4. BIỆN PHÁP VÀ GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH 1 Các nhóm biện pháp
4.1.2. Nhóm biện pháp giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hộ
4.1.2.1. Thực hiện “4 biết” và “3 hoạt động” * Giải thích
Qua khảo sát thực tế các trường trung học phổ thông thuộc chương trình 135 tỉnh Kiên Giang, chúng tôi ghi nhận biện pháp này của một Chị Bí thư xã.
Thực hiện “4 biết là”: Học sinh nghỉ học 01 buổi giáo viên chủ nhiệm biết, học sinh nghỉ học 02 buổi nhà trường biết, học sinh nghỉ học 03 buổi phụ huynh học sinh biết, học sinh nghỉ học 04 buổi chính quyền địa phương biết để có biện pháp ngăn chặn học sinh bỏ học.
Thực hiện “3 hoạt động” là “Đi vô từng ấp, tấp vô từng nhà, rà vô từng học sinh bỏ học” đây là phương pháp xuất phát từ một xã thuộc chương trình 135 ở Nam bộ. Muốn vận động học sinh bỏ học trở lại lớp, những người có trách
nhiệm không phải ở cơ quan, đơn vị kêu gọi mà phải đi vào thực tế những nơi khó khăn nhất, vùng sâu vùng xa, vùng thuộc chương trình 135 để tìm hiểu đời sống người dân, nhất là phải vào những gia đình có học sinh học tìm hiểu thấu đáo nguyên nhân và đề ra biện pháp vận động học sinh trở lại lớp hiệu quả nhất.
* Mục đích của biện pháp
Nhà trường, gia đình và xã hội cùng có trách nhiệm trong việc nuôi dạy, giáo dục học sinh trở thành con ngoan, trò giỏi, thành những người có ích cho xã hội và là chủ nhân tương lai của đất nước. Các biện pháp phải mang tính đồng bộ giữa ba môi trường giáo dục, đồng thời phối hợp nhịp nhàng giữa các tổ chức có liên quan trong xã hội, có tính khả thi cao và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học phổ thông vùng sâu, vùng xa, vùng thuộc chương trình 135. Có sự phân công nhiệm vụ cụ thể của các lực lượng trong xã hội. Góp phần vào việc quản lý được học sinh không chỉ ở trong nhà trường mà cả ngoài nhà trường về học tập, nhất là chống tình trạng mê chơi, lêu lỏng và bỏ học.
* Giải pháp thực hiện
Chống học sinh bỏ học là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cấp ủy, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể chính trị xã hội. Xem đây là tiêu chí đánh giá chất lượng của cơ sở đảng cũng như các tổ chức chính quyền.
Xem sự nghiệp giáo dục là của toàn xã hội, huy động cả hệ thống chính trị, mọi tầng lớp nhân dân cùng tham gia chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Xây dựng quy chế phối hợp về chống học sinh bỏ học giữa giáo viên chủ nhiệm, với nhà trường, với phụ huynh học sinh và với chính quyền địa phương; hàng năm có sơ kết, tổng kết và đánh giá thực hiện quy chế để kịp thời phát huy ưu điểm tiến bộ, uốn nắng sửa chữa những hạn chế thiếu sót, rút ra kinh nghiệm cho thời gian tới.
Giáo viên chủ nhiệm, nhà trường, phụ huynh học sinh và chính quyền địa phương có biện pháp chống học sinh bỏ học theo quyền hạn và chức năng của mình, phù hợp với tình hình thực tế. Khi phát hiện học sinh bỏ học phải tích cực,
chủ động thực hiện các biện pháp của mình, không trông chờ, ỷ lại hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.
Giữa các môi trường giáo dục phải thường xuyên thông tin, liên lạc chính xác và kịp thời. Có thể tổ chức đối thoại, trau đổi kinh nghiệm lẫn nhau để có sự đồng thuận cao.
* Điều kiện thực hiện
Thực hiện “4 biết” và “3 hoạt động” là biện pháp của riêng xã thuộc chương trình 135 tỉnh Kiên Giang, chưa được phổ biến rộng rãi. Muốn thực hiện công tác này thì lãnh đạo phải tổ chức tuyên truyền quán triệt sâu rộng đến các ban ngành, đoàn thể chính trị và nhân dân trong địa phương nắm vững chủ trương.
Cán bộ, công chức, viên chức xem việc học sinh bỏ học là vấn đề cấp thiết, quan trọng nhất cần ưu tiên thực hiện. Xác định được vai trò và nhiệm vụ của mình đối với việc học sinh bỏ học mà đề ra những phương pháp thực hiện tối ưu.
Phân công, phân nhiệm cán bộ, giáo viên kết hợp với phụ huynh học sinh cùng tham gia thực hiện. Đồng thời phải thực hiện thường xuyên, liên tục; không ngại khó, ngại khổ và đánh trống bỏ dùi.
3.2.2.2. Tổ chức phối hợp tốt, đồng bộ ba lực lượng giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục
* Mục đích của biện pháp
Các bộ phận trong nhà trường có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, hoạt động đồng bộ nhịp nhàng dưới sự quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn phối hợp của hiệu trưởng. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là lực lượng đi đầu trong các phong trào. Công đoàn là trung tâm đoàn kết, vận động nhắc nhở mỗi thành viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ban đại diện cha mẹ học sinh, hội khuyến học kết hợp hỗ trợ đắc lực cho nhà trường.
trung học phổ thông trong các nhà trường là hết sức khó khăn. Muốn khắc phục được tình trạng học sinh bỏ học phải kết hợp nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường; chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ban ngành đoàn thể phối hợp thực hiện.
Nhằm tạo ra một nguồn động lực, xây dựng khối đoàn kết vững mạnh. Đây không phải là biện pháp dành riêng cho việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học mà có tính chất bao trùm hết tất cả các lĩnh vực hoạt động của trường trung học phổ thông trong đó có việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học.
* Giải pháp thực hiện
Hiệu trưởng tham mưu để Cấp ủy, Chính quyền có các văn bản chỉ đạo cụ thể các ban ngành đoàn thể trong huyện, xã đưa công tác vận động học sinh bỏ học vào chương trình hành động, vào kế hoạch của ban ngành mình như Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ, Ủy ban mặt trận tổ quốc... từng thời điểm có nhận xét, đánh giá tìm hiểu nguyên nhân để hạn chế, khắc phục.
Hiệu trưởng chỉ đạo, phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường hoạt động đồng bộ, kết hợp chặt chẽ. Phối hợp với công đoàn trường bằng kí kết trách nhiệm giữa nhà trường với công đoàn trong việc vận động, tuyên truyền trong đoàn viên lao động và nhân dân. Giao cho công đoàn chủ trì vận động giáo viên làm cam kết trách nhiệm duy trì sĩ số.
Chỉ đạo đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, hội liên hiệp thanh niên tổ chức các đợt vận động trực tiếp đến học sinh, cha mẹ học sinh có dấu hiệu bỏ học cũng như đã bỏ học. Tổ chức cho học sinh vận động các học sinh bỏ học quay trở lại nhà trường, gây quỹ giúp đỡ bạn cùng lớp, cùng trường có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Thành lập hội khuyến học tạo điều kiện giúp đỡ, khen thưởng những học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó.
Kết hợp thống nhất với hội phụ huynh học sinh, vạch ra chương trình vận động tuyên truyền trong học sinh và gia đình học sinh. Trong giờ sinh hoạt đầu tuần cần có ban đại diện cha mẹ học sinh trường tham dự và có ý kiến trong vấn
đề học tập, sự chuyên cần của học sinh. Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, khi có học sinh bỏ học ban đại diện cha mẹ học sinh cùng với giáo viên chủ nhiệm vận động phụ huynh và học sinh, tạo điều kiện giúp đỡ học sinh trở lại nhà trường. Giữa nhà trường và phụ huynh học sinh cần có sự liên lạc thường xuyên, đảm bảo thông tin hai chiều để sớm phát hiện và có biện pháp ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học. Nhà trường, Đoàn thanh niên và chính quyền địa phương cùng quyết tâm thực hiện chiến dịch vận động học sinh bỏ học đến lớp, kịp thời phát hiện sớm những trường hợp cần giúp đỡ, không để các em bỏ lỡ cơ hội đến trường. Với những gia đình khá giả hoặc không khó khăn về kinh tế nhưng thiếu nhận thức, bắt con em bỏ học hoặc đồng ý cho bỏ học giữa chừng thì cần phải kiên trì tuyên truyền, giáo dục, có thể phải đưa ra kiểm điểm ở cộng đồng dân cư, ở các cuộc họp tổ dân phố, khu phố, phân tích để gia đình và các em nhận thấy tầm quan trọng của việc học.
* Điều kiện thực hiện
Trong công tác chỉ đạo, tham mưu, Hiệu trưởng cần phải hết sức kiên trì nhẫn nại, sử dụng nghệ thuật thuyết phục đối thoại nhiều lần vì tình trạng học sinh bỏ học lứa tuổi trung học phổ thông rất khó vận động, hơn nữa sự chỉ đạo, kế hoạch của Tỉnh ủy cũng như địa phương chưa có chương trình cụ thể như thực hiện phổ cập trung học cơ sở hiện nay hiện nay.
Nhà trường giữ vai trò trung tâm, là nòng cốt trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, nhưng nhà trường chỉ phát huy được vai trò tích cực chủ động khi xây dựng được một mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, các lực lượng xã hội ngoài nhà trường cùng quan tâm đến sự nghiệp giáo dục như Hội cha mẹ học sinh, Đảng ủy, chính quyền địa phương, các đoàn thể, các tổ chức xã hội. Muốn vậy hiệu trưởng cần chỉ đạo cho cán bộ, giáo viên nhà trường, nhất là giáo viên chủ nhiệm cần có phương pháp công tác tốt, thường xuyên gắn bó, phối hợp với phụ huynh học
sinh, các lực lượng xã hội, tổ chức ở địa phương thực hiện nhiệm vụ cùng chung tay chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Tạo môi trường học tập lành mạnh, có những điều kiện, những ưu điểm để học sinh gắn bó và đam mê học tập, rèn luyện, tránh tình trạng học sinh chán học, bỏ học.
4.1.2.2. Xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất - thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học.
* Mục đích của biện pháp
Phối hợp với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội, hội cha mẹ học sinh, huy động các nguồn lực tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học. Quản lý và khai thác triệt để cơ sở vật chất - trang thiết bị giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường.
Tăng cường cơ sở vật chất - thiết bị dạy học, góp phần nâng cao nhận thức thẩm mỹ, tạo môi trường sư phạm lành mạnh, hình thành và phát triển nhân cách học sinh.
Xây dựng cơ sở vật chất tốt, trường lớp khang trang sạch đẹp, tạo tâm lý thoải mái tự tin cho giáo viên và học sinh, góp phần tích cực nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Thiết bị dạy học phải phù hợp với nội dung chương trình, được sử dụng có hiệu quả, giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức dễ dàng, nhanh chóng, hứng thú hơn, đồng thời thúc đẩy quá trình nhận thức và khả năng tư duy của học sinh, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học vì học yếu và chán trường lớp.
* Giải pháp thực hiện
Huy động các nguồn tài trợ từ cộng đồng để tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học là cả một quá trình và phải có kế hoạch dài hạn. Trong tình hình cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các trường đang thiếu thốn như hiện nay thì để khắc phục dần tình trạng thiếu trang thiết bị, đồ dùng dạy học, sách giáo khoa và tài liệu
tham khảo, các trường cần xây dựng kế hoạch trang bị dài hạn và ngắn hạn, từ nguồn ngân sách được giao, tích cực tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, ngành giáo dục để hỗ trợ kinh phí. Hàng năm các trường cần chủ động tạo nguồn kinh phí qua việc vận động sự đóng góp của phụ huynh học sinh, sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm, các cơ quan, xí nghiệp đóng trên địa bàn để giúp đỡ nhà trường để mua sắm, bổ sung sách, thiết bị, phát động trong học sinh phong trào góp sách vào tủ sách dùng chung, ủng hộ sách giáo khoa cũ cuối năm học...
Việc vận động mọi lực lượng, mọi cơ hội, việc tổ chức năng động các hoạt động trong nhà trường để tăng cường cơ sở vật chất - thiết bị dạy học cho nhà trường phụ thuộc và đồng thời phản ánh năng lực quản lý của người Hiệu trưởng. Mặc dù nguồn tài chính do nhà nước cấp giữ vai trò chủ yếu trong việc đầu tư nguồn lực nhà trường, nhưng việc phát huy sức mạnh tổng hợp của nhiều nguồn nhân lực để phát triển nguồn kinh phí cho nhà trường là việc đáng quan tâm. Hiệu trưởng nắm vững và sử dụng có hiệu quả bài học này sẽ tạo được nguồn lực, kết hợp với nội lực để tạo nên động lực mới.
Đảm bảo các điều kiện vật chất trong giảng dạy, nghiên cứu và học tập không chỉ có ý nghĩa trong việc chuyển tải nội dung kiến thức mà còn có vai trò tích cực trong việc đổi mới phương pháp. Muốn chuyển đổi phương pháp từ việc lấy người dạy làm trung tâm sang lấy người học là trung tâm cần có sự hỗ trợ đắc lực của các phương tiện kỹ thuật dạy học. Ở đây người dạy không đơn thuần là người truyền thụ kiến thức mà là chủ yếu thực hiện chức năng tổ chức hướng dẫn phương pháp chiếm lĩnh tri thức, còn người học từ chỗ tiếp thu thụ động thông qua bài giảng của thầy đến chỗ lĩnh hội tri thức, bằng tự điều khiển, tự nghiên cứu, tự học, tự thực hiện các thao tác thực hành dưới sự hướng dẫn của người thầy. Trong công tác quản lý nhà trường cần đánh giá đúng vai trò của các điều kiện vật chất đảm bảm cho dạy học để các cấp quản lý giáo dục, các cơ quan chức năng có định hướng đầu tư thích hợp.
Khoa học kỹ thuật là cơ sở vật chất đảm bảo cho sản xuất phát triển, trong quan hệ giáo dục nhất là giáo dục trung học phổ thông thì phương tiện dạy học và cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường, là điều kiện quan trọng cần thiết góp phần quyết định chất lượng dạy học. Nếu có mục tiêu giáo dục tốt, đầu vào đảm bảo tiêu chuẩn, nội dung chương trình hiện đại phù hợp với yêu cầu xã hội, có môi trường giáo dục, đội ngũ cán bộ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tốt mà không có phương tiện kỹ thuật dạy học và cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến thì không thể tạo ra sản phẩm thỏa mãn mục tiêu giáo dục đề ra. Chính vì cơ sở vật chất - thiết bị dạy học là phương tiện, là đối tượng của giảng dạy, học tập, việc quản lý về hành chính là những cơ sở vật chất - thiết bị dạy học trường học cần được quan tâm một cách chặt chẽ, hợp lý và khoa học.
Do tính đặc thù của các trường trung học phổ thông thuộc chương trình 135 tỉnh Kiên Giang cơ sở vật chất - thiết bị dạy học còn hạn chế, nghèo nàn nên càng cần phải được đầu tư hơn để nâng cao chất lượng dạy học nhằm giảm thiểu tình trạng bỏ học của học sinh. Những yêu cầu cấp bách về chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng dạy học ở trường trung học phổ thông thuộc chương trình 135 mà thiết bị dạy học giữ một vai trò không kém phần quan trọng, nên đòi hỏi người Hiệu trưởng nhà trường phải bằng mọi hình thức để tìm cách quản lý, tận dụng, bổ sung về điều kiện cơ sở vật chất bằng nhiều con đường khác nhau.
Xây dựng quy chế bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học, xây dựng nội quy về mượn, sử dụng, quản lý… sách báo, thiết bị dạy học, có chế độ bảo dưỡng định kỳ.
Quản lý và khai thác triệt để cơ sở vật chất - thiết bị dạy học sẵn có để