1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu mạng lưới tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng thủy sản cùng sam chuồn - phú vang - thừa thiên huế

54 1,5K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 551 KB

Nội dung

Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ1.1 Tính cấp thiết của đề tàiĐầm Sam - Chuồn là một trong bốn hợp phần của hệ đầm phá TamGiang- Cầu Hai với tổng diện tích gần 3.000 ha nằm trong địa phận hànhchính 3 xã

Trang 1

Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 5

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 7

Phần 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22

Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang 2

Bảng 1: Tình hình chung về dân số, lao động ở các thôn khảo sát 24

Bảng 3: Đặc điểm của các nhóm hộ khảo sát 26

Bảng 4: Tỷ lệ hộ nuôi xen ghép theo thời gian chuyển đổi 29

Bảng 5: Tỷ lệ hộ nuôi theo các hình thức 31

Bảng 6: Kết quả nuôi xen ghép của các hộ khảo sát 32

Bảng 7: Sản lượng các loại sản phẩm 34

Bảng 8: Thực hành mua bán đối với hộ nuôi tôm xen ghép 40

Bảng 9: Thực hành mua bán đối với hộ nuôi cua xen ghép 41

Bảng 10: Thực hành mua bán đối với hộ nuôi cá xen ghép 42

Bảng 11 : Thu nhập bình quân của hộ 45

Bảng 12 : Sự thay đổi chi tiêu của hộ 47

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 4

NTTS: Nuôi trồng thủy sảnKHKT: Khoa học kỹ thuậtUBND: Uỷ ban nhân dân

WTO: Word trade orgamizationKTTN : Khai thác tự nhiênBQ: Bình quân

ĐVT: Đơn vị tính

Trang 5

Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Đầm Sam - Chuồn là một trong bốn hợp phần của hệ đầm phá TamGiang- Cầu Hai với tổng diện tích gần 3.000 ha nằm trong địa phận hànhchính 3 xã Phú An, Phú Xuân, Phú Mỹ và thị trấn Thuận An của huyện PhúVang.Với nguồn tài nguyên thủy sinh phong phú đây là nơi cung cấp nguồnsống chủ yếu và trực tiếp cho cộng đồng dân cư ở trên và ven đầm phá thôngqua các hoạt động khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

Nghề nuôi trồng thủy sản có vai trò rất quan trọng trong việc gia tăngthu nhập của hàng ngàn hộ dân đồng thời có ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinhthái vùng đầm Sam - Chuồn Nhưng với sự bùng nổ của việc nuôi trồng vàkhai thác không theo quy hoạch đã phá vỡ cảnh quan làm cho môi trường ônhiễm ngày càng nghiêm trọng Do vậy mô hình nuôi xen ghép nhiều loạicua, cá, tôm hiện nay đang là giải pháp bền vững và tối ưu cho các nhóm hộnuôi trồng Với mô hình này thì bà con có thể tận dụng được nguồn thức ăn tựnhiên và thể tích của thủy vực để đạt được năng suất cao với chi phí đầu tưthấp, ngoài ra còn góp phần làm sạch môi trường ao nuôi, hạn chế dịch bệnh,rủi ro Các kết quả nghiên cứu cho thấy việc chuyển đổi sang mô hình nuôixen ghép đã mang lại hiệu quả cao, bền vững hơn so với mô hình nuôi chuyêncanh tôm, so với mô hình nuôi chuyên canh tôm thu nhập từ mô hình nuôixen ghép cao hơn khoảng 36% [4]

Do vậy trong những năm gần đây diện tích nuôi xen ghép không ngừngđược tăng lên Chỉ tính 3 tháng đầu năm 2009 là 917 ha chiếm 36% diện tíchthả nuôi [11] Và con số này chắc chắn còn tăng lên sẽ đặt ra vấn đề cho thịtrường thủy sản hiện nay Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến quy luật cung cầucủa thị trường, trong đó những người ngư dân được xem là tác nhân chính sảnxuất ra sản phẩm chỉ nhận được phần giá trị thấp Vì thế việc tìm hiểu quátrình tiêu thụ và đầu ra cho các sản phẩm này có vai trò quan trọng trong quátrinh giải quyết những vướng mắc của thị trường gây tổn hại đến lợi ích ngườinghèo-chính là những ngư dân

Trang 6

Trong giới hạn cho phép của một đề tài thực tập và xuất phát từ yêu cầu

thực tế nói trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài " Tìm hiểu mạng lưới tiêu

thụ sản phẩm nuôi trồng thủy sản cùng Sam Chuồn - Phú Vang - Thừa Thiên Huế "

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu quá trình chuyển đổi nuôi trồng thủy sản từ nuôi đơn canhsang nuôi xen ghép

- Tìm hiểu chủng loại và sự thay đổi cơ cấu sản phẩm nuôi trồng thủysản ở vùng Sam Chuồn do phát triển nuôi xen ghép

- Xác định mạng lưới tiêu thụ sản phẩm nuôi xen ghép

Trang 7

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1.Quá trình hình thành nghề nuôi trồng thủy sản và các loại hình nuôi trồng thủy sản trên đầm phá

+ Quá trình hình thành nghề nuôi trồng thủy sản trên vùng đầm phá [6]

Nghề nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn bắt đầu phát triển từ những năm

1975 trở lại đâytại hệ đầm phá Hề đấm phá Tam Giang-Cầu Hai thông vớibiển qua hai cửa Thuận An và Từ Hiền, tương tác giữa các nguồn nước ngọt

từ các sông hương, sông Ôlâu, sông Đại Giang… với nước biển theo chế độtriều tạo ra nên độ mặn có biên độ biển động khá ổn định, là điều kiện tựnhiên khá thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ

Từ năm 1977 đến năm 1978 rong câu bắt đầu được trồng thí nghiệmtrên diện tích 6 ha tại xã Phú Tân, huyện Phú Vang, mở ra nghề mới, nghềnuôi trồng thủy sản tại đầm phá Năm 1980 diện tích trồng rau câu tăng lên 50

ha Năm 1986 nhờ có sự tại trợ của UNDP thông qua dự án VIE 86/010 diệntích trồng rau câu tăng vọt đạt 300 ha tại hai điểm: vùng Sam Chồn huyệnPhú Vang và huyện Phú Lộc Năm 1989 đạt 400 ha Từ đầu ngững năm 1993diện tích chững lại và có xu hướng không ổn định, thoái trào Trong thập niêngần đây do nghề nuôi tôm sú phát triển mạnh, mang lại diện tích cao hơn nênnhiều diện tích trồng râu câu chuyển sang nuôi tôm, bắt đầu năm 1997 đãkhông còn diện tích trồng rau câu chuyên canh Tuy vậy, hàng năm vẫn thuhoạch một lượng nhất định rong câu tự nhiên Cho đến nay, ngoài việc trồngrong câu nhiều đối tượng nuôi trồng được đưa vao vùng dầm phá ven biểnnhư: cua, tôm rảo, tôm sú, cá dìa, cá mú, cá rô phi đơn tính, ốc hương…tuynhiên chỉ có đối tượng tôm sú thực sự đáng kể

Việc nuôi tôm đầu tiên dược ghi nhận năm 1981, bắt đầu bằng một đềtài nuôi tôm rảo với nguồn giống tự nhiên tại vùng Tân Canh, cũng của xãPhú Tân Năm 1994 một đề tài nuôi tôm sú với hình thức chắn rào tại khu vựcCồn Tè, xã Hương Phong, huyện Hương Trà Trung tâm Nuôi Trồng ThủySản Thừa Thiên Huế sau đó được thành lập với nhiệm vụ sinh sản nhân tạogiống tôm sú, tôm thịt thử nghiệm năm 1989, nuôi thử nghiệm giống tôm sú

Trang 8

đầu tiên tại tỉnh nhà ở trại gống Thuận An, đồng thời so sánh với giống tômbạc Kết quả nuôi tôm sú khả quan hơn và bắt đầu phát triển đại trà việc dào

do thấy sự lợi nhuận quá lớn nên phong trào đào hồ nuôi tôm từ cuối năm

2000 đến năm 2001, diện tích ao hồ được nghi nhận tăng tử 1.850 ha vụ năm

2000 lên đến 2787 ha vụ năm 2001, việc phát triển nhanh như vậy đã tác độngxấu về mặt môi trường, dịch bệnh và về mặt kỷ thuật giồng, vốn…cung ứng

có nhiều vấn đề không đồng bộ Từ năm 2004, sau trận dịch bệnh tôm sú lớn,nghề nuôi tôm sú từ đó gặp nhiều khó khăn hơn Gần đây những người nuôitôm sú ở những vùng biệt lập đã chuyển đối tượng sang nuôi tôm chân trắng,thu được kết quả nhất định

Song song với việc phát triển nuôi tôm, từ năm 1982-1983 tại vùngSam Chuồn bắt đầu xuất hiện việc nuôi giữ cua chưa đạt tiêu chuẩn thươngphẩm, nhằm làm tăng giá trị của đối tượng khai thác tự nhiên Năm 1990,trung tâm Nuôi tôm Phú Xuân mới bắt đầu việc nuôi cua tương đối bài bản.Trong những năm này, vùng đầm Sam Chuồn, Thừa Thiên Huế trở thànhđiểm trung chuyển cua lớn từ Nam Bộ ra phía Bắc, bàn qua biên giới TrungQuốc Càng về sau phương tiện chuyên chở bằng máy bay đã thuận lợi việctrung chuyển cua không còn nữa

Hiện nay cua là đối tượng nuôi đầy tiềm năng, nhưng đa phần chỉ tậndụng vùng ao hồ sau vụ nuôi tôm Tuy nhiên, một hai năm gần đây với việcdịch bệnh tôm thất thường thì nghề nuôi tôm trong hệ thồng vây chắn sáo làcứu cánh cho nhiều hộ ngư dân vùng đầm phá

Về nhuyễn thể, từ năm 1990 bắt đầu có một vài hộ ngư dân biết cắmcọc để thu giống vẹm xanh, hàu để nuôi tự nhiên Sau năm 2000 nghề nuôinhuyễn thể phát triển mạnh ở cùng đầm Lăng Cô và sau đó một phần vùngđấm Cầu Hai

Trang 9

+ Sơ lược các loại hình và kỹ thuật nuôi trồng thủy sản [6]

1) Nuôi tôm bằng ao đất có bốn phương thức chính: quảng canh cảitiến, bán thâm canh thấp triều, bán thâm canh cao triều và nuôi công nghiệp

- Phương thức nuôi thâm canh cải tiến: Đây là phương thức nuôi vớimật độ thấp, năng suất thuộc lại trung bình thấp từ 600-1200 kg/ha/vụ mật độ

từ 5-7 con/m2, phương thức nay nuôi khá an toàn do mức đầu tư giống, thức

ăn, sử dụng nguồn nước để thay ở mức độ thấp, ít gây biến đổi môi trườnglàm mất canh bằng sinh thái

- Phương thức nuôi bán thâm canh: mật độ thả giống vừa phải 10-30con/m2, năng suất trung bình 2-3 tấn/ha Phương thức này hiện được nuôi ởcác vùng thấp triều lẫn các vùng cao triều ven phá Đầu tư trang bị vừa phải,thỉnh thoảng sử dụng thuốc và hóa chất, cho ăn đầy đủ thức ăn

- Nuôi tôm công nghiệp (nuôi cao triều, nuôi thâm canh): Là hình thứcnuôi có đầu tư cao về chi phí, ao hồ phải đào đắp chắc chắn diện tích từ5.000-10.000m2, thả giống với mật độ cao từ 30-60 con/m2, có đầu tư trangthiết bị như quạt nước, hệ thống gom chất thải bùn đáy, cho ăn đầy đủ và định

kỳ sử dụng thuốc, hóa chất xử lý môi trường để phòng bệnh…nuôi tôm côngnghiệp cho năng suất cao từ 3-5 tấn/ha

2) Đây là một lại hình nuôi tôm đặc trưng ở vùng đầm Sam Chuồn,huyện phú Vang Người dân cắm đăng bằng sáo mùng(có 2 lớp) với khoảngcách giữa hai lớp từ 1 đấn 2 m, sau có cải tạo xử lý cá tạp bằng cánh dùng sáo

để “thẩy”, xiết để bắt hết cá tạp trong ao, phương pháp diệt tạp này khôngđược triệt để, không bắt hết toàn bộ cá tạp, vật giữ ở trong sáo

Giống ở lạo hình nuôi sáo chắn, với kính thước lớn thường là 8cm/con và thời gian nuôi ngắn từ 2 tháng đến 3 tháng là thu hoạch Mạch độnuôi từ 3-5 con/m2

6-Trong nuôi sào chắn, lượng nước trao đổi là ngò các dòng chảy haynước lên xuống của thủy triều; quá trình trao đổi được trao đổi trực tiếp vớismôi trường bên ngoài Quá trình nuôi tôm không sử dụng các khoáng hayhóa chất có tính độc hại để xử lý môi trường hay dịch bệnh

Đây là một loại hình nuôi tôm có nhiều ưu điểm, ít gây biến đổi môitrường sinh thái niếu người nuôi tuân thủ các yêu cầu cần thiết, tuy nhiên

Trang 10

trong thực tế ở các loại hình này, người nuôi thường không thả đúng mùa vụ(thả sớm hơn lịch mùa cụ khuyến cáo), giống thả quá dày trên 8-10 con/m2.Giồng không đảm bảo chất lượng, mang mầm bệnh, hoặc cho ăn thêm thức ăntươi(tôm vụn, cá tạp…), xây dựng khu nuôi không hợp lý(chắn dòng chảy,cản trở giao thông), mật độ các đăng sao quá dày, thiếu quy hoạch…đã ảnhhưởng xấu đến môi trường, làm môi trường ô nhiễm nặng, nhất là khi tôm bịdịch bệnh, nguy cơ lây nhiễm càng lớn hơn, khó ngăn ngừa so với các môhình nuôi tôm ở trên.

3) Nuôi cá: Nuôi các trên vùng Thừa Thiên Huế hiện nay phổ biến có

ba loại hình phổ biến đó là nuôi lồng, nuôi ao, nuôi hỗn hợp các đối tượng(cá,tôm, cua, rong câu)

- Phương thức nuôi ao (nuôi đơn): khi nuôi bán thâm canh mật độ nuôi

từ 2-3 con/m2, năng suất sản lượng sẽ nâng cao lên, quá trình thải loại thức ăn

dư thừa, phân cá cũng sẽ tăng, do đó mức độ ô nhiễm sẽ càng lớn

- Phương thức nuôi lồng: các loại đang được nuôi nhiều ở đầm phá là

cá Mú, cá Hồng, cá Dìa Với cá Mú, các Hồng hệ số thức ăn thường là 3 đến

5 (để có 1.000 kg sản lượng thịt cá chúng ta phải tốn một lượng thức ăn tươi

từ 3.000-5.000) Tương tự như vậy, khi nuôi cá Dò hệ số thức ăn lên đến 10

8 Phương thức nuôi hỗn hợp: đây là kiểu nuôi xen ghép nhiều loại đốitượng với nhau, với mật độ nuôi rất thấp và thành phần nuôi ghép hợp lý đểchúng có thể sử dụng tối đa lượng thức ăn tự nhiên sẵn có trong ao và tậndụng các nguồn thải ra của các loại này để nuôi loại khác; như nuôi cá rô phiđơn tính, cá dìa, cá đối, trồng rong câu Hình thức nuôi hạn chế tối đa việc ấpthức ăn nên hầu như không gây nên những biển đổi về nguồn nước môitrường

4) Nuôi cua: Nghề nuôi cua trên đầm phá hiện nay có 3 hình thức nuôiphổ biến, đó là nuôi bằng lồng, nuôi đơn và nuôi xen ghép kết hợp với nhiềuđối tượng Trong nuôi lồng hay nuôi đơn (chỉ nuôi cua) hệ số thức ăn là 3-4,nguồn thức ăn là tôm cá tạp thu dược trong khai thác tự nhiên, hai dạng nuôinày khi nuôi với mật độ cao, quy mô lớn vượt quá giới hạn cho phép cũng sẽlàm cho môi trường bị ô nhiễm như nuôi tôm sú

Trang 11

5) Trồng rong câu và các loại rong biển.

Sau năm 1975, nghề trồng rau câu của đầm phá của Tỉnh ta đã cónhững bước phát triển mạnh Hiện nay, các vùng ven biển, đầm phá đã dựavào trồng nhiều giống rong mới như rong cức, rong sụn… Việc trồng rongcâu, yêu cầu về kỷ thuật không đòi hỏi quá cao, cơ bản là phải đảm bảo đượcyếu tố môi trường sống cho rong như độ mặn, pH… Ngoài yếu tố tự nhiên,người trồng rong có thể phải cày xới đất, bón thêm phân chuồng và một lượngphân vô cơ NPK (khi cần thiết)

Quá trình tròng rong câu đã cho thấy, với đặc tính dinh dưỡng của nó,rong câu có tác dụng hấp thụ, lấy cả nguồn mùn bả hữu cơ, các chất mặn lơlửng trong nước, giúp cho việc làm sạch môi trường Hiện nay nghề nàykhông đem lại hiệu quả kinh tế cao như nhiều nghề khác nên người dân khôngcòn phát triển như trước đây, tuy nhiên xét trên phượng diện lợi ích lâu dài vàtổng thể, để đảm bảo môi trường chúng ta cần có những giải pháp và chínhsách phù hợp để phục hồi, bố trí hợp lý các vùng trồng rong câu, hình thànhcác thảm thực vật trên đầm phá để tạo nên môi trường sinh thái cho các loạithủy sinh vật sinh trưởng, phát triển

2.2 Tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng thủy sản

2.2.1 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm và những đặc điểm trong tiêu thụ thủy sản

+Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm

Theo nghĩa rộng : Tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồmnhiều khâu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau như: Nghiên cứu thị trường, xácđịnh nhu cầu khách hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất thực hiện các nghiệp

vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng nhằm mục đích đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.Theo nghĩa hẹp: Tiêu thụ là tất cả cá hoạt động liên quan đến sự lưu chuyêncủa hàng hóa và dịch vụ từ người cung cấp đến tay người tiêu dùng cuối cùng

để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng thông qua trao đổi hàng hóa và dịch

vụ trên thị trường

Trang 12

Tiêu thụ sản phẩm đơn giản được cấu thành từ người bán người muahàng hoá, tiền tệ, khả năng thanh toán, sự sẵn sàng mua và bán Nhằm tối dahoá lợi nhuận mỗi bên.

+ Những đặc điểm trong tiêu thụ thủy sản

Cũng giống như những loại sản phẩm khác, , sản phẩm ngành nuôitrồng thủy sản là sản phẩm hàng hóa vì vậy tiêu thụ thủy sản nuôi trồng cũngtuân theo những quy luật trên Tuy nhiên do sản xuất thủy sản có những đặcđiểm riêng chi phối tới quá trình tiêu thụ sản phẩm thủy sản Những đặc điểm

đó là:

- Gía cả dễ biến động nhanh: Giá cả của sản phẩm thủy sản có thể thayđổi đáng kể và đột ngột trong trong một thời gian ngắn Mức độ biến động giá

do cung cầu điều phối kém hoặc do không thể bảo quản lâu mà phải bán ngay

Do đó giá của sản phẩm thủy sản có xu hướng giảm nhiều vào cuối ngàyhoặc khi có một lượng thủy sản lớn đột ngột xâm nhập làm cung vượt quá cầuthị trường

- Tính thời vụ: Không như các sản phẩm công nghiệp, nguồn cung sảnphẩm thủy sản thường tập trung vào vụ thu hoạch và một hai tháng tiếp theo.Giá sản phẩm thủy sản trong mùa vụ thụ hoạch thường rất thấp do thừa cungnhưng sau đó lại tăng lên cho đến vụ thu hoạch sau

- Giao động mạnh về giá giữa các năm : Giá thủy sản nuôi trồng có thểdao động mạnh giữa các năm Điều kiện tự nhiên, dịch bệnh là nguyên nhânchủ yếu gây ra dao động giá do tác động của nó tới cung Phản ứng của nôngdân đối với những hiện tượng trên càng làm giá cả biến động nhanh hơn

- Tính rủi ro cao: Tính dễ biến động của giá là nguyên nhân chính củarủi ro Một yếu tố rủi ro khác là hao hụt sản phẩm do thối hỏng Sản phẩmthủy sản có thể bị ươn do quá trình bảo quản không tốt, do vận chuyển quálâu Những yếu tố này đều dẫn ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân

- Chi phí giao dịch và chi phí tiếp thị cao: Chênh lệch giá bán từ ngườisản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng thường rất cao

- Thiếu thông tin: Do hạn chế về điều kiện tự nhiên nên hầu như các hộnông dân có sự hạn chế kiến thức và hiểu biết về phương thức hoạt động củathị trường, thông tin về cầu và giá cả

Trang 13

- Cung kém co giãn theo giá : Nói chung lượng cung thủy sản nuôitrồng không đáp ứng nhanh với giá cả, đặc biệt trong ngắn hạn Nói cáchkhác, nông dân cần nhiều thời gian đề điều chỉnh sản xuất sao cho đáp ứngvới sự thay đổi giá.

- Độ co giãn của cầu theo giá lớn

2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm

Thị trường tiêu thụ nghiên cứu: Thị trường tiêu thụ chính là nghiên cứumối quan hệ cung - cầu, giá cả sản phẩm hàng hoá trong một không gian, thờigian nhất định Thị trường tiêu thụ là nhân tố tác động mạnh đến sản xuất củacác doanh nghiệp bởi các quy luật cạnh tranh, qui luật cung cầu Thị trường làđối tượng sản xuất đồng thời cũng là điều tiết sản xuất

Chất lượng sản phẩm: Trong nền kinh tế thị trường chất lượng sản phẩm

là vấn đề cơ bản quyết định khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Sản phẩm của doanh nghiệp được người tiêu dùng chấp nhận khi chất lượngsản phẩm đảm bảo Chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao sẽ làm tăng giátrị sử dụng, thời gian sử dụng của sản phẩm trên thị trường cạnh tranh, sảnphẩm tiêu thụ rộng hơn, nhiều hơn và ngược lại sẽ mất dần sức cạnh tranhtrên thị trường, sẽ bị đánh bại và nhanh chóng dẫn đến phá sản

Giá sản phẩm: Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sảnphẩm bởi người tiêu dùng quyết định xem giá cả của mặt hàng có phù hợp với

ý tưởng của họ hay không? Do đó khi định giá doanh nghiệp phải xem xétvấn đề này kĩ càng để đưa ra mức giá thích hợp, thuyết phục người tiêu dùng,phản ánh đúng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Nhân tố vốn: Là một nhân tố quan trọng trong quá trình mở rộng sảnxuất kinh doanh và trong quá trình cạnh tranh của doanh nghiệp

Nhân tố con người: Con người hết sức quan trọng trong quá trình sản xuấtkinh doanh nói chung và đối với khâu tiêu thụ nói riêng Đối với doanhnghiệp thể hiện qua trình độ quản lý, điều hành

Nhân tố chính sách và pháp luật của Nhà nước: Môi trường chính sách

có thể tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp này phát triển song kìm hãmdoanh nghiệp khác, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến tiêu thụ Môi trường hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp ở nước ta có sự quản lý của Nhà nước,

Trang 14

đường lối phát triển kinh tế có sự can thiệp của Đảng Các công cụ của Đảng

và Nhà nước ta đề ra như : Chính sách tín dụng ngân hàng, chính sách xuấtnhập khẩu đã trực tiếp, gián tiếp tác động đến sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp.[1]

2.3 Tình hình tiêu thụ thủy sản ở Việt Nam

Ngành thủy sản trong những năm gần đây đã sự tăng trưởng vượt bậc

về diện tích, sản lượng là giá trị sản lượng Năm 2009 giá trị kim ngạch xuấtkhẩu của cả nước đạt 4,2 tỷ USD Tuy nhiên nếu chỉ căn cứ từ phần trăm tăngtrưởng thì không hợp với xu thế kinh doanh hiện nay Trong điều kiện kinh tếViệt Nam gia nhâp WTO, các rào cản về thuế quan đã được bãi bỏ nhưng cácrào cản phi thuế quan như an toàn vệ sinh thực phẩm, vấn đề truy xuất nguồnxuất sứ của sản phẩm, vấn đề chống bán phá giá được các nước nhập khẩu sửdụng như một công cụ bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các nhà sản xuất thủysản tại nước nhập khẩu đã đặt nhiều thách thức cho các nhà sản xuất thủy sản

ở Việt Nam Bởi vậy làm thế nào để sản xuất và tiêu thụ thủy sản ổn định,bền vững , nâng cao giá trị gia tăng mới là mục tiêu thực sự mà ngành thủysản phải nghĩ đến

Trong phạm vi cả nước , sản xuất và tiêu thụ thủy sản nước ta còn biểuhiện nhiều mặt hạn chế:

- Nuôi trồng thủy sản còn manh mún, tự phát, không xuất phát từ nhucầu thị trường Do vậy đã làm cho giá cả dễ biến động, biên độ lợi nhuận củatất cả các tác nhân tham gia vào chuỗi tiêu thụ dần bị thu hẹp

- Mặc dù khối lượng thủy sản tiêu thụ trong nước có xu hướng tăngnhưng tiêu thụ trong nước lại ít được các doanh nghiệp quan tâm Bởi vì lợinhuận sản xuất trong nước thường thấp hơn so với xuất khẩu

- Mối quan hệ hợp tác giữa người NTTS và cá đơn vị tiêu thụ thủy sảnkhông chặt chẽ làm cho người sản xuất không đáp ứng nhu cầu thị trường cả

về số lượng và chất lượng, hiện tượng tranh mua, tranh bán thường xuyêndiễn ra làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của cả hai bên

- Ở khu vực miền Trung, hoạt động tiêu thụ thủy sản chủ yếu phụ thuộcvào các tư thương nên việc bị ép giá là điều rất dễ thấy Điều này diễn rathường xuyên sẽ làm ảnh hưởng đến thu nhập của người dân Do đó việc cần

Trang 15

thiết là tạo nên mối liên kết bền vững giữa các nhà máy chế biến, các hộNTTS, các cơ sở sản xuất dịch vụ các yếu tố đầu vào cho nhà sản xuất, ngânhàng, các công ty bảo hiểm nhằm đảm bảo sự ổn định, bền vững và giá trị giatăng cao cho nghề NTTS.

- Trong khi diện tích và sản lượng NTTS không ngừng tăng lên thì cơ

sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ thủy sản vẫn còn yếu kém, điềunày còn dẫn đến tình trạng dịch bệnh diễn ra hàng loạt Hơn nữa hệ thống cáckho lớn để trữ hàng còn thiếu đã gây không ít khó khăn cho người sản xuấtkhi vào mùa thu hoạch

- Hiểu biết của các đơn vị NTTS, các cơ sở thu mua và chế biến thủysản về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm còn rất hạn chế Đây sẽ là trở ngạilớn khi xuất khẩu thủy sản cũng như tiêu thụ thủy sản trong nước

2.4 Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế là một tỉnh duyên hải miền Trung có hệ thống đầmphá ven biển rộng lớn gần 22.000 ha Hệ thống đầm phá Tam Giang - CầuHai chạy dọc suốt 5 huyện ven biển Thừa Thiên Huế là Phong Điền, QuảngĐiền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc Ước tính có khoảng 300.000-350.000người dân sinh sống ở đây và sinh kế của họ dựa vào đầm phá là chủ yếu Vớinguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đặc sắc đã tạo ra điều kiện thuân lợi

đế phát triển các ngành nghề nông, lâm, ngư nghiệp mà đặc biệt là nghề nuôitrồng thủy sản NTTS dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh nóichung và cả nước nói riêng

Trang 16

Biểu đồ 1: Diện tích nuôi trồng thủy sản của các huyện ven phá năm 2009

Diện tích nuôi trồng thủy sản của Tỉnh tiếp tục được mở rộng qua cácnăm Trong năm 2009 tổng diện tích thả nuôi toàn Tỉnh đạt 5.705,54 ha trong

đó diện tích của 5 huyện ven phá là 3.835,64 ha chiếm 67,2 % Trước năm

2006 do mới chuyển đổi từ nuôi độc canh tôm sang nuôi xen ghép nên ngườidân không dám đầu tư nhiều do đó diện tích nuôi xen ghép là không đáng kể.Nhưng sau năm 2006 thì mô hình nuôi xen ghép được ứng dụng và nhân rộngtrên toàn Tỉnh, diện tích nuôi xen ghép đã tăng một cách đáng kể Trong 5huyện ven phá thì Phú Vang là huyện có diện tích nuôi trồng và diện tích nuôixen ghép lớn nhất Huyện Quảng Điền mặc dù có diện tích nuôi trồng thấphơn so với các huyện Phú Lộc và Phú Vang nhưng diện tích nuôi xen ghép lailớn, chiếm 99,3 % tổng diên tích nuôi trồng toàn huyện

Với diện tích không ngừng tăng lên thì sản lượng của nuôi trồng thủysản toàn Tỉnh cũng ngày càng cao Năm 2009, tổng sản lượng nuôi trồng thủysản của Tỉnh đạt 10.916,05 tấn, trong đó sản lượng thủy sản nước lợ là6.373,9 tấn chiếm 58,4% Sản lượng tôm các loại đạt : 4.927,8 tấn chiếm45,2 % ( trong đó tôm chân trắng: 2.580,4 tấn, tôm sú: 2.347,4 tấn.) Sảnlượng cá nước lợ là 704 tấn chiếm 6,5 % tổng sản lượng Sản lượng cua, ghẹ

là 208,6 tấn Ngoài ra còn có sản lượng nhuyễn thể là 200 tấn

Trang 17

Biểu đồ 2: Sản lượng nuôi trồng thủy sản các huyện đầm phá năm 2009

Biều đồ 2 cho thấy tôm vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các loại sảnphẩm , điều này cho thấy nghề nuôi tôm đến nay vẫn còn phát triển tương đốimạnh Trong 5 huyện kể trên thì Phong Điền là huyện có sản lượng tôm lớnnhất Tuy nhiên tỷ lệ các loài khác như cua, ghẹ, cá cũng dần tăng lên ở cáchuyện Như ở Phú Vang, sản lượng cá là 764 tấn chiếm 26,4 % tổng sảnlượng, sản lượng cua, ghẹ là 18,3 % Có thể nói với việc chuyển đổi dần môhình nuôi đơn tôm sang các mô hình nuôi hỗn hợp khác nhau đã đem lại sựthay đổi lớn về cơ cấu và chủng loại sản phẩm, làm cho thị trường đầu ra củasản phẩm nuôi trồng thủy sản trở nên phong phú hơn

Trang 18

Phần 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1 Đối tượng nghiên cứu

Các hộ NTTS đã chuyển đổi theo mô hình nuôi xen ghép, các tác nhânthu gom, tác nhân bán buôn và tác nhân bán lẻ sản phẩm tại xã Phú An, Phú

Mỹ, Phú Xuân và thị trấn Thuận An- huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Vùng nghiên cứu là các thôn định cư ở các xã Phú An, Phú Mỹ, PhúXuân và thị trấn Thuận An- là các thôn có đời sống gắn bó chặt chẽ với vùngđầm phá, sử dụng nguồn tài nguyên vùng Sam Chuồn - Phú Vang- ThừaThiên Huế

Thời gian thực hiện từ 05/05/2010 đến 09/05/2010

3.3 Nội dung nghiên cứu

Đề tài được thực hiện với các nội dung cụ thể sau:

Đặc điểm của nhóm hộ khảo sát

Đặc điểm của quá trình chuyển đổi

- Thời gian chuyển đổi,

- Diện tích chuyển đổi theo thời gian

- Số hộ chuyển đổi, hình thức chuyển đổi theo thời gian

- Tỷ lệ giữa các hình thức chuyển đổi

- Thuận lợi và khó khăn trong quá trình chuyển đổi

- Thay đổi của hộ do phát triển nuôi xen ghép: thay đổi về thu nhập,thay đổi về chi tiêu

Sự thay đổi về chủng loại và cơ cấu sản phẩm trong quá trình nuôi xenghép

- Tỷ lệ các hộ theo các hình thức nuôi xen ghép

- Thành phần, tỷ lệ các loài qua mỗi năm

- Mức độ đầu tư cho mỗi loài

- Lợi nhuận từ mỗi loài

Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm

Trang 19

- Các tác nhân tham gia vào mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.Vai trò củamỗi tác nhân

- Các hoạt động mua bán, trao đổi trong mạng lưới tiêu thụ sản phẩm

- Sơ đồ tiêu thụ sản phẩm

- Số lượng kênh, khối lượng sản phẩm qua mỗi kênh và các tác nhân

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Chọn điểm nghiên cứu

- Điểm nghiên cứu là 4 thôn Định cư ở các xã Phú An, Phú Mỹ, PhúXuân và thị trấn Thuận An

- Mang tính đại diện cho cộng đồng có đời sống gắn bó chặt chẽ vớivùng Sam Chuồn đang tiến hành quá trình chuyển đổi và nuôi xen ghép

3.4.2 Chọn mẫu

Tiêu chí chọn mẫu: Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm nuôitrồng thủy sản vùng Sam Chuồn

- Dung lượng mẫu: 51 hộ nuôi trồng thủy sản mô hình xen ghép

4 tác nhân thu gom

3 tác nhân bán buôn

4 tác nhân bán lẻPhương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp được xác định trướctrong danh sách thôn xã

3.4.3 Thu thập thông tin dữ liệu

- Thu thập thông tin thứ cấp

+ Thông tin thu được từ cấp cộng đồng, dựa vào các tài liệu, báo cáocủa các cơ quan chuyên ngành và các cấp: UBND Tỉnh, Phòng NN&PTNT,Chi cục NTTS, UBND xã Báo cáo liên quan đến thực trạng nuôi trồng thủysản tại các địa phương thuộc vùng Sam Chuồn

+ Một số nghiên cứu liên quan đến tiêu thụ sản phẩm và chuỗi giá trị+ Sử dụng tài liệu, sách báo, internet

- Thu thập thông tin sơ cấp

+ Phỏng vấn sâu : Sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc kết hợp nói chuyệnvới một số người am hiểu cộng đồng, cán bộ phụ trách về NTTS vàkinh tế tại địa phương để lấy các thông tin về: tình hình nuôi trồng thủy

Trang 20

sản của thôn, thị trấn, thời gian chuyển đổi từ mô hình nuôi tôm độccanh sang mô hình nuôi xen ghép, số lượng các tác nhân trong mạnglưới tiêu thụ sản phẩm.

+ Phỏng vấn các tác nhân tham gia vào mạng lưới tiêu thụ sản phẩmnuôi trồng thủy sản bao gồm: hộ nông dân, tác nhân thu gom, tác nhân bánbuôn, tác nhân bán lẻ Với mỗi đối tượng sẽ sử dụng mỗi bảng hỏi bán cấutrúc đã chuẩn bị trước với nội dung như sau:

* Hộ nông dân :

Đặc điểm của hộ

Diện tích, năng suất và sản lượng nuôi trồng thủy sản của hộ qua cácnăm

Thay đổi của hộ do phát triển nuôi xen ghép

Quá trình mua bán giữa hộ và các tác nhân khác

* Tác nhân thu gom:

Thời gian thu gom

Khối lượng thu gom

Chi phí cho việc thu gom

Quá trình mua bán với các tác nhân khác

Khối lượng, chi phí mua bán mỗi ngày

Quá trình mua bán với các tác nhân khác

+ Thảo luận nhóm được tiến hành ở 3 thôn: thôn Định Cư ( Phú An ),thôn Định Cư ( Phú Mỹ ), thôn Thủy Diện ( Phú Xuân ) Gồm 5-7 hộ nôngdân nuôi trồng thủy sản Thảo luận nhóm với mục đích xác định sơ đồ thịtrường, số lượng kênh, tác nhân, khối lượng hàng hóa bán qua mỗi kênh, cáckhó khăn thuận lợi cho các tác nhân

Trang 21

3.4.3 Phân tích dữ liệu

- Phân tích định tính được sử dụng để phân tích các thông tin thu được

từ thảo luận nhóm liên quan đến mạng lưới tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng thủysản

- Phân tích định lượng: các số liệu sau khi thu thập được mã hóa và xử

lý bằng phần mềm Excel và phương pháp thống kê mô tả

Trang 22

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN4.1 Giới thiệu khu vực nghiên cứu

Thuỷ vực Sam Chuồn hiện nay được xem thuộc 4 đơn vị hành chínhcủa huyện Phú Vang là : thị trấn Thuận An, xã Phú An, xã Phú Mỹ và xã PhúXuân Thật ra một phần cồn Dài thuộc địa giới hành chính xã Phú Thuân,khoảng hơn 80 hecta Tuy nhiên thực tế sản xuất cho thấy cư dân thuộc thịtrấn Thuận An đang hành nghề ở đây và khu vực này cũng quá cách biệt nênhầu như Phú Thuận không có một động thái quản lý nào ở đây.[14]

Diện tích đầm ước khoảng 2365 hecta chiếm khoảng 34,6% diện tíchđầm phá của huyện Hai xã Phú An và Phú Mỹ có tổng diện tích thủy vựcnằm trọn trong đầm Sam Chuồn, còn xã Phú Xuân và thị trấn Thuận An cócác diện tích thủy vực khác ngoài phần Sam Chuồn

Hình 1: Địa giới hành chính khu vực Sam Chuồn

Nguồn : Google Earth

Trang 23

4.2 Thông tin chung về cộng đồng ngư nghiệp vùng nghiên cứu

Các thôn nghề ngư ở khu vực này chính là các cộng đồng có các hoạtđộng sống gắn bó chặt chẽ với mặt nước đầm phá, sử dụng tài nguyên đầmphá là nguồn thu nhập đảm bảo sự sinh tồn của họ, bao gồm các thôn Định Cư(Phú An), Định Cư (Phú Mỹ), Thủy Diện (Phú Xuân), Tân Dương (ThuậnAn) Cả bốn thôn trên đều được hình thành từ năm 1985 theo chính sách củaNhà nước nhằm ổn định đời sống và tạo sinh kế bền vững cho cư dân vùngThủy Diện

Vấn đề dân số và lao động ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tếcủa địa phương Một mặt tạo ra tiềm lực để phát triển, mặt khác lại là yếu tốcản trở sự phát triển khi vấn đề công ăn việc làm, đời sống nhân dân khôngđược đảm bảo

Là những thôn nằm ở ven phá, thôn Định cư (Phú An), thôn Định cư(Phú Mỹ), thôn Thuỷ diện (Phú Xuân) và Tân Dương (Thuận An) có nhữngnét tương đồng về đặc điểm sinh kế, tuy nhiên do điều kiện tự nhiên - kinh tế

- xã hội khác nhau nên mỗi xã cũng có những nét khác biệt nhất định được thểhiện qua bảng sau

Trang 24

Bảng 1: Tình hình chung về dân số, lao động ở các thôn khảo sát

Thuỷ Diện (Phú Xuân)

Tân Dương (Thuận An)

Sốlượng

Tỉ lệ

%

Sốlượng

Tỉ lệ

%

Sốlượng

Tỉ lệ

%

Sốlượng

Nguồn: UBND xã - Báo cáo KT- XH năm 2009

Thôn Định Cư (Phú An) là thôn đông dân nhất trong 4 thôn, có tổng số

hộ là 287 với 1880 dân ( bình quân 6,6 khẩu/hộ ) Các thôn còn lại thì số dânkhông vượt quá 1000 khẩu Thôn Tân Dương (Thuận An) là thôn có số dânthấp nhất nhưng tổng số lao động lại chiếm tỷ lệ lớn nhất 52,3%

Trang 25

Với đặc trưng về điều kiện tự nhiên, đất đai, mặt nước các hoạt độngngành nghề chính ở Sam Chuồn chủ yếu vẫn là hoạt động sản xuất thủy sản,

tỷ lệ này chiếm trên 80% ở cả 4 thôn Là thôn có tổng số hộ thủy sản đôngnhất nhưng số hộ chuyên NTTS ở thôn Đinh Cư (Phú An) lại thấp.Trong khi

đó số hộ KTTS lại chiếm đến 40,4% (116 hộ) Ba thôn Định Cư (Phú Mỹ),Thủy Diện (Phú Xuân), Tân Dương (Thuận An) lại có nét khác biệt, số hộNTTS có tỷ lệ cao, tương đương là 85,1%, 66,7%, 90,1% Trong khi số hộKTTN không quá 15% đối với hai thôn ở Phú Mỹ , Phú Xuân và 16,7% ởThuận An

Bên cạnh ngư nghiệp thì trong cơ cấu ngành nghề của bốn thôn ngưnghiên cứu còn có nông nghiệp và kinh doanh dịch vụ Chỉ có duy nhất một

hộ ở thôn Định Cư (Phú Mỹ) làm nông nghiệp, còn các hộ khác chủ yếu làkinh doanh dịch vụ Dịch vụ là ngành nghề chính của 30 hộ ở thôn Thủy Diện(Phú Xuân)chiếm tỷ lệ cao nhất 16,7% Tuy nhiên ở đây thì nghề dịch vụ thựcchất cũng dựa vào hoạt động sản xuất thuỷ sản để tồn tại và phát triển Ngoài

ra mỗi hộ thường tiến hành làm thêm các nghề như: phụ thợ nề, làm thuê, đanlát để tăng thêm thu nhập.Nhưng thực chất đời sống nhân dân vẫn rất khókhăn, tỷ lệ hộ nghèo lớn, ở Định Cư (Phú An) là 43 hộ chiếm 15%, ở Định Cư(Phú Mỹ) là 22 hộ chiếm 15,6% tổng số hộ trong xã, ở Thuỷ Diện (Phú Xuân)

là 40 hộ chiếm 22,2% và ở Tân Dương (Thuận An) là 35 hộ chiếm 28,9%

Thuộc các xã ven đầm phá với diện tích mặt nước rộng là cơ sở choviệc phát triển khai thác thuỷ sản và nuôi trồng thuỷ sản Tận dụng nhữngđiều kiện tự nhiên sẵn có, đặc trưng cơ bản thích hợp cho việc nuôi trồng thủysản nên diện tích nuôi trồng của các hộ dần được mở rộng

Bình quân mỗi hộ ở các thôn đều có diện tích trên 1 hecta.Thôn Thủydiện ( Phú Xuân) là thôn có diện tích nuôi trồng lớn nhất 270 hecta, tính trungbình thì mỗi hộ có 2,25 hecta để nuôi trồng Ở đây hộ có diện tích nuôi trồnglớn nhất lên đến 7 hecta

Trang 26

4.2 Đặc điểm chung của nhóm hộ NTTS khảo sát

Trong quá trình nghiên cứu gồm có 51 hộ NTTS được chọn làm mẫu.Đặc điểm chung của các hộ khảo sát được thể hiện rõ qua bảng sau

Bảng 3: Đặc điểm của các nhóm hộ khảo sát

Tuổi trung bình chủ hộ Tuổi 44,5

Số khẩu bình quân/hộ Khẩu 5,6

Số lao động bình quân/hộ Lao động 2,9

Số lao động theo nghề chính/hộ Lao động 2,1

Thu nhập BQ/khẩu/tháng Triệu đồng 1,3

Thu nhập BQ/hộ/năm Triệu đồng 84

Thời gian sống ở cộng đồng Năm 21

Nguồn: Phỏng vấn hộ 2010

Xét về độ tuổi của chủ hộ, độ tuổi bình quân là 44,5 tuổi Thêm vào đó

là thời gian định cư khá lâu ở vùng đầm phá, trung bình là 21 năm, thời gianbắt đầu nuôi trồng thủy sản cũng khá lâu từ 9-10 năm thì các hộ NTTS ở đây

là những hộ đã tích lũy được rất nhiều kiến thức thực tế và kinh nghiệm để cóthể ứng dụng một cách có hiệu quả vào quá trình sản xuất

Trình độ văn hoá của các hộ NTTS ở 2 xã phản ánh phần nào hiểu biết,kiến thức, trình độ KHKT, ảnh hưởng đến sinh kế, thu nhập của hộ Văn hoátrung bình của các chủ hộ chỉ là cấp 1 Đa số các hộ đang học dở cấp 1 thì bỏ,chỉ có 13% số hộ khảo sát là học hết cấp 1 Qua đó cho thấy với trình độ chủ

hộ thấp thì việc tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật sẽ rất hạn chế Hơnnữa quá trình NTTS không chỉ đòi hỏi những người có kinh nghiệm mà cầnphải có những người nắm rõ và hiểu các kỹ thuật thì sản xuất mới đem lạihiệu quả cao Trên thực tế thì trình độ văn hoá chịu ảnh hưởng một phần bởimức sống và ngược lại trình độ văn hoá cũng một phần quyết định mức sống.Nhìn chung thì đời sống của các hộ khảo sát vẫn còn khó khăn, tổng thu nhập

Trang 27

bình quân của các hộ là 84 triệu/hộ/năm, dựa vào hoạt động NTTS là chủ yếu

và điều đáng chú ý ở đây thì việc NTTS chỉ được tiến hành trong vòng sáutháng do điều kiện thời tiết Mặt khác tính trung bình thì diện tích nuôi trồngthuỷ sản của mỗi hộ cũng không nhiều, khoảng 1,5ha/hộ, như vậy với đặcđiểm của hoạt động sản xuất thủy sản như trên nên ngoài nuôi trồng ra thì một

số hộ còn tiến hành thêm các hoạt động sinh kế khác như: phụ thợ nề, làmthuê, đan lát Tuy nhiên thu nhập từ các hoạt động này không cao, trung bìnhchỉ từ 7-10 triệu/năm

Theo kết quả điều tra cho thấy số khẩu trung bình của hộ là 5,6 và bìnhquân lao động/hộ là 2,9, như vậy nguồn lao động ở đây vẫn còn hạn chế.Trong mỗi gia đình thường chỉ có 2 lao động theo nghề chính, chủ yếu là vợ

và chồng, lao động còn lại thường là đi làm thuê hoặc đi lao động ở các tỉnhkhác Tuy vậy mức thu nhập vẫn không cao Tính trung bình một lao đônglàm ra phải nuôi 2 người ăn theo, với những hộ khá giả thì có thể coi là ổnđịnh nhưng đối với những hộ trung bình và nghèo, hoạt động sinnh kế cònphụ thuộc vào điều kiện tự nhiên thì cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn Ngoài

ra với trình độ lao động thấp sẽ hạn chế khả năng hoạt động kinh tế của hộ giađình, vì vậy nó ảnh hưởng nhiều đến kết quả và khả năng nuôi trồng thuỷ sảncủa nông hộ

Như vậy với đặc điểm về nhân khẩu, lao động chính của nông hộ, trình

độ học vấn của chủ hộ ảnh hưởng nhiều đến kết quả nuôi trồng thủy sản.Những yếu tố này sẽ hạn chế hoặc là điều kiện thuận lợi cho các hoạt độngtạo sinh kế của nông hộ

4.2 Quá trình chuyển đổi nuôi trồng thủy sản từ nuôi tôm độc canh sang nuôi xen ghép

4.2.1 Đặc điểm của quá trình chuyển đổi

Trước năm 1999, khi nghề nuôi tôm dừng ở mức độ quảng canh cảitiến chắn sáo và số lượng người nuôi còn ít , mỗi người nuôi tôm trên mộtdiện tích lớn, lượng thức ăn đầu tư không nhiều, chất lượng nước sạch do cóđiều kiện lưu thông tốt nên đa số người nuôi tôm đều đạt hiệu quả Nghề nuôitôm ở đây được đánh giá là thành công, đời sống của những người dân ở đâythực sự thay đổ Như ở xã Phú An trung bình mỗi ha có thể thu từ 13-14 triệu

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tình hình chung về dân số, lao động ở các thôn khảo sát - tìm hiểu mạng lưới tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng thủy sản cùng sam chuồn - phú vang - thừa thiên huế
Bảng 1 Tình hình chung về dân số, lao động ở các thôn khảo sát (Trang 24)
Bảng 5: Tỷ lệ hộ nuôi theo các hình thức - tìm hiểu mạng lưới tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng thủy sản cùng sam chuồn - phú vang - thừa thiên huế
Bảng 5 Tỷ lệ hộ nuôi theo các hình thức (Trang 31)
Bảng 7: Sản lượng các loại sản phẩm - tìm hiểu mạng lưới tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng thủy sản cùng sam chuồn - phú vang - thừa thiên huế
Bảng 7 Sản lượng các loại sản phẩm (Trang 34)
Bảng 8: Thực hành mua bán đối với hộ nuôi tôm xen ghép - tìm hiểu mạng lưới tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng thủy sản cùng sam chuồn - phú vang - thừa thiên huế
Bảng 8 Thực hành mua bán đối với hộ nuôi tôm xen ghép (Trang 40)
Bảng 9: Thực hành mua bán đối với hộ nuôi cua xen ghép - tìm hiểu mạng lưới tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng thủy sản cùng sam chuồn - phú vang - thừa thiên huế
Bảng 9 Thực hành mua bán đối với hộ nuôi cua xen ghép (Trang 41)
Bảng 10: Thực hành mua bán đối với hộ nuôi cá xen ghép - tìm hiểu mạng lưới tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng thủy sản cùng sam chuồn - phú vang - thừa thiên huế
Bảng 10 Thực hành mua bán đối với hộ nuôi cá xen ghép (Trang 42)
Bảng 12 : Sự thay đổi chi tiêu của hộ - tìm hiểu mạng lưới tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng thủy sản cùng sam chuồn - phú vang - thừa thiên huế
Bảng 12 Sự thay đổi chi tiêu của hộ (Trang 47)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w