1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

K24 kdtm nguyễn kiều chinh hoàn thiện nghiệp vụ đấu thầu tại tổng công ty phát điện 1 thực trạng và giải pháp

83 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện nghiệp vụ đấu thầu tại Tổng công ty Phát điện 1 - Thực trạng và giải pháp
Tác giả Nguyễn Kiều Chinh
Người hướng dẫn PGS, TS Nguyễn Hoàng Ánh
Trường học Trường Đại học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh doanh thương mại
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 2,6 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHIỆP VỤ ĐẤU THẦU (14)
    • 1.1. Tổng quan về đấu thầu (14)
      • 1.1.1. Khái niệm (14)
      • 1.1.2. Đặc điểm (15)
      • 1.1.3. Phân loại (16)
      • 1.1.4. Vai trò (17)
    • 1.2. Các quy định về đấu thầu ở Việt Nam (17)
      • 1.2.1. Quy định của Luật Đấu thầu năm 2013 (18)
      • 1.2.2. Quy định của Nghị định 63/2014/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu (23)
    • 1.3. Các quy định về đấu thầu của Tổng công ty Phát điện 1 (28)
      • 1.3.1. Quy định về đấu thầu trong công tác đầu tư xây dựng (28)
      • 1.3.2. Quy định về đấu thầu trong công tác sản xuất kinh doanh (31)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ ĐẤU THẦU TẠI TỔNG CÔNG (34)
    • 2.1. Tổng quan về Tổng Công ty Phát điện 1 (34)
      • 2.1.1. Lịch sử hình thành (34)
      • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức (35)
      • 2.1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh (36)
    • 2.2. Thực trạng của nghiệp vụ đấu thầu tại Tổng Công ty Phát điện 1 (39)
      • 2.2.1. Lập, trình, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu (39)
      • 2.2.2. Lập, trình, thẩm định và phê duyệt Hồ sơ mời thầu (41)
    • 2.3. Kết quả thực hiện nghiệp vụ đấu thầu tại Tổng Công ty Phát điện 1 (44)
      • 2.3.1. Số lượng gói thầu, quy mô đấu thầu (44)
      • 2.3.2. Tiết kiệm chi phí trong đấu thầu (48)
      • 2.3.3. Kết quả thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu (53)
      • 2.3.4. Kết quả kiểm tra về đấu thầu (54)
      • 2.3.5. Giải quyết kiến nghị và xử lý vi phạm trong đấu thầu (55)
    • 2.4. Đánh giá nghiệp vụ đấu thầu tại Tổng Công ty Phát điện 1 (55)
      • 2.4.1. Những mặt đạt được (56)
      • 2.4.2. Tồn tại (61)
  • CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ ĐẤU THẦU TẠI TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 1 (65)
    • 3.1. Mục tiêu phát triển của Tổng Công ty Phát điện 1 trong thời gian tới (65)
      • 3.1.1. Mục tiêu hoạt động (65)
      • 3.1.2. Mục tiêu chiến lược (65)
      • 3.1.3. Giải pháp thực hiện mục tiêu (66)
      • 3.1.4. Mục tiêu của công tác đấu thầu trong giai đoạn 2019-2025 (67)
    • 3.2. Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ đấu thầu tại Tổng Công ty Phát điện 1 59 1. Giải pháp nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu (68)
      • 3.2.2. Giải pháp quản lý hợp đồng và đánh giá chất lượng nhà thầu (69)
      • 3.2.3. Giải pháp về phân cấp, quản lý đấu thầu (74)
      • 3.2.4. Tiếp tục phát huy vai trò của công tác kiểm tra và xử lý vi phạm trong đấu thầu (76)
      • 3.2.5. Một số kiến nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về đấu thầu qua mạng (78)
  • KẾT LUẬN (80)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHIỆP VỤ ĐẤU THẦU

Tổng quan về đấu thầu

1.1.1 Khái niệm Ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, hoạt động đấu thầu diễn ra từ rất sớm trong xã hội, ví dụ điển hình là các hoạt động mua sắm ở chợ, một người mua có rất nhiều cơ hội để lựa chọn được món hàng mình cần từ những người bán hàng khác nhau với giá cả và đặc tính kỹ thuật được niêm yết công khai Cùng với sự phát triển của xã hội, đấu thầu ngày càng trở thành một công cụ hữu hiệu được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới khi thực hiện các hoạt động mua sắm, không chỉ là mua sắm hàng hóa mà còn là mua sắm cả các dịch vụ và xây lắp.

- Khái niệm về đấu thầu trên thế giới:

Trên thế giới, đấu thầu được dùng với thuật ngữ tiếng Anh là “Bidding” Các quy định về đấu thầu quốc tế tuy được dịch sang tên tiếng Việt với các tên gọi là Quy chế đấu thầu hay Luật Đấu thầu thì bản chất chính là Quy chế mua sắm (Procurement Regulation) hoặc Luật mua sắm (Procurement Law).

Theo Quy chế đấu thầu của World Bank (năm 2016), đấu thầu được định nghĩa là “một quy trình bắt đầu từ việc xác định nhu cầu đến lập kế hoạch, chuẩn bị các tiêu chí kỹ thuật/yêu cầu, xem xét ngân sách, tuyển chọn, trao hợp đồng và quản lý hợp đồng.”

Theo Luật mẫu của UNCITRAL (năm 2011), tại khoản a Điều 2 thì đấu thầu được định nghĩa là “sự có được hàng hóa, công trình hay dịch vụ nào đó” Cũng tại Điều 2 của Luật mẫu hàng hóa được định nghĩa “là tất cả các vật thể mô tả được bao gồm cả nguyên vật liệu thô, sản phẩm, các thiết bị, các vật thể định hình hoặc dưới dạng lỏng, điện và dịch vụ phụ đi kèm hàng hóa nhưng có giá trị thấp hơn hàng hóa (và các loại hàng hóa khác theo quy định của từng nước)”.

- Khái niệm về đấu thầu ở Việt Nam:

Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (được tái bản năm 2010), đấu thầu được định nghĩa là “đọ công khai, ai nhận làm, nhận bán với điều kiện tốt nhất được giao cho làm hoặc được bán hàng (một phương thức giao làm công trình hoặc làm công)”.

Trong thời kỳ hội nhập, cụm từ “đấu thầu” bắt đầu được có những định nghĩa cụ thể và rõ ràng hơn Theo Quy chế đầu thầu được ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ, “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của Bên mời thầu” Theo Luật Đấu thầu năm 2005,

“Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật này trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế” Và hiện nay, theo quy định của Luật Đấu thầu năm 2013 hiện đang có hiệu lực thi hành thì khái niệm về đấu thầu đã được quy định rõ ràng hơn, đầy đủ hơn cũng như xác định được rõ phạm vi áp dụng: “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế”.

Như vậy, có thể hiểu “đấu thầu” là một thuật ngữ được dùng để chỉ một quá trình mua sắm hàng hóa, xây lắp và dịch vụ thông qua một quy trình mang tính chuẩn hóa do bên mời thầu áp dụng để lựa chọn nhà thầu phù hợp với các tiêu chí bên mời thầu đưa ra để thực hiện việc cung ứng hàng hóa, mua sắm, xây lắp và dịch vụ đó.

Trên cơ sở những khái niệm về đấu thầu nêu trên, có thể thấy đấu thầu có những đặc điểm cơ bản như sau:

-Bên mua có quyền lựa chọn bên bán với quy mô lớn;

-Hàng hóa mua bán thường có giá trị lớn, số lượng nhiều hoặc có yêu cầu khắt khe về kỹ thuật;

-Có nhiều mức giá khác nhau và các bên tham gia phải phân biệt được: giá gói thầu/giá mua/giá theo ngân sách/giá trần, giá trúng thầu/giá cuối cùng/giá ký hợp đồng chính thức;

- Đối tượng mua sắm chưa xác định được chính thức: hoạt động đấu thầu kết thúc mới xác định được chính thức hàng hóa (nhà sản xuất, mã hiệu );

-Có rất nhiều khoản đặt cọc: để bên mời thầu không bị thiệt hại khi bên dự thầu bỏ đấu thầu;

-Kỹ thuật là tiêu chí lựa chọn quan trọng nhất: kỹ thuật rồi mới đến giá.

Căn cứ theo hình thức lựa chọn nhà thầu đấu thầu thì ở các tổ chức nước ngoài hay ở Việt Nam cũng có những phân loại khác nhau.

-Phân loại theo World Bank (Quy chế Đấu thầu mua sắm dành cho Bên vay vốn tài trợ dự án đầu tư năm 2016):

+Đối với Hàng hóa, Xây lắp và Dịch vụ phi tư vấn, có 4 hình thức là: y êu cầu nộp Hồ sơ đề xuất (Request for Proposals), yêu cầu nộp Hồ sơ dự thầu (Request for Bids), yêu cầu nộp Hồ sơ chào giá (Request for Quotations) và chỉ định thầu (Direct Selection);

+Đối với Dịch vụ tư vấn, có 6 hình thức lựa chọn nhà thầu là: tuyển chọn tư vấn dựa trên cơ sở chất lượng và chi phí (QCBS), tuyển chọn tư vấn theo ngân sách cố định (FBS), tuyển chọn tư vấn với chi phí thấp nhất (LCS), tuyển chọn tư vấn dựa trên cơ sở chất lượng (QBS), tuyển chọn dựa trên năng lực của tư vấn (CQS) và chỉ định thầu (Direct Selection).

- Phân loại theo The Asian Development Bank (Quy chế đấu thầu cho Bên vay năm 2017), có 7 hình thức lựa chọn nhà thầu gồm: Đấu thầu cạnh tranh rộng rãi - Open competitive bidding (OCB); Đấu thầu cạnh tranh hạn chế - Limited competitive bidding (LCB); Thỏa thuận khung – A framework agreement (FA); Đấu giá ngược điện tử (đấu giá điện tử) - An electronic reverse auction (e-auction); Hợp đồng trực tiếp - Direct contracting; Tự thực hiện - Force Account.

-Phân loại theo Việt Nam (Luật Đấu thầu năm 2013), có 8 hình thức lựa chọn nhà thầu gồm: Đấu thầu rộng rãi; Đấu thầu hạn chế; Chỉ định thầu; Chào hàng cạnh tranh; Mua sắm trực tiếp; Tự thực hiện; Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt và Tham gia thực hiện của cộng đồng.

Từ những đặc điểm của mình, đấu thầu mang lại những vai trò sau:

-Hành vi đấu thầu là một hình thức cạnh tranh văn minh trong nền kinh tế thị trường phát triển nhằm lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu kinh tế kỹ thuật của chủ đầu tư Như vậy đấu thầu ra đời và tồn tại với mục tiêu nhằm thực hiện tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch để lựa chọn ra nhà thầu phù hợp nhất và bảo đảm hiệu quả kinh tế của một dự án đầu tư.

Các quy định về đấu thầu ở Việt Nam

Luật Đấu thầu năm 2013 gồm 13 chương với 96 điều được xây dựng trên cơ sở sửa đổi toàn diện Luật Đấu thầu năm 2005, Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của cá luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009 Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014; kể từ ngày Luật có hiệu lực, Luật Đấu thầu năm 2005 hết hiệu lực thi hành, bãi bỏ Mục I Chương VI Luật xây dựng số 16/2003/QH11, Điều 2 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 Luật Đấu thầu năm 2013 được xây dựng trên cơ sở yêu cầu khách quan trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về mua sắm sử dụng vốn Nhà nước, góp phần tăng cường hiệu quả sử dụng vốn của Nhà nước.

Thông qua các quy định cụ thể, Luật Đấu thầu năm 2013 được đánh giá là đã cơ bản tiệm cận với thông lệ quốc tế, phù hợp với tiến trình cải cách lĩnh vực mua sắm tại Việt Nam Luật Đấu thầu 2013 là một trong các đạo luật có nhiều tiến bộ nhất tại Việt Nam hiện nay, khi lần đầu tiên các quy định về đấu thầu ở nhiều lĩnh vực khác được quy về một mối thống nhất trong Luật này Quy trình tổ chức đấu thầu đã được “mẫu hóa” (quy định tại Nghị định 63/2014/NĐ-CP) tạo thuận lợi cho các bên liên quan khi tham gia đấu thầu, khách quan hơn trong quá trình triển khai thực hiện; nâng cao được tính minh bạch trong công tác đấu thầu, tạo dựng niềm tin cho nhà thầu ngoại khi đấu thầu ở Việt Nam.

1 2.1 Quy định của Luật Đấu thầu năm 2013

1.2.1.1 Quy định về lĩnh vực đấu thầu

Theo quy định tại Điều 4 của Luật Đấu thầu năm 2013, các lĩnh vực đấu thầu được định nghĩa như sau:

-Dịch vụ tư vấn: là một hoặc một số hoạt động bao gồm lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc; khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường; khảo sát, lập thiết kế, dự toán; lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm tra, thẩm định; giám sát; quản lý dự án; thu xếp tài chính; kiểm toán, đào tạo, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ tư vấn khác.

-Dịch vụ phi tư vấn: là một hoặc một số hoạt động bao gồm: logistics, bảo hiểm, quảng cáo, lắp đặt không thuộc quy định về lĩnh vực xây lắp, nghiệm thu chạy thử, tổ chức đào tạo, bảo trì, bảo dưỡng, vẽ bản đồ và hoạt động khác không phải là dịch vụ tư vấn.

-Hàng hóa: gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phụ tùng; hàng tiêu dùng; thuốc, vật tư y tế dùng cho các cơ sở y tế.

-Xây lắp: gồm những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt công trình, hạng mục công trình.

-Hỗn hợp: là gói thầu bao gồm thiết kế và cung cấp hàng hóa (EP); thiết kế và xây lắp (EC); cung cấp hàng hóa và xây lắp (PC); thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC); lập dự án, thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (chìa khóa trao tay).

1.2.1.2 Quy định về hình thức lựa chọn nhà thầu

Theo quy định từ Điều 20 đến Điều 27 của Luật Đấu thầu năm 2013, có 08 hình thức lựa chọn nhà thầu như sau:

-Đấu thầu rộng rãi: là hình thức lựa chọn nhà thầu, trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu Đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ yếu được áp dụng trong đấu thầu. Hình thức đấu thầu này có ưu điểm nổi bật là tính cạnh tranh trong đấu thầu cao, hạn chế tiêu cực trong đấu thầu, kích thích các nhà thầu phải thường xuyên nâng cao năng lực.

- Đấu thầu hạn chế: là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu xác định và mời tham gia thầu tối thiểu 3 nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu và có nhu cầu tham dự thầu Hình thức này được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

-Chỉ định thầu: là hình thức mà bên mời thầu chọn trực tiếp (chỉ định) nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thực hiện gói thầu trong các trường hợp:

+Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;

+Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo;

+Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ;

+Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định; gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình;

+Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình;

+Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

-Chào hàng cạnh tranh: là hình thức được áp dụng cho các gói thầu có giá trị không quá 5 tỷ đồng và thuộc một trong các trường hợp sau:

+Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;

+Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;

+Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.

Các quy định về đấu thầu của Tổng công ty Phát điện 1

Tổng Công ty Phát điện 1 là công ty con do Tập đoàn Điện lực Việt Nam sở hữu 100% vốn điều lệ Chính vì vậy, các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng nói chung và hoạt động mua sắm thông qua đấu thầu nói riêng tại Tổng Công ty phải chịu sự điều chỉnh bởi các quy chế nội bộ của Tập đoàn.

-Đối với hoạt động đấu thầu sử dụng vốn đầu tư xây dựng (ĐTXD): thực hiện theo “Quy chế về công tác đấu thầu sử dụng vốn đầu tư xây dựng trong Tập đoàn Điện lực quốc gia Việt Nam”.

-Đối với hoạt động đấu thầu sử dụng vốn sản xuất kinh doanh (SXKD): thực hiện theo “Quy chế về công tác đấu thầu sử dụng vốn sản xuất kinh doanh trong Tập đoàn Điện lực quốc gia Việt Nam”.

1.3.1 Quy định về đấu thầu trong công tác đầu tư xây dựng

Quy chế về công tác đấu thầu trong đầu tư xây dựng dùng để điều chỉnh đối với các dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư phát triển và mua sắm tài sản cố định không hình thành dự án đầu tư.

-Công tác lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu sử dụng nguồn vốn ĐTXD thực hiện theo nội dung quy định tại “Quy chế về công tác đấu thầu sử dụng vốn đầu tư xây dựng trong Tập đoàn Điện lực quốc gia Việt Nam”.

- Quy trình thực hiện nếu không được quy định tại Quy chế này thì thực hiện theo Quy định của Luật Đấu thầu năm 2013.

1.3.1.3 Một số quy định đặc thù trong công tác lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng

-Quy trình chỉ định thầu đối với gói thầu xử lý sự cố:

+Chủ đầu tư hoặc đơn vị trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu xác định và giao cho nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm thực hiện ngay gói thầu để ngăn chặn và hạn chế tối đa các thiệt hại.

+Trong vòng 15 ngày kể từ ngày giao thầu, các bên phải hoàn thiện thủ tục chỉ định thầu bao gồm: Chuẩn bị và gửi bản dự thảo hợp đồng cho nhà thầu trong đó xác định yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị tương ứng để thương thảo, hoàn thiện hợp đồng Trên cơ sở kết quả thương thảo, chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu phê duyệt kết quả chỉ định thầu và ký kết hợp đồng với nhà thầu được chỉ định thầu.

+Song song với việc khắc phục ngay hoặc xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng, chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu cần lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (KHLCNT) thực hiện toàn bộ công việc tiếp theo (nếu có) nhằm đảm bảo an toàn lâu dài cho công trình tránh sự cố tương tự có thể xảy ra, nội dung KHLCNT có bao gồm cả công việc đã huy động các nhà thầu xử lý (thuộc phần công việc đã thực hiện) trình Người có thẩm quyền phê duyệt.

-Quy trình đấu thầu đồng thời 2 hoặc nhiều gói thầu cùng một lúc, cụ thể như sau:

+Trong trường hợp tiến hành đấu thầu rộng rãi hoặc chào hàng cạnh tranh 2 gói thầu hoặc nhiều hơn vào cùng một thời điểm kể cả các gói thầu từ nhiều nguồn vốn và hoặc nhiều dự án khác nhau thì Bên mời thầu được phép tự quyết định áp dụng đấu thầu đồng thời mà không cần trình duyệt lại KHLCNT các gói thầu này.

+Trên cơ sở các HSMT của các gói thầu đã được duyệt, Bên mời thầu lập bổ sung hướng dẫn chung cho các nhà thầu về việc đấu thầu đồng thời các gói thầu này và trình cấp phê duyệt HSMT xem xét phê duyệt để thực hiện.

+Trong trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất hoặc phương pháp giá đánh giá, Bên mời thầu xem xét có thể đưa thêm điều kiện cho phép các nhà thầu chào nhiều hơn 1 gói thầu được phép chào giảm giá trong trường hợp thắng thầu nhiều hơn 1 gói thầu (còn gọi là giảm giá chéo có điều kiện) vào nội dung hồ sơ mời thầu để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt HSMT trước khi phát hành Việc đánh giá thầu tiến hành riêng rẽ cho từng gói thầu tương tự như đánh giá từng phần riêng biệt của gói thầu theo quy định của Luật Đấu thầu, sau đó xét chọn nhà thầu trên cơ sở tuân thủ đồng thời các nguyên tắc sau:

▪ Nhà thầu đảm bảo có đủ năng lực thực hiện đồng thời các gói thầu được giao.

▪ Tổng giá đề nghị trúng thầu (trong trường hợp áp dụng phương pháp giá thấp nhất) hay tổng giá đánh giá (trong trường hợp áp dụng phương pháp giá đánh giá) của các gói thầu được trao trúng thầu sau khi trừ phần giảm giá có điều kiện nêu trên (nếu có) là nhỏ nhất.

▪ Giá đề nghị trúng thầu mỗi gói thầu không được cao hơn giá gói thầu.

▪ Nhà thầu chỉ được trao trúng thầu đối với gói thầu được đánh giá đạt yêu cầu qua tất cả các bước đánh giá và xếp hạng.(không nhất thiết xếp hạng 1 trong gói thầu riêng rẽ).

+Trong trường hợp một nhà thầu được đề xuất trúng thầu nhiều hơn 1 gói thầu, trong bước thương thảo hợp đồng, Bên mời thầu cần tiến hành hậu kiểm để kiểm tra năng lực tài chính, kỹ thuật thực hiện các gói thầu của nhà thầu này Trong trường hợp năng lực của nhà thầu này không đáp ứng yêu cầu thực hiện tất cả các gói thầu mà nhà thầu được đề xuất trúng thầu thì Bên mời thầu cần tiến hành đánh giá thầu lại theo các quy định hiện hành đảm bảo tính cạnh tranh và lợi ích cao nhất của Chủ đầu tư.

-Về thay đổi Hợp đồng:

+ Trong quá trình thực hiện nếu có các thay đổi, bổ sung so với điều kiện quy định trong hợp đồng đã ký thì hai bên phải thống nhất để ký phụ lục bổ sung các thay đổi của hợp đồng.

THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ ĐẤU THẦU TẠI TỔNG CÔNG

Tổng quan về Tổng Công ty Phát điện 1

Tổng Công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) được thành lập theo Quyết định số 3023/QĐ-BCT của Bộ Công Thương ngày 01/6/2012 và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/01/2013.

2.1.1 Lịch sử hình thành

Tổng Công ty Phát điện 1 được thành lập trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại Công ty TNHH MTV Nhiệt điện Uông Bí và 14 đơn vị thành viên bao gồm: 9 đơn vị hạch toán phụ thuộc; 1 công ty con do công ty mẹ nắm giữ trên 50% vốn điều lệ tại thời điểm thành lập; 4 công ty liên kết do công ty mẹ nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ tại thời điểm thành lập hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con và trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), do EVN sở hữu 100% vốn điều lệ.

EVNGENCO1 có nhiệm vụ: tổ chức sản xuất điện một cách an toàn, ổn định và hiệu quả; vận hành thương mại trong thị trường phát điện cạnh tranh; Đầu tư các dự án nguồn điện mới nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển kinh tế xã hội, đời sống sinh hoạt của nhân dân và sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.

Lĩnh vực hoạt động của EVNGENCO1 bao gồm:

-Ngành nghề kinh doanh chính:

+Sản xuất và kinh doanh điện năng, cơ khí điện lực;

+Đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án nguồn điện;

+Quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, thí nghiệm, hiệu chỉnh, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hóa thuộc dây chuyền sản xuất điện, công trình điện, thí nghiệm điện;

+Lập dự án đầu tư xây dựng, tư vấn quản lý dự án, quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình tư vấn giám sát thi công xây lắp các công trình; tư vấn hoạt động chuẩn bị sản xuất cho các nhà máy điện;

+Đào tạo và phát triền nguồn nhân lực về quản lý vận hành, bảo dưỡng và sữa chữa thiết bị nhà máy điện.

-Ngành nghề kinh doanh có liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính: xuất nhập khẩu nhiên liệu, nguyên vật liệu, vật tư thiết bị ngành điện; thi công xây lắp các công trình điện và công trình xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh nhiên liệu, vật liệu cách nhiệt; trang bị bảo hộ lao động; kinh doanh các ngành nghề khác theo qui định của pháp luật.

Hiện nay, Tổng Công ty Phát điện 1 có 14 đơn vị thành viên, liên kết, trong đó có 10 đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ, 1 Công ty Cổ phần do Công ty mẹ nắm giữ cổ phần chi phối và 3 Công ty liên kết do Công ty mẹ nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ Các đơn vị thành viên thuộc EVNGENCO1 trước đây hoạt động dưới quyền quản lý của EVN, có đơn vị đã có lịch sử hình thành trên 50 năm Cán bộ chủ chốt của EVNGENCO 1 là những người được đào tạo và có quá trình làm trong ngành điện từ 20-30 năm.

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty Phát điện 1

(Nguồn: https://www.evngenco1.com.vn/)

2.1.3 Tình hình sản xuất kinh doanh

❖ Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2018

Kế hoạch lợi nhuận 2018, kế hoạch sản xuất năm 2018 của Công ty mẹ được Tập đoàn Việt Nam giao tại các Quyết định về kế hoạch Sản xuất kinh doanh - Tài chính – Đầu tư xây dựng (ĐTXD) năm 2018 như sau:

- Kế hoạch sản lượng điện sản xuất: 24.273 triệu kwh;

- Kế hoạch lợi nhuận năm 2018, không gồm chênh lệch tỷ giá (CLTG): 926,28 tỷ đồng, trong đó: lợi nhuận sản xuất kinh doanh (SXKD) điện là 176,14 tỷ đồng; lợi nhuận hoạt động tài chính (kế hoạch cổ tức từ các công ty cổ phần và hoàn nhập dự phòng đầu tư tài chính) là 750,14 tỷ đồng.

Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả SXKD năm 2018 – Công ty mẹ EVNGENCO1

TT Nội dung ĐVT KH 2018 TH 2018 Tỷ lệ TH/KH

1 Sản lượng điện sản xuất Tr Kwh 24.273 21.797 89,80%

2 Sản lượng điện thương phẩm Tr Kwh 22.397 20.410 91,13%

3 Doanh thu SXKD điện Tỷ đồng 36.046 32.020 88,83%

4 Chi phí (chưa gồm CLTG) Tỷ đồng 35.870 31.693 88,35%

Lợi nhuận SXKD điện (chưa tính CLTG) Tỷ đồng 176 328 186,1%

Lợi nhuận SXKD điện (tính đến CLTG) Tỷ đồng -683

II Hoạt động tài chính và hoạt động khác Tỷ đồng 750 1.117 148,94% III Tổng lợi nhuận trước thuế (chưa gồm CLTG) Tỷ đồng 926 1.445 156,01% Tổng lợi nhuận trước thuế (gồm CLTG) Tỷ đồng 434

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2018 của EVNGENCO1) Được sự hỗ trợ của EVN trong việc thực hiện các giải pháp lành mạnh hóa tài chính, EVNGENCO1 cơ bản đạt được kế hoạch lợi nhuận mà EVN giao năm 2018, tổng lợi nhuận trước thuế

(chưa gồm CLTG) của Công ty mẹ EVNGENCO1 đạt 1.445 tỷ đồng, đạt 156% kế hoạch EVN giao, trong đó:

-Lợi nhuận sản xuất kinh doanh điện, chưa tính CLTG: 328 tỷ đồng (186% kế hoạch);

- Hoạt động tài chính và sản xuất khác: 1.117 tỷ đồng (149% kế hoạch).

Sau khi ghi nhận CLTG thực hiện và đánh giá lại năm 2018 và phân bổ 1 phần số dư CLTG còn treo đến 31/12/2017 (1.011 tỷ đồng), tổng lợi nhuận trước thuế năm 2018 của Công ty mẹ EVNGENCO1 đạt 434 tỷ đồng, chi tiết tại bảng 2.1 trên.

Trong năm 2018, hoạt động sản xuất điện của Tổng Công ty bị ảnh hưởng bất lợi từ nhiều yếu tố:

-Sản lượng điện và doanh thu bán điện bị ảnh hưởng đáng kể do các sự cố tại các nhà máy nhiệt điện:

+Sự cố phóng điện trong máy phát tại tổ máy S1 Duyên Hải 1 và kẹt van bypass tại tổ máy S2 Duyên Hải 1 đã ảnh hưởng lớn đến độ khả dụng của nhà máy;

+Sự cố cong trục Turbine tổ máy S7 Uông Bí (24/01/2018), tổ máy bất khả dụng trong cả năm 2018;

+Công tác sửa chữa trước cấp FAC của Duyên Hải 3 kéo dài so với kế hoạch, lượng Qc bị cắt tương đương với 56 tỷ đồng;

+ Bên cạnh đó, trong năm 2018, nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) Nghi Sơn 1 chưa tham gia thị trường điện, nên nhiều thời điểm phụ tải thấp (đặc biệt là các tháng cao điểm mùa mưa), nhà máy được huy động thấp Tổng sản lượng điện sản xuất của công ty mẹ EVNGENCO1 năm 2018 là 21.815 triệu kWh, chỉ đạt 89,9% chỉ tiêu kế hoạch năm 2018, trong đó khối nhiệt điện chỉ đạt 17.251 triệu kWh (bằng 83% kế hoạch năm).

-Kết quả SXKD của Tổng Công ty tiếp tục chịu áp lực từ các sự gia tăng của các chi phí có tính chất bắt buộc: Điều chỉnh nguyên giá tài sản cố định theo giá trị chi phí đầu tư tập hợp (Công ty Nhiệt điện Duyên Hải); hoặc quyết toán dự án (Công ty Nhiệt điện Uông Bí) làm tăng chi phí khấu hao tài sản cố định tăng 316 tỷ đồng (Công ty Nhiệt điện Duyên Hải); tăng 222 tỷ (Công ty Nhiệt điện Uông Bí);

Thực trạng của nghiệp vụ đấu thầu tại Tổng Công ty Phát điện 1

2.2.1 Lập, trình, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Trong giai đoạn 2016-2018, việc lập, trình, thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu tại Tổng công ty Phát điện 1 luôn được thực hiện tuân thủ theo quy trình sau: Đơn vị trực thuộc/Ban chủ trì

Ban Quản lý dấu thầu

Ban Quản lý đấu thầu

Ban Quản lý đấu thầu

•Lập và trình phê duyệt KHLCNT

•Thẩm định KHLCNT, lập báo cáo thẩm định

•Soạn dự thảo Tờ trình đề nghị phê duyệt KHLCNT trình Lãnh đạo Tổng công ty/soạn dự thảo Quyết định phê duyệt KHLCNT trình Lãnh đạo Tổng công ty

•Trình Lãnh đạo Ban phê duyệt Báo cáo thẩm định

•Trình Lãnh đạo Ban phê duyệt dự thảo Tờ trình/Quyết định phê duyệt KHLCNT

•Báo cáo thẩm định được phê duyệt

•Trình Lãnh đạo Tổng công ty dự thảo Tờ trình/Quyết định phê duyệt KHLCNT

Sơ đồ 2.2 Quy trình chi tiết các bước lập, trình, thẩm định, phê duyệt KHLCNT

(Nguồn: Lưu đồ công việc các Ban và Văn phòng cơ quan EVNGENCO1)

Kết quả của việc thực hiện lập, trình, thẩm định và phê duyệt KHLCNT trong giai đoạn 2016-2018 là:

-Năm 2016: toàn Tổng công ty có 61 KHLCNT được phê duyệt, trong đó: +Có 16 KHLCNT lập và trình chưa đáp ứng yêu cầu và phải lập và trình phê duyệt lại;

+Có 20 KHLCNT khi triển khai thực hiện còn để tình trạng một số gói thầu chưa đáp ứng được tiến độ theo kế hoạch SXKD-ĐTXD.

-Năm 2017: toàn Tổng công ty có 61 KHLCNT được phê duyệt, trong đó: + Có 16 KHLCNT lập và trình chưa đáp ứng yêu cầu và phải lập và trình phê duyệt lại;

+Có 20 KHLCNT khi triển khai thực hiện còn để tình trạng một số gói thầu chưa đáp ứng được tiến độ theo kế hoạch SXKD-ĐTXD.

-Năm 2018: toàn Tổng công ty có 61 KHLCNT được phê duyệt, trong đó: + Có 16 KHLCNT lập và trình chưa đáp ứng yêu cầu và phải lập và trình phê duyệt lại;

+Có 20 KHLCNT khi triển khai thực hiện còn để tình trạng một số gói thầu chưa đáp ứng được tiến độ theo kế hoạch SXKD-ĐTXD.

Chi tiết tình hình thực hiện lập và trình phê duyệt KHLCNT của từng đơn vị trực thuộc Tổng công ty tại Bảng 2.2 dưới đây.

Bảng 2.2 Thực trạng việc lập và phê duyệt KHLCNT của các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Phát điện 1

Các đơn vị trực thuộc Đồng

Tổng số KHLCNT được phê duyệt 8

Số KHLCNT chưa đáp ứng yêu cầu 1 về lập, trình phê duyệt

Số KHLCNT bị chậm tiến độ theo kế 3 hoạch SXKD-ĐTXD năm

Tổng số KHLCNT được phê duyệt 6

Số KHLCNT chưa đáp ứng yêu cầu 0 về lập, trình phê duyệt

Số KHLCNT bị chậm tiến độ theo kế 1 hoạch SXKD-ĐTXD năm Đại Sông Bản Uông Ninh Tranh Vẽ Bí

Các đơn vị trực thuộc Đồng Đại Sông Bản Uông Nghi Duyên

Nai Ninh Tranh Vẽ Bí Sơn Hải

Tổng số KHLCNT được phê duyệt 7 6 8 9 8 9 10

Số KHLCNT chưa đáp ứng yêu cầu 0 0 2 1 2 1 2 về lập, trình phê duyệt

Số KHLCNT bị chậm tiến độ theo kế 1 1 2 2 1 2 3 hoạch SXKD-ĐTXD năm

(Nguồn: Báo cáo đấu thầu các năm 2016, 2017, 2018 của EVNGENCO1) 2.2.2 Lập, trình, thẩm định và phê duyệt Hồ sơ mời thầu

Quy trình lập, trình, thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu tại Tổng công ty Phát điện 1 được thực hiện như sau: Đơn vị thuộc/Ban trực chủ trì

Ban Quản lý dấu thầu

Ban Quản lý đấu thầu

Ban Quản lý đấu thầu

•Lập và trình phê duyệt HSMT

•Thẩm định HSMT, lập báo cáo thẩm định

•Soạn dự thảo Tờ trình đề nghị phê duyệt HSMT trình Lãnh đạo Tổng công ty/soạn dự thảo Quyết định phê duyệt HSMT trình Lãnh đạo Tổng công ty

•Trình Lãnh đạo Ban phê duyệt Báo cáo thẩm định

•Trình Lãnh đạo Ban phê duyệt dự thảo Tờ trình/Quyết định phê duyệt HSMT

•Báo cáo thẩm định được phê duyệt

•Trình Lãnh đạo Tổng công ty dự thảo Tờ trình/Quyết định phê duyệt HSMT

Sơ đồ 2.3 Quy trình chi tiết các bước lập, trình, thẩm định, phê duyệt HSMT

(Nguồn: Lưu đồ công việc các Ban và Văn phòng cơ quan EVNGENCO1)

Kết quả của việc thực hiện lập, trình, thẩm định và phê duyệt HSMT trong giai đoạn 2016-2018 là:

-Năm 2016: toàn Tổng công ty có 257 HSMT được phê duyệt, trong đó: có 34HSMT chưa đáp ứng yêu cầu được phát hiện qua quá trình kiểm tra đấu thầu và có 3HSMT chưa đáp ứng yêu cầu được phát hiện ra qua quá trình thẩm định;

-Năm 2017: toàn Tổng công ty có 314 HSMT được phê duyệt, trong đó: có 30 HSMT chưa đáp ứng yêu cầu được phát hiện qua quá trình kiểm tra đấu thầu và có

3 HSMT chưa đáp ứng yêu cầu được phát hiện ra qua quá trình thẩm định;

-Năm 2018: toàn Tổng công ty có 302 HSMT được phê duyệt, trong đó: có 24 HSMT chưa đáp ứng yêu cầu được phát hiện qua quá trình kiểm tra đấu thầu và có

3 HSMT chưa đáp ứng yêu cầu được phát hiện ra qua quá trình thẩm định;

Chi tiết tình hình thực hiện lập và trình phê duyệt KHLCNT của từng đơn vị trực thuộc Tổng công ty tại Bảng 2.3 dưới đây.

Bảng 2.3 Thực trạng lập và phê duyệt HSMT của các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Phát điện 1

Các đơn vị trực thuộc Đồng Đại

Tranh Vẽ Uông Nghi Duyên

Tổng số HSMT được phê duyệt 28 31 29 35 46 48 40

Số HSMT chưa đáp ứng yêu cầu được 3 3 5 6 5 4 8 phát hiện ra trong quá trình kiểm tra đấu thầu

Số HSMT chưa đáp ứng yêu cầu được 1 0 0 0 1 1 0 thẩm định phát hiện

Tổng số HSMT được phê duyệt 36 37 35 36 60 58 52

Số HSMT chưa đáp ứng yêu cầu được 4 3 4 5 5 4 5 phát hiện ra trong quá trình kiểm tra đấu thầu

Số HSMT chưa đáp ứng yêu cầu được 0 0 1 1 0 0 1 thẩm định phát hiện

Tổng số HSMT được phê duyệt 36 35 34 35 48 59 55

Số HSMT chưa đáp ứng yêu cầu được 1 1 5 3 5 4 5 phát hiện ra trong quá trình kiểm tra đấu thầu

Số HSMT chưa đáp ứng yêu cầu được 0 1 0 0 1 1 0 thẩm định phát hiện

(Nguồn: Báo cáo đấu thầu các năm 2016, 2017, 2018 của EVNGENCO1) 2.2.3 Triển khai lựa chọn nhà thầu và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu

Quy trình triển khai lựa chọn nhà thầu và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu tại Tổng công ty Phát điện 1 được thực hiện như sau: Đơn vị trực •Mời thầu; phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu; tiếp nhận, quản lý hồ sơ dự thầu; thuộc/Ban mở thầu chủ trì

Tổ chuyên •Thương thảo hợp đồng Đơn vị trực gia •Trình phê duyệt Kết quả lựa chọn nhà thầu thuộc/Ban chủ trì

Ban Quản lý đấu thầu

Ban Quản lý đấu thầu

•Thẩm định KQLCNT, lập báo cáo thẩm định

•Soạn dự thảo Tờ trình đề nghị phê duyệt KQLCNT trình Lãnh đạo Tổng công ty/soạn dự thảo Quyết định phê duyệt KQLCNT trình Lãnh đạo Tổng công ty

•Báo cáo thẩm định được phê duyệt

•Trình Lãnh đạo Tổng công ty dự thảo Tờ trình/Quyết định phê duyệt KQLCNT

Sơ đồ 2.4 Quy trình chi tiết các bước triển khai lựa chọn nhà thầu và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu (Nguồn: Lưu đồ công việc các Ban và Văn phòng cơ quan EVNGENCO1)

Kết quả của việc ký kết và triển khai thực hiện hợp đồng trong giai đoạn 2016-

-Năm 2016: toàn Tổng công ty có 466 hợp đồng được ký kết, trong đó:

+Có 6 hợp đồng thực hiện chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng;

+Có 25 hợp đồng thực hiện chưa đáp ứng yêu cầu về tiến độ.

-Năm 2017: toàn Tổng công ty có 517 hợp đồng được ký kết, trong đó:

+ Có 6 hợp đồng thực hiện chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng;

+ Có 29 hợp đồng thực hiện chưa đáp ứng yêu cầu về tiến độ.

-Năm 2018: toàn Tổng công ty có 427 hợp đồng được ký kết, trong đó:

+Có 4 hợp đồng thực hiện chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng;

+Có 15 hợp đồng thực hiện chưa đáp ứng yêu cầu về tiến độ.

Chi tiết tình hình thực hiện lập và trình phê duyệt KHLCNT của từng đơn vị trực thuộc Tổng công ty tại Bảng 2.4 dưới đây.

Bảng 2.4 Thực trạng việc ký kết và triển khai thực hiện hợp đồng của các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Phát điện 1

Các đơn vị trực thuộc Đồng Đại

Tổng số hợp đồng được ký kết

Số hợp đồng có nhà thầu thực hiện không đáp ứng yêu cầu về chất lượng

Số hợp đồng có nhà thầu thực hiện không đáp ứng yêu cầu về tiến độ

Tổng số hợp đồng được ký kết 58 61 57 60 95 92 94

Số hợp đồng có nhà thầu thực hiện 0 0 1 1 2 1 2 không đáp ứng yêu cầu về chất lượng

Số hợp đồng có nhà thầu thực hiện 4 3 3 5 5 4 5 không đáp ứng yêu cầu về tiến độ

Tổng số hợp đồng được ký kết 51 52 50 40 76 80 78

Số hợp đồng có nhà thầu thực hiện 0 0 1 1 1 0 1 không đáp ứng yêu cầu về chất lượng

Số hợp đồng có nhà thầu thực hiện 0 1 2 2 3 4 3 không đáp ứng yêu cầu về tiến độ

(Nguồn: Báo cáo đấu thầu các năm 2016, 2017, 2018 của EVNGENCO1)

Kết quả thực hiện nghiệp vụ đấu thầu tại Tổng Công ty Phát điện 1

2.3.1 Số lượng gói thầu, quy mô đấu thầu

Hàng năm, Tổng Công ty Phát điện 1 thực hiện trên dưới 500 gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ và xây lắp nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh tạiTổng Công ty, với quy mô mua sắm (tổng giá các gói thầu) ngày càng tăng và đạt trên 1.500 tỷ vào năm 2018.

Bảng 2.5 Số lượng gói thầu theo hình thức lựa chọn nhà thầu 2016-2018

(Nguồn: Báo cáo đầu thầu các năm 2016, 2017, 2018 của EVNGENCO1)

Tư vấn Phi tư vấn Tư vấn Phi tư vấn Tư vấn Phi tư vấn

Xây lắp Mua sắm Xây lắp Mua sắm Xây lắp Mua sắm

Hỗn hợp Hỗn hợp Hỗn hợp

Biểu đồ 2.1 Số lượng gói thầu thực hiện theo lĩnh vực đấu thầu 2016-2018

(Nguồn: Báo cáo đầu thầu các năm 2016, 2017, 2018 của EVNGENCO1)

Qua bảng 2.5 và biểu đồ 2.1 ta thấy, từ năm 2016 đến năm 2018, số lượng các gói thầu qua các năm dao động không nhiều qua các năm, với số lượng các gói thầu giai đoạn 2016-2018 lần lượt là 488, 538 và 451 gói thầu Trong đó:

- Theo hình thức lựa chọn nhà thầu:

+ Số lượng các gói thầu áp dụng đấu thầu rộng rãi và chào hàng cạnh tranh chiếm tỷ lệ cao, lần lượt đạt 34,4% và 44,1% trên tổng số gói thầu năm 2018.

+ Hình thức ít được áp dụng nhất là “mua sắm trực tiếp”, chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số gói thầu là 0,4% năm 2016, 0,6% năm 2017 và 0% vào năm 2018.

+Hình thức chỉ định thầu cũng giảm dần qua từng năm, từ 35% vào năm 2016 giảm xuống còn 20,6% năm 2017 và 15,5% năm 2018.

+ Bên cạnh đó, số lượng các gói thầu thực hiện qua mạng cũng tăng lên đáng kể từ 9% (44 gói thầu) năm 2016 lên 21,6% (116 gói thầu) năm 2017 và lên 23,3%

- Theo lĩnh vực đấu thầu:

+Năm 2016: số lượng các gói thầu theo từng lĩnh vực tư vấn, phi tư vấn, xây lắp, mua sắm, hỗn hợp lần lượt là: 42, 50, 88, 288, 20 gói thầu Trong đó, lĩnh vực mua sắm hàng hóa chiếm tỷ lệ cao nhất 59% với 288 gói thầu; và lĩnh vực hỗn hợp chiếm tỷ lệ thấp nhất 4% với 20 gói thầu.

+Năm 2017: số lượng các gói thầu theo từng lĩnh vực tư vấn, phi tư vấn, xây lắp, mua sắm, hỗn hợp lần lượt là: 48, 73, 102, 290 và 25 gói thầu Trong đó, lĩnh vực mua sắm hàng hóa chiếm tỷ lệ cao nhất 54% với 290 gói thầu; và lĩnh vực hỗn hợp chiếm tỷ lệ thấp nhất 5% với 25 gói thầu.

+Năm 2018: số lượng các gói thầu theo từng lĩnh vực tư vấn, phi tư vấn, xây lắp, mua sắm, hỗn hợp lần lượt là: 50, 56, 70, 256 và 19 gói thầu Trong đó, lĩnh vực mua sắm hàng hóa chiếm tỷ lệ cao nhất 57% với 256 gói thầu; và lĩnh vực hỗn hợp chiếm tỷ lệ thấp nhất 4% với 19 gói thầu.

Bảng 2.6 Quy mô đấu thầu qua các năm 2016, 2017, 2018 ĐVT: đồng

Stt HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU Giá trị thực hiện Tỷ Giá trị thực hiện Tỷ Giá trị thực hiện Tỷ trọng trọng trọng

1 Đấu thầu rộng rãi nước 425,440,711,879 47.9% 797,559,429,008 75.4% 1,394,763,319,252 87.8%

2 Đấu thầu hạn chế nước 196,857,000,000 22.2% 1,853,212,000 0.2% 3,577,622,000 0.2%

4 Chào hàng cạnh tranh nước 129,145,129,055 14.5% 129,460,367,987 12.2% 128,585,556,593 8.1%

5 Mua sắm trực tiếp nước 12,359,502,876 1.4% 3,270,512,927 0.3% 0 0.0%

Quốc tế Đấu thầu cạnh tranh có lựa chọn Trong

6 nước 23,412,372,107 2.6% 30,165,429,605 2.9% 9,947,668,500 0.6% danh sách ngắn Quốc tế

8 Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt

(Nguồn: Báo cáo đầu thầu các năm 2016, 2017, 2018 của EVNGENCO1)

Tư vấn Phi tư vấn Tư vấn Phi tư vấn Tư vấn Phi tư vấn

Xây lắp Mua sắm Xây lắp Mua sắm Xây lắp Mua sắm

Hỗn hợp Hỗn hợp Hỗn hợp

Biểu đồ 2.2 Quy mô đấu thầu theo lĩnh vực đấu thầu 2016-2018

(Nguồn: Báo cáo đầu thầu các năm 2016, 2017, 2018 của EVNGENCO1)

Từ năm 2016 đến năm 2018, tuy số lượng các gói thầu có giảm từ 488 gói thầu xuống còn 451 gói thầu nhưng giá trị thực hiện lại tăng mạnh từ 887,98 tỷ đồng lên 1.587,76 tỷ đồng, tăng gần 2 lần Trong đó:

- Theo hình thức lựa chọn nhà thầu: giá trị thực hiện đấu thầu rộng rãi luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị thực hiện đấu thầu qua các năm, cụ thể là 47,9% năm 2016 (425,44 tỷ đồng), 75,4% năm 2017 (797,56 tỷ đồng) và 87,8% năm

-Theo lĩnh vực đấu thầu: giá trị thực hiện các gói thầu mua sắm hàng hóa luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị thực hiện đấu thầu qua các năm, cụ thể là 34% năm 2016 (298 tỷ đồng), 28% năm 2017 (300 tỷ đồng) và 48% năm 2018 (768 tỷ đồng).

Nguyên nhân của các xu hướng này đến từ việc Tổng Công ty đang triển khai thực hiện tốt các chỉ đạo của EVN về công tác đấu thầu mua sắm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh là tăng cường áp dụng các hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh, hạn chế tối đa việc áp dụng hình thức thiếu tính cạnh tranh như mua sắm trực tiếp và chỉ định thầu; khuyến khích áp dụng lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với các gói thầu đủ điều kiện (29)

2.3.2 Tiết kiệm chi phí trong đấu thầu

Tổng giá gói thầu (tỷ đồng) Tổng giá trúng thầu (tỷ đồng) Tổng giá trị tiết kiệm (tỷ đồng)

Biểu đồ 2.3 Tiết kiệm chi phí trong đấu thầu qua các năm 2016 - 2018

(Nguồn: Báo cáo đầu thầu các năm 2016, 2017, 2018 của EVNGENCO1)

Nhìn vào biểu đồ 2.1, ta thấy mặc dù tổng giá các gói thầu và tổng giá trị trúng thầu tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2016-2018, tuy nhiên giá trị tiết kiệm lại không đi cùng xu hướng đó Tổng giá trị tiết kiệm năm 2016 là 120 tỷ đồng, năm

2017 là 162 tỷ đồng và đến năm 2018 thì giảm xuống còn 91 tỷ đồng.

Nguyên nhân của xu hướng giảm mạnh của giá trị tiết kiệm do:

-Công tác lập, trình phê duyệt dự toán của các gói thầu ngày càng được hoàn thiện;

-Năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác lập dự toán/giá gói thầu ngày càng tăng;

- Giá trị dự toán ngày càng bám sát xu hướng biến động của giá cả thị trường.

Bảng 2.7 Tiết kiệm chi phí theo hình thức lựa chọn nhà thầu năm 2016

HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ 2016

Stt THẦU Giá gói thầu (đồng) Giá trị tiết kiệm (đồng) Tỷ lệ Đấu thầu Trong KQM 403,426,091,471 67,928,725,072 16.8%

Quốc tế Đấu thầu Trong KQM 196,857,000,000 20,982,000,000

5 trực tiếp Quốc tế nước ĐTCT có Trong 23,412,372,107 223,272,107 1.0%

8 Lựa chọn nhà thầu trong TH đặc biệt

(Nguồn: Báo cáo đầu thầu các năm 2016 của EVNGENCO1)

Năm 2016, tiết kiệm chi phí trong đấu thầu đạt 120,32 tỷ đồng, tương đương với tiết kiệm 13,6% khi so sánh với tổng giá gói thầu (887,98 tỷ đồng) Trong đó:

- Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu có tổng giá trị tiết kiệm lớn nhất với 71,59 tỷ đồng (67,93 tỷ đồng khi lựa chọn nhà thầu trực tiếp và 3,66 tỷ đồng khi lựa chọn nhà thầu qua mạng), tương đương với khoảng 16,7% tổng giá các gói thầu thực hiện đấu thầu rộng rãi (425,43 tỷ đồng).

- Đứng thứ 2 là hình thức chào hàng cạnh tranh, tổng giá trị tiết kiệm là 19,53 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 15,1% tổng giá các gói thầu (129,15 tỷ đồng) Đặc biệt, chào hàng cạnh tranh qua mạng đạt hiệu quả cao với tỷ lệ tiết kiệm lên đến 28,6%.

-Tiếp đến là các hình thức chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp và tự thực hiện với giá trị tiết kiệm lần lượt là 5,3 tỷ đồng, 0,8 tỷ đồng, 1,89 tỷ đồng, tương ứng với các tỷ lệ tiết kiệm là 8,3%, 6,5% và 5,2% so với tổng giá trị các gói thầu.

-Hình thức có giá trị tiết kiệm thấp nhất là đấu thầu cạnh tranh có lựa chọn danh sách ngắn với 0,22 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tiết kiệm là 1% khi so với tổng giá trị các gói thầu áp dụng hình thức này.

Bảng 2.8 Tiết kiệm chi phí theo hình thức lựa chọn nhà thầu năm 2017

HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ 2017

Stt THẦU Giá gói thầu (đồng) Giá trị tiết kiệm (đồng) Tỷ lệ Đấu thầu Trong KQM 704,481,817,789 121,548,140,969 17.3%

Quốc tế Đấu thầu Trong KQM 1,358,212,000 95,959,000

5 nước trực tiếp Quốc tế ĐTCT có Trong 30,165,429,605 1,143,929,605 3.8%

8 Lựa chọn nhà thầu trong TH đặc biệt

(Nguồn: Báo cáo đầu thầu các năm 2017 của EVNGENCO1)

Năm 2017, tiết kiệm chi phí trong đấu thầu đạt 161,76 tỷ đồng, tương đương với tiết kiệm 15,3% khi so sánh với tổng giá gói thầu (1057,47 tỷ đồng) Trong đó:

Đánh giá nghiệp vụ đấu thầu tại Tổng Công ty Phát điện 1

Trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ đấu thầu để thực hiện các hoạt động phục vụ sản xuất kinh doanh hay thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, đầu tư phát triển, Tổng Công ty Phát điện 1 cũng đã đạt được một số thành tựu nổi bật được ghi nhận như: đảm bảo tuân thủ đúng các quy định về đấu thầu; đảm bảo các nguyên tắc về cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả trong đấu thầu Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại một số điểm cần khắc phục để hoạt động đấu thầu của TổngCông ty ngày càng được hoàn thiện hơn, hiệu quả hơn.

2.4.1 Những mặt đạt được

2.4.1.1 Đảm bảo tuân thủ đúng các quy chế, quy định, quy trình về đấu thầu

Hoạt động đấu thầu ở Tổng Công ty Phát điện 1 được đánh giá dựa trên các tiêu chí hiệu quả về chi phí, đúng các nguyên tắc, các quy định của Quy chế đấu thầu áp dụng trong Tổng Công ty.

EVNGENCO1 luôn tuân thủ các quy định của Quy chế đầu thầu và các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện công tác đấu thầu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), gồm:

-Đối với các dự án, các gói thầu sử dụng vốn đầu tư xây dựng, đầu tư phát triển: thực hiện đúng quy định của Quy chế đấu thầu trong công tác đầu tư xây dựng của EVN, quy trình thực hiện lựa chọn nhà thầu tuân thủ chặt chẽ theo quy định của Luật Đấu thầu năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật;

- Đối với các hoạt động mua sắm, dịch vụ sử dụng vốn sản xuất kinh doanh: thực hiện đúng quy định của Quy chế đấu thầu trong công tác sản xuất kinh doanh của EVN, quy trình thực hiện lựa chọn nhà thầu được tuân thủ chặt chẽ theo quy định của Quy chế, của Luật Đấu thầu năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

EVNGENCO1 cũng luôn chủ động trong công tác kiện toàn và hoàn thiện hệ thống các quy chế, quy định, quy trình liên quan đến công tác đấu thầu trên cơ sở tuân thủ các quy định về công tác đấu thầu của Tập đoàn, đặc biệt là đã hoàn thiện Quy trình mua than nhập khẩu thông qua đấu thầu trong Tổng Công ty Phát điện 1 (32)

Ngoài ra, Tổng Công ty thường xuyên cập nhập các quy định mới ban hành của nhà nước cũng như của EVN để đảm bảo các quy định của các quy chế, quy định, quy trình nội bộ trong EVNGENCO1 phù hợp với các quy định hiện hành.

2.4.1.2 Tăng cường hiệu quả kinh tế, cạnh tranh trong đấu thầu

- Tăng cường hiệu quả kinh tế trong đấu thầu: thực hiện đấu thầu trong các hoạt động mua sắm, dịch vụ, xây lắp sử dụng vốn sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng và đầu tư phát triển không chỉ giúp Tổng Công ty lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu mà còn góp phần giúp Tổng Công ty tiết kiệm được đáng kể nguồn chi phí sử dụng (33) , cụ thể:

+ Năm 2016, tiết kiệm chi phí trong đấu thầu đạt 120,32 tỷ đồng, tương đương với tiết kiệm 13,6% khi so sánh với tổng giá gói thầu (887,98 tỷ đồng);

+ Năm 2017, tiết kiệm chi phí trong đấu thầu đạt 161,76 tỷ đồng, tương đương với tiết kiệm 15,3% khi so sánh với tổng giá gói thầu (1.057,47 tỷ đồng);

+ Năm 2018, tiết kiệm chi phí trong đấu thầu đạt 91,32 tỷ đồng, tương đương với tiết kiệm 5,8% khi so sánh với tổng giá gói thầu (1.587,76 tỷ đồng).

-Tăng cường cạnh tranh trong đấu thầu:

EVNGENCO1 chủ trương tăng cường áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, hạn chế tối đa việc áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu thiếu tính cạnh tranh như chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp Nhờ đó mà hình thức đấu thầu rộng rãi luôn chiếm một tỷ cao trong các năm gần đây trong khi tỷ lệ áp dụng hình thức chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp ngày càng giảm, cụ thể:

+Tỷ lệ áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi: 17,2% năm 2016; 37,7% năm 2017 và 34,4% năm 2018;

+Tỷ lệ áp dụng hình thức chỉ định thầu: 35% năm 2016; 20,6% năm 2017 và 15,5% năm 2018.

+Tỷ lệ áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp: 0,4% năm 2016, 0,6% năm 2017 và 0,0% năm 2018.

Bên cạnh đó, EVNGENCO1 luôn chủ động áp dụng đấu thầu qua mạng đối với các gói thầu đủ điều kiện Kết quả là tỷ lệ thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng ngày càng tăng: từ 9,0% năm 2016 lên 21,6% năm 2017 và 23,3% năm 2018.

2.4.1.3 Đảm bảo công khai, minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà thầu Đối với tất cả các gói thầu, sử dụng vốn sản xuất kinh doanh, vốn đầu tư xây dựng hay vốn đầu tư phát triển, EVNGENCO1 luôn đảm bảo tính công khai, minh bạch các thông tin trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo đúng quy định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, gồm:

-Đảm bảo thực hiện đăng tải thông tin về đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Hệ thống thông tin quản lý đấu thầu của EVN và phần mềm quản lý đầu tư xây dựng, cụ thể gồm các thông tin: kế hoạch lựa chọn nhà thầu, thông báo mời quan tâm; thông báo mời sơ tuyển, thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng; thông báo hủy, gia hạn, điều chỉnh, đính chính các thông tin đã đăng tải; danh sách ngắn; kết quả lựa chọn nhà thầu; kết quả mở thầu đối với đấu thầu qua mạng; thông tin về nhà thầu trúng thầu tại đơn vị mình; thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu; thông tin tên, số điện thoại, địa chỉ bên mời thầu, số điện thoại của cán bộ phụ trách phát hành HSMT/HSYC; thông tin về kết quả đánh giá công tác thực hiện hợp đồng của các nhà thầu và các chế tài áp dụng kèm theo (nếu có).

-Công khai đường dây nóng của Báo đấu thầu (0204.3768.6611), địa chỉ email của ban Quản lý đấu thầu EVN (quanlydauthau@evn.com.vn) không chỉ trên trang thông tin điện tử của EVNGENCO1 mà còn trong HSMT/HSYC để các nhà thầu không chỉ phản ánh kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu trong quá trình lựa chọn nhà thầu tới Tổng Công ty, mà còn tới Tập đoàn, tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

-Ngoài ra, Tổng Công ty luôn khuyến khích các đơn vị thực hiện đăng tải thông tin trên các trang thông tin đại chúng và mời các cơ quan thông tấn, báo chí, đại diện công an/an ninh, đại diện cộng đồng dân cư trong khu vực tham gia lễ mở thầu để tăng cường tính minh bạch và giám sát cộng đồng.

2.4.1.4 Công tác đào tạo và hướng dẫn nghiệp vụ đấu thầu được chú trọng

Việc đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ trực tiếp tham gia các hoạt động đấu thầu (tổ chuyên gia, bên mời thầu, chủ đầu tư ) nhằm tăng cường tính chuyên môn, chuyên nghiệp trong quá trình thực hiện Theo đó, việc tổ chức và triển khai các hoạt động đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ về đấu thầu đã được EVNGENCO1 thực hiện như sau:

-Về công tác đào tạo đấu thầu:

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ ĐẤU THẦU TẠI TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 1

Mục tiêu phát triển của Tổng Công ty Phát điện 1 trong thời gian tới

3.1.1 Mục tiêu hoạt động

Tổng Công ty Phát điện 1 hoạt động với các mục tiêu chủ yếu sau:

-Sản xuất điện năng và đầu tư phát triển nguồn điện; đảm bảo phát điện an toàn, liên tục, ổn định cho các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng;

- Kinh doanh đa ngành, trong đó kinh doanh điện năng và cơ khí điện lực là ngành kinh doanh chính; sản xuất kinh doanh có lãi; bảo toàn và phát triển vốn EVN đầu tư tại EVNGENCO1 và vốn của EVNGENCO1 đầu tư vào các doanh nghiệp khác Sử dụng hợp lý các nguồn lực để tối đa hóa lợi nhuận, tích lũy đầu tư phát triển EVNGENCO1;

- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết trong lĩnh vực kinh doanh điện năng để thị trường điện lực hoạt động theo lộ trình do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Trong thời gian tới, EVNGENCO1 phấn đấu trở thành một Tổng Công ty mạnh của Tập Đoàn Điện lực Việt Nam Các mục tiêu chiến lược được đề ra đến năm 2025 là:

-Đảm bảo các tổ máy/nhà máy vận hành an toàn, hiệu quả và sẵn sàng huy động trong mọi thời điểm theo yêu cầu của hệ thống điện Quốc gia.

-Đầu tư xây dựng các dự án nguồn điện đáp ứng tiến độ, chất lượng đề ra, nhằm đảm bảo công tác đầu tư xây dựng các dự án có hiệu quả.

-Đa dạng hóa các nguồn lực, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để huy động các ngồn vốn phục vụ công tác đầu tư xây dựng các dự án nguồn điện.

- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh và hội nhập Quốc tế.

-Sản xuất kinh doanh có hiệu quả, từng bước nâng cao thu nhập cho người lao động.

-Chú trọng công tác nghiên cứu cải tiến khoa học kỹ thuật, hợp tác chuyển giao công nghệ.

-Công tác SXKD và đầu tư xây dựng của Tổng Công ty phải luôn gắn liền với tiêu chí phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.

3.1.3 Giải pháp thực hiện mục tiêu Để hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược nêu trên, các giải pháp thực hiện được đề ra:

- Ban hành các quy định về quản lý kỹ thuật, thường xuyên quan tâm chỉ đạo các đơn vị làm tốt công tác duy tu, bão dưỡng và sửa chữa các tổ máy Phân cấp cho các đơn vị chủ động mua sắm thiết bị vật tư dự phòng.

- Ban hành các quy định hướng dẫn về công tác đầu tư, xây dựng phù hợp với các quy định hiện hành Bám sát các mục tiêu tiến độ của các dự án để tập trung chỉ đạo điều hành Thu xếp đủ vốn cho các dự án.

-Nguồn vốn cho các dự án trong tương lai sẽ được thu xếp từ nhiều nguồn khác nhau như: vay ưu đãi, vay thương mại, bán các tài sản thông qua công tác cổ phần hóa, liên danh liên kết cùng đầu tư, huy động các nguồn vốn khác từ xã hội.

-Xác định nguồn nhận lực là nhân tố quan trọng nhất đưa Tổng Công ty phát triển Công tác tuyển chọn và đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên được đặc biệt quan tâm Hàng năm Tổng Công ty dành một khoản chi phí để mở các lớp đào tạo cán bộ công nhân viên CBCNV nâng cao kiến thức quản lý, chuyên môn và ngoại ngữ; cử người đi đào tạo ở nước ngoài.

-Tham gia vận hành thị trường điện cạnh tranh có hiệu quả, sẵn sàng cắt giảm những khoản chi phí phục vụ SXKD và đầu tư xây dựng không cần thiết, áp dụng mức định biên lao động hợp lý tại các đơn vị, nhằm đảm bảo mục tiêu tăng năng suất, thu nhập cho người lao động và tăng hiệu quả SXKD của Tổng Công ty.

-Tổng Công ty ban hành cơ chế chính sách khuyến khích các CBCNV phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật làm lợi trong quá trình sản xuất Giao các Ban chuyên môn nghiên cứu, đề xuất các nội dung hợp tác và chuyển giao công nghệ với các đối tác trong và ngoài nước để cho triển khai thực hiện.

-Công tác bảo vệ môi trường sẽ được đặc biệt quan tâm nhằm giảm thiểu sự tác động có hại có thể gây ra trong quá trình hoạt động sản xuất, đầu tư xây dựng với môi trường xung quanh Phấn đấu có những đóng góp quan trọng làm cho môi trường xung quanh thêm xanh, sạch, đẹp; tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng, xã hội.

3.1.4 Mục tiêu của công tác đấu thầu trong giai đoạn 2019-2025 Để việc sử dụng các nguồn vốn trong EVNGENCO1 đạt hiệu quả, các mục tiêu trong công tác đấu thầu trong giai đoạn 2019-2025 là:

-Đảm bảo tuân thủ đúng các quy chế, quy định, quy trình về đấu thầu của EVN và của EVNGENCO1;

-Đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả trong đấu thầu;

-Đảm bảo công khai hóa các thông tin về đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ đấu thầu tại Tổng Công ty Phát điện 1 59 1 Giải pháp nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu

3.2.1 Giải pháp nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu

Bước vào cuộc cách mạng 4.0, doanh nghiệp muốn phát triển thì một điều kiện tiên quyết là phải đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao Việc đào tạo, trang bị kiến thức trong bất kỳ trường hợp nào đều không phải thừa và có thể coi đây là một hình thức đầu tư có hiệu quả nhất.

Hoạt động đấu thầu cũng vậy, để tăng cường và nâng cao hiệu quả đấu thầu trong EVNGENCO1, đòi hỏi cần phải không ngừng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu Các giải pháp cụ thể gồm:

-Xây dựng các quy định và các văn bản hướng dẫn chi tiết các quy định về yêu cầu tiêu chuẩn trình độ, năng lực, đạo đức của đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu;

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ Lãnh đạo Tổng Công ty, Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc, đặc biệt là người đứng đầu về tầm quan trọng của việc học, nâng cao trình độ, kiến thức về lĩnh vực đấu thầu để bản thân tự học tập nâng cao, cũng như quan tâm tổ chức lớp học hoặc cử cán bộ đi học;

- Thực hiện có hiệu quả và đa dạng các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, xây dựng cơ chế đào tạo, phối hợp đào tạo nhằm nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ trực tiếp tham gia hoạt động đấu thầu Xây dựng và triển khai thực hiện các đề án, dự án, kế hoạch đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực tham gia công tác đấu thầu như: tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu nghiệp vụ về đấu thầu đối với các đơn vị trực thuộc, các ban quản lý dự án; mời các chuyên gia về đấu thầu đến trực tiếp giảng dạy cán bộ hay cử đi các khóa học dài hạn chuyên về tổ chức đấu thầu…

-Xây dựng quy định cụ thể về việc phân bổ kinh phí hàng năm của Tổng Công ty để hỗ trợ công tác đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn liên quan đến công tác đấu thầu: chế độ đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt điều kiện bổ nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo quản lý phải có chứng chỉ liên quan đáp ứng yêu cầu chuyên môn công tác. Coi việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về đấu thầu là một trong những nhiệm vụ thường xuyên của Tổng Công ty, lồng ghép vào nội dung sơ, tổng kết hàng năm của Tổng Công ty, có như vậy hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức của cán bộ mới thực sự được quan tâm đúng mức và có điều kiện khả thi để thực hiện.

- Bên cạnh đó, việc thu hút và giữ chân các cán bộ có chuyên môn giỏi là vô cùng quan trọng Tổng Công ty cần xây dựng chính sách hậu đãi, chính sách tiền lương, tiền thưởng hợp lý và thỏa đáng đối với những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm, và hiệu quả làm việc cao Điều này không chỉ giúp khuyến khích những cán bộ giỏi thêm gắn bó với Tổng Công ty mà còn thúc đẩy các cán bộ trẻ có thêm động lực phấn đấu.

3.2.2 Giải pháp quản lý hợp đồng và đánh giá chất lượng nhà thầu

Sau lựa chọn nhà thầu, công tác quản lý hợp đồng cũng như đánh giá chất lượng nhà thầu đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo mục tiêu khi đấu thầu của Tổng Công ty Phát điện 1.

3.2.2.1 Quản lý hợp đồng Để tăng cường quản lý hợp đồng sau đấu thầu, không có lựa chọn nào khác là cần phải nâng cao năng lực quản lý hợp đồng Hợp đồng rất quan trọng, không chỉ là cơ sở thanh toán mà còn là cơ sở giải quyết các vấn đề Để gói thầu được thực hiện một cách hoàn thiện, không chỉ nhà thầu mà chủ đầu tư cần nắm đầy đủ kiến thức và các điều kiện của hợp đồng Các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hợp đồng là:

- Thành lập bộ phận quản lý hợp đồng chuyên trách ở các đơn vị trực thuộc, nhằm tạo sự đồng bộ và chuyên nghiệp Bộ phận này sẽ chuẩn hóa quy trình quản lý hợp đồng, trực tiếp theo dõi và tham gia các bước của quy trình quản lý hợp đồng. Qua đó nhưng vướng mắc, bất cập sẽ được báo cáo, xử lý, giải quyết và tháo gỡ một cách nhanh chóng, mang tính chính xác cao.

-Quy định rõ trách nhiệm của các cán bộ làm công tác quản lý hợp đồng và các chế tài cụ thể để xử lý khi xảy ra vi phạm trong quá trình quản lý hợp đồng;

-Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý hợp đồng, pháp luật về hợp đồng cho các cán bộ quản lý hợp đồng chuyên trách.

3.2.2.2 Đánh giá chất lượng nhà thầu

Hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn là mối quan tâm lớn đối với EVNGENCO1 Nếu lựa chọn được các nhà thầu có đủ năng lực phù hợp với gói thầu, gói thầu sẽ được hoàn thành với chất lượng cao mà vẫn đảm bảo được chi phí hiệu quả.

Việc đánh giá chất lượng nhà thầu không chỉ là để đánh giá năng lực của nhà thầu một cách chính xác hay giúp loại ra các nhà thầu không đủ năng lực trong đấu thầu mà còn khuyến khích các nhà thầu cải thiện, nâng cao năng lực của chính họ từ đó nâng cao chất lượng thực hiện hợp đồng, ngoài ra còn góp phần giải quyết vấn đề các nhà thầu có hồ sơ dự thầu đẹp nhưng thực tế thực hiện kém.

Do đó, Tổng Công ty cần thiết phải xây dựng quy trình và hệ thống các tiêu chí cũng như phần mềm hỗ trợ để thực hiện đánh giá chất lượng nhà thầu (về việc thực hiện hợp đồng).

-Về quy trình đánh giá chất lượng nhà thầu: quy trình tổng quát và chi tiết phục vụ việc đánh giá được mô tả như sau: Đơn vị QLDA/đơn vị EVNGENCO1 đánh vận hành đánh giá và cập nhật sau nghiệm thu hoàn thành giá và phê duyệt kết quả đánh giá

CĐT tổng hợp đánh giá hàng năm Đơn vị sử dụng sản phẩm cập nhật đánh giá Các bộ phận sử dụng kết quả

Sơ đồ 3.1 Quy trình tổng quát đánh giá chất lượng nhà thầu Đánh giá nhà thầu đột xuất Duyệt ĐGNT đột xuất

Bắt đầu Hợp đồng Thực hiện Đánh giá nhà thầu khi nghiêm thu Duyệt ĐGNT

Q LD A Đánh giá nhà thầu hàng năm Duyệt Duyệt ĐGNT ĐGNT đột đột xuất xuất

Duyệt Duyệt ĐGNT ĐGNT hàng hàng năm năm

Hợp đồng kết thúc vậ n hà nh Đánh giá khi nghiệm thu bảo hành SP Duyệt ĐGNT

Hàng năm Đánh giá khi xẩy ra sự cố vị Duyệt ĐGNT Đ ơ n Đánh giá khi có yêu cầu đột xuất

Sơ đồ 3.2 Quy trình chi tiết đánh giá chất lượng nhà thầu

-Về tiêu chí đánh giá chất lượng nhà thầu: xây dựng quy định cho 05 lĩnh vực hợp đồng theo nội dung chính trong hợp đồng, bao gồm:

Ngày đăng: 08/04/2023, 15:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w