Phân tích ngành vật liệu xây dựng việt nam

7 3.5K 87
Phân tích ngành vật liệu xây dựng việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Họ và tên : Phùng Thị Phương Thảo Lớp : Ngân Hàng 47B Môn: Thị trường chứng khoán : ThÞ trêng chøng kho¸n ĐỀ TÀI: Phân tích ngành vật liệu xây dựng Việt Nam I/Đỏnh giá tổng quan Nước ta có hầu hết các chủng loại nguyên liệu và khoáng sản để sản xuất vật liệu xây dựng; đội ngũ cán bộ có trình độ, nhanh chóng nắm bắt làm chủ công nghệ tiên tiến của thế giới. Đến nay, ngành vật liệu xây dựng đã huy động ở mức cao các thành phần kinh tế tham tham gia đầu tư. Có thể nói, công nghệ sản xuất vật liệu xây dựngViệt Nam hiện nay thuộc loại tiên tiến trên thế giới, sản phẩm sản xuất ở hầu hết các lĩnh vực (xi măng, gạch gốm ốp, lát, sứ vệ sinh, kớnh xõy dựng,…) với chất lượng cao. Tốc độ phát triển ngành xây dựng Việt Nam trong thời gian qua luôn luôn ở mức 2 con số. Đây là tốc độ phát triển rất mạnh. Song song với việc phát triển xây dựng là nhu cầu vật liệu xây dựng.Đồng thời với nhu cầu về số lượng là sự đòi hỏi của thị trường về chất lượng, mẫu mã sản phẩm cũng tăng lên rất nhanh và diễn ra ở tất cả chủng loại vật liệu xây dựng. Có thể nói, trong hơn 10 năm qua sự bùng nổ về nhu cầu vật liệu xây dựng cả về số lượng, chất lượng, chủng loại, mẫu mã sản phẩm. Nhiều sản phẩm vật liệu xây dựng trước đây chưa hề có trên thị trường Việt Nam thì trong thời gian qua đã xuất hiện với quy mô lớn, đa dạng. Theo dự báo của ngành thì trong vòng 5 năm tới nhu cầu vật liệu xây dựng tăng trưởng ở mức cao, khoảng trên dưới 10%/năm và ngày càng đòi hỏi nhiều chủng loại vật liệu xây dựng mới, chất lượng cao, tính năng ưu việt. II/Đặc điểm ngành Đặc trưng của ngành vật liệu xây dựng là một ngành kinh tế thâm dụng vốn, các tài sản của nó là những tài sản nặng vốn, và chi phí cố định của ngành khá cao. Đặc tính nổi bật của ngành là nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế tăng trưởng, doanh số và lợi nhuận của 1 các công ty trong ngành sẽ tăng cao. Sở dĩ như vậy vì ngành vật liệu xây dựng là đầu vào của các ngành khỏc.Chẳng hạn, sắt, thép, xi măng là đầu vào cho các công trình như cầu cống, nhà cửa, cao ốc… của ngành xây dựng. Khi ngành xây dựng làm ăn phát đạt thì ngành vật liệu xây dựng cũng có cơ hội để tăng trưởng. Ngược lại, tình hình sẽ tồi tệ khi nền kinh tế suy thoái, các công trình xây dựng sẽ bị trì trệ vì người dân không còn bỏ nhiều tiền ra để xây dựng nhà cửa, chính phủ không mở rộng đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng như cầu cống, sân bay, bến cảng, trường học, bệnh viện… Điều này làm cho doanh số, lợi nhuận của các công ty vật liệu xây dựng sụt giảm nhanh chóng. Một lý do khác để giải thích cho sự nhạy cảm của ngành xây dựng đối với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế là do cách thức tăng lợi nhuận của các công ty trong ngành dựa chủ yếu vào tăng trưởng doanh số và các công ty thường sử dụng đòn bẩy hoạt động để tăng lợi nhuận, bởi có rất ít “độc quyền giỏ” và lợi nhuận biên tế ở mức thấp. Theo 1 nghien cuu cho thay lợi nhuận biên của ngành vật liệu xây dựng chỉ ở mức 5%, do đó để gia tăng lợi nhuận, các công ty thực hiện bằng cách đẩy mạnh doanh số bán. Nhưng khi thực hiện điều này thì cũng có nghĩa rằng, các công ty vật liệu xây dựng sẽ phải sản xuất ở quy mô lớn và do đó, chi phí cố định sẽ bị đẩy lên cao. Lúc này, chi phí cố định cao trở thành vấn đề sống còn đối với các công ty. Chỉ công ty nào có chi phí cố định thấp hơn so với đối thủ ở cùng một quy mô sản xuất thì mới có thể gia tăng lợi nhuận và vượt qua khó khăn trong thời kỳ nền kinh tế suy thoái. Chi phí thấp sẽ là thế mạnh kinh tế của ngành, công ty nào có chi phí sản xuất thấp sẽ tạo được ưu thế cạnh tranh bền vững. Đứng trên giác độ của người sử dụng khi mua vật liệu xây dựng, đa số họ có tâm lý quan tâm nhiều đến giá cả. Bởi lẽ, họ thường mua với khối lượng lớn, nhất là đối với các công trình xây dựng như bến cảng, nhà xưởng, cầu cống hay các cao ốc. Do vậy, một biến động nhỏ về giá cả có thể làm cho chi phí mua của khách hàng thay đổi đáng kể. Tất nhiên, cũng phải nói rằng, thương hiệu, chất lượng và mẫu mã cũng có ảnh hưởng đến quyết định mua của người tiêu thụ. Nhưng sự sai khác về chất lượng, mẫu mã của các sản phẩm trong ngành này là không nhiều. Chính vì thế, nhu cầu hay khách hàng trong ngành này rất nhạy cảm với các biến động giá cả. 2 Một đặc tính khác của ngành vật liệu xây dựng là có mối tương quan rõ rệt với thị trường bất động sản. Khi thị trường bất động sản đóng băng thì ngành vật liệu xây dựng gặp khó khăn và ngược lại. Lý do đơn giản là thị trường bất động sản phản ánh nhu cầu cho ngành. III/Định hướng phát triển của Chính phủ Ngành vật liệu xây dựng Việt Nam đó cú sự chuẩn bị từ lâu cho hội nhập, bao gồm cả việc nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá tương quan giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới, đánh giá đúng tiềm năng lợi thế, các yếu kém, khó khăn và chuẩn bị cho mỡnh cỏc bước đi thích hợp. Trong đó, việc đầu tiên là sản xuất ra lượng hàng hóa đủ lớn, đảm bảo chất lượng, phù hợp với thị hiếu và nhu cầu thị trường. Song song với việc đầu tư quy mô sản xuất là việc nhập khẩu công nghệ tiên tiến và nghiên cứu nắm bắt, cải tiến công nghệ để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ.Cỏc DN phấn đấu giảm suất đầu tư cho một đơn vị sản phẩm, tăng dần chế tạo thiết bị trong nước; Nghiên cứu chế biến nguyên liệu sản xuất, đảm bảo ổn định chất lượng, giảm giá nguyên liệu đầu vào, nâng cao công suất thiết bị, giảm chi phí sản xuất, chi phí thương mại và nhiều chi phí khác; Đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, nắm bắt, làm chủ công nghệ, đa dạng hóa mặt hàng, đa dạng hóa sản phẩm. Nghiên cứu các quy luật thị trường, nâng cao năng lực tiếp thị, xây dựng, củng cố thương hiệu với phương châm lấy chất lượng sản phẩm, đáp ứng thị hiếu khách hàng làm chuẩn mực. DN sản xuất vật liệu xây dựng ở mọi thành phần kinh tế đều phải quan tâm đến việc đổi mới công nghệ, đầu tư chiều sâu, đổi mới tổ chức, mô hình hoạt động, lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh làm thước đo, vừa chuẩn bị cho cạnh tranh trong hiện tại vừa chuẩn bị các bước đi lâu dài; vừa chuẩn bị và cạnh tranh nội địa vừa vươn ra xuất khẩu. IV.Cơ hội và thách thức 1.Cơ hội Nhu cầu vật liệu xây dựngViệt Nam trong thời gian qua và trong tương lai là rất lớn cả về giá trị tuyệt đối lẫn tốc độ tăng trưởng; số lượng lẫn yêu cầu chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo thị hiếu của người tiêu dùng trong tiến trình hội nhập quốc tế. Để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao, ngành vật liệu xây dựng đã chuẩn bị cho mình bước đi và tiến 3 trình cụ thể, trong đó coi trọng việc đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất của các nước phát triển, lấy quy mô công suất vừa và lớn làm hướng chủ đạo. Đầu tư phát triển vật liệu xây dựng là nhu cầu và lợi thế của Việt Nam. Nước ta giàu tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng, tuy phân bố không đều nhưng có ở hầu hết cỏc vựng trong cả nước. Việt Nam có đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ có kinh nghiệm, khả năng nắm bắt và làm chủ công nghệ mới một cách nhanh nhậy. Đồng thời, Việt Nam là một thị trường tiêu thụ lớn về vật liệu xây dựng đang ở trong thời kỳ phát triển đất nước. Chính từ các lợi thế kể trên, mặc dù những năm qua và cả những năm sắp tới chúng ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn cho đầu tư, nhưng chúng ta đã xây dựng được một ngành vật liệu xây dựng có trình độ công nghệ tương đối cao và quy mô tương đối lớn. Nhiều lĩnh vực vật liệu xây dựng đã đáp ứng đủ nhu cầu cho thị trường trong nước và vươn ra xuất khẩu, trong đó có cả các nước phát triển ở châu Âu, Bắc Mỹ.Chất lượng và mẫu mã sản phẩm vật liệu xây dựng cũng ngày càng được nâng cao, đang đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của khách hàng. Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cũng đang được xây dựng và soát xét lại theo hướng hội nhập quốc tế. 2. Thách thức Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh luôn tiếp diễn; giai đoạn đầu chủ yếu là cạnh tranh về giá, khi giỏ nguyờn nhiên liệu, điện năng và tỷ giá ngoại tệ thay đổi liên tục thì khó khăn cho ngành vật liệu xây dựng lại càng lớn. Bởi sản xuất vật liệu xây dựng gắn liền với việc nhập khẩu thiết bị, công nghệ, phụ tùng thay thế, nhiên liệu và điện năng.Sau đó là cạnh tranh về giá cộng với chất lượng, mẫu mã, thương hiệu sản phẩm. Hàng nội địa vừa phải nâng cao và ổn định chất lượng, vừa phải đa dạng mẫu mã và hạ giá thành sản xuất. Mặc dù các hàng rào thuế quan đang là lợi thế cho hàng vật liệu xây dựng trong nước nhưng lợi thế này đang ngày càng giảm, vì vậy ngành vật liệu xây dựng cần phải tiếp tục hoàn thiện về mọi mặt thì mới đảm bảo được khả năng cạnh tranh thắng lợi ngay trờn sõn nhà. Trong quá trình hội nhập cơ hội nhiều mà thách thức cũng lắm. Cạnh tranh ngày càng khốc liệt song chắc chắn ngành vật liệu xây dựng Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện mình và thích nghi dần với nền kinh tế thị trường trong tiến trình hội nhập AFTA và quốc tế. IV/Tỡnh hình hoạt động một số công ty tiêu biểu 4 1.Công ty Cổ phần Bê tông 620 - Châu Thới *Vốn điều lệ: 58.826.900.000 đồng 58.826.900.000 đồng *Nghành nghề kinh doanh: - Sản xuất và lắp đặt cấu kiện bê tông đúc sẵn; - Sản xuất các loại vật liệu xây dựng; - Gia công, sửa chữa các dụng cụ máy móc thiết bị cơ khí; - Xây dựng các công trình giao thông cầu cống, đường bộ bến cảng. - Xây dựng các công trình công nghiệp dân dụng. Nạo vét, bồi đắp mặt bằng, đào đắp nền móng công trình, thi công bằng phương pháp khoan nổ mìn. - Dịch vụ vận chuyển sản phẩm bê tông tươi và bê tông siêu tường siêu trọng. - Xuất nhập khẩu vật tư, nguyên phụ liệu, phụ tùng ngành xây dựng. *Số lượng chứng khoán niêm yết hiện tại: 5882690 5882690 *Kết quả hoạt động kinh doanh quý I năm 2004 (BT6) CHỈ TIÊU Mã số Quý I Lũy kế từ đầu năm Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 38.216.336.581 38.216.336.581 Trong đó: Doanh thu xuất khẩu Các khoản giảm trừ 03 1. Doanh thu thuần 10 38.216.336.581 38.216.336.581 2. Giá vốn hàng bán 11 31.091.842.290 31.091.842.290 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 7.124.494.291 7.124.494.291 4. Doanh thu hoạt động tài chính 31.109.755 31.109.755 5. Chi phí tài chính 1.649.141.574 1.649.141.574 Trong đó: Chi phí lãi vay 1.649.141.574 1.649.141.574 6. Chi phí bán hàng 62.000.000 62.000.000 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.760.045.704 1.760.045.704 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 3.684.416.768 3.684.416.768 9. Thu nhập khác 60.000 60.000 10. Chi phí khác 900.000 900.000 11. Lợi nhuận khác 40 -840.000 -840.000 12. Tổng lợi nhuận trước thuế 50 3.683.576.768 3.683.576.768 13. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải 5 nộp 14. Lợi nhuận sau thuế 60 3.683.576.768 3.683.576.768 Đơn vị tính: đồng 2.Nhà máy xi măng Bút Sơn *Vốn điều lệ:7500000000 Nhà máy xi măng Bút Sơn được xây dựng từ năm 1995 với dây chuyền công nghệ hiện đại của Cộng hòa Pháp có công suất thiết kế 4.000 tấn clinke/ngày (tương đương 1,4 triệu tấn xi măng/năm). Sau 3 năm khởi công xây dựng ngày 1/5/1998 xi măng Bút Sơn chính thức có mặt trên thị trường và trong thời gian qua công ty đã sản xuất, tiêu thụ được gần 10 triệu tấn xi măng, đóng góp ngân sách Nhà nước gần 4.000 tỷ đồng, lợi nhuận tính từ năm 2004-2006 đạt hơn 342 tỷ đồng, đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động. Thực hiện chủ trương sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước Công ty xi măng Bút Sơn đã chuyển đổi hoạt động sản xuất kinh doanh theo mô hình công ty cổ phần với 80% cổ phần chi phối của Nhà nước và tháng 12/2006 cổ phiếu của công ty đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán góp phần đưa mức tăng trưởng sản xuất kinh doanh của đơn vị năm 2006 tăng 15%, các chỉ tiêu về sản lượng, doanh thu nộp NSNN, lợi nhuận, thu nhập của người lao động đều vượt kế hoạch từ 10-20%. Phát huy những kết quả đã được đáp ứng như cầu tiêu thụ xi măng của thị trường công ty đã khởi công xây dựng dây chuyền II Nhà máy xi măng Bút Sơn có công suất 1,6 triệu tấn xi măng/năm với tổng nguồn vốn đầu tư 2.807 tỷ đồng. Theo kế hoạch đến đầu năm 2009 dây chuyền II sẽ đi vào hoạt động nâng công suất nhà máy lên 3 triệu tấn xi măng/năm. V.Kết luận từ phân tích ngành VLXD Việt Nam Ngành VLXD đang cú tục độ tăng trưởng cao.Ngành đang ở giai đoạn tăng trưởng nhanh và tốc độ tăng trưởng 2 chữ số sẽ được giữ vững trong thời gian tới Trong thới kì nền kinh tế mở cửa hội nhập quốc tế,ngành VLXD sẽ phải đói mặt với nhiều áp lực cạnh tranh độn từ các công ty nước ngoài. Đặc biệt là trong thời gian này cơn bão giá VLXD đang dâng cao sẽ khiến cho ngành gặp nhiều khú khăn.Bờn cạnh đú,số lượng các doanh nghiệp trong 6 ngành sẽ giảm do thâu tóm và sát nhập,song quy mô và chất lượng sẽ được cải thiện. Hướng phát triển của ngành sẽ la phát triển về quy mô và hoạt động,trong đó chú trọng phát triển về chiều sâu. 7 . chøng kho¸n ĐỀ TÀI: Phân tích ngành vật liệu xây dựng Việt Nam I/Đỏnh giá tổng quan Nước ta có hầu hết các chủng loại nguyên liệu và khoáng sản để sản xuất vật liệu xây dựng; đội ngũ cán bộ. thì ngành vật liệu xây dựng gặp khó khăn và ngược lại. Lý do đơn giản là thị trường bất động sản phản ánh nhu cầu cho ngành. III/Định hướng phát triển của Chính phủ Ngành vật liệu xây dựng Việt Nam. triển vật liệu xây dựng là nhu cầu và lợi thế của Việt Nam. Nước ta giàu tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng, tuy phân bố không đều nhưng có ở hầu hết cỏc vựng trong cả nước. Việt Nam có

Ngày đăng: 06/05/2014, 16:33

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mã số

  • Quý I

  • Lũy kế từ đầu năm

    • Các khoản giảm trừ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan