MỤC LỤCTrangMỞ ĐẦU 1Chơng1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CỦA ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT 81.1. Khái niệm, vị trí, vai trò của báo cáo viên pháp luật 81.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung, hình thức hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật131.3. Những yêu cầu đối với báo cáo viên pháp luật trong hoạt động giáo dục pháp luật hiện nay 31Chơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CỦA ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT Ở TỈNH QUẢNG BÌNH 372.1. Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hởng đến hoạt động giáo dục pháp luật ở tỉnh Quảng Bình372.2. Thực trạng hoạt động giáo dục pháp luật của báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua42Chơng 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LỢNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT Ở TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 653.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đối với công tác giáo dục pháp luật653.2. Giải pháp nhằm tăng cờng hoạt động giáo dục pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay 70KẾT LUẬN92DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 94TÀI LIỆU THAM KHẢO95PHỤ LỤC103DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HĐND : Hội đồng nhân dân HĐPHCT: Hội đồng phối hợp công tácUBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa
Trang 1Mục lục
Trang
Chơng1: Cơ sở lý luận về hoạt động giáo dục pháp luật
của đội ngũ báo cáo viên pháp luật 81.1 Khái niệm, vị trí, vai trò của báo cáo viên pháp luật 81.2 Khái niệm, đặc điểm, nội dung, hình thức hoạt động giáo dục
pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật 131.3 Những yêu cầu đối với báo cáo viên pháp luật trong hoạt động
Chơng 2: Thực trạng hoạt động giáo dục pháp luật của đội
ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình 372.1 Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hởng đến hoạt
động giáo dục pháp luật ở tỉnh Quảng Bình 372.2 Thực trạng hoạt động giáo dục pháp luật của báo cáo viên pháp
luật ở tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua 42
Chơng 3: quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao chất lợng
hoạt động giáo dục pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình
3.1 Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đối
3.2 Giải pháp nhằm tăng cờng hoạt động giáo dục pháp luật cho đội
ngũ báo cáo viên pháp luật ở Quảng Bình trong giai đoạn hiện
Danh mục công trình của tác giả 94
danh mục các chữ viết tắt
HĐND : Hội đồng nhân dân HĐPHCT : Hội đồng phối hợp công tácUBND : ủy ban nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
Trang 3Mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài
Để đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nớc, Đảng và Nhà nớc ta đang tiến hành cải cách bộ máy nhànớc, cải cách hành chính và cải cách t pháp, xây dựng Nhà nớc pháp quyền xãhội chủ nghĩa (XHCN), của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, với mục tiêudân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Muốn xây dựng nhà nớc pháp quyền thành công, một trong nhữngnhiệm vụ rất quan trọng là phải hoàn thiện hệ thống pháp luật; mặt khác thôngqua công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để đa pháp luật vào cuộc sống, làmcho tất cả mọi cá nhân, tổ chức và cơ quan nhà nớc đều hiểu và thực hiện đúngcác quy định của pháp luật
Thực tế gần 20 năm đổi mới đất nớc, Nhà nớc ta đã ban hành nhiều vănbản pháp luật, từ Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), các Bộluật, Luật đến các văn bản dới luật, tạo lập môi trờng pháp lý thuận lợi nhằmthúc đẩy các quan hệ xã hội phát triển Bên cạnh đó, công tác phổ biến, giáodục pháp luật cũng đợc Đảng và Nhà nớc chú trọng Nhiều nghị quyết của
Đảng và các văn bản của Nhà nớc đã đề cập đến công tác phổ biến, giáo dụcpháp luật, xác định đúng vị trí của nó trong tăng cờng pháp chế XHCN, trong
sự nghiệp xây dựng nhà nớc pháp quyền XHCN Ngày 7 tháng 01 năm 1998,Thủ tớng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg về việc tăng c-ờng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay và Quyết
định số 03/1998/QĐ-TTg về việc ban hành kế hoạch triển khai công tác phổbiến, giáo dục pháp luật từ năm 1998-2002 và thành lập Hội đồng phối hợpcông tác (HĐPHCT) phổ biến, giáo dục pháp luật Ngày 09 tháng 12 năm
2003, Ban Bí th đã ra Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cờng sự lãnh đạo của Đảngtrong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành phápluật của cán bộ và nhân dân Những quyết định có tính chất bớc ngoặt nói trêntrong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã tạo cơ sở chính trị- pháp lý cầnthiết cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong thời kỳ mới
Trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, các hình thức, phơngpháp đa pháp luật vào cuộc sống ngày càng đa dạng, sáng tạo Trong tất cả cáchình thức đó, báo cáo viên pháp luật có vai trò rất quan trọng, vì họ là những
Trang 4ngời tiếp xúc và truyền đạt trực tiếp cho đối tợng tiếp cận pháp luật Vì vậy,hiệu quả của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật phụ thuộc vào họ rấtnhiều, từ kỹ năng biên soạn tài liệu đến phơng pháp truyền đạt, từ cách tiếpthu ý kiến của đối tợng nghe truyền đạt đến kỹ năng giải đáp… Với tầm quan Với tầm quantrọng nh vậy, từ sau khi có Chỉ thị 02 của Thủ tớng Chính phủ (1998), đội ngũbáo cáo viên pháp luật trên toàn quốc đã đợc xây dựng, củng cố và kiện toàn
Thời gian qua, hoạt động của các báo cáo viên pháp luật đã mang lạinhững kết quả tích cực, kịp thời chuyển tải các văn bản pháp luật vào cuộcsống, góp phần quan trọng trong việc nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ,công chức và nhân dân, nâng cao kỷ luật, kỷ cơng trong hoạt động của các cơquan nhà nớc, bảo vệ trật tự, an toàn xã hội Tuy nhiên trong quá trình côngtác, các báo cáo viên pháp luật vẫn còn có những hạn chế nhất định Tại Báocáo tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg và Quyết định03/1998/QĐ-TTg ngày 7/1/1998 của Thủ tớng Chính phủ đã đánh giá:
Trong những năm qua họ là những ngời có đóng góp lớn chocông tác này song nhìn chung, lực lợng này cha thực sự phát huy hếtvai trò của mình Một trong những nguyên nhân của tình trạng này làtrình độ, kiến thức pháp luật của báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ
sở, những ngời trực tiếp gần dân nhất, trực tiếp giới thiệu và phổ biếnvăn bản pháp luật cho dân thì trình độ còn hạn chế, nhất là kiến thức,hiểu biết về pháp luật [38, tr.8-9]
Đối với tỉnh Quảng Bình, trong những năm qua, công tác giáo dục phápluật nói chung và giáo dục pháp luật thông qua các báo cáo viên pháp luật nóiriêng đợc cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phơng quan tâm; nội dung, hình thứccũng nh phơng pháp từng bớc đợc đổi mới, do vậy đã thu đợc một số kết quả
đáng khích lệ Tuy nhiên, thực tế thời gian qua tại tỉnh Quảng Bình vẫn còn cómột bộ phận khá lớn nhân dân hiểu biết pháp luật còn sơ sài, hời hợt, nhiềucán bộ, công chức cha phân biệt đợc giữa các loại vi phạm pháp luật nh: viphạm pháp luật hình sự, hành chính, dân sự… Với tầm quan Vi phạm pháp luật ở một số nơicòn xảy ra, thậm chí là phổ biến Trong khi đó một số nơi cán bộ chính quyềnlại thờ ơ với công tác này
Là cán bộ đang công tác giảng dạy tại Trờng Chính trị tỉnh Quảng Bình,tôi nhận thấy công tác giáo dục pháp luật cho nhân dân tỉnh nhà là vấn đề cần
đặc biệt quan tâm, nghiên cứu Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Hoạt động giáo
Trang 5dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình hiện nay” để làm luận văn thạc sĩ Luật Đây là một đề tài rất cần thiết, có ý nghĩa
quan trọng cả về lý luận và thực tiễn đối với tỉnh Quảng Bình trong tình hìnhhiện nay
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những vấn đề cấp thiết tronggiai đoạn hiện nay Do vậy, vấn đề này đợc nhiều cơ quan, tổ chức và các nhàkhoa học quan tâm nghiên cứu Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu,
có thể kể tên một số công trình tiêu biểu sau:
+ Công trình đã viết thành sách:
Bàn về giáo dục pháp luật của hai tác giả Trần Ngọc Đờng và Dơng
Thanh Mai, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,1995; Xây dựng ý thức pháp luật
và lối sống theo pháp luật do GS TSKH Đào Trí úc chủ biên, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 1995; Nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ quản
lý hành chính của TS Lê Đình Khiên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.
+ Các đề tài khoa học cấp nhà nớc và cấp bộ nghiên cứu về phổ biến,giáo dục pháp luật nh:
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phổ biến, giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới, đề tài khoa học cấp bộ, mã số 92-98-223 ĐT của
Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý thuộc Bộ T pháp; Tìm kiếm mô hình phổ
biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả trong một số dân tộc ít ngời, đề tài khoa
học cấp bộ của Viện nghiên cứu Khoa học pháp lý thuộc Bộ T pháp, 1995;
Đổi mới giáo dục pháp luật trong hệ thống các trờng chính trị ở nớc ta hiện nay, đề tài khoa học cấp bộ của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
2000; Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng chơng trình quốc gia về
phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn tới, đề tài khoa học cấp bộ của
Bộ T pháp, 2004… Với tầm quan
+ Các luận án, luận văn nghiên cứu về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:
ý thức pháp luật và giáo dục ở Việt nam, luận án Phó tiến sĩ Luật học
của tác giả Nguyễn Đình Lộc (bảo vệ ở Liên xô cũ), 1977; Giáo dục ý thức
pháp luật với việc tăng cờng pháp chế XHCN, Luận án Phó tiến sĩ Luật học
của tác giả Trần Ngọc Đờng (bảo vệ ở Liên xô cũ), 1988; Nâng cao ý thức
pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính nhà nớc ở nớc ta hiện nay,
luận án Phó tiến sĩ Luật học của tác giả Lê Đình Khiên, 1996; Giáo dục pháp
luật qua hoạt động t pháp ở Việt Nam, luận án Phó tiến sĩ Luật học của tác giả
Trang 6Dơng Thị Thanh Mai, 1996; Giáo dục pháp luật trong các trờng đại học trung
học chuyên nghiệp và dạy nghề (không chuyên luật) ở nớc ta hiện nay, luận án
Phó tiến sĩ Luật học của tác giả Đinh Xuân Thảo, 1996 và một số luận vănthạc sĩ luật học của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và các cơ sở
đào tạo khác cũng đề cập đến chủ đề phổ biến, giáo dục pháp luật
Ngoài ra, còn có nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu, giảng dạy phápluật hay các cán bộ, công chức làm việc trong các tổ chức, cơ quan nhà nớc… Với tầm quan
đợc công bố trên các phơng tiện thông tin đại chúng
Nhìn chung các công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết của tập thể
và cá nhân đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về giáodục pháp luật Song cho đến nay cha có một công trình, luận án, luận văn, đềtài khoa học nào nghiên cứu về công tác giáo dục pháp luật của đội ngũ báocáo viên pháp luật nói chung và ở tỉnh Quảng Bình nói riêng Tuy nhiên, cáccông trình, luận văn… Với tầm quan đã nghiên cứu, tạo điều kiện cho tác giả tham khảo, kếthừa để tiếp tục nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng giáo dục pháp luật của
đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình, phân tích những u điểm vàhạn chế, từ đó xác định phơng hớng và giải pháp nhằm nâng cao chất lợngcông tác giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh QuảngBình trong thời gian tới
3 Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích của luận văn
Luận văn có mục đích nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác giáo dụcpháp luật, đánh giá thực trạng, xác định phơng hớng và đề xuất các giải phápnhằm nâng cao chất lợng giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên phápluật ở tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay
3.2 Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích đã nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ sau đây:
- Phân tích cơ sở lý luận về giáo dục pháp luật
- Nghiên cứu vị trí, vai trò của báo cáo viên pháp luật đối với công tácgiáo dục pháp luật
- Phân tích, đánh giá thực trạng về giáo dục pháp luật của đội ngũ báocáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình, từ đó rút ra nguyên nhân và bài họckinh nghiệm của thực trạng trên
- Đề xuất phơng hớng, giải pháp nhằm nâng cao chất lợng giáo dụcpháp luật của báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình hiện nay
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Trang 7Giáo dục pháp luật là trách nhiệm của nhiều tổ chức, cơ quan Luận vănchỉ nghiên cứu công tác giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật
ở Quảng Bình trong thời gian từ năm 1998 đến nay, từ khi có Chỉ thị 02 ngày07/01/1998 của Thủ tớng Chính phủ về tăng cờng công tác phổ biến, giáo dụcpháp luật trong giai đoạn hiện nay
4 Cơ sở lý luận và phơng pháp nghiên cứu
Luận văn đợc thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và
t tởng Hồ Chí Minh về nhà nớc và pháp luật; quan điểm, đờng lối, chủ trơng,chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nhà nớc pháp quyềnXHCN, về giáo dục pháp luật Phơng pháp luận trong nghiên cứu là phơngpháp duy vật biện chứng của triết học Mác-Lênin
Luận văn sử dụng các phơng pháp nghiên cứu cụ thể nh: phơng phápkhảo sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, điều tra xã hội học… Với tầm quan
5 Những đóng góp mới về khoa học của đề tài
Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tơng đối toàn diện
và có hệ thống những vấn đề giáo dục pháp luật của đối tợng cụ thể là Báo cáoviên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình
Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng công tác giáo dục pháp luật, từ
đó rút ra bài học kinh nghiệm về giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viênpháp luật ở tỉnh Quảng Bình thời gian qua
Luận văn đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lợng công tác giáodục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình hiện nay
6 ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn
- Luận văn góp phần vào việc nhận thức rõ tính đặc thù và thực trạnggiáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình Từ
đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm chỉ đạo của các cơ quan Đảng, Nhà nớc
và các tổ chức chính trị- xã hội đối với đội ngũ báo cáo viên pháp luật trongviệc giáo dục pháp luật cho nhân dân địa phơng
- Các giải pháp mà luận văn nêu ra có thể sử dụng để xây dựng đội ngũbáo cáo viên pháp luật có đầy đủ phẩm chất, năng lực, hoàn thành tốt nhiệm
vụ giáo dục pháp luật của mình
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong công tác giáo dục phápluật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật trong các tỉnh khác có điều kiện kinhtế-xã hội-văn hoá tơng tự nh Quảng Bình
7 Kết cấu của luận văn
Trang 8Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văngồm có 3 chơng:
Chơng 1: Cơ sở lý luận về hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ
báo cáo viên pháp luật
Chơng 2: Thực trạng hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo
viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình
Chơng 3: Quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao chất lợng hoạt động
giáo dục pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bìnhtrong giai đoạn hiện nay
Trang 9Chơng 1
Cơ sở lý luận về hoạt động giáo dục pháp luật
của đội ngũ báo cáo viên pháp luật
1.1 Khái niệm, vị trí, vai trò của báo cáo viên pháp luật
1.1.1 Khái niệm báo cáo viên pháp luật
Thuật ngữ “báo cáo viên” trong một thời gian dài đợc sử dụng ở nớc ta vớirất nhiều nghĩa khác nhau, qua các giai đoạn và trong từng lĩnh vực cụ thể
Theo Từ điển Tiếng Việt thì báo cáo viên là “Ngời trình bày báo cáo
tr-ớc một hội nghị đông ngời” [84, tr.38] Theo cách hiểu này thì báo cáo viên làtất cả những ngời trình bày báo cáo trớc một hội nghị đông ngời Hội nghị đó
có thể do các cơ quan nhà nớc, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội,
tổ chức kinh tế hoặc tổ chức xã hội - nghề nghiệp… Với tầm quan tổ chức Do vậy, báo cáoviên không chỉ có ở trong các tổ chức Đảng, Nhà nớc, Đoàn thanh niên, Hộiliên hiệp phụ nữ… Với tầm quan mà còn có trong các tổ chức tự nguyện quần chúng khác
Chỉ thị số 14 CT/ TW ngày 03 tháng 8 năm 1978 của Ban Bí th Trung
-ơng Đảng nêu rõ: “báo cáo viên, tuyên truyền viên là lực lợng tuyên truyềnmiệng có nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục, hớng dẫn t tởng và hành động chocán bộ đảng viên và nhân dân theo đờng lối, quan điểm của Đảng” [1] TheoChỉ thị này thì báo cáo viên là một chức danh để chỉ đội ngũ những ngời tuyêntruyền trực tiếp bằng lời nói tới các đối tợng cụ thể Đội ngũ báo cáo viên đợc
tổ chức ở tất cả các cấp từ trung ơng đến tỉnh, thành phố, huyện, quận, xã, ờng, thị trấn và ở tất cả các ngành, các tổ chức đoàn thể, các lực lợng vũ trang
ph-Đội ngũ báo cáo viên đặt dới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ và sự quản lýcủa cơ quan tuyên huấn, cơ quan t tởng- văn hoá
Thuật ngữ “báo cáo pháp luật” ra đời và tồn tại rất lâu trong đời sốngpháp lý của nhà nớc ta, song cha có một khái niệm cụ thể Tại Quy chế Báocáo viên pháp luật (ban hành kèm theo Quyết định số 210/1999/QĐ-BTP ngày09/7/1999 của Bộ trởng Bộ T pháp) quy định: “Báo cáo pháp luật là một côngtác t tởng, văn hóa của Đảng, đợc tiến hành bằng lời nói trớc những đối tợngxác định, nhằm truyền đạt tinh thần, nội dung pháp luật, giúp ngời nghe hiểu
và nâng cao nhận thức về pháp luật, tôn trọng, làm theo pháp luật một cách
đúng đắn, thống nhất” [6, tr.1] Nh vậy, báo cáo pháp luật đợc xác định là mộtcông tác của Đảng; quy định này là sự cụ thể hoá quy định tại Hiến pháp năm
1992 đối với vị trí của Đảng trong đời sống và xã hội, “Đảng Cộng sản Việt
Trang 10Nam… Với tầm quanlà lực lợng lãnh đạo Nhà nớc và xã hội” [31,tr.12], Đảng lãnh đạo bằngviệc ban hành chủ trơng, chính sách và Nhà nớc cụ thể hoá chủ trơng, chínhsách đó bằng pháp luật để nhân dân thực hiện Do vậy, báo cáo pháp luật thựcchất cũng là việc phổ biến chủ trơng chính sách của Đảng vào trong nhân dân,
từ đó để nhân dân thực hiện tốt chủ trơng của Đảng, chính sách pháp luật củaNhà nớc
“Báo cáo viên pháp luật” là thuật ngữ chỉ những ngời báo cáo viên làmnhiệm vụ báo cáo pháp luật Theo quy định tại Quy chế Báo cáo viên phápluật thì:
Báo cáo viên pháp luật là những ngời đợc cơ quan nhà nớc côngnhận để thực hiện nhiệm vụ báo cáo pháp luật
Báo cáo viên pháp luật bao gồm :
1 Báo cáo viên pháp luật của Bộ, ngành ở Trung ơng (gọi chung
là Báo cáo viên pháp luật ở Trung ơng)
2 Báo cáo viên pháp luật của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
-ơng (gọi chung là Báo cáo viên pháp luật tỉnh, thành phố)
3 Báo cáo viên pháp luật của quận, huyện, thị xã, thành phốthuộc tỉnh (gọi chung là Báo cáo viên pháp luật huyện, quận) [6, tr.1]
Nh vậy, Quy chế này cũng cha đa ra đợc khái niệm chung cho báo cáoviên pháp luật Tuy nhiên, từ những khái niệm trên chúng ta có thể hiểu: Báocáo viên pháp luật là những ngời đợc cơ quan nhà nớc có thẩm quyền côngnhận, để thực hiện nhiệm vụ truyền đạt tinh thần, nội dung của pháp luật chocác đối tợng liên quan, giúp cho các đối tợng này hiểu và nâng cao nhận thức
về pháp luật, từ đó để họ tôn trọng và chấp hành pháp luật một cách đúng đắn,thống nhất
1.1.2 Vị trí, vai trò, của báo cáo viên pháp luật
Báo cáo viên pháp luật là những ngời trực tiếp truyền đạt chủ trơng,chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nớc đến với cán bộ, công chức vànhân dân, có thể coi đây là “cầu nối” giữa Đảng, Nhà nớc với nhân dân Dovậy, báo cáo viên pháp luật có một vị trí, vai trò rất quan trọng trong công tácphổ biến, giáo dục pháp luật Vị trí, vai trò đó thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất: Góp phần nâng cao hiểu biết về pháp luật cho cán bộ, công
chức và nhân dân
Pháp luật của Nhà nớc không phải ở đâu, lúc nào cũng đợc mọi ngờitrong xã hội biết đến và nghiêm chỉnh chấp hành Bởi vì, trên thực tế, pháp
Trang 11luật có thể đợc một số ngời tìm hiểu, quan tâm và nắm bắt xuất phát từ yêucầu công tác phải học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ hay từ nhu cầu sảnxuất kinh doanh Những ngời này luôn theo sát những quy định của pháp luậtmới đợc ban hành để phục vụ trực tiếp cho công tác của mình Số lợng đối t-ợng này không nhiều, chủ yếu là cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nớc,trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội hay các nhà kinh doanh.Hiện nay, do trình độ dân trí cha cao, đời sống kinh tế của đa số nhân dân còngặp nhiều khó khăn nên phần lớn nhân dân lao động trong xã hội cha có điềukiện tiếp cận với pháp luật Do vậy, thông qua hoạt động phổ biến, giáo dụcpháp luật nói chung, hoạt động của các báo cáo viên pháp luật nói riêng,những thông tin, những yêu cầu, nội dung của pháp luật đợc chuyển tải đếnvới ngời dân, giúp cho họ hiểu biết về pháp luật, nâng cao trình độ dân trípháp lý, từ đó dần dần tạo nên thói quen sống và làm việc theo pháp luật Nếu
đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở các cấp, các ngành, các đoàn thể biết pháthuy hết vai trò, trách nhiệm của mình sẽ góp phần nâng cao hiểu biết phápluật của cán bộ, công chức và nhân dân, từ đó hạn chế đợc vi phạm pháp luậtxảy ra
Thứ hai: Góp phần hình thành niềm tin vào pháp luật trong nhân dân.
Để nâng cao dân trí pháp lý, việc nâng cao hiểu biết pháp luật của ngờidân là cha đủ, mà các báo cáo viên pháp luật còn phải có trách nhiệm thôngqua hoạt động của mình tạo lập niềm tin vào pháp luật cho mỗi ngời dân và cảcộng đồng Bằng việc tuyên truyền, giải thích, để giúp cho mọi ngời hiểu biếtpháp luật, hiểu biết quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật, hiểu biết về nhữngmặt thuận lợi và khó khăn, phức tạp của việc thực hiện pháp luật và áp dụngpháp luật, những mặt u điểm và hạn chế của quá trình điều chỉnh pháp luật
Pháp luật, cũng nh các quy phạm xã hội khác, không bao giờ phản ánh
đầy đủ nguyện vọng, mong muốn của tất cả mọi ngời trong xã hội Bởi quátrình điều chỉnh pháp luật là lấy lợi ích của đông đảo nhân dân để phục vụ, do
đó sẽ có một số ít ngời trong xã hội không thỏa mãn đợc Vì vậy, trách nhiệmcủa các báo cáo viên pháp luật là thông qua hoạt động của mình giúp cho mọingời hiểu đúng tinh thần, quan điểm xây dựng luật, từ đó để hình thành lòngtin và có hành xử đúng với quy định của pháp luật
Thứ ba: Góp phần nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của nhân dân.
ý thức pháp luật của ngời dân đợc hình thành bởi hai yếu tố, đó là trithức pháp luật và thái độ đối với pháp luật
Trang 12Tri thức pháp luật là sự hiểu biết pháp luật của các chủ thể Để hiểu biếtpháp luật thì các chủ thể phải thờng xuyên học tập, tìm hiểu pháp luật cũng
nh tích luỹ kiến thức từ thực tiễn cuộc sống
Thái độ đối với pháp luật chính là trạng thái tâm lý của các chủ thể khithực hiện và áp dụng pháp luật, họ có thể đồng tình, ủng hộ với các hành vithực hiện đúng pháp luật hoặc lên án các hành vi vi phạm pháp luật
ý thức tự giác chấp hành pháp luật của nhân dân chỉ đợc nâng cao khicông tác phổ biến, giáo dục pháp luật đợc tiến hành thờng xuyên, liên tục, kịpthời và có tính thuyết phục Vì vậy, đối với hoạt động phổ biến, giáo dục phápluật nói chung, đối với các báo cáo viên pháp luật nói riêng không đơn thuần
là tuyên truyền các văn bản pháp luật mà còn phải giúp nhân dân hình thành ýthức đồng tình ủng hộ những hành vi hợp pháp, lên án và ngăn chặn các hành
vi vi phạm pháp luật
Thứ t: Góp phần vào việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật
bảo đảm tính hợp pháp và tính hợp lý
Tính hợp pháp của văn bản pháp luật thể hiện khi ban hành phải bảo
đảm không trái với Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nớc cấp trên;
đúng thẩm quyền ban hành cũng nh phải đúng hình thức và thủ tục do phápluật quy định
Tính hợp lý thể hiện văn bản pháp luật phải bảo đảm hài hoà lợi ích củaNhà nớc, tập thể và cá nhân cũng nh phải bảo đảm tính hệ thống, toàn diện vàphù hợp với tình hình, đặc điểm, điều kiện từng địa phơng, từng ngành mà vănbản đó điều chỉnh
Trong quá trình phổ biến, giáo dục pháp luật, các báo cáo viên phápluật không những cung cấp thông tin về pháp luật cho các đối tợng mà cònnghiên cứu, phân tích những quy định của pháp luật Thông qua việc nghiêncứu, phân tích, tổng hợp, một mặt góp phần cho công tác phổ biến, giáo dụcpháp luật có chất lợng tốt, mặt khác để phát hiện ra những điểm không phùhợp trong các văn bản pháp luật, từ đó đề xuất với cơ quan nhà nớc có thẩmquyền sửa đổi, bãi bỏ hoặc ban hành các văn bản mới phù hợp
Thứ năm: Báo cáo viên pháp luật là ngời động viên, cổ vũ nhân dân
hăng hái thi đua lao động sản xuất, tích cực tham gia các hoạt động xã hội,nâng cao chất lợng công tác và hiệu quả sản xuất Hiệu quả pháp luật đợcnâng lên nếu nh phơng pháp truyền đạt của báo cáo viên pháp luật có sứctruyền cảm mạnh mẽ, có khả năng thâm nhập vào trong nhân dân, tác động
Trang 13sâu sắc vào tình cảm của nhân dân đối với pháp luật, từ đó để nhân dân thựchiện tốt các quyền và nghĩa vụ của mình, sống và làm việc theo pháp luật.
Thứ sáu: Báo cáo viên pháp luật thờng là những ngời đang công tác tại
các cơ quan nhà nớc, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, họ vừa làngời phổ biến, giáo dục pháp luật, vừa là ngời tổ chức thực hiện nhiệm vụquản lý trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Vì vậy, họ có vai trò rấtquan trọng trong việc chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, đảmbảo an ninh quốc phòng ở địa phơng và cơ quan cũng nh thực hiện có hiệu quảviệc quản lý nhà nớc trên các mặt, lĩnh vực đợc giao
1.2 Khái niệm, đặc điểm, nội dung, hình thức hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật
1.2.1 Cơ sở lý luận của giáo dục pháp luật
1.2.1.1 Quan niệm về giáo dục pháp luật
Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, V.I Lênin từng nói: “Giành chínhquyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn” Nhng cái “khó” mà Lênin nêu
ra không phải chỉ là chống thù trong, giặc ngoài để bảo vệ thành quả của cáchmạng xã hội chủ nghĩa, mà còn ở việc tạo ra một nguồn lực to lớn về chính trị,kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, xây dựng ý thức mới của hàng triệu con ng-
ời để đa xã hội tiến lên nhờ kỷ luật lao động tự giác của họ Và chính Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã thấm nhuần luận điểm đó của Lênin, áp dụng vào điều kiệnthực tế của Việt Nam, một nớc truyền thống phơng Đông mà theo V.I Lênin,nhiệm vụ đấu tranh chống những tàn tích thời trung cổ có ý nghĩa rất quantrọng Hồ Chí Minh coi giáo dục, trong đó có giáo dục pháp luật là một trongnhững nhiệm vụ cấp bách của chính quyền mới Ngời chỉ rõ:
Chế độ thực dân đã đầu độc nhân dân ta bằng rợu và thuốcphiện Nó đã dùng mọi thủ đoạn hòng hủ hoá dân tộc chúng ta bằngnhững thói xấu, lời biếng, gian giảo, tham ô và những thói xấu khác.Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng
ta Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũngcảm, yêu nớc, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nớc ViệtNam độc lập
Tôi đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dânbằng cách thực hiện: cần, kiệm, liêm, chính [54, tr.8-9]
Giáo dục pháp luật là một vấn đề cơ bản không những đối với nớc ta màcòn đối với các nớc khác trên thế giới Qua các sách báo, tài liệu hội thảo của
Trang 14một số tác giả nớc ngoài đã khẳng định “Hoạt động tuyên truyền, phổ biến,giáo dục, đào tạo pháp luật nh là những nhiệm vụ nâng cao văn hóa pháp luật,
ý thức pháp luật của nhân dân” [83, tr.335]
Về khái niệm giáo dục pháp luật, ở nớc ta hiện nay còn có nhiều quan
điểm, cách hiểu khác nhau
Quan điểm thứ nhất cho rằng: giáo dục pháp luật là một bộ phận của
giáo dục chính trị t tởng và giáo dục đạo đức
Theo quan điểm này, giáo dục pháp luật không đợc xem là một hoạt
động độc lập trong hệ thống giáo dục nói chung mà nó là một bộ phận cấuthành của công tác giáo dục chính trị t tởng và giáo dục đạo đức; khi tiến hànhgiáo dục chính trị, t tởng và giáo dục đạo đức cho nhân dân thì tự nó sẽ hìnhthành nên ý thức pháp luật Điều đó có nghĩa là nếu công tác giáo dục chínhtrị t tởng và giáo dục đạo đức tốt thì sẽ có sự tôn trọng pháp luật của nhân dân.Nói cách khác, sự hình thành ý thức pháp luật của công dân là do quá trìnhgiáo dục chính trị t tởng hay giáo dục đạo đức tạo nên
Quan điểm thứ hai cho rằng: Giáo dục pháp luật đồng nghĩa với phổ
biến, tuyên truyền hay giải thích pháp luật Với quan điểm này thì giáo dụcpháp luật chỉ là các đợt tuyên truyền, cổ động khi có văn bản pháp luật mới đợcban hành Đây chỉ là công việc thờng xuyên của bộ máy làm nhiệm vụ tuyêntruyền, của các phơng tiện thông tin đại chúng và các cơ quan chuyên trách
Quan điểm thứ ba cho rằng: Giáo dục pháp luật đồng nghĩa với việc dạy
và học pháp luật trong các nhà trờng Với quan điểm nay cho thấy việc tuyêntruyền, phổ biến pháp luật ở ngoài xã hội là không phải giáo dục pháp luật
Quan điểm thứ t cho rằng: Không có khái niệm giáo dục pháp luật Vì
pháp luật là các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, là mệnh lệnh của nhà
n-ớc bắt buộc mọi ngời phải tuân thủ và thực hiện một cách vô điều kiện Do vậy,không cần đa ra vấn đề giáo dục pháp luật mà chỉ cần ban hành phổ biến các vănbản pháp luật, không cần phải vận động, giải thích, tuyên truyền, mọi ngời dân
có nghĩa vụ phải tự biết, hiểu và tự thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật
Qua nghiên cứu các quan điểm về giáo dục pháp luật nh trên cho thấy,mỗi quan điểm đa ra đều có những cơ sở và luận cứ khoa học để khẳng địnhquan điểm của mình là đúng đắn Song, trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin, t t-ởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nớc ta thì các quan điểm nhtrên đều mang tính phiến diện, không đầy đủ, thậm chí có quan điểm mangtính cực đoan, trái với chủ trơng của Đảng và Nhà nớc ta và “các quan niệm
Trang 15ấy hoặc đã vô tình hoặc cố ý hạ thấp vai trò và giá trị xã hội của phápluật”[27, tr.7] Chính từ những cách hiểu đó mà công tác giáo dục pháp luậtcha đợc thực hiện đầy đủ, đúng đắn, dẫn đến hiệu quả công tác giáo dục phápluật trên thực tế cha cao.
Vấn đề đặt ra hiện nay là phải hiểu một cách đúng đắn về giáo dục phápluật? Chúng tôi nhất trí với quan điểm của nhiều tác giả cho rằng: Để hiểu
đúng bản chất của giáo dục pháp luật, trớc hết phải tìm hiểu và nghiên cứu vềkhái niệm giáo dục
Theo quan điểm của các nhà khoa học s phạm thì giáo dục đợc hiểutheo hai nghĩa rộng và hẹp sau đây:
Theo nghĩa rộng: Giáo dục là quá trình ảnh hởng của những điều kiệnkhách quan (nh chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế, môi trờng sống,truyền thống văn hóa, đạo đức, sự hội nhập quốc tế… Với tầm quan) và cả những nhân tốchủ quan (đó là tác động có chủ đích và định hớng của con ngời) lên đối tợngnhằm hình thành ở họ những phẩm chất, kỹ năng và năng lực nhất định
Theo nghĩa hẹp: Giáo dục là quá trình tác động của nhân tố chủ quan(sự tác động tự giác, có mục đích, có chủ định, có định hớng của con ngời) lên
đối tợng đợc giáo dục nhằm đạt đợc các mục tiêu nhất định
Từ điển tiếng Việt nêu khái niệm giáo dục nh sau: “Giáo dục là hoạt
động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chấtcủa một đối tợng nào đó, làm cho đối tợng ấy dần dần có đợc những phẩmchất và năng lực nh yêu cầu đề ra” [84, tr.379] Nh vậy, nếu hiểu theo nghĩa hẹpthì giáo dục không phải là sự tác động của các yếu tố khách quan mà chỉ có cácyếu tố chủ quan, nói cách khác “Những ảnh hởng hay tác động của các yếu tốkhách quan không nằm trong nội hàm của khái niệm giáo dục” [27, tr.8]
Giáo dục pháp luật là một hình thức của giáo dục nói chung Song, giáodục pháp luật đợc hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp là vấn đề còn có nhiều ýkiến khác nhau Chúng tôi nhất trí với quan điểm của đa số các nhà khoa học,
đó là hiểu giáo dục pháp luật theo nghĩa hẹp của giáo dục, “Cần vận dụng kháiniệm giáo dục theo nghĩa hẹp để hình thành khái niệm giáo dục pháp luật”[27, tr.8] Việc xây dựng khái niệm giáo dục pháp luật xuất phát từ nghĩa hẹpvì những lý do sau đây
Thứ nhất: Sự hình thành và phát triển ý thức của con ngời là sản phẩm
của quá trình ảnh hởng, tác động của cả nhân tố chủ quan và điều kiện khách
Trang 16quan Nói đến vấn đề này Các Mác đã viết: “Con ngời vốn là sản phẩm củahoàn cảnh và giáo dục Và do đó con ngời thay đổi vốn là sản phẩm của hoàncảnh và giáo dục đã thay đổi” [53, tr 20] Các điều kiện khách quan nh: chế
độ chính trị, kinh tế, văn hóa, truyền thống ảnh hởng mạnh mẽ đến ý thức,cũng nh quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con ngời Do vậy,nếu các điều kiện khách quan có sự thay đổi thì sẽ kéo theo sự thay đổi ý thứccủa con ngời Tuy nhiên, sự tác động của nhân tố chủ quan (đó là hoạt động
có chủ định, có định hớng, có tổ chức, có mục đích của con ngời) có ảnh hởngrất lớn, nếu xét trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể thì nó có tính chất quyết định
đến sự hình thành và phát triển ý thức của con ngời Thông qua sự tác độngcủa nhân tố chủ quan, con ngời sẽ đợc cung cấp những tri thức khoa học, trithức về cuộc sống, từ đó họ sẽ dần dần hình thành lòng tin, tình cảm và dẫn
đến việc điều chỉnh các hành vi của mình phù hợp với yêu cầu đặt ra của xãhội Do vậy, quá trình giáo dục cần phải đợc tiến hành thờng xuyên, liên tục,
có định hớng cụ thể Mặt khác, cần giảm tối thiểu những ảnh hởng tiêu cựccủa yếu tố khách quan lên đối tợng giáo dục Nh vậy, sự hình thành và pháttriển ý thức của con ngời là sản phẩm của một quá trình đan xen, phức tạp,trong đó điều kiện khách quan là nhân tố ảnh hởng có thể tự phát theo chiềunày hay chiều khác, còn nhân tố chủ quan là nhân tố tích cực mang tính chủ
động Do vậy, nếu nhân tố khách quan ảnh hởng cùng chiều với nhân tố chủquan thì hiệu quả giáo dục sẽ đợc đảm bảo, đa lại kết quả tốt, hiệu quả cao,nếu các nhân tố đó tác động ngợc lại thì chất lợng giáo dục sẽ không tránhkhỏi những hạn chế Điều này đòi hỏi chủ thể giáo dục cần có sự tác động tíchcực lên các ảnh hởng khách quan bất lợi, đồng thời cần điều chỉnh ngay hoạt
động giáo dục cả về nội dung, hình thức cũng nh phơng pháp giáo dục sao chophù hợp
Ngày nay, đất nớc ta đang tiến hành công cuộc đổi mới một cách sâusắc và toàn diện Nền kinh tế thị trờng đã và đang đem lại những biến đổi tíchcực trong đời sống xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, phát huy tính tự lập,năng động sáng tạo và ý chí vơn lên của từng cá nhân, đời sống của nhân dân
đợc nâng lên đáng kể Bên cạnh đó, những mặt tiêu cực của nền kinh tế thị tr ờng cũng hàng ngày, hàng giờ len lỏi, tác động đến nhận thức, tình cảm, lốisống, hành vi của từng con ngời Nếu nh trớc đây việc tôn trọng danh dự, lơngtâm, trách nhiệm của tuyệt đại đa số ngời Việt Nam đợc coi trọng thì hiện nay
Trang 17-quan điểm đó ở một số ngời bị lệch lạc, dẫn tới sự hình thành ở họ thớc đo giátrị lệch chuẩn Từ đó, lối sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, cơ hội lan tỏatrong xã hội, con ngời dễ rơi vào tệ nạn, tiêu cực, tham nhũng,… Với tầm quan Nếu không
có sự tác động định hớng thì những điều kiện khách quan sẽ tác động mạnh
mẽ đến ý thức của con ngời theo cả chiều hớng tích cực lẫn tiêu cực Ngợc lại,nếu con ngời đợc giáo dục, tức là tác động có chủ định, có định hớng, có tổchức và mục đích rõ ràng thì họ sẽ vợt qua đợc những yếu tố tiêu cực, từ đóhình thành niềm tin và hành vi đúng đắn, phù hợp với yêu cầu xã hội
Thứ hai: Quan niệm giáo dục xuất phát từ nghĩa hẹp của giáo dục có ý
nghĩa quan trọng trong việc phân biệt phạm trù giáo dục pháp luật với phạmtrù hình thái ý thức pháp luật Hai phạm trù này tuy có mối quan hệ mật thiếtvới nhau song nó không đồng nhất với nhau
Nếu nh hoạt động giáo dục pháp luật là sự tác động của nhân tố chủquan, đó là hoạt động có định hớng, có tổ chức, có kế hoạch về nội dung, ch-
ơng trình đến đối tợng tác động thì sự hình thành ý thức pháp luật là kết quảcủa sự ảnh hởng của điều kiện khách quan và sự tác động của nhân tố chủquan, trong đó nhân tố chủ quan có vai trò quyết định đến sự hình thành ýthức pháp luật Sự phân biệt này có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiệnnay Yếu tố khách quan tác động đến con ngời dễ gây ra những hiện tợngtham ô, hối lộ, lối sống không trong sạch lành mạnh… Với tầm quan Do vậy, đòi hỏichúng ta cần quan tâm nhiều hơn yếu tố chủ quan nhằm tác động có định h-ớng trong quá trình hình thành nên ý thức pháp luật của công dân
Giáo dục có rất nhiều hình thức nh giáo dục chính trị t tởng, giáo dụctruyền thống, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ… Với tầm quan, trong các hình thức đóthì giáo dục pháp luật có một vị trí quan trọng đặc biệt Bởi giáo dục pháp luậtlàm cho nhân dân nhận thức đầy đủ hơn về pháp luật, từ đó có hành vi xử sựphù hợp với quy định của pháp luật
Mối quan hệ giữa giáo dục pháp luật với giáo dục là mối quan hệ giữa
“cái riêng” với “ cái chung” Giáo dục pháp luật, với t cách là một hình thứccủa giáo dục, vừa mang những đặc điểm chung của giáo dục vừa mang những
đặc điểm riêng Giáo dục pháp luật có những đặc điểm riêng sau đây:
Thứ nhất: Mục đích của nó là hình thành tri thức, hình thành tình cảm,
lòng tin đối với pháp luật và xây dựng thói quen thực hiện hành vi hợp pháp
Trang 18Thứ hai: Giáo dục pháp luật có nội dung riêng, đó là sự tác động có
mục đích với nội dung cơ bản là chuyển tải những tri thức của nhân loại nóichung, của nhà nớc nói riêng về hai hiện tợng nhà nớc và pháp luật đến với đốitợng đợc giáo dục
Thứ ba: Nếu xét trên các yếu tố chủ thể, đối tợng, nội dung, hình thức,
phơng pháp của giáo dục pháp luật so với các hình thức giáo dục khác cũng cónhững nét riêng Chẳng hạn nh giáo dục pháp luật phải tiến hành thờng xuyên,liên tục, lâu dài, còn một số dạng giáo dục khác chỉ là sự tác động một lần củachủ thể lên đối tợng giáo dục Trong giáo dục pháp luật thì hành vi hợp phápcủa con ngời đóng vai trò chủ đạo trong quá trình tác động của chủ thể giáodục lên đối tợng đợc giáo dục Do vậy, trong giáo dục pháp luật một vấn đề
đặt ra là chủ thể giáo dục phải là ngời hiểu biết về trình độ học vấn, đặc điểmnhân thân cũng nh tâm lý của ngời đợc giáo dục Đồng thời, chủ thể giáo dụcphải là ngời nắm vững tri thức pháp luật, phải là tấm gơng, hình mẫu trongviệc chấp hành pháp luật Bởi vì trong giáo dục pháp luật, phong cách, lốisống, cách xử sự của chủ thể giáo dục có ảnh hởng rất lớn đối với đối tợng đợcgiáo dục
Từ sự phân tích trên có thể hiểu khái niệm giáo dục pháp luật nh sau:
Giáo dục pháp luật là hoạt động định hớng có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục tác động lên đối tợng đợc giáo dục nhằm hình thành ở họ ý thức pháp luật, thái độ chấp hành pháp luật, thói quen tuân thủ pháp luật phù hợp với những yêu cầu của Nhà nớc và xã hội.
1.2.1.2 Mục đích của giáo dục pháp luật
Trong giáo dục nói chung, giáo dục pháp luật nói riêng, vấn đề quantrọng và cơ bản nhất đó là xác định đợc mục đích là gì? Mục đích theo cáchhiểu chung nhất đó là: “Cái vạch ra làm đích nhằm đạt cho đợc”[84, tr.627]
Đối với giáo dục pháp luật cũng vậy, việc xác định đích cần đạt đợc là gì sẽquyết định việc xây dựng nội dung, hình thức, hơng pháp… Với tầm quan giáo dục phápluật Bên cạnh đó, mục đích giáo dục pháp luật còn để phân biệt giáo dục phápluật với các dạng giáo dục khác
Theo quan điểm chung của các nhà khoa học pháp lý hiện nay thì mục
đích của giáo dục pháp luật là những gì mà chủ thể giáo dục pháp luật đặt rakhi thực hiện giáo dục pháp luật và mục đích của giáo dục pháp luật là mộttrong những yếu tố tạo nên cấu trúc bên trong của giáo dục pháp luật
Trang 19Mục đích của giáo dục pháp luật đã đợc xác định trong khái niệm giáodục pháp luật, đó là nhằm trang bị, cung cấp, bồi dỡng và nâng cao tri thứcpháp luật, tình cảm và hành vi hợp pháp, hình thành ý thức pháp luật đúng đắn
và thói quen hành động phù hợp với các quy định của pháp luật và đòi hỏi củanền pháp chế hiện hành
Trong điều kiện đổi mới hiện nay ở nớc ta, mục đích của giáo dục phápluật đợc thể hiện ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất: Mục đích nhận thức là nhằm cung cấp và từng bớc mở rộng
tri thức pháp luật cho công dân
Đây là mục đích hàng đầu của giáo dục pháp luật bởi vì sự hiểu biếtpháp luật, sự nhận thức đúng đắn về giá trị xã hội và vai trò điều chỉnh củapháp luật là điều kiện cần thiết để hình thành tình cảm và lòng tin vào phápluật ở mỗi công dân Bên cạnh đó, tri thức pháp luật còn giúp cho mỗi ngờikiểm soát đợc hành vi của mình đúng theo quy định của pháp luật
Trong điều kiện xây dựng nhà nớc pháp quyền XHCN của nhân dân, donhân dân, vì nhân dân, vấn đề nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật chonhân dân là một việc làm rất cần thiết Vì muốn xây dựng thành công nhà nớcpháp quyền, bên cạnh việc ban hành pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luậtnhằm nâng cao ý thức pháp luật cho công dân là điều vô cùng quan trọng Khi
ý thức pháp luật đợc nâng lên thì họ mới có những hành vi xử sự theo quy
định của pháp luật
Mục đích này đặc biệt quan trọng trong điều kiện nớc ta hiện nay, khi
mà hiểu biết pháp luật của công dân còn thấp, ngời dân còn chịu ảnh hởng củanhững t tởng và nếp sống của ngời sản xuất nhỏ, hiểu biết về quyền và nghĩa
vụ của mình cha đầy đủ, hành vi xử sự thờng theo cảm tính, tình cảm… Với tầm quan Bêncạnh đó, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cha đợc coi trọng đúng mứcdẫn đến tình trạng pháp chế bị buông lỏng, hiệu lực pháp luật cha cao, viphạm pháp luật xảy ra nhiều (điển hình vi phạm về pháp luật giao thông trongthời gian qua trung bình mỗi ngày gần 30 ngời chết và hàng chục ngời bị th-
ơng, cũng nh tình trạng sử dụng ma tuý xảy ra ở nhiều nhà hàng, quán bar, vũtrờng … Với tầm quan ), dẫn đến lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với Nhà nớc phần nào
bị giảm sút
Do vậy, để bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đợc tốt,nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân, từ Đại hội VI đếnnay, Đảng và Nhà nớc ta thờng xuyên coi trọng công tác phổ biến, giáo dục
Trang 20pháp luật “Coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật… Với tầm quanCán bộ quản lý các cấp từ Trung ơng đến đơn vị cơ sở phải có kiến thức vềquản lý hành chính và hiểu biết về pháp luật Cần sử dụng nhiều hình thức vàbiện pháp để giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật và làm t vấn pháp luật chonhân dân” [17, tr.121] “ phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ luật, kỷ c-
ơng, tăng cờng pháp chế, quản lý xã hội bằng pháp luật, tuyên truyền, giáodục toàn dân, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật”[ 23, tr.135]
Thứ hai: Mục đích cảm xúc (tình cảm pháp luật, lòng tin đối với pháp
luật) Đây là mục đích nhằm hình thành thái độ và tình cảm đúng đắn đối vớipháp luật
Cùng với mục đích thứ nhất, đây cũng là mục đích rất quan trọng tronggiáo dục pháp luật Bởi vì, một ngời mặc dù có tri thức pháp luật song không
có lòng tin và tình cảm cũng nh sự tôn trọng đối với pháp luật thì sẽ có nhữnghành vi không phù hợp với những chuẩn mực của pháp luật Thực tế ở nớc tatrong thời gian qua đã minh chứng cho điều này Nhiều cán bộ, công chức cóthẩm quyền, có trình độ cao, thậm chí có cả học vị tiến sĩ Luật, song do thiếu
sự tôn trọng cũng nh thái độ xử sự không phù hợp với pháp luật hiện hành, nên
họ đã có những hành vi không phù hợp với chuẩn mực pháp luật - những hành
vi vi phạm pháp luật Điển hình nh vụ án Vũ Xuân Trờng, vụ án Năm Cam, vụ
án Lơng Quốc Dũng và nhiều vụ án khác
Mục đích cảm xúc cần đạt đợc đó là:
- Giáo dục tình cảm công bằng cho đối tợng giáo dục
Qua giáo dục pháp luật, giúp cho đối tợng đợc giáo dục biết xác địnhcác tiêu chuẩn đánh giá tính công bằng của pháp luật, biết đối xử với ngờikhác và điều chỉnh hành vi của chính mình theo các tiêu chuẩn công bằng đợcquy định trong các quy phạm pháp luật
- Giáo dục tình cảm, trách nhiệm, ý thức tuân thủ pháp luật cho đối ợng, từ đó để phê phán, lên án những hành vi coi thờng pháp luật, vi phạmpháp luật Đồng thời ủng hộ và tích cực tham gia chấp hành pháp luật
t-Nếu có đợc tình cảm pháp luật con ngời sẽ có lòng tin vững chắc vàopháp luật, từ đó dẫn đến những hành vi hợp pháp
Thứ ba: Mục đích hành vi.
Mục đích này nhằm hình thành động cơ, hành vi và thói quen xử sựtheo pháp luật Mục đích này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình
Trang 21giáo dục pháp luật bởi vì kết quả của giáo dục pháp luật cuối cùng phải đợcthể hiện ở hành vi xử sự theo pháp luật của con ngời Các mục đích nh mục
đích nhận thức, mục đích cảm xúc là để phục vụ cho mục đích hành vi, tạo rathói quen xử sự theo pháp luật
Tóm lại, giáo dục pháp luật có ba mục đích: Mục đích nhận thức, mục
đích cảm xúc và mục đích hành vi Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ mang tínhtơng đối, giữa chúng có sự đan xen, tác động qua lại trong mối liên hệ hữu cơthống nhất với nhau Do đó, khi tiến hành giáo dục pháp luật các chủ thể cầnchú ý cả ba mục đích trên Từ tri thức pháp luật đến niềm tin đối với pháp luật;
từ niềm tin đến tính tự giác; từ tính tự giác đến tính tích cực và từ tính tích cực
đến thói quen xử sự theo pháp luật Ngợc lại, khi có thói quen xử sự theo phápluật thì lòng tin, tình cảm pháp luật đợc củng cố Do vậy, khi giáo dục phápluật phải hớng hoạt động vào cả ba mục đích vừa nêu trên Căn cứ vào đặc
điểm của từng đối tợng cụ thể để có hình thức, nội dung và phơng pháp giáodục phù hợp nhằm đạt đợc mục đích đề ra
1.2.2 Khái niệm, đặc điểm hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật
1.2.2.1 Khái niệm hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật
Hoạt động giáo dục pháp luật đợc tiến hành bởi nhiều chủ thể nh cácbáo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, các cán bộ, công chức nhà nớc, cácchủ doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp… Với tầm quan Trong các chủ thể đó thìbáo cáo viên pháp luật là một trong những chủ thể cơ bản và có vai trò đặcbiệt quan trọng Các báo cáo viên pháp luật bên cạnh nhiệm vụ chuyên mônthì hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cũng là một nhiệm vụ thờng xuyêncủa họ Tuy nhiên, hoạt động giáo dục pháp luật là gì thì cho đến nay vẫn cha
có một khái niệm thống nhất Theo chúng tôi, để đa ra khái niệm hoạt độnggiáo dục pháp luật, chúng ta nghiên cứu từ khái niệm hoạt động
Hoạt động nói chung đợc hiểu là “Tiến hành những việc làm có quan hệvới nhau chặt chẽ nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội” [84,tr.436]
Từ khái niệm này và các khái niệm về báo cáo pháp luật, giáo dục phápluật, báo cáo viên pháp luật (nh đã trình bày phần trên), chúng ta có thể hiểuhoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật nh sau: Đó là
Trang 22hoạt động có định hớng, có chủ định của các báo cáo viên pháp luật nhằm tác
động đến đối tợng giáo dục (các cán bộ, công chức, báo cáo viên pháp luật vànhân dân) nhằm hình thành ở họ những tri thức pháp lý, tình cảm và hành viphù hợp với đòi hỏi của pháp luật hiện hành
Ngày nay chúng ta đang tiến hành xây dựng Nhà nớc pháp quyềnXHCN, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do vậy đòi hỏi tất cả mọi ng-
ời cần phải hiểu biết pháp luật, từ đó tôn trọng và chấp hành đúng pháp luật
Để đáp ứng đòi hỏi đó thì việc tăng cờng công tác phổ biến, giáo dục phápluật là một việc làm cấp bách, cấp thiết Chính phủ đã có Chơng trình phổbiến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007, trong Chơng trình này đãnêu rõ “Phổ biến kịp thời, đầy đủ những nội dung pháp luật liên quan đếncuộc sống của các tầng lớp nhân dân, tạo điều kiện để công dân sử dụng phápluật làm phơng tiện, công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, củanhà nớc và xã hội Nâng cao ý thức tự giác, chủ động tìm hiểu và chấp hànhpháp luật của cán bộ, nhân dân” [68, tr.1]
Do vậy, hiện nay hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viênpháp luật cần đợc đẩy mạnh, tăng cờng nhằm góp phần quan trọng trong việcnâng cao trình độ pháp lý cho nhân dân nói chung, cho cán bộ, công chức nóiriêng, góp phần xây dựng Nhà nớc pháp quyền XHCN Việt Nam vững mạnh
1.2.2.2 Đặc điểm hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật
Hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật là mộttrong những hình thức quan trọng nhằm nâng cao trình độ pháp lý cho cán bộ,công chức và nhân dân Hoạt động này có những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất: Đặc điểm về chủ thể giáo dục pháp luật.
Chủ thể hoạt động giáo dục pháp luật chủ yếu là các cán bộ, công chứcnhà nớc
Báo cáo viên pháp luật ở Trung ơng đợc lựa chọn từ cán bộ,công chức đang công tác ở các Bộ, Ban, ngành ở Trung ơng
Báo cáo viên tỉnh, thành phố đợc lựa chọn từ cán bộ, côngchức đang công tác tại các Sở, ban, ngành và một số Báo cáo viên
ở huyện, quận
Trang 23Báo cáo viên huyện, quận đợc lựa chọn từ cán bộ, côngchức đang công tác tại phòng, ban, đoàn thể và một số cán bộ ởxã, phờng, thị trấn [6, tr.3].
Các chủ thể này đều có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm doluật định, trong khi tiến hành các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật vừatuân theo các quy định pháp luật của nhà nớc, của cơ quan, tổ chức nơi mìnhlàm việc, vừa tuân theo các quy định đối với báo cáo viên pháp luật Họ phải
là những ngời có trình độ pháp lý cũng nh trình độ chuyên môn nghiệp vụvững vàng, phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức trong sạch ý thức phápluật của các chủ thể này là cơ sở quan trọng để họ đa ra những buổi tuyêntruyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cũng nh những lời khuyên, t vấn phápluật có hiệu quả
Là những ngời trực tiếp phổ biến, giáo dục pháp luật, hơn ai hết, độingũ báo cáo viên pháp luật phải thấm nhuần phơng châm cơ bản “nói và làm”phải đi đôi với nhau Ngời báo cáo viên luôn phải đặt vấn đề về trình độ, nănglực chuyên môn, về sự gơng mẫu trong phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp lênhàng đầu Những chủ thể tiến hành hoạt động giáo dục pháp luật nói chung,
đội ngũ báo cáo viên pháp luật nói riêng luôn ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ “Muốn
đợc dân tin, dân phục, dân yêu, cán bộ phải tự mình làm đúng đời sống mới
Nghĩa là phải siêng năng, tiết kiệm, trong sạch, chính đáng
Nếu không thực hành bốn điều đó, mà muốn đợc lòng dân, thì cũng nhbắc giây leo trời”[55, tr.208] Đây là bài học sâu sắc nhất để đội ngũ báo cáoviên pháp luật hoạt động tốt, có hiệu quả
Thứ hai: Đặc điểm về đối tợng đợc giáo dục pháp luật.
Đối tợng đợc giáo dục pháp luật chủ yếu là cán bộ, công chức, các báocáo viên pháp luật và nhân dân khi có yêu cầu Các đối tợng này có quyền vànghĩa vụ đợc quy định trong các văn bản pháp luật khác nhau nh: Luật Tổchức Chính phủ, Luật tổ chức Toà án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sátnhân dân, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Pháp lệnhCán bộ, công chức và các văn bản pháp luật liên quan khác Xét trong mốiquan hệ này thì họ là đối tợng đợc giáo dục pháp luật, trong mối quan hệ khác
họ có thể trở thành các chủ thể giáo dục pháp luật Do vậy, họ quan tâm sâusắc đến nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật, đến thái độ, tinh thần tráchnhiệm cũng nh t cách của các báo cáo viên pháp luật
Trang 24Đặc điểm này đòi hỏi các báo cáo viên pháp luật phải không ngừng họctập nâng cao trình độ về mọi mặt, thờng xuyên cập nhật những văn bản mới,những văn bản hớng dẫn thực hiện của các cơ quan, ban ngành Từ đó nângcao chất lợng hoạt động giáo dục pháp luật, đáp ứng yêu cầu đặt ra trong từnggiai đoạn cũng nh yêu cầu của từng đối tợng đợc giáo dục pháp luật.
Thứ ba: Đặc điểm về phơng pháp hoạt động giáo dục pháp luật.
Phơng pháp là “Cách thức nhận thức, nghiên cứu hiện tợng của tự nhiên
và đời sống xã hội”“Hệ thống các cách sử dụng để tiến hành một hoạt độngnào đó” [84, tr.766]
Từ khái niệm trên, phơng pháp giáo dục pháp luật có thể đợc hiểu lànhững cách thức, biện pháp đợc chủ thể sử dụng để truyền đạt nội dung, mục
đích của pháp luật tác động lên đối tợng nhằm nâng cao nhận thức, tình cảm
và lòng tin cũng nh thói quen xử sự theo pháp luật Trong giáo dục pháp luậtcác chủ thể thờng sử dụng nhiều phơng pháp để tác động lên đối tợng đợc giáodục pháp luật nh phơng pháp thuyết trình, phơng pháp trực quan, phơng phápkiểm tra, đánh giá, phơng pháp tạo tình huống cụ thể, phơng pháp nêu gơng,phơng pháp xử phạt, phơng pháp tranh luận… Với tầm quan
Đối với báo cáo viên pháp luật, trong quá trình hoạt động giáo dục phápluật chủ yếu dùng phơng pháp thuyết trình kết hợp với đàm thoại, tức là cácbáo cáo viên giới thiệu để các đối tợng nghe, ghi chép, có trao đổi giữa ngờigiới thiệu và ngời đợc giới thiệu Đây là phơng pháp truyền thống đợc ápdụng chủ yếu cho các báo cáo viên, tuyên truyền viên, các giáo viên Với ph-
ơng pháp này, các báo cáo viên pháp luật có khả năng truyền đạt một lợngthông tin rất lớn về pháp luật cho nhiều đối tợng chỉ trong một thời gian ngắn.Tuy nhiên, trong quá trình giáo dục pháp luật các báo cáo viên pháp luậtkhông chỉ sử dụng đơn thuần phơng pháp này mà phải sử dụng nhiều phơngpháp đồng thời, lúc đó mới đạt hiệu quả cao trong giáo dục pháp luật.Macarencô đã từng nói: “Bất cứ một phơng pháp nào cũng không đợc coi làtốt, là xấu nếu nó tách rời các phơng pháp khác, tách rời toàn bộ những ảnh h-ởng phức tạp” [51, tr.12]
1.2.3 Nội dung, hình thức hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật
1.2.3.1 Nội dung hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật
Trang 25Một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lợng hoạt độnggiáo dục pháp luật của các báo cáo viên pháp luật đó là nội dung giáo dục phápluật Nội dung giáo dục pháp luật nói chung bao gồm một phạm vi rộng, đó làcác thông tin về pháp luật thực định, các thông tin về thực tiễn pháp luật, nhữngthông tin hớng dẫn về hành vi hợp pháp, về pháp luật chuyên ngành… Với tầm quan
Có thể nói, nội dung giáo dục pháp luật là hệ thống các tri thức cần thiếtcho đối tợng giáo dục, trên cơ sở nội dung đó, các đối tợng sử dụng để phântích, lý giải một cách khoa học toàn bộ những vấn đề mà thực tế họ thờng gặp,
từ đó để định hớng cho hành vi của mình
Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật đợc lựa chọn phù hợpvới đối tợng, địa bàn trên cơ sở định hớng về nội dung và Chơngtrình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ; chú trọng phổbiến các quy định pháp luật cụ thể, hớng dẫn thực hiện các trình tự,thủ tục pháp luật; gắn phổ biến pháp luật với tuyên truyền các chủtrơng, chính sách của Đảng và Nhà nớc, với các cuộc vận động, cácphong trào quần chúng do Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phát
động Cần lu ý là nội dung pháp luật đợc phổ biến không chỉ tậptrung vào các văn bản mới đợc ban hành trong từng thời kỳ mà tuỳtheo yêu cầu nhiệm vụ chính trị, yêu cầu ngăn ngừa, hạn chế viphạm pháp luật, hớng dẫn thi hành pháp luật ở Bộ, ngành, địa ph-
ơng, các quy định pháp luật đã có hiệu lực áp dụng cũng cần đợctuyên truyền, phổ biến [9, tr.3,4]
Trong giai đoạn hiện nay, nội dung hoạt động giáo dục pháp luật của
đội ngũ báo cáo viên pháp luật đợc xác định cụ thể, phù hợp với từng đối tợngsau đây:
Đối với cán bộ, công chức thì cần phổ biến, quán triệt, học tập các quy
định pháp luật về cán bộ, công chức, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,chống tham nhũng, hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện Quy chế dân chủ ở cơquan, đơn vị; chú trọng các quy định của pháp luật chuyên ngành gắn vớichuyên môn, nghiệp vụ của từng cán bộ, công chức
Đối với các tầng lớp nhân dân, cần phổ biến sâu rộng các quy định củapháp luật gắn trực tiếp với cuộc sống của nhân dân, nhất là các quy định phápluật về đất đai, khiếu nại, tố cáo, an toàn giao thông, phòng chống ma tuý,phòng chống các tệ nạn xã hội, lao động, việc làm, bảo vệ môi trờng, cácchính sách, chế độ mà ngời dân đợc hởng, các quy định về thực hiện Quy chế
Trang 26dân chủ phù hợp với đặc thù địa bàn nông thôn, miền núi, thành thị; trong đóchú trọng phổ biến và hớng dẫn nhân dân thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thểtheo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
Đối với thanh thiếu niên, cần phổ biến kiến thức pháp luật gắn trực tiếpvới cuộc sống, học tập của các em; chú trọng phổ biến, giáo dục các quyền cơbản và bổn phận của trẻ em; pháp luật về giao thông, bảo vệ môi tr ờng, phòngchống ma tuý, tệ nạn xã hội, nghĩa vụ quân sự
Đối với ngời lao động, ngời sử dụng lao động, ngời quản lý và cán bộcông đoàn trong các doanh nghiệp, cần phổ biến pháp luật về hợp đồng lao
động, thoả ớc lao động, tiền lơng, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, kỷluật lao động, trách nhiệm vật chất khi vi phạm kỷ luật lao động, an toàn vệsinh lao động, bảo hiểm xã hội, thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động; thủtục thành lập và quản lý doanh nghiệp, phá sản doanh nghiệp, pháp luật thơngmại, tài chính ngân hàng, hợp tác đầu t… Với tầm quan
Nh vậy, nội dung hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đợc xác địnhrất cụ thể cho từng đối tợng, căn cứ vào đó để các báo cáo viên pháp luật thựchiện nhiệm vụ của mình
1.2.3.2 Hình thức hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật
Bất kỳ một hoạt động nào cũng đợc thể hiện thông qua các hình thức cụthể Hình thức là “cách thể hiện, cách tiến hành một hành động” [84, tr 427]
Về hình thức giáo dục pháp luật, hiện nay vẫn còn nhiều quan điểmkhác nhau cha thống nhất Theo quan điểm của giáo dục học thì hình thứcgiáo dục pháp luật “là các dạng hoạt động cụ thể để tổ chức quá trình giáo dụcpháp luật, để thể hiện nội dung giáo dục pháp luật”[27, tr.75] Theo khái niệmnày thì hình thức giáo dục pháp luật đợc coi là các dạng cụ thể, có tổ chứcphối hợp giữa chủ thể với đối tợng đợc giáo dục pháp luật, để thể hiện nộidung và đạt mục đích giáo dục pháp luật
Từ khái niệm trên cho thấy, để đạt đợc mục đích giáo dục pháp luật thìbên cạnh việc xác định đúng nội dung cần phải xác định đúng, đủ và phù hợpcác hình thức giáo dục pháp luật
ở nớc ta hiện nay, hình thức giáo dục pháp luật rất đa dạng và phongphú, có thể chia hình thức giáo dục pháp luật ra làm hai nhóm sau:
Trang 27Nhóm thứ nhất: Các hình thức giáo dục pháp luật mang tính phổ biến,truyền thống đợc sử dụng trong nhiều loại hình giáo dục nh: xuất bản và pháthành tài liệu, tờ gấp về nội dung pháp luật; giảng dạy pháp luật trong các nhàtrờng; phổ biến pháp luật tại các cơ quan nhà nớc, tổ chức chính trị, tổ chứcchính trị- xã hội, địa bàn dân c; các cuộc hội thảo pháp luật; giáo dục phápluật qua các phơng tiện thông tin đại chúng, qua tủ sách pháp luật, câu lạc bộpháp luật, các buổi sinh hoạt truyền thống… Với tầm quan
Nhóm thứ hai: Các hình thức giáo dục pháp luật có tính chất đặc thù nhhình thức giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động lập pháp, hành pháp, tpháp của các cơ quan nhà nớc nh Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân, Việnkiểm sát nhân dân và hình thức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động củacác tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức quần chúng, Trung tâm trợgiúp pháp lý, các tổ hoà giải ở cơ sở… Với tầm quan
Các hình thức giáo dục pháp luật rất đa dạng, phong phú, do đó để côngtác giáo dục pháp luật đạt đợc kết quả cao cũng nh đạt đợc mục đích đề ra đòihỏi các chủ thể phải sử dụng hình thức giáo dục pháp luật phù hợp với đặc
điểm, tâm lý, tính cách… Với tầm quancủa từng đối tợng Bên cạnh đó, cần kết hợp nhiềuhình thức khác nhau nhằm phát huy u thế của từng hình thức, cũng nh bổsung, hỗ trợ, bù đắp cho những hạn chế của các hình thức khác
Đối với đội ngũ báo cáo viên pháp luật, hình thức hoạt động giáo dụcpháp luật của cũng rất đa dạng, phong phú nh: hình thức tuyên truyền miệng,tập huấn chuyên đề, hội nghị chuyên đề, qua các phơng tiện thông tin đạichúng (nh tạp chí, báo, đài, ti vi… Với tầm quan), qua hoạt động nghệ thuật, các cuộc thitìm hiểu pháp luật, t vấp pháp luật, trợ giúp pháp lý… Với tầm quan
Trong số các hình thức trên, đội ngũ báo cáo viên pháp luật thờng sửdụng hình thức “tuyên truyền miệng” Tại Quy chế Báo cáo viên pháp luật quy
định “Báo cáo viên pháp luật theo quy chế này là những ngời đợc cơ quan nhànớc công nhận để thực hiện nhiệm vụ báo cáo pháp luật”“Báo cáo pháp luật làmột công tác t tởng, văn hóa của Đảng, đợc tiến hành bằng lời nói trớc những
đối tợng xác định” [6, tr.1]
Nh vậy, hình thức đầu tiên mà các báo cáo viên pháp luật sử dụngtrong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật là hình thức tuyên truyền miệng.Hiệu quả hoạt động giáo dục pháp luật thông qua hình thức tuyên truyềnmiệng trên thực tế là khá cao, bởi vì cùng một thời điểm các nội dung văn bản
Trang 28pháp luật hiện hành có thể đến đợc với nhiều ngời Đồng thời, qua hình thứcnày các báo cáo viên dễ dàng nắm bắt những tâm t, nguyện vọng của đối tợng,
từ đó phản ánh lên cơ quan nhà nớc có thẩm quyền để điều chỉnh nội dungpháp luật cho phù hợp Tuy nhiên, trong quá trình phổ biến, giáo dục pháp luậtthì các báo cáo viên không chỉ sử dụng duy nhất hình thức tuyên truyền miệng,
mà tuỳ theo điều kiện, đặc điểm đối tợng, thời gian… Với tầm quan, cần kết hợp hài hoà,nhuần nhuyễn giữa các hình thức thì mới đạt đợc mục đích đề ra
1.3 Những yêu cầu đối với báo cáo viên pháp luật trong hoạt động giáo dục pháp luật hiện nay
1.3.1 Yêu cầu về phẩm chất chính trị
Phẩm chất chính trị là một trong những yêu cầu đầu tiên đối với ngờicán bộ, đây đợc xem nh là “chìa khoá” để thực hiện tốt nhiệm vụ đợc giao.Nếu nh ngời cán bộ nào không tin tởng vào đờng lối của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nớc thì chắc chắn hành vi của họ sẽ luôn luôn không phùhợp với lợi ích của nhân dân, của xã hội
Là những ngời trực tiếp phổ biến, truyền đạt kiến thức pháp luật cho cán
bộ, công chức và nhân dân, hơn ai hết, đội ngũ báo cáo viên pháp luật phải làngời có phẩm chất chính trị vững vàng, t tởng thông suốt, nắm chắc đờng lốichính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nớc Phẩm chất chính trị sẽ giúp chocác báo cáo viên pháp luật tự tin, không bị dao động Pháp luật là sự thể chếhóa đờng lối chính sách của Đảng, vì vậy ngời báo cáo viên pháp luật khôngthể cung cấp cho đối tợng ngời nghe những kiến thức pháp luật một cách đúng
đắn, phù hợp với lợi ích của dân tộc nếu họ xa rời đờng lối chủ trơng của
Đảng Nếu thiếu phẩm chất chính trị, các báo cáo viên pháp luật sẽ nhìn nhận,
đánh giá pháp luật một cách phiến diện, không đầy đủ “Báo cáo pháp luật làmột công tác t tởng, văn hoá của Đảng”[6, tr.1], do vậy, báo cáo viên phápluật phải giúp cho đội ngũ cán bộ, công chức và nhân dân hiểu pháp luật mộtcách toàn diện trên cơ sở đờng lối của Đảng, phải chỉ cho họ thấy rằng chính
họ là chủ thể quan trọng trong việc xây dựng nhà nớc pháp quyền XHCN theochủ trơng của Đảng
1.3.2 Báo cáo viên pháp luật phải là ngời có kiến thức pháp luật nhất định
Có kiến thức pháp luật nhất định cũng là một trong những yêu cầu cơ bản
đối với các báo cáo viên pháp luật Là những ngời đi phổ biến, giáo dục pháp luật,
Trang 29các báo cáo viên pháp luật phải có kiến thức pháp luật tốt thì mới đảm bảo cho côngtác phổ biến, giáo dục pháp luật đợc tốt, đem lại hiệu quả cao, và ngợc lại
Một thực tế hiện nay, đội ngũ báo cáo viên pháp luật chủ yếu là kiêmnhiệm, có nhiều ngời cha đợc đào tạo một cách cơ bản về pháp lý hoặc đã đợc
đào tạo nhng không có điều kiện cập nhật thông tin, văn bản pháp luật mớiban hành Trong khi đó, báo cáo viên pháp luật là ngời trực tiếp “nói” cho ng-
ời khác nghe về nội dung của pháp luật, nhằm giúp cho ngời nghe từng bớcnâng cao nhận thức, niềm tin vào pháp luật, từ đó có những hành vi phù hợpvới quy định của pháp luật Vì vậy, hơn ai hết báo cáo viên pháp luật phải làngời có kiến thức pháp luật nhất định Để có kiến thức pháp luật, báo cáo viênpháp luật phải tích cực học tập, nâng cao trình độ, từ đó để có vốn kiến thức,hiểu biết về pháp luật nhằm phục vụ cho hoạt động phổ biến, giáo dục phápluật Mặt khác, hệ thống pháp luật của Nhà nớc ta đang trong giai đoạn hoànchỉnh nên thờng xuyên có sự bổ sung, thay đổi, do vậy báo cáo viên pháp luậtphải có những kiến thức pháp luật nhất định mới cập nhật, tìm hiểu và nắmvững bản chất của vấn đề mà pháp luật điều chỉnh một cách có hệ thống đểphục vụ cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
1.3.3 Báo cáo viên pháp luật phải là ngời nhiệt tình, tâm huyết và tận tuỵ với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Phổ biến, giáo dục pháp luật là hoạt động có đối tợng và địa bàn rấtrộng Do đó, một trong những yêu cầu quan trọng đối với báo cáo viên phápluật là phải có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, tận tuỵ với công tác phổ biến,giáo dục pháp luật
Tinh thần nhiệt tình trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đợc thểhiện ở việc các báo cáo viên pháp luật không quản ngại khó khăn, gian khổ cả
về vật chất lẫn tinh thần Đồng thời, việc phổ biến, giáo dục pháp luật chonhiều ngời, nhiều đối tợng với chất lợng tốt không đơn thuần là trách nhiệm đ-
ợc giao mà còn là niềm say mê của ngời báo cáo viên pháp luật
Bên cạnh đó, báo cáo viên pháp luật còn phải tận tuỵ với công việc chuyênmôn của mình, không quản ngại đối với những vấn đề mới, văn bản pháp luậtmới, luôn luôn có tinh thần học hỏi, phấn đấu vơn lên, tích luỹ kiến thức phápluật, kiến thức xã hội, kiến thức chuyên ngành, thu thập tài liệu, số liệu, dẫnchứng minh họa để hoàn thành công việc đợc giao Để làm đợc điều này đòi hỏicác báo cáo viên pháp luật phải luôn luôn tự rèn luyện cho mình có phong cách,phẩm chất, đạo đức cách mạng, có lối sống hài hòa, giản dị, tạo đợc sự tín nhiệm
Trang 30trong bạn bè, đồng nghiệp, lời nói phải đi đôi với việc làm, có quan điểm lập ờng của giai cấp công nhân, trung thành với sự nghiệp cách mạng.
tr-Các báo cáo viên phải kiên quyết đấu tranh, phê phán những t tởng lệchlạc, cục bộ, lợi dụng mặt hạn chế của pháp luật để xuyên tạc bản chất của Nhànớc ta
Các báo cáo viên pháp luật phải luôn đặt mình vào vị trí của ngời cần đợcphổ biến, giáo dục pháp luật, để có cách nhìn khách quan, đầy đủ hơn về công tácphổ biến, giáo dục pháp luật và để điều chỉnh nội dung, phơng pháp cũng nh phongcách, thái độ của mình cho phù hợp với đối tợng đợc giáo dục
1.3.4 Báo cáo viên pháp luật phải là ngời có kiến thức tổng hợp, luôn biết tích luỹ kiến thức, và là ngời có kỹ năng s phạm
Ngoài những đòi hỏi về phẩm chất chính trị, kiến thức pháp luật, báocáo viên pháp luật còn phải có kiến thức thực tế, hiểu biết sâu rộng về các lĩnhvực khác nh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Hiểu biết thực tế và hiểu biếtmột cách tổng hợp giúp cho báo cáo viên đánh giá vấn đề một cách toàn diện,khách quan, khoa học, để khi phổ biến, giáo dục pháp luật họ không chỉ cungcấp cho ngời nghe những điều sáo rỗng mà còn có thể giúp cho ngời nghehiểu đợc cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của vấn đề Đồng thời, quá trình phổbiến, giáo dục pháp luật cần đòi hỏi ở báo cáo viên sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa
lý luận và thực tiễn, phải biết lấy thực tiễn để làm sáng tỏ lý luận và chỉ có nhvậy việc phổ biến, giáo dục pháp luật mới có tính thuyết phục cao
Để đạt đợc yêu cầu này, báo cáo viên pháp luật phải thờng xuyên tíchluỹ t liệu, kiến thức, bao gồm kiến thức pháp lý, pháp luật thực định, về đờnglối, chủ trơng chính sách của Đảng cũng nh kiến thức chuyên ngành, kiến thứcxã hội, kinh nghiệm thực tế
Có kiến thức tổng hợp là một điều hết sức cần thiết, song truyền đạt kiếnthức đó cho ngời khác cũng không phải là điều đơn giản Thực tế cho thấy, cónhững báo cáo viên tuy có trình độ chuyên môn cao nhng lại không có khả năngtruyền đạt kiến thức cho ngời khác, vì vậy việc phổ biến, giáo dục pháp luật không
đem lại hiệu quả cao ở đây, chúng tôi đề cập đến năng lực s phạm của báo cáoviên Theo chúng tôi, báo cáo viên phải căn cứ vào trình độ, đặc điểm của đối tợngnghe để có phơng pháp truyền đạt phù hợp Quá trình truyền đạt phải rõ ràng, lôgíc,ngôn ngữ phải chính xác, cụ thể, ít dùng từ có nhiều nghĩa, từ địa phơng
Trang 31Ngoài ra, báo cáo viên pháp luật là ngời truyền đạt thông tin pháp luật
và giải thích pháp luật cho ngời khác nên ngôn ngữ nói và viết của báo cáoviên pháp luật đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của họ
Sự kết hợp giữa khả năng nói và viết của báo cáo viên pháp luật sẽ đemlại hiệu quả cao trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
1.3.5 Báo cáo viên pháp luật cần phải có những hiểu biết về kiến thức, phong tục, tập quán của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền nơi các báo cáo viên công tác
Pháp luật luôn gắn với đời sống xã hội, nó quan hệ mật thiết với cáchiện tợng khác của xã hội nh đạo đức, phong tục, tập quán của mỗi dân tộc,mỗi vùng miền
Pháp luật là các quy tắc xử sự do nhà nớc đặt ra hay thừa nhận, thể hiện
ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dới sự lãnh đạo của ĐảngCộng sản Các quy tắc xử sự đó có mối quan hệ chặt chẽ với đạo đức, phongtục, tập quán Do vậy, ngời báo cáo viên pháp luật khi làm công tác phổ biến,giáo dục pháp luật ở mỗi vùng, mỗi dân tộc phải biết đợc phong tục, tập quáncủa mỗi vùng, mỗi dân tộc đó, để có cách thức, phơng pháp phổ biến, giáo dụcpháp luật cho phù hợp với đối tợng đợc giáo dục
Tóm lại, báo cáo viên pháp luật phải là ngời thấy rõ, nhận thức rõ vị trí,
vai trò của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, để từ đó nâng cao tinh thầntrách nhiệm của mình trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật, giúp cho nhândân hiểu biết pháp luật, ý thức pháp luật của ngời dân đợc nâng cao Đồngthời để hoàn thành trách nhiệm của mình, ngời báo cáo viên pháp luật phảikhông ngừng cố gắng học tập, nghiên cứu, tích luỹ kiến thức, kinh nghiệmthực tiễn trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao hiệu quả của
“chiếc cầu nối” đa pháp luật đến với nhân dân
Kết luận chơng 1
Từ sự phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về đội ngũ báo cáo viênpháp luật, về giáo dục pháp luật và hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũbáo cáo viên pháp luật cho thấy:
Giáo dục pháp luật cần đợc hiểu theo nghĩa hẹp của giáo dục, đó là sựtác động của nhân tố chủ quan lên đối tợng giáo dục nhằm hình thành ở họ trithức pháp lý, từ đó có những hành vi phù hợp với yêu cầu của pháp luật hiện
Trang 32hành Giáo dục pháp luật là một dạng của giáo dục, song nó có nội dung, hìnhthức, phơng pháp giáo dục riêng.
Đội ngũ báo cáo viên pháp luật có vị trí, vai trò rất quan trọng trongviệc giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức và nhân dân, họ đợcxem nh là “cầu nối” giữa chủ trơng chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànớc với nhân dân nói chung, với đội ngũ cán bộ, công chức nói riêng
Thông qua hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên, nhândân đợc nâng cao ý thức pháp luật, hiểu biết sâu hơn về pháp luật, từ đó có thểbảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp chính đáng của mình Nói cách khác, hoạt
động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật nhằm hình thành
ở cán bộ, công chức và nhân dân tri thức pháp luật, lòng tin và tình cảm đốivới pháp luật, từ đó có hành vi xử sự phù hợp với các đòi hỏi của hệ thốngpháp luật hiện hành
Hoạt động giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật thôngqua đội ngũ báo cáo viên pháp luật nói riêng luôn luôn đợc Đảng, Nhà nớcquan tâm, thể hiện trong nội dung các văn kiện Đại hội, các hội nghị của
Đảng cũng nh các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nớc Hoạt động giáodục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình có những
điểm đặc thù Việc làm rõ tính đặc thù đó sẽ là cơ sở cho việc phân tích, đánhgiá thực trạng, tìm ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong hoạt độnggiáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật cũng nh xây dựng cácgiải pháp phù hợp giúp cho hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ này đemlại hiệu quả cao
Trang 33Chơng 2
Thực trạng hoạt động giáo dục pháp luật
của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình
2.1 Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hởng đến hoạt động giáo dục pháp luật ở tỉnh Quảng Bình
2.1.1 Đặc điểm về địa lý và tự nhiên
Quảng Bình là một tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ, có tọa độ địa lý vào vịtrí: 16056’ - 10005’ vĩ độ Bắc và 105037’ - 107010’ kinh độ Đông Phía Bắcgiáp tỉnh Hà Tĩnh với chiều dài 136,495km; phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị vớichiều dài 78,8km; phía Đông giáp Biển Đông với chiều dài 116,04km; phíaTây giáp với nớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (có chung 201,870km đ-ờng biên giới; đợc phân chia bởi dãy Trờng Sơn hùng vĩ) Diện tích đất tựnhiên là 805.150ha, trong đó đất nông nghiệp 65.079ha (chiếm 8,06%) Đấtlâm nghiệp 503.227ha (chiếm 62,50%), đất chuyên dùng 23.980ha (chiếm2,98%), đất thổ c là 4.292 ha (chiếm 0,53%), còn lại 208.572ha là đất cha sửdụng (chiếm 25,91%)
Quảng Bình nằm ở vị trí thuận lợi, có trục đờng giao thông quan trọngcủa đất nớc chạy qua (đờng quốc lộ 1A; đờng Hồ Chí Minh và đờng sắt thốngnhất Bắc-Nam), đặc biệt có đờng ngang Đông - Tây (quốc lộ 12 A) với chiềudài 127km từ cảng Hòn La đến nớc bạn Lào Quảng Bình có cửa khẩu Cha Lo
là nơi giao lu thơng mại giữa nớc ta với nớc bạn Lào (với Trung Lào và HạLào) Đặc điểm địa lý trên là tiền đề cho sự hòa nhập, tiếp thu những tiến bộkhoa học kỹ thuật và giao lu kinh tế, văn hóa, xã hội với các địa phơng kháctrong cả nớc và với các nớc khác nh Lào, Thái Lan… Với tầm quan góp phần tạo điều kiệncho việc phát triển kinh tế, xã hội ở Quảng Bình
Điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Bình là một dải đấthẹp (một bên là núi, một bên là biển), địa hình nghiêng từ Tây sang Đông, nêncác sông có đặc điểm ngắn và dốc, khả năng xói mòn cao và kiệt nớc nhanhvào mùa khô Dải đất đồng bằng của các lu vực sông nhỏ, hẹp, phù sa đổ rabiển nhanh do đó ít tạo đợc độ phì nhiêu cho đất Khí hậu ở Quảng Bình nhìnchung là khắc nghiệt, do ảnh hởng mạnh của gió phơn Tây Nam (Gió Lào)khiến mùa hè ở Quảng Bình khô nóng, ít ma và dễ xảy ra hạn hán Mùa thu vàmùa đông chịu ảnh hởng mạnh của gió mùa Đông Bắc tạo ra mùa ma ẩm, thờng
Trang 34xuyên có bão khoảng tháng 7 đến tháng 11 trong năm (dơng lịch), nên hàngnăm Quảng Bình thờng chịu nhiều mất mát về ngời và tài sản.
Quảng Bình có bờ biển dài 116,04km với 5 cửa sông, trong đó có 2 cửasông lớn đó là cửa sông Nhật Lệ và cửa sông Gianh Tại đây có cảng Nhật Lệ
và cảng Gianh, có vịnh Hòn La nớc sâu và kín gió, tạo điều kiện thuận lợi chotàu neo đậu và phát triển du lịch
2.1.2 Đặc điểm về kinh tế-xã hội
2.1.2.1 Lịch sử hình thành tỉnh Quảng Bình
Tên phủ Quảng Bình xuất hiện từ năm 1605 (thời Trịnh Nguyễn phântranh) và tên tỉnh Quảng Bình có từ năm 1831(dới thời vua Minh Mạng) SauCách mạng Tháng Tám năm 1945, tỉnh Quảng Bình có hai phủ là QuảngTrạch và Quảng Ninh và 3 huyện Lệ Thuỷ, Bố Trạch và Tuyên Hóa
Từ năm 1964 đến 1975 tỉnh Quảng Bình có 7 huyện, thị đó là: huyệnMinh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ và thịxã Đồng Hới
Tháng 6 năm 1976, Quốc hội và Hội đồng Nhà nớc quyết định hợp nhấtcác tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa thiên - Huế và khu vực Vĩnh Linhthành tỉnh mới là tỉnh Bình - Trị - Thiên
Tháng 7 năm 1989, Quốc hội nớc Cộng hòa XHCN Việt Nam (khóaVIII, kỳ họp thứ 5) thông qua Nghị quyết chia tỉnh Bình-Trị-Thiên thành batỉnh là: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế
Hiện nay tỉnh Quảng Bình có 6 huyện (Minh Hóa, Tuyên Hóa, QuảngTrạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ) và 1 thành phố thuộc tỉnh (ĐồngHới), với tổng số xã, phờng, thị trấn là 159 (trong đó 141 xã và 18 phờng, thịtrấn)
2.1.2.2 Đặc điểm dân c
Dân số Quảng Bình tính đến 31/12/2004 là 831583 ngời, trong đó nam:
411299 ngời chiếm 49,46%, nữ: 420284 ngời chiếm 50,54%, phần lớn dân c
địa phơng là ngời Kinh Dân tộc ít ngời thuộc về hai nhóm chính là: Chứt và Vân Kiều gồm những tộc chính nh Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Vân Kiều,Mày… Với tầm quan sống tập trung ở hai huyện miền núi Tuyên Hóa và Minh Hóa và một sốxã miền Tây các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ Dân c phân bố không
Bru-đều, 86,15% sống ở vùng nông thôn và 13,85% sống ở thành thị
Số ngời trong độ tuổi lao động là 444234 ngời, chiếm 53,4% dân Mật
độ dân số tính đến ngày 31/12/2004 của tỉnh Quảng Bình là 103 ngời/km2
Trang 35Mật độ dân số thấp và phân bố không đều, nơi có mật độ dân số cao nhất làthành phố Đồng Hới - 636 ngời/km2 và nơi có mật độ dân số thấp nhất làhuyện Minh Hóa - 31 ngời/km2 Hầu hết các xã miền núi dân c tha thớt vàsống rải rác
Đặc điểm dân c nêu trên có tác động đến hoạt động giáo dục pháp luậttrên địa bàn tỉnh Quảng Bình, thể hiện qua các điểm sau:
Thứ nhất, với địa hình phức tạp, dân c sống không tập trung gây không ítkhó khăn cho công tác phổ biến chủ trơng, chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nớc nói chung và việc phổ biến, giáo dục pháp luật nói riêng cho nhân dân
Thứ hai, mặt bằng dân trí đang còn thấp, nhất là đối với dân tộc thiểu sốcũng gây không ít khó khăn cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
2.1.2.3 Đặc điểm kinh tế
Sau khi tái lập tỉnh (tháng 7 năm 1989) Quảng Bình bắt tay vào xâydựng và phát triển kinh tế - xã hội với t cách là một đơn vị hành chính độc lập
Từ đó đến nay, Đảng bộ và nhân dân Quảng Bình tiếp tục thực hiện công cuộc
đổi mới, thông qua việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội do Đạihội Đảng bộ lần thứ XI (1991-1995), lần thứ XII (1996 - 2000) và lần thứ XIII(2001 - 2005) đề ra và đã đạt đợc những thành tựu quan trọng
Kinh tế liên tục tăng trởng thời kỳ sau cao hơn thời kỳ trớc Nếu trongnhững năm từ 1996 đến năm 2000, tốc độ tăng trởng bình quân là 8,2% thìgiai đoạn từ năm 2001 đến năm 2004, tốc độ tăng trởng bình quân hàng năm
là 8,46% Để có đợc sự tăng trởng kinh tế nh trên là do cơ cấu kinh tế của tỉnhnhà đã chuyển dịch đúng hớng, các tiềm năng kinh tế đợc khơi dậy và pháthuy có hiệu quả Mặc dù nông-lâm-ng nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính,nhng trong những năm qua tỷ trọng của các ngành này có xu hớng giảm.Trong khi đó tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ từng bớc tăng lên
đáng kể, sự chuyển dịch này phù hợp với xu hớng vận động chung của nềnkinh tế cả nớc Bảng số liệu sau minh chứng cho điều này:
Đơn vị tính: %
Năm
Nông-lâm-ng nghiệp 51,83 44,12 37,0 34,57 33,7 32,5 Công nghiệp 15,25 17,73 24,8 27,46 28,9 29,9 Dịch vụ 32,92 38,15 38,2 37,97 37,4 37,6
Trang 36Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2004.
Nói chung, kinh tế và đời sống của nhân dân ở tỉnh Quảng Bình trongnhững năm qua đã có bớc phát triển mạnh Chính sách của Đảng và pháp luậtcủa Nhà nớc về phát triển kinh tế thị trờng định hớng XHCN đã tạo điều kiệncho Quảng Bình phát triển kinh tế “Các thành phần kinh tế phát triển, khaithác đợc nguồn lực tài chính vào đầu t phát triển, làm tăng năng lực sản xuấtxã hội, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, giải quyết việc làm cho ngời lao
động” [73, tr.4]
Với bờ biển dài, có rất nhiều cồn cát, cửa lạch, Quảng Bình có thế mạnh
về phát triển nghề nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản Đại hội Đảng bộ tỉnhQuảng Bình lần thứ XI, XII, XIII đều xác định thế mạnh và lấy ngành đánh bắt,nuôi trồng thuỷ sản là kinh tế mũi nhọn của tỉnh “Phát triển mạnh ngành nghềthuỷ sản là kinh tế mũi nhọn tạo ra giá trị xuất khẩu lớn của tỉnh” [72, tr.137]
Là một tỉnh có 86,15% dân số sống ở nông thôn, 66,5% lao động ở khuvực nông nghiệp, do vậy kinh tế nông nghiệp đợc khẳng định là ngành kinh tếquan trọng và đợc đầu t u tiên để phát triển một cách toàn diện, thúc đẩy sảnxuất phát triển, đảm bảo an ninh lơng thực, xây dựng nông thôn mới
Với Động Phong Nha - Di sản thiên nhiên thế giới, với cửa khẩu Cha
Lo, khu du lịch Mỹ Cảnh (Sun spa resort), khu du lịch suối nớc nóng Bang cùngvới nhiều bãi biển đẹp nh Nhật Lệ, Đá Nhảy, Quảng Đông… Với tầm quan, Quảng Bình có
điều kiện để phát triển ngành du lịch- dịch vụ và đây cũng là một trong nhữngthế mạnh của Quảng Bình trong tơng lai, “phát triển thơng mại - du lịch, tăng c-ờng đầu t để du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng” [72, tr.138]
2.1.2.4 Đặc điểm về văn hóa- xã hội
Về giáo dục đào tạo: Mạng lới trờng, lớp ở các cấp học, ngành học tiếptục đợc mở rộng và nâng cấp Đến nay, toàn tỉnh đã có 134 số xã, phờng hoànthành chơng trình phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở
Công tác chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng đợc quan tâm đầu t Mạnglới y tế đã phủ kín 100% địa bàn cơ sở xã, phờng, thị trấn Do đợc đầu t chiềusâu và trang thiết bị phục vụ khám, chữa bệnh nên công tác khám, chữa bệnhcho nhân dân ngày càng đảm bảo tốt hơn
Thông qua việc thực hiện chơng trình quốc gia về giải quyết việc làm vàlồng ghép các chơng trình dự án, các ngành, các cấp ở tỉnh Quảng Bình đã cónhững biện pháp tích cực để giải quyết việc làm cho ngời lao động Trong 10năm 1989 đến 2000, mỗi năm giải quyết việc làm cho 12.000 - 13.000 ngời,
Trang 37riêng 5 năm từ 1996 đến 2000 đã giải quyết việc làm cho 7,2 vạn lao động.Năm 2004 đã giải quyết cho 2,2 vạn lao động có việc làm.
Công tác xóa đói giảm nghèo đợc quan tâm đúng mức, đời sống nhândân không ngừng đợc nâng lên Tỷ lệ hộ đói, nghèo giảm từ 21,1% (năm2001) xuống còn 18,6% (năm 2002), đến nay còn khoảng 16,6%
Các đặc điểm nêu trên có ảnh hởng đến công tác phổ biến, giáo dụcpháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Bình theo cả hai hớng tích cực và tiêu cực
Thứ nhất, ảnh hởng tích cực:
Truyền thống cần cù, thông minh sáng tạo, giàu lòng yêu nớc của conngời Quảng Bình, cùng với sự tăng trởng kinh tế, ổn định chính trị xã hội thờigian qua dẫn đến nhu cầu tìm hiểu pháp luật của nhân dân nói chung, của cán
bộ, công chức ở tỉnh Quảng Bình nói riêng ngày càng tăng lên
Trình độ học vấn của nhân dân tăng, đồng nghĩa với khả năng tiếp thukiến thức pháp luật từng bớc đợc nâng lên
Tóm lại, đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội nêu trên có ảnh hởng lớn đếncông tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và hoạt động giáo dục phápluật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật nói riêng theo cả hai hớng tích cực vàtiêu cực, trong đó ảnh hởng tích cực là chủ yếu, song không vì thế mà các báocáo viên pháp luật xem nhẹ ảnh hởng tiêu cực khi tiến hành giáo dục pháp luật
Trang 38Kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998 đếnnăm 2002 và thành lập HĐPHCT phổ biến, giáo dục pháp luật, trên cơ sở đóngày 09 tháng 7 năm 1999 Bộ trởng Bộ T pháp ban hành Quy chế Báo cáoviên pháp luật, ban hành kèm theo Quyết định số 210/1999/QĐ-BTP TrongQuy chế đã quy định: “Sở T pháp lựa chọn ngời đủ tiêu chuẩn trình Chủ tịchUBND tỉnh, thành phố quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh,thành phố và Phòng T pháp thuộc UBND cấp huyện lựa chọn ngời đủ tiêuchuẩn trình Chủ tịch UBND cùng cấp quyết định và công nhận Báo cáo viênpháp luật của mình” [6, tr.4].
Ngày 09/7/1998, UBND tỉnh Quảng Bình đã ra Quyết định số 42/1998/QĐ-UB về việc ban hành kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục phápluật năm 1998, những năm tiếp theo và thành lập HĐPHCT phổ biến, giáo dụcpháp luật Trong Quyết định nêu rõ: HĐPHCT phổ biến, giáo dục pháp luậtcủa tỉnh có nhiệm vụ: “Phối hợp xây dựng quy chế hoạt động của Hội đồng,xây dựng lực lợng báo cáo viên, bồi dỡng nghiệp vụ đội ngũ báo cáo viên đểphục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật” [76, tr.2]
Tiếp theo ngày 03/8/1998 UBND tỉnh Quảng Bình ban hành Chỉ thị số28/1998/CT-UB về việc đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên
địa bàn tỉnh Trong Chỉ thị cũng đã yêu cầu Sở T pháp “hớng dẫn và bồi dỡngnghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên làm nhiệm vụ phổ biến, giáo dục phápluật, hớng dẫn các địa phơng thành lập HĐPHCT phổ biến, giáo dục phápluật” [77, tr.2] Để có cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động, ngày 10/12/2001UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 2523/QĐ-UB công nhận
49 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh Thực hiện Quyết định này, đội ngũ báocáo viên pháp luật đã có nhiều đóng góp tích cực trong công tác phổ biến, giáodục pháp luật, đáp ứng yêu cầu về nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ vànhân dân trong tỉnh Tuy nhiên, trớc yêu cầu của công tác phổ biến, giáo dụcpháp luật trong tình hình mới UBND tỉnh Quảng Bình lại ban hành Quyết định
số 3226/QĐ-UB công nhận thêm 32 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh Nh vậy,
đến tháng 10 năm 2003, tỉnh Quảng Bình có 81 báo cáo viên pháp luật cấptỉnh, đây là lực lợng quan trọng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ởtỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay
Trong số 81 báo cáo viên pháp luật có 73 nam, 8 nữ
Trang 39Về độ tuổi: dới 30 tuổi: 1 ngời; từ 31-40 tuổi có 12 ngời; từ 41 - 50 tuổi
có 40 ngời; trên 50 có 28 ngời
Về trình độ chuyên môn: đã tốt nghiệp Đại học Luật có 49 ngời; tốtnghiệp đại học các chuyên ngành khác có 24 ngời; cao đẳng 7 ngời và trungcấp 1 ngời
Về trình độ chính trị: cử nhân chính trị 20 ngời; cao cấp chính trị có 9ngời; trung cấp chính trị có 34 ngời và sơ cấp chính trị 18 ngời
Địa bàn làm việc: làm việc ở các cơ quan ban ngành cấp tỉnh: 39 ngời,làm việc ở các cơ quan cấp huyện 40 ngời và 2 ngời làm việc ở cấp xã
2.2.1.2 Tình hình đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp huyện
Tỉnh Quảng Bình có 01 thành phố thuộc tỉnh và 06 huyện, thời gian quacông tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã đợc chính quyền cấp huyện quantâm, Tất cả các huyện và thành phố thuộc tỉnh đã thành lập Hội đồng phổbiến, giáo dục pháp luật, các thành viên trong Hội đồng hoạt động nhiệt tình,
đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao ý thức pháp luật của nhân dântrong tỉnh
Về đội ngũ báo cáo viên pháp luật :
Tổng số có 91 báo cáo viên pháp luật, trong đó có 79 nam, 12 nữ
Về độ tuổi: dới 30 tuổi: 3 ngời; từ 31-40 tuổi có 11 ngời; từ 41 - 50 tuổi
có 38 ngời; trên 50 có 39 ngời
Về trình độ chuyên môn: đã tốt nghiệp Đại học Luật có 24 ngời; tốtnghiệp đại học các chuyên ngành khác có 50 ngời; trung cấp 17 ngời
Về trình độ chính trị: cử nhân chính trị có 24 ngời; cao cấp chính trị có
27 ngời; trung cấp chính trị có 40 ngời và sơ cấp chính trị 18 ngời
Địa bàn làm việc: 85 ngời làm việc ở các cơ quan ban ngành cấp huyện
và 6 ngời làm việc ở cấp xã
Đánh giá chung: Qua số liệu trên cho chúng ta thấy đội ngũ báo cáoviên pháp luật ở Quảng Bình hiện nay còn nhiều điểm bất cập về giới tính, độtuổi, trình độ chuyên môn, trình độ chính trị Những điểm bất cập đó ảnh hởngkhông nhỏ đến hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật
Những điểm bất cập thể hiện nh sau:
Về cơ cấu: Số lợng nữ tham gia vào đội ngũ báo cáo viên pháp luật cònquá ít, chỉ có 20/172 ngời Qua đó cho thấy vị trí, vai trò của nữ giới cha thật
sự đợc coi trọng Trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tâm lý ngời
Trang 40nghe thờng thích ngời khác giới truyền đạt, ngoài việc tuyên truyền nội dungthì hình thức, tác phong của các báo cáo viên pháp luật có tác động không nhỏ
đến nhận thức của ngời nghe Nếu các buổi phổ biến, giáo dục pháp luật đa sốngời nghe là nam giới và báo cáo viên pháp luật là nữ thì hiệu quả công tácgiáo dục pháp luật đem lại sẽ cao hơn
Về độ tuổi: đa số báo cáo viên pháp luật có độ tuổi trên 40 (từ 41-50tuổi là 78 ngời chiếm 45,3% và trên 50 tuổi là 67 ngời chiếm 39%), đây là độtuổi có nhiều kinh nghiệm trong công tác, vững vàng về kiến thức xã hội và cóphơng pháp tốt, có khả năng truyền đạt nội dung pháp luật đến các đối tợng.Tuy nhiên, đội ngũ này đa số nắm giữ các cơng vị chủ chốt trong các cơ quannhà nớc nh giám đốc sở, trởng phòng các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện nên thờigian dành cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật rất hạn chế Do vậy, chấtlợng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cha cao Trong khi đó, độ tuổi dới
30 chỉ có 4 ngời, và độ tuổi 31- 40 là 23 ngời, đây là độ tuổi có nhiều điềukiện thụân lợi, có thể đa lại hiệu quả cao cho công tác phổ biến, giáo dục phápluật Nếu không tuyển chọn, bổ sung vào lực lợng đội ngũ báo cáo viên phápluật những ngời trẻ tuổi, có điều kiện thuận lợi cho công tác thì một vài nămtới hiện tợng “già hóa” đội ngũ báo cáo viên pháp luật sẽ xảy ra, điều này ảnhhởng đến chất lợng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở tỉnh Quảng Bình
Về trình độ chuyên môn: trong 172 báo cáo viên pháp luật chỉ có 73
ng-ời đã tốt nghiệp Đại học Luật
Đội ngũ báo cáo viên pháp luật là những ngời chủ yếu làm công tác phổbiến, giáo dục pháp luật cho cán bộ công chức và nhân dân, hơn ai hết họ phải
là những ngời rất am hiểu về pháp luật Muốn vậy, theo chúng tôi họ phải lànhững ngời đã tốt nghiệp đại học luật mới có điều kiện thực hiện tốt công tácphổ biến, giáo dục pháp luật Thực tế vẫn còn 7 ngời tốt nghiệp cao đẳng và
18 ngời tốt nghiệp trung cấp, nếu không có sự đào tạo, bồi dỡng trình độchuyên môn kịp thời, sẽ ảnh hởng không nhỏ đến chất lợng công tác phổ biến,giáo dục pháp luật
Bên cạnh đó, số báo cáo viên pháp luật làm việc ở các cơ quan, banngành cấp tỉnh còn quá ít (38/172), số còn lại làm việc ở cấp huyện và cấp xã
Do vậy, nếu không có sự điều chỉnh kịp thời thì việc phổ biến, giáo dục phápluật cho cán bộ, công chức các cơ quan ban ngành cấp tỉnh sẽ gặp rất nhiềukhó khăn trong thời gian tới