban đầu còn nhiều bất cập, nhiều công trình cấp nước được xây dựng suất đầu tư thấp, dàn trải nên thường áp dụng các tiêu chuẩn thiết kế ứng với tần suất đảm bảo của hệ thống cấp nước thấp Nhiều hệ thống đầu tư chưa đồng bộ, chủ yếu tập trung xây dựng phần đầu mối, chưa chú trọng đầu tư hoàn chỉnh khép kín đường ống, vòi nước và đồng hồ đo đếm sử dụng nước

2.2.3 Tình hình duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa nâng cấp các công trình thủy lợi

Xác định các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt là một trong những vấn đề trọng tâm của phát triển nông nghiệp và đời sống của người dân; do vậy thời gian qua, huyện Võ Nhai luôn quan tâm công tác quản lý, sử dụng và bảo dưỡng các công trình thủy lợi trên địa bàn.

Trong những năm qua, huyện Võ Nhai cũng đã lồng ghép các nguồn vốn đầu tư để xây dựng các công trình thủy lợi, xếp thứ tự ưu tiên những công trình phục vụ tưới tiêu nhiều, những công trình hư hỏng nặng, sẽ xếp thứ tự ưu tiên nâng cấp sửa chữa Trong tổng số gần 1.300 công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thì có tới gần 1.200 công do UBND các huyện, thành phố, thị xã quản lý Đó thật sự là con số đáng lưu tâm đối với ngành nông nghiệp khi công năng các công trình này do không được duy tu, sửa chữa sẽ ngày một xuống cấp Mặt khác các công trình này nếu không đảm bảo về chất lượng sẽ gây nguy hiểm, mất an toàn trước tình hình thời tiết ngày một diễn biến phức tạp như hiện nay.

Với phương châm khai thác hiệu quả các công trình thủy lợi, đảm bảo đủ nước tưới tiêu, huyện Võ Nhai đã tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức mọi người dân cùng tham gia bảo vệ, duy tu các công trình thủy lợi trên địa bàn Đồng thời, phối hợp với các các cơ quan chuyên môn của tỉnh cải tạo, nâng cấp các tuyến kênh thủy lợi đã xuống cấp, giúp người dân có thêm điều kiện để mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, lúa, hoa màu, vật nuôi, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững.

Hàng năm thì huyện Võ Nhai đã tiế nhành việc xử lý dọn vớt các bè cỏ nổi, bèo tại một số hồ chứa tuy nhiên vẫn gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh phí Ngoài ra, một số công trình cấp nước sinh hoạt sau khi được đầu tư xây dựng hoàn thành đã bàn giao UBND xã nơi có công trình xây dựng quản lý, vận hành và khai thác Tuy nhiên, sau một thời gian khai thác không hiệu quả và nhiều hạng mục công trình bị xuống cấp lại bàn giao về Trạm Khai Thác thuỷ lợi huyện Võ Nhai dẫn đến khó khăn trong quản lý khách hàng và sửa chữa công trình Các công trình cung cấp nước sạch tập trung xây dựng ở vùng sâu, xa nên ít người dân sử dụng, gây khó khăn cho công ty trong đầu tư sửa chữa, nâng cấp công trình và các chi phí khác như tiền lương cho nhân viên quản lý, tiền điện,tiền hóa chất

Thực trạng công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi của Chi nhánh Dĩ An, TP.Dĩ An , Tỉnh Bình Dương

2.3.1 Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý khai thác của Trạm Khai Thác thuỷ lợi Để công trình thuỷ lợi phát huy tác dụng, điều kiện tiên quyết là phải tổ chức bộ máy quản lý và khai thác phù hợp Theo Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, bộ máy quản lý khai thác công trình thuỷ lợi phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Việc quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi phải bảo đảm tính hệ thống, không chia cắt theo địa giới hành chính Thiết lập bộ máy quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi phải bảo đảm tính thống nhất giữa quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương, phát huy vai trò lãnh đạo của chính quyền các cấp.

Mô hình, cơ cấu quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi phải căn cứ vào qui mô và phạm vi phục vụ để bảo đảm công tác quản lý vận hành hệ thống an toàn và hiệu quả Các công trình thuỷ lợi do nhà nước đầu tư xây dựng thì nhà nước có thẩm quyền quyết định loại hình doanh nghiệp phù hợp để trực tiếp khai thác và bảo vệ.

Mỗi hệ thống công trình thuỷ lợi sau khi được xây dựng phải được một tổ chức hoặc cá nhân trực tiếp quản lý Hệ thống tổ chức quản lý của Trạm Khai Thác thuỷ lợi huyện Võ Nhai được bố trí như sau:

Hình 2 1 Tổ chức quản lý của Trạm Khai Thác thuỷ lợi huyện Võ

Học viên: Tạ Văn Minh Cao học

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán) 2.3.2 Phân tích tình hình quản lý vận hành an toàn cho hệ thống cấp nước thủy lợi của Trạm Khai Thác thuỷ lợi

2.3.2.1 Mức độ hoàn thiện của các kế hoạch

Việc hoàn thiện kế hoạch của Trạm Khai Thác thuỷ lợi huyện VõNhai giai đoạn 2015 - 2019 cơ bản được thực hiện theo đúng các qui định của nhà nước và của UBND tỉnh Thái Nguyên Cụ thể như sau:

Bảng 2 1 Công tác thực hiện kế hoạch của Trạm Khai Thác thuỷ lợi huyện Võ Nhai giai đoạn 2017 – 2019

STT CHỈ TIÊU Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ thành % hoàn

Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ thành % hoàn

Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ thành % hoàn

1 Kiểm tra toàn bộ hệ thống công trình đầu mối

2 Kiểm tra hệ thống kênh và các công trình trên kênh

3 Kiểm tra khả năng đáp ứng nước của hệ thống

4 Bảo dưỡng duy tu hệ thống công trình hư hỏng

(Nguồn: Trạm Khai Thác thuỷ lợi huyện Võ Nhai)

Qua bảng 2.5 ta có nhận xét:

Nhìn chung, tỷ lệ thực hiện kế hoạch hàng năm của Trạm Khai Thác thuỷ lợi huyện Võ Nhai đạt tỷ lệ khá thấp chỉ có duy nhất năm 2019 đạt 96%, năm 2018 chỉ đạt 91% và năm 2017 chỉ đạt 87%, điều này là do một số công trình có trong kế hoạch bảo trì bảo dươgn nhưng lại không đủ kinh phí từ trên để thực hiện, do đó mà không hoàn thành kế hoạch Số kinh phí bảo trì đã đề xuất tuy nhiên không được giải ngân do còn nhiều thủ tục rườm rà Cụ thể, năm 2017 tỷ lệ thực hiện kế hoạch “Kiểm tra toàn bộ hệ thống công trình đầu mối” là 83%, tỷ lệ thực hiện kế hoạch “Kiểm tra hệ thống kênh và các công trình trên kênh” là 83%, tỷ lệ thực hiện kế hoạch “Kiểm tra khả năng đáp ứng nước của hệ thống” là 100% và tỷ lệ thực hiện kế hoạch “Bảo dưỡng duy tu hệ thống công trình hư hỏng” là 80% Sang năm 2018 tỷ lệ thực hiện kế hoạch “Kiểm tra toàn bộ hệ thống công trình đầu mối” là 100%, tỷ lệ thực hiện kế hoạch “Kiểm tra hệ thống kênh và các công trình trên kênh” là 100%, tỷ lệ thực hiện kế hoạch “Kiểm tra khả năng đáp ứng nước của hệ thống” là 83% và tỷ lệ thực hiện kế hoạch “Bảo dưỡng duy tu hệ thống công trình hư hỏng” là 75% giảm so với năm 2017.

2.3.2.2 Mức độ kiểm soát, giám sát kiểm tra

Số lượng các cuộc kiểm tra việc khai thác hệ thống công trình thủy lợi: là tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác Kiểm tra việc vận hành của TrạmKhai Thác thuỷ lợi huyện Võ Nhai Tuy nhiên, do tính phức tạp của công trình thủy lợi nên còn nhiều khó khăn:

Bảng 2 2: Số lượng kiểm tra tại Trạm Khai Thác thuỷ lợi huyện Võ Nhai qua các năm 2017 – 2019

Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%)

1 Kiểm tra tiến độ thực hiện bảo trì 2 4 5 2 100,00 1 25,00

2 Kiểm tra máy móc thiết bị định kỳ 3 3 4 0 0,00 1 33,33

3 Kiểm tra việc thực hiện báo cáo sự cố và khắc phục

4 Kiểm tra việc vận hành, khai thác công trình thủy lợi 3 5 6 2 66,67 1 20,00

(Nguồn: Báo cáo kiểm tra tại Trạm Khai Thác thuỷ lợi huyện Võ Nhai)

Qua bảng 2.6 Ta có nhận xét: số lượng các cuộc Kiểm tra việc vận hành tại Trạm Khai Thác thuỷ lợi huyện Võ Nhai có xu hướng tăng mạnh qua các năm trong giai đoạn 2017 – 2019 với tốc độ trung bình là trên 25% mỗi năm Điều này cho thấy công tác Kiểm tra việc vận hành của Trạm Khai Thác thuỷ lợi huyện Võ Nhai ngày càng được quan tâm và chỉ đạo thực hiện chặt chẽ hơn nhằm tránh rủi ro tín dụng Cụ thể năm 2017 có 12 số lần Kiểm tra việc vận hành được kiểm tra thì năm 2018 con số này là 16 lần tương ứng tăng với tốc độ tăng là 33% so với năm 2017, sang năm 2019 tiếp tục tăng thêm 4 lần kiểm tra tương ứng tăng với tốc độ tăng là 25% so với năm 2018. Cho thấy công tác Kiểm tra việc vận hành của Trạm Khai Thác thuỷ lợi huyện Võ Nhai ngày càng được chú trọng và thực hiện thường xuyên hơn.

Trong tổng số số lần Kiểm tra việc vận hành được kiểm soát nội bộ thì Kiểm tra việc thực hiện báo cáo sự cố và khắc phụcvà kiểm tra hoạt đầu đầu tư của Trạm Khai Thác thuỷ lợi huyện Võ Nhai là lớn nhất, năm 2017 số lần Kiểm tra việc vận hành đầu tư tài chính được kiểm tra là 3 lần và báo cáo tài chính là 4 lần thì sang năm 2018 lần lượt tăng thêm 2 lần tương ứng tăng với tốc độ tăng là 66% so với năm 2017, năm 2019 tiếp tục tăng thêm 25% so với năm 2018

2.3.2.3 Số lượng sai sót phát hiện và số lượng sai sót được khắc phục

Số lượng sai sót được phát hiện và số lượng sai sót được khắc phục qua các năm 2017 - 2019 tại Trạm Khai Thác thuỷ lợi huyện Võ Nhai tăng qua các năm, cụ thể như bảng sau:

Bảng 2 3: Số lần sai sót phát hiện và sai sót được khắc phục tại Trạm Khai Thác thuỷ lợi huyện Võ Nhai qua các năm 2017 – 2019

Có sai sót Đã sửa sai Tỷ lệ sửa sai Có sai sót Đã sửa sai Tỷ lệ sửa sai Có sai sót sửaĐã sai

Kiểm tra tiến độ thực hiện bảo trì 0 0 - 1 1 100% 0 0 -

Kiểm tra máy móc thiết bị định kỳ 1 1 100% 0 0 - 0 0 -

Kiểm tra việc thực hiện báo cáo sự cố và khắc phục 1 1 100% 0 0 - 0 0 -

Kiểm tra việc vận hành, khai thác công trình thủy lợi 2 2 100% 1 1 100% 1 1 100%

(Nguồn: Báo cáo kiểm tra tại Trạm Khai Thác thuỷ lợi huyện Võ Nhai)

Qua bảng 2.7 Ta có nhận xét: Từ các báo cáo của Ban kiểm soát tại Trạm Khai Thác thuỷ lợi huyện Võ Nhai chỉ tuân thủ khoảng 100% các quy trình quy định về kiểm soát nội bộ của Trạm Khai Thác thuỷ lợi huyện Võ Nhai, trong giai đoạn 2017 – 2019 hầu hết các lỗi sai sót phát hiện được trong hoạt động tài chính khi kiểm soát được sửa sai, thấy rằng công tác khắc phục sai sót tại Trạm Khai Thác thuỷ lợi huyện Võ Nhai được thực hiện một cách triệt để, tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại trong việc khắc phục sai sót đặc biệt trong hoạt động đầu tư đòi hỏi phải khắc phục Cụ thể năm 2017 thì phát hiện có 4 lần sai sót, trong đó sửa chữa sai sót đạt tỷ lệ 100%; có 1 báo cáo hoạt động bảo trì sửa chữa và tỷ lệ sửa sai là 100% Sang năm 2018 phát hiện có 2 sai sót trong số lần Kiểm tra việc vận hành, trong đó sửa chữa sai sót mới chỉ đạt là 100% Đến năm 2019 thì phát hiện có 1 sai sót trong số lần Kiểm tra việc vận hành giảm 3 lần so với năm 2018, trong đó sửa chữa sai sót mới chỉ đạt là 100%.

Đánh giá chung về năng lực quản lý, khai thác hệ thống công trình của Chi nhánh Dĩ An, TP.Dĩ An , Tỉnh Bình Dương

2.4.1 Những kết quả đạt được

Trong những năm gần đây công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi đã dần được củng cố và từng bước phát huy những mặt tích cực:

Hầu hết các công trình thuỷ lợi đã được tổ chức và quản lý khai thác có hiệu quả, liên tục trong nhiều năm, hiệu quả của công trình thuỷ lợi hiện nay là rõ ràng Nhiều công trình thuỷ lợi đã được đầu tư, sửa chữa, duy tu kịp thời.Công tác nạo vét, sửa chữa kênh mương nội đồng được thực hiện tốt, nhiều tuyến kênh được kiên cố hoá Các trạm bơm tưới được đầu tư xây dựng và thay thế thiết bị mới Người dân bước đầu đã thấy được trách nhiệm và quyền lợi trong quản lý khai thác và sử dụng công trình thuỷ lợi Đặc biệt, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua cơ chế chính sách và sự đầu tư tích cực nên công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi của Huyện Võ Nhai trong những năm qua đã có những biến chuyển tích cực tạo điều kiện cho những tiền đề, bước chuyển tiếp theo sau.

Các công trình thuỷ lợi của Huyện Võ Nhai đã thực hiện được vai trò là biện pháp hàng đầu trong phát triển nông nghiệp và nông thôn thông qua việc cấp, thoát nước phục vụ đa mục tiêu, không những thực hiện được nhiệm vụ chủ yếu, ban đầu là tưới, tiêu nước cho cây trồng mà còn kết hợp cấp thoát nước cho các ngành khác như nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi, cấp nước cho sinh hoạt, cho dịch vụ và du lịch, cho phát triển công nghiệp, giao thông đảm bảo được an ninh lương thực, đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, ổn định đời sống cho nhân dân, góp phần giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo an ninh, quốc phòng và trật tự xã hội.

Các hệ thống thuỷ lợi thực sự có tầm quan trọng góp phần khai thác tiềm năng và phát triển kinh tế nông nghiệp, bảo vệ rừng đầu nguồn, chống xói mòn đất, góp phần phòng chống lũ lụt cho các khu dân cư, đô thị.

Qua đánh giá hiệu quả của công trình là hồ Tà Keo có thể khái quát những mặt đạt được về hiệu quả kinh tế xã hội của các công trình thủy lợi trên địa bàn Huyện Võ Nhai trong thời gian vừa qua như sau:

- Hệ thống công trình thủy lợi có vai trò quan trọng, là biện pháp hàng đầu phát triển ngành trồng trọt thông qua việc đảm bảo tưới, tiêu cho nông nghiệp: Công trình thuỷ lợi đã góp phần làm tăng đáng kể diện tích canh tác,năng suất, tăng vụ, tăng sản lượng cây trồng Nhìn chung: nhờ các công trình thủy lợi mà hệ số quay vòng ruộng đất nâng từ 2,3 lên 2,5 lần, năng suất lúa được tăng: Vụ chiêm xuân đạt 5,0-5,6 Tấn/ha, vụ mùa đạt 4,6-5,1 tấn/ha và ngô đông đạt 2,3- 4,6 tấn/ha, Lạc đạt 1,55-1,6 tấn/ha… Ngoài ra, hệ thống công trình thủy lợi trên bước đầu cấp nước cho các dịch vụ dân sinh xã hội khác như sân gôn…đã tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm ở khu vực nông thôn, tăng thu nhập, giảm tỷ lệ họ nghèo.

- Công trình thủy lợi góp phần tích cực trong phát triển chăn nuôi: Hệ thống thủy lợi còn là môi trường, là nguồn cung cấp nước cho ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ cầm, làm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm, HTTL còn cung cấp nước tưới cho trồng cỏ chăn nuôi gia súc Các công trình thuỷ lợi Huyện Võ Nhai đã và đang phục vụ tích cực, có hiệu quả cấp thoát nước cho nuôi trồng thuỷ sản Hầu hết các hồ chứa nước đều phục vụ trực tiếp để nuôi cá Các kênh mương thuỷ lợi còn dẫn nước vào rất nhiều hồ ao cho nhân dân nuôi trồng thuỷ sản và tiêu thoát nước cho các ao hồ đó.

- Công trình thủy lợi cung cấp nước cho các ngành kinh tế khác như: phát triển công nghiệp Các công trình thuỷ lợi cung cấp nước, giữ ẩm cho các vườn ươm cây, cho các khu trồng cây lâu niên, cây môi trường, cây lấy gỗ, nhất cây rừng gần quanh các hồ

- Hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho phát triển du lịch Các hồ chức nước thủy lợi ngày càng là các các điểm đến yêu thích của người dân do cảnh quan môi trường trong lành sẽ là tiềm năng rất lớn phục vụ du lịch.

- Công trình thuỷ lợi góp phần tăng cường giao thông nông thôn: Các bờ kênh mương, mặt đập, đều được tận dụng kết hợp giao thông đường bộ, giao thông nội đồng cho các hoạt động ở khu vực nông thôn Công trình thủy lợi góp phần đáng kể trong chương trình dồn điền đổi thửa, xây dựng nông thôn mới Qua thực tế do công trình thủy lợi và sự phục vụ kịp thời về tưới tiêu đã giải tỏa kịp thời những bức xúc của nhân dân hậu công tác dồn điền đổi thửa ở một số địa phương góp phẩn ổn định xã hội.

- Công trình thuỷ lợi góp phần phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường: Các CTTL thực hiện điều hoà phân phối nước, tưới nước là giải pháp cơ bản phòng chống thiên tai hạn hán luôn xẩy ra trên địa bàn Ngoài ra Các

CTTL có tác dụng khôi phục, cải tạo đất đất thoái hoá vốn xẩy ra thường xuyên và nghiêm trọng ở vùng đồi núi Các hồ chứa góp phần chống lũ cho các khu vực hạ lưu.

- Tập trung quản lý, thống nhất chỉ đạo, triển khai kịp thời những chủ trương của Tỉnh Thái Nguyên về công tác thuỷ lợi xuống các huyện;

- Chủ động trong việc khai thác công trình thuỷ lợi thực hiện nhiệm vụ tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp;

- Tham mưu đầy đủ, cụ thể với Tỉnh Thái Nguyên trong quá trình đầu tư cho nên hiệu quả sau đầu tư đã có nhiều chuyển biến tích cực, công trình phát huy hiệu quả và phục vụ tốt hơn.

2.4.2 Những tồn tại hạn chế

2.4.2.1 Nhiệm vụ và cơ sở hạ tầng của các hệ thống công trình thủy lợi

Hệ thống các công trình thủy lợi của Huyện Võ Nhai phần lớn được xây dựng, đưa vào sử dụng cách đây 80, 90 của thế kỷ trước Đến nay xuống cấp và chưa được đánh giá kiểm định an toàn đập, vì vậy không đáp ứng yêu cầu cung cấp nước tưới, phục vụ sản xuất nông nghiệp theo nhiệm vụ tưới tiêu của các hệ thống.

+ Cơ sở hạ tầng chậm được đầu tư, sửa chữa, tỷ lệ diện tích có tưới chưa cao, tỷ lệ cung cấp nước cho các ngành kinh tế và dịch vụ khác ít được quan tâm Hạ tầng thủy lợi nội đồng chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp theo quy trình tiên tiến hoặc khó chuyển đổi khi thay đổi cơ cấu cây trồng.

+ Hệ thống công trình phòng chống lụt bão mức đảm bảo thấp và đã bị xuống cấp, ẩn chứa nhiều hiểm họa, chưa đáp ứng được yêu cầu ứng phó với thiên tai gây ra những sự cố hư hỏng cho hệ thống công trình, ảnh hưởng đến việc đảm bảo nước phục vụ sản xuất.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ, KHAI THÁC HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH TẠI TRẠM KHAI THÁC

Định hướng

Củng cố hệ thống cơ sở hạ tầng TL để nâng cao hiệu quả sử dụng nước, đáp ứng phát triển nền NN đa dạng và thông minh

Với hệ thống thủy lợi có CT đầu mối và hệ thống kênh chính do Trạm Khai Thác thuỷ lợi huyện Võ Nhai quản lý, cần tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh hệ thống: Nâng cấp hệ thống kênh mương, CT trên kênh, đầu tư xây dựng mới hệ thống kênh mương, trạm bơm để tăng tỷ lệ diện tích được cấp, tiêu thoát nước của hệ thống Ưu tiên hệ thống CTTL khu vực đồng bằng, vùng trũng. Tiếp tục đầu tư sửa chữa nâng cấp các hồ, đập hư hỏng, xuống cấp để bảo đảm an toàn CT. Đầu tư các hạng mục CT để nâng cao năng lực cung cấp các dịch vụ cấp, thoát nước có thu, như: Cung cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ hoặc các SXNN có giá trị gia tăng cao nhằm tăng nguồn thu, giảm bớt bao cấp từ ngân sách nhà nước, tạo động lực để nâng cao hiệu quả QLKT CTTL. Ưu tiên đầu tư các trang thiết bị công nghệ để nâng cao năng lực dự báo úng ngập, hạn hạn, xâm nhập mặn, v.v… trong hệ thống, nâng cao năng lực quản lý, vận hành hệ thống.

* Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức QLKT CTTL và nhận thức của người dân

IMC Quảng Trị xác định nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành, khai thác CTTL là nhiệm vụ trọng tâm và quan trọng nhất trong giai đoạn tới Một trong những giải pháp cơ bản là tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại cho các đội ngũ quản lý, vận hành hệ thống CTTL, quản lý vận hành hồ đập,

QLTN cơ sở Đây là công tác quan trọng nhằm nâng cao trình độ quản lý vận hành, điều tiết toàn bộ hệ thống CT do tổ chức thủy nông quản lý Từ đó mới đảm bảo sự quản lý hệ thống có hiệu quả, đảm bảo tính bền vững của tổ chức thủy nông.

Thực hiện giao khoán chi phí quản lý vận hành dựa trên cơ sở các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật hợp lý, nhằm triệt để tiết kiệm điện, nước, xăng, dầu, ngày công và chi phí quản lý Tãng cường thực hiện cơ chế khoán trong công tác quản lý, vận hành và duy tu bảo dưỡng CTTL Đảm bảo, không xảy ra tình trạng phục vụ tưới, tiêu, cấp nước kém hơn trước khi thực hiện chính sách miễn TL phí.

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước các cấp về lĩnh vực TL; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý TL cơ sở Củng cố các tổ chức quản lư khai thác hệ thống công tŕnh TL, các tổ đội thủy nông, HTX dùng nước Xây dựng mô hình QLTN cơ sở hiệu quả và bền vững, có sự tham gia trực tiếp của người hưởng lợi.

Tăng cường công tác quản lý và xử lý các vi phạm Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ CTTL; thực hiện cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ CTTL Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức và trách nhiệm của chính quyền các cấp; cộng đồng xã hội trong việc quản lý, bảo vệ CTTL.

Trong công tác QLKT và bảo vệ CTTL, việc nâng cao nhận thức và ý thức các tổ chức cá nhân khai thác nước và hưởng lợi từ việc khai thác này là hết sức quan trọng Đồng thời cũng cần nâng cao hiểu biết và trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý để công tác QLKT và bảo vệ CTTL đạt hiệu quả cao nhất, phát huy tối đa năng lực hoạt động của hệ thống CTTL

Bảo đảm cấp, tiêu nước phục vụ SXNN tiên tiến, hiện đại đồng thời mở rộng cung cấp nhiều dịch vụ có thu, như: cung cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ, nuôi trồng thuỷ sản để tăng nguồn thu, bền vững về tài chính, giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước cho quản lý vận hành, bảo trì và đầu tư xây dựng CTTL.

Mở rộng đối tượng sử dụng dịch vụ TL từ cây lúa sang cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiềm năng (cà phê, hồ tiêu, điều, mía, chè, cây ăn quả, rau, hoa), áp dụng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, tưới cho NN công nghệ cao.

* Áp dụng trên diện rộng tiến bộ khoa học công nghệ trong quản lý khai thác CTTL Song song với nâng cao chất lượng lao động thì việc ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý vận hành cũng cần thực hiện đồng bộ. Các hoạt động quản lý vận hành, khai thác CTTL cũng cần phải thay đổi theo hướng hiện đại hóa; áp dụng công nghệ thông tin và các phần mềm ứng dụng khác hữu ích cho việc quản lý để không những giúp nâng cao năng lực quản lý mà còn giúp giảm thiểu lượng nhân công cần thiết cũng như các khoản chi phí phải trả cho công tác quản lý.

Tập trung nghiên cứu, hướng dẫn thiết kế các hệ thống TL nội đồng, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ chế tạo các cấu kiện, thiết bị cho xây dựng, gắn với xây dựng giao thông nội đồng để áp dụng phương thức canh tác

NN tiên tiến, nghiên cứu hệ thống TL đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển thủy sản bền vững theo quy hoạch tái cơ cấu của từng hệ thống. Đẩy mạnh nghiên cứu các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, SXNN công nghệ cao Xây dựng các mô hình trình diễn: cơ sở hạ tầng, tổ chức sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ về giống, phương thức canh tác tiên tiến, áp dụng cơ giới hóa, v.v… phù hợp với từng vùng, miền và loại cây trồng để đào tạo người dân.

Nghiên cứu, tích hợp thiết bị, tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo mưa, lũ, mặn, hạn; Nghiên cứu chế độ thủy văn, dòng chảy để nâng cao chất lượng quy trình vận hành hồ chứa, vận hành các hồ chứa trong tình huống khẩn cấp.

Tăng cường nghiên cứu dự báo, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và phát triển thượng nguồn, tác động của phát triển kinh tế - xã hội khu vực hạ du tới hệ thống TL, đề xuất giải pháp thích ứng, giảm thiểu và biện pháp

Mục tiêu

Nâng cao hiệu quả QLKT CTTL hiện có, phục vụ tái cơ cấu nền kinh tế và ngành NN theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững nhằm: (i) Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của hệ thống CTTL, đảm bảo sử dụng nước tiết kiệm, phục vụ nền SXNN đa dạng và hiện đại, bảo đảm an toàn CT, chủ động ứng phó với BĐKH; (ii) Góp phần nâng cao năng suất,chất lượng và phát triển nền SXNN theo hướng hiện đại, ưu tiên các cây trồng cạn chủ lực, phát triển thủy sản; (iii) Đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ có thu từCTTL, phát huy tối đa tiềm năng và năng lực của CTTL hiện có, đảm bảo tài chính bền vững cho các tổ chức QLKT CTTL, giảm bao cấp từ ngân sách nhà nước.

Đánh giá những cơ hội và thách thức trong quản lý, khai thác hệ thống công trình của Chi nhánh Dĩ An, TP.Dĩ An , Tỉnh Bình Dương 73 1 Những cơ hội

Xu thế hội nhập và toàn cầu hóa trên bình diện quốc tế và khu vực đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ về chiều sâu trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong kinh tế, làm thay đổi cơ bản bộ mặt của đất nước Cơ chế này cũng tạo ra những điều kiện và cơ hội mới cho ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nói chung, cho sự nghiệp củng cố, phát triển công trình Nông nghiệp và PTNT Huyện Võ Nhai nói riêng thực hiện những bước tiến đáng kể cả về số lượng và chất lượng Ngày 04/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015 - 2025 Đây là chương trình đòi hỏi đầu tư nguồn vốn rất lớn với rất nhiều dự án đầu tư để xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí của Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” Đây là nhiệm vụ nặng nề, nhưng cũng là cơ hội to lớn cho đầu tư xây dựng Nông nghiệp & PTNT có bước phát triển mới.

Kinh tế Việt Nam, trong đó có kinh tế nông nghiệp trong những năm gần đây đã có tỷ lệ tăng trưởng khá tốt Tình hình chính trị, xã hội ổn định, nền kinh tế phát triển theo xu hướng mở cửa và hội nhập, tạo môi trường thuận lợi cho việc đầu tư, đưa các công nghệ tiên tiến vào hoạt động xây dựng cũng như quản lý của các ngành, các đơn vị, trong đó có ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thuỷ lợi là yếu tố đầu tiên cho sự phát triển của Nông nghiệp, trong khi đó Huyện Võ Nhai luôn quan tâm đầu tư rất nhiều nguồn vốn, thời gian và công sức cho công tác Thuỷ lợi

Công tác quản lý Nhà nước của các sở, ban, ngành có sự chỉ đạo phối hợp chặt chẽ, đồng thời tăng cường liên hệ với nhân dân, nhanh chóng kịp thời phản ánh những bức thiết, sự cần thiết phải đầu tư các công trình thủy lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý.

Công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi tại Huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đang từng bước đi vào nền nếp, phục vụ tốt sản xuất, dân sinh. Hoạt động của các tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất, dân sinh trên địa bàn Huyện Võ Nhai.

Thực hiện nhiệm vụ Thủy lợi trong tình hình đất nước đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa và trên cơ sở nền tảng của Ngành thủy lợi đã phát triển, bên cạnh những cơ hội, còn có nhiều thách thức, khó khăn như sau:

+ Nhìn chung các công trình thủy lợi trên địa bàn Huyện Võ Nhai được đầu tư từ những năm 80, 90 của thế kỷ trước Đến nay hệ thống các công trình thuỷ lợi đã từng bước được đầu tư xây dựng hoàn thiện như các hồ đập, đập dâng, kênh mương góp phần quan trọng trong việc cải tạo nền nông nghiệp phục vụ tưới tiêu, chống úng, chống hạn, nâng cao năng suất cây trồng Tuy nhiên một số chỉ tiêu thiết kế đến nay không còn phù hợp với yêu cầu tưới tiêu Hệ thống công trình thuỷ lợi bị xuống cấp, bồi lắng, lạc hậu, tuy nhiều công trình đã được đầu tư nâng cấp, nhưng nhìn chung còn chưa đồng bộ nên khả năng đáp ứng yêu cầu sản xuất còn nhiều hạn chế.

+ Do tác động của nhiều nguyên như biến đổi khí hậu, ảnh hưởng điều tiết của các hồ chứa thượng nguồn, xói lở lòng sông nên dòng chảy hạ du các sông bị suy thoái nghiêm trọng Sự thiếu hụt đầu nước tại các công trình lấy nước rất nghiêm trọng và ngày càng nghiêm trọng hơn Những nguyên nhân đã phân tích ở trên rất khó khắc phục trong thời gian ngắn nên tình trạng này có thể còn kéo dài trong nhiều năm nữa Về lâu dài, Chính phủ nên dành một khoản kinh phí hỗ trợ các tỉnh miền núi thực hiện công tác kiểm định an toàn đập.

+ Do biến đổi khí hậu, thiên tai diễn biến phức tạp Hệ thống cơ sở hạ tầng sản xuất, hạ tầng xã hội tuy đã từng bước cải tạo, nâng cấp nhưng chưa đáp ứng yêu cầu, tỷ lệ cơ giới hóa, tự động hóa chưa cao, do ảnh hưởng suy thoái của nền kinh tế nên nguồn vốn bố trí vốn đầu tư cho nông nghiệp nói chung và ngành thủy lợi nói riêng mấy năn trở lại đây là những thách thức không hề nhỏ.

+ Việc phân cấp quản lý trong quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi đang là một đòi hỏi cấp thiết trong điều kiện hiện nay nhằm khai thác và phát huy một cách hiệu quả nhất của công trình bằng cách giảm bớt gánh nặng cho ngân sách, tuy nhiên do công tác tuyên truyền giáo dục chưa tốt,nhận thức và giác ngộ của bộ phận người dân chưa cao, nên sự tham gia của cộng đồng, sự tham gia của người dân địa phương trong công tác quản lý còn chưa cao, chính vì vậy mà công tác quản lý khai thác các công trình thủy lợi còn gặp nhiều khó khăn.

Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực quản lý, khai thác hệ thống công trình của Chi nhánh Dĩ An, TP.Dĩ An , Tỉnh Bình Dương

3.3.1 Giải pháp về hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý khai thác hệ thống của Trạm Khai Thác thuỷ lợi

Cần phải tăng cường năng lực cho Trạm Khai Thác thuỷ lợi huyện Võ Nhai, từng bước chuyển đổi căn bản phương thức hoạt động của Trạm Khai Thác thuỷ lợi huyện Võ Nhai, bảo đảm tự chủ về tài chính, tạo động lực để duy trì phát triển Tăng cường tính minh bạch về tài chính cũng như các nguồn lực khác và trách nhiệm giải trình Cải thiện dịch vụ cung cấp nước, sử dụng hiệu quả các nguồn lực chuyển dần từ phương thức “phục vụ” sang

Mở rộng đối tượng sử dụng dịch vụ TL từ cây lúa sang cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiềm năng (cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả, rau…) QLKT CTTL linh hoạt cung cấp nhiều dịch vụ có thu, như: nước sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản để tăng nguồn thu, giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước cho quản lý vận hành, bảo trì và đầu tư xây dựng CTTL.

Với mục tiêu của Trạm Khai Thác thuỷ lợi huyện Võ Nhai trong thời gian tới là để tăng thêm nguồn thu, cần phải mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh Phương án khả thi nhất là tăng cường cấp nước cho công nghiệp và cấp nước cho sinh hoạt Lúc đó mới có điều kiện để tăng thêm kinh phí cho duy tu bảo trì CT Muốn vậy cần phải tiết kiệm chi phí nhân công bằng cách duy trì tổng số lượng lao động hiện có, đồng thời thực hiện chuyển dịch lao động từ hoạt động phục vụ tưới tiêu sang hoạt động cấp nước cho công nghiệp và cấp nước cho sinh hoạt. Để việc giảm bớt số lượng lao động phục vụ tưới tiêu nhưng CT vẫn đảm bảo an toàn Cần tinh giảm gọn như sau:

- Những CT được nâng cấp kiên cố hóa: Tiến hành rà soát để giảm số nhân công quản lý.

- Những CT được bố trí thiết bị tư động như: Scada, tràn đỉnh dài: giảm số nhân công quản lý.

- Những trạm bơm có quy mô nhỏ, phục vụ 1 đơn vị dùng nước, tiến hành giao khoán địa phương quản lý, vận hành, Trạm Khai Thác thuỷ lợi huyện Võ Nhai chỉ quản lý về mặt kỹ thuật, tài sản.

- Đối với các Cụm vừa quản lý trạm bơm vừa quản lý hồ chứa, đập dâng tiến hành bố trí tối ưu: Trong thời kỳ tưới giảm bớt công nhân quản lý đầu mối hồ đập, tập trung cho công nhân vận hành trạm bơm Trong thời kỳ mưa bão thì giảm bớt công nhân quản lý trạm bơm, tập trung công nhân cho các đầu mối hồ đập.

- Tiến hành đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ và công nhân để nâng cao năng suất lao động, áp dụng phần mền công nghệ tin học trong quản lý đầu mối hồ đập để giảm bớt cho phí quản lý CT.

Mặt khác trong thời gian tới trước tình hình bất lợi của hiện tượngBĐKH, nguy cơ hạn hán xâm nhập mặn sẽ khốc liệt hơn Để đối phó có hiệu quả Trạm Khai Thác thuỷ lợi huyện Võ Nhai cần phải xây dựng thêm nhiều trạm bơm dã chiến để bơm tưới hổ trợ, lập nhiều trạm quan trắc đo mặn, quan trắc thủy văn để quản lý chất lượng nguồn nước Do đó để tổ chức quản lý CT theo hướng hiệu quả, không bổ sung thêm biên chế lao động, Trạm Khai Thác thuỷ lợi huyện Võ Nhai sẽ tiến hành hợp đồng lao động thời vụ từ nguồn kinh phí hổ trợ phòng chống thiên tai của nhà nước.

3.3.2 Hoàn thiện công tác quy hoạch các hệ thống trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Huyện Võ Nhai là địa phương có cơ bản đầy đủ các quy hoạch từ quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội đến các quy hoạch chuyên ngành như Thủy lợi, Giao thông, Cấp nước, Thoát nước… Đây là yếu tố cực kỳ thuận lợi cho sự phát triển, tuy nhiên từ quy hoạch đến thực tế còn nhiều hạn chế vì trong quá trình đầu tư, quản lý, vận hành hệ thống có nhiều chủ thể tham gia dẫn đến hệ thống thủy lợi bị phân tán, manh mún có lúc, có nơi không tuân theo quy hoạch Do đó cần hoàn thiện công tác quy hoạch các hệ thống CTTL để nâng cao hiệu quả quản lý khai thác Thực hiện cần có nhưng bước đi thích hợp như: Điều tra cơ bản thủy lợi thực hiện hàng năm để thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu khoa học, lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình thủy lợi Đánh giá lại hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi hiện có, Sở Nông nghiệp & PTNT Huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, các huyện và Trạm Khai Thác thuỷ lợi huyện Võ Nhai TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên tổ chức đánh giá trên phạm vi đơn vị quản lý Các nội dung đánh giá gồm: Hiện trạng cơ sở hạ tầng của các hệ thống công trình như đầu mối, kênh mương, công trình trên kênh… do đơn vị quản lý; đánh giá phương thức tổ chức quản lý vận hành khai thác của đơn vị; năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên làm công tác quản lý vận hành khai thác công trình thủy lợi Năng lực tưới tiêu của hệ thống công trình… Căn cứ kết quả đánh giá ở trên, Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng các phương án điều chỉnh nhiệm vụ của các hệ thống công trình thủy lợi của tỉnh cho phù hợp và để đảm bảo đáp ứng nhu cầu nước tưới và tiêu trên toàn bộ địa bàn tỉnh Đồng thời xây dựng các quy hoạch đến từng hệ thống công trình, quy hoạch hệ thống TL đến cấp huyện Ngân sách tỉnh nên giành kính phí đủ cho công tác lập quy hoạch trên.

Trên cơ sở các quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của tỉnh và các quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch phân khu chi tiết cho các địa phương Căn cứ vào đề án tài cơ cấu ngành nông nghiệp, thủy lợi và đề án quy hoạch phát triển sản xuất của từng địa phương, nhu cầu phát triển kinh tế của từng vùng, xây dựng phương án đầu tư mới hoặc cải tạo sửa chữa những hệ thống công trình thủy lợi đã có để điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch của hệ thống công trình thủy lợi đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ tưới, tiêu thoát nước và các nhiệm vụ khác liên quan đến Thủy lợi của Huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

Kế hoạch đến năm 2020 rà soát toàn bộ các hệ thống thủy lợi của tỉnh, đồng thời tỉnh có chính sách đầu tư, sửa chữa, nâng cấp các hệ thống công trình theo nhiệm vụ mới, thực hiện các dự án trọng điểm cần thiết trước Từ năm 2020 đến 2030 từng bước thực hiện các quy hoạch một cách đồng bộ hoàn chỉnh để phát huy nhanh nhất hiệu quả nhất các dự án đầu tư phục vụ sản xuất nông nghiệp dân sinh xã hội và các ngành sản xuất khác của tỉnh.

3.3.3 Tăng cường công tác giám sát và đánh giá công tác quản lý vận hành an toàn cho hệ thống cấp nước thủy lợi a) Giám sát thực hiện

Giám sát thực hiện kế hoạch bao gồm các hoạt động theo dõi và kiểm tra quá trình triển khai kế hoạch nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu và hiệu quả của Kế hoạch.

Theo dõi thực hiện Kế hoạch bao gồm các hoạt động thường xuyên và định kỳ của các cấp quản lý để cập nhật toàn bộ các thông tin liên quan đến tình hình thực hiện; kịp thời đề xuất các phương án xử lý nhằm đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, tiến độ, chất lượng trong khuôn khổ các nguồn lực của

Kế hoạch. b) Đánh giá thực hiện Đánh giá bao gồm các hoạt động định kỳ, xem xét toàn diện, có hệ thống và khách quan về tính phù hợp, hiệu quả, tác động và mức độ bền vững của Kế hoạch để có những điều chỉnh cần thiết và rút ra những bài học kinh nghiệm áp dụng cho giai đoạn thực hiện tiếp theo.

Công tác đánh giá được tiến hành định kỳ và đột xuất (khi cần thiết). Các giai đoạn đánh giá có thể bao gồm:

(ii) đánh giá giữa kỳ;

(iii) đánh giá hoàn thành;

(iv) đánh giá tác động.

3.3.4 Giải pháp tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý khai thác

Trong thời gian qua trước những diễn biến bất lợi của thời tiết và tác động của con người vào nguồn sinh thủy của các con sông dẫn đến chế độ thủy văn biến động rất lớn Qua theo dõi số liệu thủy văn trên sông Kỳ cùng, từ năm 2009 đến nay về mùa cạn mực nước sông thường chỉ dao động ở mức từ +0,4 m, thấp hơn rất nhiều mực nước trung bình trong vòng 30 năm trở lại đây Mặt khác diễn biến hạn hán lũ lụt cũng thất thường không theo quy luật và khắc nghiệt hơn nhiều điển hình như mưa lũ năm 2008, năm 2014 Để chủ động trong việc tưới, tiêu, phòng chống thiên tai phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh xã hội, ngành Thủy lợi cần:

Từng bước áp dụng các hệ thống quan trắc, quản lý, vận hành tự động(SCADA,MIS và GIS) Ngoài việc phải củng cố và đổi mới về tổ chức thìTrạm Khai Thác thuỷ lợi huyện Võ Nhai cần từng bước nghiên cứu áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về SCADA, MIS và GIS hỗ trợ công tác QLKT CTTL nhằm nâng cao hiệu quả QLKT các CTTL Trước hết cần có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực song song với xây dựng các cơ sở dữ liệu (CSDL) cho các ứng dụng mong muốn Việc mua sắm trang thiết bị và lắp đặt các hệ thống thông tin sẽ là các bước tiếp theo Việc vận hàng thử nghiệm, hiệu chỉnh và đánh giá hiệu quả của các Hệ thống thông tin là quan trọng để mở rộng các ứng dụng cho QLKT CTTL.

Ngày đăng: 09/04/2023, 08:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w