1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Triệu thị hương 1324010133 pt tình hình sử dụng tscđ của ctcp xếp dỡ vận tải an hải

156 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình hình sử dụng tài sản cố định (TSCĐ)
Tác giả Triệu Thị Hương
Trường học Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Luận văn tốt nghiệp
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 156
Dung lượng 2,09 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH CHUNG VÀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY XẾP DỠVẬN TẢI AN HẢI (5)
    • 1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển doanh nghiệp (6)
      • 1.1.1. Sự hình thành và phát triển (6)
      • 1.1.2 Ngành nghề kinh doanh (0)
    • 1.2. Điều kiện địa lý, kinh tế nhân văn của vùng nghiên cứu (10)
      • 1.2.1. Điều kiện tự nhiên (10)
      • 1.2.2. Điều kiện kinh tế (11)
      • 1.2.3. Điều kiện về lao động - dân số (12)
    • 1.3. Công nghệ sản xuất của công ty (12)
    • 1.4. Tình hình tổ chức sản xuất và lao động của doanh nghiệp (13)
      • 1.4.1. Bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần xếp dỡ vận tải An Hải (13)
      • 1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty (15)
      • 1.4.3. Chế độ làm việc của công ty (16)
    • 1.5. Phương hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai (19)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XẾP DỠ VẬN TẢI AN HẢI NĂM 2016 (21)
    • 2.1. Đánh giá chung hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xếp dỡ và vận tải (22)
    • 2.2. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (27)
      • 2.2.1. Phân tích các chỉ tiêu giá trị sản lượng (27)
      • 2.2.2 Phân tích tình hình sản xuất theo lĩnh vực sản xuất (29)
      • 2.2.3. Phân tích tình hình tiêu thụ theo khách hàng (33)
      • 2.2.4. Phân tích tính nhịp nhàng của quá trình tiêu thụ (36)
    • 2.3. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định (TSCĐ) (40)
      • 2.3.1. Đánh giá chung hiệu quả sử dụng TSCĐ (40)
      • 2.3.2. Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ (44)
    • 2.4. Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương (50)
      • 2.4.1 Phân tích tình hình sử dụng lao động (50)
      • 2.4.2. Phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương (63)
    • 2.5. Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm (68)
      • 2.5.1. Phân tích chung giá thành sản phẩm theo yếu tố chi phí (68)
      • 2.5.2. Phân tích kết cấu chi phí sản xuất (69)
      • 2.5.3. Phân tích giá thành dịch vụ cung ứng trên 1000 đồng doanh thu (72)
    • 2.6. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp (74)
      • 2.6.1. Đánh giá chung tình hình tài chính của doanh nghiệp (74)
      • 2.6.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh (84)
      • 2.6.3. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của Công ty (89)
      • 2.6.4. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh (95)
  • CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XẾP DỠ VẬN TẢI AN HẢI GIAI ĐOẠN 2012-2016 (103)
    • 3.1. Lập căn cứ cho việc lựa chọn chuyên đề (104)
      • 3.1.1. Sự cần thiết của việc phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định (TSCĐ) (104)
      • 3.1.2. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của chuyên đề (105)
    • 3.2. Cơ sở lý luận của việc phân tích tình hình sử dụng TSCĐ (107)
      • 3.2.1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ . .99 3.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSCĐ (107)
      • 3.2.3. Những đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần xếp dỡ vận tải An Hải có liên quan đến hiệu quả sử dụng TSCĐ (110)
      • 3.2.4. Quan điểm về hiệu quả sử dụng TSCĐ và những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ (112)
    • 3.3. Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ giai đoạn 2012 – 2016 của Công ty CP Xếp dỡ Vận tải An Hải (114)
      • 3.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định (114)
      • 3.3.2. Phân tích kết cấu TSCĐ (120)
      • 3.3.3. Phân tích tình hình tăng giảm tài sản cố định (123)
      • 3.3.4. Phân tích tình hình hao mòn tài sản cố định (130)
      • 3.3.5. Phân tích trình độ trang bị kỹ thuật cho lao động (136)
      • 3.3.6. Phân tích tình hình tận dụng năng lực sản xuất của phương tiện vận tải (140)
      • 3.3.7. Phân tích mối liên hệ giữa TSCĐ với sản lượng (giá trị sản lượng) thực hiện và lợi nhuận (145)
    • 3.4. Phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty (148)

Nội dung

TÌNH HÌNH CHUNG VÀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY XẾP DỠVẬN TẢI AN HẢI

Khái quát lịch sử hình thành và phát triển doanh nghiệp

1.1.1 Sự hình thành và phát triển a Giới thiệu chung

Những năm gần đây nền kinh tế thị trường nước ta phát triển rất mạnh mẽ. Đặc biệt tại các tỉnh, thành phố biển nhiều hệ thống cảng biển được ra đời Do vậy, nhu cầu cung ứng về lực lượng lao động bốc xếp vận chuyển hàng hoá tại các cảng biển ngày càng trở lên cần thiết.

Nắm bắt được tình hình đó, bằng kinh nghiệm và qua nghiên cứu kỹ thị trường về nhu cầu lao động, ban lãnh đạo công ty đã quyết định nộp hồ sơ lên sở kế hoạch đầu tư Hải Phòng Ngày 17/04/2002 UBND TP Hải Phòng đã cấp giấy phép đăng ký kinh doanh số 0203000199 thành lập Công ty Cổ phần Xếp dỡ Vận tải An Hải.

Công ty Cổ phần Xếp dỡ vận tải An Hải (Tên tiếng anh: An Hai joint stock stevedoring transporting company). Địa chỉ: Tòa nhà ANHAI STEVEDORE, km 2+200 đường Đình Vũ, phường Đông Hải 2, quận Hải An, thành phố Hải Phòng

Email: AHS@hn.vnn.vn

Webside: www.AHS.com.vn

Mã số thuế: 02004459626 b Qúa trình phát triển của công ty

Công ty Cổ phần Xếp dỡ Vận tải An Hải (sau đây gọi tắt là “Công ty”) được thành lập và hoạt động theo Giấy đăng ký kinh doanh số 0203000199 cấp lần đầu ngày 17 tháng 04 năm 2002; Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp Công ty Cổ phần số 0200459626, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 22 tháng 11 năm 2011 do Sở

Công ty Cổ phần Xếp dỡ vận tải An Hải là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự theo quy định, có vốn hoàn toàn do cổ đông đóng góp Hạch toán kế toán độc lập, có tài khoản bằng Việt Nam đồng tại Ngân hàng ACB, Ngân hàng Techcombank; bằng ngoại tệ tại Ngân hàng Tech, được sử dụng con dấu riêng theo quy định của Nhà nước và hoạt động theo điều lệ Công ty Vốn điều lệ: 12.000.000.000 VNĐ

Trải qua hơn 15 năm hoạt động với sự phát triển lớn mạnh và liên tục của các loại hình dịch vụ, cơ sở vật chất và con người, đến nay ngoài số lượng hàng hóa khổng lồ xếp dỡ được, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, đóng góp BHXH hơn 5 tỷ đồng, nộp ngân sách cho nhà nước hơn 12 tỷ đồng, giá trị tài sản doanh nghiệp ước tính 50 tỷ đồng AHS dần khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường, hàng năm công ty còn vinh dự được nhận:

- Bằng khen của Phòng công nghiệp thương mại Việt Nam vì đã có thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp tích cực vào phát triển cộng đồng doanh nghiệp những năm 2005, 2009, 2011, 2012.

- Giấy khen của Cục Thuế TP Hải phòng vì đã có thành tích trong thực hiện thuế năm 2005.

- Giấy khen của BHXH thành phố Hải Phòng vì đã có thành tích trong công tác BHXH năm 2005.

- Bằng khen của Ủy ban nhân dân thành phố Hải phòng vì đã có thành tích trong sản xuất kinh doanh năm 2009.

- Gắn biển doanh nghiệp văn hóa UNESCO đơn vị điển hình về thực hiện trách nhiệm xã hội và đóng góp vào xây dựng văn hóa.

- Bằng khen của Bộ Lao động thương binh xã hội vì đã có thành tích trong công tác An toàn vệ sinh lao động năm 2011.

- Bằng khen của Ủy ban nhân dân thành phố Hải phòng vì đã có thành tích trong sản xuất kinh doanh năm 2013.

Ngoài ra, công ty đã thành lập hai chi nhánh: AHS tại Nghi Sơn - Thanh Hóa và AHS tại Quảng Ninh để mở rộng và phát triển dịch vụ tại khu vực phía Bắc.

Với chiến lược phát triển lâu dài, lấy yếu tố con người làm trọng tâm để phục vụ khách hàng tốt nhất, vì vậy công ty không ngừng đào tạo phát triển nguồn lao động chuyên nghiệp, tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ trước nhu cầu ngày càng tăng và cạnh tranh AHS luôn cam kết mang đến cho khách hàng những giá trị vượt trội, để trở thành người đồng hành tin cậy.

1.1.2 Ngành ngh kinh doanhề a Chằng buộc hàng hóa

AHS cung cấp vật tư và công nhân thực hiện chằng buộc hàng hoá, thiết bị trên các tàu hàng xuất tại các cảng biển tại khu vực cảng Hải Phòng, Cái Lân, vùng nước chuyển tải

- Chằng buộc đúng quy trình phù hợp thoả mãn yêu cầu của Tàu, đại lí

- Chằng buộc nhanh chóng ngay theo tiến trình xếp hàng

- Cung cấp một phần hay toàn bộ vật tư chằng buộc: Gỗ chèn lót, cáp thép, cáp nilon, mani, tăng đơ, cóc bắt cáp, đinh vít, pad-eye, vải cao su, xích chằng buộc Giá cả phù hợp, vật tư giao tại tàu

- Công cụ chằng buộc kĩ thuật cao, chuyên nghiệp: Máy căng cáp, cắt cáp, cưa máy, máy hàn. b Giao nhận kiểm kiện

Giao nhận chính xác, đầy đủ, trung thực: Trình độ, kinh nghiệm, thái độ phục vụ tận tình của đội ngũ công nhân AHS sẽ giúp cho khách hàng yên tâm không lo lắng về hàng hóa vận chuyển, xếp dỡ của mình…

Phạm vi giao nhận hiện nay:

- Chấm bay cho hãng tàu tại Cảng Nam Hải, Cảng Hải An, cảng PTSC Đình Vũ.

- Giao nhận Container tại tại Cảng Nam Hải, cảng PTSC Đình Vũ.

- Giao nhận hàng hóa thiết bị tại vùng nước chuyển tải Hạ Long c Vận chuyển hàng hóa

Cùng với hoạt động cốt lõi là xếp dỡ, AHS còn vận chuyển hàng hoá an toàn, nhanh trúng nhiều thiết bị dự án, phôi thép, thép đóng tàu trọn gói hàng hoá từ các Cảng biển, kho bãi về chân công trình, nhà máy và ngược lại Vận chuyển toa tàu hoả chở khách. d Kinh doanh kho bã

Bãi Container của Công ty cổ phần xếp dỡ vận tải An Hải tại Km2+200 tại khu Công nghiệp Đình Vũ Nằm giữa đoạn đường Cảng Chùa Vẽ và cảng Đình Vũ, là vị trí thuận lợi nhất ở khu vực Cảng Hải Phòng hiện nay phục vụ công tác vận chuyển, đóng rút ruột Container.

- Được trang thiết bị hiện đại tiện nghi trên diện tích 26.000m 2 , trải bê tông nhựa, hệ thống tường rào, cổng, barie, nhà điều hành, hệ thống đèn chiếu sáng, thoát nước, cây xanh,

- Dịch vụ cho thuê Depot Container: Nâng hạ, lưu kho bói, đóng rút ruột,

Điều kiện địa lý, kinh tế nhân văn của vùng nghiên cứu

- Bãi container của Công ty thuộc khu công nghiệp Đình Vũ, nằm ở Cảng Đình Vũ Vị trí thuận lợi nhất ở khu vực cảng Hải Phòng phục vụ cho việc đón các tàu hàng có trọng tải lớn, cho công tác vận chuyển, đóng rút ruột Container Đây là các cảng có vị trí thuận lợi ở hạ lưu sông Cấm, sát cửa biển, mớm nước sâu, nên có khả năng tiếp nhận được tàu có trọng tải lớn (khoảng 30.000DWT) Trong khi các cảng còn lại nằm ở khu vực thượng lưu chỉ tiếp nhận được tàu từ 10.000- 20.000DWT Đây được xem là lợi thế của Công ty hiện nay.

- Công ty đang trong giai đoạn đầu hoạt động, mới xây dựng được một cầu cảng nên gặp nhiều khó khăn khi các tàu bị trùng lịch, công suất khai thác hiện nay đã vượt công suất thiết kế, vì vậy cần tiếp tục đầu tư, nâng cấp để tăng hiệu quả hoạt động, nhất là tiếp tục đầu tư cầu cảng nhằm khai tác tốt nhất các lợi thế về thị trường, công nghệ và đội ngũ lao động trẻ của mình.

- Quy mô cơ sở vật chất bến bãi chưa đủ lớn so với tiềm lực của Công ty

Các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế Việt Nam đang diễn ra sâu rộng Vì thế các hoạt động xuất nhập khẩu gia tăng nhanh, khối lượng hàng hóa trung chuyển qua các cảng là rất lớn, đem lại cơ hội tiềm năng cho các doanh nghiệp khai thác cảng biển, trong đó có An Hải.

Cùng với sự hội nhập và phát triển của đất nước thì Hải Phòng được coi là vùng kinh tế trọng điểm của cả nước:

- Hải Phòng tiếp tục giữ vững vai trò và vị trí của một “thành phố Cảng – cửa ngõ” của miền Bắc và cả nước thông qua các chủ trương, quan điểm và cơ chế chính sách của Đảng và Chính phủ và các bước cụ thể hóa của Thành ủy và UBND thành phố.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thành phố nói chung, cơ sở hạ tầng biển, đảo nói riêng, trong đó trước hết là hạ tầng giao thông, điện, nước sạch, thông tin liên lạc và hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đã được quan tâm đầu tư phát triển bằng nhiều nguồn, phát triển khá đồng bộ, từng bước hoàn thiện, hiện đại hóa, chất lượng cao hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu đẩy mạnh khai thác tài nguyên biển, phát triển kinh tế biển, kinh tế-xã hội ven biển, đảo của thành phố.

- Trong 15 năm qua, kinh tế biển - ven biển đóng góp khoảng 30% cho tổng GDP của thành phố; GDP của vùng biển Hải Phòng cũng chiếm khoảng hơn 30% GDP kinh tế biển - ven biển cả nước và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ chung vùng ven biển cả nước.

- Công nghiệp đóng tàu, dịch vụ cảng, vận tải biển tiếp tục có bước phát triền mới, trở thành những ngành kinh tế chủ lực, chiếm tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế thành phố Đội tàu biển của thành phố hiện có khoảng 500 tàu với tổng trọng tải gần 1,4 triệu DWT, vận tải biển của thành phố chiếm gần 50% về phương tiện và trên 40% về khối lượng hàng hóa vận tải của cả nước.

1.2.3 Điều kiện về lao động - dân số

Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ Đây là thành phố lớn thứ 3 cả nước, lớn thứ 2 miền Bắc sau Hà Nội Hải Phòng còn là 1 trong

5 thành phố trực thuộc Trung Ương, đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia, cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ Tính đến tháng 12/2015, dân số Hải Phòng là 2.103.500 người, trong đó dân cư thành thị chiếm 46,1% và dân cư nông thôn chiếm 53,9%, là thành phố đông dân thứ 3 ở Việt Nam.

Nằm trong vùng năng động nhất của Việt Nam (vùng kinh tế trọng điểm Bắc

Bộ - KTTĐ Bắc Bộ), gần Hà Nội, Quảng Ninh nên có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi nguồn nhân lực.

Nằm ở vị trí giao lưu thuận lợi với tất cả các tỉnh trong nước và quốc tế, từ Hải Phòng có thể dễ dàng đến các nơi trong nước và quốc tế bằng đường biển, đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường hàng không, tạo cho Hải Phòng có thể chủ động tham gia quá trình phân công lao động trong khu vực và quốc tế.

Công ty Cổ phần Xếp dỡ vận tải An Hải là một công ty nằm trên địa bàn Hải Phòng nhiều thuận lợi trong khả năng tuyển dụng lao động cho Công ty, ngoài việc tuyển các kỹ sư có tay nghề Công ty còn tuyển những lao động phổ thông để phục vụ cho các hoạt động dịch vụ của công ty.

Công nghệ sản xuất của công ty

- Khoa học công nghệ phát triển, nhiều máy móc thiết bị hiên đại được ra đời công ty cũng dần thay đổi những máy móc cũ lạc hậu bằng những máy móc mới hiện đại hơn Thay thế những máy đã hỏng và sửa chữa bảo dưỡng máy móc thường xuyên Một số thiết bị hiện đại đồng bộ dây chuyền công nghệ cải tiến công nghệ - thiết bị hiện có để nâng cao năng lực sản xuất.

- Hệ thống máy móc, thiết bị với công nghệ hiện đại, đáp ứng được những yêu cầu về xếp dỡ, bảo quản, lưu kho hàng hóa Hiện Công ty đang sử dụng hệ thống phần mềm quản lý Container với những tính năng ưu việt, đáp ứng được những nhu cầu xếp dỡ, quản lý Container và báo cáo thường xuyên cho các hãng tàu.

* Một số cơ sở vật chất chủ yếu

Tình hình tổ chức sản xuất và lao động của doanh nghiệp

sản xuất và lao động của doanh nghiệp

1.4.1 Bộ máy tổ chức của Công ty Cổ phần xếp dỡ vận tải An Hải

Là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, công ty thiết lập cho mình một hệ thống quản lý điều hành kinh doanh gọn nhẹ và hợp lý từ lãnh đạo đến nhân viên Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng Do đó đảm bảo tính thống nhất và tập trung cao trong quản lý.

Với cơ cấu này, Giám đốc Công ty được sự giúp đỡ của các Phó Giám đốc là các lãnh đạo chức năng để chuẩn bị quyết định, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quyết định trong phạm vi của Công ty Các lãnh đạo ở các bộ phận chức năng không trực tiếp tạo ta lệnh cho những người điều hành ở những bộ phận sản xuất mà mọi nhiệm vụ sản xuất phải thông qua sự chỉ đạo của phòng chỉ đạo sản xuất.

Hội đồng quản trị Ông Lê Đức Kính Chủ tịch Hội đồng quản trị Ông Trịnh Minh Tân Uỷ viên Ông Trần Văn Uỷ viên

TT Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng

6 Sà lan vận chuyển Chiếc 12 Ông Trần Văn Tháp Uỷ viên Ông Đỗ Khắc Hòa Uỷ viên

Ban giám đốc Ông Trần Văn Gíam đốc Ông Nguyễn Văn Mộng Phó Gíam đốc Ông Nguyễn Viết Thắng Phó Gíam đốc ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN

TỔ XẾP DỠ: TỔ LÁI CẦN TÀU

Hình 1-1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của AHS 1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty a Chức năng và nhiệm vụ của giám đốc công ty

Là người đại diện theo pháp luật của Công ty, là người đứng đầu Công ty chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và các cơ quan hữu quan về bảo toàn và phát triển vốn được giao, về các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. b Chức năng và nhiệm vụ của phó giám đốc

- Giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của Công ty theo sự phân công của Giám đốc.

- Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt động. c Các phòng ban chức năng

- Với chức năng tham mưu cho Giám đốc về công tác tuyển dụng lao động, tổ chức đào tạo, tổ chức sắp xếp lao động cho phù hợp với tình hình nhiệm vụ Công ty.

- Thực hiện các chế độ tiền lương, tiền thưởng và các chế độ khác liên quan đến người lao động như BHYT, BHXH,

- Duy trì thực hiện các nội quy, quy chế của Công ty, tổ chức sắp xếp trật tự các khu vực làm việc, mua sắm trang thiết bị văn phòng và văn phòng phẩm.

 Phòng tài chính- kế toán:

- Tổ chức hệ thống kế toán của doanh nghiệp để tiến hành ghi chép mọt các chi tiết các nghiệp vụ phát sinh trong hoạt động kinh doanh.

- Tiến hành các hoạt động kiểm soát ngan soát của Công ty.

- Đảm nhiệm việc hoạch định và đưa ra các quyết định tài chính ngắn hạn.

- Thiết lập đầy đủ, đúng thời hạn vad đảm bảo tính chính xác các báo cáo tào chính của Công ty.

- Tổ chức phổ biến hướng dẫn thi hành kịp thời các thể lệ tài chính kế toán doNhà nước ban hành.

- Tiến hành phân tích tình hình tài chính của Công ty nhằm nhận diện những mặt mạnh, yếu của Công ty.

- Hoạch định chiến lược tài chính của Công ty.

- Lập kế hoạch dự phòn ngân quỹ theo những hình thức phù hợp nhằm đáp ứng những nhu cầu ngân quỹ đột xuất.

- Duy trì khả năng thanh khoản của doanh nghiệp và bảo đảm có đủ nguồn tài chính cho Công ty.

- Xây dựng chính sách phân chia lợi nhuận.

- Kiểm soát được các tài sản sử dụng hợp lý Thiết lập và thực hiện chính sách quản trị tiền mặt cảu Công ty.

- Thực hiện soạn thảo các hợp đồng kinh tế, thanh toán cước phí.

- Tổ chức mạng lưới Marketing có tính trọng tâm và hiệu quả.

- Cùng với tài chính định kỳ hạch toán hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả.

- Lập kế hoạch, phân bổ lao động theo dây chuyền xếp dỡ.

- Tổ chức quan hệ chặt chẽ với khách hàng để tạo điều kiện phối hợp nhịp nhàng đảm bảo tiến độ cho khách hàng.

 Phòng giao nhận vận tải:

- Tổ chức giao nhận hàng hóa đảm bảo theo đúng nguyên tắc.

- Tổ chức bảo quản, bảo vệ hàng hóa.

1.4.3 Chế độ làm việc của công ty:

Quy chế tiền lương, tiền thưởng (Quyết định số /QĐ-AHSL ngày 01/01/2016 của giám đốc công ty cổ phần Xếp dỡ vận tải An Hải) đảm bảo nghĩa vụ và quyền lợi của 2 bên trong quan hệ lao động Quy định này phù hợp với Luật Doanh nghiệp và điều lệ của Công ty.

Công ty làm việc với 2 chế độ:

Khối gián tiếp sản xuất và khối phòng ban chỉ đạo sản xuất chính thực hiện chế độ làm việc theo giờ hành chính, thời gian làm việc trong ngày là 8h, sáng từ 7h30 11h30 chiều từ 13h30 17h30 Một tuần làm việc 40 giờ và nghỉ thứ 7, chủ nhật.

Khối sản xuất: Làm việc 3ca/ngày, 8h/ca đảo ca thuận, trong tuần bố trí nghỉ luân phiên vào các ngày trong tuần, 1 tuần đảo ca 1 lần, thời gian nghỉ giữa một ca là 30 phút, thời gian giao ca là 30 phút

- Nghỉ phép, lễ, Tết: Nhân viên công ty được nghỉ lễ, Tết theo đúng qui định của Nhà nước

+ Ngày Quốc tế lao động (01/5): 1 ngày

+ Ngày Tết Nguyên Đán: 5 ngày (1 ngày cuối năm và 4 ngày đầu năm âm lịch) + Ngày Giỗ tổ Hùng Vương(10/3 âm lịch): 1 ngày

- Nghỉ ốm, thai sản: Thời gian và chế độ được hưởng theo đúng qui định của nhà nước

+ Bố, mẹ, vợ (hoặc chồng), con chết: 4 ngày Đối với lao động khác trả lương thêm giờ theo quy định của Bộ luật lao động và Nội quy lao động của Công ty:

- Làm việc thêm giờ vào ngày thường, ít nhất bằng 150%.

- Làm việc thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%.

- Làm việc thêm giờ vào ngày lễ, tết, ít nhất bằng 300%.

- Điều kiện làm việc: Công ty luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên làm việc, cụ thể, Công ty trang bị đầy đủ trang thiết bị để nhân viên làm việc. Ngoài ra, nguyên tắc an toàn lao động luôn được tuân thủ nghiêm ngặt.

1.4.4 Tình hình sử dụng lao động của công ty Đến ngày 01/01/2016 CTCT xếp dỡ và vận tải An Hải tổng có 361 cán bộ công nhân viên Trong đó:

- Cán bộ phòng ban trực thuộc: 55 người

- Công nhân lao động trực tiếp: 306 người

Bảng số lượng lao động ĐVT: Người Bảng 1-2

Năm 2016 So sánh TH 2016 với

 Cán bộ chỉ đạo xếp dỡ:

- Tốt ngiệp đại học hàng hải chuyên ngành xếp đỡ.

- Chứng chỉ đao tạo nghề chỉ đạo xếp dỡ

- Tiếng anh:giao dịch và nắm chắc từ ngữ chuyên môn ngành.

 Công nhân lái cần trục tàu:

- Trung cấp chuyên ngành lái cần tàu.

- Chứng chỉ quy trình an toàn.

Phối hợp chặt chẽ vỡi chỉ đạo và công nhân để nâng cao năng suất lao động,

- Mỗi công nhân xếp dỡ đã qua đào tạo và nhận được chứng chỉ.

- Chứng chỉ đào tạo xếp dỡ hàng hóa do Trường kỹ thuật nghiệp vụ cảng cấp

- Chứng chỉ an toàn và bảo hộ lao dộng do sỏ lao động và TBXH cấp.

- Sức khỏe, thể lực tốt

Phương hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai

AHS nỗ lực hết mình để trở thành doanh nghiệp dẫn đầu và chuyên nghiệp trong lĩnh vực xếp dỡ đa dạng các chủng loại hàng hóa về các chủng biển, nhà máy, kho bãi,

Kết hợp các yếu tố: Quy trình chuẩn mực phù hợp với công nghệ mới nhất, trang thiết bị hiện đại và đội ngũ tay nghề kinh nghiệm sáng tạo nhằm đem lại dịch vụ xếp dỡ chất lượng, đóng góp vào sự hiệu quả và thành công của khách hàng. Năng lực cốt lõi là xếp dỡ, công ty nỗ lực hết mình để đem lại dịch vụ xếp dỡ hàng hóa chất lượng cao đến khác biệt, lòng tin sự chấn thành để tạo ra giá trị gia tăng bền vững cho khách hàng, cán bộ công nhân viên và cổ đông.

Sử dụng những phương thức quảng cáo hiệu quả nhất để quảng bá hình ảnh và sản phẩm công ty đến với khách hàng.

Tăng cường đào tạo, phát huy tính sáng tạo trong đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công việc.

Công ty Cố phần Xếp dỡ vận tải An Hải hướng tới thành công bằng việc cung cấp cho khách hàng những gói sản phẩm và dịch vụ đa dạng, hoàn hảo Sự hài lòng và lợi ích của khách hàng là động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của công ty Cổ phần Xếp dỡ vận tải An Hải.

Qua tìm hiểu về tình hình chung của công ty cũng như điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của công ty có thể rút ra một số kết luận như sau:

- Có vị trí địa lý khá thuận lợi cho việc hoạt động kinh doanh của công ty

- Có đội ngũ công nhân xếp dỡ trẻ, khỏe được đào tạo cơ bản, nhiệt tình với công việc, có tinh thần kỷ luật tốt Công ty đã tạo được uy tín với khách hàng, đã được khách hàng khen ngợi về dịch vụ cung cấp.

- Bộ máy quản lý gọn nhẹ, tiết kiệm được chi phí, giảm giá thành sản phẩm.

- Đội ngũ cán bộ chỉ đạo được đào tạo cơ bản chuyên ngành xếp dỡ ngoại ngữ tốt, tổ chức công tác, phương án xếp dỡ cơ bản khoa học, hợp lý, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực xếp dỡ hàng hóa, đặc biệt là phục vụ xếp dỡ vận tải Container, các thiết bị công trình của các dự án lớn nhập khẩu nước ngoài.

- Vì liên tục phục vụ xếp dỡ vận chuyển hàng hóa thông qua Cảng nên có kinh nghiệm và thành thạo trong xếp dỡ.

- Vốn đầu tư lớn, trong khi mua sắm trang thiết bị đều nhập khẩu từ nước ngoài và Công ty phải thực hiện thanh toán bằng ngoại tệ nên những biến động tỷ giá trên thị trường tiền tệ có thể ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch vốn và lợi nhuận của Công ty.

- Tình hình cạnh tranh giữa các cảng trong lĩnh vực khai thác ngày càng trở nên gay gắt.

- Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chưa ổn định.

Trong năm 2016, tất cả các thuận lợi và khó khăn trên có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Tuy còn gặp nhiều khó khăn, Công ty đã hoàn thành mục tiêu kế hoạch được giao, không ngừng nâng cao và cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên Để đánh giá một cách đầy đủ, chính xác hơn và tìm ra phương hướng giải quyết những khó khăn còn tồn tại cần phải phân tích sâu hơn qua chương 2.

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XẾP DỠ VẬN TẢI AN HẢI NĂM 2016

Đánh giá chung hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xếp dỡ và vận tải

Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là nghiên cứu một cách toàn diện, có căn cứ khoa học tình hình sản xuất kinh doanh của công ty nhằm rút ra được những kết luận tổng quát về các chỉ tiêu hiệu quả, chỉ ra được những ưu điểm và đưa ra những giải pháp khắc phục tồn tại, đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hiệu quả và phát triển bền vững. Để có các nhận định tổng quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2016, ta tiến hành đánh giá khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu được thể hiện trong bảng 2-1.

Một công ty hoạt động có hiệu quả phải đảm bảo thực hiện được hai nhiệm vụ chính:

- Về kinh tế: phải bảo toàn được vốn kinh doanh và thu lợi nhuận.

- Về mặt xã hội: giải quyết được công ăn việc làm, đảm bảo được đời sống của người lao động và thực hiện các mục tiêu xã hội khác như nộp ngân sách, bảo vệ môi trường…

Qua bảng 2-1 cho thấy quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm 2016 tăng so với năm 2015, hầu hết các chỉ tiêu quan trọng của Công ty đều tăng so với năm 2015 như: doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, tổng tài sản, tổng số lao động và lợi nhuận sau thuế So với kế hoạch năm 2015 đề ra, công ty đã hoàn thành mục tiêu đặt ra Cụ thể:

Tổng doanh thu của công ty năm 2016 đạt 63.340,10 tr.đồng, tăng 16.526,34 tr.đồng so với năm 2015, tương ứng tăng 34,56% Đồng thời cũng vượt kế hoạch đề ra 4.139,66 tr.đồng, tương ứng tăng 6,88% so với kế hoạch Năm 2016 tổng doanh thu của công ty đã tăng lên một cách rõ rệt Đây là tín hiệu đáng mừng đối với công ty năm nay, do trong năm 2016 thị trường dịch vụ vận tải ở Hải phòng nói chung và công ty cổ phần xếp dỡ và vận tải An Hải nói riêng đang ngày càng mở rộng thị phần, phát triển nhanh chóng và sôi động với nhiều loại hình vận tải và các phương tiện vận tải mới, các hoạt động dịch vụ như bốc xếp dỡ, lưu kho bãi, giao nhận, vận chuyển… tại cảng ngày càng đa dạng và phù hợp với nhu cầu của khách hàng

Tổng tài sản bình quân năm 2016 là 25.102.93 tr.đồng tăng với số lượng đáng kể so với năm 2015 là 10.489,39 tr.đồng, tương ứng với số3 tương đối là 71,77% Vượt quá chỉ tiêu đặt ra là 11,28% Trong tổng tài sản thì tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng cao hơn do hình thức đặc thù kinh doanh của công ty nên điều này là khá hợp lý Tính đến năm 2016 thì cả tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn của công ty đều tăng vượt lên so với năm 2015 Cụ thể, năm 2016 tài sản dài hạn là 15.994,20 tr.đồng tăng 7.565,60 tr.đồng, tương ứng với con số khá cao 89,76% so với năm

2015, nguyên nhân là trong năm 2016 công ty đã tập trung nâng cấp một số máy móc kỹ thuật, đầu tư mua sắm thêm các xe tải, xe container, xe cẩu và các trang thiết bị khác… Còn tài sản ngắn hạn tăng thêm 2.923,78 tr.đồng tương ứng với tăng 47,27% so với năm 2015 chủ yếu do tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên.

Do năm 2016 công ty đang đầu tư mở rộng quy mô sản xuất nên cần tuyển dụng thêm số lao động để đáp ứng kịp thời cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Số lao động năm 2016 của công ty được tính là 361 người, công ty bổ sung thêm 73 người tương ứng tăng 25,35% so với năm trước, vượt lên so với dự kiến là 3,74%. Nhờ vậy mà tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đã diễn ra được liên tục và không bị gián đoạn.

Năng suất lao động tính theo giá trị tổng doanh thu cho một công nhân năm

2016 là 176.691,56 tr đồng/người-năm tăng lên so với năm 2015 là 12.017,54 tr.đồng ứng với 7,3% còn tăng lên so với kế hoạch là 2,14% Đồng thời, năng suất lao động tính theo giá trị gia tăng cũng tăng lên tương ứng Năng suất lao động bình quân phụ thuộc vào 2 nhân tố đó là số lượng lao động và giá trị tổng doanh thu (giá trị gia tăng) Mặc dù số lao động tăng lên nhưng tốc độ tăng của số lượng lao động lại nhỏ hơn tốc độ tăng của giá trị tổng doanh thu (giá trị gia tăng) nên chỉ tiêu năng suất lao động bình quân theo các chỉ tiêu đều tăng Điều này thể hiện công ty đã có những biện pháp tích cực thúc đẩy hoạt động sản xuất của người lao động để tăng năng suất lao động

MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 So sánh TH 2016 với

2 Tổng tài sản bình quân Tr.đ 14.614,54 25.102,93 10.488,39 71,77 25.102,9

3 Tổng số lao động Người 288 348 361 73 25,35 13 3,74

5 Năng suất lao động theo DTT Tr.đ/ng.năm 164,67 172,99 176,69 12,02 7,30 3,70 2,14

6 Năng suất lao động theo GTGT Tr.đ/ng.năm 135,73 133,26 148,51 12,77 9,41 15,25 11,4

7 Tiền lương bình quân Tr.đ/ng- tháng 8,274 8,491 8,449 0,18 2,12 -0,04 -0,50

9 Tổng lợi nhuận trước thuế Tr.đ 5.862,76 9.786,33 3.923,57 66,92 9.786,33

10 Các khoản nộp NSNN Tr.đ 5.001,77 7.925,58 2.923,81 58,46 7.925,58

11 Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 4.530,61 7.554,33 3.023,72 66,74 7.554,33

Tổng quỹ lương là một chỉ tiêu không kém phần quan trọng đối với hoạt động kinh doanh công ty Năm 2016 tổng quỹ lương của công ty là 36.600,53 tr.đồng, tăng 7.706,87 tr.đồng tương ứng tăng 28% so với năm 2015 Còn so với kế hoạch thì con số chỉ chênh lệch thêm là 3,22% Sở dĩ chỉ tiêu này tăng lên là do tổng số lao động tăng lên và giá trị tổng doanh thu tăng lên cũng làm cho chỉ tiêu này tăng.

Sự thay đổi của tổng quỹ lương kéo theo sự thay đổi của tiền lương bình quân Năm 2016, tiền lương bình quân tính cho 1 lao động là 8.448,88 tr.đồng/người/tháng, tăng lên 2,12% so với năm trước cho thấy công ty đang cải thiện hơn mức sống cho người lao động, tiền lương bình quân tăng lên phù hợp với sự phát triển của công ty Tuy nhiên tiền lương bình quân năm 2016 lại giảm đi 0,5% so với kế hoạch đề ra Điều này cũng làm ảnh hưởng phần nhỏ đến tinh thần làm việc và năng suất người lao động Vì vậy, công ty cần tìm ra cách khắc phục tình trạng này để nâng cao tinh thần làm việc cho công nhân tốt hơn nữa.

Do tình hình nhu cầu hoạt động kinh doanh đang theo đà phát triển nên các khoản chi phí theo đó tăng theo tỷ lệ Năm 2015 tổng chi phí là 40.207,27 tr.đồng, đến năm 2016 con số này tăng dần lên đến 53.481,06 tr.đồng, tương ứng tăng 13.273,79 tr.đồng, số tương đối tăng 33,01%, so với kế hoạch tăng thêm một lượng nhỏ hơn là 6,28% Chi phí tăng mạnh chủ yếu do số lao động tăng nên các chi phí nhân công tăng, và chi phí cho các dịch vụ thuê ngoài cũng tăng mạnh Công ty cần xem xét các khoản chi tiêu hợp lý để tránh tình trạng lãng phí một số khoản mục, cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết để tăng lợi nhuận cho công ty. Điều quan tâm nhất của công ty đó là số lợi nhuận sau thuế của công ty sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí, thuế, nộp ngân sách nhà nước Năm 2016 tổng lợi nhuận sau thế của công ty là 7.554,33 tr.đồng, tăng 3.023.721.078 đồng tương ứng tăng 66,74% so với năm 2015 So với kế hoạch tăng thêm 2.570,66 tr.đồng,tương ứng tăng 51,58% Đây là các con số khá lớn thể hiện được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đang phát triển mạnh Với mức tăng này cho thấyCông ty trong năm 2016 vừa qua đã có những chính sách đúng đắn và luôn có sự

Qua những đánh giá trên, có thể thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần xếp dỡ và vận tải An Hải cơ bản đã hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, kết quả thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh toàn Công ty năm

2016 giữa kế hoạch và thực hiện gần như đã đồng bộ và khá ăn khớp Năm 2016,quy mô sản xuất được mở rộng cả về chiều sâu và chiều rộng, góp phần đáng kể trong kế hoạch phát triển chung của công ty Năng suất lao động và lợi nhuận thu về của Công ty đều tăng Công ty cần tiếp tục phát huy lợi thế vốn có và nghiên cứu tìm ra những hướng đi mang lại hiệu quả kinh doanh cho công ty những năm về sau.

Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

2.2.1 Phân tích các chỉ tiêu giá trị sản lượng

Các chỉ tiêu về giá trị sản lượng cho biết quy mô sản xuất kinh doanh của công ty, được đánh giá qua chỉ tiêu tổng doanh thu, doanh thu thuần, giá trị gia tăng Số liệu phân tích các chỉ tiêu giá trị sản lượng được trình bày trong bảng 2-2. Qua bảng số liệu cho thấy:

Năm 2016 tổng doanh thu của công ty đạt 64.340,10 tr.đồng tăng 16.526,34 tr.đồng tương ứng với 34,56% so với năm 2015, so với kế hoạch thì mức tăng ít hơn là 4.139,66tr.đồng tương ứng tăng với 6,88% Tổng doanh thu năm 2016 của Công ty tăng lên cao so với năm 2015 và kế hoạch 2016 Tổng doanh thu của Công ty được hình thành từ 3 nguồn, chủ yếu là doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanhTrong đó, doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng mạnh là 16.359,53 tr.đồngtương ứng tăng 34,49% so với năm 2015 và tăng 5,96% so với kế hoạch Do công ty chú trọng tập trung đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, còn doanh thu từ hoạt động tài chính và hoạt động khác cũng tăng lên nhưng với mức thấp hơn nhiều Vì vậy trong thời gian tới để góp phần tăng doanh thu củaCông ty cần phải quan tâm nhiều hơn nữa đến các hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty Bên cạnh đó cần nâng cao sản lượng tiêu thụ bằng cách mở rộng thị trường tiêu thụ, giữ chặt mối quan hệ với khách hàng cũ đồng thời tìm kiếm thêm các khách hàng tiềm năng mới.

Doanh thu thuần của Công ty bằng tổng doanh thu, chứng tỏ không có các khoản giảm trừ doanh thu như bồi thường, chiết khấu, thuế suất… Điều này thể hiện công tác sản xuất của Công ty được quản lý tốt, chất lượng công việc đáp ứng được yêu cầu của khách hàng như giao hàng, bốc xếp đúng thời gian, địa điểm; đảm bảo an toàn các mặt hàng hóa,

Năm 2016 hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã tạo ra 53.610,98 tr.đồng giá trị gia tăng, tăng 14.519,51 tr.đồng (tương ứng 37,14%) so với năm

2015 và vượt 36,86% so với kế hoạch năm Trong đó:

- Khấu hao TSCĐ năm 2016 tăng 22,98% với năm 2015 là do máy móc thiết bị phục vụ vận chuyển, phương tiện vận tải của công ty được mua mới, bổ sung đầu tư phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Chi phí nhân công tăng thêm 29,29% so với năm trước do số lượng lao động tăng lên, nên chi phí nhân công tăng là điều hợp lý.

- Lợi nhuận sau thuế tăng 66,74% so với năm 2015 và tăng 51,58% so với kế hoạch do doanh thu tăng làm tăng lợi nhuận của công ty

- Các khoản nộp ngân sách nhà nước năm 2016 cũng tăng lên với tỷ lệ 58,46% so với năm trước do các khoản thuế, phí và lệ phí mà doanh nghiệp phải nộp tăng lên theo quy định của nhà nước. Đây là một trong những nhân tố làm tăng giá trị gia tăng của Công ty Giá trị gia tăng của Công ty tăng so với năm trước cho thấy số phần đóng góp ngày càng tăng, góp phần vào tăng trưởng của địa phương nói riêng và cả nước nói chung Sự gia tăng này đáng khích lệ cho toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty cố gắng hơn nữa trong điều kiện nền kinh tế còn đang gặp nhiều khó khăn Đồng thời, con số lợi nhuận sau thuế tăng khá cao chứng tỏ cho thấy Công ty đang làm ăn có lãi.

BẢNG PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ SẢN LƯỢNG CỦA CÔNG TY ĐVT: Tr.đ

Năm 2016 So sánh TH 2016 với

- Doanh thu hoạt động tài chính 8,78 43,22 34,44 392,26

2.2.2 Phân tích tình hình sản xuất theo lĩnh vực sản xuất

Qua sự phân tích tình hình sản xuất theo các lĩnh vực khác nhau đánh giá được mức độ đóng góp của mỗi ngàng sản xuất trong kết quả chung và cũng thấy được lĩnh vực nào trong công ty mang lại hiệu quả hơn và lĩnh vực nào hoạt động kém hiệu quả nhằm có biện pháp khắc phục những tình trạng yếu kém và phát huy hơn nữa những lĩnh vực có hiệu quả Cần đánh giá các ngành lĩnh vực sản xuất đó đạt được kết quả bao nhiêu, kết cấu ra sao, tiềm năng từng lĩnh vực sản xuất, có hoàn thành kế hoạch được giao không? Sau đó để cân đối lại các lĩnh vực sản xuất

Nhiệm vụ: Xem xét tình hình hoạt động kinh doanh sản xuất chung của doanh nghiệp được hình thành từ những lĩnh vực sản xuất nào Xác định lĩnh vực then chốt và lĩnh vực yếu kém, để phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu trong các khâu, các ngành lĩnh vực nhằm thúc đẩy giá trị sản xuất, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ Xác định lĩnh vực nào là lĩnh vực mang lại doanh thu cao nhất, để kịp thời khen thưởng và có kế hoạch sát thực tế cho năm sau Để phân tích được những nội dung đó, ta đi phân tích bảng 2-3.

2.2.2.1 Phân tích về kết cấu

Qua bảng 2-3 ta thấy tổng doanh thu của năm 2016 tăng khá cao so với năm

2015 và kế hoạch 2016 đã đặt ra So với năm 2015, thì doanh thu năm 2016 của các ngành lĩnh vực căn bản đều tăng Trong đó, ngành trọng yếu của Công ty chính là ngành dịch vụ xếp dỡ, giao nhận Năm 2015 dịch vụ xếp dỡ, giao nhận đạt mức 43.225,71 tr.đồng chiếm 91,14% so với tổng doanh thu, đến năm 2016 con số này đạt 58.002,34 tr.đồng tuy nhiên lại chỉ chiếm 90,93% tức giảm đi 0,21% tỷ trọng trong tổng doanh thu Vì vậy, công ty cần đặc biệt quan tâm đến đơn vị chủ lực này, tìm biện pháp để kích thích tăng thêm thu nhập lớn về cho công ty

Ngành đứng thứ hai chiếm ưu thế đó là ngành dịch vụ cho thuê bãi Container Năm 2015 ngành này đạt 3.109,34 tr.đồng chiếm 6,56% so với tổng doanh thu Đến năm 2016 thì lượng giá trị đạt được là 4.302,05 tr.đồng, chiếm tỷ trọng là 6,74% so với tổng doanh thu.

Dịch vụ chằng buộc chiếm tỷ trọng ít nhất trong các ngành lĩnh vực sản xuất của Công ty Dịch vụ này năm 2015 và 2016 không có thay đổi nhiều về tỉ trọng cũng như giá trị thu được Doanh thu của dịch vụ này năm 2015 chỉ có 100,16 tr.đồng và năm 2016 là 129,29 tr.đồng chiếm khoảng 0,2% trong tổng doanh thu.Một con số không đáng kể có thể do bộ phận này làm việc kém hiệu quả hoặc do

Năm 2015, công ty bắt đầu có thêm doanh thu mới từ hoạt động cơ giới Tính từ năm 2015 doanh thu từ hoạt động này là 991,90 tr.đồng chiếm 2,09% , đến năm

2016 tỷ trọng tăng thêm một mức dao động nhỏ là 2,12%

2.2.2.2 Phân tích về mức độ tăng trưởng

Nhìn vào mức chênh lệch tuyệt đối lẫn tương đối, có thể thấy rõ ngành có tốc độ tăng trưởng mạnh lại là hoạt động cung cấp dịch vụ cho thuê bãi container so với năm 2015 thì năm 2016 dịch vụ này tăng thêm 38,36% và tăng thêm so với kế hoạch là 8,8% Với phạm vi hệ thống bãi chứa rộng rãi và hiện đại được quy hoạch một cách khoa học, bãi container có đầy đủ cơ sở hạ tầng, có sân cổng, hàng rào bảo vệ an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho An Hải cung cấp thêm dịch vụ cho thuê bãi container.

Dịch vụ xếp dỡ, giao nhận và dịch vụ hoạt động cơ giới có mức tăng trưởng gần như ngang nhau, năm 2016 tốc độ tăng trưởng của hai dịch vụ này lần lượt tăng thêm là 34,18% và 36,20% so với năm 2015 Đồng thời cũng đạt vượt mức so với kế hoạch đã đề ra trước đó.

Hoạt động cung cấp dịch vụ chằng buộc là ngành vừa chiếm tỉ trọng thấp nhất vừa có mức dao động thấp nhất Năm 2016 so với năm 2015 tăng thêm 29,13 tr.đồng tương ứng tăng 29,08% và vượt mức kế hoạch là 7,26% Do chưa đồng bộ được công cụ chằng buộc, quy trình kỹ thuật chưa khoa học, thời gian sắp xếp chằng buộc đang còn chậm trễ, Vì vậy, công ty cần xem xét và tìm hiểu rõ hơn để tìm ra biện pháp khắc phục để đẩy nhanh tốc độ hoạt động này.

Từ tất cả các kết quả trên đã cho ta thấy các dịch vụ năm 2016 đều tăng so với năm 2015, nhưng đánh giá tỉ trọng của các dịch vụ đóng góp trong Công ty thì thấy rõ một điều rằng ngành kinh doanh sản xuất chủ yếu nhất của công ty là dịch vụ xếp dỡ, giao nhận Tuy lĩnh vực này có giảm tỉ trọng đi trong năm nhưng không có nghĩa là nó không tốt, bởi lẽ doanh thu từ hoạt động dịch vụ này vẫn tăng khá mạnh Có sự thay đổi nhẹ về cơ cấu năm 2016 so với năm 2015 và so với kế hoạch đề ra do tình hình hoạt động kinh doanh của các ngành trong công ty năm 2016 đều thay đổi theo nền kinh tế và do nhu cầu thị trường nên tỷ trọng thay đổi theo một mức nhẹ Có thể nói rằng trong năm công ty đã hài hòa hơn về các ngành hoạt động trong công ty Cần chú trọng thêm hoạt động dịch vụ xếp dỡ, giao nhận vì đó vẫn chính là ngành then chốt, mang lại hiệu quả cao và có khoản thu lớn nhất cho công ty.

BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT THEO NGÀNH LĨNH VỰC SẢN XUẤT ĐVT: Tr.đ Bảng 2-3

Năm 2015 Năm 2016 So sánh TH 2016 với

- Doanh thu cung cấp dịch vụ xếp dỡ, giao nhận 43.225,71 91,14 54.916,24 91,22 58.002,35 90,93 14.776,6

- Doanh thu cung cấp dịch vụ chằng buộc 100,16 0,21 120,54 0,20 129,29 0,20 29,13 29,08 8,75 7,26

- Doanh thu dịch vụ cho thuê bãi container 3.109,340 6,56 3.951,09 6,56 4.302,05 6,74 1.192,71 38,36 350,96 8,88

- Doanh thu hoạt động cơ giới 991,90 2,09 1.212,57 2,01 1.351,97 2,12 360,07 36,30 139,40 11,50 Doanh thu từ HĐSXKD 47.426,12 100,00 60.200,44 100,00 63.785,65 100,00 16.359,5

2.2.3 Phân tích tình hình tiêu thụ theo khách hàng

Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định (TSCĐ)

2.3.1 Đánh giá chung hiệu quả sử dụng TSCĐ

TSCĐ là cơ sở vật chất của doanh nghiệp, tạo nên thành phần chủ yếu của vốn sản xuất Nhiệm vụ của các doanh nghiệp là phải sử dụng TSCĐ sao cho hợp lý và có hiệu quả kinh tế cao nhất Chính vì vậy cần phân tích, đánh giá trình độ sử dụng TSCĐ, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSCĐ và đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.

Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định cho thấy được thực trạng hiện tại của tài sản cố định đó Những tiềm năng cần huy động vào sản xuất trên cơ sở đó đưa ra phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Để đánh giá chung hiệu quả sử dụng tài sản cố định có thể sử dụng hai hệ số: Hệ số hiệu suất tài sản cố định và hệ số huy động tài sản cố định. a Hệ số hiệu suất tài sản cố định

Hệ số hiệu suất tài sản cố định cho biết một đơn vị giá trị tài sản cố định trong một đơn vị thời gian đã tham gia làm ra bao nhiêu sản phẩm (hiện vật hoặc giá trị).

- Theo chỉ tiêu doanh thu thuần

- Theo chỉ tiêu giá trị gia tăng

V bq TSCĐ =V đk TSCĐ + V bq Tang - V bq Giam (2-4)

V bq TSC Đ = V đk TSCĐ + ∑ 12 V Tang TSCĐ ∗T Tang - ∑ 12 V Giam TCSCĐ ∗T Giam (2-5)

Tổng tài sản cố định bình quân trong kỳ: V bq TSCĐ = ∑ i=1 k V bq

(2-6) Tuy nhiên do hạn chế về số liệu tính toán, nên tác giả sử dụng công thức:

Vbq V cd dk + V cd ck

- Hhs: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định.

- GDDT, GGTGT: Giá trị doanh thu thuần, giá trị gia tăng; (đồng)

- V bq TSCĐ : Giá trị bình quân của TSCĐ trong kỳ phân tích, (đồng)

- V đk TSCĐ : Giá trị TSCĐ đầu kỳ, (đồng)

- V bq Tang : Giá trị TSCĐ bình quân tắng trong kỳ, (đồng)

- V bq Giam : Giá trị TSCĐ bình quân giảm trong kỳ, (đồng) b Hệ số huy động tài sản cố định

Hệ số huy động tài sản cố định là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất tài sản cố định, nó cho biết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm trong kỳ (hiện vật hay giá trị) doanh nghiệp phải huy động một lượng là bao nhiêu Hệ số huy động càng nhỏ chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao.

- Theo giá trị gia tăng

Kết quả tính toán được thể hiện trong bảng 2-6.

Qua bảng 2-6 cho thấy năm 2016 hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty CP

Vận tải và Xếp dỡ An Hải ngày càng cao so với các năm trước Biểu hiện cụ thể, trong năm 2016 Công ty có hệ số sử dụng TSCĐ theo doanh thu thuần là 3,566 đ/đ cao hơn so với năm 2015 là 0,3 đ/đ tương ứng với tốc độ tăng thêm là 9,17% Điều này phản ánh trong năm 2016, cứ một đồng tài sản cố định khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra 3,566 đồng doanh thu thuần Hệ số sử dụng TSCĐ theo giá trị gia tăng năm 2016 là 2,997đ/đ tăng so với năm 2015 là 11,32% Cho thấy cứ 1 đồng tài sản cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra được 2,997 đồng giá trị gia tăng Nguyên nhân do tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng TSCĐ Đồng thời, hệ số hiệu suất sử dụng TSCĐ theo giá trị còn lại của năm 2016 cũng tăng so với năm 2015, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty là tốt đối với công ty và đối với mặt xã hội Tuy nhiên Công ty cần có những biện pháp để duy trì và phát triển nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty Công ty cần phải nâng cao tỷ lệ thiết bị hoạt động, sử dụng thời gian hợp lý họat động của máy móc thiết bị Công ty cần có chủ trương cung cấp thay thế phụ tùng sửa chữa đảm bảo khai thác hết công suất của máy móc thiết bị Đào tạo công nhân có tay nghề vận hành máy móc thiết bị một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó cần chú ý đến công tác quản lý tài chính đối với TSCĐ.

Xét theo hệ số huy động TSCĐ, ta cũng thấy rõ năm 2016 con số huy độngTSCĐ của công ty thấp hơn so năm 2015 cả về hai chỉ tiêu Hệ số huy động TSCĐ theo doanh thu thuần năm 2016 là 0,280 có nghĩa để sản xuất ra 1 đồng doanh thu thuần thì công ty cần huy động 0,280 đồng TSCĐ Xét theo chỉ tiêu giá trị gia tăng,năm 2016 để sản xuất 1 đồng giá trị gia tăng công ty cần huy động 0,334 đồngTSCĐ tương ứng giảm 10,17% so với năm 2015 Tương ứng, hệ số huy động theo giá trị còn lại bình quân của năm 2016 cũng giảm đi so với năm 2015 Hệ số huy động càng nhỏ đi càng tốt, đây là một tín hiệu tốt nó cho thấy hiệu quả sử dụngTSCĐ của Công ty đã tăng lên, làm cho giá thành sản xuất giảm Nguyên nhân có thể do quản lý tốt hơn, TSCĐ đầu tư đồng bộ, sử dụng hết công suất và thời gian của máy móc thiết bị.

Như vậy, qua phân tích hai hệ số hiệu suất sử dụng TSCĐ và hệ số huy động TSCĐ của Công ty trong giai đoạn 2015- 2016, ta nhận thấy trong năm 2016 Công

BẢNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔ ĐỊNH

TT CHỈ TIÊU ĐVT TH 2015 TH 2016 So sánh 2016/2015 +/- %

2 Giá trị gia tăng Tr.đ 39.091,47 53.610,98 14.519,51 137,14

3 Nguyên giá TSCĐ bình quân Tr.đ 14.517,47 17.885,32 3.367,85 123,20 Đầu năm Tr.đ 12.280,97 16.753,97 4.473,00 136,42

4 Giá trị TSCĐ còn lại bình quân trong kỳ Tr.đ 8.379,42 10.297,77 1.918,35 122,89

5 Theo doanh thu thuần a Hệ số hiệu suất sử dụng TSCĐ

- Theo Giá trị còn lại đ/đ 5,660 6,194 0,534 109,44 b Hệ số huy động TSCĐ

- Theo giá trị còn lại đ/đ 0,177 0,161 -0,006 95,85

6 Theo giá trị gia tăng a Hệ số hiệu suất sử dụng TSCĐ

- Theo giá trị còn lại đ/đ 4,665 5,206 0,541 111,59 b Hệ số huy động TSCĐ

- Theo giá trị còn lại đ/đ 0,214 0,192 -0,022 89,61 ty sử dụng TSCĐ khá hiệu quả so với các năm trước Để tiếp tục duy trì điều này đòi hỏi trong những năm tới Công ty cần có biện pháp cải thiện nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ hơn nữa, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao trong những năm tiếp theo.

Trên đây là những đánh giá chung về hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty

CP xếp dỡ và vận tải An Hải năm 2016 Để có những đánh giá cụ thể và chính xác về tình hình sử dụng TSCĐ cũng như sự biến động của TSCĐ ta cần đi phân tích tình hình sử dụng TSCĐ của Công ty.

2.3.2 Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ

2.3.2.1 Phân tích kết cấu TSCĐ

Phân tích kết cấu tài sản cố định là xem xét, đánh giá tính hợp lý về sự biến động tỷ trọng của từng loại TSCĐ Mục đích của việc tăng giảm TSCĐ đó là đánh giá tình hình biến động TSCĐ trong kỳ, qua đó thấy được sự biến động đó là hợp lý với tình hình sản xuất để có phương hướng điều chỉnh cho thích hợp trong kỳ sau. Tài sản cố định của công ty bao gồm nhiều loại nhưng được chia làm các loại với kết cấu và nguyên giá thể hiện dưới bảng 2-7.

Qua bảng số liệu 2-7 ta thấy:

Tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trọng lớn ở thời điểm đầu năm là 88,08% trong kết cấu tổng tài sản Điều này là phù hợp với doanh nghiệp công nghiệp nói chung và các doanh nghiệp cùng loại hình nói riêng Trong tài sản cố định hữu hình của Công ty thì nhà cửa, vật kiến trúc chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 50,05% thời điểm cuối năm, tính về tỷ trọng thì nó giảm nhưng tính theo giá trị thì chỉ tiêu vẫn tăng so với số đầu năm Phương tiện vận tải, truyền dẫn cũng chiếm tỷ trọng tương đối lớn chiếm 39,43% tổng TSCĐ năm 2016 của Công ty, về giá trị tăng hơn so với năm 2015 hơn 2 tỷ đồng, tăng 38,19% so với đầu năm Do công ty cổ phần xếp dỡ vẫn tải An Hải là một công ty dịch vụ vận tải chằng buộc và vận chuyển nên cơ sở hạ tằng như nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị và phương tiện vận tải chiếm tỷ trọng cao là hợp lý, để vận chuyển xếp dỡ hàng hóa đến kho bãi và luân chuyển đến nơi khách hàng yêu cầu Đây là nhóm TSCĐ có tác động trực tiếp, tích cực đến hoạt động của Công ty vì thế Công ty luôn lưu ý đến công tác sửa chữa bảo dưỡng và thay thế thiết bị kịp thời để luôn đảm bảo tiến độ công tác Do đó năm 2016, Công ty đầu tư xây dựng thêm kho bãi để chứa hàng hóa thiết bị của khách hàng được bảo vệ một cách toàn diện nhất, bởi vậy các yếu tố phương tiện vận tải và thiết bị vận tải truyền có giá trị tăng cao Ngoài ra thì không có tài sản cố định khác

Tài sản vô hình chiếm tỷ trọng nhỏ, ở thời điểm đầu năm so với cuối không có sự thay đổi nào với giá trị tương ứng là 2.000,42 tr.đồng, ở thời điểm đầu năm chiếm 11,94% và tới điểm cuối năm tỷ trọng giảm còn 10,52% Tài sản cố định vô hình của Công ty là chi phí giải phóng mặt bằng, đền bù đất, san lấp mặt bằng bãi container tại Đình Vũ Thời gian khấu hao còn lại là 30 năm

2.3.2.2 Phân tích tình hình tăng giảm tài sản cố định

Phân tích tình hình tăng giảm TSCĐ nhằm thấy được sự biến động của TSCĐ trong kỳ, liên hệ với sự biến động của khối lượng sản xuất để đánh giá sự hợp lý của sự biến động đó.

Trong nội dung phân tích này, để đánh giá tình hình tăng giảm TSCĐ có thể sử dụng một số hệ số: hệ số tăng TSCĐ và hệ số giảm TSCĐ.

Tình hình tăng, giảm TSCĐ được thể hiện trong bảng 2-7.

Ht = Nguyên giá TSCĐ tăng trong kỳ

Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ

Hg = Nguyên giá TSCĐ giảm trong kỳ

Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ Qua bảng 2-7 ta thấy nguyên giá TSCĐ tăng lớn hơn nguyên giá TSCĐ giảm, chủ yếu tăng ở nhóm phương tiện vận tải truyền dẫn Cụ thể là trong năm

Phân tích tình hình sử dụng lao động và tiền lương

Lao động là một trong những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh Tuy nhiên đây là một yếu tố đặc biệt, vì nó liên quan đến con người, do vậy việc phân tích lao động tiền lương có ý nghĩa to lớn cả về mặt kinh tế lẫn xã hội.

Nội dung phân tích tình hình sử dụng lao động – tiền lương bao gồm:

- Phân tích số lượng lao động

- Phân tích chất lượng lao động

- Phân tích kết cấu lao động

- Phân tích tình hình sử dụng thời gian và năng suất lao động

- Phân tích việc sử dụng quỹ tiền lương và tác động của tiền lương đến hiệu quả kinh tế - xã hội của sản xuất

2.4.1 Phân tích tình hình sử dụng lao động

2.4.1.1 Phân tích mức độ đảm bảo số lượng lao động

Phân tích lao động nhằm mục đích xem xét số lượng lao động của doanh nghiệp có đủ đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, việc tăng, giảm lao động có đem lại hiệu quả Qua bảng số liệu 2-9 cho thấy, tổng số lượng lao động của Công ty năm 2016 tăng thêm so năm 2015.

Về tổng số, lao động năm 2016 tăng thêm so với năm 2015 một lượng:

N2016 – N2015 = 361 – 288 = 73 (người)Tuy nhiên việc so sánh giản đơn chỉ cho thấy được sự biến động về mặt số lượng, để biết được việc tăng số lượng lao động có hợp lí hay không cần tiến hành giảm số lượng lao động có thực sự tốt hay không cần tiến hành tính mức độ tiết kiệm (lãng phí) tương đối lao động.

So sánh liên hệ đến tổng doanh thu Công ty đạt được trong năm để tính:

63.785,65 47.426,12 = -26 (người) Kết quả tính toán cho thấy nếu lấy chỉ tiêu doanh thu để so sánh thì doanh nghiệp đã tiết kiệm tương đối 26 người Đây là một điều tốt, vì so với năm trước thì doanh nghiệp đã tiết kiệm được một lượng lao động Công ty An Hải đã sử dụng hợp lý số lượng lao động hiện có của mình, tiết kiệm tương đối lao động sản xuất.

Qua bảng số liệu 2-9 nhận thấy năm 2016 lao động chính của công ty là 306 người, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số lao động toàn Công ty (chiếm 84,76%) tăng thêm 78 người tương ứng tăng thêm 26,45% so với năm trước và tăng 3,38% so với kế hoạch Lao động quản lý chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số lao động toàn Công ty Năm 2016, lao động quản lý chiếm 9,42% trong tổng lao động tăng thêm 21,43% so với năm trước Duy chỉ có lao động phục vụ, phụ trợ vừa có số lao động nhỏ nhất vừa có biến đổi nhỏ nhất Năm 2016 khối này chiếm chỉ 5,82% tỷ trọng, tăng thêm 3 người so với năm trước và so với kế hoạch thì không có sự thay đổi gì. Nguyên nhân do công ty muốn cắt giảm đi một số lao động trong bộ phận không cần thiết hoặc hoạt động yếu kém, giảm những công nhân đã đến tuổi nghỉ hưu, đặc biệt giảm khâu gián tiếp Đồng thời, tiến hành bổ sung tuyển dụng lao động ở những bộ phận đang còn thiếu nguồn nhân lực hoặc các bộ phận tiềm năng cần sử dụng thêm nguồn lao động Việc chênh lệch giữa thực tế so với kế hoạch do trong năm Công ty chưa làm tốt việc lập kế hoạch, để thực hiện được các biện pháp sắp xếp bố trí lao động đã đề ra hoặc do khối lượng công việc thay đổi nên số lao động thực tế cũng thay đổi theo với mức chênh lệch là không đáng kể.

Như vậy, về kết cấu lao động của công ty đặc thù hình thức kinh doanh và so với các công ty khác cùng lĩnh vực là khá hợp lý.

BẢNG PHÂN TÍCH KẾT CẤU SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG ĐVT: Người Bảng 2-9

Năm 2015 Năm 2016 So sánh năm 2016 với

2 Lao động phục vụ, phụ trợ 18 6,25 21 6,03 21 5,82 3 16,6

Dưới đây, là 2 biểu đồ thể hiện kết cấu lao động của công ty trong 2 năm qua.

Lao động quản lý Lao động phục vụ, phụ trợ Lao động công nghệ

Hình 2-2: Biểu đồ thể hiện kết cấu lao động năm 2015

Lao động quản lý Lao động phục vụ, phụ trợ Lao động công nghệ

Hình 2-3: Biểu đồ thể hiện kết cấu lao động năm 2016 2.4.1.2 Phân tích chất lượng lao động

Chất lượng lao động là mục tiêu mà tất cả các doanh nghiệp đều hướng tới. Chất lượng lao động cao là tiền đề để tăng năng suất lao động Chất lượng lao động cao, cơ cấu lao động hợp lý góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và kết quả kinh doanh.

Chất lượng lao động phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, giới tính… và nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong doanh nghiệp dịch vụ xếp dỡ vận tải như công ty cổ phần xếp dỡ và vận tải An Hải thì khối công nhân công nghệ là lao động chính, trực tiếp tạo ra doanh thu Do đó chất lượng của công nhân công nghệ ảnh hưởng rất lớn đến công tác sản xuất của Công ty Chất lượng lao động càng cao thì năng suất lao động càng cao Đội ngũ công nhân có chất lượng cao, có trình độ tay nghề là mục tiêu hướng tới của mọi doanh nghiệp.

Chất lượng lao động của Công ty được trình bày qua số liệu bảng 2-10 Từ bảng số liệu cho thấy:

Về giới tính, số lao động nữ chiếm tỷ trọng nhỏ (chiếm 14,13%) trong tổng số lao động của Công ty, điều này phù hợp với đặc điểm hình thù kinh doanh của công ty Số lao động nữ chủ yếu được bố trí ở các bộ phận gián tiếp, phục vụ và các phòng ban chức năng Để thấy rõ kết cấu lao động theo giới tính qua các bộ phận của công ty tác giả lập sơ đồ hình 2-4.

Kết cấu về giới tính

Hình 2-4: Biểu đồ thể hiện kết cấu lao động theo giới tính năm 2016

Về trình độ văn hóa: Trong số cán bộ công nhân viên, số cán bộ có trình độ trên đại học như tiến sĩ và thạc sĩ chiếm tỷ lệ rất nhỏ là 3,05% Trong số đó, số lao động trực tiếp là không có bởi hình thức làm việc tay chân là chủ yếu nên không cần vận dụng trí óc nhiều Có thể thấy rõ số lượng lao động có trình độ trung cấp và lao đông phổ thông chiếm tỷ trọng cao lần lượt là 31,30% và 39,06%, phần lớn nằm trong khối lao động trực tiếp Điều này cũng sẽ gây chút khó khăn trong việc tiếp nhận những dây chuyền quy trình công nghệ mới trong sản xuất do không đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm Tuy nhiên, số lao động đạt trình độ đại học, cao đẳng cũng chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng số lao động của Công ty là 26,32% Từ việc phân tích trên, cho thấy trình độ lao động của công ty còn thấp do vậy công ty chưa chú trọng và quan tâm hơn đến việc nâng cao tay nghề, bồi dưỡng văn hóa, đào tạo đội ngũ lao động làm cho chất lượng lao động ngày càng có xu hướng tăng. Để thấy được sự thay đổi số lao động theo trình độ văn hóa, tác giả xây dựng biểu đồ hình 2- 5.

Trên đaị học Đại học, Cao đẳng Trung Cấp Lao động phổ thông 0

Hình 2-5 : Biểu đồ thể hiện số lao động theo trình độ văn hóa của năm

Về độ tuổi: Trong cơ cấu lao động, lao động của công ty chủ yếu năm trong khoảng từ 26 đến 35 tuổi chiếm tỷ trọng là 40%, sau đó đến độ tuổi từ nhỏ hơn 25 tuổi chiếm 34% Số lao động từ độ tuổi 36 tuổi chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là lao động trên dộ tưởi 55 trở đi chỉ chiếm 2% Điều này cho thấy lực lượng lao động của công ty tương đối trẻ, khỏe mạnh, sáng tạo, công ty cắt giảm đi lượng lao động có tuổi đời lớn để đáp ứng và cải thiện năng chất lượng lao động tốt hơn Lực lượng lao động trẻ tạo thuận lợi cho Công ty trong việc áp dụng công nghệ mới hoặc thay đổi công nghệ sản xuất, nhưng bên cạnh đó thì lực lượng lao động trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong công việc Vì vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trẻ thì Công ty nên tổ chức các buổi giao lưu hoặc cử đi học, bồi dưỡng các kháo học để học hỏi, nâng cao tay nghề và truyền đạt kinh nghiệm của các thế hệ trước Kết cấu lao động của toàn công ty theo độ tuổi năm 2016 được thể hiện qua hình 2-6.

Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật nên có rất nhiều máy móc thiết bị dây chuyền mới, quy trình kĩ thuật mới nên cần có đội ngũ lao động có chất lượng cao hơn Nguồn nhân lực chất lượng cao giúp cho quá trình sản xuất của công ty hiệu quả và an toàn hơn do đội ngũ quản lý tính toán sát kế hoạch và công nhân hiểu biết, thực hiện đúng kỹ thuật

Vì vậy, để nâng cao hơn chất lượng lao động toàn doanh nghiệp thì công ty cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho đội ngũ cán bộ công nhân viên được học tập nâng cao trình độ tay nghề đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của hoạt động sản xuất và tiếp thu tốt những dây chuyền công nghệ hiện đại, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

Tóm lại, năm 2016 Công ty đã tăng quy mô lao động và chất lượng lao động tương đối ổn định và được nâng cao cả về trình độ chuyên môn lẫn tay nghề Trong năm tới, Công ty cần có chính sách sắp xếp lại cơ cấu lao động phù hợp hơn Có các giải pháp cụ thể như tuyển dụng, đào tạo thêm số công nhân hiện có, có những chính sách đào tạo lại, đào tạo mới nâng cao trình độ văn hóa cũng như tay nghề công nhân sản xuất chính, thi đua sản xuất nâng cao năng suất lao động góp phần tăng sản lượng, nâng cao năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Hình 2-6: Biểu đồ thể hiện kết cấu lao động của công ty theo độ tuổi năm 2016

BẢNG CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG TOÀN CÔNG TY NĂM 2016 ĐVT: Người Bảng 2-10

Trong Đó Độ Tuổi Trình độ văn hóa

Tổng Đảng viên Nữ 55 Trên ĐH ĐH, CĐ Trung

3 Nhân viên HC, KT, NV 18 10 13 4 8 4 2 18

II Lao động phục vụ, phụ trợ 21 10 16 3 7 5 2 4 1 14 6

III Lao động công nghệ 306 33 16 114 126 54 12 58 107 141

2.4.1.3 Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động

Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

2.5.1 Phân tích chung giá thành sản phẩm theo yếu tố chi phí

Trong hệ thống các chi tiêu kinh tế của doanh nghiệp, chi phí sản xuất là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp đóng vai trò quyết định đối với hiệu quả kinh tế xã hội của quá trình sản xuất kinh doanh Giảm chi phí sản xuất luôn là một trong những phương hướng quan trọng nhất đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào để tăng cường khả năng canh tranh, phát triển sản xuất, nâng cao các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội như lợi nhuận đóng góp cho xã hội, thu nhập cho người lao động…

Phân tích chung giá thành sản phẩm theo yếu tố chi phí nhằm đánh giá thực trạng giá thành, chỉ ra yếu tố nào là nguyên nhân làm tăng hoặc giảm giá thành, những thay đổi lớn nhất xảy ra ở yếu tố nào Vì vậy, việc phân tích chi phí sản xuất là cần thiết giúp cho các nhà quản lý đáng giá đúng thực trạng của doanh nghiêp mình Từ đó tính toán hợp lý và thiết thực hơn trong công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh

BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO YẾU TỐ ĐVT: Tr.đ Bảng 2-14

ST T Yếu tố chi phí Năm 2015 Năm 2016 So sánh năm TH 2016 với

4 Chi phí dịch vụ thuê ngoài 3.514,14 10.560 11.846,76 8.332,62 337,12 1.286,76 112,19

5 Chi phí khác bằng tiền 318,57 900,78 1.220,35 901,78 383,07 319,57 135,48

Qua bảng phân tích giá thành theo yếu tố chi phí sản xuất bảng 2-14 ta thấy tổng chi phí năm 2016 tăng so với năm 2015, tăng 13.273,8 tr.đồng tương ứng tăng 33,01%. Trong đó hầu hết các phi phí đều tăng lên, riêng có chi phí nguyên liệu thì giảm đi.

Cụ thể, năm 2016 chi phí nguyên vật liệu giảm từ 6.815,46 tr.đồng xuống còn 2.282,86 tr.đồng tương ứng giảm 66,5% so với năm 2015 Yếu tố này giảm là do công ty đã sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, công ty cần cố gắng và phát huy để thực hiện kế hoạch giảm giá thành sản phẩm tăng tính cạnh tranh trên thị trường

Chi phí nhân công tăng 8.254,62 tr.đồng tương ứng tăng 29,29% so với năm

2015 và tăng 4% so với kế hoạch Do tăng năng suất lao động cùng với số lượng lao động của công ty năm 2016 đều tăng so với năm trước và so với kế hoạch dự kiến. Như vậy, công ty đã chú trọng hơn đến việc thu nhập của người lao động, đảm bảo cuộc sống vật chất cho họ.

Chi phí khấu hao TSCĐ năm 2016 tăng 317,37 tr.đồng tương ứng tăng 22,98% so với năm 2015, nguyên nhân chi phí khấu hao TSCĐ tăng là do năm 2016 công ty đã mua mới một số TSCĐ nên phần nguyên giá tính khấu hao đã tăng lên.

Năm 2016 thì chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền tăng lên rất cao Cụ thể chi phí dịch vụ mua ngoài năm 2016 tăng 8.332,62 tr.đồng tương ứng tăng 237,12% so với năm 2015 Chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty tăng cao như vậy là do công ty tăng thuê ngoài những công đoạn mà công ty chưa làm tốt hoặc chưa đủ năng lực để làm Chi phí khác bằng tiền như chi phí điện, điện thoại, văn phòng phẩm, chi phí tư vấn…Chi phí này tăng thêm 901,78 tr.đồng tương ứng tăng 283,07% so với năm 2015 Công ty cần xem xét lại và cần có kế hoạch để sử dụng hiệu quả, tiết kiệm các yếu tố góp phần tạo lên tổng chi phí sản xuất mà công ty bỏ ra.

Công ty cần phát huy hơn nữa để thực hiện tốt công tác giảm mức chi phí sản xuất nhằm tăng tăng doanh thu tiêu thụ, gia tăng lợi nhuận góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

2.5.2 Phân tích kết cấu chi phí sản xuất

Kết cấu chi phí sản xuất là tỷ trọng của từng loại chi phí so với toàn bộ tổng chi phí Mỗi yếu tố chi phí đều có tầm quan trọng khác nhau trong sản xuất do đó kết cấu của chúng cũng khác nhau Các chi phí vật liệu, tiền lương, khấu hao TSCĐ luôn chiếm tỷ trọng lớn cấu thành chủ yếu nên giá thành sản phẩm Để biết rõ sự thay đổi trong kết cấu giá thành sản phẩm ta tiến hành phân tích bảng số liệu sau:

Bảng phân tích kết cấu chi phí sản xuất theo yếu tố ĐVT: Tr.đ Bảng 2-15

STT Yếu tố chi phí

Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch kết cấu CPSX Giá trị

4 Chi phí dịch vụ thuê ngoài 3.514,14 8,74 11.846,76 22,15 13,41

5 Chi phí khác bằng tiền 318,57 0,79 1.220,35 2,28 1,49

Qua bảng 2-15 ta thấy tỷ trọng các chi phí về nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao TSCĐ của công ty năm 2016 đều có xu hướng giảm xuống Trong đó ta thấy ngay rằng ở cả hai năm 2016 và 2015 thì chi phí nhân công chiếm tỷ trọng cao nhất là khá cao Năm 2015 là 70,08%, năm 2016 là 68,12% nguyên nhân là do tính chất của công ty là công ty dịch vụ cần nhiều nhân công nên chi phí về nhân công của công ty là cao Nhưng năm 2016 kết cấu của chi phí này đã giảm xuống mặc dù không nhiều

Chi phí về nguyên vật liệu ta thấy có sự thay đổi đáng kể năm 2015 chiếm 16,95% nhưng đến năm 2016 nó chỉ chiếm 4,27% tức là giảm xuống khoảng 4 lần. Chi phí khấu hao TSCĐ giảm từ 3,44% xuống còn 3,18% đây là con số là không đáng kể

Thay vào đó là sự tăng lên khá mạnh của chi phí dịch vụ mua ngoài và chi chí khác bằng tiền Chi phí dịch vụ mua ngoài tăng lên từ 8,74% lên 22,15%, chi phí khác bằng tiền tăng lên từ 0,79% lên 2,28%

Ta thấy được sự tăng giảm của các chi phí không đều Chi phí nhân công chiếm tỷ trọng cao nhất, nên chi phí này sẽ làm giảm đáng kể giá thành sản phẩm Vì thế công ty cần phải có biện pháp để giảm thiểu chi phí này như cần sắp xếp, tổ chức lại bộ máy quản lý, loại bỏ những khâu sử dụng nhân công không cần thiết, lãng phí để nâng cao năng suất lao động.

Ta cũng thấy rằng, chi phí mua ngoài và chi phí khác tăng lên khá lớn vì thế công ty cần quản lý chặt chẽ để giảm hai loại chi phí này nhằm giảm giá thành sản xuất.

2.5.3 Phân tích giá thành dịch vụ cung ứng trên 1000 đồng doanh thu

Phân tích chỉ tiêu này nhằm đánh giá để thu được 1000 đồng doanh thu thì cần bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí.

Bảng phân tích được thể hiện dưới bảng 2-16.

Qua bảng 2-16 ta thấy năm 2015 để tạo ra 1000 đồng doanh thu cần 616,29 đồng chi phí, năm 2016 để tạo ra 1000 đồng doanh thu cần 600,03 đồng chi phí Như vậy ta thấy năm 2016 công ty đã tiết kiệm được 16,27 đồng so với năm 2015 Nguyên nhân là năm 2016 thì tốc độ tăng của giá vốn hàng bán thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu Điều này cho thấy công ty đang hoạt động hiệu quả hơn so với năm trước.

Bảng tính giá thành sản phẩm / 1000đ doanh thu

Năm 2016 So sánh TH 2016 với

2.5.4 Phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ giảm giá thành

Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp

2.6.1 Đánh giá chung tình hình tài chính của doanh nghiệp

Hoạt động tài chính gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời cũng có tính độc lập nhất định giữa chúng luôn có mối quan hệ ảnh hưởng qua lại Hoạt động sản xuất kinh doanh là tiền đề cho một tình hình tài chính tốt và ngược lại, hoạt động tài chính cũng có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh

Phân tích tài chính là đánh giá tiềm lực sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lợi và triển vọng phát triển Đánh giá chung tình hình tài chính của doanh nghiệp là đánh giá sự biến động của tài sản và nguồn vốn, tính hợp lý của các biến động đó về số tuyệt đối và kết cấu, liên hệ với các chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh để có kết luận tổng quát, đồng thời phát hiện các vấn đề cần phải tìm hiểu và nghiên cứu

2.6.1.1 Đánh giá chung tình hình tài chính của doanh nghiệp qua bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quỹ tài sản hiện có và nguồn vốn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo Dựa vào bảng cân đối kế toán có thể biết được toàn bộ tài sản hiện có, hình thái vật chất, cơ cấu tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn

Sự biến động giá trị tài sản, nguồn vốn của Công ty cổ phần xếp dỡ và vận tải An Hải được thể hiện trong bảng 2-17

Qua bảng số liệu 2-17 cho thấy: Tổng tài sản và nguồn vốn cuối năm là 31.780.274.235 đồng và đầu năm là 18.425.579.260 đồng Như vậy tổng tài sản và tổng nguồn vồn cuối năm tăng lên so với đầu năm là 13.354.694.975 đồng tương ứng tăng lên 72,48% Cho thấy, trong năm vừa qua đã có sự biến động tương đối mạnh giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán. a Phần tài sản:

Bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, trong đó tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn tài sản dài hạn

- Tài sản ngắn hạn tính đến cuối năm 2016 tăng thêm một lượng so với đầu năm là 2.254.923.118 đồng tương ứng với 28,25%

Tài sản ngắn hạn chủ yếu là tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, tài sản ngắn hạn khác Trong đó tiền và các khoản tương đương tiền là những khoản có khả năng thanh khoản cao, có thể đáp ứng cho nhu cầu thanh toán ngắn hạn của Công ty Tuy nhiên,

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31 tháng 12 năm 2016 ĐVT: Đồng Bảng 2-17

ST T CHỈ TIÊU MS TM

Số Đầu Kì (01/01/2016) Số Cuối kì (31/12/2016) So sánh CN/ĐN Giá trị

I Tiền và các khoản tương đương tiền 110 5.1 1.507.168.809 8,18 1.350.893.661 4,25 -156.275.148 -10,37

2 Các khoản tương đương tiền 112 -

II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 -

III Các khoản phải thu ngắn hạn 130 6.474.091.782 35,14 8.477.208.473 26,67 2.003.116.691 30,94

1 Phải thu ngắn hạn của khách hàng 131 5.2 6.474.091.782 35,14 8.430.987.617 26,53 1.956.895.835 30,23

2 Trả trước cho người bán ngắn hạn 132 - 46.220.856 0,15

V Tài sản ngắn hạn khác 150 - 408.081.575 1,28

1 Chi phí trả trước ngắn hạn 151 5.6 - 16.153.745

2 Thuế GTGT được khấu trừ 152 - 391.927.830

I Các khoản phải thu dài hạn 210 - - 8

II Tài sản cố định 220 9.934.268.253 53,92 10.679.266.40

1 Tài sản cố định hữu hình 221 5.3 8.486.142.304 46,06 9.297.860.456 29,26 811.718.152 9,57

- Giá trị hao mòn lũy kế 223 -6.267.416.141 -34,01 -7.718.397.328 -24,29 -1.450.981.187 23,15

2 Tài sản cố định vô hình 227 5.4 1.448.125.949 7,86 1.381.405.949 4,35 -66.720.000 -4,61

- Giá trị hao mòn lũy kế 229 -552.282.300 -3,00 -619.002.300 -1,95 -66.720.000 12,08

4 chi phí xây dựng cơ bản dở dang 242 80.360.930 0,44 -

IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 - 10.100.000.00

1 Đầu tư vào công ty con 251 5.5 - 100.000.000 0,31

2 Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 5.5 - 10.000.000.00

V Tài sản dài hạn khác 260 5.6 429.689.486 2,33 764.824.121 2,41 335.134.635 77,99

1 Chi phí trả trước dài hạn 261 429.689.486 2,33 764.824.121 2,41 335.134.635 77,99

1 Phải trả người bán ngắn hạn 311 5.7 2.674.609.442 14,52 2.828.770.800 8,90 154.161.358 5,76

2 Người mua trả tiền trước ngắn hạn 312 42.820.140 0,23 - 0,00

3 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 313 5.8 1.335.298.521 7,25 1.893.930.461 5,96 558.631.940 41,84

4 Phải trả người lao động 314 2.600.382.039 14,11 1.521.186.608 4,79 -1.079.195.431 -41,50

5 Chi phí phải trả ngắn hạn 315 5.9 214.013.820 1,16 428.691.960 1,35 214.678.140 100,3

9 Phải trả ngắn hạn khác 319 5.1

12 Quỹ khen thưởng phúc lợi 322 179.113.932 0,97 250.969.123 0,79 71.855.191 40,12 4

8 Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 338 5.1

1 Vốn góp của chủ sở hữu 411 6.600.000.000 35,82 12.000.000.00

- Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết 411a 6.600.000.000 35,82 12.000.000.00

7 Quỹ đầu tư phát triển 418 200.000.000 1,09 500.000.000 1,57 300.000.000 150,0

10 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 421 3.540.607.191 19,22 6.729.328.270 21,17 3.188.721.079 90,06 LNST chưa phân phối kỳ này 421b 3.540.607.191 19,22 6.729.328.270 21,17 3.188.721.079 90,06

5 72,48 tại thời điểm cuối năm lượng tiền đã giảm 156.275.148 đồng tương ứng 10,37% so với đầu năm, trong đó chỉ có tiền mặt mà không có các khoản tương đương tiền, làm cho khả năng thanh toán của Công ty gặp khó khăn Tuy nhiên, các khoản phải thu của khách hàng tăng so với đầu năm dẫn tới các khoản phải thu ngắn hạn tại cuối năm 2016 tăng so với đầu năm là 30,94% Đây là một tín hiệu tốt cho thấy trong năm công ty đã nhanh chóng thu hồi được các khoản nợ Công ty nên tiếp tục duy trì công tác thu hồi công nợ này Bên cạnh sự thay đổi các khoản trên thì duy nhất có tài sản ngắn hạn khác không có sự thay đổi gì trong năm

- Tài sản dài hạn cuối năm cũng tăng lên tương đối lớn so đầu năm là 11.099.771.857 đồng tương ứng lên tới 106,28%, trong đó tài sản cố định chiếm gần như tuyệt đối, các tài sản dài hạn khác không đáng kể Tài sản cố định đầu năm tăng thêm 744.998.152 đồng, đương ứng tăng 7,50% so với cuối năm 2016 nguyên nhân là do nguyên giá tăng, trong năm công ty có bán đi một số xe tải, máy móc thiết bị vận chuyển không dùng đến

Xét về mặt cơ cấu, ta thấy tỷ trọng tài sản dài hạn lớn hơn so với tài sản ngắn hạn như bảng trên đã hợp lý so với mô hình lĩnh vực kinh doanh vận chuyển, bốc xếp hàng hóa của công ty. b Phần nguồn vốn

Nguồn vốn bao gồm nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu Quy mô nguồn vốn tăng lên chủ yếu do vốn chủ sở hữu và nợ phải trả đều tăng lên khá mạnh Cụ thể:

Nguồn vốn của công ty cuối năm tăng lên nguyên nhân chính tác động đó là do nợ ngắn hạn tăng lên 4.465.973.896 đồng, tương ứng tăng 55,24% so với đợt đầu, trong đó các khoản nợ ngắn hạn tăng lên 18,13% thì các khoản nợ dài hạn từ tăng thêm 3.000.000.000 đồng Nhìn chung, trong năm tình hình thanh khoản các khoản nợ của công ty được thực hiên chưa thực sự hiệu quả, công ty cần có biện pháp mới để khắc phục tình hình này

Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, tỷ trọng cuối năm tăng từ 56,12% đến 60,51% tương đương với con số tăng tuyệt đối là phụ thuộc nhiều vào vốn đi vay và đảm bảo được tình hình tài chính của công ty, giúp Công ty tự chủ hơn về nguồn vốn kinh doanh

Lợi nhuận chưa phân phối ở cuối năm tăng lên 3.188.721.079 đồng, tương ứng tăng vượt 90,06% so với cuối năm Điều này cho thấy trong năm 2016 Công ty hoạt động khá hiệu quả hơn

Nhìn chung, sự thay đổi trên của Bảng cân đối kế toán của Công ty trong năm 2016 thể hiện tình trạng kinh doanh trong năm còn nhiều biến động Để thấy được rõ hơn tình hình tài chính của Công ty, tác giả sẽ tiến hành phân tích sâu hơn qua các phần tiếp theo.

2.6.1.2 Phân tích chung tình hình tài chính qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần vận tải và xếp dỡ An Hải được tập hợp trong bảng 2-18.

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một báo cáo tổng hợp cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp tại những thời kỳ nhất định Đó là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp, kết quả hoạt động theo từng loại hoạt động kinh doanh.

Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh để thấy được kết cấu, sự chi phối và tác động lẫn nhau giữa các chỉ tiêu, những nhân tố chính là tác nhân thay đổi kết cấu chung trong suốt kỳ kinh doanh của Công ty.

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XẾP DỠ VẬN TẢI AN HẢI GIAI ĐOẠN 2012-2016

Lập căn cứ cho việc lựa chọn chuyên đề

3.1.1 Sự cần thiết của việc phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định (TSCĐ) Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần thiết phải có đầy đủ các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất bao gồm : tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động Tài sản cố định được coi là bộ phận quan trọng nhất trong các tư liệu lao động sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, các công trình kiến trúc… Đồng thời, tài sản cố định là yếu tố quyết định đến năng lực sản xuất, trình độ kỹ thuật và quy mô hoạt động của từng doanh nghiệp.

Tài sản cố định của doanh nghiệp là cơ sở vật chất kỹ thuật, là nhân tố quan trọng đảm bảo cho sản xuất và tái sản xuất mở rộng, là thước đo năng lực sản xuất và quyết định khối lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

Khi đánh giá kết quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp cần nắm chắc tình hình tăng, giảm và huy động tài sản cố định vào sản xuất kinh doanh, nhằm phát huy năng lực sản xuất tài sản cố định và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hiện có.

Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định nhằm tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng và năng lực sản xuất của chúng, từ đó đề ra các phương hướng để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Ngoài ra, còn cho thấy sự hợp lý hay không hợp lý của kết cấu tài sản cố định hiện tại mà doanh nghiệp đang sử dụng.

Sử dụng tài sản cố định một cách hợp lý sẽ góp phần hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất, phát huy hết tính năng, tác dụng của mỗi loại tài sản và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời góp phần tiết kiệm triệt để những hao phí lao động quá khứ, tăng nhanh lợi nhuận cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế quốc dân Sử dụng tốt tài sản cố định là mục tiêu phấn đấu hạ giá thành sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế.

Bên cạnh những ý nghĩa to lớn trên, việc nâng cao hiệu quả kinh tế của tài sản cố định còn có mục đích là tận dụng năng lực sản xuất của tài sản cố định trên cơ sở tận dụng mới các giá trị kinh tế, đồng thời cải thiện được năng suất lao động đảm bảo thu nhập và phát triển nền kinh tế Ngoài ra việc phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định nhằm nâng cao hệ số sinh lời của tài sản cố định, cung cấp ngày càng

Công ty CP Xếp dỡ vận tải An Hải là một công ty hoạt động trong lĩnh vực chằng buộc,vận chuyển hàng hóa, kinh doanh kho bãi, xếp dỡ đa dạng hàng hóa. Công ty có bộ phận quản lý, có một phòng xếp dỡ, phòng giao nhận để tiến hành công việc xếp dỡ vận tải hàng hóa Công ty có đội ngũ cán bộ, công nhân có trình độ xếp dỡ, chỉ đạo xếp dỡ, giao nhận, lái cần tàu có tay nghề cao, kỹ năng, kinh nghiệm, thái độ phục vụ chuyển nghiệp để tham gia vào dây chuyền xếp dỡ tại các cảng biển, kho bãi, nhà máy, siêu thị.

Nhận thức được vấn đề đó, việc lựa chọn chuyên đề : ’’Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định giai đoạn 2012- 2016 của Công ty Cổ phần Xếp dỡ Vận tải An Hải’’ là thực sự cần thiết.

3.1.2 Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của chuyên đề a Mục đích nghiên cứu của chuyên đề

Mục đích chuyên đề nhằm đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định của Công ty Cổ phần Xếp dỡ và Vận tải An Hải , để thấy được những ưu nhược điểm, các nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của nó đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần vào việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Bên cạnh đó, còn cho thấy được kết cấu của của tài sản cố định có hợp lý với tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của Công ty hay không. b Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là tình hình sử dụng tài sản cố định của Công ty Cổ phần Xếp dỡ Vận tải An Hải, đặc biệt là tài sản cố định hữu hình dùng trong hoạt động kinh doanh, trong đó chủ yếu nhất là nhóm phương tiện vận tải mà Công ty đang sử dụng. c Nhiệm vụ nghiên cứu Để giải quyết được những yêu cầu đặt ra thì nhiệm vụ nghiên cứu chuyên đề là :

- Phân tích được các nội dung :

+ phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ

+ phân tích tình hình tăng (giảm) TSCĐ

+ phân tích kết cấu TSCĐ

+ phân tích hao mòn TSCĐ

+ phân tích tình hình trang bị TSCĐ

+ phân tích tình hình tận dụng năng lực của máy móc thiết bị

- Chỉ ra được các ưu , nhược điểm trong công tác sử dụng TSCĐ.

- Tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ d Phương pháp nghiên cứu Để làm rõ tính chất cần thiết của việc nghiên cứu chuyên đề, tác giả sử dụng những phương pháp thống kê như : Chỉ số trung bình tốc độ tăng (giảm) với dãy số cùng xu hướng và không cùng xu hướng, chỉ số liên hoàn, chỉ số định gốc, phương pháp biểu đồ, đồ thị… kết hợp với thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại từng thời điểm của Công ty Từ đó, đề xuất một số phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty.

Tốc độ phát triển là loại chỉ tiêu tương đối động thái, biểu hiện sự thay đổi của hiện tượng theo thời gian, tính bằng cách so sánh mức độ kỳ nghiên cứu (kỳ báo cáo) với mức độ của kỳ được chọn làm gốc so sánh, gồm hai loại :

- Tốc độ phát triển liên hoàn là tỷ lệ so sánh giữa mức độ của kỳ nghiên cứu (yi) với mức độ của kỳ gốc được chọn, kỳ đứng kề trước nó (yi-1), được tính theo công thức : t i y i y i− 1

Tốc độ phát triển liên hoàn nói lên sự thay đổi (tương đối) của hiện tượng giữa hai kỳ liền nhau.

- Tốc độ phát triển định gốc là tỷ lệ so sánh giữa mức độ kỳ nghiên cứu (yi) và kỳ được chọn làm gốc cố định cho mọi lần so sánh (thường là mức độ đầu tiên của dãy số và được gọi là y1), được tính theo công thức :

(3-2) Để đánh giá mức độ điển hình của tốc độ phát triển đối với sự biến động của một hiện tượng, thống kê học sử dụng chỉ tiêu tốc độ phát triển bình quân.

- Nếu dãy số có cùng xu hướng : ¯t

= n−1 √ ( t 1 ×t 2 ×t 3 × ×t n−1 ) = n−1 √ y y n 1 (%) (3-3) yn, y1 tương ứng là mức độ cuối cùng và mức độ đầu tiên của dãy số thời gian.

- Nếu dãy số không cùng xu hướng : ¯t = 100 n−1¿ ∑ i=2 n y i −y i−1 y i−1 +100 (%) (3-4)

Cơ sở lý luận của việc phân tích tình hình sử dụng TSCĐ

3.2.1 Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ

Việc phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định là vô cùng quan trọng với mọi doanh nghiệp Tài sản cố định có vai trò quyết định đối với quá trình sản xuất của doanh nghiệp, có thể nâng cao năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản xuất Ngày nay, trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ thì TSCĐ càng có vai trò quan trọng để doanh nghiệp có khả năng tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Với khái niệm TSCĐ là số tiền đầu tư ứng trước, số tiền này nếu sử dụng có hiệu quả sẽ không mất đi, doanh nghiệp sẽ thu hồi lại sau khi tiêu thục các sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ của mình Mặt khác, là số tiền đầu tư ứng trước mua sắm, xây dựng các TSCĐ nên quy mô của số tiền ứng trước nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô của TSCĐ và ảnh hưởng lớn đến trình độ, trang thiết bị kỹ thuật công nghệ, năng lực sản xuất của doanh nghiệp.

Vì vậy, việc tăng cường quy mô và hiệu quả sử dụng TSCĐ không những có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp mà còn góp phần cơ giới hóa, tự động hóa sản xuất kinh doanh, phát triển sản xuất xã hội và phát triển nền kinh tế quốc dân. Yêu cầu đặt ra cho công tác quản lý TSCĐ ở mỗi doanh nghiệp là : phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình tăng giảm và tình hình sử dụng TSCĐ để có biện pháp sử dụng tốt Quản lý và sử dụng hiệu quả quỹ khấu hao, sửa chữa và mua sắm tài sản mới góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hiệu quả sử dụng tài sản nói chung và hiệu quả sử dụng TSCĐ nói riêng là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm phục vụ lợi ích tối đa và chi phí nhỏ nhất

3.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSCĐ

Hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp Để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ chúng ta phải hiểu rõ tác động của các nhân tố đến hiệu quả sử dụng TSCĐ, từ đó có các biện pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực, tăng cường các tác động tích cực, giúp cho doanh nghiệp bảo toàn phát triển tài sản, tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thị trường. a Những nhân tố bên ngoài

Môi trường kinh doanh là tất cả những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp Trong quá trình sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của một số nhân tố sau:

- Sư ổn định của nền kinh tế: sự ổn định của nền kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng TSCĐ Khi nền kinh tế ổn định và tăng trưởng với tốc độ cao, doanh nghiệp muốn duy trì và giữ vững vị trí của mình thì phải phấn đấu phát triển với nhịp độ tương đương, do đó sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi đó nhà quản trị tài chính phải lường trước những rủi ro có thể sảy ra và ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp cũng như chi phí vật tư, chi phí lãi vay… do đó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng TSCĐ

- Chính sách kinh tế của nhà nước: Để tạo ra nền kinh tế ổn định, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, nhà nước điều hành và quản lý nền kinh tế bằng hệ thống các chính sách vĩ mô Hệ thống này ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng TSCĐ nói riêng Một số chính sách kinh tế vĩ mô cuả nhà nước như:

+ Chính sách lãi suất: Lãi suất tín dụng là một công cụ quản lý điều hành cung cầu tiền tệ, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động vốn và hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp Khi lãi suất tăng làm cho chi phí vốn tăng, nếu doanh nghiệp không có cơ cấu vốn hợp lý, kinh doanh không hiệu quả thì hiệu quả sử dụng vốn, nhất là phần vốn vay sẽ giảm sút ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng TSCĐ.

+ Chính sách tỷ giá: Tỷ giá hối đoái vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ vừa biểu hiện quan hệ cung cầu về ngoại tệ Đối với nguồn vốn cố định, nhất là những TSCĐ nhập khẩu thì chính sách tỉ giá lại có tác động lớn tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp.

+ Chính sách thuế: Thuế là công cụ quan trọng của nhà nước để điều tiết nền kinh tế vĩ mô nói chung và điều tiết hoạt động của doanh nghiệp nói riêng.Chính sách thuế của nhà nước có tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì phần thuế cao hay thấp sẽ quyết định phần lợi nhuận sau thuế là ít hay nhiều, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và hiệu quả sủ dụng TSCĐ của doanh nghiệp

- Ảnh hưởng của nhu cầu và giá cả sản phẩm tiêu thụ trên thị trường:

Giá cả sản phẩm tiêu thụ có ảnh hưởng lớn đến doanh thu của doanh nghiệp, khi giá cả tăng sẽ làm cho doanh thu và chi phí đầu vào cùng tăng ảnh hưởng đến lợi nhuận, do đó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp b Những yếu tố bên trong

Ngoài những yếu tố khách quan, hiệu quả sử dụng TSCĐ còn chịu tác động của các nhân tố chủ quan, các nhân tố trực tiếp như:

- Những nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu: Doanh thu chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố: Giá cả, số lượng, chất lượng, mẫu mã sản phẩm, hoạt động Marketing… khi chất lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên, chất lượng phục vụ tốt được cải tiến liên tục, hợp với thị hiếu của người tiêu dùng sẽ làm doanh thu tăng lên đáng kể, hiệu quả sử dụng TSCĐ cũng sẽ tăng theo

- Những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận: Lợi nhuận chịu ảnh hưởng trự tiếp của doanh thu, chi phí, giá cả sản phẩm, thuế… Doanh thu bán hàng có quan hệ thuận chiều với lợi nhuận, còn các khoản chi phí sản xuất như: Giá vốn hàng hóa, chi phí điều hành, khấu hao TSCĐ, lãi tiền vay, thuế thu nhập có quan hệ ngược chiều với lợi nhuận Để tăng lợi nhuận doanh nghiệp phải tìm cách tăng doanh thu, giảm chi phí Lơi nhuận tăng sẽ làm cho tỷ suất lợi nhuận trên nguyên giá TSCĐ tăng làm cho hiệu quả sử dụng TSCĐ tăng.

- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của nghành sản xuất kinh doanh: Có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng tài sản cố định như: Tính chất nghành nghề, tính chất thời vụ, chu kỳ sản xuất kinh doanh Ảnh hưởng của tính chất ngành nghề tới hiệu quả sử dụng TSCĐ thể hiện ở quy mô,cơ cấu, còn tính thời vụ và chu kỳ sản xuât thể hiện ở khả năng đáp ứng của các TSCĐ

- Năng lực sản xuất của doanh nghiệp: Được thể hiện thông qua hai mặt

Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ giai đoạn 2012 – 2016 của Công ty CP Xếp dỡ Vận tải An Hải

3.3.1 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Qua bảng 3-1, hình 3-1 cho thấy: hiệu suất sử dụng theo nguyên giá TSCĐ của Công ty tăng giảm không đồng đều qua các năm, bình quân cả giai đoạn là 2,81đ/đ Năm 2012 là 3,00đ/đ, năm 2013 là 2,12 đ/đ, năm 2014 là 2,09 đ/đ, năm

2015 là 3,27 đ/đ, năm 2016 là 3,57đ/đ Ở đầu giai đoạn thì hệ số này có xu hướng giảm xuống nhưng ở cuối giai đoạn nó lại tăng lên, điều này cho thấy là tốt lên.

Hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng giảm không đồng đều qua các năm là do doanh thu của Công ty tăng giảm không đều Do hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng giảm không đều dẫn đến hệ số huy động theo nguyên giá cũng tăng giảm không đồng đều qua các năm, năm có hệ số huy động cao nhất là năm 2014 là 0,4, và năm có hệ số huy động nhỏ nhất là năm 2016 là 0,25 Qua đó ta thấy từ năm 2014 thì công ty đã hoạt động có hiệu quả hơn hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng lên còn hệ số huy động TSCĐ giảm xuống Mặc dù hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty đang tốt lên nhưng chưa cao vì thế trong thời gian tới Công ty cần tiếp tục tìm ra các biện pháp làm tăng hiệu suất sử dụng TSCĐ.

Hiệu suất sử dụng TSCĐ theo giá trị còn lại giai đoạn 2012- 2016 của Công ty biến động tăng giảm qua các năm, hiệu suất sử dụng bình quân là 4,66đ/đ

Bảng phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ giai đoạn 2012-2016

STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ biến động bq (%)

1 Nguyên giá TSCĐ bq (Trđ) 9.428,01 12.283,81 12.282,39 14.517,47 17.885,32 117,92

2 GTCL bq của TSCĐ(Trđ) 6.754,67 8.649,56 8.582,84 8.516,12 8.449,40 106,43

3 Gía trị sản lượng (Trđ) 28.278,19 26.037,01 25.608,96 47.426,12 63.785,65 127,53

5 Hiệu suất sử dụng TSCĐ (đ/đ) a Theo nguyên giá 3,00 2,12 2,09 3,27 3,57 108,72

- Chỉ số liên hoàn(%) 100 70,67 98,37 156,68 109,17 109,71 b - Theo GTCL 4,19 3,01 2,98 5,57 7,55 123,31

6 Hệ số huy động TSCĐ(đ/đ) a Theo nguyên giá 0,33 0,47 0,48 0,31 0,28 99,65

- Chỉ số liên hoàn(%) 100 141,51 101,66 63,82 91,60 104,91 b -Theo GTCL 0,24 0,33 0,34 0,18 0,13 0,24

7 Sức sinh lời của TSCĐ(đ/đ) a Theo nguyên giá 0,20 0,14 0,07 0,31 0,42 170,21

- Chỉ số liên hoàn(%) 100 68,36 54,05 423,10 135,34 240,57 b Theo GTCL 0,28 0,19 0,11 0,53 0,89 199,02

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Chỉ số định gốc Chỉ số liên hoàn

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Chỉ số định gốc Chỉ số liên hoàn

Hình 3-1: Biểu đồ thể hiện hiệu suất sử dụng và hệ số huy động TSCĐ theo NG

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Chỉ số định gốc Chỉ số liên hoàn

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 0

Chỉ số định gốc Chỉ số liên hoàn

Hình 3-2: Biểu đồ thể hiện sức sản xuất và hệ số huy động TSCĐ theo GTCL

Năm 2012, một đồng TSCĐ theo giá trị còn lại khi tham gia vào quá trình thi công sản xuất đã tạo ra 4,19 đồng doanh thu, năm 2013 là 3,01đồng, năm 2014 là2,98đồng, đến năm 2015 tăng vọt lên là 5,57 đồng, năm 2016 là 7,55 đồng thì thấy rằng, hệ số hiệu suất sử dụng TSCĐ theo giá trị còn lại ở mức cao hơn đồng nghĩa với việc sau khi trừ hao mòn thì máy móc vẫn đạt hiệu suất cao

Năm 2012, để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần 0,18 đồng TSCĐ theo giá trị còn lại, năm 2013 cần 0,27 đồng, năm 2014 cần 0,23 đồng, năm 2014 cần 0,15 đồng, năm 2016 cần 0,14 đồng Tốc độ phát triển bình quân của hệ số huy động TSCĐ theo giá trị còn lại giai đoạn 2012- 2016 là 0,24 So với năm gốc 2012 thì các năm 2013, 2014 có hệ số huy động TSCĐ cao hơn, đến năm 2015, 2016 thì thấp hơn về chỉ số định gốc Về chỉ số liên hoàn thì từ năm 2013 thì hệ số huy động năm sau thấp hơn so với năm trước Đó là điều đáng mừng cho thấy công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn.

Sức sinh lời của TSCĐ theo nguyên giá năm 2012 là 0,2 đồng/đồng, cho biết một đồng nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ tạo ra 0,2 đồng lợi nhuận sau thuế Năm 2013, một đồng nguyên giá TSCĐ bình quân trong năm tạo ra 0,14 đồng lợi nhuận sau thuế, con số này năm 2014 tiếp tục giảm xuống còn là 0,07 đồng, năm

2015 thì nó lại tăng lên là 0,31 đồng và năm 2016 tăng lên là 0,42 đồng Theo chỉ số định gốc, chỉ số liên hoàn thì sức sinh lời của TSCĐ giai đoạn 2012- 2016 biến động rất mạnh, trong đó năm 2015 là năm sử dụng sử dụng TSCĐ tốt nhất Nguyên nhân là do năm 2015 Công ty đã đầu tư nhiều vào phương tiện vận tải và thu được doanh thu cao, chi phí bỏ ra ít nên lợi nhuận thu về cao hơn Tốc độ phát triển bình quân của chỉ tiêu trong giai đoạn theo chỉ số liên hoàn là 240,57% Chỉ tiêu này cho thấy trong giai đoạn 2012- 2016 việc sử dụng TSCĐ tương đối hiệu quả.

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 0

Chỉ số định gốc Chỉ số liên hoàn

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Chỉ số định gốc Chỉ số liên hoàn

Hình 3-3: Biểu đồ thể hiện sức sinh lời TSCĐ theo NG và GTCL

3.3.2 Phân tích kết cấu TSCĐ

Phân tích kết cấu tài sản cố định của Công ty Cổ phần Xếp dỡ vận tải An Hải giai đoạn 2012-2016 cho thấy tài sản cố định được hình thành cụ thể trong giai đoạn, chiều hướng biến động cũng như ảnh hưởng của kết cấu tài sản cố định đến sản xuất kinh doanh Số liệu thống kê được tập hợp trong bảng 3-2.

Qua bảng 3-2 cho thấy: Giá trị toàn bộ TSCĐ của Công ty tăng dần qua các năm 2012-2016, cho thấy giá trị quy mô sản xuất của Công ty ngày càng được mở rộng và đầu tư mới.

Qua kết quả tính toán ở bảng 3-2 và hình 3-4 cho thấy kết cấu của các loại tài sản có biến động rõ rệt Đầu giai đoạn thì loại tài sản nhà cửa, vật kiến trúc tăng lên, đến cuối giai đoạn thì kết cấu của nó giảm xuống, nhóm phương tiện vận tải trong giai đoạn này tăng dần lên Trong giai đoạn này nhà cửa vật kiến trúc chiếm tỷ trọng cao nhất 63,64% sau đó là phương tiện vận tải 18,99%, máy móc thiết bị, thiết bị dụng cụ quản lý chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ chưa đến 0,5%.Việc Công ty chú trọng đầu tư vào nhà cửa vật kiến trúc và phương tiện vận tải là hoàn toàn phù hợp với một công ty hoạt động trong lĩnh vực xếp dỡ vận tải hàng hóa Với kết cấu này, trong giai đoạn tới công ty có thể hoạt động kinh doanh một cách thuận lợi vì năng lực sản xuất luôn đáp ứng được yêu cầu của sản xuất kinh doanh cũng như các dự án mà công ty đang thực hiện.

Nhà cửa vật kiến trúc chiếm tỷ trọng cao nhất trong kết cấu bình quân của cả giai đoạn 2012- 2016 là 63,64%, năm 2014 là năm có tỷ trọng nhà xưởng vật kiến trúc cao nhất là 75,06%, các năm còn lại trong giai đoạn có tỷ trọng cụ thể là: năm

2012 tỷ trọng chiếm 52,51 % trong tổng tài sản, năm 2013 chiếm 74,28%, năm

2015 chiếm 55,67 %, năm 2016 chiếm 50,05% Nguyên nhân là do năm 2014 Công ty đầu tư xây dựng thêm mặt bằng bãi container, nhà kho để phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Phương tiện vận tải chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong tài sản cố định Được thể hiện là năm 2016 tỷ trọng của phương tiện vận tải cao nhất chiếm 39,43% Từ năm2012-2014 Công ty không đầu tư vào nhóm tài sản này đến năm 2015 Công ty mới

Bảng phân tích kêt cấu TSCĐ giai đoạn 2012-2016

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Kếtcấu (%)bq Đầu năm (trđ)

1 Nhà cửa vật kiến trúc 3.451,

4 Thiết bị dụng cụ quản lý 37,

00 Đầu năm 2012 Cuối năm 2012 Cuối năm 2013 Cuối năm 2014 Cuối năm 2015 Cuối năm 2016

Nhà cửa v t kiến trúcậ Máy móc thiết bị Phương ti n v n tảiệ ậ

Thiết bị dụng cụ quản lý TSCĐ vô hình

Hình 3-4: Biểu đồ thể hiện kết cấu TSCĐ giai đoạn 2012-2016 bắt đầu lại đầu tư thêm vào nhóm này và đầu tư khá là lớn Từ chỉ chiếm 8,65% trong tổng tài sản tăng lên 32,39% Nguyên nhân là do đến năm 2015 các phương tiện vận tải đã cũ lạc hậu so với công nghệ hiện đại nên công ty đã đầu tư thêm đồng thời trong năm này dỡ công ty cũng đang thực hiện mở rộng quy mô sản xuất. Máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản của Công ty Điều này là hợp lý vì An Hải là công ty hoạt động trong lĩnh vực xếp dỡ, vận tải Trong cả giai đoạn nghiên cứu kết cấu máy móc thiết bị bình quân là 0,1% Năm 2012 máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng cao nhất là 0,3%, đến năm 2013 giảm xuống còn 0,16%, từ năm 2014 trở đi thì giá trị của tài sản này đã giảm đi theo thông tư 45 của Bộ tài chính do không đủ điều kiện là một TSCĐ theo thông tư mới này và công ty không có đầu tư thêm.

Thiết bị dụng cụ quản lý cũng chiếm tỷ trọng rất nhỏ bình quân cả giai đoạn xuất kinh doanh của công ty nên như thế là phù hợp.Cũng tương tự như máy móc thiết bị năm 2014 nhóm tài sản này cũng giảm hết giá trị do hết thời gian khấu hao theo thông tư 45 của Bộ Tài chính và không có đầu tư thêm.

Tài sản vô hình của Công ty là chi phí giải phóng mặt bằng, đền bù đất, san lấp mặt bằng bãi còn container tại Đình Vũ Trong cả giai đoạn loại tài sản này không có biến động gì về mặt giá trị xong về kết cấu của nó lại giảm dần đi Đầu năm 2012 chiếm 30,44% đến cuối năm 2016 giảm xuống còn 10,52%.

Do công ty đã đầu tư ngay từ đầu khi thành lập công ty và có thời gian khấu hao là 30 năm.

Phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty

- Tập trung hóa sản xuất ở các khâu trong dây chuyền công nghệ.

- Nâng cao hệ số huy động máy móc thiết bị vào sản xuất, đồng thời giảm bớt một số thiết bị đã hết khấu hao, công suất thấp.

- Nâng cao công tác quản lý chặt chẽ về mặt tài chính đối với tài sản cố định.

- Tăng thời gian làm việc thực tế của máy móc thiết bị so với thời gian chế độ đồng thời tăng số ngày hoạt động trong năm.

- Chủ động trong sản xuất, tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm kích thích quá trình sản xuất b Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty

 Hoàn thiện quy trình ra quyết định mua sắm mới TSCĐ

Công tác đầu tư mua sắm TSCĐ là hoạt động trực tiếp ảnh hưởng đến năng lực sản xuất của công ty Hơn nữa, đó là sự bỏ vốn dài hạn, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty, do vậy quy trình ra quyết định mua sắm TSCĐ là một vấn đề quan trọng cần phải được phân tích kỹ lưỡng Trước khi ra quyết định, việc kế hoạch hóa đầu tư mới TSCĐ là cần thiết để xác định chính xác nhu cầu cho từng loại TSCĐ phục vụ cho nhiệm vụ sản xuất của công ty, sẽ tạo điều kiện cho công ty chủ động huy động nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đó.

Tuy nhiên, do số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ của công ty phụ thuộc vào đơn đặt hàng, các hợp đồng kinh tế đã ký kết, đồng thời căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ từng thời kỳ Điều này gây nên khó khăn cho việc bố trí sử dụng TSCĐ một cách hợp lý, gây cản trở việc kế hoạch hóa và đầu tư mới TSCĐ.

Giải pháp này sẽ giúp công ty:

Thông qua các mục tiêu trong kế hoạch, công ty có thể chủ động sử dụng các TSCĐ hiện có vì chúng được xác định rõ là sẽ phục vụ cho mục đích gì và trong bao lâu.

Có cơ hội và chuẩn bị lựa chọn các đối tác để đảm bảo cho các TSCĐ được mua sắm, xây dựng với mức độ hiện đại, chất lượng tốt và giá thành hợp lý.

Từ việc lập kế hoạch đầu tư máy móc thiết bị, công ty có thể tuyển dụng và đào tạo công nhân cho phù hợp với tình độ trang bị TSCĐ trong tương lai và như vậy hiệu quả sử dụng TSCĐ mới được cao. Đưa ra những lựa chọn đúng đắn cho việc đầu tư mới TSCĐ, tránh lãng phí vốn đầu tư.

 Tăng cường đổi mới công nghệ, quản lý sử dụng và bảo dưỡng TSCĐ

Việc tăng cường công tác quản lý sử dụng, bảo dưỡng, đổi mới công nghệ TSCĐ là một yếu tố quan trọng giúp giúp đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được liên tục, năng suất lao động được nâng cao kéo theo giá thành sản phẩm giảm và như vậy tạo lợi thế về chi phí cho sản phẩm của công ty có thể cạnh tranh trên thị trường.

Công ty phải không ngừng chuyển giao công nghệ để cải tiến công nghệ đầu tư máy móc thiết bị hiện đại hóa của nước ngoài.Có như vậy, các TSCĐ mới phát huy tác dụng nhằm tạo ra những sản phảm có chất lượng cao.

Tránh việc mất mát, hư hỏng TSCĐ trước thời gian dự tính bằng việc phân cấp quản lý chặt chẻ đến từng phân xưởng, nâng cao tinh thần trách nhiệm vật chất trong quản lý chấp hành nội quy Công ty cần nêu rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận và cá nhân trong bảo quản, bảo dưỡng, đảm bảo an toàn cho TSCĐ để chúng luôn được duy trì hoạt động với công suất cao.

- Biện pháp này giúp công ty:

Nắm chắc được trình trạnh kỹ thuật và sức sản xuất hiện có của các TSCĐ.Từ đó có thể lên kế hoạch đầu tư, đổi mới TSCĐ cho phù hợp với nhiệm vụ sản xuất trong tương lai. Đảm bảo an toàn cho các TSCĐ trong công ty và giảm chi phí quản lý TSCĐ. Công ty có thể bố trí dây chuyền hợp lý trên diện tích hiện có.

Giúp cho TSCĐ luôn duy trì hoạt động liên tục với công suất cao, tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, nâng cao khả năng sản xuất kinh doanh

 Thanh lý và xử lý các TSCĐ không dùng đến

Hiện nay, do những nguyên nhân có thể chủ quan chẳng hạn như bảo quản, sử dụng kém làm cho TSCĐ hư hỏng hoặc khách quan tạo ra như thay đổi nhiệm vụ sản xuất mà không cần dùng Việc giữ nhiều TSCĐ không dùng đến sẽ dẫn đến vốn bị ứ đọng gây lãng phí khi doanh nghiệp đang rất cần vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Do vậy, công ty cần xác định nguyên nhân dẫn đến việc ứ đọng TSCĐ để cần thanh lý những TSCĐ hư hỏng, đồng thời có kế hoạch điều phối TSCĐ không có nhiệm vụ sản xuất cho nơi khác sử dụng.

 Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ

Tiếp tục thực hiện quy chế quản lý tài chính về quản lý và sử dụng TSCĐ Công tác lập kế hoạch khấu hao càn phải được tính toán chính xác và chặt chẽ hơn trách việc thu hồi không đủ vốn đầu tư ban đầu.

Công ty cần tiến hành đánh giá lại TSCĐ một cách thường xuyên và chính xác.Hiện nay khoa học công nghệ ngày càng tiến bộ làm cho các TSCĐ không tránh khỏi sự hao mòn vô hình.Đồng thời, với một cơ chế thị trường như hiện nay giá cả thường xuyên biến động.Điều này làm cho phản ánh giá còn lại trên sổ sách sai lệch đi so với giá trị thực tế Việc thường xuyên đánh giá lại TSCĐ sẽ giúp cho việc tính khấu hao chính xác, đảm bảo thu hồi vốn và đảm bảo vốn cố định, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ hoạc có biện pháp xử lý những TSCĐ bị mất giá nghiêm trong, chống thất thoát vốn.

 Nâng cao trình độ cán bộ nhân viên trong công ty Đối với cán bộ quản lý: Đây là đội ngũ quan trọng, quyết định hướng đi cho doanh nghiệp Họ đứng ra quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đảm bảo cho công ty có thể phát triển mạnh mẽ Nhận thức được điều này nên công ty cần:

Không ngừng nâng cao trình độ quản lý nghiệp vụ cho họ mặt khác phải tạo cơ hội cho họ tự phấn đấu vươn lên.

Ngày đăng: 07/04/2023, 11:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w