KẾT QUẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục học sinh trung học phổ thông khắc phục bỏ học ở các trường trung học phổ thông thuộc chương trình 135 tỉnh Kiên Giang (Trang 54 - 55)

Cả 5 nhóm biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành một hệ thống các biện pháp. Biện pháp này là tiền đề, cơ sở của biện pháp kia, chúng bổ sung cho nhau và thúc đẩy nhau cùng hoàn thiện, cùng khắc phục tình trạng học sinh bỏ học.

Trong từng biện pháp, chúng tôi đã nêu điều kiện để thực hiện, song để thực hiện tốt các biện pháp cần có những điều kiện chung nhất đó là:

- Phải có sự tập trung lãnh đạo từ tỉnh đến địa phương đối với giáo dục và đào tạo. Chính quyền các cấp quan tâm nâng cao đời sống chính trị, kinh kế, văn hoá - xã hội cho người dân sống trong vùng thuộc chương trình 135, nhất là xây dựng cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm).

- Thu hẹp chênh lệch về kinh kế, văn hoá - xã hội vùng thuộc chương trình 135 với các vùng khác.

- Với vai trò là cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo làm tốt vai trò tham mưu để có những chế độ, chính sách ưu đãi cho học sinh sống trong vùng 135, đồng thời quan tâm đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, trường đạt Xanh - Sạch - Đẹp; mua sắm trang thiết bị dạy và học đáp ứng nhu cầu đổi mới chương trình. Thực hiện chính sách ưu đãi để thu hút đội ngũ giáo viên có tay nghề cao về công tác trong vùng.

Muốn khắc phục tận gốc tình trạng bỏ học, người Hiệu trưởng phải thực hiện một hệ thống các biện pháp toàn diện vừa mang tính chất hành chính vừa mang tính chất vận động thuyết phục. Các biện pháp này có mối quan hệ chặt

chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau trong quá trình quản lý. Do đó, không thể thực hiện từng biện pháp riêng rẽ, rời rạc, mà cần thực hiện một cách đồng bộ và có sự phối hợp chặt chẽ để phát huy tác dụng của chúng. Cả 5 nhóm biện pháp nêu trên đều chung một mục đích là khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. Nhóm 1 là tiền đề, là cơ sở thúc đẩy cho các biện pháp sau, bởi vì để thực hiện tốt công tác duy trì sĩ số, giảm số lượng học sinh bỏ học thì trước hết phải có sự đổi mới từ những người lãnh đạo nhà trường và đội ngũ cán bộ, giáo viên, đây chính là lực lượng nòng cốt, nắm vai trò quyết định để công tác này đạt kết quả tốt. Nhóm 2 có nhiệm vụ, vai trò quan trọng, quyết định sự thành đạt về chất lượng giáo dục trong nhà trường. Biện pháp 3 là các biện pháp cụ thể tác động trực tiếp đến học sinh, kịp thời phát hiện và khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. Nhóm 4 góp phần thực hiện tốt các biện pháp đề ra, vì xây dựng được môi trường học tập thân thiện sẽ tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà trường, giáo viên và học sinh, giúp các em xây dựng động cơ học tập đúng đắn và mạnh dạn nói lên tâm tư, nguyện vọng cũng như những khó khăn của mình trong học tập cũng như trong cuộc sống. Nhóm 5 là đòn bẩy để các biện pháp còn lại được thực hiện với kết quả tốt nhất, nó thể hiện sự đồng lòng, hợp tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, tác động đến ý chí và hành động của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học.

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục học sinh trung học phổ thông khắc phục bỏ học ở các trường trung học phổ thông thuộc chương trình 135 tỉnh Kiên Giang (Trang 54 - 55)