Nhóm biện pháp tác động đến tình cảm của học sinh

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục học sinh trung học phổ thông khắc phục bỏ học ở các trường trung học phổ thông thuộc chương trình 135 tỉnh Kiên Giang (Trang 47 - 51)

4. BIỆN PHÁP VÀ GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH 1 Các nhóm biện pháp

4.1.4. Nhóm biện pháp tác động đến tình cảm của học sinh

4.1.4.1. Xây dựng môi trường học tập thân thiện, xây dựng động cơ học tập cho học sinh, tạo được mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà trường, giáo viên và học sinh

* Mục đích của biện pháp

Hiện nay ngành giáo dục đang triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cùng với các cuộc vận động “Hai không” và cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” với các mục tiêu:

Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp, hiệu quả. Làm cho học sinh cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” và việc học của học sinh cũng như việc dạy của thầy cô sẽ hiệu quả hơn. Xây dựng động cơ học tập cho học sinh, tạo được mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà trường, giáo viên và học sinh, học sinh sẽ cảm thấy gắn bó với trường lớp, góp phần hạn chế học sinh bỏ học và hoàn thành phổ cập giáo dục.

* Giải pháp thực hiện

Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn. Bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh. Tổ chức để học sinh trồng cây vào dịp đầu xuân và chăm sóc cây thường xuyên. Có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân.

Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập. Thầy, cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động,

sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh. Học sinh được khuyến khích đưa ra sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy học có hiệu quả ngày càng cao. Nhà trường cần động viên khích lệ học sinh phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện, đặc biệt là khích lệ kịp thời đối với học sinh yếu kém khi các em có sự tiến bộ dù là rất nhỏ. Động viên giáo viên sưu tầm tài liệu, sách báo, tra cứu thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ giảng dạy và học tập, nghiên cứu, đề xuất sáng kiến về đổi mới phương pháp dạy học. Khuyến khích, hướng dẫn học sinh giúp đỡ nhau trong học tập, học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém. Rèn cho các em có thói quen tự học, tự nghiên cứu, tìm hiểu thêm tài liệu ngoài bài giảng của giáo viên ở trường.

Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm. Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng chống tai nạn, kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. Hiệu trưởng nhà trường cần thống nhất với Sở Giáo dục và Đào tạo và tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh để triển khai cụ thể trong từng năm học nội dung rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh một cách hiệu quả, bổ ích cho học sinh, không gây quá tải cho hoạt động giáo dục.

Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh. Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh. Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh. Hoạt động văn nghệ, thể thao đã trở thành nội dung truyền thống trong các nhà trường của Việt Nam. Tuy nhiên các hoạt động văn nghệ, thể thao ngoài giờ chưa thu hút rộng rãi học sinh tham gia và chưa phát huy tiềm năng văn hóa của địa phương. Đưa âm nhạc dân tộc và các trò chơi dân gian vào nhà trường một cách phù hợp với lứa tuổi các em vừa là hoạt động làm các em vui khi đến trường, tăng cường sức khỏe, phát

triển giao tiếp, bình đẳng giới, vừa là hoạt động rất cần thiết để hình thành nhân cách con người Việt Nam ở các em và trong toàn xã hội.

* Điều kiện thực hiện

Yếu tố quyết định thành công của việc xây dựng môi trường học tập thân thiện, xây dựng động cơ học tập cho học sinh, tạo được mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà trường, giáo viên và học sinh là lòng quyết tâm, nhận thức đầy đủ, tinh thần trách nhiệm cũng như năng lực giáo dục ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó cần có sự quyết tâm của Hiệu trưởng và sự đồng thuận của mọi thành viên trong nhà trường, có sự ủng hộ và quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và sự tham gia tích cực của các lực lượng xã hội khác. Huy động các nguồn lực để từng bước giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật chất tối, đảm bảo cho các hoạt động và sinh hoạt của giáo viên, học sinh phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương, đặc biệt là công trình vệ sinh, nước sạch. Cán bộ, giáo viên cần nắm vững và vận dụng các phong tục, tập quán văn hóa của địa phương để xây dựng được sự tin cậy, thân thiện giữa nhà trường với chính quyền, với nhân dân địa phương, giữa thầy cô giáo với học sinh, giữa học sinh với học sinh, từ đó xây dựng động cơ học tập cho các em, giúp các em có hứng thú học tập, yêu trường yêu lớp.

4.1.4.2. Tăng cường giáo dục truyền thống, giáo dục ngoài giờ lên lớp và vui chơi dã ngoại

* Mục đích của biện pháp

Thông qua các hoạt động dạy và học, giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, giáo dục truyền thống chống giặc giữ nước kiên cường của quân và dân trong tỉnh và cả nước. Đi sâu giáo dục tình yêu Ông (Bà), Cha (Mẹ). Anh (Em), Thầy cô giáo và bạn bè; yêu trường yêu lớp... tạo hứng thú, phấn khởi và ham thích đến trường. Hình thành những kỹ năng sống tốt đẹp, những trải nghiệm để có thể thích ứng với điều kiện học tập khó khăn của trường trung học phổ thông vùng thuộc chương trình 135.

* Giải pháp thực hiện

Giáo viên chủ nhiệm căn tứ vào phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch giáo dục truyền thống, giáo dục ngoài giờ lên lớp và vui chơi dã ngoại của lớp trình lãnh đạo nhà trường phê duyệt.

Tùy theo tình hình của địa phương xây dựng nội dung giáo dục phù hợp. Đối với tỉnh Kiên Giang xây dựng những nội dung giáo dục như: Tinh thần yêu nước chống giặc kiên cường của Cụ Nguyễn Trung Trực với câu nói nổi tiếng “Chừng nào giặc Pháp nhổ hết cỏ Nước Nam thì chừng đó mới hết Người Nam đánh Tây”. Tổ chức dã ngoại thăm nhà tù Phú Quốc với biệt danh “Điạ ngục trần gian”, nơi đây quân giặc đã giết chết hàng chục ngàn chiến sĩ cách mạng. Thăm khu di tích Ba Hòn (Hòn Đất, Hoàn Me, Hòn Sóc) với chiến thắng lẫy lừng 48 ngày đêm, trong đó có hình ảnh người phụ nữ Anh hùng Chị Phan Thị Ràng - Chị Sứ. Ngoài ra còn giới thiệu thêm về căn cứ địa cách mạng U Minh Thương, giới thiệu về Bốn Nhà sư Khmer chiến đấu trực diện với quân thù và đã anh dũng hy sinh...

* Điều kiện thực hiện

Phải nắm được mục đích của các hoạt động giáo dục truyền thống, ngoài giờ lên lớp và vui chơi dã ngoại để xây dựng kế hoạch an toàn, chu đáo và mang tính giáo dục cao.

Xây dựng chi tiết các hoạt động từ lúc bắt đầu cho đến kết thúc một hoạt động như: Chuẩn bị, giới thiệu, thuyết minh, phân tích, diễn giải, cảm nhận của học sinh. Chuẩn bị các điều kiện hỗ trơ như trang thiết bị, phương tiện, kinh phí...

Phối hợp với Ban quản lý khu di tích, hướng dẫn viên để kế hoạch được triển khai chu đáo, đạt hiệu quả cả về hình thức lẫn nội dung.

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục học sinh trung học phổ thông khắc phục bỏ học ở các trường trung học phổ thông thuộc chương trình 135 tỉnh Kiên Giang (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)