1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh vĩnh long tham gia thương mại điện tử

161 385 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 161
Dung lượng 4,05 MB

Nội dung

Trước tình hình trên, các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp tại Vĩnh Long, cần có thêm một hình thức để quảng bá và giao dịch sản phẩm một cách tiện dụng hơn, rộng rãi hơn, nhanh

Trang 1

BÁO CÁO KHOA HỌC NGHIỆM THU

TỔNG KẾT ĐỀ TÀI CẤP TỈNH

HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG

THAM GIA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

TS LÊ XUÂN TRƯỜNG

Vĩnh Long - Tháng 06/2013

Trang 2

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BÁO CÁO KHOA HỌC NGHIỆM THU

TỔNG KẾT ĐỀ TÀI CẤP TỈNH

HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG

THAM GIA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

TS LÊ XUÂN TRƯỜNG

Trang 3

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BÁO CÁO KHOA HỌC NGHIỆM THU TỔNG KẾT ĐỀ TÀI CẤP TỈNH

HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG

THAM GIA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

TS LÊ XUÂN TRƯỜNG

Đơn vị phối hợp thực hiện:

TT Tin học & Thông Tin KHCN Vĩnh Long

Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Long

Sở Công Thương Vĩnh Long

Hội Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ Vĩnh Long

Cán bộ tham gia đề tài:

Th.S Lê Hồng Thái

Th.S Nguyễn Lâm Kim Thy

Th.S Nguyễn Thị Trâm Anh

Th.S Tô Oai Hùng

CN Trần Hữu Nhân

Vĩnh Long – Tháng 06/2013

Trang 4

TRANG GHI ƠN

Chúng tôi xin chân thành gởi lời cám ơn sâu sắc đến: Lãnh đạo sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Long, Lãnh đạo và tập thể cán bộ phòng Quản lý Khoa học – Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh, đã tạo điều kiện và

hỗ trợ chúng tôi hoàn thành đề tài

Chúng tôi cũng xin chân thành cám ơn Lãnh đạo trường Đại học Mở

TP Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện và thời gian cho chúng tôi thực hiện đề tài Cám ơn Lãnh đạo và Tập thể cán bộ phòng Hợp tác và Quản lý Khoa học – Trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh, đã nhiệt tình hỗ trợ chúng tôi trong các hoạt động khoa học khi chúng tôi cần sự giúp đỡ

Xin chân thành cám ơn các đơn vị phối hợp thực hiện đề tài: Sở Công Thương Vĩnh Long, Hội Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ Vĩnh Long, Trung tâm Tin học và Thông tin Khoa học Công nghệ - Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Long, đã nỗ lực hỗ trợ chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này

Cuối cùng xin ghi nhận công đóng góp của Quí thầy cô Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh: tập thể thành viên tham gia thực hiện đề tài, vì sự nỗ lực làm việc của Quí thầy cô Nếu không

có sự hợp tác của Quí thầy cô, đề tài này không thể hoàn thành

Chủ nhiệm đề tài: TS Lê Xuân Trường

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Thương mại điện tử đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước Với thương mại điện tử, việc quảng bá doanh nghiệp, tiếp thị sản phẩm, thực hiện mua bán sản phẩm, … thông qua Internet được thực hiện nhanh chóng, và rộng rãi Khách hàng của doanh nghiệp có thể đến từ khắp nơi trên thế giới

Tại Việt Nam, sau hơn năm năm khi Chính phủ ban hành nghị định về thương mại điện tử, thương mại điện tử đã có nhiều chuyển biến lớn Doanh thu từ thương mại điện tử đạt xấp xỉ 2.5 % GPD, dự báo doanh thu này sẽ tăng 300% vào năm 2015

Nhiệm vụ của đề tài nhằm thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long tham gia thương mại tử trong bối cảnh có nhiều thuận lợi và cả thách thức Với mục đích: phát triển cổng thương mại điện tử cho các doanh nghiệp Tỉnh dạng trung tâm thương mại B2C và B2B, và tập huấn cho các doanh nghiệp kiến thức và các kỹ năng về thương mại điện tử, nhằm góp phần quảng bá và tăng cường mua bán sản phẩm thông qua Internet, góp phần phát triển kinh tế Tỉnh nhà

Trang 6

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương 1: HIỆN TRẠNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 5

1.1 Sự phát triển của thương mại điện tử trên thế giới 5

1.2 Tình hình phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam 8

1.3 Thương mại điện tử tại Vĩnh Long 11

Chương 2: MÔ HÌNH CHỨC NĂNG HỆ THỐNG 13

2.1 MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 13

2.2 MÔ HÌNH HÓA CÁC CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG 14

2.2.1 Mô hình giao dịch giữa doanh nghiệp và khách hàng 14

2.2.2 Mô hình tổng quát thông tin hiển thị trên trang chủ 14

2.2.3 Mô hình quảng bá thông tin trên trang chủ 15

2.2.4 Mô hình quản trị gian hàng cùa doanh nghiệp 16

2.2.5 Mô hình doanh nghiệp quản lý sản phẩm 17

2.2.6 Mô hình giao dịch mua bán giữa khách hàng và doanh nghiệp 18

2.2.8 Mô hình qui trình thanh toán tại cổng thương mại điện tử 21

2.2.9 Mô hình quản trị hệ thống cổng thương mại 22

Chương 3: HIỆN THỰC 25

3.1 THU THẬP THÔNG TIN SẢN PHẨM VÀ DOANH NGHIỆP 25

3.2 XÂY DỰNG TRANG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO DOANH NGHIỆP 30

3.2.1 Trang chủ 30

3.2.2 Quản trị hệ thống 32

3.2.3 Hệ thống website của các doanh nghiệp 33

3.2.4 Doanh nghiệp mới đăng ký 37

3.2.5 Doanh nghiệp cập nhật thông tin 41

3.2.6 Khách hàng giao dịch 61

3.2.7 Doanh nghiệp xử lý đơn hàng 71

Trang 7

3.2.11 An ninh - an toàn hệ thống 86

3.3 TẬP HUẤN DOANH NGHIỆP VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 87

3.3.1 Phương pháp và mục đích tập huấn 87

3.3.1.1 Phương pháp 87

3.3.1.2 Mục đích: 87

3.3.1.3 Đối tượng tham dự 88

3.3.1.4 Thời gian và địa điểm tập huấn 90

3.3.2 Nội dung tập huấn 90

3.3.2.1 Internet và các ứng dụng Internet 90

3.3.2.3 Trang thương mại điện tử alibaba.com 91

3.3.2.4 Các cổng thương mại điện tử Quốc gia 92

3.4 TRIỂN KHAI THỬ NGHIỆM CỔNG THƯƠNG MẠI VĨNH LONG 93

3.4.1 Mục đích triển khai thử nghiệm cổng thương mại điện tử 93

3.4.2 Thời gian và địa chỉ triển khai thử nghiệm 93

3.4.3 Các bước triển khai thử nghiệm cổng thương mại 93

Chương 4: KẾT QUẢ THỰC HIỆN - BÀN LUẬN 96

4.1 KẾT QUẢ TẬP HUẤN 96

4.1.1 Mục đích khảo sát - Đối tượng tập huấn 96

4.1.1.1 Mục đích khảo sát 96

4.1.1.2 Đối tượng tập huấn 97

4.1.2 Giáo trình 98

4.1.3 Giáo viên tập huấn 99

4.1.4 Kết quả tiếp thu nội dung tập huấn của học viên 100

4.1.4.1 Kết quả tiếp thu kỹ năng sử dụng Internet 100

4.1.4.2 Kết quả tiếp thu kỹ năng quản trị trang thương mại 102

4.1.4.3 Kết quả tiếp thu kỹ năng tham gia trang Alibaba 103

4.1.4.4 Kết quả tiếp thu kỹ năng tham gia cổng thương mại ECVN 105

4.1.4.5 Kết quả tiếp thu kỹ năng tham gia cổng Exporters 106

4.2 ĐÁNH GIÁ CÁC CHỨC NĂNG CỔNG THƯƠNG MẠI VĨNH LONG 107

4.3 ĐÁNH GIÁ THÔNG TIN GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP 108

4.4 KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỬ NGHIỆM CỔNG THƯƠNG MẠI 110

4.4.1 Kết quả thử nghiệm hệ thống trong quá trình tập huấn 111

4.4.2 Hội thảo trình bày kết quả thử nghiệm 112

4.4.2.1 Nội dung – Đại biểu tham dự 112

4.4.2.2 Danh sách 10 doanh nghiệp có báo cáo giao dịch thành công 114

4.4.2.3 Tham luận của doanh nghiệp tiêu biểu giao dịch thành công 115

4.4.3 Ghi nhận một số tồn tại 116

Trang 8

4.4.3.1 Cập nhật thông tin doanh nghiệp và sản phẩm 117

4.4.3.2 Doanh nghiệp có quan tâm quảng cáo trên trang thương mại 118

4.4.3.3 Thông tin hàng hóa trên trang thương mại chưa chuẩn 118

4.4.3.4 Vấn đề lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm đến TMDT 118

4.5 ĐỀ XUẤT DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN CỔNG THƯƠNG MẠI 120

4.5.1 Mục đích 120

4.5.2 Đề xuất giải pháp 120

4.5.2.1 Đề xuất doanh nghiệp 120

4.5.2.2 Cơ quan quản lý Tỉnh 125

4.5.2.3 Đơn vị quản lý cổng thương mại điện tử Vĩnh Long 127

4.5.2.4 Phát triển cổng thương mại điện tử 131

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 133

TÀI LIỆU THAM KHẢO 137

PHỤ LỤC 139

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Danh sách các doanh nghiệp tham gia tại cổng TMDT 26

Bảng 3.2: Số lượng doanh nghiệp tham gia cổng TMĐT theo ngành 28

Bảng 4.1: Danh sách các cơ quan, doanh nghiệp tham gia hội thảo 113

Bảng 4.2: Danh sách doanh nghiệp xác nhận có giao dịch thành công 114

Bảng 4.3: Số lần cập nhật thông tin của doanh nghiệp 117

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Mô hình hoạt động thương mại điện tử 13

Hình 2.2: Sơ đồ giao dịch giữa doanh nghiệp và khách hàng 14

Hình 2.3: Sơ đồ quảng bá thông tin tại trang chủ 15

Hình 2.4: Sơ đồ quản trị gian hàng doanh nghiệp 16

Hình 2.5: Sơ đồ quản lý sản phẩm trên cổng thương mại điện tử 17

Hình 2.6: Sơ đồ giao dịch mua bán giữa khách hàng và doanh nghiệp 19

Hình 2.7: Sơ đồ quy trình xử lý đơn hàng 20

Hình 2.8: Sơ đồ quy trình thanh toán tại cổng thương mại điện tử 22

Hình 2.9: Sơ đồ quản trị hệ thống cổng thương mại điện tử 23

Hình 3.1: Số lượng tham gia cổng thương mại Vĩnh Long theo ngành nghề 29

Hình 3.2: Giao diện trang chủ cổng thương mại điện tử 30

Hình 3.3: Giao diện giỏ hàng tại trang chủ 31

Hình 3.4: Giao diện đăng nhập tại trang chủ 32

Hình 3.5: Giao diện ngành nghề với các trang web doanh nghiệp 34

Hình 3.6: Giao diện liệt kê doanh nghiệp theo danh mục 35

Hình 3.7: Giao diện doanh nghiệp hàng đầu 35

Hình 3.8: Giao diện sản phẩm nổi bật của các doanh nghiệp 36

Hình 3.9: Giao diện liên kết đăng ký mở gian hàng 37

Hình 3.10: Giao diện đăng ký thông tin tài khoản 38

Hình 3.11: Giao diện đăng ký danh mục ngành nghề 38

Hình 3.12: Giao diện đăng ký thông tin doanh nghiệp 39

Hình 3.13: Giao diện đăng ký thông tin khác của doanh nghiệp 40

Hình 3.14: Giao diện đăng ký giới thiệu thông tin doanh nghiệp 40

Hình 3.15: Giao diện liệt kê các chức năng quản trị 41

Hình 3.16: Giao diện xem thông tin doanh nghiệp 43

Hình 3.17: Giao diện cập nhật thông tin tài khoản doanh nghiệp 44

Hình 3.18: Giao diện cập nhật tên doanh nghiệp 44

Trang 11

Hình 3.22: Giao diện sản phẩm nổi bật trên gian hàng 49

Hình 3.23: Giao diện liệt kê danh sách các sản phẩm của doanh nghiệp 50

Hình 3.24: Giao diện xem và chỉnh sửa chi tiết sản phẩm 51

Hình 3.25: Giao diện chức năng phân trang sản phẩm 51

Hình 3.26: Giao diện chi tiết thông tin sản phẩm 52

Hình 3.27: Giao diện chỉnh sửa chi tiết thông tin sản phẩm 53

Hình 3.28: Giao diện xác nhận cập nhật thông tin chi tiết sản phẩm 53

Hình 3.29: Giao diện chức năng cập nhật phân loại sản phẩm 55

Hình 3.30: Giao diện chức năng lọc sản phẩm 56

Hình 3.31: Giao diện chức năng lọc sản phẩm theo trạng thái 57

Hình 3.32: Giao diện chức năng lọc sản phẩm theo phân loại 57

Hình 3.33: Giao diện chức năng lọc sản phẩm theo ngôn ngữ 57

Hình 3.34: Giao diện liên kết trang tạo mới sản phẩm 58

Hình 3.35: Giao diện nhập thông tin tạo sản phẩm 58

Hình 3.36: Giao diện chức năng thêm sản phẩm mới 59

Hình 3.37: Giao diện xem Banner 60

Hình 3.38: Giao diện cập nhật thông tin banner 60

Hình 3.39: Giao diện danh mục hàng hóa 62

Hình 3.40: Giao diện kết quả tìm kiếm sản phẩm 63

Hình 3.41: Giao diện chức năng tìm kiếm nâng cao 63

Hình 3.42: Giao diện tùy chọn khi tìm kiếm 64

Hình 3.43: Giao diện chi tiết sản phẩm trên gian hàng 65

Hình 3.44: Giao diện gian hàng mua sắm sản phẩm 65

Hình 3.45: Giao diện cảnh báo khi mua 2 sản phẩm khác gian hàng 66

Hình 3.46: Giao diện đặt mua sản phẩm 66

Hình 3.47: Giao diện giỏ hàng 67

Hình 3.48: Giao diện đăng nhập hệ thống 67

Hình 3.49: Giao diện khách hàng đăng ký thông tin 68

Hình 3.50: Giao diện chọn hình thức thanh toán 68

Hình 3.51: Giao diện thông báo tạo đơn hàng 69

Hình 3.52: Khách hàng nhận mail thông báo đơn hàng 70

Hình 3.53: Khách hàng nhận mail kích hoạt tài khoản 70

Hình 3.54: Giao diện danh sách đơn hàng mua vào 71

Trang 12

Hình 3.55: Giao diện xem đơn hàng bán ra 73

Hình 3.56: Giao diện liên kết xem các đơn hàng mới từ khách hàng 74

Hình 3.57: Giao diện đơn hàng đang chờ xử lý 74

Hình 3.58: Giao diện doanh nghiệp xử lý đơn hàng 75

Hình 3.59: Mô hình thanh toán kiểu truyền thống 77

Hinh 3.60: Mô hình thanh toán hiện đại trên Paypal 78

Hình 3.61: Giao diện hiển thị phương thức thanh toán của đơn hàng 78

Hình 3.62: Giao diện đăng nhập vào Palpal để thanh toán 79

Hình 3.63: Giao diện khách hàng chi trả đơn hàng thông qua Paypal 79

Hình 3.64: Giao diện thông báo thanh toán kết thúc trên Paypal 80

Hình 3.65: Giao diện thông báo thanh toán đơn hàng hoàn tất trên Paypal 80

Hình 3.66: Giao diện thông báo đơn hàng hoàn tất trên cổng thương mại 80

Hình 3.67: Giao diện liên kết các chức năng thống kê 82

Hình 3.68: Giao diện báo cáo doanh thu tổng hợp 82

Hình 3.69: Giao diện báo cáo doanh thu theo năm 83

Hình 3.70: Giao diện báo cáo doanh thu theo sản phẩm 84

Hình 3.71: Số cán bộ tham gia tập huấn dự kiến quản lý trang web 89

Hình 3.72: Tỷ lệ doanh nghiệp có lãnh đạo tham gia tập huấn 90

Hình 4.1: Kết quả học viên đánh giá giáo trình tập huấn 99

Hình 4.2: Kết quả học viên đánh giá mức độ hài lòng đối với giảng viên 100

Hình 4.3: Kết quả khảo sát tiếp thu tập huấn Internet, Email 101

Hình 4.4: Kết quả khảo sát tiếp thu kỹ năng quản trị 102

Hình 4.5: Kết quả khảo sát tiếp thu sử dụng trang alibaba.com 104

Hình 4.6: Kết quả khảo sát tiếp thu sử dụng EVCN.com 105

Hình 4.7: Kết quả khảo sát tiếp thu sử dụng trang Exporters 106

Hình 4.8: Ý kiến đánh giá các chức năng của trang thương mại Vĩnh Long 108

Hình 4.9: Kết quả khảo sát về thông tin giới thiệu trên cổng Vĩnh Long 109

Hình 4.10: Số lần cập nhật thông tin trên các trang thương mại điện tử 118

Trang 14

Hiện nay trên thế giới thông qua Internet, giao dịch điện tử rất phổ biến trong nhiều lãnh vực khác nhau như: chính phủ điện tử, thương mại điện

tử, … Việc ứng dụng giao dịch điện tử đã mang lại nhiều kết quả vượt trội

về mặt kinh tế cũng như xã hội Những hệ thống giao dịch điện tử trong kinh doanh, quản lý có thể kể như: mua hàng qua mạng, bán vé máy bay qua mạng, bán vé tàu qua mạng, đặt phòng khách sạn qua mạng, làm thủ tục lên máy bay qua mạng, đăng ký kinh doanh qua mạng, đăng ký xin visa qua mạng; …

Thương mại điện tử (E-Commerce) là trao đổi dịch vụ hoặc sự mua bán giữa các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp dùng các giao dịch điện tử, thông qua mạng Internet Các kỹ thuật liên lạc như Internet, Extranet, Email

có thể hỗ trợ thương mại điện tử [9],[11]

Thương mại điện tử đã làm thay đổi đáng kể mô hình kinh doanh trên toàn thế giới Ngày nay, thương mại điện tử liên quan đến tất cả dịch vụ đặt hàng thông qua mạng Internet Thông qua thương mại điện tử, khách hàng

có thể dễ dàng thực hiện giao dịch mua bán Khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin sản phẩm từ nhiều doanh nghiệp khác nhau trên thế giới một cách dễ dàng và nhanh chóng

Doanh thu từ thương mại điện tử tại các quốc gia phát triển trên thế giới, tăng đánh kể Tại Việt Nam, thương mại điện tử cũng đã bắt đầu phát triển, hạ tầng Internet và các nghị định của Chính phủ về thương mại điện

tử cũng đã tạo điều kiện cho thương mại điện tử tại Việt Nam phát triển, góp phần quảng bá sản phẩm và phát triển triển kinh doanh cho các doanh

Trang 15

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Thương mại điện tử đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển trong hoàn cảnh Internet thuận lợi, tạo nhiều khả năng quảng bá tiếp thị, phát triển kinh doanh một cách hiệu quả và nhanh chóng

Tuy nhiên, hiện nay trong nước ta nhất là tại tỉnh Vĩnh Long, còn khá nhiều doanh nghiệp chỉ sử dụng duy nhất lối giao dịch truyền thống trong việc mua bán và quảng bá sản phầm Phần lớn các sản phẩm của các địa phương, của các doanh nghiệp quảng bá chủ yếu dựa vào báo đài, hoặc từ

uy tín của doanh nghiệp mà người tiêu dùng giới thiệu,… Việc giao dịch và thanh toán chủ yếu là trực tiếp

Trước tình hình trên, các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp tại Vĩnh Long, cần có thêm một hình thức để quảng bá và giao dịch sản phẩm một cách tiện dụng hơn, rộng rãi hơn, nhanh chóng hơn, dễ dàng hơn,… Vì những lý do trên, các doanh nghiệp Vĩnh Long cần được hỗ trợ phát triển một cổng thương mại điện tử dạng trung tâm thương mại, các doanh nghiệp có thể giới thiệu và chào mua bán sản phẩm tại cổng này; các doanh nghiệp cần được hỗ trợ tập huấn tham gia thương mại điện tử, từng bước làm quen, nâng dần mức độ tham gia giao dịch thương mại điện

tử để giới thiệu sản phẩm, chào mua chào bán…

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Phát triển và triển khai thử nghiệm cổng thương mại điện tử Vĩnh Long, theo dạng trung tâm thương mại B2C, B2B, dựa vào sự kế thừa đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Triển khai cổng thương mại điện tử quốc

gia tại tỉnh Vĩnh Long ”, là trong những mục tiêu của đề tài Có tối thiểu 50

doanh nghiệp tham gia thương mại trên cổng thương mại điện tử được phát triển này

Trang 16

Tổ chức đào tạo huấn luyện cho đại diện các doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử: tiếp thu các kiến thức và các kỹ năng về Internet ở mức

độ đạt yêu cầu trở lên, phục vụ công tác tham gia thương mại điện tử; hiểu được về ý nghĩa và những lợi ích của thương mại điện tử mang lại, nhằm

đề xuất các chính sách tối ưu để phát triển thương mại điện tử cho doanh nghiệp; tiếp thu từ mức đạt yêu cầu trở lên các kỹ năng về quản trị trang thương mại của doanh nghiệp trên cổng thương mại điện tử Vĩnh Long; các đại diện danh nghiệp cũng được huấn luyện các kỹ năng tham gia các sàn giao dịch khác trong và ngoài nước như Alibaba, ECVN,… yêu cầu đạt từ mức từ đạt yêu cầu trở lên Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có đủ kiến thức và kỹ năng tham gia giao dịch thương mại điện tử trong các sàn giao dịch thương mại điện tử trong và ngoài nước, góp phần phát triển thương mại cho doanh nghiệp và phát triển kinh tế Tỉnh

Trong các doanh nghiệp được huấn luyện và thử nghiệm triển khai thương điện tử trên cổng thương mại điện tử Vĩnh Long, có ít nhất 10 doanh nghiệp đạt mức giao dịch thành công Được coi là đạt mức giao dịch thành công, khi đạt được sự trao đổi giao dịch thương mại giữa doanh nghiệp với khách hàng, đi đến một thỏa thuận nào đó, ví dụ như: khách hàng liên hệ doanh nghiệp đề nghị cung cấp thêm thông tin về doanh nghiệp hoặc sản phẩm doanh nghiệp, hoặc doanh nghiệp đồng ý gửi mẫu hàng cho khách hàng, hoặc khách hàng đặt hàng của doanh nghiệp từ cổng thương mại điện tử được xây dựng và triển khai thử nghiệm (việc mua bán có thể thành công hoặc không thành công), hoặc theo báo cáo của danh nghiệp

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU – PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI

 Khảo sát điều tra thông tin sàn phẩm

Trang 17

Nội dung của báo cáo tổng kết bao gồm 135 trang, phần 1 trình bày

phần mở đầu gồm các nội dung: tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên

cứu, phương pháp nghiên cứu – phạm vi nghiên cứu; và phần 2 được chia thành 4 chương:

Chương 1: Hiện trạng và sự phát triển của thương mại điện tử

Chương 2: Mô hình chức năng hệ thống Trong chương này, nội dung các mô hình qui trình chức năng của hệ thống cổng thương mại điện tử, được trình trình bày

Chương 3: Hiện thực Trong chương 3, bao gồm các nội dung chính sau: thu thập thông tin doanh nghiệp; xây dựng các trang thương mại điện

tử cho các doanh nghiệp trên cổng thương mại điện tử Vĩnh Long; tập huấn doanh nghiệp; triển khai thử nghiệm cổng thương mại điện tử

Chương 4: Kết quả thử nghiệm – Bàn luận Chương này gồm có các nội dung: kết quả tập huấn doanh nghiệp; mức độ đáp ứng của cổng thương mại điện tử Vĩnh Long; kết quả triển khai thử nghiệm; và cuối cùng

là giải pháp đề xuất nhằm duy trì và phát triển cổng thương mại

Trang 18

Chương 1:

HIỆN TRẠNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.1 Sự phát triển của thương mại điện tử trên thế giới

Dịch vụ thương mại điện tử đầu tiên được bắt nguồn từ Mỹ và Canada từ đầu những năm 80 của thế kỷ 20 Năm 1995 trang thương mại điện tử Amazon.com và ebay được thành lập, sau đó 3 năm Alibaba được thành lập tại Trung Quốc Năm 2009 Amazon mua Zappos.com với giá 928 triệu USD Sau gần 30 năm thành lập, thương mại điện tử tại Mỹ ước tính dự kiến đạt trên 200 tỷ USD, tăng hơn 10% so với năm 2011 [11]

Thương mại điện tử đã làm thay đổi đáng kể mô hình kinh doanh trên toàn thế giới Nhiều quốc gia trên thế giới đã có thương mại điện tử phát triển như Mỹ, Anh, Trung Quốc, Trung Đông, Nga….Tại Anh có chợ thương mại điện tử lớn nhất thế giới Tại Trung Đông là nơi được đánh giá là có tốc

độ Internet phát triển nhanh nhất thế giới, từ năm 2000 đến 2010 có hơn 60 triệu người sử dụng Internet, trên cơ sở đó thương mại điện tử cũng được phát triển mạnh tại Trung Đông Tại Trung Quốc, thương mại điện tử cũng phát triển rất mạnh Với gần 400 triệu người sử dụng Internet, bán lẻ thông qua thương mại điện từ tại Trung Quốc đã tăng gần 40 tỉ USD trong năm

2009 Đạt được thành tựu trên, là do thương mại điện tử tại Trung Quốc dần đã tạo được sự tín nhiệm từ khách hàng Người dùng Trung Quốc cảm thấy tiện dụng khi tham gia thương mại điện tử [12]

Ngày nay, thương mại điện tử liên quan đến tất cả dịch vụ đặt hàng thông qua mạng Internet Hiện có nhiều dạng hình thức giao dịch thương mại điện tử như: Giao dịch giữa doanh nghiệp (Business) với khách hàng

Trang 19

Thuận lợi đầu tiên của các hệ thống thương mại điện tử so với thương mại truyền thống là tốc độ giao dịch Tốc độ của giao dịch truyền thống có thể tính bằng giờ hoặc ngày, trong khi đó tốc độ của giao dịch thương mại điện tử có thể tính bằng giây

Với thương mại điện tử, việc quảng bá doanh nghiệp, tiếp thị sản phẩm, … thông qua Internet được dễ dàng và rộng rãi, khách hàng có thể đến từ khắp nơi trên thế giới

Thông qua thương mại điện tử, khách hàng có thể dễ dàng thực hiện giao dịch mua bán Khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin sản phẩm

từ nhiều doanh nghiệp khác nhau trên thế giới một cách dễ dàng và nhanh chóng Khách hàng có thể dễ dàng so sánh đối chiếu giá cả hoặc chất lượng của một mặt hàng được bán từ các doanh nghiệp khác nhau Từ đó khách hàng có thể quyết định mua hàng với giá tốt nhất hoặc chất lượng từ một doanh nghiệp

Việc thành lập và duy trì một trang web thương mại điện tử tốn một khoản chi phí rẻ hơn nhiều, so với việc thành lập và duy trì một cửa hàng hoặc hệ thống giới thiệu sản phẩm theo lối truyền thống Việc giới thiệu các sản phẩm trên trang thương mại điện tử, cũng không giới hạn về số lượng sản phẩm và nội dung giới thiệu Trong khi đó, đối với những cửa hàng giới thiệu sản phẩm theo lối truyền thống, thì việc tăng số lượng sản phẩm trong cửa hàng là có giới hạn

Về chi phí giao dịch, giao dịch thương mại điện tử rẻ hơn nhiều so với các hình thức giao dịch truyền thống Chi phí khi giao dịch thương mại điện tử gần như là miễn phí, khách hàng chỉ tốn chi phí truy cập Internet …

Các trang web thương mại điện tử chủ yếu hoạt động theo một trong

ba dạng: rao vặt hoặc quảng cáo sản phẩm, trung tâm thương mại điện tử, kinh doanh theo nhóm mặt hàng [7],[9]:

Trang 20

 Rao vặt hoặc quảng cáo sản phẩm: Các trang dạng rao vặt tham gia thương mại điện tử, chủ yếu để quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ Thí

dụ trang thương mại điện tử dạng rao vặt như: http://www.rongbay.com, http://www.nhavadat.vn, Các trang web này cho phép khách hàng đăng

ký thành viên, và các thành viên này có thể tự đăng tin quảng cáo sản phẩm, thông tin rao vặt sản phẩm của mình Các trang thương mại điện tử này, cũng đồng thời cũng cung cấp các dịch vụ diễn đàn thảo luận các sản phẩm, cho phép các khách hàng, thành viên tham gia ý kiến, đánh giá của

họ về các sản phẩm, nhằm giúp các khách hàng có đầy đủ thông tin về sản phầm, giúp khách hàng có những quyết định đúng khi mua hàng Các trang này chủ yếu thuộc nhóm quảng cáo khách hàng với khách hàng (C2C) Ngoài ra, các trang dạng này cũng phục vụ một số doanh nghiệp nhỏ quảng cáo sản phẩm với khách hàng (B2C), hoặc doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)

 Trung tâm thương mại điện tử: Các trang dạng trung tâm thương mại điện tử, là nơi các doanh nghiệp có khả năng tự mở gian hàng và thực hiện mua bán hàng, có quyền quản lý gian hàng của mình, doanh nghiệp có quyền tự cập nhật thông tin giới thiệu hoặc quảng cáo doanh nghiệp và hàng hóa của doanh nghiệp Khách hàng có thể đặt mua hàng và có thể thanh toán trực tuyến, nhận thông tin doanh nghiệp xử lý đơn hàng của khách hàng Doanh nghiệp có quyền quản lý đơn đặt hàng của các khách hàng đặt hàng các sản phẩm của doanh nghiệp, nhằm thực hiện giao dịch mua hoặc bán hàng với khách hàng một các nhanh chóng Ngoài ra các trang dạng trung tâm thương mại còn có thể có các chức năng báo cáo, giúp các doanh nghiệp có thể thống kê các đơn hàng, thống kê số lượng đơn hàng chưa xử lý, số lượng từng mặt hàng được đặt hàng trong từng thời điểm,… Các trang thương mại điện tử dạng trung tâm điện tử của các

Trang 21

hàng hóa của các doanh nghiệp trong một cổng thương mại với khách hàng của mình (B2C), và ngoài ra các trang dạng này cũng phục vụ giao dịch mua bán hoặc quảng cáo giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)

 Kinh doanh theo nhóm mặt hàng hoặc nhóm dịch vụ: Các trang thương mại điện tử cung cấp dịch vụ kinh doanh theo nhóm mặt hàng hoặc nhóm dịch vụ, là nơi khách hàng có thể tìm mua hàng theo loại mặt hàng Khi khách hàng cần mua một mặt hàng, các cổng này có thể cung cấp thông tin đồng thời của tất cả các sản phẩm của mặt hàng mà khách hàng muốn mua của các doanh nghiệp tham gia hoạt động tại cổng này, để khách hàng có thể so sánh Khách hàng có thể có đầy đủ thông tin sản phẩm muốn mua từ các doanh nghiệp khác nhau, để khách hàng có quyết định đúng đắn Các trang thương mại điện tử dạng kinh doanh theo nhóm mặt hàng hoặc nhóm dịch vụ hiện nay tại Việt Nam, điển hình là: http://www.muachung.vn, http://www.muare.vn, http://www.nhommua.com,

… Các trang này chủ yếu thuộc nhóm giao dịch mua bán hoặc quảng cáo hàng hóa giữa các doanh nghiệp trong cổng thương mại với khách hàng của mình (B2C), phục vụ giao dịch mua bán hoặc quảng cáo giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)

1.2 Tình hình phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam

Tại Việt Nam dịch vụ Internet tăng trưởng hằng năm trung bình khoảng 20% trong giai đoạn mười năm qua từ năm 2000 đến năm 2010, đạt mức tăng trưởng nhanh nhất châu Á Dân số Việt Nam hiện xấp xỉ 90 triệu người, trong đó có khoảng một phần ba dân số đang sử dụng Internet Tầng lớp trung lưu tại Việt Nam ngày càng gia tăng về số lượng, người tiêu dùng trẻ Việt Nam chiếm một số lượng đông đảo [3]

Tại Việt Nam, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng Internet, không nhỏ số lượng các khách hàng có thể sử dụng Internet hoặc

Trang 22

điện thoại công nghệ cao, và có khoảng 60% khách hàng tìm kiếm thông tin sản phẩm trên mạng Internet trước khi quyết định mua sản phầm [9]

Luật thương mại điện tử cũng được Quốc hội thông qua vào tháng 11/2005 Và sau đó vào tháng 06/2006, nghị định về thương mại điện tử cũng được Chính phủ Việt Nam ban hành theo nghị định số 57/2006/NĐ-

CP, tạo điều kiện về pháp lý cho thương mại điện tử tại Việt Nam hoạt động

và phát triển Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 về giao địch điện tử trong hoạt động tài chính và nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 qui định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số, và dịch vụ chứng thực chữ ký số, được Chính phủ Việt Nam ban hành vào năm 2007, tạo cơ sở pháp lý cho các giao dịch điện tử và thanh toán trực tuyến [1],[6]

Theo ông Nguyễn Thanh Hưng phó chủ tịch Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, hiện nay tại Việt Nam tính pháp lý và hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho thương mại điện tử đã được thuận lợi Vấn đề còn tồn tại hiện nay, là lòng tin của người tiêu dùng đối với các giao dịch thương mại điện tử

Sau năm năm, từ khi Chính phủ Việt Nam ban hành nghị định về thương mại điện tử, đến nay thương mại điện tử tại Việt Nam đã có một bước phát triển lớn Theo báo cáo của Bộ Công Thương, đã có khoảng 40% doanh nghiệp có doanh thu từ thương mại điện tử Doanh thu từ thương mại điện tử tại của các doanh nghiệp chiếm trung bình khoảng 15% tổng doanh thu của doanh nghiệp [3],[6]

Hơn 60% doanh nghiệp tại Việt Nam đã ý thức được lợi ích của thương mại điện tử sẽ làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp, và sẽ còn tiếp tục tăng hơn nữa trong tương lai Hơn năm mươi phần trăm doanh nghiệp

Trang 23

Theo báo cáo của Bộ Công thương trong số gần 3.500 doanh nghiệp được khảo sát vừa qua trong toàn quốc, đã có 60% doanh nghiệp chấp nhận giao dịch thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, và trong đó hơn 90% đồng ý nhận đơn đặt hàng trực tuyến.[6]

Tại Việt Nam hiện nay, doanh thu từ thương mại điện tử đạt xấp xỉ 2.5% GDP, thu khoảng 2 tỷ USD Doanh thu từ thương mại điện tử được

dự báo trong năm 2015, Việt Nam sẽ thu được khoảng 6 tỷ USD [3],[6]

Tại Việt Nam, các tổ chức thương mại điện tử tên tuổi nổi tiếng thế giới như Alibaba, eBay, Amazon, … và cả Google cũng đã bắt đầu tham gia thị trường thương mại điện tử Việt Nam Cụ thể là Alibaba đã có đại diện của mình tại Việt Nam là công ty Investment and Technology JSC Tổ chức eBay cũng đã có cổ phần 20% tại một tổ chức kinh doanh thương mại điện

tử tại Việt Nam là công ty Peacesoft Solution, chủ sở hữu trang thương mại điện tử www.chodientu.vn Amazon cũng đã có những hoạt động nhằm phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam Vừa qua Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam cũng đã có một thành viên mới là Google, Google đặt mục tiêu hy vọng sẽ thu từ thương mại điện tử tại thị trường Việt Nam mỗi năm khoảng 30 triệu USD [3],[6]

Trong năm 2011 tại Việt Nam, đã có 35 sàn giao dịch thương mại điện tử được Cục Thương mại điện tử và Công nghệ Thông tin chấp thuận đăng ký trong khoảng 130 doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký

Theo thống kê của Cục thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, trong năm 2011 đã có trên 3 triệu thành viên tham gia giao dịch tại 35 cổng thương mại điện tử tại Việt Nam nêu trên Trong đó, có trên 1,5 triệu giao dịch thương mại điện tử thành công, đạt doanh thu trên 4.000 tỉ đồng [3]

Tuy nhiên cũng theo thống kê của Bộ Thương mại, trong hơn 30 trang web giao dịch thương mại điện tử nêu ở trên, trong năm 2011 khách hàng chủ yếu tập trung giao dịch mua hàng tại 5 trang thương mại điện tử,

Trang 24

đó là các trang thương mại điện tử sau: http://www.123mua.vn, http://www.vatgia.com, http://www.chodientu.vn, http://www.enbac.com, và http://www.muachung.vn Tổng giao dịch của 5 trang thương mại điện tử nêu trên chiếm gần 95% tổng số giao dịch thành công, tương đương 86% doanh thu của tổng số hơn 30 trang thương mại điện tử nêu trên [6]

Tại Việt Nam, khách hàng thanh toán giao dịch thương mại điện tử với nhiều thức: từ việc thanh toán tiền trực tiếp cho doanh nghiệp khi nhận hàng giao, hoặc khách hàng có thể thanh toán đơn hàng thông qua ngân hàng, mặc dù hiện nay khá nhiều khách hàng Việt Nam vẫn chưa có thẻ tín dụng Tại Việt Nam hiện nay, việc thanh toán trực tuyến khi mua hàng qua mạng tại các trang thương mại điện tử đã trở nên rất dễ dàng, dựa trên hợp tác giữa các ngân hàng, tổ chức giao dịch tiền tệ như Paypal, … Tuy nhiên hình thức thanh toán trực tuyến, hiện nay vẫn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ [7]

1.3 Thương mại điện tử tại Vĩnh Long

Tại tỉnh Vĩnh Long có hàng trăm doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các mặt hàng chủ lực như gốm sứ, gạch, thủ công mỹ nghệ, lương thực, thực phẩm, … Một số doanh nghiệp có website giới thiệu doanh nghiệp và sản phầm của doanh nghiệp như xí nghiệp Dược Tỉnh, nhà máy thuốc lá Cửu Long, Tuy nhiên, các website này nếu có chỉ dừng lại ở mức giới thiệu sản phẩm, chứ chưa có một website của doanh nghiệp có chức năng giao dịch mua bán sản phẩm thông qua Internet Tại tỉnh Vĩnh Long cũng chưa có một cổng thương mại điện tử chính thức dạng trung tâm thương mại, để các doanh nghiệp có thể tham gia đăng thông tin doanh nghiệp và sản phẩm doanh nghiệp nhằm quảng bá sản phẩm, và giao dịch mua bán sản phẩm

Vào cuối năm 2009, đã có một công trình nghiên cứu về khả năng

Trang 25

giả cũng đã nghiên cứu, và đề xuất các mô hình cho qui trình của các chức năng cho cổng thương mại điện tử Vĩnh Long, theo mô hình trung tâm thương mại, và đề xuất thiết kế mẫu cho hệ thống cổng thương mại điện tử này.[5]

Trang 26

Chương 2: MÔ HÌNH CHỨC NĂNG HỆ THỐNG

Trong chương này bao gồm các nội dung chính sau: Mô hình hoạt động của thương mại điện tử, các mô hình hóa chức năng của hệ thống

2.1 MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Cổng thương mại điện tử đẩy mạnh tốc độ và tính chính xác để các doanh nghiệp và khách hàng có thể trao đổi thông tin và giảm chi phí cho

cả hai bên trong các giao dịch

Cổng thương mại điện tử là nơi giao dịch giữa các doanh nghiệp và khách hàng Do đó các chức năng tìm kiếm, giỏ hàng, mua hàng, giao hàng, thanh toán là các chức năng cần phải có đối với hệ thống Các chức năng này luôn kết hợp và tạo thành quy trình thống nhất trong mô hình hoạt động thương mại điện tử

Hình 2.1: Mô hình hoạt động thương mại điện tử

Cổng thương mại điện tử Vĩnh Long gồm các trang web giới thiệu thông tin cho các doanh nghiệp Vĩnh Long, hỗ trợ giao dịch mua bán trực tuyến

Trang 27

2.2 MÔ HÌNH HÓA CÁC CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG

2.2.1 Mô hình giao dịch giữa doanh nghiệp và khách hàng

Cổng thương mại điện tử tỉnh Vĩnh Long sẽ đóng vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp của Tỉnh với khách hàng, quảng bá các sản phẩm, các dịch vụ của doanh nghiệp đến với các khách hàng trong và ngoài nước Đây là nơi để các doanh nghiệp đưa ra các sản phẩm hoặc dịch vụ, để khách hàng tìm kiếm thông tin các sản phẩm và thực hiện giao dịch mua bán và thanh toán ngay tại cổng thương mại điện tử, giúp tiết kiệm chi phí

và tạo thuận lợi cho các bên giao dịch

Hình 2.2: Sơ đồ giao dịch giữa doanh nghiệp và khách hàng

2.2.2 Mô hình tổng quát thông tin hiển thị trên trang chủ

Cổng thương mại điển tử bao gồm các trang web của các doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp tự tạo gian hàng, quảng cáo sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp mình Quá trình giao dịch của khách hàng với hệ thống bắt đầu từ quá trình tìm kiếm sản phẩm, chọn sản phẩm mua, xác nhận kết quả giao dịch lên hệ thống, đến quá trình thanh toán đơn hàng, và doanh nghiệp

xử lý đơn hàng.[5]

Ba hình thức thanh toán tại cổng thương mại gồm:

Trang 28

 Thanh toán trực tiếp cho doanh nghiệp

 Thanh toán thông qua cổng Ngân lượng (www.nganluong.vn)

 Thanh toán thông qua cổng Paypal (www.paypal.vn)

Thanh toán thông qua cổng thanh toán trực tuyến như Ngân Lượng hay Paypal là hình thức thanh toán sử dụng phương tiện điện tử, làm phương tiện thanh toán thông qua các tổ chức có chức năng và pháp nhân Đây là hình thức thanh toán trực tuyến, tiết kiệm thời gian và an toàn Dịch vụ này cho phép các doanh nghiệp có thể chuyển tiền mà không cần chia sẻ thông tin tài chính, với sự linh hoạt trong thanh toán sử dụng số dư tài khoản, tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng Để sử dụng chức năng này, cả khách hàng

và doanh nghiệp phải có tài khoản thanh toán của các tổ chức tiền tệ này

2.2.3 Mô hình quảng bá thông tin trên trang chủ

Trang chủ của cổng thương mại điện tử, giới thiệu thông tin về các doanh nghiệp và các sản phẩm nổi bật của mỗi doanh nghiệp Danh sách các doanh nghiệp và sản phẩm hiển thị theo thứ tự ngẫu nhiên hoặc theo thứ tự do quản trị cổng quyết định Nếu danh sách các doanh nghiệp và sản phẩm hiển thị theo thứ tự ngẫu nhiên sẽ đảm bảo rằng tất cả các doanh nghiệp, tất cả các sản phẩm, dịch vụ đều có cùng mức ưu tiên khi giới thiệu, quảng bá đến khách hàng

Trang 29

Hình 2.3 ở trên là mô hình tổng quát thông tin hiển thị trên trang chủ, của cổng thông tin điện tử thương mại điện tử Vĩnh Long

2.2.4 Mô hình quản trị gian hàng của doanh nghiệp

Quản trị gian hàng là công việc cần thiết và quan trọng mà mỗi doanh nghiệp thực hiện thường xuyên Nó giúp cho các doanh nghiệp cập nhật tất

cả những thông tin về doanh nghiệp, thông tin về sản phẩm, và các ưu đãi

mà doanh nghiệp đang dành cho khách hàng Hệ thống sẽ cấp cho doanh nghiệp tài khoản đăng nhập để quản lý gian hàng, và toàn quyền thêm, xem

và sửa tất cả thông tin trên website của mình

Hình 2.4: Sơ đồ quản trị gian hàng doanh nghiệp

Bốn nhóm thông tin chính, doanh nghiệp quản trị trên gian hàng:

 Quản lý thông tin doanh nghiệp: tên doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại, email, mô tả doanh nghiệp, logo…

Trang 30

 Quản lý thông tin sản phẩm: tên sản phẩm, giá cả, hình đại diện, loại sản phẩm (bán chạy, nổi bật, mới), thông tin đơn hàng, doanh thu…

 Quản lý đơn hàng: gồm 2 loại

o Đơn hàng mua vào: gồm có thông tin đơn hàng, trạng thái (đang

xử lý, hoàn tất), thời gian đã mua hàng, số tiền…

o Đơn hàng bán ra: gồm các đơn hàng mới của khách hàng đang chờ xử lý, các đơn hàng đã giao cho khách hàng, doanh số đơn hàng…

 Quản lý doanh thu: doanh thu tổng hợp, doanh thu theo từng sản phẩm, theo từng năm

2.2.5 Mô hình doanh nghiệp quản lý sản phẩm

Quản lý sản phẩm là một trong những chức năng quan trọng nhất của cổng thương mại điên tử Hệ thống gồm nhiều chức năng hỗ trợ các doanh nghiệp như: xem sản phẩm (ảnh, giá tiền, thông tin giới thiệu chi tiết…) và các chức năng cập nhật sản phẩm cho gian hàng gồm: tạo mới, sửa, xóa sản phẩm, thay đổi thứ tự và vị trí hiển thị của sản phẩm trên website

Trang 31

Với mỗi sản phẩm trên gian hàng, doanh nghiệp sẽ cập nhật những thông tin phù hợp và phân loại theo từng loại tương ứng Mỗi sản phẩm được cập nhật loại sản phẩm bán chạy, sản phẩm mới hay sản phẩm nổi bật tùy thuộc vào số liệu thống kê và tiêu chuẩn do doanh nghiệp đưa ra:

 Sản phẩm bán chạy: đây là các sản phẩm được khách hàng mua nhiều nhất, dựa vào đơn đặt hàng và doanh số bán hàng của từng sản phẩm

 Sản phẩm mới

 Sản phẩm nổi bật

2.2.6 Mô hình giao dịch mua bán giữa khách hàng và doanh nghiệp

Bên cạnh chức năng quản trị sản phẩm, hệ thống cũng xây dựng các chức năng mua hàng trực tuyến và thanh toán điện tử tích hợp với chức năng mua hàng của khách hàng Với chức năng này, cổng thương mại điện

tử thiết lập các cửa hàng ảo cho các doanh nghiệp, nơi mà các khách hàng

có thể xem được tất cả thông tin và giá cả của từng mặt hàng Hệ thống xây dựng chức năng giỏ hàng chứa các sản phẩm mà khách hàng đã chọn mua, tích hợp thực hiện thanh toán điện tử với Paypal (đây được coi là một trong những cổng thanh toán trực tuyến lớn nhất trên thế giới) khi khách hàng xác nhận thông tin mua hàng lên hệ thống

Dưới đây là mô hình tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp, khi khách hàng thực hiện mua hàng và thanh toán

Trang 32

Hình 2.6: Sơ đồ giao dịch mua bán giữa khách hàng và doanh nghiệp

Để mua hàng trên cổng thương mại điện tử, khách hàng chọn sản phẩm, thông tin về sản phẩm, giá cả được cập nhật vào giỏ hàng Sau khi hoàn tất mua sản phẩm, khách hàng thực hiện thanh toán bằng hình thức trực tiếp hoặc thông qua cổng trực tuyến Paypal

Để có thể đặt hàng thành công, khách hàng phải đăng ký mới tài khoản

Trang 33

vào địa chỉ mail khách hàng, và gởi mail thông báo đến doanh nghiệp về đơn hàng đang chờ xử lý

Doanh nghiệp có trách nhiệm xử lý đơn hàng ở trạng thái chờ, và cập nhật trạng thái đơn hàng để hệ thống tự động gởi mail thông báo hiện trạng quá trình xử lý đơn hàng cho khách hàng

2.2.7 Mô hình qui trình doanh nghiệp xử lý đơn hàng

Hình 2.7: Sơ đồ quy trình xử lý đơn hàng

Trang 34

Khi có đơn hàng mới, doanh nghiệp lên kế hoạch giao hàng (quy định thời gian, phương tiện vận chuyển) và chuyển trạng thái đơn hàng sang xử

lý để tiến hành giao hàng cho khách hàng Trong khi đó khách hàng có thể giám sát trạng thái xử lý đơn hàng qua mail hoặc ngay tại cổng giao dịch điện tử bằng tài khoản giao dịch của mình

2.2.8 Mô hình qui trình thanh toán tại cổng thương mại điện tử

Sau khi hoàn tất việc mua hàng, khách hàng cần thực hiện thanh toán đơn hàng Cổng thương mại điện tử hỗ trợ hai cách thức thanh toán là thanh toán trực tiếp cho doanh nghiệp, hoặc thông qua cổng thanh toán trực tuyến quốc tế Paypal Để thực hiện giao dịch trên Paypal, khách hàng

và doanh nghiệp phải có tài khoản đã đăng ký trước đó trên Paypal Với mỗi tài khoản, người dùng có thể thực hiện bất kỳ giao dịch điện tử nào trên thế giới

Trang 35

Hình 2.8: Sơ đồ quy trình thanh toán tại cổng thương mại điện tử

Cổng thương mại điện tử được tích hợp với cổng thanh toán trực tuyến quốc tế Paypal Mỗi khi khách hàng thực hiện thanh toán cho một đơn hàng, hệ thống sẽ tự động chuyển đến www.paypal.com Khách hàng đăng nhập vào Paypal để thực hiện thanh toán Quá trình thanh toán đơn hàng kết thúc sau khi khách hàng xác nhận số tiền trả cho đơn hàng trên Paypal Sau đó hệ thống sẽ tự động chuyển về lại cổng thương mại điện tử và thông báo quá trình giao dịch của khách hàng đã thành công và từ lúc này khách hàng có thể đăng nhập để quan sát tiến trình xử lý đơn hàng

2.2.9 Mô hình quản trị hệ thống cổng thương mại

Trang 36

Hệ thống cổng thương mại điện tử, ngoài việc cung cấp các chức năng quản trị doanh nghiệp như: quản trị thông tin về sản phẩm, thông tin về gian hàng, khách hàng giao dịch, thanh toán đơn hàng Hệ thống còn cung cấp các chức năng quản trị toàn bộ quá trình hoạt động của cổng thương mại điện tử, nhằm mục đích xử lý những thông tin về hệ thống, những nội dung hiện thị trên hệ thống, hoặc những yêu cầu hỗ trợ từ người dùng…

Hình 2.9: Sơ đồ quản trị hệ thống cổng thương mại điện tử

Việc quản trị các thông tin của hệ thống cổng thương mại, và những hoạt động tương tác của người dùng, của người quản trị cổng, bao gồm có

ba chức năng chính:

o Quản trị thông tin lưu trữ: đây là tập hợp tất cả thông tin của các

Trang 37

sản phẩm, đơn hàng, báo cáo nếu như nhận được những yêu cầu từ bộ phận có chức năng, hoặc những thông tin không phù hợp, sai lệnh với chức năng của cổng thương mại điện tử

o Quản trị người dùng: quản lý các tài khoản của doanh nghiệp, khách hàng, quản lý quyền của từng người dùng Người quản trị có thể phân quyền và xác định vai trò cùa từng tài khoản hoạt động trong hệ thống, định nghĩa phân loại người dùng, các chi tiết cài đặt cụ thể

o Quản trị hoạt động hệ thống: gồm các chức năng chính là quản trị những thông tin về đăng nhập, về thống kê kết quả tìm kiếm để tập hợp trong báo cáo, để hỗ trợ cho việc quản trị hệ thống mang lại hiệu quả cao hơn

2.3 Kết luận

Trong chương 2, mô hình hoạt động của thương mại điện tử, và các mô hình qui trình chức năng của hệ thống thương mại điện tử theo dạng một trung tâm thương mại được trình bày Đây là cơ sở cho việc phát triển một cổng thông tin thương mại điện tử, sẽ được trình bày trong chương 3

Trang 38

Chương 3: HIỆN THỰC

Nội dung của chương này bao gồm các nội dung chính sau: công tác thu thập thông tin giới thiệu các doanh nghiệp đã đăng ký tham gia thương điện tử, và thông tin hàng hóa của doanh nghiệp; xây dựng các trang thương mại điện tử cho các doanh nghiệp trên cổng thương mại điện tử; công tác tập huấn doanh nghiệp về thương mại điện tử và quản trị trang web thương mại của doanh nghiệp trên cổng thương mại điện tử; triển khai thử nghiệm cổng thương mại điện tử Vĩnh Long

3 1 THU THẬP THÔNG TIN SẢN PHẨM VÀ DOANH NGHIỆP

Công tác thu thập thông tin doanh nghiệp và sản phẩm doanh nghiệp được sự hỗ trợ đắc lực của Sở Công - Thương tỉnh, Hội Doanh nghiệp Vừa

và Nhỏ của Tỉnh, và đặc biệt là sự hỗ trợ tích cực của trung tâm Tin học và Thông tin Khoa học Công nghệ – Sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh

Đầu tiên Sở Công thương Tỉnh giới thiệu xấp xỉ 200 doanh nghiệp của Tỉnh, có triển vọng triển khai thương mại điện tử

Vào ngày 07 tháng 01 năm 2011, sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Long phối hợp với sở Công Thương và trường đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh – tổ chức chủ trì đề tài, đã tổ chức hội thảo về thương mại điện tử tại sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh Long, và gởi thư mời các ban ngành liên quan trong Tỉnh, và các doanh nghiệp tiềm năng do sở Công Thương Vĩnh Long giới thiệu tham gia hội thảo này Nội dung hội thảo nhằm phổ biến và tuyên truyền đến các doanh nghiệp các nội dung: các hình thức tham gia thương mại điện tử, lợi ích của thương mại điện tử, hiện trạng ứng dụng thương mại điện tử trên thế giới và tại Việt Nam, các hỗ trợ của đề tài đối với các doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử tại cổng thương mại

Trang 39

Đến tháng 03/2011, có 20 doanh nghiệp đăng ký tham gia cổng thương mại điện tử Vĩnh Long, sau đó Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Hội Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ tỉnh tiếp tục vận động các doanh nghiệp tham gia, nhằm đủ số lượng tối thiểu 50 doanh nghiệp tham gia cổng thương mại điện tử Vĩnh Long

Nội dung thu thập bao gồm:

o Thông tin doanh nghiệp: Nội dung giới thiệu về doanh nghiệp, hình ảnh doanh nghiệp, địa chỉ, điện thoại, Email,… của doanh nghiệp

o Thông tin hàng hóa doanh nghiệp: mặt hàng, thông tin giới thiệu, hình ảnh, giá, … của hàng hóa

o Các thông tin này được Trung tâm Tin học và Thông tin Khoa học Công nghệ - sở Khoa học và Công nghệ Tỉnh biên tập và được sự thống nhất của doanh nghiệp trước khi đưa lên giới thiệu tại trang thương mại điện tử của doanh nghiệp tại cổng thương mại điện tử Vĩnh Long

Bảng 3.1: Danh sách các doanh nghiệp tham gia tại cổng TMDT

Nông nghiệp

1 Trung tâm Giống nông nghiệp Vĩnh Long

2 Doanh nghiệp Vĩnh nghiệp

3 Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Vĩnh Long

4 Liên hiệp hợp tác xã thủy sản Vĩnh Long

5 Công ty TNHH nông trang Island

6 Công ty cổ phần Sông Tiền

7 Công ty TNHH Quốc Thảo

8 Công ty TNHH Trung Thiên

9 Hợp tác xã Bưởi Năm roi Mỹ Hòa

10 HTX thương mại DV nông nghiệp Vĩnh Long

11 Hợp tác xã nông nghiệp Minh Tâm

12 Hợp tác xã SX và tiêu thụ rau Phước Hậu

Trang 40

Thực phẩm/nước chấm

1 DNTN sản xuất nước chấm Hải Hương

2 Doanh nghiệp tư nhân Hòa Hiệp

3 DNTN chế biến thực phẩm và thương mại Hồng Hương

4 Doanh nghiệp chế biến thực phẩm Tân Hiệp Hương

5 Công ty TNHH Sơn Hải

6 Làng nghề bánh tráng giấy ấp Nhà thờ

Phân bón

1 Công ty phát triển kỹ thuật Vĩnh Long

2 Công ty TNHH phân bón Tư Thạch

3 HTX thương mại dịch vụ Vĩnh Long

Gạch ngói/thủ công mỹ nghệ

1 Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Năm Vàng

2 Công ty TNHH S.xuất – Th mại – D.vụ Thành Hiệp

3 Công ty trách nhiệm hữu hạn Sáu Mừng

4 Doanh nghiệp tư nhân Thanh Đức

5 Doanh nghiệp tư nhân Mỹ Đức Hưng

6 Cơ sở Nam Hiệp Hưng

7 Công ty Công trình công cộng Vĩnh Long

8 Công ty Cổ phần Hoa Mai

9 Làng nghề Đan lục bình xã Ngãi Tứ

Dược phẩm/thuốc lá

1 Công ty cổ phần Dược phẩm Vĩnh Long

2 Công ty Dược phẩm Mekong

3 Công ty thuốc lá Vĩnh Long

Cơ khí/xe máy

1 Công ty TNHH C khí – Th mại – X.dựng Mười Tâm

2 CN công ty cổ phần CKC – Xưởng đóng tàu CKC

3 Hợp tác xã cơ điện Phương đông

4 Công ty TNHH MTV S xuất – Th mại Hoàng Sơn

Ngày đăng: 08/05/2014, 00:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w