Khối lượng phân bón hiện có của công ty

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích tình hình tiêu thụ phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thừa thiên huế (Trang 27 - 37)

2.2.2.1 Sản lượng phân bón mua vào của công ty

Sản lượng phân bón mua vào của công ty qua 3 năm 2007-2009 được thể hiện ở bảng 4. Công ty luôn chú trọng đến việc sử dụng nguồn lực cũng như phân bổ chi phí hợp lý trong quá trình thu mua phân bón nhằm đem lại lợi ích cao nhất. Lượng phân bón mua vào như: Lân, kaly, urê không những dùng

Bảng 4: Sản lượng phân bón mua vào của công ty qua 3 năm 2007 – 2009

Danh mục phân bón

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh

Sản lượng Cơ Sản lượng Cơ cấu Sản lượng Cơ

08/07 09/08 Sản lượng (Tấn) Cơ cấu (%) Sản lượng (Tấn) Cơ cấu (%) 1. Lân 6.115 40,60 6.423 41,23 6.850 41,71 308 105,04 427 106,23 2. Kali 3.527 23,42 3.641 23,37 3.862 23,51 114 103,23 221 106,07 3. Urê 5.419 35,98 5.531 35,50 5.712 34,78 94 101,73 199 103,61 Tổng 15.061 100 15.577 100 16.424 100 516 103,43 847 105,44

để bán mà còn để dùng để sản xuất phân hỗn hợp NPK. Các mặt hàng này một phần được mua từ các nhà sản xuất trong nước, một phần phải nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên, trong tương lai cùng với sự phát triển của công nghệ, khoa học kỹ thuật thì các nhà sản xuất trong nước sẽ tạo ra những sản phẩm chất lượng cao đồng thời tiết kiệm được chi phí sẽ thay thế được tình trạng nhập khẩu như hiện nay.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy lượng phân bón mua vào của công ty có sự biến động qua 3 năm, trong 3 mặt hàng lân, kaly, urê thì phân lân là được công ty mua nhiều hơn cả, tỷ trọng cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 loại phân, chiếm 40,6% vào năm 2007, 41,23% vào năm 2008 và năm 2009 là 41,71%, sở dĩ như vậy là do giá phân lân thấp trong 3 loại phân nói trên. Không những lân là loại phân chiếm tỷ trọng cao mà nó còn tăng mạnh về sản lượng mua vào qua 3 năm: năm 2008 tăng 308 tấn so với năm 2007, tương ứng với 5,04%, năm 2009 tăng 427 tấn tương ứng với tăng 6,23% so với năm 2008.

Trong khi đó urê là loại phân tăng ít nhất qua 3 năm: 2008 tăng 94 tấn so với 2007, tương ứng với 1,73%, năm 2009 tăng 199 tấn tương ứng với tăng 3,61% so với năm 2008. Sở dĩ như vậy là do urê mua từ các nhà sản xuất trong nước và mua từ nước ngoài đều phải nhập khẩu qua các khâu trung gian, điều đó đã đẩy mức giá lên cao hơn. Tình hình chung của năm 2009 là vậy, tuy nhiên vào 2 tháng đầu năm 2009, do ảnh hưởng cuối năm 2008 là cho giá phân bón giảm hơn so với cùng kỳ, cho nên nhập khẩu phân bón ước tính tăng gần 50% so với cùng kỳ. Trong đó, đáng chú ý là nhập khẩu urê 2 tháng đầu năm ước tính tăng gần 80% về lượng, nguyên nhân là giá phân bón đầu 2009 đã giảm quá mạnh so với năm 2008 dẫn đến tình trạng doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu để bảo hoà với lượng phân bón nhập khẩu với giá cao trước đây.

Tuy nhiên, sản lượng urê mua vào vẫn chưa phải là thấp nhất trong 3 loại phân. Kaly có sản lượng mua vào thấp nhất, năm 2007 là 3.527 tấn, chiếm 23,42%; năm 2008 là 3.641 tấn, chiếm 23,37%; năm 2009 là 3.862 tấn tương ứng với 23,51%. Một trong những lý do khiến công ty mua kaly với lượng thấp nhất là

giá kaly khá cao hơn so với 2 loại phân lân và urê và kaly là mặt hàng mà công ty phải nhập khẩu hoàn toàn từ các nhà trung gian.

2.2.2.2. Biến động giá phân bón mua vào của công ty qua 3 năm 2007- 2009

Giá cả là yếu tố quan trọng góp phần vào quyết định việc mang lại lợi nhuận và sự canh tranh cho công ty. Cho nên để có một mức giá bán hợp lý thì công ty phải nỗ lực nhiều hơn trong công tác nghiên cứu thị trường nguồn hàng mua vào sao cho các mặt hàng mua vào vừa có chất lượng tốt, giá cả phải chăng để tiết kiệm chi phí cho công ty.

Tình hình giá các loại phân bón có sự biến động qua các năm. Năm 2008 có sự tăng giá so với năm 2007, cụ thể là năm 2007 giá các loại phân bón như sau: kaly: 12.500 đồng/kg, urê: 7.000 đồng/kg, lân: 2.400 đồng/kg; năm 2008, phân lân tăng thêm 350 đồng/kg, tương ứng với tăng thêm 14,58%, kaly tăng thêm 1200 đồng/kg, tương ứng với tăng 9,6%, urê tăng 1800 đồng/kg, tương ứng tăng 25,71%. Tuy nhiên giá phân bón lại có sự giảm sút hơn trong năm 2009, sở dĩ như vậy là do tác động giảm mạnh của giá dầu mỏ, bên cạnh đó nguồn cung phân bón cuối năm 2008 khá dồi dào trong khi nhu cầu phân bón còn yếu và chưa đi vào chính vụ, bên cạnh đó tình hình bão lũ phức tạp đã khiến hoạt động trồng trọt gặp nhiều khó khăn. Do vậy, cuối năm 2008 là thời điểm mà giá phân bón đã ổn định ở mức thấp nhất trong năm. Tuy nhiên từ đầu năm 2009 đến nay, giá phân bón trong nước đã có xu hướng tăng trở lại. Cụ thể, vào cuối năm 2008 giá urê ở mức 5.500 đồng/kg và đến những tháng đầu năm 2009 đã tăng lên 7.500 đồng/kg.

Thị trường phân bón trong nước từ đầu năm 2009 có sự thay đổi xu hướng về giá so với giai đoạn cuối năm 2008 là do chịu tác động tăng giá trở lại của thị trường phân bón thế giới. Từ đầu năm 2009, giá phân bón thế giới đã không ngừng tăng lên hàng tuần, hàng tháng. Đơn cử đối với phân urê đã tăng gần 2000 đồng/kg so với thời điểm cuối năm 2008.

Giá phân bón đảo chiều đã tác động khiến giá phân bón trong nước tăng nhẹ trong 2 tháng đầu năm 2009 bất chấp nguồn cung còn dồi dào và nhu cầu những ngày đầu năm còn khá yếu. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của thế giới

Bảng 5: Giá phân bón mua vào của công ty qua 3 năm 2007-2009

ĐVT: đồng/kg

Danh mục phân bón Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

So sánh 08/07 09/08 +/- % +/- % 1. Lân 2.400 2.750 2.350 350 114,58 -400 85,45 2. Kali 12.500 13.700 12.000 1.200 109,6 -1.700 87,59 3. Urê 7.000 8.800 7.500 1.800 125,71 -1.300 85,23

không lớn khi xu hướng giá phân bón tăng với tốc độ nhẹ và có thể coi là ổn định xét trên mặt bằng chung.

Quý I/2009 là thời gian cả nước trong kỳ cao điểm sản xuất vụ đông xuân, nhu cầu tiêu thụ phân bón đã tăng lên, hoạt động buôn bán, vận chuyển, phân phối phân bón đã có sự sôi động trở lại sau tình trạng ảm đạm cuối năm 2008, do vậy đã có sự nhích tăng giá phân bón trong năm 2009.

Cho nên giá phân bón năm 2009 được thể hiện ở bảng 5, giá phân lân là 2.350 đồng/kg, kaly là 12.000 đồng/kg, giá phân urê là 7.500 đồng/kg. Giá phân lân giảm 400 đồng/kg, tương ứng giảm 14,55%. Giá phân kaly giảm 1.700 đồng/kg tương ứng giảm 12,41% so với năm 2008. Giá phân urê giảm 1.300 đồng/kg tương ứng giảm 14,77%. Giá phân bón đầu vào giảm đã làm lợi cho các công ty mua vật tư, giảm khoản chi phí đầu vào, góp phần vào tăng lợi nhuận cho công ty.

2.2.2.3 Sản lượng NPK sản xuất ra của công ty

Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế là công ty sản xuất kinh doanh các loại phân bón, cho nên ngoài nhiệm vụ là kinh doanh phân bón thì công ty còn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, công ty sản xuất phân hỗn hợp NPK, để sản xuất ra loại phân này thì cần phải có 3 loại đơn phân: lân, kaly, urê là những nguyên liệu chủ yếu. Cho nên việc thu mua các loại phân lân, kaly, urê không những chỉ phục vụ cho bà con nông dân mà còn để sản xuất phân tổng hợp NPK. Hiện nay công ty đã sản xuất ra hơn 20 loại phân NPK, là những loại phân rất phù hợp với từng loại đất, từng loại cây trồng cho nên rất được bà con nông dân ưa chuộng. Qua bảng số liệu 5 ta thấy được rằng tổng số liệu NPK sản xuất ra hàng năm đã có sự gia tăng. Cụ thể năm 2007 là 5.811 tấn, năm 2008 là 5.913 tấn, tăng 102 tấn tương ứng với tăng 1,76% so với 2007, năm 2009 là 6.824 tấn, tăng 911 tấn tương ứng với tăng 15,41% so với năm 2008.

Trong các loại NPK thì NPK 16.16.8 là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số hơn 20 loại phân mà công ty sản xuất ra. Điều này chứng tỏ loại

Bảng 6: Sản lượng NPK của công ty qua 3 năm 2007 – 2009

Danh mục phân bón

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh

Sản Sản Sản 08/07 09/08 +/- % +/- % 1. NPK 16.16.8 1.522 26,19 1.527 25,82 1.729 25,23 5 100,33 202 113,23 2. NPK 10.10.5 1.194 20,55 1.197 20,24 1.581 23,17 3 100,25 384 132,08 3. NPK 20.20.5 1.140 19,62 1.145 19,36 1.441 21,12 5 100,44 296 125,85 4. NPK khác 1.955 33,64 2.044 34,58 2.073 30,38 89 104,55 29 101,19 Tổng sản lượng sản xuất 5.811 100,00 5.913 100,00 6.824 100,00 102 101,76 911 115,41

phân này được tiêu thụ tốt trên thị trường, đặc biệt loại phân này rất phù hợp với các loại cây cho giá trị cao như cafe, cao su, hồ tiêu, cho nên được bà con đầu tư vào phân bón và chăm sóc. Sự tín nhiệm đó của bà con đã được thể hiện thông qua sản lượng của công ty qua các năm: 2007: 1.522 tấn; năm 2008: 1.527 tấn, tăng thêm 5 tấn tương ứng với 0,33% so với năm 2007, năm 2009 là 1.792 tấn tăng 202 tấn, tương ứng với tăng 13,23% so với năm 2008.

Sau mức sản lượng cao của NPK 16.16.8 là sản lượng của NPK 10.10.5. Năm 2007, sản lượng là 1.194 tấn; năm 2008 là 1.197 tấn, tăng 3 tấn tương ứng với 0,25% so với năm 2007; năm 2009 là 1.581 tấn tăng 384 tấn tương ứng với tăng 32,08%

NPK 20.20.5 cũng có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2007 là 1.140 tấn; năm 2008 là 1.145 tấn, tăng 5 tấn tương ứng với 0,44% so với 2007; năm 2009 là 1.441 tấn, tăng 296 tấn tương ứng tăng 25,85% so với năm 2008. Cùng với xu hướng đó các loại phân NPK khác cũng có sự gia tăng nhưng chưa ồ ạt nhưng cũng đã góp phần làm tăng tổng sản lượng NPK của công ty. Sản lượng tăng qua các năm chứng tỏ sản phẩm đã có vị trí trên thị trường, điều đó sẽ là động lực thúc đẩy công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như các kế hoạch về giá cho phù hợp với thị trường.

2.2.2.4 Chi phí sản xuất NPK của công ty qua 3 năm 2007 – 2009

Cùng với sự biến động tăng qua 3 năm của sản lượng NPK đã làm cho chi phí sản xuất của NPK cũng gia tăng theo qua các năm. Chi phí sản xuất thể hiện quá trình đầu tư cho sản xuất để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu phân bón cho thị trường cả về số lượng lẫn chất lượng.

Tổng chi phí qua 3 năm lần lượt như sau: Năm 2007 là 48.825,81 triệu đồng; năm 2008 là 57.437,37 triệu đồng; năm 2009 là 60.632,77 triệu đồng; năm 2008 tăng thêm 8.611,56 triệu đồng so với năm 2007 tương ứng vơi 17,64%; năm 2009 tăng thêm 3.195,4 triệu đồng, tương ứng với tăng 5,56% so với năm 2008. Trong đó chi phí nguyên vật liệu luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất: năm 2007 là 42.420,30 triệu đồng chiếm 86,88% trong tổng chi phí sản xuất; năm 2008 là 49.919,25 triệu đồng chiếm 86,91%; năm 2009 là 52.495,85 triệu đồng, chiếm 86,58%. Sở dĩ như vậy là vì công ty luôn mở rộng sản xuất nhằm tăng cường sản

lượng bán ra trên thị trường, đặc biệt để tạo lòng tin và uy tín cho khách hàng, công ty đã không ngừng nghiên cứu để sản xuất ra nhiều loại phân hỗn hợp NPK với những chức năng khác nhau phù hợp với từng loại cây trồng. Đồng thời để sản phẩm có chất lượng cao hơn, công ty đã tăng cường tỷ lệ đạm, lân, kaly có trong hỗn hợp NPK làm cho sản phẩm ngày càng hoàn thiện và có chất lượng đảm bảo, có khả năng cạnh tranh so với các mặt hàng cùng loại ở một số đơn vị khác. Chính vì điều này đã làm cho chi phí phân bón mua vào dùng cho hoạt động sản xuất không ngừng tăng lên qua các năm và chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí sản xuất.

Sau chi phí nguyên vật liệu thì chi phí về khấu hao TSCĐ cũng là một khoản chi phí lớn, có tỷ trọng lần lượt qua 3 năm là: Năm 2007: 4.671,63 triệu đồng chiếm 9,57%; năm 2008 là 5.216,27 triệu đồng chiếm 9,08%; năm 2009 là 5.456,95 triệu đồng chiếm 9%. Năm 2008 tăng 544,64 triệu đồng tương ứng với 11,66% so với năm 2007; năm 2009 tăng thêm 240,68 triệu đồng tương ứng với tăng 4,61% so với năm 2008. Mức khấu hao TSCĐ tăng lên qua 3 năm là do công ty không ngừng gia tăng sản xuất làm cho một số máy móc thiết bị ngày càng bị hao mòn, hư hỏng cần được sửa chữa. Mặt khác giá trị sử dụng của TSCĐ cũng giảm dần theo thời gian, số lượng phân bón sản xuất ra, điều này cũng làm mức khấu khao TSCĐ tăng lên qua các năm.

Cuối cùng là chi phí về công lao động, do số lao động trong công ty có xu hướng gia tăng qua các năm đã kéo theo chi phí lao động tăng lên. Năm 2007, chi phí dành cho lao động là 1.235,74 triệu đồng, chiếm 2,57% trong tổng chi phí sản xuất; năm 2008 là 1.637,52 triệu đồng, chiếm 2,85% trong tổng chi phí sản xuất; năm 2009 là 1.934,19 triệu đồng, chiếm 3,19% trong tổng chi phí sản xuất; năm 2008 chi phí lao động tăng thêm 401,78 triệu đồng, tương ứng với 32,51% so với năm 2007; năm 2009 tăng lên 296,67 triệu đồng tương ứng với tăng thêm 18,12% so với năm 2008. Sỡ dĩ có sự gia tăng này là do tiền lương của công nhân viên tăng lên qua 3 năm, mặt khác để khuyến khích công nhân viên làm việc hăng say, công ty đã không ngừng khen thưởng, bồi dưỡng và tăng lương cho người lao động. Chi phí này tăng lên qua 3 năm

Bảng 7:Chi phí sản xuất NPK của công ty qua 3 năm 2007 – 2009

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh

Giá trị Cơ Giá trị Cơ Giá trị Cơ 08/07 09/08

+/- (triệu đồng) Cơ cấu (%) +/- (triệu đồng) Cơ cấu (%) Tổng chi phí 48.825,81 100 57.437,37 100 60.632,77 100 8.611,56 117,64 3.195,4 105,56 1. Nguyên vật liệu 42.420,30 86,88 49.919,25 86,91 52.495,85 86,58 7.498,95 117,68 2576,6 105,16 2. Khấu hao TSCĐ 4.671,63 9,57 5.216,27 9,08 5.456,95 9,00 544,64 111,66 240,68 104,61 3. Công lao động 1.235,74 2,53 1.637,52 2,85 1.934,19 3,19 401,78 132,51 296,67 118,12 4. Chi phí khác 498,14 1,02 664,33 1,16 745,78 1,23 166,19 133,36 81,45 112,26

đã chứng tỏ công ty kinh doanh ngày càng có hiệu quả và đời sống của cán bộ công nhân viên đã được cải thiện hơn.

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích tình hình tiêu thụ phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thừa thiên huế (Trang 27 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w