ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÔNG TY CP VTNN THỪA THIÊN HUẾ

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích tình hình tiêu thụ phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thừa thiên huế (Trang 73 - 75)

II, Chỉ tiêu hiệu quả

3.3.ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÔNG TY CP VTNN THỪA THIÊN HUẾ

VTNN THỪA THIÊN HUẾ

3.3.ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÔNG TY CP VTNN THỪA THIÊN HUẾ

THÁCH THỨC CỦA CÔNG TY CP VTNN THỪA THIÊN HUẾ

3.3.1. Điểm mạnh

• Công ty đã thiết lập được nhiều mối quan hệ mật thiết với các nhà cung ứng, đảm bảo cung cấp nguồn hàng thường xuyên, đầy đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đúng thời gian. Nhờ đó mà công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế có thể đáp ứng nhanh chóng và kịp thời nhu cầu vật tư nông nghiệp của bà con nông dân.

• Phân hỗn hợp NPK do công ty sản xuất ra đã được sự tin dùng của đông đảo bà con nông dân.

• Với hệ thống trạm, cửa hàng bán lẻ, đại lý bán buôn và các HTX được bố trí rộng khắp toàn tỉnh cùng với đội ngũ bán hàng nhiệt tình, có trách nhiệm đã giúp cho công ty thu hút được nhiều khách hàng hơn, qua đó giúp cho công ty tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn.

• Có mạng lưới kinh doanh phân bố rộng khắp cả nước, do đó đẩy mạnh được công tác tiêu thụ và tăng doanh số bán hàng.

• Ngoài những lợi ích về kinh tế, công ty cũng đã chú trọng đến các lợi ích xã hội bằng cách điều chỉnh giá sao cho phù hợp với đời sống của người dân ở các vùng miền khác nhau. Đồng thời công ty cũng đã tổ chức các cuộc chuyển giao kỹ thuật cho bà con nông dân giúp họ khắc phục được những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, đem lại thu nhập cao cho người nông dân

• Sự phối hợp giữa văn phòng công ty với những đại lý, chi nhánh ngày càng được phát huy tốt hơn.

• Cơ sở vật chất được đầu tư và tăng cường đúng hướng. • Thị trường công ty ngày càng được mở rộng.

• Mô hình quản lý của công ty phù hợp với định hướng phát triển.

3.2.2 Điểm yếu

• Tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay quá xa so với tỷ lệ 1/1, điều đó sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc vay tiền từ các ngân hàng.

• Lợi nhuận ròng hàng năm vẫn còn thấp, điều này chứng tỏ công ty làm ăn hiệu quả vẫn chưa thật sự cao.

• Do hiện nay công ty chỉ sản xuất được phân vi sinh và NPK chứ chưa sản xuất được phân lân, urê, kaly nên việc nhập khẩu các loại urê, lân, kaly đã đẩy giá thành sản phẩm lên cao làm ảnh hưởng đến việc đưa ra một mức giá thích hợp có sức mạnh cạnh tranh cho công ty.

• Giá cả các mặt hàng vật tư trên thị trường biến động rất phức tạp nên công ty muốn ổn định một mức giá cũng là điều khó khăn, vì thế công ty không ngừng công tác nghiên cứu thị trường, theo dõi những diễn biến phức tạp của thị trường, từ đó đưa ra những mức giá thích hợp với những thời kì khác nhau, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh.

• Các đối thủ cạnh tranh của công ty ngày càng có nhiều sản phẩm chất lượng tốt, giá cả phải chăng, đó cũng là những khó khăn cho công ty, đòi hỏi công ty phải luôn có những chính sách thích hợp để có thể cạnh tranh với các đối thủ, đảm bảo đem lại lợi nhuận cao cho công ty.

• Công ty kinh doanh chủ yếu trên đối tượng là bà con nông dân, đa số thu nhập thấp nên việc thu hồi vốn gặp nhiều khó khăn, điều này cũng ảnh hưởng đến nguồn vốn của công ty.

• Công ty chưa làm chủ được nguồn vốn của mình vì công ty vẫn chủ yếu hoạt động dựa trên vốn vay của ngân hàng nên hàng tháng công ty phải mất một khoản chi phí khá lớn cho việc trả lãi ngân hàng.

• Các yêu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại, phương tiện vận chuyển…công ty vẫn chưa đáp ứng thật tốt.

• Một số khuyết tật chưa được khắc phục triệt để, giao hàng chậm ảnh hưởng đến uy tín với khách hàng.

3.2.3 Cơ hội

• Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO.

• Chính trị trong nước ổn định, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

• Sự quan tâm của Nhà nước trong việc ban hành các chính sách ưu đãi và khuyến khích xuất khẩu.

• Nước ta là một nước nông nghiệp nên các hoạt động sản xuất liên quan đến nông nghiệp vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong cơ cấu các ngành, vì vậy mà công ty luôn thiết lập cho mình một chiến lược kinh doanh dài lâu phù hợp với những điều kiện thay đổi của thị trường.

• Với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời của công ty đã tạo được nhiều mối quan hệ hợp tác làm ăn lâu dài với các đối tác, giữ được số lượng lớn khách hàng truyền thống, do đó đã đem lại hiệu quả tiêu thụ cao cho công ty.

• Công ty đã giữ được uy tín, tạo dựng được niềm tin trong lòng khách hàng nên phần lớn các dự án phát triển nông thôn chủ yếu tập trung cho công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế, tạo cơ hội cho việc tiêu thụ một khối lượng lớn phân bón cho công ty.

• Sản phẩm NPK do công ty sản xuất ra đã đem lại nhiều lợi nhuận và cơ hội kinh doanh cho công ty.

• Thừa Thiên Huế là một trong 5 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền trung nên sẽ được Nhà nước quan tâm trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từ đó sẽ thu hút được nhiều khách hàng đến với sản phẩm của công ty.

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích tình hình tiêu thụ phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thừa thiên huế (Trang 73 - 75)