Nhóm biện pháp tác động lên nhận thức của học sinh

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục học sinh trung học phổ thông khắc phục bỏ học ở các trường trung học phổ thông thuộc chương trình 135 tỉnh Kiên Giang (Trang 39 - 47)

4. BIỆN PHÁP VÀ GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH 1 Các nhóm biện pháp

4.1.3.Nhóm biện pháp tác động lên nhận thức của học sinh

4.1.3.1. Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học và tổ chức dạy học theo hướng dạy học phân hoá.

* Mục đích của biện pháp.

Tình hình kinh tế - xã hội mới của đất nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực tiễn về đời sống và việc làm của người lao động.... đã đặt ra những yêu cầu mới đối với việc đào tạo nguồn nhân lực và những chủ nhân mới của đất nước trong tương lai, thể hiện trong những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của mục tiêu giáo dục trung học phổ thông. Khoa học giáo dục hiện đại đã chỉ ra rằng, những phẩm chất và năng lực đó chỉ được hình thành và phát triển thông qua và bằng các hoạt động tự lực, tìm tòi, khám phá, sáng tạo trong học tập, thông qua các hình thức tương tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh. Vì vậy, trọng tâm hàng đầu của việc đổi mới chương trình giáo dục trung học phổ thông là đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường theo các định hướng: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính

tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của

từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc

tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh" (Trích khoản 2 Điều 28- Luật giáo dục).

Trong tập bài giảng lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục tháng 4 năm 2006 về “ Đổi mới quản lý trường trung học phổ thông” tác giả Hà Thế Truyền viết: “Một trong những điều mong muốn của đổi mới phương pháp dạy học ở cấp trung học phổ thông là đổi mới cách học của học sinh, cố gắng làm cho học sinh được suy nghĩ nhiều hơn, hành động nhiều hơn, hợp tác học tập với nhau nhiều hơn, bày tỏ ý kiến của mình nhiều hơn”.

Do vậy người hiệu trưởng cần quan tâm chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, bởi đây là yếu tố liên quan trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng giáo dục.

Nâng cao nhận thức của giáo viên về các phương pháp dạy học, những ưu điểm, nhược điểm của các phương pháp để từ đó có cách lựa chọn áp dụng các phương pháp với từng nội dung bài, từng đối tượng học sinh, đặc biệt là những học sinh yếu kém, có nguy cơ bỏ học.

Giúp giáo viên tiếp cận với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, từ đó hiểu được nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học, hiểu và làm cho việc đổi mới phương pháp dạy học như là một nhu cầu tất yếu của mỗi giáo viên. Tạo cơ hội tối đa cho học sinh được tham gia một cách tích cực chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức.

* Giải pháp thực hiện.

Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học phân hóa, sát đối tượng, hiệu trưởng cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể, rõ ràng, chi tiết tới từng công việc, cách thức tiến hành thông qua quản lý một số hoạt động sau:

- Tổ chức hoạt động nghiên cứu, học tập, ứng dụng những lý luận, học hỏi về phương pháp dạy học mới thông qua học tập chuyên đề, tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức nghiên cứu sách báo tạp chí....

chuyên môn, chú trọng đổi mới hoạt động sinh hoạt nhóm chuyên môn: trao đổi giáo án, tìm hiểu những vấn đề khó, thảo luận đổi mới cách thiết kế bài học, trao đổi các tình huống dạy học theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm các tiết học theo hướng tích cực hóa và tăng cường mối quan hệ tương tác các hoạt động của học sinh.

- Tổ chức hoạt động tham quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm những trường thực hiện đổi mới phương pháp dạy học có kết quả.

- Tổ chức có định kỳ các kỳ thi tay nghề sư phạm.

- Đổi mới phương pháp đánh giá hiệu quả bài dạy, chuyển từ “chú ý đến nghệ thuật truyền thụ của giáo viên” sang “chú ý đánh giá năng lực tổ chức các hoạt động tự lực, khám phá, sáng tạo cho học sinh”; khuyến khích tôn vinh những cá nhân thực hiện tốt, có hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc xây dựng chuẩn đánh giá phù hợp và sự tôn vinh về tinh thần, đãi ngộ về vật chất.

Nội dung cơ bản của quy trình chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông theo các bước sau:

Bước 1:Chuẩn bị.

Tác động nhận thức, tạo tâm thế và điều kiện sẵn sàng tham gia đổi mới phương pháp dạy học. Nghiên cứu thực tiễn, thực trạng đội ngũ giáo viên và đặc điểm đối tượng học sinh có quan hệ mật thiết với việc đổi mới phương pháp dạy học. Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính, xây dựng môi trường dạy học phục vụ cho đổi mới phương pháp dạy học. Thành lập Ban chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học gồm Ban giám hiệu, các tổ chuyên môn, các giáo viên có năng lực, kinh nghiệm sử dụng phương pháp dạy học mới. Xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động, tổ chức hội thảo, trao đổi thống nhất về nhận thức và chương trình hành động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.

Tổ chức trao đổi về một kiểu giáo án mẫu theo tinh thần đổi mới. Xây dựng chuẩn đánh giá tiết dạy theo phương pháp đổi mới. Chọn đối tượng thực nghiệm (người dạy, tiết dạy, môn dạy, lớp dạy). Tổ chức cho đối tượng được thực nghiệm chuẩn bị tiết dạy. Tổ chức dự giờ đánh giá các tiết dạy. Tổ chức rút kinh nghiệm riêng và chung cho các tiết thực nghiệm.

Tùy theo đặc điểm của từng trường bước này có thể tách làm 2 khâu: Thực nghiệm trong phạm vi hẹp. Thực nghiệm trong phạm vi rộng.

Bước 3:Chỉ đạo phát triển đại trà.

Thực hiện ở tất cả các tổ chuyên môn và với tất cả giáo viên. Mỗi cá nhân ít nhất phải đăng ký dạy một tiết rồi từng bước mở rộng đến hai, ba tiết. Ban chỉ đạo phải tổ chức dự giờ, đánh giá, xếp loại và rút kinh nghiệm cần có cách động viên khuyến khích vật chất, tinh thần chung và riêng một cách hợp tình, hợp lý mọi hoạt động tích cực dù là nhỏ nhất. Tiến hành từng bước, vững chắc, liên tục từ năm này qua năm khác và có tổng kết kinh nghiệm.

Bước 4:Kiểm tra, đánh giá kết quả, rút ra bài học kinh nghiệm.

Sơ kết thi đua, khen thưởng, trách phạt. Tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm và trao đổi kinh nghiệm giữa cá nhân, tập thể với các cơ sở giáo dục khác. Tổng kết, nêu bài học kinh nghiệm quản lý để tiếp tục thực hiện chu kỳ mới.

* Điều kiện thực hiện.

Trước hết đội ngũ Ban giám hiệu, giáo viên phải có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, vai trò, sự cần thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay. Hiệu trưởng phải nắm vững chương trình và sách giáo khoa để xác định những yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở những vấn đề cụ thể nào. Tùy vào đặc điểm của nhà trường và đối tượng học sinh nên đổi mới phương pháp dạy học như thế nào cho hiệu quả và phù hợp.

Hiệu trưởng cần tiến hành khảo sát, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, khó khăn của đội ngũ giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Có thái độ trân trọng, ủng hộ, khuyến khích mỗi cải tiến dù nhỏ của giáo viên, nhưng cũng

biết hướng dẫn, giúp đỡ giáo viên vận dụng các phương pháp tích cực thích hợp với một số môn học.

Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, quyết tâm khắc phục thói quen giảng dạy cũ, tích cực học tập, rèn luyện kỹ năng thực hành, tham gia tích cực vào phong trào đổi mới phương pháp dạy học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà trường phải có phòng thư viện, thiết bị, phòng bộ môn đảm bảo đạt chuẩn. Dành một phần kinh phí để chi cho việc đổi mới phương pháp dạy học (chi khen thưởng, chi đầu tư mua sắm thêm các thiết bị, tài liệu phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học...)

Có các hình thức khen thưởng, động viên, phê bình kịp thời trong phong trào đổi mới phương pháp dạy học. Đưa việc tham gia phong trào đổi mới phương pháp dạy học là một căn cứ để bình xét các danh hiệu, hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên. Ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn phối hợp chặt chẽ, tránh chồng chéo trong việc giám sát, kiểm tra giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.

Xây dựng chuẩn đánh giá giờ dạy thích hợp cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Bồi dưỡng cho giáo viên về vị trí, vai trò, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học.

4.1.3.2. Đổi mới kiểm tra và đánh giá hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.

* Mục đích của biện pháp

Kiểm tra, đánh giá là một chức năng của hoạt động quản lý, nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý hoạt động dạy học của nhà trường trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên cũng như kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học vì chất lượng học tập yếu kém không theo kịp chương trình dẫn đến chán nản và bỏ

học.

Vấn đề chất lượng giáo dục, đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đang là vấn đề bức xúc được toàn xã hội quan tâm. Cần thiết phải đẩy mạnh hơn nữa, nhanh hơn nữa cải tiến nội dung và hình thức kiểm tra, thi cử, đánh giá thành quả học tập của học sinh, đảm bảo tính khách quan, công bằng, chính xác, góp phần thúc đẩy tinh thần tự giác học tập, phấn đấu rèn luyện toàn diện trong học sinh, lành mạnh hóa học đường.

Việc kiểm tra đánh giá này phải được thực hiện cả hai phía: hoạt động giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh. Đặc biệt tăng cường đổi mới công tác này, người Hiệu trưởng không chỉ đơn thuần là ghi nhận thực trạng công việc của giáo viên cũng như kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh trong quá trình dạy học và giáo dục, mà còn đề xuất những cách thức, quyết định để cải tạo thực trạng, nâng cao chất lượng giáo dục.

* Giải pháp thực hiện

Đối với công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên, Hiệu trưởng cần tổ chức cho giáo viên học tập, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về công tác chuyên môn, quy chế chuyên môn; nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên về mục đích, ý nghĩa, vai trò của hoạt động kiểm tra, đánh giá chuyên môn, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người kiểm tra và đối tượng kiểm tra; xây dựng được chuẩn đánh giá cho từng hoạt động cụ thể của giáo viên, đồng thời quán triệt việc tổ chức, thực hiện trong Hội đồng giáo dục nhà trường từ đầu năm học và ở mỗi học kỳ.

Nội dung kiểm tra:

- Kiểm tra trình độ nghiệp vụ, năng lực sư phạm thông qua việc đánh giá các giờ thao giảng, dự giờ của giáo viên.

- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn: việc lập kế hoạch và chương trình giảng dạy, soạn bài và các hồ sơ chuyên môn nghiệp vụ, việc sử

dụng đồ dùng dạy học và thực hành thí nghiệm; việc ra đề, chấm và trả bài kiểm tra.

- Kiểm tra kết quả giáo dục: kết quả đánh giá, xếp loại học lực, bồi dưỡng học sinh giỏi, thi tốt nghiệp và đại học, ý thức kỷ luật và rèn luyện đạo đức học sinh của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm.

- Kết quả việc thực hiện quy định chuyên môn và các mặt công tác khác: ngày công, giờ công.

Kiểm tra là một quá trình, khi tiến hành kiểm tra hoạt động giảng dạy của giáo viên, Hiệu trưởng phải thực hiện kiểm tra theo các bước sau:

- Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.

- Đo lường việc thực hiện.

- Điều chỉnh các sai lệch nhằm đạt được mục tiêu dạy học.

Khi tiến hành thực hiện kế hoạch trên, Hiệu trưởng phải tổ chức cho tất cả mọi thành viên trong nhà trường học tập các tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện hoạt động dạy học, qua đó giáo viên thấy được vai trò của việc kiểm tra và từ đó có ý thức phấn đấu để đạt tiêu chuẩn đã đặt ra.

Có thể áp dụng nhiều hình thức kiểm tra như: đọc báo cáo, trực tiếp nghe báo cáo của các tổ, nhóm chuyên môn, chất vấn và trả lời chất vấn, dự giờ, thăm lớp, phỏng vấn cha mẹ học sinh,... Bên cạnh đó cũng có thể sử dụng hình thức kiểm tra chéo giữa các tổ bộ môn, kiểm tra đột xuất việc thực hiện hoạt động giảng dạy của từng giáo viên. Trong các hình thức kiểm tra đó, hình thức nào cũng có những ưu điểm nhất định nhưng hình thức thăm lớp, dự giờ là một hình thức quan trọng trong việc quản lý hoạt động giảng dạy của người quản lý nhà trường. Qua dự giờ thăm lớp, người cán bộ quản lý có được những thông tin chính xác về năng lực chuyên môn của giáo viên, hành vi, thái độ của giáo viên trong quá trình giảng dạy, sự phối hợp giữa giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học.

* Điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng phải đưa ra những tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá của Bộ Giáo dục và đào tạo, có kế hoạch rõ ràng, phân công cụ thể những đối tượng tham gia vào công tác kiểm tra, đánh giá. Khi kiểm tra phải có biên bản, ghi chú tổng hợp báo cáo, có đánh giá xếp loại, nhận xét, tiến hành khen thưởng những việc tốt, phê bình rút kinh nghiệm những việc chưa tốt. Kiểm tra phải chính xác, rõ ràng, khách quan. Thông qua dự giờ, kế hoạch giảng dạy, hồ sơ chuyên môn, việc thực hiện chương trình, ngày giờ công, hiệu quả và chất lượng công việc để bình chọn danh hiệu thi đua cuối năm cho chính xác đối với các cá nhân và tập thể trong nhà trường. Từ kết quả kiểm tra công tác giảng dạy mỗi năm, Hiệu trưởng rút kinh nghiệm chỉ đạo, có phương hướng cho việc thực hiện ở những năm sau. Kết quả kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học phải đưa vào hồ sơ lưu với tính chất là một tiêu chí quan trọng trong các chuẩn công thức, thanh tra hay thi đua.

4.1.3.3. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, phụ đạo cho những học sinh yếu kém

*Mục đích của biện pháp

Phụ đạo học sinh yếu kém là một trong những biện pháp chuyên môn góp phần quan trọng nâng cao kết quả học tập của học sinh, ngăn ngừa học sinh chậm tiến không theo kịp chương trình chung của lớp. Giúp học sinh nắm vững bài học trên lớp, tái hiện kiến thức, bù đắp những kiến thức hổng ở lớp dưới, hướng dẫn cho các em phương pháp học tập phù hợp, giúp các em không mặc cảm về học lực của mình. Đây cũng là biện pháp quan trọng nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học do học lực yếu kém.

* Giải pháp thực hiện

Chất lượng hiệu quả của hoạt động dạy học sẽ được nâng lên khi tỉ lệ học sinh yếu kém về học tập giảm xuống. Hiệu quả của quá trình quản lý hoạt động dạy học phụ thuộc không nhỏ vào các biện pháp chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng cho những đối tượng có học lực yếu kém. Đưa hoạt động phụ đạo học sinh yếu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kém thành chương trình, nội dung, nhiệm vụ trong kế hoạch năm học của nhà trường, của tổ nhóm và cá nhân giáo viên. Tổ chức bàn phương hướng, mục tiêu

Một phần của tài liệu Biện pháp giáo dục học sinh trung học phổ thông khắc phục bỏ học ở các trường trung học phổ thông thuộc chương trình 135 tỉnh Kiên Giang (Trang 39 - 47)