1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khảo sát tình hình hoạt động sản xuất lúa tại xã triệu long, huyện triệu phong, tỉnh quảng trị

41 896 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 586,5 KB

Nội dung

Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài: Ngày nay, cùng với sự phát triển của hội thì yêu cầu của con người về lương thực, thực phẩm và các loại nông sản phẩm ngày càng cao, không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng, hình thức mẫu mã đa dạng hóa sản phẩm. Lúa là một loại cây trồng quan trọng cho hơn một nửa dân số trên thế giới. Nó là loại lương thực quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của hàng tỷ người dân trên trái đất ở Châu Á, Châu Phi và các vùng thuộc các nước nhiệt đới và á nhiệt đới. Tổng sản lượng và diện tích đứng sau lúa mì nhưng năng xuất cao hơn lúa mì và nhiều cây cốc khác. Ở Việt Nam, là một nước nông nghiệp nhiệt đới, đồng thời cũng là một nước có nền văn minh lúa nước phát triển từ lâu đời. Điều kiện tự nhiên có sự thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng. Lúa gạo là một loại lương thực chính để nuôi sống con người Việt Nam. Trong nhiều năm qua, sản xuất nông nghiệp nước ta từ chổ không đáp ứng nhu cầu trong nước và phải nhập khẩu từ nước ngoài. Thì đến nay chúng ta có thể tự đáp ứng nhu cầu của mình và vươn lên trở thành một nước xuất khẩu lớn. Theo số liệu sơ bộ của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, lượng gạo xuất khẩu năm 2010 đạt 6.88 triệu tấn, kim ngạch 3.23 tỷ đô la Mỹ, tăng 15,4% về lượng và 21,2% về giá trị so với năm 2009.[7] Huyện Triệu Phong là một vùng sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu, nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, phần lớn thu nhập người dân là từ sản xuất nông nghiệp, và cây lúa là cây trồng chính. Nông dân sản xuất lúa gặp nhiều rủi ro do sâu bệnh, thiên tai. Ngoài ra, là một trong những địa phương nghèo và khó khăn, người dân còn sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và thiếu tổ chức đồng bộ, vì thế hiệu quả sản xuất chưa cao. Trên cở sở khảo sát lại tình hình sản xuất lúa ở địa phương giai đoạn này nhằm đưa lại những giải pháp hợp lý hơn trong sản xuất. Vì thế tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Khảo sát tình hình hoạt động sản xuất lúa tại Triệu Long, Huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị”. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: - Đánh giá tình hình sản xuất lúa trong thời gian qua trên địa bàn xã. - Điều tra, đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất lúa và sự đóng góp của hiệu quả sản xuất đối với thu nhập của nông hộ trên địa bàn xã. - Xác định những khó khăn, thuận lợi trong quá trình hoạt động sản xuất. 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam và trên thế giới: 2.1.1 Tình hình sản xuất lúa ở trên thế giới: Vì cây lúa rất thích nghi với môi trường và con người đã thành công trong việc cải tạp môi trường nên cây lúa ngày nay đã có thể trồng được ở nhiều địa phương và nhiều vùng khí hậu khác nhau. Lúa trồng ở Tây Bắc Trung Quốc ở vĩ độ 53B, ở miền Trung Xumatra nằm trên đường xích đạo và ở cả New South Wales, Châu Úc 35 vĩ độ N. Lúa cũng được trồng ở Kerala ( Ấn Độ ) thấp hơn mặt biển hoặc bằng mặt biển ở nhiều vùng khác nhau. Lúa cũng được trồng ở độ cao 2000 mét ở Kasmia Ấn Độ và Nêpan. Lúa có thể trồng trên cạn, điều kiện nước sâu trung bình, hoặc nước sâu khoảng 1,5 - 5 mét. [1]. Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng các châu lục trên thế giới. Châu Lục Diện tích (1.000 ha) Sản lượng (1.000 tấn) Năng suất (tạ/ha) Châu Á 133.251 477.267 36 Châu Mỹ Latinh 60.267 17.231 27 Châu Phi 6.607 13.066 20 Châu Úc 89 726 82 Phần còn lại TG 1.039 4.576 44 Toàn thế giới 148.366 519869 35 [ Nguồn: Trần văn Minh, giáo trình cây lương thực, NXB NN, 2003]. Tổng diện tích trồng lúa trên toàn thế giới là 148.366 nghìn ha, năng xuất bình quân là 35 tạ/ha. Ở Châu Á có diện tích trồng lúa là 133.251 nghìn ha và sản lượng là 477.267 nghìn tấn là châu lục có diện tích và sản lượng cao nhất, còn Châu Úc là châu lục có năng xuất cao nhất là 82 tạ/ha. Hiện nay, trên thế giới nhiều nước đẩy mạnh sự phát triển sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu, chú ý đến việc tăng năng suất trên một đơn vị diện tích, sự phát triển nhanh tạo ra nhiều giống lúa mới có khă năng chống chịu với điều 3 kiện thiên nhiên, chống chịu với dịch bệnh, hay các giống lúa lai mang lại năng xuất cao, phẩm chất tốt, thời gian sinh trưởng ngắn. Tại các nước có nền công nghiệp phát triển, người ta áp dụng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh đầu tư thâm canh nông nghiệp tăng sản lượng và năng xuất cây trồng. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa cao, việc áp dụng các máy móc kỹ thuật hiện đại, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp còn bị hạn chế, nên hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân ở đây vẫn là hình thức lao động thủ công là chính, trình độ thấp với phong tục, tập quán sản xuất cũ và lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên năng suất giữa các nước phát triển và đang phát triển có sự chênh lệch khá lớn. Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng một số nước trên thế giới: Nước Diện tích (1.000 ha) Sản lượng (1.000 tấn ) Năng suất ( Tạ/ha) Trung Quốc 33.100 187.450 57 Ấn Độ 42.200 110.845 26 Indonexia 10.187 44.321 44 Bắc Triều Tiên 680 5.100 75 Nam Triều Tiên 1.209 70.478 62 Thái Lan 10.000 20.040 20 Việt Nam 6.267 31.251 39 Mỹ 1.113 7.006 63 Bangladet 10.940 28.575 26 ( Nguồn: Trần văn Minh, giáo trình cây lương thực, NXB NN, 2003). Số liệu trên cho thấy Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước có diện tích và sản lượng lúa cao nhất thế giới. Tuy nhiên, năng suất lại thấp hơn Bắc Triều Tiên và Mỹ, là hai nước có diện tích nhỏ nhưng năng suất cao, với Triều Tiên là 75 tạ/ha còn Mỹ là 63 tạ/ha. Việt Nam với diện tích sản xuất lúa là 6.267 nghìn ha đứng thứ 6 trên thế giới, sản lượng 31.251 nghìn tấn đứng thứ 5 thế giới và năng suất bình quân 39 tạ/ha đứng thứ 5 trên thế giới.70 4 2.1.2 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam: Việt Nam là một vùng thuộc khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, nằm trọn vẹn trong vùng nội chí tuyến Bắc Bán Cầu, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng. Trước năm 1945 diện tích trồng lúa ở hai Đồng Bằng Bắc Bộ và Nam Bộ là 1,8 triệu tấn và 2,7 triệu ha với sản lượng thóc tương ứng là 2.4 và 3,0 triệu tấn. Năng suất bình quân là 13 tạ/ha. Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa Việt Nam trước ngày giải phóng (Bùi Huy Đáp, Cây lúa miền Bắc Việt Nam,1963) Năm Miền Bắc Miền Nam Diện tích (1.000ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1.000tấn) Diện tích (1.000ha ) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1.000tấn) 1939 1.845,0 13,0 2.407,0 2.450,0 13,2 4.300,0 1955 2.176,0 16,2 3.523,4 1.955,0 12,8 2.560,0 1960 2.384,0 18,4 4.212,0 2.503,6 21,2 5.311,2 (Nguồn: Trần văn Minh, giáo trình cây lương thực, NXB NN, 2003). Qua bảng số liệu cho thấy cả ở miền Nam và miền Bắc thì cả diện tích, năng suất và sản lượng đều được tăng lên. Miền Bắc từ năm 1939 đến năm 1960 thì diện tích từ 1.845 nghìn ha tăng lên 2.384 nghìn ha và năng suất đạt từ 13 tạ/ha lên 18,4 tạ/ha. Miền Nam diện tích tăng từ 2.450 nghìn ha lên 2.503 nghìn ha, năng suất tăng từ 13,2 tạ/ha lên đến 21,2 tạ/ha. Sau năm 1975, trong điều kiện đất nước thống nhất, sản xuất lúa ở nước ta đã có những thuận lợi mới và đã có những bước phát triển đáng kể. Với mức tăng trưởng trên, từ chổ hàng năm ta phải nhập khoảng 0,8 triệu tấn lương thực đến chổ đã tự túc lương thực cho 70 triệu dân, ngoài ra cũng có một phần giành cho xuất khẩu. Năng suất và sản lượng lúa tăng có nhiều nguyên nhân, trong đó trước tiên là những thay đổi về cơ chế chính sách trên phạm vi vĩ mô từ thời kỳ đổi mới mở 5 cửa, sau đó là những thay đồi trong kỹ thuật trồng lúa như việc chuyển đổi mùa vụ, giải quyết thủy lợi để tưới tiêu, cải tạo đất phèn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đặc biệt từ năm 1966 với cuộc cách mạng xanh, việc đưa các giống lúa mới vào sản xuất cùng với việc tăng cường đầu tư thâm canh ở các vùng trồng lúa trên địa bàn cả nước tăng năng suất đáng kể. Mặc dù ưu tiên phát triển lương thực nhưng từ năm 1976 -1980 hàng năm phải nhập 1.200.000 tấn lương thực bình quân nhập khẩu hàng năm. Từ năm 1986 -1988 nước ta đa dần dần tự túc được lương thực nhưng hằng năm vẫn phải nhập khẩu 100.000 tấn bột mì. Từ năm 1989 đến nay Việt Nam đã sản xuất đủ lương thực để ăn và thừa xuất khẩu. Tính từ năm 1989 đến 1995 đã xuất khẩu xấp xỉ 2 triệu tấn gạo/năm đứng hàng thứ 3 trên thế giới. Từ năm 1996 đến nay Việt Nam xuất khẩu gạo hàng năm đạt 3 triệu tấn và đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 2 thế giới [1]. Bảng 2.4: Diện tích, năng suất, sản lượng và xuất khẩu lúa gạo Việt nam từ năm 1975 đến năm 2000. Năm Diện tích (1.000ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1.000tấn) Xuất khẩu (1.000tấn) 1975 5.600 21,4 10.293 - 1980 5.600 20,8 11.674 - 1985 5.703 27,8 15.874 - 1990 6.027 31,9 19.225 1.600 1995 6.765 36,9 24.960 2.040 2000 673 42,6 32.700 4.050 ( Nguồn: Trần văn Minh, giáo trình cây lương thực, NXB NN, 2003). 2.2 Một số vấn đề trong sản xuất lúa ở nước ta hiện nay: Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, nhu cầu về lúa gạo nhiều hơn và đa dạng hơn, thị trường tiêu thụ rộng rãi hơn. Trong khi đó sản xuất lúa 6 gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long đến này vẫn còn nhiều bất cập mà nguyên nhân bởi [Tiến sĩ Lê Văn Bảnh - Mục tiêu và giải pháp]: " Một là, còn thiếu các giống lúa năng suất và chất lượng cao, thích nghi với đặc thù từng tiểu vùng sinh thái của ĐBSCL, chống chịu được sâu bệnh và điều kiện khó khăn do biến đổi khí hậu toàn cầu. Thiếu nguồn cung cấp giống tốt. Đến nay chỉ có khoảng trên 30% giống cấp xác nhận được sử dụng trong sản xuất lúa Hai là, nông dân sản xuất lúa gặp nhiều rủi ro do sâu bệnh, thiên tai như lũ lụt, hạn hán, nhiễm mặn và đặc biệt là thì trường tiêu thụ. Ba là, mặt bàng về trình độ sản xuất, kỹ năng và kỹ thuật chưa cao, chưa đồng đều ( đặc biệt là thiếu kiến thức về chuyên môn, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, sản xuất theo tiêu chuẩn GAP…) dẫn đến chênh lệch năng suất giữa các hộ sản xuất lúa trong cùng một tỉnh, hoặc giữa tỉnh này và tỉnh kia còn khá cao, nông dân sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và thiếu tổ chức, sản xuất không đúng chất, không đủ lượng, không đúng thời điểm và không đạt giá trị cao. Bốn là, hệ thống kho tàng bảo quản, chế biến lương thực còn nhiều bất cập. Tổn thất khâu thu hoạch và sau thu hoạch lúa còn rất cao:14%. Hệ thống chế biến xay xát chưa đồng bộ và công nghệ đa số ở mức thấp, hệ thống bảo quản tồn trữ còn quá yếu chưa đảm bảo yêu cầu. Năm là, hệ thống kinh doanh lương thực đã được hội hóa nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao, nhất là trong xuất khẩu. Sáu là, ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo cho ANLT và xuất khẩu, nhưng từ trước đến nay được đầu tư thâpps và hiệu quả chưa cao vì thiếu đồng bộ, thiếu liên kết vùng và vai trò tham gia “4 nhà” theo nghị đinh 80 còn rất hạn chế, sự gặp nhau chính sách vĩ mô và chính sách vi mô còn nhiều bất cập. Bảy là, nông dân thu nhập thấp do giá bán thấp, thị trường bấp bênh, sản xuất ra sản phẩm chưa biết bán cho ai và không tự định đoạt giá cả." 2.3 Chiến lược phát triển nông nghiệp của nước ta hiện nay: 2.3.1 Các căn cứ xây dựng chiến lược: 7 Phải đánh giá khách quan và sâu sắc chiến lược phát triển trong giai đoạn trước chỉ ra các thành tựu đã đạt được cũng như những hạn chế và tồn tại. [Giáo Trình KTNN] "Phải căn cứ vào nguồn tài nguyên của đất nước, bao gồm về đất đai, thời tiết, khí hậu. Đất nước ta với nhiều nguồn tài nguyên có lợi thế, song cũng có những khó khăn lớn. Cần đánh giá đúng những lợi thế và những khó khăn trong quá trình xây dựng và phát triển chiến lược nông nghiệp. Căn cứ vào cơ sở vật chất – kỹ thuật nông nghiệp bao gồm hệ thống công cụ máy móc, hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Với hệ thống đó đạt ở mức nào, cần thiết phải điều chỉnh bổ sung và nâng cấp xây dựng thêm nhằm hướng vào phục vụ chiến lược phát triển nông nghiệp trong giai đoạn hiện tại và tương lai. Căn cứ vào nguồn lao động và trình độ lao động của con người: số lượng và chất lượng nguồn lao động, ở nước ta nguồn lao động nông nghiệp dồi dào, song chất lượng còn thấp, ít được đào tạo về kỹ thuật và quản lý, trình độ dân trí còn chưa cao. Căn cứ vào thị trường trong nước và quốc tế về sản phẩm nông nghiệp ở từng giai đoạn yêu cầu về số lượng, chất lượng và chủng loại các nông sản rất khác nhau ở trong nước cũng như trên thị trường quốc tế. Cần được phân tích, đánh giá và dự báo về nhu cầu thị trường một cách có căn cứ và khoa học. Căn cứ vào trình độ khoa học và công nghệ của thế giới, của nước ta và khả năng ứng dụng những thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ của thế giới áp dụng vào điều kiện Việt Nam hiện nay và sắp tới." 2.3.2 Chiến lược phát triển nông nghiệp: Dựa vào những điều kiện và căn cứ trình bày ở trên, nền nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn tới có thể chọn chiến lược phát triển sau:[6] Phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng có sức cạnh tranh cao trên cơ sở phát huy những lợi thế so sánh của cả nước và từng vùng sinh thái, đồng thời nhanh chóng áp dụng các thành tự mới về khoa học và công nghệ, khoa học quản lý nhằm tạo ra nhiều sản phẩm với chất lượng cao, tạo việc làm, 8 tăng nhanh thu nhập cho nông dân, làm cơ sở ổn định kinh tế, chính trị hội và làm cơ sở để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. [6] Báo cáo của ban chấp hành TW Đảng tại Đại Hội Đảng lần thứ IX đã nhấn mạnh “ Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình thành nên nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng , chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn…” [3]. 2.3.3 Mục tiêu phát triển: Để thực hiện chiến lược phát triển trên, nông nghiệp cần phát triển để đạt các mục tiêu sau: [6] - Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trước mắt và lâu dài. - Tăng nhanh sản xuất nông sản hàng hóa và hàng hóa xuất khẩu. - Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân cư nông nghiệp và nông thôn. - Bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai để phát triển bền vững. 2.4 Vai trò của sản xuất lúa đối với kinh tế: Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò to lớn trong việc phát triển nền kinh tế ở nước ta, với đại bộ phận sống bằng nghề nông. Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho công nghiệp. Ngoài việc sử dụng làm lương thực là chủ yếu, các sản phẩm phụ của cây lúa còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. [2] Gạo: còn có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất rượu, bia. Bia sản xuất từ lúa gạo có màu trong, hương thơm. Tấm: Sản xuất tinh bột, rượu cồn, vốt ca, axeton, phấn mịn và thuốc chữa bệnh. Cám : dùng để sản xuất thức ăn cho gia súc non và vỗ béo, là thức ăn gia súc tổng hợp. trong công nghệ dược, sản xuất vitamin B1 chữa bệnh tê phù. Dầu cám có chất lượng cao, dùng chữa bệnh, chế tạo sơn cao cấp, làm mỹ phẩm, chế phòng…. Trấu: Sản xuất nấm men làm thức ăn gia súc, sản xuất vật liệu đóng lót hàng, dùng để độn chuồng làm phân bón có SiO 2 cao. Ở nông thôn còn sử dụng làm chất đốt. 9 Rơm rạ: Với thành phần chủ yếu là Xenluloza có thể sản xuất thành giấy, các tông xây dựng, đồ gia dụng như thừng chão, mũ, giầy dép. Cũng có thể dùng rơm rạ để sản xuất thức ăn gia súc, trộn với cây họ đậu, làm thức ăn ủ chua, sản xuất nấm rơm, độn chuồng, chất đốt…. Nếu tận dụng khai thác các sản phẩm phụ thì giá trị kinh tế của cây lúa còn rất phong phú.[2] 2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa: 2.5.1 Các nhân tố tự nhiên: Khí hậu thời tiết, yếu tố quan trọng nhất của điều kiện sinh thái, có ảnh hưởng lớn nhất và thường xuyên đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Cây lúa xuất xứ từ vùng nhiệt đới nên điều kiện khí hậu nóng ẩm, ở nước ta nói chung có ảnh hưởng thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của nó. Trên đồng ruộng cây lúa chịu ảnh hưởng tổng hợp của các điều kiện khác nhau, trong đó yếu tố nhiệt độ có ảnh hưởng rõ rệt nhất:[2] Nhiệt độ có tác dụng đến tốc độ sinh trưởng nhanh hay chậm, tốt hay xấu của ruộng lúa. Khoảng nhiệt độ dưới 17 o C đã ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây lúa. Nhiệt độ dưới 13 o C cây lúa ngừng sinh trưởng và nếu kéo dài trong nhiều ngày thì cây lúa sẽ chết. Ngưỡng nhiệt độ cao trên 40 o C kết hợp với gió nóng, khô sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình thụ phấn thụ tinh dẫn đến tỉ lệ lép cao. [1] Ánh sáng ảnh hưởng đến cây lúa trên cả hai mặt cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng. Thời gian chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng đến quá trình phát dục, ra hoa còn cường độ chiếu sáng tức lượng bức xạ mặt trời ảnh hưởng đến quang hợp.[1] 2.5.2 Các nhân tố hội: Kỹ thuật canh tác của người dân: Đóng vai trò rất lớn cho hiệu quả sản xuất và năng suất cây trồng. Trình độ sản xuất hay tập quán canh tác lạc hậu hạn chế đầu tư thâm canh trong quá trình sản xuất làm cho năng suất cây trồng thấp và kém hiệu quả. Ngược lại, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ sản xuất của người dân giúp sản xuất có hiệu quả cao hơn. 10 [...]... gia đình sản xuất lúa trên địa bàn Triệu Long, Huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại Triệu Long, Huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị Số liệu nghiên cứu được tiến hành thu thập từ năm 2010 – 2011 3.2 Nội dung nghiên cứu: 3.2.1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế - hội: + Điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, địa hình, đất đai + Điều kiện kinh tế hội: Dân... nhiêu đồng giá trị sản xuất 15 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - hội của Triệu Long: 4.1.1 Điều kiện tự nhiên: 4.1.1.1 Vị trí địa lý Bản đồ 1: Vị trí địa lý Triệu Long [Nguồn: Bản đồ vị trí Triệu Long] Triệu Long là một nghèo của huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị Phía bắc giáp với Triệu Đông, phía đông giáp với Triệu Hòa, phía tây giáp với Triệu Thượng,... hộ, 2011) 23 4.2.4 Tình hình đầu tư sản xuất lúa của các nhóm hộ điều tra: Một hoạt động sản xuất được thực hiện thì người sản xuất nào cũng mong muốn tạo ra được càng nhiều lợi nhuận trên một đơn vị yếu tố đầu vào nhất định Hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng với đặc thù diện tích đất đai có hạn , vì vậy quá trình mở rộng sản xuất tăng năng suất, sản lượng bằng cách... địa phương, để chọn những giống lúa thích hợp cho sản xuất Hai là, lúa là cây nông nghiệp truyền thống, người dân trồng lúa từ lâu đời nên đã có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất Ba là, Triệu Long là còn nghèo nên việc đầu tư các yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất là vấn đề khó khăn 4.4.3 Định hướng sản xuất lúa trên địa bàn: Căn cứ vào tiềm năng sản xuất của địa phương và những căn... Kết quả sản xuất lúa của các nhóm hộ điều tra Chú thích: GO: Tổng giá trị sản xuất IC : Tổng chi phí trung gian VA: Giá trị gia tăng 28 Tóm lại, hoạt động sản xuất lúa phụ thuộc tương đối lớn vào sự đầu tư của các hộ Nếu được đầu tư hợp lý và áp dụng đúng quy trình kỹ thuật thì hiệu quả sản xuất lúa sẽ đạt ở mức cao hơn 4.2.6 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất lúa Thuận lợi: Lúa là... mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế không cao, chậm phát triển vì thiếu vốn, thiếu cơ sở vật chất Nên đa số người dân vẫn phải bám vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, và cây lúa được xem là cây đóng vai trò quan trọng Bởi vì cây lúa được xác định là cây lương thực không thể thiếu trong hoạt động sản xuất của người dân nơi đây Việc đảm bảo hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói... Điều kiện kinh tế hội: Dân cư, lao động, cơ cấu thu nhập 3.2.2 Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn xã: + Diện tích, năng xuất, sản lượng gieo trồng + Vai trò trong cơ cấu thu nhập + Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất 3.2.3 Vai trò thu nhập của hoạt động sản xuất lúa đối với kinh tế nông hộ 3.2.4 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên địa bàn 3.3 Phương pháp nghiên cứu: - Chọn... pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn xã: 4.4.1 Đánh giá chung về tình hình sản xuất lúa trên địa bàn ; Mặc dù giá trị kinh tế mang lại từ hoạt động sản xuất lúa không cao Nhưng lúa vẫn giữ vai trò nhất định trong cơ cấu thu nhập của người dân nơi đây Theo số liệu điều tra thì năng suất lúa bình quân chỉ đạt 2,45 tạ/sào tương đương cới 49 tạ/ha Năng suất lúa năm nay giảm hơn so với... thiếu lao động trong sản xuất, một số hộ không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cây lúa nên năng suất thu lại chưa cao 4.3 Vai trò thu nhập của hoạt động sản xuất lúa đối với kinh tế nông hộ 4.3.1 Các hoạt động tạo thu nhập của nông hộ Các hoạt động sản xuất tạo thu nhập của người dân nơi đây chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi Đối với hoạt động trồng trọt, các cây trồng chủ yếu là cây lúa, lạc, ngô,... 2.56 đồng giá trị sản xuất, và 1.56 đồng giá trị gia tăng, nhóm hộ Trung Bình tạo ra được 2.87 đồng giá trị 27 sản xuất và 1.87 đồng giá trị gia tăng, chỉ số này của nhóm hộ Khá lần lượt là 2.61 và 1.61 Như vậy trong một đồng giá trị sản xuất mà hộ Nghèo sản xuất ra có 0,6 đồng giá trị gia tăng, ở nhóm hộ Trung Bình là 0.65 đồng và nhóm hộ Khá là 0.62 đồng Bảng 4.7: Hiệu quả sản xuất lúa của các nhóm . đề tài nghiên cứu: Khảo sát tình hình hoạt động sản xuất lúa tại xã Triệu Long, Huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị . 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: - Đánh giá tình hình sản xuất lúa trong thời gian. gia đình sản xuất lúa trên địa bàn xã Triệu Long, Huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại xã Triệu Long, Huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Số. đồ vị trí xã Triệu Long] Xã Triệu Long là một xã nghèo của huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Phía bắc giáp với xã Triệu Đông, phía đông giáp với xã Triệu Hòa, phía tây giáp với xã Triệu Thượng,

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.4: Diện tích, năng suất, sản lượng và xuất khẩu lúa gạo Việt  nam từ năm 1975 đến năm 2000. - khảo sát tình hình hoạt động sản xuất lúa tại xã triệu long, huyện triệu phong, tỉnh quảng trị
Bảng 2.4 Diện tích, năng suất, sản lượng và xuất khẩu lúa gạo Việt nam từ năm 1975 đến năm 2000 (Trang 6)
Bảng 4.4: Tình hình nhân khẩu và lao động của các nhóm hộ điều tra  năm 2010: - khảo sát tình hình hoạt động sản xuất lúa tại xã triệu long, huyện triệu phong, tỉnh quảng trị
Bảng 4.4 Tình hình nhân khẩu và lao động của các nhóm hộ điều tra năm 2010: (Trang 22)
Bảng 4.5: Tình hình sử dụng đất đại của các nhóm hộ điều tra năm 2010: - khảo sát tình hình hoạt động sản xuất lúa tại xã triệu long, huyện triệu phong, tỉnh quảng trị
Bảng 4.5 Tình hình sử dụng đất đại của các nhóm hộ điều tra năm 2010: (Trang 23)
Bảng 4.6: Chi phí đầu tư sản xuất lúa của các nhóm hộ. - khảo sát tình hình hoạt động sản xuất lúa tại xã triệu long, huyện triệu phong, tỉnh quảng trị
Bảng 4.6 Chi phí đầu tư sản xuất lúa của các nhóm hộ (Trang 25)
Bảng 4.7: Hiệu quả sản xuất lúa của các nhóm hộ điều tra. - khảo sát tình hình hoạt động sản xuất lúa tại xã triệu long, huyện triệu phong, tỉnh quảng trị
Bảng 4.7 Hiệu quả sản xuất lúa của các nhóm hộ điều tra (Trang 28)
Bảng 4.8: Một số khó khăn gặp phải của các hộ điều tra. - khảo sát tình hình hoạt động sản xuất lúa tại xã triệu long, huyện triệu phong, tỉnh quảng trị
Bảng 4.8 Một số khó khăn gặp phải của các hộ điều tra (Trang 30)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w