Khóa luận phân tích tình hình tiêu thụ phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thừa thiên huế

100 1000 2
Khóa luận phân tích tình hình tiêu thụ phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do nghiên cứu Đất nước ta đang trên con đường đổi mới và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo chế thị trường sự quản lý của Nhà nước. Mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều phải thỏa mãn nhu cầu của thị trường nhằm mục đích thu lợi nhuận: Kinh doanh trong chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải rất năng động và nhạy bén, điều này quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trên thị trường. Chính vì thế vấn đề đặt ra cấp bách đối với các doanh nghiệp là sản xuất ra nhiều loại sản phẩm với chất lượng cao, mẫu mã đẹp và tìm thị trường tiêu thụ. Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ chế tập trung bao cấp sang chế thị trường, các doanh nghiệp đã sự nhìn nhận nghiêm khắc hơn về các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đề ra và điều chỉnh những chiến lược trong hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp và hiệu quả. Trong những nhiệm vụ trọng yếu ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là chiến lược tiêu thụ sản phẩm, bởi vì khâu tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng nhất và nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp trên thương trường. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong ngành vật nông nghiệp mà đặc biệt là trong lĩnh vực phân bón thì đây là sản phẩm đặc thù tính chất thời gian sử dụng nhất định, trong quá trình vận chuyển và bảo quản cũng dễ bị ảnh hưởng đến sản phẩm, như bay hơi, phát tán, phân huỷ…Tuy nhiên phân bón vai trò hết sức quan trọng đối với tăng năng suất cây trồng, phẩm chất nông sản, góp phần quan trọng về bảo đảm an ninh lương thực, tăng các sản phẩm trồng trọt để xuất khẩu. Công ty cổ phần vật nông nghiệp Thừa Thiên Huế là đơn vị kinh doanh được thành lập để cung ứng vật nông nghiệp cho các sở sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh về các loại phân bón hoá học, thuốc trừ sâu với sự cạnh tranh gay gắt của các mặt hàng của các công ty vật khác trên thị trường. Nhận thức được điều đó, tôi đã chọn đề tài: “Phân tích tình hình tiêu thụ phân bón tại công ty cổ phần vật nông nghiệp Thừa Thiên Huế” để làm 1 khoá luận tốt nghiệp của mình với mong muốn từ việc nghiên cứu thực trạng hoạt động tiêu thụ sẽ đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ, tạo cho công ty một thế đứng vững chắc hơn trên thị trường. 2. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hoá những vấn đề về lý luận tiêu thụ sản phẩm của DN trong nền kinh tế thị trường. Đánh giá thực trạng hoạt động tiêu thụ phân bón của công ty CPVTNN TTH. Đề xuất những định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ phân bón của công ty trong thời gian tới. 3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu: Phân tích tình hình tiêu thụ phân bón tại CT CPVTNN TTH và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ. Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Nghiên cứu trong phạm vi địa bàn hoạt động của công ty CP VTNN TTH. + Phạm vi thời gian: Phân tích tình hình tiêu thụ phân bón tại CT CPVTNN TTH trong giai đoạn 2007 – 2009. 4. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Phương pháp chỉ số Phương pháp so sánh Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo 2 PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ BẢN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm Theo nghĩa hẹp, tiêu thụ hàng hóa là việc chuyển dịch quyền sở hữu sản phẩm hàng hóa đã thực hiện cho khách hàng đồng thời thu được tiền hàng hóa hoặc được quyền thu tiền bán hàng. Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất, thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng… nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất. Thực tế cho thấy, thích ứng với mỗi chế quản lý kinh tế khác nhau, công tác tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng các hình thức khác nhau. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được thực hiện theo kế hoạch giao nộp sản phẩm với giá cả và địa chỉ do Nhà nước quy định. Còn trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình giải quyết cả 3 vấn đề bản cuả sản xuất kinh doanh: Sản xuất cái gì? Bằng cách nào? Sản xuất cho ai? Do vậy tiêu thụ đã trở thành vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Như vậy, tiêu thụ sản phẩm là quá trình đơn vị bán xuất giao sản phẩm cho đơn vị mua và thu được tiền hoặc được người mua chấp nhận thanh toán theo phương thức thanh toán và giá cả đã thỏa thuận về số sản phẩm đó. Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hóa. Qua tiêu thụ, sản phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển vốn. tiêu thụ mới vốn để tiến hành tái sản xuất mở rộng, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao 3 hiệu quả sử dụng vốn. Tiêu thụ ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định thành bại, là quá trình thực hiện lợi nhuận – mục tiêu số một của doanh nghiệp. 1.1.2 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là thực hiện mục đích của sản xuất hàng hoá, là đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, nó là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa một bên là phân phối, một bên là tiêu dùng. Ở các doanh nghiệp, khi các sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ, tức là nó được người tiêu dùng chấp nhận để thoả mãn một nhu cầu nào đó. Sức tiêu thụ của sản phẩm được thể hiện ở mức bán ra, uy tín của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, sự thích ứng với nhu cầu của người tiêu dùng và sự hoàn thiện các hoạt động dịch vụ. Nói cách khác, tiêu thụ sản phẩm phản ánh các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Công tác tiêu thụ sản phẩm gắn liền người sản xuất và người tiêu dùng, nó khiến các nhà sản xuất phải hiểu thêm về nhu cầu của khách hàng để các chiến lược sản xuất phù hợp, đạt hiệu quả cao. Về phương diện xã hội thì tiêu thụ sản phẩm vai trò quan trọng trong việc cân đối giữa cung và cầu. Sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ tức là quá trình sản xuất đang được diễn ra một cách trôi chảy, tránh sự mất cân đối, giữ được bình ổn trong xã hội. Đồng thời tiêu thụ sản phẩm giúp các đơn vị xác định được hướng đi của kế hoạch sản xuất của giai đoạn tiếp theo. Thông qua tiêu thụ sản phẩm thể dự đoán nhu cầu tiêu dùng của xã hội nói chung và từng khu vực nói riêng của từng loại sản phẩm. 1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ BẢN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 1.2.1 Nghiên cứu thị trường 1.2.1.1 Quan niệm về thị trường Thị trường là tập hợp những người mua – người bán hiện thực hay tiềm năng đối với một sản phẩm. 4 Quy mô của thị trường phụ thuộc vào số các cá nhân nhu cầu và những sản phẩm được người khác quan tâm đến và sẵn lòng đem đổi những sản phẩm này để lấy những cái mà họ mong muốn. Một thị trường thể hình thành xung quanh một sản phẩm, một dịch vụ hoặc bất kì một cái gì giá trị. Chẳng hạn thị trường lao động bao gồm những người cống hiến sự lao động của họ để đổi lấy lượng tiền hay sản phẩm. Thị trường tiền tệ xuất hiện để đổi lấy sự thoả mãn những nhu cầu của con người sao cho họ thể vay mượn, để dành và bảo quản được tiền bạc…. Không nên quan niệm hạn hẹp thị trường như là một địa điểm diễn ra các quan hệ trao đổi. Trong các xã hội phát triển, thị trường không nhất thiết phải là một địa điểm cụ thể. Với những phương tiện truyền thông và chuyên chở hiện đại, một nhà kinh doanh thể quảng cáo một sản phẩm trên chương trình ti vi vào giờ tối, nhận đặt hàng của hàng trăm khách hàng qua điện thoại, và gửi hàng hoá qua đường bưu điện cho khách hàng trong những ngày sau đó, mà không phải cần bất kì cuộc tiếp xúc trực tiếp nào với người mua. 1.2.1.2. Chức năng của thị trường Chức năng của thị trường thể hiểu là sự tác động bắt nguồn từ bản chất của thị trường đến quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoá giữa bên mua và bên bán, qua đó mà hình thành những quyết định về giá cả và số lượng hàng hoá được phân phối. • Chức năng thừa nhận: Như đã đề cập ở trên, quá trình trao đổi giữa người bán và người mua để thoả mãn nhu cầu được diễn ra trên thị trường. Nhà sản xuất đưa sản phẩm của mình vào thị trường với mong muốn chủ quan là để bán được nhiều hàng hoá với giá cả sao cho bù đắp được mọi chi phí đã bỏ ra và nhiều lợi nhuận. Người tiêu dùng tìm đến thị trường để mua những hàng hoá đúng công dụng, hợp thị hiếu và phù hợp với khả năng thanh toán của mình. Trong quá trình diễn ra sự trao đổi, mặc cả trên thị trường giữa đôi bên về một sản phẩm nào đó sẽ 2 khả năng xảy ra: thừa nhận hoặc không thừa nhận, tức là sản phẩm đó không phù hợp với khả năng thanh toán hoặc thị hiếu của người tiêu dùng. Điều đó sẽ làm cho quá trình tái sản xuất bị ngưng đọng và 5 không thực hiện được. Ngược lại, khi thị trường thực hiện chức năng thừa nhận tức là đôi bên đã đạt được sự thuận mua vừa bán và nhờ vậy, quá trình tái sản xuất được giải quyết một cách trọn vẹn. Và khi chức năng thừa nhận của thị trường đã hoàn thành thì kèm theo đó hành vi trao đổi và thanh toán được thực hiện, đồng thời quan hệ cân đối giữa cung và cầu được hình thành. • Chức năng điều tiết, kích thích: Thông qua sự hình thành giá cả dưới tác động của quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh trong quan hệ cung cầu sản phẩm mà chức năng điều tiết của thị trường được thể hiện. Thật vậy, số cung được tạo ra từ nhà sản xuất và số cầu được hình thành từ người tiêu dùng, giữa đôi bên hoàn toàn độc lập nhau trong quá trình thực hiện. Nhưng khi đưa ra trao đổi thì số cung và số cầu của bên bán và bên mua mới bộc lộ trạng thái mâu thuẫn. Việc giải quyết mâu thuẫn quan hệ giữa cung và cầu được thực hiện thông qua sự định giá trên thị trường giữa đôi bên. Trong quá trình định giá, chức năng điều tiết của thị trường được thể hiện bằng cách phân bổ lại lực lượng sản xuất từ ngành này sang ngành khác, từ khu vực này sang khu vực khác đối với người sản xuất, đồng thời hướng dẫn và xây dựng cấu tiêu dùng đối với người tiêu dùng. • Chức năng thông tin: Mọi hoạt động kinh tế diễn ra trên thị trường và sự vận hành chế của nó trong chế thị trường làm nảy sinh các thông tin. Trong các thông tin cần được thu nhận để ra quyết định kinh doanh cũng như tiêu dùng, một bộ phận lớn được thu thập từ thị trường. Thị trường cung cấp thông tin về cung, cầu, cấu cung cầu, quan hệ cung cầu, khả năng thanh toán, giá cả, số lượng, chất lượng sản phẩm, các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội ảnh hưởng đến quan hệ mua bán…. Từ các thông tin trên thị trường, các nhà sản xuất được các quyết định hợp lý trong việc tổ chức hoạt động kinh doanh và hạn chế những rủi ro thể gặp phải. Với người tiêu dùng , thông tin từ thị trường sẽ giúp cho họ chủ động tạo lập một cấu tiêu dùng thích hợp với khả năng thu nhập của minh Các chức năng của thị trường mối quan hệ gắn bó với nhau. Sự tách biệt các chức năng như trên tính ước lệ để tiện cho việc nghiên cứu. Trong 6 thực tế, một hiện tượng kinh tế diễn ra trên thị trường đều thể hiện đầy đủ và đan xen lẫn nhau giữa các chức năng. Tuy nhiên chỉ khi chức năng thừa nhận được thực hiện thì các chức năng khác mới phát huy tác dụng đầy đủ. 1.2.1.3. Phân đoạn thị trường Sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa làm cho của cải vật chất ngày càng tăng, song việc tiêu thụ ngày càng khó khăn, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, mâu thuẫn giữa cung và cầu ngày càng phức tạp. Trước tình hình đó buộc các nhà kinh doanh phải phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, cũng như định vị hàng hóa của doanh nghiệp để tìm ra những giải pháp tối ưu trong sự đồng nhất về nhu cầu, đặc tính, hành vi ứng xử của người tiêu dùng và thực hiện các mục đích kinh doanh của mình là tối đa hóa lợi nhuận. Trước đây các sở sản xuất kinh doanh chỉ biết sản xuất cho toàn bộ thị trường một loại sản phẩm. Sau dần, họ biết tạo ra các sản phẩm khác nhau với hi vọng các khách hàng nhu cầu khác nhau sẽ các hội lựa chọn các sản phẩm khác nhau, nên các công ty đã chủ động tạo ra các sản phẩm với mẫu mã rất đa dạng chứ họ không biết thế nào là phân đoạn thị trường để tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau như vậy. Sau này, họ thấy rằng cần phải chủ động phân chia khách hàng theo những dấu hiệu nhất định, cần nhận biết rõ những nhu cầu của họ để doanh nghiệp thể sẽ chỉ tập trung vào phục vụ một bộ phận khách hàng cụ thể. Nếu thực hiện theo chiến lược này thì chắc chắn công việc kinh doanh của các doanh nghiệp đó sẽ hết sức thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Vậy thì các doanh nghiệp đó phải biết làm thế nào để phân đoạn thị trường? Phân đoạn thị trường như thế nào để một bộ phận khách hàng của mình được phục vụ một cách thoải mái nhất. Để trả lời câu hỏi này, các nhà sản xuất phải hiểu được rằng, về thực chất việc phân đoạn thị trường là việc phân chia thị trường theo những nhóm người tiêu dùng khác nhau sẽ cho phép doanh nghiệp tập trung giải quyết, thỏa mãn một số nhu cầu nhất định. Nó là sở để xác định thị trường mục tiêu, xác định rõ giá cả, kênh phân phối và yểm trợ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm. 7 Như vậy, phân đoạn thị trường là quá trình phân chia người tiêu dùng thành từng nhóm (khúc, đoạn) trên sở những điểm khác biệt về nhu cầu, về tính cách hay hành vi. 1.2.2. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là một kế hoạch hành động của doanh nghiệp được dùng để thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phải phản ánh được các vấn đề: cấu sản phẩm và cấu thị trường tiêu thụ, khối lượng tiêu thụ sản phẩm về hiện vật và giá trị phân theo hình thức tiêu thụ, giá cả, các kênh phân phối. Trong các doanh nghiệp sản xuất, một chiến lược sản phẩm tương đối phù hợp với quá trình phát triển của thị trường. Kinh doanh thiếu sự định hướng tính chiến lược sẽ dẫn đến quá trình đầu không mục đích hoặc sai đích. Cho nên, một kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đúng đắn luôn là sở để xây dựng một kế hoạch sản xuất thích hợp. Khi xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm phải căn cứ vào 3 nội dung bản sau: Một là, căn cứ vào khách hàng: Trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong điều kiện xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ giữa các nhóm dân cư cũng ngày càng bị phân hoá, bởi thế cũng không còn thị trường đồng nhất. Để tồn tại và phát triển, mỗi doanh nghiệp thể và cần phải chiếm được các phân đoạn khác nhau của thị trường. Không chiếm được khách hàng thì doanh nghiệp không đối tượng để phục vụ và do đó cũng không thể hoạt động kinh doanh của doanh của doanh nghiệp. Do vậy, người ta nói khách hàng là sở của mọi chiến lược, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình xây dựng, triển khai và thực hiện chiến lược marketing của bất kì doanh nghiệp nào. Hai là, căn cứ vào đối thủ cạnh tranh: sở để xây dựng chiến lược kinh doanh theo căn cứ này là so sánh các khả năng của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh để tìm ra lợi thế của mình như sở vật chất, tiền vốn, uy tín của doanh nghiệp… 8 Ba là, căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp đều những mặt mạnh, mặt yếu riêng của mình, điều quan trọng khi vạch ra các chiến lược là tiêu thụ thì các doanh nghiệp phải biết khai thác các mặt mạnh và hạn chế những nhược điểm của mình. 1.2.3. Chuẩn bị hàng hoá để xuất bán Chuẩn bị hàng hóa để xuất bán cho khách hàng là hoạt động tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh trong khâu lưu thông. Công tác chuẩn bị hàng hoá để xuất bán là công tác liên quan đến các nghiệp vụ kho, là công tác khá phức tạp đòi hỏi đội ngũ nhân công khá lớn. Hàng hoá luôn trong tình trạng sẵn sàng xuất cho khách hàng, Thông thường kho hàng hoá được đặt gần nơi sản xuất hàng hoá, hàng hoá phải được chuẩn bị tỉ mỉ, cẩn thận. Cần phải sử dụng mô hình kho hợp lý để bảo quản được tốt và không bị hao phí nhiều trong quá trình bảo quản. Hàng chuẩn bị xuất bán bản phải hoàn thiện về bao bì, bao bì ngày càng trở nên quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Đủ về số lượng như trong hợp đồng quy định, mẫu mã, quy cách cũng phải làm theo yêu cầu của đối tác. 1.2.4. Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng nhiều kênh khác nhau, theo đó sản phẩm vận động từ nhà sản xuất đến hộ tiêu dùng cuối cùng. Để hoạt động tiêu thụ hiệu quả thì cần phải lựa chọn kênh tiêu thụ một cách hợp lý trên sở tính đến các yếu tố như đặc điểm sản phẩm, điều kiện vận chuyển….Căn cứ vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng sản phẩm thể được thực hiện qua các kênh gián tiếp và kênh trực tiếp. Kênh tiêu thụ trực tiếp là hình thức doanh nghiệp xuất bán thẳng sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng mà không qua một khâu trung gian nào. Kênh tiêu thụ gián tiếp là hình thức mà doanh nghiệp xuất bán sản phẩm của mình đến người tiêu dùng cuối cùng qua khâu trung gian. 1.2.5. Tổ chức các hoạt động xúc tiến yểm trợ cho công tác bán hàng Hoạt động xúc tiến bán hàng bao gồm các hoạt động nhằm tìm kiếm và thúc đẩy hội bán hàng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Xúc tiến bán hàng 9 chứa đựng trong đó các hình thức, cách thức và những biện pháp nhằm đẩy mạnh khả năng bán ra của doanh nghiệp. Xúc tiến bán hàng ý nghĩa quan trọng trong việc chiếm lĩnh thị trường và nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa trên thị trường, nhờ đó mà quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được đẩy mạnh về cả số lượng lẫn thời gian. Yểm trợ là hoạt động nhằm hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp. Xúc tiến, yểm trợ là công cụ quan trọng của marketing. Mục đích là để cho cung và cầu gặp nhau, để người bán thoả mãn tốt hơn nhu cầu của người mua. Xúc tiến, yểm trợ không chỉ hỗ trợ mà còn tác dụng tăng cường chính sách sản phẩm, giá cả và phân phối. Nó không những làm cho hàng hoá được bán nhiều hơn, nhanh hơn mà nó còn làm cho thế lực, uy tín của doanh nghiệp được củng cố. Các hoạt động xúc tiến, yểm trợ vừa khoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Nó đòi hỏi sự sáng tạo, linh hoạt, khéo léo trong quá trình thực hiện nhằm đạt những mục tiêu đã đặt ra với chi phí thấp nhất. Xúc tiến, yểm trợ bao gồm các nội dung chủ yếu sau: • Quảng cáo • Khuyến mãi • Tuyên truyền • Cổ động trực tiếp và bán hàng cá nhân 1.2.5. Tổ chức hoạt động bán hàng Bán hàng là một trong những khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Hoạt động bán hàng là hoạt động mang tính nghệ thuật, tác động đến tâm lý người mua nhằm đạt được mục tiêu bán hàng. Người bán hàng phải đặc biệt quan tâm đến tâm lý của người mua vì những bước tiến triển về tâm lý, tính chủ quan và khách quan diễn ra rất nhanh chóng trong khách hàng. Diễn biến tâm lý của khách hàng thường trải qua 4 giai đoạn: Sự chú ý→ Quan tâm hứng thú→ Nguyện vọng mua→ Quyết định mua. 10 . đã chọn đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Thừa Thiên Huế để làm 1 khoá luận tốt nghiệp của mình với. Trị, Thừa Thiên Huế, Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Bình Trị Thiên được chia thành 3 công ty: Công ty VTNN Quảng Bình, công ty VTNN Quảng Trị, công ty

Ngày đăng: 27/09/2013, 21:44

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2007 – 2009. - Khóa luận phân tích tình hình tiêu thụ phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thừa thiên huế

Bảng 1.

Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2007 – 2009 Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng 2: Tình hình vốn của công ty - Khóa luận phân tích tình hình tiêu thụ phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thừa thiên huế

Bảng 2.

Tình hình vốn của công ty Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 3: Nhu cầu phân bón của thị trường Thừa Thiên Huế năm 2009 - Khóa luận phân tích tình hình tiêu thụ phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thừa thiên huế

Bảng 3.

Nhu cầu phân bón của thị trường Thừa Thiên Huế năm 2009 Xem tại trang 27 của tài liệu.
Bảng 4: Sản lượng phân bón mua vào của công ty qua 3 năm 2007 – 2009 - Khóa luận phân tích tình hình tiêu thụ phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thừa thiên huế

Bảng 4.

Sản lượng phân bón mua vào của công ty qua 3 năm 2007 – 2009 Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 5: Giá phân bón mua vào của công ty qua 3 năm 2007-2009 - Khóa luận phân tích tình hình tiêu thụ phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thừa thiên huế

Bảng 5.

Giá phân bón mua vào của công ty qua 3 năm 2007-2009 Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 6: Sản lượng NPK của công ty qua 3 năm 2007 – 2009 - Khóa luận phân tích tình hình tiêu thụ phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thừa thiên huế

Bảng 6.

Sản lượng NPK của công ty qua 3 năm 2007 – 2009 Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 7: Chi phí sản xuất NPK của công ty qua 3 năm 2007 – 2009 - Khóa luận phân tích tình hình tiêu thụ phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thừa thiên huế

Bảng 7.

Chi phí sản xuất NPK của công ty qua 3 năm 2007 – 2009 Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 8: Tổng lượng phân bón tiêu thụ trên thị trường qua 3 năm 2007-2009 - Khóa luận phân tích tình hình tiêu thụ phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thừa thiên huế

Bảng 8.

Tổng lượng phân bón tiêu thụ trên thị trường qua 3 năm 2007-2009 Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 9: Sản lượng phân bón cung cấp cho thị trường qua các kênh phân phối qua 3 năm 2007 – 2009 - Khóa luận phân tích tình hình tiêu thụ phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thừa thiên huế

Bảng 9.

Sản lượng phân bón cung cấp cho thị trường qua các kênh phân phối qua 3 năm 2007 – 2009 Xem tại trang 40 của tài liệu.
Qua bảng 9 ta thấy, sản lượng phân bón của công ty được tiêu thụ cao nhất ở kênh cấp 2 - Khóa luận phân tích tình hình tiêu thụ phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thừa thiên huế

ua.

bảng 9 ta thấy, sản lượng phân bón của công ty được tiêu thụ cao nhất ở kênh cấp 2 Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 11: Sản lượng phân bón do các cửa hàng bán lẻ tiêu thụ - Khóa luận phân tích tình hình tiêu thụ phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thừa thiên huế

Bảng 11.

Sản lượng phân bón do các cửa hàng bán lẻ tiêu thụ Xem tại trang 42 của tài liệu.
Qua bảng 10 ta thấy số lượng các dự án tăng lên, điều đó là cho sản lượng phân bón tiêu thụ tăng lên, năm 2007 có 14 dự án, tiêu thụ được 4.808  tấn, trung bình 1 dự án tiêu thụ 343,43 tấn; năm 2008 có 15 dự án, tiêu thụ được  4.955 tấn, trung bình 1 dự á - Khóa luận phân tích tình hình tiêu thụ phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thừa thiên huế

ua.

bảng 10 ta thấy số lượng các dự án tăng lên, điều đó là cho sản lượng phân bón tiêu thụ tăng lên, năm 2007 có 14 dự án, tiêu thụ được 4.808 tấn, trung bình 1 dự án tiêu thụ 343,43 tấn; năm 2008 có 15 dự án, tiêu thụ được 4.955 tấn, trung bình 1 dự á Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 12: Sản lượng phân bón do hệ thống đại lý bán buôn và HTX tiêu thụ - Khóa luận phân tích tình hình tiêu thụ phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thừa thiên huế

Bảng 12.

Sản lượng phân bón do hệ thống đại lý bán buôn và HTX tiêu thụ Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 13: Chênh lệch giá bán ra qua từng kênh của công ty qua 3 năm 2007 – 2009 - Khóa luận phân tích tình hình tiêu thụ phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thừa thiên huế

Bảng 13.

Chênh lệch giá bán ra qua từng kênh của công ty qua 3 năm 2007 – 2009 Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 14: Biến động doanh thu tiêu thụ của công ty qua các kênh tiêu thụ - Khóa luận phân tích tình hình tiêu thụ phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thừa thiên huế

Bảng 14.

Biến động doanh thu tiêu thụ của công ty qua các kênh tiêu thụ Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 16: Doanh thu do các cửa hàng bán lẻ tiêu thụ qua 3 năm 2007-2009 - Khóa luận phân tích tình hình tiêu thụ phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thừa thiên huế

Bảng 16.

Doanh thu do các cửa hàng bán lẻ tiêu thụ qua 3 năm 2007-2009 Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng 17: Doanh thu do hệ thống đại lý bán buôn và HTX tiêu thụ qua 3 năm 2007-2009 - Khóa luận phân tích tình hình tiêu thụ phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thừa thiên huế

Bảng 17.

Doanh thu do hệ thống đại lý bán buôn và HTX tiêu thụ qua 3 năm 2007-2009 Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng 18: Doanh thu tiêu thụ của công ty qua các tháng trong 3 năm 2007 – 2009 - Khóa luận phân tích tình hình tiêu thụ phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thừa thiên huế

Bảng 18.

Doanh thu tiêu thụ của công ty qua các tháng trong 3 năm 2007 – 2009 Xem tại trang 58 của tài liệu.
Bảng 19: Khối lượng hàng tồn kho của công ty qua 3 năm 2007 – 2009 - Khóa luận phân tích tình hình tiêu thụ phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thừa thiên huế

Bảng 19.

Khối lượng hàng tồn kho của công ty qua 3 năm 2007 – 2009 Xem tại trang 60 của tài liệu.
Bảng 20: Mức độ đáp ứng các loại vật tư của công ty năm 2009 - Khóa luận phân tích tình hình tiêu thụ phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thừa thiên huế

Bảng 20.

Mức độ đáp ứng các loại vật tư của công ty năm 2009 Xem tại trang 62 của tài liệu.
Bảng 21: Một số chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty qua 3 năm 2007 – 2009 - Khóa luận phân tích tình hình tiêu thụ phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thừa thiên huế

Bảng 21.

Một số chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty qua 3 năm 2007 – 2009 Xem tại trang 65 của tài liệu.
3.3. LẬP MÔ HÌNH MA TRÂN SWOT CHO CÁC QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ PHÂN BÓN VÀ CHIẾN LƯỢC PHỐI HỢP - Khóa luận phân tích tình hình tiêu thụ phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thừa thiên huế

3.3..

LẬP MÔ HÌNH MA TRÂN SWOT CHO CÁC QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ PHÂN BÓN VÀ CHIẾN LƯỢC PHỐI HỢP Xem tại trang 76 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan