1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức chăn nuôi bò của nông hộ ở xã cam thành huyện cam lộ tỉnh quảng trị

56 1,8K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 599 KB

Nội dung

Tuy nhiên trước đây, phần lớn bà con nông dân trong huyện chăn nuôi theo hình thức quảng canh, chăn thả tự do nên hiệu quả mang lại không cao, thiếu kinh nghiệm và kiến thức, chưa ápdụng

Trang 1

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cam Lộ là huyện thuộc vùng gò đồi, có nhiều lợi thế trong việc phát triểnchăn nuôi gia súc, đặc biệt là chăn nuôi trâu bò Tuy nhiên trước đây, phần lớn

bà con nông dân trong huyện chăn nuôi theo hình thức quảng canh, chăn thả tự

do nên hiệu quả mang lại không cao, thiếu kinh nghiệm và kiến thức, chưa ápdụng tiến bộ kỹ thuật về giống, quy trình chăn nuôi nên hiệu quả đạt được cònthấp Hơn nữa tình trạng trâu bò thả rông đã phá hoại nhiều loại cây trồng và hoamàu của bà con nông dân, nhất là rừng trồng và cây cao su Bên cạnh đó việckiểm soát dịch bệnh trên đàn gia súc rất khó và dễ lây lan trên diện rộng

Để khắc phục tình trạng đó, từ năm 2004 đến nay, trạm Khuyến nông, Hộinông dân huyện Cam Lộ và các chương trình dự án đã triển khai mô hình trồng

cỏ nuôi bò theo hướng thâm canh và được đông đảo hội viên hưởng ứng tíchcực Từ mô hình này đã giúp cho nhiều hội viên mở ra hướng đi mới làm ăn, xoáđói giảm nghèo [18]

Điển hình trong phong trào này là ở những địa phương thuộc vùng gò đồinhư Cam Thành, Cam Chính, Cam Nghĩa Nhiều hộ gia đình đã có thu nhậphàng chục triệu đồng mỗi năm từ mô hình trồng cỏ nuôi bò, đặc biệt có nhiều hộ

đã vươn lên thoát nghèo [9]

Tuy nhiên, trên thực tế việc ứng dụng các mô hình được như mong muốn ,

do vậy ở địa phương các xã trên v ẫn tồn tại nhiều phương thức chăn nuôi bòkhác nhau, do việc quyết định phương thức nuôi khác nhau ở các nông hộ

Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi đã tiến hành đề tài nghiên cứu “Một sốyếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức chăn nuôi bò của nông

hộ ở xã Cam Thành huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị”

Trang 2

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu thực trạng chăn nuôi bò ở xã Cam Thành, huyện Cam lộ,Quảng Trị

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phương thức nuôi bò của nông hộ ở

xã Cam Thành

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1 Vài nét về nông hộ và kinh tế nông hộ

Nông hộ là hình thức kinh tế cơ bản của nông nghiệp Tại cuộc hội thảoquốc tế lần thứ tư về quản lý nông trại tại Hà Lan 1980, các đại biểu nhất trírằng: Hộ là một đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất, tái sản xuất,đến tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác Với ý nghĩa đó hộ gia đình nông dân

là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức tổ chức cơ sở của nông nghiệp [3]

Hộ nông dân có các đặc trưng sau: (i) Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế

cơ sở, vừa là đơn vị sản suất, vừa là đơn vị tiêu dùng; (ii) Quan hệ giữa tiêu dùng

và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ từ cấp hoàn toàn đến sản xuấthàng hoá hoàn toàn; (iii) Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còntham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau khiếncho khó giới hạn thế nào là một hộ nông dân [3]

Hộ nông dân là đơn vị kinh tế chủ yếu đóng vai trò quyết định đối với sảnxuất nông nghiệp và nông thôn, việc tham gia vào quá trình sản xuất nói lên kinh

tế hộ đã tỏ ra ưu thế hơn so với các hình thức tổ chức khác, chính vì vậy cho nênđến nay chưa có hình thức nào có thể hay thế kinh tế hộ trong lĩnh vực nôngnghiệp, nông thôn

Đặc trưng bao trùm của kinh tế nông hộ là các thành viên trong nông hộlàm việc một cách tự chủ, tự nguyện vì lợi ích kinh tế của bản thân và gia đìnhmình Mặt khác, kinh tế nông hộ nhìn chung là nền sản xuất nhỏ mang tính tự

Trang 3

cấp tự túc hoặc sản xuất hàng hoá với năng suất lao động thấp nhưng lại có vaitrò quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp ở các nước đangphát triển nói chung và nước ta nói riêng [3].

Sự phát triển của kinh tế hộ có ảnh hưởng rất lớn đến việc ra quyết địnhcủa hộ có hay không đầu tư vào các công nghệ và mức công nghệ họ có thể tiếpnhận được do bởi người dân ra quyết định trên cơ sở cái họ có Như trong sảnxuất nông nghiệp muốn phát triển yếu tố không thể thiếu là đất đai, vốn, laođộng… khó mà thành công trong công tác chuyển giao một tiến bộ kỹ thuật nào

đó nếu hộ nông dân đó thiếu nguồn lực trên Và khi so sánh giữa hai nhóm hộ cóđiều kiện nguồn lực khác nhau thì hộ nào có nguồn lực tốt hơn sẽ có khả nănglĩnh hội cũng như quá trình chuyển giao thuận lợi hơn

2 Vị trí, vai trò của ngành chăn nuôi bò

Từ xa xưa, con người đã biết thuần hoá và nuôi dưỡng các loài động vậthoang dã, trong đó có trâu bò, để phục cho các lợi ích khác nhau Cùng với sựtiến hoá xã hội loài người, chăn nuôi trâu bò ngày càng phát triển và đa dạng vềquy mô, chủng loại, phương thức Ngày nay, chăn nuôi bò chiếm một vị trí hếtsức quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong ngành chăn nuôinói riêng bởi các lợi ịch thiết thực mà nó mang lại Cũng giống như các loài nhailại khác như dê, cừu, trâu bò có khả năng sử dụng và chuyển hoá thức ăn xanh (các loài rau, cỏ tự nhiên, cỏ trồng ), các phế phụ phẩm công nông nghiệp ( rơmlúa, bã sắn, ngọn mía, bẹ và lá ngô, dây khoai lang ) có giá trị hàng hoá rất thấphoặc thậm chí không có giá trị hàng hoá, thành năng lượng sức kéo, thịt sữa -nguồn dinh dưỡng quý giá cho con người, Bò có khả năng sử dụng, đồng hoá cácchất chưa nitơ phi prôtêin như urê, amoniac và biến chúng thành prôtêin của cơthể Sở dĩ bò có khả năng này là nhờ cấu tạo dạ dày 4 túi, trong đó có dạ cỏ rấtphát triển với hệ sinh vật rất phong phú

Chăn nuôi bò giúp khai thác tối ưu các nguồn lợi tự nhiên (đồng bãi chănthả) và nguồn lợi con người (lao động phụ, dư thừa) trong một khu vực hay một

Trang 4

 Chăn nuôi bò giúp cung cấp thịt, sữa cho nhu cầu con người.

Thịt bò được xếp vào nhóm “thịt đỏ”, có giá trị dinh dưỡng cao Từ thịt bòngười ta có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon, bổ Chính vì vậy, trên thị trường,thịt bò luôn đắt hơn các loại gia súc khác như lợn, dê

Giá trị dinh dưỡng của thịt chủ yếu là nguồn prôtêin Đó là loại prôtêinhoàn thiện, chứa tất cả các axít amin cần thiết cho cơ thể Thịt bò cũng chứa cácthành phần khác, trong đó có mỡ Chính mỡ trong thịt làm cho nó vừa có giá trịnăng lượng cao vừa góp phần tăng hương vị thơm ngon của thịt

Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng của thịt bò và thịt heo

Loại thịt Thành phần hoá học

( Nguồn:nuôi trâu bò ở nông hộ và nông trại, TS Phùng Quốc Quảng trang 6)

Ngoài ra, thịt bò còn cung cấp sữa cho con người Sữa được xếp vào thựcphẩm cao cấp vì sự hoàn chỉnh dinh dưỡng của nó và rất dễ tiêu hoá Sữa là loạithực phẩm quý đối với con người, đặc biệt là đối với trẻ em, người già yếu, ốmđau, người lao động nặng nhọc hoặc làm việc trong môi trường độc hại Sữa đápứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể về axít amin không thể thay thế, axít béokhông no, các chất khoáng (đặc biệt canxi và phốt pho) và các vitamin

 Cung cấp phân bón cho cây trồng

Phân bò là loại phân hữu cơ có khối lượng và giá trị đáng kể Hàng ngày,mỗi con bò trưởng thành thải ra 10 – 20 kg phân, mỗi năm thải ra 3-5 tấn phânnguyên chất

Ở nước ta Phân bò được sử dụng làm phân bón cho trồng trọt rất phổ biến,đáp ứng 50% - 70% nhu cầu phân hữu cơ trong nông nghiệp

Trang 5

Ngoài ra, chăn nuôi bò còn cung cấp sức kéo cho nông nghiệp, vậnchuyển, cung cấp các phụ phẩm giết mổ cho công nghiệp và thủ công mỹ nghệnhư trống, da làm đế giày, thắt lưng, yên xe, các loại đai da , lông bò làm bànchải mỹ nghệ chuyên lau các thiết bị máy quang học, sừng bò làm trâm, cài,lược, cúc áo, các đồ trang trí, kim đan, móc áo

3 Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chăn nuôi bò

Nhìn chung, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chăn nuôi bò, có thể xếpvào 3 nhóm nhân tố chính sau: nhóm nhân tố tự nhiên, nhóm kinh tế xã hội vànhóm nhân tố kỹ thuật

 Nhóm nhân tố tự nhiên

Đó là các yếu tố khách quan thuộc môi trường môi sinh, chúng liênquan trực tiếp đến khả năng thích ứng và cho năng suất của vật nuôi Về cơ bản,con người không thể thay đổi các yếu tố này mà chỉ có nghiên cứu lựa chọn vậtnuôi có khả năng thích ứng tốt với điều kiện tự nhiên cụ thể của địa phương,đồng thời có biện pháp nhằm lợi dụng các yếu tố có lợi và hạn chế tối đa tácđộng bất lợi đối với vật nuôi

 Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội

- Chính sách phát triển chăn nuôi của xã: đây là nhân tố mang định hướngquan trọng, giúp người chăn nuôi có thể có được các hỗ trợ tối ưu từ phía nhàNước như hỗ trợ con giống, tập huấn kỹ thuật, cho vay ưu đãi để phát triển chănnuôi Về phía người chăn nuôi, cần tìm hiểu, cập nhật các chủ trương phát triển

cụ thể của địa phương để có thể thay đổi cơ cấu chăn nuôi phù hợp và tận dụngcác ưu đãi từ phía chính quyền địa phương

- Vốn: vốn là yếu tố cần thiết, biểu hiện mức độ đầu tư của chủ thể chănnuôi và khả năng thâm canh của họ Đối với những gia đình có tiềm lực về vốnlớn, cần thiết lập kế hoạch sản xuất cụ thể nhằm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư.Đối với những gia đình hạn chế về nguồn vốn tự có, cần khả năng huy động vốn

Trang 6

từ nhiều nguồn khác nhau sao cho đáp ứng nhu cầu về vốn và giảm chi phí trả lãiđến mức thấp nhất.

- Lao động: như đã nêu ở phần trước, chăn nuôi có thể tận dụng được laođộng nhàn rỗi trong gia đình Tuy nhiên việc tổ chức lao động phù hợp nhằm đạthiệu quả sử dụng cao là cần thiết

- Tổ chức và quản lý sản xuất: yếu tố này thuộc về năng lực của ngườichăn nuôi Việc tổ chức sản xuất là tổng hợp về tổ chức sử dụng vốn, lao động,

tư liệu sản xuất, các yếu tố đầu vào kết hợp với nhu cầu cụ thể của từng vậtnuôi Người có khả năng quản lý sản xuất, đặc biệt là sản xuất quy mô trang trạicần tiến hành mở sổ sách ghi chép thu chi và quản lý, theo dõi hằng ngày để cókịp thời phát hiện những vấn đề nảy sinh và có biện pháp giải quyết tốt nhất

- Nhân tố thị trường: đây là nhân tố hết sức quan trọng, ngày càng đượcquan tâm khai thác Thị trường lớn, giá cả ổn định ở mức cao sẽ thúc đẩy ngườichăn nuôi mở rộng quy mô sản xuất và ngược lại Để có thể khai thác tốt trường,người dân cần tiến hành công tác xúc tiến thị trường trước khi lập kế hoạch sảnxuất, tránh tình trạng bị ép giá hay khó khăn trong khâu tiêu thụ

 Nhóm nhân tố kỹ thuật

Đó là các nhân tố về kỹ thuật trong chăn nuôi bò Để chăn nuôi đạt hiệuquả, người chăn nuôi cần phải nắm rõ quy trình kỹ thuật và các yêu cầu cụ thểtrong chăn nuôi bò Vấn đề này người chăn nuôi có thể liên hệ trực tiếp với trạmkhuyến nông, khuyến lâm huyện, cán bộ thú y xã, hội nông dân, các chươngtrình của bạn nhà nông, gương sản xuất tiêu biểu trên các phương tiện thông tinđại chúng hoặc tìm mua các sách báo kỹ thuật chăn nuôi bò… Hiện nay, hầu hếtngười dân mới chỉ chăn nuôi theo kinh nghiệm truyền thống, do vậy hiệu quả thuđược chưa cao, do đó cần đổi mới cách nhìn nhận và tiếp cận với các kỹ thuậthiện đại sẽ là giải pháp tốt trong nâng cao hiệu quả chăn nuôi

Trang 7

4 Các hình thức chăn nuôi bò hiện nay

Căn cứ vào mức độ đầu tư cho chăn nuôi hiện nay có thể chia thành 4phương thức chăn nuôi chính: phương thức thả rông, chăn thả, bán chăn thả, bánthâm canh

4.1 Phương thức thả rông (TR)

Đây là phương thức chăn thả truyền thống, lâu đời của người dân phảnứng trình độ lạc hậu trong sản xuất Với phương thức này, người chăn nuôi hạnchế đến mức thấp nhất việc đầu tư chi phí, chủ yếu tận dụng diện tích đồng cỏ vàthảm thực vật tự nhiên Gia súc được khoanh vùng cô lập, ăn cỏ và trú ẩn dướitràng cây che bóng Mức độ đầu tư chỉ dừng lại ở chi phí giống và công thămnuôi định kỳ, công vận chuyển đàn Phương thức này khá phổ biến trong mộtthời gian dài tại đồng cỏ lớn, đặc biệt là ở khu trung du, miền núi, và vùng sâu,nơi sản xuất chưa thực sự phát triển Đây là phương thức chăn nuôi kém bềnvững nhất xét cả mặt kinh tế, xã hội lẫn môi trường môi sinh, rũi ro cao và tácđộng kìm hãm đến các ngành kinh tế khác như: bò phá rẫy, nương trồng trọt củangười dân Hiện nay cùng với sự phát triển của mặt bằng dân trí, phương thứcnày đã bị thu hẹp đáng kể, đặc biệt là sau khi quy định cấm chăn nuôi thả rônggia súc của nhà nước ban hành

4.2 Phương thức chăn thả hoàn toàn (CTHT)

Thực chất là phương thức thả rông có sự giám sát của người chăn nuôi.Đây là sự thay đổi của các hộ nuôi trong quản lý đàn bò của gia đình, hạn chế rũi

ro và gây mất mỹ quan khu dân cư Chi phí cho chăn nuôi thấp, bao gồm côngchăn dắt và chi phí chuồng trại tạm bợ, vật liệu rẻ tiền mau hỏng như: dây thừng,cọc tre nhỏ, mái tranh cột nhỏ… Nhờ có sự chăt chẽ của người chăn dắt nên hìnhthức này có thể mở rộng phạm vi nuôi, bao gồm vùng sâu vùng xa, vùng trung

du miền núi, vùng ven đô thị, nông thôn… nơi có đồng cỏ tự nhiên đũ cho nhucầu của vật nuôi

4.3 Phương thức bán chăn thả (BCT)

Trang 8

Đây là bước chuyển giữa phương thức chăn nuôi quảng canh sang dần đầu

tư thâm canh Lề lối truyền thống vẫn còn thông qua việc chăn thả bán thời gian.Thêm vào đó, người chăn nuôi đã chú trọng đến khâu chăm sóc vật nuôi như:đầu tư xây dựng chuồng trại bán kiên cố, hàng rào, chăm sóc thú y, bổ sung thức

ăn phụ phẩm nông nghiệp như: thân ngô, đọt sắn, dây khoai lang, rơm, bả mía,

xơ mít, các loại quả có nước… Phương thức này thể hiện sự thay đổi phù hợpvới điều kiện mới: công nghiệp, hiện đại hoá gắn với đô thị hoá thành thị vànông thôn, phạm vi chăn thả thu hẹp Phương thức chăn nuôi này khá tiến bộ:một mặt đảm bảo sức sản xuất của vật nuôi, mặt khác tận dụng phế phụ phẩmtrong nông nghiệp, biến quy trình sản xuất nông hộ thành chu trình khép kín,giảm chi phí chăn nuôi Tuy nhiên, phương thức này chưa đạt đến trình độ sảnxuất hàng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm Trong điều kiện nông hộ nước

ta giai đoạn 2006 -2008 đây là phương thức các nông hộ áp dụng khá phổ biếntrên mọi miền đất nước

4.4 Phương thức bán thức bán thâm canh (BTC)

Phương thức này gần đây được người dân mạnh dạn áp dụng và ngàycàng nhân rộng, đặc biệt hộ có tiềm lực kinh tế lớn, có quy mô đàn cao và địnhhướng phát triển sản xuất theo kiêu hàng hoá Hình thức này đang dần khỏi vượtquy mô hộ và hình thành ở quy mô trang trại từ hàng chục đến hàng trăm con

Có thể nói, đây là phương thức chăn nuôi bò tiến bộ nhất tính thời điểm đến nay.Nguồn thức ăn tự nhiên đựơc chuyển từ thức ăn chủ yếu sang nguồn thức ăn bổsung Thay vào đó các hộ chăn nuôi đã đầu tư các loại thức ăn tinh như: cámgạo, bột sắn và các chế phẩm công nghiệp như: rỉ mật, urê, thức ăn khoáng…Mức đầu tư còn thể hiện ở khâu kiến thiết chuồng trại kiên cố, đúng quy trình kỹthuật, lai tạo giống mới, chăm sóc theo đối tượng… Với chủ trương lai hoá đàn

bò nuôi, phương thức này đang khuyến khích mở rộng các tỉnh thành của cảnước Mặc dù chi phí chăn nuôi cao hơn phương thức cũ nhưng chất lượng bònuôi đã đáp ứng nhu cầu càng cao của thị trường Hình thức này thể hiện nănglực sản xuất của các hộ dân đã và đang cải thiện đáng kể

Trang 9

Ngoài ra các trung tâm nghiên cứu nhân giống các quốc gia như Viện chănnuôi cấp tỉnh, thành phố, các trạm thí nghiệm của trường đại học chuyên ngànhnông nghiệp, các trang trại chuyên môn hoá… còn có hình thức nuôi côngnghiệp, mức độ đầu tư thâm canh rất cao.

5.Tình chăn nuôi bò trên thế giới

Trong các loại gia súc, cừu chủ yếu nuôi lấy sữa, lông; trâu lấy sức kéongoài cũng dùng làm thịt nhưng không được ưu chuộng Do vậy, bò với các ưuthế về vốn có về chất lượng thịt, sữa chuyển hoá vật phẩm rẻ tiền thành vật phẩm

có hàm lượng dinh dưỡng cao, đáp ứng phần lớn nhu cầu của con người, đã trởthành con vật được ưu chuộng Sự tồn tại phát triển chăn nuôi bò gắn liền với sảnxuất nông nghiệp và trình độ khai thác, sử dụng đất đai Đầu tiên chăn nuôi bòphổ biến với phương thức chăn thả du mục trên đồng cỏ cao nguyên bao la

Sau cách mạng công nghiệp đến nay trình độ máy móc công nghệ ngàycàng đổi mới kéo theo sự thay đổi về nhìn nhận và quan điểm Chăn nuôi đượcxem là ngành khoa học với quy luật vận động riêng có Xu hướng thâm canh, tạođiều kiện sống phù hợp với quy luật của vật nuôi lan rộng Các trang trại quy môlớn xuất hiện, con người kết hợp hợp lý giữa thức ăn tự nhiên và thức ăn chếbiến công nghiệp

Điển hình nuôi bò hình thức lấy sữa như ở Hà Lan, Newzeland, Úc… Tạicác trang trại này chăn nuôi được tự động hoá hoàn toàn từ khâu sản xuất bao góivận chuyển lần thị trường: người dân mua thẻ cung cấp thịt sữa cho chính quyền.Quy mô nuôi càng lớn thì hộ nuôi mua nhiều thẻ tiêu thụ thịt bò và phụ phẩm từ

bò, dưới sự giám sát quản lý chặt chẻ của chính quyền Như vậy, quyền lợi ngườidân được đảm bảo Mặt khác, chất lượng bò tiêu thụ đồng đều, độ an toàn cao.Đến khâu chăn nuôi, hệ thống máng ăn tự động, máy vắt sữa tự động, bình quân

5 phút vắt được sữa cho 100 con bò, hệ thống máy chưng cất sữa, hầm đông lạnh

và bệ sữa tự động, tránh hao tổn đến mức thấp nhất

Trang 10

Đây là phương thức nuôi phù hợp ở các quốc gia phát triển trên thế giới có

cơ sở hạ tầng đảm bảo Với quy mô hàng vạn con trên một trang trại, chi phíbình quân trên đầu gia súc được thu nhỏ đáng kể Do vậy vẫn đảm bảo lợi nhuậncao cho chủ thể chăn nuôi Các quốc gia đang phát triển và phát triển ở Châu Á,Châu Phi, Châu Mỹ Latinh thì chăn nuôi quy mô nhỏ, phân tán trong các nông

Bảng2: Tình hình chăn nuôi bò trên thế giới

Châu Phi 120.253,5 125.048,7 132.601,0 134.988,1 136.406,3Châu Mỹ 322.777,6 322.635,9 321.078,4 334.725,8 351.627,5Châu Âu 488.621,1 475.078,8 482.651,0 489.295,7 497.133,4

Châu Đại

Dương

(Nguồn: Website: http://www.isgmard.org.vn/ )

Chăn nuôi bò thế giới phát triển vượt bậc như vậy chủ yếu là do sự giatăng nhu cầu tiêu thụ thịt bò Hiện nay dân số thế giới tiêu thụ thịt bò khá lớn.Theo báo cáo của tổ chức Nông lương thế giới: Năm 2008, bình quân lượng thịt

bò đầu người là 38,2 kg/năm Trong đó mức tiêu thụ cao nhất là Châu Âu và

Trang 11

Châu Đại Dương với 47,5 kg/năm Tại Việt Nam, mức tiêu thụ chỉ đạt 1,38kg/năm Điều này phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam.

6 Tình hình chăn nuôi bò tại Việt Nam

Nước ta là một nước nông nghiệp truyền thống với 78% dân số làm nghềnông Trồng trọt là ngành chiếm vị thế chủ đạo, cụ thể là trồng lúa nước Trướcđây, tại các cánh đồng rộng lớn, rơm chủ yếu thu hoạch nhằm làm chất đốt chosinh hoạt hoặc đốt đồng để bổ sung dinh dưỡng cho đất Các sản phẩm trồng trọtkhác khi thối hỏng đổ đi tại các bãi cỏ, trìa ao, ven đê Trải qua thời gian, conngười nhận ra rằng đã lãng phí một tiềm lực thức ăn tự nhiên khá lớn, đồng thờigây ô nhiễm môi trường do bụi tro, mùi úng thối và rác thải tồn đọng, gây mất

mỹ quan sinh cảnh nông thôn

Do vậy, chăn nuôi bò được phát triển để tận dụng thức ăn sẵn có tự nhiên.Tuy nhiên, mức độ ổn định và chất lượng nguồn thức ăn ngày càng giảm dothiếu sự chăm bón của con người và thu hẹp nhanh chóng của đất đai Hiện nay,

cỏ trồng đã được nhiều người dân trồng thử nghiệm và đưa vào sản xuất với haigiống chính là cỏ voi và cỏ sả Tiếp đến là đầu tư trong công tác lai tạo giống, kỹthuật chăm sóc và thú y, chất lượng đàn bò tăng cao

Nhìn chung, chăn nuôi bò Việt Nam phát triển không đồng đều ở các vùngmiền trong cả nước Chăn nuôi bò ở miền Bắc Trung Bộ và Vùng Duyên HảiMiền Trung phát triển hơn ở miền Bắc và miền Nam thể hiện ở số lượng đàn bòqua các năm nó chiếm gần 40% số lượng bò của cả nước nhưng trong nhữngnăm gần đây số lượng bò có giảm so với các năm trước thể hiện rõ ở biểu đồ sau

Bảng 3: Biểu đồ phần trăm của các vùng về chăn nuôi bò qua các năm

từ (2001 – 2008)

Trang 12

trung du và miền núi phía Bắc

đồng bằng sông hồng

( Nguồn:Số liệu từ cục thống kê Việt Nam 2009)

Trang 13

7 Tình hình đàn bò ở huyện Cam Lộ-tỉnh Quảng Trị

Cam lộ là huyện luôn có số lượng dần bò đưng thứ tự trong 10 huyện thịcủa tỉnh theo thống kê từ năm 2000 đến năm 2008 ở bảng sau:

Bảng 4 : Số lượng bò phân theo huyện/thị xã

Nhìn chung số lượng đàn bò trên trên toàn tỉnh giảm từ năm 2007 đến

2008, riêng huyện Cam Lộ số lượng đàn bò năm 2008 giảm 15.804% so với nămtrước

Trang 14

Trong quá trình triển khai mô hình, Hội Nông dân huyện đã đứng ra tínchấp cho hội viên vay vốn ưu đãi, tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng cỏ, nuôi bò, hỗtrợ hàng chục tấn cỏ giống để hội viên trồng và nhân giống Thông qua hội,Chương trình phát triển nông thôn Quảng Trị và Trung ương Hội Nông dân đã

hỗ trợ gần 180 con bò, trong đó có 20 con giống lai sind cho hội viên nghèo pháttriển kinh tế và hiện nay đã chuyển được 72 con bê cho72 hộ nghèo khác Đặc biệt, để thực hiện tốt chương trình cải tạo đàn bò của huyện, đầu năm

2008, được sự hỗ trợ của Chương trình Phát triển nông thôn Quảng Trị, HộiNông dân huyện đã đưa về 3 tấn cỏ giống VA 06 cho 200 hội viên trồng để nhângiống Sau một thời gian triển khai trồng cho thấy đây là giống cỏ có ưu điểmvượt trội so với các giống cỏ khác như lá to, thân mềm, hàm lượng chất dinhdưỡng, năng suất rất cao, phù hợp đặc điểm thời tiết, khí hậu ở địa phương, đặcbiệt giống cỏ này bò rất thích ăn.[16]

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hộ chăn nuôi bò ở xã Cam Thành và cán bộ nông nghiệp xã Cam Thành, cán bộ trạm khuyến nông huyện Cam Lộ, cán bộ phòng nông nghiệp huyện Cam Lộ

2 Nội dung nghiên cứu

2.1 Tình hình cơ bản của xã Cam Thành, huyện Cam lộ, tỉnh Quảng Trị

 Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội chung của xã

 Tình hình chăn nuôi bò ở xã

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phương thức nuôi bò của nông hộ

Trả lời được câu hỏi vì sao mà hộ lại chon phương thức chăn nuôi đó?

Có hai yếu tố ảnh hưởng :

Trang 15

 Yếu tố khách quan

 Yếu tố chủ quan

3 Phương pháp nghiên cứu

- Thu thập các số liệu thứ cấp:

Các số liệu được thu thập từ các tài liệu đã công bố như Niên giám thống

kê của các cấp, số liệu tổng hợp điều tra nông nghiệp nông thôn, các tài liệu, báocáo của các cơ quan chuyên ngành và của các cấp chính quyền

Ngoài ra, các báo cáo khoa học và kết quả nghiên cứu của nhiều tác giảcông bố trên các sách báo, tạp chí chuyên ngành chăn nuôi, nông nghiệp, tàichính, Website, cũng được sử dụng làm nguồn tài liệu thứ cấp

- Thu thập số liệu sơ cấp:

Thu thập số liệu sơ cấp bằng bảng hỏi bán cấu trúc Tổng số hộ điều tratheo bảng hỏi là 30 hộ, được điều tra 7/ 16 thôn Sở dĩ chọn như vậy vì những lí

do sau: Địa bàn xã trai dài và rộng nhiều vùng đường xá đi lại khó khăn cách trở,

có nhiều thôn trong xã không nuôi hoặc có số lượng nuôi bò rất ít Một lí doquan trọng khác đó là ở xã việc lựa chọn phương thức chăn nuôi mang tính chấttheo thôn đặc trưng, với số lượng hộ nuôi theo phương thức dó chiếm đa số

+ Tiêu chí chọn mẫu điều tra, nghiên cứu

Đặc điểm hộ chăn nuôi bò tại các điểm nghiên cứu (xã) bao gồm nhiềuloại hộ khác nhau (khá, trung bình, nghèo) với nhiều phương thức chăn nuôikhác nhau Việc chọn mẫu điều tra cần phải phải mang tính đại diện cho các loại

hộ và với các điều kiện sản xuất khác nhau Do vậy, các tiêu chí chọn hộ điều tralà:

 Phải là những hộ có chăn nuôi bò

 Có đủ các phương thức chăn nuôi đặc trưng của vùng như: Bán thâmcanh, bán chăn thả và chăn thả hoàn toàn

Trang 16

 Bao gồm cả 3 loại hộ: Khá, trung bình, nghèo (các hộ được phân loạitheo tiêu chuẩn mới của Bộ Lao động thương binh và xã hội).

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Tình hình cơ bản của xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị

1.1.Điều kiện tự nhiên

1.1.1 Vị trí địa lý

Trong nền kinh tế thị trường sản xuất hàng hóa hiện nay vị trí địa lý củađịa bàn sản xuất đóng vai trò hết sức quan trọng Nó ảnh hưởng trực tiếp tới quátrình sản xuất cũng như trong vận chuyển tiêu thụ sản phẩm đặc biệt là trong lĩnhvực sản xuất nông nghiệp Cụ thể là: Nếu địa phương nào đó có vị trí địa lí là nơitrung tâm được nhiều người biết đến, đồng thời là nơi dễ dàng để giao lưu đượcvới các địa phương khác thì chắc chắn địa phương đó sẽ có nhiều cơ hội để pháttriển nền kinh tế của mình, xã Cam Thành cũng là vùng như vậy, địa bàn xã cóquốc lộ 9 đi qua là con đường huyết mạch để giao lưu hàng hóa giữa các huyệntrong tỉnh, cũng như với các quốc gia như Lào, Thái Lan…,không chỉ vậy nó còngiúp việc giao lưu văn hóa kinh tế xã hội giữa các thôn, vùng trong xã đượcthuận lợi

Xã có toa độ địa lý nằm trong khoảng: 16046' 48'' - 160 57' 30'' Vĩ độ bắc,

1070 10' - 1070 11'00'' Kinh độ đông, xã có ranh giới hành chính tiếp giáp vớivới xã Cam Tuyền huyện Cam Lộ ở Phía Bắc, phía Nam giáp xã Cam Chính vàCam Nghĩa huỵện Cam Lộ, phía Đông giáp với thị trấn Cam Lộ, phía Tây giáp

xã Hướng Hiệp huyện Đakrông

Trang 17

Hình 1 : Bản đồ hành chính huyện Cam Lộ

Xã Cam Thành thuộc huyện Cam Lộ - tỉnh Quảng Trị có tổng diện tích tựnhiên là 4431,96 ha, nằm về phía Tây Nam huyện Cam Lộ, địa bàn xã nối vớihuyện lị Cam Lộ và thành phố Đông Hà thông qua quốc lộ 9 Trung tâm xã cáchThị trấn Cam Lộ 10km

Xã có 16 thôn gồm có: Tân Tường, Quật Xá, Tân Xuân 1, Tân Xuân 2,Cam Phú 1, Cam Phú 2, Cam Phú 3, Tân Phú, Phan Xá, Phường Cội, Tân Mỹ,Tân Trang, Tân Định,Thượng Lâm, Phước Tuyền, Ngô Đồng

1.1.2 Địa hình

Địa hình của xã Cam Thành thuộc hai tiểu vùng:

- Phía Tây thuộc tiểu vùng địa hình đồi núi thoải lượn sống, độ cao trungbình 50- 100m so với mặt nước biển, được hình thành bởi các dải đồi núi và khesuối liên tiếp nhau, có độ dốc tương đối lớn, bị chia cắt mạnh bởi các dải đồi núi

Trang 18

liên tiếp nhau, có độ dốc tương đối lớn và thấp dần từ Tây sang Đông Tiểu vùngđịa hình này thích hợp cho phát triển lâm nghiệp.

- Phía Đông thuộc tiểu vùng địa hình bằng, thấp Đây là địa hình phần lớn

có độ dốc dưới 50 Tiểu vùng này thuận lợi cho việc phát triển da dạng cây trồngnông nghiệp, nhất là cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày

1.1.3 Khí hậu

Khí hậu của xã giống khí hậu đặc trưng của tỉnh, lượng mưa trung bìnhnăm của huyện/vùng là 2400mm với mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 3năm sau và mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 nhiệt độ từ 250C - 350C

1.1.4 Đất đai và thuỷ văn

- Đất đai: Cam Thành có các loại đất chính sau

+ Đất phù sa: Bao gồm các loại đất phù sa båi ( Pb), phù sa không đượcbồi ( P), phù sa Glây ( Pg), phù sa có tầng loang lổ ( Pf) và phù sa ngòi suối,được phân bố chủ yếu ở vùng ven sông Hiếu Loại đất nay có tầng canh tác dày,giàu dinh dưỡng, phần lớn thích hợp với trồng cây lương thực, cây mùa vụ câycông nghiệp ngắn ngày

+ Nhóm đất đỏ vàng trên đá Bazan: Bao gồm đất nâu đỏ trên đáBazan( FK), đất nâu vàng trên đá Bazan ( Fu), đất nâu vàng trên phù sa cổ( Fp),đất đỏ vàng trên đá sét( Fs), đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fj) và đất vàng trên đácát( Fq) Nhóm đất này chủ yếu phân bố ở vùng phía Tây của xã Loại đất nàythích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày, nhất là hồ tiêu, cao su, cà phê

+ Nhóm đất xám: Phân bố rải rác ở trong địa bàn xã Diện tích chiếmkhoảng 90% diện tích tự nhiên của xã Ngoài các nhóm đất chủ yếu nói trên còn

có các loại đất như đất thung lũng, đất xói mòn trơ sỏi đá nhưng diện tíchkhông lớn, chỉ chiếm khoảng 10% diện tích tự nhiên

* Thuỷ văn:

Trang 19

Sông suối trên địa bàn xã có mật độ khá cao Đáng chú ý là có hệ thốngsông Hiếu chảy qua địa bàn xã với nhiều phụ lưu Mực nước sông Hiếu vàotháng cao nhất đạt 1,58m, tháng thấp nhất 0,03m ( Hmax = 3,31m; Hmin =0,27m) Lưu lượng bình quân Qtb = 30,7m, mùa lũ Ql = 121,23m3/s và mùa khôkiệt Qk = 8,69m3/s.

Nguồn nước mặ trên địa bàn xã còn có các đập hồ chứa như: Nghĩa Hy,Phan Xá… khá thuận lợi cho việc phát triển thuỷ lợi và sinh hoạt cho dân cư.Tuy nhiên các sông, suối qua địa bàn ngắn, dốc và lượng mưa phân bố khôngđều nên dòng chảy càng phân bố không điều hoà, vào mùa khô kiệt lượng dòngchảy chỉ chiếm 30% tổng lượng dòng chảy trong năm

Nguồn nước ngầm mạch nước nông Qua khảo sát, phân tích chất lượngnước ở các giếng của hộ gia đình toàn xã, khoảng 85% giếng nước hộ gia đìnhnguồn nước bị nhiểm vôi nặng, đặc biệt vào mùa khô nguồn nước giếng có độcứng từ 250mg/l – 300mg/l ( Theo TCVN cho phép tổng Ca+ = 150mg/l )

Nhìn chung những nguồn nước của xã mặc dù khá dồi dào Tuy nhiên lưulượng trong mùa khô kiệt, cũng như chất lượng nước sinh hoạt của hộ gia đìnhkhông đáp ứng chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân

1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Cam Thành

1.2.1 Dân số, lao động của xã

Theo số liệu điều tra năm 2007 toàn xã có 1832 hộ và 7281 khẩu chiếm16,11% tổng dân số toàn huyện Được chia thành 16 thôn và có 9 cơ quan, đơn

vị đóng quân trên địa bàn xã, dân cư phân bố trải dài theo quốc lộ 9 với chiều dài

là 17 km

Số nhân khẩu trung bình của một hộ gia đình là: 4 người/hộ, mật độ dânsố: 169 người/km2, tỉ lệ tăng dân số: 0,960% (Năm 2010), lao động chính của

xã : 2.355 người, lao động phụ: 1.567 người

1.2.2 Điều kiện kinh tế của xã

Trang 20

Điều kiện kinh tế quy định sự phát triển về mọi mặt của xã, mức sống dân

cư và hàng loạt các vấn đề xã hội khác, là cơ sở thực hiện thành công sự côngnghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn

Để thấy được tình hình phát triển kinh tế của người dân trong xã ta xemxét bảng sau:

Bảng 5: Tình trạng kinh tế đói nghèo của xã năm 2009

Phân loại kinh tế

(Nguồn: UBND xã Cam Thành, năm 2011)

Thu nhập bình quân hộ nghèo: Dưới 200.000đ/ tháng/ người (tiêu chí của

Bộ LĐTBXH Kết quả phân loại hộ năm 2006)

Tỉ lệ hộ còn nghèo của xã vẫn còn khá cao, mặc dù nhiều năm qua đã cónhiều chương trình dự án về xóa đói giảm nghèo nhưng số lượng hộ nghèo giảmkhông đáng kể năm 2009 vẫn còn 12,06%, có lẽ do ở xã có điều kiện tự nhiênthuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp đặc biệt là cây công nghiệp nên tỉ lệ hộkhá tương đối cao Và với những thuận lợi như vậy thì đời sống người dân sẽngày được cải thiện trong thời gian tới

Tổng thu nhập của xã năm 2010 (giá thực tế năm 2010 ) đạt 71,6 tỉ đồngđạt chỉ tiêu so với kế hoạch 117,37% ( kế hoạch 61 tỉ đồng)

* Thu nhập từ Nông lâm nghiệp của xã năm 2010

Trang 21

- Sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp là ngành sản xuất chính của xã Thế mạnh sản xuấtnông nghiệp là phát triển cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày Những nămqua với những định hướng phát triển kinh tế của xã và nhân dân rất tích cực khaithác tiềm năng đất đai, ứng dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật, phát triển các câytrồng nông nghiệp đa dạng: Lạc, lúa, khoai/sắn, hồ tiêu, cao su… đã đưa sảnlượng các cây trồng nông nghiệp tăng

- Về chăn nuôi

Cơ cấu con nuôi ngày càng da dạng hơn, ngoài các con nuôi truyền thốngnhư trâu bò, lợn gà, vịt, nhân dân đang chú trọng phát triển đầu tư các loại connuôi mới như nhím, lợn Vânpa Toàn xã có tổng số 150 con trâu, 2338 bò, 2217lợn, 15 con lợn Vânpa ,dê 545 con, thỏ 5000 con và 8000 con gia cầm

- Sản phẩm lâm nghiệp

Sản phẩm chính của rừng cung cấp cho sinh hoạt hàng ngày chủ yếu là củiđun ước tính năm 2008 toàn xã có 3000 Ster, khoảng 70% tổng số củi khai thácđược sử dụng trong xã, số còn lại được bán ra thị trường Với nhận thức tầmquan trọng của sản xuất lâm nghiệp, trên địa bàn của xã đã có một số hộ gia đình

đã mạnh dạn đầu tư phát triển trồng rừng, đến nay có hộ gia đình đã có nguồnthu nhập từ khai thác gổ từ rừng trồng Vườn ươm sản xuất cây giống tại xã( Vườn của Doanh nghiệp tư nhân Tân Thành) đảm bảo sản xuất cung cấp giốngcho ngườì dân trồng rừng hàng năm về số lượng và loài (các loại Keo, Trầmhương )[11]

* Thu nhập từ Thương mại dịch vụ và tiểu thủ công nghiêp của xã năm 2010 đạt 23 tỷ đồng

- Dịch vụ ngành nghề tiểu thủ công ngiệp:

Các hoạt động thương mại – dịch vụ ngành nghề tiểu thủ công nghiêp cóchiều hướng phát triển tích cực Trong những năm qua, việc khai thác lợi thế của

Trang 22

tuyến đường Quốc lộ 9, Khu vực tân lâm, Trung tâm thị trấn huyện lị Cam Lộ vàThành phố Đông Hà… đã góp phần thúc đẩy thương mại – dịch vụ và các ngànhnghề tiêu thủ công nghiệp phát triển, góp phần đáng kể vào việc giải quyết việclàm cho nhiều hộ gia đình và tăng thu nhập kinh tế hộ.

Thu nhập từ các nguồn khác đạt 20 tỉ đồng như hoạt động kinh doanhbuôn bán và chế biến trên địa bàn, đặc biệt là nông sản đã góp phần rất trongtổng giá trị thu nhập của ngành

* Cơ cấu các nghành trong tổng giá trị

Nhìn vào cơ cấu ngành của một vùng một địa phương ta có thể biết tìnhtrạng phát triển kinh tế của vùng đó

Biểu đồ 1: Cơ cấu các ngành trong tổng giá sản xuất của xã

Biểu đồ cơ cấu ngành trong tổng giá trị sản

xuất của xã Cam Thành

39.94%

32.12%

TTCN-TMDVNgành khác

(Nguồn: UBND xã Cam Thành, năm 2011)

Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy rằng ở xã thì ngành nông lâm ngư vẫn

là chủ đạo chiếm tỉ trọng lớn, nhưng tỉ lệ chiếm không quá cao chỉ 39,94% hơnngành tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ chỉ 7,82% không quá nhiều,

và tỉ lệ cơ cấu các nghành ở xã tương đối bằng nhau, đây là một tín hiệu đángmừng chứng tỏ xã Cam Thành đang cân bằng dần cơ cấu các ngành, giảm dần tỉ

Trang 23

trọng nông lâm ngư tăng thương mại dịch vụ và công nghiệp, đây là điều màkhông phải địa phương nào cũng làm được.

1.2.3 Cơ sở hạ tầng

- Đường giao thông: địa bàn xã có tuyến đường Quốc lộ 9 đi qua, có ýnghĩa rất quan trọng về kinh tế - xã hội đối với Huyện nói chung và xã CamThành nói riêng Ngoài ra còn có các đường liên thôn phục vụ đi lại cho nhândân trong sự phát triển kinh tế- xã hội

- Thuận lợi: Xã có hệ thống kênh mương kiên cố hoá dài 2,5 km lấy nước

từ hồ Nghĩa hy (xã Cam Hiếu) đến các thôn Phan Xá, Tân Định phục vụ tưới cho16,5ha lúa, hệ thống kênh mương dài 1,5 km từ hồ Phan Xá (do quân đội thuộc

Sư đoàn 968 xây dựng đã phục vụ cho sinh hoạt của bộ đội ), trạm bơm điện ởthôn Quật Xá phục vụ tưới cho cây lạc và lúa với diện tích 40 ha

Nhìn chung việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứngyêu cầu Năng lực tưới tiêu của các công trình thuỷ lợi trên địa bàn chỉ mới đảmbảo tưới diện tích lúa vụ Đông Xuân, còn vụ Hè Thu chỉ đáp ứng được một phần

do hệ thống kênh mương chưa hoàn thiện, cũng như chất lượng về nguồn nướcgiếng sinh hoạt của hộ gia đình vẫn không đảm bảo sức khoẻ cho người dân

Hệ thống điện cơ bản đã đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và đời sốngcho nhân dân Đến nay các thôn đã có điện lưới quốc gia, xã có 2 Trạm Y tế( trạm Tân Tường và Tân Phú 3) phục vụ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân

Trường học: toàn xã có 3 trường tiểu học, 2 trường trung học cơ sở, 1trường phổ thông trung học, duy trì chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở,trẻ vào lớp 1 đạt 100%, vào mẫu giáo chiếm 95%, học sinh tốt nghiệp trung học

cơ sở đạt 97,8%, tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 93,6%

1.3 Tình hình chăn nuôi bò của xã

Trang 24

1.3.1 Tình hình chung về chăn nuôi của xã Cam Thành

Với lợi thế địa hình vùng đồi núi, bán sơn địa nên chăn nuôi là ngành chủlực tại địa phương Thực tế những kết quả mà ngành chăn nuôi của địa phương

đã đạt được đã thể hiện điều đó Ngành chăn nuôi của xã ngày càng phát triển,đóng góp phần lớn vào tổng giá trị sản xuất của xã Bên cạnh các vật nuôi truyềnthống, nhân dân cùng với xã còn nghiên cứu thử nghiệm các giống vật nuôi mớinhư nhím, hươu nai, lợn rừng lai,… làm phong phú thêm cơ cấu đàn Thêm vào

đó, được sự hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức quốc tế, các chương trình dự án,giúp cho nhiều người dân đã có khả năng mở rộng quy mô, giống vật nuôi …nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống của người dân

Bảng 6: Tình hình chăn nuôi của xã giai đoạn 2007 – 2010

Trang 25

Tổng đàn trâu, bò hiện có 2011, trong đó đàn bò là 1973 con tăng so vớinăm trước là 58 con, đàn bò tăng cả về số lượng và chất lượng Qua 3 năm thựchiện dự án đã có 337 bò cái được phối giống nhân tạo và đã có 175 bê lai được rađời đạt chất lượng và phát triển tốt Năm 2010 đàn bò cái được thụ tinh nhân tạo

là 96 con đạt 115% kế hoạch Đàn trâu có xu hướng giảm do đồng cỏ chăn nuôigiảm mạnh để chuyển đổi trồng cây công nghiệp và hình thức thả rong khôngngười chăn giử nên không kiểm soát được dịch bệnh và thường xảy ra mất mátkhi thả vào rừng

Đàn lợn hiện có 2516 con, nái có 170 con Có 15 hộ nuôi lợn theo mô hìnhgia trại và trang trại có qui mô từ 50 con đến 200 con, bên cạnh đó một số vậtnuôi được nhân dân phát triển có hiệu quả như:

Đàn nhím hiện có 64 con tăng hơn năm trước 35 con và đã xuất chuồngbán ra thị trường 6 con, nuôi nhím đem lại hiệu quả kinh tế cho bà con rất caonhưng hiện đang phát triển rất chậm Vì đây vẫn là vật nuôi lạ đòi hỏi chi phí đầu

tư ban đầu khá cao

Hiện nay 1 số hộ chăn nuôi lợn rừng lai trên địa bàn cũng đã mang lại hiệuquả kinh tế khá cao Công tác thú y đã được xã quan tâm, đặc là chỉ đạo trongphòng chống dịch bệnh Tuy nhiên do ý thức của hộ chăn nuôi chưa cao, đội ngũthú y của xã còn yếu và thiếu nên công tác tiêm phòng đạt tỉ lệ thấp, không đảmbảo được an toàn dịch bệnh cho gia súc gia cầm

Trong tháng 11 dịch lở mồm long móng xảy ra tại các thôn Tân Định, Tân

Mỹ, Quật Xá đã gây thiệt hại đến đàn trâu bò của nhân dân, nguyên nhân chủyếu là do không chú trọng đến công tác tiêm phòng[15]

Nhìn chung, ngành chăn nuôi của xã ngày càng phát triển, đóng góp phầnlớn vào tổng giá trị sản xuất của xã Bên cạnh các vật nuôi truyền thống, nhândân cùng với xã còn nghiên cứu thử nghiệm các giống vật nuôi mới như nhím,lợn rừng lai… làm phong phú thêm cơ cấu đàn Thêm vào đó, được sự hỗ trợ của

Trang 26

nhà nước và các tổ chức quốc tế, nhiều người dân đã có khả năng mở rộng quy

mô, giống vật nuôi… nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống

Bò được xem là vật nuôi chủ lực, đem lại nguồn thu lớn, không chỉ cóchăn nuôi để lấy thịt mà bò còn là con vật giúp người dân cày kéo để sản xuấtcây trồng ở xã như lạc, ngô, sắn, lúa , do vậy cần có nhiều biện pháp tác độnghơn nữa từ cơ quan ban ngành liên quan và nhà kỹ thuật để giúp cho chăn nuôi

bò tại xã tiếp tục đạt hiệu quả cao trong thời gian sắp tới

1.3.2 Tình hình phát triển đàn bò của xã

Địa bàn của xã rất dàn trải và rất nhiều thôn, tùy vào lịch sử hình thành vàđiều kiện tự nhiên khác nhau mà tình hình phát triển chăn nuôi cũng khác nhaunhư thôn Phường Cội mới được thành lập, hình thành khu định cư mới nên sốlượng bò vẫn còn hạn chế Còn các thôn như Ngô Đồng, Tân Trang, Tân Định ởgần đường quốc lộ 9 cũng như gần với thị trấn Cam Lộ, điều kiện đất đai cónhiều hạn chế nên việc phát triển chăn bò vẫn thấp chỉ vài chục con, hai thôn có

số lượng bò nhiều nhất xã là thôn Quật Xá và Thượng Lâm vì hai thôn này códân số đông, diện tích rừng thả và diện tích đất nông nghiệp, bãi chăn thả rộngnên việc phát triển bò gặp nhiều thuận lợi Điều đó được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 7 : Số lượng đàn trâu bò trên địa bàn xã

Trang 27

Nguồn: Trưởng trạm thú y xã Cam Thành-2011

Được nhìn nhận là một trong những thế mạnh phát triển sản xuất của

xã, chăn nuôi bò trong những năm qua bò luôn là gia súc dẫn đầu về sốlượng, và được xem là một địa phương có số lượng lớn của huyện,vì vậy bò

đã được chính quyền địa phương quan tâm phát triển Một mặt, xã huy độngtiềm lực trong dân, khuyến khích các hộ có điều kiện chuyển sang chăn nuôi

bò Mặt khác, xã đề ra các kế hoạch phát triển chăn nuôi cụ thể bằng cáchliên kết với các tổ chức như trạm khuyến nông huyện, trạm thú y huyện vàcác tổ chức khác, các chương trình dự án về phát triển nông thôn, các đoànthể địa phương như hội nông dân, hội phụ nữ… nhằm tạo điều kiện hỗ trợ về

kỹ thuật, vốn, con giống, cỏ trồng… giúp bà con thúc đẩy sản xuất Nhờ vậytrong năm qua chất lượng đàn bò tăng rõ rệt tuy số lượng có giảm

Bảng 8: Tình hình phát triển đàn bò của xã qua 3 năm 2008– 2009-2010

Trang 28

+/-Tổng đàn bò 2388 1973 1915 -415 -587

Bò lai

Bò cái được phối

(Nguồn: UBND xã Cam Thành, 2011) Tổng đàn bò của xã năm 2008 là 2388 con, năm 2009 là 1973 con giảm

415 con Năm 2010 đàn bò giảm xuống 1915 con so với 2009

Bò thịt là vật nuôi mang lại thu nhập hàng năm cho nông hộ Do vậy, đâyluôn là mục tiêu chăn nuôi mà các nông hộ mong muốn đạt đến và không ngừngnâng cao số lượng, phẩm chất đàn Song trong 3 năm 2008, 2009, 2010 số lượng

bò thịt liên tục giảm do dịch bệnh xảy và một nguyên nhân chính đó là hầu hếtdiện tích đồng cỏ chăn nuôi và một phần rừng được chuyển đổi sang để trồngcây cao su Chất lượng đàn bò được cải thiện rỏ rệt, số lượng bò lai không ngừngtăng lên theo từng năm, năm 2008 chỉ là 150 con nhưng năm 2009 là 494 con vànăm 2010 là 669 con Bên cạnh phương pháp thụ tinh truyền thống những nămqua số lượng bò cái được thụ tinh nhân tạo để lai với các giống bò ngoại giúp cảitạo đàn bò liên tục tăng, có được những thành quả đó là do chương trình cải tạođàn bò được triển khai, sự phấn đấu cố gắng của chính quyền địa phương vàngười dân

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1].Lê Văn An, Phương pháp nghiên cứu nông thôn, Trường Đại học nông lâm Huế, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu nông thôn
[2].Nguyễn Xuân Bả, Bài giảng chăn nuôi trâu bò, Trường Đại học nông lâm Huế, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng chăn nuôi trâu bò
[3].Lâm Quang Huyên, Kinh tế hộ và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Việt Nam, NXB trẻ 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế hộ và kinh tế hợp tác trong nông nghiệpViệt Nam
Nhà XB: NXB trẻ 2002
[4].Kế hoạch phát triển rừng của xã Cam Thành Khác
[5].Tổng cục thống kê, Niêm giám thống kê Việt Nam năm 2004, NXB Thống kê Hà Nội, 2004 Khác
[6].Tổng cục thống kê, Kết quả tổng điều tra nông nghiệp và nông thôn 1994, NXB thống kê, Hà Nội, 1995 Khác
[7].Báo cáo kinh tế xã hội xã Cam Thành năm 2008 [8].Báo cáo kinh tế xã hội xã Cam Thành năm 2009 [9].Báo cáo kinh tế xã hội xã Cam Thành năm 2010 Khác
[10].Báo cáo công tác chăn nuôi, phối giống, tiêm phòng gia súc gia cam của xã qua các năm Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng của thịt bò và thịt heo - một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức chăn nuôi bò của  nông hộ ở xã cam thành huyện cam lộ tỉnh quảng trị
Bảng 1 Thành phần dinh dưỡng của thịt bò và thịt heo (Trang 4)
Bảng 4 : Số lượng bò phân theo huyện/thị xã - một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức chăn nuôi bò của  nông hộ ở xã cam thành huyện cam lộ tỉnh quảng trị
Bảng 4 Số lượng bò phân theo huyện/thị xã (Trang 13)
Bảng 6: Tình hình chăn nuôi của xã giai đoạn 2007 – 2010 - một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức chăn nuôi bò của  nông hộ ở xã cam thành huyện cam lộ tỉnh quảng trị
Bảng 6 Tình hình chăn nuôi của xã giai đoạn 2007 – 2010 (Trang 24)
Bảng 7 : Số lượng đàn trâu bò trên địa bàn xã - một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức chăn nuôi bò của  nông hộ ở xã cam thành huyện cam lộ tỉnh quảng trị
Bảng 7 Số lượng đàn trâu bò trên địa bàn xã (Trang 26)
Bảng 8: Tình hình phát triển đàn bò của xã qua 3 năm 2008– 2009-2010 - một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức chăn nuôi bò của  nông hộ ở xã cam thành huyện cam lộ tỉnh quảng trị
Bảng 8 Tình hình phát triển đàn bò của xã qua 3 năm 2008– 2009-2010 (Trang 27)
Bảng 12: Tỷ lệ áp dụng tiêm phòng dịch bệnh của các thôn trên địa - một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức chăn nuôi bò của  nông hộ ở xã cam thành huyện cam lộ tỉnh quảng trị
Bảng 12 Tỷ lệ áp dụng tiêm phòng dịch bệnh của các thôn trên địa (Trang 31)
Bảng 9: Tình hình đất đai của các  hộ điều tra được tính theo thôn - một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức chăn nuôi bò của  nông hộ ở xã cam thành huyện cam lộ tỉnh quảng trị
Bảng 9 Tình hình đất đai của các hộ điều tra được tính theo thôn (Trang 33)
Bảng 10: Tình hình đất đai của hộ điều tra tính theo phương chăn nuôi - một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức chăn nuôi bò của  nông hộ ở xã cam thành huyện cam lộ tỉnh quảng trị
Bảng 10 Tình hình đất đai của hộ điều tra tính theo phương chăn nuôi (Trang 34)
Bảng 11: Tình hình nhân khẩu, lao động và trình độ học vấn của các hộ - một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức chăn nuôi bò của  nông hộ ở xã cam thành huyện cam lộ tỉnh quảng trị
Bảng 11 Tình hình nhân khẩu, lao động và trình độ học vấn của các hộ (Trang 35)
Bảng dưới đây thể hiện những yếu tố cản trở hoạt động chăn nuôi bò của địa phương - một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức chăn nuôi bò của  nông hộ ở xã cam thành huyện cam lộ tỉnh quảng trị
Bảng d ưới đây thể hiện những yếu tố cản trở hoạt động chăn nuôi bò của địa phương (Trang 38)
Bảng 14: Phương thức chăn nuôi bò trước đây của hộ điều tra - một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức chăn nuôi bò của  nông hộ ở xã cam thành huyện cam lộ tỉnh quảng trị
Bảng 14 Phương thức chăn nuôi bò trước đây của hộ điều tra (Trang 40)
Bảng 16: Phương thức chăn nuôi bò hiện tại ở các hộ điều tra - một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức chăn nuôi bò của  nông hộ ở xã cam thành huyện cam lộ tỉnh quảng trị
Bảng 16 Phương thức chăn nuôi bò hiện tại ở các hộ điều tra (Trang 42)
Bảng 17: Thống kê các yếu tố mà hộ đã chọn không tính theo thư tự - một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức chăn nuôi bò của  nông hộ ở xã cam thành huyện cam lộ tỉnh quảng trị
Bảng 17 Thống kê các yếu tố mà hộ đã chọn không tính theo thư tự (Trang 44)
Bảng 18: Các yếu tố ảnh hưởng tính theo thứ tự ưu tiên - một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức chăn nuôi bò của  nông hộ ở xã cam thành huyện cam lộ tỉnh quảng trị
Bảng 18 Các yếu tố ảnh hưởng tính theo thứ tự ưu tiên (Trang 47)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w