Một số giải pháp phát triển sản xuất:

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình hoạt động sản xuất lúa tại xã triệu long, huyện triệu phong, tỉnh quảng trị (Trang 34 - 41)

Trên cơ sở phân tích thực trạng đầu tư cũng như tình hình sản xuất lúa trên địa bàn, đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lúa của các nhóm hộ. Cần thực hiện một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và hoạt động sản xuất lúa nói riêng như sau:

* Đối với nhà nước và cơ quan chức năng:

- Tăng cường đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương.

- Xây dựng hoàn thiện hệ thống kênh mương, tạo nguồn nước, tăng nguồn nước tưới cho nông nghiệp, giảm lượng nước hao hụt là việc làm quan trọng cần được giải quyết.

- Hệ thống giao thông ở đây còn yếu kém, chủ yếu là đường đất chưa thể đáp ứng nhu cầu sản xuất cũng như đi lại của người dân. Đất đai lầy lội, không bằng phẳng, rất khó khăn trong việc vận chuyển phục vụ sản xuất. Vì vậy, việc tu sửa và tiến hành bê tông hóa là một trong những giải pháp để giải quyết khó khăn hiện nay.

- Vốn là một yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất, nó quyết định mức độ đầu tư các yếu tố đầu vào trong hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, việc tiếp cận các nguồn vốn của người dân nơi đây còn nhiều hạn chế. Nhà nước cần tạo điều kiện cho các hộ vay vốn để đầu tư mở rộng phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế gia đình.

- Tăng cường công tác khuyến nông là việc làm hết sức cần thiết hiện nay, giúp người dân nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất của mình. Do đa số người dân nơi sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Mức độ đầu tư của các hộ về phân bón , thành phần, số lượng và cách thức chưa đúng kỹ thuật. Vì vậy, trong thời gian tới cần đẩy mạnh hơn nữa công tác khuyến nông, và do địa bàn xã rộng lớn nên cần nâng cao chất lượng và số lượng đội ngũ khuyến nông viên cơ sở.

* Đối với các Hợp tác xã trên địa bàn:

HTX là cầu nối quan trọng giữa các cơ quan ban nghành, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa đến với người dân, đồng thời theo dõi những diễn biến mùa vụ, dịch bệnh....để có phương án hỗ trợ giúp người dân giải quyết với những vấn đề khó khăn trong nông nghiệp, cung ứng dịch vụ đầu vào, đầu ra cho người dân. Cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

- Giống:

Đẩy mạnh sản xuất lúa có năng suất, chất lượng cao được Phòng NN và PTNT huyện hỗ trợ, hạn chế sản xuất các loại giống ngắn ngày trong vụ Đông xuân.

Xác định các giống lúa chủ lực: vụ Đông xuân 2010 – 2011. Lúa cao sản: NX 30 – Khang Dân nguyên chủng – IR 35366. Lúa chất lượng cao: HT1 – P6 – HC95...Cơ cấu giống lúa chất lượng cao đạt 60%, giống cao sản đạt 30%, giống khác 10%.

- Thời vụ:

Bám sát lịch thời vụ của tỉnh, huyện: các Hợp tác xã trực tiếp chỉ đạo đến tận hộ, khuyến nông viên hướng dẫn nông dân bố trí lúa trổ vào khung an toàn.

- Khâu làm đất:

Các Hợp tác xã phải quản lý, điều hành máy cày trong hợp tác xã mình, khuyến khích nên cày bằng trâu, bò, máy cày các loại, đẩy mạnh tiến độ khâu làm đất để gieo cấy trong khung thời vụ.

* Đối với các hộ sản xuất lúa trên địa bàn:

Cần thực hiện đầy đủ các khâu trong quy trình kỹ thuật gieo trồng. Việc chọn giống là rất quan trọng quyết định đến khả năng tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Theo khảo sát, tìm hiểu cho thấy đa số người dân nơi đây đều sở dụng các loại giống từ vụ trước để gieo trồng mà ít khi có sự chọn lọc và bảo quản tốt. Do đó, chọn giống cần tiến hành sớm, tìm hiểu và lựa chọn những loại giống có phẩm chất tốt, cho năng suất sản lượng cao.

Chú ý đến thành phần, số lượng và liều lượng các loại phân bón trong các thời kỳ giúp tăng năng suất cây trồng, đồng thời cải tạo được đất đai.

Thực hiện gieo trồng đúng thời vụ, tiến hành các khâu làm đất kỹ càng, bám sát lịch thời vụ đúng tiến độ, thu hoạch kịp thời.

Phần 5. KẾT LUẬN 5.1 Kết luận:

Từ những kết quả nghiên cứu trên, có thể đưa ra một số kết luận về tình hình hoạt động sản xuất lúa của xã Triệu Long, huyện Triệu Phong như sau:

- Xã Triệu Long là một xã thuần nông. Sản xuất lúa nói chung trên địa bàn tuy mang lại hiệu quả không cao nhưng nó đóng vai trò rất quan trọng đối với người dân nơi đây, bởi vì nó là nguồn thu nhập chính của hầu hết các nông hộ.

- Trong những năm gần đây, đặc biệt giai đoạn 2008 - 2010 do điều kiện tự nhiên, thời tiết không thuận lợi ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, làm năng xuất lúa giảm đến 8%.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu, đặc biệt là hệ thống giao thông và hệ thống thuỷ lợi kênh mương chưa được đầu tư xây dựng. Vì thế gây khó khăn trong quá trình sản xuất, và thiếu nước nghiêm trọng khi mùa khô đến ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

- Các hoạt động khuyến nông, tập huấn kỹ thuật còn mỏng, vì thế chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của người dân.

- Hoạt động sản xuất lúa có từ lâu, các hộ sản xuất lúa trên địa bàn có nhiều kinh nghiệm, hơn nữa người dân có truyền thống cần cù chăm chỉ, đó là một lợi thế trong quá trình sản xuất.

- Các khâu chính trong quá trình sản xuất lúa như cày,bừa, tuốt đã được cơ giới hoá trên diện rộng.

5.2 Kiến nghị:

Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng tình hình hoạt động sản xuất lúa trên địa bàn. Để cho hoạt động sản xuất đạt được kết quả cao, mang lại năng suất và thu nhập cho người dân, tôi xin nêu một số kiến nghị sau:

- Cần có những chính sách về phát triển nông nghiệp như chính sách tín dụng, chính sách trợ giá một số yếu tố đầu vào...

- Chính quyền địa phương phối hợp với các cấp, các ban nghành chức năng như phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông khuyến ngư tổ chức tập huấn nâng cao trình độ cho bà con trong quá trình sản xuất.

- Người dân cần nhanh chóng tiếp thu những kỹ thuật mới trong sản xuất, kết hợp với các kinh nghiệm có được, hình thành phương thức sản xuất phù hợp với điều kiện và khẳ năng hiện tại của gia đình và địa phương.

- Phát huy vai trò của nhà nước và nhân dân, tạo nguồn lực để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi, các công trình phục vụ cho quá trình sản xuất.

- Phối hợp thực hiện tốt các khâu dịch vụ trong sản xuất như: làm đất, bơm nước, cung ứng đầu vào cho người dân...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Văn Minh, Giáo trình cây lương thực. NXB NN, Hà nội 2003, trang 9,12,31,33.

[2]. Giáo trình cây lương thực. NXB NN, Hà nội 1997.trang 8,38.

[3]. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội 2001, trang 168.

[4]. Báo cáo tình hình Kinh tế - Xã hội năm 2010, phương hướng - nhiệm vụ năm 2011 của UBND xã Triệu Long.

[5]. http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/daidoanket.vn/De-Dong-bang- song-Cuu-Long-phat-trien-ben-vung--Bai-8-Tien-si-Le-Van-Banh-Vien-truong- Vien-lua-DBSCL-Xac-dinh-muc-tieu-va-giai-phap-toan-dien-cho-cay- lua/4752860.epi [6]. http://www.scribd.com/doc/6919936/Giao-trinh-KT-nong-nghiep. [7].http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/xuatnhapkhau/46026/B uc-tranh-xuat-khau-gao-2010.html

MỤC LỤC

Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài:...1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:...2

Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU...3

2.1 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam và trên thế giới:...3

2.1.1 Tình hình sản xuất lúa ở trên thế giới:...3

2.1.2 Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam:...5

2.2 Một số vấn đề trong sản xuất lúa ở nước ta hiện nay:...6

2.3 Chiến lược phát triển nông nghiệp của nước ta hiện nay:...7

2.3.1 Các căn cứ xây dựng chiến lược:...7

2.3.2 Chiến lược phát triển nông nghiệp: ...8

2.3.3 Mục tiêu phát triển:...9

2.4 Vai trò của sản xuất lúa đối với kinh tế:...9

2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa:...10

2.5.1 Các nhân tố tự nhiên:...10

2.5.2 Các nhân tố xã hội:...10

2.5.3 Các nhân tố kinh tế:...11

Phần 3. ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG ...12

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...12

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:...12

3.1.1 Đối tượng:...12

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu:...12

3.2 Nội dung nghiên cứu:...12

3.2.1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội:...12

3.2.2 Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn xã:...12

3.2.3 Vai trò thu nhập của hoạt động sản xuất lúa đối với kinh tế nông hộ...12

3.2.4 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên địa bàn xã...12

3.3 Phương pháp nghiên cứu:...12

3.4 Phương pháp xử lý thông tin:...13

3.5 Các chỉ tiêu nghiên cứu:...13

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...16

4.1 Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Triệu Long:...16

4.1.1 Điều kiện tự nhiên: ...16

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội:...17

4.2 Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn xã...18

4.2.2 Thực trạng sản xuất lúa trên địa bàn xã:...19

4.2.3 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra:...21

4.2.4 Tình hình đầu tư sản xuất lúa của các nhóm hộ điều tra:...24

4.2.5 Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các nhóm hộ điều tra...27

4.2.6 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất lúa...29

4.3 Vai trò thu nhập của hoạt động sản xuất lúa đối với kinh tế nông hộ...31

4.3.1 Các hoạt động tạo thu nhập của nông hộ...31

4.3.2. Vai trò của hoạt động sản xuất lúa trong thu nhập của nông hộ...32

4.4 Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trên địa bàn xã:...33

4.4.1 Đánh giá chung về tình hình sản xuất lúa trên địa bàn ;...33

4.4.2 Những căn cứ định hướng sản xuất lúa trong thời gian tới:...34

4.4.3 Định hướng sản xuất lúa trên địa bàn:...34

4.4.4 Một số giải pháp phát triển sản xuất:...34

Phần 5. KẾT LUẬN...37

5.1 Kết luận:...37

5.2 Kiến nghị: ...37

Một phần của tài liệu khảo sát tình hình hoạt động sản xuất lúa tại xã triệu long, huyện triệu phong, tỉnh quảng trị (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w