1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trần thị thu 1324010700 ptich tình hình sx và tt sp cty tnhh tùng phương

130 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm công ty TNHH Tùng Phương
Tác giả Trần Thị Thu
Trường học Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Luận văn tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 779,59 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH (5)
    • 1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Tùng Phương 6 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty (6)
      • 1.1.2. Ngành nghề kinh doanh (6)
    • 1.2. Điều kiện địa lý, kinh tế nhân văn của Công ty TNHH Tùng Phương (6)
      • 1.2.1. Điều kiện địa lý tự nhiên (6)
      • 1.2.2. Điều kiện về lao động, dân số (7)
      • 1.2.3. Điều kiện kinh tế (7)
    • 1.3. Công nghệ sản xuất của Công ty TNHH Tùng Phương (8)
      • 1.3.1. Công nghệ sản xuất (8)
      • 1.3.2. Trang thiết bị chủ yếu (10)
    • 1.4. Tình hình tổ chức, quản lý, sản xuất và lao động của Công ty (11)
      • 1.4.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty (11)
      • 1.4.2. Tổ chức sản xuất (13)
      • 1.4.3. Tình hình sử dụng lao động (13)
      • 1.4.4. Chế độ làm việc, nghỉ ngơi của lao động (14)
    • 1.5. Phương hướng phát triển của Công ty trong tương lai (15)
  • CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH KINH TẾ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH (18)
    • 2.1. Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tùng Phương. 19 2.2.Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (19)
      • 2.2.1. Phân tích tình hình sản xuất của công ty (23)
      • 2.2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm (25)
      • 2.2.3 Phân tích nhịp nhàng của quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (35)
    • 2.3. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định (40)
      • 2.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định (40)
      • 2.3.2. Phân tích kết cấu TSCĐ (42)
      • 2.3.3. Phân tích tình hình tăng (giảm) tài sản cố định (43)
      • 2.3.4. Phân tích hao mòn tài sản cố định (44)
    • 2.4. Phân tích tình hình sử dụng lao động tiền lương (46)
      • 2.4.1. Phân tích mức độ đảm bảo về số lượng và cơ cấu lao động (46)
      • 2.4.2. Phân tích chất lượng lao động (48)
      • 2.4.3 Phân tích năng suất lao động (50)
      • 2.4.4. Phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương và tiền lương bình quân (52)
    • 2.5. Phân tích chi phí và giá thành (55)
      • 2.5.1. Phân tích giá thành theo khoản mục chi phí (55)
      • 2.5.2. Phân tích chi phí trên 1000d doanh thu (58)
      • 2.5.3. Phân tích kết cấu chi phí trong giá thành (58)
    • 2.6. Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH Tùng Phương (60)
      • 2.6.1 Đánh giá chung tình hình tài chính Công ty (60)
      • 2.6.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 62 2.6.3. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của Công ty (67)
      • 2.6.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh (78)
  • CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM (85)
    • 3.1. Căn cứ lựa chọn đề tài (86)
      • 3.1.1. Tính cấp thiết của đề tài (86)
      • 3.1.2. Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu (87)
    • 3.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài (89)
      • 3.2.1. Khái niệm về sản xuất sản phẩm (89)
      • 3.2.2. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm (89)
      • 3.2.3. Mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (89)
    • 3.3. Phân tích tình hình sản xuất gạch giai đoạn 2012-2016 (90)
      • 3.3.1. Phân tích tình hình sản xuất gạch theo giá trị giai đoạn 2012-2016 (90)
      • 3.3.2. Phân tích tình hình sản xuất gạch theo mặt hàng giai đoạn 2012-2016 (92)
      • 3.3.3 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất (98)
    • 3.4. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Tùng Phương giai đoạn 2012-2016 (99)
      • 3.4.1. Phân tích tình hình tiêu thụ theo doanh thu giai đoan 2012-2016 (99)
      • 3.4.2. Phân tích tình hình tiêu thụ theo mặt hàng giai đoạn 2012-2016 (101)
      • 3.4.3. Phân tích tình hình tiêu thụ theo thời gian công ty TNHH Tùng Phương (112)
      • 3.4.4. Phân tích tình hình tiêu thụ theo khách hàng (117)
    • 3.5. Phân tích mối quan hệ giữa tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gạch giai đoạn 2012-2016 (120)
    • 3.6. Phân tích chất lượng sản phẩm qua sản phẩm phế phẩm các loại (124)
    • 3.7. Một số giải pháp nhằm góp phần đẩy mạnh công tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho Công ty TNHH Tùng Phương trong những năm tiếp theo (125)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (130)

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TNHH TÙNG PHƯƠNG 5 1 1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Tùng Phương 6[.]

TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT KINH

Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Tùng Phương 6 1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty TNHH Tùng Phương được thành lập ngày 15/09/2000 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1902000028 do Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp.

• Trụ sở của Công ty: Tân Phong – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc

• Vốn điều lệ: 20 tỷ đồng

• Tài khoản số: 42610000000544 tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc Yên.

• Người đại diện: Nguyễn Thị Phương.

• Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất gạch Tuynel.

Năm 2002 Công ty đầu tư xây nhà máy gạch TUYNEL công suất 10 triệu viên QTC/năm Năm 2004 xây dựng nhà máy gạch TUYNEL thứ 2 công nghệ ITALIA công suất 20 triệu viên QTC/năm Năm 2006 Công ty đã mở rộng sản xuất xây dựng thêm dây truyền thứ 3 công suất 30 triệu viên QTC/năm tại xã Đại Thịnh - Mê Linh - Hà Nội Năm 2008, Công ty đầu tư xây dựng nhà máy thứ 3 công suất 120 triệu viên QTC/năm Năm 2009, Công ty đầu tư xây dựng khu nhà ở Tùng Phương với tổng số vốn đầu tư 374.264.999.364 đồng.

Hiện nay Công ty TNHH Tùng Phương có nhà máy gạch Đại Thịnh III ở xã Tân Phong - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc.

• Sản xuất kinh doanh gạch đất sét nung, gạch Tuynel, gạch xi măng, xi măng.

• Thi công công trình dân dụng, công trình giao thông, công trình thủy lợi Xây dựng công trình đường dây điện và trạm biến áp điện đến 35KV.

• Kinh doanh bất động sản.

• Mua bán vật liệu xây dựng.

• Đầu tư xây dựng và kinh doanh phát triển nhà ở, khu đô thị, xây dựng hạ tầng khu đô thị.

• Mua bán vàng bạc, đá quý.

• Gia công chế tác các sản phẩm vàng bạc, đá quý.

• Lắp đặt điện trong công trình xây dựng, lắp đặt điện đô thị.

• Mua bán, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều kiện địa lý, kinh tế nhân văn của Công ty TNHH Tùng Phương

1.2.1 Điều kiện địa lý tự nhiên a Vị trí địa lý

Công ty TNHH Tùng Phương nằm trên địa phận xã Tân Phong - Huyện BìnhXuyên - Vĩnh Phúc, phía bắc giáp với tỉnh Thái Nguyên, phía đông giáp huyện Mê

Linh, phía tây giáp huyện Tam Dương và thành phố Vĩnh Yên, phía nam giáp huyện Yên Lạc Nơi đây có nguồn đất sét dồi dào, dễ khai thác qua đó giúp Công ty giảm chi phí đầu vào Nhà máy gạch Đại Thịnh được xây dựng tại xã Đại Thịnh - Huyện Mê Linh - Tỉnh Vĩnh Phúc Nhà máy gạch Đại Thịnh gần với khu công nghiệp Kim Hoa, Quang Minh, Đông Anh, Thăng Long, Nội Bài Trụ sở của Công ty đặt gần Hà Nội, thủ đô cũng đồng thời là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị cả nước, điều này rất thuận lợi cho việc trao đổi, hợp tác, tiêu thụ hàng hóa và ký kết các hợp đồng kinh doanh Là cơ hội tiềm năng trong việc gia tăng, phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn. b.Điều kiện khí hậu

Cơ sở sản xuất của Công ty thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Căn cứ vào tài liệu khí tượng thủy văn thì trong tháng giêng là tháng có nhiệt độ thấp nhất nhiệt độ trung bình tháng riêng là 16 độ, cao nhất là 21 độ thấp nhất là 8 độ Tháng nóng nhất là tháng 5, nhiệt độ cao nhất là 39 độ thấp nhất là 24 độ Mùa mưa kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau thường có rét đột ngột trong thời gian ngắn và kèm theo gió mùa đông bắc Độ ẩm khá cao, mùa khô 80% - 85%, và mùa mưa 90% Mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 lượng mưa trung bình hàng năm 2724mm Với đặc thù là một doanh sản xuất gạch do đó yếu tố khí hậu cũng là một vấn đề lớn ảnh hưởng tới quá trình sản xuất Khí hậu nắng và khô sẽ thuận tiện cho sản xuất hơn tuy nhiên nếu khí hậu quá nóng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng làm việc của người lao động.Về mùa mưa không khí có độ ẩm cao làm gạch mộc lâu khô hơn, công tác vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ hoặc nhập nguyên liệu về Công ty cũng gặp khó khăn Tuy nhiên Công ty cũng khắc phục bằng việc xây dựng nhà kho để nguyên vật liệu và xưởng sản xuất, sân phơi có mái che.

1.2.2 Điều kiện về lao động, dân số

Công ty có trụ sở đặt tại Huyện Bình Xuyên - Tỉnh Vĩnh Phúc là nơi có mật độ dân cư đông đúc Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đạt ở mức cao so với toàn tỉnh.Trong vùng có các ngành công nghiệp phát triển trình độ dân trí cao, người Bình Xuyên có truyền thống cần cù, chịu khó, lao động trẻ khỏe, có văn hóa Đây là điều kiện tốt cho Công ty phát triển và tuyển dụng lao động phù hợp với yêu cầu, thu hút nhiều lao động có trình độ.

Mức độ phát triển kinh tế của vùng: Với việc nằm gần các trung tâm lớn nhất cả nước có cơ sở hạ tầng phát triển mạnh, trình độ dân trí cao, lại thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, kí kết các hợp đồng kinh tế Với việc lạm phát trong năm 2016 giảm, tỉ giá ổn định, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng cũng như sự hồi phục của các thị trường nước ngoài dự báo kinh tế năm 2016 sẽ bớt ảm đạm hơn năm 2015.

Nguồn cung cấp điện:Công ty đã lắp đặt đường điện cao thế từ quốc lộ 70 vào nhà máy là 500m và một trạm điện 1000KVA.

Nguồn cung cấp nước: Gần Công ty có trạm bơm nước phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp Tuy nhiên, việc này cũng khiến Công ty phải có những biện pháp xử lý nước thải để không làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của các hộ dân trong vùng.

Về giao thông: Công ty TNHH Tùng Phương có trụ sở đặt tại xã Tân Phong - Huyện Bình Xuyên - Tỉnh Vĩnh Phúc nằm sát quốc lộ 23B từ Hà Nội đi Vĩnh Yên và Cách đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài 6 km, cách thị xã Phúc Yên là 8km Đây là những con đường huyết mạch quan trọng cho việc vận chuyển hàng hóa cũng như nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Về thông tin liên lạc: Gần trụ sở Công ty có bưu điện huyện Mê Linh thuận lợi cho việc kết nối internet, đặt các ấn phẩm báo chí và lắp đặt các thiết bị thông tin phục vụ cho sản xuất bảo đảm liên lạc 24/24.

Nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy là các mỏ đất nguyên liệu ở khu vực lân cận và từ các khu đầm, ruộng sát với khu vực đặt nhà máy Trữ lượng khai thác từ 8 đến 20 năm đảm bảo cung cấp nguyên liệu đất cho nhà máy ổn định. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm cao nhất và giảm tác động đối với môi trường,lựa chọn nhiên liệu để đốt lò là than cám 5 Nhiên liệu than cám dự kiến sẽ mua củaCông ty than Miền Bắc, được vận chuyển về nhà máy bằng phương tiện đường bộ.

Công nghệ sản xuất của Công ty TNHH Tùng Phương

Công nghệ sản xuất là tập hợp các phương pháp chế biến tạo ra sản phẩm để đảm bảo kết quả sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.

Với dây chuyền công nghệ sản xuất gạch của Italia, Công ty tổ chức sản xuất theo kiểu hàng loạt, chu kỳ ngắn và xen kẽ Mỗi ngày Công ty có thể sản xuất ra khoảng 150.000 đến 180.000 viên gạch các loại QTC.

Quy trình sản xuất gạch của Công ty được chia làm 2 khâu chính.

- Khâu chế biến tạo hình: Đất mua về nhập tại kho để phong hóa từ 2 đến 3 tháng (càng lâu càng tốt) Sau đó đất được đưa vào máy cấp liệu cùng với than đã được nghiền mịn Xuống máy cán thô, máy cán mịn, máy nhào hai trục, máy đùn ép l và bàn cắt tự động tạo thành gạch mộc Công nhân vận chuyển gạch mộc ra phơi trong nhà kính Gạch được phơi đảo theo đúng tiêu chuẩn quy định, đạt độ ẩm từ 10 đến 15% rồi được tiếp tục xếp lên các xe goòng.

- Khâu nung: xe goòng chứa gạch đưa vào hầm sấy tuynel rồi qua lò nung cứ một xe goòng thành phẩm ra khỏi lò nung thì xe goòng chứa gạch mộc khác lại tiếp tục đưa vào hầm sấy Khi gạch chín ra lò, được phân thành các thứ hạng phẩm cấp khác nhau, xếp thành các kiêu gạch, Cuối cùng thủ kho cùng KCS và ban kiểm nghiệm

SP kiểm tra, làm thủ tục nhập kho thành phẩm.

Hình 1-1: Sơ đồ công nghệ sản xuất gạch Tuynel

Phân loại sản phẩm Nhập kho thành phẩm

Sân phơi Xếp xe vận chuyển Băng tải ra gạch Máy cắt gạch tự động

Máy nhào đùn ép liên hợp

Máy cán mịnMáy cán thôMáy cấp liệu thùngNhà chứa đất

1.3.2 Trang thiết bị chủ yếu

Trang thiết bị sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty được thống kê trong bảng 1-1.

Bảng trang thiết bị chủ yếu

STT Tên máy móc thiết bị Đơn vị Công suất Nơi sản xuất Số lượng Tình trạng kỹ thuật

1 Dây truyền sx gạch mộc Cái 30 triệu viên/năm Italy 4 Loại B

- Máy cấp liệu Cái 17 ÷ 100 tấn/giờ Italy 4 Loại A

- Máy cán thô Cái 50 tấn/giờ Italy 4 Loại A

- Máy cán mịn Cái 50 tấn/giờ Italy 4 Loại B

- Máy nhào trộn 2 trục Cái 45 tấn/giờ Italy 4 Loại B

- Máy đùn hút chân không Cái 50,5 tấn/giờ Italy 4 Loại B

- Máy cắt gạch Cái 9000 viên/giờ Italy 4 Loại A

(kiểu đường hầm) Cái 30 triệu viên/năm Italy 4 Loại B

3 Máy ủi KOMASU Cái Nhật 1 Loại B

4 Máy hàn Cái 2,2 kw/h V.Nam 1 Loại A

5 Máy hàn Cái 2,2 kw/h V.Nam 2 Loại B

6 Máy cắt thép Cái 2,2 kw/h Nhật 2 Loại A

7 Máy phát điện Cái 7,5 kw/h Nhật 1 Loại A

8 Máy bơm nước HONDA Cái 600 lít/phút Nhật 1 Loại A

9 Xe nâng Cái 1,3 ÷ 1,5 T Nhật 5 Loại A

10 Xe Toyota camry Cái 4 chỗ Nhật 1 Loại A

11 Xe Toyota Cái 4 chỗ Nhật 1 Loại B

16 Máy in canon Cái Nhật 2 Loại A

STT Tên máy móc thiết bị Đơn vị Công suất Nơi sản xuất Số lượng Tình trạng kỹ thuật

18 Máy photo Cái Nhật 1 Loại B

Nhìn chung số lượng máy móc, trang thiết bị của Công ty đã phần nào đáp ứng được cho quá trình sản xuất Bên cạnh đó để cho quá trình sản xuất được thuận lợi hơn và năng suất lao động tăng cao hơn thì Công ty cần thay mới những máy móc đã cũ đồng thời trang bị thêm máy móc cho những bộ phận còn thiếu máy móc trong quá trình làm việc.

Tình hình tổ chức, quản lý, sản xuất và lao động của Công ty

1.4.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty a Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty

Mỗi Công ty ngay từ đầu từ khi thành lập đều phải xây cho mình một cơ cấu tổ chức quản lý thống nhất, có sự phân cấp của từng bộ phận cụ thể nhằm xác định nhiệm vụ, quyền hạn cũng như mối quan hệ Bộ máy quản lí của Công ty TNHH Tùng Phương được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng, đảm bảo sự thống nhất chỉ huy của Ban Giám đốc và sự bổ trợ của bộ phận chức năng được thể hiện qua hình 1-2.

Bộ phận vật tư- vận tải

Bộ phận kỹ thuật sản xuất-an toàn-chất lượng

Bộ phận tổ chức hành chính

Bộ phận kế hoạch đầu tư

Bộ phận thương mại hợp đồng

Bộ phận tài chính kế toán

Hình 1-2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty. b.Chức năng nhiệm vụ các bộ phận

Giám đốc là người có quyền hạn cao nhất trong Công ty thực hiện chức năng trực tiếp tổ chức hoạt động sản xuất thông qua hệ thống tổ chức trong Công ty. Đồng thời là người đại diện theo pháp luật của Công ty, chịu trách nhiệm về quyết định của mình về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Chịu trách nhiệm điều hành về mặt kỹ thuật, kinh doanh

Do giám đốc bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về mọi công tác tài chính của Công ty Tham mưu và giúp ban giám đốc Công ty tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính, kế toán.

Giúp ban giám đốc tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm Xây dựng các dự án đầu tư mới phù hợp với kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Bộ phận kế hoạch đầu tư:

+ Tham mưu giúp ban giám đốc Công ty xây dựng kế hoạch chiến lược tổng thể cho từng giai đoạn bao gồm kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển mặt hàng, kế hoạch giá thành.

+ Tổng hợp tình hình đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trên mọi lĩnh vực theo từng tháng, từng quý, từng năm.

- Bộ phận thương mại hợp đồng:

Xây dựng các kế hoạch và tổ chức tiếp thị các sản phẩm của Công ty trong khu vực Hà Nội, Vĩnh Phúc và các tỉnh lân cận Cộng tác kinh doanh, ký hợp đồng mua nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Bộ phận tổ chức hành chính:

Có trách nhiệm tham mưu giúp ban giám đốc Công ty tổ chức thực hiện và chỉ đạo, hướng dẫn, các đơn vị trong Công ty.

- Bộ phận kỹ thuật sản xuất - an toàn - chất lượng:

Phòng có chức năng chủ trì xây dựng, hướng dẫn, điều chỉnh các quy trình công nghệ sản xuất, quy trình kiểm tra chất lượng các sản phẩm của Công ty cũng như các sản phẩm thiết bị máy móc Công ty mua đảm bảo yêu cầu đặt ra Quản lý nhằm đảm bảo an toàn về con người, thiết bị, tăng cường sức khoẻ cho CBCNV toàn Công ty.

- Bộ phận vật tư - vận tải:

Giúp ban giám đốc Công ty tổ chức công tác vật tư, kế hoạch vận tải đảm bảo phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Bộ phận tài chính kế toán:

Tham mưu và giúp ban giám đốc Công ty tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán, thống kê, cân đối thu chi, nộp ngân sách nhà nước, kiểm tra các hoạt động tài chính theo quy định hiện hành của nhà nước.

Công ty TNHH Tùng Phương gồm 3 đội sản xuất trực thuộc, các tổ sản xuất được hình thành theo nhiệm vụ, tính chất từng công việc và trực thuộc Ban Giám đốc Tùy theo mỗi công việc mà chỉ huy mỗi đội thành lập các tổ sản xuất sao cho phù hợp với chức năng và nhiệm vụ sản xuất, thích ứng với trình độ và tay nghề của công nhân, đảm bảo công việc có hiệu quả và kịp thời tiến độ sản xuất.

- Tổ đội sản xuất 1: Tổ tạo hình: có nhiệm vụ sản xuất sản phẩm mộc, cung cấp cho phân xưởng lò nung, được chia làm 4 tổ nhỏ:

+ Tổ tạo hình gạch Tuynel: Sản xuất trên dây chuyền Tuynel

+ Tổ tạo hình gạch EGS: Sản xuất gạch trên máy đùn EGS

+ Tổ gộp lò: Có nhiệm vụ gộp gạch vào kho gạch mộc

+ Tổ cơ điện: Bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành máy móc thiết bị

- Tổ đội sản xuất 2: Tổ nung gạch: có nhiệm vụ sấy, nung sản phẩm gạch mộc để tạo ra thành phẩm Gồm 3 tổ nhỏ sau:

+ Tổ xếp goong để đưa vào lò nung

+ Kỹ thuật đốt lò: Vận hành lò nung đốt sản phẩm

+ Tổ ra lò: Đưa sản phẩm từ lò nung ra khỏi lò

- Tổ đội sản xuất 3: Tổ xuất hàng: gồm 2 tổ:

+ Tổ kiểm tra: Kiểm tra chất lượng, mẫu mã, phân loại gạch trước khi xuất + Tổ bốc xếp: sau khi kiểm tra, sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn thì sẽ được công nhân tổ bốc xếp xuất hàng và đưa ra thị trường tiêu thụ.

Nhìn chung mỗi một tổ đội sản xuất hiện nay đã đáp ứng được yêu cầu của công việc, đảm bảo cho quá trình diễn ra đúng tiến độ, kịp thời và đảm bảo chất lượng.

1.4.3 Tình hình sử dụng lao động

Tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty năm 2016 là 421 người được thống kê trong Bảng 1-2.

Bảng thống kê số lượng, chất lượng lao động của Công ty TNHH Tùng Phương năm 2016

Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Độ tuổi

Qua bảng 1-2, số lao động dưới 30 tuổi là 310 người chiếm 73,63%, số lao động từ 50-60 tuổi chỉ có 5 người chiếm 1,19% Đây là dấu hiệu tốt cho thấy lao động của Công ty rất trẻ, có sức khỏe tốt và có tiềm lực phát triển mạnh, nâng cao năng suất lao động tạo gia nhiều giá trị lớn Công ty cần chú trọng hơn nữa việc khuyến khích lao động sản xuất, có những chế độ đãi ngộ tốt thì sẽ tận dụng được triệt để sức trẻ vốn có về nguồn lao động này.

Nhưng trình độ của lao động còn rất nhiều hạn chế, số lao động kĩ thuật chuyên môn cao trình độ đại học chỉ chiếm 3,33%, trong khi đó phạm nhân có 343 người chiếm 81,47% Mặc dù công ty tận dụng dc nguồn lao động phạm nhân với chi phí thấp nhưng cũng phải cần tăng cường các khóa học đào tạo thêm cho người lao động để nâng cao tay nghề cũng như chuyên môn Bên cạnh đó phải có những biện pháp quản lý chặt chẽ trong quá trình sản xuất cũng như quản lý nhân công.

Nhìn chung, Công ty có những chính sách thích hợp thu hút được nhiều lao động và lực lượng lao động trẻ Cần tăng thêm đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn và tay nghề cao để phù hợp với tiến bộ khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển của nhân loại

1.4.4 Chế độ làm việc, nghỉ ngơi của lao động a Chế độ làm việc

Bộ máy điều hành: Gồm ban giám đốc, các phòng hành chính làm việc theo giờ hành chính ngày làm 8 tiếng, làm việc tất cả các ngày trong tuần.

Công nhân trực tiếp sản xuất thì làm việc theo ca, ba ca một ngày mỗi ca 8 tiếng Ca 1 từ 7h - 15h, ca 2 từ 15h - 23h, ca 3 từ 23h -7h, và lịch sản xuất được bố trí theo chế độ đảo ngược mỗi tuần một lần. b Chế độ nghỉ ngơi Đối với bộ phận quản lý và một số lao động trực tiếp thì chế độ nghỉ ngơi thai sản và các loại bồi dưỡng phụ cấp khác được hưởng theo chế độ hiện hành của luật lao động. Đối với đa số lao động trực tiếp khác đó là tù nhân cải tạo của trại giamNgọc Lý thì gần như không thời gian nghỉ ngơi chỉ được nghỉ duy nhất ngày mùng một tết Nguyên Đán.

Phương hướng phát triển của Công ty trong tương lai

Căn cứ vào định hướng phát triển của Công ty TNHH Tùng Phương với các nguồn lực, lợi thế, cơ hội thị trường hiện có, lãnh đạo Công ty đưa ra các mục tiêu như sau: a Chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh

- Tiếp tục hoàn thiện và phát triển trở thành một Công ty mạnh trong lĩnh vực sản xuất gạch xây dựng.

- Đảm bảo tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất kinh doanh, doanh thu hàng năm trên 15%, hoạt động hiệu quả, có xu thế phát triển tốt, bền vững

 Đảm bảo an toàn nguồn vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh

 Duy trì và củng cố văn phòng ứng phó tình huống khẩn cấp để đảm bảo xử lý tất cả các trường hợp ứng cứu khẩn cấp cho con người và trang thiết bị trên mọi địa bàn hoạt động. b Chiến lược phát triển các nguồn lực

Phát triển các nguồn lực chất lượng cao bằng chính sách thu hút, đào tạo,phân phối và sử dụng một cách có hiệu quả; xây dựng một cơ chế lãnh đạo, quản lý mới một cách hệ thống, bài bản, tiếp thu các tri thức kinh doanh hiện đại, nâng cao năng lực quản trị, đẩy mạnh việc nghiên cứu, áp dụng công nghệ mới vào đầu tư,sản xuất kinh doanh, tăng cường mở rộng hợp tác với các đối tác nhà đầu tư, các đơn vị có tiềm năng trong nước và ngoài nước… để tận dụng các cơ hội kinh doanh,xây dựng môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp.

Trước tình hình nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam còn nhiều biến động, mặc dù còn tồn tại không ít khó khăn nhưng Công ty TNHH Tùng Phương cũng đã rất nỗ lực trong việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đề ra Thông qua những nét giới thiệu cơ bản cho thấy Công ty có những điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn. a Thuận lợi:

+ Công ty TNHH Tùng Phương đã có 12 năm hoạt động sản xuất kinh doanh, có tốc độ phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, đã tạo được uy tín hàng đầu trong khu vực cung cấp các loại gạch chất lượng cao phục vụ cho ngành sản xuất trong vùng.

+ Do có sự tập trung hóa, chuyên môn hóa, hợp tác hóa giữa các tổ đội sản xuất, với đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề đã đáp ứng được các nhu cầu trong quá trình sản xuất.

+ Ban lãnh đạo Công ty năng động, sáng tạo, tận tụy, bản lĩnh và trách nhiệm cao. + Cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty nhiệt tình, chịu khó, hăng say lao động sản xuất.

+ Công ty nằm ở địa bàn thuận lợi về giao thông, văn hóa, xã hội,… đặc biệt là nguồn nhân lực đông đảo thuận lợi cho việc tuyển dụng, đào tạo nhân lực chủ chốt cho công ty.

+ Biết dựa vào những thế mạnh sẵn có của mình, bởi vậy một số năm gần đây, công ty đã và đang chuyển đổi theo hướng đa dạng hóa sản phẩm sản xuất kinh doanh qua đó tạo ra sự tăng trưởng liên tục. b Khó khăn:

+ Xu thế hội nhập và phát triển của đất nước hiện nay, sản xuất tăng trưởng ngày càng cao kéo theo sự phát triển của ngành sản xuất gạch Tuynel tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường.

+ Do công nghệ, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi Công ty luôn phải đầu tư trang thiết bị máy móc cũng như trình độ của người lao động thường xuyên.

+ Đa số máy móc thiết bị sử dụng trong sản xuất đã cũ và thường xuyên bị hỏng hóc dẫn đến hiệu quả sản xuất chưa được cao

+ Lực lượng lao động phổ thông của Công ty chiếm tới 92,47% tổng số người trong Công ty mà gần như đa số lực lượng này là tù nhân cải tạo Lực lượng này không có lợi ích gắn với Công ty cho nên rất khó khăn trong việc quản lý về chất lượng sản phẩm cũng như số lượng sản phẩm, rất khó khăn trong việc điều hành lao động này hết hạn thì sẽ phải mất một thời gian khá dài để đào tạo lực lượng lao động mới vào làm cho quá trình sản xuất bị chậm lại đôi chút.

Từ những thuận lợi và khó khăn trên, muốn đứng vững và phát triển Công ty cần phải tăng cường công tác quản lý điều hành,sắp xếp bộ máy đặc biệt chú trọng đến năng lực quản lý cũng như kiến thức cho cán bộ của mình.Đồng thời rà soát và hoàn thiện các định mức kinh tế kỹ thuật, các quy chế nội bộ, triệt để thực hành tiết kiệm chống lãng phí để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh,nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

PHÂN TÍCH KINH TẾ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH

Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tùng Phương 19 2.2.Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2016 được đánh giá qua các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu, thể hiện qua bảng 2-1.

+Tổng số lượng sản phẩm sản xuất trong năm 2016 đạt 74.621.425 viên, giảm 10.184.462 viên, tương ứng giảm 12,01% so với năm 2015, giảm 3.468.575 viên so với kế hoạch 2016, tương ứng giảm 4% Nguyên nhân sản lượng năm 2016 giảm cả kế hoạch và thực hiện năm 2015 chủ yếu là do yếu tố thời tiết Trong năm

2016 vừa qua khí hậu nước ta rất thất thường, mưa bão kéo đến bất chợt đặc biệt là những tháng đầu năm và cuối năm làm gián đoạn công đoạn sản xuất, việc phơi khô gạch gặp nhiều khó khăn Một phần nữa do số lượng lao động trong năm 2016 giảm so với năm 2015.

+Tổng sản lượng tiêu thụ năm 2016 tăng 1.749.410 viên so với năm 2015, tương ứng tăng 2,62% ; giảm 17.269.231 viên, tương ứng giảm 20,11% so với kế hoạch Sản lượng tiêu thụ năm 2016 tăng so với năm 2015 nhưng tăng rất ít Thực tế do nền kinh tế suy thoái, ngành sản xuất, thi công xây dựng năm 2016 gặp nhiều khó khăn nên sản lượng chỉ tăng 2,62% Giữ được mức sản lượng tăng như vậy trong một năm nhiều biến động cho thấy công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty năm 2016 là khá tốt Bên cạnh đó tỉ lệ không hoàn thành kế hoạch chiếm 20,11%, Công ty cần chú trọng hơn nữa việc tìm hiểu thị trường, sự biến động của thị trường để có kế hoạch, dự báo chính xác hơn và có những giải pháp để thúc đẩy tiêu thụ ngay cả khi gặp tình hình khó khăn, bất ngờ

+Tổng doanh thu năm 2016 của Công ty là 178.886.623 ng.đồng, tăng 3.298.749 ng.đồng so với năm 2015, tăng tương ứng 1,88% nhưng lại giảm 5.684.298 ng.đồng so với kế hoạch, tương ứng giảm 4,08% Do đơn giá sản phẩm tăng lên dẫn đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng lên, tuy nhiên sản lượng tiêu thụ giảm nhiều so với kế hoạch nên doanh thu này chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

+Tài sản bình quân năm 2016 là 482.694.864 ng.đồng, giảm 843.838 ng.đồng so với năm 2015, giảm tương ứng 0,17%, giảm 22.111.089 ng.đồng, tương đương giảm 4,38% so với kế hoạch Trong năm 2016, Công ty đã thanh lý một số tài sản, máy móc hư hỏng.

+Năm 2016, Công ty có 421 lao động, giảm 4 người so với năm 2015, tương ứng giảm 0,04% và giảm đi so với kế hoạch 9 người, tương ứng giảm 2% Do năm

2016 là một năm kinh tế khó khăn Công ty thực hiện biên chế cắt giảm những bộ phận thừa người mặt khác số phạm nhân mãn hạn ra tù nhiều hơn năm 2015

Bảng phân tích các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu năm 2016 của Công ty TNHH Tùng Phương

STT Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện

2015 Năm 2016 So sánh TH2016/TH2015 So sánh TH2016/KH2016

1 Tổng sản lượng gạch sản xuất Viên 84.805.887 78.090.000 74.621.425 -10.184.462 87,99 -3.468.575 95,56

2 Tổng sản lượng gạch tiêu thụ Viên 66.835.728 85.854.369 68.585.138 1.749.410 102,62 -17.269.231 79,89

3 Tổng doanh thu Ng.đồng 175.587.874 184.570.921 178.886.623 3.298.749 101,88 -5.684.298 96,92

4 Tài sản bình quân Ng.Đồng 483.538.702 504.805.953 482.694.864 -843.838 99,83 -22.111.089 95,62

6 Tổng quỹ lương Ng.Đồng 3.187.235 3.982.319 3.791.275 604.040 118,95 -191.044 95,20

- CBCNV Ng.Đồng/người- tháng 3.362 4.148 4.051 688 120,48 -98 97,64

- Phạm nhân Ng.Đồng/người- tháng 768 948 921 153 119,99 -27 97,15

9 Các khoản nộp NSNN Ng.Đồng 831.925 1.085.729 801.477 -30.448 96,34 -284.252 73,82

+ Tổng quỹ lương năm 2016 là 3.791.275 ng.đồng, tăng 604.040 ng.đồng so với năm 2015 nhưng lại giảm 191.044 ng.đồng so với kế hoạch Tổng quỹ lương tăng chủ yếu do lương của bộ phận sản xuất trực tiếp tăng.Tiền lương của người lao động năm 2016 đã được tăng lên khích lệ công nhân làm việc có hiệu quả bằng chứng là năng suất lao động tính theo giá trị tăng.Vì vậy doanh nghiệp cần tích cực có những chế độ đãi ngộ tốt hơn nữa cho công nhân để tăng hiệu quả công việc được tốt nhất.

+ Thu nhập bình quân theo đầu người năm 2016 đối với cán bộ công nhân viên là 4.051 ng.đồng/người-tháng, tăng lên so với năm 2015 là 688 ng.đồng/người- tháng tương ứng tăng 20,48%, giảm so với kế hoạch là 98 ng.đồng, giảm tương ứng là 2,36% Thu nhập bình quân năm 2016 đối với phạm nhân cũng có sự biến động giống với thu nhập bình quân đối với cán bộ công nhân viên: năm 2016 thu nhập bình quân theo đầu người đạt 921 ng.đồng/người-tháng,tăng so với năm 2015 là 153 ng.đồng/người-tháng tương ứng tăng 19,99%, giảm so với kế hoạch là 27 ng.đồng/người-tháng, giảm tương ứng 2,85% Do quỹ lương tăng nên thu nhập bình quân đầu người tăng, tuy nhiên vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra.

+Năm 2016, số tiền Công ty nộp cho ngân sách nhà nước là 801.477 ng.đồng, giảm 30.448 ng.đồng so với năm 2015, tương ứng giảm 3,66%, giảm 284.252 ng.đồng so với kế hoạch, tương ứng giảm 26,18% Vì quá trình kinh doanh năm 2016 gặp nhiều khó khăn nên Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đặc biệt các doanh nghiệp ngành xây dựng nên các khoản nộp ngân sách nhà nước của Công ty giảm.

+Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2016 là 2.977.376 ng.đồng, tăng lên so với năm 2015 là 386.676 ng.đồng, tương đương tăng 11,4%, giảm so với kế hoạch là 1.025.449 ng.đồng, tương ứng giảm 21,34% Doanh thu tăng do giá bán các sản phẩm tăng Bên cạnh đó các khoản nộp ngân sách nhà nước giảm nên lợi nhuận sau thuế tăng lên so với năm 2015 Doanh nghiệp cần tích cực giảm các yếu tố đầu vào, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,chi phí khác để tăng mạnh lợi nhuận đạt hiệu quả kinh doanh tốt hơn.

Qua phân tích các chỉ tiêu ở trên thì ta có thể thấy kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tùng Phương năm 2016 chưa đạt hiệu quả cao Nhiều chỉ tiêu đều giảm so với 2015 và so với kế hoạch dẫn đến lợi nhuận sau thuế tăng nhưng rất ít Để có cái nhìn tổng quát hơn cần đi sâu vào một số chỉ tiêu chính, để tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuát kinh doanh của Công ty và tìm biện pháp để khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.

2.2.Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Thông qua phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp cho phép ta đánh giá toàn diện các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh trong mối quan hệ của thị trường và với các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đặt ra Từ đó cho phép ta rút ra kết luận về quy mô sản xuất, tính cân bằng và phù hợp, tính nhịp nhàng của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Mặt khác còn cho phép xác định những tiềm năng và phương hướng chiến lược cho hoạt động sản xuất kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp trên các mặt về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm.

2.2.1.Phân tích tình hình sản xuất của công ty

Sản phẩm cuối cùng trong dây chuyền sản xuất gạch tuynel phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, tùy thuộc vào tính chất của nguyên vật liệu, tỉ lệ các loại vật liệu trong gạch, độ ẩm của gạch mộc khi đưa vào lò, thời gian, nhiệt độ khi nung… chính vì thế mà sản phẩm của dây chuyền sản xuất cũng có nhiều loại, ở Công ty TNHH Tùng Phương gạch sau khi nung được phân làm 7 loại Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà khách hàng cũng lựa chọn mua những loại gạch khác nhau nên trong quá trình tiêu thụ mỗi loại gạch được coi như một mặt hàng.

Bảng 2-2 dưới đây thể hiện sản lượng từng loại gạch mà Công ty sản xuất được trong năm 2015,2016 và kế hoạch sản xuất 2016 của Công ty.

Theo bảng ta có nhận xét:

+ Tổng sản lượng sản xuất của Công ty năm 2016 là 74.621.425 viên giảm 10.234.462 viên so với năm 2015 ứng với giảm 12,06% và giảm 3.468.575 viên ứng với 4,44% so với kế hoạch Trong năm 2016, số lượng lao động chỉ giảm 4 người, Công ty không đầu tư thêm dây truyền sản xuất chứng tỏ năng suất lao động giảm và năng lực sản xuất của máy móc cũng giảm Công ty cần cải tiến máy móc hoặc mua máy móc mới để đảm bảo vận hành tốt đạt hiệu quả, công suất cao.

+ Trong 7 loại sản phẩm thì gạch 2 lỗ A2 chiếm số lượng chủ yếu vì đây là một trong những mặt hàng chủ yếu của Công ty nhưng giá bán của sản phẩm này khá thấp Trong tương lai Công ty cần xem xét tăng giá thành sản phẩm để làm tăng lợi nhuận hơn nữa Nhìn vào bảng sản lượng ta thấy sản lượng năm 2016 gạch 2 lỗA1,A2,A3, gạch 6 lỗ, gạch 4 lỗ đều giảm so với năm 2015 nhưng lại tăng so với kế hoạch năm 2016 Nguyên nhân năm 2016 là một năm biến động đối với thị trường xây dựng nói chung và ngành sản xuất gạch nói riêng Mưa nhiều nên việc sản xuất phơi khô gạch cũng gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng tới sản lượng sản xuất

Bảng phân tích tình hình sản xuất gạch của công ty TNHH Tùng Phương ĐVT: Viên Bảng 2-2

STT Tên mặt hàng Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch

Tuy nhiên lượng sản xuất 2016 lại vượt mức so với kế hoạch đặc biệt là gạch

Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định

2.3.1 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ khoa học kĩ thuật của doanh nghiệp Tài sản cố định là những tư liệu lao động có đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng theo quy định của Nhà nước Cùng với sự phát triển sản xuất, quy mô trang thiết bị tài sản cố định cho các doanh nghiệp ngày càng được tăng cường Thực tế đã tạo ra khả năng tăng năng suất lao động, tăng sản lượng và khả năng ấy có thể trở thành hiện thực hay không còn phụ thuộc vào tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định. a Hệ số hiệu suất sử dụng TSCĐ (H hs )

Hệ số này cho biết một đơn vị giá trị tài sản cố định trong một đơn vị thời gian đã tham gia làm ra bao nhiêu sản phẩm (tính bằng đơn vị hiện vật hoặc giá trị) Hệ số này càng cao chứng tỏ khả năng quản lý và công suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp càng tốt.

+ G: Giá trị sản lượng làm ra trong kỳ, đồng.

+ Vbq: Nguyên giá bình quân của TSCĐ trong kỳ phân tích, đồng.

+ Vđk, Vck: Nguyên giá TSCĐ đầu năm, cuối năm; đồng.

+: Nguyên giá TSCĐ cuối năm, đồng. b Hệ số huy động TSCĐ

Hệ số huy động TSCĐ cho biết để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm trong kỳ thì cần một lượng vốn cố định là bao nhiêu Hệ số này càng nhỏ càng tốt.

H hđ = = ;đ/đ (2-5) c.Gía trị TSCĐ bình quân

Gía trị bình quân TSCĐ = NG TSCĐ đầu kì + 2 NGTSCĐ cuối kì

Bảng đánh giá chung hiệu suất sử dụng TSCĐ

TT Chỉ Tiêu ĐVT TH2015 TH2016 TH2016/TH2015 ± %

1 Sản phẩm sản xuất Viên 84.805.887 74.621.425 -10.184.462 87,99

2 Giá trị tổng sản lượng sản xuất gạch Ng.Đ 81.140.429 73.887.388 -7.253.041 91,06

3 Giá trị bình quân NG

- Gía trị NG TSCĐ đầu năm Ng.Đ 321.173.945 337.623.757 16.449.812 105,12

- Gía trị NG TSCĐ cuối năm Ng.Đ 337.623.757 341.532.775 3.909.018 101,16

4 Hệ số hiệu suất sử dụng TSCĐ

- Theo hiệu vật Viên/Ng.Đ 0,257 0,220 -0,038 85,35

- Theo giá trị Ngđồng/Ng.Đ 0,25 0,22 -0,03 88,33

5 Hệ số huy động TSCĐ

- Theo hiện vật Ng.Đ/Viên 3,88 4,55 0,67 117,16

- Theo giá trị Ng.Đ/Ng.Đ 4,06 4,60 0,54 113,21

Qua bảng phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ với các chỉ tiêu kinh tế cho thấy hệ số hiệu suất sử dụng TSCĐ trong năm 2016 cứ một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra được 0,22 đồng giá trị sản lượng, giảm 0,03 đồng ứng với 11,67% so với năm 2015 Hệ số này giảm đi do mức đầu tư vào tài sản cố định tăng 3,09% nhưng giá trị sản lượng giảm 18,94% Chính điều này dẫn đến hệ số huy động TSCĐ tăng lên, nghĩa là Công ty phải bỏ ra chi phí nhiều hơn so với hiệu quả thu lại

Qua hai chỉ tiêu trên, ta thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ năm 2016 thấp hơn năm

2015 Điều này cho thấy khả năng quản lý và sử dụng TSCĐ của Công ty là chưa cao, chưa tận dụng được hết công suất cũng như năng lực sản xuất của TSCĐ.

2.3.2 Phân tích kết cấu TSCĐ

Phân tích kết cấu tài sản cố định là phân tích sự biến động tỷ trọng về mặt giá trị của từng loại tài sản cố định, từng bộ phận tài sản cố định trong toàn bộ tài sản cố định trên cơ sở đó xây dựng, đầu tư xây dựng cơ bản theo một cơ cấu hợp lý, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản cố định.

Từ bảng 2-12 phân tích kết cấu tài sản cố định ta nhận thấy trong năm 2016 Công ty đã đầu tư rất ít vào việc mua sắm tài sản cố định hữu hình, thực tế Công ty đầu tư một lượng tiền là 1.840.680 nghìn đồng vào mua sắm các máy móc thiết bị phục vụ cho các dây chuyền sản xuất, đầu tư 1.105.604 nghìn đồng vào phương tiện vận tải, còn lại Công ty đầu tư vào dụng cụ quản lý, nhà cửa vật kiến trúc một lượng rất nhỏ.Đối với các Công ty sản xuất sản phẩm thì thông thường kết cấu của máy móc thiết bị, nhà cửa vật kiến trúc và phương tiện vận tải thưởng chiếm tỷ trọng rất lớn, ta thấy tỷ trọng của các loại tài sản cố định của Công ty trong năm 2016 có thay đổi một chút so với năm 2015 nhưng nói chung là hợp lý.

Bảng phân tích kết cấu TSCĐ năm 2016 ĐVT: Ng.Đ Bảng 2-12

Số đầu năm Số cuối năm So sánh CN/ĐN Nguyên giá

4 Nhà cửa vật kiến trúc 81.833.628 45,79 82.019.282 45,04 185.654 100,23

2.3.3 Phân tích tình hình tăng (giảm) tài sản cố định

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao giờ cũng có sự tăng giảm TSCĐ, việc này có ảnh hưởng khác nhau đến tình hình sản xuất Số TSCĐ tăng là số TSCĐ được bổ sung thêm trong năm để thay thế hoặc mở rộng công nghệ sản xuất kinh doanh Ngược lại số TSCĐ giảm là số TSCĐ đã hết thời hạn sử dụng được thanh lý hoặc chưa hết hạn sử dụng nhưng chuyển đi nơi khác Phân tích tình hình tăng giảm tài sản cố định nhằm các mục đích sau:

Đánh giá tình hình biến động của tài sản cố định trong kỳ: để đánh giá sự biến động của tài sản cố định cần dựa vào nhiều yếu tố như tài sản cố định xuất phát từ nhu cầu của kinh doanh, phương hướng phát triển của tiến bộ kỹ thuật

Liên hệ với tình hình sản xuất kinh doanh để đánh giá tính hợp lý của sự biến động tài sản cố định phân tích trong kỳ. Để đánh giá tình hình tăng giảm tài sản cố định ta dùng các chỉ tiêu sau:

+ Hệ số tăng tài sản cố định:

Htăng TSCĐ = Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ

Giá trị TSCĐ cuối kỳ + Hệ số giảm tài sản cố định:

Hgiảm TSCĐ = Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ (2-7)

Giá trị TSCĐ đầu kỳ

Bảng tình hình tăng giảm TSCĐ trong năm 2016 ĐVT: Ng.Đ Bảng 2-13

Chỉ tiêu Nhà cửa, vật kiến trúc Phương tiện vận tải Máy móc thiết bị Thiết bị quản lý TSCĐ vô hình Tổng

Do mua sắm mới 865.835 7.243.585 4.372.321 1.427.263 0 13.909.004 Đầu tư XDCB 5.145.775 87.262 92.827 393.736 0 5.719.600

II Nguyên giá cuối năm 82.019.282 71.828.326 20.233.50

3 8.018.373 159.433.290 341.532.774 Áp dụng công thức trên và số liệu bảng 2-13 ta có:

Hệ số tăng TSCĐ của Công ty khá thấp (hệ số tăng TSCĐ = 0,0615) chứng tỏ năm 2016 Công ty đầu tư ít vào việc mua sắm mới TSCĐ, hầu như là hỏng hoặc thanh lý gì thì mới mua thêm.Điều này do dậy truyền sản xuất của Công ty đang vận hành ổn định mặt khác Công ty cũng không mở rộng sản xuất Hệ số giảm TSCĐ bằng 0,0537 cũng khá thấp chứng tỏ trong năm Công ty chỉ thanh lý rất ít, một vài thiết bị nhỏ đã quá cũ phục vụ cho dây chuyền sản xuất Điều này cũng hợp lý vì hầu hết các loại TSCĐ trong Công ty đều đang trong tình trạng sử dụng tốt.Công ty nên có những biện pháp bảo trì bảo dưỡng máy móc đúng kì hạn để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục không bị gián đoạn cũng như nâng cấp các thiết bị để công suất hoạt động đạt hiệu quả cao hơn nữa

2.3.4 Phân tích hao mòn tài sản cố định

Trong quá trình sản xuất, tài sản cố định hao mòn dần và quá trình hao mòn tài sản cố định diễn ra đồng thời với quá trình sản xuất kinh doanh nghĩa là sản xuất càng khẩn trương bao nhiêu thì mức độ hao mòn càng nhanh bấy nhiêu Mục đích của phân tích tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định là nhằm đánh giá khả năng đáp ứng và tình trạng kỹ thuật của thiết bị so với nhu cầu sản xuất (tái sản xuất TSCĐ).

Tỷ lệ hao mòn TSCĐ = *100% (2-8) Nếu tỷ lệ hao mòn TSCĐ càng gần tới 1, chứng tỏ TSCĐ của Công ty càng cũ và Công ty phải chú trọng đến việc đổi mới, hiện đại hóa TSCĐ Nếu tỷ lệ hao mòn TSCĐ càng nhỏ hơn 1 bao nhiêu, chứng tỏ TSCĐ của Công ty đã được đổi mới càng nhiều bấy nhiêu, tình trạng kỹ thuật ở mức tốt. Để đánh giá tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định, ta phân tích bảng 2-14

Bảng phân tích hệ số hao mòn tài sản cố định ĐVT: Ng.Đ Bảng 2-14

T Loại TSCĐ Đầu năm 2016 Cuối năm 2016

4 Nhà của vật kiến trúc 81.833.628 18.492.72

Hệ số hao mòn tổng tài sản cố định hữu hình cuối năm 2016 là 0,263 tăng so với đầu năm là 0,009 trong đó dụng cụ quản lý là có hệ số hao mòn nhỏ nhất là 0,128, chứng tỏ trong các loại tài sản cố định của Công ty, thì dụng cụ quản lý có thời gian sử dụng còn lại là lâu nhất Máy móc thiết bị có hệ số hao mòn cao nhất là 0,486, chứng tỏ máy móc thiết bị là loại tài sản cố định cần đổi mới, hiện đại hóa nhất Hầu như tất cả TSCĐ đều có giá trị hao mòn cuối năm 2016 lớn hơn đầu năm nhưng tăng rất ít, chỉ riêng máy móc thiết bị thì giá trị hao mòn giảm 0,02 Đây là một dấu hiệu tốt công ty cần tiếp tục phát huy hơn nữa để hệ số hao mòn TSCĐ càng nhỏ càng tốt.

Nhìn chung các loại TSCĐ của Công ty TNHH Tùng Phương đang trong tình trạng sử dụng tốt, đủ để đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục cũng như đảm bảo về chất lượng sản phẩm.

Phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ:

Phân tích tình hình sử dụng lao động tiền lương

Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bởi ba yếu tố cơ bản là lao động, đối tượng lao động và công cụ lao động Trong đó lao động là yếu tố quan trọng nhất, vì lao động là nguồn đầu vào có tính chất quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do vậy việc phân tích lao động tiền lương có ý nghĩa rất to lớn về mặt kinh tế và xã hội.

Việc phân tích tình hình sử dụng lao động tiền lương nhằm đánh giá mức lao động và đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu để tìm ra những nguyên nhân làm ảnh hưởng tới năng suất lao động của công nhân viên trong toàn Công ty và ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty.

2.4.1 Phân tích mức độ đảm bảo về số lượng và cơ cấu lao động Để có biện pháp sử dụng tốt nhất, chống tình trạng lãng phí lao động ta dùng phương pháp so sánh xác định mức biến động, tương đối, tuyệt đối về trình độ hoàn thành kế hoạch sử dụng số lượng lao động Các mức biến động được xác định:

* Mức biến động tuyệt đối có 2 chỉ tiêu xác định:

+ Tỷ lệ hoàn thành KH sử dụng LĐ + Mức chênh lệch tuyệt đối: ∆T * Mức biến động tương đối có 2 chỉ tiêu xác định:

+ Tỷ lệ hoàn thành KH sử dụng LĐ T tt

+ Mức chênh lệch tương đối: ∆T = T - (T x )

Trong đó: T , T : là số lượng lao động thực tế và kế hoạch

Q , Q : Là sản lượng thực tế và kế hoạch Qua bảng 2-15 ta thấy Công ty chưa hoàn thành kế hoạch về chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất về mặt quy mô Số lượng sản phẩm sản xuất ra giảm so với kế hoạch là 3.468.575 viên tương ứng giảm 4,44% Số lượng lao động thực tế năm

2016 là 421 người Trong đó cán bộ công nhân viên là 78 người giảm so với kế hoạch 2 người và giảm so với năm 2015 1 người.Lao động là phạm nhân giảm so với kế hoạch 7 người và giảm so với năm 2015 3 người Công ty đang thực hiện biên chế cắt giảm những bộ phận thừa người ở khối quản lý và năm 2016 số phạm nhân mãn hạn ra tù nhiều hơn.

Liên hệ với tình hình thực hiện kế hoạch về khối lượng sản phẩm sản xuất ta thấy, trong khi khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất ra giảm 4,44% thì số lượng lao động thực tế của Công ty cũng giảm 3,19%.

Bảng phân tích tình hình sử dụng lao động

2 Tổng số lao động Người 425 430 421 -4 99,06 -9 97,91

- Phạm nhân Người 346 350 343 -3 99,13 -7 98,00 Áp dụng công thức trên ta được:

 So với kế hoạch năm 2016:

Vậy công ty đã lãng phí số lượng LĐ là 10 người so với kế hoạch năm 2016

 So với thực hiện năm 2015:

Tỷ lệ HTKH sử dụng số lượng lao động

Mức chênh lệch tương đối T = 421 - 425x74.621.425

84.855.877 Vậy công ty đã lãng phí số LĐ là 47 người so với thực hiện năm 2015.

2.4.2 Phân tích chất lượng lao động a.Phân tích chất lượng lao động theo trình độ

Chất lượng lao động của mỗi doanh nghiệp được đánh giá qua tỷ lệ số lượng lao động ở các cấp độ học vấn khác nhau Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của doanh nghiệp Để phân tích chất lượng lao động của Công ty ta sử dụng số liệu ở bảng sau:

Bảng phân tích lao động theo trình độ ĐVT: Người Bảng 2-16

STT Trình độ Năm 2015 Năm 2016

Từ bảng ta thấy tổng số lao động của Công ty năm 2016 giảm 4 người so với năm 2015 Kết cấu về trình độ của người lao động có sự thay đổi:

+Trong năm 2016 số lao động có trình độ đại học tăng lên 2 người so với năm

2015 và chỉ chiếm tỷ trọng 3,33% Đây là lực lượng lao động có trình độ cao, hiện

Tỷ lệ HTKH sử dụng số lượng lao động = 421x 78.090.000 x 100

430 x 74.621.425 Mức chênh lệch tương đối T = 421 - 430 × 74.621.425

= 10(người)78.090.000 nay số lượng lao động loại này còn tương đối ít cho nên trong thời gian tới Công ty cần tăng số lượng lao động loại này.

+ Số lượng lao động có trình độ cao đẳng trung cấp giảm 8 người so với năm

2015 Chính vì vậy trình độ lao động loại này chiếm tỷ trọng ít nhất chỉ với 2,85%. + Phạm nhân là lao động chiếm tỷ trọng lớn nhất với 81,47% giảm 0,06% so với năm 2015 Đây là lực lượng lao động nòng cốt của Công ty nhưng trình độ thấp. Công ty phải có kế hoạch đào tạo nhiều hơn nữa để nâng cao trình độ tay nghề công nhân, nâng cao năng suất,hạ giá thành tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm của Công ty trên thị trường tạo đà phát triển cho Công ty trong tương lai Bên cạnh đó đặc thù lao động của Công ty là các phạm nhân lao động theo hợp đồng giữa trại giam và Công ty, đa số họ là những người có án nhẹ hoặc đã sắp mãn hạn tù Do đó cứ mỗi dịp có người ra tù thì có tù mới vào là Công ty phải mất thời gian đào tạo và cho họ làm quen với công việc Chính vì vậy Công ty phải năm rõ danh sách tù nhân lao động và thời gian mãn hạn của họ để có những biện pháp chuẩn bị tránh tình trạng bị động Đây là vấn đề khá quan trọng với Công ty. b Phân tích chất lượng lao động theo độ tuổi

Do đặc thù công việc trong Công ty chủ yếu là sử dụng người lao động chỉ cần có sức khỏe tốt, không bị thiểu năng về trí tuệ và có thể tham gia lao động được.

Bảng phân tích lao động theo độ tuổi

Nhìn vào bảng 2-17 ta thấy lực lượng lao động có độ tuổi

Ngày đăng: 07/04/2023, 11:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w